Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 1 CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ . 3 Khái niệm về chính sách tiền tệ 3 1.1. Định nghĩa chính sách tiền tệ . 3 1.1.1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 3 1.1.2. Ổn định giá cả 3 1.1.2.1. Ổn định tỷ giá hối đoái . 4 1.1.2.2. Ổn đinh lãi suất 4 1.1.2.3. Ổn định thị trường tài chính 5 1.1.2.4. Tăng trưởng kinh tế 5 1.1.2.5. Giảm tỷ lệ thất nghiệp . 5 1.1.2.6. Mối quan hê giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ . 6 1.1.2.7. Các công cụ của chính sách tiền tệ . 7 1.1.3. Các công cụ gián tiếp . 7 1.1.3.1. Các công cụ trực tiếp 12 1.1.3.2. 1.2. Bài học kinh nghiệm trong điều hành chính sách tiền tệ của Trung Quốc .14 CHưƠNG II: PHÂN TÍCH ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-06/2010 . 22 Phân tích điều hành chính sách tiền tệ năm 2007 22 2.1. 2.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam 2007 . 22 Diễn biến lạm phát . 22 2.1.1.1. 2.1.1.2. Cán cân thương mại và cán cân thanh toán 24 Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam 25 2.1.2. Thực hiện can thiệp thị trường ngoại hối nhằm giảm áp lực tăng giá VND gây 2.1.2.1. bất lợi cho tăng trưởng kinh tế . 25 Dự trữ bắt buộc 26 2.1.2.2. 2.1.2.3. Thực hiện chính sách lãi suất 27 Đánh giá chung 29 2.1.3. Những kết quả đạt được 29 2.1.3.1. Những hạn chế tồn tại . 30 2.1.3.2. Phân tích điều hành chính sách tiền tệ năm 2008 33 2.2. 2.2.1. Tình hình kinh tế Việt Nam 33 Xuất, nhập khẩu: 34 2.2.1.1. 2.2.1.2. Thu chi ngân sách nhà nước . 34 Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế 35 2.2.1.3. 2.2.1.4. Lạm phát 36 Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam 37 2.2.2. Điều hành thông qua nghiệp vụ thị trường mở 38 2.2.2.1. Điều hành CSTT qua công cụ dự trữ bắt buộc . 39 2.2.2.2. Điều hành lãi suất . 40 2.2.2.3. Kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng 42 2.2.2.4. Điều hành tỷ giá . 43 2.2.2.5. Đánh giá chung 44 2.2.3. Phân tích điều hành chính sách tiền tệ năm 2009 . 46 2.3. 2.3.1. Tình hình kinh tế năm 2009 . 46 2.3.1.1. Tăng trưởng GDP . 46 Xuất, nhập khẩu và cán cân thanh toán . 47 2.3.1.2. Tăng trưởng tín dụng 49 2.3.1.3. 2.3.1.4. Lạm phát 49 Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam 50 2.3.2. 2.3.2.1. Chính sách lãi suất . 51 2.3.2.2. Chính sách tỷ giá 53 Dự trữ bắt buộc 56 2.3.2.3. Đánh giá chính sách tiền tệ năm 2009 57 2.3.3. Phân tích điều hành chính sách tiền tệ sáu tháng đầu năm 2010 59 2.4. 2.4.1. Tình hình kinh tế 59 2.4.1.1. Tăng trưởng GDP . 59 2.4.1.2. Lạm phát 60 2.4.1.3. Cán cân thương mại . 60 Thị trường ngoại hối . 60 2.4.1.4. Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam 61 2.4.2. 2.4.2.1. Chính sách lãi suất . 61 2.4.2.2. Chính sách tỷ giá 62 Dự trữ bắt buộc 63 2.4.2.3. Đánh giá 63 2.4.3. CHưƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẨ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM 65 Triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới . 65 3.1. Hoạt động thương mại . 65 3.1.1. 3.1.2. Lãi suất 66 Thâm hụt ngân sách và nợ công cao . 67 3.1.3. Kiến nghị trong điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới . 68 3.2. Lựa chọn mục tiêu của chính sách tiền tệ . 68 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ trong chính sách tiền tệ 72 3.2.2. Nghiệp vụ thị trường mở . 73 3.2.2.1. Quản lý lãi suất 74 3.2.2.2. Dự trữ bắt buộc 75 3.2.2.3. 3.2.2.4. Cho vay tái chiết khấu 76 Hạn mức tín dụng . 76 3.2.2.5. 3.2.3. Kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa . 76 Nâng cao hiệu quả của công tác dự báo kinh tế 78 3.2.4. KẾT LUẬN . 80 Email: svnckh@gmail.com LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài 1. Chính sách tiền tệ là một chính sách hết sức quan trọng trong điều hành kinh tế của mỗi quốc gia. Chính sách tiền tệ có tác dụng bình ổn giá cả và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam gặp nhiều vấn đề xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả trong nước và ngoài nước gây nhiều khó khăn cho tăng trưởng thì chính sách tiền tệ lại càng trở nên quan trọng. Việc đưa ra chính sách tiền tệ kịp thời và phù hợp trước những biến động phức tạp của kinh tế Việt nam cũng như thế giới là rất cần thiết. Để nâng cao tính hiệu quả của chính sách tiền tệ, các nhà hoạch định chính sách cần nắm rõ được tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá khứ. Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu đang thể hiện xu hướng không rõ ràng, tác động lớn đến kinh tế Việt Nam thì việc điều hành chính sách tiền tệ đang gặp phải nhiều khó khăn. Chính những lí do đã nêu trên, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam” Đối tượng nghiên cứu 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu những thành tựu và hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô thời gian tới, đặc biệt là trong năm 2010 và 2011. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào những chính sách tiền tệ mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện trong nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô từ sáu tháng cuối năm

pdf148 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g người mua khi tỷ giá USD còn thấp khiến thị trường ngoại hối giảm bớt căng thẳng. Thêm vào đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện làm giảm tâm lý đầu cơ tích trữ USD trong nền kinh tế và kỳ vọng USD sẽ tiếp tục tăng giá. Nguyên nhân khác khiến thị trường ngoại hối diễn biến khá phức tạp đến từ nguyên nhân khách quan. Vấn đề nợ công xảy ra tại nhiều quốc gia châu Âu như Hy lạp hay Tây Ban Nha đã và đang làm giảm bớt cơ cấu tài sản bằng đồng EUR, gây ra tình trạng dịch chuyển sang những danh mục đầu tư khác an toàn hơn, cụ thể là đồng USD và các tài sản được định giá bằng đồng USD như trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này gây ra khó khăn đối với việc ổn định tỷ giá trên thị trường ngoại hối Việt Nam. 2.4.2. Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam Năm 2010, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, kiềm chế lạm phát do Quốc hội đề ra. Bên cạnh đó, thực hiện ổn định thị trướng ngoại hối, thị trường vàng trong nước; tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Cụ thể: 2.4.2.1. Chính sách lãi suất Đầu năm 2010, NHNN đã ban hành thông tư số 07/2010/TT-NHNN, chính thức cho phép các ngân hàng được áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng vay trung và dài hạn.Trong suốt quý I/2010, NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản 8%/năm, Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 104 lãi suất tái cấp vốn 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu 6%/năm. Với mức lãi suất cơ bản 8%/năm, lãi suất huy động của các NHTM phải thấp hơn 10.5%, tuy nhiên do lạm phát Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 105 lũy kế 12 tháng đã la 9.46%, do đó lãi suất thực mà người gửi tiền nhận được chỉ xấp xỉ 1%. Mức lãi suất này không hấp dẫn nên huy động vốn ở các NHTM càng trở nên khó khăn. Mức lãi suất cơ bản tiếp tục được duy trì các tháng sau đó, trái với sự mong đợi của các NHTM. LSCB giữ nguyên trong khi trần lãi suất huy động không được dỡ bỏ khiến cho huy động vốn trong các NHTM tiếp tục khó khăn và tín dụng tiếp tục tăng trưởng thấp cho dù cơ chế lãi suất thỏa thuận đã được áp dụng từ tháng 2/2010. Bên cạnh đó, để ổn định lãi suất thị trường như NHNN đã yêu cầu các TCTD không được huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng vượt quá 20% tổng huy động vốn trên thị trường tín dụng; tiếp tục hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở, SWAPS ngoại tệ, tái cấp vốn…cho các TCTD để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng; yêu cầu các TCTD báo cáo về lãi suất huy động và dư nợ cho vay ngoại tệ cũng như đưa ra cảnh báo sẽ thanh tra các TCTD có lãi suất huy động vượt quá 12%/năm; phối hợp với Hiệp hội ngân hàng và chỉ đạo các NHTM nhà nước tiếp tục nâng cao vị thế và giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn, từng bước điều chỉnh giảm dần mặt bằng lãi suất cho phù hợp với diễn biến kinh tế và quy luật thị trường… Chính những động thái điều hành chính sách tiền tệ cương quyết, linh hoạt và đúng hướng đã đóng góp quan trọng vào việc ổn định lãi suất cũng như các chỉ số kinh tế vĩ mô, đồng thời đưa tăng trưởng tín dụng trở lại nhịp độ bình thường: tháng 1 tăng 0.26%; tháng 2 tăng 2.09%, tháng 3 tăng 2.26%, tháng 4 tăng 1.64%, tháng 5 tăng 1.7%. Trước bối cảnh hiện nay của kinh tế trong nước và quốc tế, mức tăng trưởng tín dụng dự kiến 10.52% trong 6 tháng đầu năm là tương đối hợp lý. 2.4.2.2. Chính sách tỷ giá Trước áp lực căng thẳng trên thị trường ngoại hối, trong Quý I/2010 NHNN đã áp dụng một số biện pháp nhằm tăng nguồn cung ngoại tê cho nền kinh tế: Quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng là 1%/năm Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 106 Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng từ ngày 11/02/2010 lên mức 18,554 VND/USD (tăng 3.3.6% so với trước đó) Bắt buộc 7 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ. Nhờ đó, từ cuối tháng 3/2010 đến cuối tháng 6/2010, thị trường ngoại tệ và tỷ giá USD/VND khá ổn định và diễn biến theo đúng định hướng của NHNN. Cụ thể, các TCTD đã mua được ngoại tệ từ doanh nghiệp, sau đó TCTD đã bán lại cho NHNN, đồng thời hoạt động thị trường ngoại tệ cũng được thông suốt. 2.4.2.3. Dự trữ bắt buộc NHNN đã điều chỉnh giảm 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với kỳ hạn dưới 12 tháng và giảm 1% đối với kỳ hạn trên 12 tháng. 2.4.3. Đánh giá Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện các biện pháp chính sách tiền tệ tập trung vào việc thiết lập một mặt bằng lãi suất mới, ổn định theo xu hướng giảm dần để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, NHNN kiểm soát chất lượng cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng gắn với tăng trưởng nguồn vốn; từng bước hạn chế những mất cân đối kỳ hạn vốn đã tồn tại từ lâu trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ gắn với tăng trưởng nguồn vốn ngoại để đảm bảo thanh khoản, góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, qua đó giảm áp lực lên tỷ giá. Mặt khác, để ổn định thị trường ngoại hối, tăng cung ngoại tệ cho các NHTM và hạn chế việc găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, NHNN đã sử dụng công cụ tiền tệ gián tiếp như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, hạ lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và nâng tỷ giá danh nghĩa lên thêm 3.36%; khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng. Ngoài ra, NHNN cũng tiến hành đóng cửa sàn vàng, góp phần quan trọng ổn định tỷ giá cũng như ổn định thị trường ngoại hối. Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 107 Thực thi chính sách tiền tệ sáu tháng đầu năm 2010 tiếp tục vấp phải những khó khăn phát sinh từ những vấn đề mang tính căn nguyên, đó là thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, nguy cơ lạm phát gia tăng và sự phục hồi chưa chắc chắn của kinh tế thế giới. Vì vậy, để giải quyết căn bản những khó khăn của CSTT, bên cạnh việc NHNN tiếp tục thực thi CSTT linh hoạt, thận trọng, phối hợp động bộ các giải pháp tiền tệ và công cụ CSTT, tạo môi trường tiền tệ thuận lợi cho hoạt động của các định chế tài chính, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối, nhất là hoạt động kinh doanh vàng, thì cần có sự phối hợp đồng bộ, tích cực của các chính sách kinh tế vĩ mô khác để giải quyết tích cực giảm thâm hụt thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm thâm hụt ngân sách, thu hẹp sự chênh lệnh giữa tiết kiệm và đầu tư mà hiện đang có xu hướng gia tăng và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư để giảm áp lực lạm phát. Đây là những điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định bền vững kinh tế vĩ mô và hiệu lực của chính sách tiền tệ. Những thành tựu kinh tế đạt được trong 6 tháng đầu năm (tăng trưởng kinh tế đạt mức 6.1-6.2%, cao hơn mức tăng của quí I, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp, tương đối ổn định từ tháng 4 đến nay, FDI thực hiện tăng 10%...), cùng với các diễn biến tiền tệ đã dần đi vào ổn định (nguồn vốn trên thị trường cơ bản là thông suốt, thanh khoản của các ngân hàng được bảo đảm, tỷ giá tương đối ổn định, các NHTM đủ nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp), là những điều kiện thuận lợi cho việc thực thi CSTT những tháng cuối năm. Tuy nhiên, trong sáu tháng cuối năm, CSTT vẫn tiếp tục phải thực hiện những bước đi thận trọng, chủ động, bởi vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước. Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 108 CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẨ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM 3.1. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Qua những kết quả đạt được của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010, có thể thấy kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình khá mạnh mẽ để vượt qua cuộc khủng hoảng đại suy thoái 2008-2009, khi sản xuất công nghiệp, hoạt động đầu tư và cầu tiêu dung trong nước tăng khá mạnh so với cùng kỳ 2009, kỳ vọng mang lại mức tăng trưởng cao cho nền kinh tế theo mục tiêu Chính phủ đặt ra (6,5% về GDP). Đồng thời biến động tỷ giá khả năng vẫn kiểm soát được ở quanh mốc 19.000- 19.100VND/ USD, mặc dù áp lực 2 quý cuối năm tương đối cao do nhu cầu ngoại tệ thanh toán hợp đồng nhập khẩu và nhu cầu USD để trả nợ ngân hàng. Vì hiện tại Nhà nước đang tiến hành tăng dự trữ ngoại hối (tính đến cuối tháng 6, dự trữ ngoại hối Việt Nam đã vào khoảng 9 tuần xuất khẩu và đã đạt gần mức 12 tuần xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế). Động thái này tuy gây áp lực lên tỷ giá trong ngắn hạn nhưng trong bối cảnh lượng cung dồi dào hiện tại, áp lực này không phải là quá lớn. Còn tính về cuối năm, động thái này sẽ giúp nhà nước bình ổn tỷ giá khi áp lực tỷ giá lên cao. Ngoài ra việc hạn chế tín dụng ngoại tệ hiện tại và lượng kiều hối kỳ vọng sẽ tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm sẽ góp phần giảm bớt áp lực tăng tỷ giá trong giai đoạn này. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro không nhỏ trong ngắn hạn trước một số vấn đề còn tồn tại và những bất ổn trên thế giới khiến tăng trưởng cả kinh tế Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. 3.1.1. Hoạt động thƣơng mại Những bất ổn tại khu vực châu Âu khiến đồng Euro mất giá mạnh trên thị trường quốc tế gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh đồng tiến này được dự báo khó hồi phục trong ngắn hạn và có khả năng có thể mất giá thêm do những bất ổn tại Châu Âu chưa được Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 109 giải quyết triệt để và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 110 Trước hết, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ khi hầu hết các đơn hàng ký kết bằng đồng Euro, trong khi đồng tiền này mất giá mạnh so với đồng VND và USD. Ngoài ra, việc đồng Euro mất giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới trong bối cảnh lực cầu tiêu dùng tại châu Âu vẫn còn yếu và một số Chính phủ các nước lại thực hiện thắt chặt chính sách tài khóa sẽ khiến hàng hóa của các nước khác vào khu vực Châu Âu trở nên khó khăn hơn. Vì vậy sẽ buộc các nước này phải tìm kiếm thị trường thay thế, kéo theo đó là mức độ cạnh tranh trên các thị trường khác (cả trên thị trường Việt Nam) sẽ gia tăng trong khi khả năng cạnh tranh của nhiều hàng hóa của Việt Nam còn ở mức yếu. Về hoạt động nhập khẩu, một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ được lợi khi nhập máy móc thiết bị từ châu Âu về với giá thấp. Nhưng đi cùng với đó là khả năng gia tăng khối lượng nhập khẩu hàng tiêu dùng chất lượng cao, đồ công nghệ, điện tử… với giá trị lớn, sẽ gia tăng áp lực nhập khẩu. Ngoài ra việc thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu từ 1/6/2010 đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Indonesia, Thailan, Ấn độ…cũng gia tăng áp lực nhập siêu. Ngoài ra, Chính phủ có thể tiếp tục xuất vàng trong thời gian tới để cân đối cán cân thương mại nhưng sẽ không thể kéo dài hoạt động này vì dễ gây mất cân đối cung cầu vàng trong nước và dễ gây bất ổn tỷ giá khi có biến động mạnh về xu hướng tăng của giá vàng thế giới. 3.1.2. Lãi suất Với mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt 10,52% so với cuối năm 2009, tương đối thấp so với mục tiêu 25% trong năm 2010.Trong khi đó mặt bằng lãi suất vẫn tương đối cao, chưa hấp dẫn nhu cầu vay vốn đầu tư, nhiều chuyên gia cho rằng Ngân hàng nhà nước sẽ đẩy mạnh bơm vốn giá rẻ vào nền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở nhằm hỗ trợ các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất hiện tại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP mục tiêu 6,5% trong năm nay. Tuy nhiên, mặt bằng Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 111 lãi suất sẽ khó có thể giảm nhanh (giảm lãi suất cho vay về mức 12%/ năm, và lãi suất Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 112 huy động mức 10%/năm). Và sẽ mất ít nhất một khoảng thời gian khoảng 2 đến 3 tháng do hiện nay còn tồn tại một số vấn đề: Thứ nhất, tuy lạm phát trong tháng 5 và tháng 6 đều ở mức tăng nhẹ, nhưng tính mức lạm phát chung vẫn đang và sẽ ở mức cao hơn mức mục tiêu 8% đã điều chỉnh trong cuộc họp thường kỳ đầu tháng 5. Trong khi đó, giá hàng hóa và nguyên liệu tuy giảm trong những tháng gần đây nhưng một số vẫn đang chững lại ở mức cao, theo đó, chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước giảm đi không nhiều (phần lớn nguyên liệu sản xuất trong nước là hàng nhập khẩu). Đồng thời một số nước trong khu vực châu Á mà Việt Nam hay nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào (Trung Quốc, Ấn Độ) đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao quay trở lại. Vì vậy chính phủ sẽ khó cung một lượng tiền qua lớn trong một thời gian ngắn để hạ nhanh mặt bằng lãi suất xuống thấp như mong muốn, mà sẽ phải cung ứng từ từ nhằm tránh các cú sốc cho thị trường. Thứ hai, kênh huy động vốn từ dân cư và tổ chức của các ngân hàng gặp không ít khó khăn, khi thời điểm quý II là thời điểm mà các doanh nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và cần rút tiền, vay vốn thực hiện các dự án này. Trong khi đó kênh huy động vốn từ dân cư đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ kênh đầu tư từ bất động sản với khả năng sinh lời cao trong bối cảnh giá đất có nhiều dấu hiệu sốt lên với nhiều dự án mở rộng khu đô thị. Vì vậy các ngân hàng khó hạ lãi suất huy động xuống ngay mức 10%/năm, vì như vậy sẽ tự làm khó khăn hơn hoạt động huy động vốn. Theo đó việc hạ lãi suất cho vay càng khó khăn hơn, vì lãi suất cho vay càng thấp thì ngân hàng càng thu lợi ít hơn. 3.1.3. Thâm hụt ngân sách và nợ công cao Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2010, thâm hụt ngân sách theo con số công bố đã lên mức 20,000 tỷ đồng, gần tương đương với mức thâm hụt ngân sách 6 tháng đầu năm trước, trong khi thâm hụt ngân sách 2009 vừa qua đã là hơn 110 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,9% GDP, đồng thời nợ nước ngoài cũng lên mức khá cao gần 50% GDP Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 113 và dự kiến tiếp tục sẽ tăng trong thời gian tới khi nguồn vốn ODA trong những năm gần đây, chỉ có một số ít dưới dạng viện trợ không hoàn lại, phần lớn dưới dạng vay vốn. Sự Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 114 gia tăng trong nợ công và thâm hụt ngân sách theo chính phủ hiện tại là chưa đáng lo ngại, nhưng thực chất đây sẽ là rào cản không nhỏ trong hoạt động huy động vốn ngoại tệ trong thời gian tới trước những bất ổn đang diễn ra tại châu Âu do tình trạng nợ công và thâm hụt ngân sách quá cao. 3.2. Kiến nghị trong điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới Từ những kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2007 đến nửa đầu năm 2010 và những đánh giá về triển vọng tình hình kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Cụ thể: 3.2.1. Lựa chọn mục tiêu của chính sách tiền tệ Lựa chọn mục tiêu của chính sách tiền tệ là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất trong điều hành chính sách tiền tệ. Việc không xác định được mục tiêu của chính sách tiền tệ hoặc xác định mục tiêu không rõ ràng sẽ dẫn đến việc lúng túng, đối phó trong quá trình thực hiện chính sách. Về lý thuyết, khi điều hành chính sách tiền tệ thì có thể theo một trong các quy tắc sau: Quan điểm của Milton Friedman cho rằng tốc độ tăng cung tiền cần phải giữ cố định tại một mức tăng trưởng cố định. Đây là một quy tắc khá đơn giản và dễ dàng trong thực hiện. Cơ sở cho chính sách này là sự thay đổi của cung tiền một cách thường xuyên có thể gây ra những biến động kinh tế lớn. Sự tăng trưởng cung tiền chậm và cố định của cung tiền sẽ giúp ổn định sản lượng, giá cả và việc làm. Tuy nhiên, tăng trưởng cung tiền ổn định sẽ giúp ổn định tổng cầu chỉ khi nền kinh tế có tốc độ lưu chuyển tiền ổn định. Tốc độ lưu chuyển tiền ổn định chỉ có được trong thời kỳ tổng cầu tương đối ổn định. Vì vậy, hầu hết các nhà kinh tế cho rằng chính sách tiền tệ cần thay đổi để điều chỉnh với những cú sốc của nền kinh tế. tuy nhiên, chính sách tiền tệ như vậy sẽ giúp nền kinh tế đạt được hiệu quả trong dài hạn là kiềm chế lạm phát. Trong thực tế, các quốc gia như Thái Lan, Phillipin và Indonesia trong thời gian từ năm 2000 đến nay đã theo đuổi chính sách Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 115 này và lạm phát ở các quốc gia này được giữ ở mức ổn định, không có những biến động lớn kể cả khi giá cả của nguyên vật liệu thế giới tăng cao. Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 116 Quy tắc thứ hai là đặt mục tiêu cho GDP danh nghĩa. Khi GDP đang nghĩa ở mức cao hơn so với mục tiêu đặt ra thì NHTW giảm tăng trưởng tiền tệ để kiềm chế tổng cầu. Khi GDP danh nghĩa đang ở mức thâp hơn so với mục tiêu thì NHTW tăng cung tiền để kích thích tổng cầu. Ưu điểm của chính sách này là có thể dẫn đến sự ổn định trong sản lượng về việc làm. Tuy nhiên, vì theo đuổi mục tiêu GDP danh nghĩa, không theo đuổi mục tiêu lạm phát nên lạm phát không còn hoàn toàn trong tầm kiểm soát của NHTW. Quy tắc thứ ba của chính sách tiền tệ là đặt mục tiêu cho lạm phát. NHTW sẽ thông báo mức lạm phát mục tiêu và điều chỉnh cung tiền để điều chỉnh lạm phát trở lại mức mục tiêu đã đề ra. Ưu điểm của chính sách này là cho phép chính sách tiền tệ điều chỉnh theo những thay đổi của tốc độ lưu chuyển tiền tệ. Các NHTW thường không đặt mục tiêu lạm phát ở một con số cụ thể mà trong một khoảng nhất định. Trong thực tế, NHTW các nước như Canada, Australia, Anh đã theo đuổi chính sách này. Ba quy tắc trên phải được nhất quán thực hiện trong dài hạn. Khi các quy tắc này được áp dụng, hai mục tiêu chủ yếu là lạm phát và tăng trưởng sẽ mâu thuẫn với nhau trong ngắn hạn hay nói cách khác NHTW sẽ không thể đạt được nhiều mục tiêu cung một lúc. NHTW phải chấp nhận hy sinh một mục tiêu. Khi theo đuổi một mục tiêu thì rõ ràng mục tiêu kia không thể kiểm soát được. Điều này đã được chứng minh trong cả lý thuyết và thực nghiệm. Tuy nhiên, trong dài hạn, các mục tiêu này không mâu thuẫn với nhau. Với lạm phát ở mức ổn định, vừa phải thì việc nâng cao mức tăng trưởng, ổn định việc làm sẽ dễ dàng được thực hiện. Chính vì vậy, việc kiên trì theo đuổi một mục tiêu, thể hiện tính nhất quán là việc làm cần thiết của nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Có thể thấy trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến thời điểm hiện tại, chính sách tiền tệ của Việt Nam không tuân theo quy tắc khi đặt mục tiêu cho chính sách tiền tệ. Năm 2007 Chính phủ đặt chỉ tiêu: tăng trưởng ở mức 8.5% và lạm phát dưới 8.5%. Năm 2008, Chính phủ đặt chỉ tiêu GDP tăng trưởng 8,5-9%, lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2009, Chính phủ đặt chỉ tiêu GDP tăng trưởng 7%, lạm phát thấp hơn Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 117 15%. Năm 2010, Chính phủ đặt chỉ tiêu GDP tăng trưởng 6.5%, lạm phát ở mức 7%. Việc Chính phủ đặt hai mục tiêu tăng trưởng và lạm phát cùng một lúc là điều làm cho chính Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 118 sách tiền tệ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến lúng túng khi điều hành vì chính sách tiền tệ không biết phải lựa chọn mục tiêu nào. Điều này đã được thể hiện rõ trong việc điều hành chính sách như đã phân tích trong hai năm 2007 và 2008. Kết quả là cả GDP và mức lạm phát đều không đạt được chỉ tiêu. Năm 2009, tăng trưởng kinh tế cũng không đạt được chỉ tiêu nhưng lạm phát chỉ ở mức 6.88%. Chỉ tiêu lạm phát đạt được là do hiện tượng giảm phát diễn ra trên toàn cầu. Đó lại là chỉ tiêu có thể dự đoán được sau khủng hoảng nhưng chỉ tiêu ban đầu lại là quá cao, lên đến 15%. Điều này gây ra sự bất ổn trong nền kinh tế vì mức lạm phát 15% là mức rất cao. Năm 2010, với những diễn biến đầu năm Chính phủ lại phải điều chỉnh chỉ lạm phát, có nghĩa là chỉ tiêu đặt ra ở đầu năm không thể thực hiện. Như vậy qua bốn năm, chỉ tiêu lạm phát không thể hoàn thành trong 3 năm, chỉ tiêu tăng trưởng cũng không thể hoàn thành trong 3 năm. Nguyên nhân rõ ràng là do Việt Nam đã không tuân theo quy tắc khi đặt ra mục tiêu cho nền kinh tế. NHTW với lãi suất và cung tiền có vai trò rất quan trọng trong kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế liên tục không đạt được chỉ tiêu đề ra sẽ gây ra tâm lý nghi ngờ và thích nghi với những điều không chắc chắn của công chúng với năng lực điều hành chính sách của NHTW, nhất là trong việc kiềm chế lạm phát. Sự nghi ngờ này là có thực thể hiện qua sự kỳ vọng về lạm phát của người dân trong nền kinh tế. Lạm phát hiện tại phụ thuộc vào mức cung tiền hiện tại và mức cung tiền tương lai (Phụ lục 2). Khi NHTW không thực hiện theo những gì đã công bố với công chúng, còn được gọi là tính bất nhất của chính sách thì công chúng sẽ nghi ngờ những công bố của NHTW trong tương lai. Ngược lại, nếu NHTW nỗ lực theo đuổi chính sách như đã công bố thì sẽ dễ dàng khi điều hành chính sách vì người dân có niềm tin vào NHTW và điều chỉnh ngay kỳ vọng về lạm phát ngay ở thời điểm ban hành chính sách kiềm chế lạm phát, không phải chờ đến khi chính sách được thực hiện. Minh chứng cho nhận định này là lạm phát được kiềm chế rất thành công ở Hoa Kỳ đầu những năm 1980 dưới thời của Chủ tịch Cục dự trữ liên Bang Hoa Kỳ Paul Volcker. Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 119 Kỳ vọng cao về lạm phát ở Việt Nam là có thực, đã thể hiện trong năm 2007 và 2008 khi giá cả tăng cao một cách vô lý, không theo quy luật cung cầu. Các chủ thể kinh Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 120 doanh đã đẩy giá hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm theo tâm lý, có hiện tượng gian lận, kiếm lời bất chính, gây ra sự không chắc chắn, tổn hại cho nền kinh tế. Và thực tế, nhà điều hành chính sách ở Việt Nam cũng có những sự bất nhất trong điều hành chính sách. Từ đầu năm 2007, NHNN đã công bố sẽ không mua vào một lượng lớn ngoại tệ nhưng sau đó lại mua vào 9 tỷ USD, đưa một lượng tiền rất lớn ra lưu thông. Năm 2008, từ đầu năm, Chính phủ công bố chỉ phát hành tín phiếu bắt buộc cho các tổ chức tín dụng thì lên đến khi thực hiện lương tín phiếu bắt buộc với lãi suất quá thấp so với thị trường đã gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Năm 2009, việc bất ngờ thay đổi cam kết về lãi suất cơ bản của thống đốc NHNN Việt Nam lại gây ra sự nghi ngờ, mất lòng tin của công chúng đối với NHTW, gây ra sự bất ổn đối với thị trường tài chính và nền kinh tế trong thời điểm đó. Mặc dù, tình hình kinh tế có nhiều biến động, phải thực hiện linh hoạt nhưng rõ ràng việc không thực hiện theo những gì đã công bố sẽ gây khó khăn cho NHTW trong việc điều hành kinh tế. Nguyên nhân sâu xa của tính bất nhất trong thực hiện chính sách của NHTW là NHTW không có được sự độc lập trong việc đặt ra mục tiêu kinh tế. NHTW không đặt được mục tiêu một cách độc lập sẽ thụ động, đối phó trước những biến động kinh tế. Việc đối phó sẽ khiến cho việc thực hiện những công bố gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tính bất nhất hay tính không nhất quán sẽ xảy ra, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ. Ngoài ra, một vấn đề mà NHTW cần lưu ý đó là vấn đề xác định mục tiêu là mức lãi suất hay cung tiền. Khi đặt ra mục tiêu lãi suất thì không thể cùng đạt được cả mục tiêu về mức tăng cung tiền, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Ngược lại, khi đặt mục tiêu về cung tiền thì không thể đồng thời đạt được mục tiêu lãi suất. Việc đặt ra một mục tiêu, sau đó bắt buộc hệ thống ngân hàng thực hiện mục tiêu còn lại chỉ làm cho hệ thống thêm bất ổn, tiềm tàng rủi ro. Với những lập luận trên, trong thời gian tiếp theo, chính sách tiền tệ và NHTW cần đạt được những điều sau: Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 121 Chỉ đặt mục tiêu duy nhất cho chính sách tiền tệ và kiên trì thực hiện mục tiêu đó. Việc đặt ra nhiều mục tiêu cho chính sách tiền tệ sẽ dẫn đến việc lúng túng trong điều Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 122 hành chính sách, không thể hoàn thành được các mục tiêu. Đối với Việt Nam, lạm phát trong hai năm 2007 và 2008 đã gây ra những tổn thương lớn cho nền kinh tế, tình hình kinh tế năm 2009 và 2010 còn chứa nhiều bất ổn. Vì vậy ổn định giá trị đồng tiền, tạo nền tảng vững bền cho nền kinh tế nên là lựa chọn của NHTW. Mục tiêu duy nhất, lạm phát nên là lựa chọn của NHTW trong thời gian sắp tới. Lựa chọn một mục tiêu duy nhất cho chính sách tiền tệ là mức lãi suất, hoặc cung tiền. Không để tồn tại hiện tượng đặt đồng thời hai mục tiêu. Các công bố của cơ qua điều hành chính sách cần được nhất quán thực hiện để lấy được lòng tin của công chúng. Các công bố nên hướng về những mục tiêu dài hạn, mang tính chất định hướng, không nên mang tính cụ thể như đã thực hiện trong các năm như đã phân tích ở trên. Tạo điều kiện cho NHTW có được tính độc lập cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ. NHTW nên được độc lập tương đối trong đặt ra mục tiêu và hoạch định chính sách. Với một tầm nhìn dài hạn thì một NHTW độc lập cùng với một mục tiêu chính sách rõ ràng sẽ mang lại nền tảng vĩ mô tốt, hỗ trợ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế. 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ trong chính sách tiền tệ Trong giai đoạn từ năm 2007 đến nửa đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng kết hợp đồng thời nhiều công cụ nhằm đạt được mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ như kết hợp công cụ trực tiếp (khung lãi suất, chính sách quản lý ngoại hối..) với công cụ gián tiếp (tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở…). Đây là việc là bình thường cả phương diện lý thuyết và cả thực tiễn, cũng không có nguyên tắc nào quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, thị trường là nơi rất nhạy cảm và là nơi phản ánh sức sống của nền kinh tế. Diễn biến cùng với những phản ứng mãnh liệt của thị trường vào những tháng đầu năm 2008 và những dư âm của nó cho đến hôm nay đã cho các nhà hoạch định chính sách bài học sâu sắc về vấn đề này, đó là cần phải hết sức thận trọng đối với mỗi quyết định liên quan đến sự vận động của tiền tệ. NHNN cần phải quan sát kỹ diễn biến thị trường, Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 123 dự kiến được những phản ứng có thể của thị trường để cân nhắc về loại công cụ sử dụng, mức độ cần thiết, liều lượng cũng như cách thức vận hành mỗi công cụ, tránh những giải Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 124 pháp sốc. NHNN phải nhanh chóng hoàn thiện và tiếp tục phát triển hệ thống các công cụ bám sát thực tiễn Việt Nam; phục vụ đắc lực cho quá trình đổi mới chính sách tiền tệ. Hệ thống các công cụ phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng hỗ trợ, phối hợp, thúc đẩy lẫn nhau, tránh tình trạng triệt tiêu hiệu quả của nhau. Cụ thể: 3.2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ hữu hiệu nhất trong các công cụ của CSTT. Nghiệp vụ thị trường mở có những đặc điểm như linh hoạt và chính xác, dễ dàng đảo ngược, tiến hành nhanh chóng và không vướng phải sự chậm trễ. Khi nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng thì mức cung tiền và lãi suất sẽ dễ dàng được điều chỉnh theo mục đích của ngân hàng Trung ương. Thực tiễn cho thấy, nghiệp vụ thị trường mở chưa phát huy được hiệu quả là do số lượng thành viên tham gia vào thị trường không lớn, tính thanh khoản không cao. NHNN chỉ có thể bắt các Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường bằng cách quy định mua một lượng tín phiếu bắt buộc nhất định như đã làm như năm 2008. Điều này gây khó khăn lớn cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối vốn và trong hoạt động cho vay. Việc thực hiện những chính sách bất ngờ, không theo lộ trình đã thông báo từ trước như vậy đã gây ra những tổn thương cho hệ thống tài chính và cho nền kinh tế. Do đó để phát huy vai trò của công cụ này, trong thời gian tới NHNN cần phải: Theo dõi, tính toán, dự đoán vốn khả dụng của các ngân hàng, diễn biến lạm phát lãi suất, đầu tư…để trên cơ sở đó NHNN có quyết định can thiệp vào thị trường mở như thế nào (mua bán tín phiếu), liều lượng là bao nhiêu. NHNN cần có các quy định rõ về các công cụ, đối tượng tham gia thị trường mở và linh hoạt trong cơ chế mua bán tại thi trường mở. Thúc đẩy quá trình tạo hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở như làm đại lý phát hành tín phiếu ,trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NHNN, cho phép NHTM phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi… ; nghiên cứu để điều chỉnh tỷ lệ giá trị giao dịch các Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 125 giấy tờ có giá được tham gia trong mỗi lần giao dịch tái cấp vốn cho phù hợp với tình Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 126 hình thực tế. Cần đa dạng hóa về chủng loại và kỳ hạn của các loại hàng hóa để tăng tính hấp dẫn, thu hút sự tham gia của các thành viên. NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ thị trường tiền tệ, phối hợp với Trung tâm lưu ký Chứng khoán trong việc lưu ký giấy tờ có giá để hoạt động thị trường tiền tệ diễn ra thuận lợi nhất, hỗ trợ tối đa cho TCTD trong việc đảm bảo nhu cầu thanh khoản, giữ vững an toàn hệ thống. Các TCTD cần nâng cao chất lượng quản lý vốn khả dụng và cung cấp số liệu dự kiến vốn khả dụng hàng ngày cho NHNN; đẩy mạnh trao đổi thông tin và khả năng liên kết giữa các TCTD để hỗ trợ đảm bảo an toàn thanh toán. Đặc biệt, cần có kế hoạch đầu tư hợp lý vào các giấy tờ có giá làm công cụ dự trữ thứ cấp để khi cần thiết có thể tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nói chung và nghiệp vụ thị trường mở nói riêng. Phát triển đồng bộ của các thị trường khác, đặc biệt là thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường thứ cấp để thị trường mở hoạt động có hiệu quả. 3.2.2.2. Quản lý lãi suất Lãi suất là công cụ linh hoạt, đáng được cân nhắc để sử dụng nhất. Bởi vì, mặc dù mỗi công cụ có những đặc tính, khả năng tác động đến thị trường theo những cách khác nhau, với mức độ cũng không giống nhau, song cho dù công cụ nào thì tín hiệu cuối cùng của nó sau khi phát ra cũng dẫn đến sự thay đổi về giá - lãi suất, dù đó là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay mua tín phiếu bắt buộc… Việc điều chỉnh lãi suất cần linh hoạt, gắn với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả người gửi tiền, tổ chức tín dụng và người vay tiền để tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho phát triển kinh tế NHNN cần tiếp tục duy trì việc điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi và tiền vay dài hạn cao hơn lãi suất tiền gửi và tiền vay ngắn hạn nhằm huy động vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế. Việc xác định lãi suất cho vay dài hạn có tính đến xu hướng tăng hay giảm lãi suất ngắn hạn trong từng thời kỳ. Việc duy trì các mức lãi suất ưu đãi cho các đối tượng dân Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 127 cư gặp điều khó khăn là phù hợp; tuy vậy chính phủ cần tìm các nguồn ngân sách và các Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 128 kênh tài trợ hoạt động này đặt ngoài hoạt động kinh doanh của các NHTM quốc doanh. NHNN cũng cần duy trì mức chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoạt tệ một cách hợp lý, từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt hiện tượng “đô la hoá” trên đất Việt Nam. 3.2.2.3. Dự trữ bắt buộc Công cụ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ mạnh trong chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng lớn đến lượng tiền cung ứng. Đây là công cụ thiếu linh hoạt. NHTW rất khó có thể thực hiện được những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc. Hơn nữa, việc thương xuyên sử dụng công cụ này sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong công tác nguồn vốn. Do vậy, trong cơ chế thị trường thì NHNN cần phải có cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra phải phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ, với mục tiêu CSTT và đặc điểm cụ thể của các tổ chức tín dụng trong toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam Ngoài ra, NHNN cần phải có những biệp pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc, đi đôi với việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm qui chế dự trữ để đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính, thực hiện tốt mục tiêu CSTT. Đồng thời, NHNN nên có các biện pháp khuyến khích các NHTM thực hiện tốt các qui chế dự trữ như:quy định số tiền phải chịu qui chế dự trữ bắt buộc phù hợp, tiếp tục trả tiền lãi cho số tiền gửi dư thừa của các tổ chức tín dụng với mức lãi suất phù hợp với khả năng tài chính NHNN. Trong thời gian trước mắt, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể cần giảm bớt ở mức độ phù hợp để tạo điều kiện cho các NHTM thúc đẩy quá trình huy động và cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Trong tương lai, khi thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã phát triển, các công cụ khác có thể phát huy tác dụng một cách một cách mạnh mẽ thì ngân hàng Nhà nước nên giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 129 để họ được linh động, mạnh dạn hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 130 3.2.2.4. Cho vay tái chiết khấu Cùng với xu hướng tự do hoá lãi suất thì vai trò của mức lãi suất tái chiết khấu sẽ ngày càng tăng lên, trở thành một công cụ gián tiếp điều tiết lãi suất thị trường một cách hữu hiệu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2007 đến nửa đầu năm 2010, công cụ cho vay tái chiết khấu được sử dụng khá hiệu quả, đặc biệt trong năm 2008 khi NHNN thực hiện hỗ trợ vốn cho hệ thống NHTM. Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy ưu điểm của công cụ này, NHNN nên có cơ chế phù hợp để kiểm soát một cách chặt chẽ các dự án cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu vì điều này ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả việc điều chỉnh mức cung tiền. Đồng thời, cần phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng (qui mô,chất lượng) để NHNN có cơ sở chính xác hơn trong việc định ra mức lãi suất cho vay tái chiết khấu, tạo ra tín hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM. 3.2.2.5. Hạn mức tín dụng NHTN tuy không coi đây là một công cụ thường xuyên nhưng cũng cần phải theo dõi tổng số dư nợ của các NHTM ở các giai đoạn cụ thể và NHNN sẽ can thiệp vào hoạt động này trong điều kiện cụ thể. 3.2.3. Kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Chính sách tài khóa (CSTK) tác động đến chi tiêu Chính phủ, đến tiêu dùng và đầu tư thông qua hệ thống thuế và chi tiêu chính phủ, xét đến cùng là tác động đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ (CSTT) tác động đến đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu ròng bằng cách tác động đến lãi suất và cung tiền, qua đó tác động đến tổng cầu. Cả hai chính sách đều tác động đến tổng cầu nhưng mỗi chính sách lại gây ra những sự thay đổi khác nhau trong thành phần của tổng cầu theo các cơ chế khác nhau. Việc kết hợp hai chính sách nhằm Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 131 biến đổi các thành phần của tổng cầu có vai trò quan trọng trong điều tiết nền kinh tế. Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 132 Khi tổng cầu ở mức thấp, có thể dùng chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộng để nâng cao tổng cầu. Khi tổng cầu ở mức cao thì có thể dùng chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ thắt chặt để kiềm chế tổng cầu. Khi tổng cầu ở mức vừa phải thì có thể sử dụng hỗn hợp chính sách tài khóa mở rộng - tiền tệ thắt chặt hoặc tài khóa thắt chặt - tiền tệ mở rộng để biến đổi tổng cầu cho phù hợp với mục tiêu kinh tế và các chỉ tiêu, hạn mức của các chính sách. Trong thực tế, việc phối hợp CSTT và CSTK ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong việc chỉ đạo điều hành giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính, có sự phối hợp trong việc phát hành tín phiếu kho bạc, xác định lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ, Luật NHNN cũng đã qui định là không phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tiền gửi kho bạc phải gửi tại NHNN. Hàng năm, Quốc hội thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu và khống chế mức thâm hụt ngân sách trong tỉ lệ nhất định, việc chỉ đạo điều hành của Chính phủ cũng đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu CSTT và CSTK. Đây là việc làm cần thiết, cần được phát huy trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn còn thiếu sự phối hợp trong quá trình điều hành, chưa có sự nhất quán giữa việc xác định lãi suất trái phiếu Chính phủ với chính sách lãi suất của NHNN. Bên cạnh đó, NHNN cũng không nắm được các khoản thu chi lớn của ngân sách nhà nước, nên bị động trong việc kiểm soát cung tiền trước tác động của các dòng tiền trong khu vực Chính phủ. Để đảm bảo hiệu quả phối hợp giữa CSTT và CSTK, cần có sự thống nhất trong các chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu chung, đồng thời cân nhắc tác động trái chiều của các chính sách, tăng cường trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính và NHNN để làm cơ sở xây dựng và thực thi các biện pháp chính sách một cách có hiệu quả và kịp thời. Hiện tại, nền kinh tế thế giới còn chứa nhiều bất ổn. Vấn đề nợ công của châu Âu còn chưa rõ ràng và lực cầu của các nền kinh tế vẫn còn yếu sau giai đoạn khủng hoảng, không loại trừ khả năng suy thoái sẽ quay trở lại. Các gói kích thích kinh tế trong năm Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 133 2009 thực chất là việc kết hợp chính sách tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng nhằm kích thích tổng cầu. Những gói kích thích kinh tế có vai trò tích cực trong hỗ trợ tăng trưởng Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 134 kinh tế trong năm 2009. Tuy nhiên, hệ quả của gói kích thích kinh tế sẽ biểu hiện thông qua lạm phát và thâm hụt ngân sách. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc điều hành kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, đối với các gói kích thích kinh tế, cần tăng cường kiểm soát chất lượng các khoản tín dụng hỗ trợ lãi suất, kiểm soát tín dụng cho các mục tiêu kinh doanh chứng khoán và bất động sản, tránh gây tổn thương cho hệ thống tài chính trước những biến động giá của tài sản và sự thiếu hiệu quả của các dự án đầu tư. Việc rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả từ các gói kích thích kinh tế là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Về dài hạn, cần cải cách cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, có biện pháp giảm thất thoát trong chi tiêu đối với các dự án và công trình lớn nhưng không hiệu quả, đảm bảo yêu cầu kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn là chỉ nhằm mục tiêu kiểm soát việc chấp hành chế độ. Có biện pháp quyết liệt về cải cách doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước. Rà soát lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, xử lý kiên quyết các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Cần tính đến ảnh hưởng tiêu cực của chính sách vay nợ nước ngoài liên quan đến tỉ giá, hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại, không để ảnh hưởng xấu đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả của công tác dự báo kinh tế Lạm phát hiện tại là phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của thời kỳ trước. Lạm phát trong hai năm 2007 và 2008 đã chứng minh cho nhận định này. Việc dự báo tốt lạm phát trong thời gian sắp tới có vai trò quan trọng trong điều hành chính sáh tiền tệ. Chính sách tiền tệ luôn có một độ trễ nhất định. Nguyên nhân là do cơ chế lan truyền của chính sách. Chính sách tiền tệ tác động đến lãi suất và cung tiền, qua đó ảnh hưởng đến đầu tư. Việc đầu tư của các hãng kinh doanh thường được lên kế hoạch theo một năm, nửa năm. Việc điều hành chính sách tiền tệ không có lộ trình từ trước sẽ không Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 135 mang lại hiệu quả cao. Để chính sách tiền tệ thực sự phát huy tác dụng thì chính sách tiền Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 136 tệ phải đi trước, phải chủ động trong thực hiện. Điều này chỉ thực hiện được khi làm tốt công tác dự báo kinh tế. Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com 137 KẾT LUẬN Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, điều này mang lại rất nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Để giữ vững mục tiêu phát triển của đất nước các nhà hoạch định chính sách cần hết sức thận trọng việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tê phù hợp với mỗi thời kỳ. Đề tài nhóm nghiên cứu thực hiện đã phản ánh mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Có thể thấy, trong suốt giai đoạn 2007 đến nay, mặc dù nền kinh tế Việt Nam vấp phải nhiều khó khăn thách thức tuy nhiên, nhìn chung chính sách tiền tệ đã đạt được các mục tiêu cơ bản của nó. Mặc dù vậy, việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ vẫn còn rất nhiều điều bất cập. Qua mối quan hệ giữa việc thực thi chính sách tiền tệ với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ, có thể rút ra bài học đó là trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, NHNN cần hết sức quan tâm tới ảnh hưởng, tác động của chính sách đối với sự phát triển kinh tế trong dài hạn. Và để đạt được các mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ, NHNN phải không ngừng rút ra các kinh nghiệm và bài học từ quá khứ, đồng thời phải có sư độc lập trong việc hoạch định chính sách. Ngoài ra, các công cụ của chính sách tiền tệ cần đươc hoàn thiện hơn; cần có sự phối hợp nhip nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để chính sách tiền tệ có thể mang lại những động lực tích cực cho nền kinh tế phát triển bền vững. 1 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính - Tiền tê - Ngân hàng, NXB Thống kê, 2008 PGS.TS Nguyễn Văn Công, Bài giảng và thực hành kinh tế vĩ mô II, NXB Lao động Điểm lại tình hình phát triển kinh tế Việt Nam-Ngân hàng Thế giới năm, 2009 ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Tác động của lãi suất đến tăng trưởng, lạm phát và vai trò điều tiết lãi suất thị trường của NHTW, 2008. TS.Châu Đình Phương, Thực thi chính sách tiền tệ năm 2007-Những thách thức phải đối mặt, Tạp chí ngân hàng, số 2+3/2008 Tài liệu Tiếng Anh: Business Monitor International Ltd, Vietnam business forecast report, includes 10- year forecast to 2019, 2009. Ulrich Camen, Monetary in Vietnam, the case of a transition country Milton Friedman, The role of moneytary policy. Các website: 2 2 Phụ lục 1: Mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại, đầu tƣ và tiết kiệm Trong một nền kinh tế đóng không có hoạt động xuất nhập khẩu ta có: Y = C + I + G (1) Trong đó, Y là thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng, I là đầu tư, và G là chi tiêu chính phủ. Đẳng thức (1) ở trên được viết lại là Y - C – G = I (2) Y – C – G là tiết kiệm, gọi là S. Ta sẽ có S = I. Như vậy trong nền kinh tế đóng, bao giờ cũng có sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư. Trong nền kinh tế mở có các hoạt động XNK, nên đẳng thức (2) sẽ được viết như sau Y = C + I + G + (EX-IM) (3) Trong đó EX là xuất khẩu, IM là nhập khẩu. Số chênh lệch (EX-IM) là thâm hụt/thặng dư thương mại. Đặt NX (net export) = EX-IM , ta có: NX = Y – C – G – I (4) Vì (Y – C – G) chính là tiết kiệm S. Nên ta có thể viết là NX = S – I (5) Đẳng thức (5) cho biết một quốc gia có thặng dư thương mại là do có tỷ lệ tiết kiệm lớn hơn đầu tư. 3 3 Hàm cầu tiền được xác định: Phụ lục 2: Mô hình Cagan13 Trong đó, mt là hàm logarit của số lượng tiền tệ tại thời điểm t. (1) Phương trình là hàm logarit của mức giá cả tại thời điểm t, y là tham số đo độ nhạy cảm của hàm cầu tiền đối với mức giá cả. Do vậy, (mt – pt) là hàm logarit của cân bằng tiền thực tế, và (pt+1 – pt) là tỷ lệ lạm phát giữa thời kỳ t+1 và t. Phương trình trên chỉ ra rằng: khi lạm phát tăng 1% thì lượng tiền thực tế giảm y%. Một số giả định cho hàm cầu tiền: Để loại bỏ mức tăng sản lượng là một nhân tố của cầu tiền, chúng ta giả định sản lượng là một hằng số. Do quan tâm đến tỷ lệ lạm phát hơn là lãi suất danh nghĩa, giả định rằng lãi suất thực tế là một hằng số. Do quan tâm đến lạm phát thực hơn là lạm phát kỳ vọng, giả định rằng sự dự tính trước là hoàn hảo. Để thể hiện mức giá cả là một hàm của lượng tiền hiện tại và tương lai, (1) được viết lại như sau: (2) Phương trình (2) thể hiện rằng mức giá hiện tại pt là bình quân gia quyền của lượng cung tiền hiện tại và mức giá trong thời kỳ tiếp theo pt+1. Mức giá của thời kỳ tiếp theo được xác định tương tự: 13 Milton Friedman, The Monetary Dynamics of Hyperin ation/Studies in the Quantity Theory of Money, University of Chicago Press, 1956 4 4 (3) Thay (3) vào (2) ta có: (4) Tương tự thể hiện pt+2, pt+3,….. ta có: (5) Phương trình (5) thể hiện lạm phát hay mức giá hiện tại phụ thuộc vào mức cung tiền hiện tại và mức cung tiền tương lai. Vì tương lai không chắc chắn, nên hàm cầu tiền được viết lại như sau: Trong đó, Ept+1 là kỳ vọng về mức giá. (6) Phương trình (6) chỉ ra rằng cân bằng tiền thực tế phụ thuộc vào kỳ vọng về lạm phát. Phương trình (6) bây giờ giống dạng với phương trình (1). Lặp lại tương tự những bước ở trên ta có: 5 5 (7) Phương trình (7) chỉ ra rằng mức giá hiện tại phụ thuộc vào mức cung tiền hiện tại và kỳ vọng vào mức cung tiền tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan