LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện này sẽ đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khan đan xen. Ngành BCVT & CNTT là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, động lực quan trọng cho phát triển; nhưng đó cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất của những cơ hội và thách thức tới việc tham gia WTO.
Vai trò của BCVT & CNTT trong hội nhập được thể hiện rõ nét qua quá trình đàm phán kiên trì, gay go và phức tạp để tham gia hội nhập WTO. Nhìn nhận một cách khách quan, việc mở rộng thị trường viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ máy tính phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước. Do tiềm lực vốn, công nghệ và chất lượng nguồn lực còn hạn chế, nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt và bị mất mảng thị trường tiềm năng là không nhỏ. Do vậy chính phủ luôn cân nhắc và có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời, đưa ra những quyết định mang tính chiến lược và thực tiễn.
Nằm trong số các công ty tham gia vào ngành BCVT, Bưu chính Viettel luôn sáng tạo không ngừng, luôn có những đột phá, tạo nên những cú hích cho sự tăng trưởng vượt bậc, cũng như những thay đổi mang tính cách mạng của thị trường viễn thông, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Bưu chính Viettel vẫn còn là một doanh nghiệp trẻ, song luôn có những quyết định táo bạo đầy đột phá. Công ty sẵn sàng đương đầu và vượt thách thức tạo động lực thúc đẩy cạnh tranh. Điểm nổi bật trong thành công của Viettel không phải là những con số ấn tượng về phát triển thuê bao, tăng doanh thu . mà phải nói đến tính chiến lược và sáng tạo không ngừng trong các quyết định kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ trong việc táo bạo mở rộng thêm các loại hình kinh doanh và thị trường kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông. Từ đó xóa độc quyền doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong thị trường Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng, em đã được tiếp xúc và làm quen với môi trường hoạt động kinh doanh tại đây. Nhận thấy đây là doanh nghiệp trẻ tham gia vào thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hiện nay, Viettel đã có những thành công và hạn chế nhất định. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp “ với mục đích thấy được những thành công cũng như những phần yếu kém mà công ty đã có được trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số biện pháp với hy vọng giúp doanh nghiệp nhìn nhận được hạn chế của mình và có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cơ cấu bài viết được chia thành ba phần:
- Phần I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng
- Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh thu 3.010.904.761 đồng tức là tăng 821,95% so với năm 2007. Nhìn vào biểu đồ nhận thấy độ dốc của đường doanh thu giữa năm 2008-2009 tăng mạnh, mức tăng trưởng tăng lên 2.884.197.038 đồng tương ứng với tỷ lệ 2.376,26%; đây là một kết quả bất ngờ mà không phải công ty nào cũng có được. Có được điều này chứng tỏ Công ty đã làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, có biện pháp khắc phục những yếu kém của năm trước để đạt được thành tích cao như năm qua. Công ty lựa chọn những loại hình kinh doanh mới như: chọn số điện thoại, mở các gói dịch vụ: tomato, ciao, family…; khuyến mại cho các thuê bao cũ song song với các thuê bao mới như nhân đôi giá trị thẻ nạp vào những đợt có ngày lễ lớn, khuyến mại hòa mạng cho thuê bao trả sau.. Do vậy thu hút được lượng khách hàng ngày càng tăng. Đây cũng là điểm mạnh để Bưu chính Viettel phát triển nhanh hơn nữa, cần lấy đây là trọng điểm để phân tích khả năng và cơ hội phát triển.
Một trong những điểm nổi bật của Công ty là luôn đi tiên phong trong hoạt động kinh doanh không ngừng xâm chiếm thị trường, chủ động nghiên cứu, có những loại hình kinh doanh mới mang lại doanh thu cao. Lĩnh vực hoạt động tài chính và các lĩnh vực khác ( in ấn, kho vận, thương mại điện tử, tài chính bưu điện ) là hai loại hình kinh doanh mới đã mang lại kết quả không ngờ. Tổng doanh thu của hai lĩnh vực này đạt 433.895.887 đồng trong đó doanh thu từ thu nhập khác chiếm 411.055.063 đồng. Có thể nói đây là một bước đột phá của Bưu chính Viettel, mạnh dạn tiếp cận thị trường, song cũng phải nói rằng có được kết quả này chứng tỏ dịch vụ kinh doanh có chất lượng tốt, tạo được niềm tin cho khách hàng, vừa giữ được khách hàng tiềm năng vừa không ngừng thu hút được lượng khách hàng mới. Công ty cần không ngừng củng cố tạo được niềm tin cho khách hàng hơn nữa.
Tổng quan mà nói, doanh thu của Công ty trong các năm qua không ngừng gia tăng thể hiện rõ sự phấn đấu không ngừng trong việc tiếp cận thị trường, sự lãnh đạo của đội ngũ cán bộ Công ty đưa Bưu chính Viettel từ một trung tâm phát hành báo chí thành một Công ty trực thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, ngày một phát triển hơn nữa.
Phân tích lao động và tiền lương
Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp gắn liền với việc sử dụng lao động trong đó cùng với các chế độ chính sách về tiền lương thưởng. Từ một Công ty ngày thành lập chỉ có 5 người đến nay Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng đã đưa số nhân viên của mình lên trên 100 người.
Bưu chính Viettel là Công ty trực thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội, nằm trong khối quân sự do vậy việc quản lý lao động là điều hết sức cần thiết. Hầu hết lao động trong công ty hiện nay đều thuộc lực lượng vũ trang, ngoài ra có một phần lao động thuê ngoài.
Bảng 04: Bảng phân tích lao động và tiền lương.
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Năm 2008 so với 2007
Năm 2009 so với 2007
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1
Lao động
1.1
LĐ bình quân trong danh sách
89
86
83
(3)
96,52%
(6)
93,03%
1.2
LĐ thuê ngoài bình quân
7
5
10
(2)
77,14%
3
151,43%
1.3
Tổng LĐ có đến ngày 31/12
90
80
105
(10)
90,84%
15
116,98%
2
Tiền lương
2.1
Quỹ lương lao động trong danh sách
1650429032
1856732661
3430173386
206303629
112,50%
1779744355
207,84%
2.2
Lương LĐ thuê ngoài
127768290
102485149
257069995
(25283141)
80,21%
129301705
201,20%
2.3
Tổng quỹ lương
1778197322
1959217810
3687243382
181020487
110,18%
1909046060
207,36%
2.4
Tiền lương bình quân cho người LĐ
1227849
1801254
3452268
573405
146,70%
2224419
281,16%
2.5
Thu nhập bình quân cho người LĐ
1332870
2525388
4089948
1192518
189,47%
2757078
306,85%
Nhìn chung trong các năm qua lượng lao động chủ chốt trong Công ty là quân nhân chiếm tỉ trọng lớn trên 80 người, tuy nhiên lượng lao động đang có xu hướng giảm. Nếu như năm 2008 lao động giảm 3,84% thì đến năm 2009 giảm 6,97% so với năm 2007. Việc giảm lao động bình quân này phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Quỹ lương cho đối tượng lao động này tăng nhanh 12,5% năm 2008 và 107,84 % vào năm 2009 so với năm 2007 là một kết quả khả quan. Như vậy sẽ không xét tới khả năng luân chuyển công tác để tăng thu nhập. Việc giảm lao động trong danh sách sẽ xuất phát từ phía công ty, có thể do cắt giảm biên chế những người không có khả năng làm việc cao. Điều này thể hiện rõ trong quá trình hoạt động công ty luôn kiểm tra trình độ tay nghề, ngay trong năm 2009 Công ty đã tổ chức thi tuyển công chức vào 5 chức danh lãnh đạo của Công ty. Việc thi tuyển này thu hút 39 người tham gia vào các vị trí chủ chốt kể cả ban giám đốc Công ty diễn ra minh bạch. Như vậy giảm lao động trong danh sách tức là có sự sàng lọc để có lao động tốt, chất lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó thì lượng lao động thuê ngoài ngày càng tăng, năm 2009 tăng 51,43% so với năm 2007. Điều này thể hiện rõ công ty có nhiều chính sách lớn để thu hút người lao động, nhất là về chế độ tiền lương. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển sẽ thu hút lượng lao động lớn có trình độ, tay nghề. Mức tăng trưởng về từng loại lao động giữa các năm sẽ được mô tả trong biểu đồ sau ( biểu đồ 03 )
Biểu đồ 03 biểu hiện rõ, độ chênh lệch về từng loại lao động giữa các năm. Lao động trogn danh sách có xu hướng giảm dần và thu nhập ngoài danh sách giảm nhẹ trong năm 2008 và tăng trưởng mạnh trong năm 2009.
Biểu đồ 03: Mức tăng trưởng lao động trong giai đoạn 2007-2009
Do tổng lao động trong Công ty thay đổi mạnh do đó thu nhập của người lao động cũng chịu ảnh hưởng theo chế độ tiền lương.
Trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong Công ty, chế độ tiền lương không ngừng tăng ( biểu đồ 04 )
Quỹ lương lao động trong danh sách tăng 206.303.629 đồng với tỷ lệ tăng thêm 12,5% vào năm 2007. Quỹ lương tăng, mà lao động trong danh sách lại giảm, điều này làm cho lương bình quân cho nguồn nhân lực này tăng 573.045 đồng tương ứng với tỷ lệ 146,7%. Sang năm 2009 tổng quỹ lương này tăng lên 1.779.744.355 đồng tương ứng với tỷ lệ 207,84% so với năm 2007, mức tăng trưởng này tác động tới tiền lương bình quân cho người lao động làm cho tiền lương bình quân tăng 2.224.419 đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 281,16%. So với mức tăng trưởng của năm 2008 với năm 2007 tăng lên gấp 4 lần. Điều này chứng tỏ việc thực hiện chế độ tiền lương cho CBCNV trong Công ty được thực hiện rất tốt.
Biểu đồ 04: Mức tăng trưởng tiền lương và thu nhập bình quân cho người lao động trong danh sách.
Tiền lương tăng thể hiện quá trình kinh doanh của Công ty không ngừng tăng, làm cho tiền lương cho người lao động cũng tăng theo. Ngoài ra Công ty cũng thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động:chế độ BHXH, BHYT cho người lao động. Ví dụ như trong năm 2009, Công ty trích nộp đầy đủ các khoản phúc lợi cho người lao động đạt 185.706.743 đồng tăng 55.366.376 đồng tương đương 142,43%. Việc tăng chi phí các khoản phúc lợi thể hiện sự quan tâm tới người lao động. Bên cạnh đó các khoản thưởng và các thu nhập phụ cho đối tượng này cũng tăng, điều này làm cho thu nhập bình quân cho người lao động ngày càng tăng. Thu nhập bình quân cho người lao động hàng tháng giữa các năm nhìn chung tăng lên gấp 2 lần, làm cho đời sống người lao động ngày càng tăng cao, tăng uy tín của Công ty trên thị trường, làm cho người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và giữ gìn một lực lượng lao động có trình độ cao.
Trong năm qua quỹ lương tưong đối với lao động thuê ngoài cũng tăng nhanh. Nếu như trong năm 2008 lượng lao động này giảm mạnh làm cho quỹ lương giảm 25.283.141 đồng thì đến năm 2009 lượng lao động này tăng mạnh làm cho tổng quỹ lương tăng 129.301.705 đồng, tương ứng với tỷ lệ 201,20% so với năm 2007. Nếu như lương tăng là phải trả thêm nhiều chi phí cho lao động thuê ngoài thì đây là kết quả không tốt, thế nhưng nếu đây là do thu nhập của Công ty tăng, mức lương trả cho người lao động đúng với khả năng và trình độ của họ thì đó là kết quả hết sức khả quan.
Tổng hợp tiền lương giữa các đối tượng lao động ta có biểu đồ thể hiện mức tăng tổng quỹ lương của Công ty ( biểu đồ 05 )
Biểu đồ 05: Mức tăng trưởng tổng quỹ lương trong Công ty
Trên biểu đồ nhận thấy rõ, nếu như năm 2008 tổng quỹ lương của Công ty không tăng là mấy so với năm 2007 thì đến năm 2009 nó tăng mạnh so với 2 năm trước. Điều này có được một phần do tổng số lao động trong năm 2009 tăng, mặt khác doanh thu của Công ty tăng cao, công ty cũng đã làm tốt các chính sách đối với người lao động. Đây là một kết quả tốt mà Công ty cần phát huy.
Phân tích các khoản mục chi phí trong Công ty
Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty gắn liền với các khoản chi phí, số liệu được thể hiện trong bảng 05.
Bảng 05: Bảng tổng hợp chi phí
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
CP trực tiếp+CP sx chung
5.427.452.979
6.678.480.891
10.614.001.743
CP khác
360.309.268
CP bán hàng
1.503.854.716
1.397.832.958
2.032.723.206
CP quản lý DN
393.936.147
426.908.603
1.288.716.823
Tổng cộng
7.325.243.842
8503.222.452
14.295.751.040
Theo như bảng tổng hợp chi phí ta thấy rõ trong giai đoạn 2007- 2009, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng. Tổng chi phí năm 2009 là 14.295.751.040 đồng tăng 195,16% so với năm 2007 chỉ có 7.325.243.842 đồng và 168,12% so với năm 2008 với tổng chi phí là 8.503.222.452 đồng. Mức tăng trưởng được thể hiện trong biểu đồ 05.
Như vậy mức chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng, do đó Công ty cần xét xem nguyên nhân là do đâu. Cụ thể như sau:
Chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung năm 2008 tăng 1.251.027.912 đồng tương ứng với tỷ lệ 123,05%, và năm 2009 tăng 5.186.548.763 đồng tương ứng với 195,56% so với năm 2007. Khoản mục chi phí này tăng lên thể hiện chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp ( giấy, mức, ghim…), nhân công trực tiếp ( nhân công tham gia vào quá trình in ấn)… tăng lên. Điều này có được do Công ty không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là Công ty đã mở thêm lĩnh vực in ấn báo chí, sách, tài liệu… Do vậy khối lượng công việc ngày càng tăng, đòi hỏi chi phí chi trả cũng phải tăng lên. Tuy nhiên mức tăng của năm 2009 cao hơn hẳn so với 2 năm trước, điều này là do quá trình sản xuất nhiều công nhân chưa có ý thức gây ra lãng phí nguyên vật liệu, làm thiệt hại nhiều đến tổng mức chi phí của toàn Công ty.
Biểu đồ 06: Mức tăng trưởng chi phí hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2009
Năm 2009 Công ty tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh mới, do đó xuất hiện nhiều khoản mục chi phí khác so với các năm qua.
Hoạt động bán hàng trong lĩnh vực viễn thông, báo chí của Công ty tăng lên mạnh nhất là viễn thông, mặt khác càng ngày có càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều này dòi hỏi Công ty phải có nhiều chính sách xúc tiến, yểm trợ bán hàng: Thuê thêm các địa điểm mới, tiến hành các hoạt động marketing, chi trả lương cho nhân viên bán hàng do đó tổng hợp chi phí cho khoản mục này tăng. Điều này thể hiện rõ qua mức tăng của năm 2009 với năm 2008 tăng 634.890.248 đồng tương ứng với tỷ lệ 145,42%. So với năm 2007 chỉ tăng lên 135,17%. Tuy nhiên trong năm tới Công ty cũng phải có biện pháp giảm chi phí này một cách tối đa, song vẫn đảm bảo được tăng trưởng của hoạt động kinh doanh, để có thể giảm bớt tổng chi phí, mang lại lợi nhuận cao cho Công ty.
Khoản mục tăng mạnh nhất trong năm qua phải nhắc đến chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng 327,14% năm 2009 và 108,37% năm 2008 so với năm 2007. Trong giai đoạn 2007- 2009 Công ty không ngừng xây thêm các bưu cục, do đó chi phí cho hoạt động quản lý là rất cao. Tuy nhiên năm 2009 chi phí cho hoạt động này khá cao, điều này chứng tỏ chi phí quản lý của doanh nghiệp còn nhiều bất cập khiến cho mức chi phí tăng. Xét trong quá trình kinh doanh, việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp có thể là do công tác quản lý còn chưa tốt, cũng có thể do Công ty phải chi nhiều khoản cho hoạt động tiếp khách… đây là nguyên nhân chính làm cho tổng các khoản mục chi phí của Công ty tăng lên. Năm 2009 mức doanh thu tăng nhưng lại có khoản mục chi phí doanh nghiệp lại tăng cao, làm cho lợi nhuận của Công ty giảm mạnh. Vậy trong năm tới phải có biện pháp khắc phục.
Chi phí đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Một Công ty có quá trình hoạt động kinh doanh phát triển đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí không cần thiết sẽ tạo điều kiện cho tăng lợi nhuận. Trong 3 năm liên tiếp, hoạt động kinh doanh được mở rộng làm cho tổng chi phí của Công ty tăng mạnh so với những năm trước, tổng doanh thu cũng như doanh thu từng ngành tăng vượt kế hoạch nhưng lại thu được lợi nhuận thấp hơn so với năm trước. Điều này chứng tỏ công tác thu chi của Công ty còn có nhiều tồn tại chưa thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng trong giai đoạn vừa qua Công ty đang có chiến lược mở rộng ra thị trường nước ngoài, do vậy chi phí cho các hoạt động tại đây là rất lớn. Trong thời gian tới Công ty phải đánh giá lại các khoản mục chi phí kịp thời để tìm ra những mặt hạn chế, khắc phục những tồn tại, nếu như đưa ra những biện pháp kịp thời để trong thời gian tới sẽ phát huy được hết nội lực của Công ty, đưa mức lợi nhuận của Công ty tăng cao để công ty ngày một phát triển hơn nữa.
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
( 2007- 2009 ) được thể hiện qua bảng số 06
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều tăng trưởng mạnh. Với việc mở rộng thêm các bưu cục trong thành phố đảm bảo tốt cho việc phục vụ ngành bưu chính viễn thông trong thành phố cũng như cả nước, với mức giá ưu đãi thu hút lượng khách hàng lớn. Mặt khác Bưu chính Viettel kết hợp chặt chẽ với các Công ty thành viên trong Tập đoàn ( nhất là Công ty truyền dẫn ) xây dựng và phát triển hoạt động được 35 tuyến phát chính, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, luôn tạo được niềm tin đối với khách hàng, nên mức doanh thu tăng lên nhanh chóng. Đồng thời tiền lương và thu nhập bình quân cho người lao động cũng tăng bất ngờ so với những năm trước.
Bảng 06: Đánh giá hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007- 2009
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
Năm 2008 so với 2007
Năm 2009 so với 2007
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1
Tổng doanh thu
đ
7967374813
9117863736
17512416886
1150488923
14,44
9545042073
119,80
2
Tổng vốn đầu tư
đ
172987400
153898900
978120000
19088500
-11,03
805132600
465,43
3
Tổng chi phí
đ
8140362414
9271762837
18490537087
1131400423
13,90
10350174673
127,15
4
Lợi nhuận gộp
đ
2539436649
2439382845
3737964448
100053804
-3,94
1198527798
47,20
5
Lợi nhuận trước thuế
đ
641654958
614641285
416524419
(27013674)
-4,21
( 225130540)
-35,09
6
Nộp thuế TNDN
đ
179663388
172099560
116626837
(7563829)
-4,21
( 63036551 )
-35,09
7
Lợi nhuận sau thuế
đ
461991570
442541725
299897581
(19449845)
-4,21
( 162093989)
-35,09
8
Tổng lao động bình quân
94
86
83
8
-8,13
11
-11,45
9
Thu nhập bình quân tháng
đ
1332870
2525388
4089948
1192518
89,47
2757078
207
10
Khấu hao TSCĐ
đ
72315807
82656967
139515548
10341160
14,30
67199741
93
I
Nhóm chỉ tiêu suất sinh lời
1
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Lần
2,67
2,88
0,31
0,11
4,30
-2,36
-89
2
Sức sinh lời của lao động
đ
4940997
5151825
3621951
210828
4,27
-1319045,69
73,30
3
Tỷ suất lợi nhuận gộp
%
31,87
26,75
21,34
-5,12
-16,06
-10,53
66,97
4
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
%
8,05
6,74
2,38
-1,31
-16,30
-5,68
29,53
5
Tỷ suất khấu hao và lợi nhuận trước thuế
%
8,96
7,65
3,18
-1,31
-14,66
-5,79
-64,57
II
Nhóm chỉ tiêu năng suất
1
Năng suất lao động theo doanh thu
đ/ng
85211027
106145096
211502619
20934069
24,57
126291592
148
2
Năng suất theo chi phí
đ/ng
87061129
107936704
223315665
20875575
23,98
136254537
157
3
Năng suất của tài sản theo doanh thu
đ
110
110
126
0
0,12
15
14
Thông qua các chỉ tiêu được phân tích và đánh giá ở trên, ta có thể tổng hợp được bảng thống kê về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức chi phí bình quân, doanh thu bình quân, tỷ lệ suất sinh lời của vốn, tỷ suất lợi nhuận trước thuế của Công ty. Ta có thể nhận thấy rằng trong năm 2009 doanh thu đã tăng rất nhanh so với những năm trước. Đó là do năm 2009 Công ty đã mở rộng loại hình kinh doanh của mình. Ngoài 3 ngành kinh doanh chính là chuyển phát nhanh, phát hành báo, viễn thông, Công ty đã có thu nhập thêm từ hoạt động tài chính và các ngành khác như in ấn, kho vận… Trong năm 2007,2008 Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động của mình với đội ngũ CBCNV có đầy đủ với năng lực và chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty ( biểu đồ 07 )
Biểu đồ 07: Mức tăng doanh thu trong giai đoạn 2007- 2009
Và để đánh giá chi tiết hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta cần phân tích cụ thể các chỉ tiêu đã được tính toán:
Căn cứ vào kết quả so sánh ở trên ta thấy nhóm chỉ tiêu năng suất được thực hiện khá tốt cao hơn hẳn so với năm 2007, 2008. Đây là một kết quả hết sức khả quan. Nhưng bên cạnh đó trị số của nhóm chỉ tiêu sinh lợi thì ngược lại, nó giảm trong năm 2007 và giảm mạnh vào năm 2009.
Nhóm chỉ tiêu sinh lợi:
Qua bảng trên ta thấy nhóm chỉ tiêu sinh lợi thực hiện chưa tốt, trong khi tổng doanh thu của doanh nghiệp ngày một tăng mà sức sinh lời lại giảm, đây là một trong những trọng điểm cần phân tích. Đặc biệt phải quan tâm tới hoạt động trong năm 2009. Cụ thể là:
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Số liệu trên bảng cho thấy bình quân cứ 1 đồng vốn của năm 2007 tạo ra 2,67 đồng lợi nhuận ròng, năm 2008 đã tăng so với năm 2007 là 0,21 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm 7,67%. Như vậy mức lợi nhuận tính cho vốn chủ sở hữu tăng 0,21 đồng/ 1 đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này có được do Công ty đã mua tài sản cố định có giá trị lớn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tăng hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2009 sức sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm hẳn, bất ngờ ở con số giảm 2,36 lần tức là giảm 92,93% so với năm 2007. Điều này cũng có nghĩa là trong năm 2009, 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về mức lợi nhuận thấp hơn năm 2007 là 2,36 lần. Công ty cần xem xét lại việc dùng vốn. Có thể do việc đầu tư của Công ty chưa thực sự hiệu quả, chưa sử dụng tối đa đồng vốn bỏ ra, còn gây lãng phí trong quá trình kinh doanh nhất là đối với việc sử dụng kho tàng, phương tiện hoạt động.
Sức sinh lời của lao động:
Số liệu trên bảng cho thấy bình quân cứ một người lao động năm 2007 tạo ra được 4.940.997 đồng lợi nhuận ròng, năm 2008 là 5.151.825 đồng và năm 2009 chỉ có 3.621.951 đồng. Như vậy mức tăng trưởng qua các năm là không ổn định. Nếu như năm 2008 sức sinh lời của lao động tăng lên 210.828 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,27%. Kết quả này thể hiện, trong năm 2008 bình quân cứ 1 người lao động tạo ra 5.151.825 đồng lợi nhuận ròng của Công ty. Đây là kết quả tốt, thể hiện hiệu quả làm việc của người lao động cao, không ngừng tăng trưởng tạo động lực tăng lợi nhuận của Công ty. Nhưng đến năm 2009, sức sinh lời của lao động giảm 1.319.046 đồng giảm 26,7% so với năm 2007. Như vậy, mức lợi nhuận bình quân mà một người lao động chỉ tạo ra 3.621.951 đồng lợi nhuận ròng của Công ty. Cần xét xem nguyên nhân này xảy ra là do đâu. Nếu như do người lao động chưa thực sự quan tâm tới công việc, chưa phát huy hết năng lực của mình vào hoàn thành công việc được giao thì Công ty cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, giảm thiểu hậu quả trong năm tới. Còn nếu việc giảm lợi nhuận ròng của Công ty là do biến động của môi trường kinh doanh, làm cho người lao động không thể hoàn thành tốt công việc, thì Công ty phải tìm giải pháp khắc phục để tạo mọi điều kiện cho người lao động phát huy hết năng lực của mình vào công việc, tăng lợi nhuận cho Công ty trong những năm tới đây.
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta nhận thấy nhóm chỉ tiêu: Lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận gộp cũng giảm mạnh ( biểu đồ 08 ).
Biểu đồ 08: Tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn 2007- 2009 ( đvt: % )
Theo như biểu đồ trên thấy rõ mức giảm của lợi nhuận trên doanh thu. Nếu như tỷ suất lợi nhuận gộp giảm dần trong các năm 5,12% vào năm 2008 và 10,53% vào năm 2009 so với năm 2007; thì tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 1,31% năm 2008 và giảm đột ngột 5,79% vào năm 2009. Đây là vấn đề mà Công ty cần phải quan tâm, vì giai đoạn 2007- 2009 mức doanh thu của Công ty tăng trưởng mạnh, đặc biệt là vào năm 2009 ( biểu đồ 05). Tuy nhiên cũng phải xét tới tổng chi phí trong những năm qua của Công ty không ngừng tăng, nhất là vào năm 2009. Chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp tăng, trong đó phải kể đến chi phí quản lý doanh nghiệp, làm cho lợi nhuận thu được không cao. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm.
Nhóm chỉ tiêu năng suất:
Năng suất lao động theo doanh thu:
Số liệu cho ta thấy bình quân cứ 1 lao động của năm 2007 tạo ra được mức doanh thu là 85.211.027,3 đồng/ người, năm 2008 là 106.145.096 đồng, năm 2009 là 211.502.619 đồng. Nếu như ở trên sức sinh lời của lao động cho lợi nhuận ròng không tăng thì xét tới doanh thu năng suất lao động của người lao động lại tăng nhanh. Năm 2008 mức năng suất lao động theo doanh thu tăng 20.394.068,63 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 24,57% thì đến năm 2009 chỉ tiêu này tăng 126.291.592 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng lên 148% so với năm 2007. Điều này thể hiện doanh thu mà lao động mang lại cho Công ty tăng cao, người lao động phát huy được năng lực của mình trong việc phát triển doanh thu. Hiệu quả sử dụng lao dộng năm 2009 tăng gấp 63,7% năm 2008 so với năm 2007.
Năng suất lao động theo chi phí:
Trong các năm qua, các khoản chi phí trong Công ty không ngừng tăng làm cho năng suất lao động theo chi phí cũng tăng theo. Thể hiện rõ: năm 2008 tăng 20.875.574,94 đồng ứng với tỷ lệ tăng thêm 23,98%, năm 2009 tăng 136.254.537 đồng tương ứng tăng lên 156,5% so với năm 2007. Kết quả này cho thấy Công ty chưa làm tốt công tác hoạch toán chi phí, do đó khoản chi phí này là rất lớn. Nếu như chi phí cho 1 lao động giảm đi thì sẽ mang lại kết quả tốt cho Công ty, sẽ làm cho tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty giảm, đồng thời điều này quyết định tới mức lợi nhuận cao mà Công ty có thể đạt được.
Vì vậy trong năm tới Công ty cần có biện pháp khắc phục để giảm chi phí không cần thiết, đặc biệt là với chi phí quản lý doanh nghiệp.
Năng suất của tài sản theo doanh thu
Thông qua bảng số liệu chỉ rõ giá trị TSCĐ trong doanh nghiệp không ngừng tăng: năm 2007 là 72.315.807 đồng, năm 2008 là 82.656.967 đồng, năm 2009 là 139.515.548 đồng. Giá trị TSCĐ tăng đồng thời mức doanh thu hàng năm cũng tăng cho nên 1 đồng tài sản mỗi năm bỏ ra thu về mức doanh thu cao. Năm 2008 một đồng tài sản bỏ ra thu về 110,31 đồng lợi nhuận tăng 0,14 đồng tương ứng với tăng thêm 0,13% năm 2009 đạt 125,52 đồng tăng 15,35 đồng ứng với tăng thêm 13,93% so với năm 2007. Kết quả này cho thấy Công ty đã hoàn thành tốt việc sử dụng TSCĐ mang lại mức doanh thu tăng trưởng, đây là kết quả mà Công ty cần phát huy hơn nữa để phát huy tiềm lực sẵn có của mình. Tổng quan mà nói, trong giai đoạn 2007- 2009, Bưu chính Viettel phát triển doanh thu không ngừng trên tất cả các mặt làm cho thu nhập của người lao động không ngừng tăng. Tuy nhiên hạn chế còn tồn tại là Công ty còn lãng phí nhiều khoản chi phí, nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp, điều này làm cho mức lợi nhuận thu được không cao, giảm dần vào các năm ( biểu đồ 09 ).
Biểu đồ 09: Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2007- 2009
Đánh giá chung
Kết quả đạt được:
Bảng 07: Tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện năm 2009
TT
Chỉ tiêu
Năm 2009
Kế hoạch
Thực hiện
% hoàn thành
1
2
3
4
5=4/3
1
Doanh thu
16.800.000.000
17.512.416.886
104,24
1.1
Chuyển phát nhanh
14.500.000.000
12.690.547.414
87,52
1.2
Phát hành báo
1.300.000.000
1.377.368.825
105,93
1.3
Viễn thông
1.000.000.000
3.010.904.761
301,09
2
Khách hàng
17200
18.006
104,69
3
Phát triển mạng lưới
13
12
92,30
4
Lợi nhuận gộp
5.168.995.320
3.737.964.448
72,32
5
Lợi nhuận trước thuế
1.137.891.098
416.524.419
36,60
6
Thuế thu nhập doanh nghiệp
318.609.507
116.626.837
36,60
7
LĐ trong danh sách
78
83
106,41
8
LĐ thuê ngoài
18
11
61,11
9
Lương bình quân LĐ trong danh sách
2.970.220
3.452.268
116,23
10
Thu nhập bình quân LĐ trong danh sách
3.799.670
4.089.948
107,64
Năm 2009 là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Bưu chính Viettel, là một năm có bước phát triển vượt bậc về doanh thu và lao động so với kế hoạch đặt ra. Điều này được thể hiện chi tiết trong bảng 07.Năm 2009, Bưu chính Viettel đã có mức doanh thu tăng trưởng ngoạn mục, đạt 17.512.416.886 đồng, đạt 104,24% kế hoạch. Ta có biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh thu các ngành trong tổng doanh thu của Công ty như sau:
Biểu đồ 10: Tỷ trọng doanh thu các ngành nghề kinh doanh chính năm 2009
74%
8%
18%
Trong đó:
+ Chuyển phát nhanh đạt 12.690.547.414 đạt 87,52% kế hoạch
+ Phát hành báo đạt 1.377.068.825 đạt 105,93% kế hoạch
+ Năm 2009 tiếp tục có sự bùng nổ thị trường dịch vụ viễn thông, đặc biệt là sự tăng trưởng của dịch vụ viễn thông Viettel Telecom, làm cho doanh thu trong lĩnh vực hoạt động này đạt 3.010.904.761 đồng, đạt 301,09%. Đây là một kết quả cao so với kế hoạch mà Công ty đã đề ra.
Bưu chính Viettel đã đưa ra mức giá rẻ đi tiên phong trong hoạt động kinh doanh, giảm giá cước và đã có tới 18.066 khách hàng đạt 104,69% so với kế hoạch đặt ra. Có được điều này cũng nhờ vào sự đóng góp lớn trong việc chủ động, tích cực xây dựng, phát triển mạng lưới: Công ty đã triển khai đưa vào khai thác và sử dụng nhiều bưu cục trong thành phố, phục vụ chủ yếu ở các vùng trường học, bệnh viện, khu dân cư đông… nhằm kinh doanh thiết bị đầu cuối, dịch vụ viễn thông. Việc phát triển mạng lưới đưa Bưu chính Viettel dần tiến nhanh ra thị trường nước ngoài, trước mắt là thị trường Singapo.
Năm 2009 Công ty đã bắt đầu thực hiện cơ chế khoán về doanh thu tới từng bưu cục, do vậy thu nhập của người lao động cũng tăng lên và cũng thu hút được số lượng lớn người lao động. Trong năm qua, lao động trong danh sách có 83 người, đạt 106,41% kế hoạch, lao động thuê ngoài có 25 người, đạt 61,11%. Tổng lao động trong Công ty tăng, song mức lương vẫn ổn định và tăng lên rõ rệt. Năm 2009 tiền lương bình quân là 3.452.268 đồng/ người/ tháng đạt 116,23%, tổng thu nhập bình quân của người lao động đạt 4.089.948 đông/ người/ tháng đạt 107,64% so với năm kế hoạch đặt ra.
Công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, xử lý nhanh, kịp thời những sự cố. Đồng thời quản lý trong các hoạt động kinh doanh cũng từng bước đi vào nề nếp, mang tính chuyên nghiệp hơn.
Trong quá trình xây dựng mạng lưới có sự giám sát chặt chẽ, hoạch toán lỗ lãi và rút ra kinh nghiệm quý giá để vận dụng và khắc phục vào quá trình hoạt động sau này. Đó là môi trường tốt nhất nhằm rèn luyện cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của Công ty.
Những tồn tại:
Việc triển khai thử nghiệm các dịch vụ mới còn chậm, chưa theo kịp các nhà cung cấp khác, trong đó phải nói đến doanh thu từ hoạt động tài chính còn chưa cao.
+ Chưa đánh giá nắm bắt thị trường, thiếu thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Công tác chăm sóc khách hàng chưa được chú trọng, giải quyết khiếu nại chưa dứt điểm gây nên nhiều hiểu lầm không đáng có. Chưa có chính sách chăm sóc cho từng khách hàng cụ thể riêng biệt nhằm tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ Viettel. Về chất lượng sản phẩm tần suất xảy ra sự cố còn cao so với cam kết với khách hàng.
+ Chính sách giá không linh hoạt với sự thay đổi của thị trường.
+ Chưa đánh giá hết thị trường, thiếu thông tin về đối thủ cạnh tranh.
Kỷ luật xây dựng tác phong chuyên nghiệp cũng như tổ chức thực hiện chưa cao. Chưa có hệ thống tạo sức ép đối với từng cá nhân gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Nhận thức của CBCNV ở các cấp chưa đúng mực về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cũng như cá nhân được phân công. Trình độ CBCNV còn nhiều hạn chế chưa theo kịp với sự phát triển lớn mạnh của Công ty.
+ Công tác quản lý chưa theo kịp sự phát triển nhanh nên bộc lộ nhiều bất cập, trong điều hành giao nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa rõ đầu mối qua nhiều cấp. Một số vị trí quản lý chưa đủ tầm, chưa đủ trình độ năng lực quản lý điều hành đơn vị theo chức trách nhiệm vụ được giao. Mặt khác những vị trí chủ trì lực lượng kế cận còn mỏng và yếu. Công tác đánh giá kết quả hoàn thành công việc nhiệm vụ còn hình thức chưa sát thực tế.
+ Các hoạt động tổ chức quần chúng chưa có chiều sâu và thiếu chủ động. Các đợt phát động phong trào thi đua còn chưa thật sự sôi nổi, để tạo ra được một bầu không khí sôi nổi cho CBCNV xung kích trong tất cả các mặt trận.
+ Chưa chủ động triển khai các khóa đào tạo trong Công ty.
Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đôi khi còn chậm, thiếu tính kế hoạch.
+ Công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế, chưa tỉ mỉ.
+ Công tác triển khai thiếu tính kế hoạch dẫn đến triển khai thực hiện nhiệm vụ đôi lúc còn chậm, chất lượng, công trình chưa cao. Bảo đảm thiết bị vật tư, khí tài và các điều kiện khác có thời điểm chưa kịp thời, phụ thuộc vào kế hoạch, tiến độ triển khai các đợt trọng điểm của Tập đoàn.
+ Công tác quản lý vật tư trang thiết bị chưa tốt, chưa kiểm soát được số lượng vật tư đã cấp và hiệu quả sử dụng của nó.
+ Công tác điều hành, đôn đốc, giám sát thực hiện nhiệm vụ nhiều khi chưa kiên quyết, triệt để.
+ Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện theo quy trình, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật chưa được quan tâm thường xuyên.
Nguyên nhân tồn tại
Nguyên nhân khách quan:
Các đối thủ VNPT, FPT, EVN Telecom… đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ về giá, đầu tư nâng cao chât lượng.
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ phát triển nhanh, nhưng nó lại phụ thuộc vào tiến độ xây dựng hệ thống mạng lưới còn chưa thực hiện được nhiều nơi. Điều đó là do một số khó khăn tại các địa phương ngăn cản không thể thực hiện được.
Nguyên nhân chủ quan:
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, vốn đầu tư chưa được phân bổ đồng đều, mới chỉ tập trung chủ yếu vàp loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh.
+ Bộ phận nghiên cứu chiến lược thị trường, thương hiệu dịch vụ chưa phát huy hết vai trò và năng lực của mình. Tổ chức bộ máy của bộ phận kinh doanh chưa chuyên nghiệp, chưa có người chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông… dẫn đến hiệu quả của lĩnh vực này không đạt yêu cầu. Công tác phát triển, chăm sóc khách hàng còn xem nhẹ, tinh thần trách nhiệm không cao.
Trong chỉ đạo theo dõi đôn đốc các đơn vị đôi lúc còn chưa kiên quyết dứt điểm được các công việc đề ra.
+ Chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá thực hiện các công việc ở các đơn vị kinh doanh.
+ Quy trình, quy định không được chỉnh sửa, bổ sung, thay thế kịp thời với tốc độ phát triển, tính chất công việc. Mặt khác trong tổ chức thực hiện còn làm ẩu, làm tắt chưa đúng với quy trình, nên còn mắc nhiều lỗi.
+ Ở nhiều bưu cục mới hệ thống mạng kho chưa hoàn thiện.
+ Khối lượng công việc lớn, có nhiều đợt trọng điểm đòi hỏi việc nhập – xuất phải đáp ứng đúng yêu cầu, mặt khác thời gian tiến độ triển khai nhanh, không tổ chức quyết toán dứt điểm, kịp thời.
+ Trong dịch vụ viễn thông, tập trung cho phát triển nhanh, nhưng chưa quan tâm tới các phương án đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi có sự cố về mạng lưới, hay nâng cấp mạng lưới.
Đội ngũ CBCNV đa phần còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều nhân viên mới chưa được đào tạo nghiệp vụ đã tham gia ngay vào sản xuất, kinh doanh và trong quá trình làm việc không được bồi dưỡng thường xuyên. Nhận thức của một số CBCNV chưa tốt, chưa thực sự tâm huyết trong công việc và không có ý thức xây dựng đơn vị.
+ Do việc quản lý công tác đào tạo được thực hiện tại 2 cơ quan chức năng ( phòng tổ chức lao động Tập đoàn và Công ty ) cho nên việc chủ động trong công tác triển khai là phải phụ thuộc.
+ Để có cơ sở trong việc đánh giá cán bộ cần có sự phối hợp từ nhiều đơn vị trong Công ty, mà công tác này chưa được thực hiện một cách có hệ thống nên để có kết quả chính xác phục vụ cho việc đánh giá còn rất hạn chế.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
3.1. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2012
3.1.1. Mục tiêu phát triển:
Qua những phân tích kết quả đạt được và những tồn tại trong Công ty, Ban giám đốc công ty đã xác định rõ định hướnh phát triển của Công ty trong những năm tới đây. Đặc biệt Công ty đã xây dựng rõ cho mình chiến lược phát triển tới năm 2012 về doanh thu trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của mình (bảng 08).
Bảng 08: Chiến lược phát triển doanh thu đến năm 2012
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Chiến lược
1
Chuyển phát nhanh
đồng
57.880.000.000
2
Phát hành báo
đồng
2.280.000.000
3
Viến thông
đồng
10.540.000.000
4
In ấn
đồng
2.590.000.000
5
Kho vận
đồng
1.280.000.000
6
Thương mại điện tử
đồng
2.010.000.000
7
Tài chính bưu điện
đồng
810.000.000
8
Tổng doanh thu
đồng
77.390.000.000
Như vậy với mục tiêu chiến lược phát triển như trên, đến năm 2012 sẽ đưa tổng doanh thu của Công ty lên 70.990.000.000 đồng tức là sẽ tăng lên 400% so với tổng doanh thu trong năm 2009. Trong đó Bưu chính Viettel vẫn lấy chuyển phát nhanh là mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình đạt mức doanh thu 57.880.000.000 đồng tăng thêm 356% so với năm 2009.
+ Ngành viễn thông là có tiềm năng phát triển, do đó Công ty có chủ trương đầu tư hơn nữa và sẽ đạt mức doanh thu 10.540.000.000 đồng tăng 250,06% so với năm 2009.
Nhìn chung Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng vẫn đầu tư mạnh vào CPN và VT, là 2 ngành chiếm tỷ trọng doanh thu cao trong năm qua. Bên cạnh đó những loại hình dịch vụ khác vẫn được đầu tư phát triển hơn nữa, đặc biệt xu hướng phát triển ra thị trường nước ngoài, xây dựng các bưu cục ngoại dịch. Việc mở rộng ra thị trường nước ngoài được triển khai ngay trong năm nay trước hết trên thị trường Singapo và Lào.
3.1.2. Định hướng phát triển
* Định hướng về công nghệ:
Lựa chọn công nghệ phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ, tiết kiệm đầu tư.
Công nghệ thay đổi nhanh chóng: định hướng đúng về công nghệ, đầu tư nhanh, kinh doanh có hiệu quả để thu hồi vốn.
Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, làm chủ công nghệ hiện đại và tăng cường hoạt động sáng tạo.
* Định hướng về kinh doanh:
Chiến lược giá: hợp tác với các nhà cung cấp khác tránh cạnh tranh về giá.
Quán triệt nhận thức khách hàng là khách sử dụng chung dịch vụ của Tập đoàn Viettel.
Tận thu trên hạ tầng sẵn có, mở rộng kinh doanh các dịch vụ khác.
Mở rộng hợp tác kinh doanh Quốc tế nằm phát triển thị trường ( trước mắt là sang Singapo và Lào ).
Phát triển kinh doanh đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng. Luân chuyển thông tin phục vụ khối quân sự.
Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng hơn nữa, xây dựng mọi chế độ chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, đặc biệt là với nhóm khách hàng đặc biệt có tiềm năng.
Giải pháp dứt điểm mọi khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời.
* Con người
Theo định hướng phát triển của Công ty xác định, trong những năm tới đây, sẽ tuyển dụng theo đúng quy trình ( đảm bảo cơ cấu: 45% ĐH, 50% CĐ- TC, 5% là lao động khác )
Trong quá trình hoạt động sẽ không ngừng đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn:
+ 100% CBCNV nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, yên tâm gắn bó công tác
+ 100% nhân viên mới được tuyển dụng đào tạo
+ 100% nhân viên được đào tạo nội bộ ít nhất 1lần/ năm
+ 5% nhân viên được cử đi đào tạo bên ngoài Công ty ( tại các trung tâm và các trường đào tạo )
+ Với những mục tiêu cụ thể như trên Bưu chính Viettel đang không ngừng củng cố xây dựng thương hiệu, vị trí của mình không chỉ trong nước mà còn vươn xa hơn trên thị trường Quốc tế.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty
Trong năm 2009 Bưu chính Viettel đã có những bước đột phá trong việc tăng doanh thu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty còn chưa cao một phần là do hầu hết các khoản chi phí đầu vào tăng vượt bậc, làm cho lợi nhuận thu được không cao. Dưới đây là một số biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh cho Công ty trong những năm tới.
3.2.1. Về công tác kinh doanh
- Phải phát triển thị trường bằng cách:
+ Xây dựng các chương trình, kế hoạch Marketing tiếp xúc khách hàng, từng thị trường một cách cụ thể. Do đặc thù của Công ty là kinh doanh đảm bảo dịch vụ viễn thông 097, 098, 0167, 0168, 0169 do vậy phải có chương trình tiếp xúc với từng đối tượng khách hàng, tổ chức marketing khách hàng tại các xã, phường, thị trấn.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, có chính sách hiệu quả giữ chân khách hàng chiến lược và phát triển khách hàng trung thành: tặng quà, giảm giá cước… nhằm duy trì tốc độ doanh thu.
+ Chú trọng nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh nhằm ra các quyết sách kịp thời giành thị phần khách hàng.
Không ngừng truyền thông quảng cáo:
Tổ chức và đẩy mạnh công tác truyền thông quảng cáo tại thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao vị thế thương hiệu Viettel ( chính sách giá tốt nhất, chăm sóc khách hàng tốt nhất…) để phát triển doanh thu nhanh chóng.
Xây dựng và đề xuất một chính sách giá cạnh tranh, áp dụng các giải pháp ưu đãi về giá linh hoạt.
Công tác tổ chức chăm sóc khách hàng phải diễn ra thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời.
+ Làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ khách hàng, giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của khách hàng, thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.
+ Cần phân rõ từng đối tượng khách hàng để tiến hành xây dựng giải pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả. Công ty nên tổ chức thường xuyên các đợt chăm sóc khách hàng trực tiếp nhằm tạo thiện cảm tốt và niềm tin với từng khách hàng.
Công tác quản lý tài sản phải được chuyên nghiệp hóa bằng cách khai thác có hiệu quả phần mềm đánh giá định kỳ theo quý chất lượng thiết bị.
+ Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị, phương tiện đi lại nhằm phục vụ tối đa cho hoạt động kinh doanh.
3.2.2. Về công tác kế hoạch:
Cần tăng cường giám sát, đôn đốc các bộ phận nhằm đảm bảo các kế hoạch đề ra.
Trong chiến lược phát triển của Công ty trong những năm tới đây sẽ phát triển những loại hình kinh doanh mới do vậy cần phải lập kế hoạch chi tiết về nhân lực, vốn đầu tư lượng khách hàng…, có giải pháp, tiến độ thực hiện cho từng lĩnh vực cụ thể.
3.2.3. Đối với công tác tổ chức lao động và tiền lương.
* Công tác tổ chức lao đông:
- Xây dựng mô hình tổ chức đầy đủ các cơ quan chức năng đảm bảo cho mọi hoạt động của Công ty.
- Xây dựng hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo từng nhóm công việc đặc thù.
- Nâng cao công tác tuyển dụng, đánh giá ngay từ ban đầu, lựa chọn đối tượng đúng người, đúng việc.
- Nâng cao công tác quản lý lao động bằng việc ban hành các quy chế, quy định, định kỳ kiểm tra việc thực hiện các quy định đó đối với tất cả các bộ phận.
- Xây dựng tác phong chuyên nghiệp hóa trong từng con người ở từng bộ phận khi làm việc.
- Hàng tháng phải đánh giá hoàn thành công việc của các cá nhân theo hướng dẫn của Phòng Tổ chức lao động Tập đoàn.
- Duy trì nề nếp kỷ luật chính quy tốt theo tác phong quân sự cũng như chấp hành mọi nội quy của Công ty. Đặc biệt phải quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng tới từng cán bộ Đảng viên, nhân viên toàn Công ty.
Công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau trên khắp thành phố Hải Phòng, lại có những đối thủ cạnh tranh mạnh do vậy phải tuyển dụng lao động bổ sung kịp thời vào các vị trí nhất là ở các bưu cục. thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho lao động ở các trung tâm và các bưu cục, đặc biệt là các bưu cục ở xa trung tâm. Có nhiều phương pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Công ty có thể phải lựa chọn hình thức đào tạo cho phù hợp với điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và nguồn tài chính của mình:
Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các lao động trực tiếp và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giải thích và giới thiệu của người dạy về mục tiêu công việc, người học sẽ được trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo.
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: Với phương pháp này Công ty có thể luân chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để cung cấp cho người lãnh đạo khả năng thích ứng công việc ở nhiều vị trí khác nhau ( sẽ rất có lợi cho Công ty vì có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau ). Điều này sẽ giúp cho người lãnh đạo có thể thực hiện được nhiều công việc trong tương lai phát huy sức mạnh của toàn Công ty.
Cử đi học tại các trung tâm, các trường chính quy: Do đặc thù của ngành bưu chính là luôn phát triển cùng với nhịp độ phát triển của CNTT trong nước và Quốc tế. Do vậy Công ty phải thướng xuyên cử cán bộ, nhân viên đi học tập nâng cao nghiệp vụ, phát huy khả năng sáng tạo không ngừng. Tuy nhiên với phương pháp này sẽ tốn kém nhiều chi phí, Công ty cần có kế hoạch cụ thể đào tạo đúng người đúng việc để tránh lãng phí.
* Tiền lương:
Trong năm 2009 lợi nhuận thu được của Công ty tuy không cao nhưng tiền lương của người lao động lại tăng lên rõ rệt. Do vậy nên xây dựng đơn giá tiền lương dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực hiện trả lương theo thời gian, cần phân biệt rõ bậc lương cho từng đối tượng lao động trong Công ty. Đối với các lao động trong danh sách có mức lương cứng là bao nhiêu và ngoài danh sách là bao nhiêu. Trong quá trình kinh doanh cũng phải dựa vào đó để có thưởng phạt rõ ràng, nên áp dụng mức lương khoán theo năng suất lao động để phát huy tối đa năng suất lao động.
Đồng thời Công ty cũng phải có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng, nguồn chất xám, xây dựng các chính sách khen thưởng kịp thời với người lao động để tạo động lực khuyến khích.
Dưới đây là một số hình thức trả lương mà Công ty có thể áp dụng:
Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: thường được áp dụng đối với công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt, cụ thể. Đơn giá cố định được tính theo công thức sau:
ĐG= L/Q hoặc ĐG= L x T
Trong đó: ĐG: Đơn giá sản phẩm
L: Mức lương cấp bậc của công việc
Q: Mức sản lượng
T: Mức thời gian
Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng: thực chất là chế độ trả công sản phẩm kể trên kết hợp với hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng chế độ trả công này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Lth= L+ L( m x h) / 100
Trong đó:L: tiền công trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
m:% tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
Áp dụng chế độ trả công khoán:chế độ này sẽ được áp dụng cho các bưu cục trong cả nước nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh tại đây. Chế độ tiền công khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua các hợp đồng giao khoán chặt chẽ. Việc khoán doanh thu hay sản phấm sẽ khuyến khích người lao động không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí để thu được lợi nhuận tối đa.
Trên đây là một số hình thức trả lương cơ bản mà Công ty có thể áp dụng để có sự chính xác trong việc trả lương cho người lao động, khuyến khích động viên kịp thời tạo động lực làm việc có hiệu quả hơn.
3.2.4. Công tác tài chính
Trong những năm qua chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn làm cho lợi nhuận thu được của Công ty không cao. Do đó, phải xây dựng các định mức kinh tế để quản lý tốt hơn và tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.
Quá trình hoạt động kinh doanh còn có nhiều khoản nợ chưa thu do đó phải phối hợp với Phòng kinh doanh theo dõi, đôn đốc và thu hồi công nợ của khách hàng cho kịp thời.
Công ty kinh doanh tại nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nên phải làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ kế toán, đối chiếu thường xuyên với Phòng tài chính của Tập đoàn Công ty để nhanh chóng phát triển những sai lệch có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất phải hạ thấp chi phí nguyên vật liệu ( đối với loại hình dịch vụ in ấn ): phải có biện pháp sử dụng tối đa các nguyên vật liệu ( giấy, mực ) tránh lãng phí vật tư. Tận dụng những nguyên vật liệu thừa vào tái sản xuất cho phù hợp, nhằm giảm được khoản chi phí không cần thiết. Công tác phát hành báo, chuyển phát nhanh… cần phải có kế hoạch sử dụng phương tiện cụ thể, phân bổ hợp lý phương tiện ở từng trung tâm cũng như bưu cục, khai thác tối đa công suất luân chuyển phương tiện, tránh lãng phí.
Tiến hành mọi biện pháp nhằm cắt giảm tổng chi phí: trong 3 năm qua hầu như chi phí của doanh nghiệp đều tăng mạnh. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí của Công ty chưa được tốt. Do vậy, trong năm tới Công ty cần thu thập tất cả các số liệu về chi phí một cách chính xác. Tổng chi phí được xác định như sau:
Tổng chi phí = chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí từ hoạt động tài chính + chi phí khác + chi phí trực tiếp + chi phí sản xuất chung.
Trong đó cần quan tâm chủ yếu tới chi phí quản lý doanh nghiệp, vì đây là chỉ tiêu tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua, chứng tỏ công tác tổ chức trong Công ty chưa thực sự ổn định, ăn khớp chặt chẽ với nhau làm cho tốn kém nhiều chi phí cho hoạt động này. Do vậy, Công ty cần củng cố lại bộ máy tổ chức hoạt động để giảm bớt những chi phí không cần thiết, giúp cho các bộ phận đựợc hoạt động ăn khớp với nhau hơn, giảm bớt những chi phí không cần thiết, tiết kiệm tuyệt đối trong khả năng có thể để nâng cao lợi nhuận trong năm tới.
3.2.5. Công tác đầu tư
- Công tác mua sắm thiết bị vật tư phải có kế hoạch cụ thể, phải theo dõi hợp đồng mua sắm thiết bị, vật tư để phân bổ vào các dự án theo đúng quy định.
- Đầu tư lớn vào những ngành có tiềm năng phát triển cao, đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh nghiên cứu đầu tư ra thị trường nước ngoài.
3.3. Kiến nghị
3.3.1 Về phía Nhà nước
Nhà nước cần tiến hành thủ tục hành chính gọn nhẹ, thuận tiện rõ ràng, đúng đắn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội trong kinh doanh, giảm bớt các chi phí do thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi gây ra. Đồng thời trong quá trình luân chuyển hàng hóa bưu phẩm, phương tiện của Công ty không được phép đỗ để giao nhận hàng hóa ( trừ xe của VNPT ), do vậy các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện cấp giấy phép để Công ty chủ động hơn nữa trong việc đi lại.
Đối với công tác khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chủ động trong việc xác định mức khấu hao đối với từng loại tài sản.
3.3.2. Về phía Công ty
Trong giai đoạn vừa qua hoạt động kinh doanh của Công ty càng được mở rộng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên mức lợi nhuận mà Công ty thu được không cao, do đó trong giai đoạn tới đây Công ty phải:
Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cần đặc biệt chú trọng về công tác tối ưu kết hợp với các Công ty thành viên trong Tập đoàn.
Nâng cao trình độ chuyên môn: xác định đào tạo là chìa khóa giải quyết vấn đề nhân lực, chuyên môn hóa để chuyên nghiệp hóa.
Tránh xảy ra các sự cố nghiêm trọng, chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hóa, giải quyết kiến nghị khách hàng.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối bưu phẩm bưu kiện, tránh hỏng hóc, mất mát.
Tổ chức lại cơ cấu tổ chức hoạt động Công ty cho phù hợp với tình hình thực tế.
Phân bổ nguồn vốn sử dụng hợp lý, đầu tư đồng đều, có trọng tâm trọng điểm.
Phân bổ trang thiết bị máy móc, nhất là phương tiện đi lại sử dụng cho hợp lý, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
KẾT LUẬN
Hòa mình vào sự phát triển chung của đất nước, cùng với xu thế hội nhập phát triển, hơn 10 năm trưởng thành và phát triển đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, tạo được niềm tin cho khách hàng. Cùng một lúc phải đảm đương hai nhiệm vụ trọng yếu, đó là vừa xây dựng bảo vệ an ninh Quốc phòng, vừa trở thành nhà khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông càng làm cho quyết tâm của người lính trở nên sâu sắc, kiên cường hơn. Với triết lý kinh doanh là tiên phong, đột phá trong lĩnh vực công nghệ hiện đại, Bưu chính Viettel không ngừng phấn đấu phát triển, trở thành nhà cung cấp dịch vụ bưu chính lớn trong nước. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như doanh thu mang lại thu nhập cao cho người lao động. Thành công của Bưu chính Viettel hôm nay là minh chứng cho sự năng động không ngừng trong việc mở cửa thị trường, xóa độc quyền doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong thị trường Việt Nam và vươn xa ra thị trường quốc tế. Có được kết quả này thể hiện sự phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên trong Công ty nói riêng và sự phối hợp tác nghiệp của Tập đoàn Công ty nói chung.
Chính vì vậy, qua quá trình thực tập tại Công ty em đã lựa chon để tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh “. Đây cũng là vấn đề được ban lãnh đạo Công ty hết sức quan tâm.
Trên đây là nhận thức của em qua thời gian thực tập tại Công ty Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng. Trong quá trình phân tích không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của giảng viên Thạc sĩ Nguyễn Thị Lụa và các giảng viên trong bộ môn quản trị để em hoàn thành tốt hơn kỳ thực tập của mình. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng Cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tại Công ty.
Em xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – TS. Phạm Văn Dược chủ biên – NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Giáo trình Quản trị nhân lực – Th.s Nguyễn Văn Điểm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên.
Giáo trình thống kê doanh nghiệp – PGS.TS Từ Điển chủ biên.
Một số tài liệu có liên quan tới phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng công tác Đảng- chính trị của Công ty Bưu chính Viettel.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc