Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng Đức Minh

Qua phần cơ sở lý luận và phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh đã cho thấy phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu đến lập báo cáo kế toán tài chính sát đúng với thực tế. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động sẵn có, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây dựng Đức Minh, qua quá trình phân tích em thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp vẫn đang có hiệu quả, tuy nhiên lại có chiều hướng đi xuống qua đó cho thấy việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nó là công cụ để có phương hướng chỉ đạo hoạt động doanh của công ty. Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách song Xí nghiệp xây dựng Đức Minh đã vượt qua khó khăn và thu được kết quả tốt.

pdf60 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng Đức Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i rất thấp. Đã góp phần làm cho Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp giảm xuống. Qua sự biến động của Doanh thu thuần, Lợi nhuận gộp và các loại chi phí có thể thấy độ tăng của Lợi nhuận thuần chỉ đạt hơn 4 triệu đồng, còn Doanh thu thuần lại tăng gần 4 tỷ đồng, nên dễ thể hiểu được tại sao tỷ suất này lại giảm vào năm 2012. Nhân tố (2): Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác Nhân tố này cho biết, sự phát sinh của các khoản lợi nhuận khác sẽ tác động tới sự biến động của tỷ suất ROE như thế nào. Nhìn vào bảng 2.6, tỉ lệ của Lợi nhuận khác trong Lợi nhuận trước thuế vào các năm 2011 là (102,07% – 100%) 2,07%. Tương tự năm 2012 là 0,81%. Độ chênh lệch giảm là 1,26%. Tương đương 27,4 triệu đồng. Ngược lại với sự giảm này là sự tăng lên của Lợi nhuận thuần với độ tăng tuyệt đối là 4,4 triệu đồng nhỏ hơn 22,9 triệu đồng so với độ giảm của Lợi nhuận khác. Dẫn tới tỷ suất ROE bị giảm 0,34%. Con số (0,34)% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác thay đổi từ 102,07% xuống 100,81% làm cho ROE bị giảm 0,34%. Nhân tố này cũng cho biết ngoài Lợi nhuận chính từ ĐKD của Xí nghiệp thì phần Lợi nhuận khác (chủ yếu thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ) của Xí nghiệp sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong Lợi nhuận trước thuế. Biểu đồ 2.1 cho thấy rõ hơn tỉ lệ của Lợi nhuận thuần từ ĐKD và Lợi nhuận khác trong Lợi nhuận trước thuế. Có thể thấy ngay Lợi nhuận khác chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong Lợi nhuận trước thuế. Xét theo công thức xác định sự ảnh hưởng từ các Lợi nhuận khác. Ta thấy giá trị của các khoản Lợi nhuận khác được bao hàm trong giá trị của Lợi nhuận trước thuế trên tử số. Thang Long University Library 25 Điều này cho thấy tuy Lợi nhuận khác dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp nhưng sự phát sinh của nó dù tăng hay giảm cũng khiến cho tỷ suất ROE bị thay đổi. Biểu đồ 2.1. Ảnh hƣởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trƣớc thuế giai đoạn 2011 - 2012 Nhân tố (3): Ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp Nhân tố này thế hiện sự biến động của thuế TNDN sẽ tác động như thế nào tới tỷ suất ROE. Mặt khác, nhân tố này còn thể hiện tỉ lệ phần trăm của Lợi nhuận sau thuế so với Lợi nhuận trước thuế. Thông thường, tỷ lệ này thường cố định là 75% trong các năm trước đối với Xí nghiệp. Như đã phân tích, trong giai đoạn 2011 – 2012. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và Xí nghiệp nói riêng được hưởng ưu đãi của Nhà Nước, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp. Nên trong giai đoạn này có sự biến động về thuế. Đồ thị 2.1. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2011 - 2012 0,000 0,500 1,000 1,500 2,000 2,500 2011 2012 Tỷ đồng 2011 2012 Lợi nhuận thuần từ ĐKD 2,182 2,187 Lợi nhuận khác 0,045 0,017 2011 2012 Thuế TNDN 0,390 0,385 0,382 0,384 0,386 0,388 0,390 0,392Tỷ đồng 26 Thuế TNDN năm 2012 có giảm so với năm 2011 một lượng là 5,7 triệu đồng, tương đương (1,47)%. Nguyên nhân là Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp năm 2012 giảm 22,9 triệu đồng so với năm 2011. Do đó, khi được giảm 30% thuế TNDN (thuế suất thuế TNDN Xí nghiệp còn phải chịu là 25% x (1 – 30%)) thì tỉ suất Lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận trước thuế tăng lên. Điều này làm cho tỷ suất ROE tăng lên. Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy vào năm 2012, tỉ lệ Lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận trước thuế đạt 82,54%, tăng 0,08% so với năm 2011. Dẫn tới, tỷ suất ROE tăng 0,026%. Con số 0,026% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi từ 82,46% lên 82,54% làm cho ROE tăng 0,026%. Qua việc phân tích sự biến động của Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, giả sử Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp luôn dương, nếu không có sự biến động về thuế suất thuế TNDN trong một năm hoặc một giai đoạn nào đó thì thuế TNDN gần như không ảnh hưởng tới tỷ suất ROE. Nhân tố (4): Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản) Đây là một trong 2 nhân tố làm tăng tỷ suất ROE của Xí nghiệp trong giai đoạn này Nhân tố (4) này trong giai đoạn 2011 - 2012 có tăng lên. Cụ thể vào năm 2012, số vòng quay tổng tài sản đạt 1,905 vòng/năm, chỉ hơn 0,04 vòng tương đương với Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 4%/năm so với năm 2011 nhưng nó đã làm tăng tỷ suất ROE thêm 0,59%. Đồ thị 2.2. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2012 Con số 0,59% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố số vòng quay tổng tài sản thay đổi từ 1,865 vòng/năm lên 1,905 vòng/năm làm cho ROE tăng 0,59%. Số vòng quay của Tổng tài sản tăng là do sự biến động tăng lên của Doanh thu thuần và Tổng tài sản. Về sự biến động này đều đã được phân tích trong các phần trên. 2011 2012 Vòng quay tổng tài sản 1,865 1,905 1,840 1,860 1,880 1,900 1,920Vòng Thang Long University Library 27 Vào giai đoạn 2011 – 2012, chỉ số trung bình ngành xây dựng về Số vòng quay tổng tài sản lần lượt là 0,63 vòng/năm và 0,5 vòng/năm. Dễ thấy Xí nghiệp có số vòng quay cao hơn từ 2,9 đến 3,8 lần chỉ số trung bình ngành. Cho thấy Xí nghiệp đang sử dụng tài sản có hiệu quả trong giai đoạn này. Qua phân tích, có thể thấy việc gia tăng Số vòng quay của tổng tài sản sẽ giúp nâng cao tỷ suất ROE cho Xí nghiệp. Nhân tố (5): Đòn bẩy tài chính Nhân tố (5) chính là nhân tố gây ra sự thay đổi nhiều nhất cho tỷ suất ROE. Tuy bản thân nhân tố chỉ giảm có 1,86 từ 6,44 vào năm 2011 xuống 4,58 vào năm 2012 nhưng đã khiến cho tỷ suất ROE giảm 8,17%. Con số (8,17)% này cho biết: vào giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố đòn bẩy tài chính của Xí nghiệp thay đổi từ 6,44 xuống còn 4,58 làm cho ROE giảm 8,17%. Xí nghiệp Xây dựng Đức Minh là một doanh nghiệp có chỉ số Đòn bẩy tài chính cao, do Nợ phải trả luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong Tổng nguồn vốn. Tỉ trọng nợ cao sẽ giúp thúc đẩy tỷ suất ROE tăng lên, tuy nhiên rủi ro cũng cao. Nhìn vào Biểu đồ 2.2 ta thấy ngay, Nợ phải trả của Xí nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao so với Vốn chủ sở hữu. Cụ thể: 84% vào năm 2011 và 78% vào năm 2012. Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2012 Nợ phải trả của Xí nghiệp hoàn toàn đến từ các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó các khoản Người mua trả tiền trước thường rất lớn. Đạt 26,76 tỷ đồng vào năm 2011, tuy nhiên đã giảm 11,82 tỷ đồng vào năm 2012. Mức chênh lệch giảm này cao hơn tổng mức tăng của các chỉ tiêu còn lại 1,54 tỷ đồng, từ đó khiến cho Nợ phải trả năm 2012 giảm xuống. 84% 16% Năm 2011 78% 22% Năm 2012 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 28 Sự giảm xuống này là do Xí nghiệp bàn giao cho khách hàng các công trình đã được ứng tiền trước để đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu phục vụ thi công. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng có thể rút ra một số kết luận trong giai đoạn 2011 – 2012 như sau: Xí nghiệp vấn tiếp tục gia tăng được uy tín với khách hàng khiến lượng hàng bán ra tăng lên làm tăng doanh thu thu về. Xí nghiệp có số vòng quay tổng tài sản cao, đây là nhân tố giúp làm tăng tỷ suất ROE, cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của Xí nghiệp. Tỷ suất ROE tuy giảm nhưng vẫn cao hơn trung bình toàn ngành, cho thấy Xí nghiệp vẫn kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán của Xí nghiệp vẫn còn cao, cho thấy công tác quản lí chi phí của Xí nghiệp vẫn chưa thực sự tốt. Vẫn xảy ra tình trạng hỏng hóc trang thiết bị do lỗi của nhân viên, cho thấy vấn đề cho công tác quản lý lao động của Xí nghiệp. Tỉ trọng nợ của Xí nghiệp vẫn cao khiến rủi ro về việc Lợi nhuận không bù đắp được chi phí lãi vay tăng lên. b) Giai đoạn 2012 – 2013 Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ROE giai đoạn 2012 - 2013 Nhân tố Năm Chênh lệch 2013/2012 2012 2013 1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên doanh thu thuần (%) 2,76 2,70 (0,06) 2. Ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác (%) 100,81 100 (0,81) 3. Ảnh hưởng của thuế TNDN (%) 82,54 75 (7,54) 4. Vòng quay tổng tài sản (Vòng) 1,905 2,14 0,235 5. Đòn bẩy tài chính 4,58 3,92 (0,66) (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả) Trong giai đoạn này, Tổng mức chênh lệch ROE của năm 2013 so với năm 2012 là: 16,98% - 20,03% = (3,05 %). Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố: Nhân tố (1): (2,7% – 2,76%) x 100,81% x 82,54% x 1,905 x 4,58 = (0,44%) Nhân tố (2): 2,7% x (100%- 100,81%) x 82,54% x 1,905 x 4,58 = (0,16%) Thang Long University Library 29 Nhân tố (3): 2,7% x 100% x (75% - 82,54%) x 1,905 x 4,58 = (1,77%) Nhân tố (4): 2,7% x 100% x 75% x (2,14 - 1,905) x 4,58 = 2,18% Nhân tố (5): 2,7% x 100% x 75% x 2,14 x (3,92 - 4,58) = (2,86%) => Cộng tổng mức chênh lệch = (0,44) + (0,16) + (1,77) + 2,18 + (2,86) = (3,05)% Nhìn vào sự ảnh hưởng của các nhân tố trên. Có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của ROE. Khác với giai đoạn 2011 – 2012. Giai đoạn này chỉ có 1 nhân tố làm tăng ROE và 4 nhân tố làm giảm ROE. Trong đó nhân tố (5) hay Đòn bẩy tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất tới ROE, tuy nhiên không mạnh như giai đoạn 2011 - 2012. Nhân tố này làm giảm 2,86% ROE. Cụ thể sự thay đổi của các nhân tố: Nhân tố (1): Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần Con số (0,44)% này cho biết: vào giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố tỷ suất lợi nhuận từ ĐKD trên doanh thu thuần thay đổi từ 6,44 xuống còn 4,58 làm cho ROE giảm 8,17%. Đầu tiên, ta xét về sự thay đổi của Doanh thu thuần. Giai đoạn 2012 – 2013 là giai đoạn tiếp nối giai đoạn 2012 – 2013 về dự án nâng cấp Thị trấn Tiên Yên lên Thị Xã vào năm 2016. Và Xí nghiệp tiếp tục hoàn thành các dự án và bàn giao cho khác hàng khiến doanh thu thuần tăng lên. Tiếp đến là sự biến động của Lợi nhuận thuần từ ĐKD. Do sự tăng lên về Doanh thu thuần nên Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp cũng tăng theo. Giống như giai đoạn 2011 – 2012, Giá vốn Hàng bán của Xí nghiệp vẫn bằng trên 95% giá trị doanh thu thuần trong cả 2 năm. Chi phí tài chính và Chi phí quản lý kinh doanh thì giảm đi, chỉ còn bằng 0 – 0,2% giá trị doanh thu thuần, tuy nhiên nó vẫn góp phần làm giảm Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp. Ta có thể thấy, mặc dù cả Doanh thu thuần và Lợi nhuận thuần đều tăng nhưng Doanh thu thuần tăng với độ tăng tuyệt đối cao hơn so với Lợi nhuận thuần. Vì thế tỷ suất Lợi nhuận thuần từ ĐKD trên Doanh thu thuần giảm xuống, tất yếu kéo theo tỷ suất ROE giảm. 30 Nhân tố (2): Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác Trong giai đoạn này, các khoản Lợi nhuận khác tiếp tục giảm và tác động giảm của nó tới tỷ suất ROE cũng giảm theo. Vào năm 2013, í nghiệp không phát sinh các khoản Lợi nhuận khác nên Lợi nhuận thuần từ ĐKD chính bằng Lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, năm 2012 vẫn giữ nguyên tỉ lệ Lợi nhuận khác/Lợi nhuận trước thuế là 0,81%. Đồ thị 2.3 cho thấy rõ sự thay đổi này. Đây cũng chính là mức chênh lệch giữa năm 2012 và 2013. Sự giảm xuống của Lợi nhuận khác làm giảm tỷ suất ROE xuống 0,16%. Con số (0,16)% này cho biết: vào giai đoạn 2012 – 2013, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ lợi nhuận khác thay đổi từ 100,81% xuống còn 100% làm cho ROE giảm 0,16%. Qua 2 giai đoạn này càng thấy rõ sự phát sinh từ các Lợi nhuận khác (chủ yếu từ thanh lý trang thiết bị, vật tư xây dựng cũ, hỏng hóc) ảnh hưởng như thế nào tới tỷ suất ROE. Nếu phát sinh chỉ 1 đồng nó cũng khiến tỷ suất ROE thay đổi. Mặc khác, nếu Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp chủ yếu đến từ các khoản Lợi nhuận khác thì cho thấy hiệu quả kinh doanh của DN là kém hiệu quả do Lợi nhuận KD lại đến từ việc thanh lý. Biểu đồ 2.3. Ảnh hƣởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trƣớc thuế giai đoạn 2012 - 2013 Nhân tố (3): Ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp Trong năm 2013, í nghiệp không còn được hưởng chính sách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà Nước nữa. Do đó Chi phí thuế TNDN trong năm 2013 sẽ cao hơn năm 2012. 0,000 0,500 1,000 1,500 2,000 2,500 2012 2013 Tỷ đồng 2012 2013 Lợi nhuận thuần từ ĐKD 2,187 2,419 Lợi nhuận khác 0,017 Thang Long University Library 31 Đồ thị 2.3 cho thấy sự biến động về Chi phí thuế TNDN, có thể thấy năm 2013 gấp 1,5 lần so với năm 2012. Một phần do Doanh thu thuần của năm 2013 cao hơn năm 2012 hơn 10 tỷ đồng khiến cho Lợi nhuận trước thuế tăng lên. Mặt khác là thuế suất thuế TNDN cao hơn. Trong giai đoạn này, Năm 2013 Lợi nhuận trước thuế tăng 214 triệu đồng so với 2012, nhưng do chi phí thuế TNDN cao gấp 1,5 lần nên Lợi nhuận sau thuế đã giảm 5,3 triệu đồng so với năm trước. Đồ thị 2.3. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2012 - 2013 Do sự biến động về chi phí thuế TNDN nên trong giai đoạn này tỷ suất ROE giảm 1,77%. Con số này cho biết: trong giai đoạn này, khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 82,54% xuống còn 75% thì tỷ suất ROE giảm 1,77%. Nhân tố (4): Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản) Giống như giai đoạn 2011 – 2012. Đây là nhân tố có tác động làm tăng tỷ suất ROE. Tuy nhiên trong giai đoạn này, chỉ có duy nhất nhân tố 4 có tác động tăng còn 4 nhân tố còn lại có tác động giảm. Đồ thị 2.4. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2013 Trong giai đoạn 2011 – 2012, Nhân tố này chỉ làm tăng tỷ suất ROE 0,59%, tuy nhiên do sự tăng lên về số vòng quay tổng tải sản từ 1,905 vào năm 2012 thêm 0,235 lên 2,14 vào năm 2013 đã khiến cho tỷ suất ROE tăng thêm 2,18%. 2012 2013 Thuế TNDN 0,385 0,604 0,300 0,400 0,500 0,600 0,700Tỷ đồng 2012 2013 Vòng quay tổng tài sản 1,905 2,14 1,800 2,000 2,200 32 Con số 2,18% cho biết: vào giai đoạn 2012 - 2013, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố số vòng quay tổng tài sản tăng từ 1,905 vòng/năm lên 2,14 vòng/năm thì tỷ suất ROE tăng 2,18%. Trong giai đoạn 2012 – 2013, số vòng quay tổng tài sản trung bình ngành xây dựng đạt 0,5 vòng/năm trong cả 2 năm. Giai đoạn này Xí nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng số vòng quay tổng tài sản và vẫn cao hơn chỉ số trung bình ngành, cho thấy Xí nghiệp quản lý tài sản của mình có hiệu quả trong cả 3 năm. Số vòng quay tổng tài sản tăng lên là do vào năm 2013, Tổng tài sản chỉ tăng 283 triệu đồng so với năm 2012 còn Doanh thu thuần thì tăng 10,38 tỷ đồng. Dễ thấy tại sao Số vòng quay tổng tài sản lại tăng lên. Tuy tổng tài sản tăng lên ít hơn giai đoạn 2011 - 2012 nhưng Doanh thu thuần lại tăng gấp 3 lần so với giai đoạn này, cho thấy Xí nghiệp đã sử dụng hiệu quả tài sản của mình để thu về lượng doanh thu lớn hơn. Nhân tố (5): Đòn bẩy tài chính Giống như giai đoạn 2011 – 2012, trong giai đoạn này, nhân tố Đòn bẩy tài chính là nhân tố khiến tỷ suất ROE giảm nhiều nhất. Tuy nhiên chỉ làm giảm 2,86%, ít hơn giai đoạn trước 5,31%. Nguyên nhân là do cơ cấu Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp có sự thay đổi. Nợ phải trả tiếp tục giảm xuống còn Vốn chủ sở hữu tăng lên. Cụ thể: Nợ phải trả chỉ 74,5% trong tổng Nguồn vốn vào năm 2013 so với 78,17% vào năm 2012 và 84,47% vào năm 2011. Con số (2,86)% cho biết: vào giai đoạn 2012 – 2013, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố đòn bẩy tài chính của Xí nghiệp giảm từ 4,58 xuống 3,92 khiến tỉ suất ROE giảm 2,86%. Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2012 - 2013 78% 22% Năm 2011 75% 25% Năm 2012 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library 33 Nhìn vào bảng 2.3, ta có thể thấy các khoản Vay ngắn hạn và Người mua trả tiền trước đều giảm xuống khiến cho Nợ phải trả giảm. Tuy đòn bẩy tài chính có tác dụng nâng cao tỷ suất ROE, nhưng kèm theo nó là rủi ro lớn do chi phí lãi vay phát sinh. Qua đó ta thấy Xí nghiệp đã thận trọng hơn trong việc kinh doanh của mình. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn tiếp theo 2012 - 2013 có thể rút ra một số kết luận như sau: Xí nghiệp sử dụng tài sản của mình hiệu quả hơn giai đoạn trước, thu về nhiều doanh thu hơn. Tỉ trọng Vốn chủ sở hữu tăng lên, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay trong hoạt động kinh doanh. Giá vốn hàng bán của Xí nghiệp vẫn chiểm tỉ trọng cao. Trong năm 2013 vẫn phát sinh các lỗi do người lao động khiến phương tiện vận tải bị hỏng hóc. Tuy tỉ trọng nợ giảm, nhưng vẫn chiếm tới 75% vào năm 2013, rủi ro về chi phí lãi vay lớn do biến động lãi suất vay vẫn còn hiên hữu. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản đã được phân tích thông qua mô hình Dupont. Phần này sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn để thấy được sự biến động của chúng góp phần đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản. 2.3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ suất sinh lời của TSNH (%) 5,21 4,84 4,64 (0,37) (0,20) Số vòng quay TSNH (vòng) 2,138 2,107 2,293 (0,031) 0,186 Thời gian quay TSNH (ngày) 170,7 173,2 159,1 2,533 (14,090) Số vòng quay của HTK (vòng) 2,583 2,892 3,075 0,31 0,183 Thời gian quay vòng HTK (ngày) 141,336 126,209 118,686 (15,127) (7,523) Hệ số đảm nhiệm HTK (lần) 0,365 0,329 0,310 (0,036) (0,019) (Nguồn: BCĐKT, BCKQHĐKD và Tính toán của tác giả)  Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn Nhìn vào số liệu bảng trên, ta có thể thấy tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn vào năm 2011 cho biết, Xí nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu về 5,21 đồng 34 Lợi nhuận sau thuế. Con số này vào năm 2012 và 2013 lần lượt là 4,84 đồng và 4,64 đồng. Lần lượt giảm so với năm 2011 là 0,37 đồng và 0,57 đồng. Nguyên nhân giảm xuống của tỷ suất này trong 3 năm qua là do lượng tài sản ngắn hạn Xí nghiệp đầu tư tăng lên còn Lợi nhuận sau thuế lại giảm xuống. Trong cả 3 năm, tỷ suất này đều lớn hơn 0, cho thấy Xí nghiệp vẫn đang sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn của mình để sinh lợi. Tuy nhiên tỷ suất này lại có xu hướng giảm xuống qua các năm. Cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đang giảm dần.  Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Số vòng quay của tài sản ngắn hạn đạt 2,138 vòng/năm vào năm 2011. Năm 2012, số vòng quay giảm 0,031 vòng xuống còn 2,107 vòng/năm. Nguyên nhân của sự giảm này là do độ tăng tuyệt đối của Doanh thu thuần cao hơn của Tài sản ngắn hạn, nhưng tốc độ tăng tương đối lại nhỏ hơn. Cụ thể tốc độ tăng tương đối của Doanh thu thuần là 5,18%, còn của Tài sản ngắn hạn là 6,73%. Năm 2013, số vòng quay tăng lên 2,293 vòng/năm, tăng 0,186 vòng/năm so với năm 2012. Số vòng tăng lên là do tốc độ tăng tương đối của Doanh thu thuần đã cao hơn so với tốc độ của Tài sản ngắn hạn. Cụ thể, Doanh thu thuần tăng 13,11% còn Tài sản ngắn hạn chỉ tăng 3,91%. Ngoài ra, số vòng quay của tài sản ngắn hạn còn phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. Nói cách khác, vào năm 2011, cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra 2,138 đồng doanh thu thuần. Số đồng doanh thu thuần tạo ra vào năm 2012 là 2,107 đồng và năm 2013 là 2,293 đồng.  Thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn Tương ứng với số vòng quay tài sản ngắn hạn trong 3 năm. Thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn vào năm 2011 là 170,7 ngày. Năm 2012 là 173,2 ngày, tăng 2,5 ngày so với năm 2011 do số vòng quay giảm. Năm 2013, số ngày chỉ còn là 159,1 ngày/1 vòng, giảm 14,1 ngày so với năm 2012 và 11,6 ngày so với năm 2011. Trung bình Xí nghiệp mất 167 ngày thì tài sản ngắn hạn mới quay được 1 vòng. Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn càng giảm sẽ giúp làm giảm thời gian quay vòng tổng tài sản nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Xí nghiệp.  Số vòng quay của hàng tồn kho Vào năm 2011, số vòng quay của hàng tồn kho đạt 2,583 vòng/năm. Con số này vào năm 2012 là 2,892 vòng/năm, tăng 0,31 vòng so với năm 2011. Năm 2013 có số vòng quay hàng tồn kho lớn nhất, đạt 3,075 vòng/năm tăng 0,183 vòng so với năm 2012 và 0,493 vòng so với năm 2011. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng lên do Doanh thu thuần tăng vượt lúc giảm của hàng tồn kho. Thang Long University Library 35 Số vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua các năm cho thấy Xí nghiệp đang sử dụng hiệu quả lượng hàng tồn kho của mình để tạo ra lợi nhuận.  Thời gian quay vòng hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua các năm dẫn đến thời gian một vòng quay của hàng tồn kho sẽ giảm xuống. Cụ thể, năm 2011, í nghiệp mất 141,336 ngày cho một vòng quay. Năm 2012 là 126,209 ngày, giảm 15,127 ngày so với năm 2011. Năm 2013 có số ngày cho một vòng quay nhỏ nhất do số vòng quay hàng tồn kho lớn nhất, đạt 118,686 ngày, giảm 7,523 ngày so với năm 2012.  Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho Chỉ tiêu này vào năm 2011 cho biết, muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần đâu từ 0,365 đồng vốn đầu tư hàng tồn kho. Chỉ tiêu này vào năm 2012 là 0,329 đồng, giảm 0,036 đồng so với năm 2011. Năm 2013, số đồng vốn cần đầu tư cho hàng tồn kho đạt 0,31 đồng, giảm 0,019 đồng so với năm 2012 và 0,055 đồng so với năm 2011. Tuy hàng tồn kho có biến động giảm xuống trong giai đoạn 2011 – 2012 và tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2013 nhưng Doanh thu thuần của Xí nghiệp liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2011 – 2012 Doanh thu tăng 3,89 tỷ, giai đoạn 2012 – 2013 tăng 10,38 tỷ. Vượt trội so với sự biến động của Hàng tồn kho, dẫn đến hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho giảm dần. Ta thấy chỉ tiêu này năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm xuống, cho thấy Xí nghiệp tốn ít tiền đầu tư cho hàng tồn kho để thu về doanh thu thuần hơn. Từ đó có thể thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của Xí nghiệp đang tăng lên. Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ta thấy Xí nghiệp đang sử dụng có hiệu quả lượng hàng tồn kho của mình để tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn lại giảm xuống. Nguyên nhân là do sự phát sinh đột biến của các khoản phải thu khác. Tuy lượng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản phải thu trong tổng tài sản ngắn hạn, nhưng sự phát sinh đột biến tăng lên của các phải thu trong năm 2012 cao hơn so với độ giảm của hàng tồn kho đã khiến cho tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn giảm xuống. Qua đó ta thấy Xí nghiệp sử dụng hàng tồn kho có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận nhưng xét về tổng tài sản ngắn hạn thì Xí nghiệp vẫn chưa sử dụng có hiệu quả. 2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Do Tài sản dài hạn của Xí nghiệp chỉ phát sinh số dư về Tài sản cố định nên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định đúng bằng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn. 36 Bảng 2.9. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn (%) 35,89 45,29 64,13 9,40 18,84 Số vòng quay tài sản dài hạn (vòng) 14,717 19,715 31,671 4,999 11,956 Thời gian quay vòng tài sản dài hạn (ngày) 24,802 18,513 11,525 (6,288) (6,989) (Nguồn: BCĐKT, BCKQHĐKD và Tính toán của tác giả)  Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn Vào năm 2011, tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn đạt 35,89%. Có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản dài hạn được đầu tư thì thu về được 35,89 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này vào năm 2012 là 45,29 đồng, tăng 9,4 đồng so với năm 2011. Năm 2013, số đồng lợi nhuận sau thuế thu về là 64,13 đồng, tăng 18,84 đồng so với năm 2012 và 28,24 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tỷ suất sinh lời này tăng lên là do Xí nghiệp ngày càng đầu tư ít hơn vào tài sản dài hạn mà thay vào đó tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Lượng tài sản dài hạn được đầu tư giảm dần qua các năm do nguyên giá ít biến động trong khi lượng hao mòn lũy kế tăng lên. Bên cạnh đó, Lợi nhuận sau thuế của các năm có sự chênh lệch không lớn. Vì thế tỷ suất sinh lời sẽ tăng dần qua các năm. Vì thế có thể kết luận rằng Xí nghiệp vẫn đang sử dụng hiệu quả tài sản dài hạn của mình để tạo ra lợi nhuận.  Số vòng quay của tài sản dài hạn Có thể thấy tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn cao qua đó số vòng quay của tài sản dài hạn cũng sẽ lớn để tạo ra được ra được lợi nhuận tương đương. Năm 2011, số vòng quay của tài sản dài hạn đạt 14,717 vòng/năm. Năm 2012 số vòng này là 19,715 vòng/ năm, tăng 4,998 vòng. Năm 2013 số vòng quay cao nhất trong 3 năm, đạt 31,671 vòng/năm, tăng 11,956 vòng so với năm 2012.  Thời gian quay vòng của tài sản dài hạn Số vòng quay của tài sản dài hạn lớn dẫn tới thời gian cho một vòng quay sẽ ngắn đi. Cụ thể: vào năm 2011, thời gian cho một vòng quay là 24,802 ngày. Năm 2012 thời gian này là 18,513 ngày, giảm 6,289 ngày. Năm 2013 do có số vòng quay lớn nhất nên thời gian quay vòng cũng nhỏ nhất, thời giản một vòng quay của tài sản Thang Long University Library 37 ngắn hạn tron năm này là 11,525 vòng, giảm 6,989 vòng so với năm 2012. Thời gian quay vòng ngắn và số vòng quay lớn càng chứng mình cho việc Xí nghiệp đang sử dụng hiệu quả tài sản dài hạn của mình. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và dài hạn. Do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản, cụ thế năm 2011 là 87,31%, năm 2012 là 90,34% và năm 2013 là 93,24% nên sự biến động của tài sản ngắn hạn sẽ có tác động lớn tới sự biến động của tổng tài sản. Ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn giảm dần qua các năm trong khi tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn lại tăng. Trong khi đó tỷ suất sinh lời của tổng tài sản có xu hướng giảm xuống. Cho thấy Xí nghiệp vẫn chưa sử dụng hiệu quả được cả 2 tài sản ngắn hạn và dài hạn của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản chung. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay 2.3.3. Xí nghiệp xây dựng Đức Minh là một Xí nghiệp luôn có tỷ trọng nợ lớn. Vì thế việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay thông qua 2 chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời của tiền vay và hiệu quả sử dụng lãi vay sẽ giúp nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh không, hay sẽ giảm lượng tiền vay để giảm thiểu rủi ro, nhằm góp phần bảo đảm và phát triển vốn cho doanh nghiệp. 2.3.3.1. Tỷ suất sinh lời của tiền vay Biểu đồ 2.5. Tiền vay của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 Nhìn vào biểu đồ 2.5 có thể thấy, trong giai đoạn này, năm nào í nghiệp cũng phát sinh còn khoản tiền vay, cụ thể là tiền nhận được từ các khoản vay ngắn hạn. Năm 2012 là năm í nghiệp vay nhiều nhất, do trong năm này í nghiệp bị thiệt hại 1 lượng lớn phương tiện vận tải do lỗi của công nhân. Xí nghiệp đã tăng cường vay các khoản vay ngắn hạn để mua bổ sung phương tiện vận tải đã qua sử dụng nhằm phục vụ cho các dự án kịp tiến độ bàn giao cho khách hàng. 2011 2012 2013 Tiền Vay 5,10 10,20 6,00 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0Tỷ đồng 38 Bảng 2.10. Tỷ suất sinh lời của tiền vay Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ suất sinh lời của tiền vay 36,02 17,84 30,25 (18,18) 12,40 Nhìn vào biểu đồ 2.5 và bảng 2.11 có thể thấy tỷ suất sinh lời của tiền vay tỉ lệ nghịch với số tiền vay của Xí nghiệp. Năm 2011, số tiền vay là 5,1 tỷ, tỷ suất sinh lời tương ứng là 36,02%. Nghĩa là cứ 100 đồng tiền vay thì tạo ra 36,02 đồng lợi nhuận sau thuế. Vào năm 2012, số tiền vay tăng gấp đôi so với năm 2011, lên con số 10,2 tỷ. Tỷ suất sinh lời của tiền vay giảm từ 36,02% xuống còn 17,84%, tương ứng giảm 18,18%. Năm 2013, í nghiệp giảm lượng tiền vay của mình xuống do không phát sinh nhu cầu đột biến như năm 2012. Lượng tiền vay giảm từ 10,2 tỷ xuống 6 tỷ. Tỷ suất sinh lời của tiền vay trong năm nay là 30,25%. Tương ứng tăng so với năm 2012 là 12,4%. Ta thấy tỷ suất sinh lời của tiền vay luôn ở trên mức 10%, cho thấy trong giai đoạn này Xí nghiệp đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của mình để kinh doanh và thu về lợi nhuận. 2.3.3.2. Hiệu quả sử dụng lãi vay Lãi vay phản ánh giá cả của đồng vốn đang sử dụng, nếu lợi nhuận không bù đắp được chi phí này thì Xí nghiệp sẽ tiến tới thua lỗ. Việc phân tích hiệu quả sử dụng lãi vay sẽ cho thấy tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp có hiệu quả không. Biểu đồ 2.6. Chi phí lãi vay và Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế giai đoạn 2011 - 2013 Biểu đồ 2.5 cho thấy sự biến động của chi phí lãi vay. Năm 2011, chí phí này đạt 994 triệu đồng. Năm 2012 đạt 878 triệu đồng và năm 2013 đạt 1,07 tỷ đồng. Qua việc phân tích tiền vay cho thấy năm 2012 lượng tiền vay cao nhất nhưng lại có chi phí lãi 2011 2012 2013 Chi phí lãi vay 0,99 0,87 1,07 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2,22 2,20 2,41 0,00 1,00 2,00 3,00Tỷ đồng Thang Long University Library 39 vay thấp. Nguyên nhân là do Xí nghiệp tiến hành vay cá nhân và các công ty đối tác trong ngắn hạn và không phải trả lãi suất. Do đó lượng tiền vay ngân hàng giảm xuống dẫn tới chi phí lãi vay giảm. Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng lãi vay của Xí nghiệp Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Hiệu quả sử dụng lãi vay (%) 324,14 351,02 324,61 26,88 (26,41) (Nguồn: BCKQHĐKD và Tính toán của tác giả) Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 324,14 đồng Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Con số này vào năm 2012 là 351,02 đồng, tăng 26,88 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng này là do Lợi nhuận kế toán trước thuế của Xí nghiệp giảm 22 triệu đồng còn chi phí lãi vay giảm 115 triệu đồng. Còn vào năm 2013 số đồng lợi nhuận kế toán trước thuế đảm bảo là 324,61 đồng. Giảm 26,41 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do Xí nghiệp tăng lượng tiền vay ngân hàng do tiền vay từ các cá nhân, công ty đối tác có hạn dẫn tới chi phí lãi vay tăng lên. Có thể thấy Xí nghiệp vẫn đang ở mức an toàn khi mà Lợi nhuận trước thuế và lãi vay luôn cao hơn từ 3,2 đến 3,5 lần chi phí lãi vay, đảm bảo đủ khả năng bù đắp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí 2.3.4. 2.3.4.1. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động và có mối quan hệ chặt chẽ với lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh. Vì thế việc nâng cao hiệu quả quản lý giá vốn hàng bán sẽ góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Biểu đồ 2.7. Giá vốn hàng bán giai đoạn 2011 - 2013 0,00 50,00 100,00 2011 2012 2013 Giá vốn hàng bán 70,99 75,42 85,45 70,99 75,42 85,45 Tỷ đồng 40 Trong giai đoạn 2011 – 2013, Giá vốn hàng bán của Xí nghiệp luôn có giá trị từ 94% - 95% giá trị Doanh thu thuần. Trong 3 năm luôn đạt trên 70 tỷ đồng và có chiều hướng tăng lên cùng với Doanh thu thuần. Bảng 2.12. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán 2,59 2,41 2,12 (0,17) (0,29) Chỉ tiêu này vào năm 2011 cho biết, cứ 100 đồng giá vốn hàng bán được Xí nghiệp đầu tư thì thu được 2,59 đồng Lợi nhuận sau thuế. Cho thấy chi phí giá vốn tuy lớn nhưng í nghiệp vẫn kinh doanh có lời. Tuy nhiên, số đồng lợi nhuận sau thuế thu về vào năm 2012 đã giảm 0,17 đồng so với năm 2011 và vào năm 2013 tiếp tục giảm thêm 0,29 đồng so với năm 2012. Ta thấy Giá vốn hàng bán trong 2 năm 2012 và 2013 đều tăng lên nhưng Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp lại giảm dần trong giai đoạn này, khiến cho tỷ suất sinh lời giảm xuống. Cho thấy hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp đang có chiều hướng đi xuống. 2.3.4.2. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện qua chi phí quản lý kinh doanh. Đây là một trong những chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Xí nghiệp, bao gồm: chi phí cho nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao, chi phí bảo hành, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí văn phòng, chi phí bảo hiểm Trong giai đoạn 2011 – 2013, sự biến động của chi phí quản lý kinh doanh chủ yếu do chi phí bán hàng của Xí nghiệp thay đổi, còn chi phí quản lý doanh nghiệp không có biến động. Biểu đồ 2.8. Chi phí quản lý kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013 Chi phí quản lý kinh doanh là chi phí chiểm tỷ trọng thấp nhất trong Tổng chi phí hoạt động của Xí nghiệp. Cụ thể: năm 2011, chi phí này đạt 1,16 tỷ đồng, tương ứng 0,00 0,50 1,00 1,50 2011 2012 2013 Chi phí quản lý kinh doanh 1,16 0,74 0,66 Tỷ đồng Thang Long University Library 41 với tỷ trọng 1,33%. Năm 2012 đạt 739 triệu đồng, tương ứng 0,95% và năm 2013 đạt 668 triêu đồng, tương đương 0,9%. Ta thấy lượng hàng bán ra trong giai đoạn này tăng lên khiến Doanh thu thuần tăng, nhưng Chi phí quản lý kinh doanh lại giảm xuống là do chi phí bán hàng giảm. Nguyên nhân là do chất lượng các công trình của Xí nghiệp đã được nâng cao do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong quá trình xây dựng, sử dụng trang thiết bị mới, giúp giảm thiểu chi phí bảo hành do các công trình bị hư hại, xuống cấp. Điển hình là việc mua thêm các xe trộn bê tông và xe bơm bê tông lên cao giúp rút ngắn thời gian đổ móng, đổ trần của các công trình, đẩy nhanh tiến độ, giảm chi phí so với các cách đổ bê tông truyền thống bằng sức người thường thấy trong quá trình xây dựng nhà dân sinh. Từ đó nâng cao chất lượng các công trình của Xí nghiệp. Bảng 2.13. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh 158,38 245,97 271,45 87,59 25,48 Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh vào năm 2011 là 158,38%. Con số này cho ta thấy, Xí nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản lý kinh doanh thì thu về 158,38 đồng Lợi nhuận sau thuế. Đây là con số tương đối cao, cho thấy chi phí bỏ ra đã thu về lợi nhuận. Vào năm 2012, số đồng lợi nhuận thu về tăng 87,59 đồng lên con số 245,97 đồng. Và vào năm 2013, con số này là 271,45 đồng, cao hơn 25,48 đồng so với năm 2012 và 113,07 đồng so với năm 2011.Tỷ suất này cho thấy việc sử dụng chi phí quản lý kinh doanh của Xí nghiệp đang có hiệu quả. 2.3.4.3. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Tổng chi phí của doanh nghiệp bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí lãi vay và chi phí quản lý kinh doanh. Biểu đồ 2.9. Tổng chi phí của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 60,00 80,00 100,00 2011 2012 2013 Tổng chi phí 73,15 77,04 87,20 Tỷ đồng 42 Do Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng chi phí nên chi phí của Xí nghiệp luôn đạt từ 73 tỷ trở lên và có chiều hướng tăng dần qua các năm. Như đã phân tích ở các phần trên, do lượng hàng bán ra tăng nên chi phí cũng tăng theo. Bảng 2.14. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí 3,05 2,86 2,77 (0,18) (0,09) Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí vào năm 2011 cho ta biết, cứ 100 đồng chi phí thì tạo ra 3,05 đồng Lợi nhuận sau thuế. Số đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra vào năm 2012 là 2,86 đồng, giảm 0,18 đồng so với năm 2011. Năm 2013, con số về lợi nhuận sau thuế được tạo ra là 2,77 đồng, giảm 0,09 đồng so với năm 2012. Ta thấy tỷ suất sinh lời của tổng chi phí đều lớn hơn 0, cho thấy trong 3 năm qua Xí nghiệp đều sử dụng hiệu quả chi phí của mình để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ suất này lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí đang giảm xuống. 2.4. Kết luận Phần này tập hợp lại những kết quả phân tích ở phía trên và tập trung vào các hạn chế để đưa ra các giải pháp cho Xí nghiệp. Kết quả đạt được 2.4.1.  Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhờ uy tín của mình và kinh nghiệm lâu năm trong ngành mà í nghiệp đã gia tăng được số lượng công trình bàn giao, doanh thu tăng dần qua các năm.1  Hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp được thể hiện thông qua chỉ tiêu ROE trong 3 năm đều vượt chỉ số trung bình ngành cho thấy trong 3 năm í nghiệp đều kinh doanh có hiệu quả.2  Về việc quản lý tổng tài sản nói chung, Xí nghiệp vẫn đang sử dụng tài sản của mình có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Số vòng quay của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài đều tăng lên cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của Xí nghiệp đã tăng lên. Việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản sẽ làm gia tăng hiệu quả kinh doanh.3 1 tr.16 2 tr.21-33 3 tr.20, tr.27 và tr.31-32 Thang Long University Library 43  Bên cạnh đó, Xí nghiệp sử dụng hàng tồn kho hiệu quả hơn trong giai đoạn 2011 – 2013. Tỷ suất sinh lời của hàng tồn kho tăng lên, số vòng quay tăng và thời gian quay vòng giảm, hệ số đảm nhiệm cũng giảm xuống cho thấy rõ điều này. Ngoài ra Tài sản dài hạn cũng được sử dụng hiệu quả hơn.4  Các khoản chi phí được Xí nghiệp sử dụng tạo ra lợi nhuận như: Chi phí lãi vay5, Giá vốn hàng bán6 , Các khoản tiền vay7.  Xí nghiệp đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm thiểu chi phí.8 Hạn chế 2.4.2. Bên cạnh những kết quả đạt được, Xí nghiệp vẫn còn các hạn chế sau ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh như sau:  Đòn bẩy tài chính của Xí nghiệp cao cho thấy tỉ trọng nợ trong Xí nghiệp rất cao, luôn đạt trên 75%. Với tỉ trọng như thế này, rủi ro là rất lớn do chi phí lãi vay có thể phát sinh khiến lợi nhuận của Xí nghiệp không bù đắp được.9  Chi phí giá vốn hàng bán cao còn rất cao do việc lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sử dụng và một số dự án bị kéo dài tiến độ.10  Mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu thuần có tăng lên nhưng tỷ suất sinh lời để tạo ra lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm xuống. Cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Xí nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Tình trạng tổn thất tài sản do công nhân gây ra khiến các khoản phải thu tăng đột biến gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp. Do khâu quản lý nhân viên của Xí nghiệp vẫn chưa thực sự tốt.11  Các khoản lợi nhuận khác phát sinh do việc thanh lý tài sản ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ suất ROE khiến cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thực của Xí nghiệp không chính xác. 12 4 tr.35-36 và tr.37-38 5 tr.39-40 6 tr.40-41 7 tr.38-39 8 tr.41 9 tr 27 -33 10 tr.18 11 tr.20 12 tr.24&30 44 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH CHƢƠNG 3. DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH Chương này tập trung đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, cải thiện các hạn chế của Xí nghiệp đã được trình bày ở chương 2. 3.1. Điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh để giảm đòn bẩy tài chính. Có như vậy mới hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro đối với Xí nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Xi nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:  Phân tích nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn, mức độ rủi ro kinh doanh nếu vay nợ nhiều và mục tiêu an toàn đặt ra cho Xí nghiệp, trên cơ sở đó xác định cơ cấu vốn tối ưu.  Điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ phải trả đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh thông qua thanh lý những tài sản không còn sử dụng để đầu tư vào tài sản mới, tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để kích thích khách hàng thanh toán sớm. 3.2. Giải pháp giảm thiểu chi phí cho Xí nghiệp Qua quá trình phân tích ta có thể thấy doanh thu của Xí nghiệp lớn nhưng do giá vốn hàng bán cũng lớn khiến lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp phần nào bị sụt giảm. Chi phí giá vốn của Xí nghiệp bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu xây dựng, chi phí cho công nhân xây dựng và các chi phí sản xuất chung. Việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, tiến độ dự án bị chậm trễ, chất lượng công trình giảm là do nguồn lao động trình độ thấp của Xí nghiệp trực tiếp thi công các công trình gây ra, bên cạnh đó việc ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật vào thi công công trình vẫn chưa được Xí nghiệp áp dụng. Nâng cao trình độ nguồn lao động 3.2.1. Trong các doanh nghiệp, yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong nhiều vấn đề và lĩnh vực nhất. Chất lượng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nhân sự có vai trò rất quan trọng. Giả sử rằng tất cả các bước từ khâu thiết kế đến mua vật liệu đều tốt nhưng công việc thi công, vận hành máy móc được giao cho những công nhân yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu đầu óc quan sát, thiếu việc đánh thì chắc chắn những kết quả là những công trình chất lượng kém, nhanh xuống cấp Xí nghiệp cần tập trung đào tạo lại trình độ nhân viên quản lý cho từng dự án công trình, tuyển dụng các lao động phổ thông lành nghề, có nhân thân tốt. Thang Long University Library 45 Tuy nhiên, đào tạo cán bộ cho cho doanh nghiệp là một công việc không hề đơn giản, cần có những cán bộ trẻ, năng động kế tiếp cho những người đi trước. Do vậy, Xí nghiệp cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền của cho nguồn nhân lực phục vụ cho công tác này.  Xí nghiệp có thể tổ chức các khoá học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ quản lý nhân sự để họ có thể tuyển các công nhân có kinh nghiệm, ý thức tốt. Tuyển thêm các cán bộ trẻ có nghiệp vụ cao chuyên về quản lý làm dồi dào thêm cho nguồn nhân sự. Đa phần các lao động phổ thông thường thi công theo kinh nghiệm, Xí nghiệp cần đào tạo các cán bộ chuyên nghiên cứu về lĩnh vực thi công công trình, sau đó các cán bộ này truyền đạt, hướng dẫn cho các công nhân thi công để việc thi công đạt hiệu quả cao nhất.  Thêm vào đó, công tác chi trả lương cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tâm lý người lao động. Do đó kế toán cần phải hạch toán chính xác và đầy đủ các khoản như trợ cấp, các khoản bảo hiểm. Thanh toán các khoản này đúng thời hạn và đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của người lao động là được hưởng tối đa. Cân nhắc giữa việc trả lương khoán theo ngày và việc trả lương theo tháng cho hợp lý với điều kiện thi công.  Bên cạnh đó, í nghiệp cũng nên tăng cường trang bị đồ bảo hộ cho công nhân, cán bộ tại các công trường để đảm bảo an toàn, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng, phát vật chất trong việc bảo quản và sử dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mặc dù công việc đào tạo nguồn nhân lực này mang tính đầu tư lâu dài, xong chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả lâu dài hơn. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thi công 3.2.2. Qua phần phân tích đã cho thấy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình xây dựng sẽ giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian, nhân lực cho Xí nghiệp. Cụ thể là việc mua các xe trộn và bơm bê tông, giúp giảm thời gian thi công đi rất nhiều. Do đó, í nghiệp cần đẩy mạnh việc này.  Xí nghiệp nên trang bị bộ đàm cho tất cả các công nhân trong công trường thi công để việc liên lạc được nhanh hơn, giảm thiểu các sự cố xảy ra. Nếu số lượng công nhân quá lớn, nên chi các công nhân thành từng nhóm 5 người, 10 người, 15 người một 46 nhóm và có nhóm trưởng. Sau đó phân phát bộ đàm cho nhóm trưởng và các nhân viên quản lý công trường. Việc trao đổi liên tục sẽ giúp quá trình thi công đi đúng với kế hoạch đã đề ra.  Việc mất trộm nguyên vật liệu xây dựng là điều diễn ra rất phổ biến tại các công trình xây dựng. Xí nghiệp nên trang bị các camera an ninh tại các kho, bãi vật liệu và lắp đặt màn hình tại tổ bảo vệ. Việc này giúp phát hiện nhanh chóng các hành vi trộm cắp và xác định được thủ phạm. Bên cạnh đó, lắp camera trong các phương tiện vận tải của Xí nghiệp để tránh bị mất cắp trang thiết bị và tránh trường hợp công nhân sử dụng phương tiện của Xí nghiệp vào việc riêng.  Xí nghiệp cần giao nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại cho phòng Khoa học – Kỹ thuật. Tuy phòng ban này được lập ra nhưng vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ đúng với tên gọi của nó. 3.3. Nâng cao năng lực quản lý tài sản của Xí nghiệp Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.  Cần lập hồ sơ, đánh số, mở sổ theo dõi, quản lý đối với từng tài sản kinh doanh, theo nguyên tắc mỗi tài sản cố định phải do cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh.  Xí nghiệp được quyền chủ động và có trách nhiệm tiền hành nhượng bán tài sản cố định không cần dùng, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, để nhanh chóng thu hồi vốn. Việc thanh lý tài sản sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tuy nhiên trong thực tế thì việc thanh lý những tài sản không còn giá trị sử dụng để đầu tư tài sản mới phục vụ kinh doanh quan trọng hơn, do đó Xí nghiệp có thể bỏ qua ảnh hưởng của việc thanh lý và tập trung vào việc đầu tư.  Thực hiện đình kỳ kiểm tra tài sản, xác định số lượng và hiện trạng tài sản (TSCĐ và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn). Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính có biện pháp xử lý tổn thất tài sản.  Thực hiện đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp lý,... Xí nghiệp có thể tăng được năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, độ bền các công trình, cải tiến, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tiền công, tăng sức cạnh tranh của các công trình từ đó mở rộng thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận. Thang Long University Library 47  Xí nghiệp đang sử dụng hàng tồn kho có hiệu quả, tuy nhiện vẫn cần thực hiện nghiêm ngặt kiểm tra, kiểm kê hàng tồn kho thường xuyên, định kì có biên bản kiểm kê gửi lên ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là công cụ dụng cụ phải thực hiện kiểm kê như các thành phần hàng tồn kho khác.  Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hầu như không phát sinh trong 3 năm, đây là một điểm yếu cần khắc phục. Dự phòng cần được lập để bù đắp những thiệt hại trong nhiều trường hợp như hàng tồn kho bị giảm chất lượng, số lượng... Xí nghiệp cũng cần lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho những loại này hoặc phải tìm cách thanh lý, vừa giảm được chi phí lưu kho, lại giảm được lượng dự phòng có thể phải lập. . 48 KẾT LUẬN Qua phần cơ sở lý luận và phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh đã cho thấy phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu đến lập báo cáo kế toán tài chính sát đúng với thực tế. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động sẵn có, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây dựng Đức Minh, qua quá trình phân tích em thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp vẫn đang có hiệu quả, tuy nhiên lại có chiều hướng đi xuống qua đó cho thấy việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nó là công cụ để có phương hướng chỉ đạo hoạt động doanh của công ty. Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách song Xí nghiệp xây dựng Đức Minh đã vượt qua khó khăn và thu được kết quả tốt. Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ cho nên những phân tích đánh giá khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, thậm chí mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra có thể chưa được tối ưu. Vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ góp ý của các quý thầy cô giáo để cho đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Qua đây, một lần nữa em xin cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản lý, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Trần Đình Toàn cùng với sự nhiệt tình các anh chị tại phòng Kế Toán – Tài chính của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2014 Sinh viên Bùi Tùng Anh Thang Long University Library PHỤ LỤC Bảng cáo tài chính của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh năm 2012 và năm 2013. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Đặng Thị Loan (2013), Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 2. GS.TS Nguyễn Văn Công (2013), Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 3. GS.TS Phan Công Nghĩa (2012), Giáo trình thống kê kinh tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 4. Ngô Thu Thảo (2014), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TN thương mại tổng hợp Sơn Nam , Đại học Thăng Long 5. Nguyễn Hải Sản (2012), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động. 6. Nguyễn Thị Thủy Tiên (2014), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần máy tính và giải pháp mạng TIC, Đại học Thăng Long 7. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, tr.199 – 244. 8. Trần Thùy Linh (2013), Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TN Đức Phú, Đại học Thăng Long 9. Tăng trưởng tài chính nhóm ngành xây dựng: 10. te-trong-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep/4dbdd6c5/29f1b324 doanh-trong-cac-doanh-nghiep/1bfed6d4 doanh-o-doanh-nghiep-thuong-mai/b87d4227 Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa20064_2997.pdf
Luận văn liên quan