Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Đồng Nai
cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷtrọng rất cao trong hoạt động của Ngân
hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổsung cũng nhưhỗtrợvốn
cho dân cư, các đơn vịkinh tế, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai
thác thếmạnh tiềm năng trong Tỉnh, thúc đẩy khảnăng phát triển kinh tế, đưa kinh
tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cảnước. Nhìn chung dưnợvẫn
tăng trưởng khá cao qua từng năm. Việc thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc
trong những năm qua nhằm nâng cao hiệu quảvốn đầu tưcủa Ngân hàng. Ngân
hàng phân loại đối tượng đầu tư, có sựsàng lọc khách hàng loại dần những khách
hàng yếu kém vềtài chính, từ đó Ngân hàng đã đầu tưvốn đúng đối tượng, các đơn
vịvay vốn sửdụng vốn đúng mục đích, có hiệu quảnên có khảnăng trảnợvà lãi
kịp thời ít có nợquá hạn.
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4725 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
lệ
Doanh số cho vay ngắn hạn 637 58% 1,080 66% 443 70%
Doanh số cho vay trung&dài hạn 461 42% 559 34% 98 21%
Tổng doanh số cho vay 1,098 100% 1,639 100% 541 49%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Doanh số cho vay theo thời hạn vay năm 2008 tăng 541 tỷ đồng tương ứng
tăng 49% so với năm 2007, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 443 tỷ đồng
tương đương 70% nhưng doanh số cho vay dài hạn chỉ tăng 98 tỷ tương ứng tăng
21%. Điều này cho thấy BIDV Đồng Nai đã điều chỉnh kịp thời và hợp lý trước tình
hình diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro
của các doanh nghiệp vay vốn
35
2.4.1.2, Phân tích cơ cấu cho vay:
* Về cơ cấu doanh số cho vay:
Trong cơ cấu tổng số doanh số cho vay thì khách hàng doanh ngiệp chiếm tỷ
trọng rất cao: chiếm hơn 85% doanh số cho vay. Sự biến động về doanh số của
khách hàng doanh nghệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh số vay của BIDV Đồng
Nai. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc quản lý nguồn vốn hiệu quả
nhằm giảm thiểu rủi ro trong cấu trúc doanh số cho vay.
• Về cơ cấu cho vay doanh nghiệp:
Bảng 2.4: Tình hình biến động doanh số cho vay doanh nghiêp
theo thời hạn vay.
ĐVT:Tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ lệ
Doanh số cho vay DN ngắn hạn 712 72% 1,184 85% 473 66%
Doanh số cho vay DN trung&dài hạn 277 28% 209 15% (68) -24%
Tổng doanh số cho vay DN 988 100% 1,393 100% 405 41%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay
doanh nghiệp, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 chiếm tỷ trọng 72%, năm 2008
chiếm tỷ trọng 85% tăng 66% so với năm 2007. Trong khi đó doanh số cho vay
trung và dài hạn doanh nghiệp năm 2007 chiếm tỷ trọng 28% đến năm 2008 chỉ
chiếm tỷ trọng 15% trong tổng doanh số cho vay, giảm 24% so với năm 2007. Ta có
thể lý giải vấn đề này như sau:
Mục đích của cho vay trung dài hạn thường là nhằm đầu tư vào tài sản cố định,
vào dự án mở rộng hoặc dự án mới. Về mặt lý thuyết, trước khi cho vay, BIDV
Đồng Nai phải thẩm định và phân tích tính hiệu quả và khả thi của dự án. Tuy nhiên
thực tế, một tài sản mới, một dự án mở rộng hay dự án mới thì sau một thời gian
36
hoạt động mới biết được tính hiệu quả của nó. Rõ ràng trong điều kiện kinh tế năm
2008, rủi ro từ cho vay trung và dài hạn là lớn gấp nhiều lần dự án ngắn hạn.
Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao, tình hình kinh tế thế giới bị
khủng hoảng, suy thoái, lãi suất huy động trong nước tăng cao, Ngân hàng chủ yếu
huy động vốn ngắn hạn nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng, tỷ trọng cho vay dài hạn
giảm là điều hết sức hợp lý.
2.4.1.3, Tỷ lệ doanh số cho vay trên vốn huy động:
Để đánh giá tính hiệu quả tình hình biến động doanh số cho vay doanh
nghiệp, ta xem xét chỉ tiêu tỷ lệ doanh số cho vay trên vốn huy động:
Bảng 2.5: Đánh giá hiệu quả doanh số cho vay doanh nghiệp ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Tổng huy động vốn 956 1,554 598
Tổng doanh số cho vay 1,098 1,639 541
Doanh số cho vay DN 988 1,393 405
Doanh số cho vay trên vốn huy động 115% 105% -10%
Doanh số cho vay DN trên vốn huy động 103% 90% -13%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Tỷ lệ doanh số cho vay doanh nghiệp trên vốn huy động năm 2008 so với
năm 2007 giảm 13% làm tổng doanh số cho vay trên vốn huy động giảm 10%. Qua
phân tích ta thấy, vốn huy động trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 598 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh số cho vay doanh nghiệp chỉ tăng 541 tỷ đồng. Tuy nhiên, với
những biến động bất lợi của tình hình kinh tế xã hội trong năm 2008 thì sự giảm sút
này là tất yếu và mang tính hợp lý vì đây là sự điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả và
quan trọng nhất là giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của BIDV Đồng
Nai.
2.4.2, Theo dư nợ tín dụng:
2.4.2.1, Phân tích tình hình biến động dư nợ:
37
Trong năm 2008, dư nợ tín dụng KHDN tăng 19% tương đương với 246 tỷ
đồng so với năm 2007. Điều này đã góp phần chính vào sự tăng trưởng của tổng dư
nợ năm 2008 so với năm 2007(tăng 21% tương đương 302 tỷ đồng). Trong sự tăng
trưởng của dư nợ khách hàng doanh nghiệp chỉ có sự đóng góp tích cực của dư nợ
ngắn hạn doanh nghiệp (tăng 22% tương đương 97 tỷ đồng) trong khi đó dư nợ
trung và dài hạn doanh nghiệp lại giảm đáng kể(giảm 18% tương đương 37 tỷ đồng).
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ theo đối tượng cho vay ĐVT:Tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ lệ
Dư nợ khách hàng DN 1,321 93% 1,567 91% 246 19%
Dư nợ khách hàng CN 99 7% 155 9% 56 56%
Tổng dư nợ 1,420 100% 1,722 100% 302 21%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Trong đó có sự chuyển biến tích cực của dư nợ DN quốc doanh và dư nợ DN
ngoài quốc doanh, cụ thể: năm 2007 dư nợ DN quốc doanh chiếm tỷ trọng 45%
trong tổng dư nợ, đến năm 2008 giảm xuống còn 41%. Dư nợ DN ngoài quốc doanh
năm 2008 so với năm 2007 tăng 31% tương ứng tăng 242 tỷ đồng.
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT:Tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ lệ
Dư nợ DN quốc doanh 646 45% 706 41% 60 9%
Dư nợ DN ngoài quốc doanh 774 55% 1,016 59% 242 31%
Tổng dư nợ 1,420 100% 1,722 100% 302 21%
Nguồn :Phòng QHKH 2 [2]
Điều này cho thấy Chi nhánh có xu hướng tăng cho vay ngắn hạn và mở rộng
cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.
38
Trong năm 2008, nhận thức được sự biến động xấu của tình hình kinh tế và
rủi ro tín dụng từ phía khách hàng doanh nghiệp, BIDV Đồng Nai đã có những thực
hiện biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng các biện pháp như: tăng cường công tác thẩm
định khách hàng, kiên quyết không cấp tín dụng đối với khách hàng có nguy cơ phá
sản và hoạt động không hiệu quả. BIDV Đồng Nai chủ động giảm hình thức cấp tín
dụng trung dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động
trong năm 2008 chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn với lãi suất cao nên chỉ phù hợp với
hình thức cấp tín dụng ngắn hạn. Vì thế, việc dư nợ ngắn hạn doanh nghiệp trong
năm 2008 tăng 97 tỷ đồng so với năm 2007; trong khi đó dư nợ trung và dài hạn lại
giảm đáng kể: 37 tỷ đồng. Tuy nhiên việc dư nợ ngắn hạn KHDN lại tăng nhiều hơn
so với dư nợ trung và dài hạn KHDN nên dư nợ khách hàng DN vẫn tăng 60 tỷ
đồng.
2.4.2.2, Phân tích cơ cấu dư nợ:
Tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư
nợ của BIDV Đồng Nai (trên 90%) điều này ảnh hưởng rất lớn đến Chi nhánh khi
tình hình kinh tế biến động, doanh nghiệp kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến việc
trả nợ.
Tỷ trọng dư nợ KHDN trong 2 năm có sự biến động khá thấp. Dư nợ KHDN
năm 2008 so với năm 2007 giảm 2% (từ 93% giảm còn 91%). Phân tích những
nguyên nhân khách quan dẫn đến sự biến động này, ta thấy: Trong năm 2007, tình
hình kinh tế có nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thu được
lợi nhuận cao, khả năng trả nợ và lãi của doanh nghiệp nhìn chung rất tốt. Tuy
nhiên, bức tranh kinh tế năm 2008 lại được vẽ bằng một màu hoàn toàn tương phản,
kinh tế ảm đạm, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt
hàng và tiêu thụ sản phẩm...rõ ràng rủi ro trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp là
cao hơn rất nhiều lần so với năm 2007. Như vậy, việc điều chỉnh dư nợ tín dụng
KHDN của BIDV Đồng Nai là sự điều chỉnh có tính chủ động, hợp lý. Sự thay đổi
39
cơ cấu dư nợ cho vay theo từng thời kì là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro
của Ngân hàng trước biến động của tình hình kinh tế.
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn vay ĐVT:Tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ lệ
Dư nợ DN ngắn hạn 439 68% 537 76% 97 22%
Dư nợ DN trung&dài hạn 207 32% 169 24% (37) -18%
Tổng dư nợ DN 646 100% 706 100% 60 9%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Nhìn chung dư nợ DN theo thời hạn vay ngắn hạn năm 2007 khá cao(hơn
68%), năm 2008 dư nợ DN trung & dài hạn giảm 8% là điều hợp lý vì năm 2008
tình hình kinh tế bất ổn, giảm dư nợ trung & dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động tín dụng .
2.4.2.3, Phân tích theo chỉ số đánh giá hiệu quả:
Bảng 2.9: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Tổng vốn huy động 956 1,554 598
Tổng dư nợ 1,420 1,722 302
Dư nợ KHDN 1,321 1,567 246
Tổng dư nợ trên vốn huy động 149% 111% -38%
Dư nợ KHDN trên vốn huy động 138% 101% -37%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Trong năm 2007, tổng dư nợ trên vốn huy động lên đến 149% trong đó dư nợ
KHDN trên vốn huy động đã lên đến 111% làm cho vốn huy động không đủ đáp
ứng tổng dư nợ của Ngân hàng(còn thiếu đến 49%). Điều này vừa cho thấy tính hiệu
quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong năm 2007. Mặt khác, tỷ số này
quá cao (149%) cho thấy tính thanh khoản của Ngân hàng trong năm 2007 là không
40
cao. Về mặt nguyên tắc Ngân hàng thiếu vốn có thể xin điều chuyển vốn từ Ngân
hàng cấp trên hoặc các Ngân hàng khác để bổ sung vốn. Nhưng việc điều chuyển
vốn như trên vừa cho thấy sự thiếu hiệu quả trong hoạt động huy động vốn, vừa làm
giảm lợi nhuận có thể có được từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng do lãi suất điều
chuyển vốn luôn cao hơn lãi suất tự huy động. Hoạt động tín dụng năm 2007 là rất
tốt nhưng hiệu quả chưa cao.
Trong năm 2008 tỷ số dư nợ KHDN trên tổng dư nợ giảm 22% làm tổng dư
nợ trên vốn huy động giảm 38% so với năm 2007. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh
của Ngân hàng vẫn chưa cao vì nguồn vốn huy động mặc dù tăng cao so với năm
2007(tăng 63%)nhưng vẫn chưa đáp ứng tổng dư nợ của Ngân hàng. Vì vậy BIDV
Đồng Nai cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn.
2.4.3, Tình hình nợ quá hạn:
Bảng 2.10: Tình hình biến động nợ quá hạn ĐVT:Tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ lệ
Nợ nhóm I (nợ đủ chuẩn) 810 57% 1,502 87% 692 85%
Nợ nhóm II (nợ cần lưu ý) 525 37% 199 12% -326 -62%
Nợ nhóm III (nợ dưới chuẩn) 80 5.6% 21 1% -59 -74%
Nợ nhóm IV (nợ nghi ngờ) - 0% - 0% 0 0%
Nợ nhóm V (nợ có khả năng
mất vốn)
5 0.4% - 0% -5 -100%
Tổng dư nợ 1,420 100% 1,722 100% 302 21%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
2.4.3.1, Phân tích tình hình biến động nợ quá hạn:
Tổng dư nợ trong năm 2008 so với năm 2007 có sự tăng trưởng khá tốt (tăng
302 tỷ đồng), nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm rõ rệt. Cụ thể: năm 2008 so với năm
2007, nợ nhóm 2 giảm 62% tương đương 326 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 giảm 59 tỷ đồng
41
(giảm 74%). Nợ nhóm 4 không phát sinh và nợ nhóm 5 giảm 5 tỷ đồng(giảm 100%).
Năm 2008 thật sự là một năm rất thành công của Ngân hàng trong việc kiểm soát nợ
quá hạn, trong tình hình nền kinh tế Việt Nam và thế giới bất ổn nhưng Chi nhánh
đã giải quyết hoàn toàn nợ nhóm 5 tồn động của năm 2007. Đây là nỗ lực rất lớn của
toàn Chi nhánh.
2.4.3.2, Phân tích cơ cấu nợ quá hạn:
Năm 2008 là một năm rất thành công của BIDV Đồng Nai về tình hình kiểm
soát nợ quá hạn. Nợ đủ chuẩn (nhóm 1) của Ngân hàng chiếm đến 87%, tổng nợ quá
hạn chỉ chiếm 13%, trong đó tỷ trọng nợ nhóm 3 chỉ chiếm 1%, nợ nhóm 4 và nhóm
5 hoàn toàn không phát sinh thêm. Trong năm 2007, tỷ trọng nợ đủ chuẩn (nhóm 1)
chỉ chiếm 57%, nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của Ngân hàng là rất cao (43% tổng dư
nợ).
Trong qua 2 năm, tình hình nợ quá hạn đi theo xu hướng giảm tỷ lệ nợ xấu.
Mặc dù có thể thấy rằng BIDV Đồng Nai đã có những nỗ lực rất lớn trong việc kiểm
soát nợ quá hạn nhưng tỷ lệ nợ xấu còn khá cao. Tuy nhiên trong năm 2008 chỉ có
1% dư nợ nhóm 3. Đặc biệt, tỷ lệ nợ nhóm 4 và nhóm 5 được kiểm soát cực tốt hoàn
toàn không phát sinh trong năm 2008.
2.4.3.3, Phân tích theo chỉ số đánh giá hiệu quả:
* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Tổng dư nợ 1,420 1,722 302
Tổng nợ quá hạn (từ nợ nhóm 2 đến nhóm 5) 610 220 (390)
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 43% 13% -30%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2007 ở mức quá cao 43%, tuy nhiên
đến năm 2008 tỷ lệ này giảm nhưng vẫn khá cao 13%. Điều này cho thấy Ngân
42
hàng cần có những biện pháp kiềm chế nợ quá hạn, đặc biệt nếu tỷ lệ này ở nhóm nợ
xấu quá nhiều là điều cực kỳ nguy hiểm.
* Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Tổng dư nợ 1,420 1,722 302
Nợ xấu (từ nợ nhóm 3 đến nhóm 5) 85 21 (64)
Nợ xấu trên tổng dư nợ 6% 1% -5%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Năm 2007 tuy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chiếm tỷ lệ rất cao đến 43%
nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 6% một tỷ lệ khá thấp. Đến năm 2008 tỷ lệ
này giảm chỉ còn 1% là 1 tỷ lệ tương đối tốt. Đây là 1 tín hiệu vui đối với BIDV
Đồng Nai.
Với tình hình kinh tế trong năm 2008, thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức
1% là một tỷ lệ hoàn toàn có thể chấp nhận được. Chất lượng tín dụng vẫn ở mức
tương đối tốt. Từ mức tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2008 là 13% xuống tỷ
lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ còn 1% (giảm 12%) là một nỗ lực rất lớn của Ngân
hàng trong việc kiểm soát nợ quá hạn và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
* Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dư nợ:
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dư nợ ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
So sánh
Tổng dư nợ 1,420 1,722 302
Nợ mất khả năng thanh toán 5 - (5)
Nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dư nợ 0.4% 0.0% -0.4%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dư nợ của Ngân hàng là rất thấp.
Năm 2007 tuy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chiếm tỷ lệ rất cao đến 43%, tỷ lệ nợ
43
xấu trên tổng dư nợ là 6% một tỷ lệ khá cao nhưng tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán
chỉ chiếm 0.4%(một tỷ lệ rất thấp và an toàn). Qua năm 2008 tỷ lệ nợ mất khả năng
thanh toán trên tổng dư nợ hoàn toàn bị khống chế không phát sinh thêm. Đây là 1
nỗ lực rất đáng ghi nhận của cán bộ, lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng cũng như
của toàn Chi nhánh trong việc thu hồi, khống chế nợ xấu trong tình hình kinh tế thế
giới và Việt Nam có nhiều bất ổn trong năm 2008.
2.4.4, Phân tích tình hình lợi nhuận:
2.4.4.1, Đánh giá chung tình hình lợi nhuận:
Bảng 2.14 : Tình hình lợi nhuận ĐVT:Tỷ đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Giá trị Tỷ lệ
Tổng lợi nhuận 29 67 38 131%
Nguồn :Phòng QHKH 2 [2]
Tổng lợi nhuận của BIDV Đồng Nai năm 2008 tăng 131% so với năm 2007
hay tương ứng 38 tỷ đồng. Sự tăng trưởng lợi nhuận đột biến này có được là do
những nguyên nhân sau:
Cuộc chạy đua lãi suất trong năm 2008, cùng với khả năng huy động vốn khá
tốt của BIDV Đồng Nai là nguyên nhân chính cho sự tăng lợi nhuận này. Với nguồn
vốn huy động khá dồi dào năm 2008(tăng 63% so với năm 2007) và doanh số cho
vay chỉ tăng 49% so với năm 2007. Cùng với đó, lãi suất cho vay liên tục tăng là
nguyên nhân chính làm lợi nhuận của Ngân hàng tăng nhanh trong năm 2008. Bên
cạnh đó, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ năm 2008 đạt 23 tỷ đồng, tăng 10 tỷ
đồng so với năm 2007 cũng góp phần vào việc gia tăng lợi nhuận năm 2008.
2.4.4.2, Phân tích hiệu quả lợi nhuận:
Để đánh giá hiệu quả lợi nhuận của BIDV Đổng Nai, ta sử dụng một số chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả.
* Hiệu suất sử dụng vốn huy động năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.28% là do :
44
Tổng vốn huy động năm 2008 so với năm 2007 tăng 598 tỷ đồng(tăng
63%)trong khi đó lợi nhuận tăng 131% nên hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm
2008 tăng 1.28% so với năm 2007. Điều nay cho thấy BIDV Đồng Nai sử dụng vốn
huy động khá hiệu quả.
Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả lợi nhuận ĐVT:Tỷ đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Giá
trị
Tỷ lệ
Tổng lợi nhuận 29 67 38 131%
Tổng vốn huy động 956 1,554 598 63%
Tổng doanh số cho vay 988 1,393 405 41%
Hiệu suất sử dụng vốn huy động 3.03% 4.31% 1.28%
Tỷ suất sinh lợi trên doanh số cho vay 2.93% 4.81% 1.87%
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
*Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản( ROA):
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản x 100%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA ) =
67 tỷ đồng
2021 tỷ đồng x 100% =3.32%
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản tạo ra 3.32 đồng lợi nhuận.
2.5. Đánh giá về thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Đồng Nai:
2.5.1, Thành tựu:
+ Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp luôn giữ tỷ trọng khá cao trên
85% tổng doanh số cho vay.
+ Doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng từ 72% trở
lên trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp. Doanh số cho vay ngắn hạn cao giúp
Ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản, thời gian thu hồi vốn nhanh và giảm thiểu rủi
ro hơn so với cho vay trung và dài hạn.
45
+ Ngân hàng có sự quản lý về tình hình tăng trưởng dư nợ khá chặt chẽ và
hợp lý. Mặc dù năm 2008 là năm kinh tế đầy biến động, dư nợ KHDN vẫn tăng
trưởng khá tốt nhưng vẫn hạn chế rủi ro và bảo đảm lợi nhuận.
+ Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp luôn rất cao trên 91% tổng dư nợ, Ngân hàng
đang nổ lực giảm dần dư nợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh, từng bước tăng
trưởng dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
+ Sự điều chỉnh giảm dư nợ trung và dài hạn trong bối cảnh suy giảm kinh tế
là quyết định khá hợp lý của Ngân hàng.
+ Về nợ quá hạn: Do tác động suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008 nhưng
tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh được kiểm soát rất tốt. Qua phân tích tình hình
nợ quá hạn, người viết đánh giá cao khả năng quản lý và kiểm soát nợ của các cán
bộ quan hệ khách hàng, đặc biệt là trong giảm thiểu nợ nhóm 4 và nhóm 5.
+ Lợi nhuận của Ngân hàng có sự tăng trưởng rất tốt qua các năm. Sự tăng
trưởng này vừa cho thấy hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng vừa cho
thấy tác động tích cực của khả năng huy động vốn, đặc biệt là từ việc huy động từ
các tổ chức kinh tế.
2.5.2, Những hạn chế cần khắc phục:
+ Tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với với tăng trưởng nguồn vốn. Nhiều
thời điểm để xảy ra tình trạng mất cân đối giữa huy động nguồn vốn để cho vay.
Chưa khai thác tốt nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại
Chi nhánh.
+ Yếu tố con người có vai trò quyết định trong mọi hoạt động Ngân hàng nói
chung và công tác tín dụng nói riêng, với lực lượng cán bộ quan hệ khách hàng trẻ,
rất năng động song còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng.
+ Ngân hàng chưa tập trung phát triển khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và các DNNVV trên địa bàn.
+ Công tác Marketing và quan hệ công chúng(PR) chưa được đẩy mạnh .
46
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Đồng Nai là một vùng đất đầy tiềm năng phát triển về nhiều mặt trong đó có
hoạt động tài chính. Năm 2008 là một năm đầy biến động về tình hình kinh tế quốc
tế và trong nước làm ảnh hưởng rất lớn đến Đồng Nai(nói chung)và BIDV Đồng
Nai(nói riêng). Tuy nhiên dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc và nổ lực của cán
bộ công nhân viên của Chi nhánh, nhìn chung tình hình huy động vốn tăng trưởng,
doanh số cho vay, dư nợ tín dụng của Chi nhánh 2 năm qua đạt được nhiều thành
tựu. Đặc biệt trong năm 2008, Ngân hàng đã khống chế rất tốt tình hình nợ xấu, từng
bước giảm dần nợ quá hạn. Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan Chi
nhánh vẫn một số hạn chế như: nhiều thời điểm để xảy ra tình trạng mất cân đối
giữa huy động nguồn vốn để cho vay, chưa khai thác tốt nguồn vốn huy động từ các
doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, chưa tập trung phát triển khách
hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các DNNVV trên địa bàn, công tác
Marketing chưa được chú trọng,……
Việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng là
cơ sở cho người viết đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng doanh nghiệp tại đây.
47
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐỒNG NAI.
3.1 Định hướng phát triển của BIDV Đồng Nai:
3.1.1, Thành tựu hoạt động tín dụng giai đoạn 2004-2008 và kế hoạch kinh
doanh năm 2009:
3.1.1.1, Thành tựu hoạt động tín dụng giai đoạn 2004-2008:
Trong bối cảnh kinh tế của cả giai đoạn có nhiều biến động, nhất là năm
2008, song hoạt động tín dụng của BIDV Đồng Nai vẫn đạt nhiều kết quả quan
trọng:
Một là: Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 20%, thấp hơn giai đoạn
1999-2003(24%), thị phần tín dụng được duy trì ở mức 13%, tốc độ tăng trưởng thu
nhập từ hoạt động tín dụng bình quân đạt 45%,…
Hai là: công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu đã được
chú trọng. Ngay từ đầu năm 2005, toàn bộ hệ thống đã nỗ lực vừa kiểm soát không
để gia tăng phát sinh nợ xấu đột biến vừa có nhiều biện pháp giảm nợ xấu hiện hữu.
Bắt đầu từ năm 2006, BIDV đã xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ và được Ngân hàng Nhà Nước cho phép áp dụng, BIDV cũng đã có bước đột phá
trong xử lý triệt để và kiểm soát thành công nợ xấu: nợ xấu đã giảm từ 38%(2004)
xuống còn hơn 1% trong năm 2008.
Ba là: công tác kiểm soát tín dụng được kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ
thống các văn bản khá toàn diện, đầy đủ và đồng bộ trên cả 3 mặt: quy trình nghiệp
vụ, cơ chế chính sách và công cụ quản lý.
Bốn là: hình thành hệ thống quản lý rủi ro tín dụng nằm trong quy trình đảm
bảo yêu cầu kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.
48
Năm là: việc thực hiện phân cấp ủy quyền trong công tác tín dụng đã được
nâng lên một bước, đảm bảo phân định rõ trách nhiệm giữa Hội sở chính và Chi
nhánh, phù hợp với quy định của pháp luật.
Sáu là: bước đầu đưa vào vận hành, quản lý, khai thác có hiệu quả phân hệ tín
dụng trong hệ thống SIBS làm cơ sở thu thập, tích lũy, khai thác và phân tích thông
tin phục vụ cho việc hoạch định và điều hành tín dụng trong toàn bộ hệ thống.[14]
3.1.1.2, Kế hoạch kinh doanh năm 2009:
Trong năm 2009 kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh như sau :
Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2009 ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009
A . Nguồn vốn huy động 2,812
1. Khách hàng dân cư 1,069
2. Tổ chức kinh tế 1,743
B . Tổng dư nợ 2,543
Phân theo thành phần kinh tế
1. Dư nợ cho vay KHDN 1,984
2. Dư nợ cho vay KHCN 559
Phân theo kỳ hạn
1. Dư nợ ngắn hạn 1,780
2. Dư nợ trung dài hạn 763
C . Nợ xấu 22
D . Lợi nhuận 75
Nguồn :Phòng QHKH 2[2]
Tăng trưởng tín dụng có kiểm soát không mở rộng thị phần tràn lan, chủ động
xây dựng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín
dụng phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia, ưu tiên đối với các dự án có hiệu quả
kinh tế cao, đầu tư phục vụ xuất khẩu, hổ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh
49
cho vay bán lẻ đối với các cá nhân, tư nhân, cá thể kinh doanh công thương nghiệp
dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu tín dụng nhưng đảm bảo an toàn hiệu quả.
Đưa hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định
tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân, tổ chức tốt việc kiểm tra sử dụng
vốn vay, không phát sinh nợ xấu, không tăng dư nợ đối với khách hàng có nợ xấu,
giảm dần dư nợ, chấm dứt đối với những khách hàng có rủi ro cao.[2]
3.2. Đổi mới hoạt động tín dụng giai đoạn 2009-2012:
3.2.1, Mục tiêu:
Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển
đất nước, duy trì danh mục tài sản có sinh lời chất lượng cao, hướng tới xây dựng cơ
cấu tài sản phù hợp với thông lệ của một Ngân hàng thương mại hiện đại. Đồng thời
gia tăng các biện pháp đảm bảo gắn với việc chủ động kiểm soát và hạ thấp tỉ lệ nợ
xấu, nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo, vận hành thông suốt mô hình tổ chức, áp dụng
có hiệu lực, hiệu quả chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro, các công cụ
điều hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, tăng cường năng lực tài chính và
đảm bảo mức doanh lợi Ngân hàng theo kế hoạch phát triển thể chế.[13]
3.2.2, Định hướng:
1. Gắn với quá trình cổ phần hóa và xây dựng BIDV trở thành Ngân hàng
thương mại hiện đại, hàng đầu về quy mô, thị phần, chất lượng.
2. Đáp ứng đầy đủ, đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong hoạt động
Ngân hàng đến năm 2012.
3. Nâng cao sức cạnh tranh trên bình diện thị trường, thị phần, sản phẩm dịch
vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng, nguồn thu.
4. Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng bán lẻ, duy trì vị trí hàng đầu về quy mô,
thị phần bán lẻ trên thị trường.
5. Triển khai thực hiện có hiệu quả trọng tâm, trọng điểm theo chương trình
mục tiêu phục vụ tăng trưởng kinh tế gắn với góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vĩ mô.
50
6. Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, quản lý kiểm tra, giám sát,
quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy trình, nghiệp vụ.[13]
3.2.3, Biện pháp thực hiện:
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ, cơ chế
chính sách, mô hình tổ chức.
Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng của BIDV thực sự
hướng tới khách hàng theo nguyên tắc công khai, công bằng trên cơ sở hài hòa lợi
ích đảm bảo yêu cầu quản lý rủi ro của toàn hệ thống.
Xây dựng và đổi mới mô hình tổ chức tín dụng, các quy trình xử lý tín dụng.
Khẩn trương nghiên cứu các sản phẩm tín dụng mới, các sản phẩm tín dụng
đặc thù và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tín dụng.
Xác định các chỉ tiêu tín dụng, cơ cấu cho vay ngành nghề hợp lý.
Tiếp tục nghiên cứu cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá khách
hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ phù
hợp với nền khách hàng.
Xây dựng cơ chế, hệ thống kiểm soát rủi ro.
Tập trung và chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ tín dụng, nâng
cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, dự báo về các lĩnh
vực, ngành nghề kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh đảm
bảo kiểm soát an toàn hoạt động tín dụng.[13]
3.3. Các giải pháp với BIDV Đồng Nai:
3.3.1, Đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn huy động nhằm cân đối cơ cấu vốn
Thực tế, công tác huy động vốn tại Chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2008
tăng nhưng vẫn chưa cao cùng với việc mở rộng quy mô tín dụng ngày càng tăng.
Trong khi phần lớn vốn huy động lại chủ yếu là từ nguồn vốn ngắn hạn. Điều này rất
nguy hiểm nếu vốn cho vay trung và dài hạn tăng nhiều so với nguồn vốn huy động.
Vì vậy, Ngân hàng cần xây dựng chiến lược huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đầu
tư phát triển. Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh vì có
51
vốn thì mới có thể cấp tín dụng được và để chủ động đáp ứng ngày càng cao nhu cầu
vốn. Có thể nói huy động vốn là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Khai
thác tối đa tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để có nguồn phục vụ cho việc
giải ngân các dự án.
Một số biện pháp mà Ngân hàng có thể thực hiện để thu hút vốn như:
+ Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh
toán... nhằm tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng.
+ Từng bước xây dựng và định vị thương hiệu của Ngân hàng, chú trọng phát
triển những sản phẩm, dịch vụ mới.
+ Chi nhánh cần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán để thu
hút tiền gửi thanh toán của khách hàng, cần quan tâm đến công tác huy động vốn
của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng nhưng chưa có quan hệ tiền gởi. Đặc biệt
là tăng cường tiếp thị với các doanh nghiệp có giao dịch thanh toán tiền gửi vì tiền
gửi thanh toán của các doanh nghiệp là nguồn vốn huy động hấp dẫn với lượng tiền
gửi lớn.
+ Điều chỉnh lãi suất phù hợp, cạnh tranh so với các Ngân hàng khác để giữ
chân khách hàng cũ và đồng thời thu hút khách hàng mới. Chi nhánh nên đưa ra các
hình thức trả lãi linh hoạt như: trả lãi trước, trả lãi định kỳ, trả lãi sau thì việc Ngân
hàng cho khách hàng lựa chọn hình thức nhận lãi để đáp ứng nhu cầu thì sẽ thu hút
được sự quan tâm của họ hơn.
+ Có các chương trình quảng cáo, khuyến mãi dành cho khách hàng khi sử
dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng như gửi tiền tiết kiệm có dự thưởng, bổ
sung thêm các tiện ích phụ cho sản phẩm là một cách để thu hút khách hàng đến
Ngân hàng nhiều hơn.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ, bồi dưỡng văn hóa giao tiếp cho đội ngũ
giao dịch viên tại Chi nhánh cần phải năng động, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái
cho khách hàng.
3.3.2, Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
52
Tại BIDV Đồng Nai mặt bằng trình độ nguồn nhân lực là khá cao so với một
số Ngân hàng khác. Tuy nhiên yêu cầu công việc cần phải cập nhật, bổ sung thêm
kiến thức của ngành nghề và kiến thức của xã hội. Vì vậy để hạn chế rủi ro, nâng
cao chất lượng tín dụng thì Ngân hàng cần phải tập trung vào yếu tố con người mà
cụ thể là xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lớn mạnh về chất và lượng
với những tiêu chí như năng lực, trình độ, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức
tốt, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ.
Với việc tăng trưởng quy mô tín dụng hiện nay tại Chi nhánh phải đi kèm với
việc bổ sung thêm lực lượng cán bộ quan hệ khách hàng có năng lực làm việc, trình
độ, kinh nghiệm nhằm đảm bảo cho cán bộ quan hệ khách hàng không bị quá tải
trong quản lý các khoản cho vay và nâng cao chất lượng về đánh giá, theo dõi khoản
vay được tốt hơn. Xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng chặt chẽ, công khai,
tiêu chuẩn tuyển dụng phải phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc, nghiệp vụ
cần tuyển.
Đưa ra kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ
bằng các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên ngành Ngân hàng và chuyên ngành khác nghiệp vụ thị trường, kiến thức
pháp luật để có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ được giao. Do hoạt
động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong khi đội ngũ cán
bộ quan hệ khách hàng kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan bị hạn chế. Vì vậy,
đòi hỏi cán bộ quan hệ khách hàng phải thường xuyên tìm hiểu đến các ngành nghề,
lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng, cần có năng lực để đánh giá, phân
tích khách hàng. Phải hạn chế rủi ro xảy ra do trình độ non kém hoặc do chủ quan
của cán bộ vì rủi ro xảy ra rất khó khắc phục, gây hậu quả không nhỏ nhất là đối với
các dự án có số vốn vay lớn. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các Ngân hàng
nước ngoài các buổi thảo luận, các lớp tập huấn để cập nhật kiến thức Ngân hàng,
học hỏi kinh nghiệm trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển, tăng cường kỹ năng
cho cán bộ quản trị và cán bộ quan hệ khách hàng.
53
Đồng thời có chính sách động viên cán bộ tự tìm hiểu, nghiên cứu học tập,
cập nhật những kiến thức phục vụ cho bản thân cán bộ quan hệ khách hàng và phục
vụ cho công tác. Kích thích tinh thần sáng tạo, phát triển ý tưởng, đề cao tinh thần
hợp tác và làm việc theo nhóm nhằm tăng khả năng chia sẽ tri thức và nâng cao chất
lượng công việc. Đồng thời cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ, theo đó
mỗi cán bộ Ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách
đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung.
Ngoài kiến thức chuyên môn ra thì yêu cầu quan trọng là phải tuyên truyền,
giáo dục tư tưởng cho cán bộ quan hệ khách hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất
đạo đức, nêu cao tính kỷ luật, ý thức tinh thần trách nhiệm trong công việc để mọi
người hiểu và chấp hành đúng quy trình, nghiệp vụ của Ngân hàng. Thường xuyên
kiểm tra, quản lý cán bộ quan hệ khách hàng, đưa ra chính sách khen thưởng, kỷ luật
và đề bạt nhân viên một cách thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc để
khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình, giữ chân nhân viên
giỏi và gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Chi nhánh cần khen thưởng đối với những cán
bộ có thành tích tốt trong công việc như đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, không
để nợ quá hạn, thường xuyên quan tâm động viên nhân viên. Bên cạnh đó, đề ra các
quy tắc thực hiện cấp tín dụng lành mạnh, chống tham nhũng, cần xử lý kịp thời với
những nhân viên làm trái, làm sai để tư lợi, có hành vi lừa đảo, gây thất thoát tài sản
Ngân hàng .
Xây dựng chế độ thưởng cho cán bộ quan hệ khách hàng: dựa vào doanh số
cho vay hoặc dựa vào thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tốt tình
hình kiểm soát nợ quá hạn. Chuyên môn hóa cán bộ quan hệ khách hàng: mỗi cán bộ
sẽ được giao một nhóm khách hàng nhất định có đặc điểm chung về ngành nghề
kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Chú trọng công tác đề bạt những cán bộ có
năng lực làm việc lâu năm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng “chảy máu
chất xám”.
54
Tóm lại, trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Ngân hàng cần
phải chú trọng cả về chuyên môn và tư cách đạo đức để có được đội ngũ nhân viên
tốt, làm việc có hiệu quả, gắn bó với Ngân hàng. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ
quan hệ khách hàng được xem như là một yêu cầu cần thiết, nhiệm vụ trọng tâm
trong hoạt động Ngân hàng có sự cạnh tranh như ngày nay và là điều kiện để nâng
cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng .
3.3.3, Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
3.3.3.1, Xây dựng chính sách lãi vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng
khách hàng:
Tại BIDV Đồng Nai chính sách lãi vay khá cạnh tranh so với các Ngân hàng
khác. Chi nhánh xác định lãi vay khách hàng doanh nghiệp dựa vào hệ thống xếp
hạng tín nội bộ, những khách hàng có xếp hạng tín dụng khác nhau sẽ có lãi suất vay
khác nhau và được điều chỉnh bằng biên độ giao động lãi suất giữa các nhóm khách
hàng do BIDV Việt Nam quy định. Việc xây dựng chính sách khách hàng đã tạo ra
sự công bằng, hợp lý đối với các doanh nghiệp trả lãi, nợ đúng hạn. Tuy nhiên cần
phải xây dựng chính sách ưu việt này để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng, một mặt thể hiện sự hỗ trợ quan tâm của Chi nhánh đến khách hàng với
phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, từng bước hoàn thiện để tiến
đến mục tiêu xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, hàng
đầu về quy mô, thị phần, chất lượng. Mặt khác khuyến khích khách hàng doanh
nghiệp sử dụng trọn gói các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp nhằm giảm thiểu chi
phí giao dịch cho các doanh nghiệp và tăng thu nhập cho Ngân hàng với biện pháp
sau:
55
Bảng 3.2: Mẫu gợi ý biên độ lãi vay đối với khách hàng có quan hệ tiền
gởi, dịch vụ
Xếp hạng
Lãi vay
minh họa
Có quan hệ
tiền gởi
Sử dụng
dịch vụ
Ví dụ
AAA 8.8% -0.25% -0.25% 8.30%
AA 9.0% -0.20% -0.20% 8.60%
A 9.2% -0.15% -0.15% 8.90%
BBB 9.5% -0.10% -0.10% 9.30%
BB 9.8% -0.05% -0.05% 9.70%
B
CCC
CC
C
D
Ngân hàng
quy định
Ngân hàng
quy định
Ngân hàng
quy định
Ngân hàng
quy định
(Nguồn: xử lí và tổng hợp của tác giả)
Lưu ý: Tùy vào điều kiện cụ thể trên cơ sở tính toán các chi phí hợp lí và lợi
nhuận cụ thể của từng sản phẩm tiền gởi, dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng tại Ngân
hàng, CB QHKH có thể tăng giảm biên độ giao động nhằm đảm bảo hiệu quả kinh
doanh của Ngân hàng.
3.3.3.2, Đa dạng các hình thức tín dụng:
a. Nâng cao nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu mà cụ thể là hình thức
cho vay hàng xuất khẩu theo L/C đã mở, hình thức chiết khấu hối phiếu, chiết
khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ:
Kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai hiện nay khá cao với nhiều sản phẩm đa
dạng như: cà phê, hạt điều, bánh kẹo, hàng may mặc…. của các công ty có qui mô
lớn. Bên cạnh đó các DNNVV cũng đóng góp đáng kể với các sản phẩm: gốm thủ
công mỹ nghệ, sản phẩm bàn ghế, mộc gia dụng …. Vì vậy Chi nhánh nên đẩy
56
mạnh thu hút các khách hàng này, mở rộng hoạt động tín dụng vừa thu hút được một
lượng lớn ngoại tệ, vừa chuyển đổi được cơ cấu khách hàng, cơ cấu ngành nhằm
giảm thiểu rủi ro tín dụng .
b. Hỗ trợ tín dụng trung và dài hạn đối với các DNNVV trên địa bàn Tỉnh:
BIDV Việt Nam dành 33 ngàn tỷ đồng hỗ trợ các DNNVV, Chi nhánh cần
tranh thủ nguồn vốn này để hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn, tập trung chủ yếu các
ngành thương mại, dịch vụ, xuất khẩu. Đây là nhóm khách hàng có độ rủi ro cao vì
thế Chi nhánh cần phải sàng lọc, lựa chọn các khách hàng tiềm năng, công tác thẩm
định rủi ro từ khách hàng phải được tiến hành chặt chẽ. Các DNNVV thường có xu
hướng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một Ngân hàng do đó tạo cơ hội để Ngân hàng
nâng cao và thay đổi dần cơ cấu thu nhập.
3.3.3.3, Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá dự án đầu tư, thẩm
định tài sản bảo đảm.
Thẩm định dự án đầu tư là một khâu quan trọng, là cơ sở để Ngân hàng ra
quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dự án đó. Tuy nhiên đây là một công việc
hết sức phức tạp do dự án đầu tư thường chịu ảnh bởi rất nhiều yếu tố như thị
trường, công nghệ…Mặt khác, dự án rất đa dạng với nhiều lĩnh vực, quy mô khác
nhau trong đó có những lĩnh vực mà cán bộ quan hệ khách hàng không đủ trình độ
và thông tin để thẩm định một cách chính xác. Vì vậy mà việc nâng cao chất lượng
thẩm định dự án là vấn đề phải được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Trong nội dung thẩm định khách hàng vay vốn, Chi nhánh cần phải thẩm
định cả chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính: tư cách pháp nhân, trình độ quản lý
doanh nghiệp, năng lực tài chính, tài sản thế chấp. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp
Ngân hàng có thể nhận xét một cách khách quan nhất về doanh nghiệp. Trước hết
cần xác minh tính đúng đắn, trung thực của các số liệu do doanh nghiệp cung cấp.
Đồng thời Ngân hàng cần tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp người quản lý để tìm kiếm
nhiều thông tin về doanh nghiệp hơn so với những gì thể hiện trên giấy tờ. Một số
57
thông tin định tính quan trọng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như: khả năng
lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, có cơ cấu tổ chức hiệu quả, phân định rõ trách
nhiệm, quyền hạn nhân viên, chính sách tuyển dụng…
Trong phương án, dự án vay vốn, Chi nhánh cần thẩm định đầy đủ nội dung
để đảm bảo đánh giá dự án một cách toàn diện, giúp cho việc ra quyết định đầu tư
một cách chính xác. Thẩm định bao gồm cả hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay
đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ.
Xây dựng phần mềm hiện đại phục vụ trực tiếp cho công tác thẩm định để
nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thẩm định.
Chi nhánh cần đào tạo cán bộ có chuyên môn cao về thẩm định dự án. Khâu
thẩm định có thể coi là khâu kiểm soát trước khi cho vay. Chính vì vậy, cán bộ thẩm
định phải là người có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, không chỉ giỏi về chuyên môn
mà còn phải hiểu về một số lĩnh vực, ngành kinh tế, kỹ thuật nhất định.
Về công tác thực hiện tốt các quy định về tài sản đảm bảo của doanh nghiệp:
- Khi nhận tài sản thế chấp, cầm cố ngoài các thủ tục về giấy tờ, Chi nhánh cần
xem xét về giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm, đi kiểm tra thực tế từng tài
sản để xác định chính xác quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp vay vốn nhằm
ngăn chặn và tránh hiện tượng lừa đảo làm giả các giấy tờ sở hữu.
- Tài sản thế chấp phải đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý, đảm bảo không tranh
chấp.
- Tài sản nhận bảo đảm phải được phép giao dịch và có tính thanh khoản cao.
Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho doanh nghiệp trong việc vay
vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Vai trò tư vấn Ngân hàng
được thể hiện ở chỗ giúp chủ đầu tư xây dựng dự án, lựa chọn việc sản xuất sản
phẩm, cung cấp thông tin về thị trường sản phẩm…Đồng thời có cảnh báo đối với
chủ đầu tư về rủi ro mà dự án có thể gặp phải để chủ đầu tư dự phòng những biện
pháp hạn chế rủi ro, bảo đảm dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ Ngân hàng đầy đủ cả
gốc và lãi.
58
3.3.3.4, Nâng cao chất lượng phục vụ:
a. Nâng cao nghiệp vụ nhân viên hướng dẫn:
Khi mới lần đầu đến giao dịch không ít khách hàng bỡ ngỡ vì vậy người viết
kiến nghị Chi nhánh nên đặt một bàn hướng dẫn phía ngoài để dễ dàng hướng dẫn
khách hàng. Nhân viên hướng dẫn ngoài tiếng Anh, có thể giao tiếp vài ngôn ngữ
thông dụng như tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Nhật….Điều này giúp Ngân hàng thu
hút được các doanh nghiệp nước ngoài trong khu công nghiệp đến giao dịch.
Hiện tại Chi nhánh đã có một nhân viên phụ trách nhận điện thoại kết nối liên
lạc với bộ phận hoặc nhân viên chuyên trách, tuy nhiên người viết kiến nghị Chi
nhánh nên đào tạo nhân viên này thêm một số nghiệp vụ như sau:
* Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục cho khách hàng.
* Hướng dẫn khách hàng đến các bộ phận có liên quan.
* Nắm bắt thông thông tin về lãi suất, tỷ giá, thông tin về các chương trình
khuyến mãi của Ngân hàng…. nhằm trả lời nhanh chóng cho khách hàng.
b. Nâng cao chất lượng phục vụ:
Chất lượng phục vụ tại Ngân hàng khá tốt với lợi thế đội ngủ CB QHKH trẻ,
năng động, chủ động liên lạc điện thoại, email với khách hàng, hạn chế số lần khách
hàng đến Ngân hàng giao dịch tạo nên phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Khi gần
đến hạn trả nợ, trả lãi CB QHKH chủ động điện thoại, gởi văn bản liên lạc báo trước
với khách hàng, đến ngày đáo hạn CB QHKH điện thoại liên lạc với khách hàng yêu
cầu trả nợ. Chính việc quan tâm theo dõi chăt chẽ các khoản nợ đã giúp Chi nhánh
thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn. Tuy nhiên theo người viết thì bộ phận QHKH nên thiết
kế thêm:
“Phiếu hồ sơ”: bao gồm các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết khi vay vốn, phía
dưới là lịch hẹn thẩm định tài sản, lịch hẹn đăng ký giao dịch đảm bảo….Ngoài ra
còn có tên, số điện thoại của khách hàng và CB QHKH để chủ động liên lạc. Phiếu
này sẽ là chứng từ giao nhận hồ sơ tín dụng giữa khách hàng và CB QHKH, khắc
59
phục được tình trạng sau khi phỏng vấn, CB QHKH phải đọc hoặc ghi danh mục hồ
sơ.
Ngoài phiếu hồ sơ thì cần thiết kế thêm “phiếu bổ sung hồ sơ” trong trường
hợp khách hàng cần bổ sung hồ sơ, chứng từ. Trên phiếu này cũng ghi tên và số điện
thoại, lich hẹn của CB QHKH nhằm giúp khách hàng chủ động thời gian, CB
QHKH làm việc khoa học, hợp lý không để khách hàng chờ lâu.
Tất cả việc làm trên góp phần thực hiện hiệu quả phương châm mà tập thể
phòng QHKH đề ra: “ Không để khách hàng đến Ngân hàng quá ba lần “.
3.3.3.5, Giải pháp Marketing và quan hệ công chúng(PR):
a. Tổ chức hội nghị khách hàng:
Theo người viết nhận định việc tổ chức hội nghị khách hàng hầu như từ trước
đến nay chỉ được thưc hiện ở các DN còn ở Ngân hàng thì hầu như rất hiếm, tuy
nhiên nếu nhìn ở góc độ kinh doanh thì Ngân hàng cũng chỉ là một loại hình DN
kinh doanh sản phẩm khá đặc biệt. Biện pháp này giúp Ngân hàng chủ động giới
thiệu các sản phẩm của mình đến khách hàng mà Ngân hàng đang hướng tới(các DN
nuớc ngoài, DNNVV), các chính sách ưu đãi khi khách hàng sử dụng trọn gói dịch
vụ tại Ngân hàng, cũng như duy trì mối quan hệ với các khách hàng thân thiết với
các chính sách cạnh tranh và ưu đãi hơn so với các đối thủ. Ngoài ra Chi nhánh cũng
nhận được phản hồi từ khách hàng về các chính sách, các sản phẩm mà Ngân hàng
cung cấp. Ban giám đốc sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc cho khách hàng cũng như
kiến nghị đề xuất các ý kiến của khách hàng với BIDV Việt Nam nhằm phục vụ tốt
hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Việc tổ chức hội nghị khách hàng có thể kết hợp
với ngày kỷ niệm thành lập Ngân hàng.
b Quảng cáo tại các nhà chờ xe buýt và trên xe buýt:
Hiện nay xe buýt đã và đang trở thành phương tiện di chuyển công cộng đươc
mọi người hướng đến nhất là các đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân. Gần đây
Sở Giao Thông Vậ n Tải đã hổ trợ cho các tuyến xe buýt đưa đón công nhân miễn
phí tại các khu công nghiệp, đây l à cơ hội rât tốt để BIDV Đồng Nai quảng hình
60
ảnh của mình tới các DN trong các khu công nghiệp và nhân dân trong Tỉnh với
mức chi phí khá thấp.
c Các biện pháp khác:
Gởi “ Thư Cảm Ơn “đến khách hàng DN khi lần đầu sử dụng các dịch vụ của
Ngân hàng.
Gởi “Thứ Chúc Mừng “ nhân ngày thành lập DN, lễ, tết, giáng sinh,…
Gởi “Thư Ngỏ “ khi Ngân hàng có các chính sách khuyến mãi, tăng lãi suất
huy động, phát hành miễm phí thẻ ATM,…
Lưu ý: có thể gởi thư trực tíếp hay gián tiếp bằng thư điện tủ(email)
Đây là một việc làm rất nhỏ nhặt, ít tốn chi phí nhưng thể hiện sự quan tâm
sâu sắc đến khách hàng, xem khách hàng là người thân của Ngân hàng, để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng khách hàng.
3.4. Kiến nghị:
3.4.1, Với nhà nước và các sở ngành có liên quan
Nhà Nước cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, đơn giản hoá thủ tục hành
chính tạo môi trường thông thoáng thuận tiện cho hoạt động Ngân hàng phát triển.
Nhà nước cần phải có những chính sách, biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đảm
bảo tình hình kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, các Ngân hàng
và các tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng nhà nước phối hợp với Chính phủ cần xem xét, rà soát lại các văn
bản liên quan đến hoạt động tín dụng đã ban hành, nhanh chóng phát hiện chỉnh sửa
kịp thời những mâu thuẫn giữa các văn bản này, hoàn thiện, bổ sung các quy định
văn bản pháp luật cho phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt
động kinh doanh.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nướcquan tân trong việc xác lập nền tảng kinh doanh
đúng pháp luật, đảm bảo công khai minh bạch giữa các tổ chức tín dụng. Tổ chức
cung cấp thông tin kịp thời về tình hình kinh doanh tiền tệ tín dụng trên địa bàn
nhằm ngăn ngừa rủi ro.
61
Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích và dự báo thông tin của trung tâm
thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC) nhằm tạo thuận lợi cho các
NHTM có thông tin đầy đủ và chính xác nhất về doanh nghiệp khi cho vay, có thêm
cơ sở quyết định cho vay được an toàn hiệu quả.
3.4.2, Với Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Đề nghị BIDV Việt Nam hỗ trợ BIDV Đồng Nai trong việc tìm kiếm và xây
dựng trụ sở Chi nhánh tại địa điểm mới. Tạo điều kiện mở rộng mạng lưới các
phòng giao dịch tại các huyện như Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thị xã Long Khánh…..
Các sản phẩm tín dụng bán lẻ còn chưa thực sự đa dạng và hấp dẫn. Đề nghị
BIDV Việt Nam nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ, nghiên cứu sửa
đổi cơ chế xét duyệt, cấp tín dụng bán lẻ: đơn giản và thông thoáng hơn.
Đề nghị BIDV Việt Nam nghiên cứu sửa đổi, tạo thêm một số chức năng trên
hệ thống SIBS(bảng theo dõi nợ vay, tờ trình yêu cầu thu nợ…), liên kết hệ thống
SIBS và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp.
Hổ trợ Chi nhánh trong việc chuẩn bị nâng cấp phòng giao dịch Long Bình
Tân trở thành Chi nhánh cấp bán lẻ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận chung về tín dụng Ngân hàng thương mại và đánh giá thực
trạng hoạt động tín dụng doanh nghịêp tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai, thành tựu hoạt động tín dụng giai đoạn 2004-2008
và mục tiêu đổi mới hoạt động tín dụng giai đoạn 2009-2012, người viết tiến hành
xây dựng giải pháp phù hợp với hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Đồng
Nai. Mục tiêu của biện pháp là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh
nghiệp tại BIDV Đồng Nai. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế cũng như có
những giải pháp đòi hỏi cần phải có tập trung nghiên cứu xây dựng thành những đề
án chi tiết riêng, nên một số giải pháp còn mang tính định hướng, mặc dù người viết
đã rất nỗ lực để xây dựng các giải pháp có tính thực tiển và phù hợp với đặc điểm
hoạt động kinh doanh tại BIDV Đồng Nai.
62
KẾT LUẬN
****** # " ******
Trong năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng
bị ảnh hưởng, trên địa bàn Tỉnh thu hút nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần và
các tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt. Trên cơ sở thực hiện mục tiêu và yêu cầu
của đề tài, luận văn đã hoàn thành một số nội dung nghiên cứu sau:
Chương 1: Phân tích về mặt cơ sở lý luận về tín dụng của NHTM.
Chương 2: Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu: huy động vốn, doanh số
cho vay, dư nợ và nợ quá hạn, từ đó người viết nhận ra một số ưu điểm và hạn chế
trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Đồng Nai.
Chương 3: Người viết đưa ra một số giải pháp thiết thực đóng góp cho Chi
nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp.
Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Đồng Nai
cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của Ngân
hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn
cho dân cư, các đơn vị kinh tế, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai
thác thế mạnh tiềm năng trong Tỉnh, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh
tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước. Nhìn chung dư nợ vẫn
tăng trưởng khá cao qua từng năm. Việc thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc
trong những năm qua nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Ngân hàng. Ngân
hàng phân loại đối tượng đầu tư, có sự sàng lọc khách hàng loại dần những khách
hàng yếu kém về tài chính, từ đó Ngân hàng đã đầu tư vốn đúng đối tượng, các đơn
vị vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi
kịp thời ít có nợ quá hạn.
Tổng tài sản của Ngân hàng tăng trưởng tăng trưởng rất tốt. Lợi nhuận của
Ngân hàng luôn đạt ở mức cao và tăng trưởng liên tục, hiệu quả hoạt động của Ngân
63
hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp nhờ sự nổ
lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo của Ban giám đốc
BIDV Đồng Nai, đã và đang tạo được chỗ đứng trong hệ thống Ngân hàng BIDV
nói riêng và hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài
không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô, các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên Ngân hàng để đề tài được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai.pdf