Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè

Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm" làm đề tài nghiên cứu của mình. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU . 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. . 1 1.2.Mục đích nghiên cứu: . 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 2 1.4.Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau: 2 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH . 3 CỦA DOANH NGHIỆP . 3 2.1.Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. . 3 2.1.1. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. 3 2.1.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 6 2.2. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 9 2.2.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài . 9 2.2.2. Các nhân tố chủ quan. . 13 2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh . 15 2.3.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 15 2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 18 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội . 22 PHẦN III: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH . 24 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 24 3.1. Những nét khái quát về Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm 24 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty . 26 3.1.3. Những lợi thế và bất lợi của công ty 36 3.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm 39 3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 -2010 39 3.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. . 43 3.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 46 3.3.1. Những thành tựu đã đạt được của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm trong thời gian qua: 46 3.3.2. Những tồn tại của Công ty và nguyên nhân dẫn đến tồn tại 47 PHẦN IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH . 49 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 49 4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm trong những năm tới 49 4.1.1.Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của Công ty trong những năm tới . 49 4.1.2. Đinh hướng phát triển của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 50 4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 57 4.2.1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 57 4.2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 59 4.2.3.Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 60 4.3.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm . 61 4.3.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động . 62 4.3.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn 62 4.3.7.Tăng cường liên kết kinh tế . 64 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 66 5.1.Kết luận . 66 5.2.Kiến nghị . 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 69

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4318 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua các năm. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 57,35%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 15,60%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà Công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty đã được thị trường khách hàng chấp nhận. - Về chi phí và lợi nhuận: Trong năm 2009 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí, chi phí kinh doanh năm 2010 tăng so với năm 2009 là 56,25%, trong khi năm 2009 so với năm 2008 là 10,61%. Nhờ việc giảm chi phí, kết hợp với nhiều chính sách kinh doanh hợp lý, lợi nhuận của công ty năm 2009 tăng 56,25% trong khi năm 2010 lợi nhuận chỉ tăng 10,61%. Mặc dù các chỉ tiêu các năm đều tăng nhưng xét về mặt định tính thì tốc độ tăng doanh thu năm 2010 chậm hơn tốc độ tăng doanh thu năm 2009, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2010 cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận năm 2009. Dưới đây là kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008 – 2010 Bảng 3.3 KẾT QUẢ SXKD NĂM 2008 TT CHỈ TIÊU ĐVT SẢN LƯỢNG TRONG NĂM I Sản phẩm sản xuất Tấn 1.410 1 Chè xanh Tấn 745 a Tự sản xuất Tấn 353 Chè sao lăn Tấn 112 Chè tạo hình Tấn 212 Chè sấy khô Tấn 22 Chè đặc sản Tấn 5,93 b Mua ngoài Tấn 392 2 Chè đen Tấn 665 a Tự sản xuất Tấn 575 b Mua ngoài Tấn 90 II Tiêu thụ Tấn 1.161 1 Chè xanh Tấn 687 2 Chè đen Tấn 474 III Doanh thu 24.447 Chè đen Tr.đ 11.026 Chè xanh Tr.đ 12.555 Chè nội tiêu Tr.đ 841 Gia công tách cẫng Tr.đ 26 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Bảng 3.4 KẾT QUẢ SXKD NĂM 2009 TT CHỈ TIÊU ĐVT SẢN LƯỢNG TRONG NĂM I Sản phẩm sản xuất Tấn 1.198 1 Chè xanh Tấn 634 A Tự sản xuất Tấn 403 Chè tạo hình Tấn 395 Chè sấy khô Tấn 7,9 Chè đặc sản Tấn 0,19 B Mua ngoài Tấn 231 2 Chè đen CTC Tấn 564 A Tự sản xuất Tấn 564 Chè BP1 Tấn 152 Chè PF1 Tấn 189 Chè PD1 Tấn 79 Chè BOP Tấn 90 Chè vón Tấn 22 Râu Tấn 31 B Mua ngoài Tấn 3 Chè nội tiêu Tấn Chè xanh túi lọc 125 gr Hộp 11.408 Chè Ngọc Thúy Gói 681 II Tiêu thụ Tấn 1.569 1 Chè xanh Tấn 654 2 Chè đen CTC Tấn 527 3 Chè đen OTC Tấn 387 4 Chè nội tiêu Tấn A Chè xanh TL 125 gr Hộp 10.152 B Chè xanh Bát Tiên Gói 394 C Chè sen 200 gr Gói 185 III Doanh thu Tr.đ 38.470 1 Chè xanh Tr.đ 17.810 2 Chè đen Tr.đ 20.392 3 Chè nội tiêu Tr.đ 268 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Bảng 3.5 KẾT QUẢ SXKD NĂM 2010 TT CHỈ TIÊU ĐVT SẢN LƯỢNG TRONG NĂM I Sản phẩm sản xuất Tấn 2.102 1 Chè xanh Tấn 339 Chè tạo hình Tấn 339 2 Chè đen CTC Tấn 1.441.165 Chè BP1 Tấn 684 Chè PF1 Tấn 313 Chè PD1 Tấn 193 Chè BOP Tấn 265 Chè vón + râu Tấn 307 II Xuất cho tái chế (sp ctc) Tấn 323 III Tiêu thụ Tấn 1.596 1 Chè đen Tấn 1.268 Chè PS cẫng đen Tấn 14 Chè BP1 Tấn 675 Chè PF1 Tấn 320 Chè PD1 Tấn 112 Chè BOP Tấn 147 2 Chè xanh Tấn 328 IV Doanh thu Tr.đ 44.473 1 Chè búp tươi Tr.đ 516 2 Chè đen Tr.đ 34.373 3 Chè xanh Tr.đ 9.237 4 Chè nội tiêu Tr.đ 239 5 Thu nhập khác Tr.đ 108 (Nguồn: Phòng kinh doanh) 3.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 3.2.2.1. Xét hiệu quả sử dụng lao động Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta dựa vào hai chỉ tiêu là năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động, trong đó: - Năng suất lao động = - Lợi nhuận bình quân một lao động = - Trong những năm gần đây các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng doanh thu 24.447.833,298 38.470.000 44.473.000 Lợi nhuận 797.280 1.380.000 1.519.733,148 Số lao động (Người) 550 552 556 Năng suất lao động 44.450.605,98 69.692.028,99 79.987.410,07 Lợi nhuận bình quân một lao động 1.449,6 2.500 2.733,333 (Nguồn : Phòng kinh doanh) Như vậy trong ba năm 2008-2010 với số lao động có thay đổi là tăng lên nhưng không đáng kể (2 – 4 người) nhưng năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động ngày càng tăng cao chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao động, chất lượng lao động ngày càng cao. Sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ lao động, sắp xếp lao động một cách hợp lý tránh tình trạng lao động nhàn rỗi không có việc làm. 3.2.2.2 Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta dùng một số chỉ tiêu sau: Hiệu quả sử dụng vốn cố định = - Số vòng quay vốn lưu động = - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 0,122 0,128 0,173 Số vòng quay vốn lưu động 1,76 1,54 1,59 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 0,100 0,09 0,136 (Nguồn : Phòng kinh doanh) Thông qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn tăng, tuy nhiên mức tăng là không lớn. Nếu như cứ 1000 đồng vốn cố định năm 2008 thu được 122 đồng lợi nhuận thì năm 2009, năm 2010 thu được 128 và 173 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu vốn lưu động qua các năm cho thấy: số vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm trong năm 2010 nhưng lại bắt đầu tăng trong năm 2010. - Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu: Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu = x 100 - Chỉ tiêu doanh lợi vốn sản xuất: Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất = x 100 Bảng 3.8: Doanh lợi vốn chủ sử hữu và vốn sản xuất ĐVT: % Năm 2008 2009 2010 Doanh lợi vốn chủ sở hữu 6,48% 6,1% 9,3% Doanh lợi vốn sản xuất 6,03% 5,31% 7,62% (Nguồn : Phòng kinh doanh) Do hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng nhưng ngược lại hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại giảm trong năm 2009 làm doanh lợi vốn chủ sử hữu và vốn sản xuất trong năm giảm. Điều này chứng tỏ tác động giảm của vốn lưu động mạnh hơn vốn cố định. Trong năm 2010, các chỉ tiêu vốn cố định và vốn lưu động đều tăng dẫn đến doanh lợi vốn chủ sở hữu và doanh lợi vốn sản xuất tăng tương ứng. 3.2.2.3. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp Để đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp người ta dựa vào 2 chỉ tiêu là doanh lợi doanh thu bán hàng và hiệu quả kinh doanh theo chi phí: - Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng Doanh lợi theo doanh thu = x 100 - Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí: HQKD theo chi phí= x100 Bảng 3.9: Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp ĐVT : % Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh lợi theo doanh thu 5,7 5,85 8,5 Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 106 106,2 109,3 (Nguồn : phòng kinh doanh) Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao. Song qua chỉ tiêu trên cho thấy doanh lợi theo doanh thu năm 2009 tăng đáng kể. Nguyên nhân là do chi phí giảm, trong khi đó doanh thu vẫn tăng nên lợi nhuận tăng nhanh. Chi phí giảm do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Trình độ quản lý và sản xuất của nhân viên cũng như công nhân được nâng cao nên đã tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. - Tận dụng và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp giúp Công ty nhập được nguyên vật liệu với giá thấp hơn. - Do đã có nhiều khách quen nên chi phí bán hàng và quản lý đã giảm đi đáng kể. Qua các chỉ tiêu trên ta thấy chỉ có một số chỉ tiêu về vốn là tăng còn các chỉ tiêu còn lại đều giảm so với năm 2008. Điều này chứng tỏ trong năm 2009 Công ty mới chỉ mở rộng quy mô sản xuất còn vấn đề hiệu quả vẫn chưa đạt được. 3.2.2.4. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội Là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập hơn 10 năm, Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm đã cung cấp và duy trì công ăn việc làm ổn định cho hơn 500 lao động với thu nhập ổn định. Mức lương trung bình của một người lao động ở Công ty vào khoảng từ 1.500.000-2.500.000 nghìn đồng/tháng. Hàng năm, mức thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 1.173.000 – 1.505.211 triệu đồng, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao phúc lợi xã hội. 3.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 3.3.1. Những thành tựu đã đạt được của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm trong thời gian qua: Trong vòng hơn 10 năm qua, Công ty đã tạo lập được cơ sở sản xuất, trang bị những dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại với công suất lớn nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao. Những thành tựu đạt được của Công ty trong những năm qua thể hiện ở quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ với nhà nước đều tăng lên qua các năm, ngày càng nâng cao mức thu nhập người lao động, cải thiện đời sống vật chất của người lao động. Để đạt được những thành tựu trên bằng những nỗ lực của bản thân ngoài ra còn có những thuận lợi đáng kể của các chính sách vĩ mô, thuận lợi của chính doanh nghiệp tạo ra đó là: - Công ty có một cơ cấu tổ chức quản lý hiệu quả phù hợp với quy mô sản xuất. Điều này được thể hiện ở cơ cấu các phòng ban chức năng của Công ty. Hệ thống này hoạt động một cách độc lập về công việc nhiệm vụ nhưng lại liên hệ rất chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ cũng như sự phối hợp về vận động. - Về quan hệ giao dịch của Công ty, Công ty có quan hệ hầu hết với các nguồn hàng trong nước với các cơ sở sản xuất. Công ty đã tạo được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi. - Công ty đã có tầm chiến lược về con người, luôn cử các cán bộ đi học, đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Hiệu quả kinh doanh tăng lên qua các năm đã chứng minh chiến lược của Công ty là hợp lý. 3.3.2. Những tồn tại của Công ty và nguyên nhân dẫn đến tồn tại Ngoài những thành tựu đã được nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như là: - Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường trong nước mà thị trường trọng điểm là nội địa trong tỉnh tuy có những ưu điểm, song chính sách tập trung vào một thị trường này cũng có những hạn chế nhất định như gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào một thị trường. - Tuy đã xây dựng chiến lược mặt hàng nhưng chưa đảm bảo sự đa dạng mặt hàng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú. Hiện nay Công ty chỉ chủ yếu sản xuất các sản phẩm mẫu mã chủ yếu đã có trước đây – hiện giờ chưa cải tiến được. Đây là một hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục ngay để đảm bảo sự đa dạng về mặt hàng, mẫu mã sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Giá các sản phẩm của công ty không tương xứng với vị thế của công ty trên thị trường. Nhiều sản phẩm của công ty giá còn cao hơn hoặc bằng các sản phẩm cùng loại do các công ty có uy tín lâu năm trên thị trường. - Chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ lệ sản phẩm hỏng chiếm khoảng 5-7%. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với các doanh nghiệp sản xuất. - Năng suất lao động chưa cao cũng là do người lao động chưa có ý thức lao động, không gắn sự sống còn của công ty với cuộc sống của mình. - Mặc dầu Công ty có rất nhiều mối quan hệ làm ăn trong nước cũng như trên thế giới, nhưng Công ty vẫn chưa có mối quan hệ nào mang tính chất liên kết kinh tế. Chính các sự hạn chế này đưa Công ty vào tình trạng khó giải quyết được những yếu điểm của mình như về: vấn đề về vốn kinh doanh, nguyên vật liệu sản xuất, đội ngũ lao động... đồng thời Công ty không khai thác được thế mạnh của mình như việc mở rộng các mối quan hệ kinh doanh, nâng cao uy tín... Qua thực tế nghiên cứu ở Công ty ta thấy một số tồn tại cơ bản nói trên, đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. PHẦN IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm trong những năm tới Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như hiện nay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị của đất nước, của điều kiện và môi trường quốc tế. Với chiến lược đúng đắn bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh tranh. 4.1.1.Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của Công ty trong những năm tới Các doanh nghiệp hoạt động đều luôn hướng tới lợi nhuận. Muốn vậy Doanh nghiệp phải quan tâm đến điều hoà vốn và thời gian hoàn vốn, từ đó xác định được doanh số bán hàng, thời gian cho lãi và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận. Để mục tiêu của Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, tiền vốn, vật tư lao động của mình cần phải xác định phương hướng và biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn có làm sao có hiệu quả tối ưu nhất. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể: - Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách. ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, bảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm, chú trọng hơn về khâu marketing nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới. 4.1.2. Đinh hướng phát triển của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 4.1.2.1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ Do tác dụng giải khát và ngăn ngừa một số bệnh của việc uống sản lượng chè ,trong những năm qua lưu lượng buôn bán chè trên thế giới tăng khá nhanh, bình quân tăng 2 – 3%/năm, sản lượng chè sản xuất ra cũng tăng ở mức tương ứng. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu chè thể hiện thị trường tiêu thụ chè của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm: Bảng 4.1 Giá trị sản lượng chè xuất khẩu năm 2008 TT TÊN CHỈ TIÊU ĐVT GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG TRONG NĂM Sản lượng Giá trị (1000 USD) Tổng giá trị (1 + 2) Tấn 554,35 766,23 1 Xuất khẩu trực tiếp Tấn 493,55 631,53 A Chè xanh Tấn 361,75 482,75 Chè xanh - Indonesia Tấn 27,50 19,66 Chè xanh - USA Tấn 21,0 20,48 Chè xanh - UAE Tấn 18,24 34,11 Chè xanh - Rotterdam Tấn 113,40 170,00 Chè xanh - Pakistan Tấn 181,61 238,50 B Chè đen CTC Tấn 131,8 148,8 Chè đen - Nga Tấn 69,60 56,52 Chè đen - Pakistan Tấn 27,50 19,39 Chè đen - Iran Tấn 34,70 72,87 2 Xuất khẩu ủy thác Tấn 60,8 134,7 Chè xanh - Pakistan Tấn 60,8 134,7 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Bảng 4.2 Giá trị sản lượng chè xuất khẩu năm 2009 TT TÊN CHỈ TIÊU ĐVT GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG TRONG NĂM Sản lượng Giá trị (1000 USD) Tổng giá trị (1 + 2) Tấn 819,9 1.267,69 1 Xuất khẩu trực tiếp Tấn 819,9 1.267,69 A Chè xanh Tấn 472,7 742,21 Chè xanh - Nga Tấn 17,6 25,9 Chè xanh -Pakistan Tấn 435,3 687,4 Chè xanh - Hà Lan Tấn 19,8 28,91 B Chè đen CTC Tấn 347,2 525,5 Chè đen - Nga Tấn 13,2 19,0 Chè đen - Pakistan Tấn 313,0 475,0 Chè đen - Iran Tấn 21,0 31,5 2 Xuất khẩu ủy thác Tấn 0,0 0,0 Chè xanh - Pakistan Tấn (Nguồn: Phòng kinh doanh) Bảng 4.3 Giá trị sản lượng chè xuất khẩu năm 2010 TT TÊN CHỈ TIÊU ĐVT GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG TRONG NĂM Sản lượng Giá trị (1000 USD) 1 Xuất khẩu trực tiếp Tấn 893,5 1.377,5 A Chè xanh Tấn 280,3 457,4 Chè xanh - Nga Tấn Chè xanh - Pakistan Tấn 262,3 423,6 Chè xanh - Hà Lan Tấn 18 33,8 B Chè đen CTC Tấn 613,2 920,1 Chè đen - Nga Tấn Chè đen - UAE Tấn 360,4 534,2 Chè đen - Mỹ Tấn 83,2 128,9 Chè đen - Pakistan Tấn 169,6 257,0 Chè đen - Iran Tấn (Nguồn: Phòng kinh doanh) Iraq là thị trường chính của chè Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng lượng chè xuất khẩu cả nước và là thị trường chính của Tổng công ty chè Việt Nam trước năm 2004. Tổng nhu cầu thị trường này trong Chương trình đổi dầu lấy lương thực một năm lên tới trên 64.000 tấn. Đó chưa kể một lượng lớn chè do các thương nhân Iraq nhập bán trên thị trường tự do. Trước chiến tranh vùng Vịnh, Srilanka là nước xuất khẩu chính vào thị trường này. Chè xuất chủ yếu của Việt Nam hiện nay là qua Chương trình đổi dầu lấy lương thực. Tuy nhiên, chè của các quốc gia khác như Sri Lanka, Ấn Độ, Indonesia đang dần tăng khối lượng vào thị trường này với chất lượng tốt. Do biến động về chính trị tại Iraq, năm 2004, Việt Nam xuất khẩu ít vào thị trường này và phần lớn thông qua thị trường Ấn Độ. Việc chè Việt Nam không vào được thị trường Iraq đã làm một lượng chè lớn của ta không có thị truờng, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè, đặc biệt là Tổng công ty chè Việt Nam vào tình trạng hết sức khó khăn. Thị trường Đài Loan trước đây nhập khoảng 500 đến 800 tấn chè của Việt Nam mỗi năm. Do những năm gần đây nhiều công ty Đài Loan đầu tư vào ngành chè Việt Nam, lượng chè xuất sang thị trường này tăng đáng kể (chủ yếu là chè nhài), đứng thứ 3 sau thị trường Iraq và Pakistan. Quan hệ kinh doanh với thị trường này chủ yếu giữa các doanh nhân phía Nam với các doanh nhân Đài Loan do vậy các doanh nghiệp phía Nam rất mạnh về thị trường này. Hiện nay, do tình hình giao thương giữa Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, nhiều công ty lớn của Đài Loan đã chuyển một phần sản lượng chè ướp nhài sang thị trường này. Thị trường Pakistan trước đây mỗi năm cũng chỉ nhập khoảng 400 - 500 tấn, nhưng ba năm gần đây đã trở thành một trong những thị trường phát triển mạnh nhất của chè Việt Nam. Năm 2004 đã nhập trên 6.000 tấn. Lượng nhập từ Việt Nam năm 2004 phần lớn là chè xanh để tái xuất đi Afganistan. Tổng cầu hàng năm của thị trường này lên tới 150.000 tấn, chủ yếu là chè CTC. Chính phủ Pakistan trong những năm gần đây liên tục tăng thuế nhập khẩu chè nhằm hạn chế tiêu thụ và rút ngắn mất cân bằng trong cán cân thành toán thương mại. Theo nhiều chuyên gia dự đoán, nếu thuế nhập khẩu chè ở mức hợp lý thì cầu về chè của nước này có thể lên tới 200.000 tấn. Chè của Kenya hiện nay chiếm gần 65% thị phần tại Pakistan, tiếp theo đó là chè của Indonesia chiếm 11%. Mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tiêu thụ chè và tỷ lệ tăng dân số ở Pakistan ngày càng rõ rệt. Theo con số của Hiệp hội chè Pakistan, nước này nhập khẩu chè khoảng 60.000 tấn vào năm 1971, nhưng đã tăng lên 110.000 - 150.000 tấn vào năm 1998. Cũng trong khoảng thời gian này dân số Pakistan cũng tăng lên gấp đôi từ 67 triệu lên tới xấp xỉ 140 triệu người và mức tiêu thụ bình quân đầu người ở đây là 1,15kg, gấp 2 lần mức tiêu thụ ở Ấn Độ. Trong tương lai, theo Cơ quan nghiên cứu phát triển dân số Mỹ thì dân số Pakistan sẽ tăng lên tới 201 triệu người vào năm 2011 và 403 triệu người vào năm 2045. Trong tương lai Pakistan sẽ trở thành nước nhập khẩu chè lớn nhất toàn cầu. Thị trường Nga là một thị trường có tiềm năng rất lớn đối với chè Việt Nam. ở Nga chè luôn luôn được coi là thực phẩm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và là hàng nhập khẩu duy nhất trong bảng xác định chỉ số tiêu dùng. Sức tiêu thụ khoảng 147 – 162 ngàn tấn chè/năm với tổng trị giá trị trường hiện nay khoảng 600 - 650 triệu USD. Chè nhập vào Nga chủ yếu là chè của Ấn Độ, khoảng 100 – 115.000 tấn/năm chiếm 71,5% thị phần năm 2000 . Một nhân tố làm tăng thị phần chè của Ấn Độ là Hiệp định năm 1994 giữa Chính phủ hai nước cho phép Ấn Độ trả nợ bằng chè và các công ty nhập khẩu chè trả nợ không phải chịu thuế VAT (20%). Đến năm 2001, chè của Ấn Độ không còn được hưởng ưu đãi VAT như trước, do vậy thị phần chè của Ấn Độ từ năm 2001 đã giảm mạnh xuống đến nay còn 35%, nhường chỗ cho Srilanka là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này. Thị phần chè của Srilanka đã tăng từ 17% năm 2000 lên 45% năm 2004 (80%-90% chè từ Srilanka là chè thành phẩm đóng gói trong khi đó 70%-80% chè của Ấn Độ là chè rời). Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 3 với thị phần là 4%. 85% chè của Trung Quốc vào Nga là chè xanh. Năm 1997, với chủ chương phát triển công nghiệp chế biến chè trong nước, Chính phủ Nga đã tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với chè hộp dưới 3kg lên 20%. Tuy nhiên các nước xuất khẩu lớn vào Nga là Ấn Độ Srilanka, Trung Quốc và Indonesia đều được nằm trong danh sách được hưởng ưu đãi vào thị trường Nga tức là chỉ chịu có 75% mức thuế nhập khẩu. Thị trường Trung Đông : Trung Đông là một khu vực địa lý chủ yếu được xác định bởi lịch sử và văn hoá. Vùng đất này trải dài trên một khu vực rộng lớn nơi Châu á, Châu Âu và Châu Phi tiếp giáp nhau và được bao quanh bởi vùng biển Địa trung hải, biển đen và Vịnh Pexic. Các quốc gia trong vùng bao gồm Ai Cập, Sip, Iraq, Iran, Israel, Jordany, Libăng, Syria, ả rập xê út, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và các quốc gia vùng vịnh Pexic. Tuy nhiên xét về nhiều khía cạnh khác thì các nước Bắc Phi như Libi, Algeria, Tuynizi, Maroc, Sudan và Afganistan cũng được liệt kê vào danh sách các quốc gia Trung Đông. Xét trên khía cạnh thương mại thì các nước như Uzbekistan, Kazhakstan, Kyrgisistan và một số quốc gia SNG cũ cũng được coi là thị trường Trung Đông. Các quốc gia trên đều có nhiều điểm tương đồng như khí hậu, cách sống, đạo hồi, văn hoá và điều quan trọng nhất là phong cách tiêu dùng trà cũng gần giống nhau. Đối với hầu hết các quốc gia Trung Đông, các số liệu chính thức về tình hình nhập khẩu chè tương đối không chính xác. Thêm vào đó chè thường được các thương nhân nhập khẩu lậu qua biên giới giữa các quốc gia. Với sản lượng chè nhập khẩu hàng năm từ 250 - 350 ngàn tấn, khu vực Trung Đông chiếm 25 - 30% sản lượng chè nhập khẩu trên thế giới. Do vậy khu vực này là một trong những thị trường chè quan trọng và năng động nhất. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Sri Lanka và Ấn Độ. Tuy nhiên trong những năm gần đây Kenya đã nổi lên thành một nước cung cấp chè lớn và đặc biệt đã chiếm được thị trường chè Ai Cập. Về chè xanh thì Trung Quốc là nước xuất khẩu chủ yếu và Marốc với sản lượng hàng năm lên tới 35.000 tấn. Các quốc gia Trung Đông có truyền thống uống chè lâu đời và chè là thức uống hàng ngày không thể thiếu đối với người dân, đặc biệt là tầng lớp hạ lưu và trung lưu. Mặt khác, tỷ lệ phát triển dân số khu vực này tương đối cao và tình hình kinh tế, chính trị trong tương lai ngày càng ổn định. Với các lý do trên, ta có thể dự đoán sản lượng chè tiêu thụ trong vùng sẽ ngày càng tăng. Thị trường EU : Ba đầu mối chè rời chính vào thị trường EU là Anh, Hà Lan và Đức. Các quốc gia khác trong khối EU thường tiêu thụ các mặt hàng chè đóng gói thành phẩm từ 3 quốc gia trên. Chè Việt Nam năm 2004 xuất sang các nước Hà Lan, Anh, Đức khoảng từ 3.500 đến 4.500 tấn/năm. Tuy nhiên do tình trạng dư lượng thuốc trừ sâu cao, năm 2004 lượng chè Việt Nam nhập vào các nước EU đã giảm đáng kể còn khoảng 3.000 tấn. Với tiến trình mở rộng khối EU sang phía Đông Âu thành 25 nước thành viên từ 15 nước hiện nay, thị trường này ngày càng có tầm quan trọng. Thị trường trong nước : Thị trường nội tiêu cũng là thị truờng lớn và đầy tiềm năng đối với sản phẩm chè xanh chất luợng cao và chè CTC túi nhúng và chè hoà tan. Theo số liệu thống kê, nhu cầu tiêu thụ chè xanh trong nước đang ở mức 25.000 - 30.000 tấn/năm. Từ trước tới nay, phần lớn chè tiêu dùng trong nước là chè xanh sao sấy bằng thủ công. Trong những năm gần đây, do đời sống nhân dân được nâng cao, việc tiêu thụ chè cao cấp sản xuất trong các nhà máy tăng nhanh và phát triển nhiều tại các thành phố, thị xã, thị trấn, nhu cầu về chè túi nhúng, chè hoà tan và chè sạch ngày càng tăng. Với sự du nhập của các loại chè đen túi nhúng, chè hương hoa quả, chè hoà tan và chè đóng lon của các công ty nước ngoài như Lipton, Dimah, Qualitea, sản lượng chè đen tiêu thụ ở Việt Nam, đặc biệt trong lớp trẻ tại các thành phố ngày càng tăng. 4.1.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm Tăng cường hoạt động quảng cáo,giới thiệu sản phẩm,giữ vững thị trường hiện có, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mới. Như ta đã biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sản phẩm của doanh nghiệp cố tiêu thụ được hay không. Muốn sản phẩm tiêu thụ được thì khách hàng cần phải nhận được các thông tin cần thiết về sản phẩm. trong những năm gần đây việc quảng bá sản phẩm của các công ty chưa được thực sự chú trọng. Hiện nay công tác quảng cáo sản phẩm hầu như chưa có, kinh phí dành cho quảng cáo của công ty là rất ít. Các biện pháp để quảng bá sản phẩm của Công ty trên các phương tiện thông tin đai chúng như báo chí, truyền hình, radio cần có chi phí lớn và không phù hợp với Công ty Muốn sản phẩm của công ty đến được với khách hàng thì công ty cần áp dụng các biện pháp phù hợp để thông tin về sản phẩm của công ty đến đúng địa chỉ cần thiết. Thường xuyên định kì hàng năm mở các hội nghị khách hang để giữ các khách hàng truyền thống của công ty. Quảng bá các sản phẩm của công ty bằng hình thức tham gia hội trợ triển lãm hàng công nghiệp là điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước đến với công ty từ đó nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Quảng bá sản phẩm của công ty trên các tạp chí kinh tế trong và ngoài nước. Các đặc sản kinh tế là chiếc cầu truyền các thông tin để doanh nghiệp tìm hiểu. Công tác quảng cáo sản phẩm của công ty được nâng cáo một bước thì sản phẩm của công ty được tiêu thụ với số lượng cao hơn, góp phần làm tăng doanh thu cho công ty từ đó hiệu quả kinh doanh của công ty mới được nâng cao. Định hướng phát triển sản phẩm của công ty là tiếp tục duy tri sản xuất các sản phẩm hiện đang có và mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm thêm và phát triển sản phẩm mới. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để phục vụ cho thị trường ngành chè đặc biệt là ngành chế biến xuất khẩu chè tại Việt Nam. Tập trung nghiên cứu phát triển và quảng bá sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu và thị hiếu khách hàng cũng như thị trường chè hiện đang có. Cải tiến thiết kế về cả mẫu mã và chất lượng các sản phẩm đã có trong những năm qua theo công nghệ mới để tiến tới việc xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Tập trung phát triển sản phẩm chè đen CTC xuất khẩu. 4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại. Từ đó có những biện pháp hạn chế những tồn tại, tháo gỡ khó khăn, khai thác triệt để các thuận lợi. Có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 4.2.1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động marketing càng giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Hiệu quả của công tác này được nâng cao có nghĩa là Công ty càng mở rộng được nhiều thị trường, sản phẩm tiêu thụ nhiều góp phần năng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm sau Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về việc nghiên cứu thị trường. Hiện nay Công ty phải có một phòng riêng biệt nào đứng ra đảm trách, về công tác marketing. Các hoạt động marketing của doanh nghiệp phải phối hợp giữa các phòng cùng với ban giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm. Công tác nghiên cứu thị trường phải mang tính chất hệ thống. Chính vì vậy biện pháp thành lập và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường là vấn đề cấp thiết. Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng để tăng cường công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đối với biện pháp này Công ty phải thực hiện theo các bước sau: Trước tiên là phải thành lập phòng marketing sau đó xây dựng các chiến lược nghiên cứu thị trường: Để hoạt động marketing thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các mảng khác nhau, đòi hỏi mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung của toàn phòng. Chính vì vậy nhân viên phải là người có trình độ, hiểu biết về nghiên cứu thị trường, có kinh nghiệm. Phòng marketing có nhiệm vụ thu thập và điều tra các thông tin về thị trường, các đối thủ cạnh tranh,... - Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Sau khi thành lập phòng Marketing Công ty phải xây dựng một hệ thống nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh. - Xác định nguồn thông tin mục tiêu xây dựng hệ thống thu thập thông tin đầy đủ về thị trường như các mặt: + Môi trường pháp luật các nước, chính sách ưu đãi của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển, tâm lý và tập quán tiêu dùng ở các vùng khác nhau. + Thông tin về các hãng kinh doanh trên thế giới, các mối quan tâm và chiến lược kinh doanh trong những năm tới và các vấn đề khác như tỷ giá, hoạt động của các ngân hàng,... + Có đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác nghiên cứu, phân tích thị trường. Qua đó các nhân viên thu thập thông tin, phân tích đánh giá các loại nhu cầu sản phẩm, thị hiếu từng khu vực. Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Công ty áp dụng vào sản xuất thử, bán thử trên thị trường kèm theo các giải pháp trợ giúp như khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến bán hàng,... Qua đó doanh nghiệp tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua khả năng thâm nhập đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại sản phẩm mới hay của kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Phải mở rộng thị trường, quan hệ chặt chẽ với các đối tác, cần phải thực hiện các biện pháp sau: + Áp dụng mọi biện pháp giữ vững thị trường và khách hàng quan trọng khách hàng lớn, các đầu mối trung chuyển hàng hoá. Nghiên cứu để hình thành nên các cam kết với khách hàng có quan hệ thường xuyên nhằm đảm bảo hai bên phát triển cùng có lợi. - Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, qua đây tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn nữa về sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó gợi mở nhu cầu, biến nhu cầu thành sức mua thực tế. - Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được thông qua các chỉ tiêu phát triển của Công ty, để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải đưa các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như: - Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu? - Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu? - Tỷ trọng các loại thị trường: thị trường trọng điểm, thị trường bổ sung. - Tỷ lệ lợi nhuận, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu so với tổng lợi nhuận và doanh thu của Công ty? Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm là công ty xuất nhập khẩu chè do vậy cần dùng thêm E – marketing. Việc sử dụng e – marketing (marketing qua mạng, hay còn được gọi là marketing trực tuyến, e - marketing, Internet marketing) là việc thực hiện các hoạt động quảng bá một thông điệp đến với nhóm đối tượng quảng bá dựa trên các công cụ email, Internet, World Wide Web(www)). Thông qua email, công ty có thể gửi thông điệp quảng bá đến các nhóm đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, để làm việc này, công ty phải có trong tay danh sách email đúng đối tượng để gửi. Thông qua WWW, công ty có thể xây dựng website để trưng bày đầy đủ thông tin rồi sau đó tập trung quảng bá địa chỉ website này cho thật nhiều người biết đến (quan trọng nhất là thật nhiều người trong nhóm đối tượng mà doanh nghiệp muốn chuyển tải thông điệp quảng bá đến họ) để vào xem những nội dung trưng bày trên website của công ty. Hoặc thông qua website của các đơn vị khác, công ty cũng có thể đăng tải những mẩu rao vặt, cần mua - cần bán... nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm. Cũng thông qua WWW, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về các đối tác tiềm năng để chủ động liên hệ chào hàng. 4.2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng về chủng loại và có sai khác nhau về nhu cầu giữa các loại thị trường. Vì vậy, để khai thác hết tiềm năng của các đoạn thị trường, cần xây dựng những chính sách đa dạng hoá sản phẩm một cách khả thi, mở rộng tuyến sản phẩm. Để xây dựng được một chính sách sản phẩm hợp lý, trước hết Công ty phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Một chính sách sản phẩm được coi là đúng đắn khi nó giúp công ty sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng, số lượng, mức giá được thị trường chấp nhận, đảm bảo cho Công ty có sự tiêu thụ chắc chắn, có lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín sản phẩm của Công ty. Dựa vào nội lực thực tế của mình trong những giai đoạn nhất định thì cần phải có một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn. Đối với Công ty trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện chiến lược sản phẩm sau: -Thứ nhất Công ty phải không ngừng thay đổi mầu mã của hàng hoá sao cho phục vụ được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Những mẫu mã mới phải được thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở từng khu vực. -Thứ hai Công ty nên tập trung vào những sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường khu vực mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu nhiều cấp khác nhau theo hướng - Thứ ba,chất lượng sản phẩm quyết định uy tín kinh doanh vì cậy, Công ty cần phải chú trọng đến vấn đề chất lượng và coi đây là vấn đề then chốt. 4.2.3.Xây dựng chính sách giá cả hợp lý Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. Hiện nay giá cả của doanh nghiệp căn cứ vào: + Giá thành sản xuất chế biến sản phẩm. + Mức thuế nhà nước quy định. + Quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từnh giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của Công ty. Cụ thể là: - Thứ nhất, một mức giá cao hơn được áp dụng với một thị trường nhất định, khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường hay sản phẩm có chất lượng cao. - Thứ hai, một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, khi doanh nghiệp đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số. - Thứ ba, áp dụng mức giá thấp hơn 2% đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu động. Một điều đáng lưu ý là giá cả sản phẩm phải tính đến yếu tố cạnh tranh. Vì là một doanh nghiệp tư nhân nên doanh nghiệp cần phải điều chỉnh mức giá các sản phẩm của mình thấp hơn giá của các doanh nghiệp trên thị trường. Đối với những mặt hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên giảm giá thấp hơn hẳn so với thị trường, chấp nhận lợi nhuận thấp, bù lại nâng giá trong khoảng có thể đối với các sản phẩm độc quyền hay có ít đối thủ cạnh tranh hoặc cạnh tranh không đáng kể. Do đó phải phân tích, lựa chọn nghiên cứu kỹ khi đặt giá, tránh bị ép giá thua thiệt trong cạnh tranh. 4.3.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố hàng đầu và quan trọng về sự tồn tại và phát triển của Công ty, điều đó thể hiện ở chỗ: - Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại va phát triển lâu dài của Công ty. - Tăng chất lương sản phẩm tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Chất lượng sản phẩm là công cụ có nghĩa quan trọng trong việc tăng cường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. - Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công ty cần phải thực hiện đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất, cụ thể ở mỗi khâu sản xuất nên có một người chịu trách nhiệm về bán thành phẩm. Nếu sản phẩm sản xuất ra có khiếm khuyết ở khâu nào thì người đó sẽ bị phạt và ngược lại nếu đảm bảo chất lượng sản phẩm thì sẽ có thưởng thích đáng. 4.3.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm .... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người được. Công ty có nhiều những người thợ giỏi, những người quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Song cùng với thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao thì dần dần các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành được các trang thiết bị công nghệ mới. Việc xác định nhu cầu giáo dục đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty. Căn cứ vào yêu cầu từng bộ phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, trang bị kiến thức kỹ thuật phục vụ cho việc áp dụng qui trình máy móc, thiết bị mới đàu tư. Nhu cầu đào tạo của Công ty bắt nguồn từ đòi hỏi về năng lực và trình độ cần đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ và tương lai. Do đó, việc xác định nhu cầu đào tạo phải do trực tiếp các phòng ban chức năng tiến hành dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty qua khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực và khả năng đáp ứng của Cán bộ công nhân viên dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp và các phiếu điều tra cho phép các phòng ban chức năng xác định nhu cầu giáo dục, đào tạo. Phòng tổ chức tổng hợp các nhu cầu đó đồng thời dựa trên các yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lược để xây dựng kế hoạch đào tạo. 4.3.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi Công ty phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Công ty có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước. Một thực tế là các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về vốn. Vốn góp phần rất quan trọng vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp. Trong cơ chế mới rõ ràng là các doanh nghiệp không thể chờ vào nhà nước. Hiện nay tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn của các oanh nghiệp còn rất cao chiếm trên 60% điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp cần phải tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên bằng cách hàng năm trích một phần lợi nhuận vào vốn chủ sở hữu, để giảm vốn vay tiết kiệm chi phí trả lãi, làm tăng lợi nhuận. Do thiếu vốn như vậy, Công ty phải huy động vốn từ mọi nguồn có thể được và có biện pháp để sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn mà Công ty có thể huy động bằng nguồn vốn vay trả chậm, các tổ chức, đơn vị kinh tế khác và của các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Để sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác. Giải phóng hàng tồn kho không dự kiến bằng cách giảm giá bán hoặc tìm kiếm khách hàng trên các thị trường ngoại tỉnh. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú ý đầu tư chiều sâu, đầu tư vào những hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa. Cụ thể: - Với một số vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển, xuất phát từ công thức ta có: Tổng số doanh thu thuần = Vốn lưu động x hệ số luân chuyển bình quân Như vậy trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng được hệ số luân chuyển sẽtăng được tổng doanh thu. - Với một số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển thì sẽ đạt được doanh số như cũ. Ta thấy nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển của vốn là các nguyên nhân sau: - Tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vập liệu. - Tiến độ sản xuất. - Tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Tình hình thanh toán công nợ... Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm hút bớt số vốn và giảm thời gian vốn lưu lại ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Các biện pháp cụ thể là: đẩy nhanh tiến độ sản xuất tránh tình trạng ứ đọng vốn và lãng phí trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm thời gian từ đó có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất. Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, cần tổ chức một cách hợp lý các kênh tiêu thụ,đi liền với nó là các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng. Về tình hình thanh toán công nợ doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp sao cho có thể thu hồi các khoản nợ một cách nhanh nhất nhằm tăng nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp để nhanh chóng mở rộng tái sản xuất. Nếu Công ty thực hiện được các biện pháp này thì sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn góp phần nâng cao hiệu quả của Công ty. Nói tóm lại với điều kiện hiện nay để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thì Công ty cần phải có các biện pháp huy động vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn bằng cách giảm các chi phí thu mua, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời nhằm giảm thời gian dự trữ nguyên vật liệu, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Điều độ quá trình sản xuất phù hợp với tốc độ tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng tồn kho không dự kiến, giảm được hiện tượng ứ đọng vốn. Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả Công ty cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí trong chi phí hành chính, tập trung vốn có trọng điểm. 4.3.7.Tăng cường liên kết kinh tế Liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó nhằm mục đích khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng thé mạnh của mỗi bên tham gia vào mối quan hệ liên kết. Đẩy mạnh công tác nâng cao uy tín của mỗi bên tham gia liên kết trên cơ sở nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế. Công ty với điểm mạnh là doanh nghiệp tư nhân, linh hoạt trong việc ra quyết định nhưng điểm yếu nhất hiện nay là sự hạn chế về vốn, khó khăn về vấn đề nguyên vật liệu, nguồn nguyên vật liệu hàng năm phải nhập khẩu với một số lượng lớn làm cho giá thành sản xuất tăng. Do vậy, việc tăng cường liên kết sẽ giúp cho Công ty khai thác được những thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục được những điểm yếu của mình. Việc tăng cường liên kết kinh tế có thể thực hiện theo hướng sau: - Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguồn nguyên vật liệu, những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn . Việc tăng cường liên kết này một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển , mặt khác tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm về mặt chất lượng cũng như khối lượng một cách lâu dài và có chủ động cho Công ty. Công ty cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho Công ty. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho Công ty ổn định được nguồn hàng, đảm bảo ổn định sản xuất, giảm những chi phí do nhập khẩu nguyên vật liệu với giá cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Công ty cần thực hiện một số chính sách marketting cho người bán. Đặt mối quan hệ và chữ tín lên hàng đầu. Cố gắng hết sức trong việc thanh toán cho những đối tác mà doanh nghiệp cần có sự liên kết. Sẵn sàng giúp đỡ đối tác trong phạm vi có thể. Nói tóm lại, tăng cường liên kết ở Công ty có vai trò lớn trong công tác khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp đồng thời thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi và qui mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác tăng cường liên kết kinh tế cần phải thận trọng trong việc tìm kiếm đối tác để liên kết để hạn chế những thiệt thòi, tổn thất trong quá trình liên kết. PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận Nhìn chung thời gian qua mặc dù đã có rất nhiều kết quả đáng ghi nhận, nền kinh tế cả nước phát triển đi lên, các doanh nghiệp cũng có nhiều điều kiện để phát triển, khẳng định mình trong kinh doanh và có thể nói tất cả các doanh nghiệp còn tồn tại được đến thời điểm này thì đều phải đạt được những hiệu quả nhất định trong kinh doanh. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế chung cho thấy cũng có không ít những doanh nghiệp đã và đang lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Một số khác vẫn chưa chuyển biến kịp với cơ chế thị trường, sản xuất bị đình đốn, thu hẹp hoặc ngừng hẳn sản xuất... do làm ăn không có lãi hoặc lỗ thường xuyên. Thực tế đó cho thấy cơ chế thị trường đã bộc lộ rõ nét tính cạnh tranh khốc liệt của nó. Ai thắng trong cạnh tranh, ai tạo được nhiều lợi nhuận, người đó sẽ tồn tại và phát triển. Còn nếu không sẽ bị “tiêu diệt”. Vậy có thể nói thực tế thời gian qua cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế đã gây ra không ít xáo trộn cho nên kinh tế đất nước, một mặt vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tính sáng tạo tự chủ nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu lợi nhuận, một mặt chính những chuyển đổi đó đã gây rất nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh nói chung và trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận nói riêng. Chính bất cập của cơ chế chính sách mới ở chỗ mới chỉ tập trung ở mức độ quản lý sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm cải tạo một môi trường kinh doanh ổn định, thống nhất chứ chưa thực sự tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn tìm kiếm lợi nhuận như: chính sách bảo hộ mậu dịch dối với hàng nội địa, chính sách chống hàng giả, hàng nhập lậu, chính sách động viên thuế của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước. Vậy có thể kết luận tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh về các doanh nghiệp nước ta trong thời gian qua là có lợi nhuận thực hiện. Có doanh nghiệp làm ăn phát đạt, mức tăng trưởng hàng năm khá cao, trong khi vẫn có nhiều những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, hoạt động sản xuất - kinh doanh không đạt hiệu quả và không có lợi nhuận (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước). Tính bất cập trong cơ chế chính sách quản lý đưa đến hiện tượng “lãi giả, lỗ thật”, Vấn đề đặt ra ở đây là để nâng cao hoạt động sản xuất - kinh doanh nói chung của toàn bộ nền kinh tế không những chỉ yêu cầu từ phía doanh nghiệp trong việc tập trung sản xuất hiệu quả để tìm kiếm lợi nhuận mà còn cần có những biện pháp vĩ mô của nhà nước trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt nam theo hướng hội nhập Quốc tế và chiến thắng ngay trong thị trường nội địa, giúp các doanh nghiệp việt nam tồn tại và phát triển, sản xuất - kinh doanh thực sự có hiệu quả và có nhiều lợi nhuận. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5.2.Kiến nghị Bất kỳ một doanh nghiệp đang hoạt động, dù ở đâu và môi trường nào đều bị ảnh hưởng trực tiếp của môi trường nó đang hoạt động. Cụ thể đó là môi trường đầu tư, luật, lệ, thói quen, phong tục của nơi đó. Vậy nên muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, ngoài những biện pháp chủ quan từ doanh nghiệp, chúng tôi mạnh dạn có một số kiến nghị mang tính vĩ mô như sau: - Cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài, các thương gia vào Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh. Đó là các hạ tầng cơ sở như cầu đường, bến bãi, an ninh xã hội.....các dịch vụ công cộng, thái độ phải hữu nghị và các thủ tục hành chính phải gọn nhẹ. - Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và nguồn lao động sẵn có, cần có nhiều hơn các trung tâm dạy nghề do cấp bộ quản lý, các khoa chuyên sâu về ngành nghề. - Quản lý tốt việc phân phối nhân lực để tránh chỗ thừa chỗ thiếu. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp dẫn đến việc ép giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động cũng giảm mạnh, giảm tính cạnh tranh của ngành này. - Nhà nước và các cơ quan hữu quan nên có chính sách hỗ trợ xuất khẩu trong từng thời kỳ nhất định, trợ giúp vay tín dụng ưu đãi để đầu tư công nghệ mới, áp dụng tỷ giá ngoại tệ đặc biệt với các doanh nghiệp chè để khuyến khích xuất khẩu và để ngành chè có thể trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nhà nước, mang nhiều ngoại tệ cho đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập bước đầu ổn định và sau đó nâng dần mức sống của lao động ngành chè. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. PTS Phạm Hữu Huy, Giáo trình Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, NXB Thống Kê, năm 1999 2. PGS. PTS Phạm Thị Gái, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, năm 2000 3. Giáo trình Marketing căn bản, NXB Thống kê, năm1997 4. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp – tập 2, trung tâm Quản trị kinh doanh tổng hợp, NXB Thống kê, năm 2001. 5. Giáo trình Quản lý doanh nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội 6. Giáo trình Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. 7. Giáo trình Chiến lược kinh doanh Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội 8. Nguyễn Tấn Bình, Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, năm 2003. 9. Giáo trình Quản trị kinh daonh tổng hợp trong các doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, năm 1997. 10. Một số số liệu, báo cáo tài chính về công ty cổ phần chè Mỹ Lâm. 11. Một số tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè.doc
Luận văn liên quan