Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát

Mỗi một doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Biết rõ doanh nghiệp mình và có những chính sách phù hợp không chỉ cải thiện tình hình hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần thay đổi địa vị của doanh nghiệp trên thị trường. Sau một quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát đang có những thay đổi không ngừng nhằm kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông đồng thời phát triển thương hiệu lên một tầm cao mới. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, với những nguồn lực sẵn có kết hợp với thương hiệu có uy tín chắc chắn Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát sẽ có những bước tiến nhằm thay đổi tình hình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bền vững

pdf92 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4255 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng thua lỗ. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát chi phí của công ty kém, gây khó khăn cho doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh, giảm sức sinh lời của các nguồn lực trong doanh nghiệp làm hiệu quả kinh doanh của DN khó cải thiện. - Qua phân tích ở phần 2.2.2.1, số vòng quay tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần qua từng năm, năm 2012 giảm 0,94 vòng so với năm 2011 và năm 2013 giảm 0,15 vòng so với năm 2012. Điều này cho thấy khả năng vận động tài sản của công ty thấp, hiệu quả sử dụng tài sản không cao, mức độ quản lý và kiểm soát chi phí trong quá trình vận hành tài sản chưa tốt. Đây là nhân tố gây bất lợi trong quá trình cải thiện tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE. - Chỉ tiêu cuối cùng dẫn tới tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty không cao là do hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (Đòn bẩy tài chính) của công ty tăng. Năm 2012 đòn bẩy tài chính của công ty đạt 34,85 lần tăng 29,77 lần so với năm 2011 thì sang đến năm 2013 hệ số này chỉ còn âm 18,49 lần giảm tới 53,34 lần so với giai đoạn năm 2012. Điều này cho thấy khoảng cách giữa nợ và vốn chủ sở hữu đang khá lớn khi công ty kinh doanh chủ yếu sử dụng các khoản nợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Kết quả này cho thấy công ty đang gặp rủi ro trong kinh doanh do thiếu vốn và nguy cơ đối mặt với vỡ nợ cao, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, để cải thiện tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) công ty cần thay đổi khoản vay nhằm huy động thêm vốn từ các công ty tín dụng các nhằm thay đổi đòn bẩy tài chính góp phần cải thiện ROE. 2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn vay 58 (Nguồn: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát năm 2011, 2012, 2013) Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 –2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 (A) Năm 2012 (B) Năm 2013 (C) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối D=(B)-(A) Tƣơng đối E=(D)/(A) (%) Tuyệt đối F=(C)-(B) Tƣơng đối G=(F)/(B) (%) 1.LNKT trước thuế và lãi vay Đồng 180.797.767 (322.114.632) (472.539.966) (502.912.399) (278,16) 150.425.334 46,70 2. Chi phí vay lãi Đồng 35.546.500 0 0 (35.546.500) - 0 - 3. Lợi nhuận sau thuế Đồng 146.114.767 (322.114.632) (472.539.966) (468.229.399) (320,45) 150.425.334 46,70 4. Tiền vay Đồng 200.000.000 0 0 (200.000.000) - 0 - 5. Hiệu quả sử dụng lãi vay=(1)/(2) Lần 5,09 - - - - 6. Tỷ suất sinh lời của tiền vay=(3)/(4) % 73,06 - - - - Thang Long University Library 59 - Hiệu quả sử dụng lãi vay Hiệu quả sử dụng lãi vay của công ty năm 2011 đạt 5,09 lần và không có trong năm 2012 và 2013. Điều này đồng nghĩa với việc 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bởi 5,09 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nguyên nhân dẫn tới công ty có khoản vay năm 2011 là do công ty đáp ứng được các điều kiện vay vốn từ phía ngân hàng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà nước. Phía ngân hàng VIB cho Gia Phát vay với lãi suất trung bình giao động từ 19 - 25%/ năm và thay đổi theo lãi suất thị trường. Khoản vay này giúp Gia Phát kiếm được lợi ích từ hoạt động chiết khấu thương mại và tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp mới. Nhưng đến năm 2012 và 2013, kinh doanh không khả quan với yếu tố kinh tế không thuận lợi khiến Gia Phát không đáp ứng được điều kiện vay vốn từ phía ngân hàng nên công ty không phát sinh khoản vay và lãi vay. Mặc dù vậy có thể thấy khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng lãi vay năm 2011, vốn vay tại Gia Phát được sử dụng khá tốt và nằm tại mức an toàn khi công ty thừa khả năng đảm bảo trả nợ và nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Tỷ suất sinh lời của tiền vay Như đã phân tích ở trên, do không có khoản vay từ tổ chức tín dụng trong 2 năm 2012 và 2013 do ngân hàng từ chối cấp tín dụng do đó tỷ suất sinh lời của tiền vay tại gia phát chỉ phát sinh trong năm 2011. Tỷ suất sinh lời của tiền vay của Gia Phát năm 2011 đạt 73,06% được đánh giá khá cao so với các DN cùng ngành. Điều này đồng nghĩa với việc trong 100 đồng tiền vay công ty tạo ra tới 73,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tiền vay cao cho thấy năm 2011 công ty có khả năng sử dụng vốn vay vào mục đích đầu tư sinh lời, đảm bảo khả năng cải thiện tình hình trong tương lai. Đồng thời, công ty cũng cho thấy uy tín của doanh nghiệp khi thanh toán đúng hạn và đảm bảo khả năng thanh khoản của công ty. Trong tương lai, để cải thiện tỷ suất sinh lời của tiền vay, bên cạnh chuẩn bị tốt các kế hoạch kinh doanh cụ thể chi tiết, Gia Phát cần tạo mối quan hệ với NH nhằm dễ dàng huy động vốn đáp ứng tình trạng thiếu vốn sản xuất hiện nay. 2.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Có thể thấy kinh doanh bất cứ ngành nghề gì cũng cần mất chi phí. Chi phí hoạt động có thể ở dạng hiện và cũng có thể ở dạng ẩn và là khoản thiệt hại của công ty. Đối với Gia Phát – Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực sản xuất thì chi phí luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty. Quản lý tốt chi phí không chỉ tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ cho DN nhằm tăng giá trị thặng dư vốn cho DN mà nó còn giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững và ổn định. 60 Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát các năm 2011, 2012, 2013) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 (A) Năm 2012 (B) Năm 2013 (C) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối D=(B)-(A) Tƣơng đối E=(D)/(A) (%) Tuyệt đối F=(C)-(B) Tƣơng đối G=(F)/(B) (%) 1. Lợi nhuận gộp về BH Đồng 1.178.657.633 687.745.440 510.194.505 (490.912.193) (71,38) (177.550.9350) (25,82) 2. GVHB Đồng 2.611.890.899 2.422.726.066 3.543.024.422 (189.164.833) (7,81) 1.120.298.356 46,24 3.Lợi nhuận thuần Đồng 146.474.635 (321.886.725) (473.382.320) (468.361.360) (319,76) 151.495.595 47,06 4. Chi phí bán hàng Đồng 326.955.331 314.043.650 402.766.037 (12.911.681) (4,11) 88.722.387 28,25 5. Chi phí quản lý Đồng 669.986.967 694.743.255 577.955.435 24.756.288 3,56 (116.787.820) (16,81) 6. LNKT trước thuế Đồng 146.114.767 (322.114.632) (472.539.966) (468.229.399) 145,36 150.425.334 46,70 7. Tổng chi phí Đồng 3.644.798.789 3.433.050.290 4.527.723.306 (211.748.499) (6,17) 1.094.673.016 31,89 8. TSSL của GVHB=(1)/(2) % 45,13 28,39 14,40 (14,74) (13,99) 9. TSSL của CPBH=(3)/(4) % 44,80 (102,50) (117,53) (147,3) 15,03 10. TSSL của chi phí QLDN =(3)/(5) % 21,86 (46,33) (81,91) (68,19) 35,58 11. TSSL của tổng chi phí= (6)/(7) % 4,01 (9,38) (10,44) (13,39) 1,06 Thang Long University Library 61 - Tỷ suất sinh lời của Giá vốn hàng bán Tỷ suất sinh lời của Giá vốn hàng bán tại Gia Phát năm 2012 đạt 28,39%, giảm 14,74% so với năm 2011 và trong năm 2013, tỷ suất sinh lời của GVHB chỉ còn 14,40% giảm thêm 13,99% so với năm 2013. Điều này cho thấy trong 100 đồng công ty đầu tư cho GVHB thì năm 2011 công ty tạo ra 45,13 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ; nhưng đến năm 2012 chỉ còn tạo ra được 28,39 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng giảm 14,74 đồng so với năm 2011; sang năm 2013 thì 100 đồng GVHB chỉ còn tạo ra được 14,40 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tương ứng giảm 13,99 đồng so với năm 2012. Qua bảng 2.6 cho thấy, giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể: Năm 2012, giá trị GVHB giảm 189.164.833 đồng tương ứng giảm 7,81% thì sang năm 2013, giá trị GVHB lại có xu hướng tăng tới 1.120.298.356 tăng tương ứng 46,24% so với năm 2012. Và GVHB của công ty luôn ở mức rất cao, nguyên nhân chủ yếu là do: Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng cao. Như đã phân tích ở trên, do khan hiếm nguyên vật liệu đầu vào dẫn đến đẩy giá đầu vào của sản phẩm tăng qua các năm; Thứ hai, chi phí nhân công trực tiếp tăng. Để có đủ nguồn lao động làm việc công ty phải thuê thêm nhân công lao động theo giờ nhằm đáp ứng được nhu cầu; Cuối cùng là do chi phí sản xuất chung tăng cao. Sau những khó khăn do tình hình sản xuất không khả quan năm 2012, tình hình kinh tế có sự biến động với sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu phục vụ kinh doanh. Điều này dẫn tới các chi phí chính phục vụ quá trình sản xuất như biến động và thay đổi thường xuyên khiến tổng giá vốn hàng bán luôn cao và khó cải thiện. GVHB luôn ở mức rất cao, xấp xỉ bằng doanh thu thuần nên làm cho lợi nhuận gộp của công ty không cao và còn có xu hướng giảm, năm 2012 lợi nhuận gộp chỉ có 687.745.440 đồng tương ứng giảm 71,38% so với năm 2011, đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 510.194.505 đồng tương ứng lại giảm 25,82% so với năm 2011. Điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của GVHB có xu hướng giảm trong các năm gần đây. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán giảm dần qua từng năm và đang có xu hướng thấp cho thấy lợi nhuận trong giá vốn hàng bán của công ty thấp, khả năng quản lý giá vốn hàng bán của công ty kém, các mặt hàng của công ty kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, để cải thiện tình hình hiện nay, công ty cần có những chính sách quản lý hàng tồn kho, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, kiểm soát chi phí sản xuất hợp lý nhằm thay đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 62 - Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng tại Gia Phát năm 2012 đạt âm 102,50 giảm 147,3% so với năm 2011 và lại có sự gia tăng trong năm 2013 khi tỷ suất này đạt âm 117,53% tương ứng tăng 15,03% so với năm 2012. Điều này cho thấy năm 2011 trong 100 đồng đầu tư cho bán hàng công ty tạo ra 44,80 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2012 công ty phải sử dụng 102,50 đồng chi phí bán hàng đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh tương ứng giảm 147,3 đồng so với năm 2011; và năm 2013 công ty phải sử dụng 117,53 đồng chi phí bán hàng để bù lỗ tương ứng tăng 15,03 đồng so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng thấp và liên tục âm trong hai năm 2012 và 2013 cho thấy hoạt động bán hàng của công ty không đạt hiệu quả. Qua bảng 2.6 cho thấy, năm 2012 chi phí bán hàng giảm nhẹ 12.911.681 đồng tương ứng giảm 4,11% so với năm 2011, do công ty chủ động đầu tư thay đổi dây chuyền sản xuất bao bì trong hoạt động sản xuất dẫn tới tiết kiệm được một khoản chi phí dịch vụ thuê ngoài. Bên cạnh đó, năm 2012 công ty kinh doanh không hiệu quả bị thua lỗ làm cho lợi nhuận thuần âm và giảm tới 319,76% so với năm 2012, nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của CPBH giảm và đạt âm 102,50%. Đến năm 2013, do hoạt động quảng cáo và marketing của công ty không có hiệu quả do công ty không có bộ phận quảng cáo nên phải thuê ngoài khiến tổng chi phí bán hàng có xu hướng tăng trở lại, tăng 88.722.387 đồng tương ứng tăng 28,25% so với năm 2012. Nhưng như đã phân tích ở các phần trên cho thấy, năm 2013 công ty tiếp tục bị thua lỗ, mức thua lỗ tăng với tốc độ 47,06% cao hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của CPBH tiếp tục đạt âm và tăng so với năm 2012. Chỉ tiêu này trong hai năm gần đây đề đạt âm cho thấy mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng rất thấp, công ty chưa có chính sách hiệu quả để tiết kiệm chi phí bán hàng. Do đó trong thời gian tới, công ty cần có chiến lược phù hợp nhằm thiết lập bộ phận Marketing hoặc sử dụng nguồn lực bên ngoài có hiệu quả để cải thiện tình hình marketing và bán hàng trong công ty từ đó có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng. - Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty năm 2012 đạt âm 46,33% giảm 68,19% so với năm 2011 và năm 2013 tỷ suất này đạt âm 81,91% tương ứng tăng 35,58% so với năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc nếu như năm 2011 trong 100 đồng vốn đầu tư cho quản lý DN công ty tạo ra 21,96 đồng lợi nhuận thuần, thì đến năm 2012 công ty phải sử dụng 46,33 đồng chi phí quản lý DN để bù lỗ tương ứng giảm 68,19 đồng so với năm 2011, và năm 2013 công ty phải sử dụng tới 81,91 Thang Long University Library 63 đồng chi phí quản lý DN đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh tương ứng tăng 35,58 đồng so với năm 20112. Qua bảng 2.6 cho thấy năm 2012 chi phí quản lý DN của công ty tăng 24.756.288 đồng tương ứng tăng 3,56 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự gia tăng không ngừng của các chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ.Cùng với đó việc đầu tư thêm cơ sở vật chất, tinh thần cho bộ phận quản lý cũng được thực hiện nhằm tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường, mặc dù công ty đã cố gắng chi tiêu hợp lý nhưng chi phí quản lý DN năm 2012 vẫn tăng so với năm 2011. Bên cạnh đó, năm 2012 công ty kinh doanh bị thua lỗ nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN của công ty đạt âm. Tuy nhiên đến năm 2013 chi phí quản lý DN chỉ còn 577.955.435 đồng giảm 16,81% so với năm 2012. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình khắc phục khó khăn của công ty khi ban lãnh đạo bắt đầu thắt chặt các khoản chi phí dịch vụ và chi phí bằng tiền khác trong quá trình vận hành DN khi toàn bộ nhân viên bắt đầu thực hiện các chính sách tiết kiệm góp phần tránh lãng phí và bảo vệ môi trường. Cũng nhờ vậy các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vật liệu văn phòng, đồ dùng văn phòng giảm đáng kể. Chi phí quản lý DN giảm nhưng năm 2013 công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn nên đã làm mức thua lỗ tăng 47,06% so với năm 2012, do đó tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lại tiếp tục đạt âm và còn tăng so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN của công ty liên tục đạt âm cho thấy mức lợi nhuận trong chi phí quản lý của công ty cũng thấp, việc kiểm soát chi phí quản lý DN chưa tốt, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. - Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí tại Gia Phát năm 2012 đạt âm 9,38% giảm 13,39% so với năm 2011 và năm 2013 tỷ suất này lại đạt âm 10,44% tăng 1,06% so với năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc trong năm 2011 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN thu về 4,01 đồng LNKT trước thuế; nhưng đến năm 2012 và năm 2013, kinh doanh thua lỗ buộc công ty phải sử dụng 9,38 đồng chi phí năm 2012 và 10,44 đồng năm 2013 đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh. Tỷ suất sinh lời của chi phí giảm và liên tục âm là do: như đã phân tích ở phần 2.2.1 cho thấy, chi phí của công ty luôn ở mức cao nên doanh thu không đủ bù đắp chi phí, do đó lợi nhuận của công ty luôn trong tình trạng bị thua lỗ, năm 2013 mức thua lỗ còn tăng với tốc độ khá cao 47,06%. Điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của chi phí giảm và liên tục âm. 64 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời thấp chứng tỏ công ty đang mất quá nhiều các khoản chi phí do không quản lý và kiểm soát tốt dẫn đến hoạt động kinh doanh không có thặng dư vốn. Điều nảy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của công ty và chủ sở hữu gây tác động xấu tới hiệu quả kinh doanh của DN, ảnh hưởng tới các quyết định trong quá trình vận hành DN. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh việc đầu tiên của Gia Phát đó là rà soát và cắt bỏ các chi phí không tối ưu nhằm gia tăng dòng tiền vào của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có chiến lược sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh. 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 - 2013 2.3.1 Kết quả đạt được - Bên cạnh những khó khăn và thách thức trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, Gia Phát vẫn duy trì được khoản DT ổn định, ít chịu biến động của thị trường và có xu hướng tăng từ năm 2013 khi DT đạt 4.053.218.927 đồng. Doanh thu ổn định tạo động lực giúp DN tiếp tục tập trung sản xuất và vượt qua khó khăn trong tình hình hoạt động hiện nay. - Sở dĩ doanh thu của công ty ít biến động cũng là do chất lượng hàng hóa và thành phẩm DN cung cấp tới tay khách hàng ổn định, xuyên suốt thời kỳ kinh doanh từ năm 2011 – 2013 DN không có trường hợp giảm giá do chất lượng hàng hóa cung cấp. Điều này cho thấy uy tín của Gia Phát đối với các bạn hàng và với người tiêu dùng.Từ đó, hình ảnh của DN được xây dựng trong công chúng và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. - Hoạt động kinh doanh lâu năm nên Gia Phát có rất nhiều mối quan hệ và uy tín với bạn hàng luôn được khẳng định thông qua những khoản vay từ các đối tượng khác nhau. Đây là hoạt động chiếm dụng vốn của DN trong chuỗi cung ứng từ đó, DN có khả năng sử dụng nguồn vốn chi phí rẻ đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các khoản phải trả người bán qua các năm hoạt động. - Hiệu quả sử dụng TSNH vào việc tạo ra doanh thu của công ty khá tốt. - Sức sản xuất của tài sản dài hạn của công ty khá tốt, suất hao phí khi sử dụng tài sản cố định của công ty không quá lớn mặc dù tỷ lệ tổng TSCĐ trên tổng tài sản thấp cho thấy khả năng khai thác tài sản cố định vào mục đích tạo doanh thu của công ty khá khả quan. - Bên cạnh đó, trong năm 2011 công ty cho thấy khả năng sử dụng vốn vay từ tổ chức tài chính: Ngân hàng thương mại có kết quả tốt. Hiệu quả sử dụng lãi vay được Thang Long University Library 65 sử dụng khá tốt cho thấy sức sinh lời từ khoản vay của DN khả quan 73,06%. Điều này cho thấy mặc dù kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng các khoản tín dụng DN được DN vay luôn có khả năng thanh toán.Chỉ tiêu này khá quan trong với DN khi xây dựng quan hệ với các ngân hàng trong tương lai. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Bên cạnh những hiệu quả đạt được, DN đang gặp rất nhiều khó khăn, tồn tài và những yếu kém cụ thể sau đây: - Đầu tiên có thể thấy, hoạt động kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả dẫn tới tình trạng thua lỗ liên tục trong 2 năm liên tiếp 2012 – 2013 gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giảm khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra. Các khoản thua lỗ này làm giảm giá trị của VCSH gây ra tình trạng thâm hụt trong các năm. Như trên đã phân tích, do chi phí của công ty quá lớn nên doanh thu tăng nhưng vẫn không bù đắp được chi phí nên dẫn tới tình trạng bị thua lỗ liên tục. - Khả năng sinh lời của tổng tài sản và tài sản ngắn hạn đều thấp và liên tục đạt âm trong hai năm 2012, 2013, số vòng quay tài sản và tài sản ngắn hạn đều giảm, và suất hao phí của tài sản và tài sản ngắn hạn lại có xu hướng tăng. Qua các chỉ tiêu này cho thấy khả năng vận động của tài sản chậm, tài sản không được sử dụng tối ưu gây lãng phí, thất thoát trong quá trình kinh doanh, giảm sức sản xuất của tài sản dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty kém đi. Như đã phân tích ở trên thì nguyên nhân chủ yếu là do: + Công ty dự trữ nhiều tiền nhằm tránh rủi ro về hàng tồn kho, rủi ro cạn tiền, tăng khả năng thanh khoản và đặc biệt là tận dụng các cơ hội trong quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào. + Giá trị hàng tồn kho luôn ở mức cao chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản và tài sản ngắn hạn và không có dấu hiệu giảm trong các năm trở lại đây, cho thấy công ty chưa có những chiến lược sử dụng và quản lý hàng tồn kho hợp lý khiến chi phí sản xuất lớn hơn giá trị thu về ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. + Cùng với đó, chính sách tín dụng của Gia Phát chưa thực sự đem lại hiệu quả. Công ty chưa phân loại nhóm khách hàng gây ra tình trạng cấp phát tín dụng lỏng lẻo, khó kiểm soát. Cụ thể, các khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong 2 năm trở lại đây cho thấy những rủi ro tiềm tàng trong khả năng thanh toán của khách hàng. - Tuy khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ, TSDH khá tốt nhưng do chi phí vận hành tài sản dài hạn lớn, hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty đã lỗi thời, giá trị còn lại thấp hơn giá trị khấu hao gây ra tình trạng không khai thác hết được sức sản xuất của tài sản, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản 66 phẩm, hao phí nguyên liệu trong quá trình vận hành, giảm khả năng cạnh tranh, khó cải thiện được tình hình kinh doanh hiện tại. Điều này dẫn tới khả năng sản xuất của TSDH kém, khả năng tạo ra lợi nhuận của TSDH kém. Do đó công ty cần có các kế hoạch sử dụng, quản lý và đầu tư dài hạn cho TSDH của DN phù hợp với quy mô và chiến lược xây dựng và phát triển bền vững DN. - Khả năng quản lý giá vốn hàng bán của công ty kém, làm cho GVHB luôn ở mức cao xấp xỉ bằng doanh thu, mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán của công ty thấp, giảm khả năng sinh lời. - Hoạt động quảng bá, marketing của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả. Nó làm chi phí bán hàng của công ty lớn và không ổn định khi các khách hàng chủ yếu của công ty là nhà hàng, khách sạn, quán ăn trong khu vực Hà Nội. Mạng lưới kinh doanh của DN chưa phát triển khiến việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng còn nhiều trở ngại. - Việc kiểm soát chi phí quản lý DN chưa tốt, mức lợi nhuận trong chi phí quản lý của công ty thấp, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. - Ngoài những nguyên nhân gây ra các hạn chế trên thì còn có những nguyên nhân khác gây ra các hạn chế này mà công ty cũng cần quan tâm đó là: - Bộ máy quản lý còn yếu kém chưa có khả năng dự đoán, nắm bắt và đưa ra những quyết định trọng yếu trong nhiều tình huống gây thất thu trong quá trình kinh doanh. Trong khi lợi ích thu về không có nhiều cải thiện thì các khoản chi phí phục vụ kinh doanh tăng và mất kiểm soát. Nên các chính sách của công ty nhằm khắc phục khó khăn hiện tại chưa thực sự đạt hiệu quả. - Cuối cùng yếu tố khách quan đến từ môi trường kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh của Gia Phát là chế biến thực phẩm nên không được khấu trừ thuế GTGT cho NVL đầu vào. Điều này trực tiếp làm tăng khoản chi phí DN bỏ ra trong quá trình sản xuất. Kết hợp với đó, những khoản thuế GTGT hàng tháng khá cao, các khoản phí, lệ phí, thủ tục pháp lý địa phương của DN gây khó khăn trực tiếp gây tổn thất cho dòng lợi ích thu được của DN. Thang Long University Library 67 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GIA PHÁT 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát trong thời gian tới - Đầu tiên, để thoát khỏi tình trạng kinh doanh khó khăn và không có hiệu quả, công ty phải thay đổi và có nhiều chiến lược nhằm quản lý và đánh giá lại hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. - Sau khoảng thời gian kinh doanh không có hiệu quả và những chiến lược đầu tư không đúng khiến công ty rơi vào nguy cơ, Gia Phát buộc phải thu gọn lại các khoản mục đầu tư cho sản xuất. Công ty cần tập trung vào chất lượng của các sản phẩm cốt lõi và giảm hoặc cắt bỏ những sản phẩm có khả năng tiêu thụ thấp và không khả quan. Đồng thời, công ty cũng cần nâng cao chất lượng của các hoạt động marketing trong thời gian tới nhằm mở rộng thị trường và tăng sức tiêu thụ sản phẩm. - Cụ thể: Ổn định thị trường miền Bắc và tìm kiếm và khai thác thị trường khác nhằm tăng doanh thu cho sản phẩm, quản lý chặt chẽ sản phẩm đầu ra và quá trình phân phối tới tay khách hàng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản chi cho hoạt động bán hàng và cung cấp sản phẩm và cuối cùng là có kế hoạch thiết thực nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí cho công ty. Và hơn bao giờ hết công ty cần đảm bảo cung cấp chất lượng và số lượng đúng, đủ và nhanh chóng nhất tới khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của công ty trong thời gian tới. - Hiện nay công ty đã có những hợp đồng ổn định với khối lượng lớn từ đầu năm 2013 do đó, công ty cần xây dựng kế hoạch doanh thu nhằm sử dụng và tiết kiệm trên khối lượng giá trị sản phẩm dở dang và hàng tồn kho có sẵn. Các năm tiếp theo dựa trên tốc độ cung cấp và sức sản xuất của công ty nhằm đánh giá đúng nhất hoạt động kinh doanh của Gia Phát. 68 Bảng 3.1 Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát trong giai đoạn 2011 – 2016 Đơn vị tính: 1.000.000 đồng (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Gia Phát trong 3 năm liên tiếp 2011 – 2013 ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty thực sự đang có vấn đề rất lớn đặc biết trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi Ban Giám Đốc cần có những biện pháp và kế hoạch tức thời nhằm cải thiện tình hình sản xuất và dần dần tháo gỡ những khó khăn hiện tại giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Gia Phát: 3.2.1 Giải pháp quản lý vốn Công ty đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu bị thâm hụt như đã trình bày ở chương 2. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới khả năng tự chủ trong quá trình sử dụng vốn và các biện pháp trong kinh doanh của công ty. Do đó để thay đổi cục diện hiện tại công ty cần: - Tăng nguồn vốn huy động cho vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu âm trong năm 2013 đang đặt DN trước những rủi ro trong hoạt động quản lý kinh doanh. Để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, nên chăng công ty cần huy động nguồn lực từ bên trong doanh nghiệp. Công ty cần có chính sách kinh doanh khả thi trong thời gian tới trình Hội đồng quản trị nhằm huy động thêm nguồn lực từ cổ đông. Để làm được điều Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thịt hun khói 520 1320 2230 3000 4000 4200 Jambong 345 214 412 400 400 400 Xúc xích 268 1100 2100 3000 3500 4000 DaBao 125 347 1000 1500 2000 2500 SP khác 352 400 243 300 300 300 Tổng cộng 1610 3408 5985 8200 10200 11400 Thang Long University Library 69 này, ngoài uy tín của ban giám đốc cần có nỗ lực không nhỏ của cả tập thể các thành viên trong công ty nhằm giảm thiểu chi phí trong quá trình kinh doanh, tăng doanh thu để đưa ra những tình hình khả quan trong tương lai nhằm cải thiện lòng tin từ phía người đầu tư. - Bên cạnh đó, công ty cần cân bằng nguồn nợ nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong khả năng thanh toán của công ty. Hiện nay, các khoản nợ đang chiếm tỷ trọng lớn và có nguy cơ đe dọa tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Ngoài ra, công ty cần từng bước tạo dựng mối quan hệ với thị trường tài chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhằm huy động được nguồn lực dồi dào từ thị trường này. Xây dựng dần dần các kế hoạch hiệu quả nhằm đáp ứng được nguồn vay từ phía ngân hàng và có mối quan hệ uy tín trong quá trình thanh toán sẽ là điểm cộng trong quá trình cải thiện tình hình kinh doanh hiện nay. 3.2.2 Giải pháp quản lý tài sản ngắn hạn - Quản lý tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Có thể thấy như đã phân tích ở chương 2, số lượng tiền mặt của công ty đang gia tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng những nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên song song với lợi ích từ việc nắm giữ tiền, Gia Phát phải đối mặt với các chi phí cơ hội cho khoản nắm giữ song song với việc mất giá của tiền hiện nay. Khoản tiền mặt không có khả năng sinh lời gây ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, công ty không có các khoản đầu tư tài chính mà chủ yếu phát sinh dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên chăng, DN nên sử dụng các công cụ tài chính nhằm tăng khả năng sản xuất của tiền và đó là một bước đệm trong quá trình cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phụ thuộc vào tình hình nhu cầu sản xuất mà có những phương pháp thanh toán và gửi tiền không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn nhằm sinh lời cho khoản tiền tương đương trong thời gian chưa sử dụng. + Công ty có thể chủ động chuyển đổi các khoản thu bằng tiền mặt từ phía khách hàng sang hệ thống thanh toán qua ngân hàng nhằm tiết kiệm thời gian, minh bạch, giảm thiểu gian lận và đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan trong mỗi hoạt động thu nợ. Đồng thời, công ty cần xác định được lượng tiền dự trữ tối ưu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết. Lượng tiền mặt tại quỹ nên ở giới hạn thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu không thể chi trả qua ngân hàng. Xây dựng quy trình thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng một cách rõ ràng và logic. 70 + Giả sử với công ty Gia Phát, bắt đầu từ tuần lễ 0 với tồn quỹ mỗi tháng là 100 triệu với so chi vượt quá số thu là 50 triệu. Như vậy, tồn quỹ của Công ty sẽ bằng 0 sau hai tuần và tồn quỹ trung bình trong thời gian hai tuần lễ sẽ là 100 tỷ/ 2 = 50 triệu đồng. Cuối tuần lễ thứ 2, Công ty phải phù đắp số tiền mặt đã chi tiêu bằng cách bán huy động các nguồn vay ngắn hạn. Do đó, tổng số tiền mặt công ty cần bù đắp là 50 triệu * 52 tuần = 2600 triệu. Với giả định chi phí cơ hội là 10% và chi phí giao dịch chứng khoán là 1 triệu. Từ đó, áp dụng mô hình Baumol ta có số tiền tối ưu với công ty Gia Phát sẽ nằm trong khoảng 50 triệu – 100 triệu là: C =√ =√ = 52 triệu đồng Kết quả trên chỉ mang tính định hướng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, những tính toán mang tính tham khảo giúp Ban Giám đốc có những cân nhắc phù hợp nhất với tính hình kinh doanh của công ty. + Đồng thời, công ty có thể gửi các khoản tiền nhàn rỗi trong doanh nghiệp vào các tổ chức kinh doanh tài chính như ngân hàng, công ty tài chính nhằm tìm kiếm được nguồn lợi mới tăng khả năng sinh lời cho công ty. + Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện các biện pháp rút ngắn chu kỳ vận động của tiền nhằm tăng lợi nhuận, giảm thời gian thu nợ các khoản nợ và kéo dài thời gian thanh toán những khoản phải thu. Kiểm tra và giám sát các dòng tiền vào và dòng tiền ra phát sinh trong tuần, tháng, quý, nămnhằm đảm bảo những thanh toán khớp với hóa đơn được xuất ra. Cùng với đó, công ty cần xác định mức hàng tồn kho thấp nhất nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty. - Các khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu khách hàng của Gia Phát tăng liên tục và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Hoạt động này cho thấy công ty đang có các hợp đồng lớn đảm bảo doanh thu cho công ty. Mặt khác, giá trị các khoản phải thu càng lớn cho thấy hoạt động kiếm soát nợ và hoạt động bán chịu của công ty chưa được đảm bảo và xuất hiện nhiều nguy cơ, rủi ro kinh doanh trong quá trình hoạt động. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho công ty, nhà quản trị luôn cần nỗ lực trong công tác quản lý nợ và có chiến lược cụ thể trong chính sách tín dụng của công ty. + Đối với công tác thu nợ: Ban lãnh đạo và công ty cần thường xuyên đốc thúc và theo dõi các khoản nợ của công ty. Cùng với đó, công ty cần chủ động trong việc liên lạc trực tiếp với khách hàng thông báo khoản nợ và thời gian chi trả, số và ngày giờ ký nhận hóa đơn cũng như thời hạn thanh toán của khách hàng. Để làm được điều này, công ty cần trực tiếp liên hệ với khách hàng trước thời hạn đến kỳ thanh toán. Điều Thang Long University Library 71 này giúp công ty nâng cao hiệu quả thu nợ đồng thời giữ được mối quan hệ với khách hàng. + Đối với chính sách tín dụng và chính sách thu tiền: Do sản xuất sản phẩm thuộc ngành sản xuất tiêu dùng do đó thời gian sản xuất ngắn nên thời gian bán chịu cũng không thể dài. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần xây dựng các chính sách chiết khấu và thời gian thiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Để làm được điều này, công ty phải thiết lập các nhóm khách hàng theo các tiêu chí nhằm phân loại và xem xét điều kiện tín dụng cho khách hàng. Sau đó, công ty cần thực hiện công việc phân tích tín dụng nhằm đánh giá uy tín của khách hàng qua các báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng và đặc biệt là qua kinh nghiệm của doanh nghiệp. Điều này giúp DN phát hiện khả năng trả lãi, nợ xấu của khách hàng để có đánh giá đúng nhất về khách hàng và đưa ra các quyết định bán chịu. Theo phương pháp này, công ty cần phân loại nhóm khách hàng theo các điểm tín dụng sau: Điểm tín dụng = 4 x Khả năng thanh toán lãi của khách hàng + 11 x Khả năng thanh toán nhanh của khách hàng bằng hàng tồn kho + 1 x Số năm hoạt động của khách hàng. Sau khi có điểm tín dụng công ty có thể tính điểm và phân loại như sau: Bảng 3.2 Mô hình điểm tín dụng Điểm tín dụng Nhóm rủi ro >47 1 40 – 47 2 32 – 39 3 24 – 31 4 <24 5 (Nguồn: Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh Nghiệp – Nguyễn Hải Sản) 72 Giả định áp dụng với khách hàng của Gia Phát, ta có thể thu được kết quả sau: Bảng 3.3 Danh sách các nhóm rủi ro và điểm tín dụng của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia phát Khách hàng Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán bằng hàng tồn kho Số năm hoạt động Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Big C 2 10 19 137 Nhóm 1 Kumo 1 2 1 27 Nhóm 4 Melia 3 2 8 42 Nhóm 2 Myway 3 2 3 37 Nhóm 3 Kiks 2 1 1 20 Nhóm 5 (Nguồn: Bộ phận quản lý và chăm sóc khách hàng) Như vậy, nhóm 1 là nhóm có khả năng thanh khoản cao nhất. Khách hàng nhóm này có khả năng thanh toán và uy tín cao trong hoạt động tín dụng. Do đó, công ty cần nâng cao mối quan hệ với nhóm đối tượng này song song với hoạt động cho mua bán chịu. Đến nhóm thứ hai, mức tín nhiệm thấp hơn do đó, công ty có thể cấp tín dụng trong thời gian nhất định và được xem xét lại quan hệ này trong thời gian 2 năm. Hoạt động này được thực hiện tương tự với các nhóm 3, 4 với các điều khoản tín dụng tăng dần. Đặc biệt nhằm giảm thiểu rủi ro, công ty cần yêu cầu đối tượng thuộc nhóm rủi ro 5 thanh toán ngay khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Phân tích tín dụng công ty nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đặc biệt là giảm chi phí quảng cáo trong quá trình kinh doanh.  Hàng tồn kho Qua phân tích chương 2 có thể thấy, tỉ trọng hàng tồn kho trong tổng khối lượng tài sản của Gia Phát lớn và có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Tồn kho ở mức cao luôn tồn tại rủi ro và gây lãng phí cho DN. Công ty luôn thực hiện chế độ nhập kho 2 tháng/ lần với số lượng lớn. Điều này không hợp lý và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đầu ra. Công ty cần dự trữ mức hàng tồn kho tối ưu và có phương án sản xuất mềm dẻo để công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Có thể thấy, hàng tồn kho là một cầu nối giữa nhu cầu và sản xuất. Do đó, điều kiện tồn kho cần xét trên nhiều phương diện nhằm tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thang Long University Library 73 - Theo mô hình EOQ (Economic order Quanlity) lượng hàng tồn kho tối ưu là lượng hàng đặt sao cho chi phí lưu kho là nhỏ nhất. Áp dụng mô hình này phù hợp với Gia Phát khi áp dụng chủ yếu để quản lý các chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng. + Chi phí lưu kho (carrying cost) bao gồm: chi phí lưu trữ, bảo quản, hao hụt hàng hóa, chi phí thiệt hại do hàng hóa lỗi thời và chi phí đầu tư kho. + Chi phí đặt hàng (Ordering cost) gồm các chi phí vận chuyển, giao dịch và các chi phí liên quan khác - Sử dụng mô hình EOQ cho hàng tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Gia Phát: Bảng 3.3 Bảng bình quân hàng tồn kho của công ty Cổ phần thực phẩm Gia Phát Thông tin Nguyên vật liệu Lượng hàng tồn kho trung bình năm 300.000 kg Chi phí đặt hàng / 1 hóa đơn 25.000.000 đồng Chi phí lưu kho đơn vị 500.000 đồng Giá trung bình 85.000 đồng/ kg Số ngày chờ hàng về 2 ngày (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Số lượng đặt hàng trung bình Q* = √ = 5477 sản phẩm Tổng chi phí = x 500.000 + x 25.000.000 =2.739.000.000 đồng Thời gian chờ hàng về là 2 ngày tương đương với sản lượng đặt hàng: Q đặt hàng = 2 x = 1667 kg Thời gian dự trữ hàng = = 7 ngày + Thời điểm đặt hàng của công ty nên là ngày thứ 5 trong khi trong kho còn 1667 kg nguyên vật liệu + Thời gian chờ hàng về của công ty là 2 ngày 74 + Thời điểm nhận hàng là ngày thứ 7 = thời gian nhận hàng + thời gian chờ hàng về Khi áp dụng mô hình này, công ty nắm bắt được thời gian đặt hàng, giảm các chi phí phát sinh trước đó và sử dụng hàng tồn kho tối ưu. Kết quả trên chỉ mang tính tham khảo vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố biến đổi khác. Do đó, kết quả chỉ mang tính định hướng và dự báo. Bảng 3.2 Mô hình quản lý kho EOQ áp dụng với công ty Gia Phát 3.2.3 Giải pháp quản lý TSDH Từ kết quả chương 2 có thể thấy, hệ thống máy móc thiết bị đang lỗi thời và hết hiệu quả sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn trong tương lai. Điều này khiến Gia Phát có thể đứng trước tình trạng suy kiệt tài sản dài hạn do không có kế hoạch bổ sung trên quy mô lớn tổng tài sản dài hạn của công ty. Do đó, để cải thiện tình hình kinh doanh nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty, Gia Phát nên có những kế hoạch thay đổi dần dần hệ thống máy móc thiết bị đã đã hoặc sắp hết thời gian sử dụng nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành sản xuất. Hoạt động thay thế này cần diễn ra có kế hoạch và quy trình rõ ràng nhằm giúp công ty xây dựng kế hoạch mua sắm đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạt hiệu quả. 14 HTK=5477 Điểm đặt hàng = 1667 Thời điểm đặt hàng Thời điểm nhận hàng Thời gian dự trữ hàng 5 7 Thang Long University Library 75 Từ thực tế hiện trạng doanh nghiệp có thể thấy, trong dây truyền sản xuất kinh doanh của Gia Phát, hệ thống máy móc trong dây chuyền xử lý nguyên vật liệu đầu vào đã lỗi thời, hết thời gian khấu hao từ lâu và có thường xảy ra tình trạng hỏng hóc trong quá trình vận hành và sản xuất. Do đó, công ty cần xem xét tiến hành thanh lý và thay thế hệ thống mới ngay và sớm nhất để tránh những rủi ro. Vì vậy, để giúp doanh nghiệp có quyết định đúng nhất trong kế hoạch mua sắm thiết bị máy móc mới, kết hợp với những kết quả phân tích từ phòng kĩ thuật và phòng kế toán – tài chính tôi có những kiến nghị sau nhằm phục vụ, giúp đỡ ban giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định lựa chọn thiết bị mới. - Sau khi tham khảo thị trường và kế hoạch của công ty, nhằm tăng doanh thu lên >10% so với năm hiện tai, ta có những so sánh sau: Bảng 3.4 Bảng so sánh thiết bị cắt của công ty trƣớc khi thay thế Máy của công ty Máy Thiết bị Trung Ƣơng Máy của công ty Chin Ying Fa Đài Loan 1. Tên WA 01/34 HD 2256 2. Giá 150.000.000 220.000.000 3. Năm sản xuất 2012 2012 4. Chi phí vận hành liên quan 20.000.000 35.000.000 5. Công suất 260-300 miếng/phút 320-400 miếng/phút 6. Thời gian bảo hành 3 năm 5 năm 7. Mức độ tiêu hao năng lượng 20-35KW 18-25 KW 8. Chất lượng sản phẩm đầu ra 2.5 mm 2 mm Tổng số vốn đầu tư 170 triệu 255 triệu (Nguồn: Phòng Kĩ thuật) - Từ kết quả 2 máy trên, phòng kĩ thuật đã tính toán được những kết quả và dự tính về hiệu quả sử dụng của hệ thống thiết bị máy móc mới khi đưa vào sử dụng. Do đó, nếu Gia Phát sử dụng hệ thống máy móc mới thì dòng tiền tiết kiệm được mỗi năm từ khi đưa hệ thống vào sản xuất được tính toán dưới bảng sau: Bảng 3.5 Bảng dự tính lợi ích tiết kiệm đƣợc khi sử dụng thiết bị mới 76 ĐVT: Đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 WA 01/24 90 triệu 100 triệu 95 triệu HD 2256 100 triệu 110triệu 100 triệu (Nguồn: Phòng kĩ thuật) - Toàn bộ nguồn vay này đều được tài trợ bằng nguồn vay ngắn hạn của ngân hàng VCB sau những thỏa thuận từ phía công ty và ngân hàng. Lãi suất được trả hàng tháng và số vốn được hoàn vào tháng 6 năm 2014. Lãi vay là một trong những chi phí bỏ ra để sở hữu máy móc do đó nó là chi phí đầu ra của doanh nghiệp. Chi phí này được tính toán như sau: Bảng 3.6 Bảng lãi suất tái cấp vốn Ngân hàng Vietcombank từ tháng 9/ năm 2013 – tháng 4/2014 10/9/2013 31/12/2013 >1/4 /2014 Bình quân Lãi suất 11,5% 14% 10% 11,83% Chi phí sử dụng vốn (Thuế 25%) 11.5%(1-25%) = 8,625% 14%(1-25%) =10,5% 10%(1-25%) = 7,5% 9% (Nguồn: Phòng Hành chính - Kế toán) - Kết quả từ các bảng trên phục vụ nhu cầu so sánh để tìm ra sự lựa chọn tối ưu trong quá trình mua sắm thiết bị mới cho công ty. Từ lý thuyết tài chính, thông qua các giả định và cơ sở thực tế, tôi có những tính toán nhỏ nhằm tìm ra giá trị hiện tại thuần – giá trị tốt nhất nhằm so sánh thặng dư trong hoạt động đầu tư và kết quả thu được khi công ty sử dụng thiết bị mới trong hoạt động kinh doanh. Thiết bị có NPV cao cho thấy giá trị thặng dư lớn, mức độ khả thi khi thực hiện dự án tốt, góp phần giúp công ty tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Thang Long University Library 77 NPV (WA 01/24) = 90*PV(9%,1) + 100* PV(9%,2) + 95* PV(9%,3) – 170 = 70,09 triệu NPV (HD 2256) = 100*PV(9%,1) + 110* PV(9%,2) + 100* PV(9%,3) – 255 = 6,55 triệu => Ta có NPV (WA 01/24) >NPV (HD 2256): Công ty nên chọn máy của công ty Máy thiết bị trung ương vì giá trị NPV là lớn nhất và đem đến hiệu quả tốt nhất. Cải thiện và nâng cấp máy dần dần kết hợp với quản lý và sử dụng có hiệu quả không chỉ giúp DN tăng khả năng sản xuất, nâng cao khả năng sinh lời của tài sản mà còn tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng doanh thu và cải thiện tình trạng làm việc của công nhân hiện nay. 3.2.4 Giải pháp quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận - Biện pháp về giá vốn hàng bán Có thể thấy Gia Phát đang phải đối mặt với tình trạng mất kiểm soát trong quản lý giá vốn hàng bán khiến tổng chi phí Giá vốn ngày càng có xu hướng tăng đe dọa trực tiếp tới dòng doanh thu của công ty. Do đó, để cải thiện tình hình trên, công ty cần: + Quản lý tốt hàng tồn kho, lập kế hoạch và xác định lượng hàng tồn kho tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí phát sinh trong quá trình lưu trữ và xử lý hàng hóa, thành phẩm. Kiểm kê chi tiết hóa đơn, chứng từ, biên bản kiểm kê thường xuyên và sát sao nhằm tránh hàng hóa kém chất lượng đồng thời phát hiện những sai lệch nhằm nhanh chóng khắc phục. + Hệ thống các chi phí phát sinh định kỳ và thường xuyên hàng tồn kho nhằm giảm thiểu tình trạng hỏng hoặc vượt mức giới hạn kho tránh thua lỗ và đảm bảo chất lượng sản phẩm + Ngoài ra, công ty cần xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí phục vụ sản xuất như: chi phí điện, nướcnhằm mục đích vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vừa tránh lãng phí, tiết kiệm. Hoạt động này nên thực hiện theo các giai đoạn dần dần nhằm thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhân viên và giảm thiểu những ý kiến không hài lòng từ chính nhân viên lao động. - Về chi phí bán hàng Hiện nay, điểm yếu trong công tác bán hàng của công ty là hoạt động Marketing. Công ty chủ yếu sử dụng những cách tiếp cận thông thường thông qua các nhà buôn lớn. Điều này là cho thấy hoạt động marketing trong bán hàng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, để cải thiện tình hình công ty cần: 78 + Công ty nên thay đổi mẫu mã của hàng hóa sao cho phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng và các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Các mẫu mã mới phải được thiết kế dựa trên kết quả kiểm định thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh. + Xây dựng và phát triển các chiến dịch quảng cáo ngắn, trung và dài hạn nhắm tới các đối tượng khách hàng khác nhau bằng nhiều hình thức như khuyến mãi, chiết khấu + Tìm kiếm và khảo sát nhu cầu khách hàng và có kế hoạch phù hợp dựa vào nội lực vốn có của doanh nghiệp nhằm đưa các sản phẩm mới ra thị trường thay vì đưa ra ồ át các sản phẩm gây lãng phí và không đảm bảo chất lượng của các sản phẩm cũ + Hiện nay, công ty chưa có phòng ban có chức năng nghiên cứu thị trường, sản phẩm, đề xuất chính sách kinh doanh, đặt mục tiêu, đề xuất chiến dịch PR, quảng cáo và xây dựng hình ảnh cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Do đó, công ty nên bổ sung chức năng này vào hệ thống quản lý của công ty nhằm có những chính sách phù hợp cho từng giai đoạn của doanh nghiệp. + Ngoài các biện pháp kể trên điều quan trọng nhất của công ty vẫn cần giữ vững và phát huy hình ảnh của DN. Đây là yếu tố cốt lõi trong xây dựng và phát triển thương hiệu gia truyền mà thế hệ trước để lại. Để làm được điều này, trước tiên công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm song song với hoạt động xúc tiến bán và chiến lược giá cả hợp lý khác nhằm tăng sức cạnh tranh và gây dựng lại chỗ đứng trên thị trường. - Về chi phí quản lý DN Như kết quả của chương 2 có thể thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp của Gia Phát đang rất lớn trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và là một trong những nguyên nhân chính gây thua lỗ cho công ty trong thời gian qua. Do đó, từ những khó khăn chương 2, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau: + Lập định mức chi phí nhằm giới hạn quyền hạn và nguồn lực của các cấp nhân viên trong hoạt động sử dụng chi phí phục vụ mục đích chung của doanh nghiệp. Định mức này giúp Ban Giám đốc có những đánh giá cụ thể nhằm xác định được các khoản chi không thực sự cần thiết đồng thời không ảnh hưởng tới tính trạng tâm lý và thái độ của nhân viên. + Cải thiện hệ thống quản lý của công ty, cắt giảm hoặc luôn chuyển những vị trí không hiệu quả để giảm thiểu gánh nặng chi phí quản lý doanh nghiệp. Thang Long University Library 79 + Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các dòng tiền phát sinh từ các bộ phận khác nhau trong đó đặc biệt là bộ phận quản lý giúp công ty tiết kiệm nguồn lực trong quá trình hoạt động, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Khuyến khích nhân viên trong việc đóng góp ý kiến và sáng kiến cho việc tiết kiệm chi phí trong công ty. Tổ chức và thực hiện các chương trình tiết kiệm trong toàn công ty nhằm giảm thiểu các chi phí như: vật liệu văn phòng, điện, nước và các chi phí bằng tiền khác. 3.2.5 Một số giải pháp khác. - Củng cố, tăng cường kiểm tra, thanh tra và tuân thủ nghiêm ngặt các quy đinh, chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và an toàn lao động trong suốt quá trình kinh doanh của công ty. Giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các thủ tục hành chính trong hoạt động buôn bán hay các giao dịch của công ty với các đối tượng khác. - Tìm kiếm các nguồn cung ứng khác nhằm giảm thiểu nguy cơ mất hàng, khan hiếm hàng trong quá trình kinh doanh song song với giữ vững và có quan hệ tốt với bạn hàng cũ nhằm tạo các lợi thế về giá trong hoạt động cung ứng sản phẩm ra thị trường. - Ngoài ra, công ty cần có những thay đổi nhằm tạo động lực giúp người lao động phát huy được năng lực cao nhất trong quá trình làm việc của mình. Công ty có thể: + Tập trung phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả làm việc của nhân viên bằng cách tạo điều kiện để nhân viên nâng cao tay nghề cũng như tham gia các lớp học về bồi dưỡng kiến thức kinh tế, pháp luật, các lớp học tại chức, các khóa học về nghiệp vụ, chuyên môn... + Đánh giá đúng thực chất và khả năng của nhân viên nhằm đưa ra những chính sách hợp lý trong đãi ngộ nhằm khuyến khích tạo động lực làm việc, nâng cao mức độ trung thành của nhân viên. + Bố trí công việc theo năng lực của từng cá nhân. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, an toàn. Đồng thời công ty cũng xây dựng một chế độ thưởng phạt công bằng, hợp lý. Với quy mô nhỏ để mở rộng quy mô cũng như phát triển lâu dài công ty cần thu hút thêm lao động mới đồng thời đào tạo dạy nghề cho họ bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các nhân viên. LỜI KẾT Mỗi một doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Biết rõ doanh nghiệp mình và có những chính sách phù hợp không chỉ cải thiện tình hình hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần thay đổi địa vị của doanh nghiệp trên thị trường. Sau một quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát đang có những thay đổi không ngừng nhằm kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông đồng thời phát triển thương hiệu lên một tầm cao mới. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, với những nguồn lực sẵn có kết hợp với thương hiệu có uy tín chắc chắn Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát sẽ có những bước tiến nhằm thay đổi tình hình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bền vững. Từ quá trình thực tập tại công ty kết hợp với những hướng dẫn tận tình từ phía thầy cô trong nhà trường, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tế để hoàn thành bài khóa luận này. Tuy nhiên, vì kiến thức và thời gian có hạn, những đánh giá chủ yếu mang tính chủ quan và các phương pháp đưa ra chưa chắc đã là giải pháp tốt nhất nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Do đó, em mong muốn sự góp ý chân thành từ phía thầy cô để có thể hoàn thiện bài khóa luận của mình một cách trọn vẹn nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán năm 2011 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 3. Bảng cân đối kế toán năm 2012 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 4. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 5. Bảng cân đối kế toán năm 2013 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 6. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích Báo cáo Tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. 2. TS Nguyễn Đức Dũng (2009), Kế toán – Tài chính, NXB Thống kê. 3. Nguyễn Hải Sản (2010), Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê 4. Đặng Minh Trang (2005), Quản trị sản xuất tác nghiệp, NXB Thống kê. 5. PGS. TS Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Viện Nghiên cứu và đào tạo quản lý VIM (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội Trang webg www.sbv.gov.vn/ Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa19450_159.pdf
Luận văn liên quan