Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần may Phương Đông

Hiện nay công ty đang áp dụng tiêu chuẩn tín dụng nới lỏng và không đạt được hiệu quả cao vì hệ số thu nợ của công ty đang rất thấp ( thấp nhất năm 2012 là 1,98 vòng) và thời gian thu nợ trung bình lại rất cao ( năm 2012 là gần 185 ngày) mà các phải thu quá hạn của công ty vẫn còn tồn đọng dễ dẫn đến việc doanh nghiệp mất khả năng tự chủ về tài chính. Về cơ bản các tiêu chuẩn tín dụng được đưa ra dựa trên các thông tin thu thập trong một thời gian dài và được kiểm chứng trong suốt quá trình hợp tác với khách hàng. Nhưng đối với khách hàng mới sắp ký kết công ty nên cẩn trọng thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau không nên chỉ dựa vào lời giới thiệu từ những khách hàng quen biết.

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần may Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là công ty chuyên kinh doanh trên lĩnh vực may mặc nên doanh thu của công ty là từ 2 khoản mục: doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ. Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu kỹ từng mục doanh thu của công ty: Bảng 2.10.Cơ cấu doanh thu của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị : nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Doanh thu từ bán hàng 216.831.977 279.642.025 303.006.777 Doanh thu từ cung cấp dịch vụ 33.995.492 15.918.868 13.964.164 Tổng doanh thu 250.827.469 295.560.893 316.970.941 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng cơ cấu doanh thu, ta thấy tổng doanh thu của công ty cổ phần May Phương Đông giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2010-2012. Sở dĩ có điều này vì Thang Long University Library 46 trong giai đoạn này công ty tập trung mở rộng quy mô sản xuất và việc bán hàng của công ty không được chú trọng bằng nhưng năm trước và trong những năm này, đối thủ cạnh tranh của công ty tăng lên rất nhiều khiến việc kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng. Công ty đã rất khôn ngoan khi sử dụng chiến lược tăng doanh thu từ cung cấp dịch vụ để bù cho doanh thu từ bán hàng, mặc dù không bù được nhiều những cũng phần nào cho thấy sự cố gắng nỗ lực của công ty. Sau đây là bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị doanh thu của doanh nghiệp: Bảng 2.11. Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả quản trị doanh thu của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 122,25 84,11 85,70 Tỷ lệ doanh thu bán chịu trên doanh thu thuần 87,59 94,74 97,07 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty năm 2010 là 85,70%, năm 2011 là 84,11%, năm 2012 là 122,25%, nghĩa là năm để đạt được một đồng doanh thu thuần, năm 2010, công ty cần 85,70 đồng, năm 2011 cần 84,11, năm 2012 cần 122,25 đồng vốn lưu động. Hệ số này của công ty quá lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thấp và các nhà quản trị cần phải xem xét đến việc sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động của công ty. Do hình thức bán hàng của công ty chủ yếu là bán với số lượng lớn cho các công ty, trường học hay các doanh nghiệp nên doanh thu bán chịu của công ty lớn hơn rất nhiều so với doanh thu trả tiền ngay. Điều này thể hiện rõ ở chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu bán chịu trên doanh thu thuần. Tỷ lệ này của công ty rất cao, đều chiếm trên 85% doanh thu thuần trong vòng 3 năm phân tích. Nếu như chính sách thu nợ từ doanh thu bán chịu của công ty không hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của công ty và làm cho công ty rơi vào khó khăn vì không có tiền quay vòng vốn. 2.3.2.3. Quản lý chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đối với các doanh nghiệp việc quản lý chi phí SXKD có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể nói rằng đây là một trong những bí quyết tăng lợi nhuận của công ty. Vì thông qua việc phân tích chúng ta có thể nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực tiễn và 47 quản lý chi phí kinh doanh của công ty. Qua đó thấy được tình hình quản lý, thực hiện chi phí có hợp lý hay không, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh và nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không. Đồng thời qua việc phân tích sẽ tìm ra được những điểm bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí có hiệu quả. Bảng 2.12.Tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Giá vốn hàng bán 170.177.410 200.716.834 230.920.603 Giá vốn của hàng hóa đã bán 576.993 8.053.595 996.216 Giá vốn của thành phẩm đã bán 165.975.302 189.896.315 228.157.221 Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp 3.625.115 2.766.924 2.978.204 Chi phí bán hàng 11.475.663 14.338.026 15.821.590 Chi phí quản lý doanh nghiệp 57.766.261 61.134.884 45.965.058 Tổng chi phí 239.419.334 276.189.744 292.707.251 ( Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán) Nhìn chung, tổng chi phí của công ty giảm dần qua 3 năm. Năm 2010, tổng chi phí của công ty là 292.707.251 nghìn đồng, đến năm 2011 là 276.189.744 nghìn đồng và năm 2012 là 239.419.334 nghìn đồng. Chi phí sản xuất kinh doanh giảm dần là do nhưng năm trở lại đây trên thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới gia nhập, đơn hàng nhận được giảm dần về số lượng, hàng hóa đã bán và thành phẩm đã bán bị suy giảm nhưng giá vốn dịch vụ lại tăng cao vì công ty muốn đầu tư nhiều để thu hút khách hàng. Để biết chính xác hơn, ta có từng khoản mục cụ thể như sau: Chi phí giá vốn hàng bán liên tục giảm qua các năm chứng tỏ công ty đang ngày càng thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giá vốn hàng bán năm 2010 là 228.157.221 nghìn đồng, gấp 1,15 lần giá vốn hàng bán năm 2011 và gấp 1,36 lần giá vốn hàng bán năm 2012. Vì công ty kinh doanh trên lĩnh vực may mặc nên chi phí sản xuất kinh doanh chủ yếu là giá vốn hàng hóa, thành phẩm và một phần nhỏ dịch vụ, cụ thể giá vốn hàng bán cả 3 năm đều đạt trên 70% tổng chi phí của công ty. Để thu hút thêm số lượng khách hàng, công ty đã đầu tư thêm vào khâu bán hàng với một khoản tiền là 15.821.590 nghìn đồng năm 2010, 14.338.026 nghìn đồng vào năm 2011 và năm 2012 là 11.475.663 nghìn đồng, tương ứng là 5,41% , 5,19% và 4,79 % tổng chi phí toàn công ty. Thang Long University Library 48 Bên cạnh đó, chi phí doanh nghiệp là khoản rất cần thiết cho doanh nghiệp mặc dù tỷ trọng không lớn, đó là các khoản chi phí phục vụ cho điều hành và quản lý chung cho toàn doanh nghiệp. Sau đây là bảng chỉ tiêu phân tích một số khoản mục của công ty: Bảng 2.13.Bảng chỉ tiêu phân tích một số chi phí của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Tỷ suất sinh lời của GVHB 45,47 47,06 35,18 Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng (25,80) 82,69 82,56 Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN (5,13) 19,39 28,42 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí (1,22) 0,13 1,34 (Nguồn: bảng 2.4) Từ bảng phân tích trên, ta có thể thấy tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán thay đổi qua các năm: Khi đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì công ty thu được 35,18 đồng (năm 2010), 47,06 đồng (năm 2011) và 45,47 đồng lợi nhuận gộp. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán năm 2011 là cao nhất, chứng tỏ đây là năm công ty kinh doanh có lời nhất, đầu tư vào giá vốn hàng bán đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Năm 2012, tỷ lệ sinh lời của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều nằm trong tình trạng bị âm, chứng tỏ công ty đã đầu tư sai về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong thời gian này. Bù lại, năm 2010 và năm 2011, tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng lại tăng vọt, chứng tỏ lợi nhuận trong chi phí bán hàng là rất lớn và công ty đã có chính sách thu hút khách hàng rất tốt. Đối với tỷ suất sinh lời trên tổng chỉ phí, khi công ty đầu tư 100 đồng chi phí thì thu đc 1,34 đồng (năm 2010), 0,13 đồng (năm 2011) và -1,22 đồng (năm 2012) lợi nhuận kế toán trước thuế. 2.3.2.4. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Phân tích chung Thực tế cho thấy, tiền mặt là loại tài sản có tỷ lệ sinh lời rất thấp, hầu hết công ty và khách hàng đều giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, do đó công ty thường giữ lại một lượng tiền nhỏ để thanh toán hàng ngày, thanh toán lương cho công nhân hay tạm ứng, 49 Bảng 2.14.Cơ cấu nguồn ngân quỹ của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 295.101.821 5,45 582.761.959 17 272.950.348 16,59 Tiền gửi ngân hàng 5.122.555.628 94,55 2.879.012.559 83 1.372.036.610 83,41 Tổng cộng 5.417.657.449 100 3.461.774.518 1100 1.644.986.958 100 ( Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán) Từ bảng chỉ tiêu trên, ta thấy tiền mặt của công ty nắm giữ chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số ngân quỹ và cứ xu hướng giảm qua các năm: Năm 2010, số tiền mặt mà công ty nắm giữ chỉ chiếm 16,59%, năm 2011 là 17% và năm 2012 là 5,45%. Điều này cho thấy công ty đẩy lùi chính sách tín dụng khách hàng hay nói cách khác là giảm doanh thu bán chịu. Việc này có thể làm cho doanh nghiệp giảm doanh thu, tăng chi phí nhưng không đảm bảo khả năng thanh toán và tỷ lệ không thu hồi được vốn giảm. Hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh Với nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, tạo ra doanh thu là điều khó, nhưng thu được tiền mặt thì khó khăn hơn nhiều. Sau đây, ta đánh giá kỳ luân chuyển tiền mặt bằng chỉ tiêu hiệu quả của kỳ luân chuyển tiền mặt. Ta có công thức: Hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt= Ngân lưu ròng từ hoạt động SXKD Doanh thu Ta có bảng chỉ tiêu sau: Thang Long University Library 50 Bảng 2.15 Chỉ tiêu ngân lƣu ròng của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Lưu chuyển thuần từ hoạt động SXKD 91.925.422 187.919.280 235.992.945 Doanh thu 250.827.469 295.560.893 316.970.941 EBIT 24.337.439 21.326.678 18.158.170 EAT 8.519.799 8.344.738 8.352.547 EBIT/Doanh thu 9,70 7,22 5,73 Lợi nhuận ròng/ doanh thu 3,40 2,82 2,64 Hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt 36,65 63,58 74,45 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Hiệu quả luân chuyển tiền thể hiện mức độ hiệu quả của chuỗi cung cấp tài chính trong công ty bao gồm hiệu quả quản lý chi phí, quản lý khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho. Từ bảng chỉ tiêu trên, ta thấy chỉ tiêu hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt cao hơn 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận truyền thống là tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu. Ta có biểu đồ thể hiện xu hướng 2 chỉ tiêu: Biểu đồ 2.5 Xu hƣớng tỷ lệ 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả luân chuyển tiền của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: % ( Nguồn: Bảng 2.7 và Bảng 2.15) 3,44 2,83 2,68 74,45 63,58 36,65 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ROS Hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt 51 Từ biểu đồ trên ta thấy hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Năm 2010, ROS của công ty bằng 3,44% trong khi hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt là 97,07%, cao hơn rất nhiều so với ROS vì các khoản chi phí mà công ty chi ra bằng tiền lại thấp hơn so với chi phí mà kế toán hạch toán, tức là công ty đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Sang năm 2011,cả ROS và hiệu quả kỳ luân chuyển tiền đều giảm đi, cụ thể là do lợi nhuận ròng năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010 nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu cũng vì thế mà giảm cùng và lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm đáng kể so với năm 2010 nên hiệu quả kỳ luân chuyển tiền bị sụt giảm. Năm 2012, với việc hoàn thiện công trình xây dựng xí nghiệp may Tuy Phong, Bình thuận mà lợi nhuận ròng của công ty cao hơn hẳn so với năm 2010, tuy nhiên ROS lại bị giảm do tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng, trong khi đó tiền mặt chi trả cho công nhân xây dựng mà công ty phải trả sau khi hoàn thiện công trình là rất lớn nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đáng kể, vì thế hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt giảm xuống chỉ còn rất 36,65%. Các nhà quản trị của công ty cần đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, tránh tình trạng các chỉ tiêu đánh giá giảm dần như hiện tại. 2.3.2.5. Quản lý phải thu khách hàng Trong các khoản phải thu, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng đáng kể ( lớn hơn 95%) , phải thu khách hàng có ý nghĩa quan trọng với tình hình tài sản doanh nghiệp. Các khoản phải thu khách hàng cao là do sản phẩm, dịch vụ của công ty được bán trực tiếp cho các đối tác với hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc ghi nợ theo điều kiện của từng hợp đồng nhưng thường là ghi nợ. Đối với khách hàng khi mua hàng, dịch vụ trả tiền ngay hoặc thanh toán đúng hạn thì công ty áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán theo tỷ lệ được ghi trong hợp đồng. Cụ thể hơn, công ty áp dụng tiêu chuẩn tín dụng cho các khách hàng lớn, có mối quan hệ làm ăn lâu năm, có sự tin tưởng hiểu biết lẫn nhau, các hãng đều có vị thế tài chính vững chắc, có uy tín trong thị trường ngành dệt may trong và ngoài nước (nhóm khách hàng A); đối với các hãng, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động nhỏ hơn (nhóm khách hàng B), thanh toán có thể không đúng hạn nhưng chưa phát sinh nợ khó đòi nhưng cũng đã có mối quan hệ làm ăn lâu năm với công ty như: may Đức Giang, may Phố Hiến, may Hưng Long.... Khi các đơn hàng đi hết, kết thúc đơn hàng, công ty cho khách hàng thời hạn 30 ngày để thanh toán hết toàn bộ hợp đồng. Đối với khách hàng thuộc nhóm A, thường công ty không yêu cầu khách hàng đặt cọc trước theo tỷ lệ % giá trị hợp đồng ký mới. Đối với khách hàng thuộc nhóm B, thường công ty yêu cầu khách hàng đặt cọc trước 5% giá trị toàn bộ hợp đồng mới. Thang Long University Library 52 Sau đây, ta sẽ đi phân tích cụ thể tình hình phải thu khách hàng của công ty như sau: Bảng 2.16.Bảng chỉ tiêu phải thu khách hàng của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Hệ số thu nợ Vòng 1,98 6,64 5,95 Thời gian thu nợ trung bình Ngày 184,45 55,01 61,37 Tỷ lệ phải thu quá hạn so với tổng phải thu % 2,85 21,43 16,86 Tỷ lệ phải thu quá hạn so với tổng tài sản % 1,80 4,31 4,45 (Nguồn: Bảng 2.2 và Bảng 2.4) Qua bảng chỉ tiêu trên, ta thấy hệ số thu nợ biến động tăng giảm không đều qua các năm, từ đó mà thời gian thu nợ trung bình cũng thay đổi theo. Cụ thể, hệ số thu nợ năm 2011 tăng 0,69 vòng so với năm 2010 và hệ số thu nợ năm 2012 giảm 4,66 vòng so với năm 2011. Do vậy, thời gian thu nợ trung bình của năm 2011 giảm 6,36 ngày so với năm 2010 và thời gian thu nợ trung bình của năm 2012 tăng 129,44 ngày so với năm 2011. Điều này chứng tỏ vốn của công ty năm 2012 bị chiếm dụng nhiều nhất còn năm 2011 vốn của công ty lại bị chiếm dụng ít hơn năm 2010. Năm 2012 là năm công ty phải cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nhiều nhất và lượng đơn đặt hàng cũng bị giảm, vì vậy công ty chịu bị lỗ để lôi kéo khách hàng, công ty đã sử dụng chính sách tài chính mở, cho khách hàng thanh toán chậm hơn so với quy định. Năm 2010, khoản phải thu quá hạn của công ty là nợ khó đòi được trích lập cúối năm 2009 cho khỏan nợ của khách hàng Viêu Song Châu International Co.,LTD và Smooth thing textile interprise Co., LTD. Đến năm 2011, khoản nợ này tăng thêm do các khoản phải thu khó đòi của một số công ty nhỏ khác nhưng các khoản nợ khó đòi này đã được thanh toán vào năm 2012, nợ khó đòi bây giờ chỉ còn khoản nợ khoản nợ của khách hàng RGR Sports wear INC.Vì vậy tỷ lệ phải thu quá hạn so với tổng phải thu là 16,86% vào năm 2010, năm 2011 tỷ lệ này tăng đến 21,43% và giảm còn 2,85% năm 2012. Mặc dù năm 2012, các khoản phải thu khó đòi có giảm đi so với hai năm trước nhưng tỷ lệ khoản phu khó đòi trên tổng khoản phải thu giảm mạnh là do các khoản phải thu năm 2012 tăng đột biến, đây là kết quả của khoản công nợ phải thu Công ty CP may Bình thuận phát sinh trong tháng 12/2012 của hợp đồng nhượng bán tài sản thuộc Chi nhánh công ty May Phương Đông – xí nghiệp may Bình Thuận. 53 Tổng tài sản qua 3 năm của công ty không chênh lệch nhiều nên tỷ lệ các khoản phải thu quá hạn trên tổng tài sản cũng chênh lệch nhau không nhiều. Cụ thể, năm 2010 là 4,45%, năm 2011 tỷ lệ này là 4,31% và năm 2012 là 1,80%. Nhìn chung tỷ lệ này rất thấp (chưa quá 5% so với tổng tài sản) chứng tỏ các khách hàng của công ty đều hợp tác rất tốt và các nhà quản trị nắm bắt rõ được tình hình tài chính của các khách hàng thanh toán sau. 2.3.2.6. Quản lý hàng tồn kho Công ty cổ phần May Phương Đông là công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm từ ngành may mặc trong nước và quốc tế vì thế hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn nên công ty luôn duy trì hệ thống kho bãi. Mặc dù vậy, các chi phí về kho bãi hoàn toàn do người đặt hàng chịu, không tính vào giá vốn bán hàng, chi phí dự trữ do đó là không đáng kể. Trong kinh doanh, công ty thực hiện phương thức giao hàng trực tiếp và gián tiếp. Cũng như các doanh nghiệp xây dựng khác, tỷ trọng hàng tồn kho của công ty cổ phần May Phương Đông chiếm tỷ trọng rát lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, do vậy rất cần đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho để các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn nhất. Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Sau đây ta phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.17.Chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty cổ phần May Phƣơng Đông năm 2010-2012 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Hệ số lưu kho Vòng 9,71 5,38 4,31 Thời gian luân chuyển hàng tồn kho Ngày 37,61 67,84 84,66 Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho Lần 0,07 0,13 0,17 (Nguồn: Bảng 2.2 và bảng 2.4) Từ bảng chỉ tiêu trên, ta thấy hệ số lưu kho tăng dần qua mỗi năm, từ đó thời gian luân chuyển kho thay đổi theo. Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho thì giảm dầ qua các năm. Cụ thể như sau: hệ số lưu kho của công ty năm 2010 là 4,31 vòng tương ứng 84,66 ngày luân chuyển hàng tồn kho; năm 2011 hệ số lưu kho là 5,38 tương ứng là 67,84 ngày luân chuyển; năm 2012 hệ số lưu kho là 9,71 tương ứng là 37,61 ngày luân chuyển. Có thể thấy năm 2010, hàng tồn kho của công ty được sử dụng kém hiệu quả nhất do lưu kho trung bình cao nhất (84,66 ngày), sang các năm tiếp theo số ngày lưu Thang Long University Library 54 kho trung bình lại giảm dần. Như vậy, hàng tồn kho của công ty đang ngày càng linh hoạt, quay vòng nhiều hơn, từ đó doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng dần dần tăng theo. Về hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho, công ty muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần 0,17 đồng (năm 2010), 0,13 đồng (năm 2011) và 0,07 đồng (năm 2012) vốn đầu tư cho hàng tồn kho. Chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1 nên hiệu quả sử dụng vốn cho hàng tồn kho đạt hiệu quả cao. Vì vậy, công ty cổ phần May Phương Đông nên cố gắng giữ được đà tăng trưởng cũng như giữ vững kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.3.2.7. Phân tích tình hình phải trả người bán Đối ngược với việc phải tối thiểu hóa hàng dự trữ kho, công ty cổ phần May Phương Đông thường cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng lớn càng tốt mà vẫn duy trì uy tín đối với nhà cung cấp. Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc bên mua ứng trước sẽ giảm bớt áp lực chi phí đi vay ngân hàng. Tuy nhiên cũng giống như đối với hàng tồn kho và các khoản phải thu, về cơ bản việc tăng quá mức các khoản phải trả là dấu hiệu xấu đi về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Sau đây ta sẽ đi phân tích xem tình hình phải trả người bán tại công ty cổ phần May Phương Đông. Bảng 2.18.Bảng chỉ tiêu phải trả ngƣời bán của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Hệ số trả nợ Vòng 20,03 10,83 16,66 Thời gian trả nợ trung bình Ngày 18,23 33,71 21,91 (Nguồn: Bảng 2.2 và bảng 2.4) Qua bảng chỉ tiêu, ta thấy hệ số trả nợ biến động tăng giảm không đều qua các năm, từ đó mà thời gian trả nợ trung bình của công ty cũng biến động theo. Cụ thể, hệ số trả nợ năm năm 2012 tăng 9,2 vòng so với năm 2011, tuy nhiên hệ số trả nợ năm 2010 lại tăng 5,83 vòng so với năm 2011. Do vậy thời gian trả nợ trung bình năm 2012 giảm 15,48 ngày so với năm 2011, thời gian trả nợ trung bình năm 2011 tăng 11,8 ngày so với năm 2010. Chứng tỏ năm 2011, công ty chiếm dụng vốn nhiều nhất trong ba năm. Tuy nhiên năm 2012, công ty đã giảm thời gian trả nợ trung bình xuống chỉ còn 18,23 ngày chứng tỏ các nhà quản trị của công ty cổ phần May Phương Đông đã đưa ra các biện pháp thanh toán công nợ nhanh chóng để giảm bớt vốn chiếm dụng, góp phần nâng cao uy tín của công ty. Tuy nhiên, việc giảm thời gian thanh toán nợ, tăng phải trả, giảm vòng quay phải trả cũng có thể tốt nếu công ty đủ uy tín để nhà 55 cung cấp cho phép trả chậm, ngược lại, nếu như nhà cung cấp không hài lòng thì uy tín của công ty sẽ bị giảm mạnh, bạn hàng không cho nợ, mua phải trả tiền ngay. Khi đó, doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nguồn đầu vào, đầu vào khan hiếm bắt buộc phải trả tiền ngay mới mua được như vậy doanh nghiệp không chủ động trong kinh doanh được, kinh doanh không tốt nên phải thu hẹp hoạt động. 2.3.3. Quản trị dòng tiền ngắn hạn từ hoạt động tài chính Hoạt động tài chính của công ty giai đoạn này chủ yếu là việc huy động nợ và trả nợ cho các tổ chức tín dụng. Sau đây là bảng tóm tắt lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính của công ty trong giai đoạn này. Bảng 2.19.Lƣu chuyển thuần từ hoạt động tài chính của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Dòng tiền vào 78.454.434 46.179.723 4.270.000 Tiền vay ngắn hạn nhận được 78.454.434 46.179.723 4.270.000 Dòng tiền ra 174.408.588 226.366.903 230.610.889 Tiền chi trả nợ gốc vay 166.708.918 220.913.690 225.595.583 Cổ tức, lợi nhuận đã chi trả cho chủ sở hữu 7.699.670 5.453.213 5.015.306 Lƣu chuyển tiền thuần (95.954.154) (180.187.180) (226.340.889) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Lưu chuyển tiền thuần của công ty cổ phần May Phương Đông gồm 3 hoạt động chính là: vay nợ ngắn hạn, hoạt động trả lãi hàng năm và trả cổ tức, lợi nhuận của chủ sở hữu. Từ bảng số liệu trên, ta thấy dòng tiền vào của công ty trong giai đaonj này tăng lên khá nhanh và là nguồn vay ngắn hạn. Dòng tiền ra của công ty lại có xu hướng ngược lại với dòng tiền vào, tức là giảm dần theo từng năm, điều này làm cho lưu chuyển thuần tăng mạnh qua mỗi năm mặc dù vẫn trong tình trạng âm tiền. Sau đây, ta đi tìm hiểu hiệu quả sử dụng vốn vay ngắn hạn của công ty qua một số chỉ tiêu: Thang Long University Library 56 Bảng 2.20.Bảng hiệu quả sử dụng vốn vay ngắn hạn của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,79 2,03 2,55 Tỷ suất sinh lời của tiền vay % 11,51 13,49 11,10 ( Nguồn: Bảng 2.2 và bảng 2.4) Từ bảng chỉ tiêu trên, ta thấy chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty đều lớn hơn 1, nghĩa là công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi cho chủ nợ. Trong giai đoạn 2010-2012 công ty đang phải đầu tư xây dựng công trình mở rộng quy mô sản xuất vì vậy mà các khoản vay ngắn hạn cũng tăng và chi phí lãi vay rất lớn, vậy mà công ty vẫn đủ khả năng thanh toán chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của công ty là tốt, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Tỷ suất sinh lời của tiền vay cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán sau thuế. Chỉ tiêu này thay đổi qua mỗi năm, cụ thể là : 11,1 đồng vào năm 2010, 13,49 đồng v ào năm 2011 và 11,51 đồng vào năm 2012. Mặc dù lợi nhuận sau thuế (EAT) của năm 2012 có lớn hơn năm 2011 nhưng chi phí lãi vay mà công ty có năm 2012 lớn hơn năm 2011 nên tỷ suất sinh lời của năm 2011 lớn hơn gần 2%. Chỉ số này mặc dù tăng giảm nhưng được đánh giá là cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất. 2.4. Đánh giá về quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần May Phƣơng Đông 2.4.1. Ưu điểm Công ty cổ phần May Phương Đông là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng may mặc trong nước và quốc tế. Công ty vừa hoàn thành xây dựng thêm xí nghiệp sản xuất thứ 4 tại Bình Thuận vào cuối năm 2011. Mặc dù vậy, lợi nhuận của công ty trong cả 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012, vẫn tăng trưởng đều đặn. Điều này cho thấy việc xây dựng xí nghiệp Tuy Phong tại Bình Thuận đã được các nhà quản trị của công ty cổ phần May Phương Đông lập kế hoạch từ trước để không làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Vấn đề về quản trị dòng tiền ngắn hạn của công ty tương đối tốt trong những năm gần đây, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động và đóng góp một phần vào ngân sách Nhà Nước. Doanh thu thuần giảm dần từ 312.161.286 nghìn đồng (năm 2010) xuống còn 247.551.712 nghìn đồng (năm 2012) do tỷ giá ngoại tệ thay đổi và do có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường nhưng lợi nhuận của 57 năm 2012 bắt đầu tăng hơn so với năm 2011, điều này chứng tỏ công ty đã có những bước tăng trưởng rõ rệt từ sau khi mở rộng hoạt động sản xuất. Có thể nói việc quản lý chi phí của công ty là khá tốt do các khoản mục chi phí giảm dần các năm mặc dù lợi nhuận các năm thay đổi ít. Chí phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhưng không quá 25% tổng chi phí doanh nghiệp. Các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán của công ty cũng được các nhà quản trị khéo quản lý tốt đảm bảo hoạt động ngân lưu ra vào hiệu quả. Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn sẽ đảm bảo hoạt động SXKD liên tục, giảm thiểu chi phí, tránh các tác động tiêu cực từ biến động thị trường kinh doanh. Đồng thời, công ty cổ phần May Phương Đông cũng tận dụng được các khoản nợ phải trả người bán để làm sao vẫn giữ được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, uy tín doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Công ty cổ phần May Phương Đông luôn cố gắng trong kinh doanh và luôn làm cho lợi nhuận của công ty mình ngày càng được nâng cao. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao, ban lãnh đạo công ty cùng với toàn bộ đội ngũ công nhân viên đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình thích ứng và phù hợp với điều kiện mới, công ty đã chủ động trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng và khách hàng, thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế trên cơ sở đảm bảo hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo kế hoạch và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao đời sống của họ và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà Nước và tận dụng tối đã các nguồn lực để từng bước khẳng định vị thế của mình. 2.4.2. Hạn chế Bên cạnh các kết quả mà công ty đạt được trong việc quản lý dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp mình thì công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, đó là hiệu quả quản lý dòng tiền ngắn hạn vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, biểu hiện ở các mặt: Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm mạnh qua các năm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, gia tăng các khoản chi phí nếu có những biến động bất thường trong hoạt động SXKD hàng ngày. Công ty cũng chưa có các mô hình dự báo tiền mặt để có mức dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp mình: cần đi vay bao nhiêu, thừa bao nhiêu, thừa thì đầu tư thế nào cho hiệu quả nhất, Khả năng thanh toán tức thời của công ty đều nhỏ hơn 1, điều này chứng tỏ tiềm lực tài chính của công ty không ổn định, gây nên sự mất cân bằng trong tổng tài sản của công ty. Hai tỷ suất sinh lời của công ty là tỷ suất sinh lời trên Thang Long University Library 58 doanh thu và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản còn thấp, hiệu quả kinh doanh thấp, công ty hoạt động chưa có hiệu quả. Việc công ty nới lỏng chính sách tín dụng lại làm doanh thu công ty giảm xuống, chứng tỏ chính sách này của công ty đưa hiện tại chưa hợp lý. Chính sách này cũng làm cho khoản phải thu tăng nhanh và đứng thứ 2 trong tỷ trọng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều do đó công ty nên có chính sách thu tiền hợp lý hơn. 59 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN NGẮN HẠN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƢƠNG ĐÔNG 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong năm 2013 3.1.1. Mục tiêu Thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 của tổng giám đốc, đại hội đồng cổ đông biểu quyết phương hướng phát triển công ty năm 2013 thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 3.1. Chỉ tiêu phƣơng hƣớng phát triển công ty cổ phần May Phƣơng Đông năm 2013 STT Diễn giải Đơn vị tính Kế hoạch 2013 1 Giá trị SXCN Triệu đồng 150.000 2 Tổng doanh thu Triệu đồng 360.000 3 Khấu hao TSCĐ Triệu đồng 7.500 4 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 13.200 5 Nộp ngân sách Triệu đồng 4.400 6 Lao động Người 1.800 7 Thu nhập Nghìn đồng 5.000 (Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán) Hầu hết các chỉ tiêu được đề ra trong phương hướng đều có sự tăng trưởng trừ hai khoản là khấu hao TSCĐ và nộp ngân sách. Cụ thể giá trị sản xuất năm 2012 đạt được là 9.200 triệu đồng, chỉ tiêu cần đạt được năm 2013 là 15. 000 triệu đồng cho thấy năm 2013 là năm công ty tập trung toàn bộ cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Vì thế mà tổng doanh thu cần đạt được là 360.000 triệu đồng hơn hẳn năm 2012 là 250.827 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế từ 10.712 triêu đồng năm 2012 sang 13.200 triệu đồng năm 2013. Lao động cũng tăng từ 1.381 người năm 2012 lên 1800 người cho việc thay đổi quy mô của doanh nghiệp và thu nhập của họ cũng được công ty xem xét nâng từ 4.500 nghìn đồng sang 5.000 nghìn đồng và0 năm 2013. Dự kiến khấu hao năm 2013 giảm 3.850 triệu đồng so với năm 2012 chứng tỏ công ty đang có ý định thanh lý một số máy móc cũ tại một số xí nghiệp để đầu tư công nghệ mới hơn. Nhìn chung, năm 2013 sẽ là một năm công ty tập trung hết nguồn lực để thay đổi chính mình và ngày càng chứng tỏ chỗ đứng của công ty trên thị trường may mặc trong nước và quốc tế. Thang Long University Library 60 3.1.2. Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể Năm 2011, nền kinh tế dần dần phục hồi, khắc phục được những hậu quả do khủng hoảng kinh tế gây ra, GDP quý I đã đạt 5,83%, thị trường bắt đầu phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao. Tuy công ty đã ngày càng thích nghi với thị trường nhưng việc kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, tài sản ngắn hạn chưa được sử dụng hiệu quả. Mặc dù lạm phát đã đươc hạn chế nhưng vẫn còn ở mức khá cao, với khủng hoảng kinh tế Việt Nam đồng bị mất giá làm cho giá cả hàng hóa đầu vào đều tăng lên. Với việc thích nghi với nền kinh tế, công ty đã đưa ra các định hướng phát triển chung: Công ty đã đặt ra mục tiêu hàng đầu là đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh, lấy chỉ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế là thước đo chủ yếu. Xây dựng công ty trở thành thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh ngành may mặc bằng các chiến lược về phát triển sản phẩm, thị trường, công nghệ và nguồn nhân lực. Về phát triển thị trường : công ty đặc biệt quan tâm phát triển thị trường nội địa, phấn đấu doanh thu nội địa tăng 200% trong những năm tới. Năm 2013, ngành dệt may sẽ thuận lợi hơn, vì ngay trong quý I, công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng so với quý I năm 2012. Do vậy, dự kiến năm 2013 doanh thu công ty sẽ tăng khoảng 10- 15%. Ngoài thuận lợi khách quan do nền kinh tế thế giới đã hồi phục, trong nước Chính phủ đã có một số chính sách nhằm kích thích nền kinh tế trong nước phát triển nên thị trường cũng khởi sắc. Cùng đó, công ty đã chủ động phát triển thị trường, tiếp cận khách hàng thông qua xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài như tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm... Về chiến lược phát triển bền vững: công ty sẽ không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động từ 4,2 triệu lên 4,4 triệu đồng/ người/ tháng, song song với đó là tổ chức các đoàn cán bộ đi học tập tại các nước phát triển để nâng cao trình độ tay nghề, thiết kế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hóa các sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động đưa ra nhiều mẫu mã thời trang phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, đáp ứng các yêu cầu của các khách hàng, từ đó khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước Ngoài ra, công ty sẽ chuyển từ sản xuất gia công mang nặng tính thụ động về đơn hàng, giá cả sang tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm, chủ động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, với chiến lược lấy giá của Trung Quốc để phấn đấu, lấy chất lượng của hãng có tên tuổi trên thế giới làm mục tiêu. Công ty đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại, chuyên môn hoá theo từng giây chuyền sản xuất Nhờ đó, công ty đã xây dựng được một định hướng phát triển vững chắc trong từng giai đoạn, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đặc biệt là công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả vốn đầu 61 tư. Uy tín thương hiệu May Phương Đông từng bước được khẳng định, các sản phẩm như áo, quần âu, quần Jean, quần áo trẻ em, quần áo dệt kim, vet nữ đã từng bước trở thành thế mạnh của công ty. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ở công ty 3.2.1. Cải thiện lưu lượng tiền mặt Bất cứ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng biết, để duy trì được dòng chảy tối ưu tiền mặt tốt cần phải giỏi tung hứng trên mọi mặt trong kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, tới việc tăng hạn mức nợ tín dụng, cho tới việc quản lý hàng tồn kho. Điều cốt yếu giúp cho việc quản lý dòng tiền có hiệu quả là phải điều hoà được dòng tiền chảy vào và dòng tiền chảy ra trong doanh nghiệp bạn. Việc cải thiện dòng chảy tiền sẽ làm giảm số vốn cố định, mà bạn cần để đầu tư cho công việc kinh doanh. Một dòng tiền tăng trưởng ổn định cũng giúp nhìn thấy trước được một mẫu hình kinh doanh, điều này làm cho doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và lên ngân sách cho việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Dưới đây là một số cách có thể làm để cải thiện dòng tiền của công ty: Tổ chức lịch ra hoá đơn Công ty càng thu được tiền nhanh, công ty càng có nhiều vốn để phát triển kinh doanh. Để có thể ra được hoá đơn sớm và thường xuyên, công ty nên tuân theo lịch ra hoá đơn của một chương trình phần mềm kế toán như Intuit's Quickbooks hoặc Peachtree Software's Peachtree Complete Plus Time & Billing. Hai chương trình này có thể tự động phân loại các tài khoản phải thu theo tuổi nợ - ít hơn 30 ngày, trong khoảng từ 30 đến 59 ngày, trong khoảng từ 60 đến 90 ngày, Loại hệ thống báo hiệu tự động này giúp công ty có hành động sớm với các khoản nợ quá hạn. Tận dụng tối đa các hạn mức mua chịu Tận dụng tối đa thời gian cho phép nợ tiền hàng của nhà cung cấp (thường là 60 hoặc 90 ngày), xem như đây là một khoản vay mà không phải trả lãi. Nó giúp cho công ty có đủ thời gian để thu tiền bán hàng trong khi không cần phải trả nợ sớm. Tận dụng các khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp Nếu các nhà cung cấp đề nghị chiết khấu cho công ty nếu công ty trả tiền sớm (thường là trong vòng hai tuần kể từ ngày nhận được hoá đơn), công ty nên tận dụng cơ hội này Ví dụ 2% chiết khấu trên trị giá hoá đơn trong 30 ngày sẽ tương đương với lãi suất 24% lãi trong một năm nếu mang số tiền này đi đầu tư. Nếu các nhà cung cấp không đề nghị kiểu khuyến khích này, công ty hãy yêu cầu họ; rất có thể họ sẽ vui lòng chiết khấu để đổi lấy việc họ sẽ nhận được tiền sớm hơn. Cân đối lƣợng khách hàng Thang Long University Library 62 Nhiều công ty chuyên ngành cũng như các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp- như các công ty quảng cáo và quan hệ công chúng, các công ty dịch vụ kế toán, luật, bất động sản, đều làm việc với các khách hàng theo từng dự án. Vì vậy hãy tìm cách để biến một số khách hàng này thành khách hàng thường xuyên, hàng tháng họ phải trả một khoản tiền nhất định cho một số dịch vụ. Công ty có thể khuyến khích để họ trở thành khách hàng thường xuyên bằng cách khuyến mãi dịch vụ, gia tăng chiết khấu. Điều này làm giảm lợi nhuận nhưng nó sẽ giúp công ty nhìn thấy trước được dòng chảy tiền của mình. Kiểm tra giá bán thành phẩm Giá bán của thành phẩm có theo theo kịp với việc gia tăng chi phí của nó không? Lần cuối cùng công ty tăng giá bán là khi nào? Nhiều doanh nghiệp nhỏ do dự khi tăng giá bán vì họ e ngại là họ sẽ mất khách hàng. Thực tế các khách hàng thường mong nhà cung cấp của họ tiến hành tăng giá chút ít nhưng thường xuyên. Công ty cũng phải thường xuyên kiểm tra giá ở các đối thủ cạnh tranh. Nếu họ bán giá cao hơn, công ty nên làm theo. Không đặt mua tất cả ở cùng một nơi Công ty có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua hàng từ nhiều nhà cung cấp. Kiểm tra kỹ nơi nào công ty phải trả cho dịch vụ cộng thêm, và nơi nào có thể tiết kiệm do việc chi trả tiền hoá đơn thuần. Tổ chức hợp tác mua hàng Tiết kiệm tiền mua phụ kiện bằng việc rủ một số công ty cùng ngành cùng mua các phụ kiện may mặc với số lượng lớn, sau đó chia nhau tiền chiết khấu. Kiểm soát chặt chẽ lƣợng hàng tồn kho Tích trữ quá nhiều hàng trong kho làm cho một số tiền lớn bị đóng băng. Thường xuyên theo dõi vòng quay hàng tồn kho sẽ giúp đảm bảo rằng chúng đang được lưu giữ với một lượng hợp lý cho ngành công nghiệp may mặc. Công ty có thể làm điều này bằng cách tính toán tỉ số quay vòng hàng hoá (lấy giá vốn hàng bán chia cho giá trị trung bình của lượng hàng tồn kho). Hãy tránh việc mua nhiều hơn số lượng hàng cần trong trường hợp bị các nhà cung cấp nhử mồi bằng chiết khấu lớn; điều này có thể làm cho công ty bị cạn tiền mặt. Hãy kiểm tra định kỳ để xác định hàng chậm luân chuyển và hàng tồn, và nên trì hoãn những đơn hàng tiếp theo để có thể sử dụng lượng hàng đang tồn trong kho hoặc thanh lý chúng với giá vốn để cải thiện dòng chảy tiền mặt. Cân nhắc việc đi thuê thay cho phải mua 63 Đi thuê nói chung tốn kém hơn mua, nhưng những chi phí này có thể chấp nhận được do có những lợi ích của dòng chảy tiền. Bằng cách thuê thiết bị máy vi tính, xe ô tô, hoặc các thiết bị khác mà công ty cần để mở rộng kinh doanh, công ty sẽ không bị cạn tiền mặt hoặc không bị nợ. Số tiền này có thể giúp công ty điều hành công việc kinh doanh hàng ngày được tốt hơn. Chi phí thuê cũng được tính vào chi phí kinh doanh, do vậy các phúc lợi về thuế vẫn giữ nguyên ngay cả khi không mua hàng. 3.2.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại 3.2.2.1. Chính sách tín dụng Hiện nay công ty đang áp dụng tiêu chuẩn tín dụng nới lỏng và không đạt được hiệu quả cao vì hệ số thu nợ của công ty đang rất thấp ( thấp nhất năm 2012 là 1,98 vòng) và thời gian thu nợ trung bình lại rất cao ( năm 2012 là gần 185 ngày) mà các phải thu quá hạn của công ty vẫn còn tồn đọng dễ dẫn đến việc doanh nghiệp mất khả năng tự chủ về tài chính. Về cơ bản các tiêu chuẩn tín dụng được đưa ra dựa trên các thông tin thu thập trong một thời gian dài và được kiểm chứng trong suốt quá trình hợp tác với khách hàng. Nhưng đối với khách hàng mới sắp ký kết công ty nên cẩn trọng thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau không nên chỉ dựa vào lời giới thiệu từ những khách hàng quen biết. Thời hạn tín dụng Hiện nay công ty thường áp dụng hạn thanh toán là 30 ngày kể từ ngày giao hết hàng. Tuy nhiên tới nay nó đã không còn hợp lý, công ty nên rút ngắn thời hạn tín dụng thanh toán xuống đối với các khách hàng có thói quen trả quá hạn và chiếm dụng vốn lâu của công ty. Đối với các khách hàng tiềm năng, làm ăn và thanh toán ổn định với công ty thì vẫn nên giữ thời gian thanh toán là 30 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng đối với các khách hàng hay trả chậm và chiếm dụng vốn lâu của công ty thì thời gian thanh toán nên ít hơn. Chiết khấu tín dụng Công ty nên áp dụng mức chiết khấu cho cả những lần thanh toán theo lộ trình, số tiền giảm giá tính theo số tiền thanh toán mỗi lần để khuyến khich khách hàng thanh toán sớm. Công ty sẽ tập trung vào việc thu nợ khi các chuyến hàng đã được giao hết. Tránh tình trạng đốc thúc khách hàng quá. Khi đó các khoản nợ nếu chưa được trả sẽ được cộng dồn vào khi kết thúc hợp đồng, lúc này cán bộ chuyên trách sẽ có trách nhiệm thông báo tình hình thực tế thanh toán nợ kèm với đó là chính sách chiết khấu thanh toán của công ty để khách hàng có quyết định thanh toán. Hình thức này sẽ giúp công ty đạt hiệu quả tối ưu vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Thang Long University Library 64 3.2.2.2. Tỷ lệ đặt trước bắt buộc Hiện tại công ty chia khách hàng làm 4 nhóm:  Khách hàng A: các khách hàng lớn, truyền thông và có mối quan hệ làm ăn lâu năm, có sự tin tưởng hiểu biết lẫn nhau, các hãng đều có vị thế tài chính vững chắc, có uy tín trong thị trường ngành dệt may thế giới.  Khách hàng B: các hãng, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động nhỏ hơn, thanh toán có thể không đúng hạn nhưng chưa phát sinh nợ khó đòi. Nhưng cũng đã có mối quan hệ làm ăn lâu năm với công ty như: may Đức Giang, may Phố Hiến, may Hưng Long... là các công ty trong nước cũng như các hãng nước ngoài như: Shin Han, Flexcon, Yoolim...  Khách hàng C: khách hàng có uy tín thấp, tài chính không chắc chắn.  Khách hàng N (New): đối tác nước ngoài tiềm năng mới, áp dụng các điều khoản tín dụng ở mức vừa phải và mang tính thăm dò. Tỷ lệ đặt cược bắt buộc hiện tại của công ty là 0% đối với khách hàng A, 5% đối với khách hàng B và 10% đối với khách hàng C và N. Tỷ lệ này khá thấp và cần được nâng cao để các công ty nhanh chóng thanh toán các khoản phải thu dài hạn và nhận lại tiền đặt cọc. Cụ thể, đối với nhóm khách hàng A, công ty vẫn nên duy trì tỷ lệ 0% để lấy lòng được khách hàng lớn nhưng đối với khách hàng B,c và N thì tỷ lệ đặt cọc nên thay đổi và tăng so với hiện tại. Mặc dù tỷ lệ đặt cược bắt buộc tăng sẽ làm mất một số đơn hàng và làm giảm doanh thu nhưng công ty sẽ tiết kiệm chi phí và quay vòng vốn nhanh hơn để bù đắp được phần giảm doanh thu đó. KẾT LUẬN Trong điều kiện cạnh trang gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả dòng tiền ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần May Phương Đông nói riêng. Quản lý và sử dụng hiệu quả dòng tiền ngắn hạn góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không phải là vấn đề giải quyết ngày một ngày hau mà nó là mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty. Trong những năm qua, công ty đã có nhiều cố gắng, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi nhưng gặp phải không ít những khó khăn về việc quản lý dòng tiền ngắn hạn sao cho có hiệu quả. Do tính phức tạp của vấn đề, trình độ năng lực còn nhiều hạn chế nên khóa luận còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo từ các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn để có thể hoàn thiện hơn về đề tài của mình. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn – Th.s Ngô Thị Quyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em, để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này! Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Mai Anh Thang Long University Library PHỤ LỤC Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần May Thăng Long giai đoạn 2010-2012: Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 TÀI SẢN NGẮN HẠN 151.423.311 85.882.613 124.464.247 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1.644.986 3.461.775 11.941.858 Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0 5.111.640 Các khoản phải thu ngắn hạn 131.170.396 43.532.923 52.421.273 Phải thu khách hàng 125.096.975 44.484.746 52.481.680 Trả trước cho người bán 4.263.352 867.198 2.239.052 Các khoản thu khác 2.930.053 979.391 352.017 Dự phòng phải thu khó đòi (1.119.984) (2.798.412) (2.651.476) Hàng tồn kho 17.534.554 37.305.931 53.562.902 Tài sản ngắn hạn khác 1.073.374 1.581.984 1.426.574 Chi phí trả trước ngắn hạn 1.073.374 1.217.801 976.587 Thuế GTGT được khấu trừ 0 355.684 446.987 Tài sản ngắn hạn khác 0 7.500 3.000 TÀI SẢN DÀI HẠN 55.485.028 130.531.928 74.069.072 Tài sản cố định 41.888.888 107.949.376 59.209.382 Tài sản cố định hữu hình 40.348.906 106.033.486 47.054.072 -Nguyên giá 146.104.587 214.701.335 149.147.382 -Giá trị hao mòn lũy kế (105.755.681) (108.667.849) (102.093.20 9) Tài sản cố định vô hình 1.539.982 1.700.890 2.122.949 -Nguyên giá 4.833.088 4.695.848 4.595.848 -Giá trị hao mòn lũy kế (3.293.106) (2.894.958) (2.472.899) Chi phí xây dựng dở dang 215.000 10.032.360 Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 7.803.600 13.957.605 13.477.605 Tài sản dài hạn khác 5.792.540 8.624.947 1.382.086 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 206.908.340 216.414.541 198.533.320 NỢ PHẢI TRẢ 151.207.508 162.408.862 143.072.116 Nợ ngắn hạn 108.511.510 117.108.166 119.506.085 Vay và nợ ngắn hạn 74.010.224 61.869.769 75.268.657 Phải trả người bán 12.361.531 27.260.121 18.740.420 Người mua trả tiền trước 1.571.823 674.245 266.373 Thuế và các khoản phải nộp 8.418.519 351.217 2.328.805 Phải trả cho người lao động 7.648.750 21.054.891 18.737.287 Chi phí phải trả 1.366.372 3.071.069 1.823.328 Các khoản phải trả phải nộp khác 1.093.671 1.096.949 610.642 Quỹ khen thưởng phúc lợi 2.040.619 1.729.907 1.730.573 Nợ dài hạn 42.695.998 45.300.696 23.566.031 VỐN CHỦ SỞ HỮU 55.700.832 54.005.679 55.461.205 Vốn chủ sở hữu 55.700.832 54.005.679 55.461.205 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 36.000.000 36.000.000 36.000.000 Thặng dư vốn cổ phần 1.080.000 1.080.000 1.080.000 Thang Long University Library Chênh lệch tỷ giá hối đoái - (213.325) 638.549 Quỹ đầu tư phát triển 9.810.358 8.958.379 8.123.904 Qỹ dự phòng tài chính 2.765.299 2.339.309 1.922.072 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.045.176 5.841.316 7.696.680 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 206.908.340 216.414.541 198.533.321 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2012 2011 2010 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 250.827.469 295.560.893 316.970.941 Các khoản giảm trừ doanh thu 3.275.757 378.107 4.809.655 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 247.551.712 295.182.786 312.161.286 Giá vốn hàng bán 170.177.410 200.716.834 230.920.603 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 77.374.302 94.465.952 81.240.683 Doanh thu hoạt động tài chính 2.677.727 7.772.851 5.031.278 Chi phí tài chính 13.770.896 14.909.629 11.423.277 Trong đó: Chi phí lãi vay 13.625.116 10.485.804 7.119.725 Chi phí bán hàng 11.475.663 14.338.026 15.821.590 Chi phí quản lý doanh nghiệp 57.766.261 61.134.884 45.965.058 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (2.960.791) 11.856.262 13.062.057 Thu nhập khác 71.950.299 2.561.231 709.479 Chi phí khác 58.277.185 3.561.231 2.733.091 Lợi nhuận khác 13.673.114 (1.015.389) (2.023.612) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.712.323 10.840.874 11.038.445 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 2.192.524 2.496.136 2.685.898 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 8.519.799 8.344.738 8.352.547 (Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán) Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần May Phƣơng Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động SXKD Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 243483329 319568331 305637199 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (60658307) (57161573) (10817273) Tiền chi cho người lao động (59152986) (20435259) (8820964) Tiền chi trả lãi vay (8117265) (10037486) (7115064) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (1503212) (4021876) (2215677) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 29268173 20762787 3363239 Tiền chi khác cho hoạt động kinh (51394310) (60755644) (44038514) Thang Long University Library doanh Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 91925422 187919280 235992946 II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt đọng đầu tƣ Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (8039570) (26243417) (6708628) Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và các tài sản khác 1727325 959000 373200 Tiền chi chi vay, mua các công nợ của đơn vị khác (5844070) Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của vị khác 5564760 3555798 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 800000 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 963315 1028713 Lƣu chuyển thuần từ hoạt động đầu tƣ 2205015 (18756341) (6793978) III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tiền vay ngắn hạn nhận được 78.454.434 46.179.723 4.270.000 Tiền chi trả nợ gốc vay 166.708.918 220.913.690 225.595.583 Cổ tức, lợi nhuận đã chi trả cho chủ sở hữu 7.699.670 5.453.213 5.015.306 Lƣu chuyển thuần từ hoạt động tài chính (95.954.154) (180.187.180) (226.340.88 9) Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (1.823.718) (11.024.241) 2.858.069 Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ 3.461.775 11.941.858 5.437.556 ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá hối 6.930 2.554.157 3.646.233 đoái ngoại tệ Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kì 1.644.987 3.461.775 11.941.858 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Tấn Bình (Chủ biên), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nhà xuất bản Thống kê. 2. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 3. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê năm 2009. Tiếng Anh: 4. Eugene F. Brighamand and Joel F.Houston, Essential of finnancial Mangement, printed in Singapore. 5. RichacrdvA.Brealey and Stewart C.Myers, Principles of corporate Finance, 5 th Edition McGraw-Hill. 6. Chartered Institute of Management Accountants, Improving cash flow using credit management, sponsored by Albany soflware.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa17252_8836.pdf
Luận văn liên quan