Trong những năm qua, sản xuất chanh Mai Sưu xã Bình Sơn huyện Lục Nam
tỉnh Bắc Giang ngày càng phát triển đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu
nhập cho người nông dân và đã đáp ứng yêu cầu sản phẩm tiêu dùng ở địa phương
và các vùng lân cận. Tuy nhiên phát triển sản xuất chanh Mai Sưu vẫn chưa tương
xứng với tiêm năng hiện có của huyện, còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch đồng
bộ. Phương thức trồng khoa học tập trung của xã đã dần thay thế phương thức trồng
truyền thống nhỏ lẻ nhằm tăng sản lượng và chất lượng chanh Mai Sưu. Vì vậy vị
trí của sản xuất chanh Mai Sưu ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu ngành
kinh tế của xã.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất chanh Mai Sưu vẫn chưa cao do các nguyên
nhân chủ yếu là giống chanh chưa đảm bảo chất lượng, điều kiện khí hậu thời tiết,
trình độ kỹ thuật thâm canh, phòng tránh sâu bệnh chưa cao và đặc biệt là hệ thống
cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở tiêu thụ, chợ đầu mối còn cực kỳ yếu kém, đây là
những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất chanh Mai Sưu.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chanh mai sưu tại Xã Bình Sơn, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------- -------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CHANH MAI SƯU TẠI XÃ BÌNH SƠN, HUYỆN LỤC
NAM, TỈNH BẮC GIANG
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Tuyền
SDT: 01647799866
Khóa: 55
Nghành: Kinh Tế
Nơi mở lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
HÀ NỘI 2013
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ trong một
khóa luận nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Công Hiệp
Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành được chuyên đề tốt
nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá
nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô
giáo trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị
Phương đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm chuyên đề
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND xã Bình
Sơn – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang, các hộ gia đình trồng chanh Mai Sưu
tại xã Bình Sơn – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi
để giúp tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài chuyên đề.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Công Hiệp
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của để tài
Nước ta là nước có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời, trồng trọt chăn
nuôi là các ngành nghề chủ yếu trong đó trồng trọt cũng rất phát triển. Nghề trồng
trọt đóng vai trò thiết thực đối với các hộ gia đình và xã hội phục vụ nhu cầu thiết
yếu trong đời sống sinh hoạt, đem lại thu nhập cho con người. Đặc biệt là hiệu quả
kinh tế cây Chanh Mai Sưu ở Bắc Giang đã đem lại cho người nông dân và cho tỉnh
nhiều lợi ích kinh tế, trước đây hầu hết các hộ đều trồng trọt theo quy mô nhỏ lẻ,
việc trao đổi mua bán diễn ra trong xã, huyện, thị trấn… tuy nhiên những năm gần
đây những hộ trồng Chanh vẫn luẩn quẩn trong vòng khó khăn, sản xuất không hiệu
quả: với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, giá cả phụ thược vào tư thương, giả cả đầu vào
để sản xuất chưa ổn định. Đối với sản xuất cây Chanh nói chung, đặc biệt là cây
Chanh Mai Sưu, các yêu tố đầu vào có vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân trồng Chanh.
Xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được biết đến như một là một
trong những xã đang
Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước những khó khăn chung của nghành
nông nghiệp Bắc Giang và của các hộ nông dân trồng Chanh xã Bình Sơn, huyện
Lục Nam việc đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Chanh Mai Sưu
cho các hộ nông dân là hết sức cần thiết và thiết thực. Xuất phát từ đó tôi lựa chọn
đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuât Chanh Mai Sưu tại xã Bình Sơn,
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng việc trồng Chanh Mai Sưu tại địa bàn xã
Bình Sơn, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
Chanh Mai Sưu tại xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiệu quả sản xuất Chanh Mai Sưu trên địa bàn xã Bình
Sơn.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Chanh Mai
Sưu ở xã Bình Sơn, các yếu tố thuận lợi, khó khăn khi sản xuất Chanh Mai
Sưu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Chanh Mai
Sưu.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình sản xuất Chanh Mai Sưu
tại xã Bình Sơn huyện Lục Bình tỉnh Bắc Giang.
- Đối tượng điều tra: Những hộ trồng Chanh Mai Sưu, thương lái, cán
bộ địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cụ thể là tại xã Bình
Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: Từ 1/5/2013 – 30/11/2013
- Phạm vi nội dung: Đề tài tìm hiểu thực trạng sản xuất Chanh Mai
Sưu, tập trung điều tra các đối tượng trồng Chanh Mai Sưu, từ đó đề xuất 1
số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Chanh Mai Sưu trên địa
bàn nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp chọn điểm
Xã Bình Sơn là một trong 27 thị trấn, xã của huyện Lục Bình. Xã có diện
tích đất tự nhiên là 27,34 km2, tổng số nhân khẩu là 5464 người. Các hộ trong xã
chủ yếu trồng cây Chanh Mai Sưu chiếm khoảng 80% tổng giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp. Đây là 1 xã có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế đa dạng với nền tảng
là nông nghiệp, trọng tâm là phát triển kinh tế hộ. Do đặc điểm nghiên cứu của đề
tài nên việc chọn địa điểm nghiên cứu là địa phương có ảnh hưởng lớn bởi sự biến
động về giá và vùng chủ yếu sản xuất Chanh Mai Sưu với sản lượng đủ lớn. Với
những lý do trên, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được chọn làm
điểm nghiên cứu của đề tài.
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí, các nghị định, nghị
quyết, chỉ thị, các chính sách của nhà nước có liên quan đến các công trinh nghiên
cứu khoa học đã được công bố, các số liệu và các báo cáo tổng kết của xã Bình Sơn,
huyện Lục Nam, tỉnh BắcGiang. Các số liệu từ trung tâm thống kê huyện, xã và
thành phố Bắc Giang.
Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các phương pháp điều tra hộ. Thông
qua các phương pháo quan sát thực tế, phỏng vấn sâu các hộ trồng chanh Việc lựa
chọn các hộ điều tra đảm bảo tính đại diện cho các hộ sản xuất chanh Mai Sưu trên
địa bàn xã Bình Sơn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
1.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
1.4.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
- Đề tài dùng công cụ để xử lý số liệu là phần mềm Microsoft Word 2010.
1.4.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tổ thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng
việc mô tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích
tình hình kinh tế - xã hội của xã và thực tình hình sử dụng các yếu tố đàu vào của hộ
nông dân sản xuất Chanh, kết quả và hiệu quả của hộ nông dân sản xuất Chanh.
Thống kê so sánh
Dựa vào các chỉ tiêu phân tổ, so sánh các tổ theo tiêu thức quy mô, hình
thức đối tượng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất
Chanh, từ đó đưa ra các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất Chanh Mai
Sưu.
1.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a) Chỉ tiêu về tình hình chung:
Tình hình chung sản xuất Chanh Mai Sưu tại xã Bình Sơn, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.
b) Các chỉ tiêu về chi phí
- Chi phí giống
- Chi phí phân bón
- Chi phí lao động
- Chi phí vận chuyển
c) Chỉ tiêu dùng xác định kết quả sản xuất
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất (GO):
GO = ∑ (QitPit) (i=0;n)
Trong đó: GO: tổng giá trị sản xuất
Gi: là sản phẩm thứ i
Pi: giá trị của sản phẩm thứ i
Thu nhập hỗn hợp (MI)
MI = GO – TC
Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất
TC: Tổng chi phí sản xuất
Chi phí trung gian (IC):
IC= ∑ Ci x Pi( i=0;n)
Trong đó: IC: Chi phí trung gian
Ci: vốn đầu tư vào cây thứ i
Pi: giá trị đầu tư thứ i
Giá trị gia tăng (VA):
VA = GO – IC ( GO và IC như trên)
Tổng giá trị sản xuất
Lợi nhuận(TPr) = Doanh thu(TR) – Chi phí(TC)
Giá trị sản xuất/1 đồng chi phí ( GO/IC) cho biết giá trị sản xuất thu được khi
bỏ ra 1 đồng chi phí
Thu nhập hỗn hợp/1 đồng chi phí (MI/IC) cho biết trình độ tổ chức quản lý và
sử dụng vốn trong kinh doanh.
d) Chỉ tiêu xác định hiệu quả
Tính trên 1 đồng chi phí
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (GO/IC)
- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian (VA/IC)
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (MI/IC)
Tính trên 1 công lao động
- GO/công lao động
- VA/công lao động
- MI/công lao động
PHẦN II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình
Bình Sơn là một xã miền núi của huyện Lục Nam, thuộc vùng trung du và
miền núi phía Bắc,cách trung tâm huyện 30km về hướng Đông Bắc.. Bình sơn gồm
18 thôn bản, có vị trí tiếp giáp với các xã của huyện Lục Nam và các địa phương
khác như sau:
Phía Đông giáp xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Phía Tây giáp xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Phía Nam giáp xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Phía Bắc giáp Tân Mộc, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Với vị trí địa lý như vậy, Bình Sơn rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế
với các xã khác trong và ngoài huyện. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 2 Thị trấn
Cầu Gồ, Bố Hạ và thị trấn nông trường là ba trung tâm tập trung dân cư đông đúc,
tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bước vững
chắc trong thời gian tới.
Bình Sơn thuộc địa hình vùng núi cao, nhiều sông, suối nhỏ. Địa hình bị chia
cắt đa dạng bởi nhiều sông suối nhỏ. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông
Namên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa
dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Có thể phân chia ra 3 dạng
địa hình chính như sau.
+ Địa hình đồng bằng: Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ kẹp giữa các
dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-8o. Trên địa hình này có khả năng phát triển cây lương
thực cây rau, màu.
+ Địa hình đồi núi thấp: Phân bố rải rác trong xã, có độ chia cắt trung bình0
địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-15o. Độ phì của đất trung bình, chủ yếu là
đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Trên loại địa hình này cho khả năng
phát triển cây lâu năm (Vải thiều, Hồng..)
+ Địa hình vùng núi: Thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn, hướng dốc
chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mặt nuớc biển từ 200- 300 m.
Vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn rất lớn. Điều kiện địa
hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp
và chăn nuôi gia súc.
Với địa hình chủ yếu là đôi núi nên tầng đất mặt rất mỏng dễ bị xói mòn, đại
diện là đất xám Feralit có lẫn đá nông và đá xám Feralit. Vùng đất đồng bằng do
phù xa dốc tụ, lượng mùn thô lớn, giàu đạm, dễ tiêu và lượng lân trung bình nên
phần lớn diện tích đất bị chua.
b. Đặc điểm về khí hậu thời tiết
* Nhiệt độ
Bình Sơn nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4oC. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm là
26,9oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm là 20,5oC, Tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng 6, 7, 8 ; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 –
1oC). Những tháng rét đậm rét hại có tác động xấu đến phát triển nông nghiệp nói
chung, và việc phát triển của chanh Mai Sưu nói riêng.
* Lượng mưa
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm thuộc vùng mưa trung bình của
vùng trung du bắc bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 10 chiến 85% tổng lượng mưa của cả năm, trong đó tập trung nhiều vào các
tháng 6, 7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập úng không
dài nhưng dễ gây lũ ống, lốc xoáy.
Ngược lại trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ
chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh
hưởng tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới. Lượng bốc hơi trung bình năm
1012,2 mm. Lượng bốc hơi tập trung nhiều vào các tháng 6,7,8, các tháng còn lại
lượng bốc hơi phân bố khá đều.
* Độ ẩm không khí.
Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng4) và
thấp nhất là 76% (tháng12).
Nhìn chung xã Bình Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa
Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Địa bàn xã có lượng mưa
trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Đây là điều kiện
thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tình hình phát triển kinh tế
Sản xuất nông- lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp dịch vụ trong năm qua tại
xã cũng đạt được rất nhiều thành công, cụ thể như sau:
Về trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng đạt 820ha.
- Cây lúa chiêm đạt 90 ha, lúa mùa đạt 376 ha và đều đạt 100% kế hoạch.
- Cây lạc đạt 254 ha tăng 0.4 ha , đạt 106,1 %....
Tổng sản lượng thóc đạt 2384 tấn.
- Bình quân lương thực 340 kg / ngườ i/ năm
- Bình quân thu nhập đầu người 6.5 triệu đồng/người /năm.
Diện tích cây vải là 550 ha sản lượng đạt 3000 tấn giảm 1000 tấn so với cùng
kỳ năm 2011 do một số diện tích bị mất mùa. Giá bình quân 10. 000 đ/ kg vải tươi,
thu nhập từ cây vải ước đạt 39 tỷ đồng.
Công tác bảo vệ thưc vật được quan tâm thực hiện tốt trên địa bàn, phối hợp với
phòng nông nghiệp. trạm khuyến nông tổ chức thực hiện các lớp tập huấn chuyển
giao khoa học kỹ thuật với 05 lớp và 210 lượt người tham gia.
Về lâm nghiệp:
Phối hợp với hạt kiểm lâm huyện tổ chức cấp 20 tấn phân bón cho các hộ
đăng ký trồng rừng kinh tế theo hợp đồng với UBND huyện. Trồng rừng được 21,5
ha, làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng. Năm 2012 trên địa bàn
không có vụ cháy rừng nào xẩy ra, tổ chức kiện toàn cán bộ Lâm nghiệp đi vào hoạt
động.
Về chăn nuôi:
+ Tổng đàn trâu bò hiện có 498 con đạt 95,8% kế hoạch năm 2012 (giảm
22 con).
+ Đàn lợn duy trì 7.100 con tăng 116% kế hoạch năm 2012.
+ Đàn gia cầm đạt 70.000 con tăng 30.000 con so với kế hoạch năm 2012.
Nguyên nhân không tăng đàn gia súc, là do giá cả đầu ra thấp, giá cám và
các dịch vụ đi kèm tăng, thị trường không ổn định.
Công tác tiêm phòng:
+ Tổ chức tiêm phòng cho đàn trâu được 500 liều; đàn lợn 940 liều, đàn gia
cầm 6800 liều, đàn chó mèo 300 liều. Tiêm vắcxin tai xanh cho đàn lợn nái, lợn đực
giống được 340 liều. Thường xuyên tổ chức làm công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng,
công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại 02 chợ và các điểm buôn bán.
Chủ động phát hiện kịp thời, kiểm tra báo cáo tình hình dịch bệnh không để dịch bệnh
lây lan phát sinh trên địa bàn, làm tốt công tác xây dựng và quản lý đội ngũ thú y
thôn, bản. Tuy nhiên năm 2012 dịch bệnh vẫn xẩy ra nhỏ lẻ ở một số thôn trên địa bàn
xã.
Thuỷ sản:
- Tổng diện tích nuôi thả cá toàn xã đạt 10 ha bằng 100% kế hoạch, chủ
yếu là các ao hồ nhỏ tập trung chủ yếu ở các thôn Xóm Làng, Bình Giang, Đồng
Giàng. Việc nuôi cá thương phẩm của một số hộ tại thôn Đồng Giàng bước đầu đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
b. Kết quả sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp và dịch vụ:
Duy trì các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: Mộc dân dụng,
vận tải, sửa chữa cơ khí, điện tử, tiêu thụ nông sản có bước phát triển ổn định. Việc
duy trì và mở rộng phát triển các ngành nghề mới như: sản xuất gạch bê tông, các
cơ sở sản xuất kinh doanh đồ mộc, vật liệu xây dựng, tiếp tục được duy trì và phát
triển (hiện cả xã có 28 cơ sở sản xuất kinh doanh). Kết quả hoạt động của HTX dịch
vụ nụng nghiệp năm 2012 chưa thực sự có hiệu quả.
2.1.3 Tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu thống kê của phòng địa chính nông nghiệp xã Bình Sơn thì tính
đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2839.2 ha
trong đó, đất nông nghiệp chiếm 85.3%, đất phi nông nghiệp chiếm 14.70%, và đất
phi nông nghiệp khác chiếm 0.66 %.
Hiện nay tại xã Bình Sơn, diện tích đất chưa sử dụng không còn và được
chia thành hai loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiêp. Tình hình sử dụng đất
của xã theo kết quả tổng kiểm kê đất đai như sau:
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất xã Bình Sơn
Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 2680 100
Đất nông nghiệp 1018.77 38.01
Đất lâm nghiệp 1172.53 43.75
Đất nuôi trồng thủy sản 10 0.37
Đất phi nông nghiệp 425.18 14.70
Đất chuyên dùng 165.8 6.18
Đất ở 105.84 25.36
Đất phi nông nghiệp khác 177.22 0.66
Một số chỉ tiêu bình quân
Bình quân đất tự nhiên/người/ (ha/người) 0.4168
Bình quân đất nông nghiệp/người ( ha/người) 0.1583
( Nguồn cán bộ thống kê xã Bình Sơn)
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ cơ cấu diện tích đất xã Bình Sơn.
( ĐƠN VỊ TÍNH DIỆN TÍCH: HA)
1018.77
1172.53
10
425.18
165.8
105.84
177.22
Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở
Đất phi nông nghiệp khác
Đất nông nghiệp, và đất lâm nghiệp là 2 loại đất chính chiếm tỷ lệ phần trăm lớn
nhất trong tổng diện tích đất của xã Bình Sơn. Trong đó, đất lâm nghiệp là loại đất có
diện tích lớn nhất đạt 1173ha, chiếm tỷ trọng 43.75%. bởi do đặc điểm địa hình của vùng
là địa hình đồi núi nên thích hợp phát triển các loại cây lâm nghiệp. Nguyên nhân nữa
của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng
đã được giao quyền sử dụng và quản lý cho các cá nhân, cơ quan kiểm lâm, các
công ty lâm nghiệp đóng trên địa bàn huyện làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và
rừng đặc dụng, đặc biệt là năm 2008 đã giao toàn bộ diện tích rừng làm rừng sản
xuất.
Xếp thứ 2 là đât nông nghiệp đạt xấp xỉ 1020 ha, chiếm 38.01% tổng diện tích đất
của toàn xã, đất có diện tích và tỷ trọng nhỏ nhất là diện tích đất dùng cho nuôi trồng
thủy sản (NTTS) tại địa phương là ít nhất khoảng 10ha chiếm 0.37%, do đặc điểm
địa hình chủ yếu là đồi núi nên phần diện tích nuôi trồng thủy sản của địa phương
chủ yếu là của các hộ tự đào ao, nuôi trồng thủy sản, diện tích ao nuôi cá thịt các
loại như Mè, Trắm, Rô phi đơn tính.
Với các đất còn lại như đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp cũng có biến
đổi qua từng năm nhưng nhìn chung không có sự thay đổi nhiều.
Tóm lại, Bình Sơn là xã có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất
nông nghiệp chiếm khoảng 38,01% năm 2012. Đây là là điều kiện thuận lợi giúp
cho Bình Sơn phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa toàn diện. Ngoài ra diện
tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích, đây là yếu tố quan
trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, nhằm từng bước
góp phần làm cho bức tranh kinh tế huyện ngày càng phong phú. Đây cũng là cơ hội
tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hảng hóa mũi nhọn phù hợp với yêu cầu phát triển
vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu
như Vải Thiều Bình Sơn, Chè Bình Sơn, Chanh Mai Sưu...
2.1.4 Đặc điểm về dân số và lao động
Tổng số hộ của xã năm 2012 là 1539 hộ, dân số là 6873 người, tăng 80 hộ so
với năm 2009 ( tương ứng với 528 người).
Lao động là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất.
Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ
cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của
huyện cũng có nhiều điểm chung với các địa phương khác của tỉnh Bắc Giang.
Vài năm trở lại đây, nhiều lao động trên địa bàn huyện đã di cư đến các
thành phố lớn, xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Đây là một hướng mới giải quyết
lao động dư thừa ở nông thôn Việt Nam nói riêng, lao động nông thôn xã Bình Sơn
nói riêng.
2.2.4 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng của huyện
* Hệ thống đường giao thông
Thực hiện chủ trương của huyện về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và
đang được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên do vị trí địa lý của xã nằm ở vùng sâu
vùng xa của huyện Lục Nam và của tỉnh Bắc Giang, do đó đường xá giao thông ở
đây hầu như chưa được cải thiện. Các con đường cũ nhỏ hẹp, quanh co và mặt
đường bằng đất khiến cho tình hinh giao thông nơi đây hâu như bị phong tỏa không
đi lại được vào mùa mưa. Đây là điều kiện ảnh hưởng lớn nhất đến việc đi lên phát
triển kinh tế xã hội bền vững của xã Bình Sơn, giao lưu văn hóa và mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong những năm tới.
* Hệ thống điện và thông tin liên lạc
Tính đến cuối năm 2012, toàn xã có 2 trạm biến áp với tổng công suất là
1000 KVA. Hiện nay, đã có 100% số hộ trong toàn huyện được sử dụng điện, trong
tổng số 18/18 thôn bản đã có điện. Điều đó đã góp phần nâng cao dân trí, cải thiện
đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện tạo điều kiện tốt tiến hành
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Xã đã có hệ thống đài phát thanh, hệ thống loa truyền thanh xuống tận thôn
xóm. Hệ thống điện và thông tin liên lạc phát triển đã tạo điều kiện cho việc tuyên
truyền thực hiện các hoạt động, các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện
một cách có hiệu quả.
Hệ thống y tế - giáo dục:
Xã có hệ thống trạm y tế xã. Ngoài ra còn có các cơ sở khám chữa bệnh tư
nhân, các cơ sở y tế đều có đội ngũ bác sĩ đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh, góp
phần chăm lo sức khỏe cho cư dân trong và ngoài xã
Công trình thủy lợi
Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào mùa mưa,
các thôn ven sông thường xuyên xảy ra tình trạng úng lụt do nước không thoát kịp
thời. Ngược lại vào mùa khô thì hầu hết các thôn bản đều có tình trạng hạn hán xảy
ra với mức độ khác nhau. Vì vậy mà việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi của xã Bình
Sơn hết sức quan trọng. Vài năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của Nhà Nước, tổ chức
dự án PLAN và dự án giảm nghèo WB, hệ thống kênh mương dùng cho việc tưới
tiêu của huyện đã được cải thiện kiên cố hóa, tình trạng lũ lụt và hạn hán đã được
hạn chế, mùa màng được đảm bảo nước tưới.
Với hệ thống thủy lợi của xã, nếu biết khai thác một cách khoa học và hợp lý
thì chắc chắn công tác thủy nông sẽ là mắt xích quan trọng tạo nên sự phát triển
kinh tế của huyện trong những năm tới.
2.2 Thực trạng vấn đề
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chanh tại các hộ điều tra.
a. Năng suất và diện tích chanh từ năm 2010 đến năm 2013
Giống chanh Mai Sưu đã mang lại sự gia tăng sản phẩm đầu ra, đặc tính của
giống cho thấy đây là loại giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, thích nghi
với khí hậu thổ nhưỡng của vùng và cho năng suất cao.
Ngoài chanh Mai Sưu, địa phương vẫn còn tồn tại 1 số giống chanh thường
được bà con trồng từ rất lâu và cách chọn giống của người dân là chọn ra diện tích
chanh năng suất cao ( sai quả), quả to, ít sâu bệnh sẽ được nhân giống cho các diện
tích khác. Hay nói cách khác loại chanh này thường là chanh đã được trồng từ lâu
đời, không được thuần hóa, chất lượng kém, năng suất thấp, khả năng kháng bệnh
không cao đối với một số sâu bệnh….
Bảng 2.2.1a Năng suất và diện tích Chanh Mai Sưu từ năm 2010 đến năm 2012
Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2010 457 7.2 3290.4
2011 482 7.6 3663.2
2012 500 8 4000
(Nguồn: Cán bộ thống kê xã Bình Sơn)
Diện tích trồng chanh của xã tăng qua các năm, tuy nhiên diện tích biến động
không lớn ( biến động trong khoảng 10 ha). Năng suất, và sản lượng cũng tăng lên
qua các năm thông qua việc mở rộng diện tích trồng chanh, Tuy nhiên, theo quan
sát số liệu trong 3 năm trở lại đây thi năng suất và sản lượng cũng chưa được cải
thiện nhiều.
b. Tình hình tiêu thụ Chanh Mai Sưu trên địa bàn
Về giá cả
Bảng 2.2.1b Tình hình giá chanh Mai Sưu từ năm 2010 đến năm 2013
ĐVT: 1000đ/kg
Năm 2010 2011 2012
Giá trung bình 18 17 14
Giá đầu vụ 22 22 20
Giá giữa vụ 10 19 4
Giá cuối vụ 22 20 18
(Nguồn cán bộ thống kê xã Bình Sơn )
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biến động giá chanh Mai Sưu từ năm 2010 đến năm 2012
Giá chanh Mai Sưu liên tục giảm qua các năm. Năm 2010 diện tích trồng
chanh ít, sản lượng không nhiều vì vậy mà chanh bán được giá cao. Do đó, các năm
tiếp theo, bà con chuyển sang mở rộng diện tích trồng chanh, đồng thời các địa
phương khác người dân thấy giá chanh cao cũng chuyển sang chuyên canh chanh,
kết hợp với thời tiết thuận lợi cho chanh phát triển . Vì vậy, mà nguồn cung chanh
tăng 1 cách đột biến, cung lớn, sản phẩm lại khó bán, chưa tìm được đầu ra của sản
phẩm, giá bị thương lái ép giá, vì vậy, giá chanh liên tục giảm trong những năm vừa
qua. Do đặc tính mùa vụ trong nông nghiệp, chanh cũng giống như các loại nông
sản khác, do đầu vụ và cuối vụ, cung chanh với số lượng ít hơn so với nhu cầu của
thị trường, do vậy giá đầu vụ và cuối vụ thường cao hơn so với giữa vụ. Giá chanh
trong 3 năm qua có xu hướng biến động giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2010
giá chanh trung bình là 18 000 đ/1kg , Năm 2011 giá chanh trung bình là 17 000
đ/1kg , và đến năm 2012 giá chanh trung bình chỉ còn lại là 14 000 đ/1kg ,
0
5
10
15
20
25
2010 2011 2012
Giá trung bình Giá đầu vụ Giá giữa vụ Giá cuối vụ
Về kênh tiêu thụ
Qua điều tra, chanh được tiêu thụ qua ba luồng kênh chủ yếu sau:
Qua sơ
Qua sơ đồ biểu diễn có thể nhận thấy:
Với kênh 1: Người tiêu dùng biết được địa phương sản xuất chanh và tới
mua, cũng có khi là những gia đình trong xã với nhau tuy nhiên số lượng này là rất
ít bởi vì đa phần các hộ gia đình trong xã đều trồng chanh.
Với kênh 2: Các chủ hộ bán cho thương lái, người dân đều bán với hình thức
không nhiều và thường là thương lái đến tận vườn để mua chanh do vậy giá sẽ thấp
hơn do chi phí vận chuyển được thương lái tính chung vào giá bán. Lý do giá thấp
mà nông dân vẫn bán cho thương lái vì gia đình có lượng chanh nhiều không thể
vận chuyển hết ra đại lý để bán, mặt khác cũng do người dân không có phương tiện
vận chuyển lượng chanh lớn. Ở kênh này, nông dân bán chanh với giá không cao.
Nhất là nhữn thôn bản ở xa đường giao thông, trung tâm xã.
Với kênh 3: Đa số các hộ ở đây đều bán theo kênh này. Thương lái đến tận
nơi để thu mua với số lượng lớn. Thường kênh này các hộ nông dân bị trả giá thấp,
Nông hộ
Nông hộ
Nông hộ
Thương lái
Đại lý Thương lái Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
nhưng họ lại ưa thích kênh này hơn vì hinh thức bán đơn giản, gọn gàng, không phả
lo đến cách vận chuyện, tránh được hư hỏng dập nát trong quá trình vận chuyển.
Tổng hợp số liệu điều tra cho thấy, lượng chanh ở đây cung cấp khá lớn ra
thị trường, sản lượng được vận chuyển đi nhiều nơi trong huyện, tỉnh và một số tỉnh
lân cận khác như : Hà Nội, Bắc Ninh…..
2. 2.2 Kết quả sản xuất chanh Mai Sưu năm 2012
a. Các chi phí trong quá trình sản xuất chanh tại xã Bình Sơn
Chi phí sản xuất chanh bao gồm: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí
thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thu hoạch…Cụ thể từng loại chi phí khi người dân
sản xuất chanh như sau:
Chi phí giống
Trong quá trình sản xuất thì giống là một yếu tố hết sức quan trọng, nó có
ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Công tác chọn giống
của người dân đảm bảo các tiêu chí trên để canh tác là rất cần thiết.
Đối với giống chanh Mai Sưu, người dân mua ở nhiều nơi khác nhau nhưng
chủ yếu là mua ở các trại giống, số ít thì mua từ các hộ khác, số còn lại thì mua ở
chợ. Tuy nhiên các giống mua ở chợ chất lượng thường không được đảm bảo dẫn
đến chất lượng chanh thường không ngon bằng chính gốc chanh Mai Sưu. Thông
thường người dân thường trồng khoảnh 150 gốc chanh /1 ha.
Chi phí về phân bón
Chi phí phân bón khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố: giống, đất đai, khí
hậu điều kiện gia đình, chế độ chăm sóc, tập quán của vùng trồng chanh.
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật
Cũng giống như phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật khác nhau phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, đất đai, khí hậu điều kiện gia đình, chế độ chăm
sóc, tập quán của vùng trồng chanh.
Bảng 2.2.2 Tổng hợp chi phi trồng chanh cho 1ha năm 2012
STT Khoản mục Chi phí ( 1000đ) Tỷ lệ(%)
1 Giống 1500 16.67
2 Phân bón
Lân 1000 11.1
Urê 300 3.3
NPK 3000 33.33
Kali 700 7.77
3 Thuốc BVTV
Thuôc trừ cỏ 500 5.55
Thuốc trừ sâu 1000 11.11
Thuốc dưỡng 500 5.55
4 Thu hoạch 500 5.55
5 Tổng chi phí 9000
(Nguồn cán bộ thống kê xã Bình Sơn)
Để sản xuất 1ha chanh, người nông dân tốn khá nhiều chi phí đặc biệt là chi
phí vật chất. Trong chi phí vật chất, chi phí cho phân bón là nhiều nhất, chiếm
55.56%. Vì chủ yếu đất ở đây chủ yếu là đất đồi núi, độ phì nhiêu thấp, thời tiết hay
thay đổi, hơn nữa, cây chanh thường cho thu hoạch trong 3 đến 5 năm mới phải
thay giống mới, vì vậy, chi phí cho phân bón là cao nhất trong các loại chi phí vật
chất. Chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ lệ tương đối, ít nhất là chi phí thu hoạch bởi do
đặc điểm thu hoạch chanh trong thời gian dài, thời điểm thu hoạch không nhiều,
không tập trung do thu hoạch chủ yếu bán cho các thương lái nhỏ.Tỷ lệ chỉ chiếm
5.56 %.
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chanh
2.3.1 Điều kiện nguồn lực
Các yếu tố về nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đến mọi
ngành sản xuất kinh doanh. Sản xuất chanh Mai Sưu cũng không phải là trường hợp
ngoại lệ về sự ảnh hưởng của yếu tố này.
* Về vốn đầu tư:
Vốn là yếu tố nguồn lực quan trọng nhất và mang tính quyết định đối với sự
phát triển của ngành hàng sản xuất chanh Mai Sưu thương phẩm. Trong trường hợp
trồng chanh nhỏ lẻ để giải quyết vấn đề tiêu dung của gia đình, người dân không cần
nhiều vốn nên họ cũng không quan tâm vấn đề vốn. Để phát triển chanh thương
phẩm, người dân cần phải có vốn để mở rộng quy mô, diện tích, đầu tư xây giống tốt,
đạt chuẩn chất lượng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác trồng và chăm sóc
chanh, mua phân bón, phòng trừ dịch bệnh và nhiều khoản chi phí khác. Lượng vốn
đầu tư phụ thuộc vào quy mô mong muốn của người dân, có thể vài triệu đồng, có thể
hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, khi mà thu
nhập và tích lũy của người dân xã Bình Sơn còn khá khiêm tốn thì việc đầu tư phát
triển chanh Mai Sưu theo phương hướng thương phẩm quy mô lớn không phải
chuyện dễ dàng.
* Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống
cấp thoát nước, hệ thống các cơ sở dịch vụ sản xuất, hệ thống chợ nông thôn,…)
ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất chanh Mai Sưu. Ở Bình Sơn, hệ thống cơ sở
hạ tầng giao thông rất yếu kém, hệ thống chợ nông sản, hệ thống cơ sở dịch vụ chế
biến, thu mua chanh đều không có. Người sản xuất chanh không có đủ năng lực đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bởi việc đầu tư cơ sở hạ tầng là rất tốn kém. Vì
vậy,để có một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đáp ứng được các yêu cầu sản
xuất chanh Mai Sưu thì cần phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước và phía cộng đồng.
2.2.2 Chính sách phát triển
Các chính sách của Đảng và Chính Phủ có tác động quan trọng tới sự phát
triển chanh thương phẩm của địa phương. Có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm
thông qua việc ban hành, thực thi một số chính sách như cho vay vốn sản xuất, xây
dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chính sách khuyến khích phát triển, chính sách tiêu thụ
sản phẩm… Chính quyền xã chưa ban hành nhiều chính sách liên quan tới ngành
sản xuất chanh nhưng nhìn chung khi có các chính sách này, và khi chúng tới được
các hộ nông dân trong xã thì chỉ có ban hành mà không thực thi hoặc có thực thi
nhưng thủ tục lại rất rườm rà gây khó khăn cho người sản xuất.
2.3.1. Điều kiện thời tiết
Thời tiết chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tới năng suất Chanh. Nếu
điều kiện thời tiết tốt tạo điều kiện cho cây Chanh sinh trưởng sẽ cho năng suất cao.
Ngược lại, nếu thời tiết khắc nghiệt thì cây Chanh kém phát triển và vì thế năng suất
cũng sẽ sụt giảm. Trong những hộ điều tra tại xã Bình Sơn nhiều hộ nông dân cho
rằng “Vụ vừa qua thời tiết cũng thuận lợi, lượng mưa đều không mưa nhiều như vụ
trước nên năng suất đạt khá cao.”
2.3.2. Nhân tố giống
Giống Chanh cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Chanh.
Giống chanh tốt, phẩm chất cao, cho năng suất cao, sản lượng lớn, và khả năng
chống chịu với sâu bệnh tốt
2.3.3. Kinh nghiệm sản xuất chanh.
Theo 1 người dân có kinh nghiệm trồng chanh lâu năm của xã cho biết “
Hầu hết những hộ nông dân ở đây đều có truyền thống trồng chanh, vì thế năng suất
chanh cũng cao hơn.”
Có thể thấy, yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến năng suất chanh là kinh nghiệm
trồng chanh của hộ nông dân. Những hộ càng có nhiều năm kinh nghiệm thì năng
suất chanh của họ càng cao. Kinh nghiêm là những gì mà hộ nông dân tích lũy được
từ chính bản thân họ và học hỏi từ người khác trong quá trình sản xuất. Khi họ có
kinh nghiệm trồng chanh, họ sẽ biết được giống nào cho năng suất cao, đất nào
thích hợp để trồng chanh, họ biết được lượng phân bón mà cây chanh cần trong
từng giai đoạn cụ thể và biết được cách phòng và trị bệnh kịp thời…. Điều đó ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất chanh của nông hộ.
2.3.4. Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Yếu tố này ảnh hưởng đến sản xuất chanh trên các phương diện: một là
giống chanh Mai Sưu gốc có năng xuất cao dựa vào chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật,
quy trình đã làm cho năng suất chanh được nâng cao. Từ trước đến nay, nông dân
thường xuyên sử dụng giống chanh tự cấp tự túc, thông qua việc tự chiết, nhân
giống chanh từ các hộ gia đình cho nhau. Đến nay thì cơ cấu giống đã có sự thay
đổi, một số người dân đã mạnh dạn đi tìm kiếm, nhập về giống chanh Mai Sưu từ
các cơ sở sản xuất cây giống chất lượng cao, giống chất lượng cao cho năng suất,
sản lượng và khả năng chống chịu với sâu bệnh rất tốt.
Tiếp đó là sự phát triển của khoa học và công nghệ góp phần hết sức quan
trọng trong việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh trong sản xuất Chanh Mai Sưu.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp người dân kiểm soát dịch bệnh một cách chủ
động và hiệu quả, bảo vệ được lợi ích sản xuất và lợi ích cộng đồng.
2.3.5. Phân bón và thuốc BVTV.
Phân bón và thuốc BVTV là một trong những yếu tố giúp cây chanh phát
triển và cho năng suất cao hơn nếu bón đúng liều lượng. Lượng bón phân bón trong
quá trình trồng chanh cũng tùy theo chất lượng đât tốt hay xấu để bón cho thích hợp
hoặc điều kiện tài chính gia đình có đủ để cung cấp lượng phân cho cây chanh hay
không hay vùng đó bón phân như thế nào mà áp dụng cho thích hợp. Nếu bón quá
nhiều thì cây chanh dễ bị sâu bệnh. Quá ít thì cây không được cung cấp đủ dưỡng
chất dẫn đến sinh trưởng kém và năng suất cũng không cao. Bón lượng phân vừa
phải, đúng kỹ thuật sẽ giúp cây chanh vừa phát triển tốt, vừa ít sâu bệnh mà lại
mang hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy phân bón và thuốc BVTV cũng là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suât.
2.3.6 Yếu tố thị trường
Thị trường của ngành hàng sản xuất chanh bao gồm thị trường các yếu tố đầu
vào và thị trường đầu ra. Các yếu tố đầu vào quan trọng của trồng chanh đó là:
giống chanh, phân bón, đất đai, vốn đầu tư, lao động, khoa học và công nghệ. Đầu
ra cung cấp các sản phẩm cho các đối tượng tiêu dùng. Sự biến động của thị trường,
đặc bệt là biến động giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận thu được từ sản xuất chanh.
2 Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng chanh
Trải qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tôi xác định được một số thuận
lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ của nông hộ như sau:
2.1 Thuận lợi
2.1.1 Về sản xuất
Trước hết, xã Bình Sơn là nơi có khí hậu và đất đai thích hợp cho sự phát
triển của cây chanh, tào điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây của người dân. Đồng
thời cây chanh là loại cây có thể sinh trưởng và cho thu hoạch trong vòng từ 25 – 30
năm, sẽ tạo thu nhập ổn định cho người dân trong thời gian dài.
Công tác khuyến nông trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả từ mấy năm trở
lại đây nên người dân phần nào nắm vững được kỹ thuật trồng chanh.
Ngoài ra, Bình Sơn là xã có ưu thế về nguồn lao động với 90% dân số làm
nông nghiệp, nên có nguồn lực dồi dào.
2.1.2 Về điều kiện tự nhiên
Xã Bình Sơn là một vùng có khả năng mở rộng diện tích khai thác tối đa
tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả nói chung và trồng cây chanh nói riêng.
Không những thế, khí hậu thích hợp đói với sinh trưởng và phát triển của cây
chanh. Chế độ nhiệt, độ ẩm nằm trong khoảng thích hợp với yêu cầu sinh sống của
cây chanh.
2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, hộ trồng chanh cũng gặp không ít những khó
khăn xuất phát tử những nguyên nhân sau:
2.2.1 Thiếu vốn
Ngoại trừ những hộ có khả năng về tài chính, những hộ còn lại hoặc là
không được vay (do không có chủ quyền đất) hoặc là nguồn vay vốn hạn chế, do đó
vốn đầu tư cho trồng chanh cũng là một khó khăn cho hộ nông dân.
2.2.2 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của xã rất kém, chưa được sự quan tâm đầu tư của Tỉnh, với
địa hình chủ yếu là đồi núi, nên khi mưa xuống việc đi lại của người dân gặp rất
nhiều khó khăn. Việc giao lưu giữa các xã, giữa xã với bên ngoài còn hạn chế.
Ngoài ra, quá trình trồng cây của các hộ nông dân còn lạc hậu, chủ yếu là
thủ công, dung sức lao động của con người là chính.
2.2.3 Địa hình trồng chanh
Phần lớn đất trồng chanh là đất đồi có độ dốc tương đối lơn, làm cho việc
thâm canh chanh gặp nhiều trở ngại. Người dân chưa thực sự chú trọng đầu tư thâm
canh trên đất dốc.
2.2.4 Đầu ra bấp bênh
Hiện nay, giá bán trung bình của lúa rất không cao, dao động từ 16.500
đồng/kg – 18.500 đồng/kg tùy theo từng thời điểm. Chủ yếu phải mang đi các chợ
ở Hà Nội, các quán giải khát ở trung tâm huyện cách xã khoảng 30km.
2.2.5 Rủi ro sau bệnh hại
Sâu bệnh trên cây chanh ngày càng phổ biến: bệnh siêu vi khuẩn hoặc siêu
vi rút như bênh Greening, Tristera, loét, … các loại côn trùng gây hại như sâu vẽ
bùa, các loại nhện, các loại rệp, ruồi đục quả,… chúng làm giảm đáng kể năng suất
và sản lượng, đồng thời cũng tốn thêm chi phí thước BVTV phòng trừ.
2.2.6 Sự tăng giá các đầu vào cho sản xuất
Giá các đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống, công lao động không ổn
định, thường tăng vào các tháng cao điểm trong năm. Đây cũng là mối lo ngại lớn
của người dân địa phương.
3 Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất
chanh
3.1 Giải pháp thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là điều rất quan trọng trong sản xuất chanh, sản phẩm
không được bán đúng thời điểm sẽ làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho làm giảm
lợi nhuận trong sản xuất chanh. Chanh thương phẩm chủ yếu được bán cho tư
thương và do thiếu thông tin thị trường nên người dân bị ép giá, có 97% hộ CN
chorằng bị ép giá 92% thường xuyên bán cho tư thương. Cần tăng cường thông
tin thị trường đến cán bộ khuyến nông kịp thời, đầy đủ từ đó các hộ sẽ lắm bắt
được thông tin giá cả, tình hình tiêu thụ sản phẩm chanh để các hộ sản xuất chủ
động trong tiêu thụ sản phẩm của mình.
Các cơ quan chính quyền cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thị
trường, ngoài ra các cơ quan chính quyền tìm cách hỗ chợ nông dân tiêu thụ đầu
ra các hình thức như liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở thu
mua, các công ty chế biến, trung tâm giải khát…Sản phẩm chanh Mai Sưu tại
đây với vị thế về số lượng và chất lượng đã được người tiêu dùng khẳng định,
vì vậy các cơ quan chính quyền hoàn toàn tạo ra các hình thức hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm trong dài hạn với số lượng lớn.
Các hộ trồng chanh cũng tạo ra các mối liên kết giữa các nhóm hộ,liên kết
với các đơn vị thu gom, bao tiêu sản phẩm để bán sản phẩm với giá tốt nhất
tránh các trường hợp bán cho các tư thương bị ép giá. Các nhóm hộ có thể tự
tiêu thụ sản phẩm của mình cho các công ty, trung tâm thu mua lớn mà không
cần đến tư thương . Những hộ trồng chanh tại đây chưa chủ động trong tiêu thụ
sản phẩm, còn phụ thuộc rất nhiều vào các tư thương đã làm cho lợi nhuận của
họ bị giảm đáng kể do bán và không bán đúng thời điểm.
Bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì cần quan tâm đến thị trường cung
ứng đầu cho các hộ trồng chanh, đặc biệt là giống và phân bón.
3.2 Quy hoạch vùng trồng chanh
Công tác quy hoạch định hướng sản xuất là cần thiết khi mở rộng quy mô
trồng chanh Mai Sưu. Từng bước tách hẳn việc trồng chanh nhỏ lẻ của các hộ,
khuyến khích trồng chanh trành các khu vực tập trung, diện tích lớn.
Đồng thời đẩy sản xuất chanh theo hướng trang trại, khuyến khích các hộ có
đất vườn đồi rộng trồng chanh với quy mô lớn. Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất
với quy mô lớn đấu thầu hoặc thuê những mảnh đồi chưa trồng trọt, khuyến khích
họ phát triển kinh tế vườn đồi. Do tiềm năng đất đai là rất lớn nhiều vùng đất đồi
còn chưa sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế. Vì vậy khuyến khích phát
triển sản xuất chanh thương phẩn Mai Sưu là hợp lý và là hướng đi mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho vùng núi đồi Bình Sơn.
3.3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật
* Sử dụng phân bón chất lượng
Giá phân bón có ảnh hưởng trưc tiếp đến lợi nhuận của các hộ trồng trọt.
Trong điều kiện hiện nay giá phân bón còn cao và nhiều biến động, trong khi sản
xuất chanh tại Bình Sơn quy mô cũng khá lớn, vì vậy được tao ra các mối liên kết
nhóm hộ để mua các sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí đáng kể trong chăn
nuôi.
Ngoài ra giá phân bón trong trồng trọt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất chanh. Vì vậy cần khuyến khích các hộ đầu tư mua phân bón của
công ty lớn, có uy tín và chất lượng cao. Cần tạo điều kiện cho hộ tiếp cận với các
hãng phân bón có chất lượng uy tín hơn nữa. Quản lý chặt chẽ các đơn vị cung ứng
phân bón trên địa bàn xã tránh sự xâm nhập những hãng cám không đảm bảo chất
lượng tới các hộ nông dân.
* Nâng cao chất lượng cây giống
Cây giống có chất lượng thấp làm cho hiệu quả kinh tế giảm vì vậy cần thiết
phải lựa chọn cây giống có chất lượng đảm bảo. Giống chanh Mai Sưu tại xã Bình
Sơn được cung cấp chủ yếu từ tư nhân. Vì vậy giá cả và chất lượng đều không có gì
đảm bảo. Các hộ dân với giá đắt nhưng chất lượng không đảm bảo, vì thế khi trồng
trọt không có sự sinh trưởng và phát triển đồng đều làm giảm hiệu quả kinh tế. Các
hộ cần mua cây giống tốt tại các cơ sở đảm bảo chất lượng, không tham rẻ, và cần
nâng cao kỹ năng chọn con giống tốt cho mình.
Xã Bình Sơn cần phải xây dựng các cơ sở sản xuất giống tại địa phương, đảm bảo
về chất lượng, số lượng và giá cả để nông dân Bình Sơn đạt hiệu quả kinh tế cao
hơn.
* Lựa chọn quy mô trồng hợp lý
Tùy vào điều kiện nguồn vốn của mỗi hộ có thể tăng hay giảm quy mô sản
xuất chanh cho hợp lý. Các nhóm hộ trồng với quy mô nhỏ nên tăng quy mô.
3.4 Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân
Lợi thế về điều kiện tự nhiên, quy mô trồng và chất lượng sản phẩm đã được khẳng
định cùng với những cơ hội về vốn, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên điều quan trọng
nhất lại là trình độ khoa học kỹ thuật của người trồng chanh. Hiệu quả kỹ thuật tại
các hộ chưa cao là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ văn hóa của người
dân chính, khả năng tiếp cận khuyến nông,...bởi vậy các hộ sản xuất chanh trước hết
cần học hỏi cách trồng chanh, thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh cho chanh.
Công tác khuyến nông có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông
nghiệp. Phải tăng cường hơn nữa việc tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật trong
trồng trọt, tư vấn giúp các nông hộ tự tin, sử dụng đầu vào một cách tối ưu và trồng
trọt có hiệu quả hơn. Công tác bảo vệ thuẹc vật cần phải làm tốt hơn nữa, quản lý
tốt nguồn cây giống tại địa phương. Thường xuyên tổ chức hội thảo và tổ chức đi
tham quan học hỏi lẫn nhau trong sản xuất chanh. Khuyến nông đóng vai trò cầu nối
giúp hộ nông dân sản xuất hiệu quả hơn.
3.5 Về vốn
Cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp cận được nguồn tín dụng của
ngân hàng bằng cách thực hiện chính sách vay vốn thoáng, kéo dài thời gian cho
vay với lãi suất thích hợp để người dân có thể mạnh dạn đầu tư vào thâm canh có
quy mô lớn để mang lại hiệu quả cao hơn.
Thành lập hợp tác xã gồm những người trồng chanh để huy động tối đa
nguồn vốn, lao động, kỹ thuật…
3.6 Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng
Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu câu phát triển nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu buôn bán với các khu vực lân cận. hoàn
thiện và phát triển cơ sở hạ tang tập trung vào các nội dung chính:
Cải tạo và xây dựng các trục đường chính, các trục đường liên thôn, liên xã, …
Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu.
Xây dựng cơ sở nhân giống tập chung.
3.7 Xây dựng thương hiệu chanh Mai Sưu có uy tín, chất lượng cao.
Hiện nay, giá chanh của xã vẫ ở mức thấp do chưa thành lập được các doanh
nghiệp thu mua quy mô lớn, người dân vẫn phải bán sản phẩm thông qua trung gian
thương lái. Do đó, giải pháp trước tiên là các hộ trồng chanh phải thành lập một hợp
tác xã kiểu mới có đủ tư cách pháp nhân để có thể ký kết các hợp đồng bao tiêu sản
phẩm. Ngoài ra, giải pháp lâu dài cho ngành trồng chanh tại xã là nỗ lực cùng tỉnh
xây dựng thương hiệu chanh Mai Sưu.
II. Kết Luận
Trong những năm qua, sản xuất chanh Mai Sưu xã Bình Sơn huyện Lục Nam
tỉnh Bắc Giang ngày càng phát triển đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu
nhập cho người nông dân và đã đáp ứng yêu cầu sản phẩm tiêu dùng ở địa phương
và các vùng lân cận. Tuy nhiên phát triển sản xuất chanh Mai Sưu vẫn chưa tương
xứng với tiêm năng hiện có của huyện, còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch đồng
bộ. Phương thức trồng khoa học tập trung của xã đã dần thay thế phương thức trồng
truyền thống nhỏ lẻ nhằm tăng sản lượng và chất lượng chanh Mai Sưu. Vì vậy vị
trí của sản xuất chanh Mai Sưu ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu ngành
kinh tế của xã.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất chanh Mai Sưu vẫn chưa cao do các nguyên
nhân chủ yếu là giống chanh chưa đảm bảo chất lượng, điều kiện khí hậu thời tiết,
trình độ kỹ thuật thâm canh, phòng tránh sâu bệnh chưa cao và đặc biệt là hệ thống
cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở tiêu thụ, chợ đầu mối … còn cực kỳ yếu kém, đây là
những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất chanh Mai Sưu.
Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của sản xuất chanh Mai Sưu đó
là:
Hỗ trợ nông dân trong việc thu mua trường đầu vào ( phân bón, giống….), và
tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm
Cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời về tình hinh biến động giá cả, nhu cầu đôi
với sản phẩm ở trong và ngoài địa phương.
Quy hoạch các vùng trồng chanh tập trung để tạo điều kiện dễ dàng hơn
trong khâu thu hoạch, phòng và trị sâu bệnh.
Nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc chanh cho người dân thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình khuyến nông.
Tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ sản
xuất mở rộng quy mô.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hệ thống thủy lợi, để phục vụ
tốt hơn công tác vận chuyển tiêu thụ sản phẩm cũng như chăm sóc, tưới tiêu cho
chanh.
Xây dựng thương hiệu chanh Mai Sưu có uy tín và chất lượng ở trong và
ngoài địa phương.
Các đề xuất kiến nghị
Đối với Nhà nước
Nhà nước cần có các chính sách thích hợp để hỗ trợ và điều chỉnh giá phân
bón nhằm giúp người trồng chanh giảm được giá thành sản xuất. Nhà nước cần có
chính sách khuyến khích nghiên cứu tìm cách cải tiến giống chanh Mai Sưu để có
năng suất cao, chất lượng tốt, co khả năng chống bệnh cao.
Đối với địa phương
Cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật thuật cho các bộ
khuyến nông. Chú trọng đến công tác phổ biến kỹ thuật trồng trọt, chuyển giao kỹ
thuật mới tới hộ nông dân.
Thực hiện tốt công tác dự báo thời tiết, phòng bệnh, dự báo dịch bệnh trong trồng
trọt, công tác thú y cần khắt khe hơn, hiệu quả hơn, đi sâu vào từng hộ dân hướng
dẫn họ cách phòng phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả. Đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn, quy hoạch vùng trồng chanh tập trung, tạo điều kiện cho người dân
sản xuất, tiêu thụ dễ dàng.
Đối với hộ dân trồng chanh
Các hộ trồng chanh cần quan tâm hơn nữa đến khâu tiêu thụ sản phẩm, cần
tự chủ động tìm các nhà tiêu thụ cho sản phẩm của mình thông qua các hợp đồng
dài hạn với các cơ sở chế biến, tiêu thụ chanh.
Bản thân các hộ cũng phải tự nâng cao kiến thức của mình về sản xuất chanh cũng
như các công tác phòng trừ bệnh hại cây trồng nhằm tự phòng tránh được những rủi
ro cho diện tích trồng của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Bình Sơn, huyện Lục Nam – tỉnh
Bắc Giang 2012 -2013.
2. Số liệu thống kê của UBND xã Bình Sơn.
3. Nguyễn Thế Nhã, Kinh tế nông nghiệp, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà
Nội, 1995
4. Nguyễn Sinh Cúc, Những thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước ta 15
năm đổi mới, Tạp chí kinh tế số 260.
5. Tổng cục thống kê Việt Nam, hệ số liệu thống kê.
6. Các thông tin từ trang web của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thanh_tuyen_01647799866_9689.pdf