Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đõn bẩy tại công ty cồ phần DCA Việt Nam

Với xu thế hội nhập chung, ngoài những cơ hội mới, công ty cũng sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức, nhưng với ưu điểm sẵn có, cũng như năng lực và tinh thần đoàn kết của tập thể lãnh đạo, công nhân viên sẽ giúp cho công ty vượt qua khó khăn và tiếp tục tiến xa hơn nữa trong tương lai. Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã có cơ hội được vận dụng các kiến thức về đòn bẩy nói riêng và các kiến thức về tài chính doanh nghiệp nói chung đã được các thầy cô cung cấp, giảng dạy vào thực tế. Qua đó, em không những được củng cố một cách vững chắc hơn các kiến thức đã học mà còn nắm được các phương pháp để áp dụng các lý thuyết vào trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể vẫn còn những điểm chưa hợp lý cũng như thiếu sót do tính phức tạp của đề tài cũng như kiến thức của em còn nhiều hạn chế, do đó, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa.

pdf92 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đõn bẩy tại công ty cồ phần DCA Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 31,04% và do công ty bán được ít hàng hóa nên hàng tồn kho tăng 23,64%. Nguyên nhân thứ hai là do nợ ngắn hạn tăng 49,52% chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn tăng 62,24%. Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013 có sự giảm nhẹ so với năm 2012, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 1,37 lần xuống còn 1,33 lần cũng do tốc độ tăng của TSNH là 11,90%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này sự tăng của TSNH lại do tài sản ngắn hạn khác tăng và các khoản phải thu ngắn hạn tăng 19,88% và hàng tồn kho tăng 26,10% tuy nhiên lại hạn chế dự trữ tiền mặt nên tốc độ tăng của TSNH chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm. Trị số của chỉ tiêu này trong 3 năm đều lớn hơn 1, công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan. Tuy nhiên, trị số của chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần. Như vậy, nếu chỉ tiêu này mà kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính của công ty. Do vậy, để nâng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, công ty cần có các biện pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính. Thang Long University Library 56 Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Bảng 2.16. Hệ số khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % TSNH 6.725 8.956 10.021 2.231 33,17 1.066 11,90 HTK 2.251 2.783 3.510 532 23,64 727 26,12 TSNH - HTK 4.474 6.172 6.511 1.698 37,95 339 5,49 Nợ ngắn hạn 4.369 6.532 7.530 2.163 49,52 998 15,28 Hệ số KNTT nhanh (lần) 1,02 0,94 0,86 (0,08) (7,73) (0,08) (8,49) (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 1,02 lần, tức là cứ 1 đồng ngắn hạn phải trả, công ty có 1,02 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Năm 2012, hệ số này là 0,94 lần, giảm 0,08 lần so với năm 2011, tương ứng tốc độ giảm là 7,73%. Nguyên nhân giảm của hệ số khả năng thanh toán nhanh là do TSNH tăng và TSNH tăng do tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2012 tăng 98,68% so với năm 2011; các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 31,04% và do công ty bán được ít hàng hóa, tình hình kinh doanh giảm sút nên hàng tồn kho tăng 23,64%. Giai đoạn 2012 – 2013: Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2013 giảm 0,08 lần so với năm 2012, tương ứng với tốc độ giảm 8,49% và đạt mức 0,86 lần tức là cứ 1 đồng ngắn hạn phải trả, công ty có 0,86 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Cả 3 năm hệ số này chỉ dao động quanh 1, cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức độ vừa phải, chưa bảo đảm được khả năng thanh toán nhanh. Hệ số này cũng đang có xu hướng giảm, chứng tỏ công ty không có đủ các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng. Vì thế, công ty cần thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ để làm tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty. 57 Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Bảng 2.17. Hệ số khả năng thanh toán tức thời trong giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tiền và tương đương tiền 494 982 281 488 98,68 (701) (71,35) Nợ ngắn hạn 4.369 6.532 7.530 2.163 49,52 998 15,28 Hệ số KNTT tức thời (lần) 0,11 0,15 0,04 0,04 32,87 (0,11) (75,15) (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Căn cứ vào bảng phân tích trên, chúng ta thấy hệ số thanh toán tức thời của công ty biến thiên qua các năm. Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, công ty chỉ có 0,11 đồng để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn vào bất kỳ thời điểm nào. Sang năm 2012, có sự cải thiện nhẹ, khi hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng thêm 0,04 lần so với năm 2011 đạt mức 0,15 lần tức là công ty có 0,15 đồng để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn vào bất kỳ thời điểm nào. Nguyên nhân của sự tăng này là do khoản tiền và tương đương tiền tăng 98,68%, tăng mạnh hơn nợ ngắn hạn là 49,52%. Giai đoạn 2012 – 2013: Tuy nhiên đến năm 2013, hệ số khả năng thanh toán tức thời có sự sụt giảm mạnh so với 2012 từ 0,15 lần xuống còn 0,04 lần, tương ứng với mức giảm 75,15%. Nguyên nhân sự sụt giảm này là do nợ ngắn hạn chỉ tăng 15,28% nhưng tiền và tương đương tiền lại giảm đến 71,35%. Ta thấy, hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cả 3 năm đều ở mức rất thấp, chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của công ty trong 3 năm gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, công ty nên tăng dữ trự tiền để đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời. Thang Long University Library 58 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Bảng 2.18. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trong giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % EBIT 1.245 993 1.455 (252) (20,25) 462 46,56 I 462,273 343,427 619,377 (118,85) (25,71) 275,95 80,35 Hệ số KNTT lãi vay (lần) 2,69 2,89 2,35 0,20 7,36 (0,54) (18,76) (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của công ty: mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế là lãi vay. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trong giai đoạn 2011 – 2013 lần lượt là 2,69 lần; 2,89 lần; 2,35 lần. Ta thấy, hệ số khả năng thanh toán lãi vay của cả 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán lãi vay tốt và ổn định qua các kì, các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sàng tiếp tục cung cấp vốn cho công ty khi số gốc vay nợ đến hạn thanh toán. d. Các chỉ tiêu quản lý tài sản  Các chỉ tiêu chung gồm: vòng quay tài sản, vòng quay TSNH, vòng quay TSCĐ Số vòng quay của tài sản Bảng 2.19. Số vòng quay tài sản của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % DTT 735.695 163.507 214.553 (572.188) (77,78) 51.046 31,22 Tài sản 7.110 9.262 10.269 2.152 30,27 1.007 10,87 Số vòng quay tài sản 103,47 17,65 20,89 (85,82) (82,94) 3,24 18,35 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) 59 Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận thuần. Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, số vòng quay tài sản là 103,47 chứng tỏ 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 103,47 đồng doanh thu và chứng tỏ trong năm 2011 các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho công ty. Năm 2012, số vòng quay tài sản sụt giảm mạnh, từ 103,47 vòng trong năm 2011 xuống còn 17,65 vòng. Nguyên nhân thứ nhất là do tài sản tăng 30,27%. Trong đó, tài sản tăng chủ yếu do TSNH tăng: tiền và các khoản tương đương tiền tăng đến 98,68%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 31,04%, tình hình kinh doanh trong giai đoạn này giảm sút dẫn đến hàng tồn kho tăng 23,64%. Nguyên nhân thứ hai là do doanh thu thuần giảm 77,78% do nền kinh tế trong nước vẫn còn bị khủng hoảng, thị trường bất động sản đóng băng, các công trình xây dựng bị đình trệ kéo theo tình hình bán hàng của công ty cũng giảm sút mạnh nên doanh thu cũng bị sụt giảm. Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, có sự tăng nhẹ về số vòng quay tài sản và đạt 20,89 vòng. Sự tăng nhẹ này là do tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng và trong năm 2013, tình hình kinh tế trong nước đã có nhiều khả quan và công ty đã khắc phục được những khó khăn trong kinh doanh nên doanh thu tăng 31,22%. Điều này, chứng tỏ trong năm 2012, 2013 các tài sản vận động chậm, hàng tồn kho nhiều, làm cho doanh thu của công ty giảm hoặc tăng chậm. Hiệu quả sử dụng tài sản có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quản lý tốt tài sản sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này, công ty cần phải xác định được chính xác nhu cầu về tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh, từ đó lên kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ, mua sắm hay dự trữ tài sản. Thang Long University Library 60 Vòng quay tài sản ngắn hạn Bảng 2.20. Số vòng quay TSNH của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % DTT 735.695 163.507 214.553 (572.188) (77,78) 51.046 31,22 TSNHBQ 6.401 7.840 9.489 1.439 22,49 1.648 21,02 Số vòng quay TSNH 114,93 20,85 22,61 (94,08) (81,86) 1,76 8,43 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích bình quân 1 đồng TSNH tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận thuần. Giai đoạn 2011 -2012: Năm 2011, số vòng quay TSNH là 114,93 vòng, chứng tỏ 1 đồng TSNH tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 114,93 đồng doanh thu. Vậy trong năm 2011, tốc độ luân chuyển vốn của công ty nhanh, vòng quay TSNH cao chứng tỏ TSNH có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình kinh doanh. Vòng quay TSNH cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư. Năm 2012, số vòng quay tài sản sụt giảm mạnh, từ 114,93 vòng trong năm 2011 xuống còn 20,85 vòng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do TSNH bình quân tăng 22,49% trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng đến 98,68% chứng tỏ tiền mặt đang nhàn rỗi, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 31,04%, tình hình kinh doanh trong giai đoạn này giảm sút dẫn đến hàng tồn kho tăng 23,64%. Nguyên nhân thứ hai là do doanh thu thuần giảm mạnh 77,78% do nền kinh tế trong nước vẫn còn bị khủng hoảng, thị trường bất động sản đóng băng, các công trình xây dựng bị đình trệ kéo theo tình hình bán hàng của công ty cũng giảm sút mạnh nên doanh thu cũng bị sụt giảm. Chính vì vậy mà số vòng quay TSNH có sự sụt giảm mạnh trong giai đoạn này. Giai đoạn 2012 – 2013: Đến năm 2013, có sự tăng nhẹ về số vòng quay tài sản và đạt 22,61 vòng. Sự tăng này là do trong năm 2013, nền kinh tế trong nước đang dẫn phục hồi nên tình hình kinh doanh của công ty cũng có tiến triển tốt vì thế doanh thu thuần đã tăng 31,22%. TSNH bình quân cũng tăng nhưng với mức độ tăng là 21,02% thấp hơn doanh thu thuần và cũng ít hơn so với tốc độ tăng của giai đoạn 2011 – 2012. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong giai đoạn này các khoản phải thu ngắn hạn 61 tăng 19,08%, hàng tồn kho tăng 26,12% nhưng khoản tiền mặt nhàn rỗi đã giảm 71,35% cũng giúp cho số vòng quay TSNH tăng lên. Vòng quay tài sản cố định Bảng 2.21. Số vòng quay TSCĐ của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % DTT 735.695 163.507 214.553 (572.188) (77,78) 51.046 31,22 TSCĐBQ 376 309 244 (67) (17,80) (65) (20,98) Số vòng quay TSCĐ 1.956,64 529,15 879,32 (1.427,49) (72,96) 350,17 66,18 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích bình quân 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận thuần. Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, số vòng quay TSCĐ là 1.956,64, chứng tỏ 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 1.956,64 đồng doanh thu. Ta thấy, năm 2012, số vòng quay TSCĐ giảm mạnh 72,96%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm 77,78% vì nền kinh tế trong nước bị khủng hoảng, thị trường bất động sản và xây dựng đóng băng nên công ty không cung cấp được nhiều hàng hóa, sản phẩm ra ngoài thị trường khiến cho doanh thu giảm. Bên cạnh đó TSCĐ bình quân giảm 17,80% do giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ tăng. Giai đoạn 2012 – 2013: Tuy nhiên trong năm 2013, vòng quay TSCĐ đã tăng 66,18% so với năm 2012. Sự tăng này là do nền kinh tế có chuyển biến tích cực nên tình hình kinh doanh của công ty cũng đã có sự khởi sắc nên doanh thu tăng 31,22%. Tuy TSCĐ giảm do giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ ngày càng tăng nhưng mức tăng doanh thu vẫn lớn hơn mức giảm của TSCĐ nên vòng quay TSCĐ vẫn tăng. Nhận thấy, vòng quay TSCĐ của cả 3 năm đều cao chứng tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. Vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất. Thang Long University Library 62  Các chỉ tiêu thành phần gồm: vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.22. Vòng quay HTK của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % GVHB 732.998 161.199 211.533 (571.798) (78,01) 50.333 31,22 HTK TB 1.900 2.517 3.147 617 32,47 630 25,03 Vòng quay HTK 385,79 64,04 67,22 (321,75) (83,40) 3,18 4,97 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ là 385,79 lần. Trong năm 2011, chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong công ty. Nhưng trong năm 2012, vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 64,04 lần tương ứng với mức giảm 83,40%. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm nên khả năng sinh lời giảm, rủi ro tài chính của công ty tăng. Sự sụt giảm đáng kể này là do GVHB giảm 78,01% do công ty tìm được nhà cung cấp giá rẻ; và cùng với đó là HTK TB lại tăng 32,47% do tình hình kinh doanh của công ty giảm sút chính vì vậy đã làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm. Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013 có sự tăng nhẹ từ 64,04 lần lên đến 67,22 lần. Mặc dù HTK TB vẫn tăng 25,03% nhưng đã giảm so với giai đoạn trước cùng với đó là sự tăng của GVHB là 31,22% chính vì vậy đã làm cho vòng quay HTK tăng. Dù vòng quay HTK tăng nhưng công ty vẫn nên điều chỉnh mức dự trữ hàng tồn kho để vừa phục vụ cho nhu cầu khách hàng nếu thị trường có biến động, đảm bảo được khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro. 63 Vòng quay các khoản phải thu Bảng 2.23. Số vòng quay các khoản phải thu trong giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % DTT 735.695 163.507 214.553 (572.188) (77,78) 51.046 31,22 Các khoản phải thu TB 3.974 4.576 5.706 602 15,14 1.131 24,71 Số vòng quay các khoản phải thu 185,12 35,73 37,60 (149,39) (80,70) 1,87 5,23 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà công ty áp dụng đối với các bạn hàng. Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, vòng quay các khoản phải thu đạt mức cao là 185,12, chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong kinh doanh. Năm 2012, chỉ số vòng quay có biến động rõ ràng, từ 185,12 vòng xuống còn 35,73 vòng tương ứng với mức giảm 80,70%. Điều này cho thấy, thời gian vốn bị chiếm dụng tăng nên chi phí tài chính tăng, tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán giảm, rủi ro tài chính của công ty tăng. Sự sụt giảm này là do doanh thu thuần giảm mạnh vì tình hình kinh doanh trong giai đoạn này của công ty giảm sút, trong khi đó các khoản phải thu trung bình tăng 15,14% do công ty đã tăng cường chính sách tín dụng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần chính vì vậy làm cho số vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh. Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, chỉ số này chỉ tăng lên 5,23%. Sự tăng lên này là do nền kinh tế đang có sự phục hồi, sản phẩm của công ty bán được nhiều hơn nên doanh thu thuần đã tăng lên 31,22% bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục tăng cường chính sách tín dụng thương mại nên các khoản phải thu cũng tăng 24,71%. Tuy nhiên công ty vẫn cần xem xét kỹ vấn đề về các khoản phải thu để tránh rủi ro mất vốn trong khâu này. Thang Long University Library 64 e. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời của công ty là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà công ty thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà công ty thu được tính trên một đơn vị càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng thấp. Vì thế, có thể nói, khả năng sinh lợi của công ty là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả kinh doanh của công ty. Để đánh giá khả năng sinh lợi của công ty, các nhà phân tích có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó chủ yếu là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản và khả năng sinh lợi của doanh thu. Mỗi chỉ tiêu nói trên phản ánh một khía cạnh khác nhau của khả năng sinh lợi và có ý nghĩa so sánh khác nhau. Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS): Bảng 2.24. Sức sinh lợi của doanh thu thuần giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % EAT 569,677 488,846 628,075 (80,83) (14,19) 139,23 28,48 DTT 735.695 163.507 214.553 (572.188) (77,78) 51.046 31,22 ROS 0,08 0,30 0,29 0,22 286,10 (0,01) (2,09) (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần là 0,08 lần tức là cứ 100 đồng doanh thu nhận được thì sẽ mang lại 0,08 đồng lợi nhuận. Và năm 2012 là 0,30, tăng 0,22 lần so với năm 2011 ứng với tốc độ tăng 286,10%. Mức độ tăng này là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (14,19%) chậm hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (77,78%). Tuy nhiên do cả lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều giảm, chứng tỏ công ty đang bị giảm năng lực cạnh tranh, hàng hóa bán ra tiêu thụ kém và công ty phải giảm giá bán để chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên do công ty vẫn đang quản lý tốt chi phí quản lý, chi phí tài chính nên tạm thời lợi nhuận có giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn doanh thu. 65 Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013 giảm không đáng kể so với năm 2012, tỷ suất sinh lời giảm từ 0,30 lần xuống còn 0,29 lần. Tuy nhiên, đây cũng không phải là tín hiệu xấu vì doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng. Qua bảng tính toán trên ta thấy trong cả 3 năm, công ty hoạt động đều có hiệu quả vì (ROS > 0), tuy nhiên ở mức vẫn còn thấp. Vì vậy trong những năm tiếp theo công ty cần phải xem xét cắt giảm các khoản chi phí tới mức tối thiểu và tìm kiếm thêm các hợp đồng để tăng lợi nhuận. Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) Bảng 2.25. Sức sinh lợi trên tổng tài sản trong giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % EAT 569,677 488,846 628,075 (80,83) (14,19) 139,23 28,48 Tổng tài sản 7.110 9.262 10.269 2.152 30,27 1.007 10,87 ROA 8,01 5,28 6,12 (2,73) (34,13) 0,84 15,88 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 8,01 lần tức là cứ 100 đồng tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về 8,01 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm so với năm 2011 từ 8,01 lần xuống còn 5,28 lần. Sự giảm xuống này là do tài sản tăng 30,27%. Trong đó, tài sản tăng chủ yếu do TSNH tăng: tiền và các khoản tương đương tiền tăng đến 98,68%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 31,04%, tình hình kinh doanh trong giai đoạn này giảm sút dẫn đến hàng tồn kho tăng 23,64%. Nguyên nhân thứ hai là do EAT giảm 14,19% vì vào năm 2012, công ty tăng khoản nợ vay đồng thời vốn chủ sở hữu giảm do kinh doanh lỗ vốn, nên lợi nhuận không tăng thậm chí còn bị giảm so với năm 2011; đây là tín hiệu xấu với công ty trong năm 2012. Giai đoạn 2012 – 2013: Sang đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng 15,88% so với năm 2012 do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 28,48% nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản bình quân là 10,87%; đây là tín hiệu đáng mừng cho công ty. Công ty nên tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay để làm giảm chi phí lãi vay làm cho lợi nhuận đạt được cao hơn. Thang Long University Library 66 Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Bảng 2.26. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % EAT 569,677 488,846 628,075 (80,83) (14,19) 139,23 28,48 VCSH 2.742 2.730 2.738 (12,00) (0,44) (9,00) (0,33) ROE 20,78 17,91 22,93 (2,87) (13,81) 5,02 28,06 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên VCSH là 20,78 lần tức là cứ 100 đồng VCSH đưa vào kinh doanh thì đem lại 20,78 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên VCSH là 17,91 lần giảm 2,87 lần so với năm 2011, tương ứng với mức giảm 13,81%. Đây lại là một tín hiệu xấu cho công ty vì tỷ suất sinh lời trên VCSH của công ty giảm do lợi nhuận sau thuế và VCSH đều giảm. Giai đoạn 2012 – 2013: Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên VCSH đạt mức 22,93 lần tăng 28,06% so với năm 2012, đây cũng là tín hiệu mừng cho công ty vì lợi nhuận sau thuế đã tăng và VCSH có giảm nhưng giảm ở mức rất nhỏ. Qua bảng tính toán ta thấy ROE trong 3 năm vẫn ở mức cao, tuy nhiên trong tương lai công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh mới để đầu tư vốn hiệu quả hơn để tối đa hóa giá trị và tăng lợi nhuận trên VCSH. 2.6. Mối quan hệ giữa đòn bẩy và hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.6.1. Mô hình Dupont 1 – mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và ROE Mô hình Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Mục đích của mô hình Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà công ty sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu nào. Thông qua phân tích, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được khả năng lợi nhuận mong muốn. 67 Bảng 2.27. Mô hình Dupont 1 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % ROS 0,08 0,30 0,29 0,22 286,10 (0,01) (2,09) Số vòng quay tài sản 103,37 17,65 20,89 (85,82) (82,94) 3,24 18,35 Đòn bẩy tài chính 2,59 3,39 3,75 0,80 30,84 0,36 10,51 ROE 20,78 17,91 22,93 (2,87) (13,81) 5,02 28,06 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, ROE là 20,78 lần và năm 2012 có sự sụt giảm xuống còn 17,91 lần. Nguyên nhân thứ nhất là do lợi nhuận ròng và doanh thu thuần đều giảm, chính vì vậy dù lợi nhuận ròng biên có tăng nhưng đó là tín hiệu xấu cho công ty. Công ty đang bị giảm năng lực cạnh tranh, hàng hóa bán ra tiêu thụ kém và công ty phải giảm giá bán để chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên do công ty vẫn đang quản lý tốt chi phí quản lý, chi phí tài chính nên tạm thời lợi nhuận có giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn doanh thu. Nguyên nhân thứ hai là do vòng quay tài sản giảm mạnh. Ảnh hưởng của nhân tố ROS, ta có: Ta thấy, khi ROS tăng thì ROE tăng; trong giai đoạn này ROS2012 tăng 0,22 lần so với ROS2011 nên ROE tăng 58,90 lần. ROS tăng là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (14,19%) chậm hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (77,78%). Tuy nhiên do cả lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều giảm, chứng tỏ công ty đang bị giảm năng lực cạnh tranh, hàng hóa bán ra tiêu thụ kém và công ty phải giảm giá bán Thang Long University Library 68 để chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên do công ty vẫn đang quản lý tốt chi phí quản lý, chi phí tài chính nên tạm thời lợi nhuận có giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn doanh thu. Ảnh hưởng của nhân tố vòng quay tài sản, ta có: Nhận thấy, khi vòng quay tài sản giảm thì kéo theo ROE cũng giảm 66,60 lần; ta thấy năm 2012, số vòng quay tài sản sụt giảm mạnh, từ 103,47 vòng trong năm 2011 xuống còn 17,65 vòng. Nguyên nhân thứ nhất là do tài sản tăng 30,27%. Trong đó, tài sản tăng chủ yếu do TSNH tăng: tiền và các khoản tương đương tiền tăng đến 98,68%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 31,04%, tình hình kinh doanh trong giai đoạn này giảm sút dẫn đến hàng tồn kho tăng 23,64%. Nguyên nhân thứ hai là do doanh thu thuần giảm 77,78% do nền kinh tế trong nước vẫn còn bị khủng hoảng, thị trường bất động sản đóng băng, các công trình xây dựng bị đình trệ kéo theo tình hình bán hàng của công ty cũng giảm sút mạnh nên doanh thu cũng bị sụt giảm. Chính vì mức độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn mức độ tăng của tài sản nên làm cho vòng quay tài sản giảm. Ảnh hưởng của nhân tố đòn bẩy tài chính, ta có: Ta thấy, khi đòn bẩy tài chính giảm cũng kéo theo ROE tăng 4,24 lần; DFL giảm là do EBIT giảm vì doanh thu giảm 77,78%, định phí giảm 9,50% và biến phí giảm 78,01% kéo theo EBIT giảm 20,25%. Cùng với đó chi phí lãi vay giảm có nghĩa là việc trả các khoản vay ngắn và dài hạn khi đến hạn. Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, ROE đã tăng 28,06% so với năm 2012 và đạt mức 22,93 lần. Nguyên nhân là do vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính đều tăng chứng tỏ công ty đã sử dụng tài sản tốt hơn và công ty sử dụng nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu; tuy nhiên lợi nhuận ròng biên có giảm không đáng kể nhưng lợi nhuận ròng và doanh thu thuần đều tăng. Ảnh hưởng của nhân tố ROS, ta có: Ta thấy, khi ROS giảm thì ROE cũng giảm là 0,60 lần; trong giai đoạn này ROS2013 giảm không đáng kể so với ROS2011. ROS tăng là do nền kinh tế trong giai 69 đoạn này đã có sự phục hồi và phát triển nên kéo theo đó tình hình kinh doanh của công ty cũng có những khởi sắc; chính vì vậy mà doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng nên làm cho ROS tăng. Ảnh hưởng của nhân tố vòng quay tài sản, ta có: Nhận thấy, khi vòng quay tài sản tăng thì kéo theo ROE cũng tăng thêm 3,19 lần; ta thấy năm 2013, số vòng quay tài sản tăng nhẹ từ 17,65 vòng trong năm 2012 lên 20,89 vòng trong năm 2013; cả doanh thu thuần và tài sản đều tăng trong đó thì doanh thu thuần có tốc độ tăng (31,22%) lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản (10,87%). Ảnh hưởng của nhân tố DFL, ta có: Ta thấy, khi DFL tăng thì kéo theo ROE tăng 2,18 lần. DFL tăng là do EBIT tăng vì doanh thu trong giai đoạn này đã tăng, cùng với đó là các chi phí cũng tăng kéo theo EBIT tăng 46,56%. Cùng với đó là chi phí lãi vay tăng. 2.6.2. Mô hình Dupont 2 – mối quan hệ giữa nợ vay và ROE Bảng 2.28. Mô hình Dupont 2 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nợ phải trả 4.369 6.532 7.530 2.163 49,51 998 15,28 VCSH 2.742 2.730 2.739 (12,00) (0,44) 9,00 0,33 I 462,27 343,43 619,38 (118,84) (25,71) 275,95 80,35 rd (%) 10,58 5,26 8,23 (5,32) (50,31) 2,97 56,45 ROA 17,63 10,75 14,19 (6,88) (39,02) (3,44) 32,00 D/E (lần) 1,59 2,39 2,75 0,80 50,31 0,36 14,92 Thuế TNDN 25% 25% 25% - - - - ROE 20,78 17,91 22,93 (2,87) (13,81) 5,02 28,06 (Nguồn: tổng hợp từ BCTC) Thang Long University Library 70 Ngoài ra, ta còn có công thức tính ROE liên quan đến việc sử dụng nợ. Việc sử dụng nợ có thể giúp công ty gia tăng khả năng sinh lời cho mỗi cổ đông cũng như gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản. Qua bảng phân tích trên ta thấy: Giai đoạn 2011 – 2012: ROE2011 là 20,78 lần và sang đến năm 2012, ROE2012 là 17,91 lần; điều này cho thấy trong năm 2012, việc sử dụng nợ đang có xu hướng sụt giảm, hiệu quả sử dụng nợ thấp và không giúp cho công ty tăng thêm khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn này, do chi phí sử dụng vốn có sự sụt giảm là 50,31% trong khi đó ROA cũng giảm 39,02% và D/E tăng 50,31% càng khuếch đại cho sự giảm xuống của ROE trong giai đoạn này. Năm 2012, nợ phải trả của công ty tăng 49,51% trong khi đó VCSH lại giảm 0,44% chính vì vậy cũng làm cho ROE trong giai đoạn này mạnh. Giai đoạn 2012 – 2013: ROE2013 so với ROE2012 đã tăng thêm 5,02 lần; điều này cho thấy việc sử dụng nợ trong năm 2013 đã giúp cho công ty tăng thêm khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Sự tăng lên của ROE là do chi phí sử dụng vốn đã tăng 56,45% mặt khác ROA và D/E đều tăng lần lượt là 32,00% và 15,06% vì thế ROE trong năm 2013 đã tăng đạt mức 22,93 lần. Nhận xét: trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty có sự biến động thất thường. Trong giai đoạn 2011 - 2013, ROA > rd, điều này cho thấy, việc sử dụng nợ vay tăng lên sẽ làm tăng ROE nhưng đồng thời rủi ro cũng tăng lên. 2.7. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong Công ty Cổ phần DCA Việt Nam 2.7.1. Các nhân tố chủ quan Tâm lý của nhà quản trị tài chính: Đối với công ty cổ phần DCA Việt Nam, nhà quản lý tài chính có tâm lý “phóng khoáng” thích mạo hiểm, rủi ro vì thế họ sử dụng nợ vay ngày càng tăng qua các năm khi đó thì độ bẩy của đòn bẩy tài chính sẽ cao. Trình độ người lãnh đạo: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên ta thấy, dù nhà lãnh đạo của công ty đã sử dụng nợ vay để làm tăng độ bẩy tài chính nhưng vẫn chưa đủ để giúp cho tỷ suất sinh lời trên VCSH được tăng cao. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản vì sự vận động của tài sản của công ty còn chậm dẫn đến làm giảm doanh thu. 71 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và uy tín doanh nghiệp: Vì công ty chưa thực sự nổi bật trong ngành nên việc huy động nợ của công ty là chưa đa dạng và chưa có uy tín. Chính việc này tác động đến mức độ sử dụng và hiệu quả đòn bẩy tài chính. 2.7.2. Các nhân tố khách quan Thị trường tài chính: Thị trường tài chính nước ta lệ thuộc quá lớn vào chính sách tài chính tiền tệ; khi chính sách tài chính tiền tệ điều hành theo hướng thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô thì đã tác động tiêu cực đến ngành xây dựng đặc trưng là thị trường bất động sản. Tăng trưởng tín dụng thấp và các công ty trong ngành xây dựng vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động vốn sẽ giúp cho các công ty huy động được nguồn vốn với chi phí thấp hơn. Qua đó áp lực từ việc chi trả các khoản lãi vay của công ty giảm đi đáng kể đặc biệt với công ty trong ngành xây dựng. Có thể thấy khi các khoản lãi vay giảm xuống sẽ tạo điều kiện tốt cho việc công ty sử dụng đòn bẩy tài chính từ đó có tác động tốt đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy. Chi phí lãi vay: Trong giai đoạn 2011 – 2013, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm đáng kể. Lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% năm 2013. Gánh nặng chi phí lãi vay trong thời gian qua luôn khiến công ty gặp khó khăn khi lợi nhuận bị bào mòn bởi chi phí vay mượn. Công ty hoạt động cầm chừng để tồn tại qua giai đoạn khó khăn. Nhưng nhờ sự can thiệp của NHNN kéo giảm lãi suất đã giúp cho công ty có thế huy động vốn với chi phí thấp hơn. Với mức chi phí cho lãi vay thấp hơn sẽ giảm thiểu áp lực tài chính cho công ty. Đây là tín hiệu tích cực cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong năm 2012, công ty tiêu thụ được ít sản phẩm, kéo theo doanh thu giảm, vốn bị ứ động mà vẫn phải chi trả cho cách khoản chi phí khác làm cho đòn bẩy hoạt động không hiệu quả kéo theo việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng không tốt. Sang đến năm 2013, tình hình được cải thiện doanh thu đã tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng hiệu quả, từ đó cũng làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính được nâng lên. Thực trạng nền kinh tế: Trong giai đoạn 2011 – 2012, nền kinh tế bị khủng hoảng, công ty bị trì trệ trong hoạt động của mình vì phải chịu ảnh hưởng rất lớn do sự đi xuống của thị trường bất động sản; nhiều công trình xây dựng vẫn còn đang dang dở nên công ty không cung cấp được sản phẩm khiến doanh thu giảm. Chính vì vậy điều này hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn bẩy trong công ty. Trong giai đoạn 2012 – 2013, nền kinh tế đang dần được phục hồi, công ty đã có kết quả kinh doanh tốt hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn và tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng đòn bẩy. Thang Long University Library 72 2.8. Đánh giá về việc sử dụng đòn bẩy trong Công ty Cổ phần DCA Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Ƣu điểm Nhƣợc điểm DT hòa vốn + Doanh thu trong kỳ đều vượt qua DT hòa vốn giúp công ty tạo ra được lợi nhuận. + Giai đoạn 2012 – 2013, công ty đã tìm được nhà cung cấp chất lượng hơn và có giá rẻ hơn để tiết kiệm được chi phí giá vốn + Trong giai đoạn 2011 – 2012 , về mặt tuyệt đối, DTT hòa vốn có xu hướng giảm; điều này là do DTT trong kỳ giảm; chi phí QLDN cũng giảm và chính sách bán hàng của công ty còn thụ động nên chưa giúp làm tăng doanh thu. Về mặt tương đối, tỉ lệ DTT hòa vốn/DT có xu hướng tăng nên lợi nhuận thu về thấp, rủi ro trong giai đoạn này cao hơn + Tỷ lệ chi phí biến đổi của công ty trong 3 năm còn cao, công suất hoạt động cao, thời gian hòa vốn còn dài nên lợi nhuận đạt được thấp và rủi ro kinh doanh cao. Đòn bẩy hoạt động + Độ bẩy hoạt động lớn hơn 1 nên doanh thu đủ để bù đắp cho tổng chi phí. + Việc sử dụng độ bẩy hoạt động của công ty đạt hiệu quả chưa cao vì khi doanh thu lại đang giảm mạnh thì độ bẩy hoạt động tăng lên và khi doanh thu tăng lên thì độ bẩy hoạt động lại đang giảm xuống. Điều này cho thấy việc phân bổ chi phí cố định và chi phí biến đổi của công ty đang có vấn đề. Chi phí cố định chiếm tỷ trọng nhỏ và việc sử dụng CPCĐ chưa hiệu quả và chưa linh hoạt qua các năm nên DOL chưa khuếch đại được sự tăng lên của doanh thu Đòn bẩy tài chính + Trong giai đoạn 2011 – 2012, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đang có hiệu quả khi EBIT giảm cùng với chi phí lãi vay giảm cũng làm độ bẩy hoạt động giảm nên giúp làm giảm rủi ro tài + Dù sử dụng độ bẩy tài chính giúp khuếch đại sự gia tăng lợi nhuận và doanh thu nhưng việc sử dụng quá nhiều nợ vay làm công ty không tự chủ được tài chính dẫn đến rủi ro cao về khả năng thanh toán và nó cũng làm giảm tỷ suất 73 chính cho công ty. Sang đến giai đoạn 2012 – 2013, khi EBIT tăng lên, công ty đã linh hoạt trong việc sử dụng độ bẩy tài chính và DFL tăng đã giúp cho doanh thu và lợi nhuận gia tăng. sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tổng hợp + Độ bẩy tổng hợp tăng làm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ít nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu. Mối quan hệ giữa EBIT - EPS + Trong giai đoạn 2012 – 2013, về mặt tuyệt đối EBIT bàng quan của công ty đã tăng giúp cho EPS của công ty tăng. + Trong giai đoạn 2011 – 2012, về mặt tuyệt đối EBIT bàng quan của công ty giảm; điều này cũng làm cho EPS của công ty giảm. Nguyên nhân giảm EBIT do doanh thu giảm mạnh và việc sử dụng chi phí cố định chưa hiệu quả. Bảng 2.29. Đánh giá việc sử dụng đòn bẩy của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 Thang Long University Library 74 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TẠI CTCP DCA VIỆT NAM 3.1. Định hƣớng phát triển của CTCP DCA Việt Nam Trong thời buổi hội nhập và phát triển theo hướng toàn cầu hóa thì mọi công ty luôn phải đối mặt với vô vàn thách thức: sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, sự phát triển đa dạng và thay đổi không ngừng, sự đổi mới và nâng cao về công nghệ kỹ thuật Muốn đứng vững trên thị trường, đòi hỏi các nhà quản trị phải có tầm nhìn xa và kỹ năng hoạch định chiến lược, định hướng phát triển cho công ty để có những bước đi đúng đắn trong tương lai. Công ty Cổ phẩn DCA Việt Nam đã vạch ra những định hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh như sau:  Phát triển các hình thức quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được mức doanh thu và lợi nhuận lớn hơn.  Phát triển và đa dạng hóa thêm nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng.  Mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm trên cả nước.  Áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý doanh nghiệp.  Nâng cao uy tín, giữ vững mối quan hệ lâu dài với các khách hàng hiện có, đồng thời mở rộng tăng cường mối quan hệ đối tác với các khách hàng khác.  Thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút lực lượng chuyên môn, nhân công có tay nghề cao, các cán bộ có trình độ và kinh nghiệm nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy Đòn bẩy hoạt động của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 đang ở mức tương đối. Vì vậy để đảm bảo việc phát triển bền vững cũng như hạn chế rủi ro cho công ty, đồng thời cũng để việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể phát huy lợi ích của mình thì công ty nên điều chỉnh đòn bẩy hoạt động, nhằm cân bằng rủi ro cho cả công ty. 3.2.1. Các biện pháp tăng doanh thu Có thể nhận thấy rằng một trong những yếu tố khiến cho hiệu quả tài chính của công ty giảm là do doanh thu của công ty giảm. Giai đoạn 2011 – 2012, doanh thu của công ty giảm mạnh, điều này là do tình hình nền kinh tế khủng hoảng, mặt khác cũng do chính sách bán hàng của công ty thiếu linh hoạt. Giai đoạn 2012 – 2013, nền kinh tế đã có tín hiệu phục hồi cùng với việc công ty áp dụng tốt các chính sách bán hàng nên doanh thu đã tăng. 75 Nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi và tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam. Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, công ty kỳ vọng doanh thu trong năm 2014 đạt tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2013. Do vậy, ta có thể xác định được doanh thu thuần dự kiến cho năm 2014 là: 236.008 triệu đồng Bảng 3.1. Dự báo kết quả kinh doanh năm kế tiếp của công ty cổ phần DCA Việt Nam ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Dự báo cho năm kế tiếp Doanh thu thuần 214.553 236.008 Giá vốn hàng bán 211.533 232.686 Lợi nhuận gộp 3.020 3.322 Doanh thu tài chính 1,518 1,37 Chi phí HĐTC Trong đó: chi phí lãi vay 619,377 699,90 619,377 699,90 Chi phí bán hàng 146,676 154 Chi phí QLDN 1.419 1.348,05 Lợi nhuận thuần 837,432 1.121,42 Thu nhập khác 0,000522 0 Chi phí khác 0 0 Lợi nhuận khác 0,000522 0 EBT 837,433 1.121,42 EAT 628,075 841,065 Nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho các nhà thầu xây dựng: Muốn đứng vững trên thị trường cạnh trạnh thì việc đầu tiên công ty cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, công ty cần đề ra tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, để từ đó công ty có thể cung cấp cho nhà thầu xây dựng sản phẩm tốt nhất, để nâng cao và đảm bảo uy tín của công ty. Xây dựng một chính sách giá linh hoạt và tăng cường chính sách bán hàng và hỗ trợ kinh doanh: Trong cơ chế thị trường, giá cả từng loại sản phẩm, dịch vụ là kết quả của một quá trình cạnh tranh dung hòa về lợi ích giữa người bán và người mua. Chính vì vậy, chính sách giá của công ty phải rất linh hoạt và nhạy bén cho phù hợp với từng phân khúc thị Thang Long University Library 76 trường và các khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, công ty cần áp dụng các biện pháp giảm giá, chiết khấu cho khách hàng và thu được vốn nhanh hơn. 3.2.2. Quản lý chặt chẽ và hiệu quả các chi phí quản lý doanh nghiệp Một công ty muốn hoạt động tốt và có lợi nhuận cao thì ngoài việc đầu tư, phát triển kinh doanh hiệu quả thì còn cần phải biết quản lý chi phí một cách chặt chẽ và hợp lý, giảm thiểu các chi phí không cần thiết với công ty. Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 có chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng định phí của công ty. Trong giai đoạn 2011 – 2013, công ty cần phải có các chính sách quản lý và thắt chặt các chi phí về quản lý doanh nghiệp để có một mức chi phí phù hợp và hiệu quả. Trong giai đoạn 2013 – 2014, công ty được giao chỉ tiêu kế hoạch là giảm chi phí QLDN từ 5% - 8% so với giai đoạn trước. Để đảm bảo thực hiện kế hoạch được giao trong giai đoạn tiếp theo, công ty tiến hành giảm chi phí QLDN đi 5%. Nếu các yếu tố khác không thay đổi và chi phí QLDN giảm 5% so với giai đoạn trước đó, khi đó chi phí QLDN của năm 2014 là 1.348,05 triệu đồng. Do đó, ta có định phí năm 2014 là 1.494,73 triệu đồng. Ta có bảng sau: Bảng 3.2. DOL và doanh thu hòa vốn khi công ty giảm chi phí QLDN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2013 – 2014 2013 2014 Định phí 1.565 1.494,73 (4,49) Biến phí 211.533 211.533 - Doanh thu 214.553 214.553 - Doanh thu hòa vốn 111.184 106.191 (4,49) Độ bẩy hoạt động (lần) 2,08 2,03 (2,40) (Nguồn: tự tính toán) Khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 5% có thể khiến cho định phí giảm 4,49% từ đó khiến cho doanh thu hòa vốn cũng giảm 4,49% và độ bẩy hoạt động giảm 2,40%. Như vậy, việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp 5% giúp cho công ty có thể dễ dàng đạt được lợi nhuận với mức sản lượng hòa vốn thấp hơn và gặp phải ít rủi ro hơn. Để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ta có thể giảm một số bộ phận chi phí như sau:  Chi phí nhân viên quản lý: xem xét cân nhắc giảm lương của một số cán bộ làm việc không hiệu quả, xem xét vấn đề trả lương theo định mức công việc và lương theo doanh thu của công ty. Có thể sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin 77 trong việc quản lý doanh nghiệp: CRM, ERP, HRM,để giảm thiểu lượng nhân viên.  Chi phí bằng tiền khác và chi phí dịch vụ mua ngoài: thực hiện chính sách tiết kiệm, kiểm soát việc sử dụng đồ dùng của công ty vào việc cá nhân. Cắt giảm các chi phí hội nghị, tiếp khách,đến mức thấp nhất bằng cách hạn chế hoặc tiết kiệm, đưa ra các điều khoản thắt chặt việc sử dụng các chi phí trên.  Chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí đồ dùng văn phòng: sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các thiết bị đồ dùng văn phòng. Hạn chế mua hoặc thanh lý bớt các máy móc ít sử dụng hoặc không thực sự cần thiết,. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay Công ty có thể tiến hành vay nợ nhiều hơn khi thiếu vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty để hưởng những lợi ích mà việc sử dụng nợ vay mang lại. Tuy nhiên để việc sử dụng nợ vay đem lại hiệu quả cao thì công ty cần xác định rõ nhu cầu vốn cần thiết, tỷ lệ nợ phù hợp cùng mục đích sử dụng nợ vay để có những hướng đi tốt nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay. Giả sử năm 2014, công ty cổ phần DCA Việt Nam tăng mức ROA so với năm 2013 là 25,08% để đạt mức 18,64% cùng với giả thiết công ty không thay đổi tỷ lệ D/E nên chi phí lãi vay 2014 không thay đổi so với năm 2013, ta có thể xác định đòn bẩy tài chính năm 2014 khi công ty tăng ROA là: Bảng 3.3. Độ bẩy tài chính và ROE dự tính khi công ty tăng ROA ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2013 - 2014 2013 2014 (Dự tính) EBIT 1.455 1.819,95 25,08 Lãi vay 619,377 619,377 - DFL (lần) 1,74 1,52 (12,64) D/E (lần) 2,75 2,75 - Rd (%) 12,16 12,16 - Thuế suất TNDN 25% 22% ROA 14,90 18,64 25,08 ROE 16,83 28,44 68,98 (Nguồn: tự tính toán) Thang Long University Library 78 Như vậy, việc tăng chỉ tiêu ROA lên 25,08% có thể khiến EBIT tăng thêm 25,08% và khiến cho độ bẩy tài chính giảm 12,64% xuống còn 1,52 lần. Ngoài ra ROE của công ty tăng mạnh khi ROA tăng 25,08%. Do vậy việc tăng ROA có thể khiến cho độ bẩy tài chính giảm giúp cho công ty giảm được rủi ro tài chính đồng thời lại khiến ROE tăng lên đạt mức 28,44%. Đây là biện pháp công ty có thể kết hợp thực hiện với các biện pháp nâng cao hiệu quả đòn bẩy hoạt động, khi công ty cắt giảm một cách hợp lý các chi phí để tăng EBIT của mình. 3.2.4. Tìm kiếm và sử dụng các nguồn nợ vay có chi phí thấp nhất Chi phí lãi vay luôn là sức ép đối với các công ty tài trợ vốn bằng phương án nợ vay, vì vậy họ luôn muốn tiết kiệm chi phí lãi vay, giảm sức ép thanh toán nợ và lãi vay cho công ty. Công ty có thể tiến hành nhiều cách thức huy động khác nhau ở các nguồn khác nhau để vay nợ. Vì vậy công ty có thể tìm kiếm và lựa chọn cho mình một nguồn nợ vay có chi phí phù hợp với công ty. Ngoài việc vay vốn của các tổ chức tín dụng thì công ty cũng có thể phát hành trái phiếu bên trong công ty cho các công nhân có vốn nhàn rỗi mua hoặc phát hành ra bên ngoài thị trường. Đôi khi nhiều người trong cán bộ công nhân viên có vốn đi gửi tiết kiệm, công ty có thể vay chính họ với mức lãi suất cao hơn ngân hàng và thấp hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Điều này có lợi cho cả công ty và công nhân viên hoạt động tại công ty. Tùy từng điều kiện cụ thể mà công ty có thể lựa chọn cho mình các phương thức vay vốn khác nhau để có được phương pháp huy động vốn tốt nhất. Bên cạnh đó thì việc thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu cho công ty cũng là biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng cho cả 2 loại đòn bẩy. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc bán hàng nhằm đạt được mức sản lượng và doanh thu cao trong tương lai sẽ giúp giảm bớt rủi ro hoạt động và rủi ro bán hàng. Đồng thời nếu mức sản lượng hay doanh thu vượt qua điểm hòa vốn càng lớn thì thông qua đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính sẽ làm cho lơi nhuận của công ty cũng như lợi ích mà các cổ đông nhận được càng cao. Công ty có thể thúc đẩy việc bán hàng thông qua việc nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đưa ra các chính sách marketing hợp lý, 79 KẾT LUẬN Với xu thế hội nhập chung, ngoài những cơ hội mới, công ty cũng sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức, nhưng với ưu điểm sẵn có, cũng như năng lực và tinh thần đoàn kết của tập thể lãnh đạo, công nhân viên sẽ giúp cho công ty vượt qua khó khăn và tiếp tục tiến xa hơn nữa trong tương lai. Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã có cơ hội được vận dụng các kiến thức về đòn bẩy nói riêng và các kiến thức về tài chính doanh nghiệp nói chung đã được các thầy cô cung cấp, giảng dạy vào thực tế. Qua đó, em không những được củng cố một cách vững chắc hơn các kiến thức đã học mà còn nắm được các phương pháp để áp dụng các lý thuyết vào trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể vẫn còn những điểm chưa hợp lý cũng như thiếu sót do tính phức tạp của đề tài cũng như kiến thức của em còn nhiều hạn chế, do đó, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần DCA Việt Nam và đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Th.s Chu Thị Thu Thủy đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này! Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014 Sinh viên Phạm Thị Hà Phương Thang Long University Library 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 2. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2014), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân 3. GS.TS. Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 4. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ & TS. Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính. 5. Nguyễn Thị Lan Phượng (2012), Đề tài “Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận tại công ty cổ phần than Hà Tu”, Khóa luận tốt nghiệp – Đại học Thăng Long. 81 PHỤ LỤC Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011- 2013 (ĐVT: Triệu đồng) (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 & 2012 Chênh lệch 2012 & 2013 tuyệt đối % tuyệt đối % Doanh thu bán hàng 735.977 163.676 214.759 (572.301) (77,76) 51.083 31,21 Giảm trừ doanh thu 281,396 168,147 205,876 (113,249) (40,25) 37,729 22,44 Doanh thu thuần 735.695 163.507 214.553 (572.188) (77,78) 51.046 31,22 Giá vốn hàng bán 732.998 161.199 211.533 (571.798) (78,01) 50.333 31,22 Lợi nhuận gộp 2.698 2.308 3.020 (389,419) (14,44) 712,230 30,86 Doanh thu hoạt động tài chính 12,105 2,277 1,518 (9,828) (81,19) (0,759) (33,33) Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 462,273 343,428 619,377 (118,846) (25,71) 275,949 80,35 462,273 343,428 619,377 (118,846) (25,71) 275,949 80,35 Chi phí bán hàng 94,661 138,991 146,676 44,329 46,83 7,685 5,53 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.358 1.176 1.419 (182,103) (13,41) 242,199 20,59 Lợi nhuận thuần 794,422 651,794 837,432 (142,628) (17,95) 185,639 28,48 Thu nhập khác 3,755 0,000302 0,000522 (3,754) (99,99) 0 72,85 Chi phí khác 6,959 0 0 (6,959) (100,00) 0 Lợi nhuận khác (3,204) 0,000302 0,000522 3,204 (100,00) 0 72,85 Lợi nhuận kế toán trước thuế 791,218 651,794 837,433 (139,424) (17,62) 185,639 28,48 Chi phí thuế TNDN hiện hành 221,541 162,949 209,358 (58,593) (26,45) 46,410 28,48 Lợi nhuận sau thuế TNDN 569,677 488,846 628,075 (80,831) (14,19) 139,229 28,48 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,021 0,018 0,014 (0,003) (14,86) (0,004) (20,13) Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18905_1466.pdf
Luận văn liên quan