LỜI MỞ ĐẦU
Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nói chung và tài chính ngắn hạn nói riêng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả quản lý tài chính nói chung và hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn nói riêng gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiêp. Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn, bản thân doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và điều kiện thực tế của công ty mình cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước như Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, vấn đề quản lý tài chính ngắn hạn được đặc biệt quan tâm. Trong tình hình mới, cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế là quá trình cắt giảm nguồn vốn ngân sách cấp, mở rộng quyền tự chủ và chuyển giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, đã tạo một tình hình mới đầy phức tạp và biến động. Một số doanh nghiệp đã có phương thức ,biện pháp huy động và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, đã có không ít những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, các doanh nghiệp này chẳng những không huy động và phát triển tăng thêm vốn mà còn trong tình trạng mất dần vốn. Do công tác quản lý và sử dụng vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả, vi phạm các quy định trong thanh toán.
Trong bối cảnh chung đó Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng trong việc tìm những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý tài chính, đặc biệt là tài chính ngắn hạn và đã đạt được những kết quả nhất định. Là một doanh nghiệp Nhà nước duy nhất đảm nhiệm vai trò cung ứng giống vật tư phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh nên nguồn tài chính ngắn hạn của Công ty đòi hỏi khá lớn điều này bắt buộc Công ty phải có phương hướng, kế hoach quản lý nguồn tài chính ngắn hạn sao cho co hiệu quả nhất trong mọi hoạt động sản xuất của Công ty.
Chính từ nhận thức trên của bản thân em và từ thực tiễn hoạt động của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang”. Với hy vọng sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tế tại công ty để đóng góp một số ý kiến, giải pháp cho hoạt động thanh toán và quản lý tài sản lưu động của Công ty trong thời gian tới.
Kết cấu luận văn của em gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính ngắn hạn
Chương II: Thực trạng tình hình quản lý tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang
Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang
Để có thể hoàn thành Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em rất cám ơn Thầy giáo Th.S Đặng Anh Tuấn đã tận tình chỉ bảo cho em, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô các chú, các anh chị tại phòng Kinh tế kế hoạch -Tài chính và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành báo cáo này.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
1.KHÁI NIỆM TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Như ta đã biết, tư liệu lao động và đối tượng lao động là hai mặt của phạm trù tư liệu sản xuất. Nếu như phần lớn tư liệu lao động là tài sản cố định thì tài sản lưu động chính là đối tượng lao động và phần còn lại của tư liệu lao động.
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động thường chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và trong chu kỳ ấy chúng chuyển hoá toàn bộ giá trị của mình vào sản phẩm.
Do đó đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có các đối tượng lao động, lượng tiền ứng ra để thoả mãn nhu cầu về đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp chính vì thế ta có thể nói vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn (thời hạn sử dụng dưới một năm) và luân chuyển thường xuyên trong quá trình sản xuất.
Như ta đã nói ở trên đối tượng lao động có những đặc điểm khác hẳn với tư liệu lao động nên kéo theo đó mà tài sản lưu động mang những đặc tính hoàn toàn khác với tài sản cố định là hầu như chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và luân chuyển duy nhất một lần. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thì tài sản lưu động chủ yếu được thể hiện ở các khoản mục như tiền mặt,các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Quản lý tài sản lưu động có ảnh hưởng trực tiếp tới hai mục tiêu vô cùng quan trọng của doanh nghiệp là lợi nhuận và khả năng thanh toán cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch đinh và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Song do các đặc tính của tài sản lưu động củng như do sự đa dạng của nó mà việc quản lý tài sản lưu động trở nên rất phức tạp đòi hỏi rất nhiều cố gắng của doanh nghiệp.
2. VAI TRÒ CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.
Như ta đã biết trong bất cứ doanh nghiệp nào tài sản lưu động cũng là một phần không thể thiếu trong cơ cấu tài sản của mình. Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng doanh nghiệp còn phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hoá nguyên nhiên vật liệu . phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy, tài sản lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác tài sản lưu động là điều kiện tiên quyết cho quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào.
Ngoài ra, tài sản lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục. Do đặc điểm của đối tượng lao động là giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm nên trong chu kỳ sản xuất sau lại phải thường xuyên mua sắm dự trữ vật tư hàng hoá để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Lượng tài sản lưu động có hợp lý đồng bộ thì mới không làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy tài sản lưu động còn là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhu cầu lượng vật tư dự trữ ở các khâu nhiều hay ít phản ánh nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít. Tài sản lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số vật tư tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở các khâu có hợp lý hay không hợp lý và mức độ luân chuyển vốn lưu động đã đạt yêu cầu hay chưa. Bởi vậy thông qua sự vận động của tài sản lưu động có thể đánh giá được tình hình dự trữ tiêu thụ sản phẩm, tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại công ty giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn kho (2)
31659
37190
43349
5531
117,4
5531
116
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) = (1)/(2)
1,5092
1,3332
1,2012
-0,1760
-88,3
-0,176
-90
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính
Qua bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty không ổn định trong ba năm chúng ta đã thấy sự giảm sút đáng ngạc nhiên của chỉ tiêu này từ 1,509 vòng vào năm 2003 đã giảm sút nhanh chóng xuống 1,3332 vòng vào năm 2004 - giảm 88%, đến năm 2005chỉ tiêu này lại giảm sút tệ hại hơn lúc này hàng tồn kho chỉ chu chuyển 1,20 vòng một năm -giảm 90%. Năm 2003 có thể coi là chuẩn mực trong việc tiêu thụ hàng tồn kho đây là con số rất tốt hiếm có doanh nghiệp naò đạt được song rất tiếc là Công ty lại không duy trì được điều này tệ hơn nữa chỉ tiêu này không những giảm mà còn trở nên quá xấu không thể chấp nhận được nghuyên nhân chính là do trị giá hàng tồn kho ngày càng tăng nhanh - năm 2004 tăng 117% so với năm 2003 còn năm 2005 lại tăng 116% trong khi đó doanh thu tăng không đáng kể.
năm 2000 doanh thu thuần tăng3,8% đến năm 2005 chỉ số này có tăng lên 5% song không đáng kể và không thể ngăn được hiện tượng vòng quay hàng tồn kho ngày càng nhỏ. Không nghi ngờ gì nữa, tình hình này chứng tỏ công ty không mấy nỗ lực trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, quan trọng hơn nữa là Công ty chỉ chủ yếu tiêu thụ theo phương thức uỷ thác, mọi hàng hóa mua về đều dựa theo hợp đồng nên vòng quay hàng tồn kho như vậy là không thể chấp nhận được ngoài ra vì là doanh nghiệp thương mại nên Công ty
nhủ yếu kinh doanh bằng vốn đi vay theo hình thức vay theo hợp đồng nên việc chậm tiêu thụ hàng hoá cũng có nghĩa là khoản lãi phải trả ngân hàng tăng theo đẩy chi phí lên và làm giảm lợi nhuận của công ty.
Điều này đòi hỏi công ty phải ra sức mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá nhằm đẩy doanh thu thuần lên và giảm lượng hàng tồn kho xuống để có vòng quay hàng tồn kho cao hơn.
2.QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU
Các khoản phải thu của khách hàng chính là khoản tín dụng thương mại mà công ty cấp cho khách hàng trong một thời gian nhất định vì là một khoản tín dụng nên nó có rủi ro không thu hồi được và đồng thời cũng mang lại cho doanh nghiệp một khoản lãi đáng kể và những lợi ích khác như tăng mức tiêu thụ hàng hoá, tăng uy tín với khách hàng. Chính vì vậy mà ta phải quản lý và theo dõi kỹ tài sản lưu động này. Công ty giống vật tư NLN Tuyên Quang là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giống vật tư phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của toàn tỉnh được hơn 10 năm, do vậy khách hàng của công ty chủ yếu là các khách hàng truyền thống. có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Để có thể cấp tín dụng thương mại cho các khách hàng này, công ty thực hiện phân tích các Báo cáo tài chính và lịch sử thanh toán của khách hàng, các phân tích nhìn chung là đơn giản và việc cấp tín dụng thương mại chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau.
Tất cả các khoản phải thu đều được theo dõi trên sổ sách kế toán theo trình tự thời gian cuối năm công ty tiến hành lập bảng Phải thu - Phải trả và đối chiếu công nợ. Nhìn chung hoạt động quản lý của công ty còn đơn giản và chưa được chú trọng đúng mức.
Như ta đã thấy trên Bảng 7 các khoản phải thu năm 2003 chiếm 12,4chủ yếu là các khoản phải thu nội bộ và phải thu khách hàng, song đến năm 2004 tỷ trọng này giảm xuống còn 11,9%. Điều này có nghĩa là công ty đã tiến hành những biện pháp thu hồi nợ nội bộ một cách khá triệt để nhưng lại không chú trọng thu hồi các khoản phải thu của khách hàng thậm chí còn gia tăng cấp tín dụng cho khách hàng điều này sẽ đẩy công ty đến một tình huống đầy mạo hiểm vì đây là khoản phải thu có rủi ro cao nhất của doanh nghiệp. Sang năm 2005 tình trạng này vẫn tiếp diễn , tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động xuống là 19,4%. Ta có thể kết luận rằng trong các năm qua tỷ lệ phải thu của doanh nghiệp là khá cao đặc biệt là phải thu khách hàng điều này làm vốn bị ứ đọng trong khâu lưu thông và kéo dài quá trình tiêu thụ sản phẩm, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Với tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao như hiện nay thì công ty cần phải đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ đồng thời tìm hiểu khách hàng kỹ hơn trước khi cấp tín dụng thương mại cho họ tránh trường hợp cấp tràn lan như hiện nay.
Để thấy rõ hơn tình hình quản lý của công ty ta đi vào phân tích chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu:
Bảng9: Vòng quay khoản phải thu
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/2004
+
%
+
%
Phải thu (1)
5482
6286
13096
804
11,2
6810
22,8
Doanh thu thuần (2)
41781
49583
52074
7802
10,3
2419
10,5
Vòng quay khoản phải thu (vòng) = (3) = (2)/(1)
7,624
7,78
3,979
0,165
1,02
-3,81
-0,5
Thời gian thu hồi những khoản phải thu (ngày) =360/(3)
47
46
90
-1
-97
44
1.9
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính
Theo bảng trên thì trong năm 2003 vòng quay khoản phải thu là 2,24 vòng, đồng thời thời gian thu hồi những khoản phải thu hay còn goi là 47 ngày.. Đến năm 2004 vòng quay khoản phải thu tăng lên 7,78 nhưng đến năm 2005 thì giảm xuống khá nhanh xuống còn 3,97 vòng đây là mức không thể chấp nhận được. Đối với thời gian thu hồi khoản phải thu tình hình cũng không khả quan lắm, năm 2003 là 47 ngày, đến năm 2004 giảm xuống còn 46 ngày nhưng chuyển sang năm 2005 chỉ tiêu nay tăng lên 90 ngày là con số đáng báo động chứng tỏ công ty ngày càng quản lý các khoản phải thu kém hơn đồng thời vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều hơn. Trong khi đó doanh thu thuần của công ty lại tăngso với năm 2003 điều này chỉ rõ mặc dù phải cấp tín dụng thương mại nhiều hơn công ty cũng không tăng được lượng doanh thu chứng tỏ việc cấp tín dụng thương mại không phát huy được hiệu lực như nó phải có. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý Công ty là phải tăng vòng quay các khoản phải thu cũng như giảm thời gian thu hồi chúng để kéo công ty khỏi tình trạnh hiện nay không bị sa lầy vào việc bị chiếm dụng vốn, ứ đọng vốn quá lâu nhưng đồng thời cũng phải xem xét kỹ việc cấp tín dụng thương mại để nó vừa làm tăng doanh thu của công ty vừa không đặt công ty vào những hoàn cảnh rủi ro bị động trong thu hồi vốn.
Tóm lại qua xem xét thực trạng quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu tại công ty trong giai đoạn 2003-2005 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của việc quản lý hai tài sản này ngày một xấu đi.để chứng minh một cách sinh động nhận xét này ta có biểu đồ 2 dưới đây:
3. QUẢN LÝ TIỀN
Thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển do vậy có thể nói “chứng khoán thanh khoản cao” là một tài sản còn quá xa lạ trong bảng cân đối
Thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển do vậy có thể nói “chứng khoán thanh khoản cao” là một tài sản còn quá xa lạ trong bảng cân đối của các doanh nghiệp. Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang cũng vậy trong bảng cân đối kế toán của công ty khoản mục đầu tư ngắn hạn luôn bằng 0. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không hề có một “bước đệm ” vững chắc và an toàn cho tiền mặt điều này gây sức ép đáng kể lên việc quyết định lượng tiền cần duy trì của doanh nghiệp đồng thời nó cũng làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nhưng để thay đổi điều này cần khá nhiều thời gian không chỉ để thị trường chứng khoán hoàn thiện hơn hoạt động có hiệu quả hơn sao cho trên thị trường có những loại chứng khoán thật sự là thanh khoản - tốn ít thời gian và chi phí chuyển đổi thành tiền - mà còn để các doanh nghiệp thay đổi lối suy nghĩ và thực sự chấp nhận chứng khoán như là một tài sản được ưu tiên trong bảng cân đối kế toán vừa có khả năng sinh lợi cao vừa có tính thanh khoản.
Hiện nay đối với công ty công tác quản lý tiền mặt không được coi trọng lắm nên việc duy trì một lượng tiền bao nhiêu cũng mang tính ngẫu nhiên và hoàn toàn phụ thuộc vào việc mua bán hàng hoá việc thu hồi các khoản phải thu và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của bản thân công ty.
Trong hoạt động quản lý, công ty cũng không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định các nguồn tiền và sử dụng tiền của mình như thế nào.Trên thực tế. công ty duy trì một lượng tiền tại két là 1 tỷ VND phần còn lại sẽ được gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng thương mại với mức lãi suất khoảng 0,3% tháng.
Tỷ trọng vốn bằng tiền so với tài sản lưu động của công ty trung bình là 9%. theo nguyên tắc chung thì con số này nếu lớn hơn 10% và nhỏ hơn 50% là có thể chấp nhận được.
4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Ở phần trên chúng ta đã xem xét công tác quản lý tài sản lưu động của công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang nhưng vấn đề đặt ra là ta phải đánh giá hiệu quả chung của quá trình quản lý tài sản lưu động của công ty điều này đưa ta tới việc khảo sát các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, khả năng sinh lợi của vốn lưu động và chu vận động của tiền mặt của công ty.
Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Là một doanh nghiệp thương mại nên vốn nhất là vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xem xét các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Bảng10: Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/2004
+
%
+
%
Doanh thu thuần (1)
41781
49583
52074
7802
118
3796
6
Vốn lưu động bình quân (2)
20154
16548
17389
-3606
-18
841
5
Hệ số luân chuyển VLĐ (vòng)(3) = (1)/(2)
2,073
3,7931
2,9963
1,7201
182
-0,079
0,8
Thời gian luân chuyển 1vg VLĐ(ngày) =360/(3)
174
95
120
-79
-12
25
1,3
Hệ số đảm nhiệm VLĐ = (2)/(3)
0,4823
0,3337
0,3339
-0,1486
-30
-0,0002
-1
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính
Kết quả ở trên cho ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động ngày một tăng so với năm 2003 thì năm 2004 số vòng quay vốn lưu động tăng thêm 0,2073vòng thời gian một vòng quay giảm được 79 ngày và hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (một đồng doanh thu cần mấy đồng vốn lưu động) giảm thêm được 0,1486 đồng. Nếu tốc độ luân chuyển vốn năm 2004 không thay đổi so với năm 2003 thì để đạt được mức doanh thu năm 2004, công ty cần lượng vốn lưu động là:
Tổng doanh thu thuần năm 2004
=
Hệ số luân chuyển năm 2003
49583 triệuVND
=
2,0738 triệuVND
= 23909 (triệuVND)
Như vậy việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2004 đã giúp công ty tiết kiệm được 23909 triệu VND.Đến năm 2005 hệ số luân chuyển vốn lưu động so với năm 2004 lại giảmh 0,079vòng, thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng 25 ngày.
Như vậy, kết quả của ba năm từ 2003 đến 2005 cho thấy tính tích cực của công ty trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thể hiện việc sử dụng tài sản lưu động của công ty ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần để ý rằng các hệ số chỉ tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty là còn yếu do đó vẫn tồn tại sự lãng phí vốn.
_Khả năng sinh lợi của vốn lưu động
Theo bảng dưới ta thấy khả năng sinh lợi của vốn lưu động ngày càng tăng năm 2003 ta có 100 đồng vốn lưu động chỉ tạo ra 4,0517 đồng lợi nhuận cho công ty thì đến năm 2004 nó tạo ra được 6,5826 đồng tăng 62% và sang năm 2005 chỉ số này đã giảm xuống một ít còn 6,5069 đồng có thể nói đây là tình trạng rất tốt phản ánh khả năng sinh lợi nội bộ của tài sản lưu động là khá khả quan.
Bảng 11: Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi vốn lưu động
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/2004
+
%
+
%
Lợi nhuận sau thuế (1)
817
1089
1131
272
33
42
4
VLĐ bình quân(2)
20154
16546
17389
-3606
-18
814
5
Khả năng sinh lợi của VLĐ = (1)*100/(2)
4,0517
6,5826
6,5069
2,5309
62
-0,0757
1
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính công ty
II.THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN
1.Vốn lưu động thường xuyên
Bảng 3: Vốn lưu động thwongf xuyên
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tên chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/2004
+
%
+
%
Tài sản lưu động (1)
44419
52668
67170
8476
11,8
14502
12,7
Nợ ngắn hạn (2)
35375
44632
57458
9257
12,6
12826
12,8
Vốn lưu động thường xuyên =(1) - (2)
9044
8036
9712
-781
-8,8
1676
12,0
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính công ty
Theo bảng trên ta thấy Vốn lưu động thường xuyên của công ty rõ ràng luôn luôn dương điều này chứng tỏ Tài sản lưu động của công ty luôn lớn hơn Nợ ngắn hạn và chứng tỏ rằng doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng Tài sản lưu động của mình mà không cần phải dùng đến Tài sản cố định. Do đó, ta có thể khẳng định rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp khá vững vàng và lành mạnh.
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng chỉ tiêu Vốn lưu động thường xuyên còn không ổn định. Năm 2004 chỉ tiêu này bị giảm sút so với năm 2003 là 781 triệu đồng (tương đương với8,8%)trong khi đó năm 2005 chỉ tiêu này tăng so với năm 2004 là 1676 triệu đồng (tương đương vơí 65%). Sở dĩ có điều này là do trong năm 2004 nợ ngắn hạn đã tăng 9257 triệu đồng nhanh hơn mức tăng của tài sản lưu động là 8476 triệu đồng, nhưng đến năm 2005 thì tình hình lại hoàn toàn ngược lại tài sản lưu động tăng nhanh với mức tăng là 14502 triệu đồng trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 12826 triệu đồng do đó chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên tăng lên đến 1676 triệu đồng (tương đương với12%)làm chỉ tiêu này tốt hơn rất nhiều.
2.TỶ LỆ THANH TOÁN HIỆN HÀNH
Bảng 4: Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/2004
+
%
+
%
Tài sản lưu động (1)
44419
52668
67170
8476
11,8
62761
12,7
Nợ ngắn hạn (2)
35375
44632
57458
9257
12,6
49482
12,8
TLTT hiện hành (lần) =(1) / (2)
1,2556
1,1800
1,1690
-0,0756
-9,3
-0,0110
-9,9
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính công ty Coalimex
Dễ thấy Tỷ lệ thanh toán hiện hành của Công ty là chấp nhận được vì nó lớn hơn 1 điều này chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ trong kỳ do số tài sản lưu động ở trên có thể chuyển thành tiền mặt trong kỳ kinh doanh, từ đây ta để ý thấy doanh nghiệp chỉ cần giải phóng 35375triệu VND/44419 triệu VND*100% = 80% (năm2003) hay 84% (năm2004),85% (năm2005) tài sản lưu động hiện có là đủ để trang trải toàn bộ số nợ ngắn hạn của mình, đây là một dấu hiệu tốt giúp doanh nghiệp có thể thuyết phục các chủ nợ yên tâm về khả năng thanh toán của mình do đó có thể huy động thêm vốn nếu cần thiết. Song doanh nghiệp lại gặp phải một vấn đề đó là tỷ lệ này giảm dần theo thời gian sẽ tạo nên một ấn tượng không có lợi là khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngày càng yếu đi từ 1,2556 lần năm 2003 giảm xuống còn 1,1800 lần năm 2004 giảm 9,3% và xuống tiếp còn 1,1690 lần (giảm 9,9%) vào năm 2005. Chỉ tiêu này giảm do nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn mức tăng của tài sản lưu động hay nói cách khác so với nợ ngắn hạn thì tài sản lưu động thì tăng chậm một cách tương đối: nợ ngắn hạn tăng lần lượt là12,6và12,8%còn tài sản lưu động chỉ tăng lần lượt là11,8%và12,7% Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn .
3.Tỷ lệ thanh toán nhanh
Bảng 4: Tỷ lệ thanh toán nhanh
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/2004
+
%
+
%
Tiền & CKTK cao (1)
4568
5727
6568
1159
12,5
841
11.5
Phải thu (2)
5243
6286
7662
1043
12,0
1376
12,2
Nợ ngắn hạn (3)
35375
44632
57458
9257
12,6
12826
12,8
TLTT nhanh (lần) =(1)+(2) /(3)
0,2773
0,2691
0,2476
-0,0082
-9,7
-0,0306
-8,9
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính công ty
Bảng tỷ lệ thanh toán nhanh ở trên giải đáp cho ta câu hỏi là: Nếu các khoản nợ ngắn hạn đều yêu cầu thanh toán nhanh trong khi đó hàng tồn kho không thể tiêu thụ được ngay và đầu tư ngắn hạn không thể thu hồi vốn và lãi ngay… thì doanh nghiệp sẽ đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu thanh toán chỉ bằng cách thu hồi những khoản phải thu, bán CKTK cao và dùng tiền của mình?
Ta có thể trả lời rằng chỉ ở năm 2003 thì doanh nghiệp có thể đáp ứng được 27% nhu cầu thanh toán nhanh đó còn hai năm sau này doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng 26% và 24% điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của Công ty ngày càng sút kém và tình hình thanh toán của doanh nghiệp xét về khía cạnh này đã có dấu hiệu thiếu lành mạnh (vì doanh nghiệp không hề nắm giữ các chứng khoán thanh khoản cao nên từ nay về sau trong các chỉ tiêu về tình hình tài chính và trong các nhận xét của em cụm từ “tiền và các chứng khoán thanh khoản cao” hoàn toàn bị thay bằng một từ là “tiền”). Như ta thấy ở trên tình trạng tỷ lệ thanh toán nhanh giảm9,7%trong năm 2004 so với năm 2003 là do trong năm 2004 tiền và phải thu tăng chậm hơn so với nợ ngắn hạn. chúng chỉ tăng12,5và 12% trong khi đó nợ ngắn hạn như ta đã biết tăng 12,6 Gần tương tự như vậy đến năm 2005 tiền tuy tăng nhanh hơn nợ phải trả nhưng nếu tính cả phải thu thì tốc độ tăng trung bình của chúng lại thấp hơn chính vì vậy mà tỷ lệ thanh toán nhanh của năm 2005 giảm so với năm 2004 là 8,9% tiếp tục gióng một hồi chuông báo động về tình hình khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
4.Tỷ lệ thanh toán tức thời
Bảng 5:Tỷ lệ thanh toán tức thời
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/004
+
%
+
%
Tiền (1)
4568
5727
6568
1159
12,5
841
11,5
Nợ ngắn hạn 2)
35375
44632
57458
9257
12,6
12826
12,8
Tỷ lệ thanh toán tức thời (lần) =(1)/(2)
0,1291
0,1283
0,1143
-0,0008
-9,9
-0,014
-8,9
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính
Khả năng thanh toán tức thời của Công ty rất kém thậm chí đến năm 2004 nó còn bị giảm đi so với năm 2003 và năm 2005 tuy có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn năm 1999. Năm 2004 tỷ lệ này bị giảm9,9% từ 0,1291xuống còn 0,128 lần do nợ ngắn hạn tăng đến12,6 trong khi đó tiền chỉ tăng có12,5. Sang năm 2005 thì tiền đã tăng 11,5% song do nợ ngắn hạn cũng tăng nhanh mà chỉ tiêu này giảm so với năm 2004 – 8,9% tức là từ 0,128 lần lên tới 0,1143 lần. Trong cả ba năm này tỷ lệ thanh toán tức thời đều nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng tức khắc yêu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi dùng vốn bằng tiền. năm 2003 chỉ đáp ứng được 38%, năm 2004 chỉ đáp ứng được 32% còn sang năm 2005 công ty đáp ứng 34% điều này có nghĩa là Công ty ứng phó rất khó khăn đối với các khoản nợ ngắn hạn nếu chúng đều đòi hỏi được thanh toán ngay khi đó Côngtygiải phóng số lớn tài sản lưu động khác để thanh toán như vậy sẽ rất bất lợi cho doanh nghiệp. Mà ta đã biết tiền là một loại tài sản linh động nhất dễ dàng sử dụng để thoả mãn nhu cầu chi tiêu, thanh toán trong quá trình kinh doanh, vì vậy tài sản là tiền giảm đi có nghĩa là tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng quy mô, chớp lấy cơ hội đầu tư bị hạn chế.
Điều này gợi ý rằng doanh nghiệp phải nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá.
III.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY
1.Các kết quả đạt được và nguyên nhân
Qua chỉ tiêu về vốn lưu động thường xuyên ta thấy khả năng thanh toán cơ bản là lành mạnh vững vàng. Có được kết quả như vậy chính là nhờ công ty đã sử dụng hợp lý nguồn vốn dài hạn của mình nên ngoài việc tài trợ cho tài sản cố định nó còn dư thừa để tài trợ cho tài sản lưu động chính vì vậy mà tài sản lưu động mới lớn hơn nợ ngắn hạn và do đó vốn lưu động thường xuyên là dương, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Xem xét đến chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành cho ta một cái nhìn khá lạc quan về tình hình thanh toán của Coalimex vì hai chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên và khả năng thanh toán hiện hành có cùng số liệu gốc nên ta cũng có thể áp dụng cách giải thích ở trên cho kết quả này.
Để có một cái nhìn tổng thể nhằm đánh giá khái quát hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Coalimex ta hãy cùng xem lại các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả quản lý tài sản lưu động đã được trình bày tại phần ngay trên này.
Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển cho ta nhận xét rằng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty là chấp nhận được song vẫn còn hơi yếu có thể nói xét về khía cạnh này sự quản lý của công ty đối với tài sản là đạt yêu cầu song cần nâng cao hơn nữa trong thời gian tới. Đáng mừng là các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của vốn lưu động cho ta một kết luận vô cùng khả quan đó là vốn lưu động của công ty có khả năng sinh lợi cao kể cả xét chung hay chỉ riêng nội bộ công ty đây là điều đáng phát huy trong thời gian tới và cả sau này.
2.Hạn chế và nguyên nhân
Qua các chỉ tiêu đã xét ở trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty nhìn chung còn yếu kém và thiếu ổn định. Nguyên nhân của tình hình này bắt nguồn từ sự thiếu hợp lý trong cơ cấu tài chính của công ty.
Khi xem xét chỉ tiêu thanh toán nhanh thì ta phát hiện ra sự thiếu lành mạnh trong khả năng thanh toán đồng thời chỉ tiêu thanh toán tức thời chỉ rõ sự yếu kém của công ty trong việc ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn nếu chúng đòi hỏi thanh toán ngay lập tức, khi đó do lượng tiền mặt không đủ công ty phải giải phóng một lượng lớn các tài sản lưu động khác để bù vào (điều này sẽ rất bất lợi cho công ty trong việc duy trì sản xuất như cũ trong thời gian sau đồng thời việc giải phóng các tài sản lưu động một cách gấp rút sẽ bị thiệt thòi lớn do không thu được lượng giá trị tương ứng).
Nhận định trên chỉ rõ rằng trong cơ cấu tài sản lưu động, công ty đã duy trì tỷ trọng tiền quá thấp. Điều này khiến cho khả năng của công ty trong việc đáp ứng tức thời các khoản nợ ngắn hạn rất kém gây bất lợi cho công ty trong giao dịch, nhất là trong quan hệ với nhà cung cấp.
Trong khi đó các khoản phải thu vẫn còn cao tức là tỷ lệ vốn bị chiếm dụng rất lớn. Các khoản phải thu tăng lên một phần do công ty chưa có kế hoạch giám sát các khoản phải thu một cách chặt chẽ, chưa có kế hoạch thu nợ đều trong năm và giữa các năm. Tuy nhiên do ngày càng mở rộng quan hệ giao dịch nên công ty không thể tránh khỏi một vài khách hàng mất khả năng thanh toán. Tình hình các khoản phải thu tăng quá nhanh và ngày càng nhanh là một dấu hiệu đáng báo động về việc bị chiếm dụng vốn và ứ đọng vốn trong khâu tiêu thụ. Đặc biệt qua các chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu hồi các khoản phải thu ta càng thấy rõ điều này. Song việc tăng các khoản phải thu cũng có thể chấp nhận được trong trường hợp nhằm tăng doanh số bán hàng và đặc biệt để tăng lợi nhuận của công ty mặc dù vậy lợi thế này của tín dụng thương mại không được công ty khai thác triệt để cho nên việc công ty duy trì giá trị khoản phải thu cao lại không gắn liền với việc tăng mức bán hàng và lợi nhuận mà là ngược lại.
Tỷ trọng hàng tồn kho khá không ổn định trong tổng tài sản lưu động. Như phần trên đã phân tích giá trị hàng tồn kho khi cao nhất là 16,6% nhưng khi thấp nhất chỉ có 0,5% điều này cho thấy rõ sự không đều đặn. thiếu chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá của công ty.Tuy nhiên vấn đề ở đây là vòng quay hàng tồn kho giảm quá nhanh một cách không ngờ đẩy chỉ tiêu này từ mức rất tốt đến mức không thể chấp nhận được, chỉ qua ba nămvòng quay hàng tồn kho giảm 98% điều này chứng tỏ hàng tồn kho không được quản lý tốt.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng là điều đáng nói dù tỷ trọng của nó trong tổng tài sản lưu động luôn bằng không đây chính là điều không hợp lý nhất trong việc quản lý tài sản lưu động cũng như trong việc cải thiện khả năng thanh toán của công ty song nó cũng lại là điều khó khắc phục nhất. Duy trì điều này sẽ là một chướng ngại vật trong việc quản lý tài sản lưu động và cải thiện khả năng thanh toán vì không có “bước đệm” này giữa tiền và các tài sản lưu động khác sẽ có một sự lệch pha nên dù có cơ cấu chúng kiểu nào cũng không thể tạo ra được một tổng thể như ý vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa đáp ứng được mục tiêu sinh lợi. ngược lại muốn khắc phục nó đòi hỏi phải có những điều kiện mà thường được xem là không thể. Tuy nhiên chúng ta cũng sẽ thử tìm cách giải quyết vấn đề hóc búa này trong phần sau.
Chỉ tiêu chu kỳ vận động của tiền mặt cho ta một đánh giá chung về hiệu quả quản lý tài sản lưu động như ta đã thấy ở trên sự gia tăng của hàng tồn kho và các khoản phải thu vào hai năm 2000 và 2001 đã kéo dài chu kỳ vận động của tiền mặt mặc dù công ty đã có những cố gắng trong việc trì hoãn trả các khoản phải trả. Vấn đề đặt ra ở đây là phải giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu bằng cách hạn chế cấp tín dụng thương mại và tăng cường thu hồi các khoản phải thu đồng thời ta phải đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá giảm lượng hàng tồn kho để gia tăng thời gian vận động cuả hàng hoá song song với việc đó ta phải phát huy việc kéo dài thời gian chậm trả những khoảng phải trả như hiện nay, làm được như vậy thì chu kỳ vận động của tiền của công ty sẽ được rút ngắn lại chứng tỏ hiệu quả quản lý tài sản lưu động là đạt yêu cầu.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY GIỐNG VẬT TƯ NÔNG LÂM NGHIỆP TUYÊN QUANG
I. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN LÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TẠI CÔNG TY GIỐNG VẬT TƯ NÔNG LÂM NGHIỆP TUYÊN QUANG
Hiện nay trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, công tác xuất nhập khẩu ngày càng trở nên vô cùng quan trọng được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước chính vì vậy nó ngày càng trở nên sôi động, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực này tạo nên sự cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ và gay gắt, đặc biệt là trong thời gian này khi Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN, tham gia vào APEC và là quan sát viên cuả WTO. Đây chính là những thuận lợi mà các công ty xuất nhập khẩu nói chung cũng như công ty Coalimex nói riêng cần phải tận dụng, đồng thời cũng là những khó khăn mà họ phải vượt qua.
Trong những năm vừa qua công ty đã không ngừng nỗ lực để có thể thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hoạt động ngày càng khó khăn. Công ty đã luôn giữ vị trí đứng đầu trong công tác xuất khẩu than và góp phần quan trọng trong việc đưa than Việt Nam đến với thị trường thế giới.
Tuy nhiên, doanh thu của công ty mấy năm gần đây có chiều hướng giảm sút không ổn định điều này xuất phát một phần từ những thiếu sót trong công tác quản lý tài sản lưu động và những yếu kém về khả năng thanh toán của công ty như đã được trình bày ở chương hai các thiếu sót đó gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Dễ thấy rằng cơ cấu tài sản lưu động, cơ cấu tài chính của công ty còn thiếu hợp lý làm ảnh hưởng manh mẽ đến khả năng thanh toán của công ty. Định hướng của công ty trong thời gian tới là tăng cường mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, muốn đạt được điều này thì công ty trước hết phải cải thiện công tác quản lý tài chính, trong đó có công tác quản lý khả năng thanh toán, đồng thời cơ cấu lại bộ máy quản lý công ty, quản lý tốt khả năng thanh toán là điều kiện tiền đề cho việc theo đuổi bất cứ một mục tiêu nào của công ty.
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY
1.Một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng thanh toán của công ty trong thời gian tới.
Như ta đã thấy trong phần thực trạng khả năng thanh toán của công ty hiện thời không được lành mạnh và ngày càng có xu hướng yếu đi nhất là khả năng thanh toán nhanh và tức thời thực sự là rất kém do đó vấn đề cần đặt ra trước mắt là làm sao tăng khả năng thanh toán của công ty lên nhanh chóng để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán vì trước mắt công ty phải đối mặt với nhu cầu thanh toán rất lớn phát sinh từ các khoản nợ ngắn hạn trị giá 104914 triệu VND sắp đến hạn thanh toán. Để giải quyết vấn đề này có các biện pháp tức thời như sau:
1.1.Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt
Công ty phải tiến hành ngay các biện pháp thu hồi nợ để thu hồi các khoản phải thu trị giá 61036 triệuVND tránh tình trạng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn gây ứ đọng vốn như hiện nay. Việc thu hồi nợ cần bắt đầu từ các khoản có giá trị lớn trước sau đó đến các khoản nhỏ sau nhưng cũng cần đặc biệt lưu ý đến các khoản quá hạn hay có thời hạn lâu ngày cần có biện pháp đôn đúc thu hồi nợ thường xuyên tránh trường hợp chây ỳ dây dưa khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Thêm vào đó để nâng cao hiệu quả của việc thu hồi nợ công ty nên áp dụng mức lãi phạt nặng hơn nữa tuỳ theo từng thời gian quá hạn của khoản nợ, điều này sẽ khiến khách hàng tích cực hơn trong việc trả nợ cho công ty.
Việc thu hồi nợ tiến hành hiệu quả sẽ tăng lượng tiền của công ty lên, lượng tiền tăng thêm này công ty phải dùng một phần hay toàn bộ để gửi ngân hàng hay giữ tại quỹ của công ty nhằm nâng cao khả năng thanh toán tức thời cho công ty làm được điều này công ty sẽ có thể ứng phó tốt hơn với các khoản nợ đến hạn của mình.
1.2.Giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và thay thế bằng nợ dài hạn
Qua các Báo cáo tài chính của công ty ta thấy ngân hàng của Coalimex ngày càng tăng và các khoản nợ này hoàn toàn là nợ ngắn hạn, nợ ngân hàng cao chứng tỏ uy tín của công ty trên thị trường lớn tuy nhiên nợ ngân hàng chiếm tới 51,6% trong năm 2001 là tỷ lệ quá cao. Điều này không những làm tăng chi phí nợ vay mà còn tạo một áp lực lớn lên khả năng thanh toán của công ty. Vì vậy, công ty nên chủ động giảm các khoản nợ ngắn hạn tại ngân hàng và thay vào đó bằng các khoản nợ dài hạn. Do là một doanh nghiệp thương mại nên nguồn vốn mà công ty cần sử dụng trong hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn lưu động nên việc vay dài hạn ngân hàng là không thể được vì các ngân hàng không cho phép vay dài hạn đối với vốn lưu động. Tuy nhiên công ty có thể vay vốn dài hạn từ một số nguồn sau:
Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên
Là một công ty khá lớn Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang có số lượng cán bộ là 370 người chưa kể một số lượng không nhỏ lao động làm hợp đồng, hơn nữa qua 10 năm hoạt động có hiệu quả nên đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty điều là những người đã gắn bó với công ty trong thời gian dài và thu nhập hiện nay của họ là khá cao so với mức chung, đồng thời họ cũng đã có một lượng tài sản tích luỹ tương đối lớn, do đó huy động vốn từ cán bộ công nhân viên là rất thuận lợi đồng thời đó cũng là biện pháp phát huy nguồn vốn nội lực, giảm thiểu rủi ro tăng sức mạnh tài chính cho công ty và góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức của công ty.
Tuy nhiên, đây là biện pháp khá mới mẻ và còn chưa được số đông các lãnh đạo của các công ty nghĩ tới cũng như nó còn quá xa lạ. Ngoài ra với phương thức huy động vốn này thường thì số vốn huy động được không nhiều và dễ gặp các khó khăn khác như vấn đề cơ sở pháp lý và các vấn đề về thời hạn cho vay cách hoàn trả…
Song nhìn chung đây là nguồn vốn dài hạn rất có triển vọng công ty nên xem xét cách thức huy động để có thể huy động môt lượng vốn khoảng 300 triệu trong thời gian tới.
Sử dụng nguồn vốn hiện có một cách có hiệu quả
Bên cạnh huy động nguồn vốn dài hạn công ty cần sử dụng nguồn vốn hiện có một cách tiết kiệm hiệu quả trong đó quan trọng nhất là sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm triệt để bởi vì điều này sẽ giúp công ty làm giảm các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy rằng trong ba năm qua tốc độ luân chuyển vốn lưu động ngày càng tăng song hệ số luân chuyển vốn lưu động lại bé và còn rất thấp so với yêu cầu chung cho nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm tăng nhanh hơn nữa tốc độ lưu chuyển vốn lưu động có thể tiết kiệm được số vốn lưu động ngày càng lớn. Thực hiện được điều này công ty sẽ giảm được áp lực vay vốn qua đó giảm được các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn.
Ngoài ra, công ty cần quan tâm đến vấn đề tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động như chi phí tiếp khách, chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp…
2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN lưu động của Công ty
2.1.Cải thiện bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý hiện tại của Công ty là sự kết hợp giữa ban Giám đốc và phòng kế hoạch kinh tế - tài chính các kế hoạch đặt ra đã được sự thông qua của hệ thống này sau đó mới được phân bổ đến các bộ phận thực hiện. Tuy nhiên, quy trình lập kế hoạch lại có những khuyết điểm. Cụ thể là sau một năm việc hoạch toán hoạt động kinh doanh được thực hiện từ các phòng kinh doanh các chi nhánh sau đó tổng hợp tại phòng kế hoạch kinh tế - tài chính của Công ty từ đó xây dựng nên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Việc lập kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo cũng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và các kế hoạch do chính khối phòng kinh doanh đề ra. Do vậy các yếu tố khách quan dễ bị bỏ qua, sự phân bổ vốn giữa các đơn vị kinh doanh dễ mất đi tính hợp lý.
Công ty cần thiết phải lập ra một bộ phận chuyên tổng hợp các phân tích về thị trường, theo dõi các hạng mục công trình hay các dự án đầu tư tương lai liên quan đến doanh nghiệp.
Mặt khác, Công ty còn chưa chú trọng đến công tác quản lý tài sản lưu động và quản lý các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Công ty cũng cần nhanh chóng thành lập một bộ phận chuyên trách về tài chính, không gắn thêm nhiệm vụ kế toán để có thể quản lý tốt hơn. Đặc biệt tuy thị trường tài chính Việt Nam chưa hoàn chỉnh Công ty khó có thể thực hiện quản lý tiền bằng cách mua bán các chứng khoán thanh khoản song Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường chứng khoán, bộ phận này sẽ có nhiệm vụ theo dõi sát sao tình hình thị trường giúp Công ty không bị bỡ ngỡ trong việc mua bán các chứng khoán thanh khoản trên thị trường sau này.
2.2.Đổi mới phương pháp quản lý
2.2.1Đối với tiền và các chứng khoán thanh khoản cao.
Trong hoạt động của mình Công ty cần thiết phải lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để có thể biết các nguồn tiền cũng như sử dụng nguồn tiền của Công ty như thế nào. Từ đó Công ty có thể dự báo nhu cầu tiền trong thời gian tới và xác định được lượng tiền tối thiểu cần phải duy trì đáp ứng được các tình huống diễn ra hàng ngày.
Đặc biệt công ty phải nhanh chóng làm quen với các chứng khoán trong cơ cấu tài sản lưu động của mình thể hiện bằng việc bắt đầu đầu tư vào các chứng khoán có giá trị ổn định trên thị trường hiện nay. Tuy có thể nói rằng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa đủ phát triển để các chứng khoán có thể tham gia vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp như là một khoản đầu tư ổn định và có lợi tương đối song cũng cần lưu ý ngoại trừ các trái phiếu thì các cổ phiếu của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay đều có tỷ lệ sinh lời khá lớn tính từ khi chúng được chính thức niêm yết cho tới nay và tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với lãi suất gửi ngân hàng. Dẫu sao đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng là một bước tiến rất khôn ngoan mang tính chất “đi trước đón đầu” giúp doanh nghiệp quen dần và có đủ hiểu biết về thị trường chứng khoán để sau này khi chứng khoán đã thực sự là “bước đệm” cho tiền mặt thì doanh nghiệp thực sự vận dụng và quản lý tài sản này một cách có hiệu quả nhằm nâng cao khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
2.2.2.Đối với dự trữ, hàng tồn kho
Lượng hàng tồn kho của Công ty trong các năm qua được duy trì một cách ngẫu nhiên trên thực tế Công ty hoàn toàn có thể tính toán một cách chính xác lượng dự trữ hợp lý.
Các khách hàng của Công ty hầu hết là khách hàng truyền thống do đó mà Công ty hoàn toàn có thể dự đoán được trước số lượng hàng nhập khẩu mà từng doanh nghiệp có nhu cầu theo quý theo tháng cũng như là số lượng hàng xuất khẩu mà các mỏ than cung cấp. Dựa trên các con số dự đoán Công ty có thể chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung cấp và tìm nguồn tiêu thụ, mặt khác có thể tổ chức tốt hơn công tác vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá nhằm tăng vòng quay dự trữ và số lượng hàng tồn kho. Chẳng hạn khi mua hàng Công ty có thời gian để tham khảo toàn diện giá cả cũng như điều kiện mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn được nhà cung cấp nhiều ưu đãi nhất.
Nói rõ hơn thì việc quản lý dự trữ, hàng tồn kho phải luôn hướng tới mục tiêu giảm lượng dự trữ tồn kho nhằm tiết kiệm chi phí.
Hiện nay, như ta đã biết hàng dự trữ, hàng tồn kho của công ty chủ yếu là bộ phận liên quan đến nhập khẩu. Do đó đòi hỏi ta phải có những giải pháp thực sự có hiệu quả để giải phóng chúng.
Xem xét hàng tồn kho của công ty ta nhận thấy chúng chủ yếu tồn tại ở hai dạng là hàng tồn kho và hàng gửi bán. Hiện tại công ty đang phải đối mặt với lượng hàng hoá tồn kho khá lớn một phần trong số đó thuộc loại khó tiêu thụ. Đây là một khó khăn rất lớn cho công ty trong việc đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho.
Sau khi đã nhập hàng về kho công ty trực tiếp quản lý chúng, cho nên lúc này biện pháp duy nhất là tìm cách đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng tồn kho. Đó là các biện pháp sau:
Thiết lập các kênh tiêu thụ nhằm mở rộng quy mô tiêu thụ như: bán buôn, bán đại lý..
Tiếp tục quá trình Marketing trong khâu tiêu thụ. Đối với hàng gửi bán công ty phải có kế hoạch bố trí công tác, kiểm tra thường xuyên để nắm bắt được tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời. Tăng cường công tác tham gia hội chợ triển lãm, hội chợ người tiêu dùng để mở rộng quan hệ với khách hàng, duy trì tốt các mối quan hệ cũ.
Đối với hàng tồn kho đã rơi vào tình trạng lỗi thời khả năng tiêu thụ kém công ty nên mạnh dạn chịu tổn thất phần nào để nhanh chóng giải phóng nguồn vốn tồn đọng bằng cách hạ giá. Hơn nữa điều này còn giúp Công ty tránh được những tổn thất khác có thể xảy ra như chi phí lưu kho, bảo quản, tổn thất do chất lượng hàng hoá giảm hoặc do mất mát hao hụt.
Tóm lại, đối với hàng hoá tồn kho thì vấn đề được coi trọng không chỉ là công tác quản lý chúng sau khi đã nhập mà quan trọng là lúc đưa ra quyết định nhập: nhập hay không nhập, loại nào, bao nhiêu, từ đâu và khi nào..?
2.2.3.Đối với các khoản phải thu (chính sách tín dụng thương mại)
Việc theo dõi các khoản phải thu của Công ty còn quá đơn giản và lỏng lẻo Công ty cần phải lập bảng theo dõi tình hình phải thu đối với từng khách hàng theo từng tháng từng quý, năm. Qua bảng này Công ty lập kế hoạch thu tiền cụ thể nhằm tránh nợ đọng kéo dài từ các khách hàng.
Đồng thời Công ty phải thật sự chú trọng đến việc rút ngắn thời gian các khoản phải thu bằng cách tiến hành những phương pháp quản lý mới sau:
Tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi ra quyết định bán chịu như: năng lực tài chính (thông qua một số kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua, thu nhập kỳ vọng trong thời gian tới chiến lược kinh doanh và tính khả thi của nó...), năng lực pháp lý (tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của hành vi kinh doanh...), hành vi đạo đức...
Công ty cũng nên định mức giá bán trả chậm phải đảm bảo đủ để bù đắp những rủi ro tiềm ẩn của khoản phải thu đó như: rủi ro vỡ nợ, rủi ro giảm giá trị do ảnh hưởng của lạm phát... và các khoản phí tổn khác phát sinh trong việc quá trình thu nợ. Hay nói cách khác chính các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán cho tất cả thiệt hại cũng như lợi thế liên quan đến khoản tín dụng thương mại để xác định được chính xác giá trị chỉ tiêu NPV cho khoản tín dụng thương mại đó và chỉ chấp nhận bán trong trường hợp NPV thực sự dương. Mặt khác, cũng cần phải quan tâm đến đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ trước khi quyết định có bán chịu hay không và với mức giá là bao nhiêu. Chính nhân tố này sẽ tác động rất lớn đến rủi ro và tổn thất của khoản phải thu (sự thay đổi tỷ giá liên quan đến giá gốc nhập khẩu, đến tình trạng lạm phát, trì trệ của nền kinh tế...)
Nghiên cứu, quan sát tình hình ngân quỹ của khách hàng để xác định thời hạn hợp lý nhất đảm bảo cho khách hàng trong tình trạng sẵn sàng trả nợ nhất. Hơn nữa, Công ty phải thường xuyên giám sát hoạt động của họ, có thể phân công quản lý theo từng khách hàng, nhóm khách hàng, đặc biệt đối với các khách hàng lớn. Từ đó giúp Công ty dễ dàng hơn trong công tác quản lý và thu nợ.
Trong điều kiện khó khăn về vốn Công ty có thể giảm thời gian thu nợ bằng cách đưa ra mức chiết khấu thanh toán nhanh hấp dẫn. Các chứng từ của khoản phải thu phải đảm bảo phản ánh được đầy đủ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Người đứng ra chịu trách nhiệm phải đúng trong phạm vi thẩm quyền được phép phòng khi có rủi ro xảy ra Công ty có thể mời “bên thứ ba”.
Không nên để các món nợ chồng chất, nếu khách hàng nào có hiện tượng trì trệ thanh toán và kinh doanh có dấu hiệu không tốt thì Công ty nên cương quyết ngừng ngay việc cấp tín dụng thương mại cho họ. Hơn nữa, phải nhanh chóng xử lý các món nợ dây dưa bằng mọi biện pháp có thể được dù phải chấp nhận tổn thất như tham gia phát mại tài sản, cầm cố tài sản...
Thường xuyên theo dõi số dư các khoản phải thu của từng khách hàng cũng như trong tổng thể để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đồng thời phải lập ngân quỹ cho từng thời điểm để có biện pháp cân đối nguồn cho phù hợp vừa đảm bảo thanh toán vừa tránh lãng phí vốn. Để thực hiện tốt vấn đề này thì việc xắp xếp tuổi cho các khoản phải thu là một vấn đề rất cần thiết.
Tuỳ từng thời kỳ mà Công ty lên kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi cho phù hợp không nên lớn quá mà gây ứ đọng vốn nhưng cũng không nên nhỏ quá mà gây khó khăn trong việc đảm bảo tái sản xuất của Công ty.
Đối với khoản phải thu Nhà nước thông qua hoàn thuế VAT đầu vào.
Đây cũng đang là yếu tố gây ứ đọng vốn không nhỏ cho Công ty. Mặc dù nguyên nhân của vấn đề này không phải do chính sách thuế cũng không hoàn toàn là lỗi của Công ty mà chủ yếu do sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chứng từ sử dụng trong luật VAT của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngoài ra còn nhiều bất cập khác xảy ra trong quá trình áp dụng luật thuế này. Mặc dù tại Công ty đã có một kế toán trong lĩnh vực này song lại không thể chống đỡ nổi với muôn vàn yếu tố khách quan. Do vậy vấn đề hoàn thuế vẫn còn là điều đang được sự quan tâm của toàn Công ty. Biện pháp duy nhất Công ty có thể làm được là hoàn thiện bộ hoá đơn VAT trong khâu thu mua, hồ sơ xin hoàn thuế phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi điều khoản theo luật thuế hiện hành.
Công ty cũng cần dự đoán các nhu cầu tiền để có thể chủ động trong việc tìm các nguồn tài trợ ngắn hạn tăng cường các hoạt động thanh toán của Công ty.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Đối với Nhà nước
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế chịu sự quản lý chung của cơ quan quản lý nhà nước. Để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì sự điều khiển của các cơ quan quản lý nhà nước phải có mục đích đúng đắn, đảm bảo cho sự công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các vấn đề về huy động và sử dụng vốn lưu động nói riêng. Nhà nước cần điều chỉnh các chính sách quản lý vĩ mô: luật pháp, thủ tục hành chính….chặt chẽ nhưng thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Nhà nước cần tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn
Để thực hiện được điều này, trước tiên Nhà nước cần ban hành các chính sách về tạo vốn. Các chính sách này cần phải đảm bảo được quyền huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước bằng mọi hình thức như liên doanh. liên kết vay của các cá nhân. Các tổ chức trong và ngoài nước từng bước phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp và của các cá nhân ngoài xã hội. Chính sách của Nhà nước cần chú trọng đến việc vừa khuyến khích định hướng cho các hoạt động thu hút vốn và cung ứng vốn vừa tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải tự lo lắng và tính toán các biện pháp huy động vốn sao cho vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của vốn.
Bên cạnh đó Nhà nước cần phải nhanh chóng tạo lập một thị trường tài chính hoàn chỉnh. Tạo dựng và phát triển thị trường tài chính ở nước ta vừa là quá trình có tính quy luật của nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường vừa nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn cho mọi cá nhân và tổ chức kinh doanh.
Ở nước ta hiện nay, vốn lưu chuyển chủ yếu qua hệ thống ngân hàng vì thị trường tài chính chưa hoàn thiện do đó năng lực huy động vốn và tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế là rất hạn chế. Kinh nghiệm của các nước cho thấy chỉ khi nào hai hình thức lưu chuyển này cùng tồn tại và bổ xung cho nhau thì mới cung cấp đủ lượng vốn cần thiết cho mọi thành viên của xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện thị trường tài chíng tạo điều kiện cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
Hơn nữa, một thị trường tài chính hoàn chỉnh còn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý tài chính tốt hơn như quản lý tiền và quản lý rủi ro (chủ yếu là rủi ro về tỷ giá).
1. Môi trường pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phải chịu sự định chế của Nhà nước bằng pháp luât, đó là các bộ luật và các văn bản dưới luật, có ý nghĩa như là những điều kiện để xác lập và ấn định các mối quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô. Tạo ra khuân khổ hành lang pháp lý cho sự hoạt động hợp lý của các đơn vị kinh tế phù hợp với lơị ích phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Theo xu hướng chung của nền kinh tế thế giới khi chuyển sang nền kinh tế thị trường cần phải có đầy đủ các bộ luật như : luật công ty, luật đâù tư nước ngoài, luật thương mại, luật phá sản, luật lao động…
Ở Việt Nam trong xu thế nền kinh tế hội nhập khu vực và toàn cầu Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận biết được điều đó nên đã sớm ban hành những bộ luật mới và kịp thời điều chỉnh những bộ luật đã có cho phù hợp với tình hình kinh tế của nươc ta. Đối với vấn đề huy đông vốn kinh doanh, Nhà nước cần ban hành các quy định thuận lợi về vay vốn ngân hàng và các hoạt động huy động taì chính khác. Cho phép các doanh nghiệp khi huy động vốn không phải có tài sản thế chấp.
2. Chính sách vĩ mô
Đây là chính sách sống còn, ảnh hưởng đến sự thịnh vượng hay đình đốn của một nền kinh tế. Tuy nhiên trên cơ sở doanh nghiệp thì chính sách này có tác động tới một số khia cạnh sau:
- Đối với các tổ chức tín dụng: các tổ chức tín dụng là các tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và cho vay và các chức năng thanh toán khác. Các tổ chức tín dụng có tác động tới việc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp qua rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng trung quy lại nổi lên hai vấn đề là lãi suất và phương thức thanh toán.
Để có vốn hoạt động, doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền gọi là lãi suất tiền vay. Khi đó để kinh doanh hiệu quả thì lợi nhuận thu được phải lớn hơn đẻ bù đắp được khoản chi phí này. Vì vậy các tổ chức tín dụng phải tính toán sao cho hợp lý để cho lãi suất tiền vay luôn nhỏ hơn lợi nhuậ bình quân của các doanh nghiệp đem lại. Mức lãi suất này phụ thuộc vào sự điểu chỉnh các chính sách vĩ mô của Nhâ nước thông qua ngân hàng trung ương.
- Đối với chính sách ngoại thương: Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu bằng các chính sách như thuế xuất nhập khẩu, , chính sách tỷ giá, hạn nghạch… Tất cả các điều này luôn ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy Nhà nước cần phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể và tình hình trong nước và trên thế giới để đưa ra những mức thuế suất sao cho phù hợp tạo đà cho các doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
- Đối với các cơ quan tài chính: cho phép các doanh nghiệp có phương pháp khấu hao tài sản, hạch toán, kiểm toán một cách hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng doanh nghiệp, sao cho đảm bảo cả một vòng đời của máy móc cũ, cũng như sản phẩm để có lãi bù đắp phần chi phí hữu hình cũng như vô hình.
3. Cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính cồng kềng, cửa quyền của cơ quan quản lý nhà nước cũng gây rất nhiều phiền hà cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vật thủ tục hành chính cần đảm bảo gộn nhẹ, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Đây là điều kiện hết sức quan trọng vì thị trường thì luôn biến động không ngừng vì vậy nếu không nắm bắt kịp thời sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh gay ra làm ăn không có lãi thậm chí còn thua lỗ.
Thủ tục hành chính gọn nhẹ, tiến tới chế độ”một cửa” sẽ giúp các doanh nghiệp linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn.
Thủ tục hành chính thông thoáng tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ đó tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp.
Vì vậy việc cải tổ thủ tục hành chính với mục tiêu gộn nhẹ, thông thoáng … tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn là
một trong những nội dung quan trọng nhất trong đổi mới quản lý doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn và thậm chí nó còn quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang đã giúp cho em thêm nhiều hiểubiết, kinh nghiệm và kiến thức về các hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung cũng như quản lý tài chính ngắn hạn noi riêng. Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chính là sự đúc rút những kinh nghiệm, kiến thức bổ ích đó đồng thời nó cũng là kết quả của sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô, của các cô chú, anh chị trong Công ty. Chính vì vậy với tất cả sự chân thành em xin gửi đến Thầy giáo Th.S Đặng Anh Tuấn và các cán bộ trong Công ty nói chung cũng như các nhân viên trong phòng Kế hoạch kinh tế - Tài chính nói riêng lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” chủ biên TS Lưu Thị Hương
NXB Giáo dục - 1998
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế quốc dân -1998
Chủ biên:TS Vũ Duy Hào -TS Đàm Văn Huệ
Đọc lập phân tích và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp
Đào Xuân Tiến.Vũ Công Ty. Nghuyễn Viết Lợi
Nhà xuất bản tài chính - 1996
Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường
Sở kinh tế đối ngoại Hà Nội - 1995
Quản lý tài chính doanh nghiệp -Josette Peyrard
Nhà xuất bản thống kê - 1994
Đọc và phân tích các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Ngô Thế Chi - Nhà xuất bản tài chính - 1996
Thời báo tài chính 2001
Công báo 2000 và 2001
Các tài liệu của Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế - Coalimex
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.DOC