Đói nghèo là vấn đề tồn tại trong lịch sử phát triển của xã hội, sự tăng hay giảm đói nghèo gắn liền với trình độ phát triển của nhà nước và phản ánh bản chất của nhà nước đó. Đói nghèo là một vấn đề chính trị, đòi hỏi nhà nước và các địa phương trong nhà nước đó phải có những chính sách hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Đây luôn là vấn đề nóng, nan giải liên quan đến nhiều mặt cuộc sống, mang tính quốc gia, tính quốc tế và thời đại. Nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đòi hỏi phải được tiếp cận đa chiều và đi sâu vào thực tiễn của quá trình thực hiện thì mới hiểu rõ được vấn đề. Hơn nữa, đây là khâu quan trọng trong chu trình chính sách, có liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành cùng tham gia thực hiện.
10 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 . Tên đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 - 2018”.
2 . Lý do và sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, nạn nghèo đói vẫn còn là một thách thức lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và đối với nền văn minh nhân loại nói chung. Đói nghèo là vấn đề tồn tại lâu dài trong lịch sử. Sự tăng hay giảm đói nghèo của con người gắn liền với trình độ phát triển của nhà nước và phản ánh bản chất của nhà nước đó. Các cuộc khủng hoảng xã hội và những biến động về chính trị đều phát sinh từ tình hình đói nghèo và bất bình đẳng xã hội - ở phạm vi một nước đó là vấn đề chính trị.
Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người; xóa đói, giảm nghèo được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - tế xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia và từng địa phương.
Ở Việt Nam, từ năm 1992 công tác xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai tại một số tỉnh, thành phố. Năm 1994 đã trở thành phong trào rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. Đến nay, đã gặt hái được những thành công rất đáng ghi nhận: tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010 và còn dưới 4,5% vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng đều ở các địa phương, chưa có các giải pháp vĩ mô bền vững trên phạm vi toàn quốc và đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo sâu sắc giữa các vùng miền, giữa thành thị với nông thôn.
Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, mới được chia tách, thành lập còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng cao biên giới trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém, tỷ lệ đói nghèo rất cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đói nghèo, ngay sau khi tái lập tỉnh vào năm 2004, tỉnh đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo. Nhờ vậy, những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 60,57% (01/2006) xuống 21,94%. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách của tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn cao hơn so với mặt bằng chung cả nước, kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo còn nhiều hạn chế.
Từ thực trạng về tình hình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu hiện nay, cần thiết phải có một cái nhìn mới, một hướng nghiên cứu mới từ đó đề xuất những giải pháp có tính khoa học để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 - 2018” để nghiên cứu.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Trong đề tài này, “tỉnh Lai Châu” là khách thể nghiên cứu, những vấn đề về hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo được phát hiện từ quan sát tỉnh Lai Châu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
“Hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo” là đối tượng nghiên cứu của đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 - 2019”.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Thời gian: Từ khi chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu mới đến nay (2004 - 2018).
- Đối tượng khảo sát của đề tài, bao gồm:
+ Thứ nhất: Quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
+ Thứ hai: Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2018.
+ Thứ ba: Chỉ khảo sát đối với một số cơ quan chủ thể tham gia thực hiện chính sách (cơ quan có chức năng nhiệm vụ trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện), như: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Ngân hàng Chính sách xã hội,... Và một số địa bàn tiêu biểu, đại diện được chọn, như: Thành phố Lai Châu, huyện Tam Đường, huyện Sìn Hồ, huyện Nậm Nhùn, huyện Mường Tè.
4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đây là đề tài không mới bởi trước đây đã có một số tác giả nghiên cứu đến vấn đề này nhưng mỗi người lại có góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau. Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu với các cấp độ tiếp cận như sau:
- Hồ Văn Thông (Chủ biên, 1999), Tìm hiểu về khoa học chính sách công, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống các vấn đề chính sách công dưới góc độ lý thuyết như: Khái niệm và khoa học chính sách công, phân tích chính sách công trong thực tế, những khuynh hướng phát triển cơ bản của chính sách công.
- Đoàn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền (Chủ biên, 2000), Chính sách kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội – Công trình đề cập đến vấn đề nghiên cứu trên các khía cạnh: Các công cụ quản lý kinh tế -xã hội, tổ chức thực thi chính sách kinh tế - xã hội, phân tích chính sách.
- Chu Văn Thành (Chủ biên, 2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội - Đây là công trình tập hợp các bài viết về dịch vụ công, được nghiên cứu dưới góc độ vĩ mô, mang tầm quốc gia.
- Tiến sĩ Ngô Huy Đức, Chuyên đề “Chính sách công”, gồm các chuyên đề bài giảng chính trị học dành cho cao học chuyên chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội - 2010. Chuyên đề này nghiên cứu tổng quát về chính sách công, bao gồm: khái niệm, chu trình chính sách công, chính sách quốc gia Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng, làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Bên cạnh đó, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về xóa đói, giảm nghèo:
- Nguyễn Thị Hằng, “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. Công trình đã nghiên cứu vấn đề đói nghèo ở các chế độ xã hội ở nước ta, nghiên cứu quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, lý tưởng của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Tác giả đã nêu lên tính tất yếu khách quan của việc xóa đói, giảm nghèo; thực trạng đói nghèo và một số phương hướng, biện pháp xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay.
- Phạm Gia Khiêm, Xóa đói, giảm nghèo ở nước - thành tựu, thách thức và giải pháp - Tạp chí Cộng sản (số 2, 3/2006).
- GS.TS Trần Ngọc Hiên, Về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Tạp chí Cộng Sản điện tử tháng 7 năm 2011.
- Nguyễn Thị Hoa, Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận án tiến sĩ năm 2009. Tập trung đánh giá một số chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu đã và đang được thực hiện trên phạm vi cả nước, tìm ra những điểm còn bất cập. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các chính sách.
Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sĩ Tiến sĩ và một số các bài báo công trình khoa học có đề cập đến vấn đề này ở những địa phương khác nhau, trên những khía cạnh khác nhau. Các chương trình này hầu hết được nghiên cứu dưới góc độ xã hội, về thực trạng và giải pháp ở những địa phương khác nhau.
Riêng ở tỉnh Lai Châu, có các tư liệu, bài viết của Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo tỉnh về tổng kết hàng năm, tổng kết từng giai đoạn thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo từ khi chia tách thành lập tỉnh Lai Châu đến nay (2004 - 2018). Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - tế xã hội của tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp cơ bản, có thể được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới. Để có thể đạt được mục tiêu ấy, người nghiên cứu xác định cần phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Hệ thống hóa các quan điểm cơ bản của các nhà khoa, các nhà nghiên cứu lý luận chính trị và truyền thông và đưa ra những quan niệm cơ bản về chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta, hiệu quả thực hiện chính sách và đói giảm nghèo của Việt Nam, các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và xác định các yếu tố có vai trò tác động quyết định, trực tiếp đối với hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.
- Trên cơ sở lý thuyết cơ bản về việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, người nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát, thu thập, xử lý thông tin tại địa bàn khảo sát, hát nhằm đánh giá một cách chính xác hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Lai Châu, Phát hiện những vấn đề đặt ra tìm hiểu nguyên nhân và phương hướng giải quyết các vấn đề đó.
- Dựa trên các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, nguyên nhân và phương hướng khắc phục các vấn đề đó đã được thực hiện, tác giả tiến hành đề xuất và luận chứng cho giải pháp cơ bản, có thể áp dụng, cũng góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu trong giai đoạn hiện nay.
6. Đóng góp mới của đề tài.
Đề tài mang lại một cái nhìn tổng quát về quy trình cũng như kết quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu, đóng góp cơ sở khoa học cho đội ngũ cán bộ của tỉnh và toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt hơn.
Đặc biệt, đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh trong thực hiện chính sách giảm nghèo những năm tới.
Những kết quả, giải pháp trong đề tài có thể là những tài liệu, nguồn thông tin cho những người nghiên cứu tiếp theo, cũng như căn cứ để vận dụng vào thực tiễn về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới. Đề tài cũng đề xuất một số ý kiến đóng góp thiết thực đối với các nhà quản lý, ban chỉ đạo các cấp trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước tỉnh Lai Châu trong những năm tiếp theo. Đồng thời, đề tài cũng góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng về tầm quan trọng của chính sách xóa đói, giảm nghèo và việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với sự phát triển của xã hội.
7. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu chủ đạo: Phân tích, phân tích - tổng hợp, tiếp cận hệ thống, lịch sử và logic, suy luận.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Thống kê, so sánh, xử lý tài liệu.
8. Kết cấu nội dung cần nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách công và nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu, đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn tới.
- Để có thể hoàn thành mục tiêu ấy, người nghiên cứu xác định cần thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
+ Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta.
+ Hai là, phân tích thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Lai Châu.
+ Ba là, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới.
Do đó, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài dự kiến sẽ được triển khai theo kết cấu nội dung dưới đây:
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
1.1. Cơ sở lý luận của quá trình thực hiện chính sách công
1.1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách
1.1.3. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
1.1.3.1. Các lý thuyết về đói nghèo
1.1.3.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam
1.1.3.3. Khái niệm và phân loại chính sách xóa đói, giảm nghèo
1.1.3.4. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
1.2. Chính sách và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng ta và nhà nước ta
1.2.1. Nội dung của chính sách xóa đói, giảm nghèo của nước ta
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay
1.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng
1.2.2.2. Các điều kiện cần thiết
1.2.2.3. Một số thách thức trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay
1.2.3. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LAI CHÂU TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2018
2.1. Khái quát tình trạng đói nghèo ở tỉnh Lai Châu
2.1.1. Đặc điểm, tình hình tác động đến vấn đề đói nghèo ở tỉnh Lai Châu
2.1.2. Khái quát tình trạng đói nghèo ở tỉnh Lai Châu.
2.2. Quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu từ năm 2004 đến năm 2018
2.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo từ năm 2004 - 2018
2.2.1.1. Hệ thống Văn bản pháp lý tổ chức thực hiện chính sách
2.2.1.2. Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách
2.2.1.3. Kết quả đạt được trong thực hiện chính sách
2.2.1.4. Những hạn chế trong thực hiện chính sách
2.2.2. Nguyên nhân
2.2.2.1. Nguyên nhân kết quả đạt được
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế.
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm
2.3. Tác động của việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với sự phát triển của tỉnh Lai Châu
2.3.1. Tác động đối với sự giảm nghèo
2.3.2. Tác động đối với các mặt của đời sống xã hội
CHƯƠNG III.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LAI CHÂU
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025
3.1. Phương hướng
3.1.1. Xu hướng, thách thức và khó khăn
3.1.2. Phương hướng
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể hoạch định chính sách
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống cơ quan thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với người nghèo, hộ nghèo
3.2.5. Nhóm giải pháp mở rộng xã hội hóa, hợp tác trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
9. Dự kiến sản phẩm tạo ra và khả năng áp dụng
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, phân tích thực trạng tình hình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu thời gian vừa qua và đưa ra phương hướng, một số giải pháp thực hiện chính sách này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo. Đề tài xác định tiếp cận và làm rõ những nội dung cụ thể sau:
Một là: Hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về chính sách công, về đói nghèo và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Đây là cơ sở nền tảng vững chắc để đảm bảo tính khoa học trong các khâu, các quy trình của một hệ thống chính sách của nhà nước nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo. Đó là cơ sở quan trọng để xác định đúng đối tượng người nghèo đói được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước, một yếu tố để có thể đánh giá được tính hiệu lực và hiệu quả khi triển khai thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Hai là: Hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta và đánh giá khái quát tình hình thực hiện chính sách của chính phủ, cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành trong công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam. Đây là bức tranh tổng thể, là cơ sở thực tiễn trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của cả nước để làm căn cứ xem xét quá trình thực hiện chính sách ở tỉnh Lai Châu.
Ba là: Khái quát hóa các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay. Để giúp cho chính quyền các cấp có các biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, tạo ra các điều kiện cần thiết để giải quyết tốt vấn đề đói nghèo trong thời gian tới. Đề tài đề xuất các điều kiện cần đảm bảo trong thực hiện chính sách là: Hệ thống chính sách cần phải được hoàn thiện; đảm bảo chất lượng, cơ chế hoạt động linh hoạt của bộ máy và đội ngũ cán bộ; sự hưởng ứng tích cực của người dân, đặc biệt là người nghèo; sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, quản lý của cấp ủy chính quyền các cấp.
Bốn là: Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tỉnh Lai Châu trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2018. Qua đó, cho chúng ta thấy được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề đói nghèo của tỉnh, quá trình triển khai thực hiện các chính sách từ tỉnh đến cơ sở, những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiệN. Từ đó có cái nhìn tổng thể nhằm đề ra các giải pháp kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong triển khai thực hiện chính sách ở giai đoạn tới.
Năm là: Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh từ nay đến năm 2025. Hệ thống các giải pháp này giám sát và điều kiện thực tiễn, xuất phát từ những ưu điểm hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách ở giai đoạn trước và những vấn đề đang được đặt ra trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo hiện nay của tỉnh Lai Châu. Nêu ra những công việc cần phải làm đối với các chủ thể ở từng khâu của chính sách: Từ hoàn thiện hệ thống chính sách, bộ máy chính sách, cơ chế thực hiện, người nghèo và huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách,... cơ bản đã được đề xuất trong khuôn khổ nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu này có khả năng được áp dụng và thực hiện trong phạm vi một tỉnh miền núi, biên giới mới chia tách thành lập với đặc điểm kinh tế - xã hội còn nhiều vấn đề đặt ra, cụ thể là địa bàn tỉnh Lai Châu.
10. Những vấn đề có thể cần tiếp tục nghiên cứu
Đói nghèo là vấn đề tồn tại trong lịch sử phát triển của xã hội, sự tăng hay giảm đói nghèo gắn liền với trình độ phát triển của nhà nước và phản ánh bản chất của nhà nước đó. Đói nghèo là một vấn đề chính trị, đòi hỏi nhà nước và các địa phương trong nhà nước đó phải có những chính sách hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Đây luôn là vấn đề nóng, nan giải liên quan đến nhiều mặt cuộc sống, mang tính quốc gia, tính quốc tế và thời đại. Nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đòi hỏi phải được tiếp cận đa chiều và đi sâu vào thực tiễn của quá trình thực hiện thì mới hiểu rõ được vấn đề. Hơn nữa, đây là khâu quan trọng trong chu trình chính sách, có liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành cùng tham gia thực hiện.
Vì vậy, tuy đề tài cơ bản đã đảm bảo mục đích nhiệm vụ cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xong việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tỉnh Lai Châu trong giai đoạn mới. Nhưng mới chỉ gợi mở cho việc triển khai chính sách của chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ nay đến năm 2025, cần phải có các nghiên cứu sâu hơn trong từng lĩnh vực, từng chính sách cụ thể mà hiện tại đề tài chưa thực hiện được, chẳng hạn như: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nghèo, các cơ chế xác định đối tượng hưởng lợi trong từng chính sách, việc huy động nguồn lực thực hiện chính sách, tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách,.../.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_tieu_luan_mon_nckh_0506_2108657.doc