Đề tài Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá

LỜI NÓI ĐẦU Thị trường tài chính tín dụng Việt Nam hiện nay đang chứng kiến cuộc đua tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Mức độ cạnh tranh này sẽ ngày càng khốc liệt hơn trong thời gian tới khi nhà nước thực hiện mở rộng hội nhập hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Với những khó khăn thách thức và bài học kinh nghiệm đúc rút từ 17 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, ngân hàng công thương Việt Nam (NHCT) đã xây dựng định hướng đến năm 2010 là “xây dựng NHCT là một NHTM chủ lực và hiện đại của nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật cao, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. Trong hàng loạt biện pháp chỉ đạo thực hiện định hướng chiến lược trên việc tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Trên thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng hiện nay đang có nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm cần được xem xét đánh giá đúng mức như : cho vay không thu hồi đựơc nợ, nợ khó đòi, nợ quá hạn vẫn đang tiếp tục xảy ra. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, làm cho chất lượng tín dụng giảm, gây ảnh hưởng xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, người ta chẳng có cách gì để loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ sử dụng những phương pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc giảm thiểu rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết, nó giúp cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao hơn. Điều này góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá” làm chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá. Chương 3: Các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá. Tuy nhiên với thời gian và trình độ có hạn kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bản chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi thiếu sót. Mong có đựơc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc. Hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng công thương Thanh Hóa đặc biệt là các cán bộ trong phòng kinh doanh. Em xin được bày tỏ sự biết ơn với thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ là người trực tiếp hướng dẫn em trong việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3 1.1 - Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 3 1.1.1 - Khái niệm về ngân hàng thương mại 3 1.1.2 - Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 4 1.2 - Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 6 1.2.1 - Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6 1.2.2 - Các hình thức tín dụng của ngân hàng 8 1.2.3 - Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 9 2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NHTM 10 2.1 - Khái quát về rủi ro trong các hoạt động ngân hàng 10 2.1.1 - Khái niệm về rủi ro 10 2.1.2 - Phân loại rủi ro trong các hoạt động ngân hàng 11 2.2 - Rủi ro tín dụng 14 2.2.1 - Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 14 2.2.2 - Đo lường rủi ro tín dụng 18 2.2.3 - Các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng 19 2.2.3.1 - Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng 19 2.2.3.2 - Nguyên nhân từ phía khách hàng 20 2.2.3.3 - Nguyên nhân khác 21 2.2.4 - Tác hại của rủi ro tín dụng 21 2.3 - Quản lý rủi ro tín dụng 22 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ 24 1. Tổng quan về ngân hàng công thương Thanh Hoá 24 1.1 - Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh 24 1.2 - Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Thanh Hoá 24 1.3 - Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Hoá 26 2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 31 2.1 - Tình hình cho vay của chi nhánh trong thời gian qua 31 2.2 - Tình hình rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 34 2.3 - Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 39 2.3.1 - Nguyên nhân từ bản thân NHCT Thanh Hoá 39 2.3.2 - Nguyên nhân từ phía khách hàng 40 2.3.3 - Các nguyên nhân khác 41 2.4 - Các biện pháp mà NHCT Thanh Hoá áp dụng 42 3. Thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 43 3.1 - Những thành tựu NHCT Thanh Hoá đã đạt được 43 3.2 - Những hạn chế vướng mắc cần được tháo gỡ của NHCT TH 44 CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH HOÁ 47 1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của NHCT Thanh Hoá 47 2. Những giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 47 2.1 - Tổ chức hợp lý, khoa học qui trình cho vay 47 2.2 - Nâng cao chất lượng quá trình phân tích tài chính dự án cho vay qua đó phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro 49 2.3 - Các giải pháp giải quyết nợ quá hạn 50 2.4 - Các giải pháp về phân tán rủi ro 50 2.5 - Thực hiện tốt công tác dự phòng rủi ro tín dụng 51 2.6 - Các biện pháp khác 51 3. Một số kiến nghị 52 3.1 - Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng 52 3.2 - Kiến nghị với NHCT Thanh Hoá 53 3.3 - Kiến nghị với NHNN Việt Nam 54 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

docx61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa trở lại kinh doanh bình thường. Do vậy trong quý IV hoạt động của khách sạn ngân hoa đã khởi sắc lãi 10 triệu đồng. Tổng doanh thu trong năm đạt 558 triệu đạt 81% kế hoạch. * Công tác kế toán tài chính và kết quả kinh doanh. Công tác kế toán ngoài việc thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, kịp thời, an toàn tài sản theo nguyên tắc chế độ còn quan tâm đến tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học tăng thời gian giao dịch với khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, bổ xung thêm các phương tiện làm việc, máy móc, thiết bị hiện đại, nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Công tác quản lý tài chính, quản lý tài sản, bảo đảm chế độ và tiết kiệm phục vụ kinh doanh có hiệu quả. Làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám đốc trong chỉ đạo điều hành kinh doanh, thay đổi, bổ sung một số nội dung trong quy chế tài chính cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh năm 2005. Phối tốt với các phòng nghiệp vụ trong giải quyết công việc. Công tác thông tin điện toán ngày càng được nâng cấp đáp ứng yêu cầu quản lý và hiện đại hoá. Xây dựng các phần mềm tiện ích phục vụ công việc cho các phòng chức năng, quản lý chặt chẽ và đảm bảo an toàn các thiết bị cung cấp. Kết quả hoạt động tài chính trong năm đạt. Tổng doanh thu : 825.821 triệu đồng. Tổng chi phí: 69.736 triệu đồng. Lợi nhuận hạch toán chi nhánh năm 2005 là: 16.084 triệu đồng, trích lập quỹ dự phòng 1.313 triệu đồng. 2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Thanh Hoá. 2.1. Tình hình cho vay của chi nhánh trong thời gian qua. Các NHTM nói chung và NHCT TH nói riêng gặp những khó khăn về khai thác nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế. Lãi suất huy động tiết kiệm liên tục, điều chỉnh tăng, trong khi đó lãi suất cho vay điều chỉnh tăng không kịp ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh NHCT TH trong năm 2005 đã đạt được một số kết quả khả quan như: tăng trưởng dư nợ, cho vay đúng kế hoạch và nằm trong khả năng quản lý giám sát của chi nhánh. Cơ cấu tín dụng đã chuyển biến theo hướng tích cực an toàn và hiệu quả, thể hiện qua một số chỉ tiêu sau. * Cho vay nền kinh tế. - Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến 21/12/2005 đạt 748.018 triệu đồng tăng so với đầu năm 123.750 triệu đồng, dư nợ tăng chủ yếu là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp đã chuyển đổi thành công ty cổ phần tăng 159.540 triệu đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng là 92.7% tổng dư nợ cho vay, cho vay bằng VNĐ đạt 695.007 triệu đồng tăng 112.035 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 19%, cho vay bằng ngoại tệ đạt 53.011 triệu đồng tăng 11.715 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 28% so với đầu năm. Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng, cơ cấu đầu tư trong năm 2005 như sau: CHỈ TIÊU 31/12/2004 31/12/2005 +,- năm2005 so với năm 2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Tổng DN cho vay và đầu tư 624.268 100 748.018 100 123.750 120 1. Phân loại TD theo thời hạn CV 624.268 100 748.018 100 - Dư nợ ngắn hạn 472.196 76 560.892 75 88.696 119 - Dư nợ trung và dài hạn 152.072 24 187.126 25 35.054 123 2. Phân loại theo hình thức đảm bảo 624.268 100 748.018 100 - Cho vay có tài sản đảm bảo 498.456 79,85 661.784 88.5 163.328 132 - Cho vay không có tài sản đảm bảo 125.812 20.15 86.234 11.5 -39.578 68 3. Phân loại TD theo thành phần KINH Tế 624.268 100 748.018 100 - DN nhà nước 90.623 14.5 54.833 7.3 -35.790 60 - DN ngoài quốc doanh 533.645 85.5 693.185 92.7 159.540 130 4. Phân loại TD theo chất lượng TD 624.268 100 748.018 100 - Dư nợ thông thường 619.045 99.18 745.574 99.67 126.679 120 - Dư nợ quá hạn 5.050 0.8 2.294 0.31 -2.756 45 - Nợ tồn đọng 173 0.02 150 0.02 -23 86 5. Phân loại TD theo NV cho vay 624.268 100 748.018 100 - Nguồn vốn thương mại NHCT 597.860 95.76 716.559 95.8 118.699 120 - Cho vay tạo việc làm 1.665 0.27 1.338 0.2 -327 80 - Cho vay tài trợ uỷ thác 24.734 3.97 30.121 4.0 5.387 121 6. Phân theo loại tiền tệ 624.268 100 748.018 100 - Cho vay VNĐ 582.972 93.4 695.007 93 112.035 119 - Cho vay ngoại tệ 41.296 6.6 53.011 7 11.715 128 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2004,2005 NHCT TH * Cho vay các trương trình dự án . - Chương cho vay tài trợ uỷ thác Việt- Đức: Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi tạo việc làm, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được duy trì, ổn định nên có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động trên thị trường. Trong năm 2005 dư nợ cho vay 3 chương trình : 31.459 triệu đồng với 204 dự án tăng với đầu năm là 5051 triệu đồng tăng chủ yếu là cho vay theo trương trình JBIC. - Cho vay không có BĐTS đối với công nhân viên chức. Tính đến nay ngày 31/12/05 chi nhánh đã cho vay : 1603 khách hàng với dư nợ cho vay là: 15.249 triệu đồng, chiếm tỷ trọng: 2.04%/ tổng dư nợ cho vay. Việc cho vay của chi nhánh đối với các cán bộ công nhân viên chức chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại phụ vụ cho công tác, đồ dùng gia đinh, sửa chữa nhà ở phụ vụ cho sinh hoạt và phát triển kinh tế phụ gia đình, mua cổ phần trong doanh nghiệp ... đã cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên chức. - Cho vay xuất nhập khẩu: Năm 2005 cho vay phục vụ thu mua hàng xuất khẩu với doanh số cho vay: 23818 triệu đồng, doanh số thu nợ:25.008 triệu đồng cho vay xuất khẩu, chủ yếu là cho vay xuất khẩu nông sản, thực phẩm và gia công hàng may mặc. Về cho vay nhập khẩu với doanh số cho vay là 61.709 triệu đồng, doanh số thu nợ là 45.065 triệu đồng, cho vay nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc chữa bệnh. Dư nợ cho vay ngoại tệ đến ngày 31/12/2005 là 53.011 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7% tổng dư nợ cho vay và so với đầu năm tăng 11.715 triệu đồng. - Hoạt động dịch vụ máy rút tiền tự động ATM: chi nhánh NHCT TH được đầu tư hai máy rút tiền tự động được đặt tại hai điểm: Chi nhánh hội sở tỉnh và phòng dao dịch số 2. Quá trình thực hiện dịch vụ này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chuyển và nhận tiền tại bất cứ điểm nào trong cả nước. Trong năm 2005 chi nhánh đã mở được 2.156 thẻ trong đó 2.135 thể ATM và 21 thẻ tín dụng quốc tế, doanh số hoạt động thẻ trong năm đạt 28.7 triệu đồng. Tổng số thẻ đang hoạt động hiện tại là 3.187 thẻ. 2.2. Tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá. NHCT TH là một tổ chức kinh doanh tiền tệ cũng như các doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh của mình ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro mà chủ yếu là rủi ro tín dụng. Trước những năm 1990, nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn do ngân hàng tự huy động là chưa có. Do đó, nếu xảy ra rủi ro hoặc thua lỗ trong hoạt động kinh doanh các đơn vị kinh tế nói chung thì ngân hàng không chụi trách nhiệm. Công tác phòng chống rủi ro sẽ được nhà nước bù đắp. Vào những năm sau, ngân hàng bắt đầu áp dụng một số hình thức huy động vốn những nguồn vốn ngân sách vẫn là chủ yếu. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trước năm 1995 có tính chất nửa bao cấp, nửa kinh doanh. Sau năm 1995, NHCT TH tiếp tục thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, tổng hợp và chụi trách nhiệm quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay trước nhiệm vụ trên NHCT TH xác định rõ mục tiêu trước mắt là cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, quay vòn vốn nhanh, không để vốn ứ đọng. Trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, NHCT TH đã có những nguyên tắc, chuẩn mực nhất định được đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro và khả năng vở nợ tới mức thấp nhất. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng vay vốn với nhiều lý do và hậu quả xấu nhất đến với ngân hàng là khách không có khả năng trả nợ đúng hạn, thậm chí mất khả năng thanh toán. Đó là biểu hiện của sự phát sinh nợ quá hạn không có khả năng thu hồi gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tình trạng khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh gặp khó khăn về mặt tài chính, bị chiếm dụng vốn, hàng hoá ứ đọng... dẫn đến vỡ nợ xảy ra phổ biến trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế gây gánh nặng cho hệ thống NHTM nói chung và NHCT TH nói riêng. NHCT TH cũng xác định được rằng rủi ro mang tính tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bất kể là ngân hàng nào dù là ngân hàng kinh doanh có hiệu quả nhất thì vẫn phải gặp rủi ro ở mức độ nào đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà thôi. Qua đánh giá tình hình kinh doanh tín dụng tại NHCT TH ta thấy rủi ro tín dụng được thể hiện ở các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ khó đòi. Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Dư nợ cho vay Nợ quá hạn Tỷ trọng (%) 848.185 17.508 2.06% 947.000 10.228 1.08% 945.278 5.530 0.585% 746.646 2329 0.31% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002-2005 NHCT TH ( Số liệu năm 2005 được tính sau khi đã tách NHCT Bỉm Sơn ra khỏi NHCT TH) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2003 tăng 11.65% so với năm 2002 năm 2004 có giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Tuy nhiên năm 2005 giảm 198.634 triệu đồng xảy ra tình trạng này là do năm 2005 NHCT Bỉm Sơn tách khỏi NHCT TH trở thành ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHCT VN. Tuy nhiên nếu tính riêng hội sở NHCT và chi nhánh NHCT Sầm Sơn thì tổng dư nợ tăng 122.644 triệu đồng. Trong khi đó nợ quá hạn của chi nhánh lại giảm mạnh và đều qua các năm. Từ nợ quá hạn 17.508 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1.06% năm 2002 thì đến năm 2005 chỉ còn nợ quá hạn là 2329 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.31% tổng dư nợ, thấp nhất từ trước đến nay. Điều này thể hiện chi nhanh đã quan tâm tới chất lượng tín dụng, việc tăng trưởng tín dụng đã nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Để hiểu rõ nợ quá hạn phát sinh từ đâu là chủ yếu, ta xem qua biểu sau sẽ thấy chất lượng nợ quá hạn trong thời gian vừa qua. Phân loại nợ quá hạn theo thời gian của các đơn vị thuộc NHCT TH. Đơn vị: triệu đồng. Tên chi nhánh Năm 2004 Năm 2005 Tổng cộng NQH đến 6T NQH 6T đến 12T NQH 6T trên 12 T NQH đến 6 T NQH 6T đến 12 T NQH trên 12 T Tổng cộng CNNHCT SS Hội sở NHCT + Phòng KD + PGD1 +PGD2 +PGD3 + PGD6 1779 3735 3311 247 - 2 175 685 2830 2592 102 - - 136 81 107 27 52 - 2 26 1013 798 692 93 - - 13 489 336 245 - - 80 11 100 138 - 134 - 2 2 762 504 493 5 - - 6 1351 978 738 139 - 82 19 Tổng 5514 3515 188 1811 825 238 1266 2329 Nguồn:báo cáo tình hình hoạt động ngân hang năm 2004,2005-NHCT TH (Để tiện cho việc so sánh thì ở bảng trên không đưa số liệu của NHCT Bỉm Sơn) Theo bảng trên ta thấy nợ quá hạn dưới 6 tháng năm 2004 chiếm tỉ lệ khá cao tới 3.515 triệu đồng chiếm 63.75% nhưng sang năm 2005 giảm xuống còn 825 triệu đồng chiếm 35.42%. Nợ quá hạn 6 tháng giảm đi rất nhanh và mạnh, một phần vì thu được nợ và phần nợ quá hạn còn lại chuyển thành nợ khó đòi các khoản nợ quá hạn từ 6 tháng đến 12 tháng không cao quá các năm. Đây là nỗ lực vô cùng lớn của NHCT TH. Theo quy định của nhà nước nợ quá hạn trên 12 tháng được coi là nợ khó đòi đó là nhưng khoản nợ khiến NHCT TH khó có khả năng thu hồi năm 2004 là 1.811 triệu đồng chiếm 32,84 %. Năm 2005 là 1266 triệu đồng chiếm 54.36%. Như vậy, ta thấy tỷ trọng nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn tăng dần nhưng con số tuyệt đối lại giảm 545 triệu đồng. Điều đó cho thấy nợ quá hạn phát sinh chủ yếu là do nợ bị tồn đọng lại từ những năm trước dồn lại còn nợ quá hạn năm 2004, 2005 phát sinh không đáng kể. Nhìn vào biểu trên ta thấy hầu hết các cơ sở của chi nhánh đều có nợ quá hạn giảm dần (chỉ có PGD3 là có nợ quá hạn tăng) đặc biệt là phòng kinh doanh nợ quá hạn giảm từ 3.311 triệu đồng, xuống chỉ còn 738 triệu. Tuy nhiên nợ quá hạn của chi nhanh NHCT Sầm Sơn có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Phân loại nợ quá hạn theo cơ cấu nợ quá hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ quá hạn - Nợ quá hạn ngắn hạn - Nợ quá hạn trung, dài hạn 5513 3516 1997 100 63.78 36,22 2329 1183 1146 100 50.80 49.20 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng năm 2004,2005 - NHCT TH Qua biểu trên ta thấy năm 2004 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao chiếm tới 63.78% tổng nợ quá hạn điều này thể hiện nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn cao hơn dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn cao hơn. Tuy nhiên sang năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn và trung dài hạn đã tương đối cân bằng và đều giảm mạnh điều này thể hiện sự cố gắng của NHCT TH. * Tình hình nợ quá hạn phát sinh của NHCT TH năm 2005. Trong năm 2005 nợ quá hạn của chi nhánh là 2.329 triệu đồng giảm 3.201 triệu đồng so với năm 2004. Trong năm 2005 chi nhánh đã thu được 1.599 triệu đồng nợ tồn đọng đã được sư lý bằng nguồn dự phòng của NHCT VN. Thu được 243 triệu đồng nợ tồn đọng đã được chính phủ xử lý cấp nguồn tăng thêm thu nhập và tạo nguồn kinh doanh cho chi nhánh. Qua phân tích ở trên ta thấy: Chi nhánh đã quan tâm đến chất lượng tín dụng và chỉ đạo các đơn vị phân tích từng khoản nợ xấu để xử lý bằng nguồn của NHCT VN chính vì vậy nợ quá hạn của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2005 là 2.329 trđ. Chiếm tỷ lệ 0.31% tổng dư nợ đạt tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay tuy nhiên chi nhánh NHCT Sầm Sơn tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn còn cao chiếm 1.55%, tiềm ẩn nợ quá hạn ở NHCT Thanh Hoá vẫn còn. Số dư nợ quá hạn giảm song thực chất có một số được chuyển sang hạch toán giãn nợ và xử lý rủi ro. Ngoài ra tỷ lệ nợ khó đòi cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với tổng nợ quá hạn. 2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại NHCT TH. 2.3.1. Nguyên nhân từ bản thân NHCT TH. Ngân hàng tin tưởng vào tài sản thế chấp: Theo nguyên tắc cho vay là phải có tài sản thế chấp song cán bộ tín dụng cũng không nên quá cứng nhắc trong điều kiện này. Có khách hàng vay có tài sản thế chấp lớn nhưng làm ăn thua lỗ dẫn đến ngân hàng phải phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng việc bán tài sản thế chấp để thu hồi lại vốn còn là một bài toán khó cho các ngân hàng. Mặt khác việc định giá các tài sản thế chấp nó cũng là một trong các yếu tố quyết định tới các khoản cho vay và thu hồi vốn sau khi vay. - Do sự cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay là rất gay gắt. Sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại phụ thuộc vào việc ngân hàng đó có nhiều khách hàng hay không. Cho nên nhiều ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm thu hút lôi kéo khách hàng về phía mình như giảm lãi xuất cho vay… hay các biện pháp không lành mạnh khác. Chính vì vậy NHCT TH buộc phải thực hiện các yêu cầu của khách hàng nhằm giữ khách điều này mang đến cho NHCT TH rủi ro. Có nhiều khoản cho vay theo chỉ định của chính phủ hay chính quyền địa phương gây áp lực, thúc ép các NHTM phải cho vay, chính vì vậy có nhiều khoản nợ đọng hiện nay không thể xử lý được. Sự chủ quan trong cho vay: Quan niệm rằng các khách hàng quen không cần giám sát nhiều khi giải quyết cho vay thì chỉ dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp. Cán bộ tín dụng có nhiều người còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm, còn có những thiếu sót trong các khâu: Thẩm định dự án, thu thập thông tin từ khách hàng, đánh giá các báo cáo tài chính của khách hàng… Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa thực hiện đầy đủ chức năng tham miu giúp ban giám đốc kiểm tra, kiểm soát chưa phát hiện kịp thời hoặc có phát hiện nhưng chưa tham miu, xử lý ngay. Thông tin tín dụng chưa đầy đủ: Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để có quyết định cho vay đúng đắn. Trong nhiều trường hợp do điều tra không tốt nên thông tin sai lệch hoặc chưa đầy đủ. Hiện nay khách hàng vay tại nhều ngân hàng là phổ biến nhưng các ngân hàng không có thông tin đầy đủ nên nhiều trường hợp khách hàng đã mất khả năng thanh toán ngân hàng mới nhận ra. 2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng. Do kinh doanh thua lỗ, phá sản, hàng hoá chậm tiêu thụ: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại NHCT TH. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu của thị trường, không có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng xuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, do vậy hàng hoá khó tiêu thụ và thua lỗ là điều tất yếu, không có tiền trả nợ ngân hàng. Do công nợ chưa thu được: Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ quá hạn của NGCT TH. Đây chính là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau để kinh doanh, do đó gây khó khăn cho một số khách hàng vay vốn ngân hàng, họ phải chịu lãi và trả chậm cho nhân hàng. Do sử dụng vốn sai mục đích: Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thực tế việc ngân hàng quản lý vốn vay của khu vực ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh, bởi vì mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có chứng từ sổ sách ghi chép đầy đủ theo chế độ kế toán. Nhận thức được điều này và do ham lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình ngân hàng mà đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro lớn. Do đó khi thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng. Do yếu kém về trình độ, năng lực quản lý của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công trong kinh doanh ngoài vốn là yếu tố quan trọng doanh nghiệp còn phải có kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh. Một số doanh nghiệp khi vay, họ lập phương án thì khả thi nhưng đến lúc thực hiện do không tính đến biến động thị trường dẫn đến thua lỗ. Nhận thức của khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng là không cao, việc chấp hành pháp luật chưa đầy đủ nên ngân hàng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ khi khách hàng cố tình chây ỳ, dây dưa không chịu trả nợ cho ngân hàng. 2.3.3. Các nguyên nhân khác. Môi trường kinh tế, không ổn định: Do các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách. Từ đó dẫn tới thua lỗ trong kinh doanh hoặc không đủ điều kiện về vốn để tiếp tục đổi mới và kinh doanh tiếp. Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp đều đói vốn, khả năng quản lý còn yếu kém, cung cách làm ăn còn mang nặng tư tưỏng thời bao cấp hơn nữa buôn lậu, hàng giả chưa được ngăn chặn triệt để, đây là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Môi trường pháp lý không thuận lợi: Hệ thống pháp luật được ban hành không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây hệ thống pháp luật của nước ta đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Việc ban hành các văn bản tín dụng còn bị chồng chéo, trùng lặp nên hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản gặp nhiều khó khăn. - Tình hình kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế thời gian qua có nhiều biến động ảnh hưởng không ít tới khách hàng của NHCT TH. Thêm vào đó thiên tai khốc liệt trên vùng rộng lớn ở các tỉnh miền trung gây nên thiệt hại nghiêm trọng về người và của cũng ảnh hưởng tới ngân hàng rất nhiều. 2.4. Các biện pháp mà NHCT TH áp dụng. Để thực hiện các mục tiêu đề ra trong công tác tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với mở rộng tín dụng NHCT TH đã thực hiện các biện pháp như sau: Tăng cường mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình tư nhân cá thể làm ăn thực sự có hiệu quả và có uy tín. Đồng thời dữ vững dư nợ của các khách hàng lớn có quan hệ tín dụng tốt như: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, công ty cổ phần vật tư y tế Thanh Hoá. Bám sát các kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2010 để việc đầu tư tín dụng của chi nhánh được đúng trọng tâm, đúng hướng và an toàn. Phối hợp với ngân hàng đầu mối đồng tài trợ thực hiện việc giải ngân 150 tỷ VNĐ dự án xi măng Hạ Long đúng tiến độ năm 2006. Kiên quyết rút dư nợ đối với các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả thực hiện các biện pháp để thu hồi được nhanh chóng số nợ được tồn đọng. Kiểm soát đặc biệt đối với những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh đặc biệt yếu kém. Định kỳ 6 tháng các cán bộ tín dụng, các chi nhánh phải thực hiện việc chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng, phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp theo giác độ ngân hàng trình hội đồng tín dụng chi nhánh để quyết định mức dư nợ cho vay cao nhất đối với khách hàng. Bám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh và các ngân hàng khác trên địa bàn và mặt bằng lãi suất chung. Dự báo lãi suất USD và VNĐ có thể tăng lên tiềm ẩn những biến động về tỉ giá trong thời gian tới, tham mưu cho ban giám đốc điều hành lãi suất tăng giảm kịp thời nhằm phòng ngừa và hạn chế ruỉ ro về tỉ giá và lãi suất bảo đảm cho vay có hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro do biến động của lãi suất. Tiếp tục sắp xếp cán bộ tín dụng có năng lực, trình độ và có tinh thần trách nhiệm làm công tác tín dụng. Thường xuyên tổ chức học tập nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tín dụng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và có khả năng thẩm định được dự án lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới. Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động tín dụng ngân hàng, tập chung sửa chữa những tồn tại qua kiểm tra thanh tra và báo cáo thường xuyên của ban gíam đốc chi nhánh để chỉ đạo kịp thời. Hàng tháng, quý chỉ đạo thực hiện tốt việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo QĐ234 – QĐ/HĐTD – NHCT. Ngày 26/10/2005, thực hiện công tác xử lý nợ tồn đọng, xây dựng phương án thu hồi đối với từng trường hợp cụ thể, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để đẩy mạnh hơn nữa công tác xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu. Nâng cao chất lượng kiểm tra trước và trong khi cho vay, thường xuyên phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp để đầu tư vốn có hiệu quả và an toàn. Thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay. Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định hiện hành của chính phủ, hướng dẫn của NHNN, NHCT VN về đảm bảo tiền vay. Tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. Mở rộng tiếp thị mở thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2006 tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng INCAS tại chi nhánh. Chỉ đạo chi nhánh Sầm Sơn và các phòng giao dịch thực hiện tốt công văn 846/NHCT TH ngày 16/11/2005 về việc làm sạch số liệu, dữ liệu phục vụ cho công tác chuyển đổi dữ liệu để triển khai hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán trong toàn chi nhánh nhằm đạt kết quả tốt. 3. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ. 3.1. Những thành tựu NHCT TH đã đạt được. Với những nỗ lực, cố gắng của mình, trong những năm vừa qua. NHCT TH đã đạt được một số thành tích nổi bật trong việc giải quyết nợ quá hạn đồng thời chi nhánh đã đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng quy mô kinh doanh hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi cũ và đưa ra nhiều biện pháp tích cực hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Quan tâm đầy đủ hơn đến việc lựa chọn khách hàng, chọn lọc dự án đầu tư, các đơn vị có tình hình tài chính yếu kém, thiếu điều kiện tín dụng đều dừng cho vay hoặc rút dần dư nợ. Hội đồng tín dụng đã làm việc với trách nhiệm đầy đủ, tính độc lập cao, tôn trọng nguyên tắc, chế độ làm việc vì mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng bảo đảm cho sự phát triển an toàn của chi nhánh. Thường xuyên tổ chức phân tích tài chính các doanh nghiệp qua đó hội đồng tín dụng duyệt hạn mức tín dụng cho từng doanh nghiệp, từng dự án để ngân hàng và các đơn vị cùng chủ động về cung ứng vốn tín dụng. Tổ chức phân tích các doanh nghiệp thuộc khối giao thông xây dựng để có biện pháp xử lý tín dụng phù hợp và chỉ cho vay khi các công trình được thông báo vốn. Chỉ đạo tập trung bám sát các nguồn từ các ban dự án để thu nợ và tuyệt đối không cho vay các công trình mới để trả nợ cho các công trình cũ. Chỉ đạo cương quyết không cho gia hạn nợ đối với những khách hàng không đủ điều kiện. Việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ phải thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của NHCT VN. Phát hiện và nắm bắt kịp thời khách hàng và chi nhánh các phòng giao dịch phát sinh nợ quá hạn để có biện pháp chỉ đạo phù hợp. Chi nhánh đã quan tâm đúng mức đến chất lượng tín dụng, việc tăng trưởng tín dụng đã nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Chi nhánh đã quan tâm và chỉ đạo các đơn vị phân tích từng khoản nợ xấu để đề nghị xử lý bằng nguồn của NHCT VN. Chính vì vậy nợ quá hạn của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2005 là 2.329 trđ. Chiếm tỷ lệ 0.31% trong tổng dư nợ, đạt tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay. 3.2. Những hạn chế vướng mắc cần được tháo gỡ của NHCT TH. Trong năm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng hàng quý thiếu sự ổn định, dư nợ cho vay bình quân hàng quý thấp. Thu nợ tồn đọng trong các quý đạt thấp nhất là nợ từ nguồn chính phủ số nợ quá hạn hàng quý trong năm tăng nhiều so với đầu năm. Chưa chủ động trong việc ngăn chặn nợ quá hạn gia tăng hàng quý dẫn đến, xử lý nợ quá hạn chỉ tập trung hoàn thành trong quý IV. Dư nợ có tài sản bảo đảm hiện nay cũng đang còn những điều đáng quan tâm như tính pháp lý của hồ sơ bảo đảm chất lượng và giá trị thực của tài sản bảo đảm. Một số khách hàng còn có dư nợ lớn chưa thực hiện được việc bổ sung tài sản thế chấp, cầm cố tài sản như: Công ty đường Nông Cống, công ty lắp máy số 5, công ty cổ phần dược vật tư y tế, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thanh Hoá… Chất lượng tín dụng bộc lộ một số điểm yếu: + Nợ gia hạn ngày càng tăng, một số khách hàng có gia hạn nợ lớn, nhiều lần đặc biệt là khối xây dựng giao thông thuỷ lợi xây lắp cho thấy khả năng thu hồi nợ đúng hạn hạn chế, có nguy cơ phát sinh nợ quá hạn do nguồn vốn thanh toán chậm của các chủ công trình. + Việc xử lý tài sản thu hồi nợ đọng còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Việc xử lý nợ đọng, nợ quá hạn do cán bộ tín dụng chưa bám sát nguồn vốn thanh toán như công ty XDGT Thuỷ lợi. Chấp hành chưa nghiêm túc các qui định về tín dụng. + Cho vay khách hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn vay vốn như năng lực tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ, không có phương án khắc phục lỗ khả thi, nguồn vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay các NHTM trên địa bàn như: công ty đường nông cống, công ty lắp máy 5… + Ap dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng không phù hợp đặc điểm kinh doanh của khách hàng. Phát tiền vay thiếu bảng kê sử dụng tiền vay hoặc phát tiền vay dựa vào bảng kê xin mua vật tư ghi chung chung không cụ thể. + Định kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ một số món chưa sát với tình hình SXKD dẫn đến gia hạn nợ. Về thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. + Chưa bổ sung và thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, một số tài sản thế chấp cầm cố vay vốn là các loại phương tiện đánh bắt hải sản. + Việc định giá giá trị tài sản còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. - Chưa thường xuyên kiểm soát sau khi cho vay, chưa đánh giá cụ thể tình hình tài chính, chất lượng hàng hoá tồn kho, tình hình công nợ để có biện pháp đôn đốc thu hồi vốn trả nợ ngân hàng Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ còn tuỳ tiện chưa làm rõ tài sản và công nợ hình thành từ vốn vay có bảo đảm cân đối với dư nợ cho vay của ngân hàng hay không Còn có hiện tượng cho vay đảo nợ. Việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đôi khi còn thụ động do một vài chỉ tiêu của NHCT VN và chi nhánh giao chưa sát với tình hình thực tế tại các đơn vị như điều chỉnh bổ sung thu nợ tồn đọng. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT TH. 1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT TH NĂM 2006 Chỉ tiêu cho vay và đầu tư. + Tốc độ tăng cuối kỳ so với đầu năm: 22 – 25%. + Tăng trưởng bình quân trong năm so với đầu năm 18 – 20%. Tỷ lệ nợ quá hạn: giữ và thấp hơn cuối năm 2005 không quá 2%/ tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ: + Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước tối đa 8%. + Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 15% (NHCT VN giao 10%). Nợ xấu (theo quyết địn 234). NHCT VN giao 8.434 trđ, chi nhánh xây dựng tỷ lệ tối đa 2%. Xử lý tài sản đảm bảo thu nợ tồn đọng: 500 trđ theo kế hoạch NHCT VN giao. Thu hồi nợ được XLRR: NHCT VN giao 4.391 trđ. Chi nhánh xây dựng 4500 trđ. + Đối với những khoản nợ được XLRR từ 31/12/2004 về trước còn dư nợ đến 31/12/2005 là 12.187 trđ trong đó có 1.762 trđ có tài sản đảm bảo phải thu hết. + Đối với các khoản nợ được XLRR trong năm2005 thu tối thiểu 60% Thu hồi các khoản nợ được chính phủ cấp nguồn: NHCT VN giao 4600 trđ/ tổng số 12.240 bằng 37.5%. Chi nhánh phấn đấu thực hiện theo kế hoạch được giao. 2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG. 2.1. Tổ chức hợp lý, khoa học qui trình cho vay. Bất cứ một công trình quản lý tín dụng nào cũng đều có ba giai đoạn: Giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn giám sát khách hàng vay vốn và giai đoạn thu nợ. Giai đoạn thẩm định dự án: Là giai đoạn khởi đầu có tính chất quyết định đối với sự an toàn của khoản tiền vay. Mức độ rủi ro của khoản vốn cho vay phụ thuộc vào việc xem xét hồ sơ vay vốn, đánh giá tài sản thế chấp, đánh giá tính khả thi của dự án mà từ đó có cho quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Nếu trong quá trình thẩm định dự án cho vay mà ngân hàng mắc sai lầm thì hậu quả của nó sẽ không lường trước được. Trong thực tế các doanh nghiệp vì muốn vay được tiền của ngân hàng nên họ luôn làm sạch hồ sơ xin vay của mình bằng mọi cách, họ có thể dùng mọi thủ đoạn như khai khống hồ sơ, mua chuộc các cán bộ công chứng nhằm hợp thức hoá các giấy tờ…Như vậy nếu không tỉnh táo thì dự án cho vay của ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro. Qúa trình giám sát người vay: Xem xét người vay sử dụng tiền cho vay có đúng mục đích hay không có tính chất quyết định giúp ngân hàng có thể hạn chế và ước lượng được các rủi ro có thể xảy ra với mình. Việc giám sát có thể thực hiện được dưới nhiều hình thức như: Kiểm tra định kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra về tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra về khả năng thanh toán của doanh nghiệp để từ đó ngân hàng có những biện pháp kịp thời ứng phó trước khi có rủi ro xảy ra. Nhưng trong thực tế các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này Qúa trình thu nợ: Là khâu quan trọng quyết định tới sự tồn tại của ngân hàng. Ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn nếu thấy các khoản nợ có vấn đề, có nhiều khả năng dẫn đến tổn thất cho ngân hàng hoặc ngân hàng sẽ áp dụng những định chế tài chính bắt buộc doanh nghiệp phải thanh toán nợ đúng hạn. Từ sự phân tích ba giai đoạn trên ta thấy ngân hàng cần phải: + Trước khi quyết định cho vay ngân hàng phải nắm được hồ sơ của khách hàng một cách chi tiết như: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, bản cân đối kế toán tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của một vài năm trước. Ngân hàng phải điều tra lại doanh nghiệp cũng như qua các thông tin khác như trung tâm phòng chống rủi ro, các ngân hàng bạn, khách hàng tiêu thụ của người vay tiền. + Khi món tiền cho vay đã được thực hiện thì buộc ngân hàng theo nguyên tắc quản lý tiền vay mà thực hiện giám sát quá trình cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của họ trong công việc có như vậy quá trình giám sát khách hàng vay mới được thực hiện một cách triệt để. + Trên cơ sở chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng nên chia nhỏ kỳ hạn cho vay. Trong mỗi kỳ người cán bộ tín dụng phải bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý nợ một cách linh hoạt, kịp thời hạn chế tối đa thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. 2.2. Nâng cao chất lượng quá trình phân tích tài chính dự án cho vay qua đó phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro. Qúa trình này được thực hiện trên một số nội dung sau: Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng: Nhằm mục đích rằng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các ngân hàng. Đánh giá này được thực hiện trên một số mặt như: + Quyết định thành lập doanh nghiệp. + Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. + Giấy phép kinh doanh. + Vốn điều lệ và vốn kinh doanh. + Tài sản độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. + Tình hình thực hiện các văn bản quy định của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp: Vị trí của người lãnh đạo điều hành giữ vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, có thể được đánh giá trên một số khía cạnh: công việc của người lãnh đạo được phân công có phù hợp với chuyên môn của họ hay không, phân tích năng lực tổ chức quản lý điều hành thông qua các tiêu chí như tổ chức sắp sếp lao động có hợp lý không, cách thức hạch toán, quyết toán tài chính hàng năm có tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc, chế độ kế toán do nhà nước ban hành hay không. Đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp: Công việc này nhằm giúp các ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua đánh giá về cơ cấu vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và chỉ số vốn lưu động thường xuyên. Do đó cần phải phân tích kĩ bản cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá khách hàng chính xác nhất là phải đánh giá tư cách người vay, tình hình sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của họ có thể giúp ngân hàng sớm phát hiện các dấu hiệu của rủi ro qua đó tìm các giải pháp khắc phục. 2.3. Các giải pháp giải quyết nợ quá hạn. Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời về tài chính cần có sự hỗ trợ của các ngành liên quan, ngân hàng sử dụng các biện pháp như giãn nợ, miễn giảm lãi xuất quá hạn. Đối với các đơn vị thật sự khó khăn, không có khả năng trả nợ ngân hàng và có đủ điều kiện để khoanh nợ nhưng cần thiết phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì phối hợp với các ngành khoanh nợ đối với doanh nghiệp này. Đối với các trường hợp có tài sản thế chấp, kinh doanh gặp khó khăn, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì có thể xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho ngân hàng hoặc khởi kiện trước pháp luật. Đối với các khoản nợ khó đòi nhưng phù hợp với các điều kiện theo văn bản số 990/CV – NHCT ngày 05/04/2001 về việc xử lý rủi ro năm 2001 để thực hiện theo nghị quyết 03/QĐ - HĐQT – NHCT về việc quy định phân loại tài sản “có”, trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro trong hoạt động của NHCT VN để lập hồ sơ gửi NHCT VN xem xét xoá nợ. 2.4. Các giải pháp về phân tán rủi ro. Trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro đó đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Để làm được điều này NHCT TH đã thực hiện một số biện pháp sau. + Đa dạng hoá đối tượng đầu tư. Đây là biện pháp chủ yếu và chủ động nhất của các NHTM trong việc phân tán rủi ro. Ngân hàng đã chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, tài trợ cho nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở nhiều địa bàn khác nhau + Cho vay đồng tài trợ. Trong thực tế có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn và một ngân hàng không thể đáp ứng được đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. 2.5. Thực hiện tốt công tác dự phòng rủi ro tín dụng. Lập dự phòng là một trong những biện pháp chủ yếu được các ngân hàng áp dụng nhằm chống đỡ rủi ro không thu hồi được nợ có thể xảy ra. Để công tác quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao cần phải hiểu rõ nội dung và nhận thức đúng đắn công tác ”dự phòng giảm giá tài sản” và “quỹ dự phòng rủi ro”. Thuật ngữ ”dự phòng giảm giá tài sản” thường được gắn liền với nguyên tắc phản ánh tài sản theo giá trị thấp hơn giữa nguyên giá và giá trị thuần có thể thực hiện được. Điều này sẽ giúp xác định trung thực và hợp lý giá trị tài sản cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. “Quỹ dự phòng rủi ro” là một hình thức dự trữ tài chính chuyên dùng được trích ra từ lợi nhuận sau thuế nhằm có nguồn để bù đắp thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Vấn đề trích lập quỹ chủ yếu phát sinh từ yêu cầu quản lý tài chính, không phải là đòi hỏi của kế toán. 2.6. Các biện pháp khác. Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng: Chi nhánh họp phân tích các khoản nợ tồn đọng, rà soát các khoản nợ để áp dụng các biện pháp xử lý. Tăng cường công tác kiểm toán kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng: Nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng. Công tác tổ chức cán bộ: Cần phải tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên ngân hàng đảm bảo việc điều hành và hoạt động thống nhất có hiệu quả. Thành lập bộ phận thẩm định tín dụng hoạt động độc lập với phòng tín dụng, điều này sẽ giúp quá trình kiểm tra đánh giá khoản vay được khách quan hơn giúp cho lãnh đạo yên tâm hơn trong việc duyệt cho vay. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng để việc đánh giá được chính xác hơn. Đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tín dụng. Tư vấn cho khách hàng vì mục tiêu khách hàng và ngân hàng cùng phát triển. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 3.1. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng. Việc xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, phát mại tài sản cầm cố, thế chấp. Tuy đã được hoàn chỉnh một bước nhưng vẫn chưa tạo môi trường thuận lợi cho ngân hàng và các doanh nghiệp hoạt động… Nên chăng Quốc hội, Chính phủ, Bộ tư pháp bổ sung, sửa đổi về quyền sử dụng đất được thực hiện để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng đầu tư cho các đối tượng vay vốn tiêu dùng, không phục vụ cho mục đích kinh doanh (sửa đổi) được tiến hành thuận lợi hơn, bổ sung luật đất đai năm 2003. Nhà nước cần có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ để lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho dân sinh, tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng được hiệu quả đặc biệt tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập công ty tư nhân, công ty TNHH, tránh thành lập tràn lan gây hậu quả xấu cho các đối tác cũng như trong xã hội. Nhà nước cần có chính sách buộc các doanh nghiệp phải thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê một cách đầy đủ chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn, hạn chế được rủi ro tín dụng. Tránh trường hợp cùng một doanh nghiệp nhưng báo cáo nộp ngân hàng thì có lãi còn nộp cho ngành thuế thì lại ghi là thua lỗ hoặc mức lợi nhuận thấp. Các cơ quan chức năng như: Toà án, viện kiểm soát, công an cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ khó đòi. Định hướng phát triển kinh tế của nhà nước cần đồng bộ, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi các chính sách dẫn đến những khó khăn, tổn thất của doanh nghiệp và ngân hàng. Việc cấp giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh nên giao cho một cơ quan tập trung quản lý, có trách nhiệm thẩm định vốn tự có thực tế, năng lực quản lý, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm về sự phê duyệt của mình. 3.2. Kiến nghị với NHCT VN. Đê thực hiện đầu tư tín dụng có hiệu quả đề nghị NHCT VN cần có kế hoạch chiến lược trong việc đào tạo cán bộ tín dụng cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường; có trình độ phân tích kinh tế tổng hợp nhằm đầu tư có hiệu quả và hạn chế được rủi ro thấp nhất. Về chương trình quản lý thông tin tín dụng trên máy vi tính. Hiện nay trong hệ thống NHCT VN đang thực hiện đồng thời hai chương trình. Quản lý tín dụng trên máy vi tính và chương trình quản lý thông tin tín dụng Việt Đức. Để thuận lợi trong việc quản lý thông tin tín dụng vì mục đích kinh doanh tín dụng đề nghị có sự điều chỉnh và cải tiến để 2 chương trình có sự phối hợp trong việc tra cứu thông tin tín dụng. Đề nghị NHCT VN nghiên cứu các tiện ích trong các loại dịch vụ như tra cứu thông tin tài khoản từ tin nhắn điện thoại di động đối với khách hàng có tài khoản giao dịch tại ngân hàng được biết thông tin hàng ngày. Để giao dịch chuyển tiền, trả nợ được chính xác. Nghiên cứu quy chế cho vay cho phép các ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay thuê mua nhằm mục đích mở rộng khách hàng. Để cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản không nên áp dụng cứng nhắc các phương thức cho vay, nên chăng NHCT cần thẩm định đánh giá được khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thoả mãn được các điều kiện NHCT cấp cho các doanh nghiệp một hạn mức cho vay trong năm căn cứ nhu cầu về vốn, về giá trị tài sản bảo đảm sau đó quản lý vốn vay của từng công trình theo từng hạn mức tín dụng kiêm giấy nhận nợ. Khi đó NHCT sẽ quản lý được hầu hết tài sản bảo đảm của doanh nghiệp và các hợp đồng thi công, việc thu nợ có thể dễ dàng hơn và hạn chế bớt việc doanh nghiệp vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng mà NHCT không quản lý được. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR): Trong thời gian qua hoạt động của TPR đã góp phần tích cực trong công tác tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên số lượng thông tin vẫn còn ít và chưa thật cập nhật. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của TPR là điều rất cần thiết. NHCT VN cần có biện pháp nâng cấp các trang thiết bị của TPR giúp cho việc thu thập và truyền tải thông tin được kịp thời chính xác. 3.3. Kiến nghị với NHNN VN. NHNN VN cần có biện pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng. Đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng, ban lãnh đạo NHNN đã sớm có chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành hệ thống thông tin tín dụng (CIC) của ngành ngân hàng. NHNN cần bổ sung các cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ, quy trình tín dụng, nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm sáot nội bộ. Thường xuyên kiểm tra giám sát, buộc các ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định trong luật ngân hàng và các nghị định ngân hàng để nâng cao năng lực và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ban hành những văn bản hướng dẫn thực thi luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay cho các ngân hàng thương mại nhất là trong việc thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay. Hình thành quỹ tín dụng bảo hiểm: Đây là một biện pháp nhằm san sẻ rủi ro, góp phần hạn chế bớt những thiệt hại do rủi ro gây ra. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng và bộ tài chính cần nghiên cứu và sớm ra đời hình thức bảo hiểm tín dụng, nghiệp vụ này có thể do các công ty bảo hiểm hoặc một quỹ riêng biệt lập ra. NHNN cần có sự chỉ đạo trong việc cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và tổ chức tín dụng, tránh tình trạng vì mục đích tranh giành khách hàng quá mức dẫn đến hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng dẫn tới rủi ro. Kiến nghị ngân hàng nhà nước không cho các đơn vị có nợ quá hạn được mở tài khoản và vay vốn ở ngân hàng khác, tránh tình trạng xù nợ. Đối với bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Trong thực tế việc ngân hàng xử lý các tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay gặp nhiều trở ngại như: Bên đi vay không tự nguyện bàn giao tài sản cho ngân hàng, thậm chí họ còn đe doạ cán bộ ngân hàng trong việc làm nhiệm vụ phát mại tài sản để thu hồi nợ hoặc là khi ngân hàng tổ chức bán tài sản thì việc chuyển quyền sở hữu gặp rất nhiều khó khăn… Do vậy, những quy định của nghị định được ban hành phải được NHNN VN phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như: Bộ tư pháp, bộ công an , bộ tài chính… Sớm có thông tin hướng dẫn thực hiện thì nghị định bảo đảm tiền vay mới thực sự có hiệu lực và việc xử lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng mới hiệu quả. KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh nói chung, kinh doanh tín dụng nói riêng của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường yếu tố bất ổn rất lớn, kinh nghiệm quản lý rủi ro còn hạn chế, hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường luôn luôn gặp rủi ro. Chính vì vậy đã gây tổn thất không nhỏ cho các Ngân hàng Thương mại. Việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp để hạn chế các rủi ro tín dụng là vấn đề vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài. Song dù các biện pháp có hữu hiệu đến đâu chúng ta cũng chỉ có thể hạn chế rủi ro chứ nếu muốn thủ tiêu rủi ro là hoàn toàn không thể. Do vậy trong quá trình kinh tế đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức nhất định để đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc. Trong thời gian tới nền kinh tế trong và ngoài nước sẽ có rất nhiều biến động vì sẽ có thêm những khó khăn mới phát sinh. Yêu cầu đặt ra với Ngân hàng Công thương Thanh Hoá nói riêng và các Ngân hàng Thương mại nói chung là cần có các biện pháp chỉ đạo thích hợp để nhằm hạn chế những khó khăn đang tồn tại và những khó khăn mới phát sinh. Rủi ro trong kinh doanh tín dụng đã được đề cập trong bản chuyên đề tốt nghiệp này chỉ là một khía cạnh của toàn cảnh rủi ro trong nghề Ngân hàng. Mong rằng với một vài ý kiến trong bản chuyên đề này về giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có thể sử dụng nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Do trình độ nhận thức và nguồn thông tin thu thập còn hạn chế nên bản chuyên đề tốt nghiệp này còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Lê Đức Lữ, các cô, chú trong Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này. Sinh viên Mai Huy Hoàng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - MISHKIN. 2. Giáo trình ngân hàng thương mại - Trường Đại học KTQD. 3. Giáo trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Trường Đại học KTQD. 4. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - HVNH. 5. Sổ tay tín dụng - NHCT VN. 6. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng - HVNH. 7. Bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng - Trung tâm đào tạo NHCT VN. 8. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, phương hướng hoạt động năm 2006 - NHCT TH. 9. Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2005, các giải pháp thực hiện công tác tín dụng năm 2006 - NHCT TH. 10. Báo cáo thực trạng cho vay ngành XDCB và các giải pháp - NHCT TH. 11 Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 - NHCT TH. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3 1.1 - Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 3 1.1.1 - Khái niệm về ngân hàng thương mại 3 1.1.2 - Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 4 1.2 - Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 6 1.2.1 - Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6 1.2.2 - Các hình thức tín dụng của ngân hàng 8 1.2.3 - Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 9 2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NHTM 10 2.1 - Khái quát về rủi ro trong các hoạt động ngân hàng 10 2.1.1 - Khái niệm về rủi ro 10 2.1.2 - Phân loại rủi ro trong các hoạt động ngân hàng 11 2.2 - Rủi ro tín dụng 14 2.2.1 - Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 14 2.2.2 - Đo lường rủi ro tín dụng 18 2.2.3 - Các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng 19 2.2.3.1 - Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng 19 2.2.3.2 - Nguyên nhân từ phía khách hàng 20 2.2.3.3 - Nguyên nhân khác 21 2.2.4 - Tác hại của rủi ro tín dụng 21 2.3 - Quản lý rủi ro tín dụng 22 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ 24 1. Tổng quan về ngân hàng công thương Thanh Hoá 24 1.1 - Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh 24 1.2 - Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Thanh Hoá 24 1.3 - Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Hoá 26 2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 31 2.1 - Tình hình cho vay của chi nhánh trong thời gian qua 31 2.2 - Tình hình rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 34 2.3 - Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 39 2.3.1 - Nguyên nhân từ bản thân NHCT Thanh Hoá 39 2.3.2 - Nguyên nhân từ phía khách hàng 40 2.3.3 - Các nguyên nhân khác 41 2.4 - Các biện pháp mà NHCT Thanh Hoá áp dụng 42 3. Thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 43 3.1 - Những thành tựu NHCT Thanh Hoá đã đạt được 43 3.2 - Những hạn chế vướng mắc cần được tháo gỡ của NHCT TH 44 CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH HOÁ 47 1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của NHCT Thanh Hoá 47 2. Những giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 47 2.1 - Tổ chức hợp lý, khoa học qui trình cho vay 47 2.2 - Nâng cao chất lượng quá trình phân tích tài chính dự án cho vay qua đó phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro 49 2.3 - Các giải pháp giải quyết nợ quá hạn 50 2.4 - Các giải pháp về phân tán rủi ro 50 2.5 - Thực hiện tốt công tác dự phòng rủi ro tín dụng 51 2.6 - Các biện pháp khác 51 3. Một số kiến nghị 52 3.1 - Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng 52 3.2 - Kiến nghị với NHCT Thanh Hoá 53 3.3 - Kiến nghị với NHNN Việt Nam 54 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá.docx
Luận văn liên quan