Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sàn giao dịch 1 Ngân Hàng công thương Việt Nam

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương 1. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại I. Tín dụng một hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại II. Các hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại 1. Các hình thức cho vay phân theo ngành nghề . 2. Các hình thức cho vay phân theo tính chất có đảm bảo và không có đảm bảo 2.1 Cho vay có đảm bảo 2.2 Cho vay không có đảm bảo 3. Hình thức cho vay theo thời gian 4. Các hình thức cho vay phân theo theo phương thức hoàn trả III. Chất lượng tín dụng cho vay và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. 1. Chất lượng tín dụng 2. Các chỉ tiêu đánh giá chât lượng tín dụng 2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính 2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng 3. Các nhân tố ảnh hưởng 3.1 Các nhân tố khách quan a. Nhân tố môi trường b. Môi trường pháp lý c. Trình độ quản lý,chất lượng 3.2 Nhân tố chủ quan của ngân hàng 4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng a. Chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại b. Chất lượng tín dụng đối với nhà đầu tư c. Chất lượng tín dụng đối với xã hội III Quy trình đảm bảo chất lượng cho vay của ngân hàng 1.Qúa trình thẩm định 1.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.2 Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 2. Quá trình giám sát 3. Quá trình thu nợ Chương II. Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sở giao dịch 1- NHCT –Việt Nam I. Khái quát về sở giao dịch 1-NHCT VN. 1. Ngân hàng công thương Việt Nam 2. Sở giao dịch 1 ngân hàng công thương Việt Nam 2.1. Cơ cấu tổ chức 2.2. Các hoạt động nghiệp vụ 2.2.1. Huy động vốn 2.2.2 Hoạt động tín dụng 2.2.3. Các hoạt động khác. II. Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở Giao dịch I Ngân hàng công thương 1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn. 2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn. 2.1 Đối tượng khách hàng có quan hệ với Sở Giao dịch I 2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay ngắn hạn. 2.3 Tình hình cho vay ngắn hạn. 3. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch 1-NHCT VN . 3.1 Doanh số cho vay 3.2 Kết quả hoạt động. 3.3 Chất lượng tín dụng 3.4 Những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn Chương 3: một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tái Sở giao dịch 1-NHCT VN I. Định hướng phát triển của Sở giao dịch 1-NHCT VN II. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn III. Kiến nghị 1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương trung ương Kết luận Tài liệu tham khảo

doc73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sàn giao dịch 1 Ngân Hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khókhăn: + Có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn + Môi trường pháp lý cho hoạt ngân hàng còn gặp nhiều bất cập, chưa sát thực tế. + Tình hình khó khăn về nguồn vốn + Diển biến nền kinh tế thế giới có nhiều biến động + Thị trường ngoại tệ thiếu ôn định + Lải suất cho vay có su hướng giảm nhanh hơn lải suất huy động. .3 Tình hình cho vay ngắn hạn BẢNG 4 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH1-NHCT - VN đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 1999 2002 2001 Tæng d­ nî 1.107.607 1.246.563 1.497.004 1. ph©n theo thêi gian - Ng¾n h¹n 347.966 355.207 475.010 - Trung h¹n 695.447 836.901 971.000 2. Ph©n theo thµnh phÇn kinh tÕ - Kinh tÕ quèc doanh 983.323 1.140.556 1.355.224 - Kinh tÕ ngoµi quèc doanh 124.284 106.112 141.780 (nguån b¸o c¸o cña Së giao dÞch 1- NHCT VN ) ThÕ m¹nh cña së giao dÞch lµ cho vay trung vµ dµi h¹n nh÷ng dù ¸n thuéc c¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng chñ yÕu lµ c«ng nghiÖp vµ th­¬ng m¹i nh­ng tÝn dông ng¾n h¹n vÉn gi÷ vai trß quan träng Cã thÓ thÊy, tû träng d­ nî ng¾n h¹n so víi tæng d­ nî cßn ë møc thÊp: n¨m 1999, d­ nî ng¾n h¹n chiÕm 31,16% trªn tæng d­ nî, n¨m 2000 lµ 30,95%, ®Õn 31/12/2001 d­ nî ng¾n h¹n ®¹t 475 tû ®ång, t¨ng 120 tû ®ång, tèc ®é t¨ng 33,8%, tû träng tÝn dông ng¾n h¹n trªn tæng d­ nî gi¶m vµo n¨m 2000. Ph¶i ch¨ng cã sù chªnh lÖch nµy lµ do mét sè nguyªn nh©n sau tr­íc hÕt lµ chñ tr­¬ng cña nhµ n­íc vÒ ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸ nªn Së giao dÞch 1- NHCT VN ®· triÓn khai m¹nh mÏ cho vay trung vµ dµi h¹n ®Ó phôc vô cho sù ®æi míi chung, hai lµ do quy ®Þnh cña chÝnh phñ, ng©n hµng nhµ n­íc vÒ sù b¶o l¶nh cho c¸c c«ng ty, c¸c doanh nghiÖp trong viÖc thÕ chÊp, gi¶m bít ®­îc mét kh©u mµ nhiÒu doanh nghiÖp nhµ n­íc do nh©n tè nµo ®ã, ng©n hµng kh«ng gi¶i ng©n; nguyªn nh©n tiÕp theo lµ viÖc t¸ch nhËp vµ tiÕn tr×nh cæ phÇn ho¸ cña c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc ®­îc thóc ®Èy m¹nh mÏ; XuÊt ph¸t tõ lÞch sö ho¹t ®éng cña ng©n hµng c«ng th­¬ng víi ®Æc ®iÓm lµ ng©n hµng cho vay c«ng nghiÖp, do vËy kh¸ch hµng thuyÒn thèng vay trung vµ dµi h¹n lµ chñ yÕu, h¬n n÷a ®Æc ®iÓm kho¶n vay trung dµi h¹n lµ kho¶n vay lín . §­îc thµnh lËp vµo n¨m 1990, khi NHCT VN ®­îc phÐp ho¹t ®éng nh­ mét ng©n hµng th­¬ng m¹i, nªn ngay tõ ®Çu, Së giao dÞch 1- NHCT VN còng ®· b¾t ®Çu ph¸t triÓn lo¹i h×nh tÝn dông ng¾n h¹n, nh­ng chØ trong ph¹m vi nhá. §Õn n¨m 1996, NHCT VN míi chÝnh thøc thùc hiÖn ®Çy ®ñ ho¹t ®éng kinh doanh ®a n¨ng tæng hîp, vµ lóc ®ã ho¹t ®éng tÝn dông ng¾n h¹n cñaSë giao dÞch 1- NHCT VN míi thùc sù khëi s¾c N»m ë vÞ trÝ trung t©m thñ ®«, n¬i nh÷ng ho¹t ®éng th­¬ng m¹i diÔn ra sÇm uÊt, Së giao dÞch 1- NHCT VN cã lîi thÕ ®Ó huy ®éng nguån vèn nhµn rçi trong ®©n c­ còng nh­ tõ c¸c tæ chøc kinh tÕ ®¸p øng nhu cÇu vèn cña nÒn kinh tÕ. Khu vùc quËn Hoµn KiÕm lµ n¬i tËp trung trô së chÝnh cña nhiÒu tæng c«ng ty lín, nhiÒu v¨n phßng giao dÞch cña c¸c c«ng ty, tËp trung nhiÒu doanh nghiÖp quy m« võa vµ nhá, do truyÒn thèng bu«n b¸n.Víi sù ®a d¹ng vÒ kh¸ch hµng, ®©y lµ ®Þa bµn chÝnh mµ së giao dÞch 1 cã nhiÒu thuËn lîi x©m nhËp. §Ó ®¶m b¶o tÝnh hiÖu qu¶ vµ an toµn tÝn dông Së giao dÞch 1- NHCT VN kh«ng thÓ sö dông toµn bé nguån vèn ng¾n h¹n ®Ó ®Çu t­ trung vµ dµi h¹n cho nÒn kinh tÕ. Trong khi ®ã nhµ n­íc chØ cho phÐp sö dông 20% nguån vèn ng¾n h¹n cho vay trung vµ dµi h¹n, Së giao dÞch 1- NHCT VN ph¶i ph¸t triÓn c¶ ng¾n h¹n. Më réng vµ t¨ng tr­ëng tÝn dông ng¾n h¹n sÎ thu hÑp rñi ro tÝn dông do nguån ng¾n h¹n cho vay ng¾n h¹n. §©y lµ mét c¬ cÊu sö dông vèn hîp lý, hiÖu qu¶ mµ bÊt cø ng©n hµng nµo còng h­íng tíi. Cho vay ng¾n h¹n kh«ng chØ ®em l¹i cho ng©n hµng mét nguån thu nhÊt ®Þnh mµ cßn lµ mét ho¹t ®éng tÝn dông an toµn cao, do tÝnh chÊt ng¾n h¹n cña kho¶n vay. 3. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch 1 3.1 Kết quả cho vay Hoạt động tín dụng ngắn hạn không phải là thế mạnh của sở. Mặc dù vậy, trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của sở rất cao và không một chi nhánh nào trong toàn hệ thống đạt được. Trong điều kiện nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp còn hạn hẹp thường xuyên bị chiếm dụng, bên A nợ đọng, Sở giao dịch 1- NHCT VN đã mở rộng tín dụng, cho vay bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp phục vụ sản xuất, thực hiện đúng tiến độ thi công, luân chuyển vốn...bằng nội tệ và ngoại tệ. Song song với việc đa dạng hoá các hình thức tín dụng, sở còn cải tiến phương pháp quản lý hạn mức tín dụng thường xuyên đối với các đơn vị có tín nhiệm hoạt động chủ yếu tại sở, hạn mức vốn theo hợp đồng, cho vay từng lần, từng món... và đã bước đầu mở rộng việc cho vay khép kín tạo giải pháp phục vụ tổng thể một số doanh nghiệp như: công ty chế biến thực phẩm Miền Bắc, công ty suất nhập khẩu hoá chất...chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của sở tăng lên rõ rệt. Năm 1999 doanh số cho vay chỉ đạt 271.354 triệu đồng (bao gồm cả ngoại tệ đã quy đổi nhưng đến năm 2000 là 697.789 triệu đồng và năm 2001 tiếp tục tăng con số này chứng tỏ nổ lực và sự cố gắng rất nhiều của Sở giao dịch 1- NHCT VN dụng ngắn hạn. BẢNG5: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN CỦA SỞ GIAO DỊCH 1 đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm2001 1. Doanh số cho vay Tổng 697.789 770.212 Quốc doanh 598.321 623.110 Ngoài QD 99.468 147.102 2. Dư nợ cho vay Tổng 355.207 475.010 Quốc doanh 278.000 378.690 Ngoài quốc doanh 77.000 96.320 (Nguồn báo cáo tổng kết của sgd1 NHCT VN) Xét về tỷ lệ dư nợ của từng thành phần thì con số này của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ít hơn rất nhiều so với kinh tế quốc doanh. Nếu chỉ xem xét qua số tuyệt đối thì chưa đầy đủ vì nếu xét về xác xuất rủi ro hay độ an toàn tín dụng thì cho vay thành phần kinh tế ngoài kinh tế ngoài quốc doanh có nhiều khả năng rủi ro hơn cao hơn so với kinh tế quốc doanh. chính vì lẻ đó mà trong những năm qua, Sở giao dịch 1- NHCT VN đã hạn chế mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xem xét điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, đặc biệt là các quy định về tài sản thế chấp, cầm cố , bảo lãnh. Trên thực tế, một điều ta có thể thấy là đối tượng vay ngắn hạn chính của sở giao dịch 1 là các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các thành phần khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, các doanh nghiệp có dư nợ ngắn hạn cao tại Sở giao dịch 1- NHCT VN đều là các doanh nghiệp nhà nước như tổng công ty bưu chính viển thông, công ty dược phẩm trung ương1, tổng công ty muối, liên hiệp đường sắt khu vực 1... Còn đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ với sở chưa nhiều, chủ yếu là các công ty TNHH như công ty TNHH Hà Thành, Hồng Hà, Nam Dương... Xem xét một cách độc lập thì tín dụng ngắn hạn có vẻ khả quan và có chiều hướng tăng trưởng mạnh nhưng đặt trong mối quan hệ với tổng dư nợ các loại của sở giao dịch1 thì dư nợ ngắn hạn chỉ có tỷ lệ khá khiêm tốn mà thôi. . 2 Kết quả hoat động BẢNG 6: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH 1 đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng thu 459.652 405.195 572.972 Lãi tiền gửi 13.151 14.884 22.706 Cho vay 107.216 117.291 100.749 Điều hoà vốn 329.590 265.339 411.960 Dịch vụ 9.455 7.628 8.600 Tổng chi 339.441 280.512 458.110 Llải tiền gửi 327.353 259.623 435.110 Chi nhân viên 3.277 8.325 6.576 Chi khác 8.811 12.564 16.567 Lãi hạch toán nội bộ 120.209 124.685 114.719 (nguồn báo cáo của Sở giao dịch 1- NHCT VN ) Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì lợi nhuận cũng là mục tiêu quan trọng cần đạt được. Một doanh nghiệp thua lỗ kéo dài sẽ dẫn tới phá sản. Do đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, sử dụng lợi nhuận như một thước đo chủ yếu. Trong cơ chế mới sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất gay gắt. Song với sự nổ lực cố gắng và ý trí quyết tâm của ban giám đốc và tập thể CBCNV, SGD1 luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. lợi nhuận tăng ổn định qua các năm. lợi nhuận năm 2001 vừa qua, Sở giao dịch 1- NHCT VN đã vượt mức kế hoạch 9,2% đạt 114,719 tỷ đồng Sở giao dịch 1- NHCT VN vẫn giữ được thành tích là đơn vị dẫn đầu có mức lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống NHCT VN. Có được thành tích trên là có sự nhất trí cao của ban giám đốc, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể và sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong cơ quan biết vận dụng và triển khai một cách linh hoạt nhiệm vụ kinh doanh năm 2001 đã đề ra các biện pháp tích cực, chủ động trong việc thực hiện, tìm kiếm những dự án tốt, có tính khả thi cao để đầu tư mở rộng cho vay. Đồng thời kịp thời đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và các khoản mới phát sinh. Bên cạnh đó, luôn đi sâu, đi sát thực tế và nắm bắt kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng truyền thống làm cho khách hàng hiểu được phương châm của ngân hàng là sự thành đạt của khách hàng là sự thành công của ngân hàng 3.3 Chất lượng tín dụng ngắn hạn. BẢNG7: DƯ NỢ QUÁ HẠN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm2000 Năm 2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ rọng Số tiền tỷ trọng Tổng dư nợ quá hạn 72.946 100% 60.846 100% 58.137 100% Ngắn hạn 58.960 80,7% 47.045 77,31% 45.673 78,53% Trung vàdài hạn 14.040 19,3% 13.801 2,68% 12.464 21,47% ( Nguồn báo cáo của Sở giao dịch 1- NHCT VN ) Nợ quá hạn của sở giao dịch1 tập trung chủ yếu là nợ ngắn hạn quá hạn. trong khi nợ quá hạn ngắn hạn đang có xu hướng giảm dần trong 3 năm gần đây thì nợ quá hạn trung và dài hạn có su hướng tăng lên, mặc dù tốc độ dư nợ trung và dài hạn hàng năm đều tăng nhanh. Tuy nhiên nợ quá hạn trung và dài hạn chủ yếu là các tổng công ty lớn như tổng công ty bưu chính viển thông, công ty thực phẩm miền bắc, liên hiệp đường sắt khu vực 1... nên phần lớn dư nợ là an toàn. Qua số liệu bảng nợ quá hạn của sở giao dịch 1 trong những năm gần đây, chúng ta thấy rõ ràng là chất lượng tín dụng ngắn hạn có chiều hướng biến động ngược chiều với dư nợ tín dụng. tuy nhiên phải nhìn thấy một thực tế là các doanh nghiệp vay ngắn hạn chủ yếu ở Sở giao dịch 1- NHCT VN để bổ dung phần vốn lưu động cho quá trình sản xuất. Nhưng thời gian phân bổ thường rất lâu và đến khi khoản đầu tư đến được tài khoản của doanh nghiệp là cả một thời gian dài, có khi kéo dài hàng năm, do vậy các doanh nghiệp khó có thể trả nợ đúng hạn. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp này không phải thế chấp, do vậy xu hướng chiếm dụng vốn ngân hàng tăng lên. Với chiến lược chỉ đạo là: Tăng trưởng tín dụng, dảm bảo yêu cầu về chất lượng. Kiên quyết không chạy theo số lượng, chạy theo thành tích. Sở giao dich1 thường xuyên rà soát, sàng lọc, phân tích chất lượng tín dụng, theo dỏi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng để có quyết định kịp thời, phù hợp nhằm thu hồi vốn đối với những khoản vay có vấn đề. Ap dụng các chế tài tín dụng để tận thu các khoản nợ khó đòi. nhờ đó trong những năm qua, chất lượng tín dụng của Sở giao dịch 1 được đảm bảo, không phát sinh thêm nợ quá hạn, nợ khó đòi từ món vay mới. Nợ quá hạn giảm cả về tỷ trọng và số tuệt đối. Trong năm đã thu hồi được gần 10 tỷ đồng nợ quá hạn, nợ khó đòi. Để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, ta cũng cần xem xét những nguyên nhân nội tại cũng như khách quan của nó. trong thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nợ quá hạn nhưng tổng hợp lại thì nguyên nhân chủ yếu lại bắt nguồn từ phía khách hàng của Sở giao dịch 1 và một phần do tác động của yếu tố khách quan. a) Nguyên nhân từ phía khách hàng. Tại nước ta, nền kinh tế đang trong thời kỳ đổi mới nên hầu hết các doanh ngiệp đều khan hiếm nguồn vốn. để hoạt động được, ngoài số vốn tự có ít ỏi, các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng . Vốn vay ngân hàng sử dụng trong các doanh nghiệp nhiều khi không giữ đúng tính chất là nguồn vốn bổ sung mà nó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn lưu động và giá trị tài sản cố định của nhiều doanh nghiệp. Cho nên nhiều khi doanh nghiệp chỉ cần gặp rũi ro trong một thương vụ làm ăn nào đó là có thể gây ra tổn thất đến vốn vay ngân hàng. khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, nhìn chung sau khi xét thấy khách hàng có đủ điều kiện thì ngân hàng cho vay. Nhưng sự tính toán phương án sản xuất kinh doanh thương mang tính chủ quan của khách hàng nên trong khi thực hiện khách hàng thường gặp rủi ro do thực tế không hnư dự định. Có thể đưa ra một số nguyên nhân sau: + Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật, máy móc, thiết bị lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng kém, giá thành cao dẫn đến hàng hoá ứ đọng, thua lổ trong kinh doanh + Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế. Trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công trong kinh doanh thì các doanh nghiệp phải có kiến thức và tiềm năng quản trị kinh doanh chứ không thể chỉ bằng lòng nhiệt tình và sự chịu đựng gian khổ + Nhiều doanh nghiệp Nhà Nước không theo kịp sự đổi mới của nền kinh tế, vẫn quen làm ăn theo kiểu bao cấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Mặc dù Nhà Nước ưu đãi rất nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp Nhà Nước vẫn không sử dụng vốn vay được hiệu quả bởi họ có tâm lý trông chờ, ỷ lại Nhà Nước như xin khoanh nợ, xoá nợ nếu có phát sinh nợ quá hạn + Không ít chủ doanh nghiệp và cá nhân vay vốn Ngân Hàng không chỉ kém về năng lực kinh doanh mà còn kém về tư cách đạo đức. nhiều khách hàng dùng tiền vay của Ngân hàng để sử dụng vào mục đích khác không đúng như phương án đã xét duyệt khi vay + Các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, tranh thủ chiếm dụng vốn lẫn nhau vì lý do nào đó chậm trễ trong thanh toán tiền hàng cho nhau cũng làm cho nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không có thu nhập để trả nợ buộc chuyển sang nợ có hạn b) Nguyên nhân từ phía ngân hàng Để thực hiện một khoản cho vay hoàn chỉnh, cán bộ tín dụng thường phải thực hiện kiểm tra, đánh giá khoản vay trước trong và sau khi cho vay. Đánh giá rủi ro trước khi cho vay có ý nghĩa quan trọng, mức độ rủi ro đối với khoản cho vay sẽ là lớn nếu khâu này không chính xác. Để làm điều này cán bộ tín dụng phải tập hợp và sử lý thông tin về mọi mặt của khách hàng bao gồm: tình hình tài chính kinh doanh, tư cách đạo đức, phương án sản xuất kinh doanh...Nghĩa là cán bộ tín dụng phải hiểu rõ khách hàng trước khi có quyết định cho vay. Đánh giá rủi ro trong khi giải ngân giúp cán bộ tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài sản thế chấp và khả năng thanh toán của khách hàng. Cuối cùng, sau khi khách hàng trả xong nợ, ngân hàng sẻ tiến hành thanh lý hợp đồng và đánh giá hiệu quả vốn vay. Đánh giá giai đoạn này giúp cán bộ tín dụng thấy được khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp . Về vốn vay giúp doanh nghiệp phát triển, trả nợ đúng hợp đồng thì tiếp tục quan hệ với doanh nghiệp. ngược lại nếu vốn vay sử dụng không hiệu quả, khó khă n trong thu hồi thì ngân hàng sẽ hạn chế cho vay đối với khách hàng đó. Từ đánh giá, kiểm tra như vậy, có thể rút ra vài nguyên nhân tác động đến tình hình dư nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng như sau. Do ngân hàng thực hiện cạnh tranh với ngân hàng khác nên thiếu sự chọn lọc khách hàng, linh động trong cho vay nên hạ thấp tiêu chuản tín dụng, cho vay đối với cả khách hàng không đảm bảo an toàn tín dụng. như ta thấy , lựơng vốn huy động của Sở giao dịch 1 là cao, trong khi tổng dư nợ cho vay dưới 20% tổng vốn huy động. Do đó Sở giao dịch 1 dã cố gắng cho vay để giảm bớt chi phí và tăng thu nhập, cho nên nhiều khi an toàn tín dụng có phần buông lỏng có khách hàng thua lổ kéo dài nhưng vẩn tiếp tục được vay vốn. Tăng dư nợ không đi kèm với việc quản lý của cán bộ tín dụng nên dản đến tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng, dư nợ bình quân quá lớn, số món vay nhiều thuộc mọi lỉnh vực nên cán bộ chuyên trách khó có thể kiểm tra, kiểm soát thường xuyên liên tục để có biện pháp hửu hiệu kịp thời ngăn chặn. Chưa giám sát chẽ hoạt động của khách hàng, việc kiểm tra và sử dụng vốn sau khi phát tiền vay còn lỏng lẻo, chưa có biện pháp sử lý kiên quyết khi khách hàng có sai phạm trong quá trình sử dụng vốn. do vậy nhiều khách hàng đã tìm cơ hội sử dụng vốn sai mục đích, chây ì trong trả nợ làm thất thoát tiền vốn của ngân hàng c ) Nguyên nhân khách quan Ngoài các nguyên nhân trên Sở giao dịch 1 còn có những nguyên nhân khách quan gây rũi ro trong hoạt động tín dụng: Sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, thiên tai, lũ lụt...Các nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến các dự án đầu tư kinh doanh bằng vốn vay của ngân hàng, có tác động gián tiếp, gây khó khăn chung cho hoạt động của doanh nghiệp và cuối cùng đều làm cho doanh nghiệp chậm trễ hoăc mất khả năng thanh toán vốn cho ngân hàng. Tín dụng trong nền kinh tế vẩn còn là công cụ để nhà nước điều hành và quản lý, phục vụ sự phát triển kinh tế, cho nên nhà nước còn có những chính sách ưu tiên ưu đãi với một số doanh nghiệp, đặc biẹt là một số doanh nghiẹp nhà nước. Điều này làm cho sở không phát huy được tính độc lập của mình, mang lại một loạt rũi ro mà Sở giao dịch 1 không phòng ngừa hạn chế được. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ quá hạn của một số công ty. Cty nhựa hàm rồng: là doanh nghiệp nhà nước chuyên xản suất đồ nhựa gia dụng, mút sốp. Cty vay trung hạn 2 món:165.000 USD nhập máy móc sản xuất mút và 100.000 USD nhập thiết bị sản xuất đồ nhựa. Cty thế chấp 1550 m2 đất trị giá 1,4 tỷ đồng. đến hết năm 2000 nợ quá hạn còn 120.000 USD (Dây chuyền sản xuất đồ nhựa) Và 51.335USD dây chuyền sản xuất mút lải treo chưa thu cả hai dây chuyền là552 triệu đồng. Nguyên nhân nợ quá hạn: Do sản phẩm cạnh tranh với hàng trung quốc giá rẻ, nhập lậu. Nên sản phẩm của Cty khó tiêu thụ vốn chết, công ty vẩn tiếp tục sản xuất, Sở giao dịch 1 đã giản nợ dây truyền mút sốp đến 31/12/2002. Xí nghiệp đo lường: là doanh nghiệp nhà nước chuyên sữa chữa sản xuất các loại dụng cụ đo lường. Xí nghiệp vay 92.428 USD để mua dây chuyền sản xuất, xí nghiệp thế chấp 228m2 đất. Dây chuyền sản xuất không phát huy hiệu quả, xí nghiệp phải bán số máy móc thiết bị đó. Đến 31/12/2000 nợ quá hạn của xí nghiẹp còn 36.000 USD, lãi treo chưa thu 13.345.457 đồng. Cty TNHH mạnh huệ: sản xuất đồ gỗ. Ngày 22/06/1995, công ty vay 500 triệu đồng , lải xuất vay 1,25%/tháng, ngày trả nợ cuối cùng 12/12/1997. Cty thế chấp nhà 123m2 trị giá 1,3 tỷ đồng, công ty sử cụng vốn vay mua nguyên liệu gỗ pơmu để chế biến làm hàng xuất khẩu nhưng không xuất khẩu được do chính phủ thay đổi chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ. Do đó toàn bộ số tiền vay chuyển thành nợ quá hạn, lãi treo chưa thu 278 triệu Cty TNHH ngọc thịnh công ty vay 135.000 USD để đầu tửan xuất ghế văn phòng. Tài sản thế chấp 158m2 nhà xưởng khoảng 356 triệu đồng và dây chuyền máy móc 145.000 USD. Nhưng do trình độ quản lý kém, bị người cung cấp máy móc lừa đảo nên máy mua về không đồng bộ, không sản xuất được. Toàn bộ nợ vay chuyển nợ quá hạn, lãi treo 349.345.764 đồng . Cá nhân Nguễn thị Mai 26/4/1995 vay ngân hàng 211 triệu để kinh doanh buôn bán. Tài sản thế chấp ước tính 300 triệu đồng do kinh doanh thua lỗ nên tiền vay chưa trả hết, lãi treo 432.458 đồng . Mặc dù nguyên nhân nợ quá hạn chủ yếu phát sinh từ phía khách hàng nhưng cũng phải nhìn nhận một số thiếu sót của bản thân ngân hàng, tuy không trực tiếp gây ra nợ quá hạn nhưng có tác động nhất định đối với tình hình này. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là rất quan trọng, nó được thực hiện trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi. 4. Những hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng 4.1 Hạn chế trong công tác tín dụng của Sở giao dịch 1. a) Tình trạng thiếu thông tin tín dụng và thông tin thương mại : Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rũi ro tới mức thấp nhất, cách đây vài năm, ngân hàng nhà nước dã thành lập trung tâm rũi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Do các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ tín dụng với một tổ chức tín dụng nào đó, nên khi vay họ bắt buộc phải cung cấp hồ sơ của mình như các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình vay nợ ... Theo yêu cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin đó cho trung tâm tín dụng của ngân hàng nhà nước. Khi ngân hàng thương mại nào có khách hàng mới thì thông qua trung tâm sẽ biết rõ về khách hàng đó. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có tình hình tài chính tồi tệ không tiếp tục cho vay đuợc ở ngân hàng quan hệ mà sang ngân hàng khác thì qua trung tâm rũi ro, ngân hàng sẽ có ngay hồ sơ của họ, như vậy sẽ tránh được rũi ro cho ngân hàng mới. tuy vậy những thông tin đó chưa thể đủ trong quá trình xét vay. thông tin của trung tâm mới mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Trong khi đó Sở giao dịch 1 lại chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về vấn đề này. Cán bộ đảm nhiệm trực tiếp liên quan đến việc thu thập và sử lý thông tin chưa được đào tạo chuyên sâu để có thể thu thập được thông tin một cánh đầy đủ nhất có thể. Do thu thập thông tin nhiều khi không chính xác dẩn đến việc cho vay nhiều khi không đúng đối tượng, không chính xác như: Không nắm rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp, khi họ thua lỗ mà vẫn cho vay, hoặc vay để trả nợ ngân hàng khác theo hình thức đảo nợ , thậm chí bị lừa đảo mà không phát hiện ra. Thông tin thương mại như tình hình giá cả, cung , cầu, biến động của thị trường nắm bắt không kịp thời, không chính xác nên không lường trước được hết các rũi ro như: Cho vay để nhập hàng nhưng hàng hoá đó khó tiêu thụ vì cầu trong nước đã bảo hoà hay một số doanh nghiệp nhập máy móc quá lạc hậu không sử dụng được, hay máy móc không đồng bộ...Như vầy trong điều kiện không nắm bắt đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng cũng như các thông tin khác có liên quan rũi ro xãy ra là điều khó tránh và đôi khi bỏ sót đối tượng đang có nhu cầu cần vốn thực sự. b) Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của người cán bộ tín dụng. Thực tế hiện nay tại Sở giao dịch 1, để thực một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ A đến. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp do khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản đảm bảo này khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án , dự án vay vốn, cán bộ thẩm định lập tờ trình thẩm định và đề nghị cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không, ,, sau đó chuyển toàn bộ tờ trình kèm theo hồ sơ cho lảnh đạo phòng tín dụng. khi nhận được hồ sơ, lảnh đạo tín dụng thẩm dịnh lại hò sơ và đưa ra quyết định nếu cho vay thì trình giám đốc, giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trương hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng để soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát tiền vay, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, sử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ thẩm định quá lớn và việc cho vay sẽ không thể lường hết dược rũi ro có thể xảy ra. Bởi vì một cán bộ tín dụng có trình độ cũng khó có thể am hiểu tường tận về pháp luật kinh tế xã hội. Hơn nữa khi công việc tiến hành trên cơ sở đánh giá chủ quan của một người sẽ không đầy đủ, và có thể bỏ qua khách hàng tiềm năng, dự án có tính khả thi. c) Khách hàng chưa được mở rộng. So với tổng số gần 200 doanh nghiêp có quan hệ tín dụng thường xuyên với SGD1 mà chỉ có hơn 10% doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh thì quả là con số nhỏ bé. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp này hầu như chỉ sử dụng dịch vụ ngân hàng là chính, các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Sở chiếm con số rất khiêm tốn. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác khi muốn vay ngắn hạn laị phải sử dụng tư cách cá nhân vay cho công ty theo kiểu cầm cố giấy tờ có giá trị và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với khoản vay đó. Tất nhiên, cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gặp rủi ro cao hơn nhưng có nghĩa là không thực hiện hoặc hạn chế hình thức này vì không phải tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều rủi ro cao hơn nhưng không có nghĩa là không thực hiện hoặc không hạn chế hình thức này vì không phải mọi khoản cho vay thành phần này đều khó thu hồi. Trên nguyên tắc, chính sách này của SGD1 vẫn là đa dạng hoá các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng khi thực hiện, các cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự quan tâm đến thành phần khách hàng nay. Hơn nữa, trên nhiều phương diện, SGD1 vẫn có nhiều hướng ưu tiên các đối tượng các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh hơn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chẳng hạn, về cơ chế lãi suất, khách hàng là tư nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn áp dụng lãi suất cho mọi khoản vay, với mọi thời hạn, dù là dưới 3 tháng, 3-6 thàng hay trên 6 tháng, trong khi đó, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước được vay ưu đãi hơn với các khoản vay ngắn(dưới 6 tháng) d) Chất lượng tín dụng chưa cao, còn nhiều khoản vay phải ra hạn. Mặc dù tại SGD1 hiện nay, tỷ lệ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn rất thấp nhưng hầu hết các khoản vay ngắn hạn đều phải ra hạn nợ, thậm chí, còn có những khoản vay ra hạn nhiều lần. Đối tượng vay chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp, vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động thực hiện các công trình. Sau khi thi công hoàn thành, bên chủ đầu tư sẽ nghiệm thu và thanh toán cho bên thi công, và các doanh nghiệp này sẽ sử dụng số tiền này để hoàn trả khoản nợ ngân hàng. Nhưng do tác động của nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, nhiều trường hợp công trình hoàn thành mà bên A vẫn chưa thanh toán cho bên thi công, vì vậy, các khoản vay khi đến hạn mà doanh nghiệp vẫn chưa có tiền thanh toán như dự tính. Vì thế, các doanh nghiệp lại phải xin gia hạn nợ và cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ khi nhận được tiền thanh toán của chủ đầu tư. Việc ra hạn nợ là cần thiết để giúp đỡ doanh nghiệp trong những trường hợp chính đáng nhưng gia hạn nợ quá nhièu sẽ gây khó khăn cho hoạt động của SGD1, ảnh hưởng đến kế hoặch sử dụng vốn của Sở và làm giảm vòng quay vốn lưu động của ngân hàng. e) Sử dụng vốn chưa hợp lý. Các khoản cho vay theo chỉ thị 12, dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay chung, dài hạn theo quy định của ngân hàng Nhà nước chỉ được phép ở mức 20% tổng nguồn vốn ngắn hạn, nhưng hiện nay, Sở đã cho vay vượt mức này. Đây không chỉ là vấn đề an toàn vốn mà còn ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng ngắn hạn của Sở, không phát huy hết tiềm năng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Việc thực hiện quy trình tín dụng còn chưa đầy đủ . Theo quy định tín dụng thì sau khi doanh nghiệp hoàn trả nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, cán bộ tín dụng phải đánh giá lại hiệu quả tín dụng, phân loại doanh nghiệp để xác định quan hệ tín dụng, rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho những lần vay sau. Nhưng trên thực tế, với khối lượng công việc nhiều, các cán bộ tín dụng thường không làm như vậy. Sau khi tất toán thế ước là coi như xong việc, nếu có đánh giá thì cuối năm mới làm và chỉ làm một lần. Như vậy, nếu doanh nghiệp có sử dụng khoản vay không hiệu quả thì ngân hàng cũng không thể biết và kiểm soát hết được, và khả năng dẫn đến rủi ro cao. f) Trình độ cán bộ trong giao tiếp, maketing khách hàng còn hạn chế. Các cán bộ tín dụng còn chưa có tính chủ động, sáng tạo, cùng khách hàng tìm kiếm các phương án kinh doanh có hiệu quả mà còn thụ động trong quá trình phục vụ khách hàng. Khi các điều kiện vay chưa đáp ứng đủ, các cán bộ tín dụng chưa chủ động cùng khách hàng tìm cách tháo gỡ mà còn trông chờ kế hoặch khách hàng tự đề xuất. Phong cách, thái độ ứng xử mỗi khi tiếp dân còn thiếu ân cần, tận tuỵ; khi khách hàng đông, nhân viên ngân hàng chưa biết thông cảm với tâm lý của người phải chờ đợi. Có rất ít nhân viên quỹ tiết kiệm biết chia sẻ với những tín toán hơn thiệt của người gửi tiền để đưa ra những lời tư vấn. mách bảo giúp khách hàng lựa chọn cách giải quyết những nhu cầu vốn tạm thời, khỏi phải rút tiền ra trước thời hạn hoặc phải chuyển đổi sổ một cách không có lợi. Khá nhiều trường hợp cán bộ NHCT chê tiền bẩn, rách, (ngoại tệ) nhưng khách hàng đưa gửi lại tại các ngân hàng bạn lại được chấp nhận- sự việc này đã được đưa tin trên báo Lao động, cần được rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. g) Về thanh toán quốc tế. Phí thanh toán của SGD nói riêng mà hệ thống NHCT Việt nam nói chung còn cao hơn phí thanh toán hệ thống ngân hàng Ngoại thương. Như vậy, khi giao dịch tại Sở, khách hàng sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn. Phí dịch vụ cao đã hạn chế khả năng cạnh tranh của Sở nói riêng và hệ thống ngân hàng Công thương nói chung, đây là vấn đề mà NHCT cần phải xem xét để có qyết định hợp lý. Trên đây là một số vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại SGD1 NHCT Việt nam. Tất nhiên, đó chỉ là một số vấn đề chính, ngoài ra có thể còn có những vấn đề khác nảy sinh trong hoạt động mà chúng ta không thể thấy hết được. Nhìn nhận và xem xét lại những vấn đề đó để xem lại mình, để đưa ra phương hướng giải quyết và tháo gỡ trong thời gian tới là không thừa, nó sẽ giúp SGD1 củng cố và đẩy mạnh hoạt động của mình một cách có hiệu quả hơn trong tương lai không xa. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI SGD1- NHCTVN I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SGD1 VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN. Xuất phát từ mục tiêu, phương hướng của ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch 1 nói riêng, căn cứ vào một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh tại SGD1, NHCT Việt Nam đã xây dựng định hướng phát triển trong giai đoạn 2001-2005 như sau: Hai mục tiêu Một là: Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh hàng năm Hai là: Từng bước xây dựng NHCT-VN trở thành một ngân hàng hiện đại với công nghệ tiên tiến, có uy tín trong nước và quốc tế. Bốn trọng tâm: + Triển khai đề án cơ cấu tại NHCT- VN, tích cực thực hiện việc xử lý tài sản có không sinh lợi tồn đọng một cách có hiệu quả. + Đẩy mạnh việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để vừa phát triển thêm các dịch vụ ngân hàng, vừa xây dựng thêm cơ sở và điều kiện để hội nhập với các ngân hàng trong nước, khu vực và trên thế giới. + Gắn công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt cơ chế, quy chế, ngăn ngừa tình trạng nợ xấu gia tăng và vi phạm pháp luật. + Xây dựng truyền thống văn hoá kinh doanh văn minh của NHCT Việt Nam. Hai quyết tâm: + Quyết tâm giữ vững ngân hàng công Thương là một đơn vị đoàn kết vững mạnh về mọi mặt, có phong trào thi dua sôi nổi và vững chắc + Quyết tâm đưa NH Công Thương là một ngân hàng thương mại Nhà Nước hiện đại hoạt động có hiệu quả, có văn hoá kinh doanh tiên tiến, có uy tín trong nước và quốc tế. Với yêu cầu: "Phải xây dựng NHCT thành một ngân hàng hiện đại lành mạnh về tài chính, có công nghệ cao để có thể hoà nhập với ngân hàng trong nước, khu vực và quốc tế" thì các mục tiêu, trọng tâm... mà NHCT Việt nam đặt ra cũng chính là nhiệm vụ mà SGD phải đảm nhận thực hiện. Trong thời gian 5 năm tới (2001-2005) phải tập trung giải quyết xong vấn đề cơ cấu lại nợ, đưa các khoản nợ xấu nói chung hiện nay ở mức 25% đến năm 2003 xuống cò dưới 5%, tài chính lành mạnh, đến năm 2005 phải đạt chỉ số 8% theo thông lệ quốc tế và khu vực. Để thực hiện được mục tiêu trên, đồng thời với vai trò tín dụng ngắn hạn trong cơ cấu nợ của SGD1 đã được trình bày trong chương 1 ở trên thì yêu cầu phải nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại cơ SGD1- NHCTVN là một tất yếu. Hơn nữa đây cũng là một mảng quan trọng, hứa hẹn một kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng của SGD1 II. CÁC GIẢI PHÁP 1. Đa dạng hoá phương thức và hình thức cho vay. Các nhà kinh tế chỉ ra rằng, các ngân hàng nên áp dụng hình thức cung ứng vay bằng hình thức "chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn khác".Với hình thức cho vay ngắn hạn hiện nay, các nhà kinh tế gọi đây là hình thức "tín dụng ứng trước"nghĩa là vốn vay đưa ra lưu thông không tương xứng với một lượng hàng hoá nào, việc luân chuyển vốn tách rời việc luân chuyển vật tư hàng hoá. Trường hợp cho vay"chi phí sản xuất"để mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân ... là hình thức tín dụng ứng trước. Ta có thể thấy những hạn chế về hình thức này: - Rủi ro tập trung vào một khách hàng - Hàng hoá luân chuyển chưa tương xứng với luân chuyển của vốn tín dụng. Để khắc phục hạn chế này, SGD nên áp dụng hình thức cung ứng vốn này bằng hình thức chiết khấu thương phiếu. Hình thức này cho phép mở rộng việc mua bán chịu hàng hoá giữa các doanh nghiệp với nhau, sự tham gia của ngân hàng thúc đẩy luân chuyển hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Phương thức này bộc lộ nhiều ưu điểm so với hình thức tín dụng ứng trước. + Thứ nhất: Hàng hoá đã được bán (được chấp nhận thanh toán) tương ứng với một thương phiếu đã được phát hành. Ngược lại hình thức tín dụng ứng trước chưa đảm bảo được một dòng hàng hoá tương đương. Việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có nhiều rủi ro, rủi ro này gây ra rủi ro với vốn vay của ngân hàng. + Thứ hai: Rủi ro được phân tán. Trường hợp chiết khấu thương phiếu, ngân hàng có quền đòi nợ bất kỳ người nào có tên tronh trong khi thương phiếu đến hạn. Hơn nữa cùng một lượng hàng hoá ứng với vốn vay có nhiều khách hàng phát hành thương phiếu nhận nợ nên rủi ro được phân tán ở nhiều khách hàng. + Thứ ba, hình thức chiết khấu thương phiếu cho phép mở rộng tổng số lượng giao dịch, mở rộng khối lượng tín dụng mà không đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. + Thứ tư, việc bán chịu do phát hành thương phiếu giúp cho doanh nghiệp chủ động chớp được cơ hội kinh doanh vì nó không đòi hỏi phải thanh toán ngay. + Thứ năm, kỷ luật thanh toán được thực hiện nghiêm ngặt.đối với những khoản vay thông thường, khách hàng có thể ra hạn nhưng với hình thức chiết khấu thương phiếu thì thương phiếu khi đến hạn phải thanh toán ngay không được trì hoãn. Nếu có sự trì hoãn thì đồng nghĩa với doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị phá sản. + Thứ sáu, hình thức này làm giảm thủ tục khi vay vốn ngân hàng so với hình thức khác. SGD hiện nay có hai phương thức cho vay vốn: cho vay theo món và cho vay luân chuyển. Hình thức cho vay luân chuyển đòi hỏi những điều kiện nghiêm ngặt về người xin vay: uy tín, phương án kinh doanh hiệu quả, vòng quay vốn nhanh, tài sản thế chấp. Với hình thưc chiết khấu thương phiếu này, kết hợp với phương thức cho vay luân chuyển làm tăng khách hàng sử dụng các phương thức này. Hơn nữa, thương phiếu không chỉ áp dụng cho hình thức chiết khấu mà còn áp dụng được các khoản vay thông thường trong đó, thương phiếu được dùng làm vật cầm cố, thế chấp. Một lợi thế của việc thế chấp thương phiếu là dễ chuyển đổi (tính lỏng) hơn so với các bất động sản, nhờ có thể chiết khấu hoặc đòi ở người phát hành khi dến hạn. Trong các công cụ của thị trường tiền tệ, thương phiếu đối với nền kinh tế nước ta đòi hỏi lớn nhất về tạo lập một thị trường riêng cho nó. Theo điều 57, luật các tổ chức tín dụng, "Các tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn khác" nhưng trên thực tế, chưa có tổ chức tín dụng nào thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn. 2. Nghiêm túc thực hiện quy trình tín dụng: Hiệu quả hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện quy trình tín dụng. Trong đó làm tốt công tác trước khi cho vay, lập hồ sơ cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay, đôn đốc tră lãi và trả nợ ngân hàng là biên pháp qụan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế đến mức tháp nhất nợ quá hạn phát sinh Công tác thẩm định trước khi vay - Thẩm định tư cách pháp nhân : Nếu khách hàng là doanh nghiệp khi có quan hệ vay vốn ngân hàng phải có quyết định thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo pháp luật hiện hành.Xác định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ cần thu thập đầy đủ tư cách pháp lý liên quan doanh nghiệp : Quết định thành lập doanh nghiệp Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp kèm theo quyết định phê duỵêt điều lệ của cấp có thẩm quyền Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do bộ kế hoạch và đầu tư của sở thành phố cấp. Giấy xác nhận của cơ quạn có tài chính về mức vốn điều lệ được cấp ( Nếu là doanh nghiệp nhà nước). Giấy chứng nhận sở hửu nhà, quyền sở hữu đất của doanh nghiệp. Quyết định bổ nhiệm giám đốc của doanh nghiệp . - Thẩm định dự án xin vay . Căn cứ dự án xin vay vốn và các tài liệu mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng điều tra làm rõ những thông tin khách hàng cung cấp. Dự án kinh doanh của khách hàng phải đúng luật phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Khả năng cung cấp ổn định các yếu tố đầu vào để thực hiện dự án . Xem xét về phương diện kỹ thuật của dự án. Căn cứ vào tình hình của thị trường để thực hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án và trả nợ gốc ngân hàng đúng kỳ hạn. Trong điều kiện hiện nay trình độ sản xuất kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong thẩm định cho vay đối với một số đối tượng vay cần phải dựa vào sự tín nhiệm của ngân hàng, với khách hàng qua các lần vay trước; Phải có tài sản thế chấp làm đảm bảo, phải có sự bảo lảnh của người thứ ba theo quy định của pháp luật 3. Tăng cường công tác quản lý và sử lý nợ quá hạn Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại với chức năng cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh khác thì lại chứa dựng nhiều dủi ro hơn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ chất lượng tín dụng và là dấu hiệu báo trước khả năng thiệt hại đối với ngân hàng thương mại. Tuy nhiên từ khi phát sinh nợ quá hạn đến thời điểm thanh lý một món vay là cả quá trình xử lý phức tạp, xử lý tốt nợ quá hạn là yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay đối với ngân hàng thương mại, đồng thời làm công tác này tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, củng cố nâng cao uy tín giúp ngân hàng thương mại tồn tại và canh tranh được với các ngân hàng khác. Để giải quyết vấn đề nợ quá hạn Sở giao dịch 1- NHCT VN có thể áp dụng các biện pháp - Tăng cường ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh . Khi cấp tín dụng ngân hàng đều mong muốn khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn. những món nợ đã ghi trên hợp đồng nhưng trong thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm phát sinh nợ quá hạn. Thông thường nợ quá hạn xảy ra khi phát sinh dấu hiệu, người vay sử dụng món vay sai mục đích, trả lải, gốc, không đầy đủ, không kịp thời theo thoả thuận, hàng tồn kho cao, nợ trong thanh toán tăng lên, tài sản thế chấp thay đổi, công tác tổ chức của khách hàng có biến động: Như có sự thay đổi ban lảnh đạo, thiên tai, chiến tranh... Khi có dấu hiệu của nợ quá hạn, cán bộ tín dụng phải trực tiếp cố ván cho khách hàng về việc bán sản phẩm thu hồi công nợ, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp . Ngân hàng yêu cầu khách hàng giảm bớt kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ chưa thật cần thiết, Thâm chí cả kiểm soát thu nhập, chi phí của người vay để tập trung nguồn trả nợ. - Cần sử lý nợ quá hạn triệt để và linh hoạt . Khi những biện pháp phòng ngừa không thể thực hiện được thì ngân hàng phải có những biện pháp cụ thể để sử lý các khoản nợ quá hạn. Khả năng thu hồi nợ quá hạn phụ thuộc vào nhièu yếu tố, các biện pháp của ngân hàng , trách nhiệm và khả năng tài chính của người đi vay, khả năng chi trả và thái độ của khách trả nợ . 4. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường. Hiện nay khách hàng chủ yếu ở SGD1 là các công ty lớn. Đây là khách hàng truyền thống có quy mô lớn và độ an toàn cao. năm 1998, do nhiều rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế, SGD1 đã xâm nhập mạnh vào thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc. Mặc dù đây là tài sản có độ an toàn cao nhưng lãi suất thấp so với các khoản vay. Vì vậy, để tìm kiếm nhiều lợi nhụân hơn nữa, và giảm rủi ro, SGD1 cần xây dựng chiến lược đa dạng hoá các khách hàng như tập trung hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ những khách hàng mới nhằm tăng cường cho vay ngắn hạn. Để giảm rủi ro sở nên thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường. Phần lớn doanh nghiệp hiện nay của Sở giao dịch 1 có khả năng tự chủ về tài chính kém. Khi đánh giá về tài chính doanh nghiệp, ngân hàng khó có thể dự đoán chính xác về triển vọng của doanh nghiệp. hơn nữa, do ít thông tin về thị trường sản phẩm, dịch vụ nên ngân hàng dự đoán có thẻ không chính xác việc cung ứng của doanh nghiệp có đựợc thị trường chấp nhận hay không. Một loại sản phẩm , dịch vụ được thị trường chấp nhận ở mức số lượng và chất lượng nhất định. Việc dự đoán không chính xác nhu cầu thị trường dẩn đến thất bại là rất khó tránh khỏi. Vì vậy bên cạnh việc đánh giá về tài chính, thiết lập bộ phận nghiên ngiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin thị trường là cần thiết . Đây là nguồn cung cấp thông tin về thị tường giúp cho đánh giá rủi ro thị trường khách hàng của ngân hàng, so sánh, kiếm soát, đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp,trong đó đặc biệt là phương án sản xuất kinh doanh. Tại một số nước có công ty cung cấp thông tin. Những thông tin cung cấp thông tin có mức độ chính xác cũng tương đối cao, khách hàng phải trả chi phí cho thông tin thu thập được. Tuy nhiên ở nước ta hình thức dịch vụ này còn mới nên việc sử dụng dịch vụ này còn chưa rộng rãi. Sự cần thiết tìm kiếm thị trường hoạt động khách hàng đặt ra vấn đề chuyên môn hoá bộ phận ngiên cứu thị trường. Bộ phận này tập trung vào nghiên cứu một số mặt hàng của khách hàng kinh doanh mà Sở giao dịch 1 muốn hướng tới. Trong nhiều trường hợp, bộ phận này còn có thể cung cấp một số thông tin về giá cả, chất lượng các hàng hoá cạnh tranh, thay thế hoặc cả sự biến đổi thị trường đầu vào của các doanh nghiệp. 5. Các giải pháp có liên quan - Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo để nâng cao trình độ để nâng cao trình độ cho cán bộ . Khởi ngiệp từ nền tảng con người NHCT VN và Sở giao dịch 1- NHCT VN nói riêng đã trải qua nhiều những khó khăn, thử thách có lúc phải trả giá đắt cho những bài học trong cơ chế mới . Hiện Sở giao dịch 1- NHCT VN còn những cán bộ trong cơ chế cũ họ có nhưng kinh nghiệm đáng quy nhưng bên cạnh đó vãn còn những bất cập cần phải cập nhật kiến thức, Tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ và đào tạo lại nhằm bổ sung các kiến thức về kinh tế trong nền kinh tế thị trường - Đẩy mạnh thực hiện trương trình hiện đại hoá ngân hàng đưa các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quản lý kinh doanh thực hiện nối mạng máy tính với khách hàng lớn,áp dụng nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh và hội nhập với khu vực và thế giới. III .KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà Nước 1.1 thiết lập các điều kiện của thị trường tiền tệ Do nhu cầu tín dụng giữa các vùng, các khu vực khác nhau các tổ chức tín dụng dơi vào tình trạng có lúc vừa thiếu, vừa thừa vốn điều này làm cho ngân hàng giảm lợi nhuận và có rũi ro . Sở giao dịch 1- NHCT VN đã có phương thức phức phát hành kỳ phiếu ngân hàng tài trợ về nguồn vốn trong những trường hợp thiếu vốn. Trong những năm gần đây do tác động của nền kinh tế thị trường , quan hệ vay mượn giữa các tổ chức có giảm sút . Trường hợp thừa vốn, Sở giao dịch 1- NHCT VN đã tham gia vào thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc. Hiện nay sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gây nên áp lực tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gữi nhưng tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế không tăng. Những giao động mạnh về nguồn vốn đặt ngân hàng vào tình trạng đối mặt nhiều rũi ro hơn nữa. Việc đa dạng hoá các kỳ hạn khoản vay hoặc làm tăng tính lỏng sẻ giải quyết được vấn đề trên. Nhưng làm được việc này không phải là dễ. Giải pháp khác là tạo ra các tài sản thay thế có tính lỏng cao hơn và đội rủi ro thấp hơn trên thị trường tiền tệ. Trước hết, tham gia tích cực vào thị trường tiền tệ là các thương phiếu .Nhà nước sớm ban hành luật về thương phiếu nhằm tạo ra hàng hoá thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó là các hàng hoá khác; tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi giá trị lớn. Thứ hai, nhà nước thành lập các trung tâm giao dịch của thị trừng tiền tệ Thứ ba, đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ thị trường tiền tệ . 1.2 Hoàn thiện quy chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lảnh vay vốn ngân hàng Cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh là những điều kiện đảm bảo cho các khoản vay và là một nguyên tắc tín dụng khi khách hàng vay vốn ngân hàng . Quan hệ này được đề cập trong bộ luất dân sự Việt Nam. Bên cạnh đó là thông tư hướng dẫn số 06/TT-CP của chính phủ và nghÞ định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 23/12/1999 của Chính phủ. Mặc dù được cụ thể trong thông tư và quyết định trên nhưng còn chung chung. Bên cạnh đó luật đất đai còn chưa rõ ràng Trong nghiệp vụ cầm cố tài sản: Một nguên tắc đặt ra là khi khách hàng trả vốn thì thực hiện theo phương thức nộp tiền đến đâu, lấy hàng đến đó theo tỷ lệ tương ứng. Như vậy , sau mổi lần nộp tiền,lấy hàng, thì phải thay đổi hợp đồng tín dụng so với hợp đồng ban đầu. Sự thay đổi này mất nhiều thủ tục và phức tạp nếu khách hàng trả vốn nhiều lần. Mặt khác phát mại tài sản thế chấp rất phức tạp liên quan nhiều cơ quan. Vì vậy để ban hành quy chế cụ thể, cần có sự phối hợp nhiều cơ quan, ban ngành ... để giải quyết vấn đề này. 1.3 Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của ngân hàng thương mại Có biện pháp mạnh mẽ hơn để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng , đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn tiền gửi, và tiền vay của các tổ chức tín dụng, bao gồm: Về cơ chế chính sách: Ban hành hệ thống cơ chế, quy chế, tạo hành lang pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừa nâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các dự án cho vay, hạn chế đi đến soá bỏ sự can thiệp trái pháp luật đối với quyền quyết định các khoản vay của các tổ chức tín dụng, mặt khác các tổ chức tín dụng phải chấp hành ngiêm túc các quy định của pháp luật, sử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm. 1.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Ap dụng công nghệ vào tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng và triển khai mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng trong cả nước 2. K iến nghị với ngân hàng công thương trung ương 2.1 Ban hành hệ thống văn bản cụ thể hơn Ngân hàng công thương trung ương đã có nhiều văn bản hướng đẫn thực hiện qui trình tín dụng ngắn hạn, nhưng một số qui định cụ thể về từng loại hình tín dụng ngắn hạn nhìn chung chưa cụ thể. NHCT VN nên ra những văn bản cụ thể hơn nữa đối với các loại tín dụng ngắn hạn ..Để giúp cho những cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ mới , nắm bắt công việc nhanh tróng, giúp cán bộ sử lý công việc hàng ngày một cách hiệu quả. 2.2 Có chính sách tuyển chọn ,nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Một trong những thế mạnh của NHCT VN hơn các ngân hàng khác hiện nay là có đội ngũ nhân viên, cán bộ trẻ, nhiệt tình , năng động, Để phát huy mạnh hơn nữa, NHCT VN cần có chính sách đào tạo trình độ cán bộ, đồng thời chú trọng việc gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, học hỏi kinh nghiẹm của các nước tiên tiến, nghiên cứu tìm cách ứng dụng công nghệ mới mà các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Trong điều kiện máy tính sử dụng rộng rãi và có rất nhiều ưu điểm và là su thế sử dụng chủ yếu trong tất cả hoạt đông kinh tế vì vậy cần nâng cao trình độ cán bộ về khả năng sư dụng máy tính . 2.3 Phát triển sâu quan hệ hợp tác quốc tế Để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài, học tập công nghệ, tiến tới hội nhập từng bước, từng phần. KẾT LUẬN Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin và khoa học công nghệ. NHCT VN và Sở giao dịch 1- NHCT VN cần phải nổ lực thật nhiều thì mới tồn tại và phát triển vững mạnh, cùng đất nước bước vào thế kỷ XXI. Đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ, trước tiên là phát triển tín dụng ngắn hạn, là một biện pháp để Sở giao dịch 1- NHCT VN mở rộng hoạt động của mình, trước là sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động được, tăng thêm lợi nhuận, sau là để thu hút và mở rộng khách hàng, tạo lập một vị thế vững vàng trong cạnh tranh. Trong su thế đa năng hoá các hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới, Sở giao dịch 1- NHCT VN cần phải cố gắng hơn nữa để nâng cao dư nợ ngắn hạn lên, tăng phần doanh thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tiến tới nâng cao uy tín và lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nước Sở giao dịch 1- NHCT VN đã có nhiều nổ lực, cố gắng vượt lên mọi trở ngại, quyết tâm thực hiện mục tiêu ổn định an toàn và hiệu quả phát triển. trở thành đơn vị kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống NHCT VN Song bên cạnh những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh, Sở giao dịch 1- NHCT VN vẫn còn những những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong đó có thực trạng về tín dụng ngắn hạn, đây chính là đối tượng nghiên cứu của chuyên đề. Sau quá trình nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành mục đích: lý giải những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và chất lượng tín dụng. trên cơ sở số liệu và tình hình thực tế, chuyên đề đã khảo sát và tìm ra những tồn tại chủ yếu, từ đó đề xuất và lập luận rõ ràng một số giải pháp khắc phục những vướng mắc này nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của Sở giao dịch 1- NHCT VN trong những năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương”-PGS Đinh Xuân Trình- Nhà xuất bản Bộ Giáo Dục-Trường Đại Học Ngoại Thương-1998. Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”-GS Vũ Hữu Tửu-1997. Giáo trình “Thanh toán và tín dụng quốc tế” PGS Phạm Quang Duệ-Khoa Ngân hàng Trường Đại học kinh tế quốc dân. Tài chính ngoại thương-Herbert J.Kessler- Trần Mậu dịch-Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-HN 1993. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế-PTS Lê Văn Tề- Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh-1994. Tạp chí Ngân hàng các số 2001, 2002. Tạp chí tài chính tiền tệ Tạp chí thương mại số ra ngày 23/7/2002 Các văn bản pháp lý của Ngân hàng Nhà nước. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công thương Năm 2001 Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm Ngân hàng Công thương Việt nam. Báo cáo tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam các năm 2000, 2001. Các văn bản nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại SGD1 Ngân Hàng CT Việt Nam.doc
Luận văn liên quan