Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá - Chi nhánh Nông Cống

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÔNG CỐNG – THANH HOÁ 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống 2.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung 2.2.1. Cơ cấu tổ chức 2.2.2 Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÔNG CỐNG – THANH HOÁ 2.1 Tình hình chung 2.1.1. Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 2.1.3. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 2.1.4. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 2.1.5. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 2.2 Tình hình thực hiện thanh toán theo từng phương thức 2. 2.1 Chuyển tiền 2.2.1.1. Chuyển tiền đi nước ngoài 2.2.1.2.Nhận chuyển tiền từ nước ngoài 2.2.2.Nhờ thu 2.2.3.Tín dụng chứng từ 2.2.3.1.Thanh toán L/c hàng xuất khẩu 2.2.3.2.Thanh toán L/C nhập khẩu 2.2.4.Thanh toán dịch vụ Western Union 2.3. Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 2.3.1. Kết quả chung 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế chung 2.3.2.2. Hạn chế đối với từng phương thức thanh toán 2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TAỊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÔNG CỐNG – THANH HOÁ 3.1. Những định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 3.1.2Kế hoạch phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 3.1.3Huy động vốn 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 3.2.1. Về cơ chế chính sách 3.2.2. Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế 3.2.3. Mở rộng các hình thức huy động vốn ngoại tệ và đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn 3.2.4. Giải pháp về khách hàng tại NHNo Nông Cống 3.2.5Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mạng lưới thông tin 3.2.6. Đa dạng hoá và phát triển toàn diện các hình thức thanh toán 3.2.7. Chỉnh sửa và bổ sung kịp thời các cơ chế theo hướng gắn chặt với thị trường để nâng cao hiệu quả 3.2.8. Tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá - Chi nhánh Nông Cống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận vận động khách hàng chưa có tính thuyết phục cao. Công tác thống kê khen thưởng có tháng chưa được kịp thời. Chưa chỉ đạo quyết liệt việc cân đối huy động vốn và cho vay đến từng cán bộ dẫn đến có cán bộ không hoàn thành kế hoạch huy động vốn nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch dư nợ, không huy động vốn được những vẫn cho vay. 2.1.4. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 194.515 triệu tăng 22.053 triệu, tốc độ tăng 12,7%, với 14.187 khách hàng trong đó : + Dư nợ CTCP, CTTNHH : 8.636 triệu tăng 3566 triệu so với 2008 + Dư nợ DNTN : 1720 triệu tăng 1150 triệu + Dư nợ tổ, nhóm : 500 triệu tăng 100 triệu + Dư nợ Hộ sản xuất cá nhân 183.659 triệu tăng 17.237 triệu Nghiệp vụ bảo lãnh 3 món số tiền 1.634 triệu không có cho vay bắt buộc Cho vay theo các quyết định của chính phủ 6.822 khách hàng 103.789 triệu, hỗ trợ tiền lải 1.852 triệu gồm : + Theo QĐ 131 cho vay 3.081 khách hàng số tiền 61.114 triệu số tiền lãi hổ trợ 1.191,7 triệu +Theo QĐ 493 cho vay 3.076 khách hàng số tiền 39.105 triệu số tiền lãi hổ trợ 562.4 triệu. +Theo QQĐ 497 cho vay 32 khách hàng số tiền 3570triệu số tiền lãi hổ trợ 98.1triệu đồng Cho vay theo NQLT và tổ vay vốn 461 tổ 12.415 thành viên dư nợ 122.695triệu. Giảm 6 tổ, tăng 909 thành viên, dư nợ 17.302triệu. Nợ xấu 89triệu tỷ lệ 0.07%/dư nợ cho vay qua tổ. Trong đó : + Cho vay theo NQLT 2308 năm 2009 Doanh số cho vay 37.189triệu, thu nợ 26.309 triệu dư nợ đến 31/12/2009 là 241 tổ, 7.110 tổ viên, dư nợ 70.057triệu, nợ xấu 63triệu. Giảm 2 tổ, tăng 883 tổ viên dư nợ tăng 10.880triệu so với 2008. Dư nợ bình quân đạt 9.85triệu/hộ. + Cho vay theo NQLT 02 năm 2009 cho vay 29.816triệu, thu nợ 23.837 triệu dư nợ 150 tổ, 4.266 tổ viên, dư nợ 5.979triệu. Dư nợ bình quânđạt 10,42triệu/hộ. + Cho vay tổ khác 3485triệu, thu nợ 3043 triệu dư nợ 70 tổ, 1039 tổ viên, dư nợ 8.154triệu, tăng 2 tổ, giảm 292 thành viên tăng 443triệu. Ngay từ đầu năm thực hiện kích cầu hỗ trợ lãi suất, lãi suất tiền vay hạ nên nhu cầu của khách hàng lớp, ngược lại lãi suất tiền gửi thấp, việc huy động không kiepj thời không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dẫn đến nhiều khách hàng sau khi trả nợ phải chờ đợi lâu, nhiều khách hàng mới có nhu cầu tín dụng và nâng mức vay không thực hiện được. Chất lượng tín dụng tương đối đảm bảo, việc thu lãi đều đặn. Song công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế, việc kiểm tra hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ lãi suất chưa kịp thời còn nhiều thiếu sót, việc chi hoa hồng tổ vay vốn có địa bàn, có quý chi không kịp thời, tổ viên vay ké vay hộ ảnh hưởng đến việc phối kết hợp với lien ngành, việc thẩm định hoàn thiện hồ sơ cho vay còn chậm gây lãng phí vốn trong thời gian dài, làm giảm dư nợ bình quân và làm giảm thu nhập. Chất lượng tín dụng : Nợ nhóm 2 là 1.297 triệu tỷ lệ 0.66%/ tổng dư nợ song vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cho vay qua tổ, cho vay không đảm bảo tài sản đối với các Công ty cổ phần. Một số cán bộ tín dụng chưa đôn đốc kịp thời phân kỳ trả nợ, khách hàng chưa nhận thức được việc trả nợ đúng kỳ hạn gốc, kỳ hạn lãi nhất là các khoản cho vay đời sống gây khó khăn cho việc cơ cấu lại nợ cho vay theo lãi suất thỏa thuận trong năm 2010 Nợ xấu 407triệu, nếu tính cả nợ đã xử lý rủi ro năm 1.784triệu thì tỷ lệ nợ xấu 1,12%/ Tổng dư nợ. Bảng 2.2: Bảng so sánh các chỉ tiêu đánh giá kinh tế trong hai năm 2007 và năm 2008. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 % so sánh Tổng dư nợ cho vay 684.930 847.544 123,7% Phân theo kỳ hạn nợ Dư nợ cho vay ngắn hạn 477.034 500.061 104,9% Dư nợ cho vay trung hạn 63.230 33.116 52,3% Dư nợ cho vay dài hạn 144.665 313.687 216,8% Phân theo loại tiền Dư nợ bằng VNĐ 401.213 503.392 125,4% Dư nợ ngoại tệ (quy ra VNĐ) 283.717 344.152 121,3% Chỉ tiêu chất lượng Nợ nhóm 2 41.279 27.411 66,4% Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 507 301 59,3% Thu xử lý rủi ro 71.389 6.440 9% Dư bảo lãnh 181.921 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của NHNo Nông Cống 2.1.5. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Công tác quản lý điều hành chưa được nhanh nhạy, tính chủ động, sang tạo, đấu mối giữa các bộ phận nghiệp vụ chưa được cao. Việc chủ động nắm bắt, vận động khách hàng tiền gửi còn hạn chế, chủ yếu dựa vào hình thức lãi suất và khuyến mãi. Chưa quan tâm tích cực đến việc mở rộng và khai tác nguồn vốn lãi suất rẻ, việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới còn lúng túng. Việc tạo vốn, luân chuyển vốn và hoàn thiện hồ sơ cho vay chưa kịp thời, chưa khai thác được nhiều nghiệp vụ bảo lãnh trong lúc nguồn vốn khó khăn không được phép tăng trưởng tín dụng. Nhận thức của cán bộ và chỉ đạo thu dịch vụ bảo hiểm chưa được nghiêm túc Việc xử lý các nghiệp vụ ngân hàng nhiều lúc còn lúng túng mất thời gian và cơ hội của khách hàng. Giao tiếp với khác hàng còn nhiều hạn chế để khách hàng bức xúc, chưa giảm tải được khách hàng, vẫn còn tình trạng cán bộ làm thêm giờ triền miên. Việc tổ trưởng thu nợ gốc, lãi, tổ viên sử dụng sai mục đích, vay về cho vay lại vẫn chưa khắc phục. Việc sửa sai sau kiểm tra còn chậm, không dứt khoát. Kiểm tra thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ của cán bộ chỉ đạo có lúc còn buông lỏng. 2.2 Tình hình thực hiện thanh toán theo từng phương thức 2. 2.1 Chuyển tiền - Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng- người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác- người hưởng lợi, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. 2.2.1.1. Chuyển tiền đi nước ngoài: tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: khi có nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ, khách hàng lập lệnh thanh toán kèm theo chứng từ hợp pháp, hợp lệ gửi đến ngân hàng. Hồ sơ gồm: hợp đồng ngoại thương gốc, hoá đơn thương mại gốc, giấy phép xuất khẩu,…ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, số dư tiền gửi, hạn mức tín dụng của khách hàng. Lập điện thanh toán: kế toán vào hệ thống IPCAS lập điện chuyển tiền đi. Tạo bút toán, kế toán kiểm tra lại và gửi lên kiểm soát viên. Kiểm soát viên kiểm tra lại toàn bộ chứng từ. nếu hợp pháp và hợp lệ thì sẽ chuyển lên Giám đốc hoặc người uỷ quyền để ký duyệt. sau đó toàn bộ hồ sơ chuyển tiền cùng điện và phiếu chuyển khoản được chuyển về cho kiểm soát viên để truyền ký hiệu mật và chuyển về Hội sở chính – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. Ngày 20/02/2010 công ty xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng Thanh Thanh gửi ủy nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ 102.000 USD chuyển trả cho khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng HongKong . NNH hạch toán: Nợ TK 43210137.872: 102.510 USD Có TK 42110137.084: 102.000USD Có TK 7120137.04 : 510USD Bảng 2.3: Bảng thu phí dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài của NHNo Nông Cống. STT Nội dung dịch vụ Mức phí Tài khoản Ngoại tệ 1 Phí dịch vụ chuyển tiền đi (NHNo thu) 0,2%, tối thiểu 5 USD, tối đa 300USD 2 Phí NH nước ngoài thu Theo quy định biểu phí của ngân hàng đại lý 3 Tra soát lệnh chuyển tiền 7USD/lần (bao qồm viện phí) 4 Phí Bạck value (phí NH nước ngoài thu) Thu theo thực tế 5 Điều chỉnh/ hủy lệnh chuyển tiền 10 USD/lần (gồm điện phí) + phí trả ngân hàng nước ngoài (nếu có) Nguồn: quy định chung về các mức phí thu tại ngân hàng Nông Cống. Nhận chuyển tiền từ nước ngoài. Trong những năm qua, số lượng tài khoản giao dịch ngoại tệ không ngừng tăng lên, chủ yếu là tài khoản giao dịch cá nhân. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống đã ký nhiều hợp đồng chuyển trả kiều hối với một số ngân hàng nước ngoài và tổ chức trong nước. năm 2008 ngân hàng đã thực hiện chuyển được 4,985 triệu USD. Đến năm 2009 con số này đã đạt hơn 7 triệu USD. Như vậy hoạt động nhận chuyển tiền đến của ngân hàng Nông Cống đã không ngừng tăng trưởng và đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhận được báo cáo của NHNo & PTNT Việt Nam chuyển về qua đường thanh toán chuyển tiền điện tử ngoại tỉnh, kế toán in báo có đối chiếu bảng kê hạch toán Cách 1: Người thụ hưởng có tài khoản tại NH Nợ TK: 122101 Có TK: 432101 (Tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng trong nước) Đồng thời lập phiếu chuyển khoản thu phí. Cách 2: Người thụ hưởng là cá nhân. Nợ TK: 122101 Có TK: 465001 (Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ ) Lập giấy báo cho khách hàng. Khi khách hàng đến lĩnh tiền NH trả tiền và hạch toán. Nợ TK: 465001 (Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ) Có TK: 103101 Tiền mặt ngoại tệ(Số tiền chuyển đến trừ phí chuyển tiền) Có TK: 712101 (Phí dịch vụ thanh toán) Ví dụ: Ngày 25/12/2009 NHNo nhận được một lệnh chuyển tiền từ ngân hàng đại lý của NHNo Việt Nam từ Ngân hàng Newyork chuyển về kèm chỉ thị ghi nợ tài khoản Vostro số tiền là 5000 USD. Người thụ hưởng là bà Trần Thị Hồng. Khi ngân hàng nhận được điện: Nợ TK: 42110137: 5000 USD Có TK: 46500137: 5000 USD Khi trả tiền cho bà Hồng: Nợ TK: 46500137: 5000 USD Có TK: 10310137: 4975 USD Có TK: 7120137: 5000 USD x0.5% =25 USD Cách 3: Người thụ hưởng thuộc chi nhánh NHNo Nông Cống: Kế toán lập lệnh báo cáo cho chi nhánh thực hiện trả tiền cho khách. Nợ TK: 122101 (Nếu ngân hàng nước ngoài đã ghi có TK Nostro) Hoặc Nợ TK: 421101 (Nếu ngân hàng nước ngoài chỉ thị ghi nợ TK Nostro) Có TK: 5191 (Điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ giữa NH với các đơn vi thành viên) Cách 4: Người hưởng thuộc ngân hàng ngoài hệ thống. Nợ TK: 122101 (Hoặc Nợ TK: 42101) Có TK: 112301 (Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng nhà nước) Bảng 2.4: Bảng thu phí nhận chuyển tièn từ nước ngoài về của NHNo Nông Cống. Mục Nội dung dịch vụ Mức phí tài khoản Ngoại tệ 1 Nhận chuyển tiền từ nước ngoài 1.1 Người thụ hưởng tại ngân hàng nông nghiệp Miễn phí 1.2 Phí thu ngân hàng chuyển (OUR) Theo phí ngân hàng nước ngoài 1.3 Phí thu người thụ hưởng tại ngân hàng khác 7 USD/ món 1.4 Phí thu ngân hàng khác chuyển Theo phí ngân hàng nước ngoài 2 Thoái hối lênh chuyển tiền (chỉ áp dung khi ngân hàng nước ngoài thu phí thoái hối đối với giao dịch chuyển tiền cửa NHNo) 15 USD/món 3 Điều chỉnh/ tra soát lệnh chuyển tiền 10USD/lần (bao gồm cả điện phí) Nguồn: quy định chung về các mức phí thu tại ngân hàng Nông Cống Nhờ thu Thanh toán nhờ thu hàng xuất khẩu Tiếp nhận và xử lý chứng từ: ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu do khách hàng uỷ thác thu hộ gồm: giấy yêu cầu nhờ thu kèm bảng kê chứng từ và các chứng từ lien quan đến nhờ thu. Khi nhận chứng từ của khách hàng, thanh toán viên cần: Kiểm tra đối chiếu số lượng và loại của chứng từ với bảng liệt kê chứng từ của khách hàng. Kiểm tra lệnh nhờ thu của khách hàng để đảm báôc đầy đủ thông tin. Lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh thanh toán nhờ thu: kế toán viên vào chương trình máy tính để lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh nhờ thu gửi kèm bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu.. toàn bộ hồ sơ được chuyển đến cho kiểm soát viên. Kiểm soát: kiểm soát viên kiểm tra sự trùng khớp giữa lệnh nhờ thu của khách hàng và lệnh nhờ thu của ngân hàng do kế toán lập. đồng thời kiểm tra kỹ các điều khoản trong lệnh nhờ thu đảm bảo lệnh nhờ thu rõ rang. Sau đó được chuyển cho Giám đốc. Ở các ngân hàng khác thì có thể có người uỷ quyền được nhận tuy nhiên ở ngân hàng Nông Cống lệnh nhờ thu xuất khẩu do Giám đốc ký duyệt. Gửi chứng từ đi nhừ thu: chứng từ và lệnh nhờ thu được trả lại kế toán để đóng gói gửi đi nhờ thu bằng phương thức chuyển phát nhanh đến ngân hàng nhận nhờ thu theo đúng địa chỉ ghi trong lệnh nhờ thu. Thanh toán: nhận được báo cáo của Hội sở chính: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Thanh Hoá, kế toán vào IPCAS thực hiện thanh toán cho khách hàng, thu phí dịch vụ nếu có. Ví dụ: Ngày 8/3/2010 công ty TNHH vàng bạc đá quý Hùng Cường có tài khoản tại NHNo, lập một ủy nhiệm thu 146.645 USD đòi tiền một công ty Hàn Quốc có tài khoản tại Ngân hàng đại lý của NHNo tại Hàn Quốc. Nhận được giấy nhờ thu kèm chứng từ , NH thực hiện - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ - Sau đó hạch toán Nhập TK 9123 đồng thời gửi chứng từ tới NH nước . ngoài . Khi nhận được điện báo trả tiền từ NH nước ngoài kềm chỉ thị ghi nợ TK Vostro của NH đại lý thì hạch toán: Xuất 9123 “chứng từ có giá bằng ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu” đồng thời ghi: Nợ TK 42110137.043 : 146.645USD Có TK 43210137.011 : 146.351,71USD Có TK 7120137.05 : 293,2USD Biểu đồ thể hiện tình hình TTQT theo phương thức nhờ thu của NHNo&PTNT Nông Cống 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Nhờ thu NK Nhờ thu XK Hình thức nhờ thu USD năm 2008 năm 2009 Thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu Tiếp nhận chứng từ nhờ thu: Ngân hàng có thể tiếp nhận nhờ thu do các ngân hàng nước ngoài gửi đến. nếu chứng từ do khách hàng nước ngoài trực tiếp gửi đến thì phải có xác thực được người phát lệnh nhờ thu và các chỉ thị tiếp theo liên quan đến lệnh nhờ thu đó để tránh tranh chấp về pháp lý. Kiểm tra chứng từ nhờ thu: kế toán có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhờ thu, đối chiếu số lượng các loại chứng từ của ngân hàng gửi chứng từ. ngân hàng nhận nhờ thu phải kiểm tra vận đơn và ký hậu vận đơn. Thông báo và xử lý nhờ thu: sau khi nhận lệnh nhờ thu kèm chứng từ, nếu lệnh nhờ thu rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin thì kế toán sẽ thông báo cho khách hàng về bộ chứng từ nhờ thu đến. kiểm soát viên sẽ kiểm soát và ký trên thông báo nhờ thu trước khi chuyển thông báo nhờ thu và bộ chứng từ nhờ thu cho khách hàng. Thanh toán và chấp nhận thanh toán: Thanh toán: kế toán lập điện hoặc điện chuyển tiền theo đúng chỉ dẫn của người uỷ thác, thu các khoản phí và tạo bút toán. (lưu ý: các kế toán viên được nhận thưởng 500Đ/bút toán. Đây là chính sách riêng rất đặc trưng của ngân hàng Nông Cống). sau đó toàn bộ hồ sơ được chuyển cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu giữa lệnh chi và các bút toánn hạch toán. Toàn bộ sẽ được chuyển cho Giám đốc hoặc người uỷ quyền phê duyệt trước khi phê duyệt trên hệ thống IPCAS. Chấp nhận thanh toán: ngay khi nhận được lệnh chấp nhận thanh toán của người trả tiền, kế toán lập điện thông báo chấp nhận thanh toán gửi cho ngân hàng gửi chứng từ. Đóng hồ sơ nhờ thu: ngân hàng sẽ đóng hồ sơ nhờ thu nếu bộ chứng từ bị trả lại ngân hàng gửi chứng từ. Ví dụ: Ngày 26/7/2004 NH nhận được chứng từ nhờ thu trị giá 300.000USD từ Philippin Bank gửi đến đòi tiền công ty XNK có tài khoản tại NHNo. Khi nhận được chứng từ nhờ thu : Nhập TK 9124: 300.000USD Khi công ty XNK chấp nhận thanh toán : Xuất TK 9124: 300.000USD Đồng thời ghi Nợ TK 43210137.470: 300.000USD Có TK 42110137.580: 299.400USD Có TK 7120137.04 : 300.000 * 0,2% = 600USD Bảng 2.5 : Mức phí thu từ dịch vụ nhờ thu của NHNo Nông Cống. STT Nội dung dịch vụ Mức phí tài khoản ngoại tệ 1 Nhờ thu đi 1.1 Gửi đi nước ngoài nhờ thu Séc, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông 2USD/tờ Séc 2USD/tờ Bộ chứng từ 5USD/ bộ 1.2 Gửi chứng từ đi trong nước nhờ thu Séc 1 USD/tờ Bộ chứng từ 3USD/bộ 1.3 Thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông 2% trị giá báo có.tối thiểu 2USD 1 tờ séc 2% trị giá báo có.tối thiểu 2USD.Tối đa 150USD Bộ chứng từ 0,18% trị giá báo có.Tối thiểu là 20USD. Tối đa 300USD 1.4 Thanh toán nhờ thu gửi đi trong nước 1 tờ séc 0,1% trị giá báo co. Tối thiểu 2USD.Tố đa 50USD Bộ chứng từ 0,15% trị giá .Tối thiểu 5 USD 1.5 Hủy nhờ thu theo yêu cầu người nhờ thu 5 USD +phí thực tế phả ngân hàng nước ngoài 1.6 Từ chối thanh toán nhờ thu Theo thực tế phải trả 2 Nhờ thu đến 2.1 Nhận và thong báo nhờ thu đến trong nước 1 USD 2.2 Nhận và thông báo nhờ thu đến từ nước ngoài 1 tờ séc 1 USD BỘ chứng từ 5 USD 2.3 Thanh toán nhờ thu Thanh toán nhờ thu từ nước ngoài gửi đến (thanh toán trả nước ngoài) 0,2% tối thiểu 20USD .Tối đa 200USD Thanh toán nhờ thu trong nước gửi đến 0,15%Tối thiểu 10USD. Tối đa 200USD Nhờ thu trả chậm 1%/năm hoặc 0,25%/quý/ số tiền nhờ thu 3 Dịch vụ khác 3.1 Hủy nhờ thu theo yêu cầu của người nhờ thu 10USD + phí thực tế phải trả ngân hàng nước ngoài 3.2 Từ chối thanh toán nhờ thu Theo thực tế phải trả 3.3 Sửa đổi/ điều chỉnh chỉ thị nhờ thu gửi đi theo yêu cầu 10USD/lần + điện phí 3.4 Tra soát nhờ thu theo yêu cầu khách hàng Tra soát trong trong nước 3USD/bộ + điện phí Tra soát trong ngoài nước 5USD/bộ + điện phí Nguồn: quy định chung về các mức phí thu tại ngân hàng Nông Cống. Tín dụng chứng từ 2.2.3.1.Thanh toán L/c hàng xuất khẩu. Hoạt động L/C nhập khẩu của NHNo Nông Cống trong những năm qua chịu nhiều tác động của biến động trên thị trường quốc tế nên có sự tăng trưởng không ổn định. a) Tiếp nhận thông báo L/C từ ngân hàng nước ngoài gửi đến. Khi nhận được L/C do ngân hàng nước ngoài chuyển đến ngân hàng tiến hành: +Kiểm tra tên, địa chỉ người hưởng lợi, các chỉ dẫn xủa ngân hàng phát hành L/C, kiểm tra và phát hành chữ ký của ngân hàng phát hành. +Lập thông báo theo mẫu gửi khách hàng.Thư thông báo lập thành hai bản( Một bản gửi khách hàng, một bản lưu hồ sơ L/C) +Trường hợp khách hàng là người xuất khẩu có tài khoản tại các chi nhánh NHNo trong cùng hệ thống thì sau khi kiểm tra phải ghi xác nhận vào L/C bằng thư “Chữ ký đúng” hoặc “Không xác định được chữ ký” trong vòng 2 giờ, và thông báo cho chi nhánh. +Lập phiếu thu dịch vụ phí. +Thông báo bằng điện cho ngân hàng phát hành về việc nhận được L/C và ý kiến của khách hàng về sửa đổi L/C (nếu có). b) Nhận chứng từ đòi nợ do người xuất khẩu xuất trình. Khi nhận bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình kèm bản gốc L/C và thư thông báo L/C, thanh toán viên thực hiện các công việc sau: +Kiểm tra số lượng chứng từ , tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ. +Vào sổ theo dõi L/C và đưa các dữ liệu vào máy vi tính. +Ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất rồi chuyển toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng hoặc kiểm soát viên kiểm tra lại toàn bộ chứng từ và ghi rõ ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra, ký tên và chuyển trả lại cho thanh toán viên. c) Gửi chứng từ và đòi tiền Các chứng từ sau khi kiểm tra nếu phù hợp, thanh toán viên lập thư hoặc điện đòi tiền gửi ngân hàng phát hành L/C và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng Nhập TK:912301 “Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu” d) Khi nhận được báo cáo của ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu hoặc chuyển tiền cho chi nhánh NHNo phục vụ xuất khẩu, ghi xuất TK: 912301 +Trường hợp người xuất khẩu là khách hàng của ngân hàng. Nợ TK: 122101 (Tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng nước ngoài) Hoặc Nợ TK: 421101 (tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài) Có TK: 432101 (tiền gửi ngoại tệ của người xuất khẩu) Lập phiếu tiến hành thu phí thanh toán: Nợ TK: 4321, Có TK: 712 +Trường hợp người xuất khẩu là khách hàng có tài khoản tại các chi nhánh ngân hàng NN cùng hệ thống thì ngân hàng hạch toán chuyển tiền cho chi nhánh qua tài khoản điều chuyển vốn ngoại tệ trong hệ thống. Nợ TK:122101 ( hoặc Nợ TK:421101) Có TK:519112 (Tiểu khoản chi nhánh) 2.2.3.2.Thanh toán L/C nhập khẩu. a) Mở L/C. *Kiểm tra hồ sơ Thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và lập sổ theo dõi ngày mở L/C, số L/C… *Xác định mức ký quĩ vào tài khoản 467201 “tiền gửi ký quĩ để mở L/C” trường hợp khách hàng có vốn ngoại tệ để mở L/C và ký quĩ đủ 100% giá trị L/C thì phòng TTQT hướng dẫn khách hàng lập UNC trích tài khoản để ký quĩ. Trường hợp khách hàng ký quĩ mức thấp hơn giá trị L/C xin mở thì hồ sơ được chuyển giao cho phòng them định xem xét. b) Thông báo cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng được chỉ định thanh toán L/C phải là ngân hàng đại lý chính thức của NHNo và giữ tài khoản tiền gửi của NHNo. Trong giấy uỷ quyền thanh toán có thể cho phép tự động ghi nợ tài khoản tiên gửi của NHNo. c) Thanh toán L/C cho người XK. Nhập tài khoản 912401 “ chứng từ có giá trị ngoại tệ do ngân hàng nước ngoài gửi đến đợi thanh toán” khi thanh toán ghi: xuất tài khoản 912401. Khi nhận được giấy đòi nợ tù ngân hàng nước ngoài +Trường hợp ký quĩ 100% giá trị L/C. Nợ TK: 467201 ( tiền gửi ký quĩ mở L/C) Có TK: 421101 ( tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài) + Trường hợp ký quĩ dưới giá trị L/C Nợ TK: 467201 ( tiền ký quĩ mở L/C) Nợ TK: 214101 ( cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ) ( phần chênh lệch) Có TK: 421101 ( tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài) -Khi nhận được báo nợ từ ngân hàng nước ngoài. +Trường hợp ký quĩ 100% giá trị L/C Nợ TK: 467201 Có TK: 122101 ( Tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng tại ngân hàng nước ngoài) + Trường hợp ký quĩ dưới giá trị. Nợ TK: 467201 Nợ TK: 214101 Có TK: 122101 Ví dụ: Ngày 21/10/2004 NH tỉnh Thanh Hóa có nhận được một thông báo L/C trị giá 250000 USD từ Tokyo bank gửi đến để trả tiền cho công ty may Thanh Hóa có tài khoản tại chi nhánh NHN0 thị trấn Nông Cống. - Khi nhận được thông báo L/C, ngân hàng tiến hành kiểm tra và xác nhận chữ ký của ngân hàng phát hành L/C sau đó lập thông báo hửi chi nhánh NHNo. - Tiếp nhận bộ chứng từ đòi nợ do chi nhánh gửi lên, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và hoá đơn bán hàng. - Gửi chứng từ đòi tiền cho Tokyo bank đồng thời hạch toán. Nhập TK: 912301(chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu) Xuất TK: 912301(chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu) Đồng thời: Nợ TK 42110137.120 : 225.000 USD Có TK 51911237.356 : 224.550 USD Có TK 71201 : 0,2%*225.000USD = 450 USD Bảng 2.6 : Thu phí từ các dịch vụ thanh toán L/C nhập khẩu của NHNo Nông Cống STT Nội dung dịch vụ Mức phí tài khoản ngoại tệ 1 Thông báo thư tín dụng Thông báo qua 1 ngân hàng khác 20USD Thong báo trực tiếp đến khách hàng 15USD NHNo là ngân hàng thong báo thứ 2 10USD 2 Thong báo sửa đổi 8USD/lần 3 Hủy thư tín dụng theo yêu cầu của KH 18USD/lần 4 Phí kiểm tra chứng từ Xuất trình tại NHNo Miễn phí Xuất trình tại NH khác 20 – 40USD 5 Thay thế/ bổ sung chứng từ sau lần gửi đầu tiên 10USD/lần+ phí bưu điện 6 Phí thanh toán bộ chứng từ 0,15% 7 Sửa đổi/ điều chỉnh thư đòi tiền theo yêu cầu KH 10USD/ lần 8 Lập bộ chứng từ Thỏa thuận 9 Chiết khấu bộ chứng từ Phí gửi+ thanh toán bộ chứng từ thự hiện tương tự như nhờ thu. Lãi chiết khấu theo thỏa thuận 10 Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu 0,1% trị giá L/C chuyển nhượng. tối thiểu 30USD, tối đa 500USD 11 Sửa đổi thư tín dụng chuyển nhượng Sửa đổi tăng số tiền 0,1% số tiền tăng thêm của giá trị thư tín dụng chuyển nhượng. tổi thiểu 20USD/lần Sửa đổi khác 15USD/lần 12 Xác nhận L/C của NH đại lý phát hành Thỏa thuận 13 Hủy thư tín dụng chuyển nhượng 20USD/lần Nguồn : quy định chung về các mức phí thu tại ngân hàng Nông Cống. Thanh toán dịch vụ Western Union: Ngân hàng Nông Cống cung cấp cho khách hàng dịch vụ chuyển tiền nhanh kiều hối Western Union giúp khách hàng có thể chuyển tiền từ bất cứ nơi nào trên thế giới về địa bàn huyện. Với hệ thống mạng lưới AGRIBANK phủ đều trên toàn quốc giúp khách hàng nhận tiền chuyển về tại chi nhánh NHNo&PTNT Nông Cống một cách nhanh chóng và an toàn. Khách hàng sẽ nhận được tiền chỉ trong vòng vài phút. Khách hàng có thể nhận tiền VND hoặc USD tùy theo tình trạng đơn vị tiền tệ sẵn có tại các địa điểm chi trả quy định. Khách hàng không phải chịu bất kỳ loại phí nào khi nhận tiền. Ngân hàng sẽ thông báo nhận tiền trong thời gian sớm nhất bằng thư hoặc điện thoại miễn phí. Được ngân hàng giao tiền tận nhà miễn phí tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc. Không cần khai báo nguồn gốc tiền chuyển về. Không hạn chế về số tiền chuyển về. Không phải chịu thuế thu nhập. Đặc tính sản phẩm Khách hàng không cần cung cấp mã số chuyển tiền (MTCN). Người gửi tiền chỉ cần đánh dấu vào ô I want a check delivered to the following adress: (Tôi muốn tiền được giao đến địa chỉ:), ngân hàng sẽ cử người đến giao tiền tận nhà cho bạn. Hồ sơ và thủ tục Bước 1: Hướng dẫn địa điểm để chuyển tiền Western Union ở nước ngoài. Khách hàng cung cấp cho người chuyển tiền số điện thoại của WU tại nước ngoài để WU hướng dẫn người chuyển các điểm đại lý Western Union chuyển tiền về Việt Nam. Bước 2: Chuyển tiền Sau khi điền đầy đủ các nội dung cần thiết vào Phiếu chuyển tiền, người gửi chỉ cần đánh dấu và điền địa chỉ, số điện thoại của người nhận ở Việt Nam vào phiếu chuyển tiền Người nhận ở Việt Nam sẽ nhận được tiền tận nhà mà không tốn thêm bất cứ chi phí nào khác. Người gửi không cần gọi điện thoại thông báo mã số chuyển tiền, người nhận ở Việt Nam vẫn nhận được tiền tận nhà miễn phí. Bước 3: Nhận tiền 1.    Điền giấy “To receive money” (nhận tiền): tên người nhận, người gửi, địa chỉ, số tiền ước đoán, Mã số. 2.    Đưa giấy “Nhận tiền” và CMND/Hộ chiếu cho nhân viên giao dịch. 3.    Nhận tiền và biên nhận. Sau khi nhận được thông báo bạn có thể đến điểm giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống gần nhất để nhận tiền. Ngân hàng Nông Cống - Western Union giao tiền tận nhà trong vòng 48 tiếng. Bảng 2.7: Doanh số đạt được trong năm 2009 và kế hoạch các năm tiếp theo của dịch vụ chuyển tiền kiều hối của NHNo Nông Cống. Đơn vị : USD Mục nhóm sản phẩm năm 2009 kế hoạch tăng trưởng năm 2010 tăng trưởng bình quân các năm tiếp theo số lượng khách hàng doanh số số lượng khách hàng doanh số số lượng khách hàng (%) doanh số (%) 1 chuyển tiền kiều hối 1,312 1,395,000 1,450 1,650,000 11 27 2 Chuyển tiền kiều hối qua kênh Western Union 925 764,000 1,000 1,000,000 15 31 3 chuyển tiền kiều hối qua kênh thông thường 387 531,000 450 650,000 10 22 Nguồn: Kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm Dịch vụ Thanh toán Quốc tế của NHNo Nông Cống. 2.3. Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 2.3.1. Kết quả chung Cùng với việc phát triển các nghiệp vụ truyền thống như huy động tiền gửi, cho vay...Ngân hàng đã quan tâm chú trọng đến phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nghiên cứu thực hiện tốt văn bản 447/QĐ-NHNo-QHQT, quyết định 539/NHNo-QHQT, văn bản số 234/HĐQT- 08 ngày 25/05/1999 để nâng cao chất lượng nghiệp vụ, phát triển nghiệp vụ mới, tạo chủ động cho các chi nhánh với cơ chế linh hoạt hơn. Chấp hành tốt quy trình thanh toán Séc ngoại tệ nhằm tạo điều kiện phát triển các sản phẩm thanh toán, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên địa bàn. Nhìn chung hoạt động TTQT năm 2008 tăng trưởng tốt so với năm 2009. Tuy nhiên còn không ít những hạn chế tồn tại khách quan và chủ quan cần được từng bước khắc phục và hoàn thiện nhằm phát triển hoạt động TTQT. Hoạt động TTQT trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, doanh số TTQT không ngừng tăng lên qua các năm, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Hoạt động TTQT được từng bước được cải thiện về chất lượng và phát triển đa dạng các phưeơng thức TTQT Trình độ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT lien tục được nâng cao và bồi dưỡngqua các chương trình đào tạo ngắn và dài hạn cả ở trong nước cũng như nước ngoài. Hoạt động TTQT đẩy mạnh hơn nữa sự tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh khác trên địa bàn như: tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế chung Vốn huy động lãi suất không hấp dẫn đối với khách hàng gửi tiền. Trong khi đó nguồn vốn kết dư từ năm 2008 chuyển sang chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, loại tiền gửi này năm 2008 huy động lãi suất cao có những sản phẩm tiền gửi lãi suất đến 17,5%/năm và bảo lưu lãi suất trong suốt cả thời hạn gửi tiền. Ngay từ đầu năm 2009, lãi suất cơ bản NHNo thong báo áp dụng là 7%/ năm, NH cho vay = 150% lãi suất cơ bản. Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay – 7%/ năm. Đây là 1 vấn đề vô cùng khó khăn trong hoạt động kinh doanh của cơ quan. Lãi suất tiền vay thấp tạo tâm lý tốt cho các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu mở rộng kế hoạch đầu tư và kinh doanh dịch vụ khác Thực hiện gói kích cầu của chính phủ, thực hiện gói hỗ trợ lãi suất theo các quyết định 131, 443 và 497 của thủ tướng chính phủ 2.3.2.2. Hạn chế đối với từng phương thức thanh toán Nguồn vốn nội ngoại tệ nằm trong tay dân cư còn rất lớn Ngân hàng còn chưa huy động được, nguồn vốn ngoại tệ còn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp. Việc huy động vốn tiền gửi và chi trả kiều hối bằng ngoại tệ hầu hết tậptrung ở hội sở, thị xã... còn các huyện chỉ trả bằng nội tệ.Về thanh toán, mạng lưới rộng khắp của NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên đang được các Ngân hàng khác sử dụng là kênh thanh toán và chi trả kiều hối.Một số lượng vốn ngoại tệ được chuyển sang VNĐ trước khi thanh toán qua NHNo tỉnh về các huyện bằng đường chuyển tiền điện tử. Kết quả là NHNo & PTNt tỉnh chỉ trung gian chuyển tiền không thu được phí. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đặc biệt là ngoại tệ mạnh vẫn mang tính tự phát từ chi nhánh. Chi nhánh hầu như mới đáp ứng được hai loại ngoại tệ là đồng USD và EURO còn các loại ngoại tệ khác như HKD, JYP,CHF có hoạt động nhưng ít. 2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế Năm 2008, hoạt động trong hệ thống ngân hàng nói chung chịu tác động trực tiếp từ nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước diễn biến phức tạp Giá cả hàng hóa tiêu dung luôn biến động, lên xuống thất thường đã tác động trực tiếp đến đời sống của đại bộ phận nhân dân. Trong khi đó, giá vàng và các ngoại tệ mạnh, nhất là đồng đô la Mỹ lien tục tăng cao, gây tâm lý cho những đối tượng khách hàng có tiền nhàn rỗi không yên tâm khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. Thay vào đó là tâm lý tích trữ vàng và đô la Mỹ là biện pháp an toàn đối với họ lúc này. Chính vì vậy việc huy động vốn của ngân hàng là vô cùng khó khăn. Chính sách quản lý kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng mở rộng nhưng các văn bản quy định về hoạt động xuất khẩu, thuế quan hải quan chưa ổn định, có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Thủ tục hành chính trong quản lý còn nhiều rườm rà. Cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên trong tình trạng nhập siêu dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu của ngoại tệ ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của Ngân hàng. Trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh ngày càng cao của thị trường Thị trường hoạt động chủ yếu là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thị trường thành thị các khách hàng xuất nhập khẩu phần lớn đã có quan hệ với các ngân hàng thương mại khác. Do đó việc huy động nguồn vốn ngoại tệ cũng gặp nhiều khó khăn. CHƯƠNG 3:Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế taị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 3.1. Những định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của NHNo là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam  tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. NHNo kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều ki ện để cổ phần hoá. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững. Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông  thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch  cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%. Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hà ng. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đo ạn 2001-2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009. Xây dựng ngân hàng theo mô  hình ngân hàng  2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ. Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.  Các chỉ tiêu cụ thể như sau: Đảm bảo đủ quỹ cho người lao động: 2,800 triệu Chênh lệch thu chi đạt: 7,180 triệu Thu nợ rủi ro: 1,200 triệu Thu bất thường: 100 triệu Thu ngoài tín dụng: 1,000 triệu tăng 140 triệu so với 2009 Chênh lệch lãi suất: 6,120 triệu (từ 0,25% - 0,28%) Tổng nguồn vốn huy động đến 31`/12/2010: 196 tỷ tăng 35 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng tưởng 23%. Nguồn vốn bình quân: 179 tỷ( trong đó: vốn không kỳ hạn đạt 20 tỷ, trong kho bạc, ngân hàng bình quân 8 tỷ, vốn chuyên dung bình quân 2 tỷ, vốn trong thanh toán 10 tỷ. Dư nợ đến ngày 31/12/2010 đạt 220 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng tương đương 12,8%. Dư nợ bình quân: 207 tỷ đồng. Cho vay lãi suất thỏa thuận đến 31/12/2010 đạt 10 tỷ đồng. Kế hoạch phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Quản trị điều hành: Làm thay đổi nhận thức của cán bộ trong kinh doanh Huy động rẻ, cho vay cao Phục vụ tốt để hưởng hoa hồng dịch vụ Hạn chế tối đa trích lập dự phòng rủi ro. Thu nợ rủi ro để bù đắp quỹ lương. Phân công, phân nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo, sắp xếp lao động hợp lý. Tập trung chỉ đạo thống nhất. Xây dựng các chỉ tiêu đến từng cán bộ có tính khả thi và thường xuyên giám sát để phát hiện những việc làm được, chưa làm được để có chỉ đạo cụ thể. Gắn các chỉ tiêu với việc phân phối tiền lương theo cơ chế khoán, phát động phong trào thi đua tạo ra tính đột phá ở từng mặt nghiệp vụ, ở từng cán bộ. Huy động vốn: Ngoài việc thực hiện các chính sách đòn bẩy về lãi suất, khuyến mại, giao chỉ tiêu đến từng cán bộ. tập trung chỉ đạo quyết liệt việc huy động nguồn vốn không kỳ hạn, vốn trong thanh toán để làm giảm lãi suất đầu vào. Thực hiện tốt đáp ứng tiền mặt có khoa học, có kế hoạch cho kho bạc, cho ngan hàng chính sách, bảo hiểm xã hội để thu hút nguồn vốn không kỳ hạn, đạt số dư bình quân 10 tỷ. Bảng 3.1: Kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm huy động vốn năm 2010 và các năm tiếp theo Đơn vị tính 1.000.000đ Mục Nhóm sản phẩm Số lượng khách hàng năm 2009 Số dư năm 2009 Kế hoạch Số lượng khách hàng năm 2010 Kế hoạch Số dư năm 2010 Tăng trưởng số lượng khách hàng các năm tiếp theo (%) Tăng trưởng số dư các năm tiếp theo (%) 1 Tiền gửi 1.840 12.001 2.000 15.000 9 25 1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 1.839 12.000 2.000 15.000 9 25 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn 1 1 0 0 2 Tiền gửi tiết kiệm 4.084 119.000 4.197 214.000 3 80 2.1 Tiết kiệm không kỳ hạn 47 1.000 50 1.000 6 0 2.2 Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường 3.781 101.000 3.800 190.000 1 88 2.3 Tiết kiệm gửi góp 47 4.000 47 5.000 0 25 2.4 Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ 5 1.000 2.5 Tiết kiệm dự thưởng 38 3.000 26 2.000 -31 -33 3 Phát hành giấy tờ có giá 38 3.000 26 2.000 -31 -33 Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của NHNo Nông Cống. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 3.2.1. Về cơ chế chính sách. Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với Ngân hàng nước ngoài. Trong quan hệ thanh toán quốc tế, NHNo Nông Cống phải thông qua NHNo Việt Nam. Để phục vụ tốt quá trình thanh toán quốc tế sao cho nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và ít chi phí, NHNo cần khắc phục tình trạng chuyển tiền thanh toán vòng vèo qua nhiều trung gian, vưa chậm trễ, vừa tốn chi phí, cần mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới. Muốn phát triển hoạt động đối ngoại và thanh toán quốc tế trực tiếp với ngân hàng nước ngoài thì bắt buộc NHNo Việt Nam phải có hệ thống ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Đồng thời với việc phát triển và củng cố quan hệ với các ngân hàng đại lý, cần phải thường xuyên theo dõi hoạt động của các ngân hàng đại lý nhằm tránh những rủi ro do sự phá sản của ngân hàng. Quy định về thủ tục và thời gian xử lý bộ chứng từ mà NHNo Nông Cống đưa ra phải đảm bảo được các nyêu cầu trong thanh toán quốc tế đó là nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của NHNo Nông Cống đang là một yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên hiện đại hóa hệ thống thanh toán của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nghành bưu chính viễn thông, đồng thời cần một nguồn vốn đầu tư rất lớn. vì vậy, chỉ riêng ngân hàng không thể thực hiện được mà cần phải có thêm sự hỗ trợ từ pohía nhà nước. Ngân hàng cần nghiên cứu những chính sách hợp lý để được Nhà nước cấp phép đấu tư cho dự án này. Soạn thảo chi tiết các quy định trong thanh toán quốc tế là một trong những chính sách chặt chẽ nhất của NHNo Nông Cống khi tham gia hoạt động thanh toán quốc tế. Chính sách này đã được áp dụng nhưng chưa thực sự đạt được hiệu quả. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác này. Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế: Nghiên cứ ban hành luật ngoại hối; nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật sec và các văn bản luật liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo Nông Cống. Có chính sách phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng. 3.2.2. Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế. Để đề phòng các yếu tố rủi ro, nhằm củng cố và tăng cường uy tín, an toàn cho Ngân hàng trên thị trường quốc tế và cho khach hàng ta có thể áp dụng các biện pháp sau: Công tác điều hành: Tăng cường khả nảng quản lý có kiểm soát của Ngân hàng, yêu cầu các chi nhánh chỉ mở thư tín dụng phải đảm bảo nguồn vốn thanh toán chắc chắn hoặc chỉ tiêu nhận vốn điều hành của NHNo & PTNT Việt Nam. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế chính trị của quốc gia có quan hệ thương mại với Việt nam, tư vấn cho khách hàng khi ký kết hợp đồng lựa chọn phương thức và các điều kiện thanh toán có lợi nhất. Việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài phải được tập trung về đơn vị đầu mối và ghi nợ báo có cho chi nhánh kịp thời 3.2.3. Mở rộng các hình thức huy động vốn ngoại tệ và đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn. Cần tập trung vào công tác huy động nguồn vốn ngoại tệ, để có nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho vay phục vụ khách hàng và phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ địa bàn. Cần có thêm và mở rộng hình thức tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm luỹ tiến theo số dư, đồng thời có các khung lãi suất hấp dẫn người gửi. Tăng cường doanh số cho vay đối với tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh nếu như kinh doanh có hiệu quả và trả đúng hạn Thủ tục cho vay cần đơn giản và phù hợp trong địa bàn huyện. Đảm bảo các điều kiện về cầm cố, thế chấp tránh rủi ro. Mở rộng hình thức cho vay trực tiếp thong qua hợp tác xã, thong qua sự bảo lãnh của các tổ chức kinh tế. ngân hàng phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh. 3.2.4. Giải pháp về khách hàng tại NHNo Nông Cống. Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì yếu tố khách hàng rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế số lượng khách hàng sẽ quyết định tới số lượng và quy mô và còn quyết định tới lợi nhuận của Ngân hàng. Cán bộ nhân viên trong Ngân hàng cần cập nhật thông tin đầy đủ về khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán quốc tế. Lựa chọn, áp dụng những phương thức, công cụ thanh toán hợp lý cho từng đối tượng khách hàng. Hiện nay trên địa bàn huyện Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều các doanh nghiệp đã và đang hoạt động có hiệu quả do đó phải khai thác để mở rộng thị trường đối tác, tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng mình, có chế độ ưu đãi. Đội ngũ nhân viên giao dịch phải có nghiệp vụ thái độ ân cần, niềm nở. Chú trọng mở rộng các quan hệ tìm kiếm khách hàng, chú trọng hoạt động tiếp thị, thường xuyên có mối quan hệ với khách hàng, hiểu nhu cầu của khách hàng. Quảng cáo tiếp thị để thu hút các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu lành mạnh. Tư vấn miễn phí cho khách hàng về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. 3.2.5 Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mạng lưới thông tin Trong giai đoạn hiện nay, việc hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng là rất một trong những nhiệm vụ cấp bách. Một Ngân hàng hiện đại không thể thiếu công nghệ hiện đại, nhờ có nó thì ngân hàng mới nâng cao được chất lượng phục vụ, tiết kiệm được chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán. Vì vậy cần tiếp tục trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc. Cần khai thác tốt cơ sở dữ liệu của chương trình Word Bank, tiếp tục ứng dụng các công nghệ phần mềm hỗ trợ khác.Từng bước đưa công nghệ thanh toán không dùng chứng từ vào ngân hàng, ứng dụng máy tính, thu nạp dữ kiện thanh toán …thay cho chứng từ doanh nghiệp. Tại NHNo Nông Cống cần áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn, tấ cả cần được công nghệ hóa để đạt tốc độ nhanh hơn trong công tác kế toán, thu nạp dữ liệu khách hàng, để theo kịp với tốc độ phát triển chóng mặt hiện nay của thế giới. 3.2.6. Đa dạng hoá và phát triển toàn diện các hình thức thanh toán. Hiện nay, NHNo Nông Cống đã phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại mới như : đại lý bảo hiểm, thẻ chuyển tiền quốc tế, chi trả kiều hối Western Union, chuyển tiền nhanh, chuyển tiền bằng chứng minh nhân dân…Tuy những hoạt động này đang được thực hiện nhưng vẫn chưa đạt được kết quả cao và chưa thực sự được chú trọng. Do đó, cần tăng cường hơn nữa công tác đa dạng hóa và phát triển toàn diện các hình thức kinh doanh, thanh toán; cần đầu tư thêm về cơ sở vật chất, cán bộ nhân viên chuyên môn, sự hỗ trợ từ các cấp cơ sở để thực hiện công tác này có hiệ quả hơn… 3.2.7. Chỉnh sửa và bổ sung kịp thời các cơ chế theo hướng gắn chặt với thị trường để nâng cao hiệu quả. NHNo & PTNT Nông Cống cần có cơ chế điều hoà, xuất nhập khẩu ngoại tệ linh hoạt hơn để các chi nhánh đẩy mạnh việc thực hiện thu chi tiền mặt ngoại tệ. Qua đó mở rộng và phát triển các hoạt động thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, nhận tiền gửi tiết kiệm.Đặc biệt, trong công theo dõi sự biến động bất thường và liên tục của tỷ giá đồng ngoại tệ hiện nay trong NHNo Nông Cống chưa thực sự được chú trọng. Chính vì vậy, công tác này cần được đẩy mạnh nhằm tăng khả năng thích ứng với sự biến động của tỷ giá, nâng cao khả năng dự báo những biến động sắp xảy ra. 3.2.8. Tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế. nâng cao năng lực quản trị của đội ngx cán bộ quản trị, điều hành các phòng ban, tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Nông Cống. Thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo ở cấp trên, ưu tiên cho những cán bộ nhân viên trẻ, năng động. đặc biệt là những lớp huấn luyện thường xuyên được tổ chức. Chế độ thưởng phạt đúng mức nhằm khuyến khích hoặc răn đe cán bộ trong nghành, nâng cao ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ. Con người là nhân tố quyết định mọi sự thành công trên mọi lĩnh vực đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ Ngân hàng có đầy đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ ngoại ngữ. Vì vậy phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ từ quản lý đến cán bộ nghiệp vụ. Mở các lớp tập huấn chuyên môn, tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm các ngân hàng bạn Cần tuyển chọn đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, có trình độ tin học, ngoại ngữ có phẩm chất tốt. Giải pháp về marketing ngân hàng: Ngân hàng cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện nghiên cứu chiến lược marketing ngân hàng. Hiện nay đây vẫn là mộ vấn đề được ít ngân hàng quan tâm. Marketing ngân hàng là một hệ thống quản lý trong một ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ của ngân hàng bằng các chính sách biện pháp linh hoạt để thích ứng với thị trường đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển. marketing ngân hàng phải hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ nhân viên để tạo ra một hình ảnh mới về hoạt động ngân hàng và làm cho hình ảnh đó ngày càng hoàn thiện và có sức hút đối với khách hàng. Bbooj phận chuyên trách nghiên cứu về Marketing ngân hàng sẽ có những đóng góp lớn trong việc tăng cường công tác huy động và sử dụng vốn, đem lại hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng. Bộ phận này sẽ tìm ra phương thức thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hóa một cách khoa học Giải pháp thực hiện triệt để cơ cấu khoán tài chính đối với cán bộ tín dụng. Thực hiện thưởng vật chất đối với các cán bộ tín dụng có dư nợ cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, thu lãi đầy đủ. Và ngược lại có hình thức kỷ luật thích đáng đối với các các bộ tín dụng không hoàn thành nhiệm vụ thu lãi và gốc. biện pháp này sẽ khuyến khích các bộ tín dụng tập trung đi sâu tìm kiếm khách hàng đặc biệt là các dự án kinh doanh. Cơ chế khoán tài chính làm cho cán bộ tín dụng cá trách nhiệm với những khoản vay của mình. Như thế sẽ giúp ngân hàng mở rộng cho vay, cho vay đúng đối tượng, thu lãi và gốc đúng kỳ hạn, tránh được rủi ro. Vì vậy ngân hàng nên tiếp tục phát huy và hoàn thiện cơ chế khoán tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình, có như vậy mới ngày càng mở rộng được công tác tín dụng của khách hàng. Mở rộng cho vay thong qua tổ tín chấp. Cho vay thông qua tổ tín chấp là một xu hướng nhằm tiếp cận trực tiếp tới hộ sản xuất một cách hiệu quả. Nhiều ngân hàng đã rất thành công trong việc cấp tín dụng cho hộ sản xuất thông qua tổ tín chấp vay vốn, đặc biệt việc tín chấp đối với các hộ nghèo thong qua tổ tín chấp là cần thiết, nó quyết định đến sự thành công của chương trình tín dụng người nghèo. Vì vậy, ở một địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 25% thì việc tăng cường cho vay tổ tín chấp là hợp lý. Hiện nay, Ngân hàng Nông Cống đã thực hiện công tác cho vay này một cách hiệu quả nhưng cần phải cố gắng tích cực hơn nữa vì số vốn vay vẫn chưa đến được tay người nghèo với tỷ lệ cao.. KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể. Bước sang thế kỷ 21, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới chúng ta cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại hơn nữa vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trước yêu cầu đổi mới này, đòi hỏi các Ngân hàng nói chung cũng như NHNo Nông Cống – Thanh Hóa nói riêng phải đổi mới cơ chế chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế là một trong nhưngc hoạt động cần được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Hiện nay các ngân hàng ngày càng pháy triểnmạnh mẽ, các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nhà nước ngày càng nhiều làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. NHNo Nông Cống mới tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2001 còn rất non trẻ và gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, nâng cao và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là một yêu cầu bức thiết không chỉ với riêng NHNo Nông Cống mà còn cả đối với ngân hàng thương mại ở Việt Nam để dứng vững trên trường quốc tế. Những giải pháp được nêu trong chuyên đê thực tập tốt nghiệp một phần sẽ đóng góp cho sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo Nông Cống. Do trình độ có hạn, thêm vào đó là nội dung đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay, cho nên trong chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các cô chú cán bộ ngân hàng để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn sự hwóng dẫn tận tình và chu đáo của thầy giáo, Phó Giáo Sư – Tiến sỹ Nguyễn Như Bình, cùng toàn thể các cô chú cán bộ nhân viên phòng Kế toán của NHNo Nông Công, và các thầy cô giáo của khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa: Giáo trình Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế - đại học kinh tế quốc dân – PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo. Tài liệu giảng dạy môn kế toán các ngành kinh doanh đặc thù của Học viện Ngân hàng- xuất bản năm 2008 Giáo trình Kế toán ngân hàng của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội- xuất bản năm 2000. Hệ thống tài khoản của các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời báo kinh tế và thời báo tài chính các số Tháng 1 và tháng 2 năm 2010. Các tạp chí: tạp chí kinh tế, thị trường tài chính…. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiẹp và Phát triển Nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Bảng kê thu chi hàng ngày của NHNo Nông Cống. Kế hoạch phát triển năm 2010 và các năm tiếp theo của NHNo Nông Cống. Các trang web: www.agribank.com.vn/; www.tailieu.vn; www … DANH MỤC VIẾT TẮT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Nông Cống – tỉnh Thnah Hoá: NHNo&PTNT Nông Cống ; AGRIBANK; ngân hàng Nông Cống. Thanh toán quốc tê: TTQT Kế hoạch: KH Tài khoản: TK Xuất nhập khẩu: XNK Tiền gửi có kỳ hạn: TG có KH Tiền gửi không kỳ hạn: TG không KH Tiết kiệm định kỳ: TK định kỳ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá - chi nhánh Nông Cố.doc
Luận văn liên quan