Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty Vận tải ô tô số 3

MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời nói đầu Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp 8 1.1. Lý luận chung về đòn bẩy tài chính 8 1.1.1. Khái niệm 8 1.1.1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính 8 1.1.1.2. Khái niệm độ bẩy tài chính 10 1.1.2. Công thức tính độ bẩy tài chính 11 1.2. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp 13 1.3. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 15 1.3.1. Các quan điểm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 15 1.3.1.1. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 15 1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 17 1.3.2. Rủi ro tài chính 21 1.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan 24 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 28 1.3.4.1. Các nhân tố chủ quan 28 1.3.4.2. Các nhân tố khách quan 31 1.3.4.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 32 Chương II: Phân tích đánh giá tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 34 2.1. Giới thiệu chung về Công ty vận tải ô tô số 3 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 34 2.1.1.1. Lịch sử hình thành 34 2.1.1.2. Quá trình phát triển 35 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 36 2.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 37 2.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty vận tải ô tô số 3 38 2.1.4.1. Sản phẩm của Công ty vận tải ô tô số 3 38 2.1.4.2. Đặc điểm quá trình sản xuất ra sản phẩm 38 2.2. Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 39 2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 39 2.2.2. Tình hình tài chính của Công ty 41 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty 45 2.2.3.1. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 45 2.2.3.2. Tình hình rủi ro tài chính của Công ty 50 2.2.3.3. Các điểm bàng quan 52 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 54 2.3.1. Những kết quả đã đạt được 54 2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục 54 2.3.2.1. Những mặt còn hạn chế 54 2.3.2.2. Nguyên nhân .55 Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bây tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 57 3.1. Định hướng của Công ty trong thời gian tới 57 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 61 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động 61 3.2.2. Giải pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ 63 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động 64 3.3. Một số kiến nghị 65 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 65 3.3.2. Kiến nghị với cơ quan chủ quản 67 3.3.3. Kiến nghị với ban lãnh đạo Công ty 68 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3789 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty Vận tải ô tô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay 16,36%. Nhưng chi phí của năm 2002 so với năm 2001 và của năm 2003 so với năm 2002 lại có tốc độ giảm mạnh hơn tốc độ giảm của doanh thu: mức giảm của chi phí của năm 2002 so với năm 2001 là 1.384 triệu đồng hay 2,67%, của năm 2003 so với năm 2002 là 8.486 hay 16,83%. Việc chi phí giảm mạnh hơn doanh thu qua các năm chứng tỏ một điều là Công ty đã tìm ra các giải pháp để có thể giảm chi phí nâng cao được lợi nhuận cho Công ty. Các biện pháp tinh giảm bộ máy lao động cũng bắt đầu được áp dụng, điều này có thể thấy thông qua mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tổng quỹ lương. Tổng quỹ lương năm 2002 giảm 2,11% so với năm 2001 nhưng thu nhập đầu người lại tăng 21,95%. Đến năm 2003 thì tổng quỹ lương tăng 7,43% so với năm 2002, và thu nhập bình quân tăng 25,15%. Việc tinh giảm trong hệ thống lao động của Công ty đã làm cho năng suất tăng lên, đồng thời nó cũng làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được nâng lên một cách rõ rệt. Nhìn chung thì tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, và chủ yếu là theo chiều sâu (tức là Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc giảm thiểu các chi phí chứ không phải là mở rộng quy mô là chủ yếu), các năm sau thường có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn năm trước. Cụ thể là lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty tăng qua các năm: năm 2002 đă tăng 344,91 triệu đồng số tương đối là 25,14% so với năm 2001 nhưng năm 2003 lại hơi giảm 1,551 triệu đồng hay 0,09% so với năm 2002 hơn nữa lợi nhuận sau thuế luôn tăng trưởng, năm 2002 tăng 110,098 triệu đồng hay 12,13% so với năm 2001 và năm 2003 tăng 30,226 triệu đồng hay 2,97% so với năm 2002. Điều đáng chú ý ở đây là doanh thu của Công ty thì cũng luôn là doanh thu thuần. Điều này có nghĩa là khi Công ty đã cung cấp ra các sản phẩm dịch vụ thì hầu như là không có sản phẩm nào bị giảm giá hay khách hàng không chấp nhận, điểm này có thể thấy được chất lượng sản phẩm của Công ty là tương đối tốt. Bảng kết quả kinh doanh của Công ty vận tải ô tô số 3 trong ba năm gần nhất Bảng 1 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Stt Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%) 2001 2002 2003 02/01 03/02 1 Doanh thu 53.172,033 52.132,943 43.645,392 98,05 83,72 2 Doanh thu thuần 53.172,033 52.132,943 43.645,392 98,05 83,72 3 Chi phí 51.800,000 50.416,000 41.930,000 97,33 83,17 4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 1.372,033 1.716,943 1.715,392 125,14 99,91 5 Lãi vay 37,000 220,000 174,000 594,59 79,09 6 Lợi nhuận trước thuế 1.335,033 1.496,943 1.541,392 112,13 102,97 7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 427,211 479,022 493,245 112,13 102,97 8 Lợi nhuận sau thuế 907,823 1017,921 1.048,147 112,13 102,97 9 Tổng quỹ lương 2130,000 2085,000 2240,000 97,89 107,43 10 TNBQ1người/1tháng(1000đ) 688,000 839,000 1050,000 121,95 125,15 (Nguồn thu thập số liệu: Phòng tài chính - kế toán) Tình hình tài chính của Công ty. Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng cân đối kế toán, đó là một bảng gồm hai bên: Một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn. Đây là một bức ảnh chụp về tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm 31/12 của các năm 2001,2002,2003. Còn bảng báo cáo kết quả kinh doanh là bảng mô tả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một khoảng thời gian. Bảng cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 các năm 2001,2002,2003 của Công ty vận tải ô tô số 3 Bảng 2 (Đơn vị: Triệu đồng) Stt Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 02/01 Chênh lệch 03/02 2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền % A TSLĐ & ĐTnH 3.416 6.112 5.964 2.696 78,92 -148 -2,42 1 Tiền 734 793 795 59 8,04 2 0,25 2 Các khoản ĐTTCNH 9 4 4 -5 -55,56 0 0 3 Các khoản phải thu 1.874 4.430 4.432 2.556 136,39 2 0,05 4 Hàng tồn kho 716 795 581 79 11,03 -214 -26,92 5 Tài sản lưu động khác 83 90 152 7 8,43 62 68,89 6 Chi sự nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 B TSCĐ & ĐTDH 11.832 11.424 12.230 -408 -3,45 806 7,03 8 Tài sản cố đinh 11.087 10.685 11.503 -402 -3,63 818 7,66 9 Cáckhoản ĐTTCDH 510 510 510 0 0 0 0 10 Chi phí xây dựng cơ bản 235 229 217 -6 -2,55 -12 -5,24 Tæng ts 15.248 17.536 18.194 2.288 15 658 3,75 A NỢ PHẢI TRẢ 3.179 4.423 3.740 1.244 39,13 -683 -15,44 11 Nợ ngắn hạn 3.179 2.966 2.013 213 6,7 -953 -32,13 12 Nợ dài hạn 0 1.453 1.704 1.453 - 251 17,27 13 Nợ khác 0 4 23 4 - 19 475 B VCSH 12.069 13.113 14.454 1.044 8,65 1341 10,23 TỔNG NV 15.248 17.536 18.194 2.288 15 658 3,75 Nguån thu thËp: phßng tµi chÝnh kÕ to¸n C«ng ty vËn t¶i « t« s« 3 Từ bảng cân đối kế toán của Công ty quan 3 năm liên tiếp 2001, 2002, 2003 ta có thể thấy một số điểm cần nhận xét như sau: Tài sản lưu động của Công ty đã tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2002 đã tăng 2686 triệu đồng hay 78,92% đây là một mức tăng tương đối cao. Sự tăng cao này chủ yếu là do các khoản phải thu của Công ty tăng một cách nhanh chóng từ năm 2001 đến năm 2002 mức tăng là 2556 triệu đồng hay 136,39%. Đây là một mức tăng lớn và cần xtôi xét lại để có thể giảm hay hạn chế sự tăng này, bởi vì khi khoản mục khoản phải thu mà càng tăng lên thì chứng tỏ rằng vốn của Công ty đang bị chiếm dụng ngày càng nhiều và việc tăng lên quá nhiều là điều không tốt cho tình hình tài chính cũng như việc quản lý tài chính của Công ty. Việc quản lý tiền mặt của Công ty là tương đối ổn định, điều này thể hiện qua lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty qua các năm biến động không đáng kể cụ thể là năm 2002 tăng 59 triệu đồng so với năm 2001, đến năm 2003 lại chỉ tăng có 2 triệu đồng so với năm 2002. Việc quản lý tiềm mặt tại quỹ tốt nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lên các kế hoạch và ra các quyết định tài chính, đồng thời làm cho chỉ tiêu thanh toán tức thời của công ty được ổn định. Về tài sản cố định của Công ty nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty, nó chiếm khoảng hơn 60% tổng tài sản nên việc theo dõi sự biến động của tài sản cố định là rất cần thiết. Trong mấy năm nhìn chung thì tài sản cố định không có gì biến động nhiều, năm 2002 giảm 402 triệu đồng hay 3,63 % so với năm 2001. Nhưng đến năm 2003 lại tăng 818 triệu đồng hay 7,66% so với năm 2002. Qua các con số này nhận thấy một điều là Công ty vẫn luôn chú trọng và quan tâm tới việc đổi mới tài sản cố định, để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm cung cấp cho thị trường. Nguyên nhân năm 2002 giảm tài sản cố định là do Công ty thanh lý một số tài sản cố định cũ và không mang lại hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đến năm 2003 thì lại đầu tư đổi mới từ đó làm tăng lượng tài sản cố định. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dưng cơ bản không có sự thay đổi lớn, và tương đối ổn định. Tuy nhiên thì trong đầu tư tài chính của Công ty còn nhỏ và manh mún, cần đẩy mạnh đầu tư tài chính hơn nữa để gia tăng lợi nhuận cho Công ty. Về nguồn vốn của Công ty thì chủ yếu là Công ty sử dụng vốn Nhà nước cấp từ Ngân sách, các khoản nợ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2002 giảm so với năm 2001 là 213 triệu đồng hay 6,7%, năm 2003 lại giảm so với năm 2002 là 953 triệu đồng tương đương với 32,13%. Điều này đã làm cho các tỷ lệ khi xtôi xét về rủi ro của Công ty giảm xuống, tuy nhiên thì điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ty đang giảm khả năng chiếm dụng vốn của các đối tác, bạn hàng khác hay Công ty hiện đang không tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn (tín dụng thương mại) của các đối tác, các bạn hàng trong khi vốn của Công ty đang bị chiếm dụng tương đối nhiều, điều này thì ban quản lý tài chính trong Công ty cần chú ý để có thể cân đối sao cho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Về nợ dài hạn thì cho đến năm 2001 thì Công ty hoàn toàn chưa vay nợ dài hạn, cho đến năm 2002 Công ty đã vay 1.453 triệu đồng và số vay dài hạn này đã tăng lên 1.703 vào năm 2003. Điều này làm cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính được mạnh mẽ hơn. Năm 2001 Công ty chỉ vay 410 triệu đồng ngắn hạn nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính là rất hạn chế. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính được tăng cường hơn trong hai năm tiếp theo 2002 và năm 2003. Tuy nhiên thì tỷ lệ nợ của Công ty vẫn còn ở mức thấp so với quy mô vốn hiện tại của mình. Năm 2001 tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 20,85%, năm 2002 là 25,22%, đến năm 2003 là 20,56%. Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (4.2) Thay số của các năm 2001, 2002, 2003 vào công thức trên ta có: Stt Chỉ tiêu(%) 1 ROE2001 7,52 2 ROE2003 7,76 3 ROE2003 7,25 Trong n¨m 2002 cã thu nhËp trªn vèn chñ së h÷u lµ 7,76% cao h¬n n¨m 2001 7,52% lµ do tèc ®é gia t¨ng cña lîi nhuËn sau thuÕ t¨ng nhanh h¬n tèc ®é t¨ng cña vèn chñ së h÷u, ®iÒu nµy thÓ hiÖn mét ®iÒu lµ hiÖu qu¶ sö dông vèn nãi chung, vèn chñ së h÷u nãi riªng cña C«ng ty ®· vµ ®ang t¨ng lªn. Kh¶ n¨ng sinh lîi cña vèn chñ së h÷u t¨ng lªn do nhiÒu nguyªn nh©n, mét trong nh÷ng nguyªn nh©n s©u xa lµ do lùc bÈy cña ®ßn bÈy tµi chÝnh trong n¨m 2002 m¹nh h¬n n¨m 2001. Nh­ng ®Õn n¨m 2003 th× tû lÖ sinh lêi trªn vèn chñ së h÷u l¹i h¬i gi¶m lµ do doanh thu cña C«ng ty bÞ gi¶m ®¸ng kÓ so víi n¨m 2002 ®iÒu nµy dÉn ®Õn lµ tuy chi phÝ cã gi¶m nh­ng tèc ®é gi¶m kh«ng nhan h¬n tèc ®é gi¶m cña doanh thu nhiÒu nªn lµm cho lîi nhuËn sau thuÕ t¨ng chËm h¬n so víi tèc ®é t¨ng lîi nhuËn sau thuÕ cña n¨m 2002 so víi n¨m 2001. MÆt kh¸c tèc ®é t¨ng cña vèn chñ së h÷u n¨m 2003 so víi n¨m 2002 l¹i lín h¬n tèc ®é t¨ng vèn chñ së h÷u cña n¨m 2002 so víi n¨m 2001, bªn c¹nh ®ã ph¶i kÓ ®Õn lùc cña ®ßn bÈy tµi chÝnh bÞ gi¶m sót so víi n¨m 2002 lµ do C«ng ty sö dông Ýt nî h¬n. Tuy nhiªn th× tû lÖ sinh lêi trªn vèn chñ vÉn cßn h¬i thÊp. ViÖc xt«i xÐt nµy cßn dùa trªn chØ sè tû suÊt sinh lêi trªn tæng tµi s¶n ë phÇn d­íi. Tû lÖ sinh lêi trªn tæng tµi s¶n c¸c n¨m lµ gÇn s¸t víi tû lÖ sinh lêi trªn vèn chñ, cho ta thÊy C«ng ty hiÖn ®ang sö dông c¸c kho¶n nî mét c¸ch kh«ng hiÖu qu¶ dÉn ®Õn lµm gi¶m kh¶ n¨ng sinh lêi cña vèn chñ së h÷u, hay nãi c¸ch kh¸c lµ C«ng ty hiÖn sö dông ®ßn bÈy tµi chÝnh ch­a cã hiÖu qu¶. - ChØ tiªu thu nhËp trªn mçi cæ phÇn th­êng (4.3) Công ty vận tải ô tô số 3 là một doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước đầu tư 100% vốn) nên trong cơ cấu vốn của Công ty chỉ có vốn Nhà nước cấp từ Ngân sách, đây là vốn chủ sở hữu của Công ty. Hiện Công ty đang tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp Nhà nước và chưa được cổ phần hoá nên chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường cũng có thể coi như được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, bởi vì vốn chủ sở hữu lúc này nó cũng tương tự như vốn cổ phần thường trong các doanh nghiệp cổ phần. Coi giá mỗi cổ phần chính là một đồng vốn của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu khác trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính: - Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản (4.4) Từ số liệu trong các bảng 1 và bảng 2 thay số liệu vào công thức trên ta có chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản của Công ty vận tải ô tô số 3 lần lượt các năm như sau: Stt Chỉ tiêu(%) 1 ROA2001 5,95 2 ROA2003 5,80 3 ROA2003 5,76 Do việc sử dụng vốn vay chưa thực sự hiệu quả nên sự tăng giảm của tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản nó cũng tương tự như tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ở phần trên, nhìn chung thì các tỷ lệ này còn thấp. Cả hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu và tài sản thì đều có khuynh hướng giảm, điều này là hoàn toàn không tốt cho Công ty, và nó phản ánh là Công ty hiện sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả. Tuy nhiên khi so sánh sự chênh lệch giữa hai tỷ số này trong các năm với nhau thì ở năm 2002 sự chênh lệch này là 1,96% trong khi năm 2001 là 1,57% sự gia tăng này nói lên một điều là năm 2002 Công ty đã sử dụng nợ có hiệu quả hơn năm 2001. Đến năm 2003 thì hiệu quả này lại giảm đi một chút, với tốc độ tăng lên nhanh chóng của tổng tài sản trong khi thu nhập sau thuế lại tăng không đủ nhanh, hay nói cách khác là có nhiều tài sản tăng thêm, tài sản cũ hoạt động không hiệu quả dẫn đến tình trạng là khoảng cách giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thu hẹp khoảng cách. Chỉ tiêu độ nghiêng của đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage: DFL) (4.5) Do Công ty chưa cổ phần hoá nên về một khía cạnh nào đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu được coi như thu nhập trên vốn cổ phần thường (coi mỗi đồng vốn chủ sở hữu như là một cổ phần). Nên trong công thức trên ta có thể khái niệm độ bẩy của đòn bẩy tài chính như là mức độ thay đổi của thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi 1%. Với số liệu trong bảng 1 và bảng 2 chúng ta cho thu nhập trước thuế và lãi vay tăng lên 1%, rồi từ đó tính ra độ thay đổi của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (hay thu nhập trên vốn cổ phần). Thay số vào công thức trên ta có độ bẩy của đòn bẩy tài chính được sử dụng trong Công ty vận tải ô tô số 3 qua ba năm lần lượt như sau: Stt Chỉ tiêu(%) 1 DFL2001 1,028 2 DFL2003 1,147 3 DFL2003 1,113 Qua ba năm ta có thể thấy năm 2002 là năm sử dụng nhiều nợ vay nhất, điều này thể hiện rõ nét qua số lãi mà Công ty phải trả trong năm 2002 là 220 triệu trong khi năm 2001 chỉ là 37 triệu, năm 2003 là 174 triệu. Chính việc gia tăng sử dụng nợ vay mà làm cho đòn bẩy tài chính có độ bẩy lớn hơn, nên năm 2002 cũng là năm có độ bẩy tài chính là lớn nhất. Chính độ bẩy là lớn nhất nên việc sử dụng đòn bẩy đã hiệu quả cao nhất, vì vào năm 2002 thì thu nhập trước thuế và lãi vay của Công ty đã vượt thu nhập trước thuế và lãi vay tại điểm bàng quan, hơn nữa thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu lại lớn hơn chi phí lãi vay sau thuế. Nếu sử dụng những khoản nợ có hiệu quả thì đương nhiên tỷ số độ bẩy của đòn bẩy tài chính càng cao sẽ càng có lợi cho Công ty nhưng ngược lại nếu không hiệu quả thì sẽ không những không mang lại hiệu quả cho Công ty mà còn làm cho Công ty gia tăng rủi ro trong các hoạt động tài chính của mình. Độ bẩy tài chính của năm 2002 là cao nhất so với hai năm còn lại là do Công ty đã sử dụng nhiều nợ nhất trong năm 2002. Kết hợp với các chỉ tiêu chính ở trên thì có thể thấy là năm 2002 tuy nợ được sử dụng nhiều nhưng do hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn vay nói riêng chưa cao nên hiệu quả sử dụng đòn bẩy cũng chưa thực sự cao. - Chỉ tiêu hệ số nợ (4.6) Thay số của ba năm vào công thức trên ta lần lượt có các kết quả sau: Stt Chỉ tiêu(%) 1 HÖ sè nî2001 0,027 2 HÖ sè nî2002 0,128 3 HÖ sè nî2003 0,094 Hệ số nợ của năm 2001 thấp hơn năm 2002 là do Công ty đã tăng cường sử dụng nợ vay vào năm 2002, tốc độ tăng cường sử dụng nợ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, việc gia tăng sử dụng nợ như vậy cho ta thấy rằng Công ty đã làm cho lực đòn bẩy hay độ bẩy của đòn bẩy tài chính năm 2002 mạnh mẽ hơn so với năm 2001. Năm 2003 thì chỉ số nợ lại hơi giảm hơn so với năm 2002 là do tốc độ tăng cường sử dụng nợ không nhanh bằng tốc độ tăng lên của tổng tài sản, mặc dù Công ty vẫn tăng cường sử dụng nợ vay dài hạn nhưng lại giảm trong việc sử dụng nợ vay ngắn hạn. Việc giảm các khoản nợ vay làm cho lực bẩy của đòn bẩy tài chính bị suy giảm từ đó làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài bị suy giảm. Qua sự tăng giảm của số lượng nợ của Công ty ta có thể nhận thấy một điều là công ty có chính sách nợ thiếu tính ổn định, năm 2002 đã gia tăng việc sử dụng nợ từ đó làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính gia tăng nhưng đến năm 2003 thì lại giảm nợ xuống làm cho lực bẩy của đòn bẩy tài chính lại bị giảm sút. Trong khi đó năm 2003 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu không giảm nhiều, thu nhập trước thuế và lãi vay vẫn lớn hơn thu nhập trước thuế và lãi vay tại điểm bàng quan. Thông qua chỉ tiêu này và một vài chỉ tiêu trên chúng ta có thể dễ nhân thấy một điều là Công ty có chính sách nợ chưa hợp lý. - Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay: (4.7) Từ công thức và số liệu trong bảng 1 ta có được khả năng thanh toán lãi vay của các năm như sau: Stt Chỉ tiêu(%) 1 Khả năng thanh toán lãi vay2001 37,08 2 Khả năng thanh toán lãi vay2002 7,80 3 Khả năng thanh toán lãi vay2003 9,86 Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty năm 2001 là rất lớn 37,08 đến năm 2002 lại giảm khả năng thanh toán chỉ còn 7,8 và lại tăng vào năm 2003. Khả năng thanh toán lãi vay ở năm 2001 cao như vậy là do Công ty sử dụng ít nợ vay nên lãi vay phải trả rất nhỏ nên mặc dù thu nhập trước thuế và lãi vay không cao bằng năm 2002, 2003 nhưng khả năng thanh toán lãi vay lại cao hơn hai năm này, bởi vì tốc độ tăng của thu nhập trước thuế và lãi vay tăng chậm hơn tốc độ tăng của lãi vay. Cả ba năm thì khả năng thanh toán lãi vay của Công ty vẫn luôn ở mức rất cao. Điều này cho thấy là hiện tại Công ty đang sử dụng quá ít nợ, và sự an toàn này đang ở trong tình trạng quá cao nên chăng Công ty mạnh dạn vay nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Tình hình rủi ro tài chính của Công ty Tình hình rủi ro tài chính của Công ty được thể hiện trong các chỉ tiêu trên nhưng để có thể biết và hiểu chính xác hơn về rủi ro tài chính mà Công ty hiện đang phải ghánh chịu thì ta có thể tính toán một vài chỉ tiêu sau: (4.8) (4.9) (5.0) Thay số vào các công thức trên ta có bảng kết quả sau: Stt Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Tỷ suất thanh toán chung 1,075 2,061 2,959 2 Tỷ suất thanh toán nhanh 0,849 1,793 2,672 3 Tỷ suất thanh toán tức thời 0,231 0,267 0,395 Từ số liệu tính toán trong bảng ta có thể nhận thấy rằng khả năng thanh toán của Công ty ngày càng được cải thiện qua các năm 2001, 2002, 2003. Công ty đã có những thay đổi trong quản lý tài chính doanh nghiệp để có thể làm tăng khả năng thanh toán cho Công ty điều này cũng đồng nghĩa với việc làm giảm rủi ro cho Công ty. Tất nhiên đây chỉ là những biện pháp làm giảm rủi ro không có hệ thống, còn với rủi ro có hệ thống thì không một doanh nghiệp nào có thể tránh được bằng các quyết định tài chính, bản thân rủi ro có hệ thống là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản hay còn gọi đó là rủi ro của thị trường, chẳng hạn như việc suy thoái của nền kinh tế thì nó tác động đến mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế đó, không một doanh nghiệp nào là có thể tránh được. Nhưng nếu các doanh nghiệp càng hạn chế được rủi ro thì càng có lợi cho doanh nghiệp đó. Cũng từ bảng kết quả trên khi xtôi xét kỹ lưỡng mức độ tăng dần của khả năng thanh toán thì có thể thấy khả năng thanh toán chung và thanh toán nhanh là tăng nhanh chứng tỏ một điều là tài sản lưu động, tồn kho thay đổi nhanh. Còn khả năng thanh toán tức thời thì tăng chậm, điều này có nghĩa là việc quản lý tiền mặt và chứng khoán dễ bán nó mang tính ổn định cao hơn. Chính việc quản lý ổn định tiền mặt và các chứng khoán dễ bán là một điều kiện tốt cho Công ty khi trong thời gian tới Công ty gia tăng các khoản nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Trong sự tăng lên của khả năng thanh toán bên cạnh việc tăng của tài sản lưu động còn có sự sụt giảm của nợ ngắn hạn. Điều này làm cho việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính bị hạn chế, hay giảm sút. Các điểm bàng quan Trong chương I chúng ta đã nghiên cứu hai cách xác định điểm bàng quan, nhưng trong chương này chỉ xtôi xét và tìm điểm bàng quan bằng phương pháp đại số. Từ số liệu thu thập được ta thiết lập bảng sau: Chỉ tiêu Ph­¬ng ¸n tµi trî Vèn chñ së h÷u Nî Lîi nhuËn tr­íc thuÕ vµ l·i vay(EBIT) 1.715,392 1.715,392 L·i vay(I) - 174 Lîi nhuËn tr­íc thuÕ(EBT) 1.715,392 1.541,392 ThuÕ thu nhËp (EBT * t) 548,925 493,245 Lîi nhuËn sau thuÕ (EAT) 1.166,467 1.048,147 Cæ tøc cæ phiÕu ­u ®·i (PD) - - Lîi nhuËn sau thuÕ 1.166,467 1.048,147 Vèn chñ së h÷u 14454 12750 Tû suÊt sinh lêi trªn VCSH (ROE) 8,07% 8,22% Thay số vào công thức trên ta có: Điểm bàng quan của Công ty trong trường hợp dùng hai phương án tài trợ là vốn chủ sở hữu và nợ là 1475,94 triệu, điều này có nghĩa là nếu thu nhập trước thuế và lãi vay thấp hơn điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng vốn chủ sở hữu tạo ra được tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu thu nhập trước thuế và lãi vay lại vượt quá điểm bàng quan (EBIT > 1475,94) thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sơ hữu cao hơn phương án tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Trong khi đó Công ty lại đạt thu nhập trước thuế và lãi vay là 1.715,392 triệu đồng cao hơn so với điểm bàng quan, việc này làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi sử dụng nợ lớn hơn khi không sử dụng nợ. Chính vì thế, Công ty vận tải ô tô số 3 đang cần phải tăng cường sử dụng nợ để phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính. Một vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới của Công ty để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa từ đó làm cơ sở cho việc gia tăng thu nhập trước thuế và lãi vay cách xa điểm bàng quan (cụ thể là không ngừng tăng doanh thu và giảm chi phí) rồi từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, thông qua việc gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đồng thời gia tăng sức mạnh của đòn bẩy tài chính thông qua việc gia tăng các khoản vay nợ. Điều này thể hiện trong bảng tính ở phần trên, thu nhập trên vốn cổ phần thường hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ của Công ty tăng khi Công ty sử dụng nợ, do hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như hiệu quả sử dụng nợ không phải là quá thấp. Hơn nữa thi thu nhập trước thuế và lãi vay của Công ty đã vượt mức tại điểm bàng quan. Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Những kết quả đã đạt được Rõ ràng là khả năng sinh lời trên tài sản cũng như trên vốn chủ sở hữu đang có chiều hướng gia tăng nhưng đến năm 2003 lại hơi giảm sút so với năm 2002. Đây là một trong những vấn đề mà Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân để khăc phục. Tuy nhiên thì mức sinh lời của công la tương đối ổn định qua các năm. Đối với một DNNN có được những kết quả như vậy quả là đáng khích lệ. Công ty luôn có được khả năng thanh toán lãi vay, các khả năng thanh toán khác là ở mức tương đối an toàn. Không những thế các chỉ tiêu này còn tăng qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính của Công ty được kiểm soát rất tốt, và luôn có được mức rủi ro là tương đối thấp. Các chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là tương đối tốt, hơn nữa thì Công ty đã phấn đấu để thu nhập trước thuế và lãi vay vượt mức thu nhập trước thuế và lãi vay tại điểm bàng quan vào năm 2002, đây là một cố gắng thực sự từ phía Công ty. Chính sự cố gắng này đã tạo điều kiện tốt để Công ty có thể sử dụng đòn bẩy tài chính một cách mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục Nhưng mặt còn hạn chế Khi so sánh các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản qua các năm với nhau thì có thể thấy một điều là khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng như trên tài sản là còn hơi thấp. Không chỉ vậy khả năng sử dụng nợ của Công ty là kém hiệu quả, nó được thể hiện qua việc so sanh giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản không có sự chênh lệch lớn. Khi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản mà xấp xỉ tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu điều này có nghĩa là Công ty sử dụng nợ không hiệu quả. Ngược lại khi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản mà thấp hơn nhiều so với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thì có nghĩa là Công ty sử dụng nợ có hiệu quả, mức độ hiệu quả được phản ánh thông qua độ chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này. Từ kết quả tính toán ở trên ta lấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các năm trừ đi tương ứng với các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của ba năm và được kết quả lần lượt là: 1,96%; 1,57%; 1,49% ta có thể thấy sự chênh lệch này là tương đối nhỏ và đến năm 2003 lại giảm so với năm 2002, nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty đang bị giảm sút. Công ty chưa thực sự chú ý đến vấn đề sử dụng đòn bẩy tài chính trong Công ty mình, nên còn rất nhiều hạn chế trong việc phát huy mặt tích cực của đòn bẩy tài chính. Trong ba năm thì độ bẩy của đòn bẩy tài chính tăng giảm liên tục năm 2002 thì tăng so với năm 2001, đến năm 2003 lại giảm so với năm 2002. Sự thay đổi của độ bẩy đòn bẩy tài chính chưa có tác dụng quá lớn đến Công ty do là các độ bẩy này đều ở mức thấp. Thu nhập trước thuế và lãi vay năm 2001 là thấp, điều này có thể thấy được qua việc tìm điểm bàng quan. Nếu Công ty muốn sử dụng một cách có hiệu quả đòn bẩy tài chính thì việc nâng cao thu nhập trước thuế và lãi vay là một việc cần thiết. Bên canh đó sự yếu kém trong quản lý nguồn vốn trong Công ty là một vấn đề cần phải tìm ra giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (trong đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay). Nguyên nhân Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty là chưa cao thậm chí là còn thấp chưa phát huy được mặt tích cực của đòn bẩy tài chính do một số nguyên nhân như: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động của Công ty chưa cao trong khi Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát huy tốt sức mạnh của đòn bẩy hoạt động, đó là Công ty có lượng chi phí cố định lớn nó tạo điều kiện và làm cho điểm tựa của đòn bẩy này là cao và chắc chắn. Trình độ quản lý của cán bộ tài chính còn chưa thực sự cao, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, nên chưa có các phương án để hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là chưa cao, đây là nguyên nhân làm cho tác dụng tích cực của đòn bẩy tài chính bị giảm sút, không thể nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong khi khả năng sinh lời của vốn là thấp (hiệu quả sử dụng vốn thấp). Nợ được sử dụng quá ít trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nên không phát huy được sức mạnh của đòn bẩy tài chính từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc Công ty vay nợ ít cũng một phần do Nhà nước cấp vốn cho Công ty quá nhiều dẫn đến tình trạng là Công ty không chịu đi vay nợ để mở rộng quy mô vốn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Một số nguyên nhân khác (chẳng hạn như đây là một doanh nghiệp Nhà nước nên sức ì lớn hơn các doanh nghiệp khác…) CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 3 Định hướng của Công ty trong thời gian tới Trong thời gian tới Công ty chắc chắn còn gặp rất nhiều kho khăn đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải và những khó khăn khác do biến động của chính sách và thị trường. Sản xuất công nghiệp cũng chưa thực sự có dấu hiệu tăng trưởng cao. Tuy vậy Công ty hy vọng rằng kinh doanh thương mại và các dịch vụ sau khi được củng cố vào năm 2003 đã đạt được những thành tích tốt và nó cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Cộng với các yếu tố khác chẳng hạn như nỗ lực hơn nữa của Công ty, cũng như toàn bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty hy vọng sẽ đạt được các chỉ tiêu đề ra cho năm 2004. CÁC MỤC TIÊU SXKD DỊCH VỤ NĂM 2004 CỦA CÔNG TY VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 3 Sản lượng: Tấn hàng vận chuyển: 72.000 Tấn Tấn hàng luân chuyển: 15.000.000 T.km Doanh thu Tổng số: 40.800.000.000 đồng Trong đó: Doanh thu vận tải: 7.140.000.000 đồng Doanh thu khác: 33.660.000.000 đồng Nộp Ngân sách Tổng số dự kiến: 926.400.000 đồng Trong đó: Thuế GTGT: 438.600.000 đồng Thuế thu nhập doanh nghiệp: 345.000.000 đồng Nộp khác: 142.800.000 đồng Lợi nhuận Tổng lợi nhuận: 887.000.000 đồng Trong đó: Lợi nhuận từ vận tải: 237.000.000 đồng Lợi nhuận khác: 650.000.000 đồng Chi đầu tư xây dựng cơ bản Tổng số dự kiến: 3.000.000.000 đồng Đầu tư PTVT: 1.500.000.000 đồng Đầu tư xây dựng cơ bản: 1.500.000.000 đồng Thu nhập bình quân: Đồng/người.tháng: 1.250.000 đồng Về sản xuất vận tải: năm 2004 vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn, phương tiện vận tải vẫn tiếp tục giảm theo số liệu đăng ký mua bảo hiểm của các trạm. tổng phương tiện chỉ còn khoảng 30 xe bình quân, việc vay vốn đầu tư phương tiện vận tải mới cũng rất khó khăn do hiệu quả trong vận tải thấp, độ rủi ro cao nên không đáp ứng được yêu cầu cần đề ra. Mặt khác hàng hoá giá cước vận chuyển vẫn biến động và chậm được điều chỉnh. Vì vậy một vấn đề lớn đặt ra là: củng cố vận tải theo hướng nào để vừa đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội là một vấn đề lớn, rất bức xúc được đặt ra mà nếu chỉ mình Công ty nỗ lực thì khó mà giải quyết được. Trước mắt cần phải nỗ lực củng cố lại lực lượng vận tải hiện có, điều chỉnh lại mức thu cho phù hợp với yêu cầu của hạch toán kinh doanh hiện nay. Vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất là phải tăng cường khai thác để phấn đấu đạt doanh thu khai thác từ 800 triệu đồng/ tháng trở lên. Tiếp tục củng cố các trạm vận tải tại các khu vực Hà Nội, Thành phố HCM và cả các trạm vận tải dọc tuyến. Kiên quyết xử lý các trạm không có hiệu quả hoặc hiệu quả quá thấp. Tập chung khai thác có hiệu quả cao nhất khu vực Hoàng Liệt sau khi đã quy hoạch điều chỉnh lại mặt bằng và xây dựng hệ thống kho tiêu chuẩn, hiện đại. Các trạm vận tải phải quán triệt và thực hiện nghiêm quy chế tạm thời cho vay vốn đầu tư phương tiện liên doanh vận tải và thông báo số 06/ KHTC ngày 05 tháng 01 năm 04 của Giám đốc Công ty về việc yêu cầu các loại xe tải của Công ty phải mua tất cả các loại bảo hiểm ở mức tối đa để tránh những tổn thất lớn cho các bên khi có sự cố xảy ra trong quá trình tổ chức vận chuyển, phấn đấu bằng được mục tiêu hiệu quả của sản xuất vận tải đã đề ra năm 2004. Về sản xuất công nghiệp: các đơn vị sản xuất công nghiệp tuy ra đời và hoạt động khá lâu, có một số lợi thế về địa điểm đóng quân và lực lượng lao động dồi dào, song cũng có một số hạn chế, khó khăn đặc biệt là trình độ công nhân chưa tiếp cận được với các chủng loại xe mới, công cụ máy móc hiện có ít và lạc hậu do chậm được đầu tư mói ý thức chấp hành, tư tưởng sản xuất nhỏ manh mún, tự do ở một bộ phận nhân công nhân còn nhiều hạn chế, kỷ cương, kỷ luật lao động chưa cao. Vì vậy muốn đẩy mạnh sản xuất, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các đơn vị sản xuất công nghiệp phải tập chung chỉ đạo tốt nhiệm vụ sau: Phải sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý sản xuất từ xí nghiệp đến từng tổ thợ. Nơi nào cán bộ không đảm đương được công việc phải xtôi xét lại và thay thế, thường xuyên tổ chức các đợt thi đua lao động sản xuất để kích thích tinh thần lao động trong Công ty tạo thêm động lực để gia tăng năng xuất lao động. Nghiên cứu quy hoạch lại mặt bằng sản xuất của từng phân xưởng, mạnh dạn huy động vốn trong công nhân viên chức để đầu tư thêm máy móc, thiết bị hiện đại để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa của Công ty và xã hội. Xây dựng củng cố lại một số cơ sở vật chất, mặt bằng, nhà xưởng cho các đơn vị sản xuất công nghiệp đặc biệt là Xí nghiệp sửa chữa ô tô. Tổ chức học tập nâng cao nghiệp cụ cho cán bộ công nhân viên chức, từng bước nâng cao kỷ luật lao động theo hướng hiện đại hoá công nghiệp hoá. Phấn đấu đạt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2004 của các đơn vị công nghiệp gia tăng 7% đến 10% so với năm 2003. Kinh doanh thương mại và dịch vụ khác: Kinh doanh thương mại thực sự là ngành mũi nhọn có ý nghĩa tất quan trọng đối với ổn định và phát triển Công ty, các nhiệm vụ cụ thể là: Công ty đã ký được hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu cả năm 2004 với mức tiêu thụ bình quan là 250.000 lít/ tháng vài tiền hoa hồng khoảng 150 – 160 đ/lít. Vì vậy Xí nghiệp kinh doanh phấn đấu đạt và vượt số lượng xăng dầu bán ra hàng tháng để đạt mức hoa hồng cao nhất. Ngoài ra phải mở rộng kinh doanh một số mặt hàng khác để không ngừng phấn đấu mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh doanh thương mại. Tiếp tục tăng cường đào tạo lái xe hạng A1, đồng thời nhanh chóng nâng cao và hoàn thiện cơ sở vật chất để có thể đưa vào dịch vụ đào tạo lái xe ô tô. Liên kết với trường Đại học Kinh tế quốc dân, cao đẳng Giao thông vận tải để tổ chức đào tạo các lớp đào tạo có địa chỉ, đảm bảo chất lượng, số lượng đào tạo nhằm không ngừng nâng cao vị thế của Công ty và hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn thiết kế cả về số lượng và chất lượng, uy tín và hiệu quả để khi đủ điều kiện sẽ nâng lên thành Trung tâm tư vấn thiết kế, phải đảm bảo các chế độ thu chi theo quy định của Công ty và chế độ Nhà nước. Tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả của các trạm đại lý vận tải. Trạm xe khách phải được tiếp tục được làm tương tự như các trạm đại lý vận tải và phải có quy chế hoạt động cụ thể để không ngừng nâng cao hiệu quả. Nhiệm vụ quan trọng khác là xây dựng hệ thống kho, đây cũng là chủ trương hoàn toàn đúng đắn nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất của Công ty. Song hiện nay việc giải phóng mặt bằng đang gặp nhiều khó khăn và Công ty hiện đang cố gắng để giải quyết thậm chí là phải nhờ đến các cơ quan quản lý giúp đỡ. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Dựa trên tình hình định hướng của Công ty trong thời gian tới kết hợp với thực trạng và lý thuyết về đòn bẩy tài chính tôi có thể mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để có thể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động Công ty do đặc thu của lĩnh vực vận tải giao thông là có một lượng tài sản cố định tương đối lớn nó chiếm khoản 65% tổng tài sản của Công ty. Đây là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp có thể sử dụng một cách hiệu quả đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động nó có đặc thù khác với đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính thì bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sử dụng cũng đều được, việc có sử dụng đòn bẩy này hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào ý nghĩ chủ quan của doanh nghiệp bất kể đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh... còn đòn bẩy hoạt động thì lại không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà nó phụ thuộc vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế Công ty hiện đang có điều kiện rất thuận lợi để sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính vì khi đòn bẩy hoạt động khuyếch đại thu nhập trước thuế và lãi vay nhờ vào điểm tựa là chi phí cố định, lực bẩy là sự thay đổi của doanh thu. Khi thu nhập trước thuế và lãi vay được khuyếch đại bởi sự hiệu quả của đòn bẩy hoạt động thì nó lại tạo nên lực bẩy lớn cho sự bẩy của đòn bẩy tài chính. Sự kết hợp hai loại đòn bẩy này tạo nên một hệ thống đòn bẩy mang tính dây chuyền, lực bẩy của hai đòn bẩy này có thể được tổng hợp thông qua đòn bẩy người ta gọi là đòn bẩy tổng hợp. Trong một doanh nghiệp có một lượng lớn tài sản cố định như Công ty vận tải ô tô số 3, thì đây quả là một điều hết sức thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp nói chung. Điểm thuận lợi ở đây là Công ty hiện đang có một chi phí cố định rất lớn hay nói cách khác là Công ty hiện đang có một “điểm tựa” cho đòn bẩy hoạt động là tương đối cáo, vững chắc, nên việc còn lại của ban lãnh đạo Công ty là làm sao tạo ra được một lực bẩy mạnh mẽ hơn vào đầu kia của đòn bẩy hoạt động để từ đó nó có thể khuyếch đại lớn hơn nữa thu nhập trước thuế và lãi vay. Vấn đề đặt ra là tạo ra lực bẩy đó như thế nào. Đó chính là tìm cách nâng cao hơn nữa doanh thu của Công ty hiện tại đây chính là vấn đề mấu chốt của giải pháp này. Công ty cần phải chú ý hơn nữa đến những khu đất hiện có của mình để có các biện pháp mạnh sát thực hơn nhằm làm gia tăng doanh thu cho Công ty. Hiện tại thì có nhiều khu đất trên Lạng Sơn, Lai Châu,... có diện tích hàng vài chục đến vài trăm héc ta trong doanh thu mang lại từ các khu đất này lại chỉ vài trăm một tháng/1 khu đất. Hiệu quả thấp như vậy thì doanh thu mag lại cho Công ty không thể cao được. Chính vì thế Công ty cần phải tìm các giải pháp chẳng hạn như việc cho thuê, bán, hay thậm chí có thể mở thêm lĩnh vực kinh doanh du lịch sinh thái, ... còn với các tài sản cố định hiện tại Công ty đang cung cấp các dịch vụ vận chuyển thì cần thanh lý những tài sản có hiệu suất sử dụng thấp, chi phí sửa chữa lớn và nhiều, chi phí khả biến cho nó quá nhiều so với mức bình thường. 3.2.2. Giải pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ Giải pháp đầu tiên là cố gắng nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ, để có thể làm cho lực bẩy của đòn bẩy tài chính được nâng lên, vì hiện tại độ bẩy của đòn bẩy tài chính của Công ty là rất nhỏ chính vì thế mà cho dù lực bẩy từ sự thay đổi thu nhập trước thuế và lãi vay có lớn thì lực này được khuyếch đại không lớn lên thu nhập trên vốn cổ phần hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ. Khi Công ty sử dụng được một lượng vốn vay nhất định trong cơ cấu vốn của mình thì lúc này “cánh tay đòn” của đòn bẩy tài chính được đặt lên một điểm tựa đủ độ lớn cũng như độ chắc chắn để có thể bẩy được tốt hơn. Việc gia tăng sử dụng nợ sẽ kéo theo sự gia tăng của rủi ro đối với Công ty nên các nhà quản trị tài chính trong Công ty cần hết sức chú ý điều này. Trước mắt thì do tình hình rủi ro đối với Công ty là chưa ở mức cao nên không cần quan tâm nhiều nhưng nếu muốn có sự bền vững và duy trì được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao thì Công ty cần phải chú ý tới số lượng cũng như chất lượng của những khoản vay nợ. Đồng thời phải cố gắng tìm ra cho Công ty một cơ cấu vốn tối ưu trong những điều kiện nhất định. Để có thể tạo nên một “sức khoẻ” tài chính tốt cho Công ty. Công ty khi đã vay nợ phải sử dụng nợ một cách hợp lý, phát huy được tốt hiệu quả sử dụng nợ nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng nợ mà Công ty còn phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nói chung. Hiện tại thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là vẫn còn thấp, nó thể hiện qua một số chỉ tiêu đã được tính toán ở phần trước (ROA, ROE, EPS…) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cả một bài toán rất khó tìm ra lời giải nhưng Công ty không có con đường lựa chọn nào khác là phải giải bài toán này nếu còn muốn tồn tại và phát triển. Khi nền kinh tế nước ta đã và đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì Công ty cũng cần phải có những chính sách mang tính thị trường hơn để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Chẳng hạn như hiện tại Công ty vay vốn và lại cho Công ty bạn vay lại với lãi suất bằng lãi suất đi vay tại ngân hàng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân nên hiệu quả sử dung nợ kém của Công ty. Chính vì thế trong thời gian tới Công ty không nên tiếp diễn những hoạt động như vậy. Nợ mà Công ty sử dụng vẫn chưa đến mức cao chính vì thế Công ty cũng không nên vay ngân hàng để rồi cho công nhân viên vay lại với lãi suất không đổi rồi từ đó họ lại mang góp vốn với Công ty, mà Công ty nên tự lấy vốn đó để đầu tư. Nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ quản lý tài chính của Công ty, thực hiện theo như phương hướng đã đề ra trong thời gian tới cũng góp phần làm cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được thực hiện tốt hơn. 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động Cần nâng cao năng xuất lao động, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Công ty cần chú ý để có thể đạt được mục tiêu. Muốn vậy thì Công ty cần có các biện pháp cụ thể mà Công ty cũng đã từng thực hiện, như việc tinh giảm bộ máy lao động những việc có thể để cho người khác có thể kiêm nhiệm mà vẫn đạt hiệu quả công việc cao thì nên tinh giảm. Tuy nhiên Công ty cũng phải chú ý đến đời sống của công nhân viên nếu rơi vào trường hợp bị tinh giảm để có các biện pháp hay quy chế giúp họ có được công việc khác hay làm cho cuộc sống của họ không bị đảo lộn quá nhiều gây ảnh hưởng không tốt đối với xã hội. Kết hợp nhiều giải pháp là một điều hết sức cần thiết vì nếu chỉ đơn thuần tinh giảm bộ máy lao động thì khó mà có thể nâng cao năng suất một cách triệt để mà có thể kết hợp với việc bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ của lao động đồng thời đổi mới trang thiết bị máy móc để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khi đã đổi mới thì cố gắng và chú ý đạo tạo cho được nguồn nhân lực để có thể đủ khả năng kiểm soá được các thiết bị đổi mới từ đó mới có thể sử dụng có hiệu quả các tài sản đổi mới. Cùng với việc nâng cao năng xuất lao động Công ty phải mở rộng thêm ngành nghề và lĩnh vực hoạt động để có thể uyển chuyển linh hoạt trong một số trường hợp biến động của nền kinh tế từ đó mà có thể ổn định hoạt động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục tìm giải pháp để có thể giảm chi phí một cách tối ưu nhất, vì hiện tại Công ty đang có chi phí rất lớn, cụ thể là trong những năm trước năm 2003 thì mặc dù doanh thu rất cao nhưng thu nhập trước thuế và lãi vay lại rất nhỏ. Cho đến năm 2003 thì Công ty đã tìm ra biện pháp để giảm thiểu chi phí điều này đã làm cho thu nhập trước thuế và lãi vay lớn hơn so với hai năm trước. Việc tìm ra biện pháp để giảm thiểu chi phí là lý do chính để có thể nâng cao thu nhập trước thuế và lãi vay, việc tìm ra giải pháp giảm thiểu chi phí trong thời gian tới cần được Công ty tiếp tục phát triển và vận dụng. Công ty cố nâng thu nhập trước thuế và lãi vay này lên vượt xa mức thu nhập trước thuế và lãi vay tại điểm bàng quan từ đó mà Công ty có thể sử dụng nợ nhằm nâng cao thu nhập trên vốn cổ phần hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tức là nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. 3.3. Một số kiến nghị Kiến nghị với Nhà nước Việc cấp Ngân sách cho các DNNN cần phải được quản lý chặt chẽ và hợp lý hơn, không nên “bao phủ” hoàn toàn hết tất cả các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Chỉ nên chú ý và đặc biệt quan tâm tới các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mang tính chiến lược hay sự tồn tại của nó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước nhà. Còn với những doanh nghiệp không thuộc loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiến lược thì doanh nghiệp nào hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp thì cần mạnh dạn bán, cho thuê, cổ phần hoá, thậm chí là giải thể để có thể giảm ghánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Cần tạo điều kiện để có thể khuyến khích các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều động lực hơn để quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất có thể, để tạo lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Không chỉ tạo điều kiện để khuyến khích đồng thời cũng phải gắn và quy trách nhiệm rõ ràng cho các ban lãnh đạo của các doanh nghiệp này. Từ đó có thể để cho doanh nghiệp tự hạch toán thu chi, lúc này Nhà nước chỉ quản lý và giám sát hoạt động của các ban lãnh đạo các doanh nghiệp này. Các quy định của Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong huy động vốn và sử dụng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Chính sách pháp luật của Nhà nước càng bám sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp thì tính đúng đắn càng cao. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về kinh tế của nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục thay đổi, cải thiện cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước cần cụ thể hoá và tăng cường các nội dung về trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước. Đơn giản các thủ tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cũng như nhượng bán thanh lý tài sản trong doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần có những điều chỉnh hợp lý đối với chính sách thuế theo hướng sắp xếp lại các sắc thuế cho phù hợp với tính chất của từng loại thuế, phù hợp với tiến trình hoà nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới, giảm bớt số lượng thuế xuất nhập khẩu, quy định cụ thể nhóm hàng chịu thuế… để tránh tình trạng thông đồng giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp. Thông qua chính sách giảm thuế để ưu đãi đầu tư, khuyên khích các doanh nghiệp tích luỹ vốn, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp có các phương thức tài trợ cho những hoạt động của mình khác nhau. Đặc biệt với những doanh nghiệp Nhà nước thì cần chú ý tới các phương thức huy động vốn khác để giảm nhẹ ghánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Chính phủ cũng cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá, khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần tham gia vào thị trường chứng khoán, đây cũng là một cách để giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng cũng như nâng cao hiệu quả của đòn bẩy tài chính dễ dàng hơn. Điều kiện để các giải pháp tài chính được thực hiện dễ dàng khi các doanh nghiệp có được một thị trường tài chính tốt. Tình hình tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các quy định pháp luật về cơ chế tín dụng thương mại để giảm được rủi ro cho doanh nghiệp. Kiến nghị với cơ quan chủ quản Với mục đích là không ngừng gia tăng việc tìm kiếm lợi nhuận cho Công ty, mà cụ thể là nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính thì việc trước tiên là phải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, Công ty cần được sự hỗ trợ về vốn và nguồn nhân lực, để giúp Công ty có thể gia tăng sức mạnh về tiềm lực tài chính, sức mạnh của đội ngũ cán bộ công nhân viên… để có thể mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vậy với những mục tiêu trên tôi xin kiến nghị với Bộ giao thông, cụ thể là Cục quản lý đường bộ Việt nam cần phải không ngừng hỗ trợ về cả tài chính cũng như nhân lực cho Công ty. Bên cạnh đó thì Cục cũng cần phải kiến nghị với cấp trên để có thể cổ phần hoá Công ty nhưng Nhà nước vẫn chiếm số lượng cổ phần khống chế, để tạo nên sức bật mới cho Công ty. Cần tạo ra những quy chế, cách thức để gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của ban lãnh đạo Công ty nhằm tránh tình trang “ cha chung không ai khóc” từ đó mới có thể phát triển Công ty một cách vững mạnh và ổn định, xứng tầm với một doanh nghiệp Nhà nước hạng nhất thuộc Bộ giao thông quản lý. Kiến nghị với ban lãnh đạo Công ty Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới ban lãnh đạo Công ty cần chú ý tới việc quản lý chi phí trong Công ty để không ngừng tìm ra các biện pháp giảm thiểu chi phí. Từ đó gia tăng được lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ, hiện tại thì do tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ là thấp hơn so với chi phí lãi vay, mặt khác thì thu nhập trước thuế và lãi vay của Công ty hiện đang cao hơn mức thu nhập trước thuế và lãi vay bàng quan nhưng khoảng cách này là không lớn. Nên việc đầu tiên là phải gia tăng các khoản vay nợ để có thể gia tăng khả năng sử dụng các nguồn lực tài chính mà Công ty chưa khai thác hết. Với việc tăng năng suất lao động thì lãnh đạo Công ty phải không ngừng tự nâng cao kiến thức, cũng như nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty nói chung và phải đổi mới các trang thiết bị để có thể nâng cao năng xuất lao động trong Công ty. Từ đó nâng cao đời sống cho công nhân viên, gia tăng doanh thu và cũng đồng thời làm giảm được chi phí cho các hoạt động của Công ty. Do đặc thù của Công ty là Công ty vận tải nên lượng tài sản cố định rất lớn, chính vì thế mà lượng khấu hao hàng năm là lớn việc này sẽ làm cho chi phí tăng lên. Nên trong thời gian tới thì ban lãnh đạo Công ty cần xtôi xét để có thể thanh lý đi những tài sản cố định mang lại hiệu quả thấp, ít được sử dụng và không mang tính cần thiết cao thì Công ty nên thanh lý. Do vậy mà trong thời gian tới ban lãnh đạo Công ty nên phát huy tốt hơn nữa hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động. Bên cạnh đó thì phải bảo quản, sửa chữa những tài sản đang sử dụng. Để giảm thiểu chi phí ban lãnh đạo còn phải chú ý đến việc tinh giảm bộ máy lao động, cũng như bộ máy quản lý của Công ty, tạo nên một bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả, cần mạnh dạn và dương cao kỷ luật lao động hơn nữa tạo ra một môi trường làm việc thực sự nghiêm túc và năng suất cao. Khi các biện pháp áp dụng đã được thực hiện và mang lại hiệu quả thì ban lãnh đạo Công ty nên chú ý đến việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Chẳng hạn như khi thu nhập trước thuế và lãi vay càng vượt xa điểm bàng quan thì nên sử dụng thêm nợ để khuyếch đại thu nhập trên vốn chủ sở hữu. KẾT LUẬN Luận văn này với mục đích là nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty vận tải ô tô số 3, việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính được xuyên suốt trong cả ba chương cụ thể là: Chương I nói lên những lý luận chung về đòn bẩy tài chính và hiểu biêt chung về những vấn đề liên quan. Trong chương này thì những gì thuộc về nghiên cứu lý thuyết đã được đề cập, tạo cơ sở lý luận cho chương III. Chương II đây là chương mà nói lên thực trạng về tình hình cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3. Từ việc đánh giá thực trạng của Công ty kết hợp với lý luận chung về đòn bẩy tài chính trong chương I để có thể đưa ra các giải pháp và kiến nghị trong chương III. Chương III là chương kết hợp hai chương trước để có được các giải pháp và kiến nghị, trong những giải pháp tôi đưa ra thì giải pháp tôi cảm thấy cần thiết và tâm đắc nhất đối với Công ty là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động và giải pháp gia tăng và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ. Với kiến ghị Chính phủ là tiến hành cổ phần hoá mạnh hơn các doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần, đối với Công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian tới cũng nên tiến hành cổ phần hoá để tạo nên sức bật mới cho Công ty. Với đề tài này tôi hy vọng trong thời gian tới thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty sẽ ngày càng tốt hơn. Do trình độ và thời gian còn có hạn nên tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, các cô, chú ở Công ty … và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo TS. Phan Thị Thu Hà để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, 2002. 000TS Nguyễn Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Tài chính, 2001 TS. Vũ Duy Hào, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1998 Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2001 Phân tích tài chính doanh nghiệp. Tác giả: Josette Peyrard, NXB Thống kê Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính Webside: kinhtehoc.com Các tạp chí chuyên ngành tài chính, tài chính doanh nghiệp… Các tài liệu trong Công ty vận tải ô tô số 3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty Vận tải ô tô số 3.doc
Luận văn liên quan