MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần 1. 4
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐÔNG TRIỀU 4
1.1. Giới thiệu chung về công ty. 4
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty. 5
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 5
2. 2. Chức năng nhiệm vụ, nhân sự của các phòng ban, ban Giám đốc 5
1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 8
PHẦN 2. 16
THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 16
VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐÔNG TRIỀU 16
2.1. Phân tích thực trạng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 16
2.2. Thực trạng vốn cố định và hiệu quả vốn cố định của công ty. 23
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 28
2.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác sử dụng VKD của Công ty năm 2007: 38
2.4.1. Thành tựu. 39
2.4.2. Nguyên nhân và hạn chế. 41
PHẦN 3. 43
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO 43
3.1. Định hướng phát triển công ty. 43
3.2. Các giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Đông Triều . 44
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ hiện có. 44
3.2.2. Chính sách các khoản phải thu. 51
3.3 . Một số kiến nghị 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
60 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng Đông Triều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị còn lại của TSCĐ vẫn có khả năng sử dụng tốt, thậm chí một số thiết bị còn được đầu tư mới. Tuy nhiên Công ty vẫn nên chú ý đầu tư đổi mới TSCĐ để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và duy trì sự ổn định lâu dài.
Qua sự tìm hiểu về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cộng với việc phân tích ở biểu 04 đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty. Với tình hình đầu tư vào TSCĐ của Công ty như trên thì yêu cầu đặt ra là làm sao trong những năm tới đây Công ty phải khai thác tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty. Để làm được điều này thì chúng ta phải đi nghiên cứu hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trong năm 2007 được đánh giá qua một số chỉ tiêu trên cơ sở so sánh với năm 2006.
Biểu 6: Hiệu quả sử dụng VCĐ hai năm 2007-2008
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu thuần
đồng
23.493.932.811
47.165.650.371
23.671.717.560
100,76
2. Vốn cố định bình quân
đồng
26.480.927.146
80.063.146.049
53.582.218.903
202,34
3. Nguyên giá TSCĐ bình quân
đồng
19.668.095.875
19.821.568.384
153.472.509
0,78
4. Khấu hao luỹ kế
đồng
20.448.741
23.448.741
3.000.000
14,67
5. Lợi nhuận sau thuế
đồng
146.669.690
178.241.249
31.571.559
21,53
6 Hiệu suất sử dụng VCĐ (6=1:2*100%)
%
88,72
58,91
(29,81)
(33,60)
7. Hàm lượng VCĐ (7=2:1*100%)
%
112,71
169,75
57,03
50,60
8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (8=5:2*100%)
%
0,55
0,22
(0,33)
(59,81)
9. Hệ số hao mòn TSCĐ (9=4:3*100%)
%
0,10
0,12
0,01
13,78
10. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (10=1:3*100%)
%
119,45
237,95
118
99,20
Nhìn vào biểu 06 ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty năm 2007 có những biến động đáng kể so với năm 2006: Doanh thu thuần tăng 23.671.717.560 đ, VCĐ bình quân tăng 53.582.218.903đ, nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 153.472.509đ, khấu hao luỹ kế tăng 3.000.000đ, lợi nhuận sau thuế tăng 31.571.559đ. Từ đây dẫn đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ thay đổi.
Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2007 là 58,91%, nó phản ánh cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 58,91đ doanh thu, giảm 29,81đ so với năm 2006 (88,72đ). Hiệu suất VCĐ giảm đã làm cho hàm lượng VCĐ tăng lên. Cụ thể hàm lượng VCĐ năm 2006 là 112,71% nó phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì cần 112,7đ VCĐ. Nhưng năm 2007 để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần tới 169,75đ VCĐ. Như vậy để tạo ra 1đ doanh thu năm 2007 thì số VCĐ cần thiết tăng 57,03đ so với năm 2006.
Có sự tăng lên của hàm lượng VCĐ và sự giảm đi của Hiệu suất sử dụng VCĐ là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của VCĐ. Điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất của Công ty đang tăng lên và Công ty không chỉ duy trì được sức mua của vốn mà còn mở rộng được quy mô vốn đầu tư ban đầu. Đây là mmọt thành tích đáng ghi nhận về hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Để thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ta đi xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2007 là 237,95% tức là cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 237,95đ doanh thu thuần, tăng 118đ so với năm 2006 (119,45%). Ta thấy điều này mâu thuẫn với kết quả phân tích hiệu suất sử dụng VCĐ. Để giải thích điều này ta đi nghiên cứu chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ.
- Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2007 là 0,12% cho thấy VCĐ mà nhà máy đã thu về là 0,12đ tăng 0,02đ so với năm 2006 (0,10%) tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,78%
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2007 là 0,22% tức cứ 1đ VCĐ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra 0,22đ lợi nhuận sau thuế, giảm 0,33đ so với năm 2006 (0,55%) chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty kém đi. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định giảm là do tốc độ tăng của lợi nhuận(21.53%) nhỏ hơn tốc độ tăng của VCĐ (203,34%).
Qua phân tích trên ta thấy mặc dù công ty có nhiều cố gắng mở rộng quy mô nhưng hiệu quả sử dụng VCĐ chưa cao. Tuy nhiên cũng phải nói lợi nhuận sau thuế cũng như hiệu suất sử dụng VKD còn chịu ảnh hưởng bởi không chỉ VCĐ mà còn chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả sử dụng VLĐ. Dưới đây ta sẽ nghiên cứu về vấn đề đó.
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
VLĐ là sự biểu hiện bằng tiền của TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. VLĐ có ảnh hưởng lớn đến sự biến dộng của toàn bộ VKD, do đó hiệu quả sử dụng VLĐ cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng VKD. Để thấy được tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ trước hết ta cần phân tích cơ cấu, tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm VLĐ của năm 2007. Muốn biết điều đó ta xem xét kết cấu VLĐ.
Nhìn vào biểu 07 ta thấy VLĐ của Công ty cuối năm 2007 là 62.44.145đ giảm 29.208.768.801đ so với đầu năm với tỷ lệ giảm là 31.87%. Để VLĐ phát huy được hiệu quả cao nhất đòi hỏi công tác quản lý phân bổ vốn giữa các khâu cảu quá trình sản xuất phải hợp lý, đảm bảo VLĐ được luân chuyển linh hoạt không bị thừa thiếu quá nhiều trong một khâu nào đó, ứ đọng làm giảm hiệu quả đồng vốn hoặc làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Để thấy được cụ thể cơ cấu VLĐ ta đi sâu vào phân tích từng khoản mục.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng VLĐ. So với đầu năm 2007 thì vốn bằng tiền của Công ty đã tăng lên 254.198.852đ với tỷ lệ tăng 48,27%. Vốn bằng tiền của Công ty tăng mạnh chứng tỏ trong năm 2007 nhu cầu giao dịch của Công ty tăng lên và vốn bằng tiền tăng có thể giúp Công ty đáp ứng nhanh chóng các giao dịch cũng như tăng khả năng thanh toán nhanh cho Công ty.
Các khoản phải thu: Cuối năm 2007 các khoản phải thu là 23.671.469.206đ chiếm tỷ trọng 37.91% trong tổng VLĐ của Công ty, giảm hơn nửa so với đầu năm (50.962.576.684) là 27.291.107.478đ ứng với tỷ lệ giảm 53,55%. Đây là khoản mục có tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ do đó nó có ảnh hưởng lớn đến kết cấu cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong đó
- Khoản phải thu của khách hàng cuối năm 2007 là 10.000.000.000đ chiếm 42,24% trong tổng các khoản phải thu, giảm so với đầu năm là 30.000.000.000đ với tỷ lệ giảm là 75%, tỷ trọng/các khoản phải thu giảm 36,24% so với đầu năm. Sự sụt giảm này cho thấy Công ty đã cố gắng giảm tỷ lệ các khoản phải thu vì với khoản vốn bị chiếm dụng lớn như vậy một mặt có thể giúp Công ty thu hút khách hàng nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh của đơn vị, cụ thể nó làm cho VLĐ luân chuyển chậm và dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ thấp
- Trả trước cho người bán cuối năm 2007 là 9.113.236.383 tăng hơn so với đầu năm 1.667.571.698 với tỷ lệ tăng là 22,56%. Việc tăng khoản này làm cho vốn của Công ty bị chiếm dụng, vì thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và VKD nói chung.
- Hàng tồn kho cũng chiếm một tỷ trọng lớn (49,57%) trong VLĐ. Trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho. Vấn đề quản lý dự trữ NVL tồn kho cũng là một vấn đề mang tính chiến lược cần phải xem xét. Lợi nhuận trong năm 2007 bị giảm sút một phần cũng là do nguyên nhân về vấn đề dự trữ này. Đây thuộc vào phương pháp quản lý dự trữ nguyên vật liệu, nếu theo phương pháp đặt hàng hiện đại thì người ta sẽ không bao giờ để cho một lượng nguyên liệu tồn kho lớn như vậy (lớn so với doanh thu) so với hai năm trước, nhưng so với các doanh nghiệp xây lắp khác thì không hẳn đã là lớn. Mà trong khi nguyên vật liệu xây dựng thì để lâu sẽ có thể bị mất phẩm chất, giảm giá trị, hư hỏng mất mát. Do đó trong vấn đề về dự trữ tồn kho này công ty cần phải lưu ý trong quản lý, đặt mua nguyên vật liệu sao cho dự trữ trong kho phải đạt tới mức tối thiểu để hạn chế hư hỏng, mất mát hao hụt, và tốn chi phí trong việc bảo quản nguyên vật liệu.
Trên đây mới chỉ đề cập đến tình hình quản lý và sử dụng VLĐ thông qua kết cấu và sự tăng giảm VLĐ. Qua đó ta thấy VLĐ của Công ty tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu và hàng tồn kho. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng VLĐ ta sẽ tìm hiểu về tình hình công nợ của công ty.
Biểu 08: Tình hình công nợ năm 2007
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối kỳ
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
I Các khoản phải thu
50.962.576.684
23.671.469.206
(27.291.107.478)
(53,55)
1. Phải thu của khách hàng
40.000.000.000
10.000.000.000
(30.000.000.000)
(75,00)
2. Trả trước cho người bán
7.435.664.685
9.113.236.383
1.677.571.698
22,56
3. Thuế GTGT được khấu trừ
936.399.501
421.872.277
(514.527.224)
(54,95)
4. Các khoản phải thu khác
2.590.512.498
4.136.360.546
1.545.848.048
59,67
II. Các khoản phải trả
116.229.656.414,00
141.530.064.921,00
25.300.408.507,00
21,77
1. Phải trả cho người bán
3.695.000.120,00
4.662.056.589,00
967.056.469,00
26,17
2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3.000.000
(3.000.000)
(100)
3. Phải trả công nhân viên
44.485.256,00
178.258.256,00
133.773.000,00
300,71
4. Phải trả phải nộp khác
3.986.171.038
7.462.032.076
3.475.861.038
87,20
5. Vay dài hạn
108.501.000.000
129.227.718.000
20.726.718.000
19,10
Bảng tổng hợp trên cho ta thấy cuối năm 2007 so với đầu năm thì công nợ phải thu giảm đi nhưng nợ phải trả thì lại tăng lên. Ta thấy doanh thu thuần của năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006 mà khoản phải thu khách hàng giảm mạnh, công nợ phải thu giảm 27.291.107.478đ với tỷ lệ giảm là 53,55%. Các khoản phải trả tăng lên 21,77% tức lượng vốn chiếm dụng của công ty tăng lên còn lượng vốn bị chiếm dụng giảm đi. Điều đó chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt công tác thu hồi các khoản nợ và quản lý tốt các khoản vốn vay để tận dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên công ty cũng phải có kế hoạch để tránh những rủi ro tài chính.
Qua bảng ta có thể thấy rằng tỷ lệ nợ của Công ty là rất lớn và có xu hướng gia tăng. Nợ ngắn hạn năm 2007 là: 7.728.656.414đ (đầu kỳ) – 12.302.346.921đ (cuối kỳ); Nợ dài hạn là: 108.501.000.000đ (đầu kỳ) – 129.227.718.000đ (cuối kỳ). Trong khi ấy tiền mặt và tiền gửi ngân hàng năm 2007 chỉ có: 11.229.132.620đ (đầu kỳ) – 7.439.421.424đ (cuối kỳ )
Mới nhìn vào những con số này ta có thể nhầm tưởng rằng Công ty đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ nợ nần chồng chất, nhất là khi thấy trên bảng cân đối kế toán - phụ lục - khoản phải thu chiếm một phần lớn trong TSLĐ. Bởi gần như là Công ty mất khả năng thanh toán nếu như ta không xét đến đặc thù của đơn vị xây lắp là mua chịu rất nhiều.
Ta có thể thấy điều đó qua hệ số sau:
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán tổng quát = ––––––––––––––
Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
140.721.386.166
= ––––––––––––––– = 1,21 lần ( đầu năm)
116.229656.414
173.499.964.934
= ––––––––––––––– = 1,23 lần ( cuối năm)
141.530.064.921
Hệ số thanh toán tổng quát như trên là tốt, chứng tỏ tất các các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo (đầu năm doanh nghiệp cứ đi vay vì 1đ thì có 1,21 đồng tài sản đảm bảo, còn ở cuối năm cứ đi vay nợ 1 đồng thì có 1,23đ đảm bảo. Hệ số này tuy không lớn nhưng nó chứng tỏ chính sách quản lý Vốn của công ty thực sự là đạt hiệu quả thông qua nguồn tài trợ chủ yếu của ngân hàng.
Đầu năm công ty lập một bảng kế hoạch chi phí gửi cho ngân hàng đề nghị ngân hàng cho vay, và lập hợp đồng vay mượn với ngân hàng trong năm ấy. Dựa trên kế hoạch chi phí và bản hợp đồng cho vay đó ngân hàng sẽ cho đơn vị vay theo từng dự án cụ thể. Chính vì vậy mà các khoản nợ ngắn hạn của công ty mới chiếm một tỷ lệ lớn như vậy, đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn của Công ty ở ngân hàng mà các khoản vay ngắn hạn này của công ty lại được đảm bảo bằng các biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành của đơn vị. Do đó mà những con số trên không phải phản ánh một tình trạng mất khả năng thanh toán mà ngược lại những con số đó lại biểu hiện rằng công ty sử dụng tài sản nợ rất có hiệu quả:
Thứ nhất là chi phí sử dụng nợ bao giờ cũng rẻ hơn sử dụng vốn chủ sở hữu (Cụ thể như công ty ở đây nguồn vốn chủ sở hữu chỉ xấp xỉ 24 - 32 tỉ đồng trong khi ấy tổng tài sản cuối năm 2007 lên tới 173 tỉ).
Thứ hai là khi vay ngân hàng thì bao giờ công ty cũng vay theo khoản mục công trình vì thế sẽ không bị tốn nhiều chi phí vào lãi vay ngân hàng, tiết kiệm được chi phí, ngoài ra còn tránh được việc rủi ro của việc giữ tiền.
Thứ ba khi vay ngân hàng như vậy sẽ không làm chậm tiến độ thi công công trình, nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân đơn vị. Bởi trong ngành xây dựng thì sự chậm trễ trong thanh toán là không thể tránh khỏi ngay cả khi công trình đã được nghiệm thu thì chưa chắc đã được thanh toán ngay, ngoài ra thì bên A còn giữ lại phần trăm bảo hành. Vì vậy mà vay tiền ngân hàng dựa trên những khoản phải thu khách hàng là số thanh toán nợ
91.651.913.902
= = 11,86 (đầu năm)
7.728.656.414
62.443.145.101
= = 5,08 (cuối năm)
12.302.346.921
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm thấp hơn so với đầu năm nhưng vẫn là an toàn bởi vì vào thời điểm cuối năm công ty chỉ cần giải phóng 10% số TSLĐ là có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng con số này khá lớn chứng tỏ có một lượng TSLĐ tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động, không sinh lời.
TSLĐ& đầu tư ngắn hạn - Vật tư, hàng hoá tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh = ––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tổng số nợ ngắn hạn
91.651.913.902 - 29.192.971.309
= ––––––––––––––––––––––––––––– = 8,08 (đầu năm)
7.728.656.414
62.443.145.101 – 30.949.969.090
= –––––––––––––––––––––––––––– = 2,56 (cuối năm)
12.303.346.921
Hệ số này là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán ngay các loại vật tư hàng hoá.
Từ những phân tích đó ta có thể thấy được rằng khả năng thanh toán của công ty có thể nói là vẫn ổn định, công ty có thể thanh toán đối với khách hàng mà không cần phải có trong quỹ hay tài khoản gửi ngân hàng một lượng tiền lớn.Tuy nhiên do lượng vay dài hạn là tương đối lớn nên công ty cũng phải có kế hoạch phòng tránh rủi ro tài chính.
Để biết được việc sử dụng VLĐ của nhà máy như trên có hiẹu quả hay không ta đi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Biểu 09: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Đầu năm
Cuối kỳ
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
Vòng quay VLĐ (DT/VLĐbq)
Vòng
0,50
0,61
0,11
21,57
Số ngày một vòng quay
ngày
715
588
(126,82)
(17,74)
VLĐ bình quân
đồng
46.654.941.475
77.047.529.502
30.392.588.027,00
65,14
Lợi nhuận trước thuế
đồng
247.557.290
203.707.903
(43.849.387,00)
(17,71)
Số vòng quay hàng tồn (GV/HTKbq)
vòng
1,36
1,43
0,07
4,92
Vòng quay các khoản phải thu (DT/Số dư bq các khoản phải thu)
Vòng
0,91
1,26
0,36
39,07
Kỳ thu tiền bình quân(360/vòng quay các khoản phải thu)
ngày
396,12
284,83
(111,29)
(28,09)
Hàng tồn kho bình quân
đồng
14.916.552.251,00
30.071.470.199,00
15.154.917.948,00
101,60
Số dư bình quân các khoản phải thu
đồng
25.850.882.091
37.317.022.946
11.466.140.855,00
44,35
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
%
0,44
0,32
(0,12)
(26,41)
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của nhà máy năm 2007 như sau:
- Số vòng quay VLĐ năm 2008 là 0,61 vòng trong khi năm 2006 là 0,50 vòng, số vòng quay tăng lên là 0,11 vòng. Vòng quay VLĐ tăng lên làm cho số ngày của vòng quay giảm đi. Do số ngày của vòng quay giảm xuống nên công ty tiết kiệm được VLĐ, hiệu quả cũng cao hơn.
Để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng VLĐ ta đi xem xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VLĐ.
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ đầu năm 2007 là 0,44%, cuối năm con số này giảm xuống còn 0,32% . Chứng tỏ 1 đồng VLĐ bình quân năm 2006 tham gia sản xuất kinh doanh tạo được ra số lợi nhuận trước thuế nhiều hơn năm 2007 vì tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế chậm hơn tỷ lệ tăng VLĐ.
- Số vòng quay hàng tồn kho năm 2007 là 1,43 tăng 0,07 vòng so với năm 2006 (1,36). Do số vòng quay hàng tồn kho tăng lên đã làm số ngày một vòng quay giảm đi góp phần duy trì sự ổn đinh của doanh thu, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động cũng như vốn kinh doanh của Công ty
- Vòng quay các khoản phải thu năm 2007 là 1,26 vòng tăng so với năm 2006 là 0,36 vòng. Vòng quay các khoản phải thu tăng làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm từ 396,12 xuống 284,83 ngày tức là giảm 111,29 ngày. Vòng quay các khoản phải thu tăng là do số dư các khoản phải thu giảm.
Như vậy ta thấy mặc dù kỳ thu tiền và kỳ luân chuyển vốn của Nhà máy giảm cho thấy công tác thu hồi nợ của nhà máy tốt làm cho nhu cầu vốn lưu động của nhà máy giảm làm cho hiệu suất sử dụng VLĐ cao hơn.
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng VKD của Công ty .
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng TSLĐ
2.279.114.540
2.395.436.540
2.614.277.328
Tổng TSCĐ
880.000.000
770.000
660.000.000
Tổng TS
3.159.114.540
3.165.436.540
3.274.277.328
Tổng nợ phải trả
753.305.080
734.148.212
461.875.088
Tổng NVCSH
2.405.809.460
2.431.288.328
2.812.402.240
Tổng nguồn vốn
3.159.114.540
3.165.436.540
3.274.277.328
Doanh thu thuần
3.296.214.250
3.560.656.000
3.805.721.000
Giá vốn hàng bán
3.070.240.000
3.302.042.100
3.480.560.000
Lợi nhuận gộp
225.974.250
258.613.900
325.161.000
Từ tính toán biểu 10 ta thấy năm 2008 so với năm 2007 thì VKD tăng 83.974.806.930 đồng với tốc độ tăng là 114,82%, doanh thu thuần tăng 23.671.717.560 đồng với tốc độ 100,76%. Lợi nhuận sau thuế tăng 31.571.559 đồng với tốc độ 21.53%. Những sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi của các chi tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng VKD thay đổi.
- Vòng quay toàn bộ vốn của Công ty năm 2007 là 0.30 vòng giảm 0.02 vòng so với năm 2006 (0.32 vòng). Do vòng quay tổng vốn giảm kéo theo hàm lượng VKD tăng 21.81% tức là để tạo ra được một đồng doanh thu thuần thì số VKD cần thiết của năm 2007 nhiều hơn so với năm 2006 là 21,81đ đồng. Chứng tỏ Năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn VKD của Nhà máy tốt so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu của nó chủ yếu là do VKD bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 là 114,82% trong khi doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tăng 100,76%, tức tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng vốn kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận VKD năm 2007 là 0,20% giảm đáng kể so với năm 2006 là 0,11% giảm 0,09% nghĩa là cứ 1 đồng VKD bình quân năm 2007 tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 0.11 đồng lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2006 là 0.09 đồng. Mặc dù có sự giảm về tỷ lệ nhưng chỉ tiêu này vẫn có ở mức thấp. Cũng cần nói thêm là công ty đang xây dựng cơ bản dở dang. Công ty cần gia tăng hơn nữa về chỉ số này để hiệu quả sử dụng VKD thực sự được nâng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận VCSH năm 2007 là 0.88 giảm 0.76% so với năm 2006 nghĩa là cứ 1 đồng VCSH năm 2007 tham gia sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,88đ lợi nhuận sau thuế giảm 0.76 đồng so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho Tỷ suất lợi nhuận giảm chủ yếu là do sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế thấp do tình hình lạm phát làm giá cả đầu vào tăng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2007 là 0.38% giảm 0.25% so với năm 2006 nghĩa là nếu như trong năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra được 0.62 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2007 số lợi nhuận sau thuế tạo ra được chỉ là 0.38 đồng.
Qua sự phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu năm 2007 đều giảm so với năm 2006, hiệu quả tạo ra lợi nhuận sau thuế giảm cho thấy công tác quản lý chi phí của Nhà máy chưa tốt làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của Nhà máy.
2.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác sử dụng VKD của Công ty năm 2007:
Qua những tính toán và phân tích tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VKD cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần NTV năm 2007 ta có thể thấy được những thành tích đạt được trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng VKD của Công ty là:
- Công ty đã duy trì được cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình ( năm 2007 tỷ trọng VLĐ 35.99%, VCĐ chiếm 64.01 tổng VKD ). Đồng thời Công ty đã điều chỉnh được cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý tạo được sự an toàn về tài chính.
- VCĐ được Công ty khai thác khá tích cực làm tăng được đáng kể hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Hiệu quả sử dụng VKD tuy giảm nhẹ do đầu tư xây dựng cơ bản nhưng công ty vẫn giữ được sự gia tăng của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
- VKD bình quân của nhà máy có xu hướng tăng cho thấy xư hướng nhà máy đang mở rộng quy mô sản xuất
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, Công ty còn phải đối mặt với những khó khăn còn tồn tại:
- Công ty đang gặp khó khăn trong trong thời gian phải sử dụng vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản dở dang.
- Nhà máy đang đang để vốn nhàn rỗi do còn một số lượng lớn hàng tồn kho chưa giải quyết và một số vốn bị chiếm dụng tại các khoản phải thu.
- Vòng quay tổng vốn của nhà máy chậm (năm 2006 là 0.32, năm 2007 là 0.30) do đó trong 1 năm công ty vẫn chưa quay vòng được vốn chứng tỏ Công ty đang rất khó khăn trong nhu cầu vốn. Vậy công ty phải thúc đẩy nhanh vòng quay tổng vốn nhanh hơn.
2.4.1. Thành tựu
Là một đơn vị xây dựng, chuyên xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình công nghiệp và dân dụng. Công ty xây dựng Đông triều đã tự khẳng định mình, phát triển vững chắc toàn diện. Trong những năm này Công ty liên tục làm ăn có lãi. Hoà mình vào nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế mở cửa, Công ty đã góp phần xây dựng hàng loạt các công trình đặc biệt là các công trình xây dựng trường học,giao thông thuỷ lợi. Thực tế cho thấy, Công ty đang hoạt động tương đối tốt, hoàn thành mọi kế hoạch đề ra. Tuy rằng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2008 có chững lại nhưng đó là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế chứ không phải do doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả mà là do tình hình kinh tế chung.
Trong công tác quản lý và sử dụng VCĐ Công ty đã dần thanh lý TSCĐ cũ hay bị hao mòn. Và đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc mới với công nghệ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với khả năng sản xuất của đơn vị, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ có thế việc sử dụng máy móc, được giao cho đội xe máy một cách khá độc lập, tạo ý thức tự quản, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho người điều hành, quản lý máy móc. Đây là một phương thức quản lý đúng đắn, đặc biệt là trong công ty xây dựng thì máy móc, thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn trong TSCĐ. Điều này giúp cho hiệu quả sử dụng TSCĐ được cải thiện một cách đáng kể.
Trong công tác khấu hao TSCĐ đã thực sự sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần, những năm đầu sử dụng khấu hao mạnh và giảm dần trong những năm tiếp theo. Điều này giúp tránh những hao mòn vô hình nhanh chóng của TSCĐ trong thời đại tốc độ công nghệ phát triển rất cao như hiện nay. Bên cạnh đó trong công tác thuê đối với đội xe máy, đội đặc chủng, Xí nghiệp cũng áp dụng giá thuê mua giảm dần, mà giá thuê thanh toán theo phương pháp giảm dần áp dụng cho từng thời kỳ, có văn bản hướng dẫn riêng và được tiến hành mỗi tháng một lần đây chính là một dạng của phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian.
Song song với việc quản lý VCĐ thì trong công tác quản lý VLĐ thành tựu nổi bật nhất của Công ty là đã sử dụng thành công các hợp đồng vay vốn của ngân hàng. Quan hệ với ngân hàng rất tốt, tạo được uy tín đối với ngân hàng. Công ty đã dùng chính những biên bản nghiệm thu công trình để làm căn cứ xin vay ngân hàng. Chính vì thế mà mặc dù trong nghành xây dựng, từ khi nghiệm thu công trình đến khi thực sự thu tiền được của bên A với thời gian thường rất lâu, nhưng đối với Công ty thì vẫn luôn có vốn để tiếp tục xây dựng thực hiện các công trình mới, đó là dựa vào chính sách vay vốn ngân hàng này của Công ty.
Điều đó dẫn tới việc sử dụng tiền mặt của Công ty đã thực sự được hạn chế được tối đa trong việc nắm giữ tiền mặt, mà khả năng thanh toán của Công ty không bị trì trệ. Công ty đã không phải chịu sự rủi ro nắm giữ tiền mặt.
Trong quản lý nguyên vật liệu, một tỷ trọng không nhỏ trong VLĐ của Công ty, Công ty đã có những chính sách khá chi tiết đã thực sự hạn chế được nhiều mất mát hao hụt vật tư khi mà hạn chế được số vật liệu tồn kho, dự trữ hầu như các nguyên vật liệu đều được chuyển thẳng đến chân công trường từ người bán. Thủ tục thông qua Phòng vật tư cũng thực sự là rất thông thoáng, tạo nên khả năng năng động cho Đội. Điều đó giúp tạo nên thành công ngày nay của Công ty.
Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh gồm cả các doanh nghiệp xây lắp trong nước và nước ngoài thì việc trong nhiều năm liền luôn có lãi là không phải doanh nghiệp xây lắp nào cũng có thể thực hiện được, nhiều doanh nghiệp xây dựng đang đứng trong tình hình khó khăn, nợ nần chồng chất, mất khả năng thanh toán. Với nỗ lực của bản thân, Công ty đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế do cả nhân tố chủ quan và khách quan đem lại.
2.4.2. Nguyên nhân và hạn chế
* Khách quan:
Trong nền kinh tế thị trường thường xuyên xảy ra tình trạng lạm phát, giá cả biến đổi, sức mua của đồng tiền bị giảm sút. Do đó nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản sẽ làm cho vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm dần do đồng tiền bị mất giá.
Bên cạnh đó còn có những rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh như thiên tai lũ lụt, hạn hán, mất mùa… là ảnh đến thị trường tiêu thụ, mà doanh nghiệp không lường trước được cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD.
* Chủ quan:
- Do trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài làm cho đồng vốn bị thâm hụt…
- Do lựa chọn phương án đầu tư không đúng đắn, không phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Do quản lý vốn không chặt chẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí vốn đặc biệt là VLĐ trong khâu mua sắm dự trữ. Việc mua sắm các vật tư không phù hợp với quá trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất
PHẦN 3
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VỐN KINHDOANH CỦA CÔNG TY TNHH XD ĐÔNG TRIỀU
3.1. Định hướng phát triển công ty
Ngày 26/2/2008 Công ty đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007 bàn về mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2008.
Năm 2007, Xí nghiệp đạt giá trị sản lượng 203,2 tỷ (tăng 43% so với năm 2006). Doanh thu đạt 47 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 203 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 2,5 triệu đồng.
Trong số những công trình được Công ty bàn giao trong năm qua, một số công trình tiêu biểu Công ty đã hoàn thành trong năm như:
TT
Tên công trình
Giá trị công trình
Chủ đầu tư
1
Hội trường UBND xã Hưng Đạo
1,2 ( tỷ VNĐ)
UBND xã Hưng Đạo
2
Hệ thống kênh mương thuỷ lợi của xã Đức chính.
0,8 (tỷ VNĐ)
HTX nông nghiệp Đức Chính.
3
Thiết bị giáo dục,bàn ghế học sinh cho trường THPT Hoàng Quốc Việt Mạo Khê.
0,6 (tỷ VNĐ)
TrườngTHPT Hoàng
Quốc việt.
4
Bàn,ghế học sinh Trường PTTH Hoành Bồ.
0,92 (tỷ VNĐ)
Trường PTTH Hoành Bồ
Tiếp trên đà phát triển đó kế hoạch của Công ty trong năm 2008 sẽ phấn đấu đạt doanh thu trên 4 tỷ đồng, một cái nhìn rất khả quan về tình hình năm tới. Kế hoạch dài hạn trong 10 đến 20 năm tới, Công ty hoạt động xây lắp lên đến gần quá trình sản xuất công nghiệp, quá trình sản xuất trong công xưởng đó chính là công nghiệp hoá xây dựng.
Dựa trên sức mạnh của bản thân Công ty dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng doanh thu ở mức 15% trong năm năm tới. Công ty phấn đấu trong 10 năm tới sẽ trở thành một trong xây dựng có giá trị sản lượng cao, đa ngành nghề, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.
Để đạt được những mục tiêu trên, công ty xác định được rằng Vốn là vấn đề trung tâm của doanh nghiệp, công tác quản lý và sử dụng VKD phải rất linh hoạt. Do vậy yêu cầu đặt ra là đưa các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa công tác sử dụng tài sản dựa trên những hạn chế và nguyên nhân cùng với những định hướng phát triển của Công ty
3.2. Các giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Đông Triều…
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và hiệu quả kinh tế xã hội nói chung luôn là mục tiêu phấn đấu và là một vấn đề có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp hiện nay. Để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, lợi nhuận thu được ngày càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải tìm tòi, áp dụng các biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh như:
D đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng Đông Triều.
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ hiện có
Do đặc điểm của TSCĐ của công ty bao gồm nhà cửa vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải và thiết bị quản lý. Trong đó thì máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm một tỷ trọng rất lớn, chính vì thế mà việc vận hành bảo trì máy móc thiết bị cùng các phương tiện vận tải là một việc cần thiết
+ Vận hành và bảo trì máy móc thiết bị
Bốn yếu tố quạn trọng của vận hành và bảo trì trong công tác quản lý máy móc thiết bị đó là:
1 - Nhất thiết phải cung cấp sách hướng dẫn cho từng loại máy trên công trường, theo đó những người vận hành, nhân viên ở các phân xưởng, các nhà dự toán cần tiếp cận với ý kiến của các nhà sản xuất về việc bào trì, đại tu, vận hành và những đòi hỏi trong thực tiễn sản xuất. Nếu không làm như vậy sẽ gặp khó khăn về kỹ thuật vận hành, thiếu an toàn sản xuất kém, hay hỏng hóc và công việc khó có thể được tổ chức một cách hiệu quả.
2 - Cần tổ chức lớp tập huấn cho những người vận hành, thợ máy và có lớp bồi dưỡng phù hợp cho các đối tượng lao động khác.
3 - Nên xây dựng kế hoạch đầy đủ về vận hành và bảo trì cho từng thiết bị máy từ trước để phát huy cao độ khả năng sử dụng máy.
4 - Toàn bộ phân xưởng và nhóm sửa chữa cần được tập luyện và tổ chức một cách hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế.
Hầu hết các thợ cơ khí và những người vận hành phải có kỹ năng tốt để điều khiển các loại máy móc thiết bị. Khi có cơ hội nên tạo điều kiện cho họ làm quen với các bộ phận khác của máy móc và giới thiệu cho họ các thiết bị lớn và phức tạp hơn. Nhiều người vận hành thường có ít kiến thức về các thiết bị mà họ đang vận hành vì vậy phải giảng dạy kỹ lưỡng cách vận hành và bảo trì thiết bị để vận hành chính xác thiết bị đó, nhất là đối với thiết bị lớn và phức tạp.
Vận hành và bảo trì có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu khai thác máy móc quá mức quy định mà lợi là việc bảo trì sẽ đem lại những tổn thất khôn lường. Ngoài việc giảm tuổi thọ của máy, phá máy mà còn gây tai nạn lao động dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Đối với máy móc thiết bị ta cũng thường có quy định và chia cấp bảo dưỡng như đại tu, trung tu, tiểu tu phụ thuộc vào số giờ sử dụng. Để tránh nhầm lẫn bộ phận quản lý máy móc thường dùng các phiếu có mầu sắc khác nhau để phân biệt chế độ bảo dưỡng duy tu máy.
+ Tận dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị
Những máy móc thiết bị được mua về phải được đưa vào sử dụng ngay, tránh gây tình trạng lãng phí. Điều quan trọng nhất trong việc tận dụng khai thác tính năng của máy móc thiết bị chính là sự điều phối, phân công cho các đội xe máy, hoạt động một cách có khoa học hợp lý sao cho không để cho máy móc nhàn rỗi một cách lãng phí. Ngoài ra có thể dùng hình thức cho thuê những máy móc nhàn rỗi để tận dụng hết tính năng, công suất của máy.
+ Xử lý thanh lý các Tài sản lạc hậu xuống cấp
Việc thanh lý những TSCĐ đã xuống cấp làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, quản lý là việc cần làm.
Công ty phải luôn chú ý đến những máy móc, thiết bị đã cũ, đặc biệt là đối với những máy móc thiết bị đã hết tuổi thọ kinh tế. Việc vận dụng chúng, bảo quản bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ kỹ thuật cũng là điều nên làm, nhưng doanh nghiệp cũng phải luôn theo dõi tránh tình trạng đến lúc chúng trở nên quá cũ kỹ dẫn đến việc phải chi các khoản chi phí bảo dưỡng, sửa chữa quá lớn.
Khi đã tiến hành khấu hao hết máy móc thiết bị, đồng thời với việc thực hiện các phương án nâng cấp, sửa chữa lớn các loại TSCĐ đó, Công ty cũng phải có kế hoạch trong tương lai gần để thanh lý, xử lý chúng.
Bên cạnh vấn đề thanh lý máy móc thiết bị thì hiện tại Công ty có một hệ thống các thiết bị quản lý văn phòng đã lạc hậu, cũ kỹ (bàn ghế, máy vi tính ...) tuy nó chiếm một tỷ trọng trong TSCĐ không lớn nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của các cán bộ. Bởi nó là điều kiện môi trường làm việc trực tiếp tác động đến các nhân viên, cán bộ làm trong văn phòng. Trong khi đó việc thực hiện thanh lý, và mua mới các thiết bị này không phải là khó khăn đối với Công ty.
+ Tăng cường đầu tư, mua sắm mới TSCĐ
Một doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển phải là một doanh nghiệp có khả năng và luôn đổi mới TSCĐ của mình theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phục phụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của mình thì Công ty cần phải đầu tư vào mua sắm TSCĐ.
+ Tăng cường đầu tư, mua sắm nhà cửa vật kiến trúc
Nhà cửa vật kiến trúc hiện tại thì nó chưa xứng với tầm vóc của một công ty như hiện nay với một năng lực xây dựng như thế, tuy hàng năm chi phí cho nhà cửa vật kiến trúc xấp xỉ trên dưới một tỉ đồng nhưng vẫn chưa khang trang như vốn dĩ nó phải có. Chính vì vậy cần phải đầu tư cho nhà cửa trang thiết bị nội thất nhiều hơn, và có quy mô hơn. Vì đây chính là bộ mặt của Công ty.
+ Đầu tư mua sắm thiết bị và máy móc xây dựng
Vì máy móc, thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn trong TSCĐ của Xí nghiệp vì vậy việc lựa chọn máy móc là một điều hết sức quan trọng không thể thiếu trong đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị xây dựng.
- Các thông số để lựa chọn máy móc thiết bị xây dựng
Đối với các hợp đồng xây lắp các công trình điện, xây dựng công nghiệp thì một phần không nhỏ giá trị của hợp đồng cũng như khi đánh giá nhà thầu được biểu hiện qua việc đề xuất các thiết bị xây dựng sử dụng cho công trình. Trong các trường hợp như vậy việc lựa chọn máy móc được tiến hành hết sức cẩn thận thông qua các khía cạnh về tài chính. Những yêu cầu chính cần phải xem xét là:
+ Toàn bộ chi phí cho mỗi đơn vị để thiết bị vận hành tốt và an toàn.
+ Tính năng sử dụng của mỗi thiết bị đã được đề xuất.
+ Độ an toàn và phụ tùng thay thế.
Các nhân tố cần được tính toán là:
* Độ tin cậy của thiết bị.
* Dễ bảo quản.
* Dễ vận chuyển và điều khiển.
* Khả năng đáp ứng công việc của thiết bị.
* Khả năng bán lại được.
* Thời điểm được bán ra đầu tiên.
Hiện nay chi phí để vận hành mỗi đơn vị theo tiêu chuẩn này là rất được quan tâm và là chỉ tiêu quan trọng. Thiết bị này đã được lựa chọn cho một hợp đồng dài hạn sẽ được đặt hàng cho phù hợp, mà cơ sở để lựa chọn là chi phí. Căn cứ vào tính năng của thiết bị, người ta sẽ chọn chúng để sử dụng cho một số các hợp đồng nhỏ. Một thiết bị dễ điều khiển cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để xem xét và quyết định.
Trong việc lựa chọn máy móc cho một công việc cụ thể, điều thiết yếu là phải kiểm tra một cách kỹ càng công suất của thiết bị. Máy móc có công suất lớn hơn yêu cầu của công việc thì dùng nó sẽ không kinh tế, trong khi đó máy móc có công suất thấp hơn yêu cầu của công việc sẽ hay bị hỏng hóc và chi phí bảo trì cao. Việc lựa chọn loại và cỡ máy cần cho phù hợp và đặc biệt quan trọng. Chi phí phụ trội do công suất của máy cần lớn hơn yêu cầu thường được bù đắp bằng việc tiết kiệm các khoản chi phí ở công trường. Việc xem xét lại các chi tiết trong phương án và trình tự công việc nên được tiến hành trước khi được chọn máy xây lắp.
- Các biện pháp để có được máy xây dựng.
Có năm cách chọn máy xây dựng phù hợp với yêu cầu của hợp đồng cụ thể đó là:
+ Nhận từ kho hay xưởng.
+ Mua theo phương thức trả ngay bằng tiền mặt.
+ Bằng thuê mua.
+ Thuê của một tổ chức kinh doanh cho thuê.
+ Vay tiền để chuần bị máy móc.
Mỗi cách tiếp cận đều có những mặt mạnh và hạn chế của nó và các cơ sở để cạnh tranh đều dựa vào ưu thế của các chi tiết chính trong máy móc.
* Máy riêng của nhà thầu:
Thông thường người ta sử dụng máy móc riêng của nhà thầu, việc tìm kiếm ở bên ngoài sẽ bất lợi về tài chính. Nguồn vốn chủ yếu đã được đầu tư và có nhu cầu tìm kiếm việc làm cho máy móc để tạo lợi nhuận. Tìm công việc để cho máy móc được sử dụng liên tục phải phù hợp với khả năng của máy móc, thường có sự tranh chấp giữa nhà thầu với những người giám sát công trình (người của chủ đầu tư) vì những người này cũng am hiểu về máy móc nên hay xảy ra việc tranh cãi về tính năng của máy.
Nơi nào mà nhà thầu tin chắc là công việc được tiến hành giống tương tự với công việc đã làm trước đó thì việc sử dụng máy riêng của nhà thầu sẽ có hiệu quả. Nơi mà các công việc có bản chất khác với công việc trước mà nhà thầu đã làm thì việc dùng máy riêng của nhà thầu sẽ có hiệu quả.
* Mua trả ngay bằng tiền mặt
Mua trả ngay bằng tiền mặt các thiết bị là phương án có hiệu quả ngay trong việc sử dụng. Tuy nhiên, đó là biện pháp cứng nhắc và có ảnh hưởng đến lượng tiền mặt lưu thông của tổ chức. Cần phải tính toán xem giữa việc bỏ tiền ra mua và việc đầu tư khoản tiền đó cho công việc khác thì việc nào có lợi hơn. Nên so sánh việc mua thiết bị với việc giành quyền sử dụng thiết bị theo một phương thức khác.
* Thuê mua máy móc xây dựng
Mua máy xây dựng theo phương thức thuê mua là việc trả trước một khoản tiền như là để đặt cọc, thường là khoảng 30%, phần còn lại sẽ trả trước khi hết 1/2 thời gian sử dụng máy. Tổng chi phí mua theo phương pháp này bao giờ cũng cao hơn phương thức trả tiền ngay, song quỹ tiền mặt để lưu thông sẽ được cải thiện do quyết định này của nhà thầu. Lý tưởng nhất là máy móc tạo được một khoản lợi nhuận bằng với chi phí cho nó đến khi đến hạn phải trả.
* Thuê máy móc
Thuê máy móc xảy ra khi có yêu cầu đáp ứng cho một công việc cụ thể trong các giai đoạn ngắn hoặc nhu cầu sử dụng dưới 50%. Điều này thường là rất linh hoạt và tiết kiệm hơn vì việc mua máy quá đắt sau này ít khi sử dụng lại. Việc cho thuê hay thuê máy thường được tính theo ngày, tuần hoặc tháng. Chủ máy thường phải chịu về bảo hiểm, các chi phí cho bảo trì và các dịch vụ cho người vận hành máy, người thuê tự bỏ nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn.
Việc thuê máy là dùng cho một mục đích sử dụng cụ thể, ít khi nhà thầu chính lại thuê về một máy nhàn rỗi cho các nhà thầu khác (nhà thầu phụ) vì đây là công việc của một nhà thầu phụ. Các nhà thầu không nên có các quyết định mua máy với ý nghĩa là khi không dùng đến có thể đem cho thuê lại vì nếu kinh tế không ổn định thì nhà thầu sẽ phải chịu một khoản chi phí rất đắt mà lại không sử dụng được máy vào việc gì.
* Cho thuê máy
Cho thuê máy là việc chuẩn bị máy móc cho nhà thầu và người đi thuê phải trả tiền theo tháng. Khi kết thúc giai đoạn cho thuê, nhà thầu thường chọn việc mua giá trị còn lại của máy vì thường là chúng được giảm giá. Việc cho thuê có lợi thế là lấy khoản tiền cho thuê để chi phí cho vận hành mà lại không phải chịu thuế từ thời điểm đó, người thuê có trách nhiệm sửa chữa bảo trì và giữ cho máy luôn ở trạmg thái tốt.
Liên quan đến việc thuê và cho thuê máy, nhiều hợp đồng đòi hỏi người chủ đầu tư có quyền kiểm soát máy móc của nhà thầu trong trường hợp có sự trục trặc trong quá trình thực hiện.
Chi phí cho vận hành máy xây dựng thường có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chi phí của hợp đồng. Vì thế trước khi mua một máy mới cho dự án cần phải lên dự toán, dù chỉ là tương đối, chi phí vận hành của máy đó.
3.2.2. Chính sách các khoản phải thu
+ Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng
Mặc dù tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp từ đó sẽ làm cho doanh thu tăng. Nhưng cần phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm thì phần nào lớn hơn chính vì thế mà phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thì tín dụng thương mại sẽ được cấp. Các tài liệu sử dụng để phân tích khách hàng các báo cáo tài chính, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra, tìm hiểu qua các khách hàng khác.
Vì Công ty đang có một khoản phải thu khách hàng rất lớn chính vì vậy phải cân nhắc khi cho đối tác chậm thanh toán, phải xem xét phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn; các khoản thế chấp; điều kiện kinh tế của khách hàng. Vẫn biết là trong các doanh nghiệp xây lắp việc không cho khách hàng mua chịu, chậm thanh toán là một điều khó khăn nhưng cần phải biết rõ về khách hàng và phải biết từ chối những công trình làm ăn không có lãi khi mà tính đến chi phí đòi nợ quá cao, làm giảm lợi nhuận.
Phải nhìn vấn đề theo phương pháp chiết khấu lợi nhuận ròng bởi đôi khi có lãi danh nghĩa, nhưng trên thực tế lợi nhuận thực lại là âm.
Đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách, phân tích lập ra những điều kiện cụ thể khi tham gia vào một dự án và trước khi nhận một công trình nào đấy phải phân tích các dự án trên cơ sở có tính đến cả chi phí đòi nợ. Điều này sẽ giúp Xí nghiệp thoát khỏi tình trạng các khoản phải thu bị trì hoãn kéo dài cứ tăng dần lên như hiện nay gây thiệt hại cho Xí nghiệp.
+ Quản lý các khoản phải thu
Đối với những khoản đã được nghiệm thu, đã thực sự được đưa vào các khoản phải thu thì lúc này ta phải cần có những chính sách quản lý chúng.
Trước hết để quản lý các khoản phải thu thì ta phải dựa vào năng lực trả nợ của các khách hàng, phải phân loại khách hàng theo năng lực trả nợ của bản thân khách hàng, theo mối quan hệ làm ăn lâu dài trong các năm qua (khách hàng quen).
Thứ hai phải phân loại các khoản phải thu theo thời gian.
Thứ ba sự tín nhiệm đối với sự bảo lãnh của bên thứ ba.
Nói tóm lại là ta cần phải phân loại các khoản phải thu để biết được đặc điểm và những chính sách cần áp dụng cho từng loại phải thu có độ rủi ro khác nhau. Đối với những khoản phải thu có thời hạn quá lâu mà đã xác định là khoản nợ khó đòi thì phải đưa vào tài sản ngoại bảng theo dõi, và phải thực hiện truy thu những khoản này ngay khi có điều kiện.
Đối với những khách hàng có uy tín, khả năng trả nợ cao thì Công ty có thể nới lỏng các chính sách tín dụng để thu hút khách hàng.
Đối với những khách hàng mới thì việc theo dõi chặt chẽ về sự thay đổi tình hình tài chính của khách hàng, và phải có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng khi tình hình tài chính của khách hàng đang ở bên bờ phá sản, có thể chấp nhận giảm giá các khoản phải thu.
+ Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình
Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình sẽ giúp cho Công ty có thể vay vốn ngân hàng một cách thuận lợi theo những bản hợp đồng đầu năm. Để thực hiện được điều này thì Công ty phải thực hiện:
+ Xúc tiến tiến độ thi công công trình.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xúc tiến tiến độ thi công công trình cũng sẽ không thể giúp cho khả năng quay vòng vốn được nếu như không được nghiệm thu vì chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. Vì thế, để thực hiện việc xúc tiến tiến độ thi công công trình và nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty phải thực hiện những biện pháp sau:
Thứ nhất: phát triển hoàn thiện công cụ lao động.
Thứ hai: hoàn thiện và áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến, vấn đề này là một vấn đề lâu dài bởi nếu muốn áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến thì phải có các kỹ sư giỏi, các công nhân lành nghề am hiểu về máy móc. Và muốn có được điều ấy thì cần phải có sự đào tạo, phải có quỹ đào tạo trích ra từ lợi nhuận của Công ty.
Thứ ba: sử dụng vật liệu mới, vật liệu thay thế. Để sử dụng được vật liệu mới, cấu kiện đúc sẵn thì phải sẵn sàng trả một khoản chi phí cao.
Thứ tư: hoàn thiện và hợp lý hoá các phương pháp tổ chức sản xuất, công nghệ quản lý, kỹ thuật quản lý. Đây là phương pháp mà các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng, chỉ cần phải có một nhà quản lý có khả năng điều phối sản suất một cách hợp lý, khoa học. Nếu biết hoàn thiện và hợp lý hoá các phương pháp tổ chức sản xuất, thì có thể tận dụng được không chỉ năng lực của máy móc thiết bị mà còn tận dụng được rất nhiều những thời gian bị lãng phí một cách vô lý.
Thứ năm: chú ý hơn đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, một công tác chiếm rất nhiều thời gian của các doanh nghiệp xây dựng những thời gian gần đây. Vì vậy cần phải chú ý đốc thúc việc giải phóng mặt bằng lấy địa điểm sớm đi vào thi công công trình.
Những phương pháp trên chính là con đường đồng thời là công cụ quan trọng nhất giải quyết nhiệm vụ xúc tiến tiến độ thi công công trình và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm rút ngắn thời gian quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
3.3 . Một số kiến nghị
Sau khi tìm hiểu phân tích thực trạng kết quả kinh doanh của công ty tôi xin đưa ra những kiến nghị tầm vi mô và vĩ mô chính của công ty như sau:
Để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh Công ty nên thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh là không được nóng vội trong công tác quản lý vì đây là một công tác mang tầm chiến lược. Vì vậy phải đưa ra được những chính sách mang tính chất thời kỳ, có chiều sâu.
Kiến nghị Công ty cần phải xem xét về khoản phải thu một cách nghiêm túc vì chỉ có vấn đề này là đơn vị còn gặp phải nhiều vướng mắc, bởi vì không phải chỉ về phía công ty mà còn do cơ chế hiện nay, do đặc điểm riêng của ngành xây dựng. Chính vì thế mà cần phải kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để giải quyết vấn đề thu hồi các khoản phải thu, không chỉ cho riêng Công ty mà còn giải quyết tình hình chung cho các doanh nghiệp xây lắp khác.
KẾT LUẬN
Vốn kinh doanh, quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là một điều cần thiết cho bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào. Vì vậy cần phải chú ý quan tâm đến nó dù đơn vị có đang thua lỗ hay kinh doanh thuận lợi, và phải coi nó như là một chìa khoá dẫn đến thành công trong kinh doanh lâu dài và bền vững.
Quá trình học tập ở nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty em đã nhận thức được mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Phải biết vận dụng linh hoạt lý thuyết sao cho phù hợp với thực tế, phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. Đây là thời gian giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, chính vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty em đã cố gắng học hỏi để trau dồi kiến thức cho mình và hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Với hy vọng hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức sử dụng vốn kinh doanh. Qua bài viết của mình em cũng đã đưa ra một số ý kiến chủ quan để Công ty có thể tham khảo và vận dụng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Trương Đức Lực cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, tháng 12 năm 2008
Sinh viên thực tập
Nguyễn Quang Phúc
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính năm 2001 - Chủ biên: Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nam, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Kiệm.
Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê năm 2006. Chủ biên: Tiến sỹ Nguyễn Minh Kiều.
Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội năm 2002 - Chủ biên: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội năm 2004.
Thị truờng Tài chính và Ngân hàng, Frederic SMishkin.
Và một số tài liệu tham khảo khác.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 9
BẢNG 2 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 10
BẢNG 3 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 11
BẢNG1.5 : KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 14
BẢNG 2.5 : BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN 16
Biểu 03: Cơ cấu nguồn tài trợ của nhà máy trong 2 năm 2007 và 2008 20
BẢNG 2.12 : PHÂN TÍCH HỆ SỐ NỢ TỔNG TÀI SẢN 20
Biểu 04: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2008 23
Biểu 05: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2007 25
Biểu 6: Hiệu quả sử dụng VCĐ hai năm 2007-2008 26
Biểu 08: Tình hình công nợ năm 2007 31
Biểu 09: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng Đông Triều.doc