Đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình

Trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, với những chính sách thông thoáng của Chính phủ tạo nền tảng cơ bản cho việc thu hút nguồn vốn kiều hối từ nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Ý thức được vai trò của việc phát triển dịch vụ kiều hối, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động dịch này.Hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình nói riêng đã đưa ra những chính sách, định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu kiều hối hiện tại, Điều này cũng được thể hiện ở những kết quả mà ngân hàng đã đạt được.

pdf86 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4421 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ceanbank... với đội ngũ nhân viên trẻ năng động, công nghệ hiện đại , tạo nên sự cạnh tranh ngày càng tăng thêm. - Hoạt động kinh doanh thu đổi ngoại tệ không được cấp phép và không được cơ quan quản lý kiểm tra thường xuyên tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc tư nhân, dẫn đến tỷ giá mua, bán trên thị trường tự do cao hơn tỷ giá của ngân hàng, đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh số ngoại tệ và hiệu quả công tác kinh doanh ngoại hối nói chung. - Thái Bình là tỉnh sản xuất nông nghiệp, thu nhập của người lao động Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 không thường xuyên, thu nhập bình quân đầu người thấp, tiêu dùng trong dân cư thấp dẫn đến việc triển khai các dịch vụ thanh toán tự động , các dịch vụ tiện ích khác gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. 3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ kiều hối của Agribank Thái Bình 3.1.2.1 Định hướng phát triển chung của Agribank Thái Bình  Năm 2012, Agribank Việt Nam đang trong giai đoạn chính thức triển khai dự án xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu 2010 - 2015. Dự án được thực hiện với 05 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1- tập trung khảo sát môi trường hoạt động của Agribank; Giai đoạn 2 - Định vị thương hiệu và chiến lược thương hiệu; Giai đoạn 3 - Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu; Giai đoạn 4 - Kế hoạch truyền thông thương hiệu và quản trị thương hiệu; Giai đoạn 5 - Triển khai toàn hệ thống. Nhận định được tình hình năm 2012 là năm tiếp tục khó khăn với thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Ban lãnh đạo Agribank đã đặt ra các chỉ tiêu phấn đấu là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở đảm bảo an toàn, bền vững. Một số chỉ tiêu tài chính cụ thể trong năm 2012 của Agribank Việt Nam như sau: Tổng nguồn vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi VND) tăng từ 10 – 12% so với cuối năm 2011; dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi VND) tăng từ 8 – 10% so với cuối năm 2011; tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tối đa 40% tổng dư nợ; tỷ lệ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 70% tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu dưới 6%; lợi nhuận trước thuế tăng 5%; thu hoạt động dịch vụ tăng từ 25 – 30% so với năm 2011; thu nhập người lao động tăng tối thiểu 10%. Đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN. Năm 2012 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa.  Đứng trước nhu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh của quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chính phủ Việt Nam đã có cam kết vói các tổ chức tài chính quốc tế về việc sử dụng thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam. Cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các NHTM cần có những thay đổi về định hướng để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Trong bối cảnh đó, để dành thế chủ động trong tiến trình hội nhập Agribank nói chung và chi nhánh Agribank Thái Bình nói riêng cần xây dựng và thực hiện chiến lược mới nhất là chú trọng mở rộng quy mô hợp đồng, hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích của sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuât tiên tiến, cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy thị trường, xây dựng chuẩn hóa và văn bản hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ và quản lý rủi ro, thực hiện đổi mới quản lý, từng bước xây dựng Agribank thành một ngân hàng uy tín trong khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh hoạt động hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với mục tiêu là đầu tư phát triển các dịch vụ ngân hàng mang tính tiện ích cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng và cân đối giữa các nghiệp vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ, giữa các sản phẩm tín dụng, thanh toán và thanh toán tiền gửi ...hướng tới các dịch vụ ngân hàng có lợi ích cao hơn. Ngân hàng sẽ phấn đấu làm tốt các sản phẩm và dịch vụ cơ bản, nghiên cứu phát triển Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 mở rộng sản phẩm dịch vụ bổ sung khi có đủ độ chín trên thị trường. Các sản phẩm cần phải được thiết kế sao cho có giá cạnh tranh với các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ hỗ trợ tốt nhất. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao tỷ lệ tự động hóa, tận dụng tối đa sức mạnh mạng lưới với sự hỗ trợ tích cực công tác quảng bá tuyên truyền Marketing hệ thống.  Mục tiêu trước mắt trong 2012 ( Theo tài liệu báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 và các phương hướng kinh doanh năm 2012 của ngân hàng nông nghiệp Thái Bình đã đề ra nhằm đẩy mạnh công tác thực hiện kế hoạch bao gồm: - Nguồn vốn huy động tăng trưởng 22%, - Dư nợ tăng trưởng 18% - Nợ xấu dưới 3%, - Chênh lệch thu nhập trừ chi phí trên 190 tỷ đồng. Và đưa ra định hướng cụ thể : - Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: như sản phẩm tiền gửi, sản phầm ngân hàng tự động... - Tăng trưởng tín dụng, trong đó chú trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đảm bảo tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn tối thiểu 85% trên tổng dư nợ. Nâng mức dư nợ bình quân trên cán bộ bằng mức bình quân chung toàn ngành. - Quản lý chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh. - Tranh thủ nguồn vốn của trụ sở chính để tiến hành xây dựng và nâng cấp các phòng giao dịch, chi nhánh loại III khang trang, phục vụ nhu cầu giao dịch và quảng bá thương hiệu, hình ảnh của Agribank. 3.1.2.2 Định hướng phát triển dịch vụ kiều hối của Agribank Thái Bình  Đầu tư và phát triển mạnh dịch vụ bán lẻ là một phần quan trọng trong chiến lược. Một trong các hoạt động có sự phát triển đầy dấu ấn , minh chứng cho chiến lược nói trên là những thành tựu trong tính đúng đắn của mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11  Tập huấn và tập huấn lại cho các cán bộ chuyên trách về các sản phầm mới của ngân hàng No& PTNT VN, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo xử lý thành thạo, tạo nên kênh tiếp thị trực tiếp với khách hàng.  Giữ ổn định cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế, cử cán bộ chi nhánh dự lớp tập huấn các nghiệp vụ ngoại tệ, đào tạo ngoại ngữ, để cán bộ có đủ trình độ năng lực đáp ứng tốt yêu cầu kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm dịch vụ mới.Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ của phòng kinh doanh ngoại hối năng động, chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.  Giữ vững vị thế top đầu trong các chi nhánh phía Bắc về lượng dịch vụ kiều hối, đồng thời thực hiện theo các chỉ tiêu đã đề ra để có bước tiến xa hơn nữa. 3.2 Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ kiều hối ở Agribank Thái Bình 3.2.1.Giải pháp đối hệ thống NH No & PTNT Việt Nam nói chung  Tăng cường mạng lưới chi nhánh NHNo Việt Nam tại nước ngoài và thiết lập quan hệ chuyển tiền trực tiếp với các NHTM tại các quốc gia có nhiều Việt kiều và người lao động Việt Nam. Hiện nay, số NHTM Việt Nam có chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay, và đều không phải tại các nước có đông Việt kiều và người lao động Việt nam. Việc chuyển kiều hối đều phải thông qua mạng lưới ngân hàng đại lý. Cộng đồng người Việt tại nước ngoài sống tương đối tập trung, nên bước đầu, NHNo VN nên cố gắng ký kết được các quan hệ chuyển tiền trực tiếp với các NHTM được nhiều bà con Việt kiều và người lao động ưa chuộng. Những ngân hàng này không nhất thiết là những ngân hàng lớn hay có thương hiệu bởi với những ngân hàng lớn, Việt kiều và người lao động Việt Nam chưa chắc đã là đối tượng khách hàng họ ưu tiên phục vụ, nên chỉ cần là những ngân hàng mà bà con Việt kiều và người lao động Việt Nam ưa chuộng và có khả năng tiếp cận, ví dụ như tại Mỹ, có thể đó là những ngân hàng địa phương, quy mô nhỏ ở bang California, bang New Orlean, tại Úc, đó Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 có thể là các chi nhánh ngân hàng Commonwealth hoặc ngân hàng Wespac ở khu Cabramatta, Bankstown, Kingspark, Springvale Do đó, để thiết lập quan hệ chuyển tiền trực tiếp, ngân hàng nông nghiệp Việt Nam cần có khảo sát cụ thể về hệ thống ngân hàng thương mại nước bạn, các bang, thành phố có đông người Việt nam, về các NHTM nước ngoài có nhiều khách hàng gốc Việt, thuyết phục để các NH nước bạn về tiềm năng của thị trường khách hàng gốc Việt và đàm phán để các một số chi nhánh NH nước bạn có thể sử dụng form gửi tiền có phụ đề tiếng Việt hoặc những chỉ dẫn cụ thể cho các khách hàng Việt kiều hay người lao động Việt Nam có hạn chế về ngôn ngữ.  Tăng cường thiết lập quan hệ với các kênh chuyển tiền không chính thức, dần dần chuyển các kênh chuyển tiền không chính thức thành các đại lý nhận tiền cho ngân hàng. Đối với người gửi tiền, việc chuyển tiền qua các kênh phi chính thức có mức phí thấp hơn so với qua ngân hàng. Tuy nhiên, các kênh chuyển tiền phi chính thức quy mô nhỏ có thể phải chịu chi phí cao và mức rủi ro lớn, đã có nhiều đường dây chuyển tiền của người Việt ở Nga bị cướp, khiến cho nhiều chủ đường dây không dám tiếp tục công việc nữa khi tình hình chính trị có nhiều bất ổn. Agribank có thể liên kết với các NH nước ngoài để cung cấp các dịch vụ ngân hàng từ xa cho những đại lý nhận tiền không chính thức này, theo đó, các đại lý nhận tiền phi chính thức có thể làm đầu mối nhận tiền từ người lao động và Việt kiều, sau đó gửi vào tài khoản ngoại tệ tại Việt Nam thông qua dịch vụ ngân hàng từ xa, và nhận ngoại tệ ở Việt nam để chi trả cho người nhận hoặc nhờ ngân hàng chi trả cho người nhận. Các đại lý này sẽ được hưởng ưu đãi về giá so với việc người lao động gửi từng món nhỏ. Biện pháp này sẽ giúp chuyển dần kiều hối từ những kênh phi chính thức về những kênh chính thức, và những đại lý chuyển tiền không chính thức này cũng có tiềm năng trở thành những khách hàng thường xuyên đầu tiên của các NHTM Việt nam khi ngân hàng nông nghiệp Việt nam mở chi nhánh tại nước ngoài. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11  Xây dựng các sản phẩm trọn gói cho đối tượng khách hàng mục tiêu là Việt kiều và người lao động Việt Nam tại nước ngoài. Việc cung ứng các sản phẩm trọn gói này sẽ giúp cho Việt kiều và người lao động Việt nam tại nước ngoài có động lực tiết kiệm và gửi ngoại tệ về nước. Tuy nhiên, để có các sản phẩm trọn gói phù hợp, đòi hỏi các ngân hàng phải phân đoạn thị trường khách hàng gửi kiều hối, biết được mục đích gửi kiều hối của họ. Một nghiên cứu về nguy cơ rửa tiền và tài trợ cho khủng bố thông qua các kênh chuyển tiền phi chính thức ở Úc đã nghiên cứu về số tiền và số món kiều món kiều hối, mục đích sử dụng kiều hối, các kênh chuyển kiều hối… của các cộng đồng người nhập cư tại Australia đã chỉ ra rằng mục đích gửi kiều hối của cộng đồng người Việt tại nước này, ngoài việc biếu, tặng, hỗ trợ chi tiêu cho gia đình và họ hàng, còn một phần lớn là để nhờ người thân mua nhà, mua đất hoặc xây nhà trên đất của tổ tiên. Như vậy một bộ phận không nhỏ Việt kiều thành đạt muốn sở hữu nhà lâu dài hoặc đầu tư bất động sản hoặc các hình thức đầu tư khác tại Việt Nam, thực tế trong nhiều giai đoạn, việc đầu tư ở Việt nam mang lại nhiều lợi nhuận hơn là đầu tư tại nước ngoài, việc này gợi ý về các sản phẩm tư vấn đầu tư trong nước cho Việt kiều hoặc ủy thác đầu tư. Dịch vụ này có thể được thực hiện thông qua cung ứng dịch vụ ngân hàng từ xa cho khách hàng Việt kiều, và liên kết với một ngân hàng khác tại nước bạn (nếu cần). Tiềm năng của sản phẩm này là khá lớn, bởi tại nhiều quốc gia, cộng đồng người Việt khá thành đạt, có thu nhập và địa vị cao, nếu biết khai thác nhu cầu đầu tư trong nước của họ, các ngân hàng sẽ có thêm đối tượng khách hàng mới nhiều triển vọng. Còn với người lao động xuất khẩu, ngoài nhu cầu vay để làm thủ tục cần thiết trước khi đi lao động xuất khẩu, sau khi trả nợ, họ cũng có nhu cầu tiết kiệm lương, quản lý số thu nhập này và đầu tư tại Việt Nam, các sản phẩm tiết kiệm gửi góp linh hoạt bằng ngoại tệ, mua vàng của công ty vàng trực thuộc ngân hàng nông nghiệp rồi gửi tiết kiệm vàng, hoặc ủy thác đầu tư cũng phù hợp với họ Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11  Tích cực phổ biến thông tin về lợi ích, thủ tục gửi tiền đến Việt kiều và người lao động Việt Nam tại nước ngoài. Theo nghiên cứu của Australia, một trong những lý do việt kiều và người lao động Việt nam tại nước này gửi tiền qua những kênh phi chính thức là do thói quen và theo lời khuyên của những thành viên khác trong cộng đồng, và có vẻ như những thông tin về thủ tục chuyển kiều hối qua các kênh chính thức cũng chưa được người Việt tại nước ngoài biết đến đầy đủ và chính xác, do vậy, việc phổ biến thông tin về các cơ hội đầu tư trong nước, chính sách thu hút kiều hối của chính phủ, sự hỗ trợ của ngân hàng trong việc chuyển kiều hối và lựa chọn kênh đầu tư cũng như thực hiện việc đầu tư là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc phổ biến thông tin cho cộng đồng người Việt tại nước ngoài là tương đối khó khăn, do họ không sử dụng phổ biến một kênh truyền hình, hay một loại báo, tạp chí, các dịp sinh hoạt cộng đồng cũng không được tổ chức một cách chính thức tại nhiều nơi. Do đó, ngoài việc lựa chọn các phương tiện truyền thông phù hợp để quảng cáo và cung cấp thông tin, các ngân hàng thương mại cũng nên thông qua các đại lý chuyển tiền không chính thức, nơi sẵn có nhiều mối quan hệ với kiều bào, qua các công ty xuất khẩu lao động, nơi vẫn có mối quan hệ quản lý lao động xuất khẩu của công ty mình, qua các chợ và cửa hàng có đông người Việt kinh doanh và mua hàng… Như vậy, một lần nữa, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đại lý chuyển tiền phi chính thức, nhưng hoạt động chân chính như đã gợi ý ở trên là rất quan trọng.  Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nên có những biện pháp ưu đãi để tăng cơ hội bán chéo sản phẩm từ việc chi trả kiều hối. Các biện pháp ưu đãi có thể là lãi suất cao hơn và các điều kiện linh hoạt cho việc gửi tiết kiệm kiều hối, hoặc khai thác nhu cầu thanh toán chuyển tiền khi người nhận sử dụng kiều hối để thanh toán cho đối tác, đóng học phí, mua sắm tài sản, khai thác nhu cầu mở tài khoản giao dịch và vay vốn nếu nguồn kiều hối để thành lập hoặc tài trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân… Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11  Thực hiện hợp tác chuyển tiền kiều hối với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài: Để làm tốt công tác này chúng ta cần chú ý:  Lựa chọn các ngân hàng đối tác phù hợp. Hiện nay lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài ngày càng gia tăng hàng năm, đặc biệt là thị trường Châu Á như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... Vì vậy, nó đồng nghĩa với nhu cầu chuyển tiền về nước càng lớn. Agribank cần khẩn trương thiết lập quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các ngân hàng đại lý trong khu vực nơi có nhiều lao động xuất khẩu Việt Nam đang sinh sống và làm việc để khoản phí mà khách hàng nhận tiền phải trả là thấp nhất, mang nhiều lợi ích đến cho khách hàng.  Hình thức hợp tác Agribank sẽ ký thỏa thuận với ngân hàng đại lý nước ngoài mở tài khoản tại Agribank , đồng thời cử cán bộ đến các công ty XKLĐ giới thiệu về nghiệp vụ chuyển tiền, phát phiếu hướng dẫn chuyển tiền cho người lao động xuất khẩu. Tuy nhiên sẽ có thêm phần ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng đại lý đã ký hợp đồng chuyển tiền với Agribank. Sau khi hoàn tất thủ tục hợp tác với ngân hàng đại lý, Agribank sẽ phối hợp với các ngân hàng đại lý và cử cán bộ sang nước sở tại đến các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất để quảng cáo, hướng dẫn và phát phiếu hướng dẫn chuyển tiền.  Mở rộng hợp tác với các NHTM trong nước. Để tiếp tục duy trì và tăng cường sự hợp tác với các NHTM trong khi sử dụng tài khoản tại Agribank, cần có nhiều biện pháp để tiếp cận với các NHTM trên quan điểm hai bên cùng có lợi: Phía NHTM bạn nhận được những chính sách ưu đãi về sử dụng tài khoản tại Agribank như: miễn phí duy trì tài khoản, số tiền ký quỹ, gửi sao kê tài khoản miễn phí, tài khoản được hưởng lãi, nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ chuyên gia tra soát thuộc Agribank. Về phía các NHTM bạn sẽ nhận được tiền nhanh chóng hơn , phí bị khấu trừ sẽ thấp Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 hơn và việc tra soát cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. 3.2.2 Giải pháp đối với Agribank Thái Bình nói riêng Thứ nhất: Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ môi trường pháp chế cung cấp dịch vụ kiều hối tại Agribank Thái Bình  Nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của đội ngủ lãnh đạo từ NHNo tỉnh đến chi nhánh loại III, các phòng nghiệp vụ và phòng giao dịch. Khắc phục, chỉnh sửa tác phong làm việc chung chung đại khái, không rõ trách nhiệm cá nhân. Để mang đến dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng và thực hiện cơ chế thanh toán một cửa theo đúng nghĩa là khách hàng đến ngân hàng chỉ cần giao dịch tại một quầy , Agribank cần xây dựng quy định cho từng vị trí công việc nói chung, công việc liên quan đến dịch vụ kiều hối nói riêng và trước mắt xây dựng cẩm nang cho giao dịch viên.  Tăng cường tập huấn cán bộ nhân viên ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ giao dịch viên (GDV) thường xuyên tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng .GDV sẽ nắm vững về các sản phẩm ngân hàng cung cấp và chuẩn mực các thao tác nghiệp vụ trên màn hình giao dịch theo yêu cầu của kiều hối như : lập phiếu chi tiền từ tài khoản cho khách hàng nhận kiều hối, lập phiếu chuyển đổi ngoại tệ ra VND ( nếu khách hàng có nhu cầu) . Mặt khác, các GDV cũng tuân thủ chặt chẽ các quy trình nghiệp vụ khác như: Quy trình về chuyển tiền đến từ nước ngoài, quy trình thanh toán nội bộ, quy trình thanh toán thẻ...Việc phải tuân theo nhiều quy trình như vậy đòi hỏi GDV không những phải hiểu rõ về các quy trình mà còn phải xử lý những tình huống một cách thuần thục và nhanh chóng.Để đạt được điều này , ngân hàng cần thực hiện:  Cần có kế hoạch đào tạo về dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ kiều hối nói riêng.Tại phòng dịch vụ kiều hối và cán bộ lãnh đạo ngân hàng cần được đào tạo qua các lớp cơ bản và chuyên sâu theo đề án cơ cấu lại Agribank.Riêng đối với những cán bộ thiết kế và nghiên cứu sản phẩm, cán bộ chính sách khách hàng và cán bộ phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần được đào tạo cơ bản về công tác khách hàng và thường xuyên đào tạo lại kiến thức chuyên Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 môn, kỹ năng giao tiếp và kiến thức vè sản phẩm tùy theo từng vị trí công việc.Cán bộ nghiệp vụ thường xuyên được giáo dục để nâng cao nhận thức, tránh rủi ro đạo đức cũng như ý thức về hiệu quả chung của ngân hàng.  Định kỳ tổ chức thi sát hạch, thi chuyên môn nghiệp vụ cho GDV trong thao tác dịch vụ và giao dịch với khách hàng nhằm khuyến khích và cổ vũ tinh thần làm việc, học tập của cán bộ nhân viên. Thực hiện đánh giá cán bộ sát hạch với chất lượng công việc mà họ đảm nhận kèm theo đó là chế độ thưởng phạt nghiêm minh, chế độ đãi ngộ rõ ràng kịp thời cho cán bộ giỏi, cán bộ có năng lực, cán bộ được khách hàng quý mến và khen ngợi.  Có những chính sách thu hút người giỏi, người tài, người có năng lực về hoạt động dịch vụ ngân hàng từ các ngân hàng khác, từ các ngành khác. Chính sách thu hút chủ yếu là bố trí và sử dụng đúng người đúng việc, ở chính sách đãi ngộ, chính sách thù lao, ở việc tạo điều kiện phát huy tốt chuyên môn và không khí làm việc tại chi nhánh.  Thường xuyên tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng để tìm hiểu nhu cầu, nắm bắt được mức độ thỏa mãn, sự hài lòng của khách hàng, từ đó có những phương pháp phục vụ hiệu quả, chỉnh sửa những điểm còn thiếu sót. Thông tin hai chiều được thực hiện bằng các hình thức: - Tổ chức hòm thư góp ý tại các điểm giao dịch. - Tổ chức điều tra, phát phiếu thăm dò....khách hàng sử dụng dịch vụ kiều hối, công tác này trước mắt các chi nhánh sẽ làm trực tiếp vào những thời điểm cần thiết thuê tổ chức chuyên nghiệp đánh giá . - Khuyến khích khách hàng góp ý bằng các hình thức khác như góp ý trực tiếp với cán bộ lãnh đạo, gửi thư góp ý với ngân hàng. Thứ hai: Hoàn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng và công nghệ xử lý cung ứng dịch vụ kiều hối. Trong quá trình cạnh tranh và hội nhập các ngân hàng đang có nhiều nhu cầu về dịch vụ kinh doanh ngân hàng và công nghệ, chính điều này đã giúp ngân hàng có được sự tổng quan cả về nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng công nghệ nhằm Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 cung cấp thoả mãn mọi nhu của khách hàng. Ngày nay việc ứng dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là vấn đề tất yếu, vấn đề sống còn của các ngân hàng nhằm để nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong quá trình hội nhập. Thực tế cũng cho thấy rằng dịch vụ ngân hàng mang tính đồng nhất rất cao, do đó vấn đề quan trọng là ngân hàng nào biết tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ, tính tiện ích cao thì ngân hàng đó sẽ có lợi thế mạnh trong cạnh tranh. Để ứng dụng được các dịch vụ hiện đại thì bắt buộc phải thực hiện trên nền tảng công nghệ hiện đại. Điều đó, bất cứ một nhà quản lý, nhà quản trị ngân hàng nào cũng biết, cũng hiểu, nhưng để thực hiện được điều đó không phải là vấn đề đơn giản, bởi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện. Công nghệ được coi là nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến,để hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối, những yêu cầu đòi hỏi cần được đáp ứng . Agribank Thái Bình cần phải đầu tư thêm vốn để nâng cấp nền tảng công nghệ hiện tại và các chương trình hiện có. Hoàn chỉnh mạng chuyển tải thông tin trực tuyến để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ và nâng cao tốc độ xử lý. Thứ ba: Tăng cường đẩy mạnh hợp đồng Marketing  Hoạt động Marketing có vai trò hết sức quan trọng, vì vậy bên cạnh việc nâng cao chất và lượng của sản phẩm dịch vụ, Agribank Thái Bình cần đẩy mạnh hoạt động này bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tăng cường hoạt động khuyến khích tài trợ... để quảng bá thương hiệu, khai thác khách hàng hữu hiệu và tiềm năng.  Agribank Thái Bình cần xây dựng riêng mình một trang web, trên trang web Agribank Thái Bình cần có phần quảng cáo dành riêng cho dịch vụ kiều hối trong đó phải nêu bật được những đặc trưng, tiện ích vượt trội của sản phẩm mà khách hàng sẽ được hưởng khi thực hiện dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các bước chuyển tiền, hỏi đáp về dịch vụ chuyển tiền kiều hối, danh sách các chi nhánh ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 nông nghiệp , danh sách mà các đại lý mà ngân hàng nông nghiệp có tài khoản cũng như các đại lý có tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp.  Hiện nay, ngân hàng chưa có một bộ phận marketing riêng vì vậy thông tin về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình dường như rất ít người biết đến. Vì vậy muốn mở rộng hoạt động kiều hối, ngân hàng cần tiến hành các hoạt động quảng bá tên tuổi cũng như thế mạnh của mình trong hoạt động kiều hối.Hoạt động này có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ngoài trong việc giới thiệu cho khách hàng sống và làm việc ở nước ngoài có được thông tin và hướng dẫn người nhà đến giao dịch kiều hối tại ngân hàng.  Trong thời điểm hiện tại khi mà lượng người đi XKLĐ và lượng người làm việc ở nước ngoài ngày càng lớn thì hoạt động quảng bá của ngân hàng hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả tốt. Ngoài việc thu hút được lượng kiều hối, ngân hàng cũng quảng bá được các hoạt động dịch vụ của mình, góp phần thu hút nhiều hơn các khách hàng sử dụng dịch vụ khác của ngân hàng. Chính vì thế việc tăng cường đẩy mạnh hoạt động marketing là việc làm hết sức cần thiết.  Tiến hành phân đoạn thị trường dịch vụ kiều hối để tìm cho mình những đoạn thị trường hấp dẫn để phát huy tối đa thể mạnh cũng như hạn chế, những điểm yếu của ngân hàng, tạo ra sự khác biệt hóa, để thu hút khách hàng và tạo ra ấn tượng đối với khách hàng. Thứ tư: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kiều hối. Ngoài các sản phẩm dịch vụ kiều hối đang được cung cấp , Agribank nói chung và Agribank Thái Bình nói riêng cần triển khai các sản phẩm mới đó là:  Tổ chức triển khai dịch vụ chi trả kiều hối tại nhà : dịch vụ này được nhiều ngân hàng thực hiện rất thành công và mang lại hiệu quả cho ngân hàng cũng như ngày càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng.Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam với trên 2.280 chi nhánh, lớn nhất cả nước, thì việc triển khai dịch vụ này là tương đối thuận lợi. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11  Thực hiện yêu cầu chuyển tiền tự động cho khách hàng : để tăng tính đa dạng và tiện ích cho khách hàng nhận kiều hối, đặc biệt đối với những khách hàng không thường xuyên có mặt ở Việt Nam, Agribank nên áp dụng hình thức chuyển tiền tự động cho khách hàng có nhu cầu.  Xây dựng chương trình cụ thể về việc phát triển hình thức kiều hối tự chọn, khách hàng sẽ có quyền chuyển đổi kiều hối nhận được sang một loại ngoại tệ khác tùy chọn nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm ngoại tệ không phổ biến như hiện nay, thể hiện tính linh hoạt trong xử lý nghiệp vụ ngân hàng.  Hoàn thiện và phát triển các tính năng của thẻ ATM để khách hàng không chỉ giao dịch VND từ tài khoản VND mà còn có thể rút tiền tự động từ tài khoản ngoại tệ qua máy ATM. Một số NHTM trong nước đã thực hiện thành công tính năng này.  Nghiên cứu hình thức thanh toán qua mạng điện tử để có thể thực hiện chi trả kiều hối vì hình thức thanh toán này có những ưu điểm nổi trội như: tiết kiệm thời gian, chi phí và tính an toàn cao nếu như áp dụng các quy tắc bảo mật một cách chặt chẽ. Thứ năm: Mở rộng hợp tác với Trung tâm xuất khẩu lao động. Trong năm 2012, tình hình kinh tế- chính trị trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp theo chiều hướng bất lợi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tìm kiếm thị trường lao động và công tác XKLĐ của cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng. Do đó việc hợp tác với các trung tâm XKLĐ để tiếp cận được với các người dân đi XKLĐ là điều rất cần thiết. Tiếp tục làm việc với Bộ lao động thương binh và xã hội để tiếp cận trực tiếp và tư vấn dịch vụ kiều hối tới các trung tâm xuất khẩu lao động, tới các khách hàng kiều hối tiềm năng của ngân hàng. Phát thẻ hướng dẫn chuyển tiền cho người lao động xuất khẩu tránh trường hợp người chuyển tiền không rõ về thủ tục của ngân hàng, không biết tiếng nước ngoài nên có những nhầm lẫn trong việc điền thông tin dẫn đến tra soát nhiều lần mà vẫn không trả được cho người hưởng. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 Thứ sáu, mở rộng hợp tác với các công ty kiều hối . Việc mở rộng mạng lưới thanh toán của bản thân ngân hàng là một vấn đề đòi hỏi nhiều công sức và chi phí tốn kém. Vì vậy để mở rộng được mạng lưới chi trả kiều hối của mình,khắc phục nhược điểm một cách nhanh chóng nhất thì ngân hàng có thể liên kết với các công ty kiều hối để có mạng lưới chi trả rộng khắp. Tuy được coi là nhỏ về hình thức và quy mô hoạt động, song các công ty kiều hối này luôn có một sự năng động và linh hoạt cần thiết để phục vụ khách hàng một cách tận tình. Từ lâu họ đã đảm bảo chi trả kiều hối tại nhà trong thời gian sớm nhất và luôn đảm bảo chi đúng, chi đủ. Các công ty này cũng có một mạng lưới chi trả rộng khắp . Do vậy liên kết với các công ty này thì ngân hàng sẽ thực hiện chi trả được qua mạng lưới của họ và tận dụng các lợi thế của công ty này. Để tiếp tục duy trì và lôi kéo thêm công ty kiều hối sử dụng tài khoản tại Agribank Thái Bình, cần có những biện pháp hỗ trợ tích cực sau: + Xét cấp hạn mức tín dụng cho công ty dịch vụ kiều hối vì các công ty này thường phải ứng trước vốn để thanh toán tiền cho khách hàng trước khi nhận được tiền hoàn vốn từ ngân hàng nước ngoài. + Tạo điều kiện tối đa việc chi trả tiền VND hoặc ngoại tệ cho công ty. + Căn cứ vào lượng kiều hối chuyển về có chế độ ưu đãi về phí, tỷ giá. 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ - Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay có độ trễ rất lớn. Ví dụ như nghị định ra đời một thời gian rất lâu nhưng chưa có thông tư hướng dẫn. Chính vì vậy gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng trong việc tuân thủ pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có nhiều vấn đề chồng chéo giữa các bộ, ngành, vì thế dễ gây hiểu lầm cho các ngân hàng khi tuân thủ pháp luật - Chính sách của Nhà nước nên cởi mở thông thoáng khuyến khích và tạo điều kiện cho kiều bào ở nước ngoài chuyển tiền về giúp đỡ gia đình; bảo đảm an toàn cho đồng tiền kiều hối có khả năng sinh sôi nảy nở làm thêm nhiều của Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 cải cho đất nước. Được vậy, sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả của kiều hối mà còn tạo lực hút mạnh hơn đối với dòng ngoại tệ về đất nước. - Tích cực hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định và phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc mở rộng các hoạt động giao lưu nhiều mặt văn hóa, giáo dục, thể thao, từ thiện... giữa cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước; tiếp tục tổ chức trại hè, mở các lớp tiếng Việt cho thanh thiếu niên kiều bào; hỗ trợ xây dựng trường học, cung cấp sách giáo khoa, sáng tác và cung cấp các nhạc phẩm âm nhạc quê hương đáp ứng nhu cầu giải trí văn hóa của những người xa xứ...Tạo thuận lợi để thế hệ trẻ kiều bào về nước hoạt động tình nguyện, hiểu biết hơn về cội nguồn, đất nước Việt Nam. Tạo điều kiện cho kiều bào tham gia vào các tổ chức, đoàn thể và hoạt động chính trị - xã hội - văn hóa lớn của đất nước, cũng như tham gia góp ý và phản biện chính sách phát triển đấy nước nói chung, có liên quan đến Việt kiều nói riêng.Quan tâm đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chính đáng của kiều bào như thị thực nhập xuất cảnh, mở rộng đối tượng bảo lãnh hồi hương, mở rộng đối tượng mua nhà, rút ngắn thời gian giải quyết thôi quốc tịch và cho phép kiều bào có hai quốc tịch, giải quyết tốt các vấn đề tâm linh, nhân đạo khác. Khuyến khích cộng đồng phát huy vai trò cầu nối hữu nghị và quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, xây dựng cộng đồng vững mạnh, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam,làm sao để mỗi cộng đồng, mỗi thành viên trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ là một đại sứ thiện chí, là cánh tay nối dài Việt Nam với các nước bạn bè năm châu. Cần đào tạo cơ chế thông thoáng hơn: Nhà nước cần có chính sách đơn giản và rộng rãi hơn nữa, mạng lưới thông tin minh bạch và rõ ràng hơn để nhiều doanh nhân là kiều bào từ các nước trên thế giới đầu tư về quê hương.Ngoại trừ các thành phố lớn, hiện tại không ít các địa phương vẫn còn có quan niệm dự án kiều bào là vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí doanh nhân đứng tên dự án vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam. Điều này hiển nhiên gây khó khăn cho doanh nghiệp về nhiều mặt như thủ tục, thuế, và cách đối đãi không công bằng. Hơn nữa, hạ tầng Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong nước và hạ tầng về chính sách, quy định đặc biệt là về các ưu đãi cụ thể dành cho trí thức cần được quan tâm sâu sắc. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ sở luật phát quốc tế thông qua các hiệp định, thỏa thuận ký kết song phương và đa phương chính thức với các nước và tổ chức quốc tế trên thế giới, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản, an ninh, cư trú, đi lại, kinh doanh và văn hóa tinh thần của toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để kiều bào phát triển ổn định, hội nhập an toàn, lành mạnh và hiệu quả đời sống nước sở tại, phát huy vai trò cầu nối hữu nghị giữa các nước với Việt Nam. Thêm vào đó, hạ tầng cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo trong nước cũng cần phải hấp dẫn hơn để thu hút được các nhà khoa học kiều bào đầu ngành về nước. Hạ tầng về chính sách, quy định, đặc biệt là về các ưu đãi cụ thể dành cho trí thức cũng phải thật rõ ràng. Cần hình thành thêm những tổ chức làm cầu nối thích hợp cho kiều bào về nước, giống như Trung tâm hỗ trợ kiều bào của TP Hồ Chí Minh, với chức năng hỗ trợ kiều bào về thủ tục pháp lý cũng như trao đổi thông tin về những vấn đề trong nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào đầu tư về quê hương nhiều hơn, một nhu cầu đang đặt ra là việc nghiên cứu và xây dựng một diễn đàn có tính chất thường niên về tư vấn chính sách cho chính phủ đối với một số lĩnh vực quan trọng của kinh tế - xã hội có sự tham gia của trí thức, kiều bào, chủ trì sẽ là một thành viên của chính phủ chịu trách nhiệm đối với phạm vi cần tư vấn. 3.3.2 Kiến nghị với NHNN Hoàn thiện xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. Cần có bộ máy điều hành hệ thống thanh toán toàn quốc tại NHNN đủ để thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ thanh toán. Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia và các trung tâm thanh toán khu vực theo thông lệ quốc tế thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các địa bàn khác Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 nhau, hệ thống ngân hàng khác nhau được nhanh chóng và thuận tiện. Các chuyển động trong tỷ giá, giá cả hàng hóa có thể tạo ra những rủi ro khôn lường đối với nguồn kiều hối. Vì vậy việc giảm khoảng cách giữa các tỷ giá ngân hàng và chợ đen của NHNN trong thời gian qua có thể là một nhân tố ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút nguồn kiều hối. Tuy nhiên, hiện nay, lạm phát đang là mối quan tâm hàng đầu của nước ta, vì vậy các chính sách tỷ giá, lãi suất cần có bước đi thận trọng phù hợp với bối cảnh nền kinh tế. Vì vậy có thể phải hi sinh một số lợi ích để đạt được chỉ tiêu về lạm phát. Có nhiều ý kiến cho rằng cần điều chỉnh tỷ giá ngân hàng bằng với tỷ giá chợ đen để thu hút nguồn kiều hối. Theo tác giả, nếu điều chỉnh tỷ giá quá cao sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát. Do đó, trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước thách thức lạm phát cao, Việt Nam có thể hi sinh giải pháp này và tìm các giải pháp khác để thu hút, sử dụng nguồn kiều hối. Cần điều chỉnh tỷ giá phù hợp với thực tế, giảm thiểu khoản chênh lệch tỷ giá giữa ngân hàng và thị trường tự do để thu hút lượng kiều hối về hệ thống ngân hàng theo hướng có lợi cho khách hàng.Quy định thống nhất tỷ giá cho các công ty chi trả kiều hối và phải ngang bằng với tỷ giá của ngân hàng nhằm " giữ chân " ngoại tệ tại ngân hàng, tránh sự chuyển dịch sang các thị trường tự do gây khó quản lý và nguy cơ mất ổn định xã hội. Cần có phép kiều hối dùng để đảm bảo vay vốn lãi suất thấp. Hình thức này được áp dụng rất hữu hiệu tại một số nước trên thế giới. 3.3.3 Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan 3.3.3.1 Kiến nghị với Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội Nguồn thu hút kiều hối từ XKLD giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Do đó, bộ lao động thương binh xã hội nên xây dựng kế hoạch mở những trường dạy nghề cho những người Việt Nam muốn làm việc ở nước ngoài. Có như vậy thì người lao động Việt Nam mới có tay nghề phù hợp với yêu cầu và có nhiều cơ hội làm việc ở những quốc gia có thu nhập cao, nâng cao uy tín của lao động Việt Nam trên trường quốc tế để giúp khuyến khích mở Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 rộng quy mô XKLĐ trong tương lai. Bộ lao động thương binh và xã hội nên chủ động hợp tác với những nước có kinh nghiệm về XKLD như: Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Phillipines...để phối hợp với các Bộ ngành có liên quan ấn định chính sách chung nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân thuộc nước mình đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. 3.3.3.2 Kiến nghị với Bộ ngoại giao Bộ ngoại giao chỉ đạo các Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài tìm hiểu về luật pháp cũng như tình hình thực tế tại các nước sở tại để cung cấp thông tin cho Bộ lao động thương binh và xã hội trước khi ký kết thỏa thuận hợp tác XKLĐ nhằm hỗ trợ tối đa công dân Việt Nam lao động và sinh sống an toàn và hợp pháp. 3.3.3.3 Kiến nghị với Bộ tư pháp Hiện nay hình thức chuyển tiền qua kênh chính thức vẫn phổ biến trong đó có cả những hợp đồng mà bọn tội phạm lạm dụng đẩy mạnh các hợp đồng trái phép của mình như : rửa tiền, ma túy.... Hình thức chuyển tiền này chủ yếu được ưa chuộng bởi thói quen chuyển tiền của Việt Kiều - những người có xu hướng duy trì quan điểm cứng rắn và e ngại với chính phủ Việt Nam. Thói quen chuyển tiền của Việt Kiều được hình thành chủ yếu là từ mong muôn được duy trì các quan hệ cá nhân hay kinh doanh ở Việt Nam và từ nhận thức của họ về chính phủ Việt Nam. Chính vì vậy, Bộ tư pháp cần phải phối kết hợp với các Bộ ngành khác để nghiên cứu về vai trò của hệ thống chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam, đánh giá đặc điểm hoạt động và mặt có lợi , có hại của chúng để xây dựng các biện pháp hữu hiệu để cải thiện sự tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức của các gia đình tại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các hệ thống chuyển tiền không chính thức với bọn tội phạm để tăng cường sự hiểu biết và nhận dạng những bất ổn và nguy cơ tiềm tàng của việc dựa vào các hệ thống chuyển tiền này. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, với những chính sách thông thoáng của Chính phủ tạo nền tảng cơ bản cho việc thu hút nguồn vốn kiều hối từ nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Ý thức được vai trò của việc phát triển dịch vụ kiều hối, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động dịch này.Hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình nói riêng đã đưa ra những chính sách, định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu kiều hối hiện tại, Điều này cũng được thể hiện ở những kết quả mà ngân hàng đã đạt được. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chưa phát huy hết được thế mạnh và khả năng của mình, vì vẫn còn có những tồn tại cần được khắc phục và nâng cấp. Để phát triển dịch vụ này thì ngoài việc khắc phục hạn chế của bản thân ngân hàng còn cần có sự chỉ đạo hỗ trợ của các ban ngành chức năng có liên quan. Tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế, vượt qua những khó khăn là điều có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Với khóa luận này, tác giả hi vọng những giải pháp được đưa ra sẽ phát huy tác dụng trong việc khắc phục những tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời đánh giá, những ý kiến giúp đỡ của các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình Em xin chân thành cảm ơn ! Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước TMCP Thương mại cổ phần XKLĐ Xuất khẩu lao động BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. AGRIBANK Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Việt Nam SWIFT Hiệp hội tài chính liên ngân hàng toàn cầu ( Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) WTO Tổ chức thương mại thế giới TCTD Tổ chức tín dụng NHNo & PTNTVN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam VIETCOMBANK Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU Các bảng, biểu, sơ đồ Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn trong hệ thống cung cấp dịch vụ kiều hối chính thức về Việt Nam. 8 Biểu đồ 1.1 Lượng kiều hối của một số nước đang phát triển có lượng kiều hối lớn nhất thế giới năm 2011 20 Biểu đồ 2.1 Lượng kiều hối về Việt Nam giai đoạn 2000- 2011 29 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam 36 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển tỉnh Thái Bình 36 Sơ đồ 2.3 Quy trình thanh toán chuyển tiền kiều hối qua mạng SWIFT ở ngân hàng nông nghiệp 39 Sơ đồ 2.4 Quy trình chuyển tiền kiều hối qua Western Union 41 Biểu đồ 2.2 Doanh số kiều hối chuyển qua ngân hàng nông nghiệp Thái Bình qua các năm. 43 Bảng 2.1 Doanh số thực hiện dịch vụ kiều hối tại các chi nhánh cấp III của Agribank chi nhánh Thái Bình . 45 Bảng 2.2 Doanh số và phí chuyển tiền qua Western Union 46 Bảng 2.3 Doanh số và phí chuyển tiền qua SWIFT 47 Bảng 2.4 Thị phần dịch vụ kiều hối của Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Bình 48 Biểu đồ 2.3 Thị phần kiều hối giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2011 49 Biểu đồ 2.4 Xu hướng phát triển thị phần kiều hối của ngân hàng nông nghiệp Thái Bình 49 Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 TÀI LIỆU THAM KHẢO (1)Giáo trình Ngân hàng thương mại, chủ biên NGƯT .TS Tô Ngọc Hưng 2010. (2) Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại -GS.TS Nguyễn Văn Tiến - Nhà xuất bản thống kê 2010. (3) Quốc hội, pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH 11 ngày 13/12/2005 (4) Chính phủ, nghị định số 63/ 1998/NĐ - CP ngày 17/08/1998 (5)Chính phủ, quyết định số 170/1999/QĐ-CTg ngày 12/09/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền kiều hối. (6) NHNN,thông tư số 01/1999, TT- NHNN ngày 16/04/1999 về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 63/1998/NĐ- CP về quản lý ngoại hối. (7) NHNN thông tư số 02/2000/ CT -NHNN ngày 24/02/2000 về việc hướng dẫn thực hiện quyết định số 170/1999/QĐ- TTg. (8) Chương trình hành động về công tác với người Việt ở nước ngoài: Thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2006 của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ( Ban hành kèm theo quyết định số 110/2004/QĐ- TTg ngày 23/6/2004 của thủ tướng chính phủ. (9) Quyết định số 119/2007/QĐ- TTg ngày 25/7/2007 thành lập quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. (10) Phát triển các thị trường bán lẻ, một xu hướng phát triển tất yếu của cac ngân hàng, Vũ Thị Ngọc Dung, tạp chí ngân hàng số 7/2007. (11) Một số vấn đề về thu hút và quản lý kiều hối , Tạp chí ngân hàng số 11/ 2004 (12)Kiều hối- dòng tiền bổ sung phát triển kinh tế Việt Nam- TS Nguyễn Thị Mỹ Dung - Tạp chí Ngân hàng số 17/ 2010 (13) Phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng tại các NHTM trong xu thế hội nhập - Phùng Thị Thúy, Tạp chí ngân hàng số 5/2008. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 (14) Một số vấn đề thu hút và quản lý nguồn kiều hối, Nguyễn Xuân Thành và Phạm Thị Phương Anh, tạp chí ngân hàng số 11/2004. (15) Một số bình luận về chính sách kiều hối trong thời gian qua, mối quan hệ tương quan giữa chính sách thu hút kiều hối và phát triển 2010 và tầm nhìn 2020, Nhà xuất bản Phương Đông. (16) Nghị định số 35/ 2007/NĐ- CP (17)Quyết định số 1377/QĐ/ HĐQT- TCCB của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam quy định về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn Việt Nam. (18)Quyết định số 1388/NHNo/ QHQT ngày 23/03/2011 về hướng dẫn giao dịch thanh toán qua tài khoản Nostro ( kèm theo thông báo giờ CUT OFF TIME của các loại ngoại tệ ) (19) Các website: www.Worldbank.org www.Imf.org www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn www.Scholar.google.com www.vietnamnet.vn www.sbv.gov.vn www.agribank.com.vn Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KIỀU HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................. 3 1.1 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ kiều hối của Ngân hàng thương mại ........ 3 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ kiều hối ................................................................ 3 1.1.2 Vai trò của dịch vụ kiều hối đối với NHTM ........................................... 6 1.1.3 Hệ thống cung ứng dịch vụ kiều hối ..................................................... 8 1.2 Phát triển dịch vụ kiều hối của Ngân hàng thương mại ............................. 11 1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ kiều hối ................................................. 11 1.2.2 Sự cần thiết phát triển dịch vụ kiều hối ............................................... 12 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ kiều hối của NHTM .............. 13 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ kiều hồi tại các Ngân hàng thương mại ........................................................................................... 15 1.3 Kinh nghiệm về dịch vụ kiều hối của một số NHTM quốc tế và bài học đối với ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................... 19 1.3.1 Kinh nghiệm của các quốc gia trên Thế Giới và khu vực về thu hút nguồn lực kiều hối ......................................................................................... 19 1.3.2 Bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam ......................... 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH.......................................................................................................... 26 2.1 Tổng quan về dịch vụ kiều hối tại Việt Nam.............................................. 26 2.1.1 Cơ sở phát triển dịch vụ kiều hối tại Việt Nam .................................... 26 2.1.2 Thực trạng thị trường kiều hối tại Việt Nam ....................................... 29 2.1.3 Nhận xét về thị trường kiều hối Việt Nam ............................................ 31 2.2 .Thực trạng dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình .......................................................................... 34 2.2.1 Khái quát về Agribank Thái Bình ........................................................ 34 2.2.2 Thực trạng dịch vụ kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình ............................................................. 38 2.3 Đánh giá sự phát triển dịch vụ kiều hối tại Agribank Thái Bình. .............. 50 2.3.1 Những kết quả đạt được. ...................................................................... 50 2.3.2 Hạn chế ................................................................................................ 53 2.3.3 Nguyên Nhân ....................................................................................... 54 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH.......................................................................................................... 58 3.1 Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển dịch vụ kiểu hối của Agribank Thái Bình .......................................................................................................... 58 3.1.1 Những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ kiều hối của Agribank Thái Bình ....................................................................................... 58 Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nguyễn Thị Nhạn Lớp: TTQTA _K11 3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ kiều hối của Agribank Thái Bình ....... 61 3.2 Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ kiều hối ở Agribank Thái Bình .......... 64 3.2.1.Giải pháp đối hệ thống NH No & PTNT Việt Nam nói chung ............ 64 3.2.2 Giải pháp đối với Agribank Thái Bình nói riêng ................................. 69 3.3 Kiến nghị .................................................................................................... 74 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ ...................................................................... 74 3.3.2 Kiến nghị với NHNN ............................................................................ 76 3.3.3 Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan ................................................ 77 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_6767.pdf