Đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam

 Sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQTcủa NHTM .  Cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Thư ơng mại, Tư pháp, Hải quan, Thuế . nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.  Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại:  Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư kinh doanh.  Cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động XNK

pdf60 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p bộ chứng từ thanh toán. Ngoài ra, do sự khác biệt về t ập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn đến những sai sót khi người xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi ngân hàng xin thanh toán. 3. Nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và người xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, người xuất khẩu phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho… trong khi đó không biết rõ lập trường của người nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 32 4. Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. 5. Thư t ín dụng có thể huỷ ngang có thể được ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà không cần sự đồng ý của người xuất khẩu. Rủi ro đối với người nhập khẩu 1. Trong thanh toán L/C, việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hoá. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không. N gười nhập khẩu có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho ngân hàng phát hành. 2. Khi người nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ hàng hoá sẽ có nguy cơ gặp rủi ro. Bộ chứng từ là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hoá. Nếu người nhập khẩu không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số lượng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận…) mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong việc khiếu nại sau này. 3. M ột rủi ro mà người nhập khẩu hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ, người nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng. Bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu người nhập khẩu cần gấp ngay hàng hoá thì phải thu xếp để ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập khẩu phải trả thêm một khoản phí cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu người nhập khẩu không nhận hàng theo qui định t hì tiền bồi thường giữ t àu quá hạn sẽ phát sinh. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành 1. Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu ngân hàng phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho ngân hàng sau này. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 33 2. Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu ngân hàng phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, người nhập khẩu không chấp nhận, thì ngân hàng không thể đòi tiền người nhập khẩu. 3. Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. 4. Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì ngân hàng phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả, t hì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó người nhập khẩu không chấp nhận và ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ người nhập khẩu. 5. Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ (full set off bills of lading) thì một người nhập khẩu có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả t iền hàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo cam kết của L/C. 6. N gân hàng phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP 600, đó là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng, theo qui định của UCP 600 là không quá 7 ngày. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo Ngân hàng thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khoá (test key), mẫu điện của ngân hàng phát hành trước khi gửi thông báo cho người xuất khẩu. Rủi ro xảy ra với ngân hàng thông báo là khi ngân hàng này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính ngân hàng chưa xác nhận được tình trạng mã khoá hay chữ ký uỷ quyền của ngân hàng mở L/C. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận. 1. Nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo thì ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho người xuất khẩu bất luận là có truy hoàn được tiền từ ngân hàng phát hành hay không. Như vậy, ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 34 2. Nếu ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng phát hành không chấp nhận thanh toán thì ngân hàng xác nhận không thể đòi tiền ngân hàng phát hành. Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định Các ngân hàng được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền hàng từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực t ế, trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp người xuất khẩu, do đó ngân hàng này phải chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hoặc người xuất khẩu. 4. Một số văn bản pháp lý mang tính quốc tế sử dụng trong TTQT: Các văn bản pháp lý điều chỉnh Séc trong thanh toán quốc tế -Luật thống nhất về Séc 1931 -Công ước liên hợp quốc về Séc quốc t ế. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hối phiếu trong TTQT : luật thống nhất về hối phiếu theo công ước Genevor 1930 Quy tắc thống nhất về nhờ thu quốc tế (Uniform Rutes for Cellectien URC 522) Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary – UCP 600) Quy tắc hoàn trả liên ngân hàng (Uniform for Reimbursement) Bản phụ trương của UCP 500 về xuất trình chứng từ điện tử - eUCP (Supplement to UCP500 for Electronic Presentation – eUCP) Tiêu chuẩn quốc tế về thực tiễn ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo UCP500 = ISBP (Internat ional St andard Banking Practice for Examination of the Doctuments under Document ary Credit). Các điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms – INCOTERMS) Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng (The International Practice ISP 98). Ấn phẩm số 590 của Phòng Thương Mại Quốc Tế. Hiệu lực từ 01.01.1999 Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng URCG325 (Uniform Rules for Contract Guarant ees , ICC publication No 325) Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 35 Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG (Uniform Rules fo Demand Guarantees, ICC pulication No.458). Chương II. Thực trạng hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam trong thời gian gần đây 1. Doanh số TTQT Nếu như trước đây trong giai đoạn nền kinh tế bao cấp, Vietcombank (VCB) là Ngân hàng duy nhất độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường thì các NH đều được thực hiện TTQT, nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào 4 NHTM lớn của Nhà nước (Vietcombank, NN&PTNN, BIDV và Vietinbank trong đó Vietcombank vẫn chiếm tỷ trọng cao) và một số NHTMCP như Exim, ACB… Trong những năm vừa qua do các NHTMVN không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào dịch vụ TTQT. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng doanh thu hoạt động TTQT. Doanh số TTQT qua hệ thống NHTMVN/ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều chiếm trên 80%. P hần còn lại là các trường hợp hàng đổi hàng, thanh toán trực tiếp tại biên giới bằng tiền măt và thành toán qua các ngân hàng nước ngoài. Cho thấy các hoạt động TTQT qua NHTMVN đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Dịch vụ thanh toán quốc t ế được các ngân hàng thực hiện hiện nay khá đa dạng, nhưng xung quanh hai hình thức chính: Một là tài trợ t hương mại - hình thức 105 127 109 129 171 228 0 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 2010 2011 2012 DS TTQT của các NHTMCP (tỷ USD) Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 36 này chủ yếu thanh toán bằng thư tín dụng (L/C); Hai là chuyển tiền, loại này không thông qua L/C. 2. Thị phần thanh toán quốc tế Thị phần TTQT của các NHTMVN so với NHTMNN g(tổng hợp từ số liệu Tổng Cục Thống Kê) Trong bối cảnh nguồn thu từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm thì mảng dịch vụ, trong đó có dịch vụ thanh toán XNK và tài trợ thương mại đang được các ngân hàng thúc đẩy mạnh. 105 127 109 129 171 111 143 127 155 203 0 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh số TTQT Kim ngạch XNK 86% 14% Nă m 2010 83% 17% Nă m 2011 NHTMVN NHTMNNg Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 37 Theo báo cáo của VietinBank cho biết, trong năm 2012, doanh số thanh toán XNK qua ngân hàng này đạt trên 32 tỷ USD, chiếm hơn 14% thị phần kim ngạch XNK của cả nước. T rong khi đó, một ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước lớn khác là BIDV hiện cũng đang chiếm lĩnh khoảng 10-12% thị phần. Tuy nhiên, hiện tại Vietcombank vẫn là ngân hàng có thị phần thanh toán XNK lớn nhất hiện nay. Năm 2012, Vietcombank đạt 38,81 tỷ USD thanh toán XNK, chiếm thị phần gần 17%. Ngoài các NHTM Nhà nước, nhiều NHTM cổ phần khác như: Eximbank; Sacombank; DongA Bank; VIB… và các ngân hàng nước ngoài như HSBC, St andard Chatered, ANZ… cũng đẩy mạnh các dịch vụ liên quan đến thanh toán XNK và tài trợ thương mại, với hàng loạt các gói sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp XNK. 3. Ứng dụng công nghệ trong TTQT Là nghiệp vụ có tính phức tạo, rủi ro cao và thường giá trị thương vụ lớn, các nghiệp vụ TTQT luôn là được quan tâm đặc biệt. Bên cạnh việc có đội ngũ chuyên viên có trình độ nghiệp vụ tốt, việc ứng dụng công nghệ mà t hường được nhắc đến đó là phần mềm hệ thống của N gân hàng. Hiện nay có khá nhiều phần mềm core banking đang được sử dụng rộng rãi như Siba, Bank 2000, Teminos T24 (đây là hệ thống được đánh giá cao nhất trong các phần mềm) . Việc ứng dụng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm. Hiện tại có ngân hàng chỉ ứng dụng công nghệ ở mức thấp và chủ yếu là các giao dịch thông thường, một số ngân hàng ứng dụng công nghệ mức độ cao nhưng chưa sử dụng hết tính năng do hạn chế về trình độ cũng như mức độ ứng dụng. Do đó việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trên thực tế hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Mặt khác, công nghệ mà các NH đang sử dụng cũng không phải công nghệ hiện đại nhất trừ phần mềm Teminos T24. 4. Mức độ đa dạng các nghiệ p vụ TTQT Sản phầm dịch vụ TTQT hiện đang được các N gân hàng cung cấp với khá đa dạng đáp ứng được nhu cầu trong thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 38 STT Phương thức thanh toán Danh mục sản phẩm 1 Chuyển tiền - Chuy ển tiền đi - Chuy ển tiền đến 2 Nhờ thu - Nhờ thu xuất khẩu - Nhờ thu nhập khẩu 3 Tín dụng chứng từ - Phát hành LC - Thanh toán LC - Ký hậu vận đơn - Phát thành bảo lãnh nhận hàng theo LC - Xác nhận LC - Dịch vụ nhận bộ chứng từ và thanh toán. - Chiết khấu có truy đòi /miễn truy đòi. - Chuy ển nhượng LC Mặt khác nhờ sự phát triển của công nghệ tin học, viễn thông mà các NHTMVN đã đưa ra một số dịch vụ thanh toán chuyển tiền khá tiện ích cho Khách hàng. Những dịch vụ này góp phần không nhỏ làm gia tăng doanh số TTQT tại các NHTM trong thời gian qua. Một số dị ch vụ chuyển tiền tiện ích của các NH TMVN Full No Deduct Cho phép người thụ hưởng nhận đúng số tiền chuyển không bị trừ phí bởi ngân hàng trung gian hoặc ngân hàng của người thụ hưởng. One Deduct Cho phép khách hàng chuyển tiền biết trước chính xác số tiền người thụ hưởng sẽ nhận được Chuyển tiền điện tử (e-Remittance) Doanh nghiệp có thể thực hiện các lệnh chuyển tiền cho đối t ác của mình ở bất cứ đâu chỉ với Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 39 một máy tính nối mạng. Bankdraft Giúp khách hàng chuyển tiền nhanh chóng và an toàn Money Gram Nhận tiền gửi trong vòng 10 phút, nhận tiền hoàn toàn miễn phí với tỷ giá hấp dẫn Chuyển tiền nhanh tận nhà An toàn tuyệt đối thuận lợi cho khách hàng; Khách hàng không cần có tài khoản Ngân hàng. Chuyển tiền kiều hối Chuyển t iền về Việt Nam dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiền Wells Fargo ExpressSend Truy cập mạng Internet để chuy ển tiền cho thân nhân tại Việt Nam tất cả mọi lúc. 5. Chất lượng dịch vụ TTQT Nhờ tích cực đầy tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Trong những năm vừa qua chất lượng dịch vụ TTQT của các NHTM đã dần tăng lên thể hiện qua việc hàng loạt các NH nội địa được các NHNNg có uy tín trao giải thường. Vd giải “N gân hàng TTQT có chất lượng cao”, Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc t ế”, 6. Mạng lưới Ngân hàng đại lý thực hiện thanh toán Quan hệ đại lý có vai trò rất quan trọng đối với nghiệp vụ ngân hàng ngày nay. Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là thanh t oán quốc tế, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có Hiệp định thương mại song phương. Thông qua thiết lập hệ t hống ngân hàng đại lý, các giao dịch thanh toán sẽ về thẳng ngân hàng mà không phải qua trung gian đẩy nhanh quá trình thanh toán, giảm chi phí giao dịch t ăng hiệu quả kinh doanh cho khách hàng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh các N HTMVN không ngừng phát triển hệ thống N gân hàng đại lý đặc biệt từ khi gia nhập WTO. Sự gia tăng về số lượng đại lý đã góp phần gia tăng chất lượng cũng như doanh số TTQT trong thời gian qua cho thấy hiệu quả t ăng hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN . Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 40 Số lượng ngânhàng đại lý của một số NHTMVN và NHNNg NHTMVN NHNNg VCB 1.700 Korea Exchange Bank 3.000 BIDV 1.600 HSBC 4.000 Agribank 1.065 St andard Chatered Bank 2.700 Vietinbank 800 Cit ibank 3.600 M B 800 ANZ 3.500 Mặc dù đã có sự phát triển về số lượng đại lý trong thời gian qua, nhưng khi so với hệ thống đại lý của các ngân hàng nước ngoài có thế nhận thấy được sự vượt trội của họ. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng nước ngoài cũng như là t ạo áp lực các NHTM VN. Nhưng không phải vì thế mà các NHTM VN phải cấp thiết phát triển hệ thống đại lý mà phải căn cứ trên nhu cầu thực t ế của mình để tránh lãnh phí. Bên cạnh việc phát triển đại lý, khá nhiều NHTMVN đã và đang tìm cách mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài. T iên phong trong lĩnh vực này phải có VCB, đã thành lập văn phòng đại diện tại Pháp và N ga từ năm 1996, Singapore năm vào năm 1997. Thời gian gần đây các NHTM VN khác cũng đã có những định hướng và thực hiện những bước phát triển ra bên ngoài. Điều này có thể kể đến Vietinank thông qua chiến lược mở rộng mạng lưới ra nước ngoài t ại Séc, Ba Lan, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Anh,… Mặc dù chưa thể so sánh với các NHNNg về đại lý hoặc phạm vi hoạt động, nhưng những bước t iến của các NHTM VN trong thời gian vừa qua là đáng khích lệ và cần thiết cho việc phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn cần tích lũy thêm kinh nghiệm quản lý, quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ, nguồn vốn… nếu chưa giải quyết được các điểm yếu này thì sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro khi mở chi nhánh ở các nước. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 41 Phạm vi hoạt động một số NHTMVN và NHNNg NHTMVN NHNNg VCB Singapore Korea Exchange Bank 70 quốc gia Sacombank Campuchia, Lào HSBC 80 quốc gia M B Campuchia, Lào St andard Chatered Bank 70 quốc gia Vietinbank Đức, Lào Cit ibank 107 quốc gia 7. Trình độ cán bộ phòng TTQT Trong những năm trước đây khi trình TTQT mới phát triển, đội ngũ vẫn còn một số hạn chế. Đa số cán bộ trong phòng đều con trẻ, thiếu kinh nghiệm. N guyên nhân là đo hoạt động TTQT mới phát triển, đội ngũ cán bộ chưa có điều kiện để cập nhật kiến thức về TTQT và kinh doanh Ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành chưa đủ mạnh, nhất là trong việc thiết kế các hệ thống lớn, các phần mềm có tính phức tạp, tích hợp cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình đã nhiều thay đổi. Hoạt động đào tạo đã được chú trọng hơn, nhiều lớp tập huấn hơn. Thực hiện tốt công tác trẻ hóa cán bộ đa số cán bộ trong phòng TTQT còn trẻ. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt gần như 100%. Đặc biệt là lực lượng nhân viên được đào tạo bài bản bởi các N gân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, năng lực thực tế, khả năng quản tr ị điều hành, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh của đội ngũ cán bộ cũng được cải thiện rõ rệt. 8. Tồn tại những bất cập a. Trong bản thân các NHTM (1) Tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm, xảy ra khiếu kiện Chúng ta có thể nhận thấy hệ thống đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam ở nước ngoài còn chưa phát triển nếu so sánh với Tập đoàn HSBC của Anh có khoảng 8.000 văn phòng tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 42 Ngân hàng VCB Agribank VietinBank BIDV Eximbank Seabank Số lượng đại lí 1400 931 850 800 600 200 (nguồn:www.VCB.com;www.agribank.com;www.viet inbank.com; www.BIDV.com; www.Eximbank.com; www.Seabank.com) Hơn nữa, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng làm cho số lượng ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm xuống. Đồng thời nhiều ngân hàng trong nước đã rút tiền về hoặc cắt giảm nhiều tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài do lãi suất thấp và uy tín của các ngân hàng nước ngoài bị giảm sút. Thời gian xử lí giao dịch thanh toán còn chậm do phụ thuộc nhiều vào thao tác của con người; hệ thống máy tính, đường truyền thông phát triển không theo kịp khối lượng giao dịch, gây nên sự tắc nghẽn đường truy ền, lỗi hệ thống. Do vậy mà việc thanh toán của các DN sẽ mất thời gian hơn, chậm trễ hơn, chịu lãi suất cao hơn, rủi ro cao hơn. (2) Các qui trình, thể lệ, nghiệp vụ trong TTQT chưa chấp hành nghiêm chỉnh và khả năng kiểm soát của ngân hàng chưa cao Theo thống kê của sở giao dịch của Agribank, năm 2006 có khoảng 18% bộ chứng từ của nhà xuất khẩu nước ngoài xuất trình theo L/C có sự khác biệt, mà các lỗi chứng từ xuất hiện chủ y ếu ở khâu t iếp cận và kiểm tra chứng từ. Dưới đây là ví dụ về sai sót trong việc xử lí chứng từ: TH1: Ngân hàng Techcombank nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/P 30 days after sight (giao chứng từ trên cơ sở thanh toán 30 ngày sau ngày nhận được chứng từ). Khi nhìn thấy cụm từ “30 days after sight”, cán bộ thực hiện đã không đọc kỹ “D/P”, cho rằng đây là bộ chứng từ trả chậm 30 ngày, nên đã xử lý như chứng từ D/A, nghĩa là chỉ y êu cầu khách hàng chấp nhận hối phiếu trả chậm và trả chứng từ. Đến thời hạn 30 ngày phải thanh toán, nhà nhập khẩu từ chối thanh toán vì hàng không đúng chất lượng quy định. Khi làm điện thông báo từ chối gửi tới ngân hàng gửi chứng từ nhờ t hu, Techcombank đã nhận được điện phản hồi yêu cầu thanh toán vì đó là chứng từ D/P. Do Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 43 không thực hiện đúng chỉ dẫn nhờ thu, NH đã bị rủi ro khi phải trích tiền của ngân hàng để thanh toán thay cho nhà nhập khẩu. Việc đòi lại tiền từ nhà nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, tốn thời gian và chi phí. TH2: Doanh nghiệp xuất khẩu thảm đay xuất trình bộ chứng từ L/C xuất sang thị trường Bỉ, tr ị giá USD 50.000, trong đó có một điều khoản của L/C qui định: "chứng nhận của người hưởng rằng: bộ chứng từ không thể thương lượng được gửi cho người mua sau 15 ngày kể từ ngày B/L" nhưng trong chứng từ này của khách hàng xuất khẩu lại ghi:" bộ chứng từ không thể thương lượng được gửi cho người mua trong vòng 15 ngày kể từ ngày B/L". Chi nhánh NHCTVN đã bỏ qua lỗi này, ngân hàng nước ngoài viện cớ từ chối thanh toán. Sau khi thương lượng, công ty xuất khẩu thảm đay Việt Nam đã phải giảm giá 15% với lý do hàng mất phẩm chất. TH3: Công ty Môi trường xanh yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá EUR40.000 mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiM inh city port, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và xác định chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Môi trường xanh nộp tiền để nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty Môi trường xanh làm thủ tục nhận hàng thì Hải Quan từ chối cho công ty M ôi trường xanh nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Công ty Môi trường xanh đã đề nghị VPBank giải thích “VPBank thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty không được nhận hàng?”. VPBank cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681 không có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết t ay nên không chịu trách nhiệm về việc công ty không nhận được hàng. Tuy nhiên, để công ty Môi trường xanh có thể nhận hàng, VPBank đã gởi điện cho ngân hàng người bán đề nghị gởi lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác và VPBank sẽ gởi trả lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ cũ vì không thể làm thủ tục Hải Quan. M ười ngày sau VPBank mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty Môi trường xanh đi nhận hàng. Nguyên nhân: UCP vẫn chỉ là tập quán quốc tế và không thể vượt lên trên luật quốc gia. Bởi vì theo công văn 1690 hướng dẫn của Tổng cục Hải Quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. Lỗi nghiệp vụ này thuộc về VPBank khi đã không nắm Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 44 được quy định của Tổng cục H ải Quan. VPBank không có thông tin Tổng cục Hải Quan có công văn quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay. (3) Các ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc triển khai mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các thị trường xuất khẩu mới Với các thị trường truy ền thống như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nga…những thị trường này, do môi trường pháp lý minh bạch, cầu hàng hóa cao, hệ thống thanh toán tốt nên nhiều nước đẩy mạnh xuất khẩu vào đây, dẫn đến cạnh tranh hàng hóa gay gắt. Vì vậy phải chuyển hướng sang thị trường các nước châu Phi, Mỹ Latin và Trung Đông. Tuy vậy, những thị trường mới này cũng không hoàn toàn dễ đối với các ngân hàng t hanh toán Việt Nam bởi những rủi ro muôn hình vạn trạng do chưa có một hệ thống thanh toán tin cậy, chưa có thông tin chính xác về các doanh nghiệp đối tác. Nhiều lãnh đạo ngân hàng đều khẳng định vai trò to lớn của các tham tán thương mại Việt Nam t ại nước ngoài trong việc cung cấp thông tin về đối t ác cho doanh nghiệp và ngân hàng thanh toán trong nước. Thế nhưng lâu nay, vai trò của tham t án trong vấn đề này hết sức mờ nhạt. Có thể các tham tán có quan hệ mật thiết với nhà xuất khẩu nhưng với ngân hàng thanh toán thì không và Vietinbank đành phải tìm kiếm thông tin bằng cách mua nhưng không phải lúc nào cũng mua được “hàng” tốt!  Để có thể triển khai mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các thị trường xuất khẩu mới, các ngân hàng không thể thiếu vắng sự hỗ trợ của các tham tán thương mại nước ngoài. Ngay cả với những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật, Singapore đã có quan hệ lâu dài, chúng ta cung vẫn còn thiếu kinh nghiệm và dễ dàng bị lấn lướt và chấp nhận rủi ro. Trường hợp rủi ro trong thực tế: Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản APT xuất khẩu một lô hàng tôm đông lạnh sang thị trường Nhật Bản trị giá 41.970USD, thanh toán bằng L/C. Sau khi giao hàng APT hoàn tất bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán. Ngân hàng VCB đã kiểm tra, xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ, cho chiết khấu và gửi bộ chứng từ đến N gân hàng phát hành Sumitomo Mitsui Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 45 Banking Corp Osaka Japan để đòi tiền. Sau đó ngân hàng phát hành đã điện báo từ chối thanh toán với lý do “ chứng từ Aceptance Cert ificate” không được phát hành và ký bởi M r Uzumasa trong khi chứng từ rõ ràng được phát hành và ký bởi Mr Uzumasa trên bề mặt của nó. Sauk hi kiểm tra lại, ngân hàng Ngoại thương đã lập tức điện phản bác và yêu cầu họ thanh toán ngay vì chứng từ hoán toàn phù hợp với L/C. Tuy nhiên, theo y êu cầu của người mở L/C N gân hàng phát hành vẫn cho là bất lệ với lý do chữ ký M r Uzumasa trên chứng từ Aceptance Certificate không khớp với chữ ký lưu t ại ngân hàng phát hành và chứng từ được xuất trình là giả mạo dù rằng L/C không qui định một điều khoản nào về việc chữ ký phải khớp đúng. Tuy nhiên, ngân hàng N goại thương đã vận dụng UCP 500 điều khoản 15 và ISBP điều khoản số 25 với lập luận”các ngân hàng chỉ xử lý trên bề mặt chứng từ và không chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc chứng từ giả mạo” để phản bác và yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, Ngân hàng phát hành được biết là ngân hàng đại lý của ngân hàng ngoại thương đã phớt lờ phản bác của ngân hàng ngoại thương và tiến hành gởi trả lại chứng từ cho ngân hàng ngoại thương, khép lại hồ sơ giao dịch. Công ty APT phải nhận lại hàng hóa và chi trả các chi phí về vận chuy ển, ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương không thu được tiền hàng, phải buộc khách hành trả t iền chiết khấu từ nguồn khác dẫn đến uy tín giảm sút. Nguyên nhân: Người thanh toán L/C từ chối nhận hàng vì hàng thủy sản có dư lượng kháng sinh vượt tiêu chuẩn của chính phủ Nhật Bản. N gân hàng phát hành xử không tuân thủ UCP va ISBP. (4) Đối với hàng nhập khẩu, còn thiếu ngoại tệ để thanh toán làm giảm lòng tin đối với các đối tác nước ngoài. Đây là một khó khăn lớn trong việc thu hút nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu. Hàng năm, các NHTM phải tìm nhiều biện pháp với chi phí cao để bù đắp phần t hiếu hụt nguồn ngoại tệ trong thanh toán. Ví dụ: Đã có những khi ngân hàng không thể đáp ứng đủ nguồn USD để bán cho khách hàng có nhu cầu, các ngân hàng đề xuất khách hàng doanh nghiệp của mình chuyển sang thanh toán bằng các ngoại tệ khác ngoài USD. Tuy nhiên các ngoại tệ Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 46 khác thì không bị neo tỷ giá nên biến động nhanh hơn USD vì thế các doạnh nghiệp e ngại sử dụng phương thức này gây ra những khó khăn, hạn chế cho việc thanh toán Ở Việt Nam đa số các doanh nghiệp xuất khẩu thu ngoại tệ về từ hoạt động XK chỉ gửi t iết kiệm trong ngân hàng nên ngân hàng không thể lấy đô la Mỹ của khách hàng gửi để bán cho doanh nghiệp nhập khẩu => gây ra nghịch lí trong thanh toán quốc tế. b. Từ phía DN (1) Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp VN khi thanh toán quốc t ế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá. Tình huống rủi ro trong thực tế : VPBank nhận được bộ chứng từ xuất trình theo phương thức tín dụng chứng từ của khách hàng Công ty Thu Hoạch trị giá U SD25,000. K hi VPBank kiểm tra chứng từ phát hiện bộ chứng từ bất hợp lệ do thư tín dụng có điều khoản không thể thực hiện được “ Vận đơn đường biển lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và ghi cước phí trả trước (freight prepaid)”. Trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000 nên hãng tàu phát hành vận đơn thể hiện “freight collect”. Do đó, VPBank đã đề nghị Thu Hoạch t hông báo người nhập khẩu sửa đổi thư t ín dụng trước khi giao hàng để ngân hàng phát hành không thể từchối thanh toán. Tuy nhiên, 2 ngày sau Thu Hoạch thông báo người nhập khẩu từ chối sửa đổi thư tín dụng, yêu cầu gởi chứng từ gấp nếu không sẽ từ chối nhận hàng và Thu Hoạch phải bồi thường việc vi phạm hợp đồng do giao hàng trễ. Vì vậy, Thu Hoạch đã yêu cầu VPBank gởi chứng từ đòi tiền nhưng phải lập văn bản gởi VPBank với điều khoản “bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị VPBank gởi chứng từ. Công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu bộ chứng xuất trình bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán”. Nguyên nhân: Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 47 Khi ký kết hợp đồng, người mua soạn sẵn hợp đồng với điều khoản chứng từ vận tải ghi cước phí trả trước “freight prepaid” , trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi Công ty Thu Hoạch kí kết hợp đồng do còn thiếu kinh nghiệm và bất cẩn đã không kiểm tra điều khoản này gây bất lợi cho mình vì không thể lập được bộ chứng từ hợp lệ để thanh toán theo phương thức thư tín dụng. (2) Doanh nghiệ p Vịêt Nam chưa có những hiểu biết cần thiết về luật pháp trong kinh doanh quốc tế Doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thiếu hiểu biết về giao dịch bằng L/C cũng như các văn bản pháp luật quốc tế liên quan điều chỉnh về vấn đề t hanh toán quốc t ế và mua bán hàng hoá quốc tế như UCP, ISBP, Incortems…. Trong quá trình soạn thảo L/C, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ và được biết đến là “sai lầm 3 C” bao gồm các lỗi như: Lỗi không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complet e); lỗi không nhất quán (not consistant) Trong thanh toán xuất nhập khẩu hoặc mở L/C qua mạng, số đông các doanh nghiệp vẫn thiếu kinh nghiệm giao dịch vì vậy rất e ngại với thanh toán điện điều này gây ra khó khắn và nhiều rủi ro cho ngân hàng trong việc phát triển các hình thức TTQT. Ví dụ: chi nhánh NHNN & PTNT Đà Nẵng đã bị tổn thất 1,1 triệu USD khi thực hiện thanh toán bộ L/C cho nhà xuất khẩu phân lân của Nhật Bản vào Việt Nam, do trình độ của nhà nhập khẩu Việt N am còn nhiều hạn chế (doanh nghiệp nhà nước – Công ty bảo vệ thực vật và giống cây trồng Đ à Nẵng) đã uỷ quyền toàn bộ thủ tục vận chuyển và mua bảo hiểm cho đối t ác, trên đường vận chuy ển do gặp bão làm ướt hàng hoá và không thể sử dụng được nhưng t ài khoản của NHNN&PTNT Đà Nẵng tại ngân hàng đại lý vẫn bị trừ số tiền 1,1 triệu USD còn công ty bảo vệ thực vật và giống cây trồng Đà Nẵng cũng không thanh toán cho ngân hàng. T rong trường hợp này NHNN &PTNT Đà Nẵng là đơn vị chịu thiệt hại 100%. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 48 c. Từ phía nhà nước (1) Chính sách thương mại chưa ổn định Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt động XNK, song thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực t hi hành thường là ngắn, không đủ thời gian cho các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, dẫn tới bị động cho doanh nghiệp. Có những mặt hàng trước kia cho phép nhập khẩu, song do tình trạng hàng nhập về quá nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước nên Chính phủ lại cấm nhập làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn trong hướng giải quyết (2) Các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK còn rườm rà, các doanh nghiệp không được cập nhật liên tục với các văn bản quy định mới của Nhà nước. Chưa có sự liên kết phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền toái cho khách hàng, tốn kém thời gian và chi phí. Chưa xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng khi tham gia hoạt động XNK. Đồng thời, các doanh nghiệp, các tổ chức còn thụ động trong việc tiếp cận các quy định mới, chưa có những kênh thông t in truyền tải cập nhật các quy định mới của Nhà nước đến các doanh nghiệp, các tổ chức. Như ví dụ phía trên về Quy định Giấy Chứng nhận xuất xứ không được viết tay của Tổng cục Hải Quan, VPBank cũng chưa biết và chưa được tiếp cận tới quy định này. (3) Một số văn bản của ngân hàng nhà nước quy định chưa cụ thể Điều này gây ra sự hiểu biết khác nhau giữa thực tế diễn ra tại các ngân hàng và thanh tra N gân hàng Nhà nước dẫn đến áp dụng không thống nhất tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Chương III. Kiến nghị giải pháp nhằm Phát triển dị ch vụ TTQT tại các NHTM Việt Nam Từ thực trạng đã đề cập, chúng t a có thể thấy hoạt động TTQT tại các NHTM của nước t a còn chưa thật sự hiệu quả và dễ gặp rủi ro. Vì vậy chứng ta cần phải đề ra Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 49 nhiều biện pháp và quyết tâm hoàn thiện hoạt động này. Hiện nay các NHTM của Việt Nam cũng đang có những chính sách dần hoàn t hiện mình. Nhưng để những giải pháp này đem lại hiệu quả nhanh chóng còn cần đến sự hỗ trợ từ phía doanh nhiệp, ngân hàng nhà nước và các cơ quan hữu quan khác. Sau đây là những giải pháp đang được tiến hành và những giải pháp do nhóm đề xuất thêm: 1. Về phía NHTM a. Phát triển quan hệ hợp tác với các NH đại lý nước ngoài. Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng các nước có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển nghiệp vụ TTQT ở các NHTM. Để hoạt động TTQT nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng và nâng cao uy tín trong TTQT của NHTM, thì các ngân hàng cần thiết lập NHĐL nước ngoài với số lượng lớn và trải khắp các châu lục. Đ ể phát triển mối quan hệ với các ngân hàng đại lý và có những thỏa thuận hợp tác toàn diện, đầy đủ với những NHĐL tại những quốc gia là thị trường XNK chủ lực của VN, NHTM nên thường xuy ên có những hoạt động như: Tăng cường tiếp xúc và trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng có uy tín và tiềm lực tài chính lớn mạnh, tiến hành cử nhân viên của mình sang tập huấn tại ngân hàng bạn để tiếp thu những kiến thức mới,.. Ví dụ như: Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng trong nước đã có những cơ hội trong việc hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trong việc góp vốn, mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Như Sacombank có đối tác chiến lược là ANZ của Australia nắm giữ 10% vốn cổ phần và 20% thuộc v ề Công ty tài chính quốc tế IFC thuộc WB và Dragon Financial Holdings của Anh. Standard Chartered bank của Anh mua 8,56% cổ phần của ACB, hơn 21% vốn cổ phần của đối tác nước ngoài còn lại thuộc về Connaught Investor (Jardine Mutheson Group) và IFC thuộc W B. Hay Citibank là một tập đoàn ngân hàng nổi tiếng, đứng hàng lớn nhất thế giới của Mỹ đã ký hợp đồng hợp tác với NH Đông Á phát triển dịch vụ bán lẻ, kết nối hệ thống thanh toán thẻ của Đông Á với hệ thống thẻ của Citibank, v ới sự hợp tác này tạo điều kiện cho Citibank có điều k iện mở rộng hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại tiện ích ở Việt Nam, ngược lại phát triển khách hàng của Citibank tại Mỹ, nhất là Việt kiều Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 50 chuyển kiều hối v ề nước qua Đông Á, cũng như mở rộng dịch vụ thẻ của Đông Á tại Mỹ. b. Phát triển nguồn nhân l ực Thanh toán quốc t ế là một nghiệp vụ phức t ạp, nó đòi hỏi cán bội phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ tiếng anh,... để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thực hiện được mục tiêu của ngân hàng. Để phát triển nguồn nhân lực cần:  Rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm TTQT, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ TTQT, lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ TTQT đảm bảo cho việc xử lý chứng từ tại SGD đựoc tiến hành một cách thông suốt với năng suất và chất lượng cao hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán.  Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ để bổ sung kiến thức về thương mại quốc tế  Xây dựng quy trình t uyển dụng cán bộ TTQT đảm bảo yêu cầu chất lượng, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo trình độ và yêu cầu công việc. Tiến hành đào t ạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công t ác TTQT .  Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc được giao, có nhiều sáng tạo, tích cực xông xáo thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch. Đồng thời có chế độ kỷ luật, chuyển công tác khác với những cán bộ ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Ví dụ: Năm 2011 là năm đầu tiên VietinBank đổi mới việc áp dụng phương thức thi viết truyền thống trước đây bằng phương thức thi sát hạch trực tuyến. Phương thức thi này có nhiều ưu điểm vượt trội, tiết kiệm thời gian, chi phí tổ chức hội thi. Với cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại cùng khả năng ứng dụng tin học trong công việc của CBNV VietinBank đã rất phổ cập thì việc VietinBank xây dựng một hệ thống sát hạch và đào tạo trực tuyến trên môi trường mạng là cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 51 Hay như trong năm 2010, Vietcombank tổ chức hơn 70 khóa huấn luyện nghiệp vụ, hơn 3000 nv được đào tạo do đó chất lượng ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu. c. Tích cực huy động ngoại tệ phục vụ TTQT. Sự phát triển của nghiệp vụ TTQT làm t ăng thêm các nhu cầu vay vốn ngoại tệ của ngân hàng, đặc biệt là để phục vụ nhập khẩu. Do đó, gắn liền với việc cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. Nhu cầu nguồn ngoại tệ cho việc trả nợ vay, thanh toán nhờ thu, chuyển tiền T/T, thanh toán ứng trước hợp đồng dự án…có thời điểm rất cao làm cho nguồn ngoại tệ tại một số NHTM không thể đáp ứng được. Để giảm áp lực về cầu ngoại tệ, NHTM có thể triển khai các SPDV mua bán ngoại tệ kỳ hạn (forward), hoán đổi (Swap) phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng. Bên cạnh đó NHTM nên thực h iện chính sách ưu đãi khách hàng xuất khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn trong nguồn ngoại tệ. Đây là biện pháp hữu hiệu vừa giúp khách hàng phòng tránh được những rủi ro do sự biến động của tỷ giá, vừa tăng cường hiệu quả HĐKD của ngân hàng, góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa hoạt động TTQT. d. Phát huy hiệu quả của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Trong t hanh toán quốc tế thì ngoại tệ là không thể thiếu, nhưng không phải lúc nào các ngân hàng thương mại cũng có đủ ngoại tệ để hỗ trợ khách hàng, và một trong các cách cách để có thanh khoản về ngoại tệ là giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Thị trường này phát triển sẽ kéo theo thanh toán quốc tế phát triển theo. e. Nâng cao chất l ượng sản phẩm và quảng bá dị ch vụ. Ngân hàng cần cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh t oán quốc tế đủ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; kết hợp nhiều sản phẩm với nhau để tạo sự tiện ích cho khách hàng khi sử dụng; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế…Đồng thời, tăng cường hiệu quả và chất lượng công tác marketing Ngân hàng. Hoạt động market ing được tiến hành một cách có tổ chức và có hệ thống thì các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng sẽ được khách hàng biết đến và có cơ hội lôi kéo khách hàng về với mình. Để làm được điều này, ngân hàng cần: Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 52  Chú trọng tới công t ác nghiên cứu thị trường và tìm hiểu nhu cầu khách hàng: giúp cho ngân hàng xác định được thị trường mục tiêu và các khách hàng mục tiêu của mình, từ đó sẽ đưa ra ch ính sách sản phẩm phù hợp. t iến hành việc xác định những phương thức TTQT phù hợp với đoạn thị trường đó, để có những biện pháp phát triển sâu hơn về phương t hức đó  Chính sách marketing của ngân hàng cần được xây dựng một cách khoa học, có hệ thống để khi đi vào thực hiện đem lại kết quả tốt và phát huy tối đa nguồn lực của ngân hàng. Ví dụ: Xem xét biểu phí dịch vụ TTQT bằng L/C của VCB và Standard Chartered bank, có thể thấy phí dịch vụ của của VCB chỉ vào khoảng 70% so với Standard Charter bank. Điều này cũng là một lợi thế của các NHTM Việt Nam khi thực h iện dịch vụ, thu hút thêm khách hàng. Tuy nhiên, trong TTQT, giá trị của những hợp đồng ngoại thương thường có giá trị cao, vì vậy, đối với phần lớn khách hàng, tính an toàn trong giao dịch được đặt lên hàng đầu. Họ sẽ lựa chọn NH có uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt, do đó, bên cạnh việc duy trì mức phí cạnh tranh v ới các NH nước ngoài thì các NHTM Việt Nam cần tích cực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín thương hiệu. Nhiều ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai những dịch vụ mới như bảo lãnh, bao thanh toán trong tài trợ xuất nhập khẩu, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối quyền chọn trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.Hiện nay, có khoảng 80% NHTM Việt Nam đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực thanh toán quốc tế (TTQT). f. Hiện đại hóa công nghệ hoạt động TTQT của ngân hàng theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt lĩnh vực TTQT. Nâng cấp công nghệ không những có thể giúp ngân hàng vận hành nhanh, chính xác mà còn có thể khai t hác tối đa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại để thu hút khách hàng. Việc đổi mới công nghệ càn tập trung theo hướng hoàn thiện chương trình mạng thanh toán nội bộ-ISB, trang bị them máy tính cho các chi nhánh, nâmg cấp chương trình phần mềm, Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 53 thuê đường truyền riêng cho việc truyền tin TTQT nhằm đẩy nhanh tốc độ giao dịch, hạn chế những lỗi do đường truyền gây nên. Ví dụ: Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế vào quản lý và kinh doanh. Với việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng, Vietcombank đã xây dựng được hình ảnh m ột ngân hàng tiên tiến, xử lý tự động các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như ngân hàng bán lẻ, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn... và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm "đưa ngân hàng tới gần khách hàng" như: Dịch vụ Internet bank ing, VCB-Money (Home bank ing), thanh toán hóa đơn trực tuyến (VCB- P), SMS Banking, Phone banking... g. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng Như chúng t a đã thấy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về nghiệp vụ TTQT, thiếu hiểu biết về các chính sách, chế độ quản lý của nhà nước và quốc tế về hoạt động TTQT. Do đó việc NHTM tham gia tư vấn khách hàng là việc làm vô cùng càn thiết. Để có hiệu quả thì công tác tư vấn khách hàng đòi hỏi phải được thực hiện có chiều rộng và chiều sâu. N gân hàng cần:  Tư vấn cho khách hàng trong khâu thẩm định dự án để tiến hành xuất nhập khẩu. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 54  Hỗ trợ trong việc t ìm hiểu đối tác nước ngoài, đặc b iệt trong những hợp đồng lớn để giúp doanh nhiệp tránh bị lừa đảo, thua thiệt trong kinh doanh do thiếu thông tin về bạn hàng.  Tư vấn cho khách hàng về nội dung hợp đồng ngoại thương để kịp thời phát hiện những bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng.  Tư vấn về các nguồn luật điêu chỉnh hoạt động TTQT trong và ngoài nước Bên cạnh đó, ngân hàng nên xây dựng chính sách hợp tác đào tạo với một số nhóm khách hàng truyền thống, nhóm khách hàng đặc b iệt. Ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo với khách hàng để trao đổi kinh nghiệm về TTQT, cập nhật các văn bản pháp lý trong và ngoài nước điều chỉnh các quan hệ TTQT. Ví dụ: Công tác m ở rộng chăm sóc và quan hệ với k hách hàng đã được nâng cao, đặc biệt là công tác mở rộng và thu hút khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị phần trong TTQT của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm khoảng trên 80% .Trong đó, vị trí số một là của VCB, đứng thứ hai là BIDV. Doanh số trong TTQT và doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM Việt Nam cũng tăng mạnh trong những năm gần đây h. Nâng cao năng lực TTQT ở các chi nhánh Do trình độ nghiệp vụ TTQT ở một số ngân hàng, nhất là chi nhánh ở các tỉnh thành còn yếu nên việc quản li, điều hành nghiệp vụ này còn chưa hợp lí, chưa phát huy được năng lực và tính chủ động của chi nhánh, dẫn tới bất tiện cho khách hàng cũng như làm tăng áp lực công việc của Hội sở chính. Vì vậy, các NHTM tùy vào tình hình cụ thể của mình phải khẩn trương nâng cao nhiệp vụ TTQT ở các chi nhánh để các chi nhánh có thể chủ động thực hiện nghiệp vụ này một cách hiệu quả. 2. Về phía doanh nghiệ p Để hoàn thiện hệ hoạt động TTQT việc nâng cao kiến thức cho nhân viên NH là chưa đủ. Bản thân các khách hàng cũng cần phải trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ và thông lệ quốc tế để không chỉ bảo vệ quyền lợi của mình mà còn góp phần tạo thuận lợi cho các NHTM. Thận trọng khi làm ăn với các đối t ác nước ngoài ở thị trường dễ phát sinh rủi ro. Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn là thiếu kinh nghiệm giao dịch Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 55 trên thị trường quốc t ế. Vì vậy DN cần xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chính sách của họ thay đổi thường xuy ên hay luật lệ về TTQT của họ không rõ ràng, doanh nghiệp hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng vì xuất nhập khẩu vào thị trường đó dễ bị rủi ro. 3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước  Giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,  Mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng Trung ương và các NHTM , các đơn vị thành viên có doanh số TTQT lớn, những người môi giới, tạo cho thị trường hoạt động sôi nổi với tỷ giá sát với thực tế thị trường hơn.  Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện TTQT được mua bán trên thị trường, đa dạng hoá các hình thức giao dịch  Điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường, dần từng bước tiến tới áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái tự do và Nhà nước chỉ can thiệp khi cần t hiết thông qua công cụ lãi suất chiết khấu và các biện pháp vĩ mô khác.  Cần tính t oán xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại t ệ hợp lý có đủ khả năng điều chỉnh thị trường ngoại t ệ khi có căng thẳng về tỷ giá,  Củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam hợp tác cùng tìm hiểu khách hàng và đối tác, giúp đỡ và tương trợ nhau trong quá trình hoà nhập, cùng nghiên cứu và hạn chế bớt rủi ro. Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai.  Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng. Hiện nay nước ta đã có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Tuy nhiên nguồn thông tin của trung tâm vẫn chưa thực sự đầy đủ, cập nhật. Vì vậy, NHNH cần phối hợp để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nâng cấp hệ thống mạng, áp dụng công nghệ mới, hiên đại hóa, tự động hóa t ất cả các công đoạn xử lí nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phảm thông t in. Ngoài ra, trung tâm cũng cần chú ý đẩy mạnh, thu thập, xử lí và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ hiệ quả cho hoạt động của NHTM và phục vụ hoạt động giám sát của NHNN . Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 56 4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan  Sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQTcủa NHTM .  Cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Thư ơng mại, Tư pháp, Hải quan, Thuế ... nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.  Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại:  Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức t ài chính, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư kinh doanh.  Cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, t ạo hành lang thông thoáng cho hoạt động XNK Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT TS. Lại Tiến Dĩnh Nhóm 10-NH Đêm 2-K22 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình thanh toán quốc tế, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM -Khoa Ngân Hàng-Bộ môn Kinh Doanh Tiền Tệ, Nhà xuất bản thống kê TP.HCM năm 2009  Cẩm nang t ài trợ thương mại quốc tế , GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2011), Nhà xuất bản thống kê.  M ười tám ngân hàng Việt Nam đạt giải thưởng thanh toán quốc t ế chất lượng cao của Citibank, Tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại Nam Ninh-Trung Quốc  Báo cáo t hường niên của một số NHTM năm 2007,2008,…, 2012, 2013  Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng Cộng Sản Việt Nam.  combank-thuong-hieu-ngan- hang-hang-dau-t aa-viet-nam.html  x?cn_id=441759&c o_id=30066 al/page?_pageid=33,2948,33_9123  r% E1%BB% A7i-ro-th%C6%B0% E1%BB% 9Dng-g%E1%BA%B7p-trong- thanh-toan-b%E1% BA%B1ng-lc/ 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnvnhtm_word_hoan_chinh_1212.pdf