Đề tài Giải pháp phát triển du lịch MICE tại Nha Trang

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Công trình “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG” gồm 50 trang và được chia làm 3 chương, ngoài ra còn có lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu 65 tham khảo, và 5 phụ lục. Các chương trong đề tài như sau: Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE (Gồm 13 trang, từ trang 1 đến trang 13 ) Để có được một cái nhìn tổng quan về những khái niệm cơ bản về du lịch MICE, định nghĩa của từng loại hình trong du lịch MICE cũng như các đặc điểm về du lịch MICE, về khách MICE, và cả về lợi ích của loại hình du lịch này, nhóm nghiên cứu đã dày công tìm kiếm và đúc kết những kiến thức từ tài liệu, tạp chí, sách báo, internet, những thông tin thực tế trong và ngoài nước nhằm trình bày trong chương này. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và trình bày những vấn đề sau: + Khái niệm về du lịch MICE. + Đặc điểm của du lịch MICE + Các yếu tố đảm bảo cho du lịch MICE + Xu hướng trên thế giớ và tại Việt Nam về loại hình du lịch MICE. + Các lợi ích của du lịch MICE. Trong khuôn khổ của chương này cũng đề cập đến kinh nghiệm về du lịch MICE tại các nước nổi tiếng trên thế giớ và tại các thành phố trong nước qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Nha Trang. Có thể khẵng định đây chính là cơ sở quan trong giúp cho việc đánh giá, phân tích trong những chương tiếp theo. Chương 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ. (Gồm 18 trang, từ trang 14 đến trang 31) Măc dù hiện nay các tài liệu nghiên cứu về du lịch Nha Trang không ít, các tài liệu về du lịch MICE nơi đây còn rất ít ỏi. Dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp rất công phu và chi tiết các đánh giá về thực trạng du lịch tại Nha Trang thông qua sách báo, các đề tài trước, internet, . Chưa dừng lại ở đó, với quyết tâm nâng cao tính thực tiễn của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra xã hội học một cách công phu, kỹ lưỡng, nhiều đối tượng bao gồm các các nhà tổ chức du lịch MICE, các công ty tổ chức du lịch MICE, các vị khách đã từng tham gia du lịch MICE tại Nha Trang và cả các công ty du lịch tại Nha Trang nhằm mang lại một cái nhìn khái quát về thực trạng du lịch MICE tại Nha Trang. Dưa trên những kiến thức, thông tin có được nhu đã phân tích ở chương 1, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng khảo sát thông tin, đi sâu vào phân tích thực trạng tổ chức và chất lượng phục vụ cho du lịch MICE tại Nha Trang với nhiều góc độ vá nhiều đối tượng: công ty tổ chức du lịch MICE, các khách du lịch MICE, các công ty đã từng tham gia tổ chức du lịch MICE tại Nha Trang, Cùng với ý kiến của các chuyên gia nhằm giúp cho tính thực tế của đề tài ngày càng cao. Quá trình thực hiện bao gồm 3 giai đoạn . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TRONG ĐỀ TÀI LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE 1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH MICE: . 1 1.1.1 Khái niệm về du lịch MICE 1 1.1.1.1 Meeting . 1.1.1.2 Intensive 1 1.1.1.3 Conference 1 1.1.1.4 Event . 1 1.1.2 Đặc điểm của du lịch MICE 2 1.1.2.1 Đặc điểm về loại hình MICE . 2 1.1.2.2 Đặc điểm về khách MICE 3 1.1.3 Các yếu tố bảo đảm cho sự thành công của du lịch MICE . 3 1.1.4 Lợi ích do du lịch MICE đem lại 4 1.2 NHỮNG RỦI RO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE . 4 1.2.1 Kinh tế 4 1.2.2 Xã hội . 4 1.2.3 Văn hoá 6 1.2.4 Công nghệ 7 1.2.5 Chính trị . 7 1.2.6 Con người . 7 1.2.7 Điều kiện tự nhiên 8 1.2.8 Cơ sở hạ tầng 9 1.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.3.1 Xu hướng phát triển MICE trên thế giới . 9 1.3.2 Xu hướng phát triển MICE tại Việt Nam . 10 1.4 KINH NGHIỆM THỰC TIỂN TRONG DU LỊCH MICE 10 1.4.1 Kinh nghiệm của Singapore 10 1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 11 1.4.3 Kinh nghiệm của Vũng Tàu 12 1.4.4 Những bài học rút ra . 12 Kết luân chương 1 CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCCH MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ 2.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TAI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 14 2.1.2 Văn hoá, lễ hội, con người 15 2.1.3 Cơ sở hạ tầng 17 2.1.4 Ẩm thực . 18 2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂ DU LỊCH MICE NHA TRANG – KHÁNH HOÀ 19 2.2.1 Kinh tế 19 2.2.2 An ninh-chính trị-luật pháp . 20 2.2.2.1 Chính trị- luật pháp 20 2.2.2.2 An ninh . 21 2.2.3 Giao thông và những ảnh hưởng của nó 21 2.2.4 Môi trường công nghệ 22 2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA . 22 2.3.1 Khách du lịch . 22 2.3.1.1 Tình hình chung về thị trường du khách quốc tế 22 2.3.1.2 Khách du lịch MICE 23 2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh về thị trường MICE . 23 2.3.2.1 Khối lữ hành 24 2.3.2.2 Khối khách sạn 25 2.3.3 Thị trường nhà cung cấp dịch vụ MICE và hướng đầu tư phát triển phục vụ du lịch MICE 25 2.3.3.1 Hệ thống cơ sở lưu trú . 25 2.3.3.2 Các câu lạc bộ hội nghị hội thảo 27 2.3.3.3 Trung tâm hội nghị triển lãm . 27 2.3.3.4 Hãng vận chuyển . 27 2.3.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ 28 2.3.4 Nguồn nhân lực phục vụ du khách 28 2.3.5 Các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch . 29 2.4 NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ 30 2.4.1 Những điểm mạnh 30 2.4.2 Những điểm yếu . 30 2.5 CƠ HỘII VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ . 30 2.5.1 Cơ hội 30 2.5.2 Thách thức 31 Kết luận chương 2 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ 3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . 32 3.1.2 Mục tiêu của giải pháp 32 3.1.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp 32 3.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 32 Bảng phân tích SWOT 3.3 CÁC GIẢI PHÁP . 33 3.3.1 Giải pháp1: Giải pháp liên kết để phát triển thị trường MICE . 33 3.3.1.1 Nội dung của giải pháp 33 3.3.1.2 Điều kiện thực hiện 35 3.3.1.3 Lợi ích dự kiến của giải pháp . 35 3.3.2 Giải pháp 2: Giải pháp thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE 3.3.2.1 Nội dung của giải pháp 35 3.3.2.2 Điều kiện thực hiện 37 3.3.2.3 Lợi ích dự kiến của giải pháp . 37 3.3.3 Giải pháp 3: Giải pháp xây dựng và phát triển du lịch MICE tại Nha Trang . 38 3.3.3.1 Mục tiêu của giải pháp . 38 3.3.3.2 Nội dung của giải pháp 38 3.3.3.3 Lợi ích mong đợi từ giải pháp 41 3.3.4 Giải pháp 4: Giải pháp thu hút vốn đầu tư tại Nha Trang – Khánh Hoà 41 3.3.4.1 Mục tiêu của giải pháp . 41 3.3.4.2 Nội dung của giải pháp 41 3.3.4.3 Lợi ích dự kiến từ giải pháp . 43 3.3.5 Giải pháp 5: Xây dựng khu trung tâm văn hoá ẩm thực quốc tế tại Nha Trang 3.3.5.1 Mục tiêu của giải pháp . 43 3.3.5.2 Nội dung của giải pháp 43 3.3.5.3 Lợi ích dự kiến từ giải pháp . 45 3.3.6 Giải pháp 6: Giải pháp phát triển sản phẩm mới . 45 3.3.6.1 Mục tiêu của giải pháp . 45 3.3.6.2 Nội dung hoạt động . 45 3.3.6.3 Hiệu quả của giải pháp mang lại 48 3.3.7 Giải pháp 7: Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 48 3.3.7.1 Mục tiêu của giải pháp . 48 3.3.7.2 Nội dung hoạt động . 48 3.3.7.3 Hiệu quả của giải pháp 49 3.4 CÁC KIẾN NGHỊ 50 3.4.1 Kiến nghị đối với chính quyền 50 3.4.2 Kiến nghị đối với sở du lịch tỉnh Khánh Hoà 50 3.4.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch . 50 Kết luận chương 3 Kết luận Danh mục tài lịêu tham khảo PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sát và kết quả khảo sát Phụ lục 2: Quy hoạch và đầu tư Phụ lục 3: Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE Phụ lục 4: Một số tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Nha Trang-Khánh Hoà

pdf155 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5807 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển du lịch MICE tại Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thưởng khách sạn có phong cách quý tộc năm 2006-2007 và gần đây nhất là giải thưởng khách sạn tốt nhất 2007 -2008, Sunrise Nha Trang đã đang và sẽ tiếp tục giữ vững hình ảnh một khách sạn độc đáo trong kiến trúc, cao cấp trong dịch vụ, thân thiện trong phong cách và sẽ tiếp tục khẳng định vị thế như là một trong các khách sạn và khu nghỉ mát hàng đầu trong nước. KHÁCH SẠN VIỄN ĐÔNG (Nha Trang) Sao: Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Nha Trang, Khánh Hoà, Việt Nam Phone: (84 - 58) 523606- 523608 - Fax: (84 - 58) 521912 Email: viendonghtl@dng.vnn.vn, viendongreser@vnn.vn Tỉnh, thành phố: Nha Trang Với nét kiến trúc đặc sắc bên trong phòng sẽ mang lại cho quí khách cảm giác hoàn toàn thoải mái và yên tĩnh. Khách sạn còn là nơi lý tưởng cho các thương gia và du khách đến lưu trú tại đây quí khách có thể thưởng thức những điều tốt đẹp nhất mà Khách sạn Viễn Đông-Nha Trang có thể đem lại trong suốt thời gian quí khách ở lưu trú cùng với các dịch vụ hoàn hảo của chúng tôi Giá phòng (US$) : Từ 06/01 tới 30/08 Phòng đơn(US$) Phòng đôi(US$) First Class 33 38 ĐẶT PHÒNG Special Class 47 53 ĐẶT PHÒNG Từ 06/09 tới 31/12 Phòng đơn(US$) Phòng đôi(US$) First Class 58 31 ĐẶT PHÒNG Special Class 44 51 ĐẶT PHÒNG Ghi chú: Giá phòng trên bao gồm 10% thuế, 5% phí phục vụ và ăn sáng.. Tiện nghi trong phòng: Các phòng được thiết kế đẹp và trang trí một cách trang nhã nhằm thuận tiện và tiện nghi cho quí khách. Mỗi phòng được trang bị các thiết bị rất tiện nghi trong phòng như: điều hoà nhiệt độ, điện thoại quốc tế, truyền hình thu qua vệ tinh, tủ lạnh, máy sấy tóc và phòng tắm có vòi sen Tiện nghi khách sạn: - Máy rút tiền tự động (ATM) VCB-ATM card và các loại thẻ tín dụng quốc tế như: VISA, MASTER, PLUS, CIRRUS - 2 hồ bơi ngoài trời - Sân đánh tennis, phòng bi da - Phòng hớt tóc và quyầy bán hàng lưu niệm - Phòng chụp hình - Trung tâm dịch vụ - Dịch vụ truy cập mạng internet - Phòng họp - Dịch dụ giặt ủi - Dịch thuê xe ôtô, xe đạp, xe xích lô - Quán bar hồ bơi và nhà hàng có ca nhạc truyền thống từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối hằng đêm PHỤ LỤC: CÁC NHÀ HÀNG NỔI TIẾNG TẠI NHA TRANG PHỞ 20 YERSIN Phở 20 Yersin có người chủ là một đầu bếp lâu năm,đã đi nhiều nơi từ Nam chí Bắc, vì thế những món ăn bà nấu dung hòa được các hương vị, phong cách ẩm thực của nhiều vùng miền. Có lễ thế mà quán luôn đón tiếp rất đông khách thập phương trong và ngoài nước. Tiêu chí mà quán luôn hướng đến là sự sạch sẽ trong chế biến, tất cả các món ăn được nấu mà không cần bất kỳ một loại hóa chất nào khác, bởi người chủ quán cho rằng hóa chất chỉ đánh lừa vị giác của thực khách, làm họ thấy ngon miệng nhưng thực sự lại rất có hại cho sức khỏe. Quán chủ yếu phục vụ cho tầng lớp bình dân nên giá cả khá dễ chịu: từ 8.000đ đến 20.000đ. Các món ăn chính là phở, hủ tiếu Nam Vang, cơm Tấm Sài Gòn, mì xào, phở xào... THÔNG TIN NHÀ HÀNG Tên nhà hàng Phở 20 Yersin Loại nhà hàng Quán ăn Ðịa chỉ 20 Yersin, TP. Nha Trang. Chỉ dẫn Đường Yersin nằm bên phải siêu thị Marximark ,đi khoảng 20 mét bạn sẽ thấy quán ở phía tay phải.(Lưu ý: Yersin là đường một chiều). Ðiện thoại (058) 820383 Fax Chưa cập nhật Ðịa chỉ E- mail Chưa cập nhật Website Chưa cập nhật Ðặt chỗ trước Chấp nhận Số chỗ Từ 51-100 chỗ Giờ phục vụ 6:00 - 24:00 Ngày nghỉ Không có ngày nghỉ Thanh toán Tiền mặt Ngôn ngữ Tiếng Việt Giá trung bình 12.000 - 14.000 VND Dịch vụ phụ Giữ xe miễn phí Ghi chú M E N U THỰC ĐƠN TRONG NGÀY Hủ tiếu nam vang 12,000 VND Hủ tiếu giò heo 12,000 VND Hủ tiếu sườn 12,000 VND Miến sườn 12,000 VND Bánh mì patê - ốpla 8,000 VND Bánh mì xíu mại 10,000 VND Bánh patêsô 4,000 VND Phở Phở tái 10,000 VND Phở nạm 10,000 VND Phở gàu 10,000 VND Phở gân 10,000 VND CÁC MÓN CƠM Cơm sườn 12,000 VND Cơm tấm Sài Gòn 12,000 VND Cơm chiên dương châu 12,000 VND K Í N H C H Ú C Q U Ý K H Á C H N G O N M I Ệ N G NHÀ HÀNG ĐÈN LỒNG ĐỎ Nhà hàng Lồng Đèn Đỏ được thiết kế theo như một tửu lầu Trung Hoa xưa với một màu đỏ rực từ dưới lên trên, sức chứa hơn 300 khách, được chia làm 3 khu vực: trệt, sảnh, lầu, 4 phòng lạnh (1 phòng nhỏ chứa được từ 8 đến 24 khách và 1 phòng lạnh lớn chứa được 50 khách). Ngoài ra, nhà hàng còn có khu vực V.I.P với 6 phòng đầy đủ tiện nghi cao cấp sang trọng. Một số món ăn đặc sản của nhà hàng: soup yến chưng hạt sen, lươn cù lao Ðèn Lồng Ðỏ, lẩu hải sâm cơm cháy, ốc tiềm Ðèn Lồng Đỏ,... Quán còn phục vụ điểm tâm với các món ăn khá hấp dẫn. Ðội ngũ phục vụ đã qua đào tạo các lớp nghiệp vụ du lịch. THÔNG TIN NHÀ HÀNG Tên nhà hàng Nhà hàng Đèn Lồng Đỏ Loại nhà hàng Nhà hàng Ðịa chỉ 137 Hoàng Văn Thụ, TP. Nha Trang. Chỉ dẫn Ðiện thoại (058) 815006 Fax (058) 815 006 Ðịa chỉ E- mail Denlongdo@hotmail.com Website [URL] Ðặt chỗ trước Chấp nhận Số chỗ Từ 401-500 chỗ Giờ phục vụ 6:30 - 23:00 Ngày nghỉ Không có ngày nghỉ Thanh toán Tiền mặt Ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh Giá trung bình 20.000 - 50.000 VND Dịch vụ phụ Giữ xe miễn phí, Máy lạnh, Có khu vực hút thuốc riêng, Phòng VIP Ghi chú NHÀ HÀNG HẢI SẢN CANDLE LIGHT Candle Light cafe luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách điểm tâm, ăn trưa, ăn tối với các món đặc sắc của Việt Nam, Ý, Pháp, Trung Quốc và đặc biệt là các món hải sản. Nhà hàng chúng tôi có không khí đầm ấm, thân thiện và lãng mạn. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng ngay cả khi chỉ có một mình hoặc là với bạn bè. THÔNG TIN NHÀ HÀNG Tên nhà hàng Nhà hàng hải sản Candle Light Loại nhà hàng Nhà hàng Ðịa chỉ 6 Trần Quang Khải, TP. Nha Trang, Khánh Hoà. Chỉ dẫn Ðiện thoại (058) 813133 Fax Chưa cập nhật Ðịa chỉ E- mail candlelightcafe2001@yahoo.com Website Chưa cập nhật Ðặt chỗ trước Không nhận Số chỗ Từ 201-300 chỗ Giờ phục vụ 6:30 - 22:00 Ngày nghỉ Không có ngày nghỉ Thanh toán Tiền mặt Ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh Giá trung bình 15.000 - 40.000 VND Dịch vụ phụ Chưa cập nhật Ghi chú Ngưng hoạt động. CƠM LAM THÔN VIỆT Nhà hàng Thôn Việt nằm ở vùng ngoại ô của thành phố Nha Trang, không gian yên tĩnh, thoáng mát, rất phù hợp cho một bữa cơm gia đình thân mật, hay tổ chức những buổi tiệc ngoài trời cùng bạn bè. Trong khuôn viên của nhà hàng, người chủ đã khéo léo đưa những tiểu cảnh vào sân vườn, tạo nên nét độc đáo riêng biệt, mục đích tăng thêm sự thoải mái cho thực khách khi dùng bữa. Thực đơn của nhà hàng đa phần là các món ăn dân dã như: cơm lam, cơm niêu, canh măng chua cá thác lác,cá kho tộ,... Ngoài ra,nhà hàng còn phục vụ các món chế biến từ hải sản khác: mực, lươn,... THÔNG TIN NHÀ HÀNG Tên nhà hàng Cơm lam Thôn Việt Loại nhà hàng Nhà hàng Ðịa chỉ Km số 5 (đoạn giữa Nha Trang-Thành), đường 23/10, thôn Vĩnh Điềm Thượng, Vĩnh Hiệp, Nha Trang. Chỉ dẫn Ðiện thoại (058) 892340 Fax (058) 871195 Ðịa chỉ E- Chưa cập nhật Website Chưa cập nhật mail Ðặt chỗ trước Chấp nhận Số chỗ Từ 201-300 chỗ Giờ phục vụ 7:00 - 22:00 Ngày nghỉ Không có ngày nghỉ Thanh toán Tiền mặt Ngôn ngữ Tiếng Việt Giá trung bình 20.000 - 50.000 VND Dịch vụ phụ Chưa cập nhật Ghi chú GIớI THIỆU MỘT SỐ CÁC NHÀ HÀNG TRONG THÀNH PHỐ NHA TRANG Tên Đặc điểm Nhà hàng Lạc Cảnh Địa chỉ: 44 Nguyễn Bỉnh Khiêm Điện thoại: 058. 821391 Bò nướng, gà xối mỡ, cơm tay cầm, chả tôm nướng mía... Nhà Hàng Vọng Nguyệt Địa chỉ: 77 Nguyễn Thị Minh Khai Điện thoại: 058. 813988 Các món đặc sản 3 miền, các loại nước giải khát, chuyên tổ chức tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật... Nhà hàng Alo Con Gà Pháp Địa chỉ: 33 Lê Lợi Điện thoại: 058. 823884 Gà quay theo phong cách Pháp, các món hải sản ... Nhà hàng Ðèn Lồng Ðỏ Địa chỉ:137 Hoàng Văn Thụ Điện thoại: 058. 815006/ 819660 Cơm niêu, cơm đập, soup yến chưng hạt sen, chả giò, lươn cù lao đèn lồng đỏ, hải sâm, các loại hải sản… Nhà hàng Hải Vy Địa chỉ: 44 Trần Phú, Nha Trang Điện thoại: 058. 524299 Các loại hải sản tươi sống, cơm Việt Nam, các món ăn Âu Á, giải khát... Nhà hàng Ngọc Tiên Địa chỉ: 59 Lê Thành Phương Điện thoại: 058. 810482 Các món nem Ninh Hòa: Nem chua, nem nướng, bún xào... Nhà hàng Phố Biển Địa chỉ: 36 Trần Phú, Nha Trang Điện thoại: 817882 Các món hải sản tươi sống và các món đặc sản... Nhà hàng Cây Me Địa chỉ: 284 - Đường 2/4 Điện thoại: 058. 811576 Gỏi cá mai, cá dìa nướng chanh, lẩu mắt bò, lẩu sống hải sản,... Nhà hàng Lys Địa chỉ: 117 A Hoàng Văn Thụ Điện thoại: 058. 822006 Các món ăn Âu, Á ... Nhà hàng Bình Minh Địa chỉ: 64 Hoàng Văn Thụ, Nha Trang Điện thoại: 058. 821861 Các món cơm Việt Nam, các món đặc sản... Nhà Hàng BomBay Địa chỉ: 34 Hùng Vương Điện thoại: 058 . 816206 Các món Ấn Độ, hải sản, kem, bánh ngọt... Nhà Hàng Trúc Linh Địa chỉ: 21 Biệt Thự - Nha Trang Điện thoại: 058 . 820089 - 821259 Các món ăn Việt Nam và quốc tế, các món hải sản tươi sống... Nhà Hàng Sailing Club Địa chỉ: 72-74 Trần Phú - Nha Trang Điện thoại: 058 . 826528 Các món ăn Việt Nam, Nhật, Ý, các món hải sản... Nhà Hàng Huỳnh Lai Địa chỉ: 02 Phan Chu Trinh Điện thoại: 058 . 817882 Các món ăn chế biến từ gà như gà nướng, luộc, xé phay... Nhà Hàng Ấn Omars Indian Địa chỉ: 02 Phan Chu Trinh Điện thoại: 058 . 817882 Các món gà càri, cá, sườn ram, bánh, rau quả…do đội ngũ đàu bếp của Mr Omar đến từ New Delhi India đảm nhiệm Nhà hàng Good Morning Vietnam Địa chỉ: 19 Biệt Thự - Nha Trang Điện thoại: 058 . 815071 Bánh pizza, mì ống, rau salad trộn, các loại thức uống …theo kiểu Ý Nhà hàng La Louissiane Địa chỉ: Trần Phú - Nha Trang Điện thoại: 058 . 812948 Các món ăn kiểu Pháp, kem, bánh, bia tươi… Quán ăn Dừa Xanh Địa chỉ: 189 Nguyễn Bỉnh Khiêm Điện thoại: 058. 823687 Món chính: các món hải sản, cua rang me, tôm hùm nướng bơ chanh, bò nướng vĩ, các món gỏi... Nhà hàng Sailing Club Nha Trang Địa chỉ: 76 Trần Phú, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa Nhà hàng Thanh Lịch Địa chỉ: 8 Phan Bội Châu, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: 821955 Nhà hàng Vinagen - Italian Địa chỉ: Đường Trần Phú, Khánh Hoà Nhà hàng Casa Italia Đường Trần Phú, Tp. Nha Trang Các món bánh pizza và mì ống. Nhà hàng KDL Coconut Cove 40 Trần Phú, Tp. Nha Trang Tel: 826 964 CLB thuyền buồm Nha Trang 72 Trần Phú, Tp. Nha Trang Đồ ăn Việt Nam và Châu Âu Nhà hàng Vinagen Đường Trần Phú, gần Đài tưởng niệm chiến tranh, Tp. Nha Trang Nhà hàng Italia Nhà hàng Banana Split 58 Quang Trung, Tp. Nha Trang Nhà hàng Bốn Mùa Đường Trần Phú, đối diện KS Hải Yến Cafe des Amis 13 Điện Biên Nhà hàng Ngọc Sương 16 Trần Quang Khải, Tp. Nha Trang Tel: 827 030 Nhà hàng Ngọc Linh 20 Trần Quang Khải, Tp. Nha Trang Tel: 821 653 Nhà hàng Trúc Mai Viên 30 Trần Quang Khải, Tp. Nha Trang Tel: 814 220 Nhà hàng Hoàn Hải 6 Phan Chu Trinh, Tp. Nha Trang Nhà hàng Âu Lạc 28C Hoàng Hoa Thám, Tp. Nha Trang Nhà hàng Lys 117A Hoàng Văn Thụ, Tp. Nha Trang Tel: 822 006 Nhà hàng Thờn Bơn 1 Yersin, Tp. Nha Trang Tel: 828 656 Nhà hàng La Louisiane Đường Trần Phú, Tp. Nha Trang Tel: 827 546 Nhà hàng Hai Chùa 8 Tô Vĩnh Diện, Tp. Nha Trang Tel: 821 370 Nhà hàng Hoàng Hoa 54 Yersin, Tp. Nha Trang Tel: 813 318 BÚN CÁ TRỮ TÌNH Bạn có bao giờ đi tới một quán trữ tình để ăn bún cá hoặc bún riêu chưa nhỉ ? Hãy tưởng tượng đấy là một hàng quán được thiết kế với những cây cảnh hờ hững bên chiếc cầu thang gỗ của một ngôi nhà cổ thời Pháp . Chiếc cầu thang gỗ trăm tuổi đã lên màu đen bóng, có cả cánh cửa ngăn trở làm duyên cho một quán ăn thanh cảnh. Và nữa, bạn sẽ bất ngờ với chùm đèn lạ cũng rất cổ được thắp điện tỏa ra màu vàng ấm áp. Nhạc khẽ khàng với những bản hòa tấu. Trên tường là những bức tranh do các em thiếu nhi vẽ. Hai góc của quán là hai tủ sách, trong đó sách Việt, sách Pháp được giữ gìn cẩn thận. Quán có tên Con Mèo, ờ số 10 đường Hai bà Trưng, trên đường vào chợ Đầm Bún cá Nha Trang - Hình Noodlepie) Anh Bích, giáo viên dạy toán trường THPT Lý Tự Trọng và cô giáo dạy văn đã nghỉ hưu Bội Hoa là chủ nhân của quán bún cá, bún riêu đầy tính lãng mạn đó. Ở Nha Trang có rất nhiều quán bún riêu, bún cá. Nhưng trong khi những quán bán lâu năm thành tên kia đều mang tính bình dân với những chiếc ghế chông chênh, khách chen nhau ngồi trong không gian chật, thì quán Con Mèo quả là một bất ngờ, bởi không ai bán bún cá, bún riêu trong một quán sang trọng như thế. Tuổi của quán chỉ mới vài tháng mà đã có rất nhiều người biết đến vì tính lãng mạn của nó. Nhưng sự lãng mạn của không gian quán gần như không hề mâu thuẫn với món ăn. Vẫn cái giá bình dân của quán nhỏ: 5 - 6 ngàn đồng/tô bún, nhưng chị Bội Hoa đã xem việc chế biến món ăn là niềm đam mê của mình, vì thế tô bún trình bày đẹp, ăn ngon miệng. Sự trở lại của khách chứng minh điều đó. Tôi đã ghé quán ăn tô bún riêu, thêm dĩa chả cá hấp trong không gian nhạc hòa tấu ấy, khá bất ngờ vì món ăn ngon, lại trình bày đẹp. “Chị có đi học nấu ăn ở đâu không?” - tôi hỏi chị Bội Hoa. Chị vui vẻ trả lời: “Ngày xưa, con gái tôi rất thích hai món ăn này, gần như tôi phải nấu thường xuyên cho cháu ăn. Giờ đây công thức nấu cũng từ đó”. Từ những bữa ăn ngon dành cho gia đình, chị Bội Hoa đã đưa lên thành món ăn cho khách. Rau sạch chọn kỹ, nước dùng không bột ngọt, cá chọn kỹ lưỡng, cả món bún riêu chị làm thêm đậu phụ theo cách riêng. Quán khuất bên trong, nhưng dường như sự chìm khuất ấy không ngăn được khách tìm đến. Vài người khách nước ngoài thích thú đọc tấm bảng giới thiệu quán, trên đó anh Bích viết thêm tiếng Anh, tiếng Pháp. Quán bún cá mà có cả quảng cáo bằng tiếng nước ngoài cũng là điều hiếm. Họ ăn liền mỗi người 2 tô, lại lấy thêm tờ rơi đem về để giới thiệu cho bạn bè. Công việc của một giáo viên dạy toán cấp 3 khá vất vả, nhưng có khoảng thời gian nào trống, anh Bích lại tới quán phụ với vợ. Rảnh rỗi, anh lại giở sách ra đọc hoặc chấm bài học trò. Có khách tới ăn, tò mò xem sách, lại bàn luận tri thức với chủ. Món ăn là phạm trù ẩm thực. Chế biến món ăn là nghệ thuật. Đem nghệ thuật chế biến món ăn cộng với không gian của cỏ cây, nền nhạc hòa tấu và không gian sách của quán bún cá, bún riêu như quán Con Mèo quả là độc đáo. GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Cảng Nha Trang; 5 Trần Phú, P. Vĩnh Nguyên-NT - ĐT: 058.590839 2. Ga xe lửa Nha Trang; 17 Thái Nguyên - NT - ĐT: 058.822113 3. Cảng Hàng không Cam Ranh; 86 Trần Phú - NT - ĐT: 058.823798 * Phòng bán vé: 12B Hoàng Hoa Thám - NT - ĐT: 058.823797 * Phòng bán vé: 91 Nguyễn Thiện Thuật - NT - ĐT: 058.826768 4. Bến xe Liên tỉnh; 58 đường 23-10 - NT - ĐT: 058.822192 5. Cty TNHH Thành Thành, 31A Lê Quý Đôn - NT - ĐT: 058.510513 6. EMASCO Taxi; 6 Nguyễn Chánh - NT - ĐT: 515151 - 814444 7. Khánh Hòa Taxi; 46 Lê Thánh Tôn NT - ĐT: 810810 8. Nha Trang Taxi; 46 Nguyễn Thị Minh Khai - NT - ĐT: 058.818181 9. Mai Linh Taxi; ĐT: 058.822266 - 811811 10. V20 Taxi - Cty Tân Hoàng Minh; ĐT: 058.882020 CHỢ CỬA HÀNG CỬA HIỆU VÀ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 1. Chợ Đầm Nha Trang; 9 Chung cư B, NT 2. Chợ Xóm Mới; 49 Ngô Gia Tự, NT 3. Siêu thị Maximark; 66 Quang Trung, NT 4. Cửa hàng Mỹ Nghệ; Trần Phú - NT (đối diện 24 Trần Phú) 5. Cửa hàng điện ảnh Copholab; 11 Yersin, NT 6. Nha Trang và Nghệ thuật; 64 Trần Phú, Nha Trang 7. Làng chiếu Vĩnh Ngọc; xã Vĩnh Ngọc - NT 8. Các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hải sản; Cầu Đá, P. Vĩnh Nguyên. PHỤ LỤC: MỘT SỐ BÀI BÁO NÓI VỀ TIỀM NĂMG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ Khánh Hòa: Điểm đến của cơ hội kinh doanh và nghỉ ngơi, giải trí Từ xưa đến nay, Khánh Hoà – xứ sở của Trầm Hương luôn được coi là vùng đất “thiên thời, địa lợi” với tiềm năng đa dạng và thế mạnh về du lịch biển - đảo. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trong lòng bè bạn gần xa, hình ảnh Nha Trang-Khánh Hòa ngày càng trở nên gần gũi, như là nơi của gặp gỡ, hội tụ, của những cơ hội kinh doanh, khám phá và nghỉ ngơi, giải trí. Trong những năm qua, ngành Du lịch Khánh Hoà đã không ngừng trưởng thành, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế- xã hội địa phương. Năm 2007, thị trường du lịch Khánh Hòa tiếp tục có nhiều khởi sắc, thể hiện những bước phát triển ổn định và bền vững trong tiến trình hội nhập. Các sự kiện, hoạt động nổi bật như: Festival biển 2007; vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007; vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt và cuộc thi Hoa hậu Trái đất; hệ thống cáp treo trên biển dài nhất thế giới trên vịnh Nha Trang, nối từ đất liền đến Khu du lịch Vinpearl Land đã chính thức vận hành; các cầu tàu trên tuyến du lịch Sông Cái đã đưa vào hoạt động; Công ty Du lịch Long Phú mở thêm loại hình du lịch leo núi; đặc biệt, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được tổ chức tại Nha Trang vào tháng 7/2008... đã làm đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí của khách du lịch và góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Nha Trang – Khánh Hòa, hình ảnh con người Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, một số điểm mới được hình thành và đưa vào hoạt động trong năm như: Khu Du lịch và giải trí Nha Trang (khu vui chơi dành cho thiếu nhi); Khách sạn Hải Âu I, khách sạn Olimpic với quy mô 3 sao; các khách sạn có quy mô từ 3-5 sao như Khách sạn Phương Đông, Novotel đã hoàn thành phần xây dựng cơ bản. Khu Du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đã có 01 dự án khởi công xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 51 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, trong đó có 09 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành luôn quan tâm đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện và lao động, tăng cường các hình thức liên kết, hợp tác để đưa khách từ tỉnh ngoài về Khánh Hòa và ngược lại. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành đã có bước cải thiện cả về năng lực và tính hiệu quả. Tình trạng một số doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng vẫn xây dựng, chào bán và tổ chức thực hiện các chương trình tour đối với khách du lịch nước ngoài đã được chấn chỉnh. Đến cuối tháng 12/2007, Nha Trang đã đón 23 chuyến tàu du lịch quốc tế bằng đường biển với 15.000 lượt khách lên bờ tham quan, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2006). Số lượng các doanh nghiệp khai thác, phục vụ du khách tham quan cũng tăng hơn năm trước. Với sự nỗ lực không ngừng, toàn ngành du lịch Khánh Hòa đã phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Doanh thu du lịch năm 2007 ước 1.025 tỷ đồng, đạt 107,4% so với kế hoạch, tăng 23%. Tổng số khách ước 1,36 triệu lượt, đạt 113,4% so với kế hoạch, tăng 25,5%, với 2,850 triệu ngày khách lưu trú, tăng 29%; bình quân ngày khách lưu trú 2,09, tăng 3,5%; 5,2 triệu lượt khách tham quan, tăng 36%. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh du lịch so với cùng kỳ năm 2006 tăng 12,5%; tăng thêm 38 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch (tăng tương ứng 562 phòng), đưa tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh lên 387 cơ sở. Có được những kết quả đáng khích lệ trên chính là nhờ sự phối hợp ngày càng chủ động và hiệu quả hơn giữa Sở Du lịch – Thương mại với các sở, ngành hữu quan, các doanh nghiệp và chính quyền các huyện, thị, thành phố trong các hoạt động quảng bá, quản lý và đầu tư phát triển các hoạt động du lịch. Sở Du lịch-Thương mại luôn chủ động, tích cực phối hợp cùng các đơn vị liên quan, các tỉnh bạn xúc tiến việc khảo sát xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch mới phục vụ du khách; hoàn thiện các tuyến du lịch đồng quê, thành phố, sông Cái; mở các tour liên tỉnh theo chương trình hợp tác đã ký kết; tham gia các Hội chợ triển lãm Du lịch quốc tế (ITE), Hội chợ thương mại quốc tế VN Expo 2007, Hội chợ quốc tế hành lang kinh tế Đông – Tây, Hội chợ Festival Ninh Thuận tháng 7/2007; phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội thảo quốc gia về nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam để tăng cường sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tổ chức Hội nghị hợp tác phát triển Thương mại-Du lịch của Khối liên kết miền Trung – Tây Nguyên lần thứ V; Ký kết hợp tác phát triển về du lịch- thương mại với Lâm Đồng… Đầu năm 2007, Sở Du lịch-Thương mại đã tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng lớp hướng dẫn viên du lịch cho 138 lao động từ các doanh nghiệp, xét cấp 52 thẻ hướng dẫn viên dài hạn, nâng tổng số thẻ lên đến cuối năm là 72 thẻ (ngưng cấp thẻ tạm thời); tổ chức các buổi tập huấn Luật Du lịch, Luật Thương mại và các văn bản dưới luật có liên quan. Đây được coi là sự cố gắng của ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên.. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, du lịch Khánh Hòa vẫn còn một số tồn tại: công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thương mại vẫn chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Tiến độ đầu tư một số dự án du lịch, thương mại trên một số địa bàn còn chậm (Khu Du lịch-Giải trí Sông Lô, Bãi Dài-Cam Ranh, đường Trần Phú – Nha Trang…) làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và phát triển du lịch của tỉnh; hoạt động lữ hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật và thị trường; tính chuyên nghiệp của công tác quảng bá, xúc tiến vẫn chưa cao; số lượng và chất lượng hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch vẫn còn nhiều hạn chế; số cơ sở kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao còn ít; tình trạng rác thải, nước thải đang tiếp tục gây ô nhiễm tại một số vùng trọng điểm du lịch như cửa sông Cái, bến đò Vĩnh Nguyên, các chợ nội thành. Nạn lấn chiếm vỉa hè, bán hàng rong, ăn xin, cò mồi vẫn còn khá phổ biến… Tiềm năng khai thác du lịch của Khánh Hòa vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, để việc khai thác, quản lý đạt hiệu quả cao, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, bền vững thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các tuyến, điểm du lịch; sự đầu tư đúng mức về quảng bá hình ảnh Khánh Hòa; đặc biệt, các nhà quản lý cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ trong việc đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tạo ra sức cạnh tranh bằng chính đội ngũ lao động, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cuộc cạnh tranh gay gắt sắp tới, từng bước chủ động hội nhập quá trình phát triển của du lịch thế giới. NHA TRANG - ĐI ỂM H ẸN Nha Trang vốn nổi tiếng trong và ngoài nước với các điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút trên 5,2 triệu lượt khách đến thăm quan, trong đó khách nước ngoài chiếm khoảng 35%. Ông Trương Đăng Tuyến – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Khánh Hòa đã có cuộc trao đổi với chúng tôi về vấn đề này. PV: Để du lịch Khánh Hòa có được kết quả như năm 2007, yếu tố khách quan hay chủ quan quyết định, thưa ông? Ông Trương Đăng Tuyến: Du lịch Khánh Hòa trong năm 2007 tiếp tục có những bước phát triển ổn định và bền vững với các sự kiện nổi bật như: Festival biển Nha Trang 2007, vòng chung kết liên hoan Tiếng hát Truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007, vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt, và cuộc thi Hoa hậu Trái đất đã diễn ra tại khu Du lịch và Giải trí Vinpearl- Nha Trang. Ngày 10-3-2007, hệ thống cáp treo biển dài nhất thế giới 3.310m trên vịnh Nha Trang, nối từ đất liền đến khu Du lịch Vinpearl Land chính thức vận hành; các tàu trên tuyến du lịch sông Cái đã đưa vào hoạt động; công ty Du lịch Long Phú đã mở thêm loại hình du lịch leo núi. Đặc biệt, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008 sẽ được tổ chức tại Nha Trang, vào tháng 7-2008. Những sự kiện, hoạt động trên góp phần quảng bá các địa điểm du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, hình ảnh con người Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước. Sự phối hợp giữa Sở Du lịch- Thương mại với các Sở, ngành hữu quan, các doanh nghiệp và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố Nha Trang trong các hoạt động quảng bá, quản lý, đầu tư phát triển các hoạt động du lịch ngày càng chủ động và hiệu quả hơn. Thời tiết trong năm có nhiều thuận lợi cho các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo. Toàn ngành du lịch Khánh Hòa không ngừng phấn đấu, tạo đà cho hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Với lợi thế đặc biệt về du lịch biển, Nha Trang đã là một điểm đến quen thuộc của các chuyến tàu biển du lịch quốc tế, năm 2007 đón 23 chuyến tàu du lịch quốc tế bằng đường biển với 15.000 lượt khách lên bờ tham quan. Số lượng các doanh nghiệp khai thác, phục vụ du khách tham quan cũng tăng hơn năm trước. Có được kết quả ấy phải kết hợp cả hai yếu tố, nhưng quyết định nhất vẫn là cách làm. * Ông có thể cho biết cụ thể về định hướng phát triển ngành du lịch trong thời gian tới của Khánh Hòa? - Phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hóa trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái biển để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh, có trọng tâm, trọng điểm, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra bước đột phá, chúng tôi vẫn chú trọng phát triển một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội. Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2008, toàn tỉnh đã thu hút được hàng trăm ngàn lượt khách đến thăm quan và du lịch, trong dịp 30-4 và 1-5 toàn tỉnh đã thu hút được 54.320 khách, tăng 112% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu đạt gần 70.000 triệu đồng. Đồng thời chúng tôi xây dựng mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2010 và 2020, du lịch Khánh Hòa phát triển với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hòa đã đề ra, phấn đấu đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực. Từ đầu năm 2008 đến nay đã có gần 20 cơ sở đăng ký tham gia kinh doanh lưu trú du lịch, đưa tổng số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch lên gần 400 cơ sở với gần 9.000 phòng. * Các chỉ tiêu cụ thể đó là gì, thưa ông? - Phấn đấu đến năm 2010 đón khoảng 1.500 ngàn lượt khách trong đó có 500 lượt khách quốc tế. Năm 2010 thu nhập du lịch đạt hơn 2.500 tỷ VND (trong đó doanh thu du lịch hơn 1.500 tỷ), đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt hơn 1.200 tỷ VND, 9,09% tổng GDP toàn tỉnh. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18-20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 8.520 phòng khách sạn trong đó có 5.500 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng, gần 1.400 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao. Nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn cần khoảng 23.150 tỷ VND, trong đó đến năm 2010 cần khoảng 4.100 tỷ VND, với khoảng 1.150 tỷ (chiếm 28%) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường... Với tiềm năng, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện về cơ sở kỹ thuật trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Khánh Hòa từ nay đến năm 2020 vẫn chủ yếu là du lịch biển đảo, bao gồm: Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ... phát triển ở dải không gian ven biển, du lịch sinh thái núi; du lịch văn hóa; du lịch MICE; du lịch công vụ, thăm thân và đặc biệt là du lịch tàu biển. Nha Trang sẽ luôn là điểm hẹn hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Phụ lục 4.6: Một số cơ sở sản thủ công mỹ nghệ và hải sản tại Nha Trang- Khánh Hoà Cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ Trâm Anh Địa chỉ: 23 Lê Thánh Tôn, TP Nha Trang Cửa hàng mỹ nghệ Hoa Champa Địa chỉ: 17 B9 Hoàng Hoa Thám, Nha Trang Điện thoại: 816843 Cửa hàng mỹ nghệ Ngọc Bích Địa chỉ: 12 Trần Phú, Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang Điện thoại: 590066 Cửa hàng tranh Hoa Vải Nghệ Thuật Kim Tố Địa chỉ: 80 Sinh Trung – Nha Trang Điện thoại: 823222 Chợ Xóm Mới Nha Trang Địa chỉ: 49 Ngô gia Tự, Nha Trang Điện thoại: 515364/ 510262/ 510261 Siêu thị MAXIMARK Nha Trang Địa chỉ: 66 Quang Trung, Tp.Nha Trang Điện thoại: 815877/ 815878 Trung tâm Nha Trang & Nghệ Thuật Địa chỉ: 64 Trần Phú, Nha Trang Điện thoại: 826879 Trung tâm Thương mại Nha Trang (Chợ Đầm Nha Trang) Địa chỉ: 09 Chung cư B - Chợ Đầm - Nha Trang Điện thoại: 822560/ 812352/ 812388 Cửa hàng Mỹ Nghệ Địa chỉ: 22B Trần Phú - Nha Trang Điện thoại: 822528 Cửa hàng Mỹ Nghệ thuộc Công ty Du lịch Khánh Hoà Địa chỉ: Đối diện 22 đường Trần Phú, Nha Trang Điện thoại: 822528 Công ty Cổ phần Chế biến Lâm Thủy sản Khánh Hòa Tên giao dịch quốc tế: Forest And Sea Products Company Địa chỉ: 189 Thống Nhất, Nha Trang, Khánh Hoà Điện thoại : (84-58) 814261/ 881156; Fax: 822023 Công ty Chế biến hàng song mây xuất khẩu Tên giao dịch: RAPEXCO Địa chỉ: Trường Sơn, Bình Tân, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: (84-58) 881768/ 881061; Fax: 881438/ 883873 Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ XK Vĩnh Phước Ðịa chỉ: Thôn 09, thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Điện thoại: (84-58) 844282; Fax: 846302 Email: htxvinhphuonc@dng.vnn.vn & vinhphuoccoop2000@yahoo.com Doanh nghiệp Tư nhân Nghệ Khương Địa chỉ: Thôn Võ Cang, Vĩnh Trung, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: (84-58) 831964 Email: dntnnghekhuong@dng.vnn.vn Địa chỉ: Thôn Võ Cang, Vĩnh Trung, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: (84-58) 831964 Email: dntnnghekhuong@dng.vnn.vn Tên giao dịch: KHAVIWOOD Địa chỉ: Xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa Điện thoại: (84-58) 850318/ 850762; Fax: 852118 Email: khaviwood@dng.vnn.vn Công ty TNHH Đại Nam Ðịa chỉ: Trường Sơn, Bình Tân, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: (84-58) 743517/ 883954 Công ty SX hàng Thủ công Nha Trang Ðịa chỉ: Trường Sơn, Bình Tân, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: (84-58) 881062 PHỤ LỤC 5: TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ GIÁ CẢ CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ QUA CÁC NĂM Phụ lục 5.1: Tình hình thương mại, du lịch và giá cả tỉnh Khánh Hoà năm 2005 Phụ lục 5.2: Tình hình thương mại, du lịch và giá cả tỉnh Khánh Phụ lục5.1: Tình hình thương mại, du lịch và giá cả tỉnh Khánh hoà năm 2005  Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường toàn tỉnh năm 2005 ước được 13.273 tỷ đồng tăng 30,9% so năm trước, trong đó thành phần kinh tế nhà nước được 5.277 tỷ đồng tăng 13,6%. Các doanh nghiệp nhà nước có mức bán tăng khá so năm trước: Cty TNHH thương mại Khatoco được 3.000 tỷ đồng tăng 13%, Cty xăng dầu Phú Khánh 960 tỷ đồng tăng 57%, Cty thương mại dịch vụ miền núi 66 tỷ đồng tăng 14%... với các mặt hàng chủ yếu bán ra 175.000 tấn xăng dầu, 1.960 ngàn hộp sữa và 584 triệu bao thuốc lá, riêng các mặt hàng sắt thép, xi măng, phân bón giảm từ 59% đến 78%. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ miền núi, ngành thương mại đã thực hiện tốt kế hoạch phục vụ nhân dân, bộ đội Trường Sa. Nhân các đợt triển khai các hoạt động du lịch, ngày kỷ niệm 30 năm giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước, đã tổ chức nhiều hội chợ giới thiệu sản phẩm mới phục vụ nhân dân trong tỉnh và khách du lịch. * Năm 2005, nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng khá so cùng kỳ năm trước: Cty TNHH Hải Vương, XNTD chế biến thủy sản xuất khẩu Cam Ranh, Cty TNHH Việt Long, Cty CP hải sản Nha Trang, Cty dệt Nha Trang, Cty TNHH Trúc An, Cty sản xuất hàng song mây xuất khẩu Nha Trang, Cty F.L.D Việt Nam, Cty Phillipseafoods, Cty Gallantocean, Cty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin ... đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh được 458 triệu USD đạt 111,7% KH tăng 18,8% so năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương 416 triệu USD bằng 118,9% KH tăng 22,9%; xuất khẩu hàng hóa được 362 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ 96 triệu USD. Đã có 112 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, hàng xuất khẩu đi tới 59 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mặt hàng xuất chủ yếu tăng so năm trước: thủy sản các loại 49 ngàn tấn tăng 11%, sản phẩm song mây 22,8 triệu USD tăng 21,3%..., một số mặt hàng xuất khẩu như điều, cà phê, tiêu giảm mạnh so cùng kỳ năm trước từ 24,4% đến 51,6% do giá cả trên thị trường thế giới biến động giảm. Nhập khẩu trên địa bàn ước được 205 triệu USD tăng 14,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu địa phương 183,3 triệu USD tăng 17,4%. Hàng nhập chủ yếu gồm nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thuốc lá điếu, phụ liệu may và bông tơ sợi, máy móc thiết bị, 50,9 ngàn tấn phân bón và 15,3 ngàn tấn thủy sản nguyên liệu. * Những năm qua Khánh Hòa được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch lớn, là một trong những thương hiệu du lịch có uy tín của cả nước. Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, hoạt động du lịch ngày càng mở ra nhiều nội dung hình thức phong phú hấp dẫn khách du lịch, các ngành chức năng và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình ca nhạc lễ hội chào mừng Kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Festival biển 2005, hội thảo các vịnh đẹp nhất thế giới, tháng du lịch “Tháng 8, Nha Trang - điểm hẹn”... Bên cạnh đó cơ sở vật chất ngành du lịch được tăng cường thêm nhiều khách sạn mới, nhiều tuyến du lịch mới, loại hình du lịch mới nên đã thu hút được 902,6 ngàn lượt khách du lịch đến lưu trú với 1.822,2 ngàn ngày khách tăng từ 29,1% đến 34,7% so năm trước; trong đó số lượt khách quốc tế và ngày khách quốc tế chiếm từ 18,3% đến 24,3%. Nhiều doanh nghiệp hoạt động du lịch có doanh thu tăng khá so năm trước: Cty du lịch Khánh Hòa 76 tỷ đồng tăng 15,4%, Cty cổ phần thương mại du lịch Nha Trang 14,7 tỷ đồng tăng 30,9%, Cty liên doanh Yasaka – Sài Gòn 40 tỷ đồng tăng 12,1%, Cty TNHH Nha Trang Lodge 24 tỷ đồng tăng 31%, Cty TNHH du lịch thương mại Hòn Tre 100 tỷ đồng tăng 52,6%, trung tâm du lịch Hải Dương 154,5 tỷ đồng gấp 2 lần ... góp phần đưa doanh thu du lịch năm 2005 được 643,7 tỷ đồng tăng 41,2%. Ngày khách du lịch của khách quốc tế từ 2,26 ngày năm 2004 đã nâng lên 2,38 ngày. * Do ảnh hưởng nắng hạn gay gắt kéo dài, giá xăng dầu, giá vàng tăng cao, cộng với việc bùng phát của dịch cúm gia cầm lan rộng ở nhiều tỉnh đã làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong năm 2005 liên tục tăng. So với tháng 12/2004, chỉ số giá chung tháng 12/2005 ước tính tăng 8,24%, trong đó chỉ số giá hàng hóa tăng 8,07%, chỉ số giá dịch vụ tăng 8,68%; các nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao: thủy hải sản tươi sống tăng 13,95%, thịt gia súc tươi sống tăng 16%, đường ăn tăng 40,87%, rau các loại tăng 32,19%, các loại đậu và hạt tăng 21,8%, xăng dầu 37,5%...; chỉ số giá vàng tăng 3,8%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng nhẹ 0,8%. Giá bình quân một số mặt hàng tại TP Nha Trang tháng 12/2005 như sau: gạo tẻ trắng (hạt dài) 5.470 đ/kg, thịt heo đùi 38.200 đ/kg, đường ăn 8.880 đ/kg, xăng A92 9.690 đ/lít, vàng 99% 925.000 đ/chỉ, đô la Mỹ 15.915 đ/USD. Phụ lục5.2: Tình hình thương mại, du lịch và giá cả tỉnh Khánh hoà năm 2006 * Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường toàn tỉnh năm 2006 ước được 20.916 tỷ đồng tăng 20,5% so năm trước, trong đó thành phần kinh tế nhà nước được 7.524 tỷ đồng tăng 13,2% với các mặt hàng chủ yếu bán ra: xăng dầu 200 ngàn tấn, phân bón 45 ngàn tấn, sữa hộp 2.600 ngàn hộp, xi măng 1.000 tấn, thuốc lá điếu 620 triệu bao... Các doanh nghiệp có doanh thu tăng khá so năm trước gồm: Cty TNHH thương mại Khatoco 3.310 tỷ đồng tăng 8,7%, Cty xăng dầu Phú Khánh 1.400 tỷ đồng tăng 40%, Cty XNK tổng hợp III 135 tỷ đồng tăng 6%, Cty thương mại dịch vụ miền núi 87,5 tỷ đồng tăng 24,9%, Cty cổ phần sách thiết bị trường học 21 tỷ đồng tăng 30%. * Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2006 ước được 530 triệu USD bằng 100% KH, tăng 16,1% so năm 2005, trong đó xuất khẩu địa phương 503 triệu USD tăng 20,8%, xuất khẩu hàng hóa 390 triệu USD tăng 9,5%. Toàn tỉnh đã có 75 DN tham gia xuất khẩu hàng hóa tăng 16 DN so năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu đến 75 nước, tập trung vào các thị trường châu Á 304,4 triệu USD, châu Âu 120,2 triệu USD, châu Mỹ 89,9 triệu USD, châu Đại Dương 14,3 triệu USD và châu Phi 1,2 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu: thủy sản đông lạnh 53 ngàn tấn, cát xuất khẩu 470 ngàn tấn, cà phê 9,6 ngàn tấn... Nhập khẩu được 220 triệu USD bằng 88% KH tăng 4,8% so năm trước, trong đó nhập khẩu địa phương 206 triệu USD tăng 9%; các mặt hàng nhập chủ yếu: nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá, thức ăn nuôi tôm, thiết bị máy móc, bông tơ sợi, phân bón... và hơn 16 ngàn tấn thủy sản chưa qua chế biến. * Ngay từ đầu năm, song song với việc thường xuyên giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin, chương trình phục vụ khách du lịch đã được các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh chuẩn bị khá chu đáo với nhiều nội dung đa dạng đầy ấn tượng, đặc biệt là sự kiện cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2006 được tổ chức tại khu nghỉ mát cao cấp Hòn Ngọc Việt. Cơ sở vật chất kỹ thuật tăng thêm với 55 khách sạn đưa vào hoạt động trong năm 2006; hệ thống cáp treo nối Hòn Ngọc Việt với đất liền Nha Trang và một số khách sạn lớn được xây dựng sẽ đưa vào hoạt động đầu năm 2007. Ước tính năm 2006 ngành du lịch Khánh Hòa thu hút trên 3,83 triệu lượt khách đến tham quan tăng 3% so năm trước, trong đó có 1,08 triệu lượt người đến các cơ sở lưu trú tăng 20,9% với 2,19 triệu ngày khách tăng 21,3%, doanh thu du lịch ước được 840 tỷ đồng tăng 30,6%. Kết quả điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2005 cho thấy khả năng tăng doanh thu du lịch Khánh Hòa còn rất lớn. Năm 2005, 1 khách quốc tế đến Khánh Hòa chi tiêu 1 ngày đạt 63,4 USD, trong đó chi mua sắm hàng hóa 7,4 USD, đi lại 10,6 USD; trong khi đó mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách ở phạm vi cả nước là 76,4 USD, trong đó chi mua sắm hàng hóa 12,7 USD, chi đi lại 14,3 USD... Nếu phát triển thêm nhiều điểm tham quan hấp dẫn ở các huyện, Tx, có thêm nhiều cửa hàng siêu thị với hàng hóa đa dạng đặc trưng Khánh Hòa, tăng thêm số lượng chất lượng hướng dẫn viên du lịch và giảm số người đi theo níu kéo khách... thì khách quốc tế sẽ ở dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn. * Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2006 so với tháng 12/2005 tăng 7,61%, đây là mức tăng thấp so với chỉ số giá năm 2004 (tăng 8,21%) và năm 2005 (tăng 8,90%), tốc độ tăng giá bình quân là 0,61%/tháng. So tháng 12/2005, lương thực là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất 16,86% do tác động của bệnh lùn vàng lá, lùn xoắn lá ở Nam bộ, giá xăng dầu tăng, lượng gạo xuất khẩu cũng tăng lên; nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 9,52%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 8,93%; thực phẩm tăng 7,36%; đồ uống và thuốc lá tăng 5,65%...; các nhóm hàng có mức tăng thấp là văn hóa giải trí du lịch tăng 0,05%, giáo dục tăng 1,04%, phương tiện đi lại bưu chính viễn thông tăng 2,49%; chỉ số giá vàng tăng ở mức kỷ lục 24,66%, bình quân mỗi tháng tăng 1,85%, đã gây tâm lý tích trữ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bất động sản; chỉ số đô la Mỹ tăng 1,06%. Phụ lục5.3: Tình hình thương mại, du lịch và giá cả tỉnh Khánh hoà năm 2007 * Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường toàn tỉnh năm 2007 ước được 26.613,7 tỷ đồng tăng 17,3% so năm trước, trong đó bán lẻ được 15.095,2 tỷ đồng tăng 24,1%; mặt hàng chủ yếu bán ra của các DNNN gồm: 207,8 ngàn tấn xăng dầu, 638,4 triệu bao thuốc lá điếu, 17 ngàn tấn phân bón, 1.150 ngàn hộp sữa... Các DN có doanh thu tăng khá so năm trước: Cty TNHH 1 thành viên Khatoco 3.390 tỷ đồng tăng 6,2%, Cty xăng dầu Phú Khánh 1.730 tỷ đồng tăng 18,4%, Cty cổ phần sách thiết bị trường học 24,6 tỷ đồng tăng 21%. Hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi và lực lượng vũ trang ở hải đảo còn được nhà nước hỗ trợ hàng tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán. Lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra kiểm soát, thực hiện 5.584 lượt kiểm tra, phát hiện 844 vụ vi phạm trong đó có 109 vụ vận chuyển kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, 31 vụ liên quan đến hàng giả, 329 vụ vi phạm về đăng ký kinh doanh và 375 vụ vi phạm về hóa đơn chứng từ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua xử lý đã thu nộp ngân sách 1.104 triệu đồng. * Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2007 mở rộng thêm nhiều DN tham gia xuất khẩu đến với nhiều quốc gia vùng lãnh thổ nhưng so với năm trước kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, kim ngạch nhập khẩu giảm. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2007 ước được 490 triệu USD bằng 79% KH, trong đó xuất khẩu hàng hóa 380 triệu USD tăng 0,1% so năm trước, xuất khẩu dịch vụ 110 triệu USD tăng 1,7%. Các DN nhà nước trung ương xuất được 11 triệu USD, DN nhà nước địa phương 25 triệu USD, DN tư nhân 235 triệu USD và DN có vốn đầu tư nước ngoài 211 triệu USD. Toàn tỉnh có 120 DN tham gia hoạt động xuất khẩu tăng 38 DN so năm trước, các mặt hàng chủ yếu được xuất đi 71 nước với các mặt hàng chủ yếu: 55.100 tấn thủy sản đông lạnh, 3.570 tấn hạt điều, 3.470 tấn cà phê, 575 ngàn tấn cát.... Xuất khẩu tăng chậm do sản xuất công nghiệp các sản phẩm thủy sản đông lạnh, sửa chữa tàu biển tăng chậm, Cty cà phê giải thể khiến mặt hàng xuất cà phê giảm mạnh. Nhập khẩu được 225 triệu USD giảm 5,2% so năm trước với các mặt hàng nhập chủ yếu: nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá, thức ăn nuôi tôm, phụ liệu may, thiết bị phụ tùng, hóa chất... và hơn 24 ngàn tấn thủy sản chưa qua chế biến. Nhập khẩu giảm sút chủ yếu do việc nhập phân bón và nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá giảm. * Các sự kiện văn hóa du lịch như khánh thành đưa vào sử dụng hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới, chương trình Festival biển 2007, liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007, chương trình Phụ nữ thế kỷ XXI, đặc biệt là cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt, Hoa hậu trái đất 2007 được tổ chức tại Tp Nha Trang đã đưa hoạt động kinh doanh du lịch toàn tỉnh năm 2007 sôi động hơn các năm trước, thương hiệu du lịch Nha Trang- Khánh Hòa tiếp tục được quảng bá sâu rộng đến du khách trong và ngoài nước. So năm trước, số khách sạn 361 tăng 80 khách sạn, số phòng khách sạn 7.270 tăng 951 phòng, nhiều DN có doanh thu tăng khá như Cty du lịch và thương mại Vinpearl Land được 155,2 tỷ đồng tăng 40,9%, Cty du lịch Khánh Hòa 82,4 tỷ đồng tăng 8,2%, Cty liên doanh Yasaka Sàigòn- Nha Trang 65,6 tỷ đồng tăng 39,5%, Cty TNHH Nha Trang Lodge 45,9 tỷ đồng tăng 36,9%, Cty cổ phần du lịch thương mại Nha Trang 25,7 tỷ đồng tăng 32,2%, Cty du lịch Long Phú 16,9 tỷ đồng tăng 52,9%. Ước năm 2007 toàn tỉnh thu hút được 5.223 ngàn lượt khách tham quan tăng 36,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 1.360 ngàn lượt khách đến các cơ sở lưu trú với 2.847,8 ngàn ngày khách tăng từ 25,9% đến 29,4%; doanh thu du lịch ước được 1.020 tỷ đồng tăng 22,4%. * Những tháng cuối năm mưa bão kéo dài ở các tỉnh miền trung gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp, giảm sản lượng lương thực thực phẩm cung cấp cho thị trường; trong tỉnh DHTX phát sinh và lây lan ra 4 huyện Tp làm giảm lượng thịt bán ra; tình hình giá vàng, giá dầu trên thị trường thế giới đạt mức kỷ lục kéo giá vàng, giá xăng dầu, giá gas trong nước lên cao... đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng 10,03% so tháng 12/2006. Đây là mức tăng cao so với các năm trước (năm 2004 tăng 8,21%, năm 2005 tăng 8,9%, năm 2006 tăng 8,09%), tốc độ tăng giá bình quân năm 2007 là 0,8%/tháng. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao so tháng 12/2006: lương thực tăng 11,51%, thực phẩm tăng 13,40%, nhà ở điện nước chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 17,60%, phương tiện đi lại và bưu điện tăng 9,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 6,93%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,80%, may mặc, mũ nón, giày dép tăng 4,88%, giáo dục tăng 4,14%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,62%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,34%, nhóm hàng văn hóa giải trí và du lịch có chỉ số giá tăng nhẹ 0,44%; chỉ số giá vàng tăng cao 27,57%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,07%. Từ nay đến tết Nguyên đán do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của nhân dân tăng lên trong dịp lễ tết, giá vàng đang giữ mức cao, giá xăng được điều chỉnh tăng lên nên giá cả nhiều mặt hàng và giá nhiều loại dịch vụ đang bị kích thích tăng lên. Phụ lục5.3: Tình hình thương mại, du lịch và giá cả tỉnh Khánh hoà 5 tháng đầu 2008 Trong tháng 5/2008, giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng liên tục tăng và đứng ở mức cao nên sức mua trên thị trường giảm so tháng trước. Ước tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường toàn tỉnh tháng 5/2008 được 1.932,4 tỷ đồng giảm 1,7% so tháng trước; trong đó mức bán của DNNN được 619,7 tỷ đồng giảm 4,7% với mặt hàng chủ yếu bán ra: 18,4 ngàn tấn xăng dầu và 51,8 triệu bao thuốc lá. 5 tháng đầu năm tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường toàn tỉnh ước được 9.596 tỷ đồng tăng 23,8% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế nhà nước được 3.265,7 tỷ đồng, kinh tế tư nhân cá thể 6.258,8 tỷ đồng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 59 tỷ đồng tăng từ 14,1% đến 20,8%. Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra 2.070 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, xử phạt hành chính 313 cơ sở vi phạm, thu nộp ngân sách 845,9 triệu đồng. * Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 5/2008 được 45 triệu USD tăng 17,6% so tháng trước, trong đó DNNN trung ương 0,5 triệu USD, DNNN địa phương 4 triệu USD, DNTN 19 triệu USD và DN có vốn đầu tư nước ngoài 21,5 triệu USD; các mặt hàng xuất chủ yếu gồm: 5.200 tấn thủy sản, 200 tấn hạt điều, 1.165 kg yến sào, 81 ngàn tấn cát, 3,5 triệu USD hàng dệt may, 3 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ…Từ ngày 14/5/2008 tỷ giá VNĐ/USD từ dưới 16.000đ đã vượt lên hơn 16.000 đ cũng đã góp phần kích thích các DNđẩy mạnh xuất khẩu. Nhập khẩu tháng này được 21 triệu USD tăng 7,1% so tháng trước, trong đó nhập khẩu địa phương được 20,3 triệu USD; các mặt hàng nhập chủ yếu: thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu thuốc lá, thức ăn nuôi tôm, phụ liệu may mặc, bông xơ sợi dệt,… và 2.500 tấn hải sản nguyên liệu nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Philippin, Trung Quốc, Hồng Kông, Nam Mỹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2008 ước được 195,2 triệu USD giảm 1,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất sang thị trường châu Á được 70,6 triệu USD, châu Âu 64,1 triệu USD, châu Mỹ 38,8 triệu USD, châu Úc 8,4 triệu USD, châu Phi 3,5 triệu USD. Các mặt hàng xuất đi trên 65 nước gồm hàng dệt may, cát, yến sào, sản phẩm gỗ… tăng từ 0,3% đến 41% so cùng kỳ năm trước nhưng thủy sản đông lạnh, cà phê, hạt điều, hàng nông sản khác, hàng thủ công mỹ nghệ... lại giảm từ 1,7% đến 75,7%. Nhập khẩu 5 tháng được 102 triệu USD tăng 17,1% so cùng kỳ năm trước, với các mặt hàng nhập từ 48 nước: thức ăn nuôi tôm, bông xơ sợi dệt, phụ liệu may, hóa chất, thuốc tân dược, máy móc thiết bị, các loại hàng hóa khác và 11.500 tấn thủy sản nguyên liệu. * Hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2008 giảm nhẹ so tháng trước, ước doanh thu du lịch tháng 5/2008 được 106,2 tỷ đồng giảm 3,5% với 125 ngàn lượt khách lưu trú và 245 ngàn ngày khách giảm từ 4,5% đến 6,5%. Doanh thu du lịch 5 tháng đầu năm ước được 548,3 tỷ đồng tăng 37,4% so cùng kỳ năm trước với gần 2,5 triệu lượt khách tham quan du lịch tăng trên 27%, số lượt khách lưu trú và ngày khách lưu trú tăng từ 29,2% đến 29,7%, trong đó lượt khách và ngày khách quốc tế tăng 13,6% đến 16,3%. Để chuẩn bị cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ (HHHV) 2008, Tp Nha Trang đang tập trung triển khai thực hiện 6 công tác lớn: vệ sinh môi trường thành phố, cảnh quan đô thị, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và trật tự an toàn xã hội. Ngày 10/5, Ban tổ chức cuộc thi HHHV và Cty cổ phần Hoàn Vũ đã công bố trang web chính thức cuộc thi HHHV. Tối 24/5/2008 tại Vinpearl Land đã diễn ra vòng bán kết cuộc thi HHHV Việt Nam 2008, 20 thí sinh đã lọt vào vòng chung kết. * Cơn sốt giá gạo cuối tháng 4 vừa qua đẩy giá gạo trên thị trường tăng cao đã kéo giá các nhóm hàng thiết yếu hàng ngày sau một thời gian đứng ở mức cao tiếp tục tăng thêm nhất là các mặt hàng chế biến từ bột, thực phẩm chế biến khác, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, thủy hải sản tươi sống… Hiện nay nguồn lương thực cung ứng đầy đủ và ổn định trở lại nhưng giá gạo trên thị trường vẫn giữ mức khá cao so với trước khi sốt giá, kể cả các nhóm hàng lương thực thực phẩm khác vẫn đứng giá cao và chưa có dấu hiệu giảm xuống; cụ thể tại thị trường Tp Nha Trang: gạo thơm hương lài 14.000- 15.000 đ/kg, gạo bông lúa vàng thường 13.000 đ/kg, gạo nếp thường 12.000 đ/kg, thịt bò lọai I 120.000 đ/kg, thịt lợn nạc thăn 75.000 đ/kg, trứng vịt 19.000 đ/kg, bún tươi 9.000 đ/kg… So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng 5/2008 tăng 4,81%, là tháng có mức tăng giá cao nhất từ năm 1993 đến nay chủ yếu do chỉ số giá lương thực tăng cao 20,92%, chỉ số giá thực phẩm tăng 5,61% và chỉ số giá nhóm hàng nhà ở điện nước chất đốt và VLXD tăng 4,39%, chỉ số giá các nhóm phương tiện đi lại, bưu điện, thuốc và dịch vụ y tế, đồ uống và thuốc lá, hàng hóa và dịch vụ khác, thiết bị đồ dùng gia đình, giáo dục, may mặc mũ nón giày dép, văn hóa giải trí du lịch đã giảm từ 0,04%- 0,79%; chỉ số giá vàng giảm 4,22%, chỉ số đô la Mỹ tăng 0,92%. So tháng 12/2007, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2008 tăng 16,23%. Giá bán lẻ bình quân một số mặt hàng tháng 5/2008 tại Tp Nha Trang: thóc tẻ thường 5.860 đ/kg, gạo tẻ thường 8.767 đ/kg, nếp thường 10.013 đ/kg, sắn tươi 2.933 đ/kg, thịt bò loại I 96.667 đ/kg, thịt lợn mông sấn 67.333 đ/kg, giò lụa 74.000 đ/kg, trứng vịt 17.333 đ/10quả, sữa đặc có đường Ông Thọ 11.000 đ/hộp, đường trắng kết tinh 10.100 đ/kg, gas đun (12 kg/bình) 253.800 đ/bình, dầu hỏa 14.170 đ/lít, xăng A92 không chì 14.790 đ/lít, vàng 99% 1.741.333 đ/chỉ, đô la Mỹ 16.189 đ/USD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf