Quá trình nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn
thành phố Huế”, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nghề
đúc đồng trên cả nước nói chung và thành phố Huế nói riêng. Phát triển nghề đúc
đồng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng giá trị tổng sản phẩm
hàng hóa và góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của nghề là vẫn duy trì sản xuất theo phương thức truyền thống do
đó sử dụng nhiều lao động thủ công, quy mô vẫn còn nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, thị
trường đầu ra không ổn định, mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu.
- Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở điều tra và của cả
ngành nghề chư cao, chủ yếu là lấy công làm lời.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣C
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
30
với đồng mới sản xuất tại các cửa hàng và điều này không làm ảnh hưởng gì đến
chất lượng của các sản phẩm đầu ra.
Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường nguyên vật liệu
Tuy nhiên, với tình trạng giá nguyên vật liệu ngày càng tăng giá, đặc biệt là
đồng, đã đẩy giá thành các sản phẩm đồng mỹ nghệ lên cao làm hạn chế việc tiêu
thụ sản phẩm đồng thời gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ
sở trong giai đoạn hiện nay.
2.3.3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng của các đơn vị trong
mỗi ngành nghề. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ
sở đúc được điều tra trong giai đoạn 2010 – 2012.
Bảng 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở điều tra
Chỉ tiêu %
Thị trường tiêu thụ
Trong tỉnh 76,36
Ngoài tỉnh 23,64
Xuất khẩu 0,00
Hình thức tiêu thụ
Theo đơn đặt hàng 66,36
Tiêu thụ tự do 32,27
Hợp đồng kinh tế 1,37
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
Sản phẩm chính của nghề đúc là các mặt hàng tượng đồng mỹ nghệ, đồ nghi lễ
thờ cúng như chuông đồng, lư đèn đồng, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch tiêu
3.09%
96.91%
Mua ngoài tỉnh
Mua trong tỉnh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
31
thụ chủ yếu ở thị trường nội địa nhằm phục vụ du khách và nhu cầu tiêu dùng của
người dân trong nước. Dựa vào Bảng 9 ta thấy, tiêu thụ tại thị trường địa phương
chiếm 76,36%, bán ngoài tỉnh chiếm 23,64% và không có xuất khẩu đi các nước
khác. Hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu theo đơn đặt hàng với 66,36%, 32,27%
tiêu thụ tự do và chỉ 1,37% làm theo hợp đồng kinh tế.
2.3.3.3. Thông tin thị trường, mẫu mã hàng hóa, cơ sở hạ tầng của các cơ
sở điều tra
Bảng 10: Một số vấn đề về thông tin thị trường, mẫu mã hàng hóa và cơ sở hạ
tầng của các cơ sở điều tra
Chỉ tiêu Số cơ sở Cơ cấu (%)
Tham gia hiệp hội
Chưa 25 45,45
Có 30 54,55
Thông tin thị
trường
Không chú ý 19 34,55
Có chú ý 36 65,45
Nguồn điện
Thiếu 14 25,45
Đủ 41 74,55
Tình trạng điện
Không ổn định 34 61,82
Ổn định 21 38,18
Nguồn nước
Thiếu 20 36,36
Đủ 35 63,64
Máy vi tính phục vụ kinh doanh 9 16,36
Điện thoại phục vụ kinh doanh 55 100,00
Máy Fax phục vụ kinh doanh 4 7,27
Mẫu mã hàng hóa
Mẫu truyền thống 55 100,00
Mẫu copy 7 12,73
Mẫu đặt hàng 47 85,45
Mẫu thiết kế 36 65,45
Bảo hộ thương hiệu
Không biết 28 50,91
Có biết 27 49,09
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
32
Theo số liệu Bảng 10, số lượng cơ sở tham gia vào các hiệp tương đối nhiều,
chiếm 54,55%. Đây là một thuận lợi cho các cơ sở bởi tham gia vào hiệp hội làng
nghề sẽ giúp các cơ sở có cơ hội mở rộng mối quan hệ liên kết với nhiều đối tác
trong quan hệ sản xuất kinh doanh, tiếp cận được thông tin thị trường, có cơ hội
tham gia quảng bá sản phẩm thông qua tổ chức các hội chợ và dễ tiếp cận với các
chương trình khuyến công, ưu đãi của nhà nước hơn.
Các cơ sở đúc đồng thường khó thu thập được thông tin về thị trường một
cách có hiệu quả. Số các cơ sở trả lời có tìm kiếm thông tin thường chỉ mang tính
chung chung như qua báo đài, một số cơ sở có tham gia các cuộc triển lãm hội chợ
có điều kiện tiếp xúc với nhiều đối tác hơn nhưng để tìm kiếm được khách hàng phù
hợp với khả năng của mình là điều không đơn giản. Bởi vì đối với các nhà kinh
doanh có tiềm năng thì họ thường đòi hỏi rất cao về chất lượng, số lượng, mẫu mã
sản phẩm trong khi năng lực thực tế của các cơ sở lại hạn chế nên ít khi họ khó có
thể thiết lập được mối quan hệ kinh doanh sòng phẳng. Các đối tác nhỏ thì nguồn
lực không cao do đó khó tạo được trợ lực cho sự phát triển của cơ sở. Vì vậy rất cần
các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân lớn
đang hoạt động ở lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại có những có những hỗ trợ
một cách thiết thực cho các cơ sở, thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến
thương mại nhằm kết nối sản xuất với thị trường và thực hiện các tư vấn về thông
tin, công nghệ, pháp luật.
Mẫu mã của sản phẩm là một trong những điểm yếu của nghề đúc đồng Huế.
Các cơ sở hầu như vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm theo mẫu truyền thống (100%
cơ sở điều tra). Điều này thực ra là vấn đề khó đối với các cơ sở bởi ngay cả hệ
thống đào tạo chính quy vẫn chưa có các chương trình đào tạo chuyên về lĩnh vực
này, muốn có một chuyên gia thiết kế giỏi và chuyên nghiệp phải được đào tạo bài
bản, không thể đòi hỏi người thợ đúc có thể sáng tạo được các mẫu mã trở thành sản
phẩm đắt giá trên thị trường. Cần có sự đánh giá đúng công lao của các thế hệ nghệ
nhân, thợ cả đã có công trong việc bảo tồn các giá trị truyền thống, nhưng trong giai
đoạn mới cần phải có những bước phát triển phù hợp, cần phải chuyển giao cho thế
hệ trẻ, những người thợ không chỉ khéo léo trong nghề nghiệp mà còn phải biết
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
33
cách tiếp cận với thông tin, nắm bắt xu hướng tiêu dùng của thị trường để có thể
phát triển các dòng sản phẩm mới vẫn mang được cái hồn của dân tộc đồng thời phù
hợp với phong cách sống hiện đại, không chỉ của người tiêu dùng trong nước mà
còn với khách hàng khắp nơi trên thế giới với nhiều đẳng cấp tiêu dùng, trình độ
cảm thụ văn hóa khác nhau. Các cơ sở phần lớn thường làm theo mẫu đặt hàng, số
lượng này chiếm tới 85,45% cơ sở điều tra. Làm theo mẫu đặt hàng thường tiện lợi
hơn cho các đơn vị do chỉ quan tâm đến mặt kỹ thuật thể hiện nhưng lại không kích
thích sự sáng tạo của người thợ và dễ sa vào tư tưởng chỉ sao chép mẫu mã của
người khác. 65,45% số cơ sở sử dụng mặt hàng do mình tự thiết kế, tuy nhiên vẫn
chỉ là hình thức sao chế loanh quanh các vật thể, danh thắng quen thuộc nên khó tạo
ra được sức bật thực sự.
Phát triển mẫu mã của sản phẩm về lâu dài cần đặt trong mối quan hệ với luật
bảo hộ thương hiệu, việc hiểu biết và tuân thủ các quy tắc về bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp, bảo hộ thương hiệu sẽ là động lực phát triển lâu dài. Tỷ lệ các cơ sở trả lời
có biết về vấn đề bảo hộ thương hiệu khá cao, 49,09%, nhưng hầu như chỉ được biết
chung chung qua báo đài.
Một trong những phương tiện thông dụng trong môi trường kinh doanh hiện
nay là máy tính thì có rất ít cơ sở sử dụng với 16,36%. Máy Fax cũng trong tình
trạng tương tự với chỉ 7,27% cơ sở được hỏi là có sử dụng. Máy điện thoại là
phương tiện thông dụng hơn nên 100% cơ sở đều có trang bị.
Hệ thống điện, nước, giao thông trên địa bàn tương đối thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống điện phục vụ sản xuất chưa ổn định, thường
xảy ra tình trạng mất điện đột xuất khi các hộ đang đúc giữa chừng, gây thiệt hại
đáng kể đối với những hộ không có máy nổ. Hệ thống cung cấp nước sạch trên địa
bàn xã Thủy Xuân còn khan hiếm, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
vào mùa hè.
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các cơ sở điều tra
Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở chịu sự tác động, ảnh
hưởng của nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau. Các yếu tố được sử dụng để
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
34
phân tích thuộc về nguồn lực gồm: vốn sản xuất kinh doanh, lao động thuê ngoài,
lao động gia đình, mặt bằng sản xuất và một số yếu tố thuộc về cá nhân chủ đơn vị
như: trình độ văn hóa, hình thức học nghề, kinh nghiệm sản xuất, độ tuổi.
Vốn sản xuất kinh doanh
Vốn được coi là yếu tố đầu vào đồng thời là sản phẩm đầu ra của quá trình sản
xuất. Trong nghề đúc đồng, vốn được thể hiện dưới hình thức chi phí trung gian,
đây là yếu tố bao gồm vốn bằng tiền, vật tư kỹ thuật, vốn lao động Và muốn tăng
thu nhập cần phải tăng chi phí trung gian để tăng vòng quay của vốn và tạo ra giá trị
gia tăng cao hơn.
Bảng 11: Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các cơ sở đúc đồng trong giai đoạn 2010 – 2012
IC Số cơ sở IC/cơ sở GO/cơ sở VA/cơ sở GO/IC VA/IC VA/GO
<150.000 10 135600,00 263500,00 127900,00 1,94 0,94 0,49
150.000-
300.000
38 172221,05 354447,37 182226,32 2,06 1,06 0,52
>300.000 7 616857,14 1490428,57 873571,43 2,42 1,42 0,59
BQC 55 222152,73 482490,91 260338,18 2,17 1,17 0,54
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
Từ bảng tổng hợp số liệu trên, ta thấy nhóm cơ sở có vốn đầu tư >300 triệu
đồng là đạt hiệu quả cao nhất. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra các chủ cơ sở
sẽ thu được 2,42 đồng giá trị với 1,42 đồng giá trị gia tăng. Điều này là phù hợp với
thực tế bởi nguyên liệu chính là đồng có giá rất cao và ngày càng có xu hướng tăng
giá, bên cạnh đó sản phẩm đồng mỹ nghệ được sản xuất bằng thủ công là chính nên
tốn nhiều sức lao động do đó việc sản xuất cần phải có một nguồn vốn lớn mới đem
lại hiệu quả cao.
Nhóm cơ sở với mức đầu tư trung bình từ 150 triệu đồng đến 300 triệu đồng
có số lượng nhiều nhất nhưng hiệu quả đạt được thì không cao. Với một đồng chi
phí trung gian bỏ ra họ thu về được 2,06 đồng giá trị và 1,06 đồng giá trị gia tăng.
Do mức vốn đầu tư chưa đủ nhiều nên không đem lại hiệu quả cao cho các cơ sở.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
Nhóm cơ sở có vốn đầu tư <150 triệu đồng là đạt hiệu quả thấp nhất. Với một
đồng chi phí trung gian bỏ ra các chủ cơ sở sẽ thu về 1,94 đồng giá trị và 0,94 đồng giá
trị sản xuất. Đây là những cơ sở nhỏ, có vốn đầu tư ít nên hiệu quả không nhiều.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, vốn sản xuất kinh doanh hay chi phí
trung gian là nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các cơ sở đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế.
Mặt bằng sản xuất kinh doanh
Bảng 12: Ảnh hưởng của mặt bằng sản xuất kinh doanh tới kết quả và hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các cơ sở đúc đồng trong giai đoạn 2010 – 2012
Diện tích
(m2)
Số cơ
sở
IC/cơ sở GO/cơ sở VA/cơ sở GO/IC VA/IC VA/GO
<100 28 154978,57 309714.29 154735,72 2,00 1,00 0,50
100 – 200 20 188000,00 392000,00 204000,00 2,09 1,09 0,52
>200 7 588428,57 1432142,9 843714,30 2,43 1,43 0,59
BQC 55 222152,73 482490,91 260338,18 2,17 1,17 0,54
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
Mặt bằng sản xuất là một yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Muốn
mở rộng sản xuất, nhìn chung điều đầu tiên các cơ sở phải tính đến là vị trí và quy
mô mặt bằng. Qua bảng số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu càng hiệu quả khi các chủ
cơ sở tăng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nhóm cơ sở có mặt bằng sản xuất kinh
doanh dưới 100m2 có hiệu quả thấp nhất nhưng chiếm số lượng nhiều nhất với 28
cơ sở, với những cơ sở này một đồng chi phí trung gian bỏ ra họ sẽ thu được hai
đồng giá trị và một đồng giá trị gia tăng. Đây đa phần là những cơ sở nhỏ, vốn ít
không thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Nhóm cơ sở có mặt bằng sản xuất kinh doanh trên 200m2 gồm 7 cơ sở đạt
được hiệu quả cao nhất. Với một đồng chi phí trung gian bỏ ra họ thu được 2,43
đồng giá trị và 1,43 đồng giá trị gia tăng. Đây chính là những cơ sở có quy mô vốn
đầu tư lớn, lao động nhiều nên đòi hỏi phải có mặt bằng sản xuất lớn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
Tóm lại, mặt bằng sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả
sản xuất kinh doanh, do đó đối với những đơn vị muốn mở rộng quy mô sản xuất,
vấn đề có được diện tích sử dụng phù hợp là điều mà các cơ sở cần phải quan tâm.
Lao động
Lao động là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các cơ sở .
Đối với lao động thuê ngoài, những cơ sở có số lao động thuê ngoài nhiều sẽ
tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn so với những cơ sở có số lao động thuê ngoài ít hơn.
Trong các cơ sở đúc đồng thường có một số lao động ổn định, các cơ sở này thường
có sự liên kết với nhau đối với vấn đề nhân lực. Khi một đơn vị nhận được hợp
đồng lớn vượt quá khả năng của số lao động thường xuyên thì phải thuê thêm lao
động từ các cơ sở khác đến làm hoặc có thể khoán sản phẩm cho cơ sở khác. Dù
bằng hình thức nào thì số lao động thuê ngoài cũng là điều kiện quan trọng cho các
cơ sở cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, và điều này cũng cho thấy việc
phát triển ngành nghề đúc đồng sẽ góp phần tích cực vào việc tạo việc làm cho
người lao động.
Ngoài lao động thuê ngoài thì lao động gia đình là nhân tố cần thiết cho quá
trình sản xuất khinh doanh của các cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì lao động
gia đình vừa thực hiện các công việc quản lý, mua nguyên vật liệu, quản lý lao động
thuê ngoài đồng thời tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, đặc biệt những cơ sở
có mức thu nhập cao thì người chủ cơ sở hầu như tập trung vào khâu quản lý sản
xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, khách hàng, quản lý lao động, đây là xu
hướng tích cực để các cơ sở phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên số
lượng lao động này có giới hạn nhưng ít biến động.
Các yếu tố thuộc về chủ cơ sở
Nghề đúc đồng là một trong số các nghề thủ công mỹ nghệ có tính gia truyền,
trước đây các kỹ thuật làm nghề thường mang tính bí truyền trong từng dòng họ và
thường ít truyền ra bên ngoài. Ngày nay trong điều kiện mới nên tính chất bảo mật
nghề nghiệp không còn nghiêm ngặt như ngày xưa nữa. Tuy vậy, tính chất cha
truyền con nối vẫn còn những ảnh hưởng tương đối rõ nét trong nghề đúc. Dựa vào
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
kết quả điều tra nhận thấy rằng, đối với các gia đình có truyền thống làm nghề
thường có lợi thế khi người con được sự kèm cặp, học nghề trong gia đình từ rất
sớm và nắm vững các kỹ thuật làm nghề. Chính điều này tạo ra lợi thế do thế hệ kế
tục được thừa hưởng các kỹ năng, kỹ xảo và uy tín làm nghề của gia đình nên phát
triển tốt hơn.
Kinh nghiệm sản xuất là một thế mạnh lớn của các chủ cơ sở đúc đồng. Các số
liệu điều tra cho thấy, nhóm cơ sở đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh
doanh thì các chủ cơ sở đều có kinh nghiệm sản xuất trên 30 năm. Điều này là phù
hợp với thực tế bởi các chủ cơ sở có thời gian hoạt động trong nghề lâu thường tạo
được cho mình uy tín trên thương trường, có được nguồn lực cần thiết tương đối ổn
định và chắc chắn, có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng lao động, có được mối
quan hệ xã hội rộng hơn nên có kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt là điều
hợp lý. Độ tuổi cũng có sự tương đồng với kinh nghiệm sản xuất của các chủ cơ sở.
Các cơ sở có hiệu quả sản xuất cao thì độ tuổi của chủ cơ sở cũng thường cao hơn.
Khác với các tiêu chí trên, trình độ văn hóa không phải là lợi thế cho các chủ
cơ sở. Trình độ của các chủ cơ sở đúc đồng không có sự khác biệt lắm, nhìn chung
không cao, bình quân chỉ trên cấp 2 và điều này có những ảnh hưởng nhất định đến
tầm nhìn và định hướng phát triển của từng cơ sở trong điều kiện cạnh tranh thị
trường như hiện nay.
2.3.5. Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra
Hầu hết các cơ sở đúc đồng (63,64%) được hỏi đều cho rằng thiếu vốn. Tuy
thiếu vốn nhưng rất ít cơ sở vay vốn, chỉ một số cơ sở có vay tuy nhiên nguồn vay
thường là từ các chương trình vay khuyến công ưu đãi. Hầu hết các cơ sở đều ngại
vay từ các tổ chức tín dụng do lãi suất cao, điều này cho thấy cung cách làm ăn nhỏ
hầu như chiếm đa số đối với các cơ sở đúc đồng. Các cơ quan quản lý, các tổ chức
tín dụng còn xem nhẹ đối với khối ngành này với 38,18% cơ sở được hỏi đều cho
rằng rất khó vay được vốn từ các tổ chức tín dụng. Lý do của vấn đề này được nhiều
chủ cơ sở trả lời là do đất đai của gia đình được các thế hệ trước truyền lại qua
nhiều đời nên không làm sổ đỏ được do đó không có tài sản thế chấp phù hợp khiến
việc vay vốn trở nên khó khăn hơn. Cũng chính vì vậy mà nguyện vọng của hầu hết
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
các cơ sở là có thể dễ dàng vay vốn với lãi suất thấp, có nhiều chính sách cho vay
ưu đãi hơn.
Bảng 13: Những vấn đề khó khăn của các cơ sở điều tra
Chỉ tiêu Số cơ sở Cơ cấu (%)
Diện tích sản xuất Đủ 31 56,36
Thiếu 24 46,64
Mua nguyên liệu Dễ 55 100,00
Khó 0 0,00
Vốn kinh doanh Đủ 20 36,36
Thiếu 35 63,64
Tiêu thụ sản phẩm Không khó khăn 17 30,91
Khó khăn 38 69,09
Nhu cầu lao động Đủ 38 69,09
Thiếu 17 30,91
Vay vốn Dễ vay 14 25,45
Khó vay 21 38,18
Liên kết với du lịch Chưa 18 32,73
Có 37 67,27
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
Liên kết với du lịch là một hướng đi mới của ngành nghề đúc đồng trong giai
đoạn hiện nay. Các cơ sở có liên kết với ngành du lịch nói chung và các doanh
nghiệp du lịch nói riêng đều có thu nhập cao hơn do các cơ sở này có điều kiện tiếp
cận với khách du lịch để giới thiệu và bán sản phẩm, có thể trực tiếp mở quầy hoặc
ký gửi sản phẩm tại các điểm đông khách tham quan, du lịch. Nghề đúc đồng có
thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác do Tỉnh và thành phố đã có chủ trương
phát triển làng Đúc Huế thành một làng nghề thủ công truyền thống nhằm bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển sản xuất hàng phục vụ du khách và
là một địa điểm du lịch mới của Huế. Địa bàn Phường Đúc nằm trên tuyến đường
du lịch ngoại thành đến các điểm tham quan du lịch của du khách như: tuyến du lịch
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
bằng thuyền rồng trên sông Hương, tuyến đường Bùi Thị Xuân qua đường Huyền
Trân Công Chúa đến các lăng tẩm thuộc phường Thủy Xuân rất thuận lợi để xây
dựng chương trình du lịch mới kết hợp với các tuyến du lịch đã có. Tỉnh và thành
phố đã đầu tư xây dựng trung tâm giới thiệu, bán sản phẩm tại vị trí thuận lợi và các
cơ sở được thuê mặt bằng với giá ưu đãi. Tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa thực sự
cao, để thực hiện thành công chủ trương này cần có sự quan tâm, đầu tư mang tính
dài hạn của chính quyền địa phương cũng như sự nổ lực của từng cơ sở làm nghề và
nhân dân quanh khu vực này.
Lực lượng lao động phù hợp về chất lượng và ổn định về số lượng là cơ sở để
các đơn vị phát triển. Qua điều tra cho thấy có 69,09% cơ sở trả lời là đủ lao động
và 30,91% trả lời là thiếu lao động. Do có liên kết giữa các cơ sở về lao động tốt
nên nhiều cơ sở có thể giải quyết tình hình thiếu lao động tạm thời của từng đơn
hàng. Tuy vậy điều này cho thấy quy mô sản xuất của từng cơ sở vẫn trong tình
trạng sản xuất nhỏ, công việc không ổn định nên lao động không sử dụng hết thời
gian lao động của mình tại cơ sở. Vấn đề khó khăn về lao động thường gặp phải là
người lao động chuyển việc do lương thấp, chuyển đi các địa phương khác để tìm
kiếm công việc ổn định hơn. Do các lao động có tay nghề tốt chuyển đi các vùng
khác nên khi cần các cơ sở khó tìm được lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu
của mình. Bên cạnh đó, nghề đúc đồng do thời gian học nghề khá lâu và công việc
lại nặng nhọc nên chủ yếu là con cháu trong gia đình kế tục nghề gia truyền và số
lao động theo học nghề cũng ngày càng giảm.
Khi được hỏi về vấn đề tiêu thụ sản phẩm thì có 69,09% cơ sở trả lời là gặp
khó khăn và 30,91% cơ sở trả lời là không gặp khó khăn. Khó khăn chủ yếu ở đây
được các cơ sở đồng tình trả lời là do lượng khách hàng ngày càng ít cùng với việc
giá cả sản phẩm tăng gây nhiều khó khăn trong việc kinh doanh của các cơ sở. Do
đó một số cơ sở có nguyện vọng là có thêm nhiều chương trình du lịch, quảng bá
hình ảnh của làng nghề để giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi hơn. Nhóm cơ
sở không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm là những cơ sở tương đối lớn,
chủ cơ sở là những nghệ nhân đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đã tạo được
uy tín đối với khách hàng nên việc kinh doanh ổn định hơn những cơ sở khác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
Từ những phân tích trên và những phần trước, ta có bảng phân tích SWOT của
ngành nghề đúc đồng ở thành phố Huế như sau:
Bảng 14: Phân tích SWOT của ngành nghề đúc đồng ở thành phố Huế
Điểm mạnh(S):
- Làng nghề đúc Huế với truyền
thống lâu đời đã nổi tiếng trong và
ngoài nước
- Ngành nghề tập trung nhiều cơ sở
sản xuất, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi,
thợ trẻ đang hoạt động sản xuất
kinh doanh
- Đã có sẵn hạ tầng kỹ thuật hoàn
chỉnh có thể đưa vào hoạt động
ngay
Điểm yếu (W):
- Quy mô sản xuất còn nhỏ, năng lực sản
xuất yếu. Thiếu vốn sản xuất kinh doanh,
không mạnh dạn trong đầu tư
- Chưa kết hợp được công nghệ sản xuất cổ
truyền với thiết bị hiện đại để nâng cao năng
suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
- Chủng loại, mẫu mã chưa phong phú. Công
tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
của các cơ sở còn yếu, chưa được quan tâm
- Thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ
Cơ hội (O):
- Thành phố Huế có tiềm năng và
hướng phát triển du lịch rất lớn
- Thành phố đã có chủ trương xây
dựng làng Đúc Huế thành một làng
nghề thủ công truyền thống
- Vị trí trung tâm nằm trên tuyến
đường đi đến các điểm tham quan
du lịch của du khách
- Hội nghề đúc Huế đã được UBND
tỉnh quyết định thành lập để tập
hợp, kêu gọi đầu tư tổ chức các hoạt
động phát triển nghề và làng nghề
truyền thống Huế
Thách thức (T):
- Lao động có tay nghề cao ngày càng giảm
trong khi lớp kế cận hầu như rất ít
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường của các
sản phẩm còn yếu
- Thủ tục vay vốn còn phức tạp, khó tiếp cận
- Thị trường tiêu thụ hẹp, chưa khai thác
được thị trường xuất khẩu
- Sự phối-kết hợp giữa các ngành với các cơ
sở sản xuất còn yếu
- Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao
- Phát triển làng nghề hiện đang làm gia tăng
ô nhiễm môi trường
- Số hộ sản xuất còn phân tán rải rác trên một
địa bàn khá rộng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
2.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển ngành nghề đúc đồng ở thành
phố Huế
Sau khi nghiên cứu và phân tích tình hình sản xuất của các cơ sở đúc đồng trên
địa bàn thành phố Huế, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thành phố huế có những đặc điểm về lịch sử, kinh tế - xã hội, du lịch thuận lợi
cho việc phát triển một ngành nghề truyền thống như đúc đồng.
Ngành nghề đúc đồng đã góp một phần vào quá trình phát triển kinh tế, tạo ra
sản lượng hàng hóa và giá trị sản xuất đóng góp vào tổng giá trị sản xuất công
nghiệp của thành phố Huế. Nghề đúc đồng đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội, đồng thời đóng góp tích
cực vào công tác bảo tồn các giá trị văn hóa của Huế.
Thời gian gần đây các cấp quản lý đã có sự quan tâm, chú ý đến việc phát triển
ngành nghề đúc đồng. Tỉnh và thành phố đã tạo môi trường, điều kiện để các cơ sở
sản xuất và các doanh nghiệp có mối liên hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh
doanh. Đã đầu tư thành lập trung tâm giao dịch giới thiệu mua bán hàng thủ công
truyền thống Huế tại địa phương. Tổ chức các lễ hội tôn vinh nghề truyền thống,
các Festival chuyên đề về ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
Kết quả nghiên cứu đối với các cơ sở điều tra cũng như thực trạng của ngành
cho thấy một số vấn đề tồn tại cần phải có giải pháp phù hợp để khắc phục những
yếu kém, phát huy những thế mạnh nhằm tạo động lực phát triển mới:
- Giá cả của các nguyên liệu ngày càng tăng, trong khi sản phẩm bán ra không
thể tăng kịp với tốc độ tăng giá của nguyên vật liệu gây ảnh hưởng đến lợi nhuận
kinh doanh của các cơ sở.
- Thị trường tiêu thụ nhìn chung vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, thụ động do nhiều
cơ sở chưa thay đổi mẫu mã, quy mô sản xuất nhỏ. Nhiều cơ sở đã cố gắng quảng
bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến bán hàng nhưng do vốn yếu, chưa có kinh
nghiệm nên hiệu quả không cao.
- Nguồn vốn đầu tư nhỏ khiến các cơ sở kém lợi thế cạnh tranh hơn. Do thiếu
vốn nên các cơ sở khó có cơ hội tiếp cận và trang bị các loại máy móc hiện địa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
nhằm tận dụng các kỹ thuật cao vào sản xuất để tăng chất lượng sản phẩm, tăng
năng suất lao động.
- Ngành nghề đúc đồng chủ yếu làm bằng thủ công nên thu hút nhiều lao
động. Tuy nhiên tình trạng nguồn nhân lực ngày càng giảm sẽ đặt ra một thách thức
rất lớn trong việc duy trì và phát triển ngành nghề trong thời gian tới. Nguồn lao
động có tay nghề cao ngày càng ít, lớp nghệ nhân thợ giỏi ngày càng hiếm do tuổi
già hoặc chuyển đến các vùng khác để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Các chủ
đơn vị chưa hội đủ các yếu tố cần thiết để có thể vươn lên thành các doanh nghiệp
lớn tạo sức hút đối với nguồn lao động có chất lượng cao.
- Phát triển ngành nghề đúc đồng gắn với phát triển du lịch là một trong những
hướng đi hợp lý và có tiềm năng. Tuy nhiên, giữa ngành nghề đúc đồng và các
doanh nghiệp du lịch chưa hình thành được mối liên kết mang tính thực chất. Đã có
một số đơn vị du lịch trên địa bàn thực hiện việc kết hợp làm tăng giá trị cho sản
phẩm du lịch của mình nhưng chỉ mới mang tính cá biệt và chưa trở thành nhân tố
điển hình để nhân rộng.
Tóm lại, ngành nghề đúc đồng thành phố Huế có nhiều tiềm năng nhưng
những thách thức để tiếp tục tồn tại và phát triển là không nhỏ. Việc phát triển
ngành nghề này là thực sự cần thiết bởi tính chất lịch sử, văn hóa cũng như hiệu quả
về mặt kinh tế, xã hội mà ngành nghề đem lại. Tuy nhiên, cần phải có sự quan tâm
của nhiều giới, đề ra được phương hướng đúng và các giải pháp mang tính khoa
học, có tính khả thi mới có thể phát triển ngành nghề này có hiệu quả.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
3.1. Định hướng phát triển
3.1.1. Định hướng chung
- Phát triển nghề và làng nghề đúc đồng Huế phải gắn liền với việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hoá lịch sử. Tập trung khai thác thế mạnh về giá trị văn hoá
lịch sử, tài nguyên, nguồn nhân lực nghề và các lợi thế du lịch nhằm tăng sức cạnh
tranh cho sản phẩm.
- Kết hợp một cách hợp lý các yếu tố công nghệ sản xuất truyền thống và
công nghệ, thiết bị sản xuất hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng, độc
đáo phù hợp với thị hiếu khách tiêu dùng, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng
cao mức sống cho người lao động.
- Phát triển nghề và làng nghề đúc đồng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái,
sử dựng hợp lý và phát huy tối đa giá trị tài nguyên để bảo đảm sự phát triển ổn
định và bền vững.
3.1.2. Định hướng cụ thể
Phát triển theo 2 nhóm ngành hàng đúc mỹ nghệ và đúc công nghiệp.
Đối với nhóm hàng đúc mỹ nghệ: Tập trung củng cố và phát triển làng
nghề đúc hiện có tại phường Phường Đúc và Thuỷ Xuân.
- Về sản phẩm: phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm.
Ngoài những sản phẩm truyền thống phục vụ nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng,
tượng nghệ thuật trang trí nội ngoại thất, cần tập trung phát triển thêm nhiều mặt
hàng mỹ nghệ lưu niệm phục vụ du lịch. Muốn vậy phải thực hiện tốt việc nghiên
cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng theo từng đối tượng, từng vùng, từng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
44
quốc gia để sáng tác mẫu mã mới cho phù hợp, đồng thời phải cải tiến bao bì theo
hướng gọn, đẹp, lịch sự, trang trọng và hấp dẫn.
- Về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng, hình thành các doanh nghiệp có đủ năng lực
về vốn và năng lực kinh doanh để đầu tư công nghệ, thiết bị.
Khai thác thị trường, phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng đúc đồng mỹ nghệ
trên quy mô lớn, làm đầu mối kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp trong các lĩnh
vực khác có liên quan để hình thành hệ thống sản xuất tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Tập hợp, hình thành hệ thống vệ tinh các cơ sở sản xuất để có thể đáp ứng tốt
nhu cầu thị trường tiêu thụ.
Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật làng đúc, liên kết với ngành du lịch
xây dựng tuyến tham quan làng nghề đúc, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và
giới thiệu quảng bá làng nghề đúc.
Đối với sản phẩm đúc công nghiệp
- Xây dựng các doanh nghiệp đủ năng lực để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới.
- Đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại.
- Phát triển sản xuất thêm một số mặt hàng đúc phù hợp nhu cầu tiêu dùng
hiện tại như đúc các chi tiết, phụ tùng thay thế phục vụ cho các nhà máy sản xuất
trong và ngoài nước.
- Quy hoạch và di dời các cơ sở đúc công nghiệp ra khỏi làng nghề để tránh
gây ô nhiễm môi trường.
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn
thành phố Huế
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch nghề
- Cần phải tổ chức điều tra tổng thể trên toàn địa bàn, tổ chức hội đồng đánh
giá để có sự quy hoạch phù hợp đối với nghề. Đối với hoạt động điều tra tổng thể
cần phải có sự phối hợp của nhiều ban ngành để tiến hành khảo sát, qua đó hình
thành một bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển từ các vấn đề như nguồn vốn,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
lao động, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, tình hình gây ô nhiễm môi trường cho
đến các vấn đề khó khăn trực diện các cơ sở thường gặp phải, cũng như tâm tư,
nguyện vọng của những người trực tiếp sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở số liệu điều
tra đó để có kế hoạch phát triển phù hợp.
- Quy hoạch các khu công nghiệp nhằm chuyển dần các cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, các khu công nghiệp được đầu tư cơ sở hạ
tầng đồng bộ sẽ thuận lợi cho quá trình sản xuất của các đơn vị. Đối với hướng đi
này, hiệ nay thành phố đã quy hoạch khu công nghiệp Hương Sơ để hỗ trợ cho các
cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhỏ được thuê đầu tư sản xuất.
- Chú trọng công tác quy hoạch kết hợp giữa ngành nghề với các dự án du
lịch. Đối với các dự án xây dựng các khu nghỉ dưỡng cần có chính sách ưu đãi
nhằm khuyến khích các đơn vị du lịch bố trí các khu sản xuất dành cho ngành nghề
để cho các cơ sở vừa có nơi sản xuất vừa đồng thời có thể bán hàng trực tiếp cho du
khách, hoạt động này sẽ làm phong phú thêm cho các hoạt động của khu du lịch.
3.2.2. Giải pháp về mối liên kết, hợp tác giữa các đơn vị trong ngành
thông qua các hiệp hội ngành nghề
Hiệp hội ngành nghề đóng vai trò đầu mối phối hợp giữa các tổ chức và các cơ
quan quản lý Nhà nước để tăng cường sự liên kết với tổ chức bên ngoài. Đối với
vấn đề này cần thực hiện các giải pháp:
- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội nghề đúc đồng Huế để
làm cầu nối và tìm tiếng nói chung trong toàn ngành.
- Khuyến khích các cơ sở tham gia vào các hiệp hội trên quy mô quốc gia như:
Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,... để tạo
điều kiện giao lưu, học hỏi đồng thời có điều kiện mở rông thị trường.
- Đối với hiệp hội đúc đồng Huế, nên thành lập một nguồn quỹ để hàng năm tổ
chức các chuyến đi giao lưu, học hỏi với các tỉnh khác có nghề đúc đồng phát triển
hoặc mời hiệp hội nghề đúc đồng của các tỉnh khác đến Huế để tăng cường, mở
rộng mối quan hệ hợp tác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
3.2.3. Giải pháp về thị trường và tiêu thị sản phẩm
Cần phải có giải pháp đồng bộ để phát triển đồng thời cả thị trường nguyên
liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể thực hiện một số giải pháp sau nhằm
phát triển bền vững nguồn nguyên liệu và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thị trường nguyên vật liệu
Nguyên liệu cho nghề đúc đồng như đồng, gang, chì kẽm, vẫn được thu
gom từ phế liệu nhưng nguồn cung khan hiếm dần đã làm cho nghề này gặp rất
nhiều khó khăn. Các cơ quan quản lý nên khuyến khích thành lập các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chuyên cung cấp nguyên liệu cho nghề đúc
đồng nói riêng và ngành nghề thủ công mỹ nghệ nói chung, xây dụng nhà máy thu
mua nguyên liệu để sơ chế theo nhu cầu của ngành nghề.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Cần phải thiết lập một mạng lưới tiêu thụ trong đó chú ý bắt đầu từ khâu sản
xuất và kết thúc khi sản phẩm đến tay khách hàng riêng lẻ. Vấn đề của các cơ sở sản
xuất là họ thiếu kiến thức về thị trường, cố gắng bán những cái họ làm ra cho khách
hàng. Trong khi xu hướng hiện nay là người sản xuất phải định hướng theo thị
trường, sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường cần và người tiêu dùng mong
đợi. Do đó, các đơn vị không nên sản xuất các sản phẩm theo mẫu mã đã có sẵn rồi
sau đó tìm thị trường cho sản phẩm của mình. Người sản xuất cần nghiên cứu thị
trường, nhu cầu của từng nhóm khách hàng, với những hiểu biết này, họ sẽ sử dụng
những kỹ năng và nguyên liệu đang có để làm ra sản phẩm mà thị trường đang cần,
từ đó sản phẩm sẽ dễ tiêu thụ hơn.
- Các cơ quan quản lý cần tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu, thị hiếu của du
khách về các mặt hàng đồng mỹ nghệ trên địa bàn để cung cấp định hướng cho các
cơ sở sản xuất. Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin cho các bộ phận
chuyên trách.
- Thành lập các tổ chức trung gian chuyên thực hiện các khâu trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ kinh doanh mang tính chuyên nghiệp. Mặc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
dù sự tham gia của các tổ chức trung gian làm kênh tiêu thụ trở nên phức tạp, người
sản xuất cảm thấy mình bị thiệt thòi khi không được hưởng mức giá mà người tiêu
dùng cuối cùng trả nhưng về lâu dài sẽ làm tăng lượng bán ra và tạo sự ổn định cho
thị trường tiêu thụ. Người trung gian không chỉ tham gia trong khâu tiêu thụ mà còn
tham gia vào khâu cung ứng nguyên vật liệu, do đó người sản xuất có thể yên tâm
cho công việc tổ chức sản xuất nên hiệu quả cuối cùng sẽ cao hơn.
- Liên kết nhiều cơ sở để thành lập các cửa hàng giới thiệu và bán các sản
phẩm đồng mỹ nghệ tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Nha Trang,
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần mạnh dạn, chủ động tìm kiếm đối tác hay
hợp tác với nhau để tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình.
3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn vốn
Quá trình điều tra cho thấy phần lớn các cơ sở đều gặp khó khăn về vốn,
nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có nên quy mô vốn nhỏ. Nguồn vốn hạn chế nên các
đơn vị gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng phần lớn các đơn vị
không có ý định vay vốn, một số đơn vị muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng
lại khó có thể vay tại các tổ chức tài chính do không có tài sản thế chấp phù hợp.
Chính vì vậy cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Hình thành các nguồn vốn khuyến công cho vay hỗ trợ không lãi suất, không
thế chấp cho các đối tượng là hộ cá thể và các đơn vị có quy mô nhỏ đang sản xuất
kinh doanh trong nghề đúc đồng.
- Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, các điều kiện thế chấp nhằm giúp các cơ
sở nhỏ có thể vay được số vốn cần thiết trong thời gian ngắn đề hình thành các
nguồn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
- Có cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp để khuyến khích các cơ sở tham gia các
cuộc triển lãm, hội chợ dành cho ngành nghề thủ công mỹ nghệ nói chung và nghề
đúc đồng nói riêng trong nước và quốc tế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
48
- Nên có chính sách miễn giảm thuế phù hợp và rõ ràng để tạo điều kiện
khuyến khích các cơ sở tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
3.2.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho nghề đúc đồng
- Các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cần tạo điều kiện để người thợ có cơ hội
học tập nâng cao tay nghề, trình độ văn hóa. Đồng thời người chủ cần học tập, tìm
tòi để nâng cao kỹ thuật sản xuất, kiến thức quản lý kinh doanh.
- Cần thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút lực lượng lao động có trình
độ. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý liên quan cần tổ chức các đợt tập huấn ngắn
ngày để trang bị những kiến thức cần thiết cho chủ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất
và người lao động.
- Cần đẩy mạnh công tác đào tạo và dạy nghề. Đối với lao động chưa có nghề
thì đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất. Đối với lao động
đã có nghề thì bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo hình thức tập huấn ngắn ngày tại
các trung tâm dạy nghề hoặc tại các doanh nghiệp, cơ sở lớn.
- Rèn luyện kỹ năng cải tiến công cụ, đưa máy móc vào phục vụ sản xuất để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Lực lượng lao dộng trẻ cần được đào tạo bài bản hơn, bên cạnh các kỹ năng
nghề nghiệp còn cần phải có một nền tảng kiến thức nhất định để kế tục các tinh
hoa của di sản truyền thống, đồng thời tiếp nhận thêm cái mới trên tinh thần chọn
lọc có phê phán.
- Sự tham gia trực tiếp của các cơ sở giáo dục, các trường dạy nghề là hết sức
cần thiết.
- Khối doanh nghiệp đóng vai trò định hướng các kỹ năng cần thiết cho người
lao động bởi họ là người nắm rõ nhất thị trường cần cái gì và làm thế nào để đáp
ứng các nhu cầu đó. Khối doanh nghiệp cần có các dự báo, xác định được yêu cầu
về số lượng cũng như chất lượng lao động theo từng thời kỳ để từ đó có những giải
pháp đào tạo phù hợp.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
3.2.6. Giải pháp về xúc tiến thương mại và tiếp cận thông tin
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại
- Tổ chức các lễ hội tôn vinh nghề truyền thống, các cuộc triển lãm về nghề và
làng nghề đúc đồng Huế. Bên cạnh đó, mời các nhà doanh nghiệp nước ngoài, các
tổ chức kinh doanh quốc tế tham gia các hoạt động giao lưu với chính quyền địa
phương, với hiệp hội ngành nghề nhằm làm cho họ hiểu rõ hơn về tiềm năng phát
triển của nghề đúc đồng Huế.
- Thường xuyên tạo điều kiện để các cơ sở đúc đồng trên địa bàn tham gia các
hội chợ quốc tế, cử các chuyên gia ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm phát triển của
các nước khác, tìm kiếm các công nghệ sản xuất phù hợp để giới thiệu cho các cơ
sở tại địa phương đồng thời thực hiện nhiệm vụ xúc tiến phát triển thị trường.
- Các kỳ Festival chuyên đề về hàng thủ công mỹ nghệ của thành phố là cơ hội
rất tốt để các cơ sở có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách
hàng. Thành phố nên có đề án nhằm xây dựng Huế trở thành một trung tâm giới
thiệu các loại hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức các cuộc triển lãm mang tính thường
kỳ chứ không nên gói gọn vào các chương trình Festival chỉ diễn ra trong thời gian
ngắn, khó đem lại hiệu quả cao.
- Nên tổ chức định kỳ các cuộc thi tay nghề sản xuất vào các dịp lễ hội để các
nghệ nhân đúc đồng của Huế có điều kiện biểu diễn tài nghệ của mình cùng các
nghệ nhân khác trên khắp cả nước. Đây cũng là một hình thức quảng bá rất có hiệu
quả đối với nghề đúc đồng của Huế cũng như đối với từng đơn vị đang hoạt động
trong nghề.
Tổ chức các mạng lưới cung cấp thông tin
- Khai thác và cung cấp các thông tin thị trường cho các doanh nghiệp và cơ sở
sản xuất một cách kịp thời bằng cách thành lập một website miễn phí về nghề đúc
đồng. Tổ chức các lớp đào tạo sử dụng máy tính, truy cập internet để khuyến khích
các chủ cơ sở sử dụng phương tiện hữu ích này phục vụ cho mục đích kinh doanh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
50
- Thông qua các lễ hội tôn vinh nghề truyền thống, các cuộc thi triển lãm ảnh
về nghề và làng nghề đúc đồng Huế do chính các cơ sở làm nghề thực hiện với nội
dung miêu tả công việc thường ngày trong quá trình sản xuất, sau đó tiến hành chọn
lọc các hình ảnh có chất lượng và ý nghĩa để hình thành một hệ thống tư liệu bằng
hình ảnh.
- Xây dựng nhà bảo tàng nghề truyền thống tại địa phương với mục tiêu bảo
tồn tính truyền thống của nghề đúc đồng tại cộng đồng, đồng thời là nơi cung cấp
thông tin thực tế cho các nhà nghiên cứu, khách tham quan, các nhà kinh doanh, các
doanh nghiệp.
- Khuyến khích thành lập các tổ chức nghiên cứu có tính chất học thuật. Các
nhà nghiên cứu, các trường đại học, sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa
học về ngành nghề đúc đồng để góp phần cùng ngành đề xuất các giải pháp vừa
mang tính khoa học đồng thời phù hợp với thực tiễn. Thông qua các hoạt động
nghiên cứu sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội, giúp các cơ sở sản xuất kinh
doanh ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc thúc đẩy
phát triển mnghề này.
3.2.7. Giải pháp về phát triển thiết kế mẫu mã cho sản phẩm đồng mỹ nghệ
- Xây dựng chương trình phát triển mẫu mã hàng hóa đưa vào giảng dạy trong
các cơ sở đào tạo. Gắn chương trình đào tạo lý thuyết kết hợp với thực tiễn thông
qua việc liên kết với các cơ sở sản xuất.
- Xây dựng các chương trình đào tạo tại chỗ, các phương pháp đào tạo ngắn
ngày, linh động để truyền đạt các kỹ năng thể hiện cơ bản cho người lao động ngay
tại nơi làm việc.
- Phát động chương trình thiết kế mẫu mã cho sản phẩm đúc đồng một cách
rộng rãi, trao giải thưởng cho các tác phẩm đạt được tiêu chuẩn đề ra, có thể bán lại
các mẫu mã đạt giải thưởng cho các cơ sở nhằm kích thích sự liên kết, hợp tác và
cạnh tranh giữa họ với nhau.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
- Khơi dậy phong trào tìm kiếm, phục chế các mẫu mã sản phẩm đã hoặc sắp
thất truyền nhằm mục tiêu bảo tồn các mẫu mã truyền thống, phát huy những lợi thế
của sản phẩm truyền thống để tạo ra các thương phẩm có tính cạnh tranh cao.
- Đưa các cuộc thi sáng tác mẫu mã vào các hoạt động festival hiện đã được tổ
chức thường niên tại Huế theo hình thức tương tự hoạt động của các trại sáng tác
điêu khắc tượng. Hoạt động này vừa làm phong phú thêm cho các lễ hội đồng thời
đem lại lợi ích trực tiếp cho nghề đúc đồng Huế, từ đó các doanh nghiệp kinh doanh
và các cơ sở sản xuất có cơ hội để tiếp cận với các xu hướng sáng tác từ nhiều nơi
trên thế giới.
- Ứng dụng và phổ biến các phần mềm tin học chuyên dụng để dần dần tạo
nên phong trào sử dụng các công cụ tin học hiện đại vào quá trình thiết kế, tạo mẫu
nói riêng và sử dụng cho mục đích kinh doanh nói chung tại các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc nghề đúc đồng.
- Cần tổ chức điều tra, sưu tầm các mẫu hoa văn truyền thống đặc trưng và đặc
sắc của Huế để đưa vào hệ thống bảo tàng, tổ chức đăng ký bảo hộ kiểu dáng trước
khi các kiểu dáng này rơi vào tay các tổ chức nước ngoài.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
PHẨN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn
thành phố Huế”, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nghề
đúc đồng trên cả nước nói chung và thành phố Huế nói riêng. Phát triển nghề đúc
đồng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng giá trị tổng sản phẩm
hàng hóa và góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của nghề là vẫn duy trì sản xuất theo phương thức truyền thống do
đó sử dụng nhiều lao động thủ công, quy mô vẫn còn nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, thị
trường đầu ra không ổn định, mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu.
- Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở điều tra và của cả
ngành nghề chư cao, chủ yếu là lấy công làm lời.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các cơ sơ, đó là: lao động, vốn sản xuất kinh doanh, mặt bằng sản xuất và các yếu tố
về người chủ cơ sở.
- Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường còn yếu. Do
nguồn vốn hạn chế nên các cơ sở chưa đầu tư vào công nghệ, thiết bị hiện đại để
nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và cải tiến điều kiện
làm việc cho người lao động.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng cơ hội để phát triển nghề này vẫn rất lớn do
được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, nhiều chính sách
ưu đãi, khuyến khích đã và đang thực hiện. Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp
đang nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh để tồn tại và phát triển nghề
trong thời gian tới.
2. Kiến nghị
Sau quá trình nghiên cứu đề tài xin có một số kiến nghị như sau:
- Cần tích cực mở rộng thị trường mới bằng các biện pháp xúc tiến đầu tư, tổ
chức các cuộc triển lãm, hội chợ về nghề đúc đồng tại địa phương, hỗ trợ về tài
chính để các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia triển lãm hội chợ tại nước ngoài.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
- Thiết lập cơ chế để tạo sự phối hợp giữa các ngành du lịch, thương mại, dịch
vụ, xuất nhập khẩu và các cơ sở sản xuất nhằm tạo ra sự gắn kết từ khâu thiết kế,
sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.
- Các cơ sở cần nâng cao vai trò chủ động của mình nhằm thích ứng với môi
trường cạnh tranh. Các cơ sở cần tạo cho mình những nét riêng biệt, độc đáo để tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời phải nhạy bén trong việc tiếp cận và khai
thác thị trường.
- Các chủ cơ sở cần tham gia các khóa đào tạo phù hợp để từng bước nâng cao
năng lực quản lý, có kiến thức về luật pháp, nắm vững các thông lệ kinh doanh cả
trong nước và thế giới. Cần tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cải tiến
phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, chú ý đến
công đoạn thiết kế kiểu dáng sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị
trường hiện đại nhưng không đánh mất tính truyền thống của sản phẩm thủ công.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GV Nguyễn Hải Yến, (2011), Bài giảng kế hoạch kinh doanh, Đại học
Kinh Tế Huế.
[2] GV Mai Chiếm Tuyến, (2012), Bài giảng thẩm định dự án đầu tư, Đại học
Kinh Tế Huế.
[3] PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, (2004), Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư,
Đại học kinh tế Huế.
[4] Báo cáo triển khai nhiệm vụ quy hoạch làng nghề nông thôn 2012, Phòng
kinh tế thành phố Huế.
[5] Phan Văn Tú, Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[6] Nguyễn Hữu Thông, (2004), Huế nghề và làng nghề thủ công truyền
thống, Nxb Thuận Hóa, Huế.
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
PHỤ LỤC 1
PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC CƠ SỞ ĐÚC ĐỒNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
1. Những thông tin chung về hộ
- Họ tên chủ cơ sở: .. Giới tính: Nam □ Nữ □
- Năm sinh (tuổi):.......
- Địa chỉ: ...
- Nghề nghiệp chính:..Nghề nghiệp phụ:...............
- Trình độ học vấn:
□ Trình độ cấp 1 □ Trình độ cấp 2 □ Trình độ cấp 3
□ Trung cấp □ Cao đẳng □ Đại học
- Phân loại hộ: (Theo tiêu chí của nhà nước)
□ Nghèo □ Cận nghèo □ Trung bình □ Khá
2. Tình hình nhân khẩu lao động của hộ:
- Tổng số nhân khẩu:... người
- Số lao động của hộ (số người trong độ tuổi lao động):..lao động
STT
Quan hệ với
chủ hộ
Giới tính
Năm sinh
(tuổi)
Trình độ
học vấn
Nghề
nghiệp
Số năm kinh
nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
3. Diện tích sản xuất
Diện tích sản xuất: ..
Nhu cầu diện tích sản xuất của cơ sở ?
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
a. Thừa □ b.Đủ □
c. Thiếu □ d. Rất thiếu □
4. Mẫu mã sản phẩm
Các loại sản phẩm chính:
Các loại mẫu mã:
Mẫu truyền thống □ Mẫu đặt hàng □
Mẫu copy □ Mẫu thiết kế □
5. Tình hình vay vốn của hộ
STT Nguồn vay Mức vay của hộ
1 Trung tâm khuyến công Tỉnh
2 Ngân hàng chính sách xã hội
3 Quỹ tín dụng
4 Bà con, bạn bè
5 Hội phụ nữ
6 Vay nóng
7
Ông (bà) có thiếu vốn sản xuất không?
a. Không □ b. Có □
Tình trạng vay vốn từ các tổ chức tín dụng như thế nào?
a. Dễ vay □ b. Khó vay □
6. Nguyên vật liệu
Mua trong tỉnh (%) Mua ngoài tỉnh (%) Nhập khẩu (%)
Ông bà có gặp khó khăn về mua nguyên vật liệu?
a. Dễ mua □ b. Khó mua □
7. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2010
Lao động thuê ngoài:..người
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Giới tính Tính chất CV Thâm niên tay nghề
Nam Nữ Trực tiếp Gián tiếp 30 năm
Chi phí sản xuất kinh doanh
Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
Đồng
Thiếc
Chì
Kẽm
Đất sét
Lao động
Thuê mặt bằng
Máy móc
Khác
Tổng
Kết quả sản xuất
Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ)
Tình hình tiêu thụ
Khoản mục Tỷ lệ bán (%) Thành tiền (1.000đ)
- Trong tỉnh
- Ngoài tỉnh
- Xuất khẩu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Hình thức tiêu thụ
Theo đơn đặt hàng (%) Tiêu thụ tự do (%) Làm theo hợp đồng KT (%)
8. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011
Lao động thuê ngoài:..người
Giới tính Tính chất CV Thâm niên tay nghề
Nam Nữ Trực tiếp Gián tiếp 30 năm
Chi phí sản xuất kinh doanh
Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
Đồng
Thiếc
Chì
Kẽm
Đất sét
Lao động
Thuê mặt bằng
Máy móc
Khác
Tổng
Kết quả sản xuất
Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ)ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Tình hình tiêu thụ
Khoản mục Tỷ lệ bán (%) Thành tiền (1.000đ)
- Trong tỉnh
- Ngoài tỉnh
- Xuất khẩu
Hình thức tiêu thụ
Theo đơn đặt hàng (%) Tiêu thụ tự do (%) Làm theo hợp đồng KT (%)
9. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2012
Lao động thuê ngoài:..người
Giới tính Tính chất CV Thâm niên tay nghề
Nam Nữ Trực tiếp Gián tiếp 30 năm
Chi phí sản xuất kinh doanh
Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
Đồng
Thiếc
Chì
Kẽm
Đất sét
Lao động
Thuê mặt bằng
Máy móc
Khác
Tổng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Kết quả sản xuất
Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ)
Tình hình tiêu thụ
Khoản mục Tỷ lệ bán (%) Thành tiền (1.000đ)
- Trong tỉnh
- Ngoài tỉnh
- Xuất khẩu
Hình thức tiêu thụ
Theo đơn đặt hàng (%) Tiêu thụ tự do (%) Làm theo hợp đồng KT (%)
10. Ông (bà) có bao nhiêu năm kinh nghiệm sản xuất trong ngành này?.năm
11. Ông bà đã qua đào tạo kỹ thuật, quản lý chưa ?
a. Có □ b. Không □
12. Đây có phải là nghề gia truyền không ?
a.Có □ b. Không □
13. Ông (bà) có liên kết với hoạt động du lịch không ?
a. Chưa □ b. Có tham gia □
14. Ông (bà) đã tham gia hiệp hội làng nghề chưa ?
a.Chưa □ b. Có tham gia □
15. Nhu cầu về lao động của cơ sở ?
a. Thừa □ b. Đủ □
c. Thiếu □ d. Rất thiếu □
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
16. Ông bà có gặp khó khăn về việc tiêu thụ sản phẩm không?
a. Có □ b. Không □
Đó là những khó khăn gì?
17. Ông (bà) có chú ý đến thông tin thị trường không ?
a. Có chú ý □ b. Không chú ý□
18. Ông (bà) có biết về bảo hộ thương hiệu không ?
a. Có biết □ b. Không biết □
19. Nguồn điện phục vụ cho việc sản xuất như thế nào ?
a.Thiếu □ b. Đủ □
Tình trạng điện như thế nào ?
a. Không ổn định □ b. Ổn định □
20. Nguồn nước phục vụ cho việc sản xuất như thế nào ?
a. Thiếu □ b. Đủ □
21. Để phục vụ kinh doanh, ông (bà) có mua :
Điện thoại □ Máy vi tính □ Máy Fax □
22. Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương nhằm phát triển
nghề đúc đồng Huế không?
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGHỀ ĐÚC ĐỒNG HUẾ
Hình 1: Trung tâm giới thiệu sản phẩm đúc truyền thống của thành phố Huế
Hình 2: Thành phố Huế xây dựng trung tâm bán các sản phẩm đúc đồng phục
vụ khách du lịch
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
Hình 3: Một nghệ nhân đang tạo khuôn đúc đồng
Hình 4: Các máy móc thiết bị dùng trong đúc đồng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
Hình 5: Cửa hàng bán các sản phẩm đồng mỹ nghệ
của nghệ nhân Nguyễn Văn Trai
Hình 6: Cửa hàng bán các sản phẩm đồng mỹ nghệ
của nghệ nhân Nguyễn Văn Đệ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoa_ng_thi_kim_oanh_8656.pdf