Đề tài Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHưƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NOT DEFINED. 1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ phái sinh . 1.1. Khái niệm . 1.2. 1.3. Phân loại công cụ phái sinh 1.3.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) . 1.3.2. Hợp đồng tương lai (Fututes Contract) . 1.3.3. Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) 1.3.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract) 1.4. Vai trò nghiệp vụ phái sinh đối với các ngân hàng thương mại 1.4.1. Vai trò của công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro not defined. 1.4.2. Kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng not defined. 1.4.3. Những công cụ quan trọng cho mục đích đầu cơ của các NHTM 2. Các điều kiện phát triển nghiệp vụ phái sinh tại ngân hàng thương mại . Bookmark not defined. 2.1. Điều kiện vĩ mô 2.1.1. Điều kiện pháp lý 2.1.2. Điều kiện thị trường . 2.1.3. Điều kiện hạ tầng cơ sở 2.2. Điều kiện từ phía ngân hàng 2.2.1. Quy trình làm việc 2.2.2. Đội ngũ cán bộ phái sinh 2.2.3. Công nghệ 2.3. Điều kiện từ phía khách hàng 3.Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới trong việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh 3.1. Bài học từ Mỹ 3.2. Bài học từ Trung Quốc 3.2.1. Thị trường phái sinh Trung Quốc . 3.2.2. Thể chế tài chính tham gia thị trường phái sinh Trung Quốc 3.3. Bài học từ Ấn Độ 3.4. Bài học cho Việt Nam . CHưƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Tổng quan về thị trường phái sinh Việt Nam . 1.1. Thị trường kỳ hạn Việt Nam 1.2. Thị trường tương lai Việt Nam . 1.3. Thị trường quyền chọn Việt Nam 1.3.1. Quyền chọn tiền tệ . 1.3.2. Quyền chọn tiền Đồng Việt Nam 1.3.3. Quyền chọn vàng . 1.3.4. Quyền chọn lãi suất 1.4. Thị trường hoán đổi Việt Nam 1.4.1. Hoán đổi ngoại tệ . 1.4.2. Hoán đổi lãi suất Thực trạng thực hiện nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 2. 2.1. Nghiệp vụ kỳ hạn . 2.2. Nghiệp vụ tương lai 2.3. Nghiệp vụ quyền chọn 2.3.1. Quyền chọn ngoại tệ . 2.3.3. Quyền chọn vàng . 2.3.4. Quyền chọn lãi suất . 2.4. Nghiệp vụ hoán đổi 2.5. Ví dụ áp dụng công cụ phái sinh tại Eximbank và Sacombank 2.5.1. Eximbank . 2.5.2. Sacombank . 3.Đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Những kết quả đạt được . 3.1. 3.1.1. Góp phần phổ biến công cụ phái sinh cho doanh nghiệp trong nước 3.1.2. Tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng, thúc đẩy hoạt động NHTM phát triển 3.1.3. Phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, doanh nghiệp, bình ổn nền kinh tế 3.2. Những tồn tại 3.3. Nguyên nhân . CHưƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam . 1.1. Cơ hội . 1.2. Thách thức 2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1. Giải pháp vĩ mô . 2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới các công cụ phái sinh . 2.1.2. Hoàn thiện, phát triển thị trường hàng hóa và thị trường tài chính . 2.1.3. Hoàn thiện quy chế kế toán và thuế 2.1.4. Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh 2.2. Giải pháp từ phía các ngân hàng thương mại 2.2.1. Các cấp lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng các công cụ phái sinh 2.2.2. Tổ chức kinh doanh nghiệp vụ phái sinh 2.2.3. Đẩy mạnh công tác marketing các sản phẩm phái sinh 2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực . 2.2.5. Trang bị công nghệ phù hợp 2.2.6. Tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ . 2.2.7. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài . 2.2.8. Phát triển các sản phẩm phái sinh mới 2.2. Giải pháp từ phía khách hàng . 3. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.1. Kiến nghị với Chính phủ . 3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . KẾT LUẬN

pdf93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ. Thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Thêm vào đó, vấn đề đánh thuế với nghiệp vụ hoán đổi giữa hai đồng tiền, cũng như thuế đối với thu nhập từ phí hợp đồng quyền chọn hiện chưa được quy định rõ ràng và còn nhiều bất cập. Nhiều nước chủ trương không đánh thuế với sản phẩm phái sinh vì coi đó là công cụ phòng chống rủi ro cho doanh nghiệp chứ không phải là một kênh kinh doanh cho các ngân hàng. Còn ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể bằng văn bản nào về các loại thuế trên. Một trong những vấn đề bất cập tiêu biểu nữa là cách thức tính thuế đối với kết quả thu được từ việc sử dụng hợp đồng tương lai. Lợi nhuận từ các giao dịch hợp đồng tương lai bị tính thuế, còn thua lỗ từ các giao dịch này không được khấu trừ vào phần thu nhập tính thuế. Bên cạnh đó, khi các ngân hàng muốn kinh doanh sản phẩm phái sinh phải xin phép NHNN và chỉ được phép thực hiện giao dịch khi được sự cho phép của NHNN bằng văn bản, điều này khiến bản thân các NHTM gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các loại hình sản phẩm mới do thủ tục pháp lý sẽ chiếm ít nhiều thời gian chờ đợi của ngân hàng và doanh nghiệp cũng như làm giảm tính chủ động của các ngân hàng trong việc tiếp cận với các sản phẩm hiện đại trên thế giới. c, Công tác tuyên truyền quảng cáo chưa hiệu quả Để khách hàng biết đến các công cụ phái sinh cũng như vai trò của nó trong việc phòng ngừa rủi ro hay kinh doanh sinh lợi, công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo của các NHTM là một việc làm không thể thiếu. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở khâu đáp ứng các nhu cầu mua bán sản phẩm phái sinh của khách hàng chứ chưa chủ động giới thiệu với doanh nghiệp các sản phẩm phái sinh của mình. d, Sự kém hiểu biết về sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa hiểu thấu đáo về bản chất và những tiện ích mà các sản phẩm phái sinh mang lại cho bản thân doanh nghiệp. Kiến thức của nhiều 6 9 doanh nghiệp về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất, tỷ giá,… còn quá thấp. Những hiểu biết về các kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái bằng các giao dịch phái sinh lại càng xa lạ. Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất, đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp. Thực tế, việc này đòi hỏi chi phí khá lớn từ phía các doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng phái sinh. Ngoài ra, còn có hiện tượng nhầm lẫn giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Mặt khác, 90% doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng đồng USD trong thanh toán. Trong khi đó tỷ giá USD/VND luôn có xu hướng ổn định, NHNN thường cho tỷ giá USD/VND hàng năm chỉ tăng khoảng 1%. Mức biến động như vậy là không đáng kể so với sự biến động của các đồng tiền khác như EUR, GBP, JPY hay AUD (có thể tăng giảm 1% trong 1 – 2 ngày). Nắm được sự dao động tỷ giá USD/VND nên trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay mà không cần quan tâm tới công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Bên cạnh việc các doanh nghiệp có tâm lý thích sử dụng USD trong thương mại quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động tín dụng ngoại tệ. e, Điều kiện giao dịch phức tạp và mức phí còn cao Điều kiện giao dịch và mức phí của các ngân hàng áp dụng cho các sản phẩm phái sinh cũng là một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp còn e ngại. Doanh nghiệp tính toán thấy không có lợi nên không sử dụng. Chưa kể đến việc các mẫu hợp đồng phái sinh ở mỗi ngân hàng lại được soạn thảo theo một tiêu chí riêng, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu các loại hợp đồng phái sinh tại các ngân hàng để tìm được hợp đồng phù hợp với mình. 7 0 f, Sự hạn chế về chuyên môn của các cán bộ nhân viên ngân hàng Trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên ngân hàng về các NVPS như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn… vẫn còn hạn chế. Hiện nay, nhiều ngân hàng chưa có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, về thị trường giao dịch, đặc biệt kỹ thuật định giá, giao dịch các công cụ phái sinh. g, Công tác hạch toán chưa rõ ràng Sản phẩm phái sinh cần phải được quy định cơ chế hạch toán cụ thể và minh bạch. Hiện nay, trong hạch toán kế toán chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì chưa được quan tâm. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các chuẩn mực tương đồng với các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính. Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính - ngân hàng - chứng khoán cũng không thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 1.1. Cơ hội Năm 2010, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng là 6,5%. Để làm được việc đó, Việt Nam cần tích cực đẩy mạnh xuất khẩu, trao đổi giữa các quốc gia. Cùng với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, hoạt động mua bán xuất nhập khẩu cũng sẽ phát triển theo. Số lượng các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam sẽ tăng lên. Bản thân họ từ những nước phát triển hơn đã khá am hiểu về việc sử dụng công cụ phái sinh nhằm tự phòng ngừa rủi ro. Để tránh thiệt thòi, đặc biệt trong trường hợp đồng USD có những biến 7 1 động mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm kiếm công cụ phòng ngừa rủi ro cho mình. Trước nhu cầu đó, các ngân hàng có thể giới thiệu tới khách hàng trong nước các hoạt động phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh, là những công cụ đang được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng phổ biến và hiệu quả. Với tư cách là một trung gian môi giới, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu được phí từ các hợp đồng đó. Gần 4 năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải chấp nhận cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Các ngân hàng đó có lợi thế hơn các NHTM Việt Nam cả về trình độ nghiệp vụ lẫn quy mô. Trong đó, NVPS của họ đã phát triển rất mạnh và đa dạng, với nhiều loại hình để các doanh nghiệp lựa chọn. Đây cũng là một cơ hội cho các NHTM trong nước học hỏi và đổi mới để cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới. Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy, buộc các ngân hàng trong nước hoạt động theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh và tự khắc phục các nhược điểm hiện tại, hoàn thiện các nghiệp vụ của NHTM. Đồng thời, mở cửa hội nhập, tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế. Tình hình tài chính đầy biến động (thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái không ổn định) là một môi trường tốt để tiến hành hoạt động phòng vệ bằng các CCPS. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chúng để đầu cơ, kiếm lợi nhuận. Chủ trương chính sách của Nhà nước hiện nay, cũng đã cho phép các NHTM phát hành các hợp đồng phái sinh. Ngoài ra, do TTPS của Việt Nam còn non trẻ, nên ngân hàng khi áp dụng loại hình nghiệp vụ này nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía Nhà nước. Bản thân các NHTM Việt Nam đã bước đầu nhận ra tầm quan trọng của các hợp đồng phái sinh. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác trong nước, rất nhiều ngân hàng đã đứng ra phát hành các hợp đồng phái sinh cho khách hàng, mà chủ yếu là các hợp đồng về lãi suất, tỉ giá, vàng. Điều này hứa hẹn cho sự phát triển và mở rộng của hợp đồng phái sinh trong hệ thống các NHTM Việt Nam ở một tương lai gần. Bên cạnh đó, do quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần quen với các loại hình phái sinh trong ngân hàng. Doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu để phòng ngừa rủi ro, một số ít có nhu cầu đầu 7 2 cơ nhân lúc thị trường biến động. Điều này sẽ càng thúc đẩy thị trường phái sinh Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. 1.2. Thách thức Hội nhập kinh tế quốc tế như con dao hai lưỡi, một mặt nó mang lại cơ hội cho NHTM Việt Nam, mặt khác nó cũng đem tới nhiều khó khăn, thách thức. Hội nhập kinh tế cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đây là những ngân hàng có tiềm lực tài chính, có trình độ quản lí và đội ngũ chuyên môn cao. Họ sẽ dễ dàng thu hút khách hàng hơn các ngân hàng trong nước, đặc biệt trong việc sử dụng CCPS, những công cụ mà các ngân hàng nước ngoài đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giao dịch chúng. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều. Mặt khác, khi kí kết, mua bán các hợp đồng phái sinh với các ngân hàng nước ngoài, NHTM Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn luật áp dụng. Trong khi Việt Nam chưa có nguồn luật chính thức điều chỉnh mối quan hệ các bên tham gia sử dụng công cụ phái sinh tài chính, thì những quốc gia phát triển trên thế giới đã có và đang hoàn thiện tính chặt chẽ của nó. Điều này cho thấy, khi giao dịch với đối tác nước ngoài, NHTM Việt Nam chưa nhận được sự bảo vệ và hướng dẫn thực hiện thích đáng, sẽ trở nên bất lợi hơn so với đối tác, đặc biệt là khi tranh chấp xảy ra. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn chưa phát triển, tính hiệu quả chưa cao, dẫn tới tâm lí bầy đàn, người tham gia phản ứng theo số đông. Chính sách và pháp luật thì hay thay đổi, điều này làm các NHTM khó khăn trong việc tính toán trị giá hợp đồng, tính toán các điểm tới hạn…. Một thách thức nữa đặt ra cho các NHTM là phát triển và xây NVPS có tính chất đồng đều, hệ thống và phổ biến. Việc sử dụng các hợp đồng phái sinh cho tới nay, mới chỉ đi được những bước đầu tiên, tập trung vào thí điểm ở một số ngân hàng. Các ngân hàng trong nước không có những chiến dịch quảng bá loại hình dịch vụ này cho các doanh nghiệp, tổ chức khác. Và việc chung tay tuyên truyền, tiếp thị về các CCPS và tác dụng của nó trong phòng ngừa rủi ro cũng như kinh doanh sinh lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân của các NHTM vẫn là một dấu hỏi lớn trong hệ thống ngân hàng. 7 3 Trong khi công cụ phái sinh đã ra đời trên thế giới từ cách đây gần 4 thế kỷ, thị trường Việt Nam mới chỉ thực sự biết đến loại hình dịch vụ này từ hơn mười năm trở lại đây. Bởi vậy, việc bổ sung kiến thức về các công cụ phái sinh, thị trường tài chính, cách thức giao dịch các loại hợp đồng phái sinh để có thể sánh ngang với các NHTM lâu đời trên thế giới thực sự là một thách thức lớn đặt ra cho các NHTM Việt Nam. Trong một thị trường tài chính mà vẫn còn chịu nhiều sự kiểm soát từ phía Nhà nước và ít biến động như ở Việt Nam thì việc các NHTM nhanh chóng hòa nhập với sự vận động của các sân chơi lớn trên thế giới cũng là một vấn đề tương đối khó khăn. Bởi môi trường để các công cụ phái sinh phát triển ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện như ở các nước phát triển, do đó việc các NHTM Việt Nam thích nghi và học hỏi kinh nghiệm từ phía các ngân hàng lớn trên thế giới phải thực sự linh hoạt mới mong tạo điều kiện cho các nghiệp vụ phái sinh phát triển tại các NHTM trong nước. 2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1. Giải pháp vĩ mô 2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới các công cụ phái sinh Hệ thống pháp luật về các công cụ tài chính cần phải được quy định cụ thể về các CCPS trong các văn bản pháp luật chính thức chứ không dừng lại ở mức độ các văn bản hướng dẫn cấp Bộ, ngành. Các văn bản pháp luật chính thức có độ phổ cập cao sẽ giúp thị trường CCPS được vận hành quy củ, thông suốt và CCPS trở nên phổ biến. Tiến tới, Nhà nước nên định hướng xây dựng một văn bản luật riêng điều chỉnh các quan hệ, hoạt động phức tạp liên quan đến CCPS. Trong tình hình hiện nay, khi mà Việt Nam đã bước đầu hội nhập quốc tế, các giao dịch với nước ngoài tăng nhanh về số lượng và giá trị, việc nhanh chóng có luật điều chỉnh các CCPS để giúp vấn đề phòng ngừa rủi ro và kinh doanh thu lợi từ hoạt động phái sinh là vấn đề phải được đặt ra cấp thiết. Theo nhóm chúng tôi, nên xây dựng lộ trình 3 năm để dự thảo và triển khai bước đầu cho văn bản luật riêng về CCPS. Luật về CCPS cần có các quy định chi tiết về: 7 4 - Tiêu chuẩn về mặt tư cách pháp lý, xếp hạng tín dụng, lượng vốn tối thiểu, giấy tờ cần thiết… cho phép các cá nhân, pháp nhân được phép tham gia thị trường phái sinh tương ứng với các mục đích phòng vệ, đầu cơ và ăn chênh lệch. - Các sản phẩm phái sinh được phép lưu hành trên thị trường phái sinh, tiêu chuẩn về giá trị, thời hạn của các công cụ này. - Các nội dung cơ bản của hợp đồng phái sinh, yêu cầu với các nội dung này. - Quy trình giao dịch các loại công cụ phái sinh, quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ giao dịch, mua bán, môi giới,… các loại công cụ phái sinh. - Hoạt động của sàn giao dịch tương lai, sàn giao dịch quyền chọn để hướng tới xây dựng sàn giao dịch tập trung cho hai loại công cụ này, đảm bảo luật có khả năng đón đầu xu thế mới. - Giao dịch với nước ngoài các công cụ phái sinh. Một điểm quan trọng để thúc đẩy các chủ thể tham gia TTPS là cần thông thoáng hơn trong các quy định về mục đích sử dụng các CCPS. Nên cho phép nhà đầu tư được phép đầu cơ, ăn chênh lệch giá từ việc sử dụng CCPS, chứ không chỉ dùng các CCPS để phòng vệ. Có như vậy, TTPS mới trở nên hấp dẫn vì doanh nghiệp đồng thời vừa có thể phòng vệ vừa có thể kiếm được lợi nhuận. Để đảm bảo hoạt động đầu cơ được phép diễn ra nhưng không ảnh hưởng đến giá cả, có thể cho phép triển khai quyền chọn điều kiện đưa ra những quy định về các mức trần và sàn. Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh, yêu cầu về vốn là rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các NHTM của Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới. Ngoài ra để đảm bảo tính bền vững của thị trường phái sinh, cần yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế, như vậy sẽ khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được gánh chịu rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Với pháp luật về các định chế tài chính, các văn bản pháp luật của Việt Nam nên phổ biến rộng hơn về công cụ phái sinh như là một phần của hoạt động quản trị rủi ro tại 7 5 ngân hàng. Có như vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh phái sinh tại ngân hàng. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần tạo điều kiện để các định chế tài chính được tham gia kinh doanh kiếm lời từ các công cụ phái sinh. Đối với các giao dịch quyền chọn, hoán đổi, tương lai… cần sớm có văn bản quy định chính thức về tiêu chuẩn để các ngân hàng thương mại được tiến hành kinh doanh các công cụ này chứ không dừng lại ở mức độ thí điểm. Bộ luật Dân sự, Luật thương mại và Luật Đầu tư cần được chú ý sửa đổi để quan hệ hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng thương mại, hợp đồng xuất nhập khẩu phù hợp với quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Đối với Luật chứng khoán, Nhà nước và các cơ quan quản lý nên ban hành và triển khai các văn bản dưới luật hướng dẫn; chủ trương hướng tới một thị trường chứng khoán vận hành quy củ, thông suốt, thông tin minh bạch, tinh giản thủ tục hành chính. Trong đó, Ủy ban Chứng khoán cần xem xét về quy định cấm bán khống và xác định phạm vi hợp lý trong đó cho phép bán khống, vì bán khống là điều kiện cần thiết cho thị trường tương lai. 2.1.2 Hoàn thiện, phát triển thị trường hàng hóa và thị trường tài chính a, Thị trường hàng hóa Để phát triển các công cụ phái sinh hàng hóa thì điều cần thiết là phải thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Như vậy sẽ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của thị trường phái sinh hàng hóa. Cụ thể, để nhanh chóng phát triển thị trường phái sinh, cần chú trọng vào các hàng hóa có nhu cầu xuất nhập khẩu lớn, giá cả đang biến động lớn hoặc nguồn cung không ổn định như gạo, cà phê, hạt điều, cao su, hồ tiêu… Từng bước nâng cao chất lượng, uy tín của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường khu vực cũng như quốc tế. Các doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng thương hiệu, hàng hóa xuất khẩu cần được chuẩn hóa, tạo điều kiện cho việc định giá sản phẩm và từ đó định giá hợp đồng phái sinh hàng hóa. Cụ thể, tiếp tục mở rộng triển khai sàn giao dịch hàng hóa để việc giao dịch được tập trung, tránh giao dịch manh mún, phân tán, làm mất đi tiếng nói chung của hàng hóa Việt Nam trên thị trường; đồng thời làm hàng hóa Việt Nam được quy chuẩn, tạo được thương hiệu riêng. 7 6 b, Thị trường chứng khoán Cần có biện pháp để thị trường chứng khoán Việt hiện đại, minh bạch, phát triển một cách có tổ chức, phù hợp với quốc tế, hỗ trợ thị trường chứng khoán phái sinh. - Thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán chứng khoán tập trung tập trung hoạt động quản lý rủi ro trên thị trường và để hoạt động này được nhận thức một cách nghiêm túc. Tiêu chuẩn hóa hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán và các thành viên lưu ký. Từng bước phát triển và hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm lưu ký chứng khoán theo các chuẩn mực quốc tế. - Nhanh chóng hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và việc các công ty này nhanh chóng phát hành cổ phiếu ra công chúng; có những ưu đãi thuế nhằm để các tổ chức niêm yết có động lực hoạt động mạnh hơn, để gia tăng số lượng chứng khoán gốc của các chứng khoán phái sinh. - Để hạn chế tình trạng giao dịch nội gián, lạm dụng thông tin từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp do khép kín quá trình cổ phần hoá, từ định giá đến xác định nhà đầu tư, cần xem xét chuyển Uỷ ban chứng khoán thành một cơ quan nhà nước độc lập, tách các sàn giao dịch chứng khoán khỏi Uỷ ban chứng khoán. Trong trường hợp các trung tâm giao dịch tách khỏi Uỷ ban chứng khoán nhưng vẫn là doanh nghiệp nhà nước thì các vấn đề tổ chức, cán bộ vẫn do bộ chủ quản quyết định. - Đối với trái phiếu, đầu tiên và chủ lực vẫn là trái phiếu chính phủ, cần phải được đa dạng hóa để phù hợp với mục tiêu đa dạng của các nhà đầu tư, trong đó có cả mục tiêu phòng ngừa rủi ro. Từ đó phát triển sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên các tài sản gốc là các loại trái phiếu. Thị trường thứ cấp của trái phiếu cũng cần có giải pháp phát triển để tăng độ thanh khoản cho trái phiếu. c, Thị trường tiền tệ Cần phải đặt mục tiêu hướng tới một đồng tiền quốc gia được tự do chuyển đổi. Ban đầu, cần tạo điều kiện để VND được trao đổi ra vào quốc gia linh hoạt hơn. Thị trường cần thông thoáng hơn ở khâu kiểm soát cung cầu ngoại tệ cũng như giao dịch ngoại tệ. Như vậy sẽ làm tăng nhu cầu đối với các công cụ phái sinh và ngân hàng 7 7 thương mại – vốn có lợi thế và kinh nghiệm về kinh doanh ngoại hối có động lực để cung cấp các dịch vụ này hơn. Cần phải có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung - cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để các ngân hàng cũng như doanh nghiệp quen với các công cụ phòng chống cũng như kinh doanh trên tỷ giá. Vai trò của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng cần được củng cố. NHNN phải làm tốt vai trò người mua, người bán cuối cùng, có sự can thiệp vừa phải trên thị trường này. Cụ thể, cần nghiên cứu đưa ra một mức sàn hợp lý, có tác dụng điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, không để cho tỷ giá lên quá cao. Đối với hoạt động của VinaForex, cần định hướng để VinaForex vươn ra tầm khu vực và quốc tế. Như vậy sẽ giúp làm tăng nhu cầu mua bán, chuyển đổi ngoại tệ tăng lên, được đa dạng hóa hơn, từ đó làm tăng nhu cầu với các công cụ phái sinh. Ngoài ra, đối với thị trường tài chính cần có các nhà tạo lập thị trường. Để trở thành người tạo lập thị trường thì cần phải có vốn lớn, có chuyên môn, tổ chức quy củ. Cần phải có biện pháp khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trở thành nhà tạo lập thị trường, trước tiên là các NHTM – đã có thuận lợi với vai trò trung gian tài chính, là người thực hiện số lượng lớn các giao dịch liên quan đến chứng khoán, ngoại tệ… 2.1.3. Hoàn thiện quy chế kế toán và thuế Tiến hành hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế. Cụ thể: - Các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt. Ví dụ, đối với công cụ tài chính cần phân theo 4 loại tương tự như nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế để xử lý kế toán theo các nguyên tắc kế toán khác nhau phù hợp tương ứng với mỗi loại; để công bố thông tin phù hợp. Cần phải sửa đổi những quy định không phù hợp của Luật Kế toán, của Chế độ kế toán doanh nghiệp đồng thời xây dựng bổ sung các Chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính phù hợp với thực tiễn Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế. 7 8 - Loại bỏ những nội dung không trọng yếu, không phải là nền tảng. - Đối với những nội dung không phù hợp với mức độ phát triển thấp của thị trường Việt Nam, cần có quan điểm thận trọng hơn. Ví dụ, đối với những thị trường còn non yếu, nhiều yếu tố phi kinh tế tác động đến giá cả thị trường, chế độ tài chính-kế toán không nên cho phép đánh giá lại giá trị tài sản khi giá trị thị trường lớn hơn giá trị ghi sổ để ghi nhận vào kết quả kinh doanh. - Doanh nghiệp tuân thủ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán trong nước, đồng thời sẽ có bản đối chiếu, bổ sung những điều chỉnh cần thiết để lập thêm báo cáo tài chính theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế. - Để giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp về công tác kế toán, kiểm toán, khi nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam không có sự khác biệt lớn (trọng yếu) về nội dung kinh tế, không tạo ra sự khác biệt lớn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính phủ cho phép doanh nghiệp có đủ năng lực, điều kiện về công nghệ kế toán cũng như trình độ quản trị điều hành được đăng ký và áp dụng trực tiếp theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế. Với thuế, cần chú ý điều chỉnh biểu thuế suất phù hợp, theo hướng tạo điều kiện cho hàng hóa được giao dịch với số lượng lớn, cân đối giữa hàng xuất khẩu và nhập khẩu để nhu cầu về phái sinh tăng cao. Ngoài ra, còn phải chú ý nâng cao năng lực điều hành, giám sát hoạt động của các thị trường và đảm bảo tính công bằng, bảo vệ được quyền lợi của các chủ thể tham gia. 2.1.4. Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh Sau giai đoạn một vài loại sản phẩm đơn giản như hợp đồng tương lai, quyền chọn, chứng quyền… được giao dịch ngay trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu, có thể tiến hành xây dựng Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh riêng biệt và phát triển các loại chứng khoán phái sinh riêng biệt và phát triển các loại chứng khoán phái sinh hỗn hợp. Mô hình thích hợp là sở hữu nhà nước, sở hữu thành viên với thành viên là các công ty môi giới chứng khoán đang hoạt động hiện nay, hoặc kết hợp sở hữu, tùy thuộc vào điều kiện vật chất của các công ty chứng khoán. Về sản phẩm, ưu tiên phát triển trước hợp đồng tương 7 9 lai về chỉ số cổ phiếu (đơn giản, phổ biến và hữu dụng vì chỉ số cổ phiếu của SGD cổ phiếu rất dễ thiết lập; trong khi đó nhu cầu đối với dịch vụ rào chắn rủi ro bằng hợp đồng tương lai đối với chỉ số cổ phiếu ngày càng tăng) và hợp đồng tương lai về lãi suất ngắn hạn (sự dao động mạnh của lãi suất ngắn hạn trong thời gian qua và tác động tràn lan của lãi suất ngắn hạn đối với hoạt động kinh tế cho thấy rằng ngày càng cần thiết phải có dịch vụ phòng hộ lãi suất). Đối với hoạt động thanh toán bù trừ trên sở giao dịch Chứng khoán phái sinh, chỉ nên lập một trung tâm thanh toán bù trừ thống nhất trực thuộc Sở hoặc một tổ chức độc lập, có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của Sở. 2.2. Giải pháp từ phía các NHTM 2.21. Các cấp lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng các công cụ phái sinh Tại Việt Nam hiện nay, NVPS còn hết sức mới mẻ ngay cả với cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngân hàng. Nghiệp vụ này tương đối khó về mặt kỹ thuật nhưng thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng trong quá trình quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Để có thể hình thành và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, trước hết đòi hỏi các cấp lãnh đạo tại các NHTM Việt Nam cần có nhận thức và quan điểm đúng đắn về việc triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế. Ngân hàng cần hiểu được tính năng cũng như tính ưu việt của các sản phẩm phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro của các chủ thể kinh tế, đặc việt là đối với các NHTM. Một khi các ngân hàng đã nhận thức được sự cần thiết của việc triển khai nghiệp vụ này đối với việc phòng ngừa rủi ro của chính ngân hàng cũng như các khách hàng của ngân hàng, nhận thức được triển vọng của nó thì việc triển khai chỉ là ngày một ngày hai, không phải là vấn đề quá khó khăn. 2.2.2. Tổ chức kinh doanh nghiệp vụ phái sinh Có hai hình thức tổ chức mà NHTM có thể sử dụng là thiết lập phòng kinh doanh nghiệp vụ phái sinh riêng hoặc xếp các cán bộ phái sinh vào các phòng ban khác. Do ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ phái sinh chưa phát triển mạnh nên cách thức tổ chức thứ hai phù hợp hơn. Theo cách này, các nhân viên phái sinh theo từng loại phái sinh sẽ trực 8 0 thuộc các phòng vốn, phòng kinh doanh ngoại hối, phòng kinh doanh vàng… Cách thức tổ chức dọc như này có ưu điểm là luồng thông tin trong một thị trường sẽ được cải thiện, trao đổi giữa các giao dịch viên chuyên nghiệp. Từ đó NHTM giảm được chi phí giao dịch. Các giao dịch viên có động lực để đối xử tốt với nhau vì sự cộng tác này đem lợi ích tới cho cả hai bên, khi công việc làm ăn tốt thì tiền thưởng cho mọi người sẽ tăng lên. Tuy nhiên tổ chức như này cần chú ý các vấn đề về quản lý. Khó khăn của biện pháp tổ chức này là phải chấp nhận nhiều người không chuyên sâu về công cụ phái sinh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động phái sinh. Nếu có người lãnh đạo có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, kinh doanh công cụ phái sinh theo cách thức tổ chức này thường ít rủi ro hơn, quản lý rủi ro hiệu quả, sinh lời cao. Khi nghiệp vụ phái sinh đạt được một độ phát triển nhất định có thể cơ cấu theo chiều ngang. Với cách tổ chức này, khách hàng nhận được sản phẩm với dịch vụ xuyên suốt. Ngân hàng cũng dễ cơ cấu các sản phẩm bao gồm được nhiều loại sản phẩm. 2.2.3. Đẩy mạnh công tác marketing các sản phẩm phái sinh Qua phân tích ở trên chúng ta nhận thấy điều kiện để thực hiện thành công các công cụ trên phải từ ba phía: (1) Những quy định mang tính pháp lý từ NHTW và các cơ quan có thẩm quyền (2) Sự sẵn sàng từ phía các NHTM với đầy đủ điều kiện con người, cơ sở vật chất và quy trình (3) Sự hiểu biết và sẵn sàng tham gia của công chúng (doanh nghiệp và cá nhân). Vì vậy, ngân hàng cần phải có các hoạt động Marketing để phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn cho công chúng về nội dung, tác dụng và cách thức sử dụng công cụ tài chính phái sinh, cũng như các vấn đề kỹ thuật có liên quan. Trên thực tế, nhiều NHTM trên thế giới đã giới thiệu về các sản phẩm phái sinh trên các trang web của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các sản phẩm này. Trong điều kiện của Việt Nam, do những hạn chế nhất định về công nghệ các ngân hàng có thể sử dụng các hình thức khác như xây dựng cẩm nang, tờ rơi, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng… nhằm giới thiệu về những sản phẩm mới này. Bên cạnh đó, trung tâm đào tạo của các ngân hàng cũng có thể mở những lớp tập huấn ngắn ngày cho các khách hàng để họ 8 1 hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật, công dụng… của các nghiệp vụ phái sinh. 2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực Cái khó của các NHTM Việt Nam trong viêc phát triển các sản phẩm phái sinh là mức độ phát triển của các ngân hàng trong nước còn thấp, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại còn hạn chế. Một ngân hàng muốn đưa được sản phẩm phái sinh một cách linh hoạt thì phải thiết kế được nó. Mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ chuyên môn mà trước hết là sự am hiểu về nghiệp vụ phái sinh của đội ngũ nhân viên của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tổ chức các chương trình đào tạo, trang bị những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật về các nghiệp vụ phái sinh cho nhân viên ngân hàng, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các nghiệp vụ phái sinh một cách hiệu quả, mời những chuyên gia trong và ngoài nước giỏi về nghiệp vụ này tham gia giảng dạy. Nếu có điều kiện, có thể cử một số nhân viên có khả năng đi nghiên cứu tại nước ngoài để có điều kiện học hỏi không chỉ về lý thuyết mà cả thực tiễn thực hiện các nghiệp vụ này tại ngân hàng. Để cán bộ nhân viên thực sự quan tâm đến việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, các ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích bằng cách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí, thực hiện chế độ khen thưởng, đề bạt đối với những nhân viên học tập đạt kết quả tốt và có khả năng vận dụng tốt trong thực tế công tác. Bên cạnh đó, để nhân viên ngân hàng thực hiện tốt công việc của mình cần phải được đào tạo cả về tin học ngoại ngữ nhằm giúp nhân viên ngân hàng sớm tiếp cận nắm bắt được công nghệ tiên tiến. Sau nữa, NHTM phải thực sự quan tâm tới công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu kiến thức kinh tế, tài chính, pháp lý, kỹ thuật định giá, giao dịch công cụ phái sinh. Ngân hàng nên có chính sách cụ thể trong việc thu hút, trọng dụng người tài (đãi ngộ cán bộ theo năng lực, trình độ, hiệu quả công việc…), tạo điều kiện các sáng kiến của nhân viên được phát huy hiệu quả. 2.2.5. Trang bị công nghệ phù hợp 8 2 Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, công nghệ ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm và phương thức phân phối sản phẩm cũng như khả năng quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ phái sinh, công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp, xử lý thông tin để đi đến quyết định trong các giao dịch, ảnh hưởng đến kết quả tính toán và quá trình thanh toán, cũng như quá trình kiểm soát rủi ro. Chính vì vậy, để hình thành và phát triển nghiệp vụ này đòi hỏi các NHTM cần có những đầu tư nhất định về vốn và nhân lực để hiện đại hóa công nghệ. Ngoài những phương tiện, thiệt bị hiện có của Reuters, Thomson hay DowJones News, cần trang bị thêm phần mềm quản lý rủi ro và tính phí hiện đại đối với các nghiệp vụ phái sinh, vì khi các công cụ phái sinh được bán cho các doanh nghiệp thì chíng là những công cụ bảo vệ rủi ro nhưng khi được dùng để đầu cơ thì bản thân các công cụ này cũng chịu rủi ro. 2.2.6. Tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ Môi trường cạnh tranh cao và tốc độ cải tiến công nghệ đặt ra những vấn đề về các hệ thống kiểm soát và các ngân hàng không nên tham gia vào các giao dịch hiện đại trước khi thiết lập được các giới hạn và hệ thống kiểm soát phù hợp. Ban giám đốc ngân hàng cần có chính sách bằng văn bản điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù khả năng ra quyết định nhanh chóng là một nhân tố chủ chốt quyết định thành công trong kinh doanh nhưng để đảm bảo an toàn, các ngân hàng cần xem xét lại cấu trúc đánh giá rủi ro và hệ thống kế toán cũng như cơ chế quản lý của mình nhằm đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thông tin về rủi ro. Rủi ro do thiếu kiểm soát đầy đủ có xu hướng tăng lên khi thị trường ngày càng phức tạp hơn. Các ngân hàng cần đảm bảo rằng tất cả rủi ro dự kiến và rủi ro thực tế đều phải được thực hiện trong phạm vi giới hạn đã quy định, đảm bảo rằng tất cả rủi ro dự kiến và rủi ro thực tế đều phải được thẩm định độc lập, rủi ro đối với từng đối tác được xem xét chung và thường xuyên kiểm tra lại. Trong trường hợp rủi ro tín dụng biến đổi theo lãi suất, các ngân hàng cần thường xuyên đánh giá lại rủi ro, xác định xem liệu rủi ro 8 3 thực tế còn nằm trong giới hạn đặt ra hay không. Do các nghiệp vụ phái sinh, đăc biệt là nghiệp vụ quyền chọn, chủ yếu dựa vào hệ thống máy tính, các ngân hàng cần có các thiết bị dự phòng đề phòng sự cố máy tính. Cả kiểm toán nội bộ lẫn kiểm toán độc lập đều nên kiểm tra xem hệ thống có đạt yêu cầu không, bao gồm cả việc kiểm tra năng lực về mặt kỹ thuật của các nhân viên liên quan cũng như cần đánh giá các số liệu về tổng rủi ro thực tế tại thời điểm nhất định. 2.2.7. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài Nghiệp vụ sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở các NHTM Việt Nam là khá mới mẻ và còn nhiều bất cập. Vì vậy, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tranh thủ được sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các loại hình nghiệp vụ phái sinh. 2.2.8. Phát triển các sản phẩm phái sinh mới Để tìm kiếm thêm khách hàng, một điều quan trọng là phải đa dạng hóa sản phẩm phái sinh. Các ngân hàng thương mại để phát triển nghiệp vụ phái sinh của mình nên tìm ra hoặc tiếp thu, phát triển các sản phẩm phái sinh kết hợp với nhau và kết hợp với các công cụ tài chính khác. Như thế có thể lợi dụng được lượng cầu có sẵn đối với các sản phẩm tài chính khác, có thể làm thỏa mãn khách hàng tốt hơn vì các lợi ích được tích hợp vào trong cùng một sản phẩm. Hiện tại, nhu cầu thị trường đối với công cụ nợ là khá lớn nên các ngân hàng nên xem xét phát triển các công cụ phái sinh có liên quan đến các khoản nợ hoặc kết hợp với các công cụ nợ: - Trái phiếu trả lãi khi đáo hạn kèm theo một khoản phụ trội tính toán trên biến động giá của tài sản gốc và không vượt quá một mức giới hạn nào đó. - Trái phiếu ngoại tệ với tỷ giá được thỏa thuận nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Số tiền nhận được khi đáo hạn phụ thuộc vào việc tỷ giá tại thời điểm đáo hạn nằm ngoài hay trong khoảng giới hạn đó, tuy nhiên không thấp hơn số tiền gốc. - Quyền chọn lãi suất hai đầu: Khách hàng trả một khoản phí để được vay với lãi suất thị trường tại thời điểm khoản vay đáo hạn nếu lãi suất thị trường lớn hơn giới hạn lãi 8 4 suất dưới và lãi suất giới hạn trên nếu lãi suất thị trường vào thời điểm khoản vay đáo hạn lớn hơn giới hạn trên đó. Ngân hàng thương mại cần xem xét thế mạnh của mình là cung cấp loại công cụ tài chính nào để tích hợp công cụ phái sinh cho phù hợp. 2.3. Giải pháp từ phía khách hàng Ngoài các giải pháp nêu trên, để thị trường phái sinh thực sự phát triển bền vững thì điều kiện cần thiết là các doanh nghiệp vừa là đối tác, vừa là khách hàng của ngân hàng phải được trang bị kiến thức nhất định về thị trường tài chính, tiền tệ, các nghiệp vụ kinh doanh, đặc biệt là nghiệp vụ phái sinh, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất và quản lý chúng. Văn hóa trách nhiệm trong doanh nghiệp cũng phải được quy định rõ ràng. Các doanh nghiệp cần phải phân định rõ trách nhiệm quản lý rủi ro trong công ty, quy định mức rủi ro tài chính rõ ràng đối với từng vị trí lãnh đạo và với từng khu vực nhất định. Cụ thể, với mỗi vị trí lãnh đạo và với từng khu vực, họ được phép chịu rủi ro đến mức nào và vượt mức đó thì họ phải làm các giao dịch phòng chống rủi ro. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần liên kết với ngân hàng, chủ động tạo mối liên hệ và hợp tác với các Sở giao dịch lớn để đưa các sản phẩm phái sinh của Việt Nam giao dịch trên các thị trường quốc tế; đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh. 3. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.1 Kiến nghị với Chính phủ Từ những nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: - Tạo điều kiện để NHNN cũng như các NHTM có thể phát huy hết tính sáng tạo của mình trong việc phát triển nghiệp vụ phái sinh bằng cách thống nhất các luật lệ liên quan đến công cụ phái sinh đã được ban hành trước đó thành một bộ luật dành riêng cho các công cụ phái sinh. 8 5 - Hoàn thiện các quy chế kế toán cho phù hợp với các Chuẩn mực kế toán quốc tế; đồng thời điều chỉnh lại cơ chế tính thuế đối với những nguồn thu nhập phát sinh từ các giao dịch phái sinh. - Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, bằng cách ban hành những chính sách cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp hoặc lãi suất 0% đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu. - Thành lập các sàn giao dịch hàng hóa tập trung, quy định những tiêu chuẩn chất lượng cần đạt được, chuẩn hóa mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nhằm tạo điều kiện trong việc định giá sản phẩm và định giá các hợp đồng phái sinh hàng hóa. - Xây dựng Ủy ban phái sinh hoạt động tương tự như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, nhưng đối tượng thuộc quản lý của ủy ban này là các công cụ phái sinh. - Quan tâm hơn nữa đến việc đẩy mạnh và ổn định thị trường tài chính, xây dựng một nền kinh tế lành mạnh, minh bạch và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích thị trường phái sinh phát triển. 3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Vai trò của NHNN trong việc thúc đẩy các nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM Việt Nam là không hề nhỏ. Bởi như đã phân tích ở những phần trước, chính sự ép buộc và gò bó về chính sách của NHNN đã khiến thị trường phái sinh gặp phải nhiều khó khăn. Chẳng hạn như việc cấp phép thực hiện các giao dịch phái sinh cho các NHTM bao gồm nhiều thủ tục pháp lý rườm rà, tốn nhiều thời gian đã gây ra không ít khó khăn cho các NHTM khi muốn tham gia thị trường này. Vì vậy, nhóm chúng tôi xin nêu ra một số kiến nghị đối với NHNN trong việc phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM Việt Nam như sau: - Nới lỏng việc quản lý các nghiệp vụ phái sinh. - Từng bước nâng cao giá trị đồng nội tệ trên thị trường thế giới, xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh họat hơn, nhằm tạo một thị trường ngoại hối phản ánh đúng cung - cầu ngoại tệ. 8 6 - Tăng cường phối hợp với các NHTM và các tổ chức quốc tế trong vấn đề minh bạch hóa thông tin tài chính, tiền tệ nhằm hạn chế được những rủi ro không đáng có đồng thời làm giảm sự biến động quá lớn của thị trường. - Tiến hành các khóa đào tạo và tập huấn về nghiệp vụ phái sinh, các kỹ năng cần thiết về giao dịch phái sinh cho các cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản nhất về công cụ phái sinh, làm nền tảng để các NHTM sáng tạo và tự thiết kế riêng những sản phẩm phái sinh cho ngân hàng mình. - Xây dựng những quy định và chuẩn mực chung về hình thức cũng như nội dung của một số hợp đồng phái sinh cơ bản như hợp đồng tương lai, nhằm giảm bớt rủi ro đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy việc phổ biến các hợp đồng này trên thị trường. 8 7 KẾT LUẬN Công cụ tài chính phái sinh là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa rủi ro, đầu cơ và kinh doanh lấy lợi nhuận. Các quốc gia phát triển trên thế giới đã sử dụng rất thành công loại hình công cụ tài chính này. Việt Nam cũng áp dụng CCPS từ năm 1998, tuy nhiên tình hình áp dụng thì còn nhiều hạn chế. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu được những vấn đề sau: 1. Tình hình sử dụng các CCPS của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. (chương 1) 2. Phân tích được thực trạng sử dụng các loại hình hợp đồng phái sinh ở các NHTM Việt Nam hiện nay, từ việc so sánh quá trình thực hiện ở từng ngân hàng tới việc tổng hợp chung các ngân hàng đó. (chuơng 2) 3. Đưa ra được những đánh giá về điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức cho hệ thống NHTM. (chuơng 2) 4. Đưa ra những đề xuất giải pháp cho hệ thống NHTM Việt Nam. Điểm nổi bật trong đó là phải phát triển các thị trường hàng hóa, cổ phiếu, tiền tệ và việc cải tổ trình độ chuyên môn, các yếu tố nội bộ của ngân hàng. (chương 3) Nhìn chung, kể từ những ngày đầu Nhà nước cho phép tổ chức tài chính sử dụng hợp đồng phái sinh cơ bản cho tới nay, các nghiệp vụ này đã được phát triển ở một số NHTM trong toàn quốc. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa đáng kể và chưa tạo được bước nhảy cho TTPS Việt Nam.Trong quá trình hội nhập kinh tế, khi các ngân hàng nước ngoài được hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam, các NHTM Việt Nam vừa có thể học hỏi về NVPS này ở các ngân hàng lớn, nhưng cũng phải cố gắng không ngừng để nâng cao và hoàn thiện NVPS của mình để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho thị trường phái sinh Việt Nam Với những kết quả nghiên cứu ở trên, nhóm chúng tôi hi vọng có thể đóng góp phần nào cho sự nghiệp phát triển chung của nghiệp vụ phái sinh trong ngân hàng nói riêng và thị trường phái sinh Việt Nam nói chung. 8 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. ThS. Phạm Thị Hoàng Anh, 2008, Rủi ro của các nghiệp vụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, Tạp chí ngân hàng số 22, trang 50 – 53. 2. ThS. Phạm Thị Hoàng Anh, 2008, Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số tháng 6. 3. Nguyễn Kim Anh (chủ biên), 2007, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin. 4. Các Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính, Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2004 – 2009 của một số ngân hàng thương mại Việt Nam: Eximbank, Sacombank, Vietcombank, VIB, ACB, MB, HSBC, Techcombank, BIDV… 5. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu, 2000, Giới thiệu về thị trường future và option, NXB Thống kê. 6. Nguyễn Mỹ Hào, 2004, Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá trước yêu cầu hội nhập, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ tháng 6, trang 20 – 21. 7. Phạm Thị Nga, 2009, Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Đại học Ngoại Thương. 8. Ngân hàng Nhà nước, Các báo cáo thường niên cho đến năm 2009. 9. Tăng Văn Nghĩa, 2008, Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong việc phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và vận dụng cho Việt Nam, Đại học Ngoại Thương. 10. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 104 năm 2004. 11. Tạp chí Ngân hàng số 10 năm 2004. 12. ThS. Trần Thị Thuận Thành, 2007, Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam – Mới hay cũ, Học viện Tài Chính. 8 9 13. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, 2006, Công cụ tài chính phái sinh – mức độ và điều kiện áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 104, trang 26 – 29. 14. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội. 15. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2009, Giáo trình tài chính quốc tế, tái bản lần thứ 3, NXB Thống kê, Hà Nội. 16. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, tái bản lần thứ 2, NXB Thống kê, Hà Nội. 17. ThS. Nguyễn Quốc Tòng, Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, Đôi điều về thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Thanh Hóa. 18. ThS. Phan Thu Trang, ThS. Trần Công Hòa, 2004, Tiến tới xây dựng và phát triển các công cụ phái sinh tại Việt Nam, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số ra ngày 1/4/2004, trang 27 – 30. 19. Phạm Quang Vinh, 2003, Nghiệp vụ Option về ngoại tệ và một số vấn đề khi áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 5, trang 25 – 27. 20. Nhiều tác giả, 2007, Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 1. Alan C. Shapiro, 4th edition – 1996, Multinational financial management,the University of Sourthern California. 2. Bank for International Settlement, 1998 – 2009, Trienial Central Bank Survey of Foreign Exchange and Derivatives Market Activity. 3. Don Chance, 8th edition – 2009, An introduction to Derivatives and Risk Management, Thomson South Western. 4. Eugene F. Brigham, Joel F. Houston, 2009, Essential of Financial Management, Cengage Learning. 5. Jeff Mandura, 7th edition – 2006, Financial Markets and Institutions, Thomson. 6. John Hull, 7th edition – 2009, Options, Futures and other Derivatives, Pearson. 9 0 Danh sách Website 1. Bank for International Settlements: Semiannual OTC derivatives statistics at end- June 2009, xem ngày 24/6/2010, 2. Vũ Văn Hải, 2008, Điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam, xem ngày 25/3/2010, 3. Nguyên Thủy, 2008, Thị trường phái sinh: Lá chắn rủi ro cho doanh nghiệp, xem ngày 29/5/2010, diem/Thi_truong_phai_sinh_La_chan_rui_ro_cho_doanh_nghiep/ 4. Website của một số ngân hàng: www.acb.com.vn www.bidv.com.vn www.eximbank.com.vn www.hsbc.com.vn www.militatybank.com.vn www.sacombank.com.vn www.techcombank.com.vn www.vcb.com.vn www.vib.com.vn www.vietinbank.vn 9 1 Phụ lục 1: Bảng tài sản và nợ của Eximbank theo loại tiền tệ năm 2009 Đơn vị: Triệu đồng VND USD VÀNG EUR JPY AUD CAD Khác Tổng cộng Tài sản Tiền mặt và kim loại quý 422.159 326.639 5.766.719 65.764 40.318 119.481 33.859 63.678 6.838.617 Tiền gửi tại NHNN 1.452.862 662.403 - - - - - - 2.115.265 Tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (*) 3.551.106 2.656.658 399.155 160.794 14.829 111.581 27.902 54.084 6.976.109 Chứng khoán kinh doanh (*) 98.824 - - - - - - - 98.824 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác - 402.952 761.585 - - 16.662 - 28.611 4.122 Cho vay khách hàng (*) 29.197.570 5.926.468 2.612.629 169.115 92.754 1.418 - 3.132 38.003.086 Chứng khoán đầu tư (*) 7.662.231 739.160 - - - - - - 8.401.391 Góp vốn, đầu tư dài hạn 766.468 - - - - - - - 766.468 Tài sản cố định 937.558 - - - - - - - 937.558 Tài sản khác (*) 1.185.958 119.705 1.250 1 2 - - - 1.306.916 Tổng tài sản 45.274.736 10.833.985 9.541.338 395.674 147.903 249.142 61.761 149.505 66.654.044 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Nợ chính phủ và NHNN 1.586.309 24.766 - - - - - - 1.611.075 Tiền gửi của và vay từ TCTD khác 1.559.987 961.572 - 3.835 925 460 791 84 2.527.654 Vốn tài trợ, ủy thác, đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro - 6.376 - - - 3.461 2.915 - 6.376 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 1.081.028 - - 40.311 84.349 - - - 1.205.688 Tiền gửi của khách hàng 25.452.424 11.093.826 1.356.936 348.135 63.316 243.209 60.369 148.250 38.766.465 Chứng chỉ tiền gửi 148.250 3.572 8.217.049 - - - - - 8.223.028 Nợ khác 615.718 101.405 243.031 237 - 42 - 6 960.439 Vốn và các quỹ 13.353.319 - - - - - - - 13.353.319 9 2 Tổng nợ phải trả 43.651.192 12.191.517 9.817.016 392.518 148.590 243.711 61.160 148.340 66.654.044 Trạng thái tiền tệ nội bảng-ròng 1.623.544 (1.357.532) (275.678) 3.156 (687) 5.431 601 1.165 - Trạng thái tiền tệ ngoại bảng - (57.317) 207.016 (934) 1.506 (4.665) - 526 146.132 Trạng thái tiền tệ nội ngoại bảng 1.623.544 (1.414.849) (68.662) 2.222 819 766 601 1.691 146.132 (*): khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro Phụ lục 2: Bảng tài sản và nợ của Sacombank theo loại tiền tệ năm 2009 Đơn vị: Triệu đồng VND USD VÀNG EUR JPY AUD CAD Khác Tổng cộng Tài sản Tiền mặt và kim loại quý 1.151.040 635.423 6.571.802 79.502 7.389 148.660 70.825 37.268 8.701.909 Tiền gửi tại NHNN 1.680.849 907.236 - - - - - 45.878 2.633.963 Tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (*) 5.166.127 7.033.525 2.274.300 592.957 7.998 53.635 10.490 62.719 15.201.751 Chứng khoán kinh doanh (*) 960.670 - - - - - - - 960.670 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 623.428 - 5.494.492 - - - - - 6.117.920 Cho vay khách hàng (*) 52.027.448 4.845.265 2.706.770 48.867 - - - 28.654 59.657.004 Chứng khoán đầu tư (*) 9.947.949 - - - - - - - 9.947.949 Góp vốn, đầu tư dài hạn 614.936 - - - - - - - 614.936 Tài sản cố định 2.480.890 - - - - - - - 2.480.890 9 3 Tài sản khác (*) 3.608.049 68.561 208.904 245 - - - - 3.885.759 Tổng tài sản 78.261.386 13.490.010 17. 256.268 721.571 15.387 202.295 81.315 174.519 110.202.751 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Nợ chính phủ và NHNN 3.614.333 - - - - - - - 3.614.333 Tiền gửi của và vay từ các TCTD khác 881.707 1.059.171 798.000 286 - - - - 2.739.164 Vốn nhận được từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế khác 1.023.672 951.565 - - - - - - 1.975.237 Các công cụ tài chính phái sinh và các công nợ tài chính khác - 5.239.405 - 2.235 22.764 115.360 68.712 59.999 5.508.475 Tiền gửi của khách hàng 52.127.386 7.956.233 2.912 334.104 6.237 23.289 4.916 61.196 60.516.273 Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu 6.613.121 723 15.763.632 - - - - - 22.377.476 Nợ khác 893.752 403.896 680.747 5.097 6.606 367 4.458 24.837 2.019.760 Vốn và các quỹ 10.546.760 - - - - - - - 10.546.760 Tổng nợ phải trả 75.700.731 15.610.993 17.245.291 341.722 35.607 139.016 78.086 146.032 109.297.478 Trạng thái tiền tệ nội bảng - ròng 2.560.655 (2.120.983) 10.977 379.849 (20.220) 63.279 3.229 28.487 905.273 Trạng thái tiền tệ ngoại bảng - 580.205 177.414 (384.330) 12.235 (68.804) - (52.390) 264.330 Trạng thái tiền tệ nội ngoại bảng 2.560.655 (1.540.778) 188.391 (4.481) (7.985) (5.525) 3.229 (23.903) 1.169.603 (*): khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam.pdf
Luận văn liên quan