CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 5 TP.HCM
1.1 Sơ lược về hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam 2
1.1. 1Tổng quan 2
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.3 Những thành tựu đã đạt được 5
1.1.4 Mục tiêu, định hướng phát triển trong năm 2008 8
1.2 Sơ lược về Ngân hàng Công Thương-CN5 9
1.2.1 Tổng quan 9
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban 10
1.2.3 Chức năng, hoạt dộng kinh doanh 12
1.2.3.1 Huy động vốn 12
1.2.3.2 Tiếp nhận vốn tài trợ 12
1.2.3.3 Vay vốn ngân hàng nhà nước 12
1.2.3.4 Cho vay 12
1.2.3.5 Thanh toán giữa các khách hàng 12
1.2.3.6 Đầu tư 12
1.2.3.7 Tư vấn 12
1.2.3.8 Cất giữ và bảo quản 13
1.2.3.9 Bảo lãnh 13
1.2.3.10 Phát hành thẻ & ngân hàng điện tử 13
1.2.3.11 Một số hoạt động khác 13
1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2005-2007 13
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG & RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG-CN5
2.1 Qui chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Công Thương đối với khách hàng cá nhân 17
2.1.1 Nguyên tắc vay vốn 17
2.1.2 Điều kiện vay vốn 18
2.1.3 Đối tượng cho vay 18
2.1.4 Phương thức cho vay 18
2.1.5 Lãi suất cho vay 20
2.2 Đặc điểm của khách hàng cá nhân 20
2.3 Qui trình cho vay đối với khách hàng cá nhân 21
2.3.1Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn 22
2.3.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn 26
2.3.3 Xác định phương thức cho vay 36
2.3.4 Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán, lãi suất cho vay 36
2.3.5 Lập tờ trình thẩm định cho vay 37
2.3.6 Tái thẩm định khoản vay 37
2.3.7 Trình duyệt khoản vay 38
2.3.8 Ký kết HĐTD / sổ vay vốn, HĐBĐ tiền vay, giao nhận 39
2.3.9 Giải ngân 40
2.3.10 Kiểm tra giám sát khoản vay 40
2.3.11 Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh 41
2.3.12 Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đông bảo đảm tiền vay 41
2.3.13 Giải chấp tài sản bảo đảm 42
2.3.14 Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay 42
2.4 Phân tích hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng ở Ngân hàng Công Thương¬-CN5 42
2.4.1 Tình hình chung về huy động vốn cho vay và đầu tư 42
2.4.2 Tình hình cấp tín dụng đối với khách hàng 46
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÌN DỤNG VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG- CN5
3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHCT-CN5 63
3.1.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn 63
3.1.2. Dư nợ trên tổng nguồn vốn 64
3.1.3. Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động 64
3.1.4. Hệ số thu nợ 64
3.1.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 64
3.2 Một số biện pháp phòng ngừa & hạn chế rủi ro 66
3.2.1 Đề ra chính sách tín dụng linh hoạt 66
3.2.2 Qui định và kiểm soát qui trình cho vay 66
3.2.3 Đảm bảo tín dụng 67
3.2.4 Đăng ký giao dịch đảm bảo góp phần hạn chế rủi ro trong đảm bảo tiền vay 69
3.2.5 Lựa chọn khách hàng 70
3.2.6 Thu thập và xử lý thông tin 71
3.2.7 Đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ 72
3.2.8 Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng 73
3.2.9 Giảm thiểu rủi ro 74
3.2.10 Phân tán rủi ro 74
3.2.11 Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh 74
3.3 Các biện pháp xử lý 75
3.4.1 Phân loại nợ quá hạn 75
3.4.2 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 76
3.3.3 Xử lý nợ quá hạn 77
3.4 Một số kiến nghị 79
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Công Thương chi nhánh 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mbank và các tổ chức tín dụng khác phát hành hoặc số dư tài khoản tiền gửi tại Incombank (gọi chung là giấy tờ có giá). Với khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp giấy tờ trị giá được bằng tiền đó, thì quý khách phải có những giấy tờ sau: ëGiấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD (theo mẫu). ëGiấy tờ có giá kèm theo giấy xác nhận của nơi quản lý và phát hành giấy tờ có giá đó (theo mẫu). ë Sổ hộ khẩu gia đình hoặc CMND và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).èĐối với trường hợp các hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản thì khách hàng phải có các giấy tờ sau: ëGiấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD( theo mẫu ) ëGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp hộ vay vốn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trong Giấy đề nghị vay vốn kiêm phơng án SXKD phải được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đất Quý khách đang sử dụng không có tranh chấp. ëCMND hoặc sổ hộ khẩu gia đình
2.3.1.2.Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ
CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết để cho vay.
Các loại giáy tờ theo quy định là bản chính thì phải lấy bản chính xác
Các loại giấy tờ theo quy định là bản sao công chứng thì phải lấy bản sao công chứng.
Các loại giấy tờ theo quy định chỉ cần bản sao thì phải đối chiếu với bản gốc và cbtd phải xác nhận là đã đối chiếu.
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ khách hàng đầy đủ, cbtd báo cáo tptd(hoặc người được uỷ quyền) và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình. nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, cbtd yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp nhận hồ sơ.
2.3.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn
Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng để xác minh tính chính xác của giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho quyết định về việc cho phép vay vốn hay không, và quyết định đó có chính xác hay không điều dựa trên kết quả của bước thẩm định này.
2.3.2.1 Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
Cbtd kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin.
ëkiểm tra hồ sơ khách hàng; cbtd kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng.
ëkiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay;
- cbtd kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ.
- đối với báo cáo kết quả kinh doanh dự tính cho ba năm tới và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư(pasxkd/dađt), khả năng vay trả, nguồn trả.
ë kiểm tra mục đích vay vốn
- kiểm tra xem mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp với đăng ký kinh doanh.
-kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của pháp của chính phủ qua từng thời kỳ)
đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ.
2.3.2.2.điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn
ävề khách hàng vay vốn:
cbtd phải đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về:
gia đình của khách hàng vay vốn.
mục đích vay vốn của khách hàng
những nguồn thu nhập thường xuyên/thu nhập khác của khách hàng/những thành viên trong gia đình.
Tình trạng nhà xưởng, may móc móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng.
tình hình hoặt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có) và của người bảo lãnh (nếu có).
Quan hệ làm ăn với bạn hàng, giữa khách hàng và nguời bảo lãnh.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và địa phương.
ävề phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư.
Tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với đầu vào đầu ra của sản phẩm của phương án sxkd/dađt.
Tìm hiểu qua các nhà cung cấp hàng hóa, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, dịch vụ, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của pasxkd/dađt để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.
Tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài. mạng máy tính …) các trung tâm thông tin, các tài liệu chuyên môn.
Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề.
Tìm hiểu từ các phương án sxkd/dađt cùng loại.
2.3.2.3 kiểm tra xác minh thông tin
việc xác minh này có thể thực hiện thông qua các nguồn sau:
ëhồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại nhct
ëthông qua trung tâm thông tin tín dụng (cic) và phòng thông tin kinh tế - tài chính – ngân hàng – nhct vn.
ëThông qua các bạn hàng hay đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm .
ëcác cơ quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (ubnd, cơ quan thuế …)
ëCác ngân hàng mà khách hàng đã từng hay đang vay vốn ở đó.
2.3.2.4 phân tích ngành hàng(không thực hiện với cho vay tiêu dùng)
Khách hàng cá nhân chủ yếu là những người sản xuất nhỏ với quy mô vốn không lớn, các mặt hàng, công nghệ trang thiết bị nhìn chung là khá đơn giản so với các doanh nghiệp lớn. điều này sẽ không gây áp lực cho cbtd trong quá trình phân tích ngành hàng nói riêng và thẩm định dự án cho vay nói chung. Tuy nhiên, cũng chính vì lẽ đó mà người cán bộ tín dụng không được tỏ thái độ chủ quan khi xem xét ngành hàng và pasxkd.
Phải xác định được ngành hàng sxkd, xu thế của ngành hàng đó trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai ngành hàng đó sẽ như thế nào, có nhiều đối tượng tham gia trong ngành hàng đó hay không, lợi thế và bất lợi của khách hàng ra sao …
2.3.2.5 phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn
Tìm hiểu và phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động.
ä Phân tích tình hình hoặt động
ètình hình sản xuất:
ëcác điều kiện về sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị:
Những thay đổi về khả năng sản xuất kinh doanh và tỷ lệ sử dụng thiết bị,danh sách các sản phẩm, những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng % giá trị sản phẩm chưa thực hiện được, những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm, danh sách nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua nguyên vật liệu, tình hình nhà cung cấp các nguyên vật liệu chính, chất lượng các nguyên vật liệu.
ëkết quả sản xuất:
những thay đổi về đầu ra của sản phẩm
những thay đổi về thành phần của sản phẩm
những thay đổi về hiệu quả sản xuất
các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi (như tăng, giảm cầu số lượng hàng tồn kho, những thay đổi về giá …)
ëphương pháp sản xuất hiện tại
ëcông suất hoặt động
ëhiệu quả công việc
ëchất lượng sản phẩm, các biện pháp đang thực hiện để quản lý chất lượng sản phẩm …
ëcác chi phí: những thay đổi về chi phí sản xuất, so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
èphân tích hiệu quả sản xuất
ëhiệu suất lao động
tổng giá trị gia tăng
số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kì
trong đó:tổng giá trị gia tăng = lợi nhuận từ hoặt động kd + chi phí nhân sự và lao động + thuế và các chi phí xã hội + chi phí khấu hao + các khoản chi phí khác
ëtài sản cố định hữu hình trên số công nhân(mức độ tập trung vốn).
giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ cho
(tscđ hữu hình – giá trị xây dựng dỡ dang )
số lao động bình quân đầu kì và cuối kỳ
tỷ số này thể hiện giá trị đầu tư vào thiết bị trên đầu công nhân và giúp cho người phân tích hiểu được mức độ tiết kiệm lao động và sự hợp lý hoá của các khoản đầu tư vào thiết bị nhà máy trong quá trình sản xuất và bán hàng.
ëHiệu quả của đồng vốn
tổng giá trị gia tăng
giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ
(tscđ hữu hình – giá trị xây dựng dỡ dang)
tỷ số này tính toán giá trị gia tăng trên một đồng vốn trên tscđ hữu hình hoạt động.
ëhệ số chi phí lao động với giá trị gia tăng
chi phí lao động và nhân sự
tổng giá trị gia tăng
chỉ tiêu này tính toán giữa tỷ lệ giữa chi phí nhân sự phân bổ như tiền công lao động đối với tổng giá trị gia tăng. hệ số này dùng để xem xét gánh nặng chi phí nhân sự là lớn hay nhỏ. nếu hệ số này cao thì gánh nặng chi phí nhân sự lớn. trong trường hợp đó, có khả năng doanh nghiệp gặp vấn đề trong quản lý lợi nhuận có thể dùng để tái đầu tư bị giảm sút.
è tình hình bán hàng
ënhững thay đổi về doanh thu
-doanh thu các loại sản phẩm của các năm về số lượng và giá trị.
-những thay đổi về doanh thu của từng khách hàng và sản phẩm
-những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này ( tăng - giảm nhu cầu, giá cả, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh …)
ëphương thức và tổ chức bán hàng
-tổ chức các hoặt động bán hàng
-doanh thu trực tiếp, gián tiếp
-loại hình bán hàng có doanh thu gián tiếp (thông qua các đại lý phân phối tại địa phương, đại lý buôn bán, các công ty đồng thương mại).
ëcác khách hàng:
-Tình hình và khả năng trả nợ của khách hàng truyền thống và khách hàng mới.
-sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm tạo ra, ưu thế của sàn phẩm.
Chính sách khuyếch trương sản phẩm đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới.
giá bán của sản phẩm: những thay đổi trong giá bán sản phẩm, phương pháp đặt ra mối quan hệ với khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng đế sự thay đổi này, tình hình giảm giá (bao gồm hoặc loại trừ các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất), tính ổn định giá cả của sản phẩm.
quản lý chi phí: biến động về tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng đế sản phẩm trong toàn cơ sở.
phương thức thanh toán.
số lượng đơn hàng:
- những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng ( bao gồm đơn giá, thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng).
quản lý hàng tồn kho
mạng lưới, tổ chức công tác bán hàng
các mối quan hệ đối tác kinh doanh
các đối tác: gồm các đối tác cả mối quan hệ liên quan đến các sản phẩm đầu vào, sản phẩm đầu ra hoặc các mối quan hệ về vốn. đây là điều quan trọng để đánh giá khách hàng tạo lập mối quan hệ với các đối tác cũng như mục đích của các mối quan hệ này.
äPhân tích, đánh giá khả năng tài chính:
Cbtd lựa chọn những hạn mục chính như tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản chi phí để tiến hành kiểm tra trực tiếp và kiểm tra chéo với bạn hàng, nhà cung cấp cho khách hàng xin vay.
người cbtd có thể hỏi khách hàng một số câu hỏi như sau:
- có những khoản cho vay kiểm tra không thể thu hồi được nằm trong phần các khoản phải thu không?
- Hàng được định giá chính xác không? những hàng hoá nào hoặc không sử dụng được có bị tính gộp vào hàng tồn kho hay không?
- kiểm tra lại chi tiết các khoản vay/ trách nhiệm nợ.
- kiểm tra những khoản thanh toán hoặc khoản phải thu chờ xử lý có giá trị lớn
- kiểm tra chi tiết về những tscđ, đặt biệt là những khoản có giá trị lớn.
- những khoản ứng trước đã thực sự được nhận hoặc những khoản đặt cọc đã được thu không? những khoản này có bao gồm khoản vay ngân hàng không?
- những chi phí trả trước hoặc chi phí tích dồn có hoặch toán không?
- những khoản thu bán hàng, chi phí mua, chi phí bán hàng và chi phí hành chính cũng như thu nhập hoặc chi phí hoặt động có được phân loại và phân bổ chính xác? kiểm tra lại chi tiết mỗi khoản mục này.
- kiểm tra chi tiết những khoản thu nhập/khoản lỗ bất thường, đặc biệt là những khoản có giá trị lớn. đối với những khoản lỗ từ việc bán tscđ hữu hình, việc bán tài sản phải được xác nhận.
ä phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng:
bao gồm quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi ở hiện tại lẫn ở trong quá khứ
èquan hệ tín dụng:
ëĐối với NHCT CN5 và các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT VN:
-Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn(bao gồm cả chi tiết về nợ quá hạn:số tiền, thời hạn quá hạn …). Đối với nợ trung, dài hạn cần biết thêm về tài sản đã được đầu tư bẳng vốn vay, số tiền dài hạn, số tiển được điều chỉnh kỳ hạn nợ, nguồn trả nợ, lịch trả nợ.
-Mục đích khoản vay
-Doanh số cho vay, thu nợ
-Số dư bảo lãnh, thư tín dụng
-Tài sản đảm bảo cho dư nợ trên
-Mức độ tín nhiệm
-Chi tiết về nợ quá hạn
ëĐối với các tổ chức tín dụng khác:
-Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất (bao gồm cả nợ gia hạn, nợ quá hạn …)
-Mục đích của các khoản vay
-Số thư bảo lãnh, thư tín dụng
-Tài sản đảm bảo cho dư nợ trên
-Mức độ tín nhiệm
èquan hệ tiền gửi:
ëtại ngân hàng công thương việt nam
-Số dư tiền gửi bình quân
-Doanh số tiền gửi
ë tại các tổ chức tín dụng khác
-Số dư tiền gửi bình quân
-Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
2.3.2.6 dự kiến lợi ích của ngân hàng nhận được nếu khoản vay được phê duyệt.
Cán bộ tín dụng phải tiến hành tính toán lãi hoặc chi phí(các lợi ích) có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt. cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng( bao gồm số tiền giài ngân, thời hạn và lãi xuất dự tính).
Cán bộ tín dụng phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ với khách hàng ( ví dụ lợi nhuận khoản vay có thể không cao như mong đợi nhưng bù lại, khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao )
2.3.2.7 phân tích, thẩm định PASXKD/DAĐT
Mục đích:
èĐưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quà của PASXKD/DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ quyết định cho vay hay từ chối.
èLàm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo điều kiện đễ đảm bảo hiệu quả cho vay, thu hồi nợ gốc đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro.
èLàm cở sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, v.v… tạo tiền đề cho khách hàng kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
2.3.2.8 thẩm định TSĐB tiền vay
èTài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng có thể tiến hành thu hồi nợ đã cho khách hàng vay nhằm mục đích:
ëNâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ (gốc và lãi) của bên vay.
ëPhòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ của bên vay không thực hiện được, hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước được khiến khách hàng không trả nợ được.
ëPhòng ngừa hành vi gian lận của khách hàng
Với những mục đích trên nên khi nhận các TSĐB này, ngân hàng chủ yếu nhận những TSĐB có tính thanh khoản cao, có giá trị và ít mất giá theo thời gian để khi cần xử lý phải đảm bảo thu hồi nợ gốc và lãi của khoản vay.
èCác hình thức đảm bảo tiền vay:
ëCầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
ëBảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
ëBảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay
Theo quy định của nhct, mọi khoản vay điều bắt buộc phải có TSĐB, tuyệt đối không cho vay bằng tín chấp.
èKhi tiến hành thẩm định TSĐB, CBTD cần phải làm rõ:
ëTính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới tsbđ.
ëNguồn gốc của tài sản bảo đảm, đặc điểm của TSBĐ
ëTài sản không có tranh chấp
ëTài sản được phép giao dịch
ëTài sản dễ bán/dễ chuyển nhượng( có tính thanh khoản cao)
ëXác định giá trị của tsbđ làm cơ sở để xác định mức cho vay tối đa( theo quy định hiện hành của giám đốc ngân hàng Công Thương Việt Nam, mức cho vay tối đa khoản vay là 70% giá trị TSBĐ )
ëKhả năng thu hồi nợ vay
2.3.3. xác định phương thức cho vay
Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặt điểm SXKD, luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của chi nhánh.
Căn cứ vào quy chế hiện hành của NHCT, CBTD xác định phương thức cho vay.
2.3.4. xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, lãi suất cho vay.
ëXem xét khả năng nguồn vốn: CBTD cùng với trưởng phòng tín dụng( hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với phòng/bộ phận phụ trách nguồn vốn để:
- Cân đối nguồn vốn( nội tệ, ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn.
- Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài.
ëXác định lãi xuất cho vay:CBTD tiến hành tổng hợp số liệu để tính toán mức lãi suất có thể áp dụng cho khoản vay
2.3.5. Lập tờ trình thẩm định cho vay
Trên cơ sở kết quả thẩm định các nội dung trên, CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với đề nghị vay vốn.
Tuỳ theo từng phương án sản xuất kinh doanh, cbtd có thể chọn linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PASXKD để đưa vào TTTĐ.
Trong tờ trình này, CBTD phải ghi rõ ý kiến của mình về việc khách hàng, và đề xuất cho vay, không cho vay.
2.3.6. Tái thẩm định khoản vay:
Sau khi CBTD hoàn thành tờ trình thẩm định, tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định của CBTD. tổ thẩm định do giám đốc chi nhánh chỉ định, gồm 02 cán bộ, trong đó có ít nhất 1 trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thành viên.
Tổ tái thẩm định phải ghi rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay để trình giám đốc chi nhánh, và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định có thể dẫn đến các kết luận khác nhau về khách hàng và khoản vay điều phải trình lên giám đốc chi nhánh.
Thời gian tái thẩm định không nằm trong thời gian quy định cho thẩm định gốc và không quá 3 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 05 ngày đối với món vay trung và dài hạn.
2.3.7. Trình duyệt khoản vay
è Đối với CBTD:
Trình tờ trình thẩm định/tái thẩm định cùng hồ sơ khoản vay cho trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền). đồng thời chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và tính chính xác của tờ trình thẩm định.
èĐối với trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền):
Tiến hành thẩm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản thế chấp, … theo quy định hiện hành. Sau khi đã nắm bắt được hồ sơ, cần phải ghi rõ trên TTTĐ ý kiến của mình về khách hàng, phương án\dự án vay vốn có đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được cho vay hay không, đề xuất cho vay hay không cho vay. Sau đó trình giám đốc xin duyệt.
èGiám đốc NHCT CN5 (hoặc người có thẩm quyền):
Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ và TTTĐ do trưởng phòng tín dụng trình. Giám đốc chỉ được phê duyệt khoản vay khi khoản vay đó thuộc quyền phán quyết và khi khách hàng, phương án/dự án vay vốn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật và NHCT VN. nội dung duyệt khoản vay cần ghi rõ phương thức cho vay, số tiền món vay, hoặc hạn mức món vay, hoặc hạn mức được duyệt, thời hạn, hạn mức được duyệt, thời hạn, lãi suất và các điều kiện khác(nếu có). Trong trường hợp đó từ chối khoản vay thì giám đốc sẽ ghi rõ quyết định và lý do từ chối cho vay của mình vào TTTĐ, sau đó gửi cho phòng tín dụng soạn thảo văn bản trả lời cho khách hàng.
2.3.8. ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ:
Sau khi TTTĐ được phê duyệt là đồng ý cho vay của CBTD, TPTD (hoặc người được uỷ quyển) và giám đốc NHCT-CN5, CBTD sẽ cùng khách hàng vay lập HĐTD/sổ vay vốn, và HĐĐB tiền vay.
ëHĐTD được lập cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại, tổ hợp tác … vay vốn
ëSổ vay vốn được lập cho khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
2.3.8.1 soạn thảo nội dung hợp đồng , sổ vay vốn
Khi khoản vay vốn được giám đốc NHCT-CN5 (hoặc nguời được uỷ quyền) phê duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo tiền vay được xác định, CBTD soạn thảo HĐTD/sổ vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp với nội dung, điều kiện đã được duyệt và mẫu hợp đồng để trình TPTD kiểm soát.
Hiện nay, tại NHCT CN5, khi lập HĐTD, CBTD lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng tín dụng nguyên tắc.
Một đặt điểm lưu ý trong bước này là: trong trường hợp khách hàng vay có TSĐB là sổ tiết kiệm thì giấy đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng kiêm HĐBĐ tiền vay kiêm giấy nhận nợ. Việc này nhằm mục đích làm giảm thời gian giao dịch, thực hiện việc xét duyệt cho vay đối với khách hàng, bởi lẽ đây là đối tượng cần được ưu tiên. với dạng vay vốn này, rủi ro tín dụng gần như bằng 0%. Do đó tạo điều kiện thuận lợi, cũng như tâm là tâm lý thoải mái đối với khách hàng giao dịch.
2.3.8.2 ký kết hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn, và HĐBĐ tiền vay:
TPTD kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn, và HĐBĐ tiền vay đúng nội dung, điều kiện đã được duyệt và đảm bảo chắc chắn các hợp đống này tuân thủ các quy định hiện hành pháp luật và NHCTVN, ký tắt vào tất cả các hợp đồng này để trình giám đốc hoặc người được uỷ quyền.
Giám đốc chi nhánh( hoặc người được uỷ quyển) chỉ được ký vào hợp đồng tín dụng, HĐBĐ tiền vay khi chắc chắn rằng các điều khoản trong hợp đồng này tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật và NHCT VN.
2.3.8.3 là thủ tục giao, nhận giấy tờ và tsđb tiền vay.
Việc giao nhận giấy tờ và TSĐB từ khách hàng phài được thực hiện một cách cẩn thận. khi nhận giấy tờ và TSĐB, CBTD tiến hành thẩm tra nhằm:
ëBảo đảm đủ loại và số lượng theo yêu cầu
ëGiấy tờ phải có chữ ký và giấu xác nhận của cơ quan có liên quan.
ëCác giấy tờ và tsđb có sự phù hợp về nội dung với nhau hay không.
ëĐối với việc nhập kho giấy tờ và TSBĐ, CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra toàn giấy tờ và TSBĐ, phối hợp cán bộ liên quan thực hiện đúng quy định về quản lý TSĐB của NHCT VN.
2.3.8.4 công chứng và đăng ký giao dịch.
Đây là một khâu bắt buộc trong quá trình cho vay. những giấy tờ liên quan tới TSĐB sau khi photo cần phải đi công chứng theo yêu cầu của pháp luật và sau đó tiến hành đăng ký giao dịch với các cơ quan chức năng.
2.3.9. giải ngân
Khi tiến hành giải ngân. CBTD phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân mục đích, đối tượng và căn cứ để giải ngân, số tiền hoặc hạn mức được giải ngân, tiến độ giải ngân đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và phù hợp với tình hình sử dụng vốn của khách hàng.
2.3.10. kiểm tra, giám sát khoản vay:
Kiểm tra, giám sát khoản vay nhằm bảo đảm việc người vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả số tiền vay để đảm bảo cho việc trả nợ. Đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, và nếu cần cbtdd có thể áp dụng các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn của cam kết.
Thông qua đó sớm phát hiện các khoản nợ có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng và đề xuất các giải pháp để xử lý kịp thời.
2.3.11. Thu hồi nợ gốc và lãi, xử lý những phát sinh
Trả nợ vay là nghĩa vụ của khách hàng đối với khách hàng. Tất cả mọi nguồn thu hình thành từ nguồn vốn đi vay ngân hàng và các nguồn tài chính khác đã được khách hàng thoả thuận trong kế hoạch trả nợ điều phải trả nợ cho ngân hàng.
Khi có nguồn thu ngân hàng phải thu hồi nợ ngay. Khách hàng không được sử dụng các nguồn vốn dùng trả nợ ngân hàng để quay vòng, sử dụng cho mục đích khác.
Các khoản nợ có vấn đề, khách hàng đề nghị cho gia hạn nợ, giãn nợ, CBTD phải thẩm định, kiểm tra thực tế và lập tờ trình cho giám đốc chi nhánh duyệt. Giám đốc được quyền quyết định theo đúng nguyên tắc, cơ chế quy định hiện hành và trong quyền hạn uỷ quyền của tổng giám đốc NHCTVN giải quyết.
2.3.12. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay:
Sau khi khách hàng trả hết nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi phí … rồi tất toán khoản vay.
Khi khách hàng trả xong nợ thì HĐTD/sổ vay vốn/hợp đồng bảo đảm tiền vay đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng(trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu thì CBTD sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng).
2.3.13. Giải chấp tài sản đảm bảo
Xuất kho giấy tờ và TSBĐ: CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ và TSBĐ, phối hợp với các bộ liên quan thực hiện để xuất kho.
Xoá đăng ký giao dịch đảm bảo: sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, CBTD soạn thảo công văn đề nghị xoá giao dịch đảm bảo, hồ sơ khoản vay, và biên bản bàn giao tài sản trình TPTD và giám đốc chi nhánh ký duyệt.
2.3.14. Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay:
Đây là khâu cuối cùng của quy trình tín dụng, CBTD lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu khác có liên quan đến khoản vay.
Kế toán cho vay lưu hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, giấy tờ có liên quan đến xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ của khách hàng.
2.4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG-CN5
2.4.1 Tình hình chung về huy động vốn cho vay và đầu tư
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
NHCT_CN5 là một chi nhánh phụ thuộc NHCTVN vì thế nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy tại chỗ và nhận vốn điều hoà từ NHCTVN. Đối với nguồn vốn huy động, tại chi nhánh NHCT_CN5 trong 3 năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu... Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn từ năm 2005-2007
ĐVT:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
1.Tiền gửi doanh nghiệp
171.168
185.661
293.994
14.493
8,47
108.333
58,35
2.Tiền gửi tiết kiệm
595.375
602.907
649.180
7.532
1,27
46.273
7,67
3.phát hành công cụ nợ
43.473
36.395
20.760
-7.078
-16,28
-15.635
-42,96
4.Tiền gửi các tổ chứctín dụng khác
Tổng vốn huy động
810.016
824.963
963.934
14.947
1,85
138.971
16,85
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT-CN5)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2007. Năm 2005 nguồn vốn huy động là 810.016 triệu đồng, trong đó tiền gửi của các doanh nghiệp là 171.168 triệu đồng chiếm 21,13% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm là 595.375 triệu đồng chiếm 73,5% tổng nguồn vốn huy động, phát hành công cụ nợ là 43.473 triệu đồng chiếm 5,37%. Đến năm 2006 tổng nguồn vốn huy động được tại Ngân hàng là 824.963 triệu đồng, tăng 14.947 triệu đồng (tăng 1,85%) so với năm 2005, trong đó hình thức huy động tiền gửi doanh nghiệp tăng mạnh nhất, tăng 8,47%, tức tăng thêm 14.493 triệu đồng, phát hành công cụ nợ giảm mạnh 16,28% tức 7.078 Triệu đồng.
Sang năm 2007, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng vọt lên 963.934 triệu đồng. Trong đó tiền gửi doanh nghiệp tăng nhanh nhất, tăng 58,35%, tức tăng 108.333 triệu đồng so với năm 2006. Như vậy tiền gửi doanh nghiệp là nguồn vốn có mức tăng trưởng mạnh qua các năm. Nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm phần lớn trong tổng ngồn vốn huy động.Có được điều này chứng tỏ người dân đã có thu nhập tương đối ổn định và có tích lũy, từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng cũng tăng lên.
Bên cạnh đó kết quả huy động vốn của chi nhánh đạt được như vậy là do:
- NHCT-CN5 thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của địa bàn nên đã thu hút được các cá nhân, doanh nghiệp gửi tiền.
- Mức lãi suất mà Ngân hàng huy động là phù hợp với khách hàng.
- Ngoài ra nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như : cung cách phục vụ của nhân viên trong chi nhánh luôn lịch thiệp, vui vẻ, chất lượng, phục vụ nhanh gọn, chính xác, … Trụ sở NHCT-CN5 đặt ở vị trí thuận lợi, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, … nên dễ dàng thu hút khách hàng tham gia giao dịch.
Tóm lại, mặc dù NHCT-CN5 gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn như : chịu ảnh hưởng của những khó khăn gặp phải trong năm 2003 làm giảm lòng tin với khách hàng, điều kiện kinh tế xã hội, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Nhưng nhờ chi nhánh có những giải pháp linh hoạt đồng bộ và định hướng đúng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm đều tăng. Trong đó chi nhánh đặc biệt quan tâm đến các nguồn vốn ổn định và có lãi suất thấp, vì đây là điều kiện để chi nhánh xem xét đầu tư tín dụng và hạ thấp lãi suất cho vay, tạo điều kiện thu hút được nhiều khách hàng vay vốn.
Bên cạnh những thành tựu mà Ngân hàng đạt được trong công tác huy động vốn vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải được quan tâm. Đó là trên địa bàn quận 5 có nhiều doanh nghiệp hoạt động,kinh doanh nhiều trong lĩnh vực công nghiệp phức tạp nên phần lớn người dân thường gửi tiền không kỳ hạn, bởi vì như thế họ có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào khi họ cần và đây là nguồn vốn không ổn định cho nên Ngân hàng khó có thể xem xét để đầu tư tín dụng.
2.4.2 Tình hình cấp tín dụng đối với khách hàng
2.4.2.1 Thực trạng cho vay
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng, phần thu chủ yếu của Ngân hàng là từ cho vay. Với mục tiêu giúp đỡ cho các thành phần kinh tế mở rộng đầu tư, sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát triển kinh tế địa phương, Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện của địa phương và định hướng kinh doanh của ngành.
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai quá trình song song có mối quan hệ bổ sung cho nhau trong hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng huy động tiền gửi của các thành phần kinh tế để cho vay, nguồn vốn huy động càng nhiều thì Ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng các hình thức đầu tư tín dụng. Mặt khác, công việc cho vay của Ngân hàng đạt hiệu quả cao thì sẽ đảm bảo được nguồn vốn huy động và kích thích được khách hàng gửi tiền vào, ngược lại nếu công việc cho vay của Ngân hàng gặp khó khăn thua lỗ sẽ làm mất lòng tin đối với khách hàng và khách hàng có thể rút tiền ra khỏi Ngân hàng, điều này sẽ làm giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng.Trong 3 năm qua, NHCT-CN5 đã cho vay dưới nhiều hình thức, nhiều đối tượng khác nhau, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đi lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đạt được kết quả như sau:
Bảng 3: Doanh số cho vay từ năm 2005-2007
ĐVT:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Ngắn hạn
1.118.570
1.037.300
1.208.505
-81.270
-7,27
171.205
16,50
Trung&dài hạn
162.269
104.954
122.277
-57.315
-35,32
17.323
16,51
Tổng doanh số cho vay
1.280.839
1.142.254
1.330.782
-138.585
-10,82
188.528
16,50
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT-CN5)
Nhìn chung từ năm 2005-2007 Tổng doanh số cho vay tại NHCT-CN5 không có sự ổn định.Năm 2005 doanh số cho vay của chi nhánh 1.280.839 triệu đồng . Đến năm 2006 doanh số cho vay của chi nhánh 1.142.254 giảm 10,82% so với năm 2005 tức giảm 138.585 triệu đồng. Sang năm 2007 doanh số cho vay 1.330.782 triệu đồng tăng 16,5% so với năm 2006 tức tăng 188.528 triệu đồng .
Tỷ trọng = Doanh số cho vay ngắn hạn /Tổng doanh số cho vay
Năm 2005= 1.118.570/1.280.839=87,33%
Năm 2006= 1.037.300/1.142254= 90,81%
Năm 2007= 1.208.505/1.330.782=90,81%
Hoạt động cấp tín dụng ở hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và ở NHCT_CN5 nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay và tỷ trọng này ngày càng tăng từ 87,33%(2005) đến 90,81%(2007) do đó thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ cấp tín dụng ngắn hạn.Doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp do các khoản cho vay trung-dài hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, do đó nếu doanh số cho vay trung-dài hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung-dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, rủi ro cao. Vì vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung-dài hạn để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung-dài hạn trong tổng dư nợ theo kế hoạch đã đề ra.
2.4.2.2. Thực trạng thu hồi vốn
Ta có bảng số liệu về tình hình thu nợ theo thời gian cho vay như sau:
Bảng 4: Doanh số thu nợ theo thời hạn
ĐVT:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Ngắn hạn
1.060.137
1.047.758
1.000.070
-12.379
-1,17
-47.688
-4,55
Trung&dài hạn
100.108
118.364
98.642
18.256
18,24
-19.722
-16,66
Tổng doanh số thu nợ
1.160.245
1.166.122
1.098.712
5.877
0,51
-289.227
-24,80
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT-CN5)
Nhìn vào bảng số liệu cũng như đồ thị trên, ta thấy việc thu hồi nợ qua các năm là không đều nhau và doanh số thu nợ trong từng khoản vay cũng có sự chênh lệch nhau khá lớn.Cụ thể : năm 2006 doanh số thu nợ đạt 1.166.122 triệu đồng tăng 5.877 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng 0,51% đến năm 2007 doanh số thu hồi nợ đạt 1.098.712 triệu đồng giảm 289.227 triệu đồng so với năm 2006 tốc độ giảm 24,8%.Khoản thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với trung và dài hạn. Hoạt động thu nợ của chi nhánh, có được kết quả như vậy cho thấy trong thời gian qua chi nhánh đã có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay. Công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng.
2.4.2.3. Tình hình dư nợ
äDư nợ theo đồi tượng khách hàng
NHCT_CN5 mở rộng tín dụng đến với mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào công tác tín dụng, kết quả dư nợ qua 3 năm như sau:
Bảng 5: Dư nợ theo đối tượng khách hàng từ năm 2005-2007
ĐVT:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
khách hàng doanh nghiệp
383.534
351.187
368.296
-32.347
-8,43
17.109
4,87
khách hàng cá nhân
468.764
465.527
508.599
-3.237
-0,69
43.072
9,25
Tổng dư nợ
852.298
816.714
876.895
-35.584
-4,18
60.181
7,37
KHCN/tổng dư nợ(%)
55
57
58
(Nguồn phòng khách hàng cá nhân NHCT-CN5)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ tăng trưởng không đều năm 2005 là 852.298 triệu đồng năm 2006 là 816.714 triệu đồng giảm 4,18% so với năm 2005 tức giảm 35.584 triệu đồng Năm 2007 lại tăng 7,37% so với năm 2006 tức tăng 60.818 triệu đồng .Sở dĩ tổng dư nợ của chi nhánh tăng trưởng không đều qua các năm một phần do có thời điểm ngân hàng phải hạn chế cho vay mới, chú trọng đến chất lượng khoản vay hơn là số lượng cho vay để hạn chế rủi ro .Bên cạnh đó ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại mới ra đời dẫn đến tình trạng “thị phần” ngày càng thu hẹp.Trong đó dư nợ đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp và ngày càng tăng từ 55% đến 58% năm 2007 so với tổng dư nợ.Tốc độ tăng trưởng qua các năm của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng tốc độ tăng năm 2006 so với 2005 giảm nhẹ 0,69%, năm 2007 so năm 2006 tăng 7,37% tức tăng 43.072 triệu đồng .
äDư nợ theo thời hạn cho vay
Bảng 6: Dư nợ theo thời h ạn cho vay từ năm 2005-2007
ĐVT:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Ngắn hạn
677.706
656.750
742.895
-20.956
-3,09
86.145
13,12
Trung&dài hạn
174.592
159.964
134.000
-14.628
-8,38
-25.964
-16,23
Tổng dư nợ
852.298
816.714
876.895
-35.584
-4,18
60.181
7,37
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT-CN5)
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay.
è Dư nợ ngắn hạn: Năm 2005 đạt mức dư nợ là 677.706 triệu đồng; năm 2006 đạt mức dư nợ là 656.750 triệu đồng giảm 20.950 triệu đồng so với năm trước, tốc độ giảm nhẹ 3,09%. Bước sang năm 2007 đạt mức dư nợ 742.895 triệu đồng tăng 86.145 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 13,12%. Nguyên nhân mức dư nợ giảm trong năm 2006 là do ngân hàng hạn chế cho vay mới để tập trung thu hồi những khoản nợ cũ, giảm thiểu rủi ro.Trong năm 2007 mức dư nợ có xu hướng tăng là do trong năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong năm này tập trung nhiều ở kinh doanh sản xuất công nghiệp,thủ công mỹ nghệ ,bất động sản, xây dựng nhà và tiêu dùng .
è Dư nợ trung-dài hạn :Tình hình dư nợ trung dài hạn qua các năm như sau: năm 2005 là 174.592 đồng; năm 2006 mức dư nợ là 159.964 triệu đồng giảm 14.628 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ giảm là 8,38%; dư nợ vào cuối năm 2007 là 134.000 triệu đồng giảm 25.964 triệu đồng so với đầu năm hay giảm 16,23%. Các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần. Do đó trong năm 2005 dư nợ cao là do doanh số cho vay rất cao trong khi doanh số thu nợ ít hơn nhiều so với doanh số cho vay, còn năm 2006 ,2007 doanh số cho vay giảm nhưng doanh số thu nợ lại tăng nên dư nợ có chiều hướng giảm xuống. Dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh trong 3 năm có xu hướng giảm mạnh và chuyển dần sang cho vay ngắn hạn là do chủ chương của chi nhánh giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro .
2.4.2.4. Phân tích dư nợ quá hạn
äTình hình dư nợ quá hạn
Nợ quá hạn (NQH) là khoản cấp tín dụng mà khách hàng không trả đúng hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau với tính chất khác nhau. Như chúng ta đã biết, khoản mục NQH không thể không có ở bất kỳ một ngân hàng nào, bởi lẽ sự phân tích tín dụng sẽ không đạt đến mức ngân hàng dự đoán được hoàn toàn chính xác về một khoản vay được hoàn trả như thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng; tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi khoản vay được thực hiện, và có những rủi ro xuất phát từ nguyên nhân khách quan mà con người không thể tránh khỏi như kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, hỏa hoạn… đây là những nguyên nhân gây ra NQH.
Cũng như doanh số thu nợ, nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng của hoạt động ngân hàng, nó luôn là vấn đề đáng quan tâm của mọi ngân hàng nói chung và của NHCT-CN5 nói riêng. Bản thân NQH là hiện tượng tất yếu gắn liền với hoạt động cấp tín dụng mà các ngân hàng luôn tìm cách hạn chế nó, giảm thiểu nó càng thấp, càng tốt. Song, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng khi mức độ NQH vượt qua ngưỡng cho phép. Vì vậy, việc tìm ra những nguyên nhân phát sinh NQH và các giải pháp hạn chế nó là công việc quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng.Trong 3 năm qua NHCT_CN5 đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để xử lý thu hồi nợ quá hạng và kết quả đạt được rất tốt thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.7: Dư nợ quá hạn cho vay từ năm 2005-2007
ĐVT:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Ngắn hạn
5.367
15.995
15.500
10.628
198,02
-495
-3,09
Trung&dài hạn
21.465
749
710
-20.716
-96,51
-39
-5,21
Tổng doanh số thu nợ
26.832
16.744
16.210
-10.088
-37,60
-534
-3,19
Trung&dài hạn/doanh số thu nợ
80,00
4,47
4,38
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT-CN5)
Nợ quá hạn cho vay Trung và dài hạn trong năm 2005 chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng NQH tại chi nhánh, nhưng đã giảm xuống qua hai năm 2006 và 2007 (cụ thể: năm 2005 chiếm 80%; năm 2006 chiếm 4,47%; năm 2007 chiếm 4,38%). Nguyên nhân là do năm 2005 chi nhánh vẫn phải chịu những khoản nợ tồn đọng của những năm trước và thời gian này chi nhánh đang trong thời gian củng cố hoạt động.Trong những năm sau tỷ trọng này giảm rất nhanh do chi nhánh hạn chế cho vay mới những khoản vay trung và dài hạn,theo thời gian tỷ trong này cũng giảm xuống .
Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn giảm nhanh qua các năm :năm 2006 giảm 37,6% so với năm 2005 tức giảm 10.088 triệu đồng, đến năm 2007 giảm 3,19% so với năm 2006 tức giảm 534 triệu đồng .Riêng khoản nợ trung và dài hạn mức giảm trong năm 2006 là một kết quả đáng khích lệ đối với toàn chi nhánh nói chung và đội ngũ cán bộ xử lý nợ nói riêng .Từ 21.465 triệu đồng năm 2005 giảm xuống còn 749 triệu đồng (giảm 96,51%) năm 2006 và giảm còn 710 triệu đồng năm 2007. Đến ngày 31/12/2007 theo báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh tổng dư nợ quá hạn của chi nhánh chỉ còn 16.210 triệu đồng chiếm 1,92% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế .Công tác xử lý nợ quá hạn của chi nhánh có được những kết quả khả quan như vậy là nhờ sự lỗ lực vựơt bậc của toàn bộ chi nhánh dưới sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo ngân hàng nhất là đối với đội ngũ cán bộ tín dụng và tổ xử lý nợ.
äNguyên nhân gây ra nợ quá hạn
è Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
* Môi trường kinh doanh của Ngân hàng:
- Chính sách lãi suất:Lãi suất là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và là vấn đề đặc biệt được quan tâm của tất cả các Ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh của mình. Do đó nếu chính sách lãi suất thay đổi bất ổn sẽ gây rủi ro cho Ngân hàng thương mại.
- Biến động của nền kinh tế - xã hội:Khi nền kinh tế rơi vào những biến động lớn như: cơ cấu lại nền kinh tế, khủng hoảng kinh tế trong một thời gian dài, … thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ không đảm bảo chất lượng dẫn đến việc ngưng trệ thậm chí phá sản.
- Môi trường pháp lý:Do các cơ quan có trách nhiệm chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho chủ sở tài sản kịp thời. Do đó, việc thế chấp và xử lý tài sản đảm bảo khi vay vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.Chức năng của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu khi có tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, khi phát mãi tài sản cầm cố, bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của Ngân hàng.
* Các chính sách kinh tế tài chính tín dụng.
* Trình độ công nghệ của Ngân hàng.
Tuy nhiên khách hàng vẫn là chủ thể rất phong phú cả về hình thức lẫn tính chất hoạt động. Vì thế một khoản tín dụng đưa ra có thể không phù hợp với họ và đây cũng là nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng. Về phía mình khi cấp một khoản tín dụng, Ngân hàng sẽ đưa ra các qui trình quản lý rủi ro chặt chẽ. Trong qui trình này được coi là rủi ro kỹ thuật như: các kỹ thuật tính toán các khoản tiền, thời hạn, phương pháp thu nợ, … Tuy nhiên, rủi ro kỹ thuật cũng có các yếu tố từ phía nhân viên Ngân hàng như giới hạn về trình độ, về phẩm chất con người.
Nợ quá hạn phát sinh có thể do các nguyên nhân khác sau:
- Biên chế cán bộ tín dụng ít, cán bộ tín dụng quản lý dư nợ vượt quá khả năng của mình vì hiện nay có một số cán bộ tín dụng phải phụ trách 1 đến 2 phường thậm chí có cán bộ tín dụng phụ trách đến 3 phường nên không thể nào quản lý hết khách hàng của mình được. Chính vì thế công việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm từ phía khách hàng sẽ không thực hiện đầy đủ.
- Vào những thời điểm khách hàng xin vay vốn ở Ngân hàng nhiều, số lượng quá lớn, các nhân viên Ngân hàng phải làm việc với cường độ cao để giải quyết hồ sơ vay vốn tồn động. Chính vì vậy dù là nhân viên Ngân hàng lành nghề, nhưng vấn đề rủi ro tín dụng cũng sẽ tăng lên đáng kể.
- Một khách hàng có thể vay nhiều món, mỗi món vay có giá trị khác nhau, việc phân loại và xử lý các món vay này sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng và nhân viên kế toán trong việc kiểm tra, đối chiếu cũng như ghi chép, lưu trữ hồ sơ khách hàng.
è Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Về phía mình, Ngân hàng luôn có những biện pháp để làm hạn chế rủi ro gây ra. Bởi vì khi đã cấp một khoản tín dụng Ngân hàng có thể dự đoán được khoản tín dụng cấp phát của mình có được hoàn trả đúng hạn hay không? Sở dĩ Ngân hàng có thể dự đoán được mức độ rủi ro từ khoản tín dụng phát ra là do Ngân hàng dựa vào các yếu tố chủ quan (các yếu tố có thể định lượng được).
Nhưng khi khoản tín dụng đã đi vào quá trình vận động thì nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng và việc khoản tín dụng này có được hoàn trả đúng hạn hay không còn tùy thuộc vào ý muốn trả nợ của khách hàng. Như vậy, rủi ro tín dụng còn xảy ra từ phía khách hàng.
ëSản xuất thua lỗ.
Ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhiều lĩnh vực sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các biến động giá cả như: tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu, giá cả, tiêu thụ, … Vì vậy, khi những yếu tố này xảy ra sẽ gây khó khăn cho khách hàng vay vốn trong việc thực hiện đúng kế hoạch trả nợ. Mặt khác, những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ chủ yếu là những người còn hạn chế về trình độ hiểu biết, chưa có khả năng nắm bắt thông tin một cách nhạy bén. Khi giá cả của một số mặt hàng nào đó cao trên thị trường thì họ có khuynh hướng đổ xô vào sản xuất sản phẩm đó mà không chịu tính đến sự ổn định hay bảo hòa của những sản phẩm đó trên thị trường. Hơn nữa, những hộ sản xuất nhỏ cũng bị hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nên những sản phẩm mà họ làm ra không đủ tiêu chuẩn chất lượng, kém chất lượng không có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng có những hộ sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao, nhưng khi đưa ra lưu thông thì giá cả của sản phẩm làm cho họ thua lỗ. Mất khả năng trả nợ Ngân hàng.
ëSử dụng vốn sai mục đích.
Việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Sự hạn chế trong việc lập các phương án sản xuất kinh doanh cũng như xác định nhu cầu vay vốn không chính xác. Đó là việc khách hàng không thiết lập được phương án khả thi. Chẳng hạn như nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay Ngân hàng, tổng chi phí, tổng thu nhập, … Vì thế khi cán bộ tín dụng thẩm định, phỏng vấn khách hàng tỏ ra không thành thật, thậm chí khách hàng còn nhờ người khác lập thay phương án sản xuất kinh doanh cho mình.
- Sở thích đa dạng của khách hàng cũng có thể làm cho họ sử dụng số tiền vay sai mục đích.
- Do sự biến động của thị trường hàng hóa, tình hình kinh tế xã hội làm cho khách hàng đầu tư vào ngành nghề khác so với mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Ảnh hưởng bởi nhu cầu của người thân cũng làm cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
- Hiện tượng cho mượn giấy tờ sở hữu hoặc vay dùm người khác cũng là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.
- Sự chênh lệch lớn về lãi suất vay Ngân hàng và lãi suất vay nặng lãi bên ngoài cũng làm thay đổi ý định sử dụng vốn của khách hàng.
ë Cố ý lừa đảo.
Đó là trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, được Ngân hàng phát hiện và nhắc nhở nhưng khách hàng vẫn không thực hiện đúng cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, trường hợp khách hàng thế chấp giấy tờ có giá giả rất tinh vi qua mặt cả cơ quan chứng thực lẫn Ngân hàng để vay, hoặc tài sản thế chấp của khách hàng đã đem cầm cố trước khi vay và sau đó bỏ trốn.
ë Nguyên nhân bất khả kháng.
Đây là những nguyên nhân gây ra rủi ro nằm ngoài dự đoán của Ngân hàng lẫn khách hàng. Nguyên nhân này thường xảy ra như trường hợp khách hàng chết hoặc mất tích đột ngột …
ë Nguyên nhân về khâu xử lý tài sản thế chấp.
Thời gian qua Ngân hàng đã nổ lực vượt bậc nhằm thu hồi nợ quá hạn. Để có thể phát mãi tài sản, không ít Ngân hàng đã kiện con nợ ra toà những mong với sự giúp đỡ của cơ quan pháp luật họ sẽ hồi được tiền cho vay. Thế nhưng nợ vẫn chưa giảm như mong muốn. Nguyên nhân là do xử lý tài sản tự có ở khâu tòa án là rất phức tạp, thủ tục rườm rà vừa tốn kém vừa mất thời gian, thậm chí còn có những bất lợi cho Ngân hàng. Chính điều này làm cho nợ quá hạn đã phát sinh của Ngân hàng chậm giảm và khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn, dư nợ cho vay đứng hoặc giảm xuống thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ tăng lên.
Tóm lại, rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Trong đó chứa đựng cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chính vì vậy Ngân hàng cần phải thận trọng trong khi đưa ra quyết định nên cho vay hay không nên cho vay đối với khách hàng. Để đảm bảo cho hoạt động của mình, Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
ë Nguyên nhân khác.
Đó là những trường hợp khách hàng sau khi vay tiền ở Ngân hàng trên đường về gặp rủi ro đánh rơi hay mất cắp, …
äMột vài dấu hiệu nhận biết khoản tín dụng có vấn đề
Khi khoản vay có vấn đề là dấu hiệu cảnh báo về sự xuất hiện của rủi ro tín dụng, những dấu hiệu sau đây để nhận biết khoản vay có vấn đề:
- Dấu hiệu về quan hệ với Ngân hàng: Số dư trên tài khoản tiền gửi giảm sút liên tục, khó khăn trong thanh toán lương cho nhân viên, mức độ vay thường xuyên gia tăng, thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi, thường xuyên yêu cầu Ngân hàng cho đáo hạn, gia hạn, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu vốn cần thiết, …
- Cho vay khách hàng hứa duy trì khoản tiền gửi lớn trong tương lai.
- Không có kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản vay.
- Kỳ hạn của khoản vay thay đổi liên tục (chuyển gia hạn các kỳ hạn cho vay ngắn hạn chuyển thành cho vay trung hạn).
- Thất lạc các tài liệu (khách hàng báo thất lạc các tài liệu).
- Không có báo cáo về dòng tiền (thu nhập).
- Khách hàng trông chờ đánh giá lại tài sản để có vốn lớn hơn.
- Trông chờ của khách hàng vào những nguồn vốn bất thường để trả nợ...