CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.-
I. Giới thiệu về tổ chức tín dụng;
II. Kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại;
III. Kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng;
IV. Kiểm tra nội bộ tổ chức tín dụng.-
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.-
I. Giới thiệu về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam;
II. Mô hình kiểm soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh;
III. Mô hình kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ khách hàng cá nhân tại BIDV HCMC; IV. Đánh giá chung về kiểm soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động dịch vụ khách hàng cá nhân.-
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.-
1. Quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện;
2. Những giải pháp vĩ mô;
3. Những giải pháp vi mô.
KẾT LUẬN.
94 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột
số bài học sau:
a/ Để kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cần thiết phải có một hệ thống
kiểm soát nội bộ hiệu lực, hiệu quả trong đó có các quy chế chính sách, quy trình nghiệp
vụ..., do vậy phải thường xuyên rà soát hoàn thiện các cơ chế, quy trình cho từng nghiệp
vụ, đảm bảo về cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt trong mỗi quy
trình, tại tất cả các bộ phận nghiệp vụ; cơ chế phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi
cá nhân, không một cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện một quy trình, một
65
giao dịch cụ thể... Việc kiểm tra kiểm soát phải đảm bảo tính thường xuyên, liên tục tại
tất cả các khâu trong các mặt nghiệp vụ.
b/ Sự thành, bại của một tổ chức luôn gắn với yếu tố con người. Từ các sai phạm, vụ
việc tiêu cực cho thấy phần lớn đều xuất phát từ ý thức, phẩm chất, đạo đức của cán bộ.
Vì vậy không ngừng bồi dưỡng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, thường
xuyên theo dõi diễn biến về tư tưởng để kịp thời phát hiện, uốn nắn những dấu hiệu khác
thường của cán bộ. Rà soát lựa chọn cán bộ có đủ năng lực trình độ.
c/ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các cấp quản lý nhằm quy trì ý thức tuân thủ
chế độ. Trong bất kỳ hòan cảnh, môi trường công tác nào cũng không được lơ là, buông
lỏng công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tính hiệu lực của quy chế, quy trình.
d/ Khi phát sinh vụ việc phải thông tin báo cáo kịp thời để có các giải pháp xử lý
khắc phục những tổn thất. Đồng thời kiên quyết xử lý đối với những cá nhân để xảy ra
sai sót, vi phạm, và chấn chỉnh kịp thời, tránh tái phạm.
e/ Tăng cường việc phối kết hợp giữa các ban, phòng tại Hội sở chính và các đơn vị
thành viên trong việc giám sát các mặt nghiệp vụ. Thường xuyên tổng kết đánh giá
những sai sót, tồn tại trong quản trị điều hành để rút kinh nghiệm và có các biện pháp
chấn chỉnh ngăn ngừa và không tái diễn.
f/ Công khai minh bạch trong hoạt động, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ
tạo ra sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất trong tập thể cán bộ, công nhân viên trong cơ
quan; đảm bảo hài hòa giữa quyền và trách nhiệm; thi đua công tác cùng hướng tới các
mục tiêu chung.
3.1.2/ Giải pháp liên quan đến quy chế thực hiện
Hiện nay, trên toàn hệ thống vẫn chưa có quy chế kiểm toán nội bộ BIDV. Giải pháp
đề nghị là BIDV HCMC từng bước phối hợp các phòng ban và phối hhợp với Ban kiểm
soát, kiểm tra nội bộ của Trung Ương xây dựng quy chế kiểm toán nội bộ.
*Những yêu cầu của “Quy chế Kiểm toán nội bộ”
-Điều quan trọng đầu tiên là quy chế kiểm toán nội bộ phải xác định được vị trí, tính
độc lập tương đối, của kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại
-Quy chế phải mở ra khả băng để kiểm toán nội bộ có điều kiện thâm nhập sâu vào tổ
chức bộ máy, bố trí nhân sự, các lĩnh vực kinh doanh, cơ chế quản trị, điều hành kiểm
66
soát ngân hàng. Kiểm toán nội bộ phải có khả năng truy cập vào tất cả các ngõ ngách của
hoạt động ngân hàng. Có như thế, kiểm tóan nội bộ mới có thể phát huy vai trò của mình.
-Quy chế cũng phải xác định rõ mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ, hình thành các
bộ phận kiểm toán chuyên trách theo chuyên đề, theo khu vực, chức năng nhiệm vụ cụ
thể cho bộ phận này; tiêu chuẩn cụ thể cho kiểm toán viên.
-Quy chế phải giao đủ quyền năng cho những người lãnh đạo kiểm toán nội bộ để
những người này có thể sử dụng quyền của mình trong nghiệp vụ kiểm toán nội bộ một
cách có hiệu quả.
-Đồng thời quy chế cũng không thể bỏ qua các chế tài cần thiết áp dụng đối với kiểm
toán viên và các nhân viên trong ngân hàng nếu không tuân thủ các quy định của quy chế
nhằm đảm bảo sự nghiêm minh và công bằng trong kiểm tóan ngân hàng.
3.1.3/ Giải pháp liên quan đến vấn đề thông tin và truyền thông
-Truyền thông bảo đảm các kênh thông tin bên trong và bên ngoài đều hoạt động hữu
hiệu.
9 Hoàn thiện chương trình mẫu dấu chữ ký, cách quản lý hồ sơ mẫu dấu chữ ký, đề
nghị quét cả chữ viết tên khách hàng sau chữ ký để chi liên chi nhánh cho an toàn. Vào
thứ bảy, trên địa bàn TP HCM, riêng BIDV HCMC làm việc vào buổi sáng, vì thế việc
chi hộ các chi nhánh bạn rất thường xuyên. Trong khi đó, chương trình mẫu dấu chữ ký
thường không vào được, và không thực hiện chi được cho khách hàng, cũng không thể
liên hệ chi nhánh khác fax chữ ký vì chi nhánh đó không làm việc vào buổi sáng. Nói
tóm lại, chương trình mẫu dấu chữ ký cần được hoàn thiện hơn nữa.
9 Khi hiện đại hoá trên toàn hệ thống BIDV, các chi nhánh có thể thực hiện thu chi
hộ chi nhánh khác là việc đương nhiên. Nhưng xét thấy rằng, trên cùng một địa bàn tỉnh,
thành phố việc một chi nhánh thực hiện thu hộ, chi hộ tài khoản tiền gửi thanh toán và
tiết kiệm không kỳ hạn thì phải sử dụng nhân lực và thời gian cho công việc làm hộ chi
nhánh bạn, nhưng lại không thu lại lợi ích gì cho chi nhánh. Vì vậy, đề nghị lập biểu phí
thu hộ cho chi nhánh khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian vừa rồi,
BIDV HCMC đã đề ra biểu phí thu hộ, chi hộ nhưng lại thay đổi quá thường xuyên, lúc
có thu phí, lúc không, không nhất quán. Các Công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chi Minh mở tài khoản giao dịch tại BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi
Nghĩa. Biểu phí thu hộ của BIDV HCMC còn phân biệt ra : phí thu hộ cho các tài khoản
67
thông thường mở tại chi nhánh khác ít hơn phí thu cho tài khoản của các công ty chứng
khoán. Chính vì vấn đề này cũng là một trong nguyên nhân tiềm tàng làm mất đi nguồn
vốn huy động không ít cho chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đơn giản là do biểu phí
không công bằng. Giải pháp đề nghị là thu phí như nhau đối với mọi tài khoản thu hộ.
9 Đề nghị Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn viết biểu phí đơn giản, nhất quán, không
thay đổi qúa thường xuyên để giao dịch viên tác nghiệp dễ dàng thực hiện và khách hàng
cũng không phải bỡ ngỡ trong giao dịch. Đồng thời niêm yết biểu phí cho khách hàng tự
kiểm tra.
9 Đề nghị nhất quán trong việc giao chức năng nhiệm vụ của phòng dịch vụ 4 trong
khâu cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Trước kia, do phòng DV4 đảm nhận, sau đó do dịnh
nghĩa trong quy chế cho vay và quy chế huy động vốn như đã nêu ở phần thực trạng mà
đã chuyển mọi hồ sơ lên Tín dụng 4. Sau đó, Ban giám đốc lại có chỉ đạo Phòng Tín
dụng khách hàng cá nhân phải tăng cường tiếp thị và chuyển toàn bộ hờ sơ xuống cho
phòng dịch vụ 4. Mỗi lần bàn giao hồ sơ là cả vấn đề. Chính vì vậy, đề nghị chi nhánh
viết bổ sung thêm quy định về cho vay cầm cố : “Phòng tín dụng dịch vụ khách hàng cá
nhân có chức năng cho vay cầm cố chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn (sổ tiết kiệm)” thì vấn
đề này được giải quyết.
9 Đề nghị Trung ương có chủ trương, biện pháp áp đặt cho các chi nhánh phải có
chương trình quản lý khuyến mãi của mình, tránh trường hợp nhận khuyến mãi ở chi
nhánh này, sang chi nhánh khác tất toán rồi nhận thêm khuyến mãi. Giải pháp đề nghị
trước mắt là điện toán cung cấp cho phòng dịch vụ 4 mã sản phẩm riêng cho các sổ tiết
kiệm nhận khuyến mãi. Khi khách hàng đến chi nhánh khác tất toán sổ hay rút tiền từng
phần trước thời hạn quy định thì tự động số tiền sẽ bị trừ ngay trong chương trình hạch
toán, hoặc viết chương trình khuyến mãi mà khách hàng nhận tiền thưởng khi đến hạn.
Có như vậy, việc cạnh tranh không lành mạnh của các chi nhánh khác sẽ bị hạn chế tối
đa.
3.2/ Đối với phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
Giải pháp chủ yếu được đề cập đến là những giải pháp liên quan đến tác nghiệp,
chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ thực hiện một giao dịch cũng như tăng cường tính cẩn
trọng thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ tại phòng dịch vụ 4.
68
*Đối với các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ : chuyển tiền ra nước ngoài, thanh
toán W.U, thanh toán Traveller cheques còn thiếu quy trình hướng dẫn. Tác nghiệp liên
quan chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người làm trước truyền cho người làm sau. Giải
pháp dưới đây đưa ra quy trình thanh toán TC dựa trên thực tế phát sinh và những quy
định chung của thông lệ thanh toán TC quốc tế. Sơ đồ 3.1 – sơ đồ Quy trình Thanh toán
Traveller Cheques.
Séc du lịch là một loại công cụ thanh toán thay thế tiền mặt dùng để chuyển tiền,
thanh toán rút tiền mặt khi ra nước ngoài và đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm.
Trong việc thanh toán séc du lịch, khi khách có séc du lịch đến ngân hàng bán lại thì
chỉ cần ký chữ ký thứ hai đối ứng giớng chữ ký thứ nhất và khớp với chữ ký trên
passport hay giấy tờ tuỳ thân nào khác là ngân hàng có thể thanh toán (mua) được.
Tuy nhiên việc thanh toán séc du lịch có những mức độ rủi ro như sau:
-Việc nhận biết séc, giả, thật
-Kiểm tra séc mất cắp
-Kiểm tra và đối chiếu chữ ký
69
QUY TRÌNH THANH TOÁN
TRAVELLER CHEQUES
Khách Hàng Passport +
TC
Đạt
Kiểm tra Sec
thật / giả
Đạt
Kiểm tra Sec
mất cắp
Đạt
Ki ểm tra
chữ k ý
Đạt
Xử l ý
Giao dịch
Đạt
Kiểm tra
Giao dịch
Đạt
In
chứng từ
Đạt
Chi tiền
Khách Hàng
Không Đạt
Không Đạt
Không Đạt
Không Đạt
Phân phối
chứng từ
1 GDV
2 GDV
3 GDV
4 GDV
5 GDV
6 KSV
7 GDV
8 GDV ho ặc
Quỹ Phụ
9 GDV
70
Bước 1 Tiếp nhận nhu cầu khách hàng
Giao dịch viên đề nghị khách hàng xuất trình PP và TC, gdv kiểm tra PP xem có
đúng khách hàng xuất trình PP đang yêu cầu đổi TC. Nếu đúng và đầy đủ chuyển sang
bước 2
Bước 2 : Kiểm tra séc thật giả
GDV tiến hành kiểm tra séc thật giả nếu séc thật chuyển sang bước 3. Nếu không đạt
(séc giả) tiến hàng lập biên bản tịch thu.
Cách nhận biết séc thật giả
Về séc du lịch, hiện nay có nhiều tập đoàn trên thế giới phát hành séc như: Amex
(American express), Visa, Master Card, Citigroup… Mỗi một tập đoàn đều có thiết kế
riêng cho loại loại séc của mình, nhưng tất cả tập trung ở việc chất liệu giấy tốt, biểu
tượng (logo), hình chìm, hoa văn và dây an toàn giống như các đặc trưng ở tiền mặt
ngoại tệ, đôi khi cũng có thêm một vài điểm khác để nhận biết.
Bước 3 : Kiểm tra séc mất cắp
Kiểm tra séc thật xong, gdv vào mạng, cập nhật thông tin séc bị đánh mất hoặc mất
cắp của các tập đoàn công bố. Nếu phát hiện séc mất cắp, ngân hàng lập biên bản tịch
thu, nếu séc được xác thực “approve” thù cuyển sang bước 4
Kiểm tra séc nất cắp
Séc du lịch rất tiện lợi cho khách hàng vì họ sử dụng chúng như tiền mặt có thời hạn
thanh toán vô hạn định và khi mất họ chỉ cần báo số séc bị mất cắp (nhờ vào số seri bị
mất cắp (nhờ vào số seri ghi trên hoá đơn mà họ lưu giữ khi mua séc). Việc này cũng gây
rủi ro cho ngân hàng vì đây là một loại séc mua đứt bán đoạn. Khi khách. Khi khách
hàng đi rồi mọi rủi ro (giả chữ ký, séc mất cắp), ngân hàng phải gánh chịu. Do đó, thanh
toán séc du lịch là một loại thanh toán có rủi ro cao nhưng vì đây là một phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt có lợi cho khách hàng, hơn nữa đây là một loại dịch vụ
có tính cách quốc tế mà ngân hàng không thể thoái thác khi hội nhập.
Bước 4 Kiểm tra đối chiếu chữ ký
Nếu chữ ký thứ hai của khách hàng giống chữ ký thứ nhất trên séc và trên Passport
thì chuyển sang bước 5. Nếu không gdv từ chối thanh toán.
Kiểm tra đối chiếu chữ ký
71
Trong vấn đề thanh toán séc du lịch, viêc quan trọng là quan sát khách hàng khi chữ
ký thứ hai đối ứng; vì trong séc du lịch chỉ có khách hàng là chủ sở hữu tờ séc mới được
ký chữ ký thứ hai trước mặt giao dịch viên. Có những trường hợp kẻ gian lấy cắp hoặc
nhặt được tờ séc du lịch và đem đến ngân hàng thanh toán (trong khi khách hàng bị mất
cắp đang trên đường đi chưa kịp thông báo số séc bị mất cho ngân hàng đại lý hoặc
thông báo mất cắp từ tập đoàn trung tâm); kẻ gian chỉ cần tập giả chữ ký khách hàng kèm
theo Passport giả hay giấy tờ tuỳ thân giả là có thể đánh lừa được giao dịch viên.
Bước 5 Xử lý giao dịch
GDV tiến hành hạch toán mua bán TC và nhập TC vào hệ thống BDS
Bước 6 Kiểm soát giao dịch
Tất cả các giao dịch thanh toán TC hạch toán vào hệ thống BDS đều qua kiểm soát.
Nếu đạt chuyển sang bước 7
Bước 7 In chứng từ
GDV in 2 liên chứng từ nhập TC và 2 phiếu chi tiền mặt, chuyển sang bước 8
Bước 8 Chi tiền
Nếu trong hạn mức của gdv, gdv có thể tự chi tại quầy. Nếu vượt hạn mức giao dịch
thì chuyển qua quầy quỹ phụ sẽ hỗ trợ chi tiền mặt. Chuyển sang bước 9.
Bước 9 Phân phối chứng từ
GDV giữ 1 phiếu nhập kho, gửi quỹ chính 1 liên
GDV giữ lại 1 phiếu chi (bản gốc), gửi khách hàng 1 liên phụ
*Một vài thủ thuật để giảm bớt rủi ro trong khi quan sát khách hàng ký, giao dịch
viên cần lưu ý mấy vấn đề sau:
Sau khi kiểm tra tính thật giả của tờ séc, đối chiếu với danh sách séc mất cắp và đề
nghị khách trình passport hoặc giấy tờ tuỳ thân nào có ảnh và chữ ký của khách hàng.
Giao dịch viên yêu cầu khách hàng ký chữ ký thứ hai đối ứng và khi khách hàng ký giao
dịch viên cần lưu ý:
-Khách hàng có che tay khi ký không
-Khách có ký một cách dứt khoát không
-Và không để bị đánh lạc hướng sự chú ý khi khách hàng giả bộ làm rơi một vật gì
khác khi ký.
72
-Nhớ luôn luôn photocopy PP hoặc giấy tờ tuỳ thân và séc du lịch (hai mặt) đồng thời
ghi ngày thanh toán trên các tờ photo này để lưu giữ.
Do đó giao dịch viên phải luôn quan sát cẩn thận khi khách hàng ký chữ ký thứ hai.
Nếu thấy nghi ngờ không giống chữ ký thứ nhất, có thể đề nghị khách hàng ký thêm chữ
ký nữa vào mặt sau tờ séc hoặc cho ký nhiều chữ ký trên tờ giấy nháp để dễ so sánh.
Tất cả những rủi ro cũng như những biện pháp giảm bớt rủi ro nêu trên nhằm giúp
giao dịch viên trong việc thanh toán TC. Nếu có những nghi ngờ khác, có thể đề nhgị
khách trình thêm hoá đơn khi thanh toán séc. Việc này cần tế nhị vì theo khuyến cáo của
các tập đoàn, khách không nên mang theo hoá đơn chung với séc; do đó nếu yêu cầu đôi
khi sẽ bị khách phản ứng trừ khi việc thanh toán với số tiền lớn.
*Đối với Quy trình giao dịch một cửa
Giải pháp kiến nghị
-Mỗi buổi chiều sau khi hết giờ giao dịch, bao tiền của gdv phải được đếm trước sự
chứng kiến của lãnh đạo phòng và quỹ phụ.
-Đầu giờ sáng mỗi ngày, các giao dịch viên cần được đổi bao tiền cho nhau và kiểm
đếm bao tiền trước sự chứng kiến của ít nhất là lãnh đạo phòng hoặc quỹ phụ. Giải pháp
này tránh đi tình trạng các bao tiền có thể thừa thiếu vì những lý do vô tình hay cố ý.
-Vấn đề hạn mức giao dịch :
Nếu quy định rằng hạn mức tồn quỹ của gdv là 500.000.000 VNĐ (Năm trăm triệu
đồng chẵn) thì trong những trường hợp quỹ phụ không đủ nhân lực để đếm những món
tiền trên 200.000.000 VNĐ (Hai trăm triệu đồng chẵn). Đề nghị cho giao dịch viên được
kiểm đếm, hạch toán và giữ lại quỹ (nếu không vượt hạn mức tồn quỹ), giao dịch tiếp
khách hàng kế tiếp, tránh hoàn tiền và ứng tiền liên tục ảnh hướng đến thời gian và khách
hàng phải chờ đợi.
*Đối với quy trình trả nợ của nghiệp vụ cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có
giá (sơ đồ 3.2)
73
QUY TRÌNH THU N Ợ
Đối với CHO VAY và CẦM CỐ
CHỨNG TỪ CÓ GIÁ / SỔ TIẾT KIỆM
Khách Hàng Tiếp nhận
Nhu cầu
Kiểm tra
Đề nghị
xuất kho
Xử lý
Thu nợ
Kiểm soát
Giao dịch
In
chứng từ
Khách Hàng
Thu tiền mặt
Phân phối
chứng từ
1 GDV
2 GDV
3 GDV
4 GDV hoặc
Quỹ Phụ
5 KSV
6 GDV
7 GDV
74
Bước 1 : GDV tiếp nhận nhu cầu khách hàng
Bước 2 : GDV kiểm tra hợp đồng tín dụng.
Bước 3 : GDV viết giấy đề nghị xuất kho chứng từ có giá, hoặc sổ tiết kiệm để giải
chấp và thu nợ. Trong giấy này có chữ ký của GDV, KSV, và giám đốc (phó giám đốc)
trực tiếp phụ trách. Sau đó đưa sang quỹ chính chờ xuất chứng từ.
Bước 4 : Sau khi chứng từ được xuất kho, tiến hành thu nợ theo yêu cầu của khách
hàng (tất toán sổ thu nợ hay nộp tiền mặt để thu nợ).
Bước 5 KSV tiến hành kiểm soát giao dịch
Bước 6 In chứng từ
Bước 7 Phân phối chứng từ.
Phân tích các bước trên, ta nhận thấy rằng ở bước 3 khách hàng phải đợi chờ lâu nhất
vì những lý do sau đây:
-Phải cần tới chữ ký của Giám đốc (phó giám đốc) mới xuất được chứng từ.
-Phải qua tới quỹ chính, mở kho chính mới lấy được chứng từ. (Mở kho chính phải có
sự đồng ý lãnh đạo phòng của phòng dịch vụ kho quỹ và thủ kho)
Giải pháp rút ngắn thời gian cho quy trình
-Tất cả chứng từ có giá, sổ tiết kiệm cầm cố đề nghị cho quỹ phụ Phòng dịch vụ 4
giữ.
-Khi xuất chứng từ chỉ cần có chữ ký của lãnh đạo phòng dịch vụ 4 là được. (Cần có
văn bản phân công ủy quyền do Giám đốc ký đồng ý uỷ quyền)
Xét thấy việc Quỹ phụ giữ chứng từ có giá hay sổ tiết kiệm trong két của phòng trong
ngày và xuất về kho chính mỗi chiều kết thúc giờ làm việc không có rủi ro gì cho tác
nghiệp. Trong khi đó gửi qua kho chính thì rất mất thời gian khi xuất chứng từ. Nếu đồng
ý cho quỹ phụ giữ các chứng từ cầm cố trong ngày thì có thể áp dụng biện pháp kiểm tra
thường xuyên và đột xuất để đảm bảo tính cẩn trọng và đầy đủ của chứng từ.
*Một vài đề nghị cần khắc phục đối với chương trình điện toán mà phòng dịch
vụ khách hàng đang thực hiện
75
Chương trình hiện đại hoá ngân hàng phục vụ trong công tác hạch toán kế toán giao
dịch hầu như đã hoàn thiện, tuy nhiên còn vài điểm cần lưu ý và đề nghị Tổ hiện đại hoá
ngân hàng yêu cầu nhà thầu chương trình điều chỉnh một số điểm như sau:
+Lãi suất trên chứng nhận tiền gửi cần thể hiện đúng vào ngày tất toán.
+Cần thiết kế sổ có số tiền bằng chữ ghi trên sổ
+Các giao dịch rút tiền lãi định kỳ cần được thể hiện trên sổ khi thực hiện giao
dịch.
+Chứng nhận tiền gửi trả trước, số tiền gửi của khách hàng không có dấu phân cách
các hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn, triệu…. rất khó nhìn.
+Khoảng cách thời gian giữa chương trình điện toán và máy ATM còn cách nhau,
việc này không an toàn, vì khi có một bút toán error (điều chỉnh do hạch toán nhầm, điều
chỉnh theo yêu cầu của khách hàng), ATM không kịp thời cập nhật, khách hàng thao tác
rút tiền trên ATM thì tiền không có trong tài khoản mà bị rút.
76
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thời mở cửa, cùng với sự hội nhập của ngành tài chính ngân hàng tại
Việt Nam, ngân hàng bán lẻ là xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại.
Khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu.
Chính vì thế, đó là tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát
triển lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng nói riêng
Để nâng cao chất lượng phục vụ cho phân khúc khách hàng này, không thể không
đề cập đến vấn đề quản lý. Quản lý thì không thể thiếu kiểm soát nội bộ, một phương
pháp quan trọng thực hiện kiểm soát là kiểm toán nội bộ. Trong đó kiểm tra toàn diện
các công cụ kiểm soát, hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách chi phối tác nghiệp và kiểm
tra tác nghiệp đều góp phần tăng cường kiểm soát.
Kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
có vai trò quan trọng, là cánh tay đắc lực của Ban Giám Đốc và Hội Đồng Quản Trị có
thể tin tưởng và giao phó, đồng thời cũng là nền tảng cho các chi nhánh Ngân hàng học
hỏi xây dựng cho mỗi chi nhánh một cách thức để kiểm tra các quy trình nghiệp vụ đang
thực hiện.
Dựa vào những chuẩn mực chung, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân tại chi
nhánh BIDV HCM nhận thấy rằng đã hoàn thành tương đối tốt công tác kiểm soát nội
bộ. Tuy nhiên, có những tồn tại khách quan và chủ quan dẫn đến những sai sót thì Lãnh
đạo phòng luôn có những biện pháp khắc phục ngay lập tức. Thông qua công tác kiểm
tra thường xuyên, đột xuất và định kỳ, hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh càng thắt
chặt, tạo nên môi trường làm việc tốt cho mọi thành viên, hạn chế tối đa những rủi ro có
thể xảy ra.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Pháp điển trên mạng nội bộ của BIDV
-Chế độ chứng từ kế toán
-Quy trình luân chuyển chứng từ
-Quy trình giao dịch một cửa
-Quy định về kiểm tra giao dịch một cửa
-Quy định kiểm tra huy động vốn
-Sổ tay chất lượng
2/ Thạc sĩ Hoàng Đình Thắng (2000), “Hoàn thiện hoạt động kiểm tra nội bộ trong các
tổ chức tín dụng Việt Nam” đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
3/ Tiến sĩ Nguyễn Văn Giàu (2000), “Những giải pháp nhằm hoản thiện tổ chức, hoạt
động kiểm soát, kiểm toán đối với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng ở Việt
Nam” đề tài nghiên cứu khoa học ngân hàng, Hà Nội.
78
PHỤ LỤC 1
CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH ĐƯỢC ÁP DỤNG CHÍNH TẠI BIDV HCMC
Quy trình vận hành chương trình BDS (Theo DA HĐH)
Quy trình quản lý và sử dụng hệ thống thông tin khách hàng (Theo DA HDH)
Quy trình quản lý và sử dụng mẫu dấu chữ ký (Theo DA HĐH)
Quy trình nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn (Theo DA HĐH)
Quy trình nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn (Theo DA HĐH)
Quy trình chuyển tiền (HĐH)
Quy trình tiền gửi
Quy trình giao dịch một cửa (Theo DA HĐH)
Quy trình giao dịch kinh doanh tiền tệ (Theo DA HĐH)
Quy trình thanh toán quốc tế (Áp dụng DA HĐH)
Quy định thanh toán quốc tế (Theo DA HĐH)
Quy trình vận hành và quản lý nghiệp vụ ATM (Theo DA HĐH)
Quy định nghiệp vụ thẻ ATM
Quy trình luân chuyển kiểm soát và lưu trữ chứng từ (Theo DA HĐH)
Quy trình Tín dụng ngắn hạn
Quy trình Tín dụng trung - dài hạn
Quy trình thẩm định
Quy trình Bảo lãnh
Quy trình Tuyển dụng cán bộ
Quy trình Bổ nhiệm cán bộ
Sổ tay quản lý chất lượng
(Cụ thể từng quy trình tham khảo tại Mạng nội bộ BIDV trang Pháp Điển)
79
PHỤ LỤC 2: ĐÔI NÉT VỀ BIDV
• Ngân hàng ĐT&PTVN là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ
chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao
gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước
ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.
• Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT&PTVN là phục
vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của
đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần
kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. NHĐT&PT
không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với
50 ngân hàng trên thế giới.
• NHĐT&PTVN là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và
phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 43 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn
gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được
phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân
hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế,
tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục
vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành
phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam luôn làm tròn nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho. Cùng với hệ
thống ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ
lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trong hoạt động, BIDV luôn tuân thủ
pháp luật, thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển
vốn.
Giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xác định mục tiêu
hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
80
Trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn nêu
cao phương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu
hoạt động của BIDV”, quan hệ giữa BIDV và bạn hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng
phát triển”, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng.
Chính vì lẽ đó, BIDV luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừng
nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu để thoả mãn những nhu cầu ngày một đa
dạng của khách hàng. Với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”, trong hơn 3 năm trở lại đây,
BIDV luôn được tổ chức BVQI và Quacert chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng
đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam luôn duy trì sự phối hợp, chia xẻ kiến thức, kinh nghiệm với các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng bè bạn trong nước và quốc tế theo tinh thần hợp tác phát triển cùng
có lợi.
Là thành viên tích cực của cộng đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
luôn quan tâm đến cộng đồng, tham gia tích cực vào các chương trình xã hội, chương
trình từ thiện xoá đói, giảm nghèo, khắc phục thiên tai, quĩ bảo trợ trẻ em Việt Nam,
chương trình kiên cố hoá trường học, quĩ khuyến học, quĩ ủng hộ nạn nhân chất độc
màu da cam…
Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam thực hiện phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong
cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Vì vậy, BIDV luôn đảm
bảo những quyền lợi hợp pháp của người lao động. Từ đó, BIDV cũng đã đang và không
ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động để mọi người
đều thấy rằng “BIDV chính là ngôi nhà chung” của mình.
81
PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP THẬN TRỌNG TRONG
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Đối với Luật pháp Việt Nam đã đồng nghĩa các biện pháp thận trọng trong hoạt động
ngân hàng với các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn hay gọi là biện pháp an toàn trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng như:
-Các tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
-Các hạn chế, điều kiện tiến hành hoạt động ngân hàng
-Các quy định về cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, tiêu chuẩn về năng lực, trình
độ với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của TCTD…
Một cách khái quát nhất về hệ thống các biện pháp thận trọng trong hoạt động Ngân
hàng hiện hành ở Việt Nam bao gồm:
1 Cơ sở Pháp lý để điều chỉnh các hoạt động Ngân hàng
Luật NHNN (năm 1997) qui định NHNN là ngân hàng trung ương của Việt Nam và
là ngân hàng của các TCTD. Vì vậy, trong thực thi và điều hành CSTT, NHNN sử dụng
một số công cụ CSTT, đặc biệt các nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN có tác dụng như
những biện pháp thận trọng khi sử dụng các nghiệp vụ dưới đây trong khuôn khổ những
giới hạn về “giá”, về “mức” và về “điều kiện” của các bên khi tham gia giao dịch trong
từng thời kỳ cụ thể của thị trường:
-Nghiệp vụ thị trường mở (đối với các TCTD);
-Chiết khấu/tái chiết khấu giấy tờ có giá (đối với các NHTM);
-Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (đối với các NHTM)
-Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng (đối với các NHTM);
-Hoán đổi ngoại tệ (đối với các TCTD);
-Khoản vay đặc biệt đối với TCTD bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc
trong trường hợp cấp bách.
Luật các TCTD (1997) điều chỉnh tổ chức và nghiệp vụ mà TCTD và TCTD phi
Ngân hàng buộc phải tuân thủ khi ra đời và tiến hành các giao dịch với thị trường tài
chính. Các nội dung này sẽ được giới thiệu ở các mục liên quan trong bài viết này.
2.Hệ thống các quan hệ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá
82
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá là 2 công cụ điều hành kinh tế vĩ mô quan
trọng của Chính phủ. Mối quan hệ giữa 2 chính sách này có ảnh hưởng đến môi trường
kinh doanh của các TCTD. Vì vậy, mối quan hệ giữa CSTT và chính sách tài khoá có thể
được xem như là một biện pháp thận trọng ở tầm vĩ mô thông qua tác động của nó đến
thị trường tiền tệ và diễn biến kinh tế vĩ mô. Mối quan hệ này thể hiện:
-NHNN làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành
và thanh toán các trái phiếu, tín phiếu kho bạc;
- Tạm ứng (cho vay ngắn hạn) cho ngân sách nhà nước và ngân sách nhà nước
phải hoàn trả trong năm tài chính.
3 Các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các hạn chế, điều kiện tiến
hành hoạt động dịch vụ ngân hàng
3.1. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD (năm 2004) qui định các TCTD
phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
- Khả năng chi trả: Được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản có có thể thanh toán
ngay so với các loại tài sản nợ phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của
TCTD. Tỷ lệ này hiện nay được qui định là không dưới 1;
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài
sản có, kể cả cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Tỷ lệ
này hiện nay được qui định là không dưới 8%;
- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và
dài hạn. Tỷ lệ này hiện nay được qui định tuỳ theo loại hình TCTD và đặc biệt
tuỳ vào năng lực hạch toán và kiểm soát dòng tiền của các TCTD (nhưng
thông thường tỷ lệ này vẫn phải <35%).
3.2. Các hạn chế, điều kiện tiến hành hoạt động ngân hàng
a. Về hoạt động tín dụng và bảo lãnh:
*TCTD (trừ TCTD hợp tác) không được cho vay các đối tượng:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc),
Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của TCTD
- Người thẩm định, xét duyệt cho vay;
83
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát,
Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc).
*TCTD không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng trên để làm cơ sở cho
việc cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Hạn chế tín dụng đối với khách hàng có quan hệ (connected lending)
*TCTD không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện
ưu đãi cho những đối tượng sau:
+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD; kế toán
trưởng, thanh tra viên;
+ Các cổ đông lớn của TCTD - Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn
điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của TCTD.
+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng mà TCTD không được phép
cấp tín dụng nói trên sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh ghiệp đó.
- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng mà TCTD không được cấp tín
dụng không có bảo đảm, tín dụng với điều kiện ưu đãi không được vượt quá 5%
vốn tự có của TCTD;
* Qui định về những nhu cầu vốn không được cho vay
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm
mua bán, chuyển nhượng;
- Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;
- Đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
* Hạn chế tập trung cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá khác, cho thuê tài chính.
- Tổng dư nợ cho vay đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự
có của TCTD;
- Mức bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với một
khách hàng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của TCTD do Thống
đốc NHNN qui định;
- Mức cho thuê tài chính đối với khách hàng của TCTD thực hiện theo qui định
của Chính phủ;
84
*Các qui định về phương thức cho vay và bảo lãnh, lưu giữ hồ sơ tín dụng, nội
dung cơ bản của hợp đồng tín dụng.
* Các qui định về bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm.
b. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần:
Mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong một doanh nghiệp, tổng mức góp
vốn, mua cổ phần của TCTD trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá
mức tối đa do Thống đốc NHNN qui định đối với từng loại hình TCTD.
c. Về đầu tư vào tài sản cố định:
TCTD được mua, đầu tư vào TSCĐ của mình không quá 50% vốn tự có.
d. Về kinh doanh ngoại hối:
TCTD được kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị
trường quốc tế khi được NHNN cho phép. TCTD được phép kinh doanh ngoại hối
phải tuân thủ các qui định về tỷ giá, phương thức giao dịch và duy trì trạng thái
ngoại hối theo qui định của NHNN.
e. Một số hoạt động về huy động vốn, thanh toán và kinh doanh khác cần
phải đáp ứng một số qui định, điều kiện của NHNN:
- Phát hành giấy tờ có giá;
- Thanh toán quốc tế;
f. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng:
Luật TCTD (năm 1997) qui định các điều kiện (chủ yếu về tài chính, phương án
kinh doanh và năng lực, trình độ chuyên môn, quản trị, điều hành), hồ sơ để được
cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng; các trường hợp TCTD bị thu hồi
giấy phép.
g. Phá sản, thanh lý, giải thể:
- Sau khi NHNN không áp dụng hoặc chấm dứt các biện pháp phục hồi khả
năng thanh toán của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến
hạn, thì có thể bị tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản theo qui định
của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
- TCTD giải thể trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được
NHNN chấp thuận;
85
+ Khi hết hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không
được NHNN chấp thuận;
+ Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
Khi giải thể, TCTD phải tiến hành thanh lý dưới sự giám sát của NHNN.
h. Kiểm soát đặc biệt:
TCTD có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của NHNN trong những
trường hợp sau:
- Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
- Số lỗ luỹ kế của TCTD lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ tự có và các quĩ.
i.Những thay đổi phải được NHNN chấp thuận:
- Tên của TCTD;
- Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp;
- Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
- Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ qui định của NHNN;
- Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn;
- Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát.
Đánh giá chất lượng tài sản và dự phòng rủi ro
TCTD phải thực hiện phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt
động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phí hoạt
động.
j. Kiểm toán TCTD:
Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, TCTD phải được một tổ
chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của NHNN kiểm toán hoạt
động của mình.
k. Về quản lý tài chính - kế toán:
- Chính phủ qui định mức vốn pháp định của mỗi loại hình TCTD;
- TCTD phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản kế toán, chế độ chứng
từ theo qui định của pháp luật về kế toán, thống kê;
86
- Hàng năm TCTD phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quĩ sau:
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5% lợi nhuận sau thuế);
+ Các quỹ khác theo qui định của pháp luật.
TCTD không được dùng các quỹ trên để trả lợi tức cổ phần.
- Công khai báo cáo tài chính:
Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, TCTD phải công
khai các báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.
4. Các yêu cầu về cơ cấu tổ chức và năng lực quản trị, điều hành của các
TCTD
4.1. Về cơ cấu tổ chức của TCTD:
- Qui định về bộ máy HĐQT, Ban điều hành, hệ thống kiểm soát thuộc HĐQT và
hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc Ban điều hành.
- Qui định về mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và
nước ngoài, đơn vị sự nghiệp; thành lập các công ty trực thuộc có tư cách pháp
nhân để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quản lý,
khai thác và bán tài sản. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở sở giao dịch, chi nhánh, văn
phòng đại diện, thành lập công ty được qui định bởi Luật các TCTD và NHNN.
- Qui định về điều kiện, thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể
TCTD.
4.2. Về Quản trị điều hành và kiểm soát
- Chấp thuận các chức danh chủ chốt của TCTD: Chủ tịch và các thành viên khác
trong Hội đồng quản trị; Trưởng ban và các thành viên khác trong Ban kiểm soát,
Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD phải được Thống đốc NHNN chuẩn y
hoặc được Thống đốc NHNN uỷ quyền chuẩn y, trừ trường hợp do Thủ tướng
Chính phủ bổ nhiệm;
- Các qui định về HĐQT của TCTD:
+Qui định số lượng và phẩm chất, năng lực của thành viên tối thiểu của
HĐQT: Số lượng thành viên HĐQT tối thiểu là 3, gồm những người có uy tín,
đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng;
87
+ Chủ tịch HĐQT không được đồng thời là Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc
Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) TCTD;
+ Chủ tịch HĐQT của TCTD này không được phép tham gia HĐQT hoặc
tham gia điều hành TCTD khác, trừ trường hợp đó là công ty của TCTD.
- Các qui định về Ban Kiểm soát của TCTD:
+ Ban kiểm soát của TCTD có tối thiểu là 3 người, trong đó một người là
Trưởng ban kiểm soát và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách;
+Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên
môn và đạo đức nghề nghiệp do NHNN qui định.
-Các qui định về tiêu chuẩn đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám
đốc (Phó Giám đốc) của TCTD:
+ Phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;
+ Có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; hiểu biết pháp
luật và có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành và quản lý TCTD theo qui
định của NHNN.
Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD này không được phép là Tổng Giám đốc
(Giám đốc) hoặc chủ tịch HĐQT của TCTD khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty
của TCTD.
- Luật các TCTD (năm 1997) qui định một số đối tượng không được bầu vào
HĐQT, Ban kiểm soát hoặc bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám
đốc (Phó Giám đốc); Đồng thời bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên
HĐQT, Tổng Giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán
trưởng của cùng một TCTD.
88
PHỤ LỤC 4:
MỘT VÀI ĐỊNH NGHĨA TRONG QUY TRÌNH GIAO DỊCH MỘT CỬA
1/ Mục đích
Hướng dẫn trình tự, tổ chức thực hiện các nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao dịch một
cửa trong Dự án hiện đại hoá và hệ thống thanh toán NH ĐT&PT VN xác định trách
nhiệm, quyền hạn của các thành viên tham gia quản lý, xử lý nghiệp vụ giao dịch một
cửa.
Đảm bảo tính tuân thủ các quy định về các hoạt động của Ngân hàng.
2/ Phạm vi áp dụng
Các chi nhánh đã sử dụng chương trình BDS (Branch Delivery System) trong dự án hiện
đại hoá ngân hàng và hệ t hống thanh toán NH ĐT&PT VN
3/ Tài liệu tham khảo
Sổ tay quản lý chất lượng (QC-ST-01)
Quy trình hướng dẫn đánh mã số văn bản và trình bày văn bản (QĐ-PC-04)
Tài liệu hướng dẫn về BDS
Chương trình BDS
4/ Giải thích từ ngữ
Trong quy trình này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
Giao dịch một cửa là phương thức giao dịch trong đó khách hàng chỉ giao dịch
trực tiếp với một giao dịch tại một quầy giao dịch
Hạn mức giao dịch: là số tiền tối đa của một giao dịch mà giao dịch viên thực
hiện không cần có sự phê quyệt của kiểm soát viên.
Định mức giao dịch : còn gọi là định mức tồn quỹ, gồm có định mức tồn quỹ tối
đa và định mức tồn quỹ tối thiểu. Định mức tồn quỹ tối đa (thiểu) là số dư tiền mặt tối đa
(thiểu) tại quỹ của giao dịch viên, quỹ phụ hoặc quỹ chính.
Khách hàng : là người có quan hệ với ngân hàng, sử dụng các dịch vụ của ngân
hàng gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội, kể cả các đơn vị, phòng ban/ hoặc phân hệ
nghiệp vụ khác trong nội bộ chi nhánh NH ĐT & PT VN.
Giao dịch viên (Teller) : là những nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng,
thực hiện việc nhập số liệu vào máy và hoàn tất các giao dịch với khách hàng theo
89
nhiệm vụ được phân công; đây là những nhân viên thực hiện các giao dịch làm thay đổi
doanh số hoặc số dư đối với tài khoản khách hàng và tài khoản sổ cái.
Kiểm soát viên (KSV) : người được giao nhiệm vụ kiểm soát, đối chiếu sau các
giao dịch do các GDV thực viên.
BDS (Branch Delivery System) : hệ thống chuyển giao phân phối sản phẩm chi
nhánh. Chi nhánh được cài đặt chương trình này để cung cấp các dịch vụ của ngân hàng
cho khách hàng.
Quỹ chính : là một cán bộ thuộc bộ phận ngân quỹ được giám đốc chi nhánh giao
nhiệm vụ quản lý quỹ tiền trong giao dịch phục vụ khách hàng tại chi nhánh. quỹ chính
có nhiệm vụ giao tiền cho các quỹ phụ và các giao dịch viên, cuối ngày hoặc khi có yêu
cầu nhận tiền nộp về các quỹ phụ và GDV, thực hiện thu chi bằng tiền mặt khác theo quy
định.
Quỹ phụ : là giao dịch viên tại một phòng hoặc bộ phận giao dịch được giám đốc
chi nhánh giao nhiệm vụ nhận tiền từ quỹ chính về để giao cho các GDV, cuối ngày hoặc
khi có yêu cầu nhận tiền nộp về của các GDV để giao cho quỹ chính. Quỹ phụ có thể
thực hiện các giao dịch khác như một giao dịch viên bình thường.
5/ Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên tham gia vào quy trình giao dịch một
cửa.
5.1.Giám đốc chi nhánh
-Căn cứ vào các yêu cầu quản lý, quy định nghiệp vụ của chương trình, tổ chức triển
khai quy trình giao dịch một cửa hợp lý, an toàn, hiệu quả, đúng chế độ.
-Duyệt danh sách các thành viên tham gia vào quy trình, tổ chức, phê duyệt phân
quyền và quy định hạn mức đối với từng loại giao dịch cho các thành viên tham gia quy
trình.
-Được cấp mật khẩu truy cập để thực hiện các chức năng theo thẩm quyền của mình
-Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan.
-Bảo mật các mật khẩu các chương trình được giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản.
Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình giao dịch một cửa
5.2.Kiểm soát viên (Supervisor)
90
-Kiểm tra, phê duyệt trực tiếp trên máy tính các giao dịch do các giao dịch viên thực hiện
theo hạn mức, thẩm quyền được duyệt và theo mật khẩu truy cập được cấp.
-Kiểm tra, ký xác nhận trên báo cáo giao dịch của giao dịch viên trong ngày.
-Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ
được phân công phụ trách.
-Giám sát các hoạt động của GDV để đảm bảo an toàn đối với các giao dịch .
-Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan.
-Bảo mật các mật khẩu truy cập chương trình được giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
để lộ gây thiệt hại về tài sản.
-Thự hiện nghiêm túc các yêu cầu quy trình giao dịch một cửa.
5.3. Giao dịch viên (Teller)
-Là người giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn, giải đáp, tiếp nhận và xử lý nhu
cầu của khách hàng theo thẩm quyền của mình trong việc lập, kiểm soát, phê duyệt (ký)
chứng từ.
-Được phép thực hiện các giao dịch trong phạm vi hạn mức được uỷ quyền
-Nhận tiền đầu ngày từ quỹ phụ hoặc quỹ chính để giao dịch với khách hàng. Cuối ngày
có trách nhiệm chuyển toàn bộ tiền tồn về cho quỹ phụ hoặc quỹ chính. Tiếp theo nội
dung giao dịch viên có thể thu, chi tiền mặt trực tiếp với khách hàng.
-Nhập các số liệu trên chứng từ giao dịch vào máy tính, chịu trách nhiệm về tính hợp
pháp, hợp lệ của chứng từ và tính chính xác của nội dung các giao dịch do bản thân thực
hiện, phân biệt tiền thật, tiền giả, đảm bảo thu, chi chính xác.
-Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan.
-Bảo mật các mật khẩu truy cập chương trình được giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản.
5.4. Kế toán tổng hợp (G/L)
-Kiểm tra, đối chiếu chứng từ giao dịch với báo cáo của các phân hệ nghiệp vụ và báo
GL, nếu có sai sót báo cáo cho người phụ trách kế toán tổng hợp, phối hợp với GDV và
các bộ phận có liên quan tìm rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp xử lý.
-Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan
-Bảo mật các mật khẩu truy cập chương trình được giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản.
91
5.5. Quỹ chính
-Chuyển và nhân tiền từ các ngân hàng và các chi nhánh khác BIDV (nếu có quan hệ)
-Chuyển và nhận tiền với các quỹ phụ và GDV trong chi nhánh
- In báo cáo mỗi ngày, kiểm tra, xử lý các sai lệch và ký vào báo cáo.
-Kiểm tra đối chiếu số tiền tồn quỹ thực tế và số tiền trên sổ sách (trên máy), tại bất kỳ
thời điểm nào trong ngày phải đảm bảo số tiền trên sổ sách và số tiền thực tế tại quỹ của
mình khớp đúng.
-Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan
-Thực hiện các giao dịch thu chi khác theo nhiệm vụ được phân công (thu chi nội bộ…)
-Bảo mật các mật khẩu truy cập chương trình được giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản.
5.6. Quỹ phụ
-Chuyển và nhận tiền với quỹ chính và các giao dịch viên trong chi nhánh.
-In báo cáo cuối ngày, kiểm tra, xử lý các sai lệch và ký vào báo cáo
-Thực hiện các nhiệm vụ của giao dịch viên trong trường hợp quỹ phụ là gdv.
-Kiểm tra đối chiếu số tiền tồn quỹ thực tế với số tiền trên sổ sách (trên máy), tại bất kỳ
thời điểm nào trong ngày phải đảm bảo số tiền trên sổ sách và số tiền thực tế tại quỹ của
mình khớp đúng
-Cuối ngày chuyển toàn bộ tiền tồn về quỹ chính
-Thực hiện các giao dịch thu chi khác theo nhiệm vụ được phân công (thu chi nội bộ…)
-Bảo mật các mật khẩu truy cập chương trình được giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản.
92
PHỤ LỤC 5: QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH MỘT
CỬA THEO DỰ ÁN HIỆN ĐẠI HÓA
* Kiểm tra việc ban hành các quy định liên quan đến hoạt động giao dịch một cửa:
-Kiểm tra việc phê duyệt danh sách và phân quyền cho các thành viên tham gia
vào quy trình giao dịch một cửa.
-Kiểm tra quyết định giao nhiệm vụ cho kiểm soát viên, giao dịch viên, quỹ
chính, quỹ phụ.
-Kiểm tra quy định về định mức tồn quỹ trong ngày của các giao dịch viên, quỹ
phụ.
-Kiểm tra quy định về giao hạn mức giao dịch cho các giao dịch viên, hạn mức
duyệt giao dịch của kiểm soát viên (nếu có)
-Kiểm tra việc đăng ký và quản lý người sử dụng (user) và thực hiện thay đổi
người sử dụng (user) theo quy định.
* Kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy trình giao dịch một cửa:
-Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý các cán bộ truy cập hệ thống và
quyền hạn như: Kiểm tra nhật ký ghi lỗi hệ thống SIBS, BDS; kiểm tra việc tạo và cấp
quyền cho người sử dụng BDS; kiểm tra danh mục người sử dụng tạm dừng, bị xóa, thay
đổi công việc.
-Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo mật về truy cập chương trình đối với các
thành viên tham gia vào quy trình (cán bộ được giao mật khẩu phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm nếu để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản cho khách hàng và ngân hàng).
-Kiểm tra việc thực hiện định mức tồn quỹ của các giao dịch viên, quỹ chính, quỹ
phụ (quỹ phụ và giao dịch để tồn quỹ tiền mặt vào cuối ngày)
-Kiểm tra tính khớp đúng giữa số tiền trên sổ kế toán, trên máy và thực tế tồn quỹ
của từng giao dịch viên, quỹ phụ (nếu có) (tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày phải bảo
đảm khớp đúng số tiền trên sổ sách và số tiền thực tế tại quỹ của mình).
-Kiểm tra việc đảm bảo an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của các giao
dịch viên, quỹ phụ trong giờ nghỉ trưa.
-Kiểm tra việc giao nhận tiền mặt nội bộ (chứng từ giao nhận tiền bắt buộc phải
lập 02 liên theo mẫu và số tiền giữa giao và nhận phải bằng nhau)
93
-Kiểm tra việc lập bảng kê thu tiền mặt của khách hàng, chi tiền mặt cho khách
hàng.
-Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ giao dịch và trình tự xử lý giao dịch, kiểm
soát và duyệt giao dịch đối với từng loại nghiệp vụ: mở tài khoản khách hàng, huy động
vốn, giải ngân, thu nợ thanh toán chuyển tiền ….
+Mở tài khoản khách hàng, thanh toán qua tài khoản thanh toán, phát hành séc
của ngân hàng (Tham chiếu quy trình nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn)
+Huy động vốn: nhận tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…(Tham chiếu
quy trình nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn)
+Chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, séc du lịch (tham chiếu quy trình
nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền)
+Phát vay, thu nợ theo chỉ định thanh toán của nghiệp vụ tín dụng (tham chiếu
quy trình sử dụng phân hệ tín dụng)
+Các giao dịch thu cho bằng tiền mặt, chuyển khoản và các giao dịch khác
(tham chiếu các quy trình nghiệp vụ của các phân hệ tương ứng..)
-Kiểm tra việc thực hiện hạn mức giao dịch của giao dịch viên và kiểm soát viên
theo quy định.
-Kiểm tra công việc cuối ngày của quỹ chính, quỹ phụ và giao dịch viên : chấm
báo cáo và sắp xếp chứng từ. Báo cáo và chứng từ của GDV và của các phân hệ nghiệp
vụ được sắp xếp theo quy định trong quy trình luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng
từ hạch toán kể toán.
Quỹ chính, quỹ phụ và giao dịch viên bắt buộc phải in các báo cáo sau:
+201 - Nhật ký giao dịch của Teller
+304 – Báo cáo tổng hợp giao dịch của Teller (Local)
+305 – Báo cáo tổng hợp giao dịch của Teller (Host)
+307 – Báo cáo đồng bộ giữa báo cáo tổng hợp giao dịch của GDV tại Local
và Host
+311 - Nhật ký quỹ - Diary
Quỹ chính bắt buộc phải in thêm báo cáo : 309- Bảng kê chi tiết quỹ tiền mặt –
Vault Inquiry
94
(Số tiền tồn cuối ngày tại báo cáo 304, 309 và số dư trên tài khoản tiền mặt (TK
110101001) tại phân hệ sổ cái phải bằng nhau)
-Kiểm tra xử lý tiền thừa, thiếu và xử lý chênh lệch giữa các báo cáo (tham chiếu
quy trình vận hành BDS)
-Kiểm tra tính khớp đúng của việc khai báo tỷ giá áp dụng cho chi nhánh (đối
chiếu giữa tỷ giá công bố và tỷ giá được cài đặt đầu ngày giao dịch cho các GDV)
-Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của bộ phận kế toán tổng hợp (GL) như
+Kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao nhận chứng từ kế toán giữa
GDV, bộ phận tập hợp chứng từ kế toán của phòng (nếu có) với bộ phận kế toán tổng
hợp
+Kiểm tra việc đối chiếu đầy đủ và kịp thời giũa chứng từ giao dịch với báo
cáo của các phân hệ nghiệp vụ và báo cáo GL
+Kiểm tra việc thực hiện xử lý các sai lệch theo quy định khi phát hiện có sai
sót hoặc chênh lệch về số liệu báo cáo giữa các phân hệ nghiệp vụ với phân hệ kế toán
tổng hợp, hoặc giữa các báo cáo phân hệ với chứng từ giao dịch
+Kiểm tra các công việc hậu kiểm của bộ phận GL theo quy định tại quy trình
luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng từ hạch toán kế toán
-Kiểm tra việc sử dụng các quyền hạn và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao của các thành viên tham gia vào quy trình : Giám đốc chi nhánh; kiểm soát viên;
giao dịch viên; phân hệ kế toán tổng hợp; quỹ chính; quỹ phụ.
-Kiểm tra tiêu chuẩn, việc sắp xếp bố trí cán bộ, giao dịch viên tham gia vào quy
trình giao dịch một cửa
-Kiểm tra việc luân chuyển cán bộ tại các quỹ, bàn tiết kiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.pdf