Đề tài Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Được biết đến là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Với dân số đông, diện tích địa lý trải rộng, môi trường đa văn hoá, đa chủng tộc. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 1750 tỷ USD chiếm » 20% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới. Thị trường Hoa Kỳ thực sự hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào: Thu nhập Quốc dân GDP luôn duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hoá là rất đa dạng – Đây là thị trường khổng lồ đối với các loại hàng hoá mà trong đó chứa đựng hầu hết các loại hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia đang bước trên tiến trình hội nhập Kinh tế quốc tế, chủ trương phát triển kinh tế theo đuổi chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường cũng như mặt hàng xuất khẩu. Và Hoa Kỳ là thị trường có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam. Quan hệ Việt - Hoa Kỳ đã được chính thức bình thường hoá từ năm 1995. Sau hơn mười năm tái thiết lập quan hê, việc bình thường hoá đã khép lại quá khứ và mở ra tương lai có lợi cho cả hai bên. Thực tế là kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhanh chóng qua các năm và tính đến tháng 2/2007 Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch là 1.339.565 nghìn USD tăng 35.41% so với cùng kì năm 2006. Năm 2006 đã đánh dấu bước phát triển cao hơn trong quan hệ hai nước khi quy chế PNTR cho Việt Nam đã được Hoa Kỳ thông qua. Bên cạnh đó do tác động của BTA mang lại, hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ được cạnh tranh bình đẳng hơn, mức thuế áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu của ta đã giảm xuống khiến cho sự cạnh tranh về giá cả phát huy được hiệu quả, Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với các đối tác Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi quy mô của các doanh nghiệp nội địa là nhỏ trong khi nhu cầu thị trường là lớn, các đơn đặt hàng từ phía Hoa Kỳ thường yêu cầu với số lượng lớn, thời gian giao hàng nhanh, điều này là vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Những trở ngại trong hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ (Việc ban hành thuế chống bán phá giá đối với hàng dệt may đang được xem xét); tính phức tạp trong hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, cạnh tranh của hàng hoá Trung quốc, đang tạo ra những rào cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Năm 2006 là dấu mốc quan trọng khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, thị trường được mở rộng cùng với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt Nam vừa đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được những công nghệ hiện đại, những nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế nội địa. Trong điều kiện mới hiện nay, để có được một vị trí ổn định vững chắc cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, phía Nhà nước, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế còn phải làm rất nhiều việc. Từ những vấn đề đó, em đã chọn: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Chuyên đề gồm có 3 Chương chính: Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế MỤC LỤC MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4 1.1.Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa. 4 1.1.1.Khái niệm và vai trò. 4 1.1.2.Các hình thức xuất khẩu. 7 1.1.3.Nội dung xuất khẩu. 9 1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. 11 1.2.Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập KTQT14 1.3.Kinh nghiệm của Trung Quốc trong đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP19 2.1.Thị trường Hoa Kỳ. 19 2.1.1.Những đặc điểm cơ bản của thị trường Hoa Kỳ. 19 2.1.2.Rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ. 24 2.2.Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 30 2.3.Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 32 2.3.1.Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ trước khi BTA có hiệu lực. 32 2.3.2.Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ khi BTA có hiệu lực37 2.4.Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa quan hệ. 46 2.4.1.Những kết quả đã đạt được. 46 2.4.2.Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ52 3.1.Những dự báo về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa của Việt Nam . 52 3.2.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 55 3.3.1.Giải pháp từ phía Nhà nước. 55 3.3.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp. 61 KẾT LUẬN66

docx73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu ớt, hầu như không có khách hàng nào đến tham quan gian hàng đó ngồi vào những chiếc ghế này vì họ nghĩ chúng không thể chịu nổi cân nặng của họ. Nếu xét về mặt luật pháp, những sản phẩm có nguy cơ gây hại cho người sử dụng như những chiếc ghế tre kia sẽ không được phép tiêu thụ tại Hoa Kỳ và người sản xuất hay người bán những sản phẩm này phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người sử dụng nếu ghế bị gãy và làm họ bị thương. Trong trường hợp đó người bán sản phẩm sẽ là người chịu trách nhiệm về mọi mặt, điều đó khiến cho không một nhà phân phối Hoa Kỳ nào dám mua sản phẩm này của Việt Nam. Quảng bá hình ảnh hàng hóa thông qua thương hiệu cũng là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu. Theo nhận định của các Việt Kiều đã có những kinh nghiệm trong hoạt động thương mại tại Hoa Kỳ: muốn xuất khẩu có hiệu quả vào thị trường này điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là xây dựng cho mình một thương hiệu vững chắc, sau đó là tìm kiếm các nhà phân phối nguồn hàng và lựa chọn cách thức quảng cáo phù hợp. Nhưng thực tế là doanh nghiệp nước ta đang yếu ở những khâu quan trọng này: hàng Việt Nam chưa tạo ra thương hiệu riêng trên thị trường, khâu tiếp cận thị trường cũng như tiếp cận người tiêu dùng kém, khi đã tiếp cận được thì lại không đánh giá được phân đoạn thị trường này đang cần những gì từ đó đi ngược lại với thị hiếu. Thương hiệu mờ nhạt nhưng dường như các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất thờ ơ với vấn đề này, chưa chú trọng đầu tư vào xây dựng chương trình quảng bá phát triển thương hiệu, không biết phát huy vai trò của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ… Trên đây là những tổng hợp cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch cũng như cơ cấu mặt hàng kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau. Nhìn chung, sau hơn 10 tái thiết lập quan hệ buôn bán, trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào Hoa Kỳ không ngừng tăng lên qua từng năm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tuy có sự chuyển biến theo hướng hiệu quả hơn nhưng về cơ bản các mặt hàng truyền thống vẫn giữ vai trò chiến lược, đó là các mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản…, những mặt hàng khai thác lợi thế nguồn nhân lực và nguồn lao động của nước ta. Mặc dù luôn đạt mức gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong các mặt hàng, nhưng trên thực tế hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu xem xét và hoàn thiện nếu muốn thực hiện được mục tiêu trước mắt là tăng lượng và giá trị hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ, hoàn thành mục tiêu lâu dài là thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu một cách phù hợp đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường chiến lược cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. 2.4.Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa quan hệ 2.4.1.Những kết quả đã đạt được Khi Tổng thống Hoa Kỳ chính thức tuyên bố về việc bình thường hóa quan hệ mọi mặt Việt Nam – Hoa Kỳ, hoạt động buôn bán giữa hai quốc gia đã có những bước khởi đầu tốt đẹp. Vào ngày 10/12/2001, Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ - BTA có hiệu lực là đòn bẩy nâng quan hệ thương mại hai nước lên một bước cao hơn. Hiện nay Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta). Cho đến nay, Việt Nam là nền kinh tế xếp thứ 34 trong số những quốc gia xuất khẩu vào Hoa Kỳ và duy trì vị trí của quốc gia đạt mức xuất siêu sang thị trường này trong nhiều năm liên tục. Theo dự báo của các nhà kinh tế, tình hình thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong năm 2007 rất khả quan, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 30%. Tỷ lệ gia công sản phẩm cho các công ty Hoa Kỳ đã giảm xuống và thay vào đó là các sản phẩm nội địa mang tên hàng hóa, thương hiệu Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước tham gia khai thác và cung cấp sản phẩm tại thị trường hấp dẫn này. Chất lượng các mặt hàng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ từng bước được nâng cao, kiểu dáng thiết kế mẫu mã của sản phẩm đa dạng hơn, chủng loại sản phẩm đã có những thay đổi cơ bản theo hướng đáp ứng ngày một sát hơn với nhu cầu người tiêu dùng. Trong một, hai năm trở lại đây, mặc dù tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu từng năm có xu hướng chậm lại nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng nhanh và tương đối ổn định, có thể lý giải điều này là do giá các loại hàng hóa tăng lên cũng có nghĩa là giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu tăng lên. Nếu xét trên góc độ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cũng đã có những kết quả tích cực đặc biệt là trong hoạt động phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế, có khả năng cung ứng kịp thời là thủy hải sản, dệt may, giày dép đã tạo được chỗ đứng nhất định tại thị trường Hoa Kỳ và có một vị trí nhất định trong hệ thống bán lẻ chuỗi. Sau hơn 10 năm bình thường hóa quan hệ và sau hơn 5 năm Hiệp định tự do hóa thương mại Việt Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực, quan hệ ngoại giao nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng đã đạt được những bước tiến quan trọng. Từ một quốc gia bị cấm vận, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ con số 0 đã đạt đến con số hàng triệu USD trị giá xuất khẩu, trở thành một trong những nhà cung cấp quan trọng đối với nhiều mặt hàng, là đối tác làm ăn lớn đối với nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ, hàng hóa Việt Nam được nhiều ưu tiên trọng lựa chọn tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ…Tuy nhiên, cũng trong vòng hơn 10 năm phát triển quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn còn nhiều hạn chế, do cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan, với những tồn tại hạn chế này nếu chúng ta tìm cách khắc phục sớm thì một điều nhận thấy rõ ràng là tăng trưởng cũng như cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ có những thay đổi tích cực, kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên, lợi ích của cả hai bên gia tăng đảm bảo mối quan hệ hợp tác trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi. 2.4.2.Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là tương quan giữa giá trị xuất khẩu của nước ta so với quy mô thị trường Hoa Kỳ là chưa phù hợp. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn quá nhỏ trong khi thị trường Hoa Kỳ lại vô cùng rộng lớn. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ là 1700 tỷ USD, năm 2006 là 1800 tỷ USD trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này năm 2006 chỉ khoảng 9 tỷ USD – con số quá nhỏ. Những mặt hàng được coi là chủ chốt của Việt Nam ở Hoa Kỳ thì thị trường này không chỉ nhập khẩu duy nhất từ Việt Nam mà đồng thời nhập từ nhiều quốc gia khác thậm chí với quy mô lớn hơn rất nhiều so với nhập khẩu từ nước ta. Có thể lấy dẫn chứng là mặt hàng thủy sản, khi chúng ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ chỉ đạt 500 triệu USD thì thị trường này lại nhập tới 12 tỷ USD; nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ với hàng điện tử là 300 tỷ USD, dệt may là 100 tỷ USD, giày dép là 20 tỷ USD, đồ gỗ là 25 tỷ USD… nhưng nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam chỉ là con số vài triệu USD. Hạn chế thứ hai là trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo những số liệu thống kê luôn cho thấy sự gia tăng trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng sự gia tăng này không đồng đều mà chỉ tập trung vào những mặt hàng truyền thống. Những mặt hàng nào đã được xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong thời gian dài thì vẫn tiếp tục tăng trưởng, xuất khẩu những chủng loại sản phẩm mới là vô cùng hạn chế, điều đó cho thấy tính đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ còn rất yếu. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản vẫn là các sản phẩm sơ chế, hàng nguyên liệu thô, tỷ trọng của hàng chế biến rất nhỏ. Tuy xuất khẩu sản phẩm thô là chủ yếu nhưng các mặt hàng thô của nước ta vẫn đang trong tình trạng giá cả biến động theo thời vụ, chủng loại sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng: Người Hoa Kỳ quen dùng cà phê Arabica trong khi Việt Nam bán loại Robusta; các loại hải sản chưa đa dạng chủ yếu là tôm đông lạnh… Điểm hạn chế lớn nhất của hàng xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề thương hiệu, chất lượng và giá cả sản phẩm chưa tạo ra được sự cạnh tranh nổi trội. Năng lực cung cấp và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu, quy mô sản xuất nhỏ cùng với khả năng liên kết trong sản xuất và xuất khẩu giữa các doanh nghiệp lỏng lẻo đã tạo ra khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, hoặc với một yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của khách hàng Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng may mặc giày dép xuất khẩu, doanh nghiệp nước ta chủ yếu hoạt động theo hình thức gia công – hình thức được coi là không phù hợp với tập quán nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ, như thế vô tình chúng ta đã tạo ra những quan hệ làm ăn giữa các trung gian thứ 3 với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Còn đối với các mặt hàng gốm, sứ, mây tre đan…luôn đạt được sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn chưa tạo ra được những mặt hàng chủ lực mang tính chiến lược. Với các sản phẩm đồ gỗ gia dụng có kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng quy mô sản xuất nhỏ, vẫn phải nhập nguyên liệu gỗ giá cao về sản xuất trong nước.Về chủng loại sản phẩm trong một loại hàng xuất khẩu của Việt Nam còn nghèo nàn đơn điệu. Một điểm hạn chế nữa trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đó là tính chuyên nghiệp trong xuất khẩu của ta chưa cao. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp mới còn thiếu những kinh nghiệp xử lý tình huống, nghiệp vụ xuất khẩu còn thiếu hụt do đó khi có sự biến động nào đó về yếu tố đầu hay một trở ngại nào đó thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng giao hàng không đúng hạn hoặc chất lượng hàng hóa không đúng như trong thỏa thuận hợp đồng. Cũng vì thiếu kinh nghiệm trong quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nên nhiều công ty của Việt Nam khi xuất khẩu đã không chú ý tìm hiểu kỹ đối tác của mình để xảy ra tình trạng bị tổn thất tài chính do đã giao hàng mà lại không nhận được thanh toán. Một ví dụ có thể đưa ra, một doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng và thực hiện việc giao hàng trị giá 85 ngàn USD cho một đối tác Hoa Kỳ không có tên công ty mà chỉ có tên cá nhân người giao dịch và ký hợp đồng, không có địa chỉ cụ thể mà chỉ có địa chỉ hộp thư bưu điện và cho đến nay, sau khi đã giao hàng hơn 1 năm mà doanh nghiệp vẫn chưa nhận được tiền thanh toán, doanh nghiệp đã gửi thư, fax và e - mail đòi nợ nhưng không được trả lời, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng không thể tìm ra đối tác đó để giúp doanh nghiệp đòi tiền. Không chỉ thiếu kinh nghiệm trong làm việc với đối tác Hoa Kỳ, doanh nghiệp nước ta còn thiếu cả kinh nghiệm trong việc khai thác các kênh phân phối trên thị trường Hoa Kỳ để phục vụ cho quảng bá giới thiệu sản phẩm. Vấn đề thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam cũng là một hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ. Hàng Việt Nam có thương hiệu quá mờ nhạt tại một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như Hoa Kỳ. Sau một thời gian khi BTA có hiệu lực, quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ không ngừng được mở rộng, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ được hưởng một mức thuế ưu đãi hơn tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng với các hàng hóa đến từ các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng lớn, những mặt hàng mà người tiêu dùng Hoa Kỳ có nhu cầu sử dụng nhiều cũng là những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế và có khả năng đáp ứng. Cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất nhiều, nhất là khi hai quốc gia cùng có chủ trương tăng cường đẩy mạnh quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực. Nhưng lợi thế không phải là tuyệt đối. Việt Nam mới chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ chưa được bao lâu, xuất khẩu hàng hóa của chúng ta sang thị trường này mới chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mới thực hiện khai thác thị trường Hoa Kỳ trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam lại có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ từ lâu, họ đã tạo cho mình một vị trí nhất định trên thị trường Hoa Kỳ. Chính vì thế khó khăn đặt ra cho Việt Nam là rất lớn, chúng ta phải làm sao để người tiêu dùng Hoa Kỳ biết đến và chấp nhận hàng hóa Việt Nam từ đó tạo lòng tin để hàng hóa Việt Nam chiếm một vị trí nhất định trong hoạt động tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ. Khi thương mại hàng hóa phát triển theo chiều hướng ngày một tự do hơn, cơ hội bán được nhiều hàng hóa dễ đạt được hơn, nhưng trên thực tế mức độ bảo hộ của thị trường Hoa Kỳ đối với nền sản xuất nội địa đang ngày càng tinh vi hơn với hàng loạt những biện pháp phức tạp và khó khăn. Vậy làm thế nào để hàng hóa Việt Nam có thể vượt qua được những rào cản, những vụ kiện phá giá để đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu mong đợi? Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực hợp tác hành động từ các doanh nghiệp trong nước, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và Hiệp hội ngành hàng có liên quan. Mục tiêu cuối cùng là gia tăng và phát triển quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và chiến lược mở rộng thị trường nói riêng, thị trường Hoa Kỳ vẫn luôn là thị trường chiến lược mục tiêu hướng tới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mang lại những kết quả tốt đẹp trong quan hệ thương mại của hai nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn tại thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên để đạt được những mục tiêu đã đặt ra đòi hỏi phải có sự cố gắng rất nhiều từ phía các cơ quan Nhà nước, Chính phủ và từ phía các doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu mình đang đứng ở vị trí nào, và đứng ở đâu tại thị trường này, từ đó mới có thể đưa ra những định hướng phát triển trong những giai đoạn tới. 3.1.Những dự báo về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa của Việt Nam Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm gần đây phát triển theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ này vẫn đang phải chịu rất nhiều tác động chủ quan và khách quan. Mới đây, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành cơ chế giám sát hàng dệt may của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ, một hình thức của sự gia tăng rào cản thương mại và bảo vệ ngành dệt may nội địa. Mặc dù vậy, theo dự báo của các nhà kinh tế thì với tốc độ tăng trưởng thương mại như hiện nay, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể đạt 11 tỷ USD tăng 35% so với năm 2006, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu dự kiến: dệt may đạt 4 tỷ USD tăng 30%; thuỷ sản đạt 650 triệu USD tăng 8%; giày dép đạt 1,2 tỷ USD tăng 40%; đồ gỗ đạt 1,2 tỷ USD tăng 40%; rau quả (chủ yếu là hạt điều) đạt 240 triệu USD tăng 20%; cà phê đạt 320 triệu USD tăng 28%; dầu khí đạt 900 triệu USD (không tăng) và máy thiết bị đạt 950 triệu USD. Trước hết là đối với hàng dệt may, hạn ngạch dệt may Hoa Kỳ áp dụng với Việt Nam đã được xóa bỏ từ ngày 11/1/2007 nhưng thay vào đó Hoa Kỳ lại thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ nhập khẩu dệt may từ Việt Nam và sẽ thực hiện điều tra về chống bán phá giá (dự kiến vào tháng 7/2007) theo đó hàng dệt may nước ta có thể sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá. Mục đích cuối cùng của cơ chế này là tạo ra một thị trường không ổn định làm cho các nhà sản xuất không an tâm đầu tư tăng khả năng cung ứng, còn các nhà nhập khẩu không tin tưởng để đặt hàng tại Việt Nam. Các mặt hàng có khả năng bị giám sát là quần dài, áo sơ mi, đồ bơi, đồ lót và áo thun – đây là những mặt hàng đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Trước tình hình đó, Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Thương mại chủ trương việc đầu tiên then chốt cần phải làm ngay để tăng cường xuất khẩu vào Hoa Kỳ là nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và sức cạnh tranh doanh nghiệp. Bộ đã chỉ thị cho các doanh nghiệp trong nghành dệt may phải tích cực cải tiến quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm phải đạt từ bậc trung trở lên mới được phép đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Bộ Thương mại nhận định thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng tập trung nhập hàng ổn định từ một số nhà cung cấp nhất định để có thể dễ dàng trong quản lý chất lượng và tạo sức ép giảm giá, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện liên kết với nhau về mặt sản xuất thậm chí sát nhập để có thể trở thành đối tác sản xuất chiến lược lâu dài ổn định của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Bên cạnh chủ trương mở rộng sản xuất, Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản xuất linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của các hãng bán lẻ đặt nhiều đơn hàng nhỏ với thời gian giao hàng kế tiếp nhau. Để đối phó với nguy cơ bị kiện bán phá giá hàng dệt may vào Hoa Kỳ, liên Bộ Thương mại – Công nghiệp đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT-BTM-BCN để giám sát xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Theo thông tư này liên Bộ sẽ tăng cường cử các đoàn kiểm tra thực tế việc nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu của một số doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định của thông tư, đặc biệt là các pháp nhân sở hữu những lô hàng có giá thấp phải báo cáo chi tiết sản xuất và cấu thành giá trị sản phẩm. Đối với nhóm hang thuỷ sản, Nhà nước đã tính đến việc thành lập các công ty con ở Hoa Kỳ để trực tiếp nhập khẩu và tham gia vào hệ thống phân phối ở Hoa Kỳ với mục đích vừa ổn định thị trường vừa ổn định mức giá xuất khẩu khi mà mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam vẫn còn phải chịu mức thuế chống bán phá giá ít nhất trong 5 năm tới. Mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ chưa đạt 1 tỷ USD trong khi xuất khẩu sang EU đã đạt 2 tỷ USD. Bộ Thương mại đã đưa chỉ tiêu làm sao phải đạt quy mô xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới là 2 – 3 tỷ USD/ năm, đây là điều mà chúng ta hoàn toàn có thể khi chúng ta có nội lực cùng với việc đây là mặt hàng được sản xuất tại thị trường Hoa Kỳ rất ít (chỉ khoảng 1/3 mức tiêu dùng) và mức bảo hộ không cao nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh và phát huy tối đa những lợi thế sẵn có. Hơn nữa các nhà nhập khẩu giày dép Hoa Kỳ hiện nay đã có những kế hoạch mở rộng thị trường nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm có nhiều chi tiết sản xuất phức tạp, chất lượng trung bình khá trở lên, nguyên nhân là do nước ta có một đội ngũ lao động khéo tay tỉ mỉ có khả năng gia công được các chi tiết phức tạp. Mặt khác thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong những năm gần đây lớn, thị phần giày dép Trung Quốc tại Hoa Kỳ quá lớn khiến cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại và họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách tìm thêm những nguồn cung ứng hàng mới từ các quốc gia khác và Việt Nam luôn được quan tâm hơn nhờ sự ổn định về môi trường chính trị tạo ra tâm lý tin cậy cho các nhà nhập khẩu. Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, nhập khẩu đồ gia dụng của quốc gia này năm 2006 đạt trên 10,87 tỷ USD. Hiện nay Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhập khẩu từ thị trường châu Á, đặc biệt các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao sự phát triển của các ngành sản xuất sản phẩm gỗ của Việt Nam, họ cho rằng Việt Nam có lợi thế hơn các nước khác trong khu vực về sự đa dạng trong sử dụng các loại chủng loại gỗ nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu và người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng rất ưu thích các sản phẩm này. Với hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ, khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là làm sao thuyết phục được người tiêu dùng Hoa Kỳ chuyển từ mua hàng của Trung Quốc sang mua hàng của Việt Nam, để làm được điều đó đòi hỏi các mặt hàng của chúng ta phải có tính mới, độc đáo và rẻ hơn so với hàng Trung Quốc. Nhận thấy điều đó, Nhà nước đã chủ trương khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới nên thâm nhập thị trường Hoa Kỳ theo hướng sáng tạo những mặt hàng tinh xảo có mẫu mã độc đáo trên cơ sở thị hiếu người tiêu dùng, số lượng của từng chủng loại mặt hàng không cần quá lớn chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các hãng bán lẻ. 3.2.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Để đạt được những mục tiêu chiến lược về xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ đã được đặt ra đó là tiếp tục duy trì vị trí thị thứ nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, đồng thời có thể phát huy tối đa những cơ hội của mình và hạn chế đến thấp nhất những tác động tiêu cực của khó khăn trở ngại, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự mình và dưới sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước tạo ra những chương trình hành động cụ thể, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp cũng là của nền kinh tế là tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiệu quả nhất. 3.3.1.Giải pháp từ phía Nhà nước Trong mọi trường hợp, vai trò của các chính sách của Nhà nước là phải luôn đảm bảo vai trò định hướng, kim chỉ nam hướng dẫn mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược của toàn nền kinh tế là khung pháp lý cho các chính sách và chiến lược hoạt động của công ty vì thế nó phải luôn đảm bảo nguyên tắc toàn diện, thống nhất và khoa học nhất. 3.3.1.1.Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu Bên cạnh việc đa dạng hoá các công cụ để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhà nước vẫn cần phải ưu tiên cho việc hoàn thiện những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu truyền thống được sử dụng từ trước: Thứ nhất, tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Với những mặt hàng mà Việt Nam đã xuất khẩu với số lượng lớn từ trước như dệt may, giày dép, đồ gỗ, rau quả… Nhà nước tiếp tục đưa ra các cơ chế chính sách để gia tăng lượng và chất, đồng thời trong mỗi mặt hàng truyền thống đó cần tìm ra và khuyến khích mở rộng chủng loại sản phẩm xuất khẩu như với hàng dệt may sẽ xuất khẩu thêm các mặt hàng như quần áo trẻ em, sơ mi nữ bên cạnh những chủng loại truyền thống là sơ mi nam, quần dài… Với ngành hàng xuất khẩu cũng cần mở rộng các mặt hàng chủ lực như cà phê, hạt điều, các sản phẩm điện tử... Nếu chúng ta thực hiện được việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ tránh được việc quá tập trung phát triển một số mặt hàng nhất định, phát triển không đồng đều. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp Hoa Kỳ gây khó khăn cho xuất khẩu một mặt hàng nào đó của Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, vấn đề gia công xuất khẩu cần được quản lý hiệu quả hơn. Các sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng may mặc và giày dép khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm gia công cho các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp Hoa Kỳ. Mặc dù trên thực tế nếu xuất khẩu hàng hoá thông qua hình thức gia công thì hàng hoá của ta có thể dễ dàng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ hơn, nhưng nếu chỉ xuất khẩu gia công thì người tiêu dùng không thể biết được hàng hoá đó được sản xuất tại Việt Nam, như thế vô tình chính các doanh nghiệp Việt Nam đã giúp doanh nghiệp nước ngoài quảng bá tên tuổi của họ. Chính vì vậy, giảm tỷ lệ xuất khẩu gia công là việc cần phải làm, Nhà nước thực hiện hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu tìm kiếm đối tác để thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm, áp dụng các hình thức khuyến khích xuất khẩu như hỗ trợ cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam được người tiêu dùng Hoa Kỳ tin dùng, bình chọn đối với các thương hiệu hàng hoá Việt Nam, có những ưu tiên cho doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mang nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam nhưng đạt kim ngạch lớn, áp dụng các hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp có nhiều mặt hàng được thị trường Hoa Kỳ tiêu dung… tuy nhiên tất cả các hình thức hỗ trợ này phải đảm bảo phù hợp với nguyên tắc thương mại của WTO. Đối với mặt hàng nông sản, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô của Việt Nam còn cao, cũng giống như hàng dệt may, Nhà nước đưa ra những biện pháp để tăng tỷ lệ chế biến trên một đơn vị sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến là cách để nâng cao giá trị sản phẩm. Những biện pháp mà Nhà nước có thể áp dụng: quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung với quy mô lớn theo định hướng xuất khẩu, đầu tư nhiều hơn vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản gần vùng nguyên liệu, thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa bên sản xuất nguyên liệu và bên nhận chế biến nguyên liệu… Nhà nước có thể khuyến khích việc đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đặc biệt là ưu tiên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp này phát triển. Thứ ba, tăng cường đầu tư cho xuất khẩu. Đầu tư cho xuất khẩu được hiểu là Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu thông qua: đầu tư vào mặt tài chính (chủ yếu là thuế), đầu tư tạo nguồn vốn sản xuất, đầu tư tín dụng, đầu tư vào các khu công nghệ cao, khu chế xuất…Với chính sách tín dụng tạo nguồn vốn, các ngân hàng cho vay thực hiện những ưu đãi với các doanh nghiệp vay vốn phục vụ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu hàng hoá như vay với lãi suất phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt là những mặt hàng nằm trong danh mục ưu tiên xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, cơ sở để đưa ra mức lãi suất ưu đãi có thể căn cứ vào tỷ lệ doanh thu/ tổng kim ngach xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường Hoa Kỳ, hoặc ngân hàng có thể đưa ra một ngưỡng mà doanh nghiệp được hưởng lãi suất vay ưu đãi khi xuất khẩu có hiệu quả. 3.3.1.2.Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Giá cả và chất lượng là hai nhân tố cạnh tranh cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ mặt hàng nào xuất hiện tại thị trường Hoa Kỳ do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất đó là làm sao hạ thấp giá thành sản phẩm và đưa chất lượng sản phẩm lên cao hơn. Với cả hai vấn đề này, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như những điều kiện sản xuất khác: chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tại các khu công nghiệp và khu chế xuất; đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông từ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến, từ nơi sản xuất đến nơi giao hàng… Một trở ngại lớn trong vận tải hàng hóa giữa hai nước là khoảng cách địa lý, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam có thể đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ về việc thiết lập tuyến đường bay thẳng giữa hai quốc gia. Ngoài ra Nhà nước cũng cần xem xét giải pháp xây dựng hệ thống kho bãi bảo quản hàng hoá chờ vận tải để xuất khẩu, điều này đặc biệt cần thiết đối với các mặt hàng nông thuỷ hải sản vì nếu phải chờ đợi phương tiện trong một thời gian quá lâu sẽ làm sản phẩm bị hỏng hoặc chất lượng không đảm bảo theo yêu cầu của thị trường và khách hàng. Để thực hiện giải pháp này, Nhà nước có thể quy hoạch đầu tư xây dựng một số kho hàng miễn phí tại những địa bàn sản lượng thu hoạch nhiều mà chưa thể xuất khẩu được ngay, với những mặt hàng rau quả, thuỷ hải sản thì những kho hàng này đóng vai trò là nơi cất trữ bảo quản sản phẩm chờ xuất khẩu. Để tránh việc bị kiện phá giá hay bất cứ trở ngại nào liên quan đến hỗ trợ xuất khẩu từ phía thị trường Hoa Kỳ, trong thời gian đầu Nhà nước có thể cho doanh nghiệp sử dụng miễn phí những kho hàng này, nhưng sau một thời gian nhất định Nhà nước nên cho thuê với mức giá ưu đãi. Khi đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, Nhà nước cần phải xác định được những vấn đề cốt lõi cơ bản, những nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cả một số hàng hoá của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ lại cao hơn so với những sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác (chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến) đó là: Giá nguyên liệu đầu vào cao do các mức thuế chưa hợp lý Thời gian giao hàng (chậm hơn các nước khác từ 5 -10 ngày) Cước phí vận tải (cao hơn 10%) mà nguyên nhân là do cước phí nội địa cao (cước 1 tấn gạo từ đồng bằng Sông Cửu Long đến cảng Sài Gòn là 4USD trong khi cước 1 tấn ngũ cốc từ bờ Tây Hoa Kỳ sang bờ đông châu Á chỉ có 10USD Cảng phí cao do sự độc quyền của một số hãng lớn Giá thuê đất cao cùng với thủ tục thuê đất phức tạp làm tăng chi phí cố định Mức lãi suất vay vốn bình quân cao kèm theo thủ tục vay rườm rà khiến cho nhiều doanh nghiệp không có hoặc không muốn vay vốn mở rộng sản xuất… Khi đã tìm được nguồn gốc của vấn đề, Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh những chính sách khắc phục những trở ngại trên từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. 3.3.1.3.Tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ Với vai trò của người dẫn đường, những chương trình xúc tiến thương mại của Chính phủ tại thị trường Hoa Kỳ cần thể hiện được định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp xung quanh cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, những thông tin về thị trường Hoa Kỳ: Thứ nhất, Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Luật thương mại điện tử. Phát triển thương mại điện tử và hệ thống công nghệ thông tin là đòi hỏi tất yếu trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Trong chương trình phát triển công nghệ thông tin, vấn đề xây dựng và kiện toàn hệ thống mạng quốc tế, mạng nội bộ cũng như nâng cao chất lượng các webside của Chính phủ cần được quan tâm nhiều hơn. Thực tế là Chính phủ đã có những trang thông tin điện tử cho các chuyên ngành khác nhau, nhưng chất lượng của chúng cần được xem xét lại khi mà thông tin trong nhiều trang web không được cập nhập thường xuyên nhất là thông tin về các văn bản mới về xuất khẩu, thông tin về thị trường xuất khẩu chung chung… Vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước của các trang thông tin điện tử chưa phát huy được tác dụng. Vì thế vấn đề đặt ra đối với bộ phận chuyên môn về phát triển thương mại điện tử của Chính phủ là làm sao để công nghệ thông tin trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà lãnh đạo kiểm soát các doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, còn với doanh nghiệp đây là cơ sở để mở rộng thị trường gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ thông qua các hội chợ triển lãm, thiết lập các kênh phân phối hiệu quả tại Hoa Kỳ. Các Bộ chủ quản của doanh nghiệp cung cấp những thông tin mới nhất về các hội trợ có uy tín tại Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào một thời điểm cụ thể, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quy định liên quan đến hoạt động hội chợ sắp diễn ra. Việc liên hệ đặt chỗ tại hội chợ mà nhất là những hội chợ có uy tín tại Hoa Kỳ rất khó, đôi khi tự doanh nghiệp không thể liên hệ được, khi đó các cơ quan chức năng có thể giúp doanh nghiệp đặt chỗ trước, tìm những gian hàng phù hợp, tránh đặt chỗ quá muôn vì như thế doanh nghiệp sẽ bị bố trí ở những khu vực không thuận lợi ít được chú ý, khó cho việc quảng bá các mặt hàng của doanh nghiệp. Các gian hàng trưng bày cần được sắp xếp tập trung vào một khu vực tránh sự dàn trải sẽ không gây được chú ý của người tham quan. Nguồn kinh phí Nhà nước cho hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại nên được dành một phần để quảng bá về sự có mặt của Việt Nam tại hội chợ và một trong những cách quảng bá hiệu quả là đăng tin, quảng cáo trên danh bạ hội chợ hoặc các tạp chí chuyên ngành gắn với hoạt động của hội chợ. Ngoài ra, để tham gia có hiệu quả, các cơ quan chức năng tham gia tư vấn cho doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp lần đầu tham gia hội chợ về cách thức lựa chọn hàng mẫu tham dự, cách thiết kế gian hàng sao cho phù hợp nhất, việc sử dụng catalogue, quà tặng hay các tài liệu liên quan… Thứ ba, củng cố và phát huy vai trò của cơ quan thương vụ tại Hoa Kỳ, đại diện của các hiệp hội ngành hàng. Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được thành lập một thời gian nhưng hoạt động của cơ quan này chủ yếu là cung cấp các thông tin đơn thuần về thị trường cho doanh nghiệp trong khi chức năng liên kết thị trường chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy, trong thời gian tới đây, cơ quan thương vụ cần phát huy vai trò cầu nối giữa các chủ thể kinh tế, thực hiện điều tiết các mối quan hệ. Với tư cách là đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, cơ quan thương vụ cần liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để hiểu hơn về những quy định đối với từng mặt hàng nhập khẩu, từ đó truyền đạt lại cho doanh nghiệp trong nước nắm rõ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định và quy trình xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Với các cơ quan Nhà nước cấp cao, cơ quan thương vụ có trách nhiệm báo cáo những phân tích thị trường cũng như những thay đổi về chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ vì vậy thông tin báo cáo phải đảm bảo tính khách quan xác thực làm cơ sở cho việc ra quyết định. Với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ thì cơ quan thương vụ Việt Nam là người truyền đạt những chủ trương chính sách, quan điểm cũng như đường lối về hoạt động thương mại cũng như mọi lĩnh vực khác của Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh hoạt động của cơ quan thương vụ cũng cần mở rộng thêm các cơ quan đại diện chức năng cho từng ngành hàng xuất khẩu, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa giúp cho cơ quan thương vụ nắm bắt được thị trường và đưa ra những dự báo kịp thời cho các quyết định quan trọng. 3.3.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, bản thân mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải xây dựng cho mình những bước đi cụ thể để gia tăng sản lượng xuất khẩu, thiết lập và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ thông qua: 3.3.2.1.Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thích hợp Có nhiều cách khác nhau để một doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường một quốc gia, tuy nhiên không phải cách thức nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Với thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện theo phương châm chậm và chắc, việc tiếp cận phải tiến hành từng bước đảm bảo sự chắc chắn. Trước khi vào thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải có sẵn cho mình một chiến lược hoặc kế hoạch, doanh nghiệp phải giải đáp được các câu hỏi: doanh nghiệp bán sản phẩm nào tại Hoa Kỳ và khả năng sản xuất hiện tại của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hiện tại và tương lai của thị trường này hay không? Trong kế hoạch phát triển thị trường của mình, doanh nghiệp phải tính tới các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Thông thường có hai cách để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ là bán hàng trực tiếp cho người mua hoặc bán hàng thông qua đại lý. Việc lựa chọn cách thức nào là tuỳ thuộc vào tiềm lực cũng như kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong điều kiện mới hiện nay, bên cạnh hai cách thức thâm nhập truyền thống, có thể tiếp cận thị trường theo cách thức thành lập công ty con tại thị trường Hoa Kỳ để trực tiếp nhập khẩu và tham gia vào hệ thống phân phối của thị trường này. Thông qua việc thành lập công ty con, doanh nghiệp Việt Nam vừa kiểm soát ổn định thị trường vừa có thể bình ổn giá cả sản phẩm xuất khẩu của mình, điều này đặc biệt có ý nghĩa với doanh nghiệp tại thị trường đầy cạnh tranh như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi lựa chọn cách thức này doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trên cơ sở đánh giá đúng tiềm lực tài chính của mình, trong trường hợp không đủ khả năng đặt cọc cho việc thành lập, doanh nghiệp nên kêu gọi đầu tư hỗ trợ từ phía Chính phủ hoặc tìm kiếm các doanh nghiệp có điều kiện tương đồng và cùng định hướng chiến lược để tiến hành góp vốn thành lập mô hình công ty con cổ phần tại thị trường Hoa Kỳ. Khi đã lựa chọn được cách thức thâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần tiến hành tìm kiếm thông tin thị trường (nếu doanh nghiệp quyết định bán hàng trực tiếp) hoặc tìm hiểu đối tác của mình (nếu bán hàng qua đại lý), điều này giúp doanh nghiệp biết được mình đang hợp tác với ai và họ như thế nào, và chiến lược phát triển cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường Hoa Kỳ như thế nào cho phù hợp. Sau khi lựa chọn hình thức thâm nhập phù hợp, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác trong đó quan trọng là tư vấn pháp luật và bảo hiểm doanh nghiệp. Với mọi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ, sử dụng các dịch vụ tư vấn đặc biệt là tư vấn pháp luật là điều cần thiết bởi hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ là quá phức tạp. Cùng với sử dụng dịch vụ tư vấn, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần mua bảo hiểm bởi “biện pháp thiết thực và khôn ngoan nhất mà doanh nghiệp Việt Nam nên tiến hành trước khi bước vào thị trường Hoa Kỳ là mua bảo hiểm cho những thiệt hại về trách nhiệm sản phẩm, làm ăn ở thị trường Hoa Kỳ mà không mua bảo hiểm giống như sự tự vẫn”. 3.3.2.2. Đổi mới công nghệ, hoàn thiện quản lý nguồn hàng phù hợp với thị trường Thực tế hiện nay là trình độ công nghệ sản xuất của nước ta quá cũ và lạc hậu, những máy móc đang sử dụng hiện nay đều là những sản phẩm đã cũ của các quốc gia phát triển khác được nước ta nhập khẩu về, nhiều thiết bị đã hết thời gian khấu hao từ lâu nhưng vẫn được sử dụng. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều chất lượng của sản phẩm xuất khẩu. Hàng rào phi thuế quan với những quy định nghiêm ngặt đối với chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ đang được nâng cao hơn, vì thế để vượt qua những trở ngại này đòi hỏi chất lượng sản phẩm củaViệt Nam nhất là các mặt hàng thực phẩm phải được nâng lên. Doanh nghiệp nên trích một phần nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp để tiến hành đổi mới công nghệ, tăng cường nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu hiệu quả tức là tăng cường nhập khẩu những trang thiết bị hiện đại. Công nghệ sản xuất bao gồm cả công nghệ máy móc, công nghệ sinh học… Với các sản phẩm công nghiệp để tăng sản lượng và chất lượng cần đổi mới dây chuyền công nghệ, còn đối với mặt hàng nông sản thì nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lại là yếu tố then chốt. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông sản phải đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào, thực hiện hiện đại hoá kỹ thuật phơi sấy, tìm ra các phương pháp mới trong việc bảo quản rau quả, các sản phẩm sau thu hoạch để đáp ứng nhu cầu thị trường Hoa Kỳ với những chủng loại sản phẩm này. Vấn đề quản lý các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cũng cần được doanh nghiệp quan tâm. Thông qua việc phân tích thông tin phản hồi từ phía khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết được nhu cầu thị trường hiện nay đối với từng loại sản phẩm là như thế nào để lên kế hoạch điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu của doanh nghiệp mình: tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm được ưa chuộng, còn đối với sản phẩm có sức tiêu thụ kém doanh nghiệp cần điều tra tại sao doanh số sản phẩm thấp và người tiêu dùng không lựa chọn sản phẩm đó vì nguyên nhân nào, và quyết định của doanh nghiệp hoặc là loại bỏ sản phẩm đó ra khỏi danh sách hàng xuất khẩu hoặc tìm cách thay đổi sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng. 3.3.2.3.Xây dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh Đối với vấn đề thương hiệu, theo khuyến cáo của ông Tony Vũ – Giám đốc công ty Trade Sia Coproration (chuyên nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ) thì doanh nghiệp không cần quảng cáo nhiều khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ bởi nếu chú ý quá nhiều vào quảng cáo mà không biết cách phân phối thì cũng không mang lại kết quả gì. Chính vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ quảng cáo như thế nào cho phù hợp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. Quảng cáo để tạo dấu ấn nhưng quan trọng là thương hiệu của sản phẩm ở vị trí nào trong suy nghĩ của người tiêu dung. Thương hiệu của một sản phẩm, của một doanh nghiệp liên quan đến nhiều yếu tố vì vậy để có thể tạo dựng được một thương hiệu tốt doanh nghiệp không thể nóng vội mà phải tiến hành từng bước, từ khâu nghiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì và chất lượng, đặc biệt là luôn thể hiện được tính mới của sản phẩm. Để tạo dựng được thương hiệu tốt, cái cốt lõi là doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị vô hình của thương hiệu đó, điều này liên quan nhiều đến việc cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm ra sao, đặc tính nổi bật của sản phẩm là gì, chất văn hoá trong sản phẩm như thế nào, yếu tố truyền thống trong sản phẩm được thể hiện như thế nào, các dịch vụ liên quan đến sản phẩm có tốt không… doanh nghiệp cần phân tích được những yếu tố đó để làm cơ sở xây dựng một thương hiệu uy tín tại thị trường Hoa Kỳ. Đối với việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Khai thác lợi thế nguồn lao động rẻ là cách thức truyền thống, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao vừa có lao động rẻ lại vừa có tay nghề. Doanh nghiệp phải có được những chính sách nhân sự phù hợp để “giữ chân” những lao động có tay nghề đang làm việc cho mình đồng thời tìm kiếm đào tạo thêm những lao động mới có trình độ nhất định từ các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Hạn chế hiện tượng lao động dời bỏ công ty để tìm công việc khác. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm luôn đi kèm với nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp, cần xây dựng một chiến lược phát triển qua các giai đoạn khác nhau đi kèm với những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn cũng như cách thức nào để đạt được mục tiêu đó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có lộ trình phát triển của mình một cách chủ động trên nền tảng những định hướng chính sách của Nhà nước. 3.3.2.4.Liên kết sản xuất trong nước và quốc tế Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất thấp, chưa có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Để có thể thực hiện được mục tiêu đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường chiến lược ổn định lâu dài của xuất khẩu Việt Nam, các doanh nghiệp cần hình thành đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp có tầm cỡ quốc tế đan xen hoạt động với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự mình hình thành những chuỗi liên kết để tăng tiềm lực tài chính cũng như tăng quy mô sản xuất, có thể đảm nhận được các đơn hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất trong nước sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt sức ép cạnh tranh từ thị trường nội địa giữa các doanh nghiệp với nhau, mặt khác doanh nghiệp tạo ra được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ… từ phía các doanh nghiệp khác góp phần nâng cao vị thế của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế nhưng vẫn phát huy được lợi thế riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh thực hiện liên kết sản xuất nội địa, doanh nghiệp nên mở rộng quan hệ hợp tác thực hiện liên kết hợp tác với không chỉ các đối tác đến từ các quốc gia khác mà với cả các đối tác doanh nghiệp Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳ có tính cạnh tranh cao độ và trong giai đoạn hiện nay, thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ và sức ép cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ càng trở lên gay gắt. Luôn đặt nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh lên hàng đầu nhưng sản phẩm của Việt Nam không thể cạnh tranh nếu dựa hoàn toàn vào lợi thế giá cả, càng không nên cạnh tranh theo thế đối đầu bằng bất kỳ giá nào. Trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp luôn phải linh hoạt sáng tạo, với những mặt hàng chúng ta đủ sức đối đầu thì mới lựa chọn cạnh tranh trực diện, còn những mặt hàng ở thế yếu hơn, chúng ta nên hợp tác với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng, chia sẻ một phần lợi ích hiện tại với họ, thực hiện hợp tác với các hãng phân phối nhằm học hỏi, tranh thủ chuyển giao công nghệ để tập trung vào các công đoạn có năng lực cạnh tranh cao. Doanh nghiệp có thể hợp tác với nhà cung cấp nguyên liệu của Hoa Kỳ để sử dụng nguyên liệu của chính nước họ và phù hợp với nhu cầu thị trường, phối hợp với các nhà bán buôn cũng như hệ thống bán lẻ. KẾT LUẬN Năm 2006 kim ngách xuất khẩu của hàng hoá Việt nam sang Hoa Kỳ đã tăng lên trên 35%. Trong đó năm 2007 có thêm nhiều thuận lới mới ho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam. Cơ hôi và thách thức cho hàng hoá và doanh nghiệp Việt nam tại thị trường Hoa Kỳ còn rất nhiều: Mục tiêu của xuất khẩu Việt nam là đưa Hoa Kỳ trở thành thàh thị trường chiến lược trong cơ cấu thị trường của mình. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước còn rất nhiều việc phải làm. Về phía Nhà nước, trước hết phải thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm dần những mặt hàng truyền thống tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào những mặt hàng này và thay thế bằng những ngành công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng lớn như các ngành công nghiệp nặng, ngành có hàm lượng KHCN cao,…Song song cới phát triển cơ cấu mặt hàng là việc giảm tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến mang lại giá trị cao hơn. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh về giá với các sản phẩm Trung Quốc một cách gián tiếp thông qua đầu tư xây dựng các dịch vụ hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại cho hàng hoá Việt nam tại thị trường Hoa Kỳ,…Về phía doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện chiến lược xuất của mình trên cơ sở chiến lược phát triển chung của ngành và của toàn nền kinh tế. Một giải pháp đối với doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn mới đó là cac doanh nghiệp cần coi trọng việc liên kết hoạt động khác tạo thành những đơn vị sản xuất có quy mô lơn hơn và khả năng tài chính ổn định. Việc liên kết sản xuất nội địa không những giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cạnh tranh nội địa mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh khi doanh nghiệp có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Doanh nghiệp cũng nên xem xét vấn đề liên kết quốc tế tức là thiếp lập quan hệt với các đối tác nước ngoài thâm chị ngay cả các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp Hoa Kỳ, liên kết chặt chẽ với hệ thống bán lẻ để dễ dàng thâm nhập thị trường này và hạn chế thấp nhất cạnh tranh đối đầu,.. nếu có sự phối hợp thống nhất giữa doanh nghiệp và Nhà nước, xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm tới sẽ đạt được nhiều thành công mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 2.Bộ Ngoại giao - Học viện Quan hệ quốc tế (2005), Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3.Bộ Thương mại (2004), Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ. 4.Trần Văn Chu (2006), Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 5.Đặng Đình Đào (2006), “Tổng quan về xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2006 và triển vọng năm 2007”, Thông tin & Dự báo KT – XH, 12 – 12/2006. 6.Trần Duy Đông (2007), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2006 tiếp tục tăng trưởng cao”, Tạp chí Việt Mỹ, 10, tr.27 – 29. 7.Hữu Hạnh (2006), “Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ - lối đi nào cho doanh nghiệp Việt Nam”, Thông tin & Dự báo KT – XH, 9 – 9/2006. 8.Phương Hoa – Thu Hà (2006), “Trung Quốc - hiện tượng kinh tế đầu thế kỷ”, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, tr.72 – 76. 9.Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (2002), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 10.Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế II, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 11.Vân Lê (2006), “Vào thị trường Hoa Kỳ dễ hay khó”, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, 12/12/2006. 12. Đỗ Thị Diệu Ngọc (2006), “Quan hệ thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ và những ảnh hưởng đến Việt Nam”, Châu Mỹ ngày nay, 10 – 2006, tr.38 – 44. 13.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2006), Cẩm nang xuất khẩu cho doanh nghiệp. 14.Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15.Vũ Hữu Tửu (2006), Giáo trình Kỹ thuật Nghiệp vụ ngoại thương, Nxb Giáo dụ, Hà Nội. 16.Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Sổ tay doanh nghiệp APEC và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 17.Các webside: Viet.vietnamembassy www.trade.hochiminhcity.gov.vn www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn www.voanews.com www.fistenet.gov.vn www.vietnam-ustrade.org www.vietrade.gov.vn www.mofa.gov.vn www.itpc.hochiminhcity.gov.vn www.vneconomy.vn www.mof.gov.vn www.moi.gov.vn www.vietnamnet.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt NAFTA North of American Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ GSP Generalized System of Preferences Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập CBI Caribbean Basin Initiative Sáng kiến khu vực lòng chảo Caribê HACCP Hazard Analysis Control Critial Point Hệ thống phân tích nối nguy và điểm kiểm soát tới hạn CFR Code of Federal Regulations Bộ luật Liên Bang Hoa Kỳ GMP Good Manufacturing Practices Các thông lệ thực hiện sản xuất tốt hợp vệ sinh SSOP Sanitation Standard Operating Procedure Thủ tục thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh SA 8000 Social Accountability Hệ thống quản lý tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội MFN Most Favored Nations Nguyên tắc tối huệ quốc PNTR Permanent Normal Trade Relations Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương DANH MỤC CÁC BẢNG Tên Bảng Trang Bảng 1.1.Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ và xuất khẩu của Việt Nam trong một số mặt hàng 15 Bảng 2.2.Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1992 – 2001 33 Bảng 2.3.Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ 34 Bảng 2.4.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001 - 2006 37 Bảng 2.5.Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 39 Lời cảm ơn! Quan hệ thương mại Việt Hoa Kỳ mới chính thức được bình thường hóa và phát triển trong vài năm trở lại đây. Hiện nay phát triển quan hệ thương mại song phương là mối quan tâm không chỉ từ phía các doanh nghiệp của hai nước mà còn từ phía hai Chính phủ và việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong tương lai không chỉ là mục tiêu mà còn là những thách thức đối với doanh nghiệp, Nhà nước và nền kinh tế. Chính vì thế, khi nghiên cứu vấn đề này, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét phê bình để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Ngô Thị Tuyết Mai – giáo viên trực tiếp hướng dẫn, giúp em định hướng và hoàn thiện bài viết; em xin gửi lời cảm ơn chú Phạm Nguyên Minh – Chánh Văn phòng Viện Nghiên cứu thương mại, đã giúp đỡ cho em trong quá trình thực tập cũng như tìm kiếm tài liệu phục vụ bài viết. Em xin gửi lời đồng cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa và Bộ môn, các cô chú cán bộ nhân viên Viện Nghiên cứu thương mại đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chương trình thực tập và chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Thu Hương MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.docx