LỜINÓIĐẦU
Vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề mang tính chất toàn cầu mà mọi quốc gia đều đặt lên mục tiêu hàng đầu, đi đôi với nó là xu hướng quốc tế hoá các hoạt động kinh tế. Là nguyên nhân khiến các quốc gia phải thực hiện chính sách hoà nhập vào kinh tế nói chung, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh Đảng ta chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đó là tiền đề khách quan kích thích các tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế cũng như tạo dựng tiền đề cho hoạt động tài chính tiền tệ, đặc biệt là hoạt động ngân hàng.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại gồm nhiều loại hình khác nhau như huy động vốn, cho vay, làm các dịch vụ cho khách hàng. Với tư cách là trung gian thanh toán nên hoạt động thanh toán là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn vàđóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Hơn nữa thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán chi trả hàng hoá, dịch vụ của dân cưđã tồn tại từ thời bao cấp. Mỗi năm phải tốn nhiều tỷđồng cho chi phí, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm . chưa kể thời gian thanh toán rất chậm. Đây là một lãng phí lớn trong khi hiện nay ta đang cần vốn đểđầu tư và phát triển. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã khắc phục được tình trạng đó. Nó không chỉ tiết kiệm cho nền kinh tế xã hội mà còn là công cụ thiết thực đểđiều tiết và thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và tăng vòng quay của vốn. Bên cạnh đó thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho Ngân hàng Thương mại có thêm nguồn vốn trong thanh toán. Đối với ngân hàng nhà nước thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm lượng tiền trong lưu thông làđiều kiện quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia chống lạm phát.
Sự tồn tại và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, vì nóđáp ứng được các nhu cầu thanh toán thường xuyên và rất lớn của nền kinh tế. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường.
Từ thực trạng trên và trước yêu cầu đổi mới cấp bách của hệ thống ngân hàng đểđáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, tiến tới hoà nhập vào hệ thống ngân hàng thế giới thì việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán ở các Ngân hàng Thương mại Việt Nam là rất cần thiết,em đã lựa chọn nghiên cứu khoá luận với đề tài: “giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo Bách Khoa”. Kết cấu của khoá luận nh ư sau:
Chương I: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong kinh tế.
Chương II: Thực trạng về hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa
Chương III: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các cô chú trong ngân hàng đểđề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜINÓIĐẦU 2
CÁCKÝHIỆUVIẾTTẮT 4
CHƯƠNG I: NHỮNGLÝLUẬNCƠBẢNVỀTHANHTOÁNKHÔNGDÙNGT IỀNMẶTTRONGKINHTẾTHỊTRƯỜNG 5
1.1. Sự cận thiết và vai trò của Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt trong kinh tế thị trường. 5
1.1.1. Sự cần thiết của phương thức TTKDTM trong nền kinh tế thị trường: 5
1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong kinh tế thị trường: 8
1.2. Các hình thức TTKDTM tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa: 12
1.2.1. Thể thức thanh toán séc: 12
1.2.1.1 Séc lĩnh tiền mặt: 13
1.2.1.3. Séc định mức : 16
1.2.2. Thể thức thanh toán Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền: 16
1.2.3. Thể thức thanh toán uỷ nhiệm thu: 18
1.2.4. Thể thức thanh toán thẻ : 19
1.2.5. Thư tín dụng: 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển TTKDTM 21
1.3.1. Các nhân tố khách quan: 21
1.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô, sựổn định chính trị xã hội 21
1.3.1.2. Môi trường pháp lý: 22
1.3.1.3. Tâm lý, thói quen, trình độ dân trí và thu nhập của người dân: 22
1.3.2. Các nhân tố chủ quan : 23
1.3.2.1. Quy mô của NH: 23
1.3.2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ: 23
1.3.2.3. Nhân tố con người : 24
CHƯƠNG II: THỰCTRẠNGVỀHOẠTĐỘNGTHANHTOÁNKHÔNGDÙN GTIỀNMẶTTẠI CHINHÁNH NHNN &PTNTBÁCHKHOA 26
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNNo Bách Khoa : 26
2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức: 28
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bách Khoa 28
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn: 28
2.1.3.2. Hoạt động đầu tư vốn tín dụng (sử dụng vốn): 30
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại : 33
2.1.3.4. Công tác tiền tệ - kho quỹ: 34
2.1.3.5. Công tác kế toán- Tài chính 34
2.1.3.6. Công tác Kiểm tra- kiểm soát: 35
2.1.3.7. Công tác bảo hiểm tiền gửi: 36
2.2. Thực trạng TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNTBách Khoa 36
2.2.1. Tình hình chung về TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa. 36
2.2.2. Các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa: 40
2.2.2.1. Séc thanh toán: 42
2.2.2.2. Uỷ nhiệm thu hay lệnh thu: 43
2.2.2.3. Uỷ nhiệm chi hay lệnh chi: 45
2.2.2.4. Thư tín dụng: 46
2.2.2.5. Thẻ Ngân hàng: 46
2.2.2.6. Các hình thức thanh toán khác: 47
2.3. Đánh giá chung về hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa 47
2.3.1. Những kết quảđãđạt được: 47
2.3.2. Một số khó khăn và tồn tại : 48
2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại: 50
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: 50
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 51
CHƯƠNG III: GIẢIPHÁPNHẰMPHÁTTRIỂNHOẠT ĐỘNGTHANHTOÁNKHÔNGDÙNGTIỀNMẶTTẠI 53
CHINHÁNH NHNN & PTNT BÁCH KHOA. 53
3.1. Định hướng hoạt dộng kinh doanh và phát triển dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh NHNN & PTNT Bách khoa. 53
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt dộng TTKDTM 55
3.2.1.Tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch : 55
3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing NH: 57
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo về thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội : 59
3.2.4. Mở rộng, phát triển dịch vụ thẻ NH, đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán cá nhân: 60
3.2.5. Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa cần phải xây dựng tốt chính sách đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên: 61
3.2.6. Giải pháp về vốn : 62
3.2.7. Tăng sự liên kết giữa các NH: 62
KẾT LUẬN 63
DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO 65
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh là 1tỷ 641 triệu đồng.
+ Hạch toán do Trung ương chuyển nợ khoanh và rủi ro là 2 tỷ 145 triệu đồng.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại :
Hoạt động mua bán ngoại tệ, phát hành L/C, thanh toán L/C,chi trả kiều hối…ngày càng phát triển. Thu phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH năm 2007 đạt 1 tỷ 928 triệu đồng.
- Về thanh toán quốc tế:
+ Mở L/C :33 món, doanh số 5.951.385,87 USD , phí thu được : 9,035.26 USD.
+ Thanh toán nhờ thu xuất: 02 món, doanh số 125.432,5 USD,phí thu được ; 172.28 USD.
+Thanh toán WU:115 món,doanh số: 76.093,42 USD, phí thu được 892.83 USD.
+Tổng phí thanh toán quốc tế cả năm đạt: 11.936,72 USD.
-Về kinh doanh ngoại tệ:
+Doanh số mua vào: 9.702.259,33 USD.Trong đó tự khai thác của các tổ choc : 7,164,868.14 USD đảm bảo cân đối cho 73,8% nhu cầu thanh toán ngoại tệ của chi nhánh.
+Doanh số bán ra: 11.286.836,73 USD. Trong đó bán cho NH Láng Hạ & trụ sở chính : 7,546,917.02 USD.
- Thanh toán chuyển tiền ( TTR)
+Doanh số chuyển tiền : 320,738.75 USD số món : 79 món tăng so với năm 2006 là 67 món.
+ Phí chuyển tiền thu được : 1,841.78 USD
2.1.3.4. Công tác tiền tệ - kho quỹ:
Trong năm 2007, công tác tiền tệ- kho quỹ luôn luôn được từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mở thêm các dịch vụ tiền tệ, góp phần tăng thu cho mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh.
Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu- chi tiền mặt, đảm bảo thu chi kịp thời, không để tiền đọng, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, hư hỏng, đảm bảo an toàn kho quỹ. Số liệu công tác kho quỹ trong năm 2007 như sau:
- Doanh số thu tiền mặt đạt: 1.627 tỷ đồng = 209% so với năm 2006.
- Doanh số chi tiền mặt đạt: 1.626 tỷ đồng = 210% so với năm 2006.
- Lượng thu – chi tiền mặt bình quân 1 ngày : 4.5 tỷ/ngày.
- Trong năm bộ phận kiểm ngân đã trả lại cho khách hàng số tiền thừa là 6.370.000 VNĐ tương đương tổng số 26 món.
Ngoài gia, khối lượng chọn lọc tiền rách nát, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông rất lớn,chị em kiểm ngân và thủ quỹ tiết kiệm thường xuyên nâng cao cảnh giác, phát hiện khi có bạc giả, tổng số bạc giả thu được là 216 tờ, với số tiền 22,420,000 đồng
Bên cạnh đó còn thu- chi tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn. Tổng thu- chi tiền mặt ngoại tệ đạt: 233.116,6 USD và 50.451,725 EUR.
2.1.3.5. Công tác kế toán- Tài chính
Công tác Tài chính đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác, không gây ách tắc phiền hà cho khách hàng trong giao dịch. Bên cạnh đó, các công tác TTĐT, TTĐTLNH, TTBT luôn đảm bảo nhanh gọn, chính xác, hoàn thanh tốt công tác quyết toán năm.
- Tổng doanh số thanh toán năm 2007 : 2.053 tỷ tăng 217% so với 2006 tương đương tăng 935 tỷ.
Trong đó :
+ tiền mặt chiếm tỷ trọng : 17%/ tổng doanh số thanh toán.
+doanh số chuyển tiền điện tử : 83% .tăng so với năm 2006 là 6%
Kết quả thu- chi tài chính:
- Tổng thu nhập cả năm đạt 107 tỷ đồng,trong đó lãi cho vay là 19 tỷ đồng, lãi thu từ điều chuyển vốn là 86 tăng 25 tỷ và = 132% so với năm 2006.
- Tổng chi phí hạch toán là 94,6 tỷ đồng, trong đó chi trả lãI là 26 tỷ, trả lãI điều chuyển vốn là 64,7 tỷ tăng 21 tỷ và = 129% so với năm 2006.
- Chênh lệch Thu nhập – Chi phí là 12,4 tỷ đồng tăng 4,4 tỷ và = 156% so với năm 2006áo với kế hoạch giao đạt 113%.Hệ số tiền lương đạt được là 1,51 lần.Lãi suất bình quân đầu ra chênh lệch là 0,29.
2.1.3.6. Công tác Kiểm tra- kiểm soát:
Trong năm 2007 NH đã kiểm tra một số nghiệp vụ sau:
- Kiểm tra tín dụng:
Đã kiểm tra được 125 hồ sơ cho vay với dư nợ 176 tỷ đồng, và kiểm tra được 17 hợp đồng bảo lãnh với dư nợ bảo lãnh được kiểm tra là 4,86 tỷ đồng.
Nghiệp vụ kế toán:
Trong năm bộ phận kiểm ngân đã trả lại tiền thừa cho khách hàng bới tổng số tiền là: 6.370.000 VNĐ tương đương với tổng số 26 món.
Đã kiểm tra được 22 hồ sơ mở tài khoản, 718 hồ sơ kế toán cho vay, kiển tra 825 món chứng từ chi tiêu nội bộ và 921 món thu trả lãi và phí.
-Nghiệp vụ thanh toán Quốc tế:
Kiểm tra chuyển tiền biên giới 14 món,doanh số 1,308,617.26 CYN ( tương đương 183,206.42 USD).Kiểm tra 9.702.259,33 USD doanh số mua ngoại tệ và 11.286.836,73 USD doanh số bán ngoại tệ.Kiểm tra thanh toán nhờ thu xuất : 02 món.Kiểm tra 60 món thu phí giao dịch hối đoái.Kiểm tra thanh toán WU :115 món
Trong quá trình thực hiện thanh toán, các món thanh toán L/C,chuyển tiền…đều đảm bảo an toàn chính xác lịp thời.
- Nghiệp vụ tiền tệ- kho quỹ:
Chấp hành tốt việc kiểm kê kho quỹ cuối tháng gồm: Kho tài sản thế chấp, kiểm kê tất cả các loại tiền mặt, thẻ trắng tồn kho, kiểm tra đột xuất chất lượng các bó bạc. Trong năm đã kiểm tra nghiệp vụ kho quỹ được 24 lần định kỳ và 20 lần đột xuất.
Qua kiểm tra, nhìn chung các nghiệp vụ đều đảm bảo chấp hành tốt các quy chế đề ra. Tuy nhiên còn một số sai sót đã được nhắc nhở kịp thời sửa chữa.
2.1.3.7. Công tác bảo hiểm tiền gửi:
Trong năm 2007, Tổ nghiệp vụ chuyên môn Bảo hiểm đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
- Số hợp đồng khai thác trong năm 2007 là 12 hợp đồng.
- Tổng số tiền bảo hiểm 350.000.000 đồng.
- Tổng số tiền hoa hồng và thưởng trong năm 2007 là 26.633.505 đồng.
Tổ nghiệp vụ chuyên môn Bảo hiểm đã có những cố gắng trong việc khai thác loại hình dịch vụ này, đã quản lý chăm sóc khách hàng, mở rộng quan hệ với khách hàng bảo hiểm. Bên cạnh đó, Tổ còn được giao nhiệm vụ làm Marketing khách hàng, đã mời được nhiều khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và vay vốn tại Chi nhánh.
2.2. THỰC TRẠNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNNo & PTNT BÁCH KHOA
2.2.1. Tình hình chung về TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa.
Chi nhánh NHNNo Bách Khoa luôn coi việc mở rộng thanh toán qua NH là một trong những chiến lược kinh doanh cần phải được thực hiên tốt. Chi nhánh không ngừng đổi mới công tác thanh toán, cải tiến nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh toán, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công việc này. Do đó ngoài những khách hàng truyền thống đã có quan hệ lâu dài với Chi nhánh thì có rất nhiều khách hàng mới cũng tìm đến giao dịch với Chi nhánh.
Hiện nay, tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa phương thức thanh toán vốn giữa các NH được sử dụng phổ biến là phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử. Chi nhánh đã thực hiện thanh toán với các NH cùng hệ thống bằng hệ thống phần mềm OSFA, nên đã giải quyết tình trạng thanh toán chậm trễ của phương thức thanh toán liên hàng truyền thống. Với phương thức mới thì có thể chuyển mỗi món thanh toán trong ngày thay vì phải mất từ 5- 7 ngày như với thanh toán liên hàng truyền thống. Quy trình này làm cho việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý diễn ra nhanh gọn, NH dễ phát hiện ra những sai sót, thất lạc khi chuyển tiền. Qua đó, khả năng thanh toán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho NH và cho cả khách hàng.
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán vốn giữa các NH
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số món
Số tiền
%
Số món
Số tiền
%
Số món
Số tiền
%
TTĐT
911
505,84
73,6
1028
719,99
77
1325
1.703,99
78
TTBT
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Tiền mặt
417
181,01
26,4
503
215,05
23
557
349,01
17
Tổng cộng
528
686,85
100
1531
953
100
1882
2.053
100
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh NHNNo Bách Khoa)
Qua bảng trên ta thấy:
- Đối với TTĐT: Năm 2005 có 911 món với giá trị là 505,84 tỷ đồng, chiếm 73,6% trong thanh toán vốn giữa các NH. Năm 2006 đạt 719,99 tỷ đồng chiếm 77% và năm 2007 tỷ trọng tăng lên là 78% với giá trị là 1.703,99 tỷ đồng. Qua đây ta thấy các Chi nhánh trong cùng hệ thống giao dịch với nhau rất nhiều cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch.
- Đối với TTBT: Qua số liệu của 3 năm 2005, 2006 2007 ta thấy chi nhánh ko thực hiện giao dich TTBT.
- Đối với thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN: Năm 2005 Chi nhánh đạt được 181,01 tỷ đồng đạt 26,4% trong thanh toán vốn giữa các NH. Năm 2006 đạt 23% với giá trị là 215,05 tỷ đồng và năm 2007 giá trị thanh toán đạt 557 tỷ đồng với tỷ lệ là 17%.
Với việc thanh toán vốn giữa các NH được diễn ra trôi chảy đã góp phần không nhỏ vào quá trình TTKDTM được diễn ra nhanh chóng, chính xác, an toàn, từ đó tạo niềm tin cho khách hàng.
Do có sự quan tâm tới công tác TTKDTM nên tại Chi nhánh doanh số TTKDTM chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng doanh số thanh toán.Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số món
Số tiền
%
Số món
Số tiền
%
Số món
Số tiền
%
TT = TM
417
181,01
26,4
503
215,05
23
557
349,01
17
TTKDTM
911
505,84
73,6
1028
719,99
77
1325
1.703,99
78
Tổng
1328
686,85
100
1531
953
100
1882
2.053
100
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh NHNNo Bách Khoa)
Qua bảng ta thấy, TTKDTM chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thanh toán tại Chi nhánh, điều này cũng nói lên phần nào là TTKDTM cũng dần được sử dụng nhiều trong thanh toán. Năm 2005 doanh số TTKDTM chiếm 73,6% với giá trị là 505,84/tổng số 686,85 tỷ đồng, tương đương với 911/1328 món. Năm 2006 doanh số TTKDTM tăng lên tương đối cao chiếm tỷ trọng là 77% với giá trị là719,99/ 953 tỷ đồng, tương đương 1028/1531 món. Năm 2007 doanh số TTKDTM về tỷ trọng là 78% về giá trị là 1.703,99/2.053 tỷ đồng, tương đương 1325/1882 món.
Với một Chi nhánh có quy mô vào loại lớn trong hệ thống NHNNo địa bàn có rất nhiều thuận lợi để mở rộng TTKDTM thì tỷ trọng cũng như giá trị của TTKDTM trong tổng doanh số thanh toán của Chi nhánh vẫn chưa tương xứng.
Để rõ thêm về sự biến động của hoạt động TTKDTM, ta đi phân tích xu hướng biến động của TTKDTM trong 3 năm gần đây:
Bảng 2.5: Xu hướng biến động của TTKDTM
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tăng- giảm 2006/2005
Tăng- giảm 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
TT = TM
181,01
215,05
349,01
+34,04
+18,8
+133,96
+62,2
TTKDTM
505,84
719,99
1.703,99
+214,2
+42,3
+984
+137
Tổng DS thanh toán
686,85
953
2053
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánhNHNNo Bách Khoa)
Qua bảng ta thấy doanh số TTKDTM ngày càng tăng lên, năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2006, doanh số TTKDTM tăng thêm 214,2 tỷ đồng với tốc độ tăng là 42,3%. Năm 2007, doanh số TTKDTM tăng thêm 984 tỷ đồng với tốc độ tăng là 137%. Để đạt được kết quả như vậy, chi nhánh NHNNo đã có một sự cố gắng rất đáng khen ngợi của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể CBCNV trong chi nhánh.
Các thanh toán viên đã làm tốt nhiệm vụ được giao của mình một cách xuất sắc, hướng dẫn, phục vụ khách hàng với thái độ nhiệt tình, vui vẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản của khách hàng và NH trong khâu thanh toán,khách hàng yên tâm mở tài khoản tại NH. Ngoài ra trình độ hiểu biết của CBCBV về tin học và ứng dụng công nghệ hiện đại đã được nâng lên đáng kể. Chi nhánh đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử thay thế cho hệ thống thanh toán liên hàng qua mạng máy vi tính trước đây với tốc độ thanh toánđược rút ngắn. Do đó đã tạo điều kiện cho TTKDTM ngày càng được sử dụng nhiều.
2.2.2. Các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa:
Nhằm đánh giá việc sử dụng các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa ta phân tích và nghiên cứu bảng thống kê số liệu sau :
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa trong các năm 2005-2006-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Các hình thức thanh toán
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tăng- giảm 2006/2005
Tăng- giảm 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Séc
124,13
24,53
207,3
28,79
401,56
23,57
+83,17
+67
+194,26
+93,7
2. UNT
81,35
16,08
113,29
15,73
271,31
12,75
+31,94
+39,26
+158,02
+139,5
3. UNC
221,62
43,81
309,17
42,94
803,21
47,13
+87,55
+39,5
+494,04
+159,8
4. NPTT
43,15
8,53
62,34
8,65
154.69
9,07
+19,19
+44,5
+92,53
+148,1
5.Loại ¹
35,59
7,04
27,89
3,78
73,22
4,29
-7,7
-21,7
+45,33
+162,5
Tổng
505,84
100
719,99
100
1.703,99
100
+214,15
+168,56
+984,18
+703,6
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh NHNNo Bách Khoa)
Việc sử dụng các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa có sự chênh lệch lớn. Trong các hình thức đó thì UNC được cá nhân và các tổ chức kinh tế sử dụng nhiều nhất, năm 2005 chiếm 43,8%, năm 2006 chiếm 42,94%, năm 2007 chiếm 47,13% trong tổng số TTKDTM. Tiếp theo là Séc, lần lượt chiếm tỷ trọng trong thanh toán là 24,53%; 28,79; 23,57%, con UNT chiếm tỷ trong tương ứng qua các năm là: 16,8%; 15,73%; 12,75%, còn đối với TTD nội địa và thẻ NH không được sử dụng hoặc sử dụng rất ít.
Phân tích tình hình TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa, chúng ta sẽ tìm hiểu các hình thức sau :
2.2.2.1. Séc thanh toán:
Séc là công cụ lưu thông ra đời từ rất lâu và đươc sử dụng rộng rãi trong các giao dich thanh toán. Ngày nay, tuy đã có nhiều hình thức thanh toán nhưng séc vẫn có một chỗ đứng tương đối ổn định trong trong thanh toán, vẫn được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Tuy nhiên, tỷ trọng của séc trong thanh toán tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa lại chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn . Nguyên nhân có thể do phạm vi thanh toán séc còn bị hạn chế, mất nhiều thời gian khi sử dụng séc…
Hiện nay, có hai loại séc: chuyển khoản và bảo chi. Chi nhánh NHNNo Bách Khoa cũng sử dụng cả hai loại séc này.
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng Séc thanh toán của
Chi nhánh NHNNo Bách Khoa
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tăng- giảm 2006/2005
Tăng- giảm 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Séc CK
82,26
66,3
138,97
67,8
234,65
58,4
56,71
68,9
95,68
68,9
2. Séc BC
41,87
33,7
68,33
32,9
166,91
41,6
26,46
63,2
98,58
144,3
Tổng
124,13
100
207,3
100
401,56
100
+24
+4.24
+171
+29
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh NHNNo Bách Khoa)
* Đối với séc chuyển khoản:
Là séc do chủ tài khoản phtá hành để chuyển cho người thụ hưởng vào tài khoản tiền gửi của họ tại NH.Séc chuyển khoản được lập như tờ séc thông thường có 2 đường gạch chéo song song ở góc bên trái hoặc có chữ “ chuyển khoản” thể hiện là chỉ được trả vào tài khoản( không đựoc lĩnh tiền mặt).
Trong hai loại séc thì séc chuyển khoản được sử dụng nhiều hơn cả, vì đối tượng áp dụng rộng rãi, an toàn, thủ tục đơn giản, dùng để chi trả tiền hàng hoá hay dịch vụ đươc cung ứng.
Tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa séc chuyển khoản năm 2006 đạt 138,97 tỷ đồng, tăng 68,9% so với 2005. Đến năm 2007 thì giá trị thanh toán bằng séc chuyển khoản lại tăng lên rất nhiều đạt 234,65 tỷ đồng tuy nhiên tỷ trọng lại giảm xuống còn 58,4%, tăng thêm 95,68 tỷ đồng tương ứng với 68.9% so với năm 2006.
* Séc bảo chi:
Từ số liệu của bảng trên ta thấy doanh số thanh toán bằng séc bảo chi trong 2 năm 2005-2006 không có chênh lệch. Năm 2005 doanh số thanh toán séc bảo chi là 41,87 tỷ đồng và chiếm 33,7% trong tổng doanh số thanh toán bằng séc. Năm 2006, séc bảo chi đạt 68,33 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 32,9%. Tuy nhiên đến ăm 2007 doanh số thanh toán bằng séc bảo chi đã tăng cao ,đạt 166,91 tỷ đồng, chiếm 41,6% tỷ trọng thanh toán bằng séc, một con số tăng trưởng rất nhanh so với 2 năm trước.
2.2.2.2. Uỷ nhiệm thu hay lệnh thu:
UNT là giấy tờ thanh toán do người bán lập để uỷ thác cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánthu hộ một số tiền ở người mua tương ứng với giá trị hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng.
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng UNT tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tăng- giảm 2006/2005
Tăng- giảm 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
UNT
81,35
16,08
113,29
15,73
271,31
12,75
31,94
39,26
158,02
139,4
TTKDTM
505,84
100
719,99
100
1.703,99
100
214,15
42,33
984
136,6
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh NHNNo Bách Khoa)
Theo bảng trên ta thấy, UNT tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa tỷ trọng % UNT ngày càng giảm trong tổng doanh số TTKDTM. Cụ thể là trong năm 2005 chiếm 16,08% với giá trị là 81,35 tỷ trong tổng doanh số TTKDTM, năm 2006 với giá trị là 113,29 tỷ chiếm 15,7% và năm 2007 là 271,31 tỷ chiếm 12,75%, trong tổng doanh số TTKDTM.Tuy nhiên về tỉ trọng % số tiền lại tăng đáng kể : năm 2006 tăng 31,94 tỷ tăng 39,26% ; năm 2007 tăng 158,02 tỷ tương đương với 139,4%.
Thực tế ta thấy hình thức này dùng để thu tiền hàng hoá, dịch vụ có tính chất định kỳ và có dụng cụ đo chính xác điện, nước, điện thoại…Như vậy, đối tượng sử dụng UNT là những đơn vị sử dụng dịch vụ thường xuyên theo phương châm “sử dụng trước, trả tiền sau".
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển với mức tăng trưởng cao (khoảng trên 8%/ năm) thì các công ty,tổ chức cũng không ngừng tăng lên, làm cho thị trường của các loại dịch vụ cũng không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thanh toán UNT tại chi nhánh NHNNo Bách Khoa.
2.2.2.3. Uỷ nhiệm chi hay lệnh chi:
UNC là lệnh của chủ tài khoản giao cho NH phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản đẻ trả tiền cho người thụ hưởng có tài khoản cùng hoặc khác NH.
Tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa thì UNC được sử dụng rất nhiều và chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số TTKDTM.Điều này thể hiện rõ qua bảng sau
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng UNC tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tăng- giảm 2002/2001
Tăng- giảm 2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
UNC
221,62
43,81
309,17
42,94
803,21
47,13
87,55
39,5
494,04
159,7
TTKDTM
505,84
100
719,99
100
1703,99
100
214,15
42,33
984
136,6
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh NHNNo Bách Khoa)
Ta dễ dàngthấy tỷ trọng của UNC trong tổng doanh số TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2005, UNC đạt 221,62 tỷ đồng chiếm 43,81% trong tổng doanh số TTKDTM. Năm 2006, UNC chiếm 42,94% với giá trị đạt 309,17 tỷ đồng trong tổng doanh số TTKDTM và với tốc độ tăng tương ứng là 39,5% (số tiền tăng thêm là 87,55 tỷ đồng). Năm 2007, UNC chiếm 47,31%, đạt giá trị là 803,21 tỷ đồng trong tổng doanh số TTKDTM, với tốc độ tăng rất cao là 159,7% (giá trị tăng tương ứng là 494,04 tỷ đồng). Số món giao dịch cũng không ngừng tăng lên qua các năm 2005, 2006, 2007 tương ứng là 9.415 món; 11.065 món và 16.576 món.
Qua bảng số liệu trên ta thấy UNC được sử dụng phổ biến hơn so với các hình thức khác là do các nguyên nhân sau:
- Thời hạn thực hiện lệnh chi do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán.
- Phạm vi thanh toán của lệnh chi được áp dụng khá rộng, thanh toán cùng NH, thanh toán khác NH cùng hoặc khác hệ thống, thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
- Thủ tục thanh toán đơn giản. Sau khi người mua hoàn tất việc nhận hàng thì sẽ lập lệnh chi yêu cầu NH trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người bán.
- Nội dung thanh toán rất phong phú, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, chuyển tiền, chuyển cấp vốn, làm nghĩa vụ với NSNN… nên doanh số thanh toán của UNC chiếm tỷ trọng cao và số món tham gia giao dịch cũng lớn.
2.2.2.4. Thư tín dụng:
Hình thức thanh toán bằng TTD nội địa ít được sử dụng tại các NHTM cùng như tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa. Số tiền và số món chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể so với doanh số TTKDTM. Khi sử dụng hình thức này, khách hàng (người mua) phải lưu ký một số tiền vào tài khoản "Đảm bảo thanh toán TTD" mà không được hưởng lãi, gây ứ đọng vốn cho khách hàng.
2.2.2.5. Thẻ Ngân hàng:
Thẻ NH là phương tiện thanh toán được áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng, đặc biệt là các cá nhân có tài khoản tại NH. Thẻ được dùng để lĩnh tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) và thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ.
Dịch vụ thẻ ATM tại chi nhánh Bách Khoa phát triển mạnh,chi nhánh đã và đang thực hiện trả lương qua tài khoản cho 39 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Hiện nay Chi nhánh Bách Khoa thì thẻ thanh toán chưa được triển khai.
2.2.2.6. Các hình thức thanh toán khác:
Ngoài các hình thức TTKDTM đã nêu ở trên thì tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa cón có các bút toán chuyển khoản nội bộ như thu trả lãi tiền vay, tiền gửi.…Các khoản thanh toán này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số TTKDTM. Năm 2005 chiếm tỷ trọng là 7,04%, giá trị đạt được là 35,59 tỷ đồng trong doanh số TTKDTM. Năm 2006 chiếm tỷ trọng là 3,78%, giá trị đạt được là 27,89 tỷ đồng. Năm 2007, chiếm tỷ trọng là 4,29% với giá trị đạt được là 73,22 tỷ đồng.Xu hướng chung hiện nay các hình thức thanh toán khác ngày càng giảm, chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong hoạt động TTKDTM của chi nhánh.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNNO & PTNT BÁCH KHOA
2.3.1. Những kết quả đã đạt được:
Qua hơn 7 năm thành lập và phát triển Chi nhánh NHNNo Bách Khoa đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Có thể nói, Chi nhánh NHNNo Bách Khoa là một trong 123 Chi nhánh của hệ thống NHNNo Việt Nam hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Trong thành tích kinh doanh chung hoạt động TTKDTM đã có những đống góp đáng kể ,đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đó là:
- Tổng khối lượng TTKDTM qua ngân hàng tăng trưởng đều đặn hàng năm với tốc độ tương đối cao .Tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng tốt : khách độ hoà nhã và tôn trọng khách hàng,tổ chức thanh toán nhanh chóng,
- TTKDTM ngày càng được sử dụng nhiều hơn,khách hàng ngày càng tin tưởng vào hệ thống TTKDTM của NH… qua đó góp phần làm tăng quy mô tín dụng, từng bước giảm lại suất cho vay, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, mở rộng phạm vi kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh.
Trong thực hiện nghiệp vụ không để xảy ra sai sót lớn; giấy tờ chính xác, thanh toán điện tử và bù trừ chính xác, nhanh chóng.
- Những chính sách giải pháp đổi mới về công tác thanh toán trong thời gian trước đã góp phần tích cực giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt, tăng tốc độ chuyển tiền, thanh toán an toàn.
- Đã và đang dần dần tiếp cận và mở rộng dịch vụ thanh toán của NH đối với khu vực dân cư.
- Các thủ tục thanh toán ngày càng được đơn giản hoá. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, chứng từ được luân chuyển trên mạng tin học nội bộ, rút ngắn thời gian và hạn chế sai sót.
Trên đây là những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được trong hoạt động TTKDTM. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật và thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, nó tác động đến quy trình, thủ tục… trong hoạt động thanh toán, đặc biệt là TTKDTM. Tuy nhiên trong công tác TTKDTM vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục.
2.3.2. Một số khó khăn và tồn tại :
Với những thành tựu đã đạt được trong hoạt động thanh toán cũng như trong TTKDTM thì nó vẫn còn bộc lộ những khó khăn cần sớm phải được khăc phục. Hoạt động TTKDTM năm 2006 đã chiếm 77% tỷ trọng trong tổng doanh số thanh toán,năm 2007 là 78%. Con số này tuy chưa cao so với các nước (ví dụ như ở Indonesia, ấn độ… thì TTKDTM chiếm khoảng 84%). Do đó TTKDTM còn có những khó khăn và tồn tại trong các vấn đề:
- Do mặt bằng xã hội chưa cao về mọi mặt, trình độ dân trí còn thấp làm cho hoạt động TTKDTM bị hạn chế. Trình độ hiểu biết của khách hàng có hạn chế nên việc tiếp cận và sử dụng các hình thức TTKDTM chưa phát triển.
- Chiến lược kinh doanh trong việc phát triển và mở rộng hoạt động TTKDTM tại NH còn chưa rõ ràng và mạnh mẽ.
- Chưa tung ra được các sản phẩm dịch vụ TTKDTM mới nhằm mở rộng và thu hút khách hàng.
- Chưa phát triển mạnh việc phát hành thẻ thanh toán cá nhân sử dụng tài khoản cá nhân. Đây là phương thức TTKDTM tiên tiến hiện đại, được sử dụng nhiều tại các nước phát triển.
- Trong công tác nhân lực thì việc phân công bố trí cán bộ có nhiều biến động,cán bộ sáo trộn nhiều,một số cán bộ chứ thể hiện tính tích cực trong công việc.trình độ ngoại ngữ ,tin học, sử dụng các sản phẩm mới còn yếu,nhiều cán bộ cần phảI đào tạo thêm tại các lớp,các khoá cơ bản đểđảm bảo cho công tác chuyên môn.
- Tiến trình hiện đại hoá NH diễn ra còn chậm so với yêu cầu phát triển các sản phẩm kinh doanh NH. Do nếu thay thế toàn bộ máy móc, công nghệ hiện nay đòi hỏi chi phí rất lớn, vượt quá khả năng các NHTM trong nước, chỉ có thể thay thế và trang bị dần từng bước.
- Công tác điều hành chưa sử dụng có hiệu quả,chưa có cơ chế thưởng phạt để thúc đẩy khả năng phấn đấu của nhân viên nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh,do thay đổi trong cán bộ quản lý cảu chi nhánh,do đó một số mục tiêu đặt ra cònchưa thực hiện được.
- Tuy đã tiếp cận được với khu vực dân cư nhưng chưa phổ biến, nhất là đối với những người có thu nhập đều đặn như CBCNV Nhà nước và các doanh nghiệp.
- Hoạt động Maketing của NH chưa phát huy được hết khả năng của mình, chưa chủ động tìm đến với khách hàng.
- Hình thức thanh toán vẫn chủ yếu là hình thức thanh toán bằng UNC ,vì những lý do: nếu tiền để trong túi sẽ thuận tiện nhiều hơn, nhất là việc chi tiêu không phải nơi nào cũng tiếp nhận thẻ thanh toán; phải chi phí nhiều hơn cho việc giao dịch (phí sử dụng thẻ, phí giao dịch, phí quản lý hàng năm…), tự nhiên mất thêm một khoản trông thấy để lấy cái lợi vô hình; cho dù tiền cất trong NH rất an toàn, nhưng số lượng người dân đủ điều kiện tham gia dịch vụ còn ít. Điều này càng làm khó khăn hơn trong công tác phát triển.
- Chất lượng thanh toán có lúc không được đảm bảo, gây ra sự không thoải mái cho khách hàng.
- Thủ tục thanh toán qua NH còn nhiều phức tạp, nhất thiết khách hàng phải đến NH mới thực hiện thanh toán được và thời gian chờ đợi lâu.
2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại:
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Do mặt bằng xã hội chưa cao về mọi mặt, trình độ dân trí còn thấp làm cho hoạt động TTKDTM bị hạn chế. Trình độ hiểu biết của khách hàng có hạn chế nên việc tiếp cận và sử dụng các hình thức TTKDTM chưa phát triển.
- Môi trường pháp lý để điều chỉnh hoạt động TTKDTM chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Thẻ thanh toán chưa có văn bản nào để điều chỉnh.
- Hiện nay, cơ sở hạ tầng thông tin của Việt Nam còn chưa đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố trong toàn quốc, đường truyền dữ liệu còn chậm. Việc chuẩn hoá thông tin còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, dẫn đến thông tin không thông suốt, đường truyền thường bị tác ngẽn. Do đó gây trở ngại đến việc truyền dữ liệu cho nhiều ngành và cho hệ thống NH.
- Đối tượng khách hàng còn chưa hiểu biết nhiều về thanh toán không dùng tiền mặt, vì thiếu hiểu biết về thanh toán qua ngân hàng nên họ không thấy được lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt; còn Ngân hàng lại chưa tiến hành tuyên truyền tới khách hàng và thực hiện những biện pháp ưu đãi để thu hút họ sử dụng dịch vụ thanh toán.
- Thu nhập của khách hàng chưa cao, do đó việc mở và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân là không phù hợp, kết hợp với thói quen, tâm lý thích sử dụng tiền mặt.
- Mở tài khoản tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Tài khoản cá nhân cũng được mở tại Chi nhánh nhưng đa phần khách hàng chỉ coi đó như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để có thể rút tiền ra bất cứ khi nào để sử dụng vào việc riêng. Do đó đã không phát huy được vai trò của TTKDTM qua tài khoản cá nhân.
- Chi nhánh NHNNo Bách Khoa phải đối mặt với áp lực cạnh tranh với các NH khác đặc biệt là các NH nước ngoài. Trong khi Chi nhánh thiếu vốn, kinh nghiệm chuyên môn, đang từng bước nghiên cứu các sản phẩm mới… thì các NH nước ngoài có đầy đủ các yếu tố đó để chiếm lĩnh thị trường.
- Mặt khác, nguyên nhân làm cho thanh toán không dùng tiền mặt chưa phổ biến trong dân cư còn là do cơ chế thanh toán của ta hiện nay chưa hấp dẫn. Các thể thức thanh toán nói chung còn rườm rà, phức tạp; ví dụ sử dụng hầu hết các thể thức thanh toán khi giao cho ngân hàng đều phải lập quá nhiều liên (từ 3 đến 4 liên); trừ uỷ nhiệm chi là thể thức đơn giản nhất thì các thể thức khác đều có những yêu cầu phức tạp như: séc thì không được mua nhiều mẫu, uỷ nhiệm thu thì phải gắn với hợp đồng kinh tế
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
Đây là những nguyên nhân thuộc chính bản thân của NH. NH phải tìm ra những nguyên nhân đó để hạn chế và khắc phục, từ đó mới cải thiện được vị trí của mình trong các hoạt động kinh doanh cũng như trong TTKDTM. Các nguyên nhân này đã góp phần làm cho hoạt động TTKDTM không phát triển. Đó là:
- TTKDTM tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa phục vụ cho doanh nghiệp nhỏ và cá nhân là chủ yếu, chưa tương xứng với tiềm năng .
- Công tác Maketing của Chi nhánh để TTKDTM phát triển chưa được thực hiện tốt, đội ngũ cán bộ Maketing chưa có nhiều kinh nghiệm. Những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của NH còn qua ít, khách hàng chưa nắm bắt được, chưa tiếp cận được. NH chưa chủ động tìm đến khách hàng, chưa tích cực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, chưa quan tâm đến khách hàng tiềm năng.
- Chưa đề ra những chính sách khách hàng phù hợp, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành trên địa bàn.
- Kiến thức hiểu biết của các cán bộ ngân hàng về hệ thống thanh toán hiện đại không đồng đều dẫn đến một số ít các bộ ngân hàng chưa nắm bắt kịp với sự biến đổi của công nghệ TTKDTM.Ngoài ra phong cách của một số nhân viên chưa linh hoạt, chưa tận tình hướng dẫn khách hàng về những tiện ích của các dịch vụ thanh toán.
- Chưa tập trung nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới có nhiều tiện ích để từ đó có thể thu hút được khách hàng đến với NH.
Những nguyên nhân trên đã dẫn tới những khó khăn, tồn tại mà Chi nhánh NHNNo Bách Khoa đang phải đối mặt. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân đó, Chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa đã có những biện pháp để để giải quyết hiệu quả nhất để ngày càng hoàn thiện và mở rộng hoạt động TTKDTM. Để có thể phát triển dịch vụ TTKDTM , Chi nhánh NHNNo Bách Khoa cần có những bước đi vững chắc, tranh thủ học hỏi vận dụng kinh nghiệm của các NH khác để vận dụng có sáng tạo vào tình hình cụ thể của mình. Ngoài ra còn cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các Ban, Ngành có liên quan.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
CHI NHÁNH NHNN & PTNT BÁCH KHOA.
3.1. Định hướng hoạt dộng kinh doanh và phát triển dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh NHNN & PTNT Bách khoa.
Năm 2007 là năm đầu tiên đất nước ta là thành viên của WTO. Nhìn từ góc độ kinh doanh, phát triển dịch vụ thanh toán là một trong những mặt quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng hiện đại. Mặc dù thị trường thanh toán qua ngân hàng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng tương lai sẽ có những bước tiến mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đây là thị trường tiềm năng quan trọng mà ngân hàng nên chú ý đầu tư đón đầu để khai thác kịp thời. Do đó đòi hỏi ngành NH cũng phải dần tự hoàn thiện mình để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới.
Chúng ta đang sống trong một thế giới công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại nên ngành NH cũng phải thay đổi và phát triển theo chiều hướng tiếp cận nhanh nhất với khoa học công nghệ và thông tin. Các NH trong hệ thống đang trong giai đoạn hiện đại hoá thanh toán do WB tài trợ, Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa không nằm ngoài quá trình này.
Trong những năm qua chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên để chi nhánh ngày càng phát triển và đáp ứng tốt trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động TTKDTM thì những vấn đề cần được ưu tiên trong thời gian tới là:
- Phát triển các hình thức TTKDTM để phục vụ cho sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế:
Thực trạng nền kinh tế hiện nay đò hỏi phải có phương thức thanh toán với nhiều hình thức thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện phục vụ tốt nhất mọi giao dịch thanh toán đa dạng, phức tạp của khách hàng. Do đó khi lựa chọn phát triển các hình thức TTKDTM phải luôn tạo thuận lợi luân chuyển vốn nhanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển đảm bảo yêu cầu hội nhập của nền kinh tế nói chung, của ngành ngân hàng nói riêng đôi với nền kinh tế- tài chính thế giới.
- Phát triển TTKDTM phải dựa trên điều kiện hiện đại:
Quá trình phát triển và hoàn thiện TTKDTM là quá trình lâu dài, với từng bước đi phù hợp điều kiện khách quan, chủ quan. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển chưa mạnh, thu nhập của dân cư còn thấp, sản xuất kinh doanh còn nhỏ... ta cần xem xét lựa chọn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với khả năng của mình.
- Phát triển TTKDTM nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong nước :
Hiện nay các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt diễn ra còn nhiều và nó còn có những mặt hạn chế nhất định như chi phí in, vận chuyển, kiểm đếm, xây dựng kho tàng bảo quản. Trong khi đó nước ta lại thiếu rất nhiều vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đát nước thì vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng là phải thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi để phục vụ mục tiêu phát triển bằng việc phát triển hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM.
- Phát triển các hình thức TTKDTM phải kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng và ngân hàng.
Về phía khách hàng khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí...
Về phía ngân hàng, TTKDTM là loại hình kinh doanh dịch vụ chứa đựng ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng, có thu nhập tương đối. Vì vậy, phải kết hợp hài hoà lợi ích hai bên qua việc quy định mức phi để NH có thể mở rộng hình thức TTKDTM tạo thu nhập đồng thời khách hàng cảm thấy thuận tiện, kinh tế khi sử dụng loại hình dịch vụ này.
Với các định hướng phát triển như trên, trong tương lai mà Chi nhánh Bách Khoa thực hiện tốt thì sẽ làm cho chất lượng TTKDTM được nâng lên, đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng nhằm thu hút thêm khách hàng mới, giảm chi phí trong hoạt động cho NH trong TTKDTM.
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt dộng TTKDTM
3.2.1.Tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch :
* Các NH phải bố trí người làm việc cả thứ bảy và chủ nhật vì đó là thời gian người đi làm ngày thường đến thực hiện các giao dịch gửi ,rút tiền và thanh toán.Phải tăng thêm thời gian giao dịch trong ngày nhằm đáp ứng nhu cầu những khách hàng làm việc trong giờ hành chính.
* Những khách hàng mới đến giao dịch hoặc chưa quen giao dịch với ngân hàng thường không biết phải đến phòng nào và gặp ai để thực hiện giao dịch, họ thường phải hỏi các nhân viên ngân hàng, điều này có thể là phiền phức với cả khách hàng lẫn các nhân viên ngân hàng. Vì thế ngân hàng cần có những bảng hướng dẫn vị trí từng phòng ban cụ thể và chức năng hoặc dịch vụ cung cấp ở ngoài cổng ngân hàng; tại mỗi phòng thì nên có bảng hướng dẫn về quy trình giao dịch những nghiệp vụ chính.
Ở phòng kế toán, tại mỗi bàn giao dịch nên ghi rõ chức năng từng nhân viên bên cạnh đánh số như hiện nay như thanh toán viên, ngân quĩ, kế toán trưởng v.v... và lập một bảng hướng dẫn về những nghiệp vụ chính, khi khách hàng muốn giao dịch thì cần những gì, gặp ai. Bản hướng dẫn này cũng sẽ đồng thời là một quảng cáo với khách hàng về các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, làm được điều này sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về ngân hàng và do đó thu hút được thêm khách hàng.
* Tạo mối quan hệ với khách hàng: Ngân hàng có thể thu thập được thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp và cá nhân qua phân tích các giao dịch thanh toán của họ. Từ những thông tin này Ngân hàng sẽ biết được nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của khách hàng, từ đó hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng phù hợp. Mặt khác, khi Ngân hàng đã có một số quan hệ dịch vụ với khách hàng thì việc tiếp thị các dịch vụ ngân hàng khác cũng dễ thành công hơn.
* Nghiên cứu cải tiến các thể thức thanh toán cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp. Thể thức thanh toán tại nước ta còn nghèo nàn, không thích hợp với nhu cầu đa dạng trong kinh doanh và tiêu dùng cũng là một nguyên nhân khiến thanh toán không dùng tiền mặt ít phát triển. Ở cấp chi nhánh Ngân hàng có thể khuyến cáo với khách hàng về thể thức thanh toán phù hợp và có một số thoả thuận với khách hàng cho linh hoạt như: giảm số liên của các thể thức thanh toán trong trường hợp không cần dùng đến (ví dụ, với uỷ nhiệm chi, nếu thanh toán điện tử thì không cần tới 4 liên); áp dụng hình thức thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán với các khách hàng có uy tín, v.v...
* Ưu tiên cho vay với các khách hàng có doanh số thanh toán qua ngân hàng cao; những khách hàng này cũng đồng thời có thể gọi là khách hàng truyền thống của ngân hàng, vì thế biện pháp ưu đãi là hợp lí. Biện pháp này rất thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân bởi vì cho vay đối tượng này thường cần nhiều điều kiện phức tạp để tránh rủi ro. Nhưng nếu đối tượng này thanh toán thường xuyên qua ngân hàng thì có thể biết được uy tín của họ để tiến hành cho vay mà không cần phải yêu cầu các điều kiện chặt chẽ khác. Điều này có lợi với cả khách hàng lẫn ngân hàng.
* Cung cấp miễn phí một số dịch vụ khác đi kèm với dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như: cung cấp bảng sao kê hàng tháng hoặc theo yêu cầu, tư vấn về tài chính và kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ, v.v... Những tiện ích này tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng, nó cung cấp một lí do để khách hàng lựa chọn ngân hàng chứ không phải đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm có thể thay thế khác (ví dụ thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bằng tiền mặt, v.v... )
* Kết hợp thanh toán không dùng tiền mặt với các dịch vụ ngân hàng khác. Biện pháp này không chỉ có tác dụng thu hút các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân trong thanh toán qua ngân hàng mà còn có tác dụng tích cực nói chung với tất cả các doanh nghiệp. Điều này liên quan tới quan điểm mới trong quản trị ngân hàng: quan điểm định hướng khách hàng (customer based). Theo đó, quản trị ngân hàng không phải theo từng loại hình nghiệp vụ mà theo từng khách hàng. Cố gắng của ngân hàng là nhằm vào việc cung cấp một hệ thống dịch vụ ngân hàng đầy đủ cho mỗi khách hàng. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng theo đó cũng nằm trong hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm: tiền gửi, cho vay; nhận uỷ thác đầu tư, nhận uỷ thác quản lí tài sản; tư vấn về thuế, về kế toán, tài chính, tư vấn dự án đầu tư, v.v...
3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing NH:
Công tác Marketing đóng vai trò sống rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và ngành NH nói riêng. Để giành được thắng lợi trong cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là TTKDTM thì Chi nhánh phải áp dụng chiến lược Marketing phù hợp và linh hoạt : cần khảo sát, nghiên cứu thị trường, từ đó có chiến lược Marketing phù hợp như: phải xác định thị trường hiện tại, tương lai cho các dịch vụ thanh toán để phục vụ nhu cầu tốt nhất của khách hàng; Tặng quà, áp dụng mức phí ưu đãi đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng các hình thức TTKDTM hoặc thanh toán với khối lượng lớn :Chi nhánh phải quảng bá hình ảnh của mình để khách hàng biết đến NH với sự an toàn, thuận tiện, chất lượng sản phẩm dịch vụ cao, tinh thần phục vụ nhiệt tình và chu đáo của đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí…về các loại sản phẩm dịch vụ, về tính an toàn, nhanh chóng thuận tiện… của hình thức TTKDTM để từ đó người dân không còn xa lạ với các sản phẩm dịch vụ này của Chi nhánh.
Ngoài việc tiếp tục giữ các khách hàng cũ thì phải chủ động tìm đến với khách hàng mới có nhu cầu, phải thực hiện nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, họ đang tìm kiếm những gì từ phía NH để từ đó có chiến lược đối với từng loại khách hàng. Vì khách hàng là thành phần có vị trí hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của NH. Bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ NH, vừa trực tiếp sử dụng, hưởng thụ sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định về số lượng, kết cấu, chất lượng sản phẩm và kết quả hoạt động của Chi nhánh.
Cần tích cực nghiên cứu sản phẩm dịch vụ TTKDTM sao cho phù hợp với nhu cầu cốt lõi, chính yếu của khách hàng. Chi nhánh nên tăng tính hữu hình của sản phẩm dịch vụ như tên gọi, hình thức, biểu tượng, đặc điểm, điều kiện sử dụng và tăng phần sản phảm bổ sung để tạo ra sự khác biệt, tính độc đáo từ đó tăng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường. Trên cơ sở đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng hình thức TTKDTM tiền mặt nhiều hơn.
Tăng cường tuyên truyền với khách hàng về các dich vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ở cấp chi nhánh có thể tuyên truyền dưới hình thức các tờ rơi, trong đó giới thiệu đầy đủ và chi tiết về những thể thức thanh toán không dùng tiền mặt có khả năng phát triển nhất như: séc, thẻ thanh toán, v.v... đồng thời nêu các lợi ích mà khách hàng có được nếu sử dụng các hình thức thanh toán này.
Bên cạnh đó, phong cách giao tiếp cởi mở, văn minh lịch sự cũng là nghệ thuật giữ khách và thu hút thêm, khách hàng rất có hiệu quả. Trong nền kinh tế hiện nay mỗi nhân viên của Chi nhánh đều có nhiệm vụ quảng cáo và giữ gìn hình ảnh của Chi nhánh mình kể cả trong và ngoài giờ làm việc. Chính vì vậy, Chi nhánh không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ NH về năng lực, trình độ chuyên môn, tính trung thực, tự giác trong công việc. Chi nhánh phải luôn luôn có chính sách khen thưởng - phạt về vật chất cũng như tinh thần đối với những nhân viên có thành tích tốt cũng như các nhân viên mắc các sai phạm trong giao dịch của mình .
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo về thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội :
Việc áp dụng các hình thức TTKDTM một cách phổ biến không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều.
Hiện nay, ở Việt Nam các NHTM đều tiến hành quảng cáo trên báo chí, nhưng chủ yếu là quảng cáo trên các báo chuyên ngành hoặc báo, tạp chí về kinh tế; nội dung của các quảng cáo này hầu hết đều nêu chung chung về các dịch vụ của ngân hàng, và nói chung đều không mấy hấp dẫn , như thế thì chưa thể để đạt hiệu quả cao. Để các dịch vụ TTKDTM thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống kinh tế xã hội thì cần đẩy mạnh quảng cáo hơn nữa. Một số biện pháp tuyên truyền quảng cáo có thể mang lại hiệu quả cao là:
- Quảng cáo trên các báo chí thông dụng như nghệ thuật, thể thao, văn hoá, bởi vì không phải tất cả người dân bình thường đều đọc báo chí về kinh tế, ngân hàng. Đồng thời cũng nên quảng cáo trên truyền hình hoặc dưới dạng các áp phích, tờ rơi. Về mặt này, các ngân hàng cũng nên làm như các hãng bảo hiểm (Prudential, AIA, v.v... ), hoặc các hãng chuyển tiền (DHL); trong thời gian qua các chiến dịch quảng cáo của họ ở Việt Nam đã thu được nhiều kết quả rất quan trọng.
- Luôn phải có những quảng cáo riêng về các thể thức TTKDTM, trong đó nêu rõ từng thể thức thích hợp trong trường hợp nào và lợi ích của nó đối với người sử dụng.
- Tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt bằng những đoạn phim ngắn dễ hiểu. Hình thức này sẽ cung cấp cho đông đảo người dân hiểu biết hơn về thanh toán không dùng tiền mặt.
- Ngoài ra nên lưu ý là quảng cáo cần phải hấp dẫn, tránh đơn điệu gây nhàm chán nhằm thu hút khán giả, hiện nay quảng cáo của các NH của Việt Nam thường chỉ là những hình ảnh của trụ sở NH và một bản thống kê đơn điệu về các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp; quảng cáo như thế nói chung ít được người ta chú ý đến.
3.2.4. Mở rộng, phát triển dịch vụ thẻ NH, đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán cá nhân:
Cũng như các NH khác, Chi nhánh NHNNo & PTNT bách khoa có hai mảng nghiệp vụ là NH bán buôn và NH bán lẻ. Trong quá trình phát triển, thói quen sử dụng tiền mặt của dân chúng trong các hoạt động thanh toán cần phải được thay đổi. Chính vì thế phát triển dịch vụ thẻ NH , đặc biệt là thẻ thanh toán cá nhân sẽ là một hướng đi đúng đắn của chi nhánh trong thời gian tới.
- Chi nhánh cần phải đầu tư sức người, sức của vào công cuộc hiện đại hoá công tác thanh toán NH nhằm cải thiện từng bước tình hình thanh toán, tạo niềm tin trong dân chúng tiến tới giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt, giảm chi phí xã hội…
- Thẻ thanh toán cá nhân là một phương tiện thanh toán mới, hiện đại tại Việt Nam, khách hàng sử dụng thẻ NH là đã tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, với hoạt động của NH điện tử và sự văn minh trong giao dịch NH.
Cần phát triển hệ thống thẻ thanh toán cá nhân, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại NH, gửi tiền vào NH và sử dụng thẻ để giao dịch. Hiện nay, Chi nhánh đang thực hiện trả lương cho nhân viên và cho 39 tổ chức kinh tế, cơ quan qua tài khoản ATM. Như vậy, cần phải dần dần đưa hoạt động thanh toán qua NH đối với các tổ chức kinh tế này như chi trả một số các dịch vụ cố định : trả tiền điện nước.điện thoại ….sẽ thay đổi được thói quen làm họ thấy được lợi ích và tính tiện dụng của TTKDTM đối với việc chi trả bằng tiền mặt hoặc tích trữ tiền tại nhà, tạo thói quen trong viêc sử dụng các hình thức TTKDTM. Tuy nhiên, Chi nhánh cần phải tạo ra những ưu đãi đối với khách hàng khi sử dụng thẻ như phí sử dụng thẻ thấp, …thì khả năng thu hút được khách hàng sẽ nhiều hơn.
3.2.5. Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa cần phải xây dựng tốt chính sách đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên:
Để thực hiện hiện đại hoá công nghệ NH, sớm hoà nhập với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán thì yếu tố con người chiếm vị trí hàng đầu trong việc tổ chức vận hành, quản lý các nghiệp vụ NH.
- Trong tất cả các hoạt động của NH thì con người là nhân tố quyết định. Do đó những người làm nghiệp vụ thanh toán cần phải có đầy đủ năng lực pháp lý, trình độ chuyên môn giỏi. Với yêu cầu trên thì Chi nhánh cần triển khai chính sách phát triển nguồn nhân lực thật hiệu quả.
- Chi nhánh cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ NH nói chung và cán bộ làm công tác kế toán nói riêng, đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh toán trong điều kiện hiện đại hoá công nghệ thanh toán, bằng cách cử đi học hoặc mời các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính NH về để giảng dạy cho cán bộ NH.
- Tăng cường đào tạo cán bộ cho hệ thống thanh toán gồm cán bộ nghiệp vụ sử dụng thiết bị tin học trong hệ thống thanh toán về kỹ năng truy cập và sử lý thông tin, số liệu, đào tạo cán bộ kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc lắp đặt, vân hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống thanh toán.
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thì Chi nhánh cũng cần phải chú ý đến giáo dục phẩm chất đạo đức của cán bộ NH. Những vấn đề tiêu cực cần phải được ngăn chặn triệt để.
- Bên cạnh đó, Chi nhánh cần phải xây dựng chính sách tuyển dụng nhân viên để bổ sung vào lực lượng lao động của Chi nhánh. Tuyển dụng những người có trình độ giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, linh hoạt trong công việc, có nhiều ý tưởng sáng tạo, tác phong làm việc nghiêm túc…
3.2.6. Giải pháp về vốn :
Tập trung nguồn vốn hiện có, triển khai nhanh các dự án vay vốn nước ngoài trong chiến lược hiện đại hoá công nghệ, đào tạo để có thể nâng cấp và hoàn thiện công tác thanh toán và cho mục tiêu phát triển lâu dài.
3.2.7. Tăng sự liên kết giữa các NH:
Chi nhánh cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin trên cơ sở có sự liên kết của nhiều NH nhằm thành lập một liên minh thẻ tiết kiệm được chi phí đầu tư, vừa triển khai được nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu và tạo tiện ích tốt đa cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ này.
NHNN sẽ đóng vai trò quan trọng định hướng và là đầu mối tổ chức triển khai thực hiện, cho vay tạo vốn phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
Hệ thống NH đang trong lộ trình hội nhập quốc tế thông qua việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), là thành viên chính thức của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Thách thức lớn nhất của ngành NH là xuất phát điểm còn rất thấp, công nghệ và trình độ quản lý còn non yếu so với các nước trong khu vực và thế giới. Với tình hình như vậy, việc mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải chấp nhận nhiều thách thức lớn và ngành NH cũng không nằm ngoài thách thức đó.
Mở rộng TTKDTM trong hệ thống NH hiện nay là một trong những vấn đề bức xúc nhất của nền kinh tế. Bởi vì chính việc mở rộng TTKDTM qua hệ thống NH là cơ sở để các NHTM mở rộng tín dụng, giảm lãi xuất cho vay, áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động thanh toán, tăng cường cạnh tranh. Khi hoạt động TTKDTM bị hạn chế, không phát triển thì hoạt động của toàn bộ hệ thống NH cũng đang bị hạn chế nhiều mặt. Chính vì vậy, các NH bắt buộc phải đa dạng hoá, đa năng hoá trong việc cung ứng các dịch vụ, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Hiện đại hoá toàn diện ngành NH với các trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như đội ngũ CBCNV với tay nghề giỏi, trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội đang phát triển.
Với đề tài “ Giải Pháp về phát triển phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa" đã phần nào kháI quát cơ sở lý luận về TTKDTM, qua đó có thể thấy được sự cần thiết, vai trò cũng như ưu nhược điểm của các hình thức TTKDTM trong KTTT. Bên cạnh đó, qua thời gian tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và TTKDTM nói riêng tại Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa có thể thấy được tình hình ứng dụng công nghệ thanh toán tại Chi nhánh, xu hướng phát triển TTKDTM, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong TTKDTM, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để khắc phục. Qua đề tài này, em hy vọng sẽ đưa ra một số ý kiến nhỏ bé, đóng góp cho quá trình hoàn thiện và phát triển TTKDTM của ngành cũng như của Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của CBCNV, đặc biệt là CBCNV phòng Kế toán- Tài chính của Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Chi nhánh.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006- 2007
Phương hướng kinh doanh dịch vụ Ngân hàng năm 2007 - 2008 - Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa.
Tạp chí Ngân hàng NN&PTNT
Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng.
Tạp chí Ngân hàng.
Tạp chí Tin học Ngân hàng.
Tạp chí Thị trường Tài chính.
Luật Ngân hàng Nhà Nước và luật các Tổ chức tín dụng.
Các văn bản về Thanh toán không dùng tiền mặt.
……………ba…..ba…..ba……………
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa.docx