MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1. Đặt vấn đề 3
2. Mục tiêu của báo cáo 3
3. Tổ chức thực hiện 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP 4
1.1. Giới thiệu chung 4
1.2. Cơ sở pháp lý 4
1.3. Thông tin về hoạt động sản xuất 5
1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất 5
1.3.2. Máy móc thiết bị 6
1.3.3. Sản phẩm, công suất sản xuất 7
1.4. Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu 7
1.4.1. Nhu cầu nguyên vật liệu 7
1.4.2. Nhu cầu nhiên liệu 8
1.5. Nhu cầu lao động 9
1.6. Hiện trạng sử dụng mặt bằng nhà máy 9
CHƯƠNG II: CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10
2.1. Nguồn phát sinh nước thải 10
2.1.1. Nước thải sinh hoạt 10
2.1.2. Nước thải sản xuất 10
2.1.3. Nước sử dụng cho tưới cây xanh, PCCC (dự phòng), rò rĩ 10
2.1.4. Nước mưa chảy tràn 10
2.2. Nguồn phát sinh bụi và khí thải 11
2.2.1. Do quá trình vận chuyển bốc dỡ nguyên liệu 11
2.2.2. Do quá trình sản xuất 11
2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 11
2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 11
2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 11
2.3.3. Chất thải nguy hại 12
2.4. Nhiệt thừa 13
2.5. Tiếng ồn và rung 13
2.6. Dự báo rủi ro và sự cố môi trường 13
2.6.1. Tai nạn lao động 13
2.6.2. Sự cố cháy nổ 14
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CÁCTÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIÊU CỰC ĐANG ÁP DỤNG 15
3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 15
3.1.1. Nước thải sinh hoạt 15
3.1.2. Nước thải sản xuất 16
3.1.3. Nước mưa chảy tràn 17
3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 17
3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm từ quá trình giao thông, vận chuyển 17
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu từ quá trình sản xuất 17
3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn 18
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 18
3.3.2. Chất thải công nghiệp không nguy hại 18
3.4. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, chấn động 19
3.5. Phòng chống và ứng cứu sự cố môi trường 19
CHƯƠNG IV: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 21
4.1. Giám sát môi trường không khí 21
4.1.1. Chất lượng không khí xung quanh 21
4.1.2. Chất lượng không khí khu vực sản xuất 21
4.2. Giám sát khí thải lò hơi 22
4.3. Giám sát môi trường nước thải 23
4.3.1. Nước thải sinh hoạt 23
4.3.2. Nước thải sản xuất 24
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26
5.1. Kết luận 26
5.2. Kiến nghị 27
PHỤ LỤC 28
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu xã hội ngày càng gia tăng, số lượng Nhà máy xí nghiệp tăng lên không ngừng. Cùng với sự gia tăng sản xuất thì vấn đề môi trường cũng ngày càng trở nên cấp thiết, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và luôn được sự quan tâm của người dân nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường theo xu hướng phát triển bền vững của toàn cầu, Công ty TNHH Thép DONG BANG thực hiện công tác bảo vệ môi trường như đã cam kết và công tác giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ. Việc giám sát chất lượng môi trường nhằm đánh giá khả năng tác động của hoạt động sản xuất đến sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh.
2. Mục tiêu của báo cáo
Khảo sát hiện trạng hoạt động sản xuất thép thanh và thép không gỉ. Đồng thời kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước và các giải pháp khắc phục.
3. Tổ chức thực hiện
Công ty TNHH Thép DONG BANG đã kết hợp với công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường Đại Việt tiến hành thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường đợt 2 năm 2010.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giám sát môi trường Công ty TNHH Thép dong bang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
------------o0o-----------
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu xã hội ngày càng gia tăng, số lượng Nhà máy xí nghiệp tăng lên không ngừng. Cùng với sự gia tăng sản xuất thì vấn đề môi trường cũng ngày càng trở nên cấp thiết, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và luôn được sự quan tâm của người dân nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường theo xu hướng phát triển bền vững của toàn cầu, Công ty TNHH Thép DONG BANG thực hiện công tác bảo vệ môi trường như đã cam kết và công tác giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ. Việc giám sát chất lượng môi trường nhằm đánh giá khả năng tác động của hoạt động sản xuất đến sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh.
2. Mục tiêu của báo cáo
Khảo sát hiện trạng hoạt động sản xuất thép thanh và thép không gỉ. Đồng thời kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước và các giải pháp khắc phục.
3. Tổ chức thực hiện
Công ty TNHH Thép DONG BANG đã kết hợp với công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường Đại Việt tiến hành thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường đợt 2 năm 2010.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH THÉP DONG BANG
Địa chỉ: KCN Nhơn Trạch 1, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Chủ doanh nghiệp: Ông CHUN JUNG KOOK
Chức vụ: Giám đốc
Cán bộ phụ trách môi trường: Nguyễn Đình Trung
Điện thoại: 0613.560812 – 0613.560814 Fax: 0613.560811
1.2. Cơ sở pháp lý
Báo cáo giám sát môi trường được thành lập dựa theo các văn bản pháp lý sau:
Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Quyết định 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải.
Công văn số 526/TNMT-MT ngày 22/03/2006/ của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường.
Căn cứ giấy phép đầu tư số 111/GP-KCN-ĐN ngày 29 tháng 01 năm 2002 và giấy phép điều chỉnh 111/GPDDC1-KCN-ĐN ngày 26 tháng 12 năm 2002 do Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cấp cho Công ty TNHH Thép DONG BANG.
Phiếu xác nhận số 157/BĐK-TNMT ngày 02/06/2004 của Sở Tài nguyên và Môi Trường về việc xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Dự án “ Mở rộng nhà xưởngsản xuất thép thanh và thép dây không gỉ, công suất 600 tấn/năm” của công ty TNHH Thép DONG BANG.
1.3. Thông tin về hoạt động sản xuất
1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất
Thanh/dây thép không gỉ
Tráng muối
Kéo dài
Làm sạch dầu mỡ
Làm dẻo
Kiểm tra
Đóng gói
Giao hàng
Bụi
Bụi, ồn
Nước thải nhiễm dầu mỡ
Ồn
Hình 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thép thanh, thép không gỉ
Thuyết ming công nghệ:
Thép/dây thép không gỉ trước khi kéo được phủ lên bề mặt lớp muối chống ăn mòn. Sau đó, dây thép được bôi trơn bề mặt trong quá trình kéo mờ và kéo bóng. Sau khi kéo dài, dây thép dính các chất bôi trơn như (chất bôi trơn khô TR41B, K3, W5157S) do đó phải được làm sạch dầu mỡ trước khi qua công đoạn tiếp theo. Tiếp theo thép đưa qua công đoạn làm dẻo. Sau đó thép được kiểm tra, các hóa chất như H3PO4, N2, NH3 dùng để xử lý bề mặt dây thép trước khi đóng gói và giao cho khách hàng.
1.3.2. Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị sản xuất trong nhà máy được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Danh mục máy móc, thiết bị chính
Stt
Tên máy móc thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
(Nguồn: Công ty TNHH Thép DONG BANG)
1.3.3. Sản phẩm, công suất sản xuất
Sản phẩm, công suất sản xuất và thị trường tiêu thụ của công ty thép DONG BANG được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Danh mục sản phẩm, công suất sản xuất và thị trường tiêu thụ
Tên sản phẩm
Công suất
Thị trường tiêu thụ
Thép không gỉ
Trong nước
Xuất khẩu
(Nguồn: Công ty TNHH Thép DONG BANG)
1.4. Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu
1.4.1. Nhu cầu nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu sử dụng trung bình trong một tháng của công ty TNHH Thép DONG BANG được trình bày trong bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu
STT
Tên nguyên – phụ liệu
Thành phần hóa học
Khối lượng/tháng
Công dụng
1
Thép không gỉ
C, Si, Mn, P, S, Ni, Cr, Mo, Cu, N
500 tấn
Sản xuất thép không gỉ
2
Chất bôi trơn khô V6S
Sodiumstearate
potassiumstearate
150 kg
Bôi trơn bề mặt dây thép trong quá trình kéo mờ
3
Chất bôi trơn khô TR41B
Calcium stearate
1.400 kg
Bôi trơn bề mặt dây thép trong quá trình kéo mờ
4
Chất bôi trơn ướt K3
Potassium soap
Corrosion Inhibitor
Water
80 kg
Làm bóng bề mặt dây thép
5
Chất bôi trơn ướt W5 157S
Tallow
Parafin wax
Refined mineral oil
Polyoxyethylene
eonyl ether
Sorbitan mono oleate
Sodium oleate
Water
120 kg
Bôi trơn bề mặt dây thép trong quá trình kéo bóng
6
Muối SP-3
Potassium Sulfate
Sodium Borate
600 kg
Phủ lên bề mặt dây thép ống chống ăn mòn trước khi kéo
7
H3PO4
Phosphric acid
Water
1.800 kg
Xử lý bề mặt dây thép
8
N2
N2
600 kg
Làm sạch và bảo vệ bên trong ống nhiệt
9
NH3
NH3
2.400 kg
Xử lý bề mặt dây thép
10
Fe2(SO4)3
Fe2(SO4)3
200 kg
Xử lý nước thải
11
NaOH
NaOH
100 kg
Xử lý nước thải
12
Ca(OH)2
Ca(OH)2
800 kg
Xử lý nước thải
13
FLOC
FLOC
4 kg
Xử lý nước thải
(Nguồn: Công ty TNHH Thép DONG BANG)
1.4.2. Nhu cầu nhiên liệu
Nhiên liệu sử dụng chính trong quá trình sản xuất tại Công ty là điện và dầu DO sử dụng cho thắp sáng, vận hành máy móc thiết bị, cung cấp nhiệt cho lò hơi…
Lượng nhiên liệu tiêu tốn này được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4: Nhu cầu sử dụng các loại nhiên liệu
STT
Nhiên liệu
Số lượng/tháng
Nguồn cung cấp
1
Điện
187324 KW
-
2
Dầu DO
-
-
(Nguồn: Công ty TNHH Thép DONG BANG)
Nhu cầu sử dụng nước:
Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất của công ty khoảng 2.499 m3/ tháng ( 96 m3/ ngày đêm), trong đó:
Nước dùng cho tưới cây, rửa đường, rò rỉ, phòng cháy chữa cháy: 3 m3/ ngày đêm.
Nước dùng cho hoạt động sản xuất: 52 m3/ ngày đêm, lượng nước này chủ yếu để làm sạch bề mặt sản phẩm.
Nước dùng cho sinh hoạt: 41 m3/ ngày đêm.
Nguồn cung cấp nước do công ty TNHH MTV phát triển Đô thị và KCN IDICO cung cấp.
1.5. Nhu cầu lao động
Tổng số lao động của công ty là 129 người.
Số ca làm việc: 3 ca/ngày.
Ca 1: 6 h sáng – 4 h chiều.
Ca 2: 4 h chiều – 12 h đêm.
Ca 3: 12 h đêm – 4 h sáng.
1.6. Hiện trạng sử dụng mặt bằng nhà máy
Quy mô diện tích: 16.750 m2
Diện tích xây dựng: 12.065 m2
Diện tích cây xanh: 4.411 m2 đạt khoảng 26,33% tổng diện tích.
CHƯƠNG II: CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên, Công ty có khả năng phát sinh các loại ô nhiễm khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiến ồn, nhiệt và rung từ các nguồn sau:
2.1. Nguồn phát sinh nước thải
2.1.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu từ nhà ăn tập thể và từ nhà vệ sinh.
Hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên tại công ty khoảng 129 người, lượng nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên khoảng: 41 m3/ ngày đêm, lượng nước thải trung bình: 32,8 m3/ ngày đêm (80% lượng nước cấp cho sinh hoạt).
Về đặc điểm và tính chất: nguồn nước này thường chứa các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các thông số BOD5, COD), chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng Nitơ, phospho), vi sinh…
2.1.2. Nước thải sản xuất
Nước dùng cho nhu cầu sản xuất khoảng 52 m3/ ngày đêm, lượng nước thải trung bình khoảng 41,6 m3/ ngày đêm.
Về đặc điểm và tính chất: nguồn nước thải này đặc trưng bởi các thông số pH, nhiệt độ, SS, COD, BOD, Phospho tổng, Nitơ tổng, dầu mỡ khoáng, độ màu, Fe, Xianua, Coliform, Ni, Zn, Cr6+…
2.1.3. Nước sử dụng cho tưới cây xanh, PCCC (dự phòng), rò rĩ
Lượng nước này công ty sử dụng trong công tác chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, tưới sân… Ngoài ra, Công ty sử dụng nước cho việc dự phòng phòng cháy chữa cháy (PCCC), rò rĩ, ước tính 3 m3/ ngày.
2.1.4. Nước mưa chảy tràn
Bản thân nước mưa không gây ô nhiễm môi trường nhưng khi chảy tràn qua khu vực mặt bằng phân xưởng sẽ cuốn theo các chất cặn bã, rác, đất cát…Do đó, nước mưa sẽ bị ô nhiễm các chất lơ lửng. Công ty thường xuyên cho quét dọn, thu gom lượng rác rơi vãi trên bề mặt nhà xưởng, kho bãi, nhằm làm giảm sự lôi cuốn của các chất dơ bẩn khi nước mưa chảy tràn qua khuôn viên công ty. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa có nắp đan chạy xung quanh nhà xưởng để tách hoàn toàn nước mưa và nước thải.
2.2. Nguồn phát sinh bụi và khí thải
Bụi và khí thải phát sinh trong hoạt động sản xuất từ nguồn chủ yếu sau:
2.2.1. Do quá trình vận chuyển bốc dỡ nguyên liệu
Quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và hoạt động của các phương tiện vận chuyển phát sinh bụi và khí thải. Các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd và bụi. Nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác và không thường xuyên nhưng công ty phải có kế hoạch bốc dỡ và vận chuyển nguyên vật liệu, sảm phẩm hợp lý để tránh gây ô nhiễm môi trường.
2.2.2. Do quá trình sản xuất
2.2.2.1. Bụi
Bụi phát sinh trong công đoạn sản xuất với thành phần chủ yếu là bụi kim loại, oxit kim loại với tải lượng không cao.
2.2.2.2. Khí thải
Khí thải phát sinh từ lò hơi và máy phát điện dự phòng, tuy nhiên lượng khí thải này ít và không ảng hưởng đáng kể đến môi trường.
2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn
2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt gồm chất thải từ nhà ăn tập thể và từ công tác văn phòng: thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, vỏ lon, chai, giấy,… Hiện tại công ty có 129 cán bộ công nhân viên làm việc, lượng rác thải toàn công ty ước tính khoảng 1.000 kg/tháng.
2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty: giấy vụn, gỗ, thép inox phế phẩm, bao polymer… với khối lượng phát sinh trung bình khoảng 7.100 kg/tháng.
Bảng 5: Thành phần, khối lượng các loại chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng
STT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
(Rắn/lỏng/bùn)
Số lượng
(kg/tháng)
1
Nhóm kim loại và hợp kim: thép inox phế phẩm
Rắn
7.000
2
Nhóm nhựa: bao polymer
Rắn
50
3
Nhóm gỗ/giấy
Rắn
50
Tổng
7.100
(Nguồn: Công ty TNHH Thép DONG BANG)
Tất cả các chất thải rắn trên đều được phân loại và chứa riêng biệt, sau đó hợp đồng với Hợp Tác Xã Dịch Vụ VSMT Hiệp Hòa thu gom, vận chuyển xử lý đúng quy định.
2.3.3. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại của công ty bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang, bao bì, thùng chứa nhiễm các thành phần nguy hại, giẻ lau vệ sinh công nghiệp và bao tay… Khối lượng trung bình phát sinh hàng tháng là: 16.062 kg/tháng.
Bảng 6: Thành phần, khối lượng các loại chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng
STT
Tên chất thải
Mã chất thải
Số lượng
( kg/tháng)
1
Bùn thải
12 06 06
14.000
2
Hỗn hợp chất thải bôi trơn và phủ bề mặt dạng rắn
07 03 06
1.000
3
Hỗn hợp chất bôi trơn và phủ bề mặt dạng lỏng
07 03 02
100
4
Cặn acid H3PO4 thải (dạng sệt)
07 01 01
500
5
Bộ lọc dầu, lọc nhớt đã qua sử dụng
15 01 02
10
6
Dầu nhớt thải từ xe nâng, máy nén khí
15 01 07
40
7
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải
17 02 03
50
8
Bao bì, thùng chứa thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại
18 01 01
150
9
Giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại
18 02 01
200
10
Chất thải nhiễm dầu nhớt từ quá trình vệ sinh công nghiệp
19 07 01
10
11
Bóng đèn huỳnh quang thải
16 01 06
2
Tổng
16.062
(Nguồn: Công ty TNHH Thép DONG BANG)
Tất cả lượng chất thải này được công ty thu gom tập trung lại một chỗ riêng biệt và hợp đồng với Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam ( HVL) thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.
2.4. Nhiệt thừa
Trong quá trình hoạt động sản xuất tại công ty, nhiệt thừa phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sau:
Nhiệt thừa phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất (máy luyện, máy kéo…) và hệ thống ống dẫn nhiệt từ lò hơi để cung cấp nhiệt.
Bức xạ nhiệt mặt trời qua trần mái tole vào những ngày mặt trời nắng gắt.
Quá trình tích tụ nhiệt trong nhà xưởng sản xuất chưa được thông thoáng tốt.
Tuy nhiên, để đảm bảo nhiệt thừa không gây ảnh hưởng đến môi trường và công nhân sản xuất trực tiếp, công ty đã khắc phục bằng thông thoáng tự nhiên, hoặc thông gió cưỡng bức.
2.5. Tiếng ồn và rung
Trong quá trình hoạt động sản xuất tại công ty nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu phát ra khi vận hành các máy móc, thiết bị cơ khí. Đây là nguồn ô nhiễm đặc trưng với loại hình sản xuất của công ty.
Tiếng ồn từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm.
Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ hoạt động các phương tiện giao thông vận tải phát ra từ động cơ, do sự rung động của các bộ phận xe. Tuy nhiên, mức ồn ào này không đáng kể và không thường xuyên.
2.6. Dự báo rủi ro và sự cố môi trường
2.6.1. Tai nạn lao động
Các nguyên nhân có thể dẫn tới tai nạn lao động là do:
Bất cẩn của công nhân trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị và bốc dỡ hàng hóa.
Không tập huấn an toàn lao động cho công nhân.
Do không tuân thủ nội quy về an toàn lao động khi làm việc.
Tình trạng của công nhân không tốt dẫn đến thiếu tập trung khi làm việc.
2.6.2. Sự cố cháy nổ
Nguyên nhân gây cháy nổ có thể kể đến bao gồm:
Tàng trữ nhiên liệu không đúng quy định.
Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.
Do vậy, công ty rất chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CÁC
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIÊU CỰC ĐANG ÁP DỤNG
3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
3.1.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu từ nhà ăn tập thể và từ nhà vệ sinh, với lượng nước thải khoảng 32,8 m3/ ngày đêm, được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn. Bể tự hoại đồng thời có 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Thời gian lưu nước từ 3 - 6 ngày, cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một phần tạo thành khí và mội phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan.
Lớp vật liệu lọc
Ống dẫn nước vào
Ống thoát nước ra
Ngăn lắng và
lên men cặn
Ngăn lắng
Ngăn lọc
Hình 2: Cấu tạo bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:
Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom về bể tự hoại để xử lý. Nước thải vào bể tự hoại đầu tiên sẽ qua ngăn lắng và phân hủy cặn. Tại ngăn này, các cặn rắn được giữa lại và phân hủy một phần với hiệu suất khoảng 20% dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí. Sau đó, nước qua ngăn chứa nước. Tại đây, các thành phần hữu cơ có trong nước thải tiếp tục bị phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí. Sau ngăn lắng cặn, nước được đưa qua ngăn lọc với vật liệu lọc bao gồm sỏi, than, cát được bố trí từ dưới lên trên nhằm tách các chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy. Sau bể tự hoại, hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) và dinh dưỡng (nitơ, phospho) giảm khoảng 60%; dầu mỡ động thực vật giảm khoảng 80%; chất rắn lơ lửng giảm khoảng 90%.
Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại, sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải để xử lý tiếp trước khi thoát ra hệ thống thoát nước thải tập trung của KCN Nhơn Trạch 1.
3.1.2. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất của công ty khoảng 41,6 m3/ ngày đêm được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT cột A trước khi chảy vào hệ thống thoát nước của KCN Nhơn Trạch 1.
Máy rửa 1 & 2
( Hóa chất thải)
Bồn chứa hóa chất
(9)
Nước thải
Bồn chứa
(1)
Bồn trộn
(2)
Bồn hóa chất 1
(3)
Bồn hóa chất 2
(4)
Bồn hóa chất 3
(5)
Bồn lắng
(6)
Bồn chứa
(7)
Bồn cacbon
(8)
Hệ thống cống NIP
Fe2(SO4)3
pH = 2.0
Ca(OH)2
pH = 7.0
PlOC
Bồn chứa
(Sau khi lắng)
Máy ép
Chất thải rắn: dạng bánh
Nước sau khi ép
Ghi chú:
*pH: Bồn 3: 1~ 2
*pH: Bồn 4: 7~ 8
*pH: Cài đặt và điều chỉnh bằng Sensor dò
Hình 3: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất
3.1.3. Nước mưa chảy tràn
Công ty đã thiết kế hệ thống mương rãnh hở với các hố ga có song chắn rác nhằm thu gom lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt các phân xưởng sau đó chảy vào cống thoát nước chung của KCN Nhơn Trạch 1.
Công ty thường xuyên cử người quét dọn sạch sẽ, thu gom nguyên liệu rơi vãi trên bề mặt kho bãi nhằm tránh trường hợp nước mưa cuốn theo nguyên vật liệu xuống hệ thống cống của công ty.
Định kỳ 06 tháng Công ty sẽ thu gom lượng cặn tích tụ trong các hố ga của hệ thống nước thải chung của công ty và giao cho đơn vị có chức năng thu gom, mang đi xử lý đúng quy định.
3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm từ quá trình giao thông, vận chuyển
Để hạn chế ô nhiễm môi trường từ quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào khuôn viên, công ty đã áp dụng các biện pháp sau:
Thực hiện phun nước sân bãi hằng ngày nhất là những ngày nắng nóng, tránh việc bụi phát tán đi xa.
Thường xuyên chăm sóc và trồng mới cây xanh dọc theo các bờ tường rào theo quy định của Nhà nước nhằm tạo sự thoáng mát trong khuôn viên công ty cũng như ngăn bụi phát tán ra môi trường xung quanh.
Bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên vật liệu.
Giảm tốc độ < 5 km/h, khi các phương tiện chạy trong khuôn viên nhà máy.
Thường xuyên bảo dưỡng các phương tiện bốc dỡ và các loại xe tải vận chuyển thuộc tài sản công ty.
Vận hành đúng trọng tải để giảm thiểu các loại khí thải.
Không được nổ máy trong khi chờ giao nhận hàng nhằm giảm thiểu các loại khí thải.
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu do qua trình sản xuất
3.2.2.1.Giảm thiểu ô nhiễm do bụi
Bụi là nguồn ô nhiễm đặc trưng của quy trình sản xuất. Tuy nhiên, đây là bụi kim loại có khối lượng lớn, dễ lắng. Công ty đã có các biện pháp sau nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi: các thiết bị cơ khí sử dụng tại công ty đều được thiết kế kín, tại các công đoạn đều được chụp hút bụi tại đầu ra thành phẩm nên lượng bụi trong phân xưởng được giảm thiểu khá nhiều.
Công nhân đã trang bị khẩu trang chuyên dùng cho toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất đồng thời có kế hoạch kiểm tra việc đeo khẩu trang của công nhân khi làm việc, tránh trường hợp có khẩu trang mà không sử dụng với bất cứ lý do nào.
3.2.2.2.Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải
Công ty đã thiết kế nhà xưởng sản xuất thông thoáng, với chiều cao hợp lý, tạo điều kiện cho không khí bên ngoài và bên trong phân xưởng lưu thông, trao đổi dể dàng.
Đối với khí thải lò hơi và máy phát điện dự phòng, Công ty đã giảm thiểu bằng cách lắp đặt chiều cao ống khói lớn hơn 5 m để phát tán gây ảnh hưởng tới người lao động.
3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn
Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn bao gồm việc kiểm soát và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại. Chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:
Các loại chất thải rắn của công ty đều được giảm thiểu và phân loại ngay tại nguồn, tùy theo từng thành phần, tính chất mà được đóng gói chứa đựng trong những bao bì thích hợp.
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt khoảng 1000 kg/tháng gồm chất thải từ nhà ăn tập thể và từ công tác văn phòng: thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, vỏ lon, chai, giấy,… được thu gom vào các thùng chứa rác đúng quy định và hợp đồng với với Hợp Tác Xã Dịch Vụ VSMT Hiệp Hòa thu gom, vận chuyển xử lý đúng quy định.
3.3.2. Chất thải công nghiệp không nguy hại
Tất cả các loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại như: nhựa xốp, bao bì polymer, thép inox phế phẩm, …với tổng lượng thải khoảng: 7.100 kg/tháng được công ty hợp đồng với Hợp Tác Xã Dịch Vụ VSMT Hiệp Hòa thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.
3.3.2. Chất thải nguy hại
Chất thải công nghiệp nguy hại khoảng 16.062 kg/tháng được công ty phân loại, thu gom tập trung lại những nơi riêng biệt và hợp đồng với Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam ( HVL) thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.
Công ty đã lập thủ tục đăng ký quản lý chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải căn cứ theo quy định của Thông tư số 12/2006/ TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường; Quyết định số 23/2006/QQD-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường và được Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai cấp Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 749/SĐK-TNMT ngày 14/11/2008.
3.4. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, chấn động
Công ty đã thiết kế nhà xưởng sản xuất thông thoáng, với chiều cao hợp lý tạo điều kiện cho không khí bên ngoài và trong phân xưởng lưu thông, trao đổi dể dàng, giảm thiểu bức xạ nhiệt do mặt trời và nguồn hơi nóng do hoạt động sản xuất.
Hơi nóng từ các công đoạn sản xuất được chụp hút một phần và giảm thiểu bằng cách lắp đặt quạt thông gió…
Ngoài ra công ty còn có các biện pháp sau:
Thường xuyên tiến hành bảo trì, vận hành máy móc đúng công suất thiết kế nhằm giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình sản xuất.
Cách ly hợp lý các nguồn ồn ra các vị trí riêng biệt.
Đối với các loại máy móc, thiết bị hoạt động phát sinh tiếng ồn lớn các chân đế máy được đệm bằng cao su.
Tổ chức các khu yên tĩnh cho công nhân nghỉ trong giờ giải lao.
3.5. Phòng chống và ứng cứu sự cố môi trường
3.5.1. An toàn lao động
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân viên.
Công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa trong khu vực dễ gây cháy nổ.
3.3.2. Phòng chống cháy nổ
Công ty rất chú trọng đến vấn đề phòng chống cháy nổ. Hiện nay công ty đã và đang thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ như:
Hệ thống đường đảm bảo cho xe cứu hỏa ra vào thuận lợi, đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể phun bất kỳ vị trí nào của phân xưởng phát sinh ra lửa.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để tránh hiện tượng chập điện xảy ra.
Toàn bộ công nhân viên trong xưởng được chia thành các tổ để ứng cứu khi xảy ra sự cố và được tổ chức tham gia lớp tập huấn về phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động mỗi năm một lần.
Công ty đã lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ.
CHƯƠNG IV: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
4.1. Giám sát môi trường không khí
4.1.1. Chất lượng không khí xung quanh
Vị trí giám sát: khu vực cổng vào công ty.
Thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi, CO, SO2, NO2.
Kết quả giám sát:
Bảng 7: Kết quả giám sát độ ẩm, độ ồn ngoài khu vực sản xuất
Điểm đo
Nhiệt độ
(0C)
Độ ẩm
(%)
Tốc độ gió
(m/s)
Độ ồn (dBA)
Ngoài cổng bảo vệ
TCVN 5949:1998
-
-
-
75
Đánh giá và kết luận: Độ ồn ngoài nhà xưởng tại thời điểm đo nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5949:1998.
Bảng 8: Kết quả giám sát nồng độ hơi, khí độc và bụi trong không khí
Điểm đo
Bụi
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
KK01: cổng vào công ty
QCVN 05:2009/BTNMT
0,3
30
0,35
0,2
Đánh giá và kết luận: nồng độ bụi, CO, SO2, NO2, trong không khí xung quanh ngoài nhà xưởng tại thời điểm đo đều nằm trong giới hạn cho phép tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT.
4.1.2. Chất lượng không khí khu vực sản xuất
Vị trí giám sát: 02 vị trí.
Thông số giám sát: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi, CO, SO2, NO2.
Kết quả giám sát:
Bảng 9: Kết quả giám sát vi khí hậu và độ ồn khu vực sản xuất
Điểm đo
Nhiệt độ
(0C)
Độ ẩm
(%)
Tốc độ gió
(m/s)
Độ ồn (dBA)
Khu vực sản xuất – Xưởng A
Khu vực sản xuất – Xưởng B
Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp
(theo Quyết định 3733/2002 /QĐ-BYT ngày 10/10/2002)
34
≤80
0,2 – 1,5
≤85
Đánh giá và kết luận: vi khí hậu, độ ồn trong khu vực sản xuất tại thời điểm đo đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002).
Bảng 10: Kết quả giám sát nồng độ các chất độc hại trong khu vực sản xuất
Điểm đo
Bụi
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
Khu vực sản xuất – Xưởng A
Khu vực sản xuất – Xưởng B
Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp
(theo Quyết định 3733/2002 /QĐ-BYT ngày 10/10/2002)
8
40
10
10
Đánh giá và kết luận: nồng độ bụi, CO, SO2, NO2, trong khu vực sản xuất tại thời điểm đo đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT – 10/10/2002).
4.2. Giám sát khí thải lò hơi
Vị trí giám sát: 01 vị trí.
Thông số giám sát: Bụi, CO, SO2, NO2.
Kết quả giám sát:
Bảng 11: Kết quả giám sát chất lượng khí thải lò hơi
Điểm đo
Bụi
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
Khí thải lò hơi
QCVN 19:2009/BTNMT
200
1000
500
500
Đánh giá và kết luận: Nồng độ bụi, CO, SO2, NO2, trong khí thải lò hơi tại thời điểm đo đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT.
4.3. Giám sát môi trường nước thải
4.3.1. Nước thải sinh hoạt
Vị trí giám sát: sau bể tự hoại.
Thông số giám sát: pH, SS, BOD, COD, N–NH3, tổng N, tổng P, dầu động thực vật, coliform.
Kết quả giám sát:
Bảng 12: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
Tiêu chuẩn vào KCN Nhơn Trạch 1
1
Nhiệt độ
0C
45
2
pH
-
5 - 9
3
COD
mg/l
500
4
BOD5
mg/l
200
5
SS
mg/l
300
6
Tổng N
mg/l
60
7
Tổng P
mg/l
6
8
Dầu mỡ
mg/l
20
9
Coliform
MPN/100 ml
10.000
Đánh giá và kết luận: Tại thời điểm đo đạc các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt nằm trong giới hạn cho phép trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch 1.
4.3.2. Nước thải sản xuất
Vị trí giám sát: hố ga tập trung nước thải của công ty trước khi dẫn về hệ thống thoát nước thải của KCN Nhơn Trạch 1.
Thông số giám sát: Nhiệt độ, pH, độ màu, SS, BOD, COD, tổng N, tổng P, dầu mỡ khoáng, Fe, CN-, Zn, Ni, Cr6+ , Coliform.
Kết quả giám sát:
Bảng 13: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau hệ thống xử lý
STT
Chỉ tiêu t
Đơn vị
Kết quả
QCVN 24:2009/BTNMT
Cột A
Cmax
Kq = 1,1; Kf =1,2
1
Nhiệt độ
0C
40
40
2
pH
-
5 – 9
5 – 9
3
Độ màu
Co-Pt
20
26,4
4
COD
mg/l
50
66
5
BOD5
mg/l
30
39,6
6
SS
mg/l
50
66
7
Tổng N
mg/l
15
19,8
8
Tổng P
mg/l
4
5,28
9
Fe
mg/l
1
1,32
10
CN-
mg/l
0,07
0,0924
11
Zn
mg/l
0,1
0,132
12
Ni
mg/l
0,2
0,264
13
Cr6+
mg/l
0,05
0,066
14
Dầu mỡ khoáng
mg/l
5
6,6
15
Coliform
MPN/100 ml
3.000
3.000
Đánh giá và kết luận: Tại thời điểm đo đạc, tất cả các chỉ tiêu trong nước thải sau xử lý trước khi thải ra môi trường đạt Quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT cột A.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Công ty TNHH Thép DONG BANG đã thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Các biện pháp quản lý và xử lý môi trường đã thực hiện như:
Về môi trường không khí:
Chất lượng không khí và tiếng ồn khi đo đạc tại khu vực xung quanh đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT, và tiêu chuẩn âm học – tiếng ồn TCVN 5949 – 1998 (từ 6 giờ - 18 giờ).
Các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường không khí khi đo đạc trong các khu vực sản xuất đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động với Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ Y Tế.
Công ty cũng đã xây dựng hệ thống quạt hút gió, máy điều hòa không khí nhằm giảm thiểu đáng kể nhiệt dư trong khu vực kinh doanh sản xuất.
Về môi trường nước:
Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt cho thấy:
Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất sau hệ thống xử lý cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 24:2009, cột A.
Công ty cam kết cải tạo, nâng cấp bể tự hoại để chỉ tiêu Coliform nằm trong giới hạn cho phép.
Công ty tiếp tục duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải để tất cả các chỉ tiêu luôn nằm trong giới hạn cho phép QCVN 24:2009, cột A.
Về chất thải rắn:
Công ty đã thực hiện đầy đủ quy trình thu gom chất thải rắn.
Công ty đã có sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Để giúp giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường hiện nay công ty tiếp tục thực hiện:
Trồng bổ sung cây xanh xung quanh nhà xưởng, đường nội bộ vừa có tác dụng che nắng, giảm nhiệt độ không khí và tạo cảm giác mát mẻ cho công nhân, vừa có tác dụng điều hòa vi khí hậu của khu vực.
Thực hiện việc quét nền, tưới nước, vệ sinh đường nội bộ, bến bãi,…nhằm giảm thiểu lượng bụi có thể bốc lên do gió thổi, sự di chuyển của các phương tiện sẽ làm tăng lượng bụi trong không khí.
Công ty sẽ tiến hành thực hiện chương trình giám sát môi trường của nhà máy với tần suất 2 lần/năm để trình Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xem xét.
5.2. Kiến nghị
Công ty TNHH Thép DONG BANG đã tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm phù hợp với Quy chuẩn Việt Nam và khả năng của mình. Vì vậy, Công ty xin kiến nghị với các Cơ quan Quản lý Môi trường chức năng của Trung Ương và địa phương xem xét về báo cáo hiện trạng môi trường của Công ty.
PHỤ LỤC
Văn bản pháp lý.
Kết quả phân tích.
Các quy chuẩn Việt Nam có liên quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giám sát môi trường Công ty TNHH Thép dong bang.doc