Loại hình ĐH này được chia t hành 3 nhóm khác biệt, theo mức độ điều tiết và
mục đích hoạt động:
Một là, ĐH thuộc các công ty lớn: M ục đích của các ĐH dạng này là để đào
tạo bồi dưỡng nhân lực cho chính công ty của mình và một phần cho xã hội. Họ sẽ
nhận được lợi ích lớn hơn trong tương lai nhờ danh tiếng của tập đoàn, của nhà
trường và khi SV đi làm thông qua việc tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị thặng
dư cao hơn cho công ty.
Hai là, ĐH tư thục vì lợi nhuận một phần: Loại hình này phổ biến ở các nước
châu Á nhưng có những ràng buộc rất chặt chẽ của Chính phủ như khống chế mức
trần học phí để trường học không chạy theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. D o vậy,
các trường Đ H dạng này được thành lập nhưng quy mô không lớn và ít có uy tín
trong xã hội.
Ba là, ĐH tư thục hoạt động hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận: Đ ây thực sự là
những công ty giáo dục như: Apollo Group Inc của A nh, Career Education Corp Inc
của M ỹ. Đa số các ĐH tư thục vì lợi nhuận là loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu
được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với mục đích kinh doanh vì lợi
nhuận.
38 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không tuyển được sinh viên, không thu hút được sinh viên theo học, học phí
cao...nhưng đó chỉ là bề nổi của vấn đề. Vấn đề mấu chốt ở đây theo lãnh đạo nhiều
trường ĐH, CĐ NCL là cơ chế cho các trường phát triển thì hầu như chưa được
thực thi bình đẳng so với trường công lập.
Nói về sự ra đời và thực trạng của giáo dục ĐH, CD NCL hiện nay, GS. Trần
Hồng Quân cho biết, các trường ra đời chủ yếu không phải để giải quyết vấn đề
kinh phí đầu tư cho nhà nước; quan trọng hơn, đây là mô hình tổ chức ĐH năng
động, tự chủ, có động lực tự thân để phát triển không ngừng. Nhưng buồn thay, các
chính sách về giáo dục lại thể hiện sự đánh giá không đúng vai trò của giáo dục Đ H,
CĐ NCL, dường như chưa coi đó là một phần của nền giáo dục ĐH VN, dẫn đến
những bất cập về chính sách.
Liên quan tới vấn đề tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ NCL,thực trạng các
trường NCL những năm qua thường không tuyển được sinh viên, ở đây có một mấu
mà chốt lâu nay chúng ta chưa nghĩ tới đó là không kiểm tra các trường công lập về
việc xác định chỉ tiêu, nhiều trường xác định chỉ tiêu không đúng, vượt lên so với
quy định sinh viên/giảng viên và mét vuông sàn/sinhviên.
Bảng 1: Thống kê số lượng trường Đại học – Cao đẳng qua các năm:
Đơn vị tính: trường.
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng 202 214 230 277 322 369 393 403 414 419 424
Công lập 179 187 201 243 275 305 322 326 334 337 343
NCL 23 27 29 34 47 64 71 77 80 82 81
(Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê).
14
Bảng 2: Thống kê số lượng Sinh viên các trường ĐH-CĐ qua các năm
Đơn vị tính: Nghìn Sinh viên.
(Theo số liệu từ Cục Thống kê).
Ý kiến đóng góp cho giáo dục đại học Việt Nam :cần phải được chỉnh đốn khẩn
cấp để trường đại học có thể thực hiện đúng chức năng thật sự của nó chứ
không chỉ là một tổ chức trường học. Những yếu tố bao gồm:
a) Cải thiện chất lượng của học sinh đầu vào bằng việc cải cách phương pháp
học tập và phương pháp kiểm tra
b) Chuyển dịch cơ cấu giáo dục từ phân tán thành cục bộ, linh hoạt hơn, liên
ngành, hơn, phù hợp với tinh thần của Humboldt-tự do giảng dạy, tự do học tập;
c) Bãi bỏ hệ thống thù lao không hợp lý mà hiện đang là một trở ngại nguy
hiểm chết người ở những khoa nghiên cứu
Cụ thể như sau:
a. . Cải thiện chất lượng đầu vào: M ột tiêu chí hàng đầu để đánh giá một đại học là
chất lượng sinh viên ra trường. Nhưng đầu ra phụ thuộc rất nhiều đầu vào. Nếu đại
học không lấy vào được sinh viên có trình độ và chất lượng đúng yêu cầu thì cũng
giống như nhà máy không nhập được nguyên liệu đúng chuẩn, dù cố gắng kỳ công
sản phẩm vẫn tồi.
b. Thay đổi phương thức đào tạo:
Nhiều năm gần đây các đại học lớn của ta cũng được gọi là đa ngành, tuy thực
chất chỉ là tập hợp hành chính nhiều đại học chuyên ngành. Về cơ bản phương thức
đào tạo vẫn như cũ. Ngay cả phương thức đào tạo theo tín chỉ tuy đang dần dần thay
thế phương thức theo niên chế nhưng cũng chưa phát huy tác dụng nhiều vì vẫn giữ
kế hoạch học tập thống nhất, cứng nhắc, cho mọi sinh viên cùng một chuyên ngành
và rất ít cơ hội cho sinh viên một chuyên ngành được dành thời gian thích đáng theo
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng 1131.0 1319.8 1387.1 1666.2 1603.5 1719.5 1956.2 2162.1 2208.1 2178.6
Công
lập
993.9 1182.0 1226.7 1456.7 1414.7 1501.3 1656.4 1828.2 1873.1 1855.2
NCL 137.1 137.8 160.4 209.5 188.8 218.2 299.8 333.9 335.0 323.4
15
học và lấy tín chỉ về những chuyên ngành khác được tuỳ chọn theo sở thích. Cách
đào tạo thiếu phóng khoáng thì sản phẩm cũng khó có được những trí tuệ phóng
khoáng. Tôi hiểu ý tưởng của Humboldt: tự do học, tự do dạy là cũng theo tinh thần
đó.
Xu hướng đào tạo uyển chuyển trong giáo dục đại học hiện đại là xuất phát từ
tình trạng xâm nhập lẫn nhau ngày càng sâu rộng giữa các ngành tri thức, khiến hợp
tác liên ngành trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để phát triển khoa học. Thành tựu
khoa học kỳ vĩ nhất đầu thế kỷ 21 là giải mã bản đồ gen người sở dĩ đạt được là nhờ
dựa vào sự tham gia trực tiếp của hàng nghìn nhà khoa học ở nhiều nước khác nhau,
thuộc nhiều ngành chuyên môn khác nhau trên thế giới.
c. Tháo gỡ các rào cản nghiên cứu khoa học: Chỉ mấy năm gần đây, do nhu cầu hội
nhập thúc đẩy, nhận thức về vấn đề này mới có ít nhiều chuyển biến. Sau những
thông tin thống kê cho thấy rõ sự tụt hậu nặng nề đến mức xấu hổ của các đại học
Việt Nam so với các đại học Thái Lan, M alaysia, Singapore, chúng ta mới bắt đầu
đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho các đại học. Nghiên cứu khoa học đã quá
yếu mà lại còn đạo văn tràn lan gây tai tiếng lớn, ảnh hưởng tai hại đến hình ảnh đại
học Viêt Nam trên thế giới. May thay giải thưởng Fields của Ngô Bảo Châu đã thổi
một luồng gió mới vào bầu không khí ảm đạm đó. Hy vọng tới đây tình hình sẽ có
biến chuyển tốt, với điều kiện nói và làm đi đôi và chúng ta bắt tay ngay vào việc
cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để như lời hô hào của Thủ tướng
trong buổi chào mừng GS Ngô Bảo Châu.
Hiện nay tuy mọi người đã nhất trí về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học
ở đại học nhưng lại nảy ra những khác biệt quan niệm đang gây trở ngại không ít.
Một số người đưa ra quan niệm dễ dãi về nghiên cứu khoa học, mở rộng khái niệm
nghiên cứu khoa học đến cả những nghiên cứu theo nghĩa thông thường, mà trên thế
giới không ai coi là nghiên cứu khoa học. Rồi lại có ý kiến cảnh báo chạy theo công
bố quốc tế để đi nước ngoài, chạy theo nghiên cứu khoa học để sao nhãng giảng
dạy, v.v. Thậm chí còn viện dẫn những tên tuổi tri thức lớn như Tạ Quang Bửu,
Trần Đại Nghĩa, …, để nói rằng chẳng cần có công bố quốc tế, chẳng cần có công
trình nghiên cứu gì vẫn có thể là nhà khoa học lớn, v.v. Trong khi đó theo phản ảnh
16
của báo chí tình hình “bận giảng dạy, quên nghiên cứu” vẫn còn trầm trọng ở ngay
cả các đại học lớn nhất.
Bên cạnh xu hướng xem thường công bố quốc tế và thông tục hoá khái niệm
nghiên cứu khoa học thì cũng bắt đầu nảy ra quan niệm cực đoan ngược lại, tuyệt
đối hoá và vận dụng máy móc các chỉ số đánh giá định lượng về nghiên cứu khoa
học gần đây đã được phổ biến trên quốc tế. Các chỉ số này cho những thông tin bổ
ích có thể dùng làm tư liệu tham khảo quan trọng khi đánh giá hoạt động nghiên
cứu khoa học ở những cộng đồng lớn, nhưng không thể có ý nghĩa tuyệt đối và thay
thế hoàn toàn sự đánh giá của chuyên gia am hiểu khi đánh giá từng cá nhân riêng
lẻ. Cũng giống như các kết quả xét nghiệm tuy rất cần thiết cho bác sĩ khi chẩn
đoán, chữa trị, nhưng không thể thay thế hẳn bác sĩ. Sử dụng máy móc các chỉ số
định lượng có thể gây ra những xu hướng không lành mạnh trong hoạt động nghiên
cứu khoa học.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cho nghiên cứu khoa học ở các đại học (và các
viện nghiên cứu) là không khí thiếu tự do học thuật (nhất là trong khoa học xã hội)
và áp lực kiếm thêm thu nhập ngoài lương không cho phép các nhà khoa học nghĩ
tới nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Không ít nhà khoa học vốn có khả năng và tâm
huyết nhưng vì nhu cầu cuộc sống đành phải ngậm ngùi chia tay với khoa học, dạy
thêm rất nhiều giờ, làm đủ thứ việc không sở trường, có khi còn trái với lương tâm,
để kiếm sống. Tôi nghĩ họ chỉ đáng trách một phần. Đáng trách hơn là thái độ vô
trách nhiệm của cơ quan quản lý, lãnh đạo, tuy hàng chục năm nay đã xác định giáo
dục khoa học là quốc sách hàng đầu mà vẫn thản nhiên trước tình trạng thầy giáo,
nhà khoa học không sống nổi với đồng lương còm đến kỳ quặc, còn nói chi nghiên
cứu khoa học hay giảng dạy cho tử tế. Một vài chủ trương gượng gạo để tăng thu
nhập cho thầy giáo đại học không những không giải quyết vấn đề một cách cơ bản
mà còn có nguy cơ gây rối loạn và bất công trong một môi trường cần trật tự và
công bằng. Không giải quyết ổn thoả cái nghịch lý lương/thu nhập này mà để nó tự
phát chi phối đời sống đại học thì coi như gác lại vô thời hạn cái mục tiêu sang
trọng tiến lên đẳng cấp quốc tế vào năm nọ năm kia trong vài thập kỷ tới.
17
C. TÀI CHÍNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1. Mô hình tài chính giáo dục đại học trên thế giới:
Các nghiên cứu về mô hình tài chính giáo dục đại học trên thế giới đã nêu ra
bốn mô hình phổ biến đã và đang được áp dụng.
Mô hình 1: Giáo dục đại học công lập miễn phí hoặc với học phí thấp
(Expansion of a public sector charging little or no tuition fees).
Mô hình tài chính giáo dục đại học (GDĐH) công lập miễn phí hoặc học phí
thấp đóng vai trò chủ đạo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhà nước đóng vai trò là
nhà đầu tư chủ yếu để phát triển nền giáo dục đại học công lập và chỉ yêu cầu một
phần đóng góp khiêm tốn từ người học và gia đình thông qua nguồn thu học phí.
Trong mô hình này, Chính phủ đóng vai trò chủ yếu để phát triển GDĐH công lập
và người học chỉ đóng một phần nhỏ học phí, khoảng 10% chi phí hoạt động của
trường ĐH dành cho giảng dạy và quản lý, chưa tính đến chi phí nghiên cứu khoa
học và hoạt động khác.
Mô hình này áp dụng ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô trước
đây hay Việt Nam. Việc áp dụng mô hình này phù hợp với một xã hội mà những
người được đào tạo đại học sẽ là lực lượng lao động phục vụ cho nhà nước, cho các
ngành kinh tế và cho các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, nhà nước phải chi ngân
sách đủ để phục vụ cho giáo dục đại học. Vào những năm 1950 và 1960, Hoa Kỳ đã
áp dụng mô hình này để phát triển nền giáo dục đại học đại chúng, bao gồm việc
phát triển hệ thống các trường cao đẳng cộng đồng và các trường đại học công lập.
Bên cạnh đó, một số quốc gia khu vực Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Pháp,
Đức… cũng áp dụng mô hình này và có tên gọi chung là mô hình: “Học phí thấp
hoặc miễn phí”. Để có thể áp dụng thành công mô hình, các quốc gia cần phải có đủ
năng lực tài chính để đầu tư cho giáo dục công. Đây là điều khiến nhiều quốc gia
không thể áp dụng mô hình này.
Để áp dụng thành công mô hình này, các quốc gia cần có đủ năng lực tài chính
đầu tư cho GDĐH. Điều này khiến chính phủ các nước gặp những khó khăn và
không thể tiếp tục áp dụng lâu dài, bởi vì chi phí cho một người học ĐH ngày càng
18
tăng, thậm chí tăng nhanh hơn cả tốc độ phát triển kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu được
học ĐH của số đông sinh viên (SV) cũng ngày càng tăng nên các trường ĐH công
lập phải đương đầu với những khoản tài trợ không đầy đủ từ Chính phủ. Điều này
khiến khủng hoảng tài chính cục bộ trong GDĐH luôn có thể xảy ra.
Mô hình 2: Chi phí đại học được hoàn trả sau khi sinh viên tốt nghiệp
(Publicly financed fees repaid through the tax system once students graduate)
Khi mô hình “GDĐH công lập miễn phí hoặc phí thấp” bị phê phán cả về tính
công bằng và hiệu quả thì nhiều nghiên cứu cho rằng, cần phải thay đổi phương
thức trợ cấp cho các cơ sở đào tạo sang trợ cấp trực tiếp cho người học thông qua
chương trình cho SV vay vốn để học ĐH. Việc SV được vay tiền học với lãi suất
thấp cũng giúp làm tăng thu nhập bình quân đầu người gia đình họ. Ngày nay, các
quốc gia đã xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ SV vay vốn học ĐH, mỗi chương
trình lại hướng đến một trong các mục đích đặt ra. Quốc gia này thì có mục đích chỉ
hướng tới đảm bảo công bằng xã hội, còn quốc gia kia thì lại hướng đến quy mô lớn
hơn của hệ thống giáo dục.
Úc đã giới thiệu một mô hình phát triển đại học mới vào cuối những năm 1980
thông qua Chương trình hỗ trợ đại học (HECS). Chương trình này được xây dựng
trên hai cơ sở: thứ nhất là sự cần thiết phải có sự tham gia của các thành phần tư
nhân vào sự nghiệp phát triển giáo dục đại học, thứ hai là nhiều sinh viên và gia
đình của họ không muốn chi trả học phí theo cung cách truyền thống. Để thực hiện
chương trình này, chính phủ Úc đã đầu tư kinh phí hoạt động cho các trường, và sau
đó tổ chức thu hồi lại từ sinh viên thông qua hệ thống thuế thu nhập cá nhân. Anh
và Thái Lan cũng đã bắt đầu áp dụng các mô hình tương tự như của Úc từ năm
2006.
Yêu cầu then chốt của việc áp dụng mô hình này, cũng tựa như đối với mô
hình 1, là các quốc gia cần có đủ năng lực tài chính để đầu tư ban đầu cho hệ thống
giáo dục đại học. Ngay đối với Úc cũng đã từng xem xét đến việc giảm bớt sự hỗ
trợ đối với các đối tượng có thu nhập thấp, đồng thời gia tăng tỷ lệ thu nợ từ sinh
viên tốt nghiệp để chương trình có thể tồn tại bền vững. M ột yêu cầu quan trọng
nữa là Nhà nước cần thiết lập được một cơ chế hữu hiệu nhằm thu hồi nợ vay của
19
sinh viên. Theo Phạm (2007), tỷ lệ hoàn vốn từ nguồn nợ vay của sinh viên Trung
Quốc là 55%, của Hàn Quốc là 64%, còn đối với các nước phát triển thì cao hơn.
Nhằm giảm bớt áp lực cho bộ máy quản lý, nhiều số quốc gia đã giao trách nhiệm
cho vay-thu hồi nợ này cho hệ thống ngân hàng (Tilak, 2006).
Mô hình 3: Gia tăng học phí kết hợp với mở rộng các chính sách hỗ trợ
(Increased cost sharing combined with higher levels of student aid).
Mô hình này được thực hiện dựa trên nghiên cứu về các nguyên tắc thị trường
trong chi phí GDĐH, SV và gia đình phải chịu các chi phí cho GDĐH. SV phải chi
trả cho dịch vụ giáo dục vì: những người hưởng lợi là những người phải trả tiền; các
nguồn lực kinh tế sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, những tài trợ lãng phí sẽ bị loại bỏ.
Sự tài trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho GDĐH thực chất là lấy tiền từ
nguồn đóng thuế của người dân. Sẽ có một tỷ lệ lớn những SV cao đẳng và ĐH là
con những gia đình nghèo khó, cần phải được tài trợ. Ngoài ra, SV theo học những
ngành được Chính phủ đầu tư phát triển thì đóng mức học phí thấp hoặc miễn phí,
còn những ngành xã hội có nhu cầu cao như: Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Kinh
tế, Quản trị kinh doanh hay Luật thì phải đóng học phí ở mức cao. Ngược lại, những
ngành Chính phủ cần ưu tiên, hoặc độ co dãn của cầu theo giá gần bằng không
nhưng xã hội rất cần thì được trợ cấp. M ức học phí khác nhau còn được áp dụng với
các cấp độ ĐH: chương trình sau ĐH thì cao hơn so với chương trình ĐH, các
chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ học phí cao dần, lũy tiến so với bậc ĐH.
Chương trình phân biệt cũng áp dụng với đối tượng người học các hệ học khác
nhau, SV truyền thống học phí thấp hơn SV vừa học vừa làm. Ngoài ra, các chương
trình thường cũng áp dụng phân biệt đối với SV đến từ quốc gia khác, SV nước
ngoài phải đóng mức học phí cao hơn so với SV chính quy bản xứ.
Khi chương trình này được áp dụng có nghĩa là, cả nguyên tắc thị trường và
phi thị trường đều có thể phối hợp vận dụng để bổ sung nhau trong chi phí cho
GDĐH. Đồng thời, trong cùng một lúc chính phủ giải quyết được nhiều mục đích
khác nhau phù hợp với nguyên tắc đa dạng và phức tạp của tài chính ĐH.
Australia đã làm theo cách này: những SV thỏa mãn các điều kiện tham gia
chương trình tài trợ được tính mức học phí theo quy định của Chính phủ, còn các
20
SV khác và SV nước ngoài phải đóng mức học phí cao hơn nhiều. Theo mô hình
này, học phí của giáo dục đại học được tính toán sao cho có thể bù đắp một phần
đáng kể các chi phí hoạt động của nhà trường, đồng thời mở rộng các chính sách hỗ
trợ học phí đối với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Trong một phần tư thế kỷ
qua, Hoa Kỳ, New Zealand, và Canada có thể được xem là những quốc gia áp dụng
thành công mô hình này.
Trong thực tế, các quốc gia thực hiện giải pháp này theo những cách khác
nhau. Nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Phi thiết lập cơ chế học phí song song:
những sinh viên không hội đủ những điều kiện nào đó về kết quả học tập thì không
được theo học miễn phí mà phải đóng học phí ở mức cao. Tuy nhiên, cách làm này
không thể hiện được sự công bằng về quyền được hưởng các phúc lợi công trong
giáo dục đại học, dễ dẫn đến nguy cơ bỏ học hoặc không tiếp cận được giáo dục đại
học của nhóm sinh viên nghèo.
Mô hình 4: Mở rộng hệ thống đại học tư (Expansion of a private sector of
institutions)
Hệ thống GDĐH ở hầu hết các quốc gia tồn tại song song các trường ĐH công
lập và tư thục. Do nguồn NSNN dành cho trường công hầu như không được gia
tăng đáng kể, nên xu hướng phổ biến là số SV đầu vào của hệ thống ĐH tư ngày
càng tăng, còn số SV vào trường ĐH công có xu hướng tăng chậm hơn. Một trong
những giải pháp hiệu quả nhằm thu hút SV vào học tại các trường ĐH tư là cho
phép SV được vay để đi học và được xét cấp các loại học bổng.
Mở rộng hệ thống đại học tư được xem như một giải pháp giúp chia sẻ chi phí
đại học và đồng thời đáp ứng nhu cầu học đại học ngày một gia tăng. Ở các quốc
gia thuộc Trung Đông và một số quốc gia ở Châu Á, hệ thống đại học tư đã phát
triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực đào tạo nghề. Đối với Nhật và Hàn Quốc, sự phát
triển gần đây của hệ thống giáo dục đại học chủ yếu nằm ở khu vực tư nhân. Ba Lan
cũng là một ví dụ điển hình ở Châu Âu về sự phát triển hệ thống đại học tư.
Một điều có tính phổ biến là trong khi số sinh viên đầu vào của hệ thống đại
học tư ngày càng tăng nhanh, thì số sinh viên vào các trường đại học công có xu
hướng tăng chậm hoặc không tăng. Sự khác biệt này chủ yếu do nguồn ngân sách
21
Nhà nước dành cho các trường công hầu như không được gia tăng đáng kể. M ột
trong những giải pháp hiệu quả nhằm thu hút sinh viên vào học tại các trường đại
học tư là cho phép sinh viên cũng được vay để đi học, và được xét cấp các loại học
bổng. Một giải pháp đáng kể khác là Nhà nước cần tổ chức hoạt động kiểm định để
đánh giá các chương trình đào tạo được các trường tư cung cấp.
Mô hình ĐH tư thục trên thế giới rất đa dạng nhưng chủ yếu được chia thành 2
loại hình cơ bản như sau:
Loại hình đại học tư thục phi lợi nhuận
Đặc trưng cơ bản về mặt kinh tế, pháp lý và cấu trúc tổ chức của một đơn vị
hoạt động “không vì lợi nhuận” là: (1) Không được chia lợi nhuận cho một ai; (2)
Không có “chủ sở hữu” hay “nó sở hữu chính nó”, không có nhà đầu tư, có thể nói
tài sản là thuộc “sở hữu công cộng”, nguồn vốn chủ yếu là từ cho tặng và học phí;
và (3) Thường không được quản trị bởi một Hội đồng đại diện cho những nhóm có
lợi ích liên quan. Không vì lợi nhuận cũng có nghĩa tài sản ở đây không thuộc Nhà
nước mà cũng chẳng thuộc cá nhân nào, tức là không có chủ sở hữu và cũng không
có cổ đông, vì vậy không có ai được chia lợi nhuận từ hoạt động của trường ĐH.
Trong nền kinh tế thị trường, lập luận này nghe như vô lý nhưng loại hình ĐH này
rất phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở M ỹ, Nhật Bản.
Những ĐH tư phi lợi nhuận có Hội đồng quản trị để đề ra phương hướng phát
triển chung của trường. Hội đồng này gồm những người thành đạt, có uy tín ở nhiều
lĩnh vực khác, chứ không thuần túy là người có tiền góp vào trường. Các trường ĐH
này có quỹ bảo trợ, tiền lãi từ đầu tư của quỹ, cộng với tiền đóng góp của bảo trợ
viên dùng làm chi phí cho hoạt động của trường. Tuy nhiên, không vì lợi nhuận có
nghĩa là đơn vị đó không được phép tạo ra lợi nhuận và thu nhập không bao giờ
được vượt quá chi phí. Một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận”
vẫn có thể được hoạt động có thu nhập như: nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ, cung cấp các dịch vụ theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Mô hình ĐH tư thục không vì lợi nhuận chiếm vị trí chi phối trong hệ thống
ĐH ở M ỹ và Nhật Bản, có đến hơn 90% SV tư thục ở Mỹ và một tỷ lệ khá lớn ở
Nhật Bản đang học ở các trường tư tổ chức theo loại hình phi lợi nhuận. Vào những
22
năm 1980, ở Mỹ có khoảng 3.500 cơ sở đào tạo ĐH và cao đẳng, lượng trường công
do chính quyền tiểu bang, quận, thành phố lập và quản lý chiếm khoảng 45% trong
tổng số (không có ĐH công lập của Liên bang, mà chỉ có trường do chính quyền địa
phương, các bang sáng lập và quản lý), ở đó SV chi trả một tỷ lệ cao nhất cho học
phí là bằng 5-10% chi phí đơn vị. Bên cạnh đó, có tới 46% là trường của các tổ
chức tư nhân hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, phần còn lại là trường của
một chủ sở hữu hoạt động vì lợi nhuận. Học phí mà SV các trường ĐH tư thục phi
lợi nhuận phải đóng góp là rất lớn nhưng cũng chỉ bằng khoảng 30% chi phí đơn vị.
Loại hình đại học tư thục hoạt động vì lợi nhuận
Loại hình ĐH này được chia thành 3 nhóm khác biệt, theo mức độ điều tiết và
mục đích hoạt động:
Một là, ĐH thuộc các công ty lớn: M ục đích của các ĐH dạng này là để đào
tạo bồi dưỡng nhân lực cho chính công ty của mình và một phần cho xã hội. Họ sẽ
nhận được lợi ích lớn hơn trong tương lai nhờ danh tiếng của tập đoàn, của nhà
trường và khi SV đi làm thông qua việc tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị thặng
dư cao hơn cho công ty.
Hai là, ĐH tư thục vì lợi nhuận một phần: Loại hình này phổ biến ở các nước
châu Á nhưng có những ràng buộc rất chặt chẽ của Chính phủ như khống chế mức
trần học phí để trường học không chạy theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy,
các trường ĐH dạng này được thành lập nhưng quy mô không lớn và ít có uy tín
trong xã hội.
Ba là, ĐH tư thục hoạt động hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận: Đây thực sự là
những công ty giáo dục như: Apollo Group Inc của Anh, Career Education Corp Inc
của M ỹ. Đa số các ĐH tư thục vì lợi nhuận là loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu
được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với mục đích kinh doanh vì lợi
nhuận.
Các trường ĐH hoạt động vì lợi nhuận ở Mỹ được chính phủ khuyến khích
thành lập nhưng chỉ chiếm khoảng 9% về mặt số lượng trường học và SV chiếm
khoảng 2% trong tổng số. Hầu như không có một ĐH nào vì mục đích lợi nhuận mà
phát triển có uy tín ở Mỹ, trừ những trường dạy nghề. Hệ thống giáo dục của A nh
23
có 111 trường ĐH nhưng chỉ có một trường tư thục (ĐH Buckingham), ở Australia
có khoảng 30 trường ĐH thì chỉ có 10% là trường tư thục với quy mô rất nhỏ. M ặc
dù hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhưng các trường này cũng chủ yếu chú trọng
vào việc giảng dạy một số ngành đang hút khách như: ngoại ngữ, luật, kinh doanh
và công nghệ thông tin, ít đi sâu vào đào tạo các ngành nghiên cứu, khoa học công
nghệ đòi hỏi máy móc kỹ thuật cao, cơ sở thí nghiệm hiện đại vì đầu tư như thế sẽ
không thu hồi được vốn nhanh.
Trong khi đó, ở một số nước châu Á loại hình trường ĐH hoạt động trên cơ sở
vì lợi nhuận lại chiếm phần lớn và còn có thêm cả loại hình “nửa lợi nhuận” hay có
một mức lợi nhuận thích hợp (bởi vì mức học phí và lợi nhuận bị chính phủ khống
chế). Chính vì bị đặt dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ của chính phủ, từ đánh giá kiểm
định chất lượng và phân loại đến hệ thống phân chia lợi nhuận để đảm bảo phát
triển đúng hướng, chứ không được tự do nhiều như các doanh nghiệp thuần túy, cho
nên đa số các trường ĐH không hoạt động theo luật công ty.
Ngân sách nhà nước
Phân bổ
ngân sách
Chương trình tín dụng
Sinh viên đại học
Cho vay
Chi phí
Các trường công lập
Cấp
trực
tiếp
cho
các
trườ
ng
Qu
i
trì
nh
th
u
hồ
i
Các nguồn tài
trợ khác
24
2. Xu hướng về tài chính giáo dục và các vấn đề được đặt ra:
Kết quả nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số nước trên
thế giới của Nhóm nghiên cứu: TS. Vương Thanh Hương; ThS. Vương Hồng Hạnh;
ThS. Vũ Thị Hồng Khanh, ThS. Bùi Thị Tính, TS. Trần Thị Bích Liễu cho thấy xu
hướng cải cách sâu rộng về tài chính giáo dục của các nước theo các xu thế sau:
-Xu hướng đại chúng hoá: Chuyển giáo dục tinh hoa (elite) sang giáo dục đại
chúng và phổ cập (massification and universalization). Qui mô giáo dục đại học của
nghiều nước tăng nhanh như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc...
- Xu hướng đa dạng hoá (diversification): Phát triển nhiều loại hình trường
với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và ngành nghề theo hướng hàn lâm
(academic) hoặc nghề nghiệp và công nghệ - chú trọng thực hành (professional and
technology);
-Tư nhân hoá/dân doanh hoá (privatization): để tăng hiệu quả đào tạo và thu
hút nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho GD ÐH ;
- Bảo đảm chất lượng (quality assurance) và nâng cao khả năng cạnh tranh,
chuyển đổi văn bằng, chứng chỉ, trao đổi sinh viên. Tập đoàn hoá (corporatization)
các trường đại học;
- Phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu để trở thành trung tâm sản
xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới, hiện
đại. Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tài KH-CN;
- Ðẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực. Các
trường đại học trở thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hút vốn
đầu tư vào đào tạo từ nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu
tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Trong lĩnh vực quản lý và quản lý tài chính GD ÐH, những khuynh hướng
cải cách được thể hiện ở 5 chủ đề chính:
- Việc mở rộng và đa dạng hóa số lượng nhập học, các tỉ lệ tham gia, số lượng
và loại hình trường;
25
- Ðổi mới quản lý tài chính được tính đến trong bối cảnh các trường ÐH phải
chịu áp lực tài chính do ngân sách nhà nước phân bổ cho các cơ sở GD ÐH thấp và
bị cắt giảm, đội ngũ cán bộ giảng dạy được xem như quá đông, chi trả thấp (hoặc
không được trả lương), thiếu phương tiện nghiên cứu khoa học hoặc thư viện và các
phòng thí nghiệm xuống cấp;
- Thị trường - uy thế của định hướng thị trường, các giải pháp và sự tìm kiếm
nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước;
- Nhu cầu đối với tự chịu trách nhiệm của các trường đại học;
- Tăng hiệu quả và chất lượng đối với quá trình dạy-học.
Thực tiễn cho thấy, những cải cách về quản lý tài chính GD ÐH của một số
nước trên thế giới thể hiện ở những chính sách đa dạng hoá nguồn thu cho GD ÐH
và Chính sách phân bổ và sử dụng tài chính trong giáo dục đại học.
Kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học thường được thu từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước hay người đóng thuế;
- Học phí và lệ phí;
- Tín dụng sinh viên hay đóng góp từ sinh viên;
- Các khoản quyên góp, quà hiến, tặng;
- Thông qua các hoạt động kinh doanh (kể cả cho thuê tài sản, đất, cơ sở vật
chất) hay nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Ðầu tư từ ngân sách nhà nước cho GD ÐH: nhìn tổng thể cho thấy mức đầu tư
cho GD ÐH/GDP của các quốc gia có tăng lên nhưng vẫn không đáp ứng được với
tốc độ tăng nhanh của số lượng sinh viên theo học và nhu cầu xã hội được tiếp cận
GD ÐH. Hầu hết các trường ÐH của các quốc gia trên thế giới đang ở tình trạng
thiếu hụt ngân sách và không thể chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí được cấp từ
ngân sách nhà nước. M ặc dù các quốc gia đều cho rằng, đầu tư cho GD ÐH là đầu
tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bậc cao nhưng họ đang đứng trước các lựa
chọn trong một danh sách dài các ưu tiên phải đầu tư cho phát triển và an sinh xã
hội, ví dụ phổ cập GD tiểu học, THCS, đầu tư cho y tế, phúc lợi cho người nghèo,
người vô gia cư. Việc đa dạng hoá nguồn thu cho các trường đại học là xu thế tất
yếu diễn ra trên khắp thế giới.
26
Học phí: thông qua kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy thu học phí ở bậc ÐH
được xã hội chấp nhận nếu chất lượng giảng dạy và đào tạo xứng đáng với cái giá
học phí mà người học phải bỏ ra. Rất nhiều quốc gia đang phát triển đã và đang
chuyển chi phí đào tạo từ những người đóng thuế (chính phủ) sang phía sinh viên và
cha mẹ họ dưới hình thức học phí và lệ phí - cách này đã được thực hiện vài thập kỷ
nay ở nhiều nước công nghiệp phát triển và các nước khối OECD. Chính sách thu
học phí trong GD ĐH phản ánh rất rõ nét tỉ lệ đóng góp của tư nhân cho phát triển
GD ĐH ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên rất khó xác định mối quan hệ nhân - quả giữa
tư nhân hoá (tỉ lệ đóng góp của tư nhân) và tính ưu việt của GD ĐH. Mô hình GD
ĐH Mỹ được nhiều quốc gia thừa nhận có tính ưu việt thông qua các chỉ số như giải
thưởng Nobel, số công trình khoa học đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành quốc
tế, số người được giải Nobel cao... nhưng mức học phí và tỉ lệ đóng góp của tư nhân
trong GD ĐH cũng rất cao.
Mô hình tài chính cho sinh viên (bao gồm tín dụng sinh viên, học bổng, các
khoản hỗ trợ khác...). Tín dụng sinh viên có thể dưới dạng một trong hai hình thức
cơ bản dưới đây với nhiều biến thể của từng hình thức hoặc kết hợp của cả hai hình
thức nếu có thể. Tất cả các chương trình tín dụng sinh viên đều đòi hỏi một số hỗ
trợ công – và điều này được xem như là việc cân đối các yếu tố khác nhau đối với
các cách chi phí khác để mở rộng tiếp cận và tính công bằng trong GD ĐH.
Chương trình tín dụng sinh viên tạo ra sự đóng góp đáng kể từ phía sinh viên - một
chương trình tín dụng sinh viên được trợ cấp tối thiểu, quản lý hiệu quả, kinh
nghiệm chống vỡ nợ có khả năng về lý thuyết giảm đáng kể được một số nguồn thu
công từ việc hỗ trợ các chi phí giảng dạy để sử dụng trong các hình thức mục tiêu
khác nhau để tăng sự tham gia và tính công bằng.
Các khoản quyên góp, quà hiến, tặng các hoạt động từ thiện: tăng nguồn thu
cho GD ÐH từ các nguồn quyên góp, quà hiến tặng, nói cách khác là thông qua hoạt
động từ thiện đã và đang được quảng bá và được coi là hoạt động mang đậm nét văn
hoá ở nhiều nước. Ví dụ Singapore đang khuyến khích sự đóng góp của những nhà
tài trợ và quảng bá việc xây dựng văn hóa tình thương ở Singapore. Các nhà nghiên
cứu và quản lý giáo dục Singapore cũng Khuyến nghị tăng cường và mở rộng liên
27
tục hoạt động này để tăng các khoản tiền từ thiện đóng góp cho phát triển GD ÐH.
Nhà nước khuyến khích các trường đại học mở rộng vốn chung của các nhà tài trợ
bằng từng bước tăng đóng góp kinh phí trực tiếp từ các cựu sinh viên, những sinh
viên hiện đang học và các công ty tư nhân. Các trường đại học cũng cần nuôi dưỡng
trong sinh viên của họ ý thức về quyền sở hữu và văn hoá đóng góp trong các
trường đại học. Những nỗ lực này được tiến hành liên tục và được duy trì khi sinh
viên trở thành cựu sinh viên, những người có thể thăng tiến trong nghề nghiệp.
Ða dạng hoá nguồn thu cho GD ÐH thông qua các hoạt động kinh doanh (kể
cả cho thuê tài sản, đất, cơ sở vật chất) hay nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Một khuynh hướng đáng chú ý trong đa dạng nguồn thu cho các cơ sở đào tạo ÐH
là thông qua việc bán các dịch vụ giảng dạy và nghiên cứu, nói một cách khác đó là:
tài chính dựa trên hợp đồng. Tóm lại, xuất hiện ở đây hai loại hợp đồng chính do
các trường thực hiện: hợp đồng với chính quyền trung ương và địa phương đối với
các chương trình khóa học đặc thù hoặc các dự án nghiên cứu và các hợp đồng thực
hiện theo thị trường mở với các tổ chức tư nhân. Tài chính dựa trên cơ sở hợp đồng
rất phổ biến ở Mỹ và úc. Tại Châu Âu, chính phủ các nước Hà Lan và Vương quốc
Anh đưa ra những yêu cầu mạnh đối với các trường đại học để tìm kiếm nguồn tài
trợ từ bên ngoài, bao gồm cả từ Cộng đồng Châu Âu. Các nước khác như Ireland,
Nauy, Thụy Sĩ và Thụy Ðiển đã nhận thấy nhu cầu của các trường ÐH để duy trì tài
chính công cần thiết, cùng với nó là việc khuyến khích các trường bán dịch vụ của
họ ra thị trường.
Chính sách phân bổ và sử dụng tài chính trong giáo dục đại học được thể
hiện ở những điểm như sau:
- Ðổi mới phương thức phân bổ tài chính: một số yếu tố cần quan tâm khi
xem xét công thức phân bổ tài chính cho GD ÐH bao gồm: Giá thành giảng dạy
(khác nhau giữa các nhóm ngành); cơ sở vật chất cần thiết; hỗ trợ học tập (thư viện
và các dịch vụ khác); trợ cấp cho nghiên cứu; những điều chỉnh trong các hoàn cảnh
đặc biệt;
- Những điều chỉnh cho các mục tiêu chính sách đặc biệt.
28
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về hệ thống phân bổ ngân sách cho
các trường ÐH, có hai phương thức phân bổ ngân sách chính:
- Phương thức phân phối trực tiếp thương thảo là phương thức được nhiều
nước đang áp dụng như Achentina, Braxin, Hy Lạp, ấn Ðộ, Philippines...
- Phương thức phân phối gián tiếp cho các cơ sở G D ÐH là một phương thức
phổ biến thông qua một trong hai hình thức hay cơ chế: Cơ chế đầu vào và/hoặc cơ
chế đầu ra. Các nước như Canada, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Thuỵ Ðiển,
Việt Nam... hiện đang áp dụng chính sách phân bổ ngân sách theo cơ chế đầu vào,
tức là căn cứ theo các yếu tố đầu vào của quá trình giáo dục như số lượng sinh viên,
giáo viên để phân bổ ngân sách. M ột số nước khác lại căn cứ theo đầu ra để phân bổ
ngân sách nhà nước cho GD ÐH như các nước Hà Lan, Ðan Mạch, Phần Lan, úc...
Tuy nhiên phương thức phân bổ tài chính mang những nét đặc thù riêng khi áp
dụng vào thực tế ở từng quốc gia.
Theo dõi và giám sát việc sử dụng tài chính trong GD ÐH theo hướng hiệu
quả:việc đổi mới phương thức phân bổ ngân sách cần gắn kết chặt chẽ với tăng
cường giám sát hiệu quả sử dụng, nói một cách khác là gắn chặt chẽ với những yêu
cầu tăng cường chất lượng và nâng cao hiệu quả của GD ÐH. Ðể giám sát việc sử
dụng ngân sách/nguồn thu của các trường theo hướng hiệu quả, nhiều quốc gia đã
xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục và xây dựng hệ thống
các chỉ số thực hiện. Ví dụ ngay từ những năm 1994, chính phủ Argentina đã thiết
kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý của các trường đại học dựa trên cơ sở
mạng Internet và hệ thống thống kê số liệu cho phép tích hợp các modules khác
nhau trợ giúp quá trình ra quyết định ở tất cả các trường ÐH công lập. Hệ thống
thông tin quản lý GD ÐH này bao gồm 5 modules phần mềm: Tài chính và ngân
sách; Quản lý nhân sự; Số liệu thống kê các trường ÐH; Quản lý thư viện; Quản lý
sinh viên. Tất cả các mođules này được kết nối Internet phục vụ cho tra cứu của tất
cả những người quan tâm. Ngoài ra hệ thống còn có bộ phận tư vấn đảm bảo cho
người sử dụng được thuận tiện và có được những thông tin mà họ yêu cầu.
Cơ cấu chia sẻ chi phí ở ĐH của một số nước trên thế giới
29
Nước / lãnh thổ 1. Từ NSNN (%) 2. Từ học phí (%)
3.Từ cộng đồng
(phần ĐH) (%)
Mỹ (1995):
+ ĐH công lập
+ ĐH tư thục
51,0
17,1
18,4
42,4
30,7 (23,1)
40,4 (22,2)
Hàn Quốc (1996):
+ ĐH công lập
+ ĐH tư thục
54,0
70,0
Việt Nam (2002):
+ ĐH công lập
+ ĐH tư thục
54,1
0,0
40,4
96,7
5,4 (0,9)
3,3
Trung Quốc (1996)
Liên bang Nga (2004)
63,5
47,0
19,1
45,0
17,5 (17,0)
Hong Kong / Singapore
(1996)
18,0 - 25,0
(Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007)
Tỷ lệ chi của nhà nước và người dân cho đại học và sau đại học
Nhà
nước trả
Người học
trả
Nhóm nước phát triển (OEC D)
Úc 47,2 52,8
Pháp 83,9 16,1
Đức 86,4 13,6
Hungary 79,0 21,0
Nhật 41,2 58,8
Hàn Quốc 21,0 79,0
Anh 69,6 30,4
Mỹ 35,4 64,6
Tỷ lệ bình quân nhóm nước phát triển 75,7 24,3
30
Nhóm nước mới phát triển
Chi Lê 15,5 84,5
Ấn Độ 86,1 13,9
Indonesia 43,8 56,2
Thái Lan 67,5 32,5
Tỷ lệ bình quân nhóm nước m ới phát triển 55,2 44,8
Việt Nam 63,3 36,7
(Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007)
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục
Nước
Năm tài
chính
Tỷ lệ chi cho
giáo dục đào tạo
trong GDP (%)
Nhóm nước phát triển (OECD)
Úc 2004 4,8
Pháp 2004 5,8 **
Đức 2004 4,6
Hungary 2004 5,4
Nhật 2003/04 3,6 *
Hàn Quốc 2004 4,6
Anh 2003/04 5,3
M ỹ 2003/04 5,3
Tỷ lệ bình quân của nhóm nước phát
triển
2004 5,4
Nhóm nước mới phát triển
Chi Lê 2005 3,5
Ấn Độ 2003/04 3,6
Indonesia 2003 0,9 *
Jamaica 2004/05 5,1
Malaysia 2004 6,2 **
Philippin 2004 2,7
31
Thái Lan 2004/05 4,3
Tỷ lệ bình quân của nhóm
nước mới phát triển
2004 3,9
Việt Nam 2006 5,6
(Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007)
3. Thực trạng về tài chình giáo dục đại học ở Việt Nam
Theo Luật giáo dục, các nguồn tài chính giáo dục đại học bao gồm:
- Ngân sách nhà nước (nếu có);
- Học phí và lệ phí tuyển sinh;
- Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ;
- Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong
nước và nước ngoài;
- Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Về học phí, Chính phủ qui định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí
lệ phí tuyển sinh, khung học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại
học công lập. Các cơ sở giáo dục đại học công lập được quyền chủ động xây dựng
và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh nằm trong khung học phí, lệ phí
tuyển sinh do Chính phủ quy định. Đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở
giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được quyền chủ động xây dựng và quyết
định mức thu học phí, lệ phí uyển sinh theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục
đại học thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng
với chất lượng đào tạo.
Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế
và công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Các cơ sở giáo dục đại học có
sử dụng ngân sách nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ gắn với nguồn ngân
sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân
sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Phần tài chính chênh
32
lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục
đại học tư thục được sử dụng như sau:
a) Dành ít nhất 25% để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho các hoạt
động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng
giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động học tập và
sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã
hội. Phần này được miễn thuế;
b) Phần còn lại, nếu phân phối cho các nhà đầu tư và người lao động của cơ sở
giáo dục đại học thì phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Giá trị tài sản tích lũy được trong quá trình hoạt động của cơ sở giáo dục đại
học tư thục và giá trị của các tài sản được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng cho cơ sở giáo
dục đại học tư thục là tài sản chung không chia, được quản lý theo nguyên tắc bảo
toàn và phát triển.
Nhìn chung, mặc dù số chi tuyệt đối từ ngân sách là thấp nhưng tính trên tỷ lệ
% GDP cho giáo dục nói chung và đại học nói riêng ở Việt Nam là tương đối cao
(7,2%) so với các nước phát triển )5,7%) và đang phát triển (5,3%).
Đầu tư cho giáo dục của Việt Nam so với các nước
Mầm non
Phổ thông
và đào tạo
nghề nghiệp
Đại học
Nhà nước chi
GDĐT/ GDP
Dân chi
GDĐT/ GDP
Tổng
chi
GDĐT
/GDP
1. Các nước phát triển 5,7%
1.1. Nhà nước chi bình quân 80% 91,8% 75,7% 5,4%
- Nước cao nhất Pháp
(95,8%)
Hungary
(94,7%)
Đức
(86,4%)
Pháp
(5,8%)
- Nước thấp nhất Hàn Quốc
(37,9%)
Hàn Quốc
(9,5%)
Hàn Quốc
(21,0%)
Nhật
(3,6%)
1.2. Dân chi bình quân 20% 8,2% 24,3% 0,3%
- Nước cao nhất Hàn Quốc
(62,9%)
Hàn Quốc
(20,5%)
Hàn Quốc
(79%)
Hàn Quốc
(2,6%)
- Nước thấp nhất Pháp
(4,2%)
Hungary
(5,3%)
Đức
(13,6%)
Hungary
(0,2%)
2. Các nước mới phát triển 5,3%
2.1. Nhà nước chi bình quân 65,8% 72,7% 55,2% 3,9%
- Nước cao nhất Malaysia
(92,4%)
Indonesia
(76,2%)
Ấn Độ
(86,1%)
Malaysia
(6,2%)
- Nước thấp nhất Indonesia Chi Lê Chi Lê Indonesia
33
(5,3%) (68,9%) (15,5%) (0,9%)
2.2. Dân chi bình quân 34,2% 27,3% 44,8% 1,4%
- Nước cao nhất Indonesia
(94,7%)
Chi Lê
( 31,1%)
Chi Lê
(84,5%)
Chi Lê
(2,9%)
- Nước thấp nhất Malaysia
(7,6%)
Indonesia
(23,8%)
Ấn Độ
(13,9%)
Indonesia
(0,6%)
3. Việt Nam (2006) 7,2%
3.1. Nhà nước chi 38,6% 87% 63,3% 5,6%
3.2. Dân chi 61,4% 13% 36,7% 1,6%
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tỷ lệ chi của nhà nước so với tổng chi phí cho giáo dục đại học ở Việt Nam
là tương đối cao (63,3%) so với nhóm nước mới phát triển (55,2%) nhưng thấp hơn
các nước phát triển (75,7%), nhất là các nước ở châu Âu (80%).
Tỷ lệ chi của nhà nước và người dân cho đại học và sau đại học
Nhà nước trả (%) Người học trả (%)
Nhóm nước phát triển (OECD)
Úc 47,2 52,8
Pháp 83,9 16,1
Đức 86,4 13,6
Hungary 79,0 21,0
Nhật 41,2 58,8
Hàn Quốc 21,0 79,0
Anh 69,6 30,4
Mỹ 35,4 64,6
Tỷ lệ bình quân nhóm nước phát 75,7 24,3
Nhóm nước mới phát triển
Chi Lê 15,5 84,5
Ấn Độ 86,1 13,9
Indonesia 43,8 56,2
Thái Lan 67,5 32,5
Tỷ lệ bình quân nhóm nước mới 55,2 44,8
Việt Nam 63,3 36,7
(Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007)
34
4. Kết luận và một số đề xuất về chính sách
Từ những phân tích trên cho thấy, mặc dù Nhà nước Việt đã có nhiều nỗ lực
trong việc chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo nhưng do số tuyệt đối của
GDP/đầu người của Việt Nam là quá thấp nên chi phí dành cho giáo dục là không
đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, để tiếp tục phát triển giáo dục đại học như mục tiêu
hiện nay, Việt Nam cần tìm ra mô hình tài chính phù hợp.
Theo GS Phạm Phụ, Viêt Nam cần sớm tổ chức nghiên cứu 7 loại chính sách
tài chánh cho GDĐH sau đây:
1. Mức đầu tư hợp lý cho GDĐH. Theo WB, với các nước đã phát triển, mức
đầu tư đơn vị hợp lý, nghĩa là tiền đầu tư trung bình cho 1 sinh viên (SV) trong 1
năm (hay gần đúng, cũng là “chi phí dơn vị”) là vào khoảng 50% của GDP/đầu
người. Còn với các nước đang phát triển, như trình độ của Trung Quốc chẳng hạn,
tỷ lệ này nên vào khoảng 150% của GDP/đầu người. Nói chung, GDP/đầu người
càng thấp thì tỷ lệ này phải càng lớn. VN hiện nay có GDP/đầu người khoảng 550
US$, còn thấp hơn Trung Quốc. Vậy phải chăng mức đầu tư đơn vị tối thiểu cũng
phải bằng 150% GDP/đầu người, nghĩa là khoảng 800 US$ hay 13 triệu Đ/SV-
năm?. Thế nhưng, tổng thu hàng năm ở ĐH công lập hiện nay (2004) mới chỉ
khoảng 5 triệu Đ/SV quy chuẩn, mức chi phí hàng năm ở ĐH ngoài công lập mới
chỉ khoảng 2,5 triệu Đ/SV. M ức đầu tư đơn vị quá thấp chắc cũng khó so sánh chất
lượng với các nước khác.
2. Đầu tư tài chính cho ĐH ngoài công lập. VN đã có dự kiến tăng rất nhanh
số SV của ĐH ngoài công lập từ 12% hiện nay lên đến 40% vào năm 2010. Tuy
vậy, mức đầu tư đơn vị ở loại hình ĐH này hiện còn hết sức thấp, mức thu học phí
còn rất hạn chế, thường dưới 4 triệu Đ/SV-năm, nhưng các trường vẫn phải tích luỹ
có lẽ đến trên 30% để mở rộng cơ sở Nhà trường. Nhà nước cũng chưa có một
chính sách tài trợ nào (xem bảng kèm theo). Vì vậy, chiến thuật vận hành cơ bản ở
đây là chiến thuật “lớp đông”, bình quân có lẽ trên 80 SV/lớp, Điều 43 của Luật GD
(sửa đổi) sắp có hiệu lực cũng đã cho phép: Hiệu trưởng các trường ĐH được tự cấp
bằng ĐH. Trong bối cảnh đó, nếu không có chính sách đầu tư tài chính hợp lý và rõ
35
ràng, e rằng sẽ xuất hiện hiện tượng “những cỗ máy cấp bằng” (Degree M ills), một
hiện tượng mà cả thế giới cũng đang rất quan tâm.
3. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Bài toán hiệu quả gần như chưa
được xử lý đối với GDĐH Việt Nam. Xin lấy 2 ví dụ. Thứ nhất, chi phí đơn vị
(chưa tính đủ) cho một SV quy chuẩn (năm 2000) của một trường ĐH có quy mô
dưới 1.000 SV và dưới 4.000 SV cao hơn 3 lần và khoảng 2 lần so với một trường
có quy mô trên 10.000 SV. Nghĩa là cùng một số tiền, ở trường này đào tạo được 1
SV thì ở trường kia đào tạo được hơn 2 SV. Trong khi đó hiện nay, rất nhiều trường
ĐH và CĐ có quy mô khá nhỏ và phần lớn có quy mô dưới 4.000 SV. Thứ hai,
trong cơ cấu chi phí của các trường ĐH năm 2004, phần lương và phụ cấp chỉ
chiếm khoảng 30%, trong khi con số này ở đa số các nước là trên 50%, ở Nhật đến
70-80%. Nói một cách khác, nguồn lực tài chính ở trường ĐH VN không phải chi
chủ yếu cho đội ngũ thầy cô giáo mà lại chi chủ yếu cho chi phí quản lý và “mua
sắm công cộng” v.v...
4. Phân phối NSNN cho GDĐH. Hiện nay Nhà nước đang dành cho GDĐH
khoảng trên 4% NSNN (ước tính). Nhưng một số nước theo mô hình Nhật Bản (J –
model – Cumming - 1997) như Hàn Quốc chẳng hạn, con số tương ứng chỉ có 2,3%
NSNN. Nhật Bản cho rằng “Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách của các nước Châu
Á rất thấp (VN khoảng 22%), khác với Mỹ và đặc biệt là khác với Châu Âu – Nhà
nước phúc lợi (đến trên 40%). Vì vậy, Nhà nước chỉ đủ sức cung cấp kinh phí cho
GD tiểu học phổ cập và một số lĩnh vực ưu tiên về khoa học – kỹ thuật ở bậc ĐH,
chi phí cho GD trung học và ĐH nói chung chủ yếu phải là trách nhiệm của người
học và cộng đồng.” Mô hình này đã lan toả sang Đài Loan, Hàn Quốc từ những năm
80 và sau đó sang Thái Lan, M alaysia, Singapore và Indonesia từ những năm 90.
Vậy phải chăng mô hình này cũng là mô hình phù hợp cho điều kiện của VN?
5. “Chia sẻ chi phí” và học phí ĐH. Trước hết, nói cho cùng thì với Nhà nước
, với một trường ĐH và cả với từng người SV, cơ bản vẫn là cơ cấu “chia sẻ chi
phí” (cost sharing): Chi phí đơn vị sẽ được chia sẻ, tính theo (%), như thế nào giữa
(1) NSNN, (2) học phí từ người học và (3) đóng góp của cộng đồng. Qua bảng kèm
theo có thể thấy, tỷ lệ học phí trong cơ cấu chia sẻ chi phí ở VN đã tương đối cao so
36
với nhiều nước trên thế giới, đã đến 40,4% ở ĐH công lập và 96,7% ở ĐH ngoài
công lập. Thứ đến, hiện nay đang thực hiện chính sách thu học phí đều, gần giống
nhau cho các đối tượng xã hội khác nhau trong bối cảnh cung ở ĐH chỉ xấp xỉ 25%
của cầu, một tỷ lệ lớn SV thuộc nhóm gia đình trung và thượng lưu, chưa thực sự
thu “luỹ tiến” trong thuế trực thu v.v... Theo lập luận của trường phái kinh tế học
“Tân – tự do” (Neo-liberalism), đấy là tạo thêm mất công bằng xã hội. Sau nữa, thu
học phí, ví dụ cùng là 2 triệu Đ/SV cho ngành đào tạo tốn 10 triệu Đ/SV và ngành
đào tạo tốn 4 triệu Đ / SV cũng là mất công bằng xã hội. Cuối cùng, tỷ lệ học phí
trong cơ cấu chi phí cũng phải tính đến mức độ phục vụ xã hội của loại ngành nghề
đào tạo, ví dụ với ngành dự báo động đất phải khác với ngành quản trị kinh doanh,
v.v... Rõ ràng, chính sách chia sẻ chi phí và học phí ở nước ta còn rất bất hợp lý.
6. Học bổng và cho SV vay. Với các nước còn kém phát triển như nước ta, việc
xây dựng một hệ thống kiểm soát và thẩm tra tài sản để cấp học bổng và thu hồi vốn
cho SV vay luôn là một vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là
không làm. Trung Quốc, có điều kiện tương tự như ta, cũng đã bắt đầu xây dựng 2
chính sách này từ năm 2003. Hai chính sách này là hai chính sách đi kèm với chính
sách chia sẻ chi phí để đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao trách nhiệm cho
chính người SV (không chỉ dựa vào gia đình). Chính sách cho SV vay hiện nay trên
thế giới rất đa dạng. Ví dụ, có thể tham khảo kiểu cho vay gọi là “Income
Contingent Repayment”. SV đã đi học chính thức thì được quyền vay với mức lãi
suất thực bằng không để trả học phí, sau khi tốt nghiệp, xin được việc làm và có
mức lương cao trên một ngưỡng nào đó thì mới bắt đầu trả và trả gần như kiểu đóng
thuế thu nhập cá nhân. Nếu đến tuổi hưu chưa trả hết thì được xoá nợ. Nhà nước
trích một phần NSNN dành cho GDĐH để chi cho việc “bao cấp” lãi suất và những
bất trắc, nếu có.
7. Tài trợ của cộng đồng. Nhiều nước trên thế giới có truyền thống đóng góp
của cộng đồng cho chi phí ở ĐH. Nguồn này bao gồm tài trợ của doanh nghiệp, của
cựu SV, của chính trường ĐH (do thu được qua các hoạt động kinh doanh, qua các
công ty của Nhà trường) và nguồn lợi phát sinh từ những khoản vốn riêng của Nhà
trường (Endowment). Ở Mỹ, nhiều trường có Endowment lớn hàng tỷ US$. Gần
37
đây các ĐH công lập ở Singapore, Malaysia… cũng có chính sách xây dựng
Endowment. Ở Singapore, khi một ĐH huy động được 1 $ tài trợ, Nhà nước sẽ tài
trợ cho 2 $ để lập Endowment. Ở Trung Quốc, từ năm 1997 cũng đã có đến 17%
đóng góp của chính Nhà trường, có trường đến 50% (con số ở Việt Nam là khoảng
1%). Những khoản tài trợ cho ĐH của doanh nghiệp và cựu SV thường được xem là
khoản chi phí trước thuế, nghĩa là hỗ trợ 10 Đ thì thực chi chỉ có 7 Đ, nếu mức thuế
của họ là 30%. Thiết nghĩ, đây cũng là một con đường để “xã hội hóa” GDĐH ở
Việt Nam.
Ngoài ra, nhóm “Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số
nước trên thế giới” do TS Vương Thanh Hương đề xuất Lựa chọn đúng giải pháp
đột phá trong đổi mới quản lý tài chính GD ĐH Việt Nam theo hướng sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn được đầu tư từ các nguồn khác nhau. Cụ thể:
- Ưu tiên đầu tư ngân sách của nhà nước trong việc xây dựng các trường ĐH
có chất lượng cao trong khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực trình độ đại học và sau đại học.
- Điều chỉnh lại định mức kinh phí đào tạo có tính đến chi phí đào tạo thực tế
của từng ngành nghề, từng trình độ phù hợp với qui luật giá trị trong cơ chế thị
trường nhằm tạo động lực cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo đại học. Xây
dựng và áp dụng mức học phí phù hợp với từng ngành, nghề, trình độ theo hướng
đảm bảo chất lượng.
- Ban hành và thực hiện rộng rãi chính sách học bổng, hỗ trợ sinh viên
nghèo, hiếu học bằng nhiều phương thức khác nhau.
- Thực hiện phân bổ kinh phí cho các trường ĐH trên cơ sở cạnh tranh và
dựa trên kết quả đầu ra.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục đại học.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tài chính các trường đại học. Sử
dụng kiểm toán độc lập bên ngoài và nội bộ đánh giá các hoạt động và chi tiêu của
nhà trường và công bố rộng rãi để tăng tính tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào
tạo ĐH.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arthur M Hauptman, Tài chính cho giáo dục đại học - xu hướng và vấn đề
(Người dịch Phạm Thị Ly), Tư liệu Tham khảo Nghiên cứu Giáo dục – Số 5
năm 2008;
2. Nguyễn Kim Dung (2008). Vài nét suy nghĩ về giáo dục đại học trong thời đại
mới. Viện nghiên cứu giáo dục. Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Việt Hùng, Mô hình tài chính giáo dục đại học trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt nam, Tạp chí tài chính số 7/2013;
4. Nguyễn Đình Hương (2009). Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại. NXB
giáo dục Việt Nam.
5. Vương Thanh Hương và những người khác, Nghiên cứu quản lý tài chính giáo
dục đại học của một số nước trên thế giới, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;
6. Đặng Phương Phi, Đề cương bài giảng môn học lịch sử giáo dục.
7. Phạm Phụ, 7 chính sách tài chính cho giáo dục đại học, Tuổi trẻ Chủ nhật”,
30/7/ 2005;
8. Phạm Văn Trường, Cơ chế quản lý tài chính giáo dục công lập, Tập chí Tài
chính số 7/2013;
9. Tổng Cục Thống kê Việt Nam:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_07_634.pdf