Đề tài Giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông cấp II và III qua môn địa lý

Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng thấp kém, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ đã và đang dẫn tới tình trạng "khủng hoảng" môi trường sinh thái. Nếu chúng ta không có kế hoạch khai thác và bảo vệ môi trường tốt sẽ dẫn tới tình trạng giảm sút chất lượng cuộc sống của con người. Việc giáo dục môi trường cho cả cộng đồng và trong nhà trường được đặt ra hết sức cấp bách. Đặc biệt trong nhà trường nói chung và môn địa lý nói riêng, việc giáo dục môi trường cho học sinh cần phải đạt được những yêu cầu chính: - Cho học sinh cấp II và III hiểu đầy đủ những khái niệm môi trường từ phạm vi nhỏ nhất đến tổng thể tự nhiên. - Hiểu được khái niệm và công việc cụ thể về bảo vệ môi trường. Từ đó học sinh tiếp thu những kiến thức từ nhận biết đến hiểu những bản chất của quá trình môi trường có ảnh hưởng tốt và không tốt đến cuộc sống hàng ngày của các em và cả xã hội. Thông qua đó các em có ý thức bảo vệ môi trường và vận động những người xung quanh cùng nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường. Những nội dung bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường ở môn địa lý có ưu thế rất lớn bởi vì đối tượng nghiên cứu của địa lý chính là môi trường (các bài cụ thể đã đề cập tại đề tài). Vì vậy, khi giảng dạy môn địa lý giáo viên có thể khai thác ngay nôi dung của từng bài để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục môi trường, hoặc có thể tổ chức ngoại khoá, tham quan, trao đổi hoặc qua các hoạt động xã hội khác.

pdf66 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông cấp II và III qua môn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỏ mức sống thấp, cũng là hậu quả của sự tăng dân số. Bài: Sự phân bố dân cư. Phân tích cho học sinh thấy mâu thuẫn giữa dân số và môi trƣờng sống ở Việt Nam. Diện tích nƣớc ta chỉ bằng 0,2% diện tích các lục địa, song dân số lại chiếm 1,2% dân số thế giới, do đó mật độ dân số nƣớc ta cao hơn 5 lần mật độ dân số thế giới.. Kết luận: Diện tích hẹp, sinh đẻ nhiều, mật độ dân số cao, mức sống thấp. Để đảm bảo sinh sống phải khai thác môi trƣờng qua mức, tài nguyên môi trƣờng cạn kiệt. Vì vậy phải hạn chế gia tăng dân số. Bài đọc thêm: Vấn đề dân số ở nƣớc ta. Dân số và những vấn đề xã hội khác. - Thực trạng của sự tăng dân số đã dẫn tới vƣợt qua mức cung cấp về lƣơng thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng và cả nhu cầu về việc làm cùng những nhu cầu khác của nhân dân. Bên cạnh hạn chế sinh đẻ cần có biện pháp cải tạo và xây dựng mới nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự diễn biến của môi trƣờng. 40 Chương 2: Địa lý kinh tế Việt Nam. Bài: Địa lý nông nghiệp. Vấn đề bảo vệ môi trƣờng nông nghiệp. - Cần mở rộng diện tích đất canh tác trong nông nghiệp: Từ 8,5 triệu lên tới 10 - 11 triệu ha, thâm canh tăng vụ trên đất đã canh tác. - Sự thay đổi thất thƣờng của khí hậu, thời tiết, thiên tai, sâu bệnh đã làm cho mùa màng thất bát, sản lƣợng bấp bênh. Để đảm bảo năng suất nâng cao và ổn định, cần có biện pháp phòng chống lũ lụt, hạn hán, sƣơng giá, sâu bệnh. Bài: Địa lý ngư nghiệp và lâm nghiệp. 1. Địa lý ngƣ nghiệp. + Tiềm năng thủy sản lớn: Hiện đánh bắt hàng năm từ 60 - 70 vạn tấn, khả năng cho phép có thể lên tới 1 triệu tấn. + Nhiều loài thủy sản có giá trị xuất khẩu cao, cần phát triển nuôi dƣỡng các loại tôm, đồi mồi, trai ngọc, rong câu... 2. Địa lý lâm nghiệp: Sự thu hẹp diện tích rừng và những vấn đề bảo vệ, khai thác rừng. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp (từ 14,3 triệu ha năm 1943, đến nay chỉ còn 7,5 triệu ha ), dự trữ gỗ ngày càng giảm, các loài gỗ quí, các loài đặc sản gần nhƣ cạn kiệt. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khôi phục, tu bổ, tái tạo rừng thực hiện phƣơng thức nông lâm kết hợp, giao đất, giao rừng... có thể mới có thể sớm phục hồi đƣợc vốn rừng, tạo tiềm năng cho nghề rừng phát triển và góp phần bảo vệ môi trƣờng. Bài: Vùng kinh tế Bắc Bộ 1. Những vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong vùng kinh tế Bắc Bộ: Rừng, động vật rừng, thủy sản. - Diện tích rừng tuy đã bị khai thác và tàn phá nhiều, song vẫn còn khả năng tái tạo. Nhiều loài thực vật, động vật rừng, nhiều loại cây đƣợc liệu qúi đã trở nên hiếm và cần đƣợc bảo vệ. Cần phân tích cho học sinh thấy rõ giá trị kinh tế, nguồn gien, ý nghĩa khoa học và ý ngĩa bảo, vệ môi trƣờng trong việc bảo vệ rừng của vùng kinh tế Bắc Bộ. - Giá trị kinh tế của việc khai thác hợp lý và bảo vệ thủy sản ở vịnh bắc Bộ 2. Những biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong vùng kinh tế Bắc Bộ. Giảm tỷ lệ sinh đẻ, khai thác hợp lý môi trƣờng. 41 - Với nhịp độ tăng dân số nhƣ hiện nay, vùng kinh tế Bắc Bộ đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc kế hoạch hóa gia đình, tăng tốc độ phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất đang là vần đề cấp bách. - Trong khai thác tài nguyên, coi trọng việc bảo vệ tài nguyên rừng. Bài: Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. 1. Những vấn đề về bảo vệ môi trƣờng trong vùng kinh tế Bắc Bộ: chống thiên tai lũ lụt, khô hạn, gió bão. Phân tích tác hại của bão, lũ lụt về thu đông và gió nóng Tây Nam về mùa hè đối với nghề nông, nghề cá, công trình đƣờng xá giao thông, làng mạc nhà cửa của nhân dân. Vì thế, việc phòng chống thiên tai nhƣ bão, lũ lụt, gió nóng Tây Nam, chống nhiễm mặn, cát lấn là những vấn đề đặt ra cho vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. 2. Vấn đề bảo vệ rừng, động vật rừng, hải sản vùng kinh tế Bắc Trung Bộ: Trong vùng còn có nghề nuôi và thuần dƣỡng một số động vật nhƣ hƣơu voi. Tuy số lƣợng chƣa nhiều nhƣng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn những động vật quý hiếm ở nƣớc ta . - Giá trị tài nguyên rừng ở vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. + Giá trị kinh tế : Rừng còn chiếm 40% diện tích , phong phú cả về loài , kể cả số lƣợng và chất lƣợng nhiều loại gỗ quý hiếm. + Giá trị bảo vệ môi trƣờng - vai trò của vùng rừng núi Trƣờng Sơn đối với bảo vệ môi trƣờng đồng bằng Duyên hải Trung bộ: Điều kiện dòng chảy, giảm lũ mùa mƣa làm ngập đồng bằng, giữ nƣớc mùa cạn, hạn chế khô cạn, giữ đất mầu của các sƣờn núi rửa trôi bồi tụ xuống các đồng bằng. - Tiềm năng hải sản và việc khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn hải sản hợp lý, bảo vệ nguồn hải sản . Vùng kinh tế Bắc trung bộ giàu tiềm năng hải sản: Bờ biển dài 700km nhiều đầm khá thuận tiện cho việc nuôi trồng hải sản, nhiều hải sản quý. Bài : Vùng kinh tế Nam Trung Bộ 1. Những thuận lợi về mặt tài nguyên của vùng. - Lớp phủ bazan rộng tới 2 triệu ha ( trong số 2,5 triệu ha của cả nƣớc) cho phép hình thành cây chuyên canh công nghiệp rộng lớn. - Trong vùng còn một diện tích rừng chiếm khoảng 35% trữ lƣợng rừng của cả nƣớc với các loài gỗ quý nhƣ cẩm lai, mun, trắc, gụ ... các đặc sản làm thuốc nhƣ sâm , sa nhân, quế. 42 - Giới động vật trong vùng có giá trị kinh tế cao, chiếm tới 40% trữ lƣợng toàn quốc . Nhiều loại động vật hiếm, quý còn tồn tại ở đây nhƣ: voi , tê giác ... 2. Vấn đề sử dụng tự nhiên trong vùng về nông nghiệp: Nhìn chung ngành sản xuất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng, đặc biệt là ngành trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Vấn đề khó khăn chủ yếu ở đây là phải giải quyết đƣợc nƣớc cho các miền núi và cao nguyên có mùa khô kéo dài và tăng cƣờng nhân lực cho các vùng mới khai thác . Tăng cƣờng khai thác các nguồn thủy điện, tiềm năng thủy sản. Phát triển các trung tâm du lịch và nghỉ mát. Bài: Vùng kinh tế Nam bộ. Những vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trƣờng vùng kinh tế Nam bộ - Trong 4 triệu ha đất đồng bằng hạ lƣu sông Cửu Long có 1,5 triệu ha bị ngập nƣớc, 1,5 triệu ha bị nhiễm phèn nặng phải cải tạo. - Phần lớn điện tích đất canh tác có một vụ ... năng suất trung hình thƣờng trên 3 tấn /ha. - Biện pháp là: + Cải tạo đất, chống nhiễm mặn để làm thủy lợi để tăng vụ trên đồng bằng Nam Bộ. + Bảo vệ tài nguyên rừng Đông Nam Bộ và rừng ngập mặn ven biển. + Khai thác hợp lý nguồn thủy lợi thủy sản. + Bảo vệ các đặc sản trong vùng: Hƣơu, nai , trăn... + Khai thác các tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế lớn: Đất hiếm, vàng, dầu mỏ... + Sử dụng đất Đông Nam Bộ thành các vùng chuyên canh cây nhiệt đới: hồ tiêu, cao su... II. Nội dung kiến thức giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường qua môn địa lý ở Cấp III II.1. lớp 10 Giáo trình địa lý kinh tế xã hội ở lớp 10 PTTH chủ yếu cung cấp cho học sinh những tri thức khái quát về địa lý kinh tế xã hội, bao gồm những khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, về dân cƣ, nguồn nhân lực và các ngành sản xuất kinh tế, chuẩn bị cho học sinh học tốt 43 các giáo trình địa lý kinh tế xã hội ở các lớp 11 và 12 . Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng trình điạ lý lớp 10 có thể tiến hành thuận lợi trên cơ sở khai thác những tri thức về mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội. Hoạt động kinh tế xã hội là hoạt động của con ngƣời tác động vào môi trƣờng tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con ngƣời. Ngƣợc lại, môi trƣờng tự nhiên là tiền đề, là điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất xã hội cũng nhƣ các tiến bộ về vật chất kỹ thuật. Qua sách giáo khoa về địa ký kinh tế xã hội ở lớp 10, những vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng cụ thể nhƣ sau: Chương I: Ngay trong bài mở đầu, khi nói đến những vấn đề mà môn địa lý xã hội cần nghiên cứu, nội dung bài đã đề cập đến các mối quan hệ giữa sản xuất và môi trƣờng tự nhiên, coi đó là một vấn đề quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu các đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất trên lãnh thổ. Tuy tài liệu chỉ đề cập vấn đề này trong một câu, nhƣng khi dạy giáo viên lấy ví dụ để giải thích một cách ngắn gọn để hiểu nhƣ thế nào là mối quan hệ giữa sản xuất và môi trƣờng, còn mối quan hệ đó thể hiện ở mặt nào thì đó là nội dung ở các bài sau. Chương 2 : Nội dung của 3 bài trong chƣơng này có nhiều kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng nhất trong toàn bộ chƣơng trình. Để làm rõ mối quan hệ giữa môi trƣờng và kinh tế xã hội, trƣớc hết giáo trình cung cấp cho học sinh cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng nhân tạo và tác động của con ngƣời vào môi trƣờng và ngƣợc lại, ảnh hƣởng của môi trƣờng và ngƣợc lại. Tuy nhiên ảnh hƣởng của môi trƣờng không phải là quyết định , nó ảnh hƣởng đến xã hội chủ yếu thông qua vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cũng vì lý do đó, nên khi con ngƣời sử dụng tài nguyên thiên nhiên vào sản xuất, con ngƣời phải tích cực bảo vệ môi trƣờng. Đối với nguồn tài nguyên khoáng sản thì biện pháp tích cực nhất là phải hạn chế kinh phí, sử dụng chúng một cách tiết kiệm hợp lý, đồng thời ra sức hƣớng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc khai thác những nguồn tài nguyên dƣới đáy đại dƣơng hoặc tìm ra những nguồn nguyên liệu mới thay thế cho các loại khoáng sản sắp cạn kiệt... Đối với nguồn tài nguyên đất thì biện pháp sử dụng hợp lý nhất là phải thâm canh để tăng năng suất cây trồng, phải bón phân hoa học một cách khoa học để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng về mặt ô nhiễm đất đai và 44 môi trƣờng. (Đối với các tài nguyên khí hậu, nƣớc và sinh vật thì vấn đề bảo vệ chống các tác nhân phá hoại nguồn tài nguyên khí hậu nhƣ: phá rừng, đƣa vào khí quyển một lƣợng lớn các chất thải... là một vấn đề cần đặt ra trên phạm vi toàn cầu. Đối với nguồn tài nguyên nƣớc thì cũng nhƣ nguồn tài nguyên khí hậu, nguồn nƣớc ngọt trên thế giới hiện nay, do đƣợc sử đụng không hợp lý không có biện pháp bảo vệ, nên đã bị ô nhiễm trầm trọng do các chất thải của công nghiệp và nông nghiệp thải ra. Còn đối với nguồn tài nguyên sinh vật thì hiện nay diện tích rừng của thế giới đã bị thu hẹp, nhiều loại động thực vật đã bị diệt vong, vì vậy việc khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ chúng cũng là một điều kiện hết sức cấp bách. Với những tri thức nói trên, có thể nói toàn bộ chƣơng II (3 bài với 11 câu hỏi bài tập) là những bài dạy về kiến thức môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. Những kiến thức nói chung đã sâu hơn những kiến thức đã học trƣớc đây ở các lớp PTCS. Khi học chƣơng này học sinh không chỉ nắm đƣợc về mặt tri thức mà cả về mặt lý luận của vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Giáo viên khi dạy không phải làm cho học sinh lĩnh hội đƣợc nội dung các đề mục mà còn phải làm cho học sinh nắm đƣợc logic của vấn đề. Chương 3: Chƣơng này gồm có 4 bài đề cập chủ yếu đến các vấn đề về dân số và dân cƣ trên thế giới. Vì dân số cũng là một vấn đề có liên quan đến môi trƣờng. Cho nên khi học chƣơng này học sinh cần nắm đƣợc một số điểm sau đây: + Sự gia tăng nhanh và sự phát triển không hợp lý ở các nƣớc trên thế giới đã và đang gây ra những hậu quả quan trọng đối với sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và môi trƣờng. + Mật độ dân số cao, dân cƣ ngày càng tập trung ở một số vùng công nghiệp và các thành phố lớn làm cho cuộc sống ngày càng thiếu tiện nghi và càng bị tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đe dọa nghiêm trọng. Cần phải có sự phân bố dân cƣ hợp lý và phù hợp với sự phát triển của công nghiệp thì mới tạo đƣợc những điều kiện sống tốt cho dân cƣ ở các thành thị và những điền kiện cần thiết cho việc khai thác mọi nguồn tài nguyên. + Đô thị hoá là một quá trình tiến bộ, song nó cũng có mặt tiêu cực nhƣ để làm mất sự cân bằng sinh thái , đe dọa đời sống con ngƣời. Nói chung việc giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng trình này chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa dân số và môi trƣờng. Khi dạy giáo viên cần nắm vững kết cấu của chƣơng và chỉ 45 nên khai thác làm rõ thêm những ý có liên quan đến những quan hệ này là đủ mà không cần mở rộng thêm các lĩnh vực khác. Chương 4 : Chƣơng này có 5 bài , chủ yếu là các vấn đề về hoạt động công nghiệp. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng này có thể đề cập đến các vấn đề sau: - Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là khoáng sản và các điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng đến sự phát triển và sự phân bố các ngành công nghiệp. - Các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp không những đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao mà cần có khoa học để nâng cao sản xuất, năng suất lao động, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm bớt ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim hoá chất... Chƣơng này cần khai thác giữa quan hệ môi trƣờng và sự phát triển, phân bố các ngành và các hình thức tổ chức công nghiệp. Việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng này không đòi hỏi nhiều, nhƣng mỗi khi có điều kiện giáo viên cần làm cho học sinh thấy đƣợc mối quan hệ hai chiều: Mỗi trƣờng có sự phát triển đến sự phát triển công nghiệp, ngƣợc lại là sự phát triển và phân bố công nghiệp cũng có ảnh hƣởng đến sử dụng, làm cạn kiệt đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc làm ô nhiễm môi trƣờng. Chương 5: Chƣơng này có 4 bài chủ yếu đề cập đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự phân bố nông nghiệp . Việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng này có nhiều thuận lợi hơn so với chƣơng IV, bởi vì nông nghiệp là một ngành sản xuất có nhiều mối quan hệ với môi trƣờng . + Trƣớc hết, trong các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển về phân bố nông nghiệp có nhiều thành phần của môi trƣờng tự nhiên nhƣ: khí hậu, nƣớc, đất đai. Chính vì chúng là các thành phần của môi trƣờng cho nên việc sử dụng hợp lý và bảo vệ chúng là vấn đề đƣơng nhiên của sản xuất nông nghiệp. + Trong các ngành nông nghiệp , ngành trồng rừng có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ môi trƣờng . Nó không những có vai trò cải tạo khí hậu, điều chỉnh dòng chảy, hạn chế lũ lụt mà còn có giá trị tái tạo một sinh khối thực vật lớn cho xã hội. 46 + Các hình thức tổ chức nông nghiệp lạc hậu ( làm rẫy , săn bắn) có tác hại phá hủy môi trƣờng rất lớn , nhất là nguồn tài nguyên đất và sinh vật. Nói chung trong chƣơng này, thực hiện giáo dục bảo vệ môi trƣờng chủ yếu là làm rõ mối quan hệ giữa môi trƣờng và các hoạt động cũng nhƣ hình thức tổ chức nông nghiệp. Chương 6 : Chƣơng này gồm có 3 bài đề cập đến vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng này có thể nêu lên những vấn đề sau: + Sự hoạt động, phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tức là vào những thành phần nhất định của môi trƣờng . + Các loại phƣơng tiện giao thông vận tải có thể gây ô nhiễm đối với môi trƣờng nhƣ: Ô tô gây tiếng ồn ào và gây ô nhiễm khí quyển, các tàu chở dầu có thể gây ô nhiễm cho nƣớc biển, máy bay có thể gây ô nhiễm cho tầng khí quyển ở trên cao... Trong chƣơng này chủ yếu cần khai thác là mối quan hệ giữa môi trƣờng và sự hoạt động , phát triển và phân bố của các ngành giao thông vận tải. Chương 7: Chƣơng này gồm 3 bài đề cập đến hoạt động của các ngành thƣơng nghiệp và dịch vụ. Việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng có thể tập trung vào các vấn đề khai thác môi trƣờng du lịch (phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, các di tích lịch sử). Chương 8: Chƣơng này gồm có 2 bài nói về sự hình thành vùng kinh tế. Các vấn đề giáo dục bảo vệ môi trƣờng có thể đề cập ở 2 chỗ: + Trong việc phân vùng kinh tế, ngoài các mặt kinh tế xã hội ra, còn phải chú ý đến mặt sinh thái (làm thế nào để có môi trƣờng lành mạnh, không bị ô nhiễm). + Trong các nhân tố hình thành vùng kinh tế , môi trƣờng (điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên) là một nhân tố quan trọng (tiền đề cho sự phát triển vùng, cơ sở đầu tiên cho sự hình thành cơ cấu chuyên môn hoá của vùng). II.2 - Ở lớp 11: Giáo trình địa lý kinh tế xã hội thế giới đƣợc dạy ở lớp 11 PTTH gồm có 2 phần lớn: 47 Phần I: Là bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế xã hội thế giới trong vòng 50 năm, từ những năm giữa thập kỷ 40 đến những năm thập kỷ 90. Phần II: Là kinh tế xã hội của một số quốc gia đại diện cho các nƣớc phát triển và đang phát trên trên thế giới. Việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng trình này chủ yếu làm cho học sinh nhận thức đƣợc rằng: vấn đề bảo vệ môi trƣờng hiện nay có quy mô toàn cầu. Đó cũng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trên thế giới và trên mỗi quốc gia. Phần I: Có 5 bài. Trong các bài này vấn đề giáo dục bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc thể hiện trong các bài với các ý sau đây: - Coi nhƣ một hậu quả tiêu cực đối vấn đề tăng dân số và vấn đề đô thị hoá trong tình hình kinh tế xã hội toàn thế giới hiện nay khi loài ngƣời đã đạt đến con số trên 5 tỷ. - Coi việc sử dụng năng lƣợng truyền thống nhƣ: Than đá, dầu mỏ, khí đốt và trình độ kỹ thuật thấp của các ngành công nghiệp phát triển theo chiều rộng . - Coi nhƣ một vấn đề có tính toàn cầu chỉ có thể giải quyết đƣợc khi có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các quốc gia có nền kinh tế khác nhau. - Coi hậu quả của việc đầu tƣ vốn trực tiếp của các nƣớc phát triển vào các nƣớc đang phát triển để xây dựng những ngành nông nghiệp làm ra các sản phẩm có công nghệ thấp và dễ gây ra ô nhiễm môi trƣờng . - Trong cuộc chiến tranh giữa các nƣớc đồng minh và Irắc, môi trƣờng của khu vực Tây Á (khí quyển và biển) đã bị ô nhiễm trầm trọng do các giếng dầu bị phá huỷ ở Côoét. - Việc tăng dân số và quá trình đô thị hoá không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp, cũng nhƣ việc bán đất cho các công ty tƣ bản làm chỗ đổ chất thải đã là nguy cơ ô nhễm môi trƣờng ở các nƣớc Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh . - Diện tích đất đai bị hoang hoá hàng năm đã làm mất hàng triệu ha đất trồng ở Châu Phi đang là mối đe dọa nghiêm trọng hàng triệu ngƣơi dân ở ven vùng sa mạc Xahara thuộc Châu Phi. - Ở Hoa Kỳ: + Lãnh thổ Hoa Kỳ rộng lớn, thiên nhiên phong phú và đa dạng nhƣng việc sử dụng tự nhiên không dễ dàng (thiên tai, núi lửa, động đất...). 48 + Quá trình công nghiệp hoá ở Hoa Kỳ đã tạo ra các dải siêu đô thị gồm một loạt các thành phố lớn. Hiện nay do các ngân sách thiếu hụt, chi phí cho các công trình vệ sinh trật tự công cộng giảm sút, nên nhiều thành phố kể cả New York đang rơi vào tình rạng giảm sút, làm ô nhiễm môi trƣờng. + Vùng kinh tế Đông Bắc của Hoa Kỳ từ những năm 70 trở đi gặp nhiều khó khăn nhƣ : hạ tầng cơ sở lạc hậu , nhiều ngành công nghiệp truyền thống lập trung nên tình trạng không khí và nƣớc bị ô nhiễm. - Ở Nhật Bản. + Nhật Bản là một nƣớc nghèo khoáng sản, thiên nhiên lại khắc nghiệt, thiên tai thƣờng xảy ra (bão lớn, sóng thần, động đất...) nên việc bảo vệ môi trƣờng là hết sức cần thiết. + Các thành phố ở trung tâm đảo Hônsu tập trung tới 30 triệu ngƣời. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trƣờng nhƣ: thiếu không khí trong lành làm ảnh hƣởng tới sức khoẻ của con ngƣời... + Để khắc phục những khó khăn về môi trƣờng tự nhiên để phát triển kinh tế, Nhật đã xây dựng nhiều công trình cải tạo tự nhiên cỡ lớn: Các đƣờng hầm dƣới biển, các đƣờng cầu nối liền giữa các đảo, các công trình lấn biển. - Ở Liên Bang Nga. + Lãnh thổ Liên bang Nga rộng lớn, đất đai có nhiều loại khác nhau đòi hỏi phải có những công trình cải tạo tự nhiên lớn nhƣ: Cải tạo các vùng đất đóng băng ở phía Bắc, cải tạo một diện tích lớn ở Potdôn ở phần Liên bang ở Châu Âu, chống khô hạn cho vùng đất đen. - Ở Trung Quốc. Lãnh thổ Trung Ọuốc rộng lớn, đa dạng về địa hình và khí hậu. Do có nhiều vấn đề lớn đặt ra đề bảo vệ môi trƣờng. Phần Đông lãnh thổ là những đồng bằng lớn, chỉ chiếm 40% diện tích đất đai toàn quốc nhƣng tập trung tới 90% dân số. Chế độ khí hậu gió mùa, về mùa hạ mƣa lớn, thƣờng xuyên gây lũ lụt cho vùng đồng bằng hạ lƣu sông làm thiệt hại cho đời sống dân cƣ và sản xuất. Phần tây núi non, khí hậu khắc nghiệt, giàu tiềm năng khoáng sản nhƣng thiếu phƣơng tiện, thiếu nhân lực nên hạn chế việc khai thác sử dụng. Trung Quốc là nƣớc đông dân nhất thế giới. Những năm gần đây đã hạ tỷ lệ tăng dân xuống 1,3 % , nhƣng vấn đề dân số vẫn là sức 49 ép đối với xã hội Trung Quốc. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính nhƣng gặp nhiều khó khăn, vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên và mang tính tự cung tự cấp. - Ở Ấn Độ. Sự phân hoá đã tạo nên sự khác biệt về môi trƣờng tự nhiên và những vấn đề khác nhau về sử dụng và bảo vệ môi trƣờng giữa phần Tây Bắc và những phần đất đai khác của Ấn Độ. Các vùng Tây Bắc là vùng khô hạn: Hạn hán thƣờng xuyên xảy ra gây thiệt hại cho mùa màng . Các vùng Tây Nam và hạ lƣu sông Hằng: mùa hạ mƣa nhiều đôi khi gây ra lũ lụt. + Vấn đề dân số: Ấn Độ là nƣớc đông dân thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc. Sự bùng nổ tăng dân số ở Ấn Độ diễn ra vào những năm 50. Tuy đã có biện pháp giảm gia tăng dân số, tỷ lệ gia tăng tự nhiên đã giảm song vẫn còn cao với một nƣớc đông dân nhƣ Ấn Độ. + Ấn Độ đã cố cuộc cách mạng để nâng cao chất lƣợng lƣơng thực, thực phẩm. + Cuộc cách mạng xanh trong trồng trọt: Các phƣơng pháp chọn giống cao sản, thuỷ lợi, phân bón nhằm tăng sản lƣợng lƣơng thực. + Cuộc cách mạng trắng : Nhằm tăng lƣợng sữa trâu, dê. - Ở Angiêri. Điều kiện tự nhiên và những vấn đề cải tạo môi trƣờng: + Angiêri là một nƣớc có điều kiện khí hậu khắc nghiệt: 85 % điện tích đất nƣớc là hoang mạc. Các đồng bằng nhỏ, không liên tục bị núi bao quanh. Để đƣa nông nghiệp hiện nay lên mặt trận kinh tế hàng đầu Angiêri đã có kế hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý, ngoài lúa mì, ngô, trồng thuốc lá, hoa quả, nho, trên triền núi trồng ôliu, phát triển chăn nuôi . Angiêri tuy đã cố gắng hết sức khắc phục tình trạng khó khăn về đất đai, khí hậu để tăng sản lƣợng lƣơng thực nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân, do tỷ lệ gia tăng dân vẫn ở mức độ cao ( 3%) - Ở Thái Lan. + Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở trung tâm công nghiệp và thủ đô Băngkok hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng . Tóm lại: Trong giáo trình kinh tế xã hội thế giới việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng kết hợp trong nội dung các bài hiện nay chƣa nhiều. Khi dạy giáo trình này, giáo viên phải bổ sung thông tin thì 50 hiệu quả giáo dục mới cao. Tuy nhiên, những kiến thức bổ sung thêm phải có mức độ , tránh làm cho bài mất tính chất một bài địa lý kinh tế - xã hội. II. 2 - Ở lớp 12. a- Sách giáo khoa địa lý lớp 12 cải cách giáo dục và việc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng . 1. Sách giáo khoa địa lý lớp 12 cải cách giáo dục có tiêu đề là: "Những vấn đề địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam" Nội dung của nó bao gồm bài mở đầu, 4 chƣơng chính và đƣợc phân phối thành 27 bài (mỗi bài dạy trong một tiết), trong đó có 2 bài thực hành (tìm hiểu một vấn đề địa lý kinh tế xã hội của địa phƣơng). Toàn bộ kiến thức kiến thức của sách giáo khoa tập trung vào việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết nhất định về địa lý Tổ Quốc theo một số vấn đề địa lý kinh tế - xã hội . Tất nhiên , trong sách giáo khoa còn tích hợp một lƣợng kiến thức về giáo dục dân số, giáo dục bảo vệ môi trƣờng và chúng nằm rải rác ở một số bài cụ thể. 2. Về đại thể, các kiến thức giáo dục môi trƣờng trong sách giáo khoa địa lý lớp 12 kế thừa những kiến thức của lớp dƣới và có thể đƣợc tích hợp dƣới 2 hình thức căn bản và mức độ tập trung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Đó là hình thức tƣơng đối tập trung và hình thức phân tán . 2.1 - Dƣới hình thức tƣơng đối tập trung, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng đƣợc đề cập chủ yếu ở các bài sau đây. Bài : Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Bài : Sử dụng vốn đất. Bài : Đồng bằng sông Hồng. Bài : Đồng bằng sông Cửu Long. Bài : Duyên Hải miền Trung. Bài : Trung du và miền núi phía Bắc. Bài : Tây nguyên. Bài : Đông Nam Bộ. Bài : Các vấn đề về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Á. Trong 9 bài kể trên, mức độ tập trung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng tuy cao, nhƣng không phải là hoàn toàn giống nhau. Tùy theo nội dung cụ thể về phƣơng diện địa lý, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng có thể tích hợp ở nhiều hơn bài này (thí dụ : bài 2 , bài 19), hoặc ít hơn chút ít ở bài khác (thí dụ: Các bài còn lại ). 51 Sự tƣơng đối tập trung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong các bài trên đƣợc cắt nghĩa bằng chính nội dung kiến thức địa lý của chúng. Đây là các bài đề cập đến các khía cạnh tự nhiên (thí dụ: bài 2 , bài 25) hoặc việc sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên (thí dụ: bài 19). Nội dung địa lý nhƣ vậy là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Nói cách khác , bản thân điạ lý ở đây đã chứa đựng nhiều kiến thức liên quan tới việc việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng. 2.2. Dƣới hình thức phân tán, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng rải rác ở một số bài (chứ không phải là tất cả các bài) còn lại. Điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi vì nội dung địa lý của chúng không cho phép hoặc rất ít có khả năng tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Có thể nêu lên các bài điển hình không có nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng nhƣ bài 5 (Lao động và việc làm ). Bài 6 (Vấn đề giáo dục, văn hóa và y tế), Bài 11 (Cơ cấu ngành công nghiệp), Bài 13 (Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc), Bài 14 (Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại), Bài 27 (Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nƣớc Châu Á) b. Các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong SGK địa lý lớp 12 CCGD. 1 - Đối với SGK địa lý lớp 12 CCGD, quan niệm về tài nguyên và về môi trƣờng gắn chặt chẽ với nhau. Vì thế khi nói đến kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng, cần đƣợc hiểu theo nghĩa này (nghĩa là cả về tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng). Các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong SGK có thể phân thành các nhóm theo các quy định hƣớng dƣới đây: - Tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng. - Khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng. - Bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng. 2- Nhƣ trên đã trình bày các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng chủ yếu tập trung trong một số bài nhất định. Do vậy phần dƣới đây chỉ liệt kê các phần kiến thức cụ thể có thể khai thác phục vụ mục đích giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong các bài đó . Bài : Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên Bài này cung cấp những kiến thức về môi trƣờng Việt Nam: tài nguyên thiên nhiên , tình trạng tài nguyên và những vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. 1. Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên (đất, khí hậu, nƣớc). 52 2. Những mặt mạnh và mặt hạn chế về tài nguyên thiên nhiên. 3. Sự khai thác tài nguyên không hợp lý và những hậu quả tất yếu của nó. Phần này cần làm rõ tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trƣờng Việt Nam, nguyên nhân suy thoái và sự cần thiết bảo vệ. Nhiều loại tài nguyên bị suy thoái nghiêm trọng: rừng , đất và các hệ sinh thái, rừng đầu nguồn, ven biển, cửa sông bị phá nặng nề. Nguồn gien động thực vật bị giảm sút mạnh. Nguyên nhân do sự khai thác bừa bãi, trình độ khai thác lạc hậu, lãng phí tài nguyên mà chi phí khai thác lại cao, cần thiết phải có biện pháp sử dụng hợp lý đi đối với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên (trang 9- 10). Bài: Dân cư và nguồn lao động. Trong mối quan hệ giữa dân cƣ và môi trƣờng cần nhấn mạnh 2 ý: + Sự gia tăng dân số quá nhanh, tạo sức ép đối với việc khai thác quá mức tài nguyên môi trƣờng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. + Sự phân bố dân cƣ không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng ven biển và trung du, miền núi đã gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và nguồn khai thác tài nguyên có ở mỗi vùng . Bài : Đường lối phát triển kinh tế xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật. Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật và khai thác tài nguyên. Sự phân bố cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế chƣa đồng đều giữa các vùng nên dẫn đến tình trạng có nơi tài nguyên bị khai thác qua mức có nơi tài nguyên bị bỏ hoang, lãng phí . Bài : Sử dụng vốn đất. Bài này liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trƣờng, tình trạng sử dụng vốn đất và những vấn đề sử dụng bảo vệ vốn đất đối với mỗi vùng: + Đất đai là tài nguyên quý giá, là thành phần quan trọng của môi trƣờng sống . Bởi vậy việc sử dụng hợp lý vốn đất có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng . + Vốn đất và việc sử dụng đất ở nƣớc ta. Đất ít, đông dân. Bình quân đất tự nhiên trên đầu ngƣời chỉ khoảng 0,5 ha/ ngƣời ( bằng 1/6 mức bình quân của thế giới) .Không những thế gần 1/2 diện tích đất tự nhiên còn là đất hoang hoá và đang hoang hóa trở lại. 53 Diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 21% diện tích đất tự nhiên còn rất ít khả năng mở rộng. Diện tích đất lâm nghiệp bị thu hẹp do phá rừng nhanh hơn trồng rừng. Diện tích đất chuyên dùng tăng lên. Vì vậy ở mỗi vùng phải có chính sách thích hợp trên cơ sở luật đất đai để sử dụng và bảo vệ có hiệu quả nhất vốn đất hiện có. + Tình hình sử dụng và khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên đất ở mỗi vùng. Đồng bằng sông Hồng: Là nơi điển hình của sức ép dân số lên việc sử dụng đất. Bình quân đất nông nghiệp chỉ đạt 0,06/ha ngƣời (thấp nhất so với cả nƣớc). Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế. Trong khoảng 10 ngàn ha đất hoang hoá chỉ có một phần diện tích là đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Đặt vấn đề: Hạn chế tăng dân số, thâm canh, tăng vụ, tận dụng diện tích mặt nƣớc trồng thuỷ sản . Đồng bằng sông Cửu Long : Diện tích nông nghiệp gấp 3 lần sông Hồng ( bình quân 0,18/ha ngƣời ) Phần lớn đất chỉ cấy một vụ . Vấn đề đặt ra là phải cải tạo hàng trăm ngàn ha đất ven biển để nuôi trồng thủy sản. Đồng bằng Duyên Hải miền Trung: chống nạn cát bay, ngăn chặn sự di động của các cồn cát do gió. Giải quyết nƣớc tƣới trong mùa khô ở miền Nam trung bộ. - Ở Trung du và miền núi. + Trồng cây lâu năm, chống xói mòn. + Đẩy mạnh thâm canh ở nơi đất có khả năng tƣới tiêu cho phép giải quyết lƣơng thực lại chỗ. + Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi đai gia súc... bảo vệ khai thác tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất và tài nguyên rừng . Bài: Vấn đề lương thực - thực phẩm. Bài này giải quyết vấn đề dân số - lƣơng thực , thực phẩm và việc sử dụng bảo vệ môi trƣờng. + Sức ép dân số đối với nhu cầu lƣơng thực phẩm: Hiện nay, nƣớc ta vẫn đƣợc xếp vào khu vực bị nạn đói đe dọa của thế giới. Dự báo đến năm 2000 dân số nƣớc ta khoảng 80 triệu , đòi hỏi mức sản xuất lƣơng thực, thực phẩm phải tăng gấp rƣỡi so với năm 1990. + Những khó khăn trong việc tăng sản lƣợng lƣơng thực là tình trạng thiếu phân bón thuốc trừ sâu, thiếu vốn. Mặt khác thiên tai, sâu 54 bệnh làm thiệt hại ở nhiều vùng, làm cho sản lƣợng lƣơng thực chƣa ổn định vững chắc. + Vấn đề sử dụng tài nguyên: cần đẩy mạnh khai thác hàng chục vạn ha bãi triều, vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản và tăng thiết bị tàu lƣới để đánh cá ngoài khơi . NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN CẤC ĐỒNG BẰNG Bài : Đồng bằng sông Hồng 1 - Mâu thuẫn giữa sự tăng dân số với sự phát triển kinh tế. Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cƣ lập trung đông nhất (mật độ cao hơn so với 4 lần so với mật độ trung bình toàn quốc). Tốc độ tăng dân số chƣa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng. 2- Vấn đề lƣơng thực, thực phẩm và sử dụng môi trƣờng. Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm canh. Song thâm canh không đi đối với bồi dƣỡng đất làm cho đất đai bị giảm độ phì. Để giải quyết lƣơng thực, thực phẩm cần: + Mở rộng diện tích canh tác. Diện tích sử dụng cho hoạt động nông nghiệp chiếm 50% đất tự nhiên của đồng bằng, vẫn còn 45 vạn ha , trong đó có trên 1 vạn ha diện tích mặt nƣớc chƣa đƣợc sử dụng. + Giải quyết vấn đề quá nhiều nƣớc trong mùa mƣa và quá thiếu nƣớc trong mùa khô. Bài : Đồng bằng sông Cửu Long. 1 - Các tài nguyên chính của đồng bằng sông Cửu Long: Sự đa dạng và trở ngại. Trở ngại lớn nhất là mùa khô kéo dài, là sự xâm phạm sâu vào đất liền của nƣớc mặn, sự tăng cƣờng độ chua và độ chua mặn trong đất, cũng nhƣ những lai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi còn xảy ra. 2- Một số biện pháp chủ yếu trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên của đồng bằng: Nƣớc ngọt là vấn đề hàng đầu ở đồng bằng sông Cửu Long. Cần có nƣớc để rửa phèn, rửa mặn trong mùa khô. Đối với khu vực phía Tây Nam của đồng bằng, có thể từng bƣớc biến thành những bãi nuôi tôm, trồng sú vẹt, đƣớc kết hợp với việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 55 Đƣa vào sử dụng 93 vạn ha đất, nửa triệu ha mặt nƣớc nuôi thuỷ sản, trong đó có hơn 10 vạn ha nƣớc lợ nuôi tôm xuất khẩu. Bài : Duyên hải miền Trung. Giá trị của các tài nguyên hiện có trong việc hình thành cơ cấu nông lâm ngƣ nghiệp và hƣớng khai thác sử dụng . Duyên hải miền Trung có khá nhiều tài nguyên nhƣng chƣa đƣợc khai thác là bao nhiêu 1- Tài nguyên lâm nghiệp: Chỉ đứng sau Tây Nguyên, độ che phủ rừng còn 34% nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm hải sản, chim thú có giá trị . - Việc đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản, tu bổ rừng và trồng rừng đã trở nên cấp bách. Việc bảo vệ rừng và vốn rừng còn có tác dụng chắn gió, bão ngăn không cho cồn cát ven biển lấn sâu vào làng mạc, đồng ruộng. - Tài nguyên nông nghiệp: Khai thác tổng hợp các thế mạnh nông nghiệp của trung du đồng bằng ven biển. Vùng đồi trƣớc núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc. Trung du Bắc Trung bộ hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. Vùng đồng bằng Duyên hải Thanh Nghệ Tĩnh hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng luá thâm canh. Bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời còn thấp. Cần có biện pháp sử dụng đất hợp lý kết hợp phòng chống thiên tai. - Tài nguyên ngƣ nghiệp: Biển miền Trung lắm tôm, cá và các hải sản khác. Nhiều vùng, đầm, khá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, nhƣng còn ít đƣợc đầu tƣ khai thác. - Tài nguyên công nghiệp: Một số khoáng sản có giá trị nhƣ: sắt, nhôm, thiếc... chƣa đƣợc khai thác do hạn chế đầu tƣ, kỹ thuật. Là vùng có tiềm năng thủy điện lớn. Bài : Trung du và miền núi phía Bắc. 1 - Thế mạnh về tài nguyên khoáng sản thủy điện và sự thay đổi có thể của môi trƣờng liên quan tới việc khai thác tài nguyên. Đây là vùng có khoáng sản và trữ lƣợng thủy điện lớn nhất nƣớc ta, tập trung các mỏ: Than, quặng, đồng, chì, kẽm... Các trung tâm công nghiệp và đô thị mới đƣợc hình thành. Cần có biện pháp tránh ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và không khí tại các khu công nghiệp, đề phòng khắc phục hậu quả đối với môi trƣờng do các công trình thủy điện gây nên. 56 2- Thế mạnh về cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh này: Khả năng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn. Nhƣng còn một khó khăn lớn đối với vùng Đông bắc là thời tiết hay nhiễu động thất thƣờng, còn với khu Tây Bắc là nạn thiếu nƣớc về mùa đông. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và đặc sản... Còn có tác dụng hạn chế du canh du cƣ trong vùng. Để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc ở trong vùng cần tận dụng nâng cao năng suất của những đồng cỏ. Bài : Tây Nguyên. 1- Vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng môi trƣờng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm. Có các cao nguyên đất đỏ bazan. - Do ở độ cao nên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới và cả các cây á công nghiệp nhiệt đới . Khó khăn chủ yếu: Mùa khô kéo dài 4 đến 5 tháng, gây tình trạng thiếu nƣớc nghiêm trọng cho cả việc sản xuất và sinh hoạt. Việc giải quyết nƣớc trong mùa khô là vấn đề cấp bách của Tây Nguyên. Biện pháp giải quyết là: Bảo vệ rừng, xây dựng các công trình thủy lợi kết hợp thủy điện. 2- Vấn đề phát triển lâm nghiệp. Việc bảo vệ rừng và môi trƣờng Tây Nguyên . Rừng Tây Nguyên còn giàu nhất so với toàn quốc. Chiếm 36% diện tích đất Tây Nguyên và 52 % sản lƣợng gỗ có thể khai thác của cả nƣớc. Trong rừng còn nhiều gỗ quí, chim, thú quý. Khai thác cần có kế hoạch hợp lý đi đôi với việc tu bổ và trồng rừng mới. Cần ngăn chặn việc phá rừng, vì hậu quả trƣớc hết của sự phá rừng là sự mất cân bằng của nƣớc về mùa khô ở Tây Nguyên, làm tiếp tục hạ thấp mực nƣớc ngầm, xói mòn đất rất nguy hiểm cho cây trồng và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng . Bài : Đông Nam bộ và biển tiếp cận. 1. Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp và những vấn đề môi trƣờng cần đƣợc quan tâm. Nhiều ngành công nghiệp trong vùng: Thủy điện, lọc dầu, công nghiệp hoá chất gốm, sứ, thực phẩm... Đang hƣớng tới hình thành 57 một tam giác công nghiệp mạnh là thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà Vũng Tàu. Do vậy vấn đề môi trƣờng phải đƣợc luôn luôn quan tâm, đặc biệt trong vùng có thành phố lớn. Sự phát triển của công nghiệp cũng không đƣợc làm tổn hại đến ngành du lịch mà trong vùng có nhiều tiềm năng. 2.Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp và việc bảo vệ rừng. - Các công trình thủy lợi và thủy điện kết hợp thủy lợi phát triển nƣớc tƣới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nƣớc cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và Là Ngà. Nhờ đó hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng và đảm bảo lƣơng thực của vùng cũng khá hơn. Tài nguyên rừng ở Đông Nam Bộ không thật lớn nhƣng việc bảo vệ nghiêm ngặt vốn rừng có ý nghĩa cực kỳ quan trong nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Nó sẽ giúp cho vùng này không bị mất nƣớc ở các hồ chứa nƣớc và giữ đƣợc mực nƣớc ngầm. Do vậy việc bảo vệ vốn rừng sẽ có ảnh hƣởng sống đến sự phát triển của các vùng cây chuyên canh cây công nghiệp. 3. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và việc giải quyết vấn đề ô nhiễm biển. Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có điều kiện thuận để phát triển tổng hợp kinh tế biển: Khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Tuy nhiên, việc giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do các sản phẩm dầu mỏ gây ra cần đƣợc đặc biệt chú ý trong quá trình khai thác và sử dụng nó. Bài. Các vấn đề về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Á. 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên Đông Nam Á. Là khu vực giầu khoáng sản trong lòng đất và thềm lục địa. Nhiều đồng bằng châu thổ, đồng bằng duyên hải, vùng núi và trung du có đất đỏ bazan. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận nhiệt và trồng đƣợc nhiều loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt, nhiều vụ trong năm. Tài nguyên rừng còn giàu. Tài nguyên thủy sản cũng rất phong phú. 2. Những vấn đề sử dụng cải tạo. 58 Khí hậu nhiệt đới gió mùa kém ổn định, về mùa mƣa hay có lụt, bão, về mùa khô hay có hạn nên tài nguyên đất rừng... dễ bị suy thoái nên khai thác không hợp lý. Việc khai thác khoáng sản còn phụ thuộc vào nƣớc ngoài về vốn và kỹ thuật. Ở miền đồi núi, nạn phá rừng đốt nƣớng làm rẫy còn phổ biến gây ra nạn xói mòn đất, hủy hoại tài nguyên nông lâm nghiệp. Vấn đề lƣơng thực - thực phẩm vẫn là mối quan tâm thƣờng xuyên ở vùng có diện tích canh tác hạn chế nhƣng số dân vẫn tiếp tục bùng nổ. Bên cạnh những biện pháp tăng sản lƣợng lƣơng thực - thực phẩm, phần lớn các nƣớc Đông Nam Á cần có quốc sách giảm tỷ lệ tăng dân số. III. Một số ý kiến đề nghị Hệ thống nội dung kiến thức giáo dục môi trƣờng cho học sinh cấp II và III đã đƣợc thể hiện trong chƣơng trình sách giáo khoa địa lý theo chiều rộng và chiều sâu, các nội dung đƣợc nâng cao dần từ lớp 6 đến lớp 12. Từ những khái niệm đơn giản đến phức tạp, từ việc chỉ cho học sinh thừa nhận đến việc cho học sinh chủ động hiểu sâu về bản chất, từ những tri thức cụ thể nâng lên thành lý luận. Tất cả những nội dung đó đã thể hiện qua việc khai thác nôi dung ở các bài địa lý. Tuy nhiên để có thể thực hiện giáo dục bảo vệ môi trƣờng có hiệu quả cao môn học cần phải thực hiện một số nội dung sau: - Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trƣơng thống nhất chỉ đạo đồng loạt ở tất cả các trƣờng về việc tiến hành giáo dục môi trƣờng cho học sinh bằng hình thức lồng ghép, tích hợp vào bài giảng trong chƣơng trình sách giáo khoa. Ngoài môn địa lý, các môn: sinh vật, giáo dục công dân, tâm lý học và tất cả những môn tự nhiên cũng phải khai thác nội dung giáo dục môi trƣờng qua bộ môn của mình. - Cần xây dựng mục tiêu cụ thể khung chƣơng trình, và nội dung giáo dục môi trƣờng cho toàn bộ ngành học phổ thông từ thấp đến cao. Thƣờng xuyên mở các lớp về bồi dƣỡng môi trƣờng và giáo dục môi trƣờng cho giáo viên ở các cấp, trang bị cho giáo viên một số phƣơng pháp cụ thể, cách khai thác nội dung ở từng bài cho sát thực tế 59 và nội dung bài giảng để khi giảng dạy không dẫn đến tình trạng quá tải nhận thức cho học sinh. - Riêng đối với môn địa lý cần đƣợc cập nhật hoá kiến thức để có thể sử dụng những nội dung gần gũi nhất với cuộc sống, từ đó học sinh có thể liên hệ với thực tế cuộc sống đang diễn ra quanh các em. Trang bị những phƣơng tiện hiện đại để giới thiệu những hình ảnh ở nhiều lĩnh vực cho học sinh nhận thức, so sánh với thực tế. C. KẾT LUẬN Trƣớc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng thấp kém, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ đã và đang dẫn tới tình trạng "khủng hoảng" môi trƣờng sinh thái. Nếu chúng ta không có kế hoạch khai thác và bảo vệ môi trƣờng tốt sẽ dẫn tới tình trạng giảm sút chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Việc giáo dục môi trƣờng cho cả cộng đồng và trong nhà trƣờng đƣợc đặt ra hết sức cấp bách. Đặc biệt trong nhà trƣờng nói chung và môn địa lý nói riêng, việc giáo dục môi trƣờng cho học sinh cần phải đạt đƣợc những yêu cầu chính: - Cho học sinh cấp II và III hiểu đầy đủ những khái niệm môi trƣờng từ phạm vi nhỏ nhất đến tổng thể tự nhiên. - Hiểu đƣợc khái niệm và công việc cụ thể về bảo vệ môi trƣờng. Từ đó học sinh tiếp thu những kiến thức từ nhận biết đến hiểu những bản chất của quá trình môi trƣờng có ảnh hƣởng tốt và không tốt đến cuộc sống hàng ngày của các em và cả xã hội. Thông qua đó các em có ý thức bảo vệ môi trƣờng và vận động những ngƣời xung quanh cùng nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng. Những nội dung bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng ở môn địa lý có ƣu thế rất lớn bởi vì đối tƣợng nghiên cứu của địa lý chính là môi trƣờng (các bài cụ thể đã đề cập tại đề tài). Vì vậy, khi giảng dạy môn địa lý giáo viên có thể khai thác ngay nôi dung của từng bài để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục môi trƣờng, hoặc có thể tổ chức ngoại khoá, tham quan, trao đổi hoặc qua các hoạt động xã hội khác. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo vệ môi trƣờng và hiệu quả kinh tế xã hội của nó. NXB KH và KT. Hà Nội. 1985. 2. Cứu lấy trái đất – Chất lƣợng cho cuộc sống bền vững. Đồng ấn phẩm của IUCN, UNEP, WWF. Gland, Thụy Sỹ tháng 10 năm 1991. Trung tâm tài nguyên và môi trƣờng. Trƣờng ĐHTH Hà Nội dịch và biên soạn. 3. Vũ Minh Châu. Vận dụng quan điểm sử dụng đi đôi với bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên vào giảng dạy chƣơng "Sinh quyển" ở các trƣờng Cao đẳng sƣ phạm. Luận văn sau đại học. Trƣờng ĐHSP Hà Nội. I. 1978. 4. Nguyễn Dƣợc. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng qua môn địa lý trong hệ phân loại phƣơng pháp Giáo dục số 11 / 1982 5. Nguyễn Dƣợc. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông NXB Giáo dục . Hà Nội. 1986 6. Địa lý học về vấn đề môi trƣờng. NXB KH và KT . HN. 1979 7. Grigôriev A. A. Các kiểu môi trƣờng địa lý - Những công trình lý thuyết chọn lọc. Tập I. II Trƣờng ĐHSP HN . I dịch và XB. 1983. 8. Hội nghị quốc tế. Môi trƣờng và phát triển bền vững (Báo cáo khoa học). HN. từ ngày 5 đến 6 /10/1990. 9. Hoàng Đức Nhuận, Về giáo dục môi trƣờng trong các môn học ở phổ thông NCGD số 9/1982. 10. Nguyễn Ngọc Sinh và tập thể tác giả. Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam. NXB KH và KT . HN. 1984 11. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên. NXB KH và KT . HN . 19977 12. Ủy ban khoa học nhà nƣớc - UNDP -IUCN - SIDA . Việt Nam - chƣơng trình hành động quốc gia về môi trƣờng và phát triển bền vững - Hà nội - 1992 13 Ủy ban khoa học nhà nƣớc, Chƣơng trình hành động quốc gia về môi trƣờng và phát triển bền vững. Hà Nội .1991 14 Lê Thạc Cán 61 Đánh giá tác động môi trƣờng, phƣơng pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn. Chƣơng trình nghiên cứu bảo vệ môi trƣờng. Hà Nội. 1993 15. Báo cáo khoa học. Hội thảo Quốc gia về đánh giá tác động môi trƣờng ở Việt Nam ( TP. HCM 21-25/6/1993). JT SOIL AND WATER, Bangkok, Tháilan - CEFINEA. ĐHBK- TP. Hồ Chí Minh. 1993 16. Báo cáo khoa học. Hội thảo Quốc gia về nghiên cứu bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Chƣơng trình KT.02 Bộ Khoa công nghệ và môi trƣờng Việt Nam. Tổ chức HANNS SEIDEL FUNDATION Hà Nội (9/10/ 1993) 17. UNEP / UNICEF 1989. Trẻ em và môi trƣờng. Dịch giả: Đinh Xuân Hùng và NNK. UNEP- UNICEF - INFOTERRA VIETNAM 1992. 18. UNEP-JUN-WWF. Cứu lấy trái đất. Chiến lƣợc cho cuộc sống bền vững. Dịch giả trung tâm tài nguyên và môi trƣờng. Trƣờng ĐHTH Hà Nội , NXB KHKT 1993 19. Các báo cáo khoa học. Hội nghị quốc tế môi trƣờng và phát triển bền vững (Hà Nội, 3- 6/12/1990) UBKHKTNNVN- Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc Hà Nội 1990 20. Bộ giáo dục và Đào tạo. Thông báo khoa học. Chuyên đề khoa học môi trƣờng 1993. 21. Tạp chí Hoạt động khoa học. 5/1987 22. Tạp chí Phát triển kinh tế. Trƣờng ĐHKT TP. HCM số 21 tháng 7/1992. số 44 tháng 6/1994. 23. Tạp chí môi trƣờng TTTTKHKT. TP.HCM, số 1 tháng 9/1988. 24. Phạm Xuân Hậu. Vấn đề đƣa giáo dục môi trƣờng vào nhà trƣờng ở Việt Nam - TTKH. ĐHSP. TP.HCM 12/1995 25. Phan Huy Xu - Trần Văn Thành. Vấn đề đƣa giáo dục môi trƣờng vào giảng dạy ở nhà trƣờng các cấp tại TP.HCM - TTKH .ĐHSP TP. HCM - 12/1995 26. Phạm Xuân Hậu - Giáo dục môi trƣờng qua môn địa ký cho học sinh cấp II - Tạp chí KHXH - IV 1995 27. Josep M. Petulia. 1987. Environmcntal Protection in The united Slates. San Francisco Center. 28. Josep M. Petulia 1980 American Environmcntalism. Texas A. M University Pass. Lollege Stalion an London. 29. Jacques Vernier 1992. Môi trƣờng sinh thái. Dịch giả: Trƣơng Thị Chí, Trần Chí Đạo. NXB Thế giới HN 1993. 62 30. Nag- Chaudruri B- 1983 Introduction to Environmental Mangement, New Dehli , India 31. Synil P. Parket et al 1980. Encyclopedia of Environmental Science, Second Edition. McGraw- Hill book Company 32. UNESCO/UNEP. 1987. International Strategy for Action in the Field of Environmental Education and Training for the 1990s, United Nations Educational. Scientific and Cultural Organization, Paris and UNEP , Nairobi. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 I - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ..................................................................................................... 1 II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. ................................................................................................................. 2 III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI. ................................................................................................................ 2 IV. CÁC QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU. ................................................................................................ 3 V. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 3 B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................................. 4 CHƢƠNG I : NỘI DUNG - KIẾN THỨC GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG QUA MÔN HỌC ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH CẤP II VÀ II Ở NƢỚC TA. ...................................................................................... 4 I. Việc đƣa giáo dục môi trƣờng vào nhà trƣờng ................................................................................ 4 II. Giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng ở các nƣớc......................................................................... 5 III. Đƣa giáo dục môi trƣờng vào nhà trƣờng ở Việt Nam ................................................................ 10 CHƢƠNG II: GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ .................................................. 13 I. Những khái niệm về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng ................................................................. 13 II. Nội dung giáo dục môi trƣờng qua môn địa lý. ............................................................................ 16 III. Việc đƣa nội dung môi trƣờng và giáo dục môi trƣờng vào chƣơng trình sách giáo khoa phổ thông .................................................................................................................................................. 17 IV. Giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng cho học sinh cấp II và III qua môn Địa lý ............. 17 CHƢƠNG III: KHAI THÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC MÔI TRƢỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ CẤP II VÀ III Ở VIỆT NAM. ............................ 18 I. Nội dung kiến thức giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng qua môn Địa lý cấp II ................ 19 II. Nội dung kiến thức giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng qua môn địa lý ở Cấp III ........................................................................................................ 42 III. Một số ý kiến đề nghị .................................................................................................................. 58 C. KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................... 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_giao_duc_moi_truong_cho_hoc_sinh_pho_thong_cap_ii_va_iii_qua_mon_dia_ly_9812.pdf
Luận văn liên quan