Đề tài Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xi măng ngũ Hành Sơn

Lời nói đầu Trong thời kỳ mở cửa theo đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước ta vận dụng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đã thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển mạnh mẽ, cơ chế này đã tỏ ra biểu hiện tích cực, hoạt động kinh tế ở trong nước trở nên sôi động hơn, cạnh tranh trên thsu ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, công tác kế toán ngày càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất thì trong công tác kế toán việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các nhà quản lý chú trọng. Vì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là quá trình bỏ ra các chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc bỏ ra chi phí là để thu được kết quả: đó là những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ . nhất định đã hoàn thành cần được tính được giá thành thực tế, tức là phải xác định được nội dung, phạm vi các chi phí cấu thành nên những kết quả sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xi măng Ngũ Hành Sơn để làm báo cáo tốt nghiệp cho mình. Em đã chọn đề tài: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ". Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I. Cơ sở lý luận về kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phần II. Thực trạng về công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xi măng Ngũ Hành Sơn. Phần III. Một số nhậnk xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xi măng Ngũ Hành Sơn. Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế nên chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định trong quá trình trình bày . Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cô chú trong Công ty và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xi măng ngũ Hành Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong thời kỳ mở cửa theo đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước ta vận dụng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đã thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển mạnh mẽ, cơ chế này đã tỏ ra biểu hiện tích cực, hoạt động kinh tế ở trong nước trở nên sôi động hơn, cạnh tranh trên thsu ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, công tác kế toán ngày càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất thì trong công tác kế toán việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các nhà quản lý chú trọng. Vì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là quá trình bỏ ra các chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc bỏ ra chi phí là để thu được kết quả: đó là những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ... nhất định đã hoàn thành cần được tính được giá thành thực tế, tức là phải xác định được nội dung, phạm vi các chi phí cấu thành nên những kết quả sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xi măng Ngũ Hành Sơn để làm báo cáo tốt nghiệp cho mình. Em đã chọn đề tài: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ". Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I. Cơ sở lý luận về kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phần II. Thực trạng về công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xi măng Ngũ Hành Sơn. Phần III. Một số nhậnk xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xi măng Ngũ Hành Sơn. Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế nên chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định trong quá trình trình bày . Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cô chú trong Công ty và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGŨ HÀNH SƠN I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1. Chi phí sản xuất : 1.1. Khái niệm: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá và cung cáúp chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 1.2. Phân loại: Chi phí sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản mục có tính chất , công dụng khác nhau và có yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy, trong công tác quản lý cũng như trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được thực hiện đối với từng loại chi phí sản xuất theo nhiều khoản mục chi phí khác nhau. a. Phân theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế) : - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ... dùng cho sản xuất kinh doanh. - Chi phí về nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chi phí về dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, sửa chữa ... dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Chi phí khấu hao TSCĐ: máy móc, thiết bị... - Chi phí bằng tiền khác: chi phí tiếp khách, hội nghị... b. Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành: Là sắp xếp các chi phí có cùng công dụng, cùng một mục đích giống nhau vào từng khoản mục chi phí. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp mang tính tiền lương cùng với các khoản trích thưo tỷ lệ quy định vào kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp). - Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất cứ một hoạt động hoặc phân xưởng nào. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp tính được các loại giá thành sản phẩm, đồng thời nó giúp cho việc phân tích nguyên nhân tăng, giảm giá thành sản phẩm. Từ đó, giúp doanh nghiệp khai thác những khả năng tiềm tàng và có một cách nhìn nhận đúng hơn để hạ thấp giá thành sản phẩm. c. Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí: Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các tổn phí cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. d. Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Theo cách này, chi phí được chia thành 2 loại: - Biến phí, là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn về chi phí nguyên vật liệu... các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì nó có tính cố định. - Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh... các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại thay đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. e. Phân loại theo phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí trực tiếp phát sinh khi tiến hành sản xuất sản phẩm có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chi phí. - Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm mà không thể tập hợp được cho từng đối tượng chịu chi phí mà phải phân bổ để tính ra chi phí cho từng đối tượng. Bên cạnh các cách phân loại nói trên, trong quản lý kinh tế, người ta còn sử dụng một số thuật ngũ khác như chi phí khác biệt, chi phí cơ hội... 2. Giá thành sản phẩm: 2.1. Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bọ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Phân loại : a. Phân theo thời điểm tính nguồn số liệu để tính giá thành: - Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh, trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất và được xây dựng trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là tỏng chi phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. b. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí: - Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ. Nó được tính toán trên cơ sở chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ, bao gồm tổng giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành: Chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chi phí sản xuất là căn cứ để xác định giá thành. Đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm và đối tượng tính giá thành giống nhau, bản chất chung chúng đề là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích kiểm tra chi phí và giá thành. Tuy nhiên giữa chúng có điểm khác nhau và xác định đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm là xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Bên cạnh đó, đối tượng tính giá thành được xác định phải liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất. Một đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm có thể có nhiều đối tượng tính giá thành. 4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: - Xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành làm căn cứ tập hựop ngay từ khoản chi phí phát sinh đầu tiên. - Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. - Tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí làm căn cứ tính giá thành. - Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp để tính giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. - Lập báo cáo chi phí sản xuất, giá thành, phân tích chi phí để có phương hướng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN: Do sự hạn chế của thời gian nên trong đề tài này em chỉ trình bày phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với từng vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ. Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức dùng để phân bổ Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 - Trị giá thực tws của NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. -Giá trị NVL sử dụng không kết nhập lại kho. - Giá trị phế liệu thu hồi. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP TK 152 TK 621 TK 152 TK 111,112,331 TK 154 Xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm Giá trị NVL thừa nhập lại kho từ sản xuất Mua NVL nhập kho, sử dụng TT cho sản xuất SP Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 133 VAT 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn ca và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622. TK 622 - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ phát sinh trong kỳ. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TK 334 TK 622 TK 154 TK 338 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân TTSXSP Trích BHXH, BHYT,KPCĐ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ phân xưởng và những chi phí khác ngoài 2 khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng và các đội sản xuất như: tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng, vật liệu sử dụng ở phân xưởng, dụng cụ sản xuất, khấu hao TSCĐ ở phân xưởng. - Tài khoản sử dụng: TK 627. - Kết cấu TK 627. TK 627 - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. - Các khỏn ghi giảm chi phí SX chung - Phân bổ chi phí SX chung và kết chuyển cho các đối tượng chi phí có liên quan. - TK 627 không có số dư cuối kỳ. - TK 627 có 6 tài khoản cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6277: Chi phí bằng tiền khác SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TK 334,338 TK 627 TK 111,112,152 TK 152,153,142,242 Trích lương nhân viên PX Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương NVPX Xuất vât liệu, công cụ cho sản xuất chung Các khoản ghi giảm chi phí SX chung TK 214 TK 335 Trích khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng Trích trước chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí BH TK 111,112,141,331 Các chi phí khác tại PX TK 133 Kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung NVL trực tiếp TK 154 III. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN: 1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán: a. Nội dung: Các chi phí sản xuất cuối kỳ được kế toán tính và phân bổ (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cho các đối tượng chịu chi phí và sau đó kết chuyển vào bên Nợ TK 154. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ để làm cơ sở tính giá thành. b. Nguyên tắc hạch toán: Phải nắm rõ nội dung và bảng chất kinh tế của chi phí - Phải phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. - Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng. - Phải nắm vững được các cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán. - Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phù hợp. 2. Tài khoản sử dụng : Để hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 3. Phương pháp hạch toán: Nội dung phản ánh của tài khoản 154 như sau: TK 154 - Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC) - Các khoản giảm chi phí sản phẩm. - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. SD: Chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ, dịch vụ chưa hoàn thành Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành: Bút toán 1: Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT: Nợ TK 154 Có TK 621 Bút toán 2: Kết chuyển chi phí NCTT: Nợ TK 154 Có TK 622 Bút toán 3: Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung vho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 154 Có TK 627 - Đồng thời , phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí: Nợ TK 111,1388,336 giá trị thu hồi được Nợ TK 632 giá trị không thu hồi được Có TK 151 - Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành : Nợ TK 155 nhập kho thành phẩm Nợ TK 157 hàng gởi đi bán Nợ TK 632 giá vốn hàng tiêu thụ thẳng (không qua kho) Có TK 154 chi tiết sản phẩm * Đối với giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phục vụ cho các đối tượng: - Phản ánh giá thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ: Nợ TK 632 Có TK 154 chi tiết - Phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ : Nợ TK 627 phục vụ bán hàng, QLDN Nợ TK 152,153,155 nhập kho vật tư, thành phẩm Có TK 512 doanh thu tiêu thụ nội bộ - Phản ánh thuế VAT phải nôpk (tính trên giá bán ): Nợ TK 1331 thuế VAT được khấu trừ Có TK 3331 thuế VAT phải nộp về hàng tiêu thụ nội bộ IV. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: 1.1. Sản phẩm dở dang : gồm những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến. - Các chi tiết: bộ phận đang gia công, chế biến. - Các bán thành phẩm tưk chế nhập kho . - Các sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa làm thủ tục nhập kho . 1.2. Các phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang: a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí NVL trực tiếp: Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp, còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ: Cck = Cđk + C x Qdd Qht + Qdd Trong đó: Cck : chi phí NVL trực tiếp tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cđk : chi phí NVL trực tiếp tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ. Qht : sản lượng sản phẩm hoàn thành Qdd : sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ C: chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ b. Theo phương pháp ước lượng tương đương: Theo phương pháp này, căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành tương đương. - Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí vật liệu chính trực tiếp sản xuất thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Cck = Cđk + C x Qdd Qht + Qdd Đốivới chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí NVL trực tiếp, chi phí vật liệu chính trực tiếp thì: Cck = Cđk + C x Qdd x %HT Qht + (Qdd x %HT) Trong đó: Cck : chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cđk : chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ. Qht : sản lượng sản phẩm hoàn thành Qdd : sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ C: chi phí chế biến phát sinh trong kỳ %HT: tỷ lệ hoàn thành tương đương c. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Theo phương pháp này, chi phí chế biến được xác định mức độ hoàn thành 50%. Thực chất là phương pháp ước lượng tương đương nhưng để đơn giản hoá quá trình tính toán thì người ta ước lượng mức độ hoàn thành là 50%. d. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức: Phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã hoàn thiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang xác định ở từng công đoạn đã cho ở đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm ở từng công đoạn. 2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm : a. Phương pháp trực tiếp: được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành b. Phương pháp tính giá thành phân bước: áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp này được chia làm 2 loại: - Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (phương pháp kết chuyển tuần tự) Trong trường hợp này để tính được giá thành của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần xác định được giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí của nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau. Cứ như vậy, tuần tự cho tới giai đoạn cuối cùng khi tính được giá thành thành phẩm. Việc kết chuyển có thể theo tổng hợp hay theo từng khoản mục giá thành. Nếu kết chuyển chi phí giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo phương pháp tổng hợp thì sau khi tính được giá thành thành phẩm ta phải hoàn nguyên ngược lại theo các khoản mục chi phí quyết định là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Mà việc hoàn nguyên rất phức tạp cho nên ít sử dụng trong thực tế. Việc kết chuyển tuần tự riêng theo từng khoản mục sẽ cho ta giá thành của nửa thành phẩm bước sau và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng theo khoản mục ngay nên được áp dụng phổ biến. - Phương pháp phân bước không tính giá thành bán tpru: (phương pháp kết chuyển song song): Trong trường hợp này, đối tượng giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy, chỉ cần xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm, sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta được giá thành của các thành phẩm. Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm: Chi phí sản xuất giai đoạn i = Chi phí đầu kỳ + Chi phí trong kỳ x Thành phẩm SP hoàn thành + SP làm dở giai đoạn i giai đoạn i Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ áp dụng trong doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. Sau đó, cộng chi phí sản xuất theo từng giai đoạn ta được giá thành thành phẩm. Giá thành sản xuất thành phẩm = Tổng giá thành chi phí sản xuất giai đoạn i. c. Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ: áp dụng đối với quy trình công nghệ sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được cả sản phẩm phụ: Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí SX phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm thu hồi ước tính - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ d. Phương pháp hệ số: áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng dlju nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau. - Quy đổi thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ: Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc + Hệ số quy đổi sản phẩm các loại Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí SX phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ e. Phương pháp tỷ lệ chi phí: áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch đơn vị SP từng loại + Tỷ lệ chi phí Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả SP = 212,5 Tổng giá thành kế hoạch của tất cả SP g. Theo phương pháp đơn đặt hàng: áp dụng đối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt nhỏ, vừa theo dõi đặt hàng: Chi phí NVL phân bổ cho đơn đặt hàng = Tổng chi phí cần phân bổ x Tiêu thức được phân bổ cho đơn đặt hàng Tổng tiêu thức cần phân bổ PHẦN II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG NGŨ HÀNH SƠN A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỎ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN: 1. Quá trình hình thành và phát triển : Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn nằm trên địa bàn phường Hoà Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, được tổ chức họp theo luật Công ty do Quốc hội của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/12/1990. Nghị định số 44/1998/QĐ-CP ngày 29/6/1998 của chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Theo quyết định số 4615/QĐ-UB ngày 07/8/1999 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc chuyển DNN, nhà máy xi măng Ngũ Hành Sơn thành Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn. 2. Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh: Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất ximăng, bột đá, gạch block, đá xây dựng. Sản xuất và kinh doanh: sản xuất ximăng, bột đá block, đá xây dựng. Xuất nhập khẩu: clinker, vật liệu xây dựng. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Quy mô và số lượng lao động: Vốn điều lệ cảu Công ty tại thời điểm thành lập được xác định là 525.000.000VNĐ. Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông và pháp nhân, cá nhân ngoài Nhà nước là 525.000.000VNĐ chiếm 100% vốn điều lệ. Số lượng lao động: bao gồm cả bộ phận quản lý và công nhân sản xuất là 110 người. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY: 1. Cơ cấu tổ chức sản xuất: Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thuộc ngành xáy dæûng: ximăng, bột đá, gạch block, đá xây dựng, clinker, vật liệu xây dựng có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Sản phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoan sau: Nguyên vật liệu, (clinker, phụ gia hoạt tính, thạch cao) Nghiền Chứa Xyclo Đóng bao Vào kho thành phẩm SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ - Tổ chức sản xuất: Công ty Ca 1 Ca 2 Ca 3 Phân xưởng sản xuất 2. Tổ chức bộ máy quản lý: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn : Giám đốc Phòng Kế hoạch Vật tư Phòng kế toán thống kê Phòng kỹ thuật KCS Phó giám đốc Phòng TCHT và tiếp thị Phòng tiêu thụ Phân xưởng ximăng Phân xưởng cơ điện Chú thích : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo đó, giám đốc có toàn quyền quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty với sự tham mưu của Phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Những quyết định quản lý, những đề xuất của các phòng ban chức năng, của các phân xưởng sẽ được trình bày và giám đốc cân nhắc, quyết định và truyền đạt các quyết định xuống dưới theo các tuyến đã được quy định. - Chức năng, nhiệm vụ: + Giám đốc: là người được Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm và là người đại diện pháp nhân trong mọi giao dịch, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về Đại hội cổ đông và quản lý điều hành. + Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc uỷ quyền và giao quyền chịu trách nhiệm lĩnh vực được phân công. Thay mặt giám đốc quản lý và điều hành Công ty khi giám đốc vắng mặt. + Phòng Kế hoạch - vật tư: quản lý về công tác tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu mua, cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu. + Phòng kế toán, thống kê: phản ánh, cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức lập và báo cáo tài chính theo quy định Nhà nước. theo dõi quản lý tình hình tài chính của Công ty. + Phòng tổ chức hành chính và tiếp thị: Tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi tình hình tăng giảm lao động, kế hoạch tuyển nhân sự, đào tạo công nhân, tính toán và theo dõi tiền lương, các khoản trích theo lương trong toàn công ty. Tiếp thị: là quan hệ thị trường, giới thiệu quảng cáo sản phẩm điều tiết quản lý các nguồn thông tin. + Phòng tiêu thụ: chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh bán hàng của Công ty. + Phòng kỹ thuật - KCS: quản lý chuyên môn về công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật vận hành sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, các định mức tiêu chuẩn đo lường chất lượng cơ sở. + Phân xưởng ximăng: trực tiếp sản xuất sản phẩm chính của Công ty, tổ chức quản lý ,điều hành sản xuất theo kế hoạch của Công ty. + Phân xưởng cơ điện: phục vụ trực tiếp sản xuất, tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ quy trình vận hành kỹ thuật cơ điện trong toàn Công ty. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN, HÌNH THỨC KÉ TOÁN: a. Tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán viên kiêm kế toán công nợ Phó phòng kế toán kiêm kế toán thanh toán Chú thích : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Phó phòng TCHC kiêm thủ quỹ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN b. Chức năng , nhiệm vụ: - Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: là người đứng đầu phòng kế toán thống kê, lãnh đạo bộ máy kế toán Công ty. Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và lứu tài chính của Công ty. - Phó phòng kế toán kiêm kế toán thanh toán: hỗ trợ kế toán trưởng quản lý, giải quyết các côgn việc của phòng thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt. Đồng thời, có nhiệm vụ theo dõi hạch toán vốn bằng tiền như tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, thanh toán với người mua, người bán, đồng thời thực hiện các giao dịch với ngân hàng. - Kế toán viên kiêm kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ với người bán, các khoản phải trả khác. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu - chi, bảo quản tiền mặt tông quỹ, lập báo cáo quỹ hằng ngày. c. Hình thức kế toán: Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Hệ thống nhật ký chứng từ kết hợp chặt chẽ giữa sổ sách và báo biểu, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, tạo nhiều thuận lợi cho việc kiểm soát, kiểm tra kế toán. Phù hợp với khả năng, năng lực của kế toán viên trong phòng. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ Chứng từ gốc Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra sản xuất Chú thích: B. THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo kiểu liên tục, tổ chức sản xuất giản đơn. nên Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn, đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành được xác định. Đối tượng hạch toán chi phí: là toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất ra ximăng. Đối tượng tính giá thành: là ximăng đã được đóng bao. I. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY: 1. Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp: a. Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn gồm: - Nguyên vật liệu chính: clinker, thạch cao, đá phụ gia. - Vật liệu phụ: bi cầu, bi đạn. - Phụ tùng thay thế: bi các loại, tấm lót, bulông, bánh răng. b. Tập hợp chi phí: Hằng ngày, căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư thủ kho ghi vào thẻ kho, rút số dư của từng loại vật liệu rồi chuyển cho phòng kế toán. Phòng kế toán sau khi nhận được phiếu lĩnh vật tư do thủ kho chuyển lên thì ghi vào bảng kê ghi có các tài khoản TK 1521, TK 1522, TK 1523, TK 1524 Giá trị của vật liệu xuất kho được tính theo giá bình quân tháng: Giá trị vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân tháng trước của vật liệu Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán Công ty sử dụng tài khoản: - TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - TK 152 - nguyên vật liệu, trong đó chi tiết thành: + TK 1521 : nguyên vật liệu chính (NVLC) + TK 1522 : vật liệu phụ (VLP) + TK 1523 : nguyên liệu (NL) + TK 1524: phụ tùng thay thế (PTTT) Đơn vị: ..... Địa chỉ: .... PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31/3/04 Số 01/1XT Tên và địa chỉ người nhận: Đặng Thị Nhuần Xuất tại kho : Công ty Lý do: Sản xuất 1.850 tấn ximăng. TT Tên vật tư sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Đá phụ gia Tấn 239 31.120 7.437.680 2 Thạch cao Tấn 41,62 208.800 8.690.256 3 Clinker Tấn 1496,65 471.270 705.327.740 Tổng 721.455.670 Tổng số tiền bằng chữ: bảy trăm hai mươi mốt triệu bốn trăm năm mươi lăm ngàn, sáu trăm bảy mươi đồng. Người nhận Thủ kho Kế toán Phụ trách đơn vị BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP Ghi Nợ TK 621, Ghi Có các TK TK ghi Có TK ghi Nợ TK 1521 TK 1522 TK 1523 TK 1524 Tổng cộng TK 621: ximăng 1.731.426.869 41.299.900 10.375.000 75.207.000 1.858.308.769 Căn cứ vào bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu quý I/2004, kế toán lập chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 03 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có xuất NVL sản xuất quý I/2004 621 152 1.858.308.769 1.858.308.769 Kèm theo chứng từ gốc: ..... Ngày 31/3/2004. Kế toán trưởng Người lập Từ chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán ghi vào sổ cái tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu Số hiệu tài khoản: 621 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có + Số dư đầu kỳ + Số PS trong kỳ 0 0 03 31/3/04 NVL chính 1521 1.731.426.869 03 31/3/04 Vật liệu phụ 1522 41.299.900 03 31/3/04 Nhiên liệu 1523 10.375.000 03 31/3/04 Phụ tùng thay thế 1524 75.207.000 Cộng 1.858.308.769 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: a. Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn bao gồm tiền lương phải trả công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương. Đối với tiền lương: căn cứ vào bảng chấm công dưới phân xưởng sản xuất đưa lên, bộ phận tính lương tiến hành tính lương công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức sau: LCn = Q x GTL Trong đó: LCN : lương công nhân trực tiếp sản xuất Q : sản lương sản phẩm sản xuất. GTL : đơn giá tiền lương sản phẩm . Đối với các khoản trích theo lương: Công ty tiến hành trích KPCĐ, BHXH, BHYT và chi phí sản xuất kinh doanh cho toàn Công ty theo tỷ lệ: + KPCĐ: trích 2% tổng lương thực tế + BHXH: trích 15% tổng quỹ lương thực cấp bậc chức vụ + BHYT: trích 2% tổng quỹ lương thực cấp bậc chức vụ Theo số liệu quý I/2004, tổng quỹ lương cơ bản của Công ty: 170.893.350. Tổng quỹ lương thực tế 238.618.100. - KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 2 x 238.618.100 = 4.772.362 - BHXH trích 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% khấu trừ lương: 15% x 170.893.350 = 25.634.002 5% x 170.893.350 = 8.544.667,5 - BHYT trích 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% khấu trừ lương: 2% x 170.893.350 = 3.417.867 1% x 170.893.350 = 1.708.933,5 Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán Công ty sử dụng các tài khoản: TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp TK 334: phải trả công nhân viên TK 3382 : KPCĐ TK 3383 : BHXH TK 3384 : BHYT BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH, BHYT, KPCĐ Quý I/2004 Ghi Nợ TK 622, Ghi Có các TK TK ghi Có TK ghi Nợ TK 334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 Tổng Nợ TK 622: ximăng 238.618.100 4.772.362 25.634.002 3.417.867 272.442.331 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán lập chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 04 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích lương và các khoản trích theo lương 622 334 3382 3383 3384 238.618.100 4.772.362 25.634.002 3.417.867 272.442.331 Từ chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán ghi vào sổ cái tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí nhân công Số hiệu tài khoản: 622 CT ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có + Số dư đầu kỳ 0 0 Chi phí lương trực tiếp 334 238.618.100 Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 338 33.824.231 Kết cuyển chi phí 154 272.442.331 Cộng 272.442.331 272.442.331 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là chi phí tập hợp cho toàn phân xưởng. Phần chi phí khấu hao TSCĐ được tính chung cho toàn Công ty bao gồm: bộ phận sản xuất (6274), bộ phận bán hàng (6414), bộ phận quản lý doanh nghiệp (6424). Tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ của Công ty quy định: + TSCĐ dùng cho sản xuất tính 60% tổng khấu hao cơ bản. + TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng tính 15% tổng khấu hao cơ bản. + TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý DN tính 25% tổng khấu hao cơ bản. Theo số liệu quý I/2004, khấu hao TSCĐ của Công ty là 44.400.000. Trong đó : + Khấu hao TSCĐ tính cho bộ phận sản xuất: 60% x 44.400.000 = 26.640.000 + Khấu hao TSCĐ tính cho bộ phận bán hàng : 15% x 44.400.000 = 6.660.000 + Khấu hao TSCĐ tính cho bộ phận QLDN: 25% x 44.400.000 = 11.100.000 a. Chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ kế toán lập chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 05 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích lập khấu hao TSCĐ quý I/2004 6274 214 26.640.000 26.640.000 Kèm theo chứng từ gốc: ..... Ngày 30/3/2004. Kế toán trưởng Người lập b. Chi lương nhân viên phân xưởng và khoản trích theo lương . CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 06 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi lương nhân viên phân xưởng khoản trích theo lương 6271 334 338 54.781.293 46.034.700 8.746.593 54.781.293 54.781.293 Kèm theo chứng từ gốc: ..... Ngày 30/3/2004. Kế toán trưởng Người lập c. Chi phí vật liệu: Căn cứ vào bảng tổng hợp xuất vật liệu dùng cho sản xuất chung quý I/2004 kế toán lập chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 07 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Xuất vật liệu phục vụ phân xưởng quý I/2004 6272 152 74.637.000 74.637.000 Kèm theo chứng từ gốc: ..... Ngày 30/3/2004. Kế toán trưởng Người lập d. Chi phí mua ngoài (điện sản xuất): Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền điện, kế toán lập c tfu ghi sổ : CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 08 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Mua điện dùng sản xuất 6277 331 145.126.800 145.126.800 Kèm theo chứng từ gốc: ..... Ngày 30/3/2004. Kế toán trưởng Người lập e. Chi phí bằng tiền khác : CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 09 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi phí bằng tiền 6278 111 58.984.500 58.984.500 Kèm theo chứng từ gốc: ..... Ngày 30/3/2004. Kế toán trưởng Người lập Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong, kế toán lần lượt ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số Ngày, tháng, năm Số tiền 05 30/6/2004 26.640.000 06 30/6/2004 54.781.293 07 30/6/2004 74.637.000 08 30/6/2004 145.126.800 09 30/6/2004 58.984.500 Từ các chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung. SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu tài khoản: 627 CT ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có + Số dư đầu kỳ 0 0 06 30/3/04 Tiền lương và khoản trích theo lương 334 54.781.293 07 30/3/04 Chi phí vật liệu 152 74.637.000 05 30/3/04 Khấu hao TSCĐ 214 26.640.000 09 30/3/04 Chi phí tiền mặt 111 58.984.500 08 30/3/04 Mua điện sản xuất 331 145.126.800 Cộng 360.169.593 4. Tập hợp chi phí sản xuất: Tất cả những chi phí sản xuất ở trên chúng ta tập hợp vào bên Nợ TK 154. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Ghi Nợ TK 154 - Ghi Có các TK TK ghi Có TK ghi Nợ TK 621 TK 622 TK 627 Tổng cộng TK 154 1.858.308.769 272.442.331 360.169.593 2.490.920.693 SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí SXKD dở dang Số hiệu tài khoản: 154 CT ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có + Số dư đầu kỳ + Số PS trong kỳ 0 0 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 1.858.308.769 Kết chuyển chi phí NCTT 622 272.442.331 Kết cuyển chi phí SXC 627 360.169.593 Cộng 2.490.920.693 5. Đánh giá sản phẩm dở dang : Vì Công ty nhập nguyên vật liệu đầu vào là bán thành phẩm, qua quá trình chế biến sản xuất và bán ra thành phẩm Công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. 6. Tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp quý I/2004 kế toán tính giá thành sản phẩm ximăng được tính như sau: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG Quý I/2004 Số lượng : 4.430 tấn ĐVT: đồng TT Khoản mục Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVL trực tiếp 0 1.858.308.769 0 1.858.308.769 419.482,8 2 Chi phí nhân công trực tiếp 0 272.442.331 0 272.442.331 61.499,4 3 Chi phí sản xuất chung 0 360.169.593 0 360.169.593 81.302,4 0 2.490.920.693 0 2.490.920.693 562.284,6 PHẦN III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN : 1. Những ưu điểm : Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn tương đối hoàn chỉnh, đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu thông tin kế toán một cách chính xác, nhanh chóng cho các cấp quản lý. Việc tập hợp hạch toán chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tương đối đầy đủ, chính xác giúp cho việc tính giá thành sản phẩm của Công ty được rõ ràng, nhanh chóng . Bộ máy kế toán gọn nhẹ, hợp lý. Nhân viên được phân công đúng người, đúng việc, các bộ phận kế toán được giám sát mật thiết với nhau, giúp cho ban giám đốc có được những thông tin chính xác về tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty, giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Để thấy được những cố gắng trong công tác hạch toán cfúu và tính giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập, đi sâu, tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty em có một số nhận xét sau: - Về tổ chức bộ máy quản lý: Công ty tổ chức bô jmáy theo kiểu trực tuyến chức năng, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất trong toàn Công ty nhưng vẫn phát huy được sức mạnh tập thể thông qua việc tham mưu của các cấp của ban lãnh đạo. - Về tổ chức bộ máy kế toán: bộ máy kế toán của Công ty chỉ có 4 người nhưng vẫn hoàn thành khối lượng lớn công việc được giao. Bản thân từng nhân viên kế toán đã thể hiện tinh thần làm việc có trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn vững, góp phần tham mưu cho ban giám đốc trong việc phân tích kinh tế tài chính. - Về công việc hạch toán kế toán: Công ty đã tổ chức công tác hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm và điều kiện hiện có của Công ty. Tổ chức lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ do Nhà nước ban hành. - Về công tác hạch toán chi phí sản xuất: nhìn chung, các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp và phản ánh vào các tài khoản đúng với nội dung kinh tế. Công ty đã xây dựng hệ thống định mức chi phí khá đầy đủ cho từng khoản mục chi phí, cho từng loại sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu tính giá thành, kiểm tra, quản lý chi phí. 2. Những hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong công tác tổ chức sản xuất và công tác hạch toán kế toán của Công ty còn một số hạn chế cần khắc phục. Trong giới hạn phạm vi đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn" em xin trình bày một số vấn đề mà theo em là cần quan tâm, tổ chức lại nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Quá trình sản xuất của Công ty có 2 giai đoạn: nghiền clinker, thạch cao, phụ gia và đóng bao. Song, ở Công ty tập hợp chi phí chung cho toàn bộ dây chuyền công nghệ nên không phân biệt được chi phí cho giai đoạn nào. Việc tập hợp chi phí như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý không chặt chẽ, không biết được tiết kiệm hay lãng phí ở khâu nào. Ximăng rời nằm trên sitô xuất tại két phụ nhưng lại phải gánh chịu các chi phí như: tiền lương của công nhân đóng bao, chi phí khấu hao tại công đoạn đóng vao, nhớt, mỡ của công đoạn đóng bao... Giá ximăng rời = giá ximăng bao - Chi phí bao Vì phải gánh chịu các khoản chi phí trên nên giá của ximăng rời sẽ cao hơn so với thực tế. Tiền lương và các khoản trích theo lương: Công ty trả lương theo hình thức khoán công đoạn, hằng tháng, căn cứ vào bảng chấm công để tính lương. Không biểu quyết dân chủ để ưu tiên cho những người làm lâu năm, những người hăng hái, nhiệt tình trong công việc. Mặt khác, tiền lươngcủa công nhân bốc xếp Công ty xem nó là chi phí nhân công trực tiếp nhưng thực chất là chi phí bán hàng. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CONGTY CỔ PHẦN NGŨ HÀNH SƠN: 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Vì quy trình sản xuất ximăng của Công ty chia làm 2 giai đoạn: nghiền và đóng bao. Song, Công ty lại tập hợp chi phí chung cho toàn bộ dây chuyền công nghệ. Theo em, Công ty nên tổ chức hạch toán chi phí riêng cho từng giai đoạn công nghệ sẽ phù hợp hơn và có ý nghĩa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sau này vì: - Sẽ cung cấp thong tin cho nhà quản lý một cách chi tiết và cụ thể ở từng giai đoạn công nghệ, để từ đó, nhà quản lý có thể nắm bắt và xử lý những thông tin do các nguyên nhân hay do các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của từng công đoạn sản xuất. - Thuận lợi cho việc hạch toán toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ sẽ được theo dõi riêng biệt cho từng giai đoạn công nghê, điều này giúp cho việc theo dõi chi phí phát sinh được đầy đủ và chính xác. 2. Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương của công nhân bốc xếp thành phẩm từ kho đưa đi tiêu thụ, Công ty không nên hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà nên tách ra và hạch toán vào chi phí bán hàng. Vì nếu Công ty hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, làm cho giá thành sản phẩm ximăng cao hơn so với thực tế. Giá thành sản phẩm ximăng = chi phí NVL trực tiếp + (Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí bốc xếp) + Chi phí sản xuất chung. Kết luận Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo và nhân viên hetu Công ty đã giúp em hiểu rõ hơn vai trò của công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, thấy được tầm quan trọng giữa lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, do một số hạn chế nên không khỏi thiêusots, em rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Phi Sơn đã tận tình hướng dẫn. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, cảm ơn các cô chú phòng kế toán Công ty Cổ phần Ximăng Ngũ Hành Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập này. Đà Nẵng, ngày ... tháng ... năm 2004 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Diệu Linh Nháûn xeït cuía giaïo viãn hæåïng dáùn Nháûn xeït cuía cå quan thæûc táûp MUÛC LUÛC Trang Lời nói đầu 1 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGŨ HÀNH SƠN I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3 1. Chi phí sản xuất 3 2. Giá thành sản phẩm 5 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành 6 4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 7 II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 7 1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 7 2. hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 8 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 9 III. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SX THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ 10 1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán 10 2. Tài khoản sử dụng 11 IV. TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM 12 1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 12 2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 14 PHẦN II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SNẢ PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN A. KHÁI QUÁT CHUING VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN 18 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 18 1. Quá trình hình thành và phát triển 18 2. Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh 18 3. Quy mô và số lượng lao động 19 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ Ở CÔNG TY 19 1.Cơ cấu tổ chức sản xuất 19 2. Tổ chức bộ máy ưlsu 20 III. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN, HÌNH THỨC KẾ TOÁN 22 B. THỰC TẾ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN 24 I. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 24 1. Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp 24 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 26 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 29 4. Tập hợp chi phí sản xuất 33 5. Đánhgiá sản phẩm dở dang 33 6. Tính giá thành sản phẩm 33 PHẦN III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN 35 1. Những ưu điểm 35 2. Những hạn chế 36 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG NGŨ HÀNH SƠN 37 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37 2. Chi phí nhân công trực tiếp 37 Kết luận 38

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xi măng Ngũ Hành Sơn.doc
Luận văn liên quan