Khóa luận đã đi sâu tìm hiểu về quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ và những biện pháp hạn chế rủi ro được áp dụng tại Phòng Thanh toán quốc
tế - Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế. Nhận dạng và đánh giá các rủi ro có
thể xảy ra khi chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ : phát hành, thông báo, chiết khấu, xác nhận
bộ chứng từ kèm L/C.
Qua thực hiện phỏng vấn trực tiếp, thu thập ý kiến các nhân viên phòng Thanh toán
quốc tế-Vietcombank Huế, khóa luận đã đánh giá các rủi ro có thể xảy ra cho chi nhánh.
Trong vai trò cụ thể, rủi ro của chi nhánh có khả năng xảy ra như sau: Nghiệp vụ chiết khấu
mang lại rủi ro cao nhất, tới nghiệp vụ phát hành, nghiệp vụ thông báo, nghiệp vụ xác nhận.
Với vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng: Do chi nhánh thực hiện đúng theo
quy định các quy trình nghiệp vụ trong thanh toán nên rủi ro do người thụ hưởng có khả
năng xảy ra cao nhất so với các rủi ro còn lại và bên cạnh rủi ro do bất đồng quan điểm với
ngân hàng xuất trình khi thanh toán L/C
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả năng tiêu thụ và nhu cầu thị trường tiêu
thụ sản phẩm của DN, chất lượng và giá thành sản phẩm.
- Hiệu quả kinh tế lô hàng nhập khẩu: định mức ký quỹ phải cao hơn tỷ suất lợi
nhuận lô hàng mang lại. Chú ý coi hàng hóa có bị cấm nhập khẩu hay điều kiện nhập
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 51
khẩu để yêu cầu KH cung cấp chứng từ phù hợp trước khi mở L/C. Hạn chế kí quỹ bảo
đảm bằng chính hàng hóa nhập khẩu phòng trường hợp chịu thiệt hại thanh lí.
- Trong thời kỳ tỉ giá biến động mạnh: Điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ tương ứng với tỷ
lệ trượt giá của đồng tiền và cung cấp các sản phẩm hợp đồng tỷ giá cho KH.
- Cần điều chỉnh mức ký quỹ gia tăng với các khách hàng thường xuyên thanh
toán trễ, mặt hàng nhập khẩu khó tiêu thụ trên thị trường. Áp dụng hệ thống hoặc
thang điểm phân loại khách hàng và hình thức ưu đãi phù hợp với từng nhóm sẽ giúp
hạn chế rủi ro tín dụng khi mở L/C cho khách hàng; thu hút được KH với dịch vụ tốt.
Xem xét nội dung thƣ tín dụng
Điều kiện thanh toán: Trong giao dịch thường xảy ra trường hợp hàng hoá đến
trước bộ chứng từ đến sau, nhà NK thường đề nghị 1/3 bộ chứng từ được gửi trực tiếp
cho người mở, 2/3 bộ chứng từ gửi tới Ngân hàng. Nhất thiết vận đơn phải theo lệnh
ngân hàng mở để đảm bảo quyền kiểm soát và định đoạt bộ chứng từ cho Ngân hàng.
Nếu vận đơn theo lệnh nhà nhập khẩu thì ngân hàng phải quản lý chặt tài khoản nhà
NK và yêu cầu khách hàng cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có rủi ro. Chi
nhánh nên yêu cầu khách hàng gởi đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của
VCB Huế; lấy bản sao vận đơn và hóa đơn thương mại làm căn cứ phát hành trị giá
thư bảo lãnh.
VCB Huế cần liên lạc với đại diện hãng vận tải tại Việt Nam xem có chấp nhận
thư bảo lãnh nhận hàng do chi nhánh phát hành không, nhằm tiết kiệm thời gian và chi
phí của khách hàng nếu thư bảo lãnh bị từ chối. Chi nhánh nên linh động ký hậu vận
đơn cho KH để tránh tranh chấp, ảnh hưởng đến việc nhận hàng . Thanh toán viên có
thể thông qua danh sách các cảng nhập hàng và thời gian tàu đi, tư vấn khách hàng
tính toán thời gian xuất trình chứng từ của người bán sao cho khi hàng về đến cảng thì
bộ chứng từ về tới NH để đỡ tốn chi phí đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng và thời
gian đi lại giữa VCB Huế và hãng vận tải để gởi và hoàn trả thư bảo lãnh nhận hàng.
Điều kiện đòi tiền: Khi mở L/C cho phép đòi tiền bằng điện, phải xem xét khả
năng thanh toán của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 52
Khi nhận chứng từ khách hàng xuất trình: Vietcombank Huế phải kiểm tra
chứng từ theo UCP600, đảm bảo phát hiện hết sai sót trước khi gởi. Cần lưu ý số
lượng và chủng loại chứng từ, kiểm tra cẩn thận nội dung tờ khai hải quan xuất khẩu
có đúng với nội dung của hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói; Xem tờ khai có được
thông quan chưa để đảm bảo tính xác thực của lô hàng tránh lập chứng từ giả để đòi
tiền ngân hàng mở.
+ Nếu phát hiện chứng từ bất hợp lệ có thể sửa chữa được: Chi nhánh cần thông
báo ngay cho khách hàng và đề nghị sửa chứng từ trong thời hạn xuất trình được quy
định trong L/C. Sau đã chỉnh sửa hết tất cả bất hợp lệ, chi nhánh mới tiến hành gởi
chứng từ.
Rủi ro ngƣời bán giao hàng không đúng hợp đồng và lập chứng từ giả:
Vietcombank Huế nên đề nghị người mua xuất trình chứng từ có các nội dung sau:
- Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng do người bán lập được người mua hay
đại diện người mua ký xác nhận hàng hóa được giao đúng hợp đồng. Giấy chứng nhận
xuất xứ được cấp bởi phòng thương mại công nghiệp ở nước người bán đảm bảo
quyền lợi nhận hàng và ưu đãi thuế NK. Vận đơn hãng tàu có văn phòng đại diện ở
Việt Nam phát hành để xác định tính chân thật của vận đơn và tình trạng lô hàng. Nội
dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, rõ ràng và do cơ quan đáng tin cậy phát
hành thì Vietcombank Huế có thể ngăn ngừa người bán lập chứng từ giả để đòi tiền.
- Chứng từ fax advising yêu cầu người bán gởi trước một bộ chứng từ bản sao
đến người mua để kiểm tra chứng từ trước khi hàng về tới Việt Nam. Chi nhánh cần
chủ động cảnh báo với người mua quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty 4.
Trong một số trường hợp cần thiết phải đưa hợp đồng vào chứng từ làm căn cứ để chi
nhánh kiểm tra hàng hóa có được giao đúng hợp đồng hay không .
Khi xếp hàng lên tàu, Vietcombank Huế nên khuyến cáo người mua giám sát,
kiểm tra đảm bảo hàng hóa được giao đúng hợp đồng với lô hàng trị giá lớn (hơn
25,000 USD) hoặc khi giao dịch mua bán lần đầu với trị giá lớn. Tuy tốn chi phí
4
Quy định phạt bên nào không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 53
nhưng lại nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí và thời gian xử lý rủi ro người bán giao
hàng không đúng hợp đồng.
Với những lô hàng nhập khẩu số lượng lớn, chất lượng cao, giá trị lớn, L/C nên
quy định việc thanh toán được thực hiện nhiều đợt; ngân hàng cần găm giữ lại một
phần tiền sẽ thanh toán theo kết quả tái giám định hàng hoá tại cảng đến hoặc vào cuối
kỳ hạn bảo hành.
3.1.1.2. Với vai trò ngân hàng xác nhận thư tín dụng
Tại chi nhánh chưa có nghiệp vụ xác nhận phát sinh, nếu thực hiện cần chú ý :
- Kiểm tra uy tín, tài chính của ngân hàng phát hành trước khi chấp nhận xác
nhận, có thể yêu cầu kí quỹ 100% nếu không đảm bảo.
- Xem xét nội dung L/C trước khi xác nhận: nếu có điều kiện bất lợi cho chi
nhánh thì phải đề nghị tu chỉnh L/C. Nếu điều khoản L/C, tu chỉnh L/C bất lợi và rủi
ro, nên từ chối xác nhận và thông báo cho NH phát hành. Chỉ nên xác nhận L/C do chi
nhánh thông báo; yêu cầu bộ chứng từ xuất trình tại Vietcombank Huế; cho phép đòi
tiền bằng điện.
- Kiểm tra kĩ lưỡng bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình: Nếu có điểm
không phù hợp phải xin ý kiến của NH phát hành trước khi thanh toán hoặc chỉ gửi
chứng từ và thu hộ. Nếu chiết khấu chứng từ thì cần thông báo cho người thụ hưởng
tránh bị hiểu nhầm là khoản thanh toán và không được bồi hoàn nếu NH phát hành từ
chối thanh toán
3.1.1.3. Với vai trò ngân hàng thông báo thư tín dụng
Khi nhận được L/C, cần xác thực chữ kí ngay theo đúng quy định, quy trình, đặc
biệt với L/C được phát hành từ ngân hàng không có quan hệ đại lý với Vietcombank
Huế; kiểm tra dữ liệu nếu L/C gửi bằng điện. Trường hợp khó xác thực hoặc thời gian
xác thực dài ảnh hưởng thông báo cho người thụ hưởng thì nên nhờ VCB TW hỗ trợ.
Sau khi xác thực L/C, thanh toán viên cần thông báo ngay cho người thụ hưởng/NH
phát hành, không kéo dài thời gian. Sau khi gởi chứng từ, Vietcombank Huế có thể
gặp trường hợp sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 54
- Chứng từ xuất trình phù hợp L/C bị NH phát hành từ chối thanh toán: thanh
toán viên cần phải xem xét kỹ lý do từ chối và phản biện kịp thời nếu lý do từ chối
không phù hợp UCP600. Nếu lý do từ chối hợp lệ do sai sót của thanh toán viên khi
kiểm chứng từ chưa phát hiện được nhưng có thể điều chỉnh trong thời hạn xuất trình
chứng từ, thì phải thông báo ngay cho khách hàng để để kịp thời điều chỉnh. Nếu
khách hàng không thể điều chỉnh kịp, nên đề nghị họ thương lượng với người mua
chấp nhận chứng từ bất hợp lệ.
- Chứng từ xuất trình phù hợp L/C nhưng đến ngày làm việc thứ 5 vẫn chưa thấy
Ngân hàng phát hành thanh toán: cần gởi điện nhắc nhở ngân hàng phát hành thực hiện
đúng nghĩa vụ thanh toán theo quy định UCP600 và thông báo cho khách hàng liên lạc
với người mua ở nước ngoài việc nhận hàng nhằm có hướng xử lý tiếp theo.
- Chứng từ có những sai sót không thể sửa được: VCBHuế phải thông báo ngay
cho khách hàng để yêu cầu người mua sửa đổi L/C. Tốt nhất là thông báo các sai biệt
này cho ngân hàng phát hành để có được chấp nhận sai biệt từ người mua trước khi gởi
chứng từ và đỡ mất chi phí gởi điện cho ngân hàng phát hành để thương lượng sai biệt
; chi phí gởi chứng từ đi và trả về trong trường hợp người mua từ chối thanh toán.
Hạn chế rủi ro không thực hiện được các điều khoản L/C:
- Trước khi L/C gốc được phát hành, nên đề nghị khách hàng yêu cầu nhà nhập
khẩu gởi giấy đề nghị phát hành L/C hoặc bản sao L/C để Vietcombank Huế có thể
kiểm tra và tư vấn cho khách hàng những điều khoản bất lợi. Nếu phát hiện những
điều khoản bất lợi cho khách hàng, VCB Huế sẽ thông báo cho khách hàng đề nghị
người mua sửa đổi lại; giúp tiết kiệm chi phí sửa đổi L/C nhiều lần, ảnh hưởng thời
gian giao hàng lập chứng từ.
- Khi nhận sửa đổi: Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình và kiểm tra nội dung
chi tiết của L/C khi nhận được các sửa đổi hủy bỏ L/C hay sửa đổi người thụ hưởng.
3.1.1.4. Với vai trò ngân hàng chiết khấu thư tín dụng
Để hạn chế rủi ro chiết khấu chứng từ bất hợp lệ cần thiết là phải xây dựng khâu
thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như ngân hàng phát hành ở nhiều khía cạnh:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 55
năng lực kinh doanh, uy tín, mức độ thiện chí. Với khách hàng giao dịch lần đầu, nên
có các biện pháp đảm bảo như: tài sản đảm bảo, quyền ghi nợ tài khoản tự động
Vietcombank Huế chỉ chiết khấu có truy đòi đối với chứng từ phù hợp với L/C
nên việc kiểm tra chứng từ cẩn trọng theo UCP giúp loại trừ đa số rủi ro ngân hàng
phát hành từ chối thanh toán. Đối với ngân hàng không có quan hệ đại lý với
Vietcombank Huế, chỉ nên chiết khấu truy đòi sau khi ngân hàng phát hành đồng ý
chấp nhận bất hợp lệ của chứng từ và hoàn tất thẩm định năng lực tài chính ngân hàng
phát hành thông qua hệ thống ngân hàng đại lý của Vietcombank ở nước ngân hàng
phát hành. Nên xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp với từng khách hàng
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ: Nếu không chắc chắn về khả năng thanh
toán của người mua thì bao thanh toán sẽ an toàn hơn cho chi nhánh. Việc chiết khấu
giám sát rất vất vả, trong khi với bao thanh toán: các khoản phải thu và việc sử dụng
rất rõ ràng.
3.1.2. Các giải pháp chung đối với hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
3.1.2.1. Hạn chế rủi ro bất khả kháng
Chi nhánh nên thay khách hàng mua bảo hiểm 100%, khi rủi ro xảy ra
Vietcombank Huế sẽ được bồi thường từ công ty bảo hiểm. Nếu KH sử dụng sản phẩm
bảo hiểm thì nên được hưởng mức phí ưu đãi và ưu tiên phục vụ trong thời gian sớm;
tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại giữa công ty bảo hiểm và NH để mua bảo hiểm.
3.1.2.2. Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan thanh toán XNK
Đây là giải pháp hạn chế các sai sót, bất lợi trong ký kết hợp đồng và lập chứng
từ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; đồng thời góp phần hạn chế rủi ro cho chi
nhánh. Vietcombank Huế cần tư vấn ngay từ đầu để KH đỡ tốn phí giao dịch, sửa đổi.
Đối với khách hàng là nhà xuất khẩu
- Thanh toán viên phải hướng dẫn tỉ mỉ cách lập chứng từ cho khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng chọn điều kiện thương mại khi ký kết hợp đồng xuất
nhập khẩu vì người mở L/C thường có khuynh hướng thêm vào các điều khoản ràng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 56
buộc để đảm bảo nhận hàng đúng hợp đồng, dẫn tới phức tạp trong quá trình lập và
hoàn thiện chứng từ. Tư vấn những điểm bất lợi trong L/C để khách hàng yêu cầu sửa
đổi L/C kịp thời trước khi giao hàng.
- Đối với những lô hàng đặc biệt hoặc đối tác nước ngoài giao dịch lần đầu, chi
nhánh có thể tư vấn cho khách hàng cách thanh toán phù hợp, kể cả nội dung của L/C.
Đối với khách hàng là nhà nhập khẩu
- Tư vấn cho khách hàng: đảm bảo các điều kiện, điều khoản chặt chẽ, tránh các
điều khoản bất lợi và mơ hồ khó hiểu tránh tranh chấp sau này trước khi ký hợp đồng.
- Tư vấn khi bộ chứng từ có sai sót: Nhận được bộ chứng từ chi nhánh nên tiến
hành kiểm tra cẩn thận theo UCP để tìm ra sai sót và thông báo ngay cho bên bán
trong 5 ngày làm việc. Mặt khác liên hệ người mua để biết thông tin giao hàng và sẵn
sàng thanh toán.
- Bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp mà hàng hoá có vấn đề: giải thích nghĩa vụ
vẫn phải thanh toán của ngân hàng và đề nghị người mua tiếp xúc với người bán để
khiếu nại.
- Trường hợp phát hiện người bán lừa đảo, ngân hàng phải yêu cầu người mua
lập công văn yêu cầu chi nhánh ngừng thanh toán và chịu mọi phí tổn. Đồng thời nhờ
các ngân hàng đaị lý cung cấp thông tin nhà xuất khẩu, nhờ pháp luật can thiệp nếu
cần. Chi nhánh nên thành lập bộ phận dịch vụ khách hàng TTQT và bộ phận quản lý
rủi ro tư vấn cho các nhà xuất nhập khẩu trong nước. Bộ phận quản lý rủi ro phối hợp
chặt chẽ với các NH đại lý ở nước ngoài để cung cấp thông tin về những vụ lừa đảo
tranh chấp, phục vụ cho hoạt động chi nhánh và giúp doanh nghiệp chọn bạn hàng.
3.1.2.3. Tăng cường mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài,
đẩy mạnh hỗ trợ công tác xuất nhập khẩu
Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi thanh toán với ngân hàng nước ngoài
không có quan hệ đại lý: thu tiền thông qua một/nhiều ngân hàng trung gian, thời gian
thanh toán kéo dài, thủ tục phí và điện phí rất tốn kém và khó khăn trong việc lập các
chứng từ đòi tiền để gửi đến các ngân hàng liên quan. Vì vậy lập mối quan hệ đại lý
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 57
với các ngân hàng nước ngoài là rất cần thiết. Hiện nay Vietcombank có quan hệ đại lý
với hơn 1300 ngân hàng/85 quốc gia tuy nhiên còn ít với nhu cầu, tình hình thực tế.
- Cần thường xuyên rà soát hoạt động với các ngân hàng đại lý để điều chỉnh phù
hợp và bổ sung danh sách ngân hàng chưa có quan hệ đại lý thường xuyên phát sinh
giao dịch. Đồng thời mở văn phòng đại diện hay chi nhánh ở nước ngoài hỗ trợ hoạt
động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống thông tin nội bộ cần
được thường xuyên cập nhật, đặc biệt là các thông tin liên quan đến ngân hàng đại lý
và khách hàng giao dịch. Ngân hàng cần hợp tác hạn chế rủi ro cho chính mình và
ngân hàng đối tác.
Thiết lập và mở rộng quan hệ với các tổ chức có liên quan đến hoạt động thanh
toán XNK: các công ty vận tải, bảo hiểm... Trao đổi mẫu chứng từ, chữ ký ủy quyền,
dấu công ty được thực hiện thường xuyên và là mấu chốt để ngân hàng đối chiếu, phát
hiện chứng từ giả mạo, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo, gian lận thương mại
- Xây dựng chiến lược thu hút ngoại tệ phục vụ thanh toán NK từ nhiều nguồn,
nhất là các nguồn thu từ thanh toán XK. Xây dựng chính sách tỷ giá linh hoạt và hoa
hồng thỏa đáng cho các doanh nghiệp thường xuyên bán ngoại tệ hay bán với số lượng
lớn cho Vietcombank Huế. Đối với các công ty kiều hối và cá nhân: khuyến khích họ
nhận tiền VND, bán ngoại tệ cho chi nhánh với tỷ giá và khuyến mãi hấp dẫn.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của đội ngũ quản trị, điều hành và tăng cường
công tác thông tin phòng ngừa, giám sát rủi ro hoạt động TTQT: Chi nhánh cần cập
nhật thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro; áp dụng phương pháp và
công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
3.1.2.4. Đổi mới công nghệ ngân hàng
Ngân hàng nên quan tâm đến tăng cường đổi mới công nghệ theo tiêu chuẩn
quốc tế nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng tiện lợi và an toàn, giúp quản lí dữ liệu
thống nhất đồng thời dễ dàng truy xuất, theo dõi, giám sát hoạt động TTQT.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 58
Hiện nay chi nhánh đang sử dụng phần mềm tài trợ thương mại TF thực hiện
nghiệp vụ TTQT nhưng vẫn chưa thuận tiện quản lý thông tin KH, thanh toán khi đến
hạn. Hoàn thiện phần mềm này sẽ giúp ích và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán.
Vietcombank Huế nên nâng cấp, tự động hoá, liên kết các điểm giao dịch giúp
khách hàng có thể thực hiện gửi tiền, thanh toán... tại bất cứ phòng giao dịch hay điểm
thanh toán bất kì của chi nhánh một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn. Đồng thời
khai thác triệt để thanh toán chuyển tiền và thanh toán qua mạng SWIFT. Chi nhánh
nên triển khai sản phẩm Internet Banking: khách hàng có nhu cầu giao dịch TDCT sẽ
gởi yêu cầu của mình qua mạng và Vietcombank Huế sẽ kiểm tra các chứng từ khách
hàng xuất trình qua mạng và thông báo cho khách hàng kết quả phát hành L/C; để tiết
kiệm thời gian và chi phí đi lại của khách hàng, giảm thiểu sai sót nhập dữ liệu bằng
phương pháp thủ công.
3.1.2.5. Đa dạng hoá các loại hình L/C được mở
Tại Vietcombank Huế hiện nay, các loại hình L/C được mở còn hạn chế. Trong
thời gian tới chi nhánh cần phải mạnh dạn đa dạng hoá các loại hình L/C tiện ích, đang
được sử dụng rộng rãi trên thế giới song lại không được áp dụng nhiều ở Việt Nam.
- L/C có thể chuyển nhượng: ít được sử dụng do chi nhánh ít được chỉ định
chuyển nhượng và chi nhánh cũng không muốn áp dụng loại L/C phức tạp. Hiện nay
cần sử dụng rộng rãi loại L/C này cùng L/C giáp lưng, vì kinh doanh mua bán hàng
qua trung gian đang phát triển khá mạnh ở nước ta.
- L/C tuần hoàn: giúp đáp ứng được nhu cầu thường xuyên nhập hàng số lượng
lớn và tiết kiệm được chi phí mở L/C và tiền kí quỹ, thời gian mở L/C cho khách hàng.
- L/C dự phòng: Đối với hàng hóa là thực phẩm nông sản mau hỏng để đảm bảo
việc thực hiện hợp đồng của cả 2 bên xuất nhập khẩu.
3.1.2.6. Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro TTQT là do trình độ cán bộ chưa
đáp ứng được yêu cầu công việc. Để phòng tránh rủi ro, chi nhánh cần phải bố trí cán
bộ có đủ trình độ, năng lực, trách nhiệm thực hiện hoạt động TTQT thông qua:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 59
- Tổ chức tuyển chọn một cách nghiêm túc cán bộ nghiệp vụ TTQT theo tiêu
chuẩn và hình thức hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc. Cần có cơ chế tuyển dụng,
chính sách đãi ngộ để có thể tuyển được người có năng lực và đạo đức.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ: Vietcombank Huế cần quan tâm đến công tác đào
tạo lại, nếu không thì dù cán bộ có năng lực tốt vẫn không thích ứng kịp với sự thay
đổi giao dịch quốc tế và không thể đáp ứng yêu cầu công việc. Cần thường xuyên tổ
chức chương trình đào tạo tại ngân hàng hoặc phối hợp với ngân hàng bạn cập nhật
thông tin TTQT. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ: Cử cán bộ nghiệp vụ và cả lãnh đạo đi
tham dự các khoá học nghiệp vụ ngắn hạn ở các trường chuyên môn, hay tham gia các
khoá học dài hạn sẽ giúp trao đổi kinh nghiệm và trang bị thêm kiến thức. Hội sở
chính cần tập hợp tài liệu, văn bản nghiệp vụ thanh toán chuyển cho các chi nhánh
nghiên cứu, vận dụng.
Ngoài đào tạo về chuyên môn chi nhánh cần bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp
cho cán bộ TTQT, phòng ngừa rủi ro do sai phạm qui chế: vì lý do cá nhân tiếp tay
khách hàng lừa đảo gây thiệt hại cho ngân hàng. Nếu xảy ra vi phạm thì cần xử lý
nghiêm minh, làm trong sáng đội ngũ cán bộ ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát: Không phải lúc nào con người cũng
đảm bảo xử lý các giao dịch hoàn hảo, không sai sót. Do đó, cần có cơ chế kiểm tra,
giám sát hợp lý để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử lí sai sót trong quá trình
thực hiện giao dịch. Phòng kiểm soát nội bộ cần tiến hành kiểm soát hoạt động TTQT
tại chi nhánh theo đúng quy trình: kiểm tra các giao dịch xuất trình đủ chứng từ, thực
hiện đúng quy trình và quy định quản lý ngoại hối. Ngoài ra, chi nhánh cần áp dụng
các biện pháp khuyến khích: nâng lương, tăng thưởng, tạo điều kiện làm việc .để
phát huy tối đa hiệu quả công việc.
3.1.2.7. Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro
- Trang bị và nâng cao khả năng ứng phó rủi ro của cán bộ nghiệp vụ bằng cách
tổ chức các khóa đào tạo về xử lý rủi ro để thiệt hại thấp nhất cho nội bộ hoặc bên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 60
ngoài chi nhánh; cập nhật các sự kiện phát sinh rủi ro xảy ra và cách xử lý ở các ngân
hàng lớn để học tập kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng ứng phó.
- Kiểm soát và tài trợ rủi ro thông qua trích dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm rủi ro:
Trích dự phòng rủi ro đầy đủ và đúng quy định trên cơ sở phân loại nợ về chiết khấu
chứng từ xuất khẩu, cam kết thanh toán theo L/C. Mua bảo hiểm với các giao dịch có
giá trị lớn hoặc các giao dịch có thể có rủi ro: bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu Sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước
hỗ trợ công tác thẩm định, đánh giá khách hàng.
Những biện pháp trên nhấn mạnh việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh
toán quốc tế theo phương thức TDCT là rất quan trọng. Đây chỉ là những biện pháp
gợi mở, phù hợp với đặc trưng của Vietcombank Huế, giúp chi nhánh xem xét, chọn
lọc áp dụng triển khai. Chi nhánh cần bám sát chỉ đạo của VCB TW và áp dụng sáng
tạo phù hợp để đưa ra chiến lược phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ TDCT, mở rộng
thị phần thanh toán, nâng cao chất lượng, thu hút khách hàng đến với chi nhánh (Bảng
tóm tắt giải pháp được trình bày trong Phụ lục 3.1)
Kết luận chương III
Để đưa ra giải pháp hạn chế phòng ngừa rủi ro TDCT tại Vietcombank Huế,
chương 3 đã dựa trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân và những rủi ro thực tế
ở chương 2. Xây dựng 2 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro
phương thức TDCT dựa trên những rủi ro ở chương 2; nhóm giải pháp hạn chế thiệt
hại khi xảy ra rủi ro gồm việc trích dự phòng và mua bảo hiểm rủi ro và nâng cao trình
độ quản lý rủi ro của cán bộ nghiệp vụ tại chi nhánh để giúp hoàn thiện phương thức
thanh toán TDCT phù hợp tình hình và điều kiện thực tế của Vietcombank Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 61
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt đƣợc
Sau gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Huế đã thu được những thành tựu góp phần tích cực trong việc phát triển hoạt
động ngoại thương của thành phố. Với sự quan tâm của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của
toàn hệ thống, hoạt động tín dụng chứng từ đã phát triển vượt bậc, đem lại lợi nhuận
và nâng cao uy tín của chi nhánh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững
hạn chế rủi ro, cần phải có những giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro hoạt động này.
Khóa luận này ra đời dựa trên quá trình nghiên cứu và tổng hợp các lý luận khoa
học, tập quán quốc tế và thực tiễn công việc TTQT hằng ngày của Vietcombank Huế.
Khóa luận đã giải quyết được hết các mục tiêu đề ra. Về mặt lí luận, khóa luận đã giới
thiệu tổng quan hoạt động thanh toán quốc tế, chủ yếu là thanh toán tín dụng chứng từ
và khái quát các rủi ro khi áp dụng đối với các đối tượng liên quan tại các ngân hàng
thương mại. Đi sâu phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là tín
dụng chứng từ và các rủi ro gặp phải khi áp dụng tại Vietcombank Huế. Về thực tế:
thông qua quá trình phân tích, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, khóa luận đã đề xuất
một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho các bên tham gia, góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh Vietcombank Huế.
2. Hạn chế của đề tài
Khóa luận vẫn còn một số hạn chế nhất định về mặt kiến thức và kinh nghiệm
của người thực hiện. Với thời gian thực tập ngắn, khóa luận chưa tìm hiểu kĩ được
nghiệp vụ cũng như các rủi ro phát sinh với các phương thức thanh toán quốc tế đang
thực hiện tại chi nhánh. Thêm vào đó gặp phải cản trở lớn do công tác bảo mật thông
tin khách hàng tại chi nhánh nên các rủi ro đưa ra chỉ dừng ở khái quát mà chưa cụ thể
cho doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 62
3. Một số kiến nghị góp phần thực hiện giải pháp
a. Kiến nghị với Chính phủ
Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng cần đến
những chính sách, định hướng phù hợp với từng thời kỳ để hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả và ngày càng phát triển. Vì vậy Chính Phủ cần phải làm những việc sau:
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu và xây dựng chính sách, pháp luật; cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển
hệ thống tài chính và hệ thống ngân hàng ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các
DN phát triển phù hợp yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương
mại quốc tế.
Cần có chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác thanh toán quốc tế. Phải có qui chế cấp giấy phép kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc cấp uỷ thác xuất nhập khẩu để
tránh rủi ro do trình độ quản lý. Các quy chế thủ tục cần phải cân bằng giữa khuyến
khích và kiểm soát: trợ cấp xuất nhập khẩu thông qua biểu lãi suất, biểu thuế xuất nhập
khẩu phù hợp.
- Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT
đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Cần tiến hành từng bước phù hợp tiến trình
vận động nền kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính độc lập, đặc thù
nước ta. Cần có những văn bản pháp lý về quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương với
thanh toán TDCT quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên tham gia.
- Phối hợp chặt chẽ với các quốc gia có quan hệ thương mại để có những biện
pháp hữu hiệu phòng tránh rủi ro liên quan đến rửa tiền, lừa đảo, gian lận cung cấp
thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thế giới giúp cho công tác phòng ngừa rủi
ro TTQT.
b. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc
- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống
NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 63
TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM
theo luật pháp nước Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế.
- Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho
toàn bộ hệ thống NHTM. Xây dựng hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập thông tin
quản trị cần thiết và kịp thời làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh ngân hàng.
Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
- Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp nhằm
ổn định thị trường ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK.
c. Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thƣơng Trung Ƣơng
- Hội sở chính nên tập hợp tài liệu, văn bản liên quan đến nghiệp vụ TTQT theo
phương thức TDCT chuyển cho các chi nhánh để nghiên cứu, vận dụng.
- Hỗ trợ chi nhánh trong các khâu quy trình thanh toán khi nhận được yêu cầu.
- Cho phép các chi nhánh mua bán ngoại tệ với nhau, đảm bảo thanh toán diễn ra
nhanh chóng và thuận tiện. Tăng cường công tác quản trị rủi ro TTQT toàn hệ thống.
d. Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên trách, có trình độ nghiệp vụ vững vàng
trong lĩnh vực kinh doanh XNK: được đào tạo về ngoại thương, am hiểu luật và thông
lệ quốc tế về TTQT, có năng lực công tác, nắm vững UCP600 và cách thức lập chứng
từ tránh sai sót. Doanh nghiệp nên có cố vấn pháp luật hoặc thuê chuyên gia TTQT;
thành lập phòng kinh doanh XNK nghiên cứu thị trường, bạn hàng... dự báo lập kế
hoạch XNK dài hạn.
- Cần lựa chọn đối tác có uy tín, buôn bán sòng phẳng, quan hệ lâu dài và giảm
các giao dịch qua nhiều trung gian. Thu thập thông tin đối tác càng nhiều càng tốt từ
nhiều nguồn: ngân hàng, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, báo chí... Phối hợp với ngân
hàng giải quyết các tranh chấp khi xảy ra.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 64
4. Hƣớng phát triển nghiên cứu trong tƣơng lai
- Đi sâu vào tìm hiểu những rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam để có cái
nhìn rõ hơn về rủi ro này và cách thức quản lí rủi ro tại Hội sở so với các chi nhánh.
- Mở rộng nghiên cứu cho tất cả ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để
tìm hiểu rõ đặc trưng các doanh nghiệp, quy trình nghiệp vụ ngân hàng khác nhau ảnh
hưởng tới khả năng rủi ro xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ.
Hy vọng rằng những ý kiến và giải pháp trên sẽ góp phần nhỏ bé vào sự phát
triển của chi nhánh với mục tiêu an toàn, hiệu quả. Cuối cùng một lần nữa em xin cảm
ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giảng viên: Thạc sĩ Hà Diệu Thương cùng các chị
phòng thanh toán quốc tế Vietcombank Huế đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn( 2009), Thanh Toán Quốc Tế, NXB ĐH Quốc gia TPHCM.
2. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê
Hà Nội
3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê Hà Nội
4.Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục
5. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động –
Xã hội.
6. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê,
Hà Nội
7. Lê Văn Tề (2006), Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê
Hà Nội
8. Nguyễn Thị Thu Thảo(2009), Nghiệp vụ thanh toán Quốc tế, NXB LĐ, HCM.
9. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia.
10. Peter.S.Rose ( 2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính.
11. Phòng Thương mại quốc tế (1998), Quy tắc quốc tế về Thư tín dụng dự
phòng, ấn bản số 590.
12.Phòng thương mại quốc tế (2007), Bộ tập quán quốc tế về L/C, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
13. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009- 2010-2011 của
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế.
14. Tài liệu hướng dẫn “Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu
theo hình thức tín dụng chứng từ trong hệ thống NH TMCP Ngoại thương Việt Nam”
15. Các trang website : www.vietcombankhue.com.vn/
www.danketoan.com/
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ, PHƢƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG ............................................ 4
1.1.Tóm tắt các nghiên cứu trước .................................................................................... 4
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ .................................................................................................................. 5
1.2.1. Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế .......................................................... 5
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế ............................................................................. 5
1.2.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ........................................................... 5
1.2.1.3. Các phương thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế ........................................... 6
1.2.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ........................................................... 9
1.2.2.1. Khái niệm tín dụng chứng từ .............................................................................. 9
1.2.2.2. Cơ sở pháp lí của thanh toán Tín dụng chứng từ ............................................... 9
1.2.2.3. Các bên tham gia thanh toán ............................................................................ 11
1.2.2.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ......................... 12
1.2.2.5. Các loại thư tín dụng thương mại ..................................................................... 13
1.2.3.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............... 17
1.2.3.2. Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ....................... 17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
1.2.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh toán thư tín dụng .......................................... 23
1.2.3.3. Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng chứng từ .......................................... 24
1.2.4. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán thư tín dụng của
một số ngân hàng thương mại ....................................................................................... 24
CHƢƠNG II THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ ..................... 27
2.1. Giới thiệu khái quát NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế ............. 27
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................ 27
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động ........................................................................ 27
2.1.4. Tình hình nguồn lực của Vietcombank Huế qua 3 năm 2009-2011 ................... 30
2.1.4.1.Tình hình lao động của Vietcombank Huế qua 3 năm 2009-2011 .................... 30
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Huế giai đoạn 2009 -2011 ........... 33
2.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Huế .................................................. 34
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế .................. 34
2.2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu ................. 34
2.2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu ................ 35
2.2.2 Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Vietcombank Huế ................. 36
2.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Huế. ....................... 36
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng chứng từ tại VCB Huế ...................... 39
2.2.3.1. Ảnh hưởng của môi trường vi mô .................................................................... 39
2.2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô .................................................................... 41
2.2.4. Các rủi ro thường gặp với phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Huế ................... 41
2.2.4.1.Rủi ro thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ .................... 42
2.3. Những biện pháp phòng ngừa rủi ro mà Vietcombank Huế đã thực hiện .............. 47
CHƢƠNG III GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN THƢ
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG CHI NHÁNH HUẾ ............. 49
3.1. Đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Huế ................................................................................................... 49
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại VCB Huế .................... 50
3.1.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng .................................................................. 50
3.1.1.1. Với vai trò ngân hàng phát hành thư tín dụng .................................................. 50
3.1.1.2. Với vai trò ngân hàng xác nhận thư tín dụng ................................................... 53
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
3.1.1.3. Với vai trò ngân hàng thông báo thư tín dụng .................................................. 53
3.1.1.4. Với vai trò ngân hàng chiết khấu thư tín dụng ................................................. 54
3.1.2. Các giải pháp chung đối với hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ................ 55
3.1.2.1. Hạn chế rủi ro bất khả kháng ............................................................................ 55
3.1.2.2. Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan thanh toán XNK ....................... 55
3.1.2.4. Đổi mới công nghệ ngân hàng .......................................................................... 57
3.1.2.5. Đa dạng hoá các loại hình L/C được mở .......................................................... 58
3.1.2.6. Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ .................................................................. 58
3.1.2.7. Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro .......................................... 59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 61
1. Kết quả đạt được ........................................................................................................ 61
2. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 61
3. Một số kiến nghị góp phần thực hiện giải pháp ........................................................ 62
4. Hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai ............................................................ 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 65
PHỤ LỤC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
ICC: International Chamber of Commerce- Phòng Thương Mại Quốc Tế
L/C: Letter of Credit- Thư tín dụng
NH: Ngân hàng
NK: Nhập khẩu
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NH: Ngân hàng thương mại
TDCT: Tín dụng chứng từ
TTQT: Thanh toán quốc tế
XNK: Xuất nhập khẩu
XN: Xuất khẩu
VCB Huế, Vietcombank Huế: Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade of
Vietnam Hue City Branch- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế
VCB TW: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Trung Ương.
UCP: Uniform Customs and Practice for Documentary Credit- Quy tắc thực
hành và thống nhất về tín dụng chứng từ
WTO: World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Vietcombank Huế giai đoạn 2009 – 2011 .............. 30
Bảng 2.2: Tình hình tài sản- nguồn vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2009-2011.....31
Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh VCB Huế trong 2009 – 2011 ............... 34
Bảng 2.4: Khái quát quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB Huế ........................ 34
Bảng 2.5: Khái quát quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB Huế ....................... 35
Bảng 2.6: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại VCB Huế từ 2009 -2011 .............. 37
Bảng 2.7 :Thu nhập thanh toán quốc tế tại VCB Huế qua 3 năm 2009 -2011 .............. 39
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phương thức TTQT tại
Vietcombank Huế từ năm 2009- năm 2011 .................................................................. 36
Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động thu nhập Thanh toán quốc tế tại Vietcombank Huế từ
năm 2009- năm 2011 ..................................................................................................... 39
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ ................................ 12
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Vietcombank Huế............................................... 28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận đã đi sâu tìm hiểu về quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ và những biện pháp hạn chế rủi ro được áp dụng tại Phòng Thanh toán quốc
tế - Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế. Nhận dạng và đánh giá các rủi ro có
thể xảy ra khi chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ : phát hành, thông báo, chiết khấu, xác nhận
bộ chứng từ kèm L/C.
Qua thực hiện phỏng vấn trực tiếp, thu thập ý kiến các nhân viên phòng Thanh toán
quốc tế-Vietcombank Huế, khóa luận đã đánh giá các rủi ro có thể xảy ra cho chi nhánh.
Trong vai trò cụ thể, rủi ro của chi nhánh có khả năng xảy ra như sau: Nghiệp vụ chiết khấu
mang lại rủi ro cao nhất, tới nghiệp vụ phát hành, nghiệp vụ thông báo, nghiệp vụ xác nhận.
Với vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng: Do chi nhánh thực hiện đúng theo
quy định các quy trình nghiệp vụ trong thanh toán nên rủi ro do người thụ hưởng có khả
năng xảy ra cao nhất so với các rủi ro còn lại và bên cạnh rủi ro do bất đồng quan điểm với
ngân hàng xuất trình khi thanh toán L/C.
Với vai trò ngân hàng xác nhận thư tín dụng: VCB Huế chưa thực hiện nghiệp vụ xác
nhận thư tín dụng, nếu dựa trên đánh giá của các nhân viên thì rủi ro lớn nhất nếu xảy ra
nghiệp vụ này là ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, bị phá sản hoặc bất đồng
quan điểm khi kiểm tra chứng từ.
Với vai trò ngân hàng thông báo thư tín dụng: Rủi ro nếu xảy ra thì chủ yếu do thanh
toán viên làm việc thiếu cẩn thận, tuy nhiên rủi ro này xảy ra rất thấp do công tác kiểm tra ở
chi nhánh được thực hiện khá chặt chẽ.
Với vai trò ngân hàng chiết khấu: Nghiệp vụ mang lại rủi ro cao nhất, tuy nhiên VCB
Huế chỉ tiến hành tiến hành chiết khấu truy đòi với bộ chứng từ hợp lệ nên rủi ro ít xảy ra.
Rủi ro xảy ra chủ yếu là thuộc về nguyên nhân từ đối tác nước ngoài như: Ngân hàng phát
hành hoặc nhà nhập khẩu.
Từ các rủi ro đã tìm hiểu, khóa luận đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro và các biện
pháp chống đỡ rủi ro khi xảy ra cho chi nhánh khi thực hiện các nghiệp vụ trên nhằm tăng
hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các văn bản pháp luật trong nước:
- Quyết định số 711/2001/QĐ- NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước
về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
- Quyết định số 1233/2001/QĐ- NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước
sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng
Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
- Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán ngoại tệ
đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức.
- Thông tư 09/2004/TT- NHNN quy định các khoản vay trả nợ nước ngoài của
doanh nghiệp.
- Nghị định số 12/2006/NĐ- CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của
Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành.
- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 28/2005/PL-
UBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Nghị định 160/2006/NĐ- CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp
lệnh ngoại hối.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
Phụ lục 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Huế năm
2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Tổng thu nhập 347.107 227.134 367.212 -119.973 -34,56 140.078 61,67
Thu nhập từ lãi 138.813 203.186 348.680 64.373 46,37 145.494 71,60
- Thu lãi cho vay 108.953 161.514 220.810 52.561 48,24 59.296 36,71
- Thu lãi tiền gửi 29.860 39.575 127.870 9.715 32,54 88.295 223,1
- Thu khác hđ TD 2.097 2.097
Thu nhập ngoài lãi 208.294 23.948 18.532 -184.346 -88,50 -5.416 -22,62
- Thu từ các dịch vụ 9.897 10.332 9.894 435 4,39 -438 -4,24
- Lãi KD ngoại hối 1.644 10.141 5.983 8.497 517,02 -4.158 -41
- TN bất thường 196.754 3.475 2.655 -193.279 -98,23 -820 -23,59
Tổng chi phí 131.641 159.038 253.020 27.396 20,81 93.982 59,09
Chi trả lãi 102.233 120.148 210.091 17.915 17,52 89.943 74,86
- Chi trả lãi tiền gửi 80.074 108.321 181.953 28.246 35,28 73.632 67,98
- Chi trả lãi tiền vay 20.441 11.598 27.675 -8.842 -43,26 16.077 138,61
- Chi trả lãi GTCG 1.718 230 463 -1.489 -86,64 233 101,30
Chi phí ngoài lãi 29.408 38.889 42.929 9.481 32,24 4.040 10,38
LN trƣớc thuế 215.465 68.096 114.192 -147.369 -68,40 46.096 67,69
Lợi nhuận sau thuế 215.465 68.096 114.192 -147.369 -68,40 46.096 67,69
(Nguồn: Phòng Tổng hợp-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
Phụ lục 2.2 : Doanh số L/C hoạt động xuất nhập khẩu của VCB Huế 2009-2011
Đơn vị: USD
Phương thức
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Chuyển tiền 57578976,47 55,54 50687656,83 44,27 65947788,06 49,58
Nhập khẩu 26784791,69 16628703,43 17381720,26
Xuất khẩu 30794184,78 34058953,40 48566067,80
L/C 43735539,15 42,11 59056518,94 51,58 61175515,00 46,00
L/C nhập 19095681,90 22938328,20 26250900,82
L/C xuất 24639857,25 36118190,74 34924614,18
Nhờ thu 2549484,38 2,45 4748798,27 4,15 5877375,55 4,42
Nhờ thu NK 2515601,90 4681767,96 3468530,97
Nhờ thu XK 33882,48 67030,31 2408844,58
(Nguồn:Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Huế)
Phụ lục 2.3: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu VCB Huế từ 2009-2011
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Kim ngạch SL món Kim ngạch SL món Kim ngạch SL món
Phát hành L/C 21,856 184 22,453 151 25,850 149
Thanh toán L/C 19,096 213 22,938 225 26,251 205
(Nguồn:Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Huế)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
Phụ lục 2.4: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB Huế từ 2009-2011
Đơn vị : Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Kim ngạch SL món Kim ngạch SL món Kim ngạch SL món
L/C Thông báo 25,872 347 37,994 292 33,184 276
L/C thanh toán 24,640 522 36,118 467 34,924 430
(Nguồn:Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Huế)
Phụ lục 2.5 :Thu nhập thanh toán quốc tế tại VCB Huế qua 3 năm 2009 -2011.
Đơn vị : USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Thu từ chuyển tiền 36.678 34.585 35.763 -2.093 -5,71 1.178 3,41
Thu từ nhờ thu 7.724 25.320 30.384 17.596 227,81 5.064 20,00
Thu từ L/C 150.605 152.778 158.278 2.173 1,44 5.500 3,60
Tổng thu TTQT 195.007 212.683 224.425 17.676 9,06 11.742 5,52
(Nguồn:Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Huế)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
Phụ lục 3.1: Bảng tóm tắt các giải pháp
Rủi ro Giải pháp
Rủi ro tín dụng với Ngân
hàng
Thực hiện đúng theo quy trình tiếp nhận, kiểm tra, mở
L/C, xác nhận, thông báo chiết khấu, thanh toán theo
đúng đơn mở L/C.
Xem xét các điều kiện trước khi phát hành L/C , điều
kiện xác nhận, điều kiện thanh toán và điều kiện đòi tiền.
Định mức ký quỹ hợp lý
Xem xét nội dung thư tín dụng và sự phù hợp chứng từ
với L/C
Ngƣời bán giao hàng
không đúng hợp đồng,
lập chứng từ giả để đòi
tiền
Đề nghị người mua xuất trình đầy đủ chứng từ
Cảnh báo với người mua quy định trong HĐ điều khoản
Penalty
Khuyến cáo người mua giám sát, kiểm tra để đảm bảo
hàng hóa được giao đầy đủ và đúng chất lượng với
những lô giá trị lớn
Thực hiện thanh toán nhiều đợt, giữ lại một phần tiền
thanh toán theo kết quả tái giám định hàng hoá tại cảng
đến hoặc vào cuối kỳ bảo hành.
Trường hợp cần thiết phải đưa hợp đồng vào chứng từ
yêu cầu
Rủi ro phát hành bảo
lãnh nhận hàng
Tư vấn cho KH tính toán thời gian xuất trình chứng từ
của người bán sao cho khi hàng về đến cảng thì bộ chứng
từ về tới NH
Yêu cầu khách hàng gởi đề nghị phát hành bảo lãnh nhận
hàng theo mẫu của VCB Huế
Rủi ro không thực hiện
đƣợc các điều khoản L/C
Đề nghị khách hàng yêu cầu nhà NK gởi giấy đề nghị
phát hành L/C hoặc bản sao L/C trước khi NH phát hành
phát hành L/C gốc
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH
Kiểm tra cẩn thận tính xác thực và các điều kiện, điều
khoản của L/C theo UCP nhằm tránh bị giả mạo
Kiểm tra cẩn thận chứng từ KH xuất trình.
Rủi ro chiết khấu
chứng từ
Thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như ngân hàng
phát hành ở nhiều khía cạnh
Biện pháp đảm bảo như: tài sản đảm bảo, quyền ghi nợ
tài khoản tự động
Chỉ chiết khấu có truy đòi đối với chứng từ phù hợp với
L/C, cần việc kiểm tra chứng từ cẩn trọng
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ: bao thanh toán
Hạn chế rủi ro do
thiên tai Mua bảo hiểm 100%.
Giải pháp chung
Thực hiện đúng các quy trình thanh toán
Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan thanh toán
XNK
Tăng cường mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng
nước ngoài, đẩy mạnh hỗ trợ công tác xuất nhập khẩu.
Đổi mới công nghệ ngân hàng
Đa dạng hoá các loại hình L/C được mở
Chú trọng công tác tổ chức và đào tạo cán bộ về chuyên
môn và đạo đức giám sát mở các lớp chuyên đề
Hạn chế thiệt hại khi xảy
ra rủi ro
Trang bị và nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro của
cán bộ nghiệp vụ
Kiểm soát và tài trợ rủi ro thông qua việc trích dự phòng
rủi ro, mua bảo hiểm rủi ro
Sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng của Ngân
hàng Nhà nước hỗ trợ công tác thẩm định, đánh giá
khách hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- han_che_rui_ro_trong_hoat_dong_thanh_toan_tin_dung_chung_tu_tai_ngan_hang_tmcp_ngoai_thuong_viet_nam.pdf