Đề tài Hệ thống chấm điểm tín dụng

Mục lục Chương 1/ Tổng quan về phương pháp chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng thương mại(NHTM).2 1.1/Sự cần thiết phải chấm điểm tín dụng.2 1.2/ Khái niệm và mục đích của chấm điểm tín dụng.3 1.2.1/ Khái niệm.3 1.2.2/ Mục đích vai trò của chấm điểm tín dụng.4 1.2.2.1 Rủi ro tín dụng , xuất phát điểm của chấm điểm tín dụng.4 1.2.2.2/ Vai trò của CĐTD đối với chính bản thân doanh nghiệp .7 1.2.2.3/ Vai trò đối với nhà đầu tư:8 1.3/ Mô hình ngiên cứu về chấm điểm và xếp hạng tín dụng10 1.3.1/ Mô hình xác định rủi ro theo xác suất vỡ nợ.11 1.3.2/ §Þnh thø h¹ng rñi ro theo phÇn gi¸ trÞ ng­êi vay cã thÓ bÞ mÊt nÕu ng­êi vay vì nî.13 1.4/ Vị trí của chấm điểm tín dụng trong quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.15 1.5/ C¸c tiªu chÝ chÊm ®iÓm doanh nghiÖp .17 1.5.1/ H×nh thøc së h÷u.17 1.5.2/ Nghành nghề kinh doanh.19 1.5.3/ Quy mô vốn chủ sở hữu.20 1.5.4/ Chỉ tiêu tài chính .22 1.5.5/ Chỉ tiêu phi tài chính.24 1.5Điều kiện áp dụng của phương pháp chấm điểm tín dụng.26 1.5.1/ Ưu điểm.26 1.5.2/ Những điểm còn hạn chế.28 Chương 2/ Thực trạng công tác chấm điểm tại Ngân hàng Ngoại thương.30 2.1/ Vài nét cơ bản về ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.30 2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển.30 2.2/ Các bước cơ bản trong quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương.34 2.3/ Thực trạng chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT).36 2.3.1/ Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.36 2.3.1.1/Xác định nghành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.37 2.3.1.2/ Chấm điểm quy mô doanh nghiệp.40 2.3.1.3/ Chấm điểm các chỉ số tài chính.43 2.3.1.4 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.52 2.3.2/Đánh giá về hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHNT .68 2.3.2.1/ Thành công.68 2.3.2.2/ Một số khó khăn.69 Chương 3/ Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tại NHNTVN76 3.1/ Định hướng hoạt động tín dụng của NHNT trong năm tới.76 3.2/ Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại NHNT.77 3.2.1/ Giải pháp đối với NHNT.77 3.2.2/ Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.79

doc85 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4448 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống chấm điểm tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung, NHNT lựa chọn 11 chỉ tiêu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đó là *Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản: dùng để đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Nhóm này gồm (1) Khả năng thanh toán ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn. Trong đó Tài sản lưư động gồm: tiền, tài sản tương đương tiền( cổ phiếu, trái phiếu kho bạc v.v.) , các khoản phải thu và dự trữ ( hàng đang đi trên đường, hàng trong kho, hàng trên quầy). Nợ ngắn hạn gồm: khoản phải trả nhà cung cấp, phải trả phải nộp khác, vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trong kỳ. Các hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt để thanh toán nợ ngắn hạn, vì vậy nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu giá trị của các hệ số này thấp ,có thể kết luận khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp và có những khó khăn tài chính tiềm tang, và ngược lại. Tuy nhiên nếu hệ số quá cao lại đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động không hiệu quả, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu hàng tồn kho là những hàng khó bán thì doanh nghiệp khó thanh lý chúng để trả nợ nên hệ số này sẽ không phản ánh chính xác khả năng thanh toán, vì vậy xán bộ tín dụng sẽ xét tới hệ số thanh toán nhanh. (2)Khả năng thanh toán nhanh. Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản có tính lỏng cao/ nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thật sự của doanh nghiệp, được tính toán dựa trên các tài sản có tính lỏng cao như tiền, vàngbạc kim khí quý… có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh trong ngắn hạn. * Nhóm chỉ tiêu hoạt động: (3) Vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân Với nghành kinh doanh dịch vụ , giá vốn hàng bán sẽ được thay bằng chỉ tiêu doanh thu thuần để đánh giá. Hệ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu. Khối lượng hàng tồn kho phụ thuộc nhiều yếu tố như nghành kinh doanh, thời điểm nghiên cứu , mùa vụ…Dùng chỉ tiêu hàng tồn kho bình quân để tính do hàng tồn kho thường mang tính chất mùa vụ. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh số bán. (4) Kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu BQ/ Doanh thu thuần. Nếu chỉ tiêu này cao thì nghĩa là chính sách bán hàng có vấn đề gây ra việc tồn đọng nợ, hoặc doanh nghiệp đang gặp một vấn đề nào đó làm tăng cao các khoản phải thu hay làm giảm đi tổng doanh thu. Đôi khi doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên làm cho số ngay thu tiền bình quân cao. Tuy nhiên khi phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo tiêu thức này cũng cần phải xem xét đến mùa vụ của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. (5) Hiệu quả sử dụng tài sản Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân. Hệ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. * Nhóm chỉ tiêu cân nợ. (6) Hệ số nợ. Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng tài sản. Chỉ tiêu này được tính dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán nên mang tính chất thời điểm, nó phản ánh nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với tất cả các chủ nợ trong việc góp vốn, 1 đồng tài sản hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là do các chủ nợ tài trợ. (7) Hệ số tự tài trợ. Hệ số tự tài trợ = Nợ phải trả / Nguồn vố chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra. Nó thể hiện khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. (8) Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng. Tỷ số = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng. Tỷ số này thể hiện việc hoàn trả vốn vay của ngân hàng của doanh nghiệp, qua đó cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không. * Nhóm chỉ tiêu thu nhập. Các nhóm chỉ tiêu trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì nhóm chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xúât kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Thông thường các ngân hàng thích nhóm chỉ tiêu này có giá trị lớn. (9) Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Tổng thu nhập trước thuế/ Doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Qua đó, ngân hàng có thể đánh giá khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp như thế nào. (10) Doanh lợi tài sản ( ROA) Doanh lợi tài sản = Tổng thu nhập trước thúê/ Tổng tài sản bình quân. Chỉ tiêu trên phản ánh 1 đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Vì nguồn vốn của doanh nghiệp là do cả chủ sở hữu và chủ nợ bỏ ra nên khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận thì phần lợi nhuận trước thuế và lãi thuộc quyền sở hữu của cả chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp. Sau khi trả lãi và nộp thuế phần còn lại mới thuộc riêng chủ sở hữu. Do đó các ngân hàng ( chủ nợ của doanh nghiệp) thường quan tâm đến ROA như là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi để trả lãi vay của tổng tài sản trong doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ hiệu quả trong hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được nhằm đáp ứng nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. (11) Doanh lợi vốn chủ sở hữu.(ROE) Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Tổng thu nhập trứơc thuế/ Nguồn vốn CSH bình quân. Chỉ tiêu trên cho thấy cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản suất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, thể hiện khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến chỉ tiêu này trước khi đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên phân tích chỉ tiêu này phải đựơc kết hợp với việc đánh giá tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn của doanh nghiệp. Phải làm vậy vì nếu doanh nghiệp có ROE cao là do lượng vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh thấp, chủ yếu sử dụng vốn vay thì tức là phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra bởi vốn của các chủ nợ, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu được lợi hơn còn các chủ nợ có thể gặp rủi ro mất vốn khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi trong đó có ngân hàng là người cho vay vốn. Các chỉ tiêu trên được xếp hạng theo bảng sau: Bảng chấm điểm đối với các doanh nghiệp nghành nông lâm thuỷ sản Điểm Phân loại các chỉ số tài chính cho các doanh nghiệp Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh khoản 8% 2.1 1.5 1.0 0.7 <0.7 2.3 1.6 1.2 0.9 <0.9 2.5 2.0 1.5 1.0 <1 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.1 0.8 0.6 0.2 <0.2 1.3 1.0 0.7 0.4 <0.4 1.5 1.2 1.0 0.7 <0.7 Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 4 3.5 3 2 <2 4.5 4 3.5 3 <3 4 3 2.5 2 <2 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 40 50 60 70 >70 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 5.Doanh thu trên tổng tài sản 10% 3.5 2.9 2.3 1.7 <1.7 4.5 3.9 3.3 2.7 <2.7 5.5 4.9 4.3 3.7 <3.7 Chỉ tiêu cân nợ 6. Nợ phải trả/ tổng tài sản 10% 39 48 59 70 >70 30 40 52 60 >60 30 35 45 55 >55 7. Nợ phải trả/ nguồn vốn chủ sở hữu 10% 64 92 143 233 >233 42 66 108 185 >185 42 53 81 122 >122 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3 Chỉ tiêu thu nhập 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 3 2.5 2 1.5 <1.5 4 3.5 3 2.5 <2.5 5 4.5 4 3.5 <3.5 10. Tổng thu nhập trước thuế/∑tài sản 8% 4.5 4 3.5 3 <3 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5 11. ∑thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 10 8.5 7.6 7.5 <7.5 10 8 7.5 7 <7 10 9 8.3 7.4 <7.4 Bảng chấm điểm các doanh nghiệp trong nghành thương mại, dịch vụ Điểm Phân loại các chỉ số tài chính cho các doanh nghiệp Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 Ch ỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh khoản 8% 2.1 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.3 1.7 1.2 1 <1 2.9 2.3 1.7 1.4 <1.4 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.4 0.9 0.6 0.4 <0.4 1.7 1.1 0.7 0.6 <0.6 2.2 1.8 1.2 0.9 <0.9 Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5 7 6.5 6 5.5 <5.5 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 32 37 43 50 >50 5.Doanh thu trên tổng tài sản 10% 3 2.5 2 1.5 <1.5 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 Chỉ tiêu cân nợ 6. Nợ phải trả/ tổng tài sản 10% 35 45 55 65 >65 30 40 50 60 >60 25 35 45 55 >55 7. Nợ phải trả/ nguồn vốn chủ sở hữu 10% 53 69 122 185 >185 42 66 100 150 >150 33 54 81 122 >122 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 Chỉ tiêu thu nhập 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 7 6.5 6 5.5 <5.5 7.5 7 6.5 6 <6 8 7.5 7 6.5 <6.5 10. Tổng thu nhập trước thuế/∑tài sản 8% 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5.5 <5.5 7.5 7 6.5 6 <6.5 11. ∑thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 14.2 12.2 10.6 9.8 <9.8 13.7 12 10.8 9.8 <9.8 13.3 11.8 10.9 10 <10 Bảng chấm điểm đối với doanh nghiệp thuộc nghành xây dựng Điểm Phân loại các chỉ số tài chính cho các doanh nghiệp Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 Ch ỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh khoản 8% 1.9 1 0.8 0.5 <0.5 2.1 1.1 0.9 0.6 <0.6 2.3 1.2 1 0.9 <0.9 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 0.9 0.7 0.4 0.1 <0.1 1 0.7 0.5 0.3 <0.3 1.2 1 0.8 0.4 <0.4 Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 3.5 3 2 1 <1 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 60 90 120 150 >150 45 55 60 65 >65 40 50 55 60 >60 5.Doanh thu trên tổng tài sản 10% 2.5 2.3 2 1.7 <1.7 4 3.5 2.8 2.2 <2.2 5 4.2 3.5 2.5 <2.5 Chỉ tiêu cân nợ 6. Nợ phải trả/ tổng tài sản 10% 55 60 65 70 >70 50 55 60 65 >65 45 50 55 60 >60 7. Nợ phải trả/ nguồn vốn chủ sở hữu 10% 69 100 150 233 >233 69 100 122 150 >150 66 69 100 122 >122 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.5 2 >2 Chỉ tiêu thu nhập 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 8 7 6 5 <5 9 8 7 6 <6 10 9 8 7 <7 10. Tổng thu nhập trước thuế/∑tài sản 8% 6 4.5 3.5 2.5 <2.5 6.5 5.5 4.5 3.5 <3.5 7.5 6.5 5.5 4.5 <4.5 11. ∑thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 9.2 9 8.7 8.3 <8.3 11.5 11 10 8.7 <8.7 11.3 11 10 9.5 <9.5 Bảng chấm điểm các doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp Điểm Phân loại các chỉ số tài chính cho các doanh nghiệp Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 Ch ỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh khoản 8% 2 1.4 1 0.5 <0.5 2.2 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.5 1.8 1.3 1 <1 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.1 0.8 0.4 0.2 <0.2 1.2 0.9 0.7 0.3 <0.3 1.3 1 0.8 0.6 <0.6 Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5 4 3 2.5 <2.5 6 5 4 3 <3 4.3 4 3.7 3.4 <3.4 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 45 55 60 65 >65 35 45 55 60 >60 30 40 50 55 >55 5.Doanh thu trên tổng tài sản 10% 2.3 2 1.7 1.5 <1.5 3.5 2.8 2.2 1.5 <1.5 4.2 3.5 2.5 1.5 <1.5 Chỉ tiêu cân nợ 6. Nợ phải trả/ tổng tài sản 10% 45 50 60 70 >70 45 50 55 65 >65 40 45 50 55 >55 7. Nợ phải trả/ nguồn vốn chủ sở hữu 10% 122 150 185 233 >233 100 122 150 185 >185 82 100 122 150 >150 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.4 1.8 >1.8 Chỉ tiêu thu nhập 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 5.5 5 4 3 <3 6 5.5 4 2.5 <2.5 6.5 6 5 4 <4 10. Tổng thu nhập trước thuế/∑tài sản 8% 6 5.5 5 4 <4 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5 <5 11. ∑thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 14.2 13.7 13.3 13 <13 14.2 13.3 13 12.2 <12.2 13.3 13 12.9 12.5 <12.5 Một câu hỏi được đặt ra là trong 11 chỉ tiêu trên có chỉ tiêu nào là không cần thiết hay không? Trong tạp chỉ ngân hàng số 8/2002, tác giả Nguyễn Anh Tuấn có đưa ra ý kiến : có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ số Doanh thu thuần / tổng tài sản; Tổng số nợ/Tổng tài sản; Tổng số nợ/Vốn chủ sở hữu; Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu thuần và Tổng thu nhập trước thuế/ Vốn chủ sở hữu. Mối quan hệ đó được thể hiện qua phương trình dưới đây: Doanh thu thuần x Nợ phải trả x TN trước thuế=Nợ phải trả x TNtrước thuế Tổng tài sản Vốn CSH Doanh thu Tổng tài sản Vốn CSH Dễ dàng nhận thấy sẽ có một chỉ số được biểu diễn bằng các chỉ số còn lại, do các chỉ số đó quy định, ta hoàn toàn có thể bỏ chỉ số đó đi vì nếu ta coi khả năng trả nợ của doanh nghiệp là một mô hình với biến phụ thuộc là khả năng trả nợ của doanh nghiệp và các biến giải thích là các chỉ số tài chính được xét trênthì để bảo đảm mô hình có khả năng dự đoán cao, yêu cầu quan trọng là các biến giải thích phải độc lập với nhau hoặc có hệ số tương quan rất nhỏ. Nên nếu trong mô hình tồn tại các biến giải thích không độc lập với nhau sẽ làm giảm tính chính xác và dự đoán. Vậy ở đây ta nên bỏ chỉ tiêu nào. Ta đã biết tổng tài sản = nguồn vốn CSH + tổng dư nợ , trong khi chỉ tiêu cân nợ lại đề cập đến cả 3 chỉ số này với cùng một tử số , có cần thiết không? 2.3.1.4 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu tài chính được tính toán dựa trên báo cảo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại hoặc trong quá khứ, do đó việc dự đoán khả năngtài chính trong tương lai nhờ việc phân tích các chỉ tiêu này là không đầy đủ , các thông tin phi tài chính và việc phân tích các thông tin này sẽ giúp góp phần đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Dưới đây là một số chỉ tiêu phi tài chính được ngân hàng khá quan tâm. a/ Dòng tiền: chính là cơ sở để khách hàng trả gốc và lãi cho ngân hàng. Để xem xét dòng tiền của doanh nghiệp ngân hàng chú ý đến các hệ số sau. Hệ số Công thức/ Cách chấm điểm Ghi chú 1. Hệ số khả năng trả lãi Lợi nhuận thuần HĐSXKD/Lãi vay đã trả Phản ánh khả năng sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp để thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng, phụ thuộc vào mức độ sẵn sang trả tiền vay của khách hàng. 2.Hệ số khả năng trả nợ gốc (Lợi nhuận thuần HĐSXKD + Khấu hao)/(Lãi vay đã trả + Nợ dài hạn đến hạn trả) 3.Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ - Lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ. - So sánh xu hướng 3 năm gần nhất. Nếu dòng tiền của doanh nghiệp rơi vào trạng thái lưu chuyển tiền tệ âm là dấu hiệu cảnh báo về khả năng trả nợ khó khăn của doanh nghiệp. 4.Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động SXKD Lấy dòng tiền và lợi nhuận từ HĐSXKD. 5. Tiền và các khoản tương đương tiền/ Vốn chủ sở hữu. - Gần bằng không có nghĩa là các giá trị <0,5. - Các khoản tương đương tiền là tài sản của doanh nghiệp dễ chuyển hoá thành tiền trong thời gian ngắn với chi phí thấp. - Nếu hệ số này cao thể hiện hành lang an toàn tài chính đối với nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp là rộng rãi. Trên cơ sở tổng hợp các hệ số trên, cán bộ ngân hàng phân loại doanh nghiệp như sau: Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Hệ số khả năng trả lãi ( từ thu nhập thuần) >4 lần > 3 lần > 2 lần > 1 lần < 1 lần hoặc âm 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc ( từ thu nhập thuần ) >2 lần > 1,5 lần > 1 lần < 1 lần Âm 3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ. Tăng nhanh Tăng Ổn định Giảm Âm 4 Trạng thái lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động. > Lợi nhuận thuần Bằng lợi nhuận thuần < Lợi nhuận thuần Gần điểm hoà vốn Âm 5 Tiền và các khoản tương đương tiền/ Vốn chủ sở hữu. > 2,0 > 1,5 > 1,0 > 0,5 Gần bằng 0 b/ Chất lượng quản lý: đây là một chỉ tiêu khó đánh giá song lại có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh tín dụng của doanh nghiệp. Với những tình huống bất ngờ trong kinh doanh, nếu không có người lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm cùng với trình độ quản lý cao thì doanh nghiệp dễ dẫn đến chỗ hoạt động thua lỗ , mất khả năng trả nợ. Các cán bộ ngân hàng đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí: Kinh nghiệm trong nghành của ban quản lý/ ban lãnh đạo trực tiếp đến dự án/ phương án đề xuất. Kinh nghiệm của ban quản lý/ ban lãnh đạo : tính theo thời gian đảm nhận chức vụ liên tục. Môi trường kiểm soát nội bộ: đánh giá bộ máy kiểm soát, chất lượng của bộ máy kế toán. Các thành tựu/thất bại của ban quản lý/ ban lãnh đạo: xem xét đến thành công/ thất bại trong các dự án phương án, triển khai sản phẩm mới, phát triển sang thị trường mới. Tính khả thi của phương án kinh doanh: đánh giá qua các hồ sơ, phương án xin vay trong quá khứ. Trên cơ sở tổng hợp các tiêu chí trên, cán bộ ngân hàng phân loại doanh nghiệp như sau: Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Kinh nghiệm trong nghành của ban quản lý liên quan trực tiếp đến dự án đề xuất > 20 năm > 10 năm > 5 năm > 1 năm Mới thành lập 2 Kinh nghiệm của ban quản lý > 10 năm > 5 năm > 2 năm > 1 năm Mới được bổ nhiệm 3 Môi trường kiểm soát nội bộ Được xây dựng, ghi chép và kiểm tra thường xuyên Được thiếp lập Tồn tại nhưng không được chính thức hoá hay được ghi chép Kiểm soát nội bộ hạn chế Kiểm soát nội bộ đã thất bại. 4 Các thành tựu đạt được và các bằng chứng về những lần thất bại trước của Ban quản lý. Đã có uy tín/ thành thựu cụ thể trong lĩnh vực liên quan đến dự án. Đang xây dựng uy tín/ thành tựu trong lĩnh vực dự án hoặc nghành liên quan. Rất ít hoặc không có kinh nghiệm/ thành tựu. Rõ ràng có thất bại trong lĩnh vực liên quan đến dự án trong quá khứ Rõ ràng ban quản lý có thất bại trong công tác quản lý. 5 Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính Rất cụ thể và rõ ràng với các dự toán tài chính cẩn trọng Phương án kinh doanh và dự toán tài chính tương đối cụ thể và rõ ràng. Có phương án kinh doanh và dự toán tài chính nhưng không cụ thể rõ ràng. Chỉ có 1 trong 2 : phương án kinh doanh hoặc dự toán tài chính. Không có cả phương án kinh doanh và dự toán tài chính. c/ Chấm điểm uy tín trong giao dịch. Tình hình giao dịch đối với ngân hàng của doanh nghiệp cũng được xem như một chỉ tiêu quan trọng cần thiết để đánh giá năng lực trả nợ của doanh nghiệp đó. Nếu uy tín của doanh nghiệp tốt tức là luôn trả lãi đúng hạn, số lần gia hạn nợ, giãn nợ là không đáng kể thì ngân hàng sẽ giành cho nó một điểm số cao tương ứng với mức độ thực hiện và ngược lại . Ngoài các chỉ tiêu tín dụng, NHNT cũng chú ý đến những chỉ tiêu phi tín dụng như số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại VCB, số dư tiền gửi trung bình tháng tại NHNT .v.v. Trong số các chỉ tiêu được ngân hàng đề cập đến, chỉ tiêu “cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của ngân hàng” là một chỉ tiêu mới được áp dụng ,chưa có tại các ngân hàng khác như Ngân hàng công thương, hoặc công ty tài chính dầu khí…Tại những ngân hàng này, thay vào chỉ tiêu trên là chỉ tiêu về “số lần trả chậm lãi vay”, chỉ tiêu này sẽ không hợp lý trong trường hợp doanh nghiệp là khách hàng mới hoặc không phải khách hàng của ngân hàng. Ngoài ra vấn đề thông tin hiện nay là rất cần thiết, với những gì doanh nghiệp cung cấp sẽ giúp ngân hàng xây dựng bảng chấm điểm tín dụng cho doanh nghiệp, và đánh giá mức độ sẵn sàng trong giao dịch của doanh nghiệp đó. Vì vậy sự thay đổi của NHNT là hợp lý. Chấm điểm uy tín trong giao dịch - Quan hệ tín dụng TT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Trả nợ đúng hạn Luôn trả đúng hạn trong hơn 36 tháng vừa qua Luôn trả đúng hạn trong khoảng từ 12 – 36 tháng vừa qua Luôn trả đúng hạn trong khoảng 12 tháng vừa qua Không có thông tin (khách hàng mới) Không trả đúng hạn 2 Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ Không có 1 lần trong 36 tháng vừa qua 1 lần trong 12 tháng vừa qua 2 lần trong 12 tháng vừa qua 3 lần trở lên trong 12 tháng vừa qua 3 Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 1x30 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua 1x30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, hoặc 2x30 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua 2x30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, hoặc 1x90 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua 3x30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, hoặc 2 x90 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua 4 Số lần các cam kết mất khả năng thanh toán (thư tín dụng, bảo lãnh, cá cam kết khác…) Chưa từng có Không mất khả năng thanh toán trong vòng 24 tháng qua Không mất khả năng thanh toán trong vòng 12 tháng qua Đã từng bị mất khả năng thanh toán trong vòng 24 tháng qua Đã từng bị mất khả năng thanh toán trong vòng 12 tháng qua 5 Cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của VCB Có trong thời gian trên 36 tháng vừa qua Có trong thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng vừa qua Có trong thời gian dưới 12 tháng qua Kh có thông tin gì (khách hàng mới) Không Quan hệ phi tín dụng TT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Thời gian duy trì tài khoản với VCB >5 năm 3-5 năm 1 – 3 năm <1 năm Chưa có 2 Số lượng NH khác mà khách hàng duy trì tài khoản Không 1 2 - 3 4 – 5 >5 3 Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại VCB > 100 lần 60 – 100 30 – 60 15 – 30 <15 4 Số lượng các loại giao dịch với VCB(*) >6 5 – 6 3 – 4 1 – 2 Chưa có 5 Số dư tiền gửi trung bình tháng tại VCB >300 tỉ đồng 100 – 300 tỷ 20 – 100 tỷ 10 - 50 < 10 tỷ đồng (*) Các giao dịch gồm: tiền gửi, tài trợ thương mại( thanh toán xuất nhập khẩu), Forex, thư tín đụng/ d/ Chấm điểm các yếu tố bên ngoài ( môi trường kinh doanh). Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào môi trường hoạt động và ngược lại môi trường cũng chịu tác động tổng hợp của các doanh nghiệp trong cùng nghành, cùng lĩnh vực. Vì vậy, để đánh giá mức độ tác động của môi trường kinh doanh, NHNT có sử dụng một số chỉ tiêu sau: Triển vọng nghành: đánh giá lĩnh vực/ mặt hàng kinh doanh chính của khách hàng. Thời gian dự báo ít nhất là 1 năm tiếp theo.Tuy nhiên triển vọng tăng trưởng của một nghành có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh doanh nên khi chấm điểm chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng cần quan tâm đến sự nhạy cảm của nghành với chu kỳ kinh tế. Được biết đến(danh tiếng): là chỉ tiêu đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm chính của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp chưa được biết đến nhiều trên thị trường thì sẽ có ít cơ sở để tin tưởng rằng doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và hoàn trả món vay tốt. Vị thế cạnh tranh: bao gồm thị phần và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Doanh nghiệp được đánh giá là có vị thế cạnh tranh cao là doanh nghiệp có uy tín trên thị trường , sản phẩm của doanh nghiệp được ưa chuộng vì vậy dẫn đến doanh số bán và lợi nhuận thu được cao, đồng nghĩa với khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ cũng cao và ngược lại. Theo cách hiểu đó, khách hàng có vị thế cạnh tranh cao sẽ được đánh giá tín dụng cao hơn. Số lượng đối thủ cạnh tranh: chỉ tiêu này được đánh giá tại thị trường tiêu thụ chính của khách hàng. Với những môi trường có áp lực cạnh tranh cao, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì khả năng tăng trưởng và mở rộng của doanh nghiệp là khó khăn. Vì vậy những doanh nghiệp này có điểm tín dụng thấp hơn. Thu nhập/lợi nhuận của khách hàng trong quá trình đổi mới: Nếu không phải là doanh nghiệp nhà nước thì được 20 điểm, nếu là DDNN thì cán bộ tín dụng phải đánh giá tác động của cải cách DDNN đến lợi nhuận của khách hàng trong vòng 1 năm tiếp theo. Dựa trên nền tảng cơ bản trên, các chỉ tiêu xem xét về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được chia điểm cụ thể như sau: TT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Triển vọng ngành Thuận lợi ổn định Phát triển kém hoặc không phát triển Bão hoà Suy thoái 2 Được biết đến Có trên toàn cầu Có trong cả nước Có ở địa phương ít được biết đến Không được biết đến 3 Vị thế tranh Cao chiếm ưu thế Bình thường, đang phát triển Bình thường, đang sụt giảm Thấp đang sụt giảm Rất thấp 4 Số lượng đối thủ cạnh tranh Không có độc quyền ít Ít, số lượng đang tăng Nhiều Nhiều số lượng đang tăng 5 Thu nhập của người đi vay chịu ảnh hưởng của quá trình đối mới, cải cách các doanh nghiệp nhà nước Không ít Nhiều thu nhập sẽ ổn định Nhiều thu nhập sẽ giảm xuống Nhiều sẽ lỗ e/ Các yếu tố bên ngoài( hay đặc điểm hoạt động) Bên cạnh những yếu tố bên ngoài tác động, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác xuất phát từ bên trong như: Đa dạng hoá các hoạt động (theo nghành, thị trường, vị trí): việc đưa ra một lĩnh vực sản suất kinh doanh mới bên cạnh lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống hay vươn rộng thị trường ra các khu vực, các nước khác nhau cũng như mở rộng đối tượng khách hàng… có những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp. Cụ thể việc đa dạng hoá nghành, thị trường hay vị trí địa lý có thể giúp cho công ty chống lại việc suy giảm hoạt động ở một lĩnh vực, đoạn thị trường nào đó, tránh cho doanh nghiệp những cú sốc giảm lợi nhuận đột ngột khi trị trường có nhiều biến động lớn bấtlợi cho một lĩnh vực , đe doạ khả năng hoàn trả món vay. Vì vậy những doanh nghiệp đa dạng cao độ được ngân hàng ưa thích hơn những doanh nghiệp không đa dạng hoá, rủi ro của những doanh nghiệp này lớn. Cũng vì thế mà điểm tín dụng của doanh nghiệp kém đa dạng thấp hơn doanh nghiệp hoạt động đa dạng phong phú. Thu nhập từ hoạt động xuất nhập khẩu: Chỉ tiêu này không so sánh theo số tuyệt đối mà lấy tỷ trọng theo doanh thu. Để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước chủ trương thực hiện nhiều ưu đãi, trong đó có ưu đãi về việc tài trợ vốn tín dụng. Do đó các doanh nghiệp có thu nhập chủ yếu từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được chấm điểm tín dụng cao để tạo điều kiện vay vốn tốt hơn. Sự phụ thuộc vào đối tác: Nếu số lượng khách hàng của doanh nghiệp càng đông thì mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào họ càng ít, càng có khả năng độc lập tự chủ trong sản xuất cũng như trong vấn đề tài chính. Do đó khi chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác, cán bộ tín dụng cần xem xét vị thế của doanh nghiệp đối với các đối tác có phụ thuộc hay không phụ thuộc, nhiều hay ít và các đối tác đó đang phát triển, ổn định hay suy thoái để xác định lợi hay bất lợi của doanh nghiệp trong mối quan hệ với họ. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong những năm gần đây: NHNT lấy số liệu 3 năm gần nhất liên tục. Nếu tăng liên tục 3 năm trên 30% nghĩa là doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, có tăng trưởng nếu tăng liên tục nhưng mức tăng dưới 30%; ổn định nếu có tăng trong vòng 10%, và suy thoái nếu giảm liên tục , hoặc có xu hướng giảm. Vị thế của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu hạch toán phụ thuộc( PV, VNPT,EVN v.v.) xếp vào loại đọc quyền quốc gia-lớn ( 20 điểm). Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu hạch toán độc lập( như Tổng công ty Dệt may, Tổng công ty da giầy .v.v.) các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc các công ty này được xếp vào loại độc quyền quốc gia-nhỏ( 16 điểm). Các doanh nghiệp nhà nước không thuộc đối tượng trên xếp chung vào nhóm trực thuộc UBND địa phương( 12 đến 4 điểm) Chỉ tiêu này hiện nay mới có NHNT áp dụng. Tại các ngân hàng khác như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển … thay cho chỉ tiêu này là chỉ tiêu tài sản đảm bảo. Ngân hàng Ngoại thương hiện nay có thay đổi này vì thấy đây là một chỉ tiêu quan trọng do một phần đặc điểm nền kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi chế độ bao cấp trước đây. Ngoài ra đây cũng là một bước tiến gần hơn đến thông lệ quốc tế, không dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo do chất lượng định giá chưa tốt cũng như tốc độ xử lý tài sản đảm bảo có thể ảnh hưởng tới quyết định vay của khách hàng. Vì vậy có thể thấy đây là một quyết định đúng đắn của nội bộ NHNT. Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Đa dạng hoá các hoạt động theo 1) nghành, 2) thị trường, 3) vị trí. Đa dạng hoá cao độ Chỉ 2 trong 3 Chỉ có 1 trong 3 Không, đang phát triển Không đa dạng hoá 2 Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu Có, chiếm hơn 70% thu nhập Có, chiếm hơn 50% thu nhập Có, chiếm hơn 20% thu nhập Có, chiếm dưới 20% thu nhập Không có thu nhập từ xuất nhập khẩu 3 Sự phụ thuộc vào các đối tác Không có Ít Phụ thuộc nhiều vào đối tác đang phát triển Phụ thuộc nhiều vào các đối tác ổn định Phụ thuộc nhiều vào cá đối tác đang chuẩn bị phá sản. 4 Lợi nhuận (sau thuế) của công ty trong những năm gần đây Tăng trưởng mạnh Có tăng trưởng Ổn định Suy thoái Lỗ 5 Vị thế của công ty Đối với DDNN Độc quyền quốc gia-lớn Độc quyền quốc gia-nhỏ Trực thuộc UBNN địa phương- lớn Trực thuộc UBNN địa phương trung bình Trục thuộc UBNN địa phương nhỏ Các chủ thể khác Công ty lớn, niêm yết Công ty trung bình niêm yết Công ty lớn hoặc trung bình, không niêm yết Công ty nhỏ, niêm yết Công ty nhỏ, không niêm yết. Bảng tổng kết điểm các yếu tố phi tài chính. Yếu tố phi tài chính DDNN DNVVN&DN khác DNĐTNN tỷ trọng Điêm đạt được điểm theo trọng số tỷ trọng điểm đạt được điểm theo trọng số tỷ trọng điểm đạt được điểm theo trọng số i Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27% Ii Trình độ quản lý 27% 33% 27% iii a. Quan hệ tín dụng 20% 20% 18% b.Quan hệ phi tín dụng 13% 13% 13% Iv Các yếu tố bên ngoài 7% 7% 7% v Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 9% 2.3.2/Đánh giá về hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHNT . 2.3.2.1/ Thành công. Sau hơn 43 năm phát triển, NHNTVN đã từng bước hoàn thiện quy trình thẩm định, phân tích tín dụng, đặc biệt là từ khi công văn số 1348/NHNT-QLTD ngày 22/12/2003 ra đời hướng dẫn công tác chấm điểm và xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp do NHNT ban hành đã được áp dụng trong toàn hệ thống ngân hàng. Tính đến nay ngân hàng đã xếp hạng được hơn 1100 doanh nghiệp với tổng mức dư nợ là 56 000 tỷ VND tăng 14,5 % so với cuối năm 2004. Mức tăng tín dụng trong những năm gần đây của ngân hàng luôn ổn định : năm 2003 tăng 35 % và năm 2004 tăng 33%. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại thời điểm 03.11.2005 là 2,9% , một tỷ lệ rất thấp so với các ngân hàng thương mại trong nước hiện nay. Sự phát triển ổn định này chứng tỏ khả năng dự đoán rủi ro đối với các món vay của ngân hàng đã thực sự tốt hơn sau khi áp dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Nó không còn dựa trên một số đánh giá chủ quan của một số cán bộ tín dụng, ngoài ra chấm điểm tín dụngcũng giúp chuẩn hoá quy trình thẩm định tín dụng trong toàn hệ thống. Sau khi chấm điểm, doanh nghiệp được xếp hạng, đây là cơ sở để cán bộ tín dụng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cấp tín dụng hay không thông qua các mức quy định tại Cẩm nang tín dụng. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng của NHNT rất đa dạng về quy mô , nghành nghề vì vậy khi với một số vốn hữu hạn, bằng hệ thống chấm điểm ngân hàng có thể so sánh, lựa chọn ưu tiên cho những khách hàngcó điểm số cao hơn. Đây là một ưu điểm nổi trội của phương pháp chấm điểm tín dụng so với phương pháp phân tích, thẩm định vì phương pháp cũ chỉ đưa ra những nhận định về khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp, về những khoản đảm bảo của doanh nghiệp mà không có sự so sánh tương quan với các doanh nghiệp khác trong cùng một nghành hoặc trong cũng một chỉ tiêu nhất định. Một điểm khác biệt trong hoạt động chấm đỉêm tại NHNT là một nhóm cán bộ tín dụng được phân công đảm nhiệm một nghành kinh doanh nhất định. Các phân công này có hai ưu điểm lớn là cán bộ có thể tìm hiểu sâu về chuyên nghành mình được giao, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trinh công tác từ đó nâng cao chất lượng quản lý tín dụng. Ngoài ra cách phân công này cũng khắc phục hạn chế của cá nhân khi được làm việc theo nhóm, hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn. Với những cố gắng và nỗ lực mang tính tập thể, hoạt động chấm điểm của NHNT đang dần dần trở thành một khâu quan trọng không thể thiếu trong quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng, góp phần giảm thiểu chi phí, thời gian và tăng khả năng cạnh tranh cho NHNT trong thời gian tới. 2.3.2.2/ Một số khó khăn. - Về nhân sự : do khối lượng công việc ngày một lớn mà hầu như sử dụng thủ công nên vấn đề nhân sự tín dụng sẽ tiếp tục là một mục cần được chú trọng quan tâm cả về số lượng và chất lượng. - Về công nghệ thông tin: NHNT đang nghiên cứu triển khai hệ thống chấm điểm bằng máy để đảm bảo hơn độ chính xác, tránh những sai sót mang tính chủ quan tron tính toán của cán bộ tín dụng. Nhưng hiện nay tại NHNT , việc chấm điểm và xếp hạng vẫn thực hiện thủ công, nên còn nhiều bất cập. - Về nguồn thông tin và mức độ tin cậy đối với các thông tin đó chưa cao: các báo cáo tài chính tại nước ta hiện nay có độ tin cậy chưa cao, các công ty chưa thực làm minh bạch được hệ thống kế toán của doanh nghiệp mình. Chính điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng trong việc xác định các chỉ tiêu tài chính trong bảng chấm điểm tín dụng. - Về bảng chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp: + Chỉ tiêu quy mô gồm 3 nhóm là không đủ, chưa sát với các tổng công ty có quy mô lớn hiện nay + Trong 11 chỉ tiêu , có những chỉ tiêu quan hệ chéo với nhau, được xây dựng chưa dựa trên cơ sở mô hình kinh tế lượng. +Một số tiêu chí phi tài chính rất khó định lượng, chủ yếu dựa vào phương pháp chuyên gia (đânh giá dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết thị trường) như tiêu chí” vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp”, vì thế khó tránh khỏi các nhân tố chủ quan của người chấm, từ đó ảnh hưởng tới kết quả chấm điểm, vì thế nên điểm được chấm hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức dùng làm tham khảo cho quá trình cấp tín dụng. + Các trọng số của từng chỉ tiêu chưa phản ánh được mức độ tác động của các yếu tố này đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. + Dù hệ thống chấm điểm hiện nay đã bao gồm rất nhiều chỉ tiêu đánh giá xong chưa đầy đủ do hệ thống chấm điểm này được lấy từ hệ thống ngân hàng của các nước phát triển nên có những điểm không phù hợp nhất định. Để giải quyết vấn đề trên cần tìm ra nguyên nhân ,từ đó giải quyết triệt để những khó khăn còn tồn đọng. a/ Nguyên nhân chủ quan. - Trình độ nhân viên tín dụng: Trước khi quyết định cấp vốn cho khách hàng, NHNT thực hiện một quy trình khá phức tạp, trong đó chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp chiếm một vị trí khá quan trọng. Mỗi doanh nghiệp lại mang những đặc tính nghành nghề khác nhau, đòi hỏi người chấm điểm phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Ngoài ra những hiểu biết đó phải phù hợp với nội dung chấm của bảng điểm tín dụng như: thị trường đầu ra, tình hình thị trường trong và ngoài nước, khả năng phát triển của nghành trong thời gian tới .v.v. Để có được vốn kiến thức này cần có nhiều kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm. Trong khi đó đội ngũ nhân viên tín dụng của NHNT còn khá trẻ, tuy có trình độ cao nhưng còn thiếu nhiều thông tin thực tế, còn rất lạ lẫm với phương pháp phân tích tín dụng mới này. Họ chưa có thói quen tự tìm hiểu đi sâu vào tình hình kinh doanh thực tếcủa doanh nghiệp, hầu hết chỉ dựa vào những tài liệu thông tin do khách hàng cung cấp. - Cơ sở vật chất: Để thực hiện tốt hoạt động chấm điểm tín dụng và chấm điểm khách hàng cần có hệ thống tin học để tính toán và chấm điểm tự động như một số nước đã áp dụng. Các cán bộ của ngân hàng hiện nay vẫn đang chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp theo cách thủ công, dễ xảy ra sai sót, mất nhiểu thời gian để kiểm tra. Ngân hàng mắc vào hạn chế này là do thời gian qua ngân hàng tập trung vào một số mảng khác như thị trường thẻ .v.v. nên chưa thể triển khai đúng mức chương trình này. Những nguyên nhân trên chủ yếu xuất phát từ phía ngân hàng. Đây là điều tất yếu do NHNT mới áp dụng phương pháp này được hơn 3 năm, còn nhiều khó khăn chưa được khắc phục. Hy vọng trong thời gian tới, NHNT có thể hoàn thiện hệ thống chấm diểm nói riêng và tổng thể các hoạt động nói chung để xứng đáng với vai trò là ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu Việt Nam. b/ Nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân từ bên trong là tất yếu nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng bị ảnh hưỏng bởi các nhân tố bên ngoài. Chính sách của Nhà nước: hiện nay nhà nước ta chưa có một chế tài quy định cụ thể hoạt động trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trong hệ thống nên việc khai thác thông tin còn rất hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí của các bên. Ngoài ra , việc kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp cũng không có quy định chặt chẽ từ phía bộ tài chính nên những báo cáo tài chính được trình từ phía doanh nghiệpcho ngân hàng có độ tin cậy chưa cao, cán bộ tín dụng phải đi xác minh lại, tốn thời gian và nhiều chi phí phát sinh khác. Chế độ kế toán của Nhà nước: trước thời điểm năm 2004, chưa có một văn bản nào quy định buộc các doanh nghiệp phải kê khai chi phí laĩ vay trong báo cáo kết quả kinh doanh và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp không hiểu rõ được tầm quan trọng của các báo cáo tài chính, đặc biệt là vai trò xác định mức ngân quỹ tối ưu, quản lý ngân quỹ thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ.Từ năm 2004, các chuẩn mực kế toán mới ra đờiđạo điều kiện thuận lợi cho công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng như chuẩn mực số 16 quy định chỉ tiêu chi phí lãi vay phải có trong báo cáo kết quả kinh doanh ; chuẩn mực số 24 qui định rõ báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính. Tuy nhiên do tính cập nhật của chuẩn mực chưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa thức hiện nghiêm túc nên khó khăn của ngân hàng chưa thực sự được giải quyết triệt để. Tại trung tâm thông tin tín dụng(CIC): CIC là nơi lưu trữ một lượng lớn dữ liệu về các doanh nghiệp, các thành viên có thể cung cấp,khai thác, sử dụng với mục đích nângcao chất lượng tín dụng nhưng hiện nay có một số tổ chức tín dụng không cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ về khách hàng của mình do lo ngại về vị thế cạnh tranh của mình. Tâm lý tuy không được khuyến khích nhưng không thể tránh khỏi trong điều kiện hệ thống an ninh của chúng ta chưa tốt, môi trường cạnh tranh lại ngày càng gay gắt, nên các tổ chức đó nảy sinh những xu hướng tiêu cực là tất yếu. Thông tin từ các nguồn khác không tập trung, tản mạn , phải tốn công chọn lọc ngiên cứu mới có thể sử dụng được. Thời điểm kiểm toán tài chính doanh nghiệp và thời điểm lập bảng chấm điểm tín dụng không trùng nhau nên sinh ra khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc xác định thông tin, độ tin cậy sẽ không cao và không phản ánh đúng tình hình hoạt động tại thời điểm mong muốn. Mỗi chi nhánh của ngân hàng tại khắp vùng miền trong cả nước đôi khi cũng mang những đặc trưng riêng của từng vùng, trong khi phương pháp chấm điểm là dùng cho cả hệ thống NHNT vì vậy cũng có những điểm không tương thích. Tóm lại những nguyên nhân khách quan trên không phải chỉ tác động đến NHNT mà còn tới nhiều ngân hàng khác trong nước. Mỗi ngân hàng cần tìm ra cho mình hướng giải quyết thich hợp trong điểu kiện nền kinh tế hội nhập và đang phát triển rất nhanh hiện nay. STT Chi nhánh Kết quả xếp loại doanh nghiệp Tổng số AAA AA A BBB BB B CCC CC C 1 Hội sở TW 53 0 2 5 1 21 16 5 2 1 2 Vcb hà nội 95 0 1 5 21 26 34 7 1 0 3 Vcb hải phòng 31 0 0 5 4 11 7 3 1 0 4 Vcb đà nẵng 32 0 0 1 11 14 4 2 0 0 5 Vcb quy nhơn 59 0 0 1 4 10 28 15 1 0 6 Vcb nha trang 42 0 0 4 3 11 20 3 0 1 7 Vcb tp.hcm 73 0 3 5 19 24 12 10 0 0 8 Vcb vũng tàu 13 0 2 1 2 3 1 3 1 0 9 Vcb kiên giang 13 0 0 3 2 4 4 0 0 0 10 Vcb vinh 35 0 0 0 2 7 10 12 4 0 11 Vcb cần thơ 47 0 3 6 9 10 6 2 1 0 12 Vcb đồng nai 70 0 3 12 19 13 17 6 0 0 13 Vcb quảng ninh 24 0 0 2 8 6 4 2 2 0 14 Vcb an giang 48 0 1 1 16 22 6 1 0 1 15 Vcb huế 25 0 0 0 0 5 14 5 0 1 16 Vcb tân thuận 70 0 5 3 9 17 19 12 4 1 17 Vcb cà mau 13 0 1 3 2 7 0 0 0 0 18 Vcb hà tĩnh 34 0 0 2 2 11 5 5 3 2 19 Vcb thái bình 28 0 0 0 1 14 10 3 0 0 20 Vcb đắc lắc 28 0 0 0 2 1 5 17 2 1 21 Vcb bình tây 62 0 0 4 0 29 29 0 0 0 22 Vcb quảng ngãi 40 0 0 1 7 8 14 9 1 0 23 Vcb bình dương 52 0 1 6 11 16 14 4 0 0 24 Vcb gia lai 49 0 0 0 7 16 22 3 1 0 25 Vcb hải dương 7 0 0 0 0 2 4 1 0 0 Toàn nghành 1033 0 22 70 162 308 305 130 24 8 (bảng lấy từ báo cáo họp tổng kết cuối năm 2005) Chương 3/ Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tại NHNTVN 3.1/ Định hướng hoạt động tín dụng của NHNT trong năm tới. NHNT xác định năm 2006, 2007 là năm bản lề, đánh dấu sự chuyển đổi căn bản về chất của NHNT sang cơ chế quản lý điều hành của một NHTMCF. Chính vì vậy, định hướng hoạt động tín dụng trong năm 2006 là “ Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới các chuẩn mực quốc tế”. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra trước mắt NHNT sẽ: Tăng cường các hoạt động Marketing( sản phẩm, giá, phân phối, tiếp thị) nhằm mở rộngthị trường tín dụng đối với các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm khách hàng là thể nhân. Nâng cao chất lượng công tác định hướng đầu tư theo hướng đảm bảo sát với tình hình thị trường, rõ ràng và cụ thể. Tiếp tục áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng (i) triển khai mô hình tín dụng trong toàn hệ thống (ii) Thực hiện phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 (iii) Xây dựng riêng Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp và Quy trình tín dụng đối với thể nhân (iv) Tiếp tục chỉnh sửa Hệ thống chấm điểm tín dụng và phương pháp xác định GHTD một cách phù hợp (v) Tăng cường kiểm tra kiểm soát… Chú trọng côngtác cán bộ tín dụng cả về mặt số lưọng và chất lượng. Trên cơ sở những thành công đã đặt được trong các năm trước, NHNT dự kiến tăng trưởng dư nợ trong năm tới tăng 20-26% , tỷ lệ nợ xấu đạt 3%. Ngân hàng tiếp tục triển khai hoạt động xử lý nợ tồn đọng, tài sản đảm bảo. 3.2/ Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại NHNT. 3.2.1/ Giải pháp đối với NHNT. - Chỉnh sửa hệ thống: Trong bảng chấm điểm các yếu tố bên ngoài, chỉ tiêu triển vọng nghành cần được sửa đổi với trọng số thay đổi vì hiện nay triển vọng nghành là một động lực mạnh mẽ để giúp các doanh nghiệp trong nội bộ nghành phát triển. Khi được đặt là nghành mũi nhọn, doanh nghiệp được nhà nướctạo điều kiện về mọi mặt không những thế môi trường kinh doanh cũng gặp rất nhiều thuận lợi vì khi nghành có triển vọng phát triển nghĩa là được nền kinh tế chấp nhận, số lượng tiêu dùng khả quan .v.v.Vì thế nếu doanh nghiệp kinh doanh trong nghành nghề có triển vọng tốt nghĩa là khả năng sử dụng vốn có hiệu quả cũng sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác nghành, vì thế chỉ tiêu này cấn được đặc biệt quan tâm. Ngoài ra cần điều chỉnh các chỉ tiêu như: tiền, thu nhập, vốn, mức độ giao dịch với NHNT , vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền .v.v. Đây là những chỉ tiêu có khả năng định lượng cao, dễ dàng có thể đo lường được nhưng có những ý nghĩa kinh tế nhất định, không thể hiện nhiều về khả năng hoàn trả tín dụng, nên có thể giảm nhẹ sự quan trọng của nó trong bảng chấm bằng việc giảm điểm của các chỉ tiêu này. Bên cạnh những chỉ tiêu đã có, ngân hàng nên bổ sung một số chỉ tiêu mới như: quá trình ra quyết định( những quyết định đầuđược thực hiện trong quá trình kinh doanh) , trình độ công nghệ của doanh nghiệp( với công nghệ cao sẽ giúp sản phẩm làm ra của doanh nghiệp có chất lượng vượt trội hơn, tạo nên lợi thế cạnh tranh nên hiệu quả sử dụng vốn sẽ rất tốt), chất lượng hàng tồn kho ( vì cóthể giá trị tài sản hàng tồn kho lớn nhưng khả năng thanh lý hàng lại không tốt hoặc ngược lại cũng sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả đánh giá của cán bộ tín dụng), chất lượng các khoản phải thu(đưa thêm chỉ tiêu để đánh giá tình hình kinh doanh doanh nghiệp, tuy các khoản phải thu có thể nhiều làm tăng tài sản cho doanh nghiệp nhưng nếu đó là các khoản khó đòi thì doanh nghiệp cũng sẽ chịu thua lỗ, nên ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nó). Những chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu khó xác định, phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người chấm , dễ nảy sinh rủi ro đạo đức nên cần được đi sâu chi tiết hơn. Ví dụ: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp là rất khó dự đoán, vì thế nên thay bằng chỉ tiêu khác như thị phần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể đo lường bằng tỷ lệ doanh số bán ước tính của doanh nghiệp / doanh số bán ướctính của nghành. Những chỉ tiêu quan trọng như nợ quá hạn lại chỉ chiếm 4 điểm trong tổng số 100 điểm, nên sẽ có trường hợp doanh nghiệp có tiền sử tín dụng tốt lại không nhận điểm cao hơn doanh nghiệp vay nợ quá hạn nhiều. - Hợp tác với các ngân hàng khác hoặc các tổ chức tài chinh khác để học hỏi thêm kinh nghiệm, trao đổi thông tin hai chiều. Với tình trạng những khoản tín dụng bong bóng xuất hiện ngày càng nhiều một phần xuất phát từ việc tăng giá của chứng khoán ngân hàng đã tạo ra một nguy cơ tiềm ẩn trong cả hệ thống, vì vậy NHNT cùng với các ngân hàng khác cần xây dựng hệ thống thông tin nội bộ chặt chẽ để giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc. - Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tíndụng để họ nắm vững kiến thức về tín dụng mà đặc biệt là bộ phận chấm điểm. Ngoài ra bộ phận kiểm soát kết quả, phê duyệt kết quả ( Hội đồng tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng) cũng cần theo dõi sát sao hoạt động của cấp dưới để kịp thời hạn chế những hợp đồng cấp vốn không tốt, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của công việc, am hiểu ưu nhược của từng chỉ tiêu để biết nên chú trọng vào chỉ tiêu nào, từ các chỉ tiêu thấy đuợc điểm mạnh yếu của doanh nghiệp để đưa ra quyết định hợp lý. Cần áp dụng chế độ thưởng phạt công minh để khuyến khích kịp thời những thành viên tích cực, gắn họ gần hơn với trách nhiệm của mình. Định kỳ tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt độngthẩm định nói chung và hoạt động chấm điểm tín dụng nói riêng, từ cấp trung ương đến từng chi nhánh. - Phát triển bộ phận lưu trữ thông tin : một hệ thống thông tin mang quy mô tập trung sẽ không chỉ giúp ngân hàng trong việc đánh giá so sánh các khách hàng được thường xuyên với chi phí thấp mà còn có thể phát hiện những trường hợp khách hàng có tiền sử tín dụng không tốt để hạn chế cấp vốn. 3.2.2/ Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. - Ngân hàng cần có những quy định cụ thể về mặt tác nghiệp cho hoạt động phân tích tín dụng, đặc biệt là hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, mỗi ngân hàng tự tiến hành theo cách riêng của mình nên kết quả xếp hạng đôi lúc khác nhau. việc này không những dẫn đến sự không nhất quán trong hệ thống ngân hàng trong nước mà còn làm chúng ta khó gia nhập những thông lệ quốc tế với chuẩn hoá cao dành cho hàng chục nước thành viên. - Cần cùng cố hơn trung tâm thông tin tín dụng, làm cho trung tâm hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình bằng cách quy đinh rõ ràng cụ thể trách nhiệm của các đơn vị thành viên trong hoạt động chung. Ngoài ra cần điều chỉnh mức phí cho hợp lý để mọi đối tượng đều có thể tiếp cận nguồn thông tin này dễ dàng hơn. kÕt LuËn Ng©n hµng ph¸t minh lín thø 3 cña loµi ng­êi ngµy cµng kh¼ng ®Þnh ®­îc vÞ trÝ, vai trß cña m×nh d­íi sù ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ mét quèc gia. §Æc biÖt trong giai ®o¹n hiÖn nay khi nÒn kinh tÕ thÕ giíi chuyÓn sang xu thÕ héi nhËp cïng ph¸t triÓn víi nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng c¹nh tranh khèc liÖt. Th× sù v÷ng m¹nh cña hÖ thèng Ng©n hµng cña mçi quèc gia Ýt nhiÒu ph¶n ¸nh ®­îc vÞ thÕ cña quèc gia ®ã trªn th­¬ng tr­êng quèc tÕ. §èi víi ViÖt Nam, nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng vµ yªu cÇu cña qu¸ tr×nh ®æi míi ®Êt n­íc ®ßi hái hÖ thèng ng©n hµng cÇn ph¶i lu«n lu«n hoµn thiÖn c¸c ho¹t ®éng kinh doanh cßn cã nhiÒu thiÕu sãt cña m×nh, trong ®ã cã ho¹t ®éng tÝn dông. TÝn dông ng©n hµng trong thêi gian qua lµ mét c«ng cô ®¾c lùc cña c¸c NHTM trong viÖc gióp nhµ n­íc, ®Èy m¹nh c«ng cuéc c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt n­íc, ph¸t triÓn n«ng nghiÖp n«ng th«n t¨ng n¨ng lùc s¶n xuÊt cho c¸c doanh nghiÖp, t¨ng søc m¹nh c¹ch tranh cña ViÖt Nam trªn thi tr­êng thÕ giíi. ViÖc hoµn thiÖn vµ n©ng cao hiÖu qu¶ tÝn dông ng©n hµng ®ßi hái mang tÝnh chÊt cÊp b¸ch cho c¶ ng©n hµng vµ nÒn kinh tÕ nã chØ kh«ng mang l¹i lîi nhuËn cho ng©n hµng mµ cßn phôc vô trùc tiÕp ®Õn c«ng cuéc ®æi míi cña ®Êt n­íc. Nh÷ng vÊn ®Ò ®· ®Ò cËp trong chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nµy chØ lµ mét khÝa c¹nh ho¹t ®éng cu¶ ho¹t ®éng ng©n hµng. Hy vong r»ng qua ®ã nh÷ng suy nghÜ cña em cã thÓ ®ãng gãp 1 phÇn bÐ nhá cho nhiÖm vô n©ng cao hiÖu qu¶ tÝn dông Ng©n hµng Ngoai th­¬ng ViÖt Nam nãi riªng vµ ViÖt Nam nãi chung. Do thêi gian nghiªn cøu vµ kiÕn thøc cßn nhiÒu h¹n chÕ thiÕu xãt, em mong muèn cã sù h­íng dÉn vµ chØ b¶o cïng nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp quý b¸u cña c¸c thµy c« gi¸o, cña c¸c anh chÞ b¹n bÌ vµ bÊt kú ai quan t©m ®Õn ®Ò tµi nµy ®Ó bµi viÕt ®Çy ®ñ vµ hoµn thiÖn h¬n. Mét lÇn n÷a em xin ch©n thµnh c¸m ¬n sù gióp ®ì cña c¸c thµy c« gi¸o, ®Æc biÖt lµ c« gi¸o TS. Phan ThÞ Thu Hµ ®· nhiÖt t×nh gióp em hoµn thµnh chuyªn ®Ò nµy. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNT : Ngân hàng Ngoại thương DNNN : Doanh nghiệp nhà nước CĐTD : Chấm điểm tín dụng NHTM : Ngân hàng thương mại XSVN : Xác suất vỡ nợ GTBM : Giá trị bị mất RRTD : Rủi ro tín dụng GHTD : Giới hạn tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận TTDT : Tổn thất dự tính NHNN : Ngân hàng nhà nước KBNN : Kho bạc nhà nước TCKT : Tổ chức kinh tế NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần DBPR : Đề phòng rủi ro DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí ngân hàng số 9 năm 2003 2. Cẩm nang tín dụng Ngân hàng ngoại thương 3. Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng 4. Tiền tệ và ngân hàng NXB - TP. Hồ Chí Minh 1999 5. Ngân hàng thương mại - Phan Thị Thu Hà 6. Trang web http:// www.creditscoring.com. 7. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương năm 2003 - 2004 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHệ thống chấm điểm tín dụng.doc
Luận văn liên quan