A) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật vềphòng,
chống tham nhũng;
b) Thanh tra việc thực hiện pháp luật vềphòng, chống tham nhũng tại các Bộ, cơquan ngang Bộ,
cơquan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủtướng Chính
phủ; phối hợp với các cơquan, tổchức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; đôn đốc việc xửlý người
có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộcủa Đảng và Chính
phủ;
c) Chủtrì, phối hợp với các cơquan nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệthống dữliệu chung về
phòng, chống tham nhũng;
d) Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, BộCông an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
tối cao và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương vềphòng, chống tham nhũng trong việc cung cấp, trao đổi
thông tin, tài liệu, kinh nghiệm vềcông tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồsơvụviệc tham nhũng cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xửlý; tổng hợp, đánh giá, dựbáo tình hình tham nhũng và kiến nghịchính sách, giải
pháp phòng, chống tham nhũng.
8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụthanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham
nhũng được áp dụng các quyền hạn của Thanh tra Chính phủtheo quy định của pháp luật; được yêu cầu
các cơquan, đơn vịcó liên quan cửcán bộ, công chức tham gia đoàn thanh tra.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quảvềcông tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống
tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm vềcông tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng.
10. Thực hiện hợp tác quốc tếvềcông tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống
tham nhũng.
151 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết khiếu nại đã được Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết lần đầu nhưng còn
có khiếu nại;
5. Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết
của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
6. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong
trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét,
giải quyết lại;
7. Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra;
8. Thống nhất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ và Chánh Thanh tra cấp
tỉnh; thực hiện việc quản lý, bổ nhiệm các ngạch công chức chuyên ngành thanh tra theo quy định của
pháp luật;
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
II. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ( Theo nghị định số : 96/2008/NĐ-CP)
Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân
hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc
phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Vụ Quản lý ngoại hối.
3. Vụ Thanh toán.
4. Vụ Tín dụng.
5.Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Kiểm toán nội bộ.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Tài chính - Kế toán.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
12. Văn phòng.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 132
13. Cục Công nghệ tin học.
14. Cục Phát hành và kho quỹ.
15. Cục Quản trị.
16. Sở Giao dịch.
17. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
18. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
19. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
20. Viện Chiến lược ngân hàng.
21. Trung tâm Thông tin tín dụng.
22. Thời báo Ngân hàng.
23. Tạp chí Ngân hàng.
24. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
Các tổ chức từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các tổ chức từ khoản 20 đến
khoản 24 Điều này là tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức phòng; Cục Phát hành
và kho quỹ, Cục Công nghệ tin học có Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và quyết định
ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-
CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị
quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây
dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân
công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng
năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng thuộc
lĩnh vực ngân hàng; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành
của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
chương trình, dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng
Nhà nước.
5. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng lãi suất,
tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
6. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ
tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định
giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; hướng dẫn về các
điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Về quản lý ngoại hối:
a) Quản lý các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy
định của pháp luật;
b) Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm soát Dự trữ quốc tế;
c) Xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ; tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; xây
dựng cơ chế tỷ giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 133
9. Về xây dựng cán cân thanh toán quốc tế:
a) Thu thập, tổng hợp, lập, dự báo và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt
Nam; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật.
10. Về quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và
cá nhân theo quy định của pháp luật:
a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức
khác thuộc khu vực công; giám sát, theo dõi việc vay, trả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân; hướng dẫn
và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức khác được
phép cấp bảo lãnh vay nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài
hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và dự báo mức vay nước ngoài hàng
năm của khu vực tư nhân trong cả nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của
doanh nghiệp, tổ chức khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc
khu vực công và khu vực tư nhân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung
tình hình về vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước;
đ) Hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức
khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân (kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh);
e) Giám sát các luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài phục vụ cho việc tổng
hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối;
g) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của
pháp luật.
11. Về quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, nguồn vốn, hình thức, đối
tượng, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ;
b) Quy định điều kiện, đối tượng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đối
với người cư trú là tổ chức tín dụng;
c) Quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép
người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của
pháp luật.
12. Về đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết hoặc gia
nhập các điều ước quốc tế theo uỷ quyền của Chính phủ về ODA với Ngân hàng Thế giới (World Bank -
WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank - ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (International
Monetary Fund - IMF);
b) Tổng hợp theo định kỳ và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có
liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử
dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng.
13. Đại diện cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tiền tệ
quốc tế theo uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ:
a) Thực hiện chức năng thành viên tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (International Investment Bank - IIB), Ngân hàng
Hợp tác kinh tế quốc tế (International Bank For Economic Cooperation - IBEC);
b) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện điều lệ, chính sách
của IMF, WB, ADB, IIB, IBEC và các chương trình ổn định kinh tế vĩ mô do IMF, WB, ADB thực hiện tại Việt
Nam; cung cấp thông tin, số liệu định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của các tổ chức nêu trên; đề xuất với
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với
các tổ chức nêu trên.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 134
14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và
tiêu huỷ tiền;
b) Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
d) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán;
cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, mở rộng và phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
e) Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ chức hoạt
động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam;
g) Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương.
15. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và
kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản trích
từ nguồn thu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về ngoại hối, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để phục vụ
công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp
luật.
18. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và
bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
19. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ
chức dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ
chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
20. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước:
a) Xây dựng đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc
phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện sau
khi đề án được phê duyệt;
b) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo thẩm quyền các chức danh thành viên
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà
nước khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
21. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật.
22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa
quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
23. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước
theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hoá công sở và ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
24. Quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngân hàng:
a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch viên chức
được phân công, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc lĩnh vực ngân hàng để
Bộ Nội vụ ban hành.
25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, điều động, luân chuyển, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương và các chế độ chính sách
khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
26. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế về tiền lương, tuyển dụng và sử dụng cán bộ,
công chức, viên chức phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 135
27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy
định của pháp luật.
III. ỦY BAN DÂN TỘC ( Theo nghị định số : 60/2008/NĐ-CP)
Vị trí và chức năng
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy
ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
2. Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Thanh tra.
6. Văn phòng.
7. Vụ Tổng hợp.
8. Vụ Chính sách dân tộc.
9. Vụ Tuyên truyền.
10. Vụ Địa phương I.
11. Vụ Địa phương II.
12. Vụ Địa phương III.
13. Viện Dân tộc.
14. Trường Cán bộ dân tộc.
15. Trung tâm Thông tin.
16. Tạp chí Dân tộc.
17. Báo Dân tộc và Phát triển.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 12 là các đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 13 đến khoản 17 là
các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
Vụ Tổng hợp, Vụ Chính sách dân tộc, Vụ Địa phương II, Vụ Địa phương III, Thanh tra Ủy ban Dân
tộc, Văn phòng Ủy ban Dân tộc được tổ chức phòng.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ủy ban Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày
03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,
cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị
quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ủy ban Dân tộc đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự
phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về công
tác dân tộc, các dự thảo quyết định, chỉ thị về công tác dân tộc thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của
Thủ tướng Chính phủ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
4. Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan,
tổ chức liên quan xây dựng chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hành động, quy hoạch, kế hoạch tổng thể, kế hoạch vùng về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an
ninh, quốc phòng vùng dân tộc để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ban hành; chỉ đạo,
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 136
kiểm tra và hướng dẫn thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch
đó.
5. Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức
chính trị - xã hội sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
định kỳ và đột xuất theo quy định.
6. Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức
thực hiện các chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng biên giới, vùng sâu,
vùng xa, vùng núi cao, vùng đầu nguồn các sông, suối thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thiên tai.
7. Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí xác
định thành phần các dân tộc thiểu số; tiêu chí phân định các khu vực vùng dân tộc theo trình độ phát triển;
quy định việc xác định lại thành phần dân tộc theo yêu cầu của công dân và theo quy định của pháp luật.
8. Điều tra, nghiên cứu, xây dựng bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam.
9. Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính
sách đặc thù đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; chính sách thu hút,
tăng cường cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc.
10. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên
quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đào tạo
nguồn nhân lực, đào tạo nghề, nâng cao dân trí ở vùng dân tộc; tiêu chí đói, nghèo vùng đồng bào dân tộc;
chính sách về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc; đảm bảo việc thực hiện
quyền dùng tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc.
11. Tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến
công tác dân tộc; kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước liên quan đến công tác dân tộc ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ở các địa
phương.
12. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc; các chính sách đầu tư, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu
số; các chính sách, dự án bảo tồn và phát triển các dân tộc ít người.
13. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan thông tin đại chúng và các địa phương tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc cho đồng bào dân
tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
14. Tham gia thẩm định các dự án, đề án, chương trình do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan chủ trì xây dựng liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số;
tham gia quản lý, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự án do nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ, đầu
tư vào vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
15. Tiếp đón, thăm hỏi và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các nguyện vọng của
đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ, chính sách và quy định của pháp luật.
16. Định kỳ tổ chức các hội nghị, đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam có thành
tích xuất sắc trong phong trào thi đua ở địa phương; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
giữa đại biểu dân tộc thiểu số các vùng nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
17. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc xây dựng,
ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách đối
với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có
thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc
trong lao động, sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực
hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
18. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc theo chương
trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
19. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường trong
lĩnh vực công tác dân tộc và địa bàn vùng dân tộc.
20. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo
quy định của pháp luật.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 137
21. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của
công dân; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật theo thẩm
quyền của Ủy ban Dân tộc.
22. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban
Dân tộc; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và những
người làm công tác dân tộc; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc
ngành, lĩnh vực do Ủy ban Dân tộc được phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành
tiêu chuẩn chức danh của người đứng đầu cơ quan làm công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
23. Xây dựng dự toán ngân sách hằng năm; phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu,
chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để trình Chính phủ; quản lý, tổ chức thực hiện và
quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản
theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy
định của pháp luật.
IV. VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ( Theo nghị định số : 33/2008/NĐ-CP)
Vị trí và chức năng
Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang Bộ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ tổ chức các hoạt động
chung của Chính phủ; tham mưu tổng hợp, giúp Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính
phủ) lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở; bảo đảm thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ
thuật cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp.
2. Vụ Thư ký - Biên tập.
3. Vụ Pháp luật.
4. Vụ Kinh tế tổng hợp.
5. Vụ Kinh tế ngành.
6. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
7. Vụ Quan hệ quốc tế.
8. Vụ Nội chính.
9. Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng.
10. Vụ Địa phương.
11. Vụ Khoa giáo - Văn xã.
12. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
13. Vụ Hành chính.
14. Vụ Tổ chức cán bộ.
15. Vụ Tài vụ.
16. Cục Quản trị.
17. Cục Hành chính - Quản trị II.
18. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
19. Trung tâm Tin học.
Vụ Hành chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài vụ, Cục Quản trị, Cục Hành chính - Quản trị II được tổ
chức cấp phòng.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 138
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 là các đơn vị hành chính, các đơn vị quy
định từ khoản 18 đến khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và danh
sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Văn phòng Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Văn phòng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-
CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ:
a) Xây dựng, quản lý chương trình công tác của Chính phủ theo quy định của pháp luật;
b) Theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ,
ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và Quy chế làm việc
của Chính phủ;
c) Phối hợp thường xuyên với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên
quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chương trình công tác của Chính phủ và các
công việc khác do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính
phủ;
đ) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo khi được Chính
phủ giao;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan
chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thường kỳ, đột xuất của Chính phủ, các cuộc họp của Chính phủ với
lãnh đạo địa phương, các cuộc họp và hội nghị chuyên đề khác của Chính phủ.
2. Tham mưu tổng hợp, giúp Thủ tướng Chính phủ:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện
chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị với Thủ tướng
Chính phủ những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành các Bộ, ngành, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong từng thời gian nhất định;
b) Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ
chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự án, dự thảo văn bản pháp luật để trình cấp có thẩm
quyền quyết định;
c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự
thảo văn bản pháp luật, báo cáo theo chương trình công tác của Thủ tướng Chính phủ và các công việc
khác do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Thủ tướng Chính
phủ;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn
chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với những
công việc thường xuyên khác;
đ) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ
giao;
e) Chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ mà các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có ý kiến
khác nhau theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;
g) Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo, các bài phát biểu quan
trọng của Thủ tướng Chính phủ;
h) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với các cơ
quan của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương
của các tổ chức chính trị - xã hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 139
i) Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền kiểm tra của
Thủ tướng Chính phủ đối với các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ
chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc
thực hiện và bảo đảm chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính;
k) Đề nghị các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên
quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ;
l) Được yêu cầu các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ
chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu và văn bản liên quan hoặc tham dự các cuộc họp, làm việc để nắm
tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Bảo đảm thông tin:
a) Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ; quản lý và duy trì hoạt động liên tục mạng tin học diện rộng của Chính phủ;
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Thủ tướng Chính phủ; thông tin để các Thành
viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình kinh tế - xã hội của
đất nước, hoạt động của Chính phủ, công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ;
c) Cung cấp thông tin cho công chúng về các hoạt động chủ yếu, những quyết định quan trọng của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật mà dư luận quan tâm theo
quy định pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Chính phủ theo quy định của pháp luật;
đ) Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Quản lý tổ chức và hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Văn
phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
7. Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với Văn phòng các Bộ,
ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Về cán bộ, công chức:
a) Cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ phải là những người có phẩm chất chính trị và đạo đức
tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, theo dõi;
được áp dụng chế độ, chính sách đãi ngộ theo quy định của pháp luật;
b) Văn phòng Chính phủ được đề nghị quyết định điều động cán bộ, công chức đang công tác ở các
Bộ, ngành, cơ quan, địa phương về làm việc tại Văn phòng Chính phủ theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ.
Các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ, công chức được
thuyên chuyển công tác về Văn phòng Chính phủ.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức
Văn phòng Chính phủ và các tổ chức tư vấn, chỉ đạo, phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ giao.
10. Quản lý tài chính, tài sản, các dự án, công tác nghiên cứu khoa học.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo
quy định của pháp luật.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 140
D. CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
a. Vị trí,chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn
Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, bao gồm : Cơ quan thuộc Chính
phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; quản lý
nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo
quy định của pháp luật.
Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà
nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng
mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại
diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định
của pháp luật. (Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ)
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là người đứng đầu và lãnh đạo một cơ quan
thuộc Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Chính phủ về việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình; Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc ký ban hành văn bản quy
phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước đối với những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực
mà cơ quan thuộc Chính phủ đang quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b. Danh sách các cơ quan thuộc Chính Phủ
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 141
E. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
a. Vị trí, tính chất của ủy ban nhân dân
Tại điều 123 của hiến pháp 1992 có quy định: “Ủy ban nhân dan các cấp do hội đồng
nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính của nhà
nước ở địa phương, Chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, ccs văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.
Ủy ban nhân dân là loại cơ quan song trùng trực thuộc, vừa là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, vừa chịu sự lãnh đạo của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực
tiếp.
b. Cơ cấu tổ chức của ủy Ban nhân dân
Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thường là phó bí thư
cấp tương ứng. Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiến pháp và Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp
việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã).
Chủ tịch ủy ban nhân dân là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là người lãnh
đạo điều hành công việc của Ủy ban nhân dân.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cũng do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là người
gúp việc cho Chủ tịch.
Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cũng do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
ra theo sự giới thiệu của chủ tịch Ủy ban nhân dân . Có nhiệm vụ phụ trách, quản lý những
ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Đây là chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 ủy
viên thư ký và các ủy viên khác. Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký. Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân. Trên danh nghĩa, vị trí này do Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định
bằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh thường đồng thời là
một Phó Bí thư Tỉnh ủy. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của hai thành phố trực thuộc trung ương
lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 142
Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm Văn phòng UBND và
các sở, ban, ngành, chia thành các khối:
¾ Khối tổng hợp: Văn phòng UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ (trước kia là
Ban Tổ chức chính quyền).
¾ Khối nội chính: Sở Tư pháp, Thanh tra. Ngoài ra, các cơ quan sau đây chịu sự chỉ
đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc UBND: Công an tỉnh, Tòa án Nhân dân,
Viện Kiểm sát Nhân dân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
¾ Khối lưu thông phân phối: Sở Công Thương, Sở Tài chính (trong đó có Kho bạc Nhà
nước). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà
không trực thuộc UBND.
¾ Khối nông lâm nghiệp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và
môi trường
¾ Khối công nghiệp: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Khoa học và công nghệ (trong đó có Cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng).
¾ Khối văn hóa xã hội: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở
Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Số Sở, ban thuộc UBND cấp tỉnh là 19, trong đó cơ cấu là 17 Sở, ban. bao gồm các
Sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao
động- Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo
dục và Đào tạo, Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND.
Hai Sở được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương là các Sở: Ngoại vụ, Quy hoạch
và Kiến trúc
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Đây là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh,
thị xã.
Ủy ban Nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên, gồm Chủ tịch, 2-3 Phó Chủ
tịch, 1 thư ký và các ủy viên.
Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thư ký.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 143
Người đứng đầu Ủy ban Nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, trên
danh nghĩa là do Hội đồng Nhân dân huyện sở tại lựa chọn. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân huyện sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Huyện ủy.
Các cơ quan giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện thông thường gồm các
phòng, ban trực thuộc: Văn phòng UBND, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nội vụ,
Phòng Tài nguyên - môi trường, Phòng Công thương, Phòng Nông nghiệp-PTNT, Phòng Tư
pháp, Phòng Giáo dục- Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Lao động- Thương binh xã hội, Thanh
tra huyện, Phòng Văn hóa - thông tin.
Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Ban chỉ
huy Quân sự Huyện, Công an Huyện, v.v... không phải là cơ quan của chính quyền địa
phương cấp huyện mà là cơ quan của chính quyền trung ương đặt tại huyện (theo ngành
dọc).
Ủy ban nhân dân cấp xã
Đây là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, phường. Ủy ban Nhân
dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam.
Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 7 đến 9 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1
thư ký và các ủy viên.
Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thư ký. Người
đứng đầu Ủy ban Nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Về danh nghĩa, người này
do Hội đồng Nhân dân của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Thông thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn hay phường sẽ đồng thời là một Phó
Bí thư Đảng ủy của xã, thị trấn hay phường đó.
Ủy ban Nhân dân xã hoạt động theo hình thức bán chuyên trách, còn Ủy ban Nhân
dân thị trấn hay phường hoạt động theo hình thức chuyên trách.
Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân cấp xã có Văn phòng, Ban Tư pháp, Ban
Văn hóa, Ban Công an.
Ủy ban Hành chính
Tiền thân của Ủy ban Nhân dân các cấp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam chính là Ủy ban Hành chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1976). Các
cơ quan giúp việc của Ủy ban Hành chính cấp tỉnh đa số được gọi là Ty, số ít gọi là Ban
(Ban Tổ chức chính quyền, Ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em) hoặc Chi cục (Chi cục Hải quan, Chi
cục Kiểm lâm, Chi cục Thống kê).
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 144
c. Nhiệm Vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo
đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ
sở.
Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên để quản lý ngân sách nhà nước trong địa
bàn của mình, quản lý việc sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ các công trình vừa và nhỏ, hệ
thống đê điều, các công trình phòng chống
1. Các mặc hạn chế của HĐND và UBND
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những
hạn chế, bất cập trong hoạt động của HĐND và UBND các cấp thời gian qua như công tác
kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, điều hành ở một số địa phương hiệu lực, hiệu quả vẫn chưa cao,
vẫn chưa kịp thời bám sát sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Công tác quy hoạch, kế hoạch, triển khai các chương trình, dự án, nhất là khâu tổ chức thực
hiện còn nhiều hạn chế. Nhiều dự án triển khai thực hiện không theo quy hoạch, không đúng
tiến độ, để kéo dài, gây lãng phí, thất thoát còn xảy ra ở nhiều địa phương. Quản lý tài
nguyên, đất đai, khoáng sản còn nhiều yếu kém; việc thực hiện phân cấp tuy đã phát huy
được tính năng động, sáng tạo của địa phương nhưng cũng đã bộc lộ những vấn đề cần phải
điều chỉnh. Bộ máy tổ chức UBND các cấp bước đầu được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn,
song không ít nơi hiệu lực, hiệu quả vẫn còn hạn chế và cũng đã nảy sinh những vướng mắc
mới cần phải tổng kết, đánh giá và có điều chỉnh phù hợp…”.
CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
ban hành tuy nhiên trong một số trường hợp QPPL hành chính do các tổ chức Chính trị - Xã
hội ban hành, những QPPL này có tính chất đặc thù của mỗi lĩnh vực của các tổ chức chính
trị -xã hội
Các tổ chức Chính trị - Xã hội khối đơn vị trung ương gồm:
1. Hội Cựu chiến binh: ( Một số QPPL hành chính do hội Cựu chến binh ban hành
như: Công văn số: Số: 24-QC/2008/CCB V/v Quy chế tổ chức, hoạt động của hội cựu chiến
binh, cơ quan bộ khoa hoc và công nghệ …
2. Hội Nông dân Việt Nam
3. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Một số QPPL hành chính do Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam ban hành như: Nghị quyết về “ Đổi mới, nâng cao chất lượng thưlơng
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 145
lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể”; Thông tri Hướng dẫn kiểm tra chấm
điểm thi đua và khen thưởng
chuyên đề về Bảo hộ lao động
4. Trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
5. Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
6. Ủy ban trung ương Mặt trận tổ Quốc Việt Nam
KẾT LUẬN
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước hay còn gọi là hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước, đó là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ trong từng lĩnh vực quản lý của nhà nước.
Hệ thống này rất quan trọng bởi vì nó đã thể hiện chỗ đứng, vị trí, quyền hạn đối với
lĩnh vực mà nhà nước điều chỉnh. Có những quyền và nghĩa vụ cụ thể thì các cơ quan quản
lý mới góp phần và đảm bảo cho xã hội được tốt hơn.
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 146
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Phú Trọng khai mạc kỳ
họp thứ 5, Quốc hội khóa
12
Họp báo Chính phủ thường
kỳ tháng 8/2010
Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng tại
buổi khai mạc kỳ họp thứ
6 Quốc hội khóa XII
Trong năm 2009, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều
quyết sách quan trọng, đưa đất nước vượt qua khó khăn - Ảnh các
phiên họp Chính phủ thường kỳ (Ảnh Chinhphu.vn)
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 147
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐƯƠNG NHIỆM
(được bầu tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII)
Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
Phó Thủ tướng thường trực
Nguyễn Sinh Hùng
Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Phạm Gia Khiêm
Phó Thủ tướng
Trương Vĩnh Trọng
Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải
Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân
Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng
Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng
Bộ Công an
Lê Hồng Anh
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 148
Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc
Bộ trưởng
Bộ Nội vụ
Trần Văn Tuấn
Bộ trưởng
Bộ Tư pháp
Hà Hùng Cường
Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Võ Hồng Phúc
Bộ trưởng
Bộ Tài chính
Vũ Văn Ninh
Bộ trưởng
Bộ Công Thương
Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
Cao Đức Phát
Bộ trưởng
Bộ Giao thông
Vận tải
Hồ Nghĩa Dũng
Bộ trưởng
Bộ Xây dựng
Nguyễn Hồng Quân
Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
Phạm Khôi Nguyên
Bộ trưởng
Bộ Thông tin và
Truyền thông
Lê Doãn Hợp
Bộ trưởng
Bộ Lao động,Thương binh
và Xã hội
Nguyễn Thị Kim Ngân
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 149
Bộ trưởng
Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch
Hoàng Tuấn Anh
Bộ trưởng
Bộ Khoa học-
Công nghệ
Hoàng Văn Phong
Bộ trưởng
Bộ Y tế
Nguyễn Quốc Triệu
Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phạm Vũ Luận
Bộ trưởng,
Chủ nhiệm
Ủy ban Dân tộc
Giàng Seo Phử
Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước
Nguyễn Văn Giàu
Tổng Thanh tra
Chính phủ
Trần Văn Truyền
UBND QUẬN TÂN PHÚ
UBND TỈNH VĨNH LONG
UBND TP HỒ CHÍ MINH
UBND XÃ HÀ LAN
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hiến Pháp 1992
- Luật tổ chức Chính phủ
- Luật ban hành văn bản vi phạm pháp luật 1996 (sửa đổi bổ sung 2002)
- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND các cấp.
- Giáo trình luật hành chính dùng cho sinh viên trường ĐH Mở TP.HCM
- Điều 109- điều 117 Hiến pháp 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Luật “TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ” số: 32/2001/QH10 (Khoá X, kỳ họp thứ 10 (Từ
ngày 20 tháng 11 đến ngày 25 tháng 12 năm 2001)
- Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011) Phê chuẩn trong kỳ họp lần thứ
nhất vào cuối tháng 7 đầu tháng 8/2007
- Chương II: TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG
VIỆC (QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ) (Ban hành kèm theo Nghị định số
179/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ)
- www.chinhphu.vn
- Theo nghị định số 178/2007/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 25/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 187/2007/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 93/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 185/2007/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 17/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 188/2007/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 189/2007/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 118/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 116/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 51/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 48/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 32/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 28/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 15/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 01/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số: 186/2007/NĐ-CP
- Theo nghị định số : 65/2008/NĐ-CP
- Theo nghị định số : 96/2008/NĐ-CP
Theo nghị định số : 60/2008/NĐ-CP
Theo nghị định số : 33/2008/NĐ-CP
GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03
Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 151
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_3_he_thong_co_quan_hanh_chinh_vn_4427.pdf