Đề tài Hệ thống di tích lịch sử thanh hóa với việc phát triển du lịch

Lời Mở Đầu Mới nghe em chớ vội cười Cây rau má “sâm” của người xứ Thanh Miền quê bão lụt nắng hanh Vươn lên để sống chỉ nhành má thôi . Hãy còn văng vẳng đâu đây một lời tâm huyết, xứ Thanh một miền “địa linh, nhân kiệt”, như một người mẹ đôn hậu và thông minh đã sản sinh cho đất nước biết bao anh hùng và danh nhân văn hóa. Đây còn là quê hương của ba dòng vua (tiền Lê, Nhà Hồ, Hậu Lê), là nơi hai dòng chúa: Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Thanh Hóa có bề dày về lịch sử đấu tranh cách mạng từ bao đời và truyền thống văn hóa, lại có địa hình thiên nhiên sông núi phong phú đa dạng. Vì thế di tích và thắng cảnh xứ Thanh rất thơ mộng và đặc sắc. Từ lâu bạn bè gần xa vẫn thiết tha đến với cái đẹp say lòng, với những miền quê vừa duyên dáng, vừa oai hùng của Hàm Rồng kỳ tú, rung động lòng người trong thập cảnh huyền ảo mộng mơ: Từ Thức gặp tiên, của Ngàn Nưa lịch sử, Cửa Hà giàu niềm thi cảm, của suối cá Cẩm Lương có một không hai và Sầm Sơn đón gió đại dương, của vườn Quốc gia Bến En, . Thanh Hóa đã vang danh tên tuổi bởi văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đông Sơn, mảnh đất của Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc và Lam Sơn tụ nghĩa của Lê Lợi mười năm làm rạng rỡ non sông đất nước Bên cạnh những truyền thống quý báu của con người xứ Thanh cùng với những tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi. Những người nông dân nơi đây đang từng giờ, từng ngày lao động sản xuất hăng say để xây dựng quê hương đất nước. Cũng chính từ những ưu đãi đó, đã tạo cho xứ Thanh những tiềm năng du lịch phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Vì vậy, trong nội dung bài này sẽ giới thiệu những tiềm năng du lịch và đồng thời đưa ra định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Nội Dung 1. Khái quát về Thanh Hóa 1.1. Khái quát Thanh Hóa Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt. Cách đây khoảng 6000 năm con người đã sinh sống tại đây. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn. Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm tiêu biểu văn hoá Đông Sơn. Để hiểu được hệ thống các di tích lịch sử ở Thanh Hóa thì chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về Thanh Hóa.

doc68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống di tích lịch sử thanh hóa với việc phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình” triều Nguyễn, hiện còn lưu giữ tấm bia “khuyến học” dựng năm Thành Thái thứ 3 (1892). Bảo tàng Thanh Hóa ra đời từ năm 1955, đến nay đã trở thành một trong những địa chỉ văn hóa - khoa học của tỉnh. Là nơi lưu giữ, bảo quản, trưng bày và phát huy những giá trị di sản văn hóa quí báu của quốc gia, đồng thời cũng là nơi nghiên cứu khoa học và truyền bá khoa học lịch sử, một địa điểm hấp dẫn của du lịch trong thời kỳ hội nhập và phát triển toàn cầu thông qua những bộ sưu tập hiện vật giá trị, quí hiếm và đầy sức truyền cảm. Hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng Thanh Hóa hiện nay được trình bày theo trình tự lịch sử từ khi xuất hiện những con người tối cổ trên đất Thanh Hóa đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đến năm 1975, đại thắng mùa xuân, thống nhất đất nước. Tiến trình lịch sử này được thể hiện trong một không gian gồm 3 phòng trưng bày lớn. Bên cạnh hệ thống trưng bày chính, bảo tàng còn có 4 phòng trưng bày chuyên đề riêng, thường xuyên trưng bày giới thiệu một chủ đề lịch sử, một sưu tập cổ vật đặc sắc, quí hiếm, một đặc trưng văn hóa độc đáo của dân tộc... Hiện nay, kho cơ sở Bảo tàng Thanh Hóa với hơn 629m2, hiện lưu giữ hơn 24.000 hiện vật lịch sử các loại. Với 5 phân kho được sắp đặt, bảo quản theo chất liệu, trong đó có nhiều bộ sưu tập hiện vật quí hiếm, giá trị: Sưu tập gốm Tam Thọ, sưu tập gốm sứ thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn; các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá; sưu tập các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ; sưu tập chuông đồng; thạp đồng; sưu tập tiêu bản các loại thú quí hiếm ở Thanh Hóa. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, bằng giải pháp mới trong phương pháp trưng bày, Bảo tàng Thanh Hóa sẽ từng bước hiện đại hóa bằng cách trong hệ thống trưng bày chính, sẽ cải tạo, bổ sung, nâng cấp các phòng trưng bày hiện có và xây dựng những phần trưng bày mới lấp dần những khoảng trống lịch sử, văn hóa: Phòng trưng bày “Thiên nhiên Thanh Hóa”; “Thanh Hóa thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc”(TK I đến TK X); “Thanh Hóa thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập tự chủ”( TK X đến TK XIX); “Thanh Hóa giai đoạn 1975 đến nay” và các phòng trưng bày chuyên đề; “Đặc trưng văn hóa dân tộc Việt, Dao, Mông, Khơ Mú, Thổ”... Trong những năm qua, Bảo tàng Thanh Hóa đã đón hàng trăm ngàn lượt khách, trong đó có hàng ngàn du khách đến từ nhiều quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, lượng khách đó còn rất khiêm tốn, mặc dù Bảo tàng Thanh Hóa đã là một địa danh du lịch trên bản đồ du lịch Thanh Hóa. Trước vận hội, thời cơ và nhiều thách thức mới, vừa qua, ngày 9-9-2009, đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh đã có một buổi làm việc với Bảo tàng Thanh Hóa, với nhiều nội dung cụ thể cả trước mắt và lâu dài. Trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách trình bày, chú ý công tác qui hoạch, đồng thời có dự án để sưu tầm, bảo quản hiện vật, trưng bày ngoài trời, cải tạo khuôn viên... thu hút khách tham quan đến với bảo tàng ngày một nhiều hơn * Bảo tàng cổ vật Hoàng Long Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long (BTCVHL) được thành lập vào dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ nhất- ngày 23-11-2006. Đây là bảo tàng cổ vật tư nhân đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước cho phép thành lập và đi vào hoạt động. BTCVHL nằm trong khuôn viên của khu ẩm thực Rừng Trong Phố tại số 41 Đội Cung, phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa. Hiện nay tổng số hiện vật sưu tầm được gần 12.000 cổ vật với đủ tất cả chất liệu từ đồ đá, đồ đất nung, đồ gốm, đồ đồng, đồ sứ…. trải dài qua các thời kỳ lịch sử trên phạm vi toàn quốc. BTCVHL đang trưng bày tại phòng trưng bày cổ vật chính với số hiện vật là 6.200 hiện vật với đầy đủ các chất liệu và trải dài qua các thời kỳ lịch sử trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và một số quốc gia ở khu vực Đông Nam châu Á. Hiện vật được trưng bày theo sưu tập và chất liệu với một số bộ sưu tập tiêu biểu như: Bộ sưu tập rìu đá cách ngày nay 4 vạn năm; bộ sưu tập trống đồng minh khí thuộc văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.500 năm; bộ sưu tập đồ đồng văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.500 năm; bộ sưu tập gương đồng Hán thế kỷ I-III; bộ sưu tập bát gốm thời Lý- Trần; bộ sưu tập gốm Hoa nâu thời Trần thế kỷ XIII-XIV; bộ sưu tập bình tỳ bà gốm Chu Đậu thế kỷ XV; bộ sưu tập ấm thế kỷ I-XIX; bộ sưu tập hiện vật gốm, sứ Trung Hoa thế kỷ XI-XVIII... Các bộ sưu tập nói trên là những hiện vật độc đáo và có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, kinh tế, đang được trưng bày khoa học và ấn tượng tạo nên sự hài hòa và tinh tế trong từng cổ vật làm cho du khách hài lòng khi đến tham quan và chiêm ngưỡng. Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long cùng với Nhà hàng “Rừng Trong Phố” là điểm đến không thể thiếu cho du khách đến với “thành phố bên bờ sông Mã”. 2.2.4. Đặc sản địa phương * Nem chua - đặc sản Hạc thành Quả nem chỉ to bằng chiếc chén pha trà, gói bằng lá chuối tươi, lạt giang trắng buộc quanh chữ thập 6 mặt trông nho nhỏ, khéo khéo, trăm quả như một mà làm say lòng du khách. Làm nem là một nghề độc đáo, không khó nhưng phải có những bí quyết nhất định. Pha chế là khâu quan trọng, thứ gì làm trước, thứ gì làm sau, ngào trộn như thế nào…và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất quan trọng. Nguyên liệu chủ yếu để làm nem bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; Bì lợn luộc chín, cạo thật sạch, lạng mỏng bỏ vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm. Thính là gạo tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm còn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt vừa đủ. Mùa nào ăn nem cũng ngon, nhưng thú vị nhất là cuối thu, sang đông và mùa xuân. Ngày Tết có nem để đón xuân, chén rượu nhắm với nem Hạc Thành thì thật là thú vị. Ai đi đâu, về đâu qua TP Thanh Hoá đều mua nem về làm quà, và cùng với bước chân của du khách, quả nem nho nhỏ đã trở thành tình người Thanh hoá với bạn bè muôn phương. * Bánh răng bừa Những ngày Tết nguyên đán, Tết Đoan ngọ, rằm tháng Bảy, các lễ tục, ngày giỗ… trong nhà mỗi gia đình ở làng quê Thanh Hoá không thể thiếu bánh răng bừa, hay còn gọi là bánh lá. Bên mâm cỗ đầy nhiều thức ăn ngon, có thêm đĩa bánh răng bừa chưa bóc lá, bốc khói nóng sốt, dậy mùi thơm của hành mỡ. Và sau khi cúng xong, hạ cỗ xuống ăn, vừa ăn vừa bóc lá, thật không gì thú vị hơn. * Ẩm thực canh đắng Canh đắng là món ăn khá hấp dẫn của đồng bào các dân tộc miền cao. Mới nghe từ “đắng” xin bạn đừng vội lắc đầu từ chối. Canh đắng nấu với lòng hoặc thịt bò, dê, lợn, gà, chim, cá,… đều được. Không kén chọn thực phẩm lắm. Nấu với thứ gì cũng đều phải làm sạch sẽ, rửa để ráo nước. Băm nhỏ, dao mài thật sắc để tránh mùn thớt. Dùng lá chân chim hay còn gọi là ngũ gia bì khô hoặc tươi xắt thật mỏng. Riềng, sả đem giã kỹ cho thật nát trộn với mẻ, mì chính, mắm tôm, ớt vừa ăn theo khẩu vị. Các món gia vị này dùng tay bóp lẫn với nhau. Mùi mẻ, riềng, mắm tôm dậy lên đã làm nhiều người nuốt nước bọt. Sau khi ướp khoảng 15 - 20 phút. Nước đun thật sôi, cho các thứ vào nồi đảo đều, đun lửa âm ỉ cho chín kỹ. Có thể cho vào nồi canh đắng một ít chuối cây non thái thật mỏng như lá mạ, một ít gạo nếp hoặc tẻ. Canh chín. Múc cho mỗi người một bát con vừa thổi vừa húp. Mùa Đông ăn vào đến đâu bụng ấm đến đấy. Bát canh đắng gồm đủ các mùi vị ăn xong ở cổ, miệng, môi, đầu lưỡi vẫn còn đọng lại vị cay, đắng, ngọt ngào … chỉ cần dùng vài lần là nghiện và cứ ao ước đến cái mùi vị lạ kỳ cuốn hút như có sức thôi miên. … Húp bát canh đắng, cái bụng như nhẹ hẳn, người tiêu hoá yếu vẫn cứ an tâm. Khi ăn xong vẫn còn thòm thèm. * Cơm lam Trong cái lạnh đến xiêu lòng, mà được ngồi quây quần quanh bàn ăn thưởng thức món cơm lam Xứ Thanh thì tuyệt vời. Trên bếp than rực hồng, tí tách reo vui. Nhẹ tay bóc lớp vỏ tre mà tất cả các công đoạn được làm sẵn vẫn giữ được màng lụa nuột nà của ruột tre quanh những hạt nếp thơm lừng vừa chín tới, ăn với chút muối vừng vẻ hoang dã thì không còn cảm giác ngán ngây. Cơm lam là món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc miền núi, từ bao đời nay: Mường, Nùng, Dao, Mán, Thái … Nguyên liệu là loại nếp nương đồi, gặt về tuyển chọn kỹ càng. Cách làm cơm lam cũng không khó: gạo nếp được vo, ngâm kỹ cho vào ống tre tươi non dài khoảng 35 - 40cm. Để cơm lam có vị hương cho thêm hương liệu núi rừng, ở mỗi làng bản, bà con có đặc thù vị hương món cơm lam của mình. Do gạo ngâm, vo kỹ, tích đủ lượng nước, nên khi xoay đều nướng trong lửa nhiệt, hơi bên trong ống tre làm hạt gạo dẻo quạnh toả lan một mùi thơm quyến rũ khó cưỡng nổi. Vì thế cơm lam vẫn giữ được hồn quê, phong vị riêng của nó, không thể lẫn được. * Rượu nếp cẩm Đến các bản (làng) của người Mường - Thanh Hoá, du khách sẽ được dự những buổi sinh hoạt “văn hoá rượu cần”. Ngoài ra du khách còn được thưởng thức một thức uống độc đáo khác nữa của người Mường, đó là 'Rượu nếp cẩm' (thứ rượu ủ, không chưng cất). Thổ ngơi của xứ Mường đã ban tặng cho người dân nơi đây một loại lương thực hiếm có: gạo nếp cẩm. Cái màu đỏ tím từ vỏ trấu thấm vào đến tận ruột gạo, tạo nên một hương vị đặc biệt, khác với nhiều loại gạo nếp thường. Người dân ở đây thường dùng loại gạo nếp cẩm để làm rượu. Người xưa ủ rượu cẩm rất công phu, quan trọng hàng đầu là việc chọn men. Muốn làm men rượu phải có bí quyết gia truyền. Đặc biệt những người biết làm men rượu thường phải vào tận rừng sâu, kiếm sa nhãn và thiên niên kiện là 2 vị chính dùng để làm men, tất nhiên còn phải kèm theo một số vị khác nữa, từ rễ, từ củ, từ lá của mấy loại cây nhất định, để đảm bảo cho rượu nếp cẩm có hương vị riêng. Thứ rượu độc đáo này phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính. Chỉ một lần “nếm” thử chắc chắn du khách sẽ thật khó quên. * Hến giàng Làng Giàng - huyện Đông Sơn nằm kề bên sông Mã. Khúc sông này, nhờ dòng chảy và nền cát đặc biệt rất thuận lợi cho loài hến sinh sôi. Hến bán hầu khắp các chợ quê, làm món ăn bình dân. Họ mua về chủ yếu để nấu canh. Ruột hến luộc trắng nhờ nhờ. Nước hến luộc trắng lờ đờ. Nhưng hến giàng vỏ không đen và nước luộc trong, lại không có mùi vị hăng hắc, nấu canh ngọt, xào lên rất ngon, làm mắm càng tốt, đến nỗi vua chúa miệng quen ăn sơn hào hải vị cũng ưa thích. Có một ông vua (triều Nguyễn thì phải) ngự giá qua bến Giàng (thời xưa đường thiên lý Bắc - Nam qua bến Giàng), nghe tiếng hến Giàng ngon, vua đòi ăn, rất khen ngợi. Từ đó hàng năm có lệ làng Giàng hến phải cung tiến hến. Cũng từ đó, hến Giàng có mặt khắp chợ cùng quê, đem cái ngon ngọt đến cho mọi nhà. Hến Giàng tuy đắt giá hơn hến thường nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng. Nghe nói nhà vua rất thích ăn các món: Canh hến nấu rau tầm tơi, dấm hến nấu lá tai chua hay là chua me, hến xào khô với miến đậu xanh, hến xào nước với thịt nạc để kẹp bánh tráng… Hiện nay, ở thành phố Thanh Hoá, có cửa hàng cơm hến rất đông khách và hến Giàng được coi là đặc sản Xứ Thanh. * Giò lụa Giò lụa hương vị đậm đà Nếu về Thanh Hoá mua quà cho em Không riêng gì người Việt Nam mà mọi người trên cả thế giới đều biết đến các món ăn được chế biến từ thịt lợn như: thịt quay, giả cầy, thịt luộc, thịt đông, kho tàu… đủ món. Giò lụa là món ăn độc đáo mà chỉ có người nước ta làm ra mà thôi. Cỗ bàn từ thành thị đến thôn quê, trên mâm thế nào cũng phải có đĩa giò lụa, khoanh giò khéo tay cắt tỉa như đĩa hoa. Nước ta sẵn thịt lợn, lá chuối, mắm muối, lạt giang, chẳng phải nhập ngoại. Phụ nữ khéo tay, hay làm sẽ có cân giò lụa ngon. Nghề làm giò lụa ngày càng nhiều. Ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ nơi nào cũng có. Thưởng thức giò lụa - món ăn dân tộc đậm hương vị cổ truyền, trẻ già, trai gái ai cũng thích. * Chả tôm Mưa bụi bay bay trong tiết trời se lạnh mà được ngồi quây quần quanh bàn ăn, thưởng thức món chả tôm Xứ Thanh thì tuyệt vời làm sao. Trên bếp than rực hồng đang ửng dần cùng với tiếng xèo xèo của mỡ bắt lửa thì cánh mũi dễ phập phồng bởi một mùi thơm quyến rũ toả lan. * Bánh gai Tứ Trụ Tứ Trụ thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 40 km về phía Tây. Thế kỷ thứ XV, Tứ Trụ nằm trong vùng căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn do anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo. Bánh gai Tứ Trụ khởi đầu là do người làng Mía trong vùng làm ra để cúng giỗ Lê Lợi, Lê Lai, cúng ông bà Tổ tiên trong Tết Nguyên đán và lễ hội trong năm. Dần dần nghề làm bánh gai được phổ biến ở các làng vùng Tứ Trụ xã Thọ Diên và trở thành đặc sản của xứ Thanh nổi tiếng cả nước. * Các món rươi Con Rươi có tên chữ là là Bách Cước (trăm chân) hoặc là Hoà Trùng. Hình dạng giống con rết với màu xanh, vàng, tía. Rươi là loài sinh vật thân mềm ở vùng sông nước lợ. Ai mới thấy lần đầu thì khiếp lắm chứ đừng nói đến ăn. Thôn Văn Giáo thuộc xã Quảng Vọng của huyện Quảng Xương có nghề đánh bắt rươi - một đặc sản cực kỳ quý - giá nhờ có đoạn sông Yên (còn gọi là sông Ghép) chảy qua trước khi đổ ra biển nơi lạch Mom. 3. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 3.1. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch tỉnh Thanh Hóa 3.1.1. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch tự nhiên Xứ Thanh được thiên nhiên ban tặng cho những món quà tuyệt vời, với đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi” cho một ngành du lịch phát triển sâu rộng và bền vững. Sau nhiều năm chờ đợi, đến nay ngành du lịch đã có bước phát triển ổn định. Với sự khẳng định và gia tăng vị thế, xứ Thanh đang là một trong những điểm đến ấn tượng, hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Thế nhưng, so với tiềm năng và lợi thế vốn có thì vấn đề khai thác tiềm năng du lịch tỉnh ta vẫn thuộc dạng “ăn sổi”. Thuận lợi là cơ bản nhưng con đường hướng tới chuyên nghiệp của ngành du lịch xứ Thanh còn nhiều việc phải làm. Thiên nhiên tỉnh Thanh với 102 km bờ biển, có nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến, Nghi Sơn... đã có sức hấp dẫn du khách, nhất là vào dịp mùa hè để về đây nghỉ dưỡng, tắm mát và thưởng thức các đặc sản của biển khơi. Cùng với biển, miền núi tỉnh Thanh có Son Bá Mười (Lũng Cao, Bá Thước) có khí hậu ôn đới mát mẻ không kém gì Sa Pa, Tam Đảo. Hệ thống rừng nguyên sinh Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên... với thảm thực vật, động vật phong phú, nhiều loài được ghi trong sách đỏ. Thác Ma Hao, thác Trai Gái, thác Bảy tầng, thác Muốn, thác Voi... đã và đang được khai thác. Hệ thống hang động từ rừng tới biển: Hang Bo Cúng, Hang Co Láy, Hang Poong, Hang Luôn Lang, Hang Khua... Xuân Thủy (Quan Sơn), hang Mường Vạn Xuân (Thường Xuân), hang Phi (Quan Hóa), động Vĩnh An, động Từ Thức, động Trường Lâm... với các nhũ đá thiên tạo được người đời thêu dệt thành những thiên tình sử diễm lệ. Hệ thống hồ Bến En, Đồng Mực, Kim Sơn, Suối cá Cẩm Lương... là những điểm đến lý tưởng về du lịch sinh thái. Ban lãnh đạo tỉnh đã đưa nhiều danh thắng, bãi biển, hang động,… vào khai thác hoạt động du lịch trên thành phố. Các bãi biển được đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch từ khá lâu. Bãi biển Sầm Sơn tiêu biểu cho du lịch tự nhiên của tỉnh Thanh. Ngoài sự hấp dẫn của bãi biển xinh đẹp có bờ cát dài từ Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, Sầm Sơn còn thu hút sự chú ý của mọi người bởi những huyền thoại cảm động gắn liền với sự tích đền Độc Cước, núi Phù Thai, Hòn Trống Mái, Đền Cô Tiên... Sầm Sơn, xưa gọi là Gầm Sơn, với những làng chài nghèo, heo hút dưới chân núi Trường Lệ, men theo một dải cát dài ven biển Đông. Trong chiến tranh, người dân nơi đây quanh năm vất vả, đói nghèo, vật lộn với sóng gió để kiếm miếng cơm, manh áo và sống trong mơ ước, khát khao về một huyền thoại thần Độc Cước che chở. Ngày nay, Sầm Sơn đang dần trở thành một đô thị du lịch văn minh, giàu đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Hàng năm, có hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với Sầm Sơn, góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị xã nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Những năm qua, Sầm Sơn luôn là địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng thực trạng dịch vụ du lịch trên địa bàn còn tồn tại một số vấn đề ở các lĩnh vực: Công tác quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ, trật tự đô thị, văn minh du lịch, vệ sinh môi trường, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng... Để khắc phục những tồn tại đó, yêu cầu đặt ra đối với Sầm Sơn là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng du lịch, dịch vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong tổ chức hoạt động và phát triển bền vững du lịch Sầm Sơ. Năm 2005 được xem là năm đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và môi trường văn hóa du lịch, hướng tới một Sầm Sơn trật tự - kỷ cương - văn minh du lịch. Với du khách, hiện tại Sầm Sơn đã có một diện mạo hoàn toàn mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp; Môi trường du lịch được cải thiện một cách đáng kể, việc bài trừ các tệ nạn xã hội được phát động trong toàn dân, văn hóa, văn minh được đề cao trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. hác với du lịch sinh thái biển thiên về vui chơi, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng hồ (Bến En, Cửa Đạt), sinh thái văn hóa (suối cá Cẩm Lương, quần thể di tích Lam Kinh) hay văn hóa sinh thái cộng đồng (đang bước đầu triển khai tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu) có phần thiên về khám phá, tìm hiểu. Hãy bắt đầu cuộc hành trình từ Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa, Bá Thước). Sự phong phú, đa dạng của thảm thực vật và hệ động vật với hàng nghìn loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu ít thấy trong các khu bảo tồn khác là thế mạnh lớn nhất tạo nên sức hút những du khách ưa tìm hiểu, gần gũi với thiên nhiên. Giữa khí hậu trong lành, mát mẻ hòa trong cái hoang sơ, kỳ vĩ của cảnh vật, hãy tưởng tượng buổi sớm mở cửa ra ta có thể đón tất cả khí trời vào lồng ngực hay thả mình trôi trong đêm hội rượu cần để men say lẫn vào câu khặp, điệu xòe của cô gái Thái... Xuôi về Cẩm Lương (Cẩm Thủy) vào Suối Cá thần - thắng tích có một không hai trong nước hay ngược sang Bến En (Như Thanh) tham quan quần thể hơn 20 đảo “trôi nổi” giữa hơn 4.000 ha mặt nước và các hang động còn dấu tích của những năm tháng chiến tranh ác liệt... Vào ngày 4/8/2010, UBND huyện Như Thanh (Thanh Hóa) cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và nuôi trai lấy ngọc kết hợp với bảo tồn Vườn quốc gia Bến En (nằm trên địa bàn huyện Như Thanh). Theo quy hoạch, tổng diện tích xây dựng khu này là gần 1.500 ha. Tổng số vốn đầu tư từ nay đến năm 2018 là gần 1.500 tỉ đồng, do Công ty cổ phần du lịch và bảo tồn sinh thái Bến En làm chủ đầu tư. Sau khi chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, hiện nay các ngành chức năng, chính quyền huyện Như Thanh, nhà đầu tư đã và đang triển khai kiểm kê số hộ thuộc diện giải phóng mặt bằng, quy hoạch khu tái định cư cho nhân dân phải di dời... Vườn quốc gia Bến En cách TP Thanh Hóa 45 km về phía tây nam, không những là địa điểm nghiên cứu của các nhà khoa học, mà còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Vườn quốc gia này có tổng diện tích tự nhiên hơn 16.600 ha và 30.000 ha rừng vùng đệm. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng nhiệt độ trung bình ở đây chỉ ở mức 23 độ C. Vườn có hệ thực vật gồm 462 loài, 125 bộ. Bên cạnh các loài quý hiếm như lim xanh, chò chỉ, vù hương... còn có các loại cây đặc sản có giá trị cao làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mỹ nghệ, lấy dầu và trên 300 loài cây dược liệu. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú, có nhiều loài động vật quý hiếm như voi, sóc đá, gấu ngựa, hổ, báo, vượn... Trong lòng vườn còn có hồ sông Mực rộng hơn 3.000 ha, là thủy vực của bốn con suối lớn. Trên hồ có 21 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều bán đảo với rừng xen lẫn các mỏm đá tạo thành nhiều hình thù kỳ vĩ. Bên cạnh đó là dãy núi đá Hải Vân với nhiều hang động đẹp nổi tiếng như cụm hang Ngọc dài hơn 80m, rộng hơn 20m, trong hang có nhiều thạch nhũ mang hình thù khác nhau rất đẹp. Với hệ thống các danh thắng, hang động, thác nước tương đối lớn chưa được khai thác như một điểm du lịch sinh thái do điều kiện giao thông, hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, có thể nói tiềm năng của loại hình du lịch sinh thái ở tỉnh ta là rất lớn. Nhưng có lẽ tạm gác lại những điểm thắng tích còn ở dạng “tiềm tàng” này, vấn đề cần quan tâm là hiệu quả khai thác cần phải song hành với tiềm năng từ các điểm du lịch đã có trong “Sổ tay” của du khách mà ta vừa điểm qua. Mỗi năm Thanh Hóa đón hàng triệu khách du lịch nhưng đa số tập trung ở Sầm Sơn vào mùa hè. Bản thân đô thị du lịch này cũng chỉ thỏa mãn được một phần nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi của du khách. Nhiều dự án xây dựng hạ tầng du lịch đang “tạm gác” không thời hạn do vô số lý do mà Khu du lịch Hải Tiến là một ví dụ. Các điểm du lịch sinh thái rõ ràng có rất nhiều lợi thế về tính độc đáo, đẹp, đa dạng, có sức hút đối với du khách nhưng khách tham quan tìm đến khá khiêm tốn... Đó là thực trạng ngành du lịch đang phải đối mặt. Lý giải cho thực trạng ấy có hàng chục lý do lớn nhỏ. Đó là kiến thức và năng lực quản lý du lịch của các ban quản lý cấp huyện, xã và đội ngũ cán bộ chuyên trách còn hết sức hạn chế. Điều này tất yếu dẫn đến nhiều hiện tượng hay cách làm khiến du khách chưa thật hài lòng mỗi mùa du lịch. Chẳng hạn việc đặt quá nhiều trạm thu phí ở suối cá Cẩm Lương chưa hẳn là cách làm phù hợp. Thay vì để một đơn vị vừa quản lý bảo dưỡng, vừa khai thác cầu treo để thuận cho việc giám sát và điều tiết lượng vé bán ra cho phù hợp thì việc giao cho một đơn vị quản lý, một đơn vị khai thác như hiện nay đã dẫn đến tình trạng ùn tắc hàng giờ trên cầu, gây không ít khó chịu cho du khách. Việc lồng ghép các chính sách phát triển toàn diện có sự phối hợp giữa các ngành du lịch, quốc phòng, nông - lâm nghiệp thực hiện chưa tốt dễ dẫn đến chồng chéo, lãng phí trong quản lý, khai thác tại các điểm du lịch. Ngành du lịch hiện vẫn thiếu một doanh nghiệp đủ lực làm đầu tầu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, tạo tiền đề cho du lịch phát triển theo hướng xã hội hóa, bởi vẫn chưa có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư cho du lịch... Với mục đích tạo “cú hích” thu hút khách du lịch đến Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định 311/QĐ-UBND ngày 4-2-2009 về việc “Phê duyệt danh mục các chương trình xúc tiến du lịch năm 2009” gồm 9 nội dung: Tổ chức sự kiện, hội chợ, quảng bá, thay mới các panô, xuất bản ấn phẩm về du lịch Thanh Hóa, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, khảo sát thị trường, tổ chức “Trung tâm thông tin du lịch tại Sầm Sơn” và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực. Với việc thực hiện quyết định trên, du khách và người quan tâm có thể hi vọng nhìn thấy một diện mạo mới của du lịch tỉnh nhà? 3.1.2. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch nhân văn Với 1.535 di tích, ở đó không chỉ hàm chứa các giá trị lịch sử mà còn phản ánh các giá trị của di sản vật thể và phi vật thể đã có sức hấp dẫn và gọi mời du khách thập phương tới những di tích tiêu biểu như: Lam Kinh, Thành nhà Hồ, đền bà Triệu, đền Lê Hoàn, nghè Vẹt, phủ Trịnh, đền Quang Trung... vừa để chiêm bái tỏ lòng biết ơn tiền nhân, ngắm nhìn các kiệt tác về điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật, vừa được hòa mình vào các hoạt động lễ hội, trò chơi, trò diễn và các tích trò đặc sắc nơi đây. Cùng với loại hình di tich lịch sử và hành trình của du khách hướng về cội nguồn dân tộc là loại hình du lịch văn hóa tâm linh cũng diễn ra sôi động, xuân thu nhị kỳ gọi mời du khách. Loại hình du lịch này phải kể đến tín ngưỡng thờ mẫu, thờ các vị thành hoàng vừa là nhiên thần, thiên thần và nhân thần. Ngoài ra còn có các hoạt động du lịch gắn với các tín ngưỡng tôn giáo như đạo Phật với hệ thống chùa cổ có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc như chùa Hương Nghiêm, Trang Cát, Sùng Nghiêm Diên Thánh, Hạc Oa, Đót Tiên... Sông Mã, sông Chu và hệ thống các sông suối của 2 con sông này chảy len lỏi qua những bản Mường của đồng bào Thái, Mường và đổ ra cửa biển với những bãi bồi xanh ngát lúa ngô, tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp làm mê hồn du khách. Với sông Mã tính từ Cửa Hà lên tới đầu nguồn Mường Lát có 53 ngọn thác, đây thực sự là thách thức đối với những người làm nghề sơn tràng, giao thương lên ngược về xuôi nhưng là điều kiện tốt cho loại hình du lịch mạo hiểm chinh phục thác ghềnh. Những năm qua, văn hóa du lịch phát triển làm cho diện mạo đô thị, nông thôn tỉnh Thanh được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện. Hoạt động văn hóa, du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ; lễ hội truyền thống được khôi phục, ngày càng đi dần vào nền nếp lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ phục vụ khách, tạo thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hóa. Tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh đã truyền tải được giá trị văn hóa dân tộc, sắc thái văn hóa tỉnh Thanh đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân. Du lịch đã mở ra cho tỉnh khá nhiều nghề, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đời sống của người dân nhờ đó cũng ngày một cải thiện, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế du lịch đạt khá, đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập GDP của tỉnh. Hoạt động văn hóa, du lịch đã góp phần phát triển nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài; thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, quê hương. 3.1.3. Nhận xét Là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, phù hợp với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, tham quan rừng biển, du lịch văn hóa... Cùng với các DTLSVH đã được xếp hạng quốc gia như Khu DTLS Lam Kinh, quần thể Di tích Đền Bà Triệu, Thành Nhà Hồ... Trong những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, sự hỗ trợ tích cực của Tổng cục Du lịch, ngành du lịch tỉnh đã xây dựng, hoàn thiện nội dung dự thảo các văn bản hướng dẫn để trình UBND tỉnh ban hành, góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển. Hầu hết các khu, điểm du lịch quan trọng của tỉnh đã được quy hoạch và triển khai lập các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Tính đến nay, đã có 38 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch được triển khai thực hiện với tổng kinh phí phê duyệt trên 350 tỷ đồng, trên cơ sở đó, đã thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến lập và triển khai đầu tư các dự án kinh doanh du lịch. Tại các khu, điểm du lịch mới hiện có 48 dự án đã và đang xúc tiến đầu tư kinh doanh du lịch với tổng số vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Hệ thống cơ sở lưu trú (472) ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng phục vụ với 8.953 phòng ngủ và 19.900 giường, trong đó có 47 khách sạn, resort được xếp hạng từ 1 đến 4 sao, chất lượng dịch vụ khá chuyên nghiệp; hệ thống dịch vụ du lịch đạt chuẩn, những điểm mua sắm, ăn uống bảo đảm chất lượng, được du khách hài lòng, như khách sạn Sao Mai, Noriko, Hạc Trắng, Bộ Xây dựng, Liên đoàn lao động tỉnh, Bộ Tài chính; trong kinh doanh lữ hành có Công ty CP Quốc tế Hữu Nghị, Công ty Taxi Mai Linh và trong kinh doanh nhà hàng có Công ty CP Dạ Lan, Rừng trong phố... Xem bức tranh du lịch rực rỡ nhiều sắc màu của xứ Thanh, nhiều người yêu quý và có trách nhiệm với lĩnh vực này vẫn có những trăn trở, băn khoăn bởi những góc chưa thật tươi sáng. Những khiếm khuyết và hạn chế tồn tại dai dẳng trong nhiều năm qua cần sớm khắc phục để trở thành một ngành du lịch mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Điều thể hiện rõ nhất về tính không chuyên nghiệp là công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp thị du lịch còn thiếu đồng bộ và không có một chiến lược tổng thể rõ ràng, vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Việc các địa phương tổ chức tràn lan nhiều liên hoan, lễ hội du lịch, không có sự kiện trọng tâm, trọng điểm khiến du khách cảm thấy “ngợp” trước thông tin, dễ gây nên nhàm chán, đơn điệu bởi cách tổ chức với nội dung “na ná” nhau và sự dồn dập của sự kiện khiến quá trình kiểm soát, thống nhất trong quảng bá du lịch không đạt hiệu quả như mong đợi. Mặt khác, nhận thức của người dân xứ Thanh về du lịch và cách làm du lịch vẫn còn nhiều khoảng trống. Nếu du khách đến với xứ Thanh chỉ vì khí hậu trong lành, mát mẻ của biển không thôi thì e rằng một ngày mai sẽ nhàm chán. Vấn đề là ở chỗ trên cái nền của tạo hóa, phải làm cho xứ Thanh lộng lẫy, hấp dẫn hơn. Ngoài hưởng thụ bầu không khí mát lành, du khách còn được đón nhận sự niềm nở, mến khách; chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh, được thưởng thức những món ăn truyền thống, được đắm mình trong những hoạt động văn hóa đậm chất dân tộc hấp dẫn và độc đáo... Chỉ khi nào mọi người dân làm du lịch trong tỉnh đều nhận thức được điều ấy thì những biểu hiện chèo kéo, “vặt” tiền của khách du lịch... theo kiểu “ăn sổi” mới không còn. Nhận thức về du lịch và cách làm du lịch phải được thể hiện trước hết ở đội ngũ những người làm du lịch. Một ngành du lịch chuyên nghiệp không thể có những “hướng dẫn viên”, những “tài xế” du lịch... vì mưu sinh hoạt động tự do, tự định giá với du khách. Ngành du lịch cần có biện pháp để quản lý những người hoạt động du lịch kiểu tạm bợ này. Hiện nay, ngành du lịch đang xúc tiến triển khai đề án phát triển du lịch Thanh Hóa thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia; tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành chính sách phù hợp với đặc thù của từng địa phương, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các địa phương, các ngành xây dựng một số quy hoạch phát triển du lịch như quy hoạch phát triển du lịch Pù Luông, du lịch biển đảo, Bến En, Cửa Đặt, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng một số khu du lịch trọng điểm, nhất là Khu Du lịch Lam Kinh, Thành nhà Hồ kết hợp với việc đẩy mạnh công tác trùng tu tôn tạo một số di tích quan trọng; tăng cường hợp tác với một số tỉnh có điều kiện tương đồng để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng và xúc tiến quảng bá du lịch, đồng thời tích cực xây dựng thương hiệu du lịch xứ Thanh. Bên cạnh đó, việc nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ cũng như dịch vụ vận tải du lịch như xe điện, tàu cao cấp du lịch biển, du lịch đường sông là rất cần thiết. Những loại hình này đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp, có mức chi tiêu lớn, đem lại nguồn thu hơn hẳn cách làm dịch vụ du lịch như hiện nay. Mặt khác, công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ hướng dẫn viên, lễ tân, nhân viên buồng phòng, phục vụ bàn, lái xe... cần được chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, hướng tới cung cách, thái độ phục vụ lịch sự, văn minh, hiếu khách theo hướng chuyên nghiệp, chuẩn bị tốt các điều kiện cho hội nhập quốc tế. Trước mắt, tổ chức tham gia một số sự kiện quan trọng năm 2010 như: Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Hành trình 1.000 năm những Kinh đô Việt cổ... và đặc biệt là chuẩn bị tốt các điều kiện để đăng cai tổ chức Năm du lịch Quốc gia 2015 tại tỉnh ta. Tiềm năng văn hóa du lịch tỉnh Thanh thời gian qua đã được đánh thức song mới chỉ khai thác và phát huy bước đầu. Để tiềm năng này trở thành nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá về lịch sử văn hóa, danh thắng và vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển, mục tiêu đối với hoạt động văn hóa du lịch Thanh Hóa từ nay đến năm 2015 đón được 4,8 triệu lượt khách, trong đó có 100.000 lượt khách quốc tế, phát triển du lịch Thanh Hóa thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ du lịch, đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập GDP của tỉnh, vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với hoạt động văn hóa, du lịch tỉnh ta trong những năm tới là rất nặng nề. Bởi vậy, công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch cần được đẩy mạnh; chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực đối với văn hóa du lịch; xây dựng và hoàn thiện quy hoạch các loại hình du lịch gắn với phát triển văn hóa vừa có quy mô lớn và nhỏ, phù hợp với nhu cầu sở thích của từng đối tượng. 3.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 3.2.1. Phát triển du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Thanh Hóa cần xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tơid của tỉnh là Du lịch. Trong năm 2010 - 2011, ngành sẽ tiến hành các công việc trọng tâm như: Tham gia sự kiện du lịch trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia (Hà Nội); gia cố và thay đổi hình ảnh du lịch của các biển quảng cáo (Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Suối Lương,…); tổ chức đoàn doanh nghiệp và cơ quan báo chí về khảo sát các điểm tham quan du lịch các mô hình du lịch mới; tham gia các Hội chợ Du lịch Quốc tế; tiếp tục thực hiện Chương trình hợp tác với các tỉnh bạn và Hiệp hội Du lịch; thực hiện Chuyên đề Phát triển du lịch trên sóng truyền hình Thanh Hóa, chủ yếu cung cấp thông tin hoạt động du lịch để mời gọi đầu tư; quảng bá hình ảnh du lịch Thanh Hóa, ấn phẩm du lịch, ẩm thực, các hoạt động của doanh nghiệp du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi hội thảo, hội chợ, lễ hội,… chú trọng đến các sản phẩm du lịch mới. 3.2.2. Phát triển các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Đối với phát triển sản phẩm sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển, sinh thái là thế mạnh nổi trội của tỉnh; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế. Cần tăng cường phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh ở cả tính phong phú và cả tính đa dạng, tiêu biểu đặc trưng của mỗi huyện, mỗi điểm du lịch. Bên cạnh đó, hợp tác đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng là một trong những trọng tâm trong chương trình hợp tác du lịch giữa Hà Nội với các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Thừa Thiên Huế - Bình Định nhằm hưởng ứng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia 2010. Theo chương trình này, ngày 17/6/2010 vừa qua tại thành phố Huế, đại diện các Sở VHTT&DL Hà Nội, Thanh Hoá và các tỉnh miền Trung cùng nhau ký biên bản thoả thuận về việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù về địa lý, tài nguyên, thị trường khách cũng như thể hiện được tính kết nối liên vùng hiệu quả giữa các địa phương, trong đó, các địa phương chú trọng xây dựng các chương trình, tuyến, điểm du lịch mang nét đặc trưng riêng của mỗi địa phương có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trong nước và khu vực. Trước mắt là xây dựng một số chương trình tiêu biểu về “Hành trình qua một số vùng kinh đô Việt cổ”, chương trình du lịch thu hút khách caravan qua các cửa khẩu miền Trung đi tiếp ra phía Bắc, thu hút khách du lịch Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Bắc đi tiếp vào miền Trung; phối hợp xây dựng đề án phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tối ưu các dự án Con đường xuyên Á và Hành lang kinh tế Đông - Tây. Mặt khác, ngành du lịch của tỉnh cần xây dựng kế hoạch cùng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Thanh Hóa và bắc Trung bộ, bắc bộ về chương trình giảm giá các dịch vụ du lịch như: giá phòng nghỉ, giá tour, ăn uống, đi lại, giá các sản phẩm ẩm thực, các dịch vụ phụ trợ, quà lưu niệm,… đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và cung cách phục vụ du khách ngày càng văn minh, lịch sự, thân thiện và an toàn. 3.2.3. Tăng cường hoạt động lữ hành, mở rộng tour tuyến du lịch Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác với ngành du lịch các tỉnh khác trong vùng như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội và mở rộng hợp tác, liên kết với ngành du lịch tỉnh bạn Lào. Triển khai cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh lữ hành trong tỉnh mở tour, tuyến sang Lào, Trung Quốc và ngược lại. Tăng cường giao lưu, hợp tác với các công ty lữ hành trong và ngoài nước để thu hút du khách trong và ngoài nước. 3.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững Cần phải tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm cũng như các dự án xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, đầu tư hệ thống giao thông đến các các khu, điểm du lịch. Có chính sách ưu đãi cho các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và nước ngoài đầu tư phát triển du lịch tại Thanh Hóa. Bên cạnh đó, ngành cũng không ngừng tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng trong công tác quản lý bảo vệ duy tu và tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh; khu, điểm du lịch về: vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự và kiên quyết xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng - khách sạn, trung tâm thương mại, cửa khẩu,… Một công tác quan trọng không thể thiếu là công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cho cán bộ quản lý du lịch; hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ - du lịch bao gồm: quản trị nhà hàng - khách sạn, nghiệp vụ lễ tân, bàn, buồng, bếp, an ninh khách sạn, dẫn chương trình hội nghị - đám tiệc, thuyết minh viên, chăm sóc khách hàng, kỷ năng thu thập thông tin - tuyên truyền và bảo vệ môi trường,… nhằm từng bước nâng cao chất lượng về hình thức lẫn nội dung phục vụ khách du lịch. Ngoài ra việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về hoạt động du lịch thông qua các phóng sự, phim tư liệu, website, bản tin, bản đồ, ấn phẩm, tham dự hội chợ, biển quảng cáo, tổ chức các đoàn Famtrip về Thanh Hóa cũng cần được ngành duy trì và xúc tiến mạnh hơn trong năm 2011. 3.3. Xây dựng các Tour (tuyến) du lịch trên địa bàn thành phố Với tiềm năng du lịch phong phú cả về tự nhiên và nhân văn đã tạo điều kiện để du lịch tỉnh Thanh phát triển, đặc biệt là về lữ hành. Trên toàn tỉnh đã và đang xây dựng nhiều tuyến du lịch. Các tour ở đây là sự kết hợp cả tiềm năng du lịch tự nhiên và tiềm năng du lịch nhân văn. Dưới đây là một số tour du lịch. 3.3.1. Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn, trong tour tiến hành tham quan các điểm như khu di tích lịch sử Hàm Rồng - Nam Ngạn, Ðông Sơn, núi Ðọ, bãi biển Sầm Sơn, thắng cảnh hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, đền Ðộc Cước. Thời gian tham quan kết hợp nghỉ dưỡng từ 3 - 4 ngày. Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái. Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê (thế kỷ 17) (đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sầm Sơn. Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai. Chắc chắn du khách sẽ có những trải nghiệm cực kì thú vị khi tham gia tour du lịch này 3.3.2. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Thành phố Thanh Hoá - Bến En Thực hiện tham quan tắm biển ở Sầm Sơn và vườn quốc gia Bến En. Đây là một vùng rừng núi, sông hồ rộng 16.000 ha còn mang vẻ hoang dã với hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Có nhiều loại động thực vật quý hiếm như: Voi, Gấu, Hổ, Vọoc má trắng, lim, lát hoa, chò chỉ,… có cây lim xanh đã tồn tại cả ngàn năm tuổi. Bến Len còn có cả hơn 4.000 ha mặt hồ với 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng quyến rũ. Dãy núi đá Hải Vân có nhiều hang động đẹp như hang Ngọc, động suối tiên,… lôi cuốn du khách ưa khám phá và mạo hiểm. Các dịch vụ du thuyền trên hồ, thăm thú các đảo, tản bộ trong rừng, câu cá cùng các đêm lửa trại sẽ giúp du khách thư giãn trong những ngày nghỉ cuối tuần. 3.3.3. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Lam Kinh Tắm biển Sầm Sơn và tham quan khu di tích lịch sử Lam Kinh. Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh. Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ. Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Khu di tích Lam Kinh còn có: Lăng Lê Thái Tổ, lăng các Vua và Hoàng Hậu khác trong khu sơn lăng của Triều Lê Sơ ở Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng, Đền Thờ Lê Lai (cách khu di tích 5km về phía tây). 3.3.4. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Nga Sơn Tuyến du lịch này là kết hợp tắm biển nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn và tham quan cụm di tích thắng cảnh ở Nga Sơn: động Từ Thức, chùa Tiên, đảo dưa Mai An Tiêm. Chùa Tiên thuộc xã Nga An, Nga Sơn được xây dựng trên một mảnh đất rộng 3,5 ha, cảnh quan đẹp, hấp dẫn và yên tĩnh. Đây là nơi để du khách có thể thăm quan, chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm những giáo lý của nhà phật đối với chúng sinh. Động từ Thức là một cảnh đẹp gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên. Các nhũ đá trong động dưới ánh sáng của những ngọn đèn huyền ảo bỗng trở nên sống động như câu chuyện về chàng Từ Thức và nàng giáng Hướng trong hội hoa thủa nào. Nào quả đào tiên, nào khóm mẫu đơn, nào kho thóc, nào mâm xôi tất cả lần lượt hiện ra như đưa du khách vào thế giới của thần tiên huyền ảo. Cảnh đẹp nơi đây từ xưa đã là nơi dừng chân của rất nhiều tao nhân mặc khách. Hiện nay Động Từ Thức đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia. Đền thờ Mai An Tiêm là ngôi đền nhỏ đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn. 3.3.5. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Thành nhà Hồ - Suối cá ngọc Cẩm Thuỷ Nghỉ mát tắm biển ở Sầm Sơn kết hợp thăm quan thành nhà Hồ, suối cá thần ở Cẩm Thuỷ, làng bản người Mường ở làng Ngọc. Khu du lịch thành nhà Hồ ngoài thành đá cổ thì còn có động Kim Sơn, Phủ Trinh - Nghè Vẹt, đền thờ nàng Bình Khương. Thành Nhà Hồ là một di tích văn hóa - lịch sử được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 - 1407) nhưng đã có những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ nôm, phát hành giấy bạc. Ngày nay Thành Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi phục và gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến Thanh Hóa. Suối cá thần nằm ở chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Du khách có thể đến đây theo quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn về cầu treo Cẩm Lương hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh đến thị trấn Cẩm Thủy rồi rẽ lên quốc lộ 217. Nếu đi theo đường thủy, du khách có thể dùng thuyền bơi dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa) đến Cửa Hà, Cẩm Thủy. Người dân bản Ngọc đi làm đồng thấy cá thần ngoài ruộng do lũ cuốn, lập tức nâng niu và mang về suối thả. Những chú cá thần ở đây rất thân thiện với con người, du khách có thể đưa tay xuống nước chạm vào người chúng vuốt ve và cho cá ăn rau, ngô, khoai, sắn… Suối cá thần là điểm du lịch khá hấp dẫn và đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trên đường đi vào Suối cá thần, du khách còn được chiêm ngưỡng những căn nhà sàn đơn sơ, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mường nằm khuất bên sườn núi; chìm đắm trong một không gian yên bình của những dãy núi đá cao chót vót với nhiều hình hài kỳ thú nằm hai bên bờ sông Mã; tìm hiểu những phong tục, tập quán độc đáo của bà con dân tộc thiểu số nơi đây như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa pồn-pông… Nhờ vẻ đẹp độc đáo, nguyên sơ, Suối cá thần đã được Nhà nước xếp hạng là một trong những cảnh đẹp quốc gia. 3.3.6. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Tĩnh Gia, đảo Mê Thăm quan bán đảo Lạch Bạng, bãi biển Hải Hòa làng đảo Nghi Sơn, làng chài Do Xuyên. Khu Du lịch Nghi Sơn bao gồm xã đảo Nghi Sơn và xã Hải Thượng,Tĩnh Gia phía Đông - Nam thành phố Thanh Hóa. Với địa thế hiểm yếu, nơi đây đã từng là căn cứ quân sự của các tl:iều đại phong kiến và đặc biệt quan trọng dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Đến với khu du lịch này, quý khách sẽ được tham quan các thành tựu kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước nước. Nhà máy Xi măng, cảng nước sâu, nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, quý khách sẽ có dịp thăm lại các di tích cổ xưa như pháo đài Tĩnh Hải, Thành ông Ninh. Đặc biệt quý khách sẽ được thăm giếng Rửa Ngọc, nơi vẫn còn phảng phất hình ảnh bi thương của đôi tình nhân Trọng Thủy - Mỹ Châu. Lạch Bang thuộc xã Hải Thanh, Tĩnh Gia - Thanh Hóa ở phía Đông Nam thành phố Thanh Hóa. Con sông Bang uốn lượn theo dãy núi Non Tiên trước khi đổ ra biển tạo ra một cảnh sắc đầy thơ mộng và nơi đây có một làng cổ rất nổi tiếng là làng Du Xuyên cùng với thứ đặc sản: “Nước mắm Do xuyên” được nhiều người biết đến. Theo truyền thuyết và các chứng cứ lịch sử, cách đây hàng ngàn năm vùng đất này đã có dân cư sinh sống làm ăn rất trù phú. Hiện trên địa bàn này còn lưu giữ những kiến trúc đặc sắc như chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, đền Cửa Bang, đền Thanh Xuyên, Nhà thờ Ba Làng, các nhà thờ họ ... tất cả đều có niên đại từ 100 400 năm. Đến với điểm thăm quan này, ngoài thú chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, du khách còn được tìm hiểu những nét đặc sắc, đa dạng trong đời sống văn hóa của nhân dân địa phương và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng. Bãi biển Hải Hòa có chiều dài 3 - 4km và chiều rộng 200 - 300m, nước biển trong xanh, bãi cát không bị lẫn tạp chất hay đá sỏi và tương đối bằng phẳng.Độ mặn của nước biển bình quân từ 20 - 25g/m3, sóng gió vừa phải .rất thuận lợi cho việc tắm biển của du khách. Trong tương lai, khu vực này có đủ điều kiện để xây dựng một khu du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng để phục vụ đông đảo du khách. Động Ngọc Hoàng nằm xuyên ngang dãy núi Mù Cua có chiều dài khoảng gần 500m, rộng rãi, thoáng mát. Nóc động cao vời vợi, chiếu đèn lên thấy nhũ đá như mây trắng lững lờ trôi. Nền động bằng phẳng đầy cát mịn và sỏi, lại có một con suối nhỏ nước rất trong và mát chảy qua )có nhiều nhũ đá đẹp và sinh động tạo cảnh sắc như các đền đài, cung điện, quan văn, quan võ,… ở trên thiên đường. Cùng với động Ngọc Hoàng, ở đây còn có các động khác như động Tiên, động Ngọc Nữ và chẳng biết tự bao giờ, nơi đây đã là một điểm thăm quan đầy hấp dẫn đối với du khách muôn phương. Kết Luận Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thiên nhiên, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền văn hóa dân tộc. Từ khi đất nước đổi mới và hội nhập đến nay, với chiến lược phát triển văn hóa gắn với kinh tế du lịch, hoạt động văn hóa và du lịch tỉnh Thanh đã và đang đẩy mạnh việc gắn kết giữa hoạt động văn hóa với du lịch, trong đó lấy văn hóa làm động lực để phát triển du lịch và ngược lại du lịch phát triển đã tác động trở lại tạo đà để văn hóa thấm sâu vào tâm thức và thẩm mỹ của quần chúng. Tiềm năng văn hóa du lịch tỉnh Thanh thời gian qua đã được đánh thức song mới chỉ khai thác và phát huy bước đầu. Để tiềm năng này trở thành nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá về lịch sử văn hóa, danh thắng và vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đẩy mạnh xã hội hóa đối với hoạt động văn hóa du lịch, tổ chức các làng du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, hoạt động của các đội nghệ thuật dân gian, sản xuất nhiều sản phẩm du lịch làm quà lưu niệm mang dấu ấn văn hóa của các vùng, miền tỉnh Thanh để phục vụ du khách và làm giàu, xóa đói, giảm nghèo thông qua loại hình văn hóa du lịch ở các làng quê nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Để du lịch có thể gặt hái được nhiều thành công trong những năm tới, cần sự quan tâm sâu sát của chính quyền các cấp và nhất là ý thức trong việc bảo vệ cũng như sử dụng các tài nguyên du lịch của nhân dân địa phương. Sẽ phải có những biện pháp hoạt động hợp lí cần có những định hướng lâu dài. Là người con của mảnh đất Thanh Hóa anh hùng, khi làm đề tài này mong muốn đầu tiên là tìm hiểu hoạt động du lịch của địa phương và góp một phần công sức bé nhỏ quảng bá du lịch quê hương đến mọi người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doche_thong_di_tich_lich_su_thanh_hoa_voi_viec_phat_trien_du_lich_4351.doc
Luận văn liên quan