Đề tài Hệ thống ngân hàng trên thế giới
MỤC LỤC 1.NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG3
1.1.Quá trình hình thành. 3
1.2.Khái niệm . 3
1.3.Vị trí pháp lý:. 4
2.NGÂN HÀNG TRUNG GIAN7
2.1.Ngân hàng thương mại (ngân hàng ký thác). 8
2.1.1.Khái niệm . 8
2.1.2.Mô hình hoạt động:. 8
2.1.3.Chức năng:. 8
2.1.4.Nghiệp vụ:. 9
2.1.5.Nguồn vốn. 9
2.2. Ngân hàng đầu tư 9
2.2.1.Khái niệm:. 10
2.2.2. Vai trò:10
2.2.3.Nghiệp vụ:. 10
2.3.Ngân hàng đặc biệt. 10
2.3.1.Mục đích:.11
2.3.2.Chức năng:. 11
2.3.3.Nguồn vốn:11
3.So sánh các loại hình ngân hàng trung gian. 12
4.So sánh ngân hàng Thương mại và ngân hàng Trung ương. 12
5.Đọc thêm :. 13
6.Danh mục từ viết tắt:. 14
7.Tài liệu tham khảo. 14
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hệ thống ngân hàng trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM
KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Giảng viên: TS. Lê Thị Tuyết Hoa
Nhóm thực hiện:
Lâm Thị Hiền 030126100195
Nguyễn Thu Hiền 030126100198
Trương Thị Thu Hiền 030126100205
Đào Kiều Oanh 030126100660
Nguyễn Thị Hồng Vân 030126101182
MỤC LỤC
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Quá trình hình thành
Xuất hiện gần giữa thế kỷ XX, diễn biến qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Ngân hàng thương mại phát triển trở thành ngân hàng phát hành tiền.
Giai đoạn 2: Biến ngân hàng phát hành thành ngân hàng Trung ương thông qua việc Nhà nước quốc hữu hóa ngân hàng để biến ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành ngân hàng Trung ương thuộc sở hữu Nhà nước.
Một ngân hàng thương mại nào đó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng được Nhà nước giao phó nghiệp vụ phát hành tiền → ngân hàng phát hành. Sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chính phủ các nước tăng cường hiệu lực quản lý và điều tiết vĩ mô của họ trong nền kinh tế. Điều này dẫn đến tiến trình biến ngân hàng phát hành thành ngân hàng Trung ương.
Khái niệm
Ngân hàng Trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm ổn định giá trị tiền tệ góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Ví dụ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp quốc ngân hàng, Ngân hàng Nhật Bản, Cục dự trữ Liên bang Mỹ…
Ngân hàng nhà nước Việt Nam Ngân hàng trung ương châu Âu
Vị trí pháp lý:
¯ Ngân hàng Trung ương độc lập với chính phủ:
NHTW và CP chịu trách nhiệm trước toàn dân (cơ quan đại diện của toàn dân là QH) về tất cả các hoạt động của mình. Hằng năm, NHTW phải báo cáo chi tiết các vấn đề cung ứng tiền, chính sách kinh tế nói chung ảnh hưởng các hoạt động kinh tế năm qua và những dụ trù năm tới cho QH. NHTW cũng phải báo cáo CP (trường hợp Đức). Tuy nhiên, giữa NHTW và CP chỉ có quan hệ hợp tác chứ không chi phối nhau.
Quốc hội
NHTW
Chính phủ
+ Cung ứng tiền
+ Chính sách:
Lãi suất
Tỷ giá
Dự trữ
+ Pháp luật, biện pháp hành chính.
+ Ngân sách
+ Khu vực kinh tế công cộng
+ Trợ cấp, bảo hiểm…
+ Phát triển các chỉ tiêu xã hội.
+ GDP liên tục tăng, mở rộng sản lượng tiềm năng
+ Toàn dụng các nguồn lực, thất nghiệp thấp.
+ Giá cả ổn định.
Chủ thể
Các thiết chế
Công cụ
Mục tiêu cuối cùng
Trực thuộc
Hợp tác
¯ Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ:
- Tùy theo đặc điểm lịch sử từng nước theo trường phái này, NHTW có thể dưới quyền trực tiếp người đứng đầu Chính phủ, như Thủ tướng, cũng có thể NHTW dưới quyền điều khiển của một đại diện chính phủ như Bộ Trưởng tài chính.
- Phản ánh thái độ coi chính sách tiền tệ là 1 bộ phận của chính sách cai trị, cũng như tài chính và tiền tệ là phương diện của chính quyền.
Chính phủ
Chủ tịch Hội đồng chính sách tiền tệ
c
Thống đốc NHTW
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Các thành viên khác
- Các nước Á đông hầu hết theo trường phái này (vì: trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế từ một đất nước nghèo hoặc chiến tranh, bị thiếu thốn tài sản, nguồn lực, việc huy động nguồn tài nguyên khan hiếm của đất nước một cách triệt để nhất để phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế đất nước bao giờ cũng đòi hỏi sự tập quyền cao độ. Chỉ có những chính phủ mới có mức tập quyền cao, mới có thể tạo được sự ổn định cần thiết về chính trị và vận dụng được toàn bộ tài nguyên cho mục tiêu đầu tư và phát triển lâu dài).
HỘI ĐỒNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Với mô hình 1, NHTW, hệ thống ngân hàng và các chính sách tiền tệ đứng về phía xã hội, là một thể chế. Đứng về phía nền kinh tế, nó là tác nhân điều tiết, hướng dẫn và kế hoạch.
Trong mô hình 2, NHTW, hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ đứng về phía xã hội, là những cơ quan bộ phận của guồng máy chính quyền. Đứng về phía nền kinh tế, nó là công cụ, là phương tiện trong chính sách kinh tế của CP.
Chức năng:
Chức năng phát hành tiền.
Chức năng ngân hàng của các ngân hàng.
Chức năng ngân hàng của Nhà nước.
Chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
NGÂN HÀNG TRUNG GIAN
Chức năng:
Trung gian tín dụng: chuyển hóa những khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, tài sản tạm thời chưa sử dụng của một số chủ thể kinh tế này đến tay những chủ thể kinh tế khác đang cần tiền => ngân hàng trung gian là một thiết chế kinh doanh chuyên nghiệp, giúp cung và cầu tín dụng trong nền kinh tế có thể gặp nhau dễ dàng, nhanh chóng, với chi phí thấp.
Cá nhân
Hộ gia đình
Giới sản xuất kinh doanh
Chính quyền
Người nước ngoài
Tiền gửi
Cho vay
Cá nhân, hộ gia đình vay tiêu dùng
Sản xuất kinh doanh kẹt vốn
Chính quyền, người nước ngoài thiếu tiền
Trả lãi tiền vay
NGÂN HÀNG TRUNG GIAN
Trả lãi tiền gửi
Trung gian giữa ngân hàng trung ương với nền kinh tế: thông qua ngân hàng trung gian.
Tiền mặt từ ngân hàng trung ương được đưa ra lưu thông.
Việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ tác động trực tiếp đến nề kinh tế.
Tình hình sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu về tiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái… được phản hồi về ngân hàng Trung ương.
Ngân hàng thương mại (ngân hàng ký thác)
Vd: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín
Khái niệm
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong hệ thống ngân hàng trung gian nói riêng.
Tổng tài sản có của ngân hàng thương mại luôn chiếm một khối lượng lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
Hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, với tỷ lệ vốn cho vay vào mục đích thương mại, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của nó.
Mô hình hoạt động:
Ngân hàng chuyên doanh.
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp, vd: Mỹ, Nhật…
Ngân hàng đa năng.
Ngân hàng đa năng trực tiếp, vd: ở Hà lan, Đức, Thụy Sĩ…
Ngân hàng đa năng gián tiếp, vd: Anh, Canada…
Chức năng:
Quản lý tiền gửi
Trung gian thanh toán
Trung gian tín dụng
Nghiệp vụ:
Nghiệp vụ tài sản nợ.
Nghiệp vụ tạo vốn tự có.
Nghiệp vụ huy động vốn.
Nghiệp vụ vay vốn.
Nghiệp vụ tài sản có.
Nghiệp vụ ngân quỹ.
Nghiệp vụ cho vay.
Nghiệp vụ đầu tư.
Nghiệp vụ tài sản có khác.
Nghiệp vụ trung gian hoa hồng.
Nguồn vốn
Tiền gửi của công chúng
Vốn tự có
Vốn vay
Vốn hoặc tài sản do các đơn vị đem cầm cố.
2.2. Ngân hàng đầu tư ( Investment Bank )
Khái niệm:
Ngân hàng đầu tư là tổ chức trung gian tài chính cung cấp dịch vụ tài chính trên phạm vi rộng, đa dạng. Các dịch vụ tài chính mà tổ chức này cung cấp bao gồm bảo lãnh phát hành, đóng vai trò đơn vị trung gian giữa tổ chức phát hành chứng khoán với công chúng đầu tư; hỗ trợ và thúc đẩy các thương vụ M&A (thương vụ mua bán – sáp nhập), hoạt động tái tổ chức doanh nghiệp và đóng vai trò môi giới cho các giao dịch của khách hàng tổ chức lớn.2.2.2. Vai trò:
Bảo lãnh hoặc đại lý cho các doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ trong phát hành chứng khoán.
Môi giới/kết nối giao dịch, tạo thị trường cho chứng khoán phát hành và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho nhà đầu tư.
Thúc đẩy các thương vụ M&A, các thương vụ mua lại cổ phần riêng và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ngân hàng đầu tư không nhận tiền tiết kiệm và cũng không cho vay cá nhân.
Ngân hàng đầu tư cho vay bằng nguồn vốn của mình là chủ yếu, nếu thiếu ngân hàng sẽ phát hành trái phiếu để gọi thêm vốn.Ngoài nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng đầu tư còn tham gia tài chính vào các công ty công nghệ hay thương mại dưới hình thức hùn vốn hay mua cổ phần trong các công ty đó.
Nghiệp vụ:
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking)
Nghiệp vụ đầu tư (Sales & Trading)
Nghiệp vụ nghiên cứu (Research)
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (Merchant Banking)
Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment Management)
Nghiệp vụ nhà môi giới chính (Prime Brokerage)
Ngân hàng đặc biệt
Sự xuất hiện ngân hàng đặc biệt là do phát triển không đồng đều giữa các khu vực khác nhau trong quốc gia.
Mục đích: hỗ trợ ưu tiên cho những ngành sản xuất yếu kém nhằm thúc đẩy nó tăng trưởng nhanh hơn, rút ngắn dần khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư.
Chức năng:
Tổ chức huy động vốn, huy động tiết kiệm
Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay
Nguồn vốn:
Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Vd: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (Vietnam Bank for Social Policies)
So sánh các loại hình ngânhàng trung gian
Chỉ tiêu
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng đầu tư
Ngân hàng đặc biệt
Mục tiêu
Lợi nhuận
Lợi nhuận
Phi lợi nhuận (thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước)
Tính chất sở hữu
Sở hữu Nhà nước, sở hữu cổ phần, sở hữu liên doanh, 100% vốn nước ngoài, sở hữu tư nhân
Sở hữu cổ phần
Sở hữu Nhà nước
Nguồn vốn
Tiền gửi khách hàng
Huy động vốn trung và dài hạn (phát hành chứng khoán)
Không nhận tiền gửi khách hàng
Nhà nước cấp và huy động nhận tiền gửi khách hàng nhưng không nhiều
Sử dụng vốn
Cho vay ngắn – trung – dài hạn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
Cho vay trung – dài hạn và kinh doanh chứng khoán
Cho vay dự án thực hiện chính sách xã hội
So sánh ngân hàng Thương mại và ngân hàng Trung ương
Loại ngân hàng
Đặc điểm
Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng thương mại
Mục đích
Ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu trợ các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ
Kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn
Chức năng
- Chức năng ngân hàng của quốc gia
- Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng
Chủ yếu là cho cá nhân và doanh nghiệp vay vốn
Quyền sở hữu
Nhà nước
Tư nhân hay tổ hợp tư
Đọc thêm :
PHÂN BIỆT NHTM DỰA TRÊN TÀI SẢN CÓ:
Một NHTM là một NHTG mà tỷ lệ vốn cho vay vào mục đích thương mại và công nghiệp chiếm đa số trong tổng tài sản có của nó.
Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ cho vay thương mai của một NHTM ở Hoa Kỳ tháng 1/1992 chiếm đến 61% tổng tài sản có của nó. Đầu tư chứng khoán chỉ 22%
TÀI SẢN CÓ
TÀI SẢN NỢ
Hạng mục
Số lượng
Tỷ lệ
Hạng mục
Số lượng
Tỷ lệ
Dự trữ tiền mặt
Dự trữ tại NHTW
Các tài sản cân đối tương đương
Tiền mặt đang thu hồi
Tài sản tiền mặt khác
Tổng tài sản tiền mặt
Chứng khoán của chính phủ
Các loại chứng khoán khác
Tổng tài sản chứng khoán
Cho vay thương mai và công nghiệp
Đầu tư vào bất động sản và xí nghiệp
Cho vay tiêu dùng
Các loại cho vay khác
Tổng tài sản cho vay
Tài sản khác
31,1
23,3
26,2
71,0
24,7
176,3
508,5
143,8
652,3
454,9
815,7
376,5
203,4
1841,5
362,1
1%
1%
1%
2%
1%
6%
17%
5%
22%
15%
27%
12%
7%
61%
11%
Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng
Séc
Tiền gửi có tiết kiệm
Tiền gửi có kỳ hạn
Tổng tiền gửi
Vay mượn khác
Các khoản nợ khác
Vốn cầm cố
634,1
662,6
994,3
2292,0
367,9
145,3
227,0
21%
22%
33%
76%
12%
5%
7%
Tổng tài sản có
3032,2
Tổng tài sản nợ
3032,2
Danh mục từ viết tắt:
NHTW Ngân hàng trung ương
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTG Ngân hàng trung gian
Tài liệu tham khảo
www.scribd.com
www.tailieu.vn
www.saga.vn
Sách Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông năm 2011
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hệ thống ngân hàng trên thế giới.doc