Theo quy định của Luật các TCTD 2010, công ty tài chính có thể thực hiện một (công ty tài chính chuyên doanh) hoặc một số các hoạt động ngân hàng (công ty tài chính tổng hợp) (Điều 108) tùy theo nhu cầu hoạt động của mình. Luật giao quyền cho Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện (vốn, địa bàn hoạt động.) để công ty tài chính thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định (một hoạt động - công ty tài chính chuyên doanh hoặc một số hoạt động - công ty tài chính tổng hợp). Công ty tài chính cũng được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác (Điều 111) và được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Đặc biệt, như đã đề cập ở phần trên, Luật 2010 quy định các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức và không được cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Đối với công ty cho thuê tài chính, Luật 2010 quy định rõ công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động cho thuê tài chính. Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính được cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính; cho thuê vận hành với tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính và được thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác sau khi NHNN cho phép. Công ty cho thuê tài chính được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Điều 116 của Luật 2010 nhưng không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới bất cứ hình thức nào.
38 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống trung gian tài chính Việt Nam và điểm mới trong luật các tổ chức tín dụng 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tnam Asset Management
71,3
Blackhorse Enhanced Vietnam Inc
Blackhorse Asset Management
39,3
Vietnam Growth Fund Limited (VGF)
Vietnam Dragon Fund
25,8
Viet Fund 1 (VF1)
Viet Fund Management
50,9
Viet Fund (VF2)
48,2
Hiện có khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN, trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF). Theo khảo sát của tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính LCF Rothschild trong năm 2009, các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48,4% của VN-Index. Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, ba quỹ do Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình. Đơn cử là 3 quỹ do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm VLF - Vietnam Lotus Fund, VEEF - Vietnam Emerging Equity Fund và PXP Vietnam Fund có mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư có hoạt động tốt nhất tại Việt Nam do LCF Rothschild khảo sát. Trong đó, cao nhất là quỹ VEEF, tính đến ngày 9/11/2009 có mức tăng NAV là 98,3%.
Quỹ đầu tư bất động sản
Các quỹ đầu tư vào bất động sản ở VN
Quỹ
Công ty quản lý quỹ
Tăng trưởng 2009 (%)
Vietnam Property Holding (VPH)
Saigon Asset Management
12,9
Bao Tin Real Estate Fund
Bao Tin Capital
Vietnam Property Fund (VPF)
Dragon Capital
9,5
Indochina Land Holdings
Indochina Capital
Aseana Properties
Ireka Corporation Berhad
Vietnam Real-Estate Development Fund
Korea Investment Trust Management
Vietnam Infrastructure Limited (VNI)
VinaCapital
3,1
VinaCapital's VinaLand
-14,4
Nhóm quỹ đầu tư vào bất động sản trong năm 2009 cũng gặt hái ít nhiều thành công, nhưng chỉ tập trung ở một vài quỹ có chiến lược thích hợp với tình hình thị trường BĐS không mấy khởi sắc năm qua. Đó là chiến lược nhắm đến các dự án “đất sạch”, đặc biệt là các dự án chung cư, phân khúc có nhu cầu luôn ổn định bất chấp thị trường BĐS đang vào “mùa” nào. Được LCF Rothschild xếp đầu bảng là tân binh VPH (Vietnam Property Holding) của Saigon Asset Management (SAM), hoạt động chính thức vào năm 2008, với mức tăng trưởng là 12,9%. Quỹ bất động sản VPF của Dragon Capital đứng thứ hai với mức tăng trưởng NAV là 9,5%. Trong khi đó, quỹ VNL của VinaCapital chỉ ở mức tăng trưởng âm 14,4% khi đầu tư tập trung vào phân khúc cao cấp gồm các dự án cao ốc văn phòng và khách sạn, hướng đầu tư không phù hợp với bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang trong thời điểm “tạo dấu ấn” năm 2009.Tuy nhiên, trong tình hình thị trường tài chính có nhiều bất ổn thì tiềm năng tăng trưởng của nhóm quỹ đầu tư BĐS là rất lớn trong năm 2010.
TỔ CHỨC TIẾT KIỆM THEO HỢP ĐỒNG – CÔNG TY BẢO HIỂM
Hoạt động của các tổ chức bảo hiểm Việt Nam những năm gần đây
Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Trong năm 1999 đã cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh - CMG - nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life... Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Đến nay trên thị trường đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn trên thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.
Hiện nay, một số các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn có thể kể tới như Bảo Việt, Bảo Minh, Manulife , Prudential, và AIA với quy mô hoạt động rất lớn trên khắp các tỉnh thành và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội , Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ...
Có thể kể ra những con số và thông tin đáng chú ý thời gian gân đây như sau:
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm: năm 2003 tổng doanh thu phí của toàn thị trường đạt 6.442 tỷ đồng (bằng 1,92% GDP) và cuối năm 2009 đạt 16.485 tỷ đồng (bằng 4,06% GDP). Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Góp phần quan trọng trong việc luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế, từ đó khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong nền kinh tế của nước ta.
- Về sản phẩm: Đến nay, thị trường đã cung cấp cho công chúng hầu hết các dòng sản phẩm từ sản phẩm truyền thống đến bảo hiểm liên kết chung (universal life) và gần đây là bảo hiểm liên kết đơn vị (unit linked).
Rất nhiều các sản phẩm đa dạng của bảo hiểm nhân thọ đã được cung cấp trên thị trường như :
Bảo hiểm tử kỳ (bảo hiểm tử vong ) ,
Bảo hiểm sinh kỳ ( bảo hiểm trong trường hợp sống )
Bảo hiểm trọn đời – bảo hiểm hỗn hợp...
Việc cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng này đã tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho công chúng, góp phần thu hút được nguồn tiền kiết và nguồn vốn trong nền kinh tế.
Sự phát triển của thị trường tài chính một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác (chẳng hạn, có thể kết hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng…). Bên cạnh đó, sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu uỷ thác đầu tư cho nhà đầu tư chuyên nghiệp (chẳng hạn, các quỹ đầu tư) ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển của sản phẩm liên kết đơn vị (unit Linked).
Số lượng người mua bảo hiểm nhân thọ không ngừng tăng qua các năm, tỷ lệ thuận với dân số của nước ta ngày càng tăng nhanh.Sở dĩ số lượng người mua bảo hiểm tăng lên cũng vì đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, những khoản tiền tiết kiệm được dành để mua bảo hiểm.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, mặc dù đã tiếp cận và tham gia nhiều vào các hoạt động bảo hiểm trên phạm vi thế giới, nhưng sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới Việt Nam là không quá lớn, điều này cũng giúp cho ngành bảo hiểm tại Việt Nam có cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
Bảo hiểm phi nhân thọ.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ phát triển thực sự sôi động kể từ sau năm 1993 với phí bảo hiểm tăng rất nhanh từ 1000 tỷ đồng vào năm 1995 tăng lên 3070 tỷ đồng vào năm 2002. Cho tới nay thì doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đã tăng với gấp nhiều lần so với những năm đầu, đây cũng là một trong những loại hình bảo hiểm thu hút được nguồn tiết kiệm lớn trong dân cư.
Những năm gần đây, các sản phẩm của bảo hiểm phi nhân thọ liên tục được đổi mới và để đáp ứng nhu cầu lớn từ dân cư.Các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp chủ yếu liên quan tới các rủi ro thông thường như tại nạn, phá hủy tài sản, cháy nổ ...Chính vì đặc điểm của các loại hợp đồng này là các rủi ro xảy ra khó có thể lường trước được khi nào và số tiền chi trả, nên các công ty bảo hiểm phi nhân thọ thường ưu tiên cho hoạt động đầu tư ngắn hạn và vào những tài sản có tính lỏng cao.
Có rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ với quy mô lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO, PTI …
Kết quả kinh doanh quý 1/2010 (đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Theo bảng số liệu thì chúng ta có thể nhận thấy doanh nghiệp Bảo Việt có thị phần trên thị trường lớn nhất chiếm 23.3 %(kinh doanh cả BHNT và BHPNT). Cùng với đó tổng doanh thu của các doanh nghiệp BH đạt được là 3965.1 tỷ đồng đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế, giúp cho dòng vốn luân chuyển hiệu quả hơn.
Để có thể so sánh một cách chi tiết sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp BH trong những năm gần đây ta có thể nhìn vào đồ thị dưới đây :
Doanh thu của các doanh nghiệp KD BHPNT (tỷ đồng)
Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Nhìn qua về đồ thị thì chúng ta thấy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp BHPNT những năm gần đây đang tăng cao và sự đồng đều giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng được cải thiện.
BHPNT từ khi ra đời và triển khai các nghiệp vụ BHPNT hỗn hợp mang tính chất vừa bảo hiểm vừa tiết kiệm đã và đang huy động được một lượng vốn không nhỏ trong dân. Tuy bước đầu, lượng người tham gia bảo hiểm chưa lớn, số hợp đồng tham gia ở mức trách nhiệm cao cũng chưa nhiều, nhưng đã mở ra thêm cho người dân một cách thức tiết kiệm mới đồng thời góp phần vào phát triển nguồn vốn, tăng đầu tư cho đất nước
Hiện nay, với việc gia tăng mạnh số lượng DN bảo hiểm trong thời gian qua, nhất là kể từ khi các DN bảo hiểm trong và ngoài nước được kinh doanh bình đẳng trên hầu hết các lĩnh vực bảo hiểm theo lộ trình WTO từ đầu 2009 đến nay, thị trường bảo hiểm đang được các DN vẽ lại bản đồ về thị phần. Không ít DN đang mất đi lợi thế và buộc phải chia sẻ với các DN khác. Đó chính là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước.
Việt Nam có 11 DN BH nhân thọ, 27 DN BH phi nhân thọ, 1 DN tái BH và 10 DN môi giới. Do đó tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Theo dự báo, số lượng cũng như quy mô của các DN bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm VN sẽ còn tiếp tục tăng do hiện tại chỉ có 5% người dân có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
3.2. Thuận lợi và thách thức đối với kinh doanh BH tại VN
a. Thuận lợi
- Về dân số : Hiện nay dân số Việt Nam là 85 triệu người-đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu người.
- Phát triển kinh tế: Từ khi thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong thời gian tới (dự báo trên 7%/năm); đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 GDP/người sẽ đạt 1.000 USD, và hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới.
- Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn. Theo đà phát triển kinh tế - xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân.
- Sự phát triển của thị trường tài chính một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác .
- Sự ủng hộ của Nhà nước Việt Nam mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị trường thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu công nghệ kinh doanh, công nghệ quản lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành.
b. Thách thức
- Thứ nhất, lạm phát. Lạm phát cao kéo theo hệ quả là làm giảm niềm tin của công chúng đối với các khoản đầu tư dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài hạn đồng thời làm cho lãi suất ngắn hạn tăng lên cao (như lãi suất tiết kiệm ngân hàng), tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm BHNT.
- Thứ hai, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (như ngân hàng, chứng khoán và các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác..
- Thứ ba, môi trường luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm mặc dù đã được quan tâm xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2010.
- Thứ tư, nhận thức và hiểu biết của thị trường cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung về BHNT vẫn chưa cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngành.
- Thứ năm, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp không ít khó khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ.
III. ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Các TCTD (luật TCTD – 1997) và Luật sửa đổi một số điều của Luật Các TCTD (luật TCTD sửa đổi bổ sung năm 2004) cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cản trở sự phát triển của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) cần được sửa đổi, hoàn thiện. Trong hoàn cảnh đó, luật TCTD năm 2010 đã ra đời, nó có một số tác động như sau tới hệ thống các tổ chức tín dụng:
Những mặt tích cực:
Về phạm vi điều chỉnh:
Điều 1 của Luật 2010 xác định rõ phạm vi điều chỉnh bao gồm việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát dặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng (TCTD); thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Luật 2010 đã xác định lại phạm vi điều chỉnh trên cơ sở thay đổi khái niệm “hoạt động ngân hàng” ” và sử dụng khái niệm này làm tiêu chí để xác định thế nào là một TCTD. So với luật các TCTD năm 1997 (hoạt động ngân hàng” được hiểu phải bao gồm cả hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng và làm dịch vụ thanh toán) luật quy 2010 quy định “hoạt động ngân hàng” là hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: (i) nhận tiền gửi; (ii) cấp tín dụng; và (iii) cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (khoản 12 Điều 4). Theo đó, tùy theo loại hình hoạt động, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc cả ba hoạt động ngân hàng nêu trên khi được NHNN cấp Giấy phép thành lập và hoat động.
Khắc phục bất cập cơ bản của Luật Các tổ chức tín dụng 1997, phạm vi điều chỉnh của Luật 2010 đã bỏ các quy định về "các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng". Điều này có nghĩa là, để được cấp phép hoạt động ngân hàng, các tổ chức phải được thành lập như là một TCTD. Những tổ chức không phải là một TCTD đang có hoạt động ngân hàng đều phải được tổ chức lại dưới hình thức là một TCTD hoặc phải chấm dứt hoạt động này.
Về phân biệt các loại hình TCTD:
Thứ nhất, phân biệt ngân hàng và TCTD phi ngân hàng
Trong Luật các TCTD 2010, tiêu chí phân biệt giữa ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng đã được quy định rõ hơn trên cơ sở phạm vi hoạt động của hai loại hình này. Theo đó, các TCTD phi ngân hàng không được phép nhận tiền gửi của cá nhân, không được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Quy định này phù hợp hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều kiện để một mặt giảm bớt rủi ro cho hệ thống TCTD, mặt khác cho phép các TCTD phi ngân hàng được mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác của mình do các quy định về an toàn sẽ được áp dụng ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng thương mại là những tổ chức nhận tiền gửi của dân cư và tham gia vào hệ thống thanh toán.
Thứ hai, phân biệt giữa TCTD hoạt động kinh doanh và TCTD hoạt động chính sách
Để bảo đảm các quy định của Luật áp dụng linh hoạt hơn đối với các ngân hàng chính sách (như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam...), là những ngân hàng có nhiều điểm đặc thù khác hẳn với các ngân hàng thương mại thông thường, Luật các TCTD 2010 quy định trao cho Chính phủ thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động của những đối tượng này (Điều 17). Tuy nhiên, Điều 17 của Luật cũng quy định ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn của nhà nước được minh bạch, công khai, an toàn. Như vậy, về cơ bản các quy định của Luật sẽ chỉ áp dụng đối với các loại hình tổ chức hoạt động trên cơ sở thị trường, không có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan khác. Điều này cũng bảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tiếp tục được áp dụng đối với các ngân hàng chính sách.
Thứ ba, về mô hình ngân hàng đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và mô hình ngân hàng thương mại trong luật:
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có mô hình ngân hàng đầu tư (investment bank). Về bản chất, xét về phạm vi và nội dung hoạt động, ngân hàng đầu tư không phải là một TCTD, mà là một định chế tài chính thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Do đó, loại hình này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán. Kế thừa các quy định của Luật Các TCTD 1997 và bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, Luật mới quy định mô hình ngân hàng thương mại ở Việt Nam là mô hình ”ngân hàng thương mại đa năng hạn chế”, theo đó các NHTM được thực hiện các hoạt động ngân hàng truyền thống (như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán) và tùy theo mức độ rủi ro thị trường của từng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, các ngân hàng thương mại được phép trực tiếp (Điều 107) hoặc gián tiếp (thông qua công ty con, công ty liên kết) thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Điều 103).
Thứ bốn, về hình thức pháp lý và loại hình hoạt động:
Về hình thức pháp lý, Điều 6 Luật các TCTD 2010 quy định TCTD được tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật Doanh nghiệp (hoặc Luật Hợp tác xã), cụ thể: Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần (trừ ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ); TCTD phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; TCTD 100% vốn nước ngoài, TCTD liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn; Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã; Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Như vậy, các quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát được phân loại theo hình thức pháp lý của TCTD (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã).
Đối với hoạt động của TCTD, Luật các TCTD 2010 quy định phạm vi hoạt động của từng TCTD phụ thuộc vào loại hình hoạt động của chính TCTD, như ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân
Về quản trị, điều hành
Thực tiễn quản lý hoạt động của các TCTD cho thấy, TCTD là những đối tượng cần được quản lý chặt chẽ, vì đây là những doanh nghiệp có các hoạt động ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có được quyền lực rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ, sự lạm dụng quyền lực trong nội bộ của một TCTD thường là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, gây ra sự mất lòng tin trong dân cư và đe doạ sự mất ổn định của cả hệ thống TCTD... Do đó, một số các quy định về tổ chức quản lý đối với các TCTD thường được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế. So với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 đã bổ sung nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của TCTD (60 điều so với 6 điều trong Luật các TCTD 1997). Các quy định này chủ yếu là các quy định được luật hóa từ các quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác do NHNN ban hành, có tham khảo “25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel” nhằm bảo đảm hoạt động của TCTD được an toàn, hiệu quả. Những thay đổi chủ yếu về quản trị, điều hành của TCTD so với Luật các TCTD 1997 bao gồm:
Thứ nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính: Luật các TCTD 2010 bỏ quy định chuẩn y sau các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát. Thay vào đó, NHNN sẽ chấp thuận trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc. Quy định này ngoài việc đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính còn xóa được bất cập về khoảng trống pháp lý hiện nay khi các chức danh nói trên đã được Đại hội đồng cổ đông bầu nhưng chưa có hiệu lực pháp lý vì chưa được NHNN chuẩn y. Đồng thời Luật các TCTD 2010 cũng bỏ thủ tục chuẩn y Điều lệ của TCTD (TCTD chỉ phải đăng ký Điều lệ với NHNN sau khi được cơ quan có thẩm quyền của TCTD thông qua); giảm bớt các thay đổi cần phải chấp thuận trước của NHNN so với quy định của Luật các TCTD 1997.
Thứ hai, nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của TCTD: Luật các TCTD 2010 bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát (Điều 50), các quy định về tiêu chuẩn đối với thành viên độc lập của Hội đồng quản trị. Theo đó, Hội đồng quản trị của TCTD là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có ít nhất một thành viên độc lập. Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên, người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, không nhận lợi ích khác, bản thân không sở hữu quá 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, bản thân và người có liên quan không sở hữu quá 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, không có người liên quan tham gia quản trị, điều hành TCTD). Hội đồng quản trị của TCTD tối thiểu phải có ½ tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành TCTD. Đồng thời Luật 2010 bổ sung quy định về các trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 34) nhằm tránh xung đột lợi ích, lạm dụng quyền ảnh hưởng của mình để ra những quyết định xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, Luật 2010 cũng bổ sung quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người quản lý, điều hành TCTD, trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan (Điều 38, 39).
Thứ ba, khẳng định chính sách đại chúng hóa các NHTM cổ phần: Luật các TCTD 2010 thay đổi mức giới hạn sở hữu cổ phần (Điều 55) đối với cổ đông là cá nhân từ 10% xuống 5%; cổ đông là pháp nhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Các tỷ lệ sở hữu nêu trên bao gồm cả phần vốn uỷ thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. Theo định hướng này, Nhà nước không cho phép thành lập ngân hàng thương mại tư nhân tại Việt Nam.
Thứ tư, các quy định đặc thù về quản trị, điều hành được xây dựng theo hình thức pháp lý của TCTD. Theo đó, Luật chỉ quy định các vấn đề đặc thù về quản trị điều hành của TCTD. Các nội dung khác về quản trị, điều hành không được quy định trong Luật sẽ được thực hiện theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Về kết cấu, các quy định về quản trị, điều hành của Luật 2010 được chia thành các quy định chung áp dụng chung cho tất cả các TCTD và các quy định riêng áp dụng cho TCTD theo từng hình thức pháp lý.
Thứ năm, yêu cầu cao hơn đối với hoạt động kiểm toán độc lập: Các quy định khác về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập cũng được quy định cụ thể tại Luật 2010, trong đó đáng chú ý là quy định về việc lựa chọn kiểm toán độc lập phải được thực hiện trước khi năm tài chính được kiểm toán bắt đầu vì theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, tổ chức kiểm toán phải tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát... để nắm bắt tình hình kinh doanh của TCTD suốt năm tài chính. Ngoài ra, để bảo đảm đánh giá trung thực, chính xác tình hình hoạt động của TCTD, Luật 2010 yêu cầu báo cáo kiểm toán không được có ý kiến ngoại trừ (qualified opinion); trường hợp có ý kiến ngoại trừ, TCTD phải thực hiện kiểm toán lại để đảm bảo báo cáo kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ.
Về phạm vi hoạt động kinh doanh của TCTD:
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện; những điều kiện để được hoạt động ngân hàng đều rất chặt chẽ, từ tổ chức bộ máy đến quản lý nội bộ, quản trị rủi ro; những điều kiện này thông thường các tổ chức khác không phải là TCTD đều không đáp ứng được. Các thay đổi căn bản về phạm vi hoạt động của TCTD của Luật 2010 bao gồm:
Thứ nhất, về Giấy phép và phạm vi hoạt động kinh doanh:
Luật 2010 quy định rõ mỗi TCTD sẽ được cấp duy nhất một Giấy phép thành lập và hoạt động, trong đó xác định rõ phạm vi hoạt động của từng TCTD trên cơ sở nhu cầu và khả năng đáp ứng các điều kiện của từng TCTD. Trong quá trình hoạt động, TCTD có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động và sẽ được NHNN chấp thuận bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép; Quyết định này sẽ là một bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động.
Luật 2010 cũng đã quy định rõ phạm vi hoạt động kinh doanh của từng loại hình tổ chức tín dụng và không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng mà còn bao gồm các hoạt động kinh doanh khác (Chương IV). Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khái niệm “hoạt động ngân hàng” là các hoạt động chỉ có thể được thực hiện bởi các TCTD và khái niệm “các hoạt động kinh doanh khác của các TCTD” là các hoạt động không chỉ TCTD mà các tổ chức khác cũng có thể được thực hiện. Theo cách tiếp cận này, các nghiệp vụ tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ, lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng... là những nghiệp vụ mà TCTD được phép thực hiện nhưng không phải là “hoạt động ngân hàng”. Để tăng quyền chủ động kinh doanh cho các TCTD, Luật đã có bước cải cách quan trọng giảm đáng kể yêu cầu xin chấp thuận, xin giấy phép ”con”. Theo đó ngân hàng thương mại (NHTM) có thể thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động; chỉ có 6 nhóm hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro thì NHTM phải xin phép để được hoạt động
Thứ hai, về cơ chế xác định chi phí, lãi suất của TCTD (điều 91):
TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cần thiết, để bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD.
Thứ ba, về yêu cầu ban hành quy định nội bộ (điều 93):
Luật các TCTD 2010 quy định TCTD phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng (bao gồm: Quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay; Quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; Quy định về quản lý thanh khoản; Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ; Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Quy định về quy trình, thủ tục để ngăn ngừa hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác; Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp) nhằm bảo đảm TCTD hoạt động an toàn, liên tục. Các quy định nội bộ của TCTD sau khi ban hành phải được gửi cho NHNN.
Thứ tư, về góp vốn, mua cổ phần của NHTM (điều 103):
NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp khác. Để hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán (gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu), cho thuê tài chính và bảo hiểm, NHTM phải thành lập công ty con, công ty liên kết. Đối với các lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ hỗ trợ thanh toán, NHTM có thể lựa chọn trực tiếp thực hiện các hoạt động này hoặc gián tiếp thực hiện thông qua thành lập công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM phải tuân thủ các giới hạn quy định tại Điều 129 của Luật. Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của NHTM, công ty con của NHTM trong các TCTD khác được thực hiện theo quy định (về giới hạn và điều kiện) của NHNN.
Thứ năm, về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của NHTM (điều 105):
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, NHTM được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm ngoại hối; phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về ngoại hối. NHNN quy định cụ thể về phạm vi kinh doanh, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận cho NHTM thực hiện cung ứng các dịch vụ này.
Ngoài ra, các NHTM được trực tiếp thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác (Điều 107) như quản lý tiền mặt, tư vấn tài chính, quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, môi giới tiền tệ. Đối với các nghiệp vụ như lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, NHTM sẽ được thực hiện sau khi được NHNN cho phép.
Thứ sáu, về phạm vi hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính:
Theo quy định của Luật các TCTD 2010, công ty tài chính có thể thực hiện một (công ty tài chính chuyên doanh) hoặc một số các hoạt động ngân hàng (công ty tài chính tổng hợp) (Điều 108) tùy theo nhu cầu hoạt động của mình. Luật giao quyền cho Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện (vốn, địa bàn hoạt động...) để công ty tài chính thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định (một hoạt động - công ty tài chính chuyên doanh hoặc một số hoạt động - công ty tài chính tổng hợp). Công ty tài chính cũng được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác (Điều 111) và được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Đặc biệt, như đã đề cập ở phần trên, Luật 2010 quy định các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức và không được cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Đối với công ty cho thuê tài chính, Luật 2010 quy định rõ công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động cho thuê tài chính. Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính được cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính; cho thuê vận hành với tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính và được thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác sau khi NHNN cho phép. Công ty cho thuê tài chính được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Điều 116 của Luật 2010 nhưng không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới bất cứ hình thức nào.
Các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động TCTD:
Luật 2010 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm thực hiện nguyên tắc coi bảo đảm an toàn hệ thống trong hoạt động ngân hàng là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Thứ nhất, các quy định về tăng cường quản lý, ngăn chặn sự lũng loạn:
Luật 2010 bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập TCTD, điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành, yêu cầu công khai lợi ích liên quan có liên quan đến TCTD, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm bảo đảm điều kiện tài chính, năng lực quản trị, điều hành của cổ đông, thành viên sáng lập, người quản lý, người điều hành TCTD, ngăn ngừa khả năng lũng đoạn hoạt động ngân hàng của các cá nhân tổ chức là cổ đông lớn và hạn chế xung đột lợi ích tiềm tàng. Đồng thời, Luật 2010 bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện khai trương hoạt động của TCTD để bảo đảm TCTD khi khai trương hoạt động có đầy đủ các điều kiện về bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất, quy trình quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm soát rủi ro.
Thứ hai, về trường hợp cấm, hạn chế cấp tín dụng:
Luật 2010 (Điều 126) quy định cụ thể về những trường hợp không được cấp tín dụng. Theo đó, TCTD không được cấp tín dụng hoặc nhận bảo đảm để cấp tín dụng hoặc thực hiện việc bảo đảm để TCTD khác cấp tín dụng đối với:
Thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của TCTD, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của TCTD cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD.
Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của TCTD.
Ngoài ra, Luật còn cấm TCTD không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát; không được cấp tín dụng trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD; không được cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp.
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nhằm tránh xung đột lợi ích, Điều 127 Luật 2010 quy định về những trường hợp hạn chế cấp tín dụng. Theo đó, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi đối với tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; kế toán trưởng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn; doanh nghiệp có một trong những đối tượng bị cấm cấp tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát.
Luật cũng quy định các giới hạn về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng nêu trên nhằm bảo đảm an toàn cho TCTD, tránh trường hợp TCTD bị ảnh hưởng khi công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát gặp rủi ro hoặc sự cố.
Thứ ba, về giới hạn cấp tín dụng (điều 128):
Về cơ bản, các giới hạn cấp tín dụng là các quy định kế thừa từ Luật các TCTD năm 1997. Tuy nhiên, khái niệm cấp tín dụng đã được làm rõ hơn, bao gồm tất cả các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Ngoài ra, tổng mức giới hạn cấp tín dụng còn gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng là doanh nghiệp phát hành. Đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các giới hạn cấp tín dụng sẽ được tính trên vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Một quy định mới khác so với Luật các TCTD năm 1997 là tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định cao hơn so với các mức áp dụng đối với ngân hàng thương mại (các tỷ lệ tương ứng 25% và 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng so với 15% và 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại). Vấn đề này cũng đã được đề cập ở trên, quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động của các TCTD vì các TCTD phi ngân hàng không nhận tiền gửi của cá nhân và cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng nên mức độ rủi ro ảnh hưởng đến hệ thống TCTD thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, quy định này sẽ tạo điều kiện cho các TCTD phi ngân hàng phát triển và hoạt động hiệu quả hơn.
Luật cũng quy định mở đối với các trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tổng các khoản cấp tín dụng vượt giới hạn không vượt quá 04 lần vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ tư, về giới hạn góp vốn, mua cổ phần (điều 129):
Các giới hạn về góp vốn, mua cổ phần được quy định chặt chẽ hơn và thực tế được xây dựng trên cơ sở các quy định của các văn bản dưới luật hiện hành (Quyết định 457). Trong đó, tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các TCTD được tính trên cơ sở hợp nhất (bao gồm cả phần góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ sở hữu tương ứng). Theo mức độ rủi ro đối với hệ thống, Luật 2010 quy định tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính cao hơn so với NHTM. Đồng thời Luật cũng có quy định cấm TCTD góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD (cấm sở hữu chéo).
Thứ năm, về các tỷ lệ bảo đám an toàn:
Luật 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn mà TCTD phải duy trì, bao gồm: tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8% hoặc cao hơn, theo Thông tư 13 là 9%), tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn mới được bổ sung gồm: trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi và các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn. NHNN sẽ quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn nói trên đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, Luật 2010 còn bổ sung quy định NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Luật 2010 cũng quy định rõ tổng số vốn của một TCTD đầu tư vào TCTD khác, công ty con của TCTD dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.
Luật còn trao quyền cho NHNN áp dụng các biện pháp cần thiết khi các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không duy trì được hoặc có khả năng không duy trì được tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định, bao gồm cả việc hạn chế phạm vi hoạt động, xử lý tài sản của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm bảo đảm để TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Thứ sáu, về kinh doanh bất động sản:
Theo Điều 132, TCTD không được kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp TCTD mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ. TCTD được phép cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của TCTD. Trường hợp TCTD nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, TCTD phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để đảm bảo thực hiện đúng tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định.
Thứ bẩy, về nhóm công ty mẹ - công ty con:
Luật 2010 bổ sung quy định về quyền và trách nhiệm của công ty kiểm soát (những công ty mà theo định nghĩa quy định tại Luật các TCTD 2010, nắm giữ, sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ của một NHTM) nhằm hạn chế các quan hệ tín dụng, hùn vốn, góp vốn chéo (góp vốn, mua cổ phần lẫn nhau) giữa TCTD với các công ty có quan hệ về vốn liếng, tránh rủi ro cho các NHTM do sự can thiệp quá mức của các công ty kiểm soát. Để đạt được mục đích này, Luật đưa ra các quy định buộc phải minh bạch hoá các quan hệ giữa công ty kiểm soát với các NHTM, giữa NHTM với các công ty con của mình; quy định không cho phép NHTM và các công ty con, liên kết của cùng một công ty kiểm soát được sở hữu chéo cổ phần; công ty con, công ty liên kết của cùng một TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của TCTD; TCTD là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát. Ngoài ra, Điều 141 cũng có quy định yêu cầu các công ty con, công ty liên kết của TCTD phải gửi báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của mình cho NHNN khi được yêu cầu.
Thứ tám,về kiểm soát đặc biệt:
Để chủ động xử lý các TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trên cơ sở kế thừa các quy định pháp luật hiện hành, các nội dung về kiểm soát đặc biệt đã được quy định đầy đủ, chi tiết hơn và tăng thẩm quyền cho NHNN áp dụng các biện pháp cần thiết khi TCTD được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Ngoài các trường hợp kế thừa từ Luật các TCTD năm 1997, Luật 2010 bổ sung thêm hai trường hợp mà NHNN sẽ xem xét, đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt là: (i) TCTD hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của NHNN; (ii) khi TCTD không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện để NHNN có thể chủ động can thiệp sớm hơn khi phát hiện thấy những yếu kém cơ bản của một TCTD với mục đích giảm bớt khả năng rủi ro cho hệ thống do không có sự can thiệp kịp thời của cơ quan quản lý, Luật các TCTD 2010 quy định NHNN có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại; trực tiếp hoặc chỉ định TCTD khác góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu tăng vốn của NHNN hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá giá trị vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Thứ chín, về giải thể, thanh lý:
Để tạo điều kiện cho việc xử lý phá sản một TCTD có thể được thực hiện nhanh chóng, hạn chế tác động đến hệ thống TCTD, Luật các TCTD 2010 quy định: khi xử lý phá sản TCTD, Toà án có thể áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản sau khi NHNN đã có văn bản chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt hoặc chấm dứt áp dụng, không áp dụng các biện pháp phục hồi, mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản. Như vậy, quá trình phục hồi theo trình tự phá sản các doanh nghiệp thông thường không cần phải áp dụng đối với các TCTD đã được NHNN kiểm soát đặc biệt (thực chất là để phục hồi) nhưng đã xác định không còn khả năng thanh toán.
Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực của Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế đáng phải xem xét:
Thứ nhất:: Luật không điều chỉnh về tập đoàn tài chính - ngân hàng trong khi hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng và mạng lưới mở rộng về cả lĩnh vực hoạt động và địa bàn, xu thế hình thành các tập đoàn tài chính – ngân hàng là tất yếu nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảo quyền chi phối của Nhà nước thông qua các tập đoàn trong việc phát triển kinh tế. Một số ngân hàng có thế mạnh và quy mô lớn như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank)…
Dự thảo Luật không điều chỉnh về tập đoàn tài chính - ngân hàng trong khi hiện nay nhiều nước trên thế giới đều có các đạo luật riêng trong đó quy định chung về các quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm với cơ quan nhà nước về thành lập, sở hữu, niêm yết và những quan hệ trong nội bộ tập đoàn về mô hình, cấu trúc quản trị, cấu trúc vốn hoạt động; cũng như quy định về phương thức quản lý, giám sát, kiểm tra của nhà nước.
Thứ hai: Luật lần này không quy định rõ các hoạt động khác của các ngân hàng thương mại đặc biệt trên thị trường chứng khoán; theo đó đã bỏ đi khái niệm và hoạt động “nghiệp vụ ngân hàng đầu tư”. Trong khi đó, bản dự thảo hồi tháng 5/2009 có 1 điều quy định về vấn đề này và sử dụng rõ cụm thuật ngữ “ngân hàng đầu tư”.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật Chứng khoán năm 2006 quy định khá chi tiết về các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tuy nhiên một số ý kiến từ phía ngân hàng thương mại cho rằng vẫn rất cần có một văn bản pháp lý chính thức ở cấp độ luật đề cập đến hoạt động ngân hàng đầu tư.
Cụ thể, nội dung đó khi đưa vào luật sẽ quy định rõ những nghiệp vụ ngân hàng đầu tư mà các ngân hàng thương mại được trực tiếp thực hiện và với những nghiệp vụ buộc phải thực hiện qua các công ty con là công ty chứng khoán.
Thứ ba: Về phạm vi hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng chỉ được hoạt động theo sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước nhưng nếu quy định như vậy thì lại dễ nảy sinh cơ chế xin cho, không minh bạch.
Thứ tư: Quy định về tỉ lệ sở hữu cổ phần của các cá nhân trong tổ chức tín dụng là điểm lùi của dự luật. Bởi, trong đó quy định tỉ lệ thấp rất nhiều so với quy định hiện hành. Có nhiều cá nhân có trình độ, muốn đóng góp nhiều vào tổ chức tín dụng, nhưng quy định như vậy sẽ hạn chế họ rất nhiều. Không nên cấm ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài cho vay kinh doanh chứng khoán. Bởi cho vay thì chúng ta vẫn thu được thuế, vì vậy tại sao luật lại không cho vay để tạo thêm sự sôi động của thị trường chứng khoán
Thứ năm: Các quy định còn chồng chéo: dự luật có quá nhiều điều đã được quy định ở các luật khác, vì thế không nên lặp lại. Một số điều còn mang tính xung đột như xung đột với Luật chứng khoán, lĩnh vực hoạt động về ngân hàng của các Công ty chứng khoán. “Dự luật này còn xung đột với chính Dự Luật Ngân hàng nhà nước. Ví dụ, trong vấn đề miễn nhiệm, đình chỉ...theo dự luật này thì được nhưng dự luật kia lại không quy định
Thứ sáu: Thời hạn cấp phép thật sự còn dài hơn nhiều con số “kỷ lục pháp luật” 360 ngày theo điều 22 của Dự luật.
Thứ bảy: Về quy định thu lệ phí cấp phép tại điều 23, theo đó cần thay đổi theo hai giai đoạn, trong đó phần chủ yếu của lệ phí chỉ phải nộp sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động. Còn nếu với quy định cấp chung một giấy phép thành lập và hoạt động như hiện nay, sẽ là điều không thể chấp nhận được, nếu phải nộp lệ phí cấp phép tối thiểu lên tới 30 tỉ đồng (1% của mức vốn pháp định 3.000 tỉ đồng vào năm 2010 theo quy định hiện hành của Chính phủ), sau đó vì một lý do nào đó mà TCTD không đủ điều kiện khai trương hoạt động.
Thứ tám: Về phạm vi được phép hoạt động: khoản 2, Điều 90 của Dự thảo luật quy định: “TCTD không được phép tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác quy định trong giấy phép do NHNN cấp cho TCTD”. Như vậy, là hoạt động của các TCTD phải đúng với từng từ, từng chữ ghi trong giấy phép thành lập và hoạt động. Có ý kiến thắc mắc không rõ tại sao lại phải quy định quá chặt, quá khắt khe như vậy.Quy định quá cứng này sẽ làm nảy sinh nhiều vướng mắc, bất hợp lý. Khó có thể đồng tình với lý lẽ: Không thể cho phép các TCTD được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, vì chưa thể đưa ra được hết những điều cấm, do sản phẩm dịch vụ ngân hàng quá nhiều và biến đổi liên tục. Như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ không thể ghi trong giấy phép đầy đủ, cụ thể, chi tiết các hoạt động của TCTD. Và cơ quan quản lý sẽ tất bật “chạy theo” sự vụ sửa đổi, bổ sung giấy phép để giải quyết đòi hỏi yêu cầu kinh doanh hàng ngày của hàng trăm TCTD. Tất nhiên là khó tránh khỏi cơ chế xin cho tất yếu sẽ xảy ra. Chưa rõ về nhiều nội dung cốt yếu khác.
Ngoài ra: Còn nhiều nội dung cơ bản, cốt lõi, quan trọng chưa rõ, chưa biết phải trái thế nào, vì bị bỏ ngỏ hoàn toàn hoặc một phần dưới dạng “không biết” như:
Không biết điều kiện thế nào để có thể trở thành cổ đông sáng lập ngân hàng, mà chỉ biết chắc chắn là khác xa so với Luật Doanh nghiệp.
Không biết mức vốn pháp định sẽ lên xuống, tăng giảm thế nào để thành lập các TCTD mới cũng như để hoạch định chiến lược phát triển của các TCTD cũ.
Không biết TCTD có được phát hành trái phiếu thông thường như lâu nay vẫn làm hay không, vì Dự luật chỉ nhắc đến “trái phiếu chuyển đổi” và “chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu” (các điều 59, 63, 92 và 98); trong khi Luật các TCTD hiện hành quy định rõ việc được phát hành trái phiếu.
Không biết hợp đồng tín dụng có bắt buộc phải gắn liền với mục đích vay vốn sản xuất kinh doanh như luật hiện hành hay không. Nếu vẫn đòi hỏi, thì không thể bỏ ngỏ hoàn toàn như Dự thảo.
Không biết “Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng” bị cấm vay vốn là ai (điều 127 về Hạn chế cấp tín dụng) vì trên thực tế đang bị hiểu theo quá nhiều cách khác nhau: “Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng” đối với chính khoản tín dụng đó, hay là người thuộc phòng nghiệp vụ cấp tín dụng hay là người thuộc chi nhánh của TCTD hay là người trong TCTD hay là người đảm nhiệm công việc này trong tất cả các TCTD.
Không biết việc “đảo nợ” theo Luật các TCTD hiện hành sẽ bị cấm hay được làm có điều kiện, vì không hề được nhắc đến ở Dự luật mới.
Không biết tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD là bao nhiêu (điều 130). Trong khi đó, điều 146 lại quy định rất cụ thể một trong những trường hợp TCTD bị kiểm soát đặc biệt là: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu thấp hơn 4%.
Không rõ tại sao lại “cấm tiệt” việc ngân hàng cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trong khi để thoái mái suốt nhiều năm và hiện nay đang khống chế tỷ lệ cho vay không quá 20% vốn điều lệ...
Tuy Luật các TCTD năm 2010 còn có các mặt tích cực và hạn chế như đã phân tích ở trên, xong sự ra đời của nó đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của nhu cầu phát triển hệ thống các TCTD ở nước ta, sớm đưa nước ta sớm hội nhập với thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hệ thống trung gian tài chính Việt Nam & Điểm mới trong Luật các tổ chức tín dụng 2010.doc