Đề tài Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền dẫn SDH và các tổng đài nội bộ PBX trong thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội – Vinh

LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của ngành Viễn thông quốc tế nói chung và Việt nam nói riêng, cùng với sự phát triển của công nghệ như điện tử, tin học , quang học . đã đẩy mạnh sự phát triển của của công nghệ thông tin . Sự phát triển của hệ thống thông tin đã trở thành vấn đề bức thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới , để hỗ trợ cho nền kinh tế được phát triển một cách thuận lợi. Một trong các thành phần quan trọng trong hệ thống viễn thông là hệ thống truyền dẫn SDH và các tổng đài nội bộ PBX. Do đó trong thời gian thực tập, chúng em xin chọn mảng thực tập là: - Hệ thống truyền dẫn SDH trong thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội – Vinh - Tổng đài điện tử nội bộ trong đường sắt. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Cảnh Minh và các cán bộ công nhân viên bên công ty thông tin tín hiệu đương sắt Hà Nôi đã tạo mọi điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Hà nội tháng 1 năm 2011 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG I: HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN SDH HÀ NỘI- VINH 5 1.1 Tổng quan về SDH .5 1.1.1 Các tiêu chuẩn SDH 5 1.1.2 Nguyên tắc ghép kênh .5 1.1.3 Cấu trúc khung SDH .8 1.1.4 Các cơ chế bảo vệ .10 1.1.5. Các phần tử của mạng SDH 12 1.2 Giới thiệu chung về thiết bị SDH, hệ thống thông tin Hà Nội – Vinh . 15 1.2.1 Cấu trúc hệ thống SDH .15 1.2.2 Hệ thống quản lý. .16 1.2.3 Cơ chế dự phòng của mạng 17 1.3 Thiết bị truyền dẫn SDH 18 1.3.1 Giá trính S9(600x600x2200mm) 18 1.3.2 Thiết bị 1660SM .19 1.3.3 Thiết bị 1650 SMC 24 1.3.4 Thiết bị 1640 FOX. .27 1.3.5 Thiết bị kết nối chéo 1515 CX-C .29 1.3.6 Thiết bị ghép kênh 2Mbps: 1511BA .31 1.3.7 Thiết bị quản lý phần tử mạng nội bộ 1353 AC 34 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ TỔNG ĐÀI 36 2.1 Tổng quan về tổng đài 36 2.1.1 Khái niệm tổng đài. .36 2.1.2 Vị trí của hệ thống tổng đài chuyển mạch trong mạng viễn thông: 36 2.1.3 Xu hướng sử dụng, ưu điểm tổng đài nội bộ: .38 2.2 Sơ đồ kết nối và hoạt động của hệ thống tổng đài của công ty TTTH đường sắt. 40 2.3 Tổng đài MATRA 6550 IP PBX 41 2.3.1 Cấu trúc cứng của tổng đài MATRA 6550 IP PBX 41 2.3.2 Quản lý phần mềm hệ thống .46 2.3.3. Kiểm tra xử lý các lỗi cơ bản .48 2.4. Tổng đài Trung kế Definity .48 2.4.1. Cấu trúc phần cứng của tổng đài definity: .48 2.4.2 Phần mềm hệ thống tổng đài: .51 KẾT LUẬN 53 Phụ lục 1: Sơ đồ hệ thống truyền dẫn SDH Hà Nội Vinh . 54 Phụ lục 2: Sơ đồ phòng quản lý mạng . 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

docx56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3790 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền dẫn SDH và các tổng đài nội bộ PBX trong thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội – Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng này đã được kích hoạt. 1.2 Giới thiệu chung về thiết bị SDH, hệ thống thông tin Hà Nội – Vinh. 1.2.1 Cấu trúc hệ thống SDH Mạng thông tin được xây dựng dọc theo đường sắt từ Hà Nội – Vinh với tuyến cáp quang đường trục chạy dài, rẽ nhánh tại các ga dọc đường. Các thiết bị truyên tuyến được sử dụng theo công nghệ SDH , xen rẻ tại các ga. Hệ thống thiết bị phân kênh, hợp kênh sử dụng vòng ring STM4, STM1 và 2Mb/s Mạng SDH được xây dựng gồm 35 ga với mỗi ga ở đầu xa được sử dụng bộ hợp kênh 1511BA kết nối với các thiết bị sdh sử dụng để truyền dữ liệu và thoại . Hệ thống này cũng tương thích với hệ thống cận đồng bộ PDH. Các ga nằm trên đường trục STM4 bao gồm các ga Hà Nội, Đồng Văn, Nam Định, Thanh Hóa, Cầu Giát, Vinh. Các ga nhỏ sử dụng đường truyền STM1 với các bộ hợp kênh/phân kênh tách tín hiệu thoại và dữ liệu. Tại các ga Hà Nội và Nam Định, Cầu Giát, Thanh Hóa , Vinh sử dụng bộ hợp kênh kết nối chéo 1511 CXC để định tuyến các luồng và các kênh. Tại các ga này có kết nối một đường ETHENET với điểm Hà Nội ( điểm quản lý trung tâm của hệ thống ) để phục vụ cho việc quản lý. Đường kết nối này sử dụng Card 2M kết nối trên luồng E1 theo tiêu chuẩn G.763.Các modul quang STM-1 và STM-4 hoạt động ở các bước sóng 1300nm và 1550nm. Các thiết bị truyền dẫn SDH sử dụng tại các ga được thể hiện như trong phụ lúc 1. Kết nối truyền thông Hà Nội- Nam Định được kết bằng đường cáp quang đồng trục chính STM-4, tại các điểm rẻ STM-1 ở Hà Nội và Nam Định sử dụng các bộ phân kênh thành các luồng 2Mbps cung cấp đường trung kế 2Mbps cho các tổng đài số. 1.2.2 Hệ thống quản lý. Hệ thống quản lý được xây dựng và đặt tại các ga lớn sử dụng STM-4 như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Cầu Giát , Vinh. Máy chủ quản lý được đặt tại điểm Hà Nội. Điểm Hà Nội là quản lý trung tâm còn lại 4 điểm có chức năng quản lý như nhau. Mạng quản lý sẽ được kết nối qua giao tiếp Q3 trên thiết bị 1660SM tại điểm Hà Nội với đường kết nối chủ GNE ( Gate Network Element ). Các thiết bị 1640FOX và 1650SMC sử dụng giao tiếp Q2 cho phép kết nối thiết bị hợp kênh MUX. Mạng LAN cũng được kết nối với bàn điều khiển thông qua hệ thống chuyển mạch và được kết nối trực tiếp với 1660SM trên luồng 2Mbps. Hệ thống sử dụng chương trình quản lý 1353SH/54RM cho phép cấu hình và bảo dưởng thiết bị từ xa thông qua các giao diện dễ sử dụng. Người vận hành có thể theo dỏi được toàn bộ trạng thái của mạng, phát hiện nhanh và chính xác. Hệ thống quản lý có các chứ năng sau: - Quản lý , khai báo các cấu hình phần cứng và phần mềm từ xa. - Hiển thị các mạng quản lý hệ thống SDH: Hiển thị các cảnh bảo, trạng thái thiết bị , sự thay đổi cấu hình của hệ thống. - Quản lý quá trình thực hiện , cho phép thay đổi và xử lý dữ liệu để phục vụ cgi việc sử dụng hiệu quả các kênh thông tin. - Phát hiện vị trí và kiểm tra quá trình sửa lỗi hư hỏng của hệ thống. - Bảo mật hệ thống, quản lý các thông tin truy cập hệ thống, password truy cập và truy xuất thông tin ra khỏi cơ sở dữ liệu hệ thống. - Kiểm tra quá trình bảo dưởng Khối quản lý mang NMS được tích hợp gồm: - Khối tích hợp thông trung tâm thông qua giao tiếp IOO: tập trung các cảnh báo, các bộ đếm hoạt động và tóm tắt các thao tác. - Quản trị mạng hệ thống qua giao tiếp ISN: để bổ xung và giám sát các dịch vụ của truyền dẫn. Các thiết bị được ghép nối với nhau theo giao diện xác định vủa hệ thống như: Giao diện S được sử dụng cho các kết nối giữa các thiết bị đầu cuối dựa trên nguyên tắc giám sát các thiết bị SDH , Giao diện Q được sử dụng để kết nối với hệ thống điều khiển sử dụng cho quản trị toàn mạng. 1.2.3 Cơ chế dự phòng của mạng Đường truyền cáp quang trục chính luôn ở chế độ dự phòng 1:1. Các đường STM1 có chế độ dự phòng SNCP. Thêm vào đó các thiết bị 1650 SMC và 1660 SM đều có thiết bị dự phòng n+1 cho luồng 2Mbps và các modul dự phòng khác như modul nguồn modul xử lý, modul định tuyến Dự phòng cho STM4: Sử dụng 2 đôi sợi quang trên một cáp sợi quang, thời gian chuyển đổi dự phòng của hệ thống chuyển mạch là nhỏ hơn 50ms. STM-4 STM-1 Hanoi Nam Dinh Thanh Hoa Cau Giat Working Protect  Vinh Dự phòng cho STM1: Cơ chế chính của chế độ dự phòng này là bảo vệ đường thông của mỗi luồng E1 thông qua các vòng ring. Trong trường hợp hư hỏng giao diện quang, hỏng cáp hay hư hỏng thiết bị ADM … các đường liên lạc sẽ đi vòng STM-4 STM-1 Hanoi Nam Dinh Thanh Hoa Cau Giat  Vinh ngược lại bỏ qua các vị trí hư hỏng. Thời gian chuyển mạch là nhỏ hơn 50 ms. 1.3 Thiết bị truyền dẫn SDH 1.3.1 Giá trính S9(600x600x2200mm) Giá thiết bị S9 là một giá lắp đặt dựa trên các sản phẩm SDH của Alcaltel. Giá có cấu trúc vật lý có thể sử dụng nhiều chức năng khác nhau dễ dàng cho việc lắp đặt và sắp xếp cáp dẫn đảm bảo cho việc giảm sát có hiệu quả, dễ dàng cho vận hành và bảo dưỡng. Các thiết bị truyền dẫn SDH của Alcaltel được đặt trên một giá S9 với nguyên tắc : Tất cả các bản mạch đều được ghép vào phía trước của Panel để dể dàng cho việc bảo dưởng. Các kết nối đều được thực hiện ở phía trước của Panel , các điểm ghép nối được kết nối ở các giá kết nối DDF hoặc giá phối ghép MDF, các đầu kết nối quang được thực hiện ở bảng mạch phía trước. Giá thiết bị S9 tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế ETSI và TEC, có đặc điểm chống từ hoác EMC và chống tĩnh điện. Công suất nóng tối đa trên một giá trung bình 1000W theo tiêu chuẩn của ETSI( Đối với giá 600x600x2200mm). Giới hạn này áp dụng cho các giá mà không cần phải có hệ thống làm mát. Chuổi sản phẩm này được thiết kế sử dụng bộ làm mát đối lưu ở chủng loại thiết bị này, số thiết bị trên giá có thể được giới hạn tùy theo từng loại thiết bị. Để giảm nhiệt độ vận hành thì hệ thống làm mát cưởng bức có thể được sử dụng. Các khối quạt và Panel điều chỉnh có thể đáp ứng cho mục đích này nếu cần thiết. Giá con, mỗi giá được đặt các khối thiết bị khác nhau sử dụng cho tổ chức nằng ghép nối các khối, kích cỡ thiết kế của nó phụ thuộc vào các mục đích yêu cầu của thiết bị. Các đường dây của giá con có thể được thiết kế các khối chuẩn theo vị trí có thể thay đổi linh hoạt của các chốt do đó có thể lắp được ở các vị trí đặc biệt linh hoạt mà không chuyển đến các thiết bị khác. Mỗi giá đều có một panel đường trượt, độ rộng của mỗi khối là một thanh dọc có các lỗ 2,54mm và thiết kế của giá có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của sản phẩm. Tất cả các thiết bị này được đặt trên tủ UT9 trong đó có khung giá MDF/DCF để kết nối với thiết bị. Các kênh thoại được kết nối với giá MDF và kênh giữ liệu được kết nối với giá DCF. Giao diện dữ liệu theo chuẩn V.35 cho các kênh nx64 và V.28 cho các kênh dữ liệu tốc độ thấp. Thiết bị sử dụng nguồn 220VAC và bộ chuyển đồi nguồn 220VAC sang 48VDC được gắn trên giá máy. 1.3.2 Thiết bị 1660SM 1.3.2.1 Giới thiệu. Thiết bị 1660 Sm là thiết bị sử dụng trên luồng STM 1/4/16 cho tất cả các tuyến chuyển mạch mềm sử dụng trên công nghệ SDH và PDH theo tiêu chuẩn ITU-R G707. Thiết bị có khả năng điều khiển các thiết bị đầu cuối và các thiết bị hợp kênh phân kênh, các thiết bị xen rẻ. Hơn nữa thiết bị có khả năng đặt cấu hình cho các định tuyến chuyển mạch nhỏ với các ma trận 96x96 STM-1 tương đương với mức cao VC và 64x64 STM tương đương với mức thấp VC. Cấu hình thiết bị như một bộ hợp kênh của các đường kết nối trung kế , các bộ chuyển mạch xen rẻ hoặc các bộ chuyển mạch chéo sử dụng trong các mạc vòng, mạch trục thằng hay mạng hình lười. Thiết bị có khả năng tương thích với các modul khác nhau thuộc cùng họ sản phẩm và có thể nâng cấp dễ dàng với chi phí nhỏ nhất. 1660 SM giám sát , cài đặt cấu hình và kiểm tra tất cả dữ liệu về trạng thái thiết bị thông qua các giao diện ( giao tiếp Q ) của hệ thống đến các máy tính quản lý. Chức năng đồng bộ thiết bị được đặt trên ma trận chuyển mạch SDH , nó sẽ tạo ra các xung đồng bộ để đồng bộ toàn bộ hệ thống và vì ma trận SDH là phần dự phòng nóng nên chức năg đồng bộ hệ thống cũng luôn luôn được dự phòng. Ngoài ra các thiết bị được tích hợp chuyển mạch ATM và có khả năng định tuyến IP thông qua các Card chuyển mạch và các Router. 1.3.2.2 Ứng dụng của 1660SM. Card 1660 SM được sử dụng cho truyền dẫn trên các sợi cáp chuẩn G.652, G.653, G.654 và có các ứng dụng chính sau: - Sử dụng cho các mạng ring khu vực và mạng trục chính. - Kết nối điểm –điểm với các trạm xen rẽ hoặc mạng chung. - Kết nối các đường trục chính và các đường chuyển mạch chéo. - Kéo dài khoảng cách và thiết bị tích hợp mạch khuyếch đại quang. 1.3.2.3 Cấu hình thiết bị 1660 SM Hình 1.8: Sơ đồ khối chức năng của 1660 SM Thiết bị 1660 SM gồm nhiều card có chức năng khác nhau: Card Equico:Là card có chức năng cung cấp chức năng điều khiển chung cho hệ thống thực hiện các nhiệm vụ truyền thông tin tới các thiết bị truy cập tại chổ qua giao diện F, với hệ thống điều hành OS qua giao diện Q3, Thiết bị truy cập từ xa nhờ các kênh DCC của cổng STM-n. Ngoài ra card còn lưu trữ phần mềm điều khiển của hệ thống và cấu hình thiết bị. Vị trí cắm tại slot 22. Card CONGI: Cung cấp tối đa các giao diện chung và có chức năng điều khiển hệ thống. Phần điều khiển hoạt động dựa trên chức năng điều khiển thiết bị đồng bộ ( SEMF) theo tiêu chuẩn ITU-T G.783 . Phần này giao tiếp với thiết bị khác nhờ giao diện QB3 CMIP. Phần điều khiển có chức năng cung cấp các cấu hình hệ thống các thiết bị quản lý hoặc các thiết bị khu vực đồng thời đưa ra các thông báo về trạng thái cũng như cảnh báo về hoạt động của thiết bị. Ngoài ra nó còn điều khiển : - Điều khiển thiết bị EC dùng cho mạng DCC, giao diện CT/OS và cở sở dữ liệu quản lý. - Điều khiển truyền thông SC để cung cấp các cảnh báo , phát hiện lỗ, thực hiện giám sát và điều khiển dự phòng hệ thống Card Matrix: Thực hiện các chứ năng: Kết nối các cổng , đồng bộ thiết bị, điều khiển, thống kê các cảnh báo. Card Matrix được thiết kế dựa trên sơ đồ ma trận mở có thể kết nối AU4s, AU3s, TU3s và TU12s giữa các cổng SDH và PDH bất kì . Dung lượng ma trận 96x96 STM-1 . Các dạng kết nối gồm: - Kết nối đơn hướng điểm-điểm - Kết nối song công điểm – điểm - Kết nối đơn hướng điểm – đa điểm - Xen rẻ liên tục SNCP - Xen rẻ liên tục MS-SP vòng Card được cắm tại slot 23/40 Card P4S1N : Là card có chức năng cung cấp và điều khiển các cổng tốc độ cao với các giao tiếp quang-điện đồng thời quản lý các truy cập tương ứng trên card truy cập tương ứng trên card truy cập. Dung lượng sử dụng giao diện quang 4xSTM-1 và cổng giao diện điện. Card được cắm ở vị trí slot 24/39. Card P63E1:là card có chức năng xử lý 63 tín hiệu 2Mbps và truy cập tương ứng trên các card truy cập A21E1. Card S-4.1N, L-4.2N: là modul giao tiếp quang nằm phía trong thiết bị, sử dụng cho kênh STM-1,STM-4. Cắm tại svị trí slot 24 đến 39. Card T-Bus: là Card cung cấp các kết cuối điện đến các Bus định hướng trên tấm phía sau. Modul IL-1.2,IS-1.1:là modul giao tiếp quang nằm phía trong thiết bị, sử dụng cho kênh STM-1. IL-1.2 dùng cho khoảng cách dây dẫn ngắn và IS-1.1 dùng cho khoảng cách dây dẫn dài. Card A21E1: là card truy cập kênh 2Mb/s. Cung cấp các giao diện 2Mb/s từ phía sau của thiết bị đến đường dây ngoài. Dung lượng tối đa của card là cung cấp 21 kênh 2Mbps. Card Service: cung cấp các chức năng quản lý các kênh phụ trợ AUX, quản lý EOW, thực hiện các kết nối như giữa 2 trạm, giữa 3 trạm và kết nối Omibus. Card được cắm tại vị trí slot 11 Vị trí lắp đặt các Card trên thiết bị. Hình 1.9 : Vị trí lắp đặt các Card trên thiết bị 1660 SM Hình 1.10: Thiết bị 1660 SM 1.3.3 Thiết bị 1650 SMC 1.3.3.1 Giới thiệu. Thiết bị 1650SMC là thiết bị truyền dẫn dựa trên công nghệ SDH sử dụng tốc độ 155Mbps ( STM-1) và 622 Mbps ( STM-4). Thiết bị có khả nằng cấu hình như một bộ hợp kênh nhiều đầu vào hoặc như một thiết bị truy cập chuyển mạch chéo đầu cuối cho mạng vòng, mạng thẳng và mạng dạng lưới . Sử dụng ở bước sóng 1330nm và 1550nm , modul quang STM-1 STM-4 với các ứng dụng trên khoảng cách ngắn và khoảng cách kéo dài. Giao diện quang sử dụng bao gồm bộ khuếch đại quang STM-1 STM-4. Thiết bị có khả năng sử dụng tương thích với các card cùng chủng loại và có thể nâng cấp và quản lý dễ dàng với chi phí nhỏ nhất. Hình 1.11: Thiết bị 1650 SMC Các thông tin cảnh báo được sử dụng cho việc giám sát và hiển thị các trạng thái của thiết bị thông qua các giao diện Q và đưa thông tin đến hệ thống quản lý mạng. Cả hai giao diện thiết bị và giao diện quản lý mạng tại các điểm đều dựa trên tiêu chuẩn QB3 CMP và hiển thị qua các cảnh báo quản lý. Mạc dù với kích thước nhỏ gọn, 1650SMC vẫn có khả năng bảo vệ thiết bị. Một kênh kết nối xác định trong hệ thống được chỉ ra trong cấu hình đều có thể sử dụng cho mục đích bảo dưởng . Thiết bị tích hợp cả chuyển mạch ATM và định tuyến IP thông qua các card và các chuyển mạch tùy chọn. Chức năng này được sử dụng cho các truy cập mạng vong tại các mạng rộng và mạng nội bộ để tăng độ tin cậy của các luồng dữ liệu từ các thiết bị khác trên cùng một mạng SDH ảo. Vì vậy nó sẽ tối ưu hóa được hiểu quả sử dụng băng thông. 1.3.3.2 Cấu hình thiết bị Mỗi giá được chia làm 2 phần , phía bên phải dành cho các modul truy nhập , phía bên trái dành cho khối lưu lượng có thể truy nhập trực tiếp vào giá trước của panel. Các khối chức năng trung tâm như cung cấp nguồn, điều khiển thiết bị, ma trận SDH và đồng hồ tham chiếu. Card CONGI: cung cấp tối đa các giao diện chung và giao diện điều khiển . Nó đưa ra 2 mức điện áp cho tất cả các card khác trong thiết bị, có thể lắp 2 card CONGI gọi là CONGI A và CONGI B. Nếu sử dụng 2 card CONGI trong hệ thống thì nó sẽ cung cấp cấp các giao diện khác nhau: - Nếu chỉ dùng card CONGI A tại khe số 4 cung cấp toàn bộ các kết nối như: các đèn cảnh báo trên giá , giao diện Q, giao diện LAN… - Nếu sử dụng card CONGI B tại khe 5 chỉ đầu kết nối Nguồn và cảnh báo từ xa hoạt động. Card được cắm ở vị trí slot 4/5. Card A21E1: Tương tự như trên 1660SM, là card truy cập kênh 2Mbps, cung cấp kết nối hai hướng cho kênh truyền 2Mbps từ phía sau của panel đến các đường dây ngoài. Dung lượng tối đa của card kà cung cấp 21 kênh 2Mbps. Được sử dụng trong cấu hình bải vệ EPS. Card được lắp ở vị trí slot 1/2/3. Card SERGI:Modul kết nối vào/ra có chức năng cung cấ các kết nối cho các kênh phụ trợ như 2 kênh theo chuẩn G.703, 2 kênh RS-232, 2 kênh theo chuẩn V1 và các giao diện đồng bộ J1-J4 và đưa ra các giao diện nguồn, quản lý kết nối EOW: giữa hai trạm, giữa ba trạm và kết nối Omibus. Card cắm tại slot 5. Card SYNTH1N:Card cung cấp các chức năng: Giao diện đường dât cho 2 đường STM-1 hoặc 1 đường STM-4, điều khiển thiết bị, ma trận kết nối , đồng bộ hệ thống và giám sát cảnh báo của hệ thống từ xa… Bộ điều khiển có chức năng đưa ra các cấu hình cần thiết cho quản lý, cho các thiết bị đầu cuối khác đồng thời đưa ra các thông báo trạng thái của thiết bị. Ngoài ra nó còn điều khiển hệ thống dự phòng tự động. Để đồng bộm hệ thống nhận xung đồng bộ từ……………. Card được lắp ở vị trí slot 9/10 Card Flash: Được gắn trong card SYNTH1N, là bộ nhớ thứ cấp lưu trữ các thông tin về cấu hình của hệ thống. Card P4S1N: Tương tự như trên thiết bị 1660SM. Card cầm sử dụng 4 Modul để tạo ra các kết nối đầy đủ . Hai modul được gắn trên mặt trước và 2 modul trên các card truy nhập tương ứng 2xSTM-1 phía trước ( A21E1) Card IL-1.2 : Tương tự như trên 1660SM. Car giao tiếp quang sử dụng cho kênh STM-1 có thể kết nối 2 modul này với các card P4S1N, A21E1,SYNTH1N để xác định các kết nối quang cho tối đa 2 kênh STM-1 ( mỗi kênh sử dụng 1 modul). Chỉ 1 trong số các modul này được kết nối với ma trận ATM 4x4. Nguồn:Sử dụng chung bộ nguồn với hệ thống, lối vào nguồn ắcqui -48v. Khi cả 2 đầu vào ắcqui được sử dụng thì đầu vào có điện áp cao sẽ được sử dụng . Mỗi card gắn trên bo mạch chuyển đổi DC/DC cung cấp điện áp +3.3V hoặc 5.2V. Bộ phận phối nguồn sẽ hạn chế được sai sót trong việc chuyển đổi nguồn. Vị trí lắp đặt các card trên thiết bị: Hình 1.12: Sơ đồ các khối chức năng và vị trí lắp đặt các card trên thiết bị 1.3.4 Thiết bị 1640 FOX. 1.3.4.1 Giới thiệu. 1640 FOX là thiết bị hợp kênh xen rẽ đồng bộ dựa trên tiêu chuẩn ITU-T G.707. Thiết bị tương thích với mạng quang SDH và là loại thiết bị ADM tốc độ STM-1 hoặc STM-4. Thiết bị được cấu hình như một thiết bị xen tách cho các dạng điểm-điểm và mạng vòng. 1640 FOX có thể sử dụng ở các tốc độ theo yêu cầu sử dụng 1,5Mbps ; 2Mbps ; 45 Mbps, 140 Mbps giao diện điện STM-1 và giao diện quang STM-1. Thiết bị có chức năng định tuyến dạng ma trận để có thể xen tách hoặc pass các tín hiệu ở mức VCi. 1640 FOX có thể điều khiển vận hành ở các bước sóng 1330 nm và 1550 nm với chế độ song công tại bước đơn mốt tốc độ STM-1. Tại mạng mạng ĐSVN sử dụng 1640 ở các ga nhỏ như Thường Tín , Chợ Tía, Phú Xuyên …. 1640 FOX là thiết bị nhỏ gọn với các khe cắm theo tiêu chuẩn chung do đó rất dễ nâng cấp và quản lý với chi phí nhỏ nhất. Thiêt bị được tích hợp chuyển mạch ATM và khả năng định tuyến IP thông qua các card tùy chọn và các jack chuyển tương ứng. 1640FOX có thể hoạt động như một thiết bị truyền dẫn và như một thiết bị đầu cuối mạng. Bên cạnh đó có các cổng vào ATM/IP khác trên mạng SDH VC . Nó có khả năng điều chỉnh các dữ liệu truyền thông tránh gây ngẽn mạch hệ thống. 1.3.4.2 Cấu hình thiết bị. Khối thiết bị này chia làm 2 phần: phần dưới dành cho các khối truy nhập, phần sau dành cho panek truy nhập. Một số công việc có thể truy nhập trực tiếp trên panel phía trước, các chức năng trung tâm như cung cấp nguồn, điều khiển thiết bị, ma trận SDH và đồng hồ tham chiếu. Các card trên thiết bị: Card SYNTH1N: Thực hiện một số chức nằng của mạng SDH như kết nối các đầu cuối của thiết bị SDH, cung cấp tín hiệu đồng bộ, thực hiện ma trận kết nối và điều khiển hệ thống. Card này có thể điều khiển được 2 giao diện STM-1 hoặc 1 giao diện STM-4. Card P21E1: Đây là card có chức năng điều phối ( Tributary card). Có chức nằng xử lý tín hiệu 2Mbps từ phần truy cập phía sau đến phần tích hợp ADM. Card AFOX: Là bảng truy cập cơ bản cho 12 kết nối tương ứng với các tín hiệu 12x2Mb(75/120 Ohm) và các kết nối mở rộng khác cgi các dịch vụ phụ trợ và cho các dịch vụ dữ liệu. Card IL-1.2: Là giao diện quang STM-1. Đây là card cắm vào vị trí trống phía trước của bộ ADM. Tùy vào dung lượng có thể sử dụng 4 cổng STM-1 Card Flash ATA 48 MB: Là thiết bị sử dụng như một bộ nhớ truy cập thứ cấp chứa toàn bộ cơ sở dữ liệu của thiết bị. Nó có khả năng chèn/truy xuất thông tin từ bộ tích hợp ADM. Thiết bị này chỉ sử dụng cho các ứng dụng của SDH. 1.3.5 Thiết bị kết nối chéo 1515 CX-C 1.3.5.1 Giới thiệu Là thiết bị chuyển mạch thông minh có khả năng định tuyến các đường truyền thông từ các dữ liệu trên đường truyền dẫn. Thiết bị có cấu tạo phần cứng dạng module có tính năng linh hoạt và cấu trúc nhỏ ngọn. Thiết bị này có thể được sử dụng ở các mạng truyền thông công cộng cũng như trong các mạng phi truyền thông. 1515CX-C có thể lên tới 32 giao diện 2Mbps, thực hiện các chức năng truy cập, định tuyến, xen rẻ , thông qua và chức nằng chuyển mạch chéo. Tín hiệu 2Mbps cung cấp cho hệ thống có dạng: - Khung G.704 và CAS - Khung G.704 và CCS - Không sử dụng khung Khả năng thực kết nối chéo các kênh từ 64 kbps đến các kênh Nx64kbps. N=30 dùng cho khung G.704 và tín hiệu CAS, N=31 dùng cho khung G.704 và tín hiệu CSS. N=32 dùng cho cho chế độ không sử dụng khung. Bit tín hiếu CAS được cài vào các khe thời gian điều khiển dữ liệu thoại. Thiết bị 1515 CX-C không chỉ sử dụng cho các kết nối đơn công và song công mà nó còn sử dụng cho các mạng diện rộng. Ngoài ra nó có nhiệm vụ cung cấp xung đồng bộ cho hệ thống , các bộ nguồn đồng bộ khác có thể được lập trình để lựa chọn chế độ các đồng bộ ưu tiên như: - Tín hiệu đồng bộ lấy từ cổng 2Mb/s - Hai cổng vào tín hiệu đồng bộ ngoài - Chế độ đồng hồ đồng hồ trong Trong hệ thống thông tin SDH Hà Nội – Vinh, thiết bị 1515 CX-C được lắp đăth tại các điểm Hà Nội, Nam Định, Cầu Giát, Vinh. 1.3.5.2 Cấu hình thiết bị Card OUPA : Là card cung cấp các giao diện 2Mbps, mỗi card gồm 8 giao diện. có cấu hình dự phòng 1+1. - 1515CX-C có các card OUPA ở các khe 2,4,8,10 bằng dung lượng của cổng 2Mbps. - 1515CX-C có các Card OUPA ở các khe 2,3,4,5,8,9,10,11 bằng dung lượng của cổng 2 Mbps ở chế độ bảo vệ 1+1 cho các card OUPA. Card CMX: Là card thực hiện chuyển mạch chéo và cung cấp các tín hiệu đồng bộ. Card có cấu hình dự phòng 1+1. Card COPB: Là card có chức năng điều kiển toàn bộ hoạt động của thiết bị 1515CX-C , nó có chức năng tập hợp các cảnh báo, kiểm tra và điều khiển cấu hình 1515CX-C. Là card quan trọng của thiết bị có cấu hình dự phòng 1+1. Card NMQD: Là card cung cấp các giao diện kết nối với phần mềm quản lý đầu cuối và NMS để hiển thị các cảnh báo, điều khiển các Rơ le cảnh báo trên tấm panel phía trên giá máy. Card nguồn DC/DC: Là card có nhiệm vụ cung cấp nguồn DC cho thiết bị và cấu hình được dự phòng 2+1. Hình 1.13: Thiết bị 1515 CX-C 1.3.6 Thiết bị ghép kênh 2Mbps: 1511BA 1.3.6.1 Giới thiệu thiết bị 1511 BA. Thiết bị 1511 BA của Alcatel là 1 điểm truy nhập được xác định dựa trên bộ phối ghép kênh PCM ưu tiên. Thiết bị này có thể được sử dụng với các cấu hình phù hợp với các lưu lượng tín hiệu thoại và dữ liệu để tạo ra một cấu hình đặc biệt rẽ nhánh chén hoặc phân chia kênh số. Cấu trúc của nó có cấu hình dạng bus và nhiều kênh khác do đó dữ liệu thoại được cung cấp với nhiều kiểu kết nối với thiết bị đầu cuối. Thiết bị này có thể kết nối theo các dạng: - Các thuê bao thông thường. - Các thuê bao dạng băng rộng ISN - Tổng đài số và tương tự dữ liệu tốc độ thấp. - Dữ liệu tốc độ cao nx64. Thiết bị cho phép xen kẽ và chén các kênh thông tin trên các trạm chuyển tiếp. Điều này cho phép có một giải pháp tối ưu trong trường hợp mật độ thuê bao tập trung thấp trong hệ thống. Các hệ thống dùng các phương thức khác nhau như : cáp đồng hoặc cáp quang sẽ được tích hợp trên các thiết bị đầu cuối bằng cách sử dụng các rãnh cắm có sẵn trên thiết bị. 1.3.6.2 Cấu hình thiết bị. 1511 BA là một tập hợp các modul , các khối. Mỗi modul có thể coi như một phần tử mạng. Trên mỗi giá con thường được sắp xếp và đánh số 2 bộ Mux. Tùy từng nhu cầu sử dụng mà tại các khe cắm sẽ được sử dụng các card có chức năng và khai báo phần mềm điều khiển khác nhau. Tại mạng ĐSVN hiện sử dụng các card có chức năng sau: 1.3.6.2.1 Các card chung: Card PCMC2bis: là card cung cấp các giao diện 2Mbps cho hệ thống thiết bị ghép kênh. Thông qua ma trận kết nối , card cho phép tạo ra các kết nối kênh số đến các khe thời gian của trung kế E1. Đây cũng là card có tác động nhất định trong phần quản lý thiết bị. Card CNCC4: là card có chức năng điều khiển hệ thống, card đưa ra các giao diện quản lý mạng của toàn bộ hệ thống ghép kênh thông qua giao tiếp Q2. Card RGPA: là card nguồn có chức năng chuyển đổi nguồn DC/DC từ 48V đến +5V và -5V. Ngoài ra card còn có chức năng cung cấp tín hiệu chuông , tùy theo các thông số của mỗi loại card , bộ phận này sẽ đưa ra các dòng chuông phù hợp . Riêng ở Hà Nội card này không sử dụng chức năng chuông. Card PMPA: Là card có chức năng điều khiển hệ thống, card đưa ra các giao diện Q2 khác nhau trên hệ thống ghép kênh để phục vụ cho quản lý tập trung. Card CBRA: Card thực hiện chức năng điểm – đa điểm , sử dụng khe thời gian xác định trong trung kế 2Mbps . Tại mạng truyền dẫn của ĐSVN, card này sử dụng cho hệ thống thông tin điều độ . Card bao gồm các dạng tín hiệu thoại , dữ liệu, tín hiệu và có khả năng sử dụng tối đa 15 khe thời gian. Với cấu hình chủ - tớ, card có chức năng phân phối 1 khe thời gian từ một cổng đến 14 khe thời gian khác trong cùng một trung kế 2Mbps. Nếu có lớn hơn 14 khe thời gian, có thể sử dụng nhiều card CBRA. Các khe thời gian đã được phân bổ trong trung kế 2 Mbps cũng có thể được phân bổ từng khe một vào các trung kế 2Mbps khác thông qua chức năng định tuyến của bộ kết nối chéo 1515 CXC. Tất cả các đường kết nối điểm – đa điểm đều được thực hiện trên card CBRA. Card QEXA: Card này cho phéo kết nối đến một số thiết bị hợp kênh MUX trên các giá khác nhau tới một card CNCC4. Nó cũng làm một nhiệm vụ cung cấp tín hiệu đồng hồ cho thiết bị MUX ( Lấy từ lối vào ngoài hoặc lối ra đồng hồ nội ). 1.3.6.2.2 Các card thoại. Card CHSU: Card này cung cấp các kênh thoại 2 hoặc 4 dây, mỗi card có dung lượng sử dụng là 5 kênh thoại ( trong dải tần iếng nói 300 – 3400Hz/600 ohms). Các kênh thoại sử dụng cho hệ thống điều độ sử dụng card loại CHSU 52/4w Card SPCM-S: Chức năng cung cấp các kênh thoại loại 2 dây cùng với các tín hiệu cho các thuê bao ( tín hiệu chuông, tín hiệu tone…). Dung lượng sử dụng trên mỗi card là 10 kênh( Giao diện FXS ). Card SPCM-E: Chức năng cung cấp các kênh thông tin 2 dây tích hợp chức năng cấp tín hiệu cho PABX. Dung lượng mỗi card là 5 kênh ( Giao diện FXO ). 1.3.6.2.3 Các card dữ liệu. Card RAC: Cung cấp các tín hiệu đồng bộ cho MUX, card sử dụng 4 cổng với các khả năng cung cấp các giao diện ghép nối khác nhau như : giao diện V24/V28,V35,V36 với tốc độ từ 75bit/s đến 64Kbps( tùy thuộc vào cấu hình của từng loại giao diện ) Card U6-VAM: Card này sử dụng 6 kênh dữ liệu thoại loại 2 dây, Card có thể cấu hình để dùng 2 kênh tốc độ 64Kbps hoặc 1 kênh tốc độ 128 Kbps trên một số đôi cáp đồng. 1.3.7 Thiết bị quản lý phần tử mạng nội bộ 1353 AC. Hệ thống quản lý mạng 1353 AC của Alcatel nằm trong một hệ điều hành cung cấp các dịch vụ quản lý mạng ở mức quản lý phần tử cho các phần tử mạng truy nhập của Alcatel, theo phương pháp tập trung , có độ hiệu dụng cao, tiện với người sử dụng. Thiết bị được quản lý tại chổ qua các phần mềm quản lý của NECTAS( Phần mềm quản lý đầu cuối tại chổ ). Phần mềm này được chạy trên các máy tính cá nhân và được kết nối trực tiếp đến các giao diện F trên bản mạch quản lý ( CNCC hoặc NMQ )NECTAS không chỉ điều khiển các đường line đến các phần tử mạng mà còn cung cấp toàn bộ giao diện hình ảnh thể hiện các lược đồ vận hành thiết bị. Phần mềm này sử dụng giao diện của Window và mô tả lại toàn bộ các cảnh bảo trên cửa sổ Window. Để quản lý toàn bộ hệ thống, sử dụng thiết bị Alcatel 1353AC giám sát tất cả các phần tử mạng. Thiết bị 1353 AC có thể cung cấp tất cả các dự đoán về hư hỏng và bảo dưởng thiết bị đồng thời cũng thực hiện một số công việc khác điều khiển hệ thống. Phần mềm 1353 AC được cài trên các trạm Hewlett-Packard và sử dụng hệ điều hành UNIX; có khả năng quản lý tất cả các thiết bị 15xx trên mạng kết nối qua thiết bị truyền thông. Thiết bị 1353 AC là một hệ thống quản lý phần tử theo mức cho các phần tử mạng truy nhập Alcatel như: - Các nốt truy nhập Alcatel 1511 AN - Kết nối chéo Alcatel 1515 CX-C ( lên tới 32x2Mbps). CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ TỔNG ĐÀI 2.1 Tổng quan về tổng đài 2.1.1 Khái niệm tổng đài. Thành phần cốt lõi của mạng điện thoại hiện nay là các hệ thống tổng đài. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc thiết kế các hệ thống tổng đài ngày càng trở nên phức tạp hơn để cung cấp phương tiện cho phép các mạng có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ hơn nữa tới khách hàng và giúp cho việc vận hành cũng như bảo dưỡng trở nên dễ dàng hơn. Tổng đài là một hệ thống chuyển mạch có chức năng chính là thiết lập đấu nối giữa thiết bị đầu cuối phát với đầu cuối thu dựa vào địa chỉ mạng (số thuê bao) giúp cho các đầu cuối này liên lạc được với nhau và gọi ra ngoài trên một số đường thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ. 2.1.2 Vị trí của hệ thống tổng đài chuyển mạch trong mạng viễn thông: 2.1.2.1 Vị trí trong mạng PSTN: Mạng PSTN là mạng điện thoạichuyển mạch công cộng được chuẩn hóa do ITU với công nghệ nền tảng là công nghệ chuyển mạch kênh. Hệ thống chuyển mạch được đặt tại các nút mạng và được gọi là tổng đài. Tùy theo vị trí, chức năng của tổng đài mà trong mạng chia thành các loại: - Tổng đài cổng quốc tế: Truy nhập trực tiếp tới các tổng đài cổng của các nước khác. Nó cũng cung cấp trợ giúp điều hành quốc tế. - Tổng đài chuyển tiếp vùng Toll: Kết nối giữa các tổng đài của các vùng khác nhau để thực hiện chuyển tiếp vùng. - Tổng đài chuyển tiếp nội hạt Tandem: Kết nối giữa các tổng đài nội hạt trong một vùng và tổng đài Toll qua đường trung kế. - Tổng đài nội hạt Local:kết nối trực tiếp với các thuê bao và đấu nối tới tổng đài liên tỉnh (Toll) hoặc tổng đài tandem qua các đường trung kế. Nó ghi thông tin cước thuê bao. Hình 2.1. Vị trí của tổng đài trong mạng PSTN 2.1.2.2 Vị trí trong mạng GSM: Chức năng chuyển mạch chính trong mạng thông tin di động toàn cầu GSM được thực hiện bởi hệ thống con chuyển mạch (SS). Nó bao gồm một số các khối chức năng: VLR HLR BTS PSTN/ISDN Internet  Gateway MSC  MSC PDSN  BTS MS BTS Hình 2.2. Vị trí của tổng đài trong mạng GSM - Tổng đài chuyển mạch trung tâm MSC: thực hiện việc thiết lập/giải phóng cuộc gọi, quản lý thuê bao, kết nối với các mạng khác để thực hiện các cuộc gọi liên mạng. MSC quản lý các BTS và được trang bị các cơ sở dữ liệu cho phép nhanh chóng cập nhật các thông tin về thuê bao, vị trí thuê bao để có các đáp ứng phù hợp. - Tổng đài chuyển mạch cửa ngõ GMSC: Kết nối với các mạng khác như mạng điện thoại cố định hay mạng Internet. GMSC thực hiện điều khiển các cuộc gọi từ mạng di động vào mạng điện thoại cố định và ngược lại. 2.1.3 Xu hướng sử dụng, ưu điểm tổng đài nội bộ: 2.1.3.1 Xu hướng sử dụng tổng đài. Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng nhiều, việc ra đời hàng loạt nhà cung cấp dẫn đến giá thành lắp đặt và cước điện thoại ngày càng rẻ. Tuy nhiên việc trang bị cho mỗi cá nhân trong doanh nghiệp một số điện thoại cố định đến một lúc nào đó buộc doanh nghiệp phải suy nghĩ lại vì chi phí đầu tư và khả năng tập trung quản lý không cao.Hơn nữa, liệt kê hàng loạt số điện thoại sẽ khiến đối tác phải lúng túng khi lựa chọn số điện thoại trong danh bạ để liên hệ công việc. Một số điện thoại duy nhất để quảng bá cho toàn doanh nghiệp sẽ là giải pháp tối ưu, thông qua hệ thống tổng đài nội bộ, cuộc gọi sẽ đến được nơi đối tác có nhu cầu liên lạc.Hơn nữa, nếu tận dụng được hết các tính năng sẵn có, người sử dụng sẽ giảm thiểu một số yêu cầu đầu tư khác mà hệ thống tổng đài nội bộ đã tích hợp sẵn. Đối với các công ty, các văn phòng, tập thể, các khách sạn, nhà hàng… thì việc liên lạc nội bộ, chuyển cuộc gọi đến người cần nghe và bảo mật cuộc đàm thoại là rất cần thiết nên tổng đài nội bộ là một trong những lựa chọn tối ưu. 2.1.3.2 Ưu điểm của tổng đài nội bộ. Những lợi ích mà tổng đài nội bộ đem lại: - Liên lạc nội bộ sẽ không mất cước phí bưu điện. - Bảo mật các cuộc gọi nội bộ. - Tận dụng được hiệu quả tối đa các đường trung kế bưu điện. -Có khả năng hỗ trợ các biện pháp tiết kiệm cho công ty, tổ chức như: + Có khả năng chặn cuộc gọi không mong muốn: gọi di động, gọi liên tỉnh... + Có thể tích hợp VoIP để liên kết giữa các trụ sở của công ty với nhau để giao dịch mà không mất phí. + Sử dụng 1 số liên lạc để giao dịch với khách hàng. Có tích hợp lời chào khi khách hàng của công ty gọi đến. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng với đó là sự lớn mạnh của các nhà cung cấp mà hàng loạt các loại tổng đài lớn nhỏ phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau lần lượt ra đời. Có khoảng hơn 100 nhãn hiệu tổng đài lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện tại ở nước ta, thị phần tổng đài nội bộ thường được chia bởi các hãng: Panasonic, Siemens, Ericsion, Alcatel, Nortel, Lucent, LG, Samsung, NEC – Nitsuko... và các tổng đài trong nước như Miswi, Sun... Do đó, việc lựa chọn tổng đài nội bộ cần phải dựa vào những chỉ tiêu, cơ sở nhất định để phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng tổ chức, từng doanh nghiệp. - Lựa chọn theo cấu hình tổng đài:Tùy theo nhu cầu sử dụng hiện tại, tương lai mà định hướng xây dựng và trang bị theo cấu hình phù hợp hiện tại và có khả năng mở rộng về lâu dài. - Lựa chọn theo chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu khai thác: Sử dụng công nghệ Analog hay công nghệ số IP,tập trung cuộc gọi đến về 1 đầu mối, chuyển cuộc gọi theo yêu cầu định hướng...Đánh số nội bộ theo yêu cầu và chi tiết cuộc gọi ra thông qua hệ thống tính cước hoặc máy in. Đăng ký số theo nhóm...Sử dụng các dịch vụ khác như Hotline/warmline, Emergency/VIP Call... - Lựa chọn theo thương hiệu và khả năng đầu tư. 2.2 Sơ đồ kết nối và hoạt động của hệ thống tổng đài của công ty TTTH đường sắt. Mạng các tổng đài của công ty TTTH đường sắt được kết nối với nhau theo mạng hình sao. Tổng đài đặt tại Công ty thông tin tín hiệu đường Hà Nội quản lý và kết nối với các tổng đài đặt tại các trạm khác như: Nam Định, Vinh, Thanh Hóa, Cầu Giát.Các tổng đài tại mỗi trạm (Hà Nội, Nam Định...) cũng được nối với các tổng đài nội hạt do VNPT cung cấp để kết nối liên lạc ngoại mạng. Khảo sát tổng đài tại trạm Hà Nội, thì tổng đài có 2 chức năng chính - Phần kết nối và quản lý kết nối thuê bao: + Kết nối các thuê bao trong nội mạng. + Kết nối các thuê bao với mạng ngoài. - Phần kết nối và quản lý kết nối trung kế: Hình 2.3.Kết nối giữa các tổng đài của công ty TTTH Đường sắt Trong hình trên là màn hình hiển thị các cảnh báo sự cố trong mạng đường sắt, những tổng đài có: • Màu xanh là hoạt động bình thường. • Màu đỏ, da cam… là các chế độ hoạt động có sự cảnh báo. Trên màn hình hiển thị này thì chỉ thông báo có lỗi, còn muốn biết lỗi xảy ra là lỗi gì thì ta phải dung phần mềm để kiểm tra. 2.3 Tổng đài MATRA 6550 IP PBX. Thiết bị chuyển mạch đặt tại Công ty thông tin tín hiệu đường sắt là tổng đài MATRA 6550 IP PBX là tổng đài kỹ thuật số đa dịch vụ đồng bộ với mạng điện thoại của Ngành đường sắt. Tổng đài M6550 dùng để quản lý và kết nối các thuê bao của ngành đường sắt trong khu vưc Hà Nội.Hệ thống trang bị khá hiện đại đảm bảo tốt các yêu cầu kỹ thuật về viễn thông và các quy định của Ngành đường sắt, từ đó đảm bảo tốt thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công ty TTTHĐường sắt, đáp ứng yêu cầu công tác, điều chỉnh thời gian chạy tàu...Tổng đài MATRA 6550 IP PBX có rất nhiều tính năng và dịch vụ như chuyển cuộc gọi, nghe xen... tuy nhiên do một số điều kiện về nghiệp vụ của Công ty nên không khai thác hết các tính năng này. 2.3.1 Cấu trúc cứng của tổng đài MATRA 6550 IP PBX Kiến trúc của M6550 bao gồm vòng ring nhiều trạm nhánh, một đơn vị điều khiển vòng (RCU) và một đơn vị đồng bộ vòng (RSCU). Đơn vị điều khiển vòng (RCU): Phụ trách vận hành và bảo dưỡng hệ thống, trang bị với màn hình, bàn phím, máy in. Toàn bộ các thông số cấu hình, do người quản trị hệ thống xác định được nạp vào đĩa cứng và được nạp vào hệ thống tổng đài thông qua máy tính lập trình. Trong hệ thống song công các CCU hoạt động ở tình trạng dự phòng nóng. Các thông số cấu hình cũng được nạp song song trên đĩa của mỗi RCU, sao cho việc chuyển đổi RCU không làm mất thông tin và không ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống. Đơn vị đồng bộ vòng (RSCU): M6550 IP có thể là đơn công (1 RCU, 1RSCU) hoặc song công (2 RCU, 2RSCU).M6550 được trang bị các bộ đĩa cứng để nạp các chương trình và số liệu. Các đơn vị điều khiển trạm nhánh (CCU): Các CCU được ghép nối với nhau qua vòng ring cáp đồng trục bao gồm các card để nối ghép các đầu cuối điện thoại và xử lý số liệu máy tính và các trung kế. Mỗi CCU là một cấu trúc phân cấp, có khả năng ghép nối và điều hành 320 cổng thuê bao và 150 giao diện truyền số liệu.Việc mở rộng tổng đài thông qua việc ghép thêm các CCU vào vòng ring cáp quang. Hệ thống M6550 được trang bị dự phòng kép cho xử lý trung tâm CPU. Một CPU làm việc còn CPU kia dự phòng nóng. Phần mềm thường xuyên kiểm tra xem CPU đang hoạt động có làm việc bình thường hay không.Nếu phần mềm phát hiện thấy nhiều lỗi trong CPU đang hoạt động thì phần mềm sẽ làm cho CPU đang hoạt động dừng và đưa CPU dự phòng vào làm việc.Sự chuyển đổi này không ảnh hưởng tới người sử dụng và sự hoạt động của toàn hệ thống. 2.3.1.1 Tủ xử lý chính: Kiến trúc của tủ xử lý chính bao gồm các khối chức năng sau: - RCU: khối điều khiển vòng Ring - RSCU: khối điều khiển đồng bộ vòng Ring - CCU: Khối xử lý thuê bao Việc bố trí các khối chức năng vào vòng Ring ở tủ xử lý chính để xử lý thông tin của các cuộc gọi được trình như sơ đồ hình dưới đây. Hình 2.4 Cấu hình dự phòng nóng cho các khối RCU, RSCU và vòng Ring * So sánh cấu trúc giữa tổng đài MC6550 với M 6550 IP PBX Hình 2.5 So sánh cấu trúc của M6550 IP PBX và MC6550 Sự khác nhau cơ bản trong cấu trúc giữa tổng đài M6550 IP PBX và MC6550 - Cấu trúc của RCU và RSCU trong tổng đài M6550 IP PBX khác với cấu trúc trong tổng đài MC6550. - Khối RCU của tổng đài M6550 IP PBX gồm 2 card (USJ, TAE) thay thế cho 5 card UTJ, AUT, TAD, MDV, ALV ở MC6550. - Khối RSCU có thêm card mới CSH thay thế cho card CUH + RMH. - RCU có thêm vị trí cho card thuê bao (tủ chính gồm: RCU+RSCU+CCU2). - Tổng đài M6550 IP PBX sử dụng PCMCIA card để thay thế cho ổ cứng và ổ mềm truyền thống. - Card xử lý CCU mới: USI và AMI. 2.3.1.2 Tủ xử lý thuê bao CCU. - 02 Card RMH của hai vòng Ring A, B. - Card AMI xử lý việc kết nối tủ CCU với hai vòng Ring A, B. - Card USI (card USH trong tổng đài MC6550) xử lý nội bộ từng tủ CCU. - 10 khe cắm card thuê bao hoặc trung kế và 3 khe cắm card data - Mở rộng dung lượng bằng cách kết nối thêm các tủ CCU vào vòng Ring. Hình 2.6 Cấu trúc của tủ xử lý thuê bao CCU - Các loại card chính của họ tổng đài M6550 IP PBX bao gồm : + LAB, LAF: cung cấp 16 cổng điện thoại analog. + LAI, LAK: cung cấp 16 cổng điện thoại digital. + LRF/LRD: cung cấp 8 cổng trung kế CO line ( trung kế analog). + LNR: cung cấp 1 hoặc 2PCM tốc độ 2048 Kbps/cổng E1. + LAS: cung cấp 8 giao diện ISDN S0, T0 trang bị đồng bộ với card CLF + LDS cung cấp 8 giao diện ISDN S0 hay T0. + LAE cung cấp 32 cổng điện thoại analog. + LAJ: cung cấp 32 cổng điện thoại digital. + LIE/LIC cung cấp 4 cổng E&M(2 hoặc 4 dây). + CCS: 32SRAM thay thế các tone bằng các messages. +CLF: cung cấp 4 cổng đồng bộ hoặc không đồng bộ X.25 hay SNA/SPLC tốc độ tới 64Kbps hoặc VIP từ 19,2Kbps SNA/X25 tới 64Kbps + CLM: cung cấp 16 cổng không đồng bộ điều khiển lưu lượng qua XON/XOFF (hoặc RTS/CTS trên mỗi kênh) phục vụ cho việc truyền số liệu qua đường dây điện thoại V24/V28 tương thích với các giao diện V24/V10. + ADQ: cung cấp một trong các giao tiếp T2( 24 hoặc 32 TS), S2, T1(PCM US) hoặc PCM 32TS. +PVI: card cung cấp 1 cổng 10/100 Base T. 2.3.1.3 Cấu trúc nguồn phân tán. - Các bộ nguồn ADS phân tán trên từng tủ CCU. - Điện áp vào 220V đấu song song cho các bộ nguồn ADS. - Điện áp nạp Aqui được nạp song song từ các bộ nguồn ADS.  Hình 2.7 Cấu trúc nguồn phân tán 2.3.2 Quản lý phần mềm hệ thống 2.3.2.1 Quản lý hệ thống Đơn vị RCU cung cấp các chức năng quản lý tổng đài M6550 IP PBX. Một hệ thống có cấu trúc kép được trang bị 2 đơn vị RCU, một hoạt động trong chế độ active và một ở chế độ standby. Mỗi CCU có 4 cổng nối tiếp không đồng bộ.Trong cấu trúc kép, các cổng của RCU active và standby được ghép lại.Những cổng này cung cấp các khả năng quản lý khác nhau với hệ thống M6550 IP PBX: - Quản lý tại chỗ (Local Administration) - Quản lý từ xa (Remote Administration) - Quản lý tập trung (từ một Management Center) Một số lệnh cơ bản để quản lý hệ thống: - Lệnh XETBLS: được sử dụng để quản lý trạng thái của các khối chức năng của hệ thống (System Sercurity Block - LSB). Lệnh XETBLS bao gồm các họ sau: quản trị trạng thái LSB, liệt kê LSB, quản trị cảnh báo, quản trị trạng thái hoạt động kép của bộ xử lý trung tâm. - Lệnh quản lý dạng đồ họa: Hiển thị dạng đồ họa của hệ thống và các khối bao gồm các thành phần của nó 2.3.2.2 Quản lý thuê bao. - Lệnh XLIGAB: được dùng để quản lý thuê bao điện thoại, các mức cấm và các lớp đặc tính: + Telephone subscriber: quản lý thuê bao với địa chỉ vật lý hoặc theo số danh bạ (Dial Number – DN). + Features: quản lý các lớp đặc tính được xác định để gán cho các thuê bao tùy theo yêu cầu khai thác và sử dụng các dịch vụ của MC6550. + Restrictions: quản lý quyền hạn gọi, xác định các mức cấm cho cuộc gọi (gọi nội bộ, gọi PSTN...). - Lệnh quản lý quyền hạn thuê bao Category là một nhóm các tham số xác định các mực cấm đối với các cuộc gọi. Có 2 loại Category: + PSTN category hoặc Telephone category: được sử dụng để cho phép thực hiện các cuộc gọi nội bộ và gọi ra PSTN. + TL category: được sử dụng cho các cuộc gọi qua đường trung kế (Trunk Line – TL). 2.3.2.3 Quản lý định tuyến Route - Lệnh XACHMT được dùng để quản lý định tuyến. Lệnh này bao gồm một số họ được dùng để quản lý: + Họ lệnh “Routing quản lý định tuyến: định nghĩa các cluster, nhóm trung kế dành cho việc định tuyến một cuộc gọi. + Họ lệnh “Direction” quản lý nhãn của các hướng: dùng để gán nhãn cho các hướng. 2.3.2.4. Quản lý kế hoạch đánh số: Chức năng của lệnh quản lý kế hoạch đánh số XPLANS: - Update các kế hoạch quay số - Update các kế hoạch biến đổi số inbound và outbound - Dùng xác định số IID mặc định - Dùng để xác định kiểu xử lý để gửi số IID hoặc AID... 2.3.2.5 Lệnh quản lý nhóm trung kế và trung kế Chức năng: Sử dụng lệnh XLIGFA và XLIGEX để quản lý nhóm trung kế và trung kế. Mỗi lệnh này quản lý nhiều họ lệnh và nhiều đối tượng khác nhau.Mỗi đối tượng quản lý các số liệu và các thao tác nhất định. Lệnh XLIGEX được sử dụng để: - Quản lý các trung kế trong nhóm trung kế, các thao tác hiển thị, thay đổi, xóa. - Giám sát nhóm trung kế hoặc trung kế, các thao tác hiển thị, thay đổi, liệt kê. Lệnh XLIGFA được sử dụng để: - Quản lý các nhóm trung kế - Quản lý định tuyến kết hợp với các nhóm trung kế: thao tác hiển thị,thay đổi. 2.3.3. Kiểm tra xử lý các lỗi cơ bản Kiểm tra trạng thái các LED của các board hệ thống sau khi khởi động tổng đài để kịp thời xử lý và khắc các lỗi cơ bản của tổng đài trong quá trình hoạt động. Trạng thái các LED của các board hệ thống được cho như phụ lục 1. 2.4. Tổng đài Trung kế Definity Trạm 66 của công ty TTTHĐường sắt Hà Nội, sử dụng tổng đài Definity để quản lý các đường trung kế kết nối với các trạm khác như Nam Định, Vinh... 2.4.1. Cấu trúc phần cứng của tổng đài definity: Cấu trúc tổng thể: Phần chính tạo nên tổng đài bao gồm: tủ chính (main cabinet) có giá đỡ và các khe cắm (slot) và các Card để điều khiển và khai thác. Tổng đài Definity được cấu trúc với nhiều tủ xếp chồng lên nhau. Một khối có thể gồm 2 đến 4 tùy theo nhu cầu kết nối của từng tổ chức, từng doanh nghiệp. Tuy nhiên với cấu hình dưới 512 số, chỉ cần dùng 2 tủ. Hình 2.8 Tổng đài definity 2.4.1.1 Cấu trúc của tủ chính Cấu trúc của tủ chính gồm các khe (Slot) để cắm các card dùng để điều khiển hoặc các card khai thác. Cấu hình sau đây trình bày với 128 thuê bao Analog, 8 thuê bao sô, 8 trung kế CO, 8 trung kế E&M và một trung kế luồng E1. Trên tủ các card được bố trí theo từng khu vực với chức năng cụ thể. Trên mặt trước của tủ có ghi nhãn và đánh số chỉ dẫn cho người sử dụng. Hình 2.8 Cấu trúc của tủ chính và cách sắp xếp các card Mặt sau tủ bao gồm các giắc cắm nối và các cổng, đưa ra các đầu tín hiệu của các thuê bao, trung kế, dữ liệu cước, dữ liệu chương trình. Cụ thể: - Tương ứng với các khe cắm (Slot) từ 1 đến 16 phía trước là các đầu nối cáp 25 đôi ở phía sau. Các đầu ra cáp này cũng được đánh số từ 1 đến 16. - Trước đầu cáp ra số 1 là đầu ra cung cấp các tín hiệu và điện áp phụ, đầu ra cáp này được đánh dấu là AUX. - Bên cạnh AUX là các cổng dữ liệu theo kiểu 25 chân như: PI, DCE, TERM... trong đó cổng DCE dùng cho việc ghi lại dữ liệu tính cước, cổng TERM dùng cho việc truy cập của TERMINAL vào hệ thống khi lập trình và bảo dưỡng. 2.4.1.2 Các loại CARD thông dụng a./Phân loại CARD của tổng đài Definity thành 2 loại cơ bản: - Card điều khiển: Processor card TN786B, Network control TN777B... - Card sử dụng và khai thác: Digital line TN754B, Analog line TN 746B... Trên các card đều có ghi tên, số hiệu card đồng thời màu thể hiện nhãn để giúp dễ dàng cắm vào các khe Slot có màu tương ứng trên tủ tổng đài. b./Bố trí các CARD: Các card sử dụng khai thác đều có thể cắm tùy ý trên các khe từ 1 đến 16 của tủ chính. Tuy nhiên để phù hợp và tiện lợi cho việc lập trình cũng như quản lý hệ thống, người ta đưa ra một phương án sắp xếp các card (được mô tả như hình trên) như sau: - Từ trái qua phải: Control card --> Digital card --> Analog Card --> ... - Từ phải qua trái: DS1 Card --> E&M Card --> CO Trunk --> ... 2.4.1.3 Phần nguồn Hệ thống tổng đài hoạt động trên nguồn điện áp DC 48V cung cấp từ một hệ thống nguồn bao gồm: - Bộ nạp và chuyển đổi nguồn từ AC – 220V sang DC – 48V. - Bộ ắc quy dự phòng khi mất điện (4 chiếc). - Bộ phối nguồn (chia nguồn) cho tổng đài. Hình 2.9 Sơ đồ đấu nối nguồn cho hệ thống Bộ Recharger: dùng nguồn 220V, cung cấp cho tổng đài nguồn DC 48V, đồng thời được nối với Ắc quy dự phòng khi mất điện. Tùy theo dung lượng của tổng đài mà bộ Recharger có thể là loại 20AMP/48V DC hoặc 30 AMP/48 V DC. Hệ thống nguồn được nối đất chung với hệ thống tổng đài. Hình 2.10 Sơ đồ đấu nối chi tiết của bộ RECHARGER trong hệ thống Nguồn của hệ thống các thiết bị ngoại vi được lấy riêng qua hệ thống ổn áp riêng, tuy nhiên cũng có thể dùng nguồn cung cấp của bộ Recharger, phía sau bộ Recharger có 2 đầu ra AC - 220V. 2.4.2 Phần mềm hệ thống tổng đài: Phần mềm tổng đài cho phép người quản trị hệ thống có thể theo dõi, sửa đổi và lập mới các đối tượng trên hệ thống. Cụ thể, người quản trị có thể thay đổi thời gian trên đồng hộ hệ thống, thay đổi các thuê bao, các trung kế, xem các trạng thái của các thuê bao, trung kế, thiết bị... Các lệnh để quản lý hệ thống tổng đài bao gồm: - Thủ tục đăng ký vào hệ thống. - Thay đổi đồng bộ hệ thống. - Thêm một thuê bao mới. - Xóa một thuê bao. - Thay đổi cấp dịch vụ của một thuê bao. - Thêm một nhóm trung kế. - Thêm một trung kế vào một nhóm trung kế. - Hiển thị các thuê bao, các trung kế. - Hiển thị trạng thái thuê bao, trung kế. - Tạm thời loại bỏ thê bao hay trung kế ra khỏi sự hoạt động của hệ thống. - Đưa các thuê bao hay trung kế trở lại hoạt động. - Can thiệp vào kế hoạch số và kế hoạch chọn đường. - Thay đổi mật khẩu của hệ thống. - Thoát khỏi hệ thống khi kết thúc làm việc. KẾT LUẬN Thông qua 5 tuần thực tập, tuy thời gian tương đối ngắn nhưng nhóm thực tập đã cố gắng để hoàn thành tốt đợt thực tập.Qua đợt thực tập này chúng em đã đặt được các kêt quả sau: • Hiểu được cấu trúc của hệ thống và thiết bị truyền dẫn SDH trong thực tế trên cơ sở tìm hiểu hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt Việt Nam. • Hiểu và nắm nắm rỏ được cấu trúc của tổng đài nội bộ trong thực tế trên cơ sở tìm hiểu tổng đài nội bộ Matra 6550 của ngành đường sắt. • Học tập được các quy chế quản lý và điều hành phòng máy và các trang thiết bị viễn thông. Thông qua đợt thực tập này cũng giúp chúng em củng cố hơn các kiến thức đã được học tại trường và vẫn dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Từ đó rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về nghề nghiệp của mình trong tương lai và hiểu rỏ những khó khăn cần phải giải quyết khi gặp các vấn đề trong thực tế công việc và nghiên cứu. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy Nguyễn Cảnh Minh và các cán bộ công nhân viên Công ty thông tin tín hiệu Đường sắt Hà Nội đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đợt thực tập này. Phụ lục 1: Sơ đồ hệ thống truyền dẫn SDH Hà Nội Vinh P A B 2 2 M b p 2 M b p 2 P A B  V o& D a t V o& D a t  V o& D a t V o& D a t V o& D a t  V o& D a t V o& D a t  V o& D a t V o& D a t V o& D a t  P A B H a n o G i a b a t V a n D i e T h u o n t i n C h o  P h u  D o n g  P h u B i n h C a h o D a n x a  P A B N a d i n P A B P A B P A B 2 V o& D a t  V o& D a t  V o& D a t V o& D a t V o& D a t V o& D a t V o& D a t V o& D a t  2 2 2 V o& D a t V o& D a t P A B T r i n hX u y e n N u i C a t N i n h C a Y e n G h e n D o n g i a B i m s o n D o l e n N g h i a  T h a n h 2 Mbps Voi &Data Voi &Data Voi &Data Voi &Data Voi &Data Voi &Data Voi &Daat PABX Giat  Yen thai Minhkhoi Thi long Van trai  Khoatruong  Truonglam  Hoang Mai Symbol :STM4station :STM1station :FOX  CauGiat Voi &Data Voi &Data  Voi &Data Voi &Data  2 Mbps PABX :MUXstation :2Mbps :O.F.( working ) Yen ly Cho si Myly Quanhanh Vinh :O.F.(protection ) Phụ lục 2: Sơ đồ phòng quản lý mạng Detail of the Central NMS 1353 SH/1354RM cohosted serv er  1353 AC workstation Printer  S aC syalt t 8 005  PC (1353SH) PC(1353SH) S  NMS system IP Hub S  LAN OSI/ IP  RJ45  iwS hct orP escs or Switch  RJ45 irt Switch its s Q3 / QB3* aC tasly t 8 005 iwS htc rPo ssec ro  2Mbits LAN to PABX management Routeur IP 2 Mb2 Mbits 2 Mbit2 Mbits ADM  ADM 1660SM ADM 1660SM STM4 equipment 64 kb/s 1660SM GNE 64 kb/s  64 kb/s 1B 2B LP 1640FOX 1640FOX 64kb/s  O K B I/RST C SNO ELO  L POO DS PCU3SDS U  64kb/s 64kb/s 64kb/s  O K RBS TI/  1B 2B OCN OS LE  LP LOO P SD 3SPDCS UU 64kb/s 64kb/s  STM1 equipment WI KO C isc 1o 27 0 UA X W KO C scio 1 027 CWI K A XU W 1650 SMC 1650 SMC 1650 SMC 1650 SMC Q2 KO 1PTS2EMP12341234  C ON OS LE x1 x2 3 x x4 x1 x2 3 x x4  1515  Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 C SNO LO E KO 2 56785678 x5 x6 7 x x8 x5 x6 7 x x8 K TP1 MSE2P1532674815263748 1x 2 x 3x 4x 1x 2 x 3x 4x 1515 OK PT1 SPME21523674815263748 1x 2 x 3x 4x 1x 2 x 3x 4x 1515 MUX equipment C ON OS LE O OK 2 5x 6 x 7x 8x 5x 6 x 7x 8x OK 2 5x 6 x 7x 8x 5x 6 x 7x 8x Q2 Q2 KT xx 1511 KT xx 1511 KT xx 1511 2KOKPMET2PS57362482653847 x5x6x78x5x6x7x 1511 OK2PTKS2EMP57623487365248 x5x6x7x8x5x6x7x 1511 KT xx 1511 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. THS. Vũ Thị Thúy Hà, TS. Lê Nhật Thăng (2007), Kỹ thuật chuyển mạch 2, HV Công nghệ bưu chính viễn thông. 2. Tổng công ty đường sắt Việt Nam ( 2006), Quy định quản lý hệ thống truyền dẫn SDH Hà Nội- Vinh , Dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu Hà Nội-Vinh giai đoạn 1. 3. Tổng công ty đường sắt Việt Nam ( 2006), Quy định quản lý tổng đài điện tử số MC 6550 IP , Dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu Hà Nội-Vinh giai đoạn 1. 4. Tổng công ty đường sắt Việt Nam ( 2006), Quy định quản lý tổng đài điện tử số M6550 IP PBX , Dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu Hà Nội-Vinh giai đoạn 1. 5. Tổng quan về hệ thống truyền dẫn đồng bộ SDH, nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHệ thống viễn thông là hệ thống truyền dẫn SDH và các tổng đài nội bộ PBX trong thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội – Vinh.docx