Đề tài Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch vinh sang

Về phía chính quyền địa phương thì các cấp lãnh đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long cần phải có sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo hoạt động thường xuyên đối với KDL Vinh Sang. Phổ biến công tác du lịch về giữ gìn cảnh quan và bản sắc văn hóa trong du lịch. Bên cạnh đó chính quyền cần hỗ trợ nguồn vốn nhằm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại KDL Vinh Sang. Tăng cường công tác huy hoạch du lịch một cách đồng bộ, phối hợp với các đơn vị DL hoạt động trong tỉnh cũng như KDL Vinh Sang, hưởng ứng chương trình hành động du lịch của quốc gia không những thu hút khách nội địa mà còn phải thu hút sự quan tâm của khách quốc tế

pdf43 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4288 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch vinh sang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn liền với cuộc sống của cộng đồng. + Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển cộng đồng. 1.2.4.3. Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên DLST Theo tác giả Lê Huy Bá cùng tập thể soạn giả trong sách Du lịch sinh thái có nêu các đặc điểm của DLST như sau: Một là, bản thân tự nhiên rất đa dạng và phong phú, có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật quý hiếm được xem là những tài nguyên DLST đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ví dụ: ở Đồng Tháp có hệ sinh thái rừng Tràm Chim, An Giang với hệ sinh thái rừng Tràm Trà Sư 12 Hai là, tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động của con người. Sự thay đổi, suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đặc trưng đó và tất nhiên tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ: “Síu đầu đỏ” sống ở rừng Tràm Chim của tỉnh Đồng Tháp, là động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, tuy nhiên hiện nay do bị săn bắt trái phép cũng như các hoạt động con người tác động đến tự nhiên là làm giảm dần số lượng và co nguy cơ tuyệt chủng. Ba là, tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau. Có loại tài nguyên sinh thái được khai thác lâu năm, song cũng có loại ít nhiều phụ thuộc vào mùa vụ. Ví dụ: nét đặc trưng trong DLST tại ĐBSCL là các vườn trái cây, tuy nhiên các loại trái cây phát triển theo mùa, chính vì thế mang tính mùa vụ rất cao. Bốn là, tài nguyên DLST thường nằm cách xa các khu dân cư, đảm bảo giữ gìn những nét “sinh thái tự nhiên” nhưng đồng thời cũng gặp không ít khó khăn trong khâu quản lí, giao thông và các dịch vụ công cộng để hỗ trợ du khách. Ví dụ: KDL sinh thái Xẻo Quýt – Đồng Tháp nằm xa trung tâm 6km, hay KDL sinh thái Vinh Sang cũng nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long, nhằm bảo vệ và phát huy giá trị tự nhiên cốt lỗi mà địa phương có được. 1.2.5. Phát triển DLST bền vững 1.2.5.1. Khái niệm Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) ra đời lần đầu tiên trong báo cáo «tương lai của chúng ta» của Uỷ ban môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới (WB), vào năm 1987. Tuy nhiên theo Allen K, 1993 thì “DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bảng địa trong đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”. Hình 3. Du lịch sinh thái được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung của Du lịch học và Du lịch sinh thái. Hệ sinh thái Tài nguyên môi trường Cảnh quan Con người Nhà hàng, khách sạn Tổ chức Hướng dẫn Hội nghị DLST Sinh thái học Du lịch học Nguồn: 1- Trang 84 13 Trong nền du lịch hiện nay, các nhà nghiên cứu về du lịch đã khẳng định rằng “cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền vững cùng với vai trò của nó trong sự phát triển của cộng động và bảo tồn là vô cùng quan trọng”. 1.2.5.2. Các nguyên tắc phát triển DLST bền vững Trong sách Du lịch sinh thái của tác giả Lê Huy Bá cùng tập thể tác giả tham gia soạn thảo có đề ra những nguyên tắc phát triển DLST bền vững như sau:  Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hóa  Chương trình giáo dục và huấn luyện cải thiện, quản lí di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập.  Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa (chủng loài động thực vật, động vật, bản sắc văn hóa dân tộc)  Lồng ghép các các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.  Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.  Đào tạo cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và du lịch địa phương. Trong quá trình nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển, chúng ta cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản này để đảm bảo phát triển đúng hướng, bền vững. 1.3. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 1.3.1. Tiềm năng phát triển 1.3.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc, từ hệ sinh thái biển, đảo, cửa sông, đất ngập nước, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao như: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm Chim, Phú Quốc Đây là những tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch sinh thái. Với vị trí địa lý là nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, con sông lớn nhất Đông Nam Á, với mạng lưới sông ngòi, kinh, rạch chằng chịt, được mệnh danh là “thế giới sông nước” (Water World). Từ lâu loại hình du lịch bằng tàu, ghe len lỏi vào sâu trong các kinh rạch, trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sông nước cũng rất hấp dẫn du khách khi đến với ĐBSCL. Với nhiều ưu đãi của thiên nhiên, vùng ĐBSCL được biết đến là vùng đất hiền hòa, khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt cùng nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng hầu như quanh năm. Ngoài ra, đến với vùng ĐBSCL du khách còn có thể thưởng thức các hoạt hình sinh hoạt nghệ thuật, ẩm thực dân gian, phương thức canh tác sản xuất của đồng bào các dân 14 tộc Nam Bộkết hợp khi tham quan các hệ sinh thái tự nhiên. Ví dụ: tham quan vườn trái cây cùng với hoạt động tát mươn bắt cá và thưởng thức ẩm thực của vùng hay thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử Từ các yếu tố trên có thể cho ta thấy rằng vùng ĐBSCL có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST, tuy nhiên việc phát triển DL nói riêng hay DLST nói chung hiện nay chưa khai thác hết tiềm năng của vùng đang có. 1.3.1.2. Cơ sở hạ tầng Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại và phát triển mạnh, hệ thống đường giao thông được nâng cấp và đầu tư nhắm rút ngắn quãng đường di chuyển giữa các tỉnh với nhau. Một số đầu tư quan trọng như (nâng cấp quốc lộ 1 nối liền ĐBSCL với khu vực ĐNB, cầu vàm cống nối liền Đồng Tháp và Cần Thơ, tuyến cao tốc Trung Lương – Cần Thơ), và còn nhiều sự đầu tư khác nhằm phát triển mạng lưới giao thông của vùng. Ngoài ra nhiều trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại, các dịch vụ (ngân hàng, viễn thông) ngày càng được chú trọng đầu tư. 1.3.1.3. Nguồn nhân lực phát triển du lịch Hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng ngày càng nhiều tại ĐBSCL đó là điều kiện thuận lợi để đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch chất lượng và hiệu quả cao. Bên cạnh đó hoạt động du lịch được xem như là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của cả nước, chính vì thế vùng ĐBSCL cũng đang tập trung phát triển mạnh du lịch. Hiện nay nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch của vùng ngày càng nâng cao hơn so với trước từ “hướng dẫn viên, đội ngũ nhà hàng khách sạn, đội ngũ nhân viên cơ bản”. 1.3.2. Thực trạng phát triển DLST tại ĐBSCL Mặc dù tiềm năng phát triển DLST rất lớn, tuy nhiên thực trạng phát triển của du lịch ĐBSCL không có gì thay đổi trong những năm vừa qua, các sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung vào việc: chở khách tham quan bằng tàu, thuyền, đưa khách tham quan miệt vườn, biểu diễn đờn ca tài tử, tham quan tìm hiểu tại các Vườn Quốc gia. Du khách chỉ cần đến một tỉnh là biết sản phẩm du lịch của cả vùng, chính tình trạng trùng lắp về sản phẩm du lịch sông nước, DLST giữa các địa phương trong vùng diễn ra phổ biến đã làm giảm tính hấp dẫn của du lịch ĐBSCL. Tại Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực ĐBSCL” năm 2015 vừa được tổ chức tại TP. Cần Thơ, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã chỉ rõ: Phát triển du lịch vùng ĐBSCL chỉ mới thể hiện ở tầm nhìn, còn thiếu nhiều hành động cụ thể để hiện thực hóa. Cách làm du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Theo PGS. TS Phạm Trung Lương, công tác tại Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thì cho rằng: “Những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL đã được khai thác, 15 nhưng hiện mới ở góc độ địa phương, chứ không phải góc nhìn của toàn vùng. Vấn đề liên kết giữa các vùng cũng đã được đặt ra từ lâu, nhưng không có “nhạc trưởng”, dẫn đến tình trạng khai thác sản phẩm DL chồng chéo nhau. Bây giờ cần phải điều chỉnh lại, để từng địa phương phát huy được thế mạnh của mình và liên kết các thế mạnh với nhau để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL, tạo nên sức mạnh của cả vùng”. 1.4. ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không những là vùng nông sản trù phú, giàu tiềm năng trong phát triển du lịch, đồng thời là một trong 7 vùng du lịch đặc trưng của nước ta “Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” định hướng ĐBSCL cần phát triển hệ thống sản phẩm DL chất lượng, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế, phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương; quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch trong đó có du lịch sinh thái, từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia, khu, điểm du lịch các vùng và địa phương và các đô thị du lịch; phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các tỉnh, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch. Kết luận: định hướng là cơ sở để từng địa phương xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nói chung và đề xuất biện pháp để phát triển du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương, vùng ĐBSCL và cả nước. Tổng kết chung: Chương 1 trình bày những cơ sở lí luận để nghiên cứu hiện trạng phát triển DLST ở Vinh Sang, bao gồm khái niệm và cách phân loại hoạt động du lịch, các nhân tố tác động đến hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch. Một trong những nội dung lí luận quan trọng nữa là làm rõ những quan điểm liên quan đến du lịch sinh thái, là loại hình du lịch mang tính tổng hợp, ưu tiên dựa trên các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các cơ sở văn hóa, kiến trúc, phát triển cùng với các tài nguyên thiên nhiên đó. Trong cơ sở lí luận này, chúng tôi cũng đề cập đến tình hình phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ở vùng ĐBSCL, những tiềm năng và thực trạng khai thác, định hướng phát triển, là cơ sở để nghiên cứu thực trạng tổ chức và đề xuất biện pháp phát triển ở chương tiếp theo. 16 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH VINH SANG – VĨNH LONG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH VĨNH LONG 2.1.1. Vị trí địa lý Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL, vị trí địa lý giáp với các tỉnh như sau: Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ. Xét về đơn vị hành chính thì tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm), 1 thị xã (thị xã Bình Minh) và 1 thành phố (Thành phố Vĩnh Long). Với tổng cộng là 109 xã, phường, thị trấn (94 xã, 5 thị trấn và 10 phường). Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ).[6] Hình 4: Bản đồ các đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Long Nguồn: 17 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên Địa hình Vĩnh Long mang đặc điểm chung của vùng ĐBSCL, với độ cao trung bình khoảng 0,75 m so với mực nước biển, không có đồi núi, dạng lòng chảo tương đối bằng phẳng. Hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, giao thông thuận tiện. Vĩnh Long có khí hậu nhiệt đới với 2 mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm là 270C, lượng mưa trung bình năm từ 1.300 - 1.500mm. Là tỉnh nằm giữa vùng ĐBSCL, Vĩnh Long có đất đai màu mỡ do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm, có nguồn nước ngọt đồi dào pong phú (sông Tiền tại cầu Mỹ Thuận có lưu lượng mùa kiệt từ 563 - 1.900 m3/s và mùa lũ từ 10.406 - 16.300 m3/năm. Sông Hậu có bình quân lưu lượng mùa kiệt từ 1.180 - 1.576 m3/s và mùa lũ là 21.500m3/s) thuận lợi cho trồng các loại cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản.[6] 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Vĩnh Long có dân số 1.028.600 (Tổng cục thống kê, 2015). Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long thì tỉnh có 3 dân tộc chính: người Việt (Kinh) chiếm 97 %, người Khmer chiếm gần 2 % dân số, còn lại là người Hoa và một số ít thuộc các dân tộc khác. Do địa thế và lịch sử hình thành từ 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất. Về cớ cấu kinh tế thì Vĩnh Long có những đặc điểm sau:  Vĩnh Long là vùng đất thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước (hơn 90% diện tích). Bên cạnh đó hàng năm người dân Vĩnh Long còn thu hoạch hàng trăm ngàn tấn trái cây mang đậm sắc thái của vùng miệt vườn sông nước như: cam, nhãn, quýt, bưởi, dừa... Đặc biệt Bưởi năm roi là thương hiệu đặc sản được cả nước biết đến.  Từ một tỉnh thuần nông, sau 20 năm chia tách tỉnh có nhiều chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ.  Ngành dịch vụ ở đây cũng khá phát triển với nhiều trung tâm thương mại sầm uất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc không ngừng được hoàn thiện. Du lịch Vĩnh Long khá phát triển, với nhiều khu du lịch nổi tiếng, đặc biệt là du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang được đầu tư khai thác mang lại hiệu quả tích cực: nhiều tài nguyên du lịch được đưa vào khai thác, lượng khách du lịch tăng liên tục qua các năm, nhiều dự án xây dựng các khu du lịch sinh thái để khai thác tốt hơn các tiềm năng ở địa phương.[6] 18 2.1.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Vĩnh Long Hiện nay toàn tỉnh đang tập trung phát triển DLST tại các điểm cù lao có những điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên cũng như kinh tế xã hội để phát triển một cách hiệu quả về DLST như sau: Bảng 2. Danh mục 5 khu quy hoạch du lịch trên các cù lao tại Vĩnh Long Tên Vị trí Diện tích (ha) Nhà đầu tư Ghi chú KDL Đồng Phú Ấp Phú Mỹ I, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ 2,0 Chưa có nhà đầu tư KDL An Bình Ấp An Long, xã An Bình, huyện Long Hồ 11,5 Công ty cổ phần DL Cửu Long Đang phát triển KDL Lục Sĩ Thành Ấp Phú Xuân, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn 24 Công ty TNHH Thuận Hưng KDL Qưới Thiện Ấp Phước Lý 2, xã Quới Thiện, huyện Long Hồ 10 Công ty TNHH Tân Thanh Long Đang nuôi trồng thủy sản KDL Mỹ Hòa Ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh 10 Chưa có nhà đầu tư (Nguồn: Sở VHTT&DL Vĩnh Long) Bên cạnh những bước tiến đó, du lịch Vĩnh Long còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ du lịch chưa được nâng cao và cải thiện, các nhà làm du lịch đa số chỉ chú trọng đến lợi nhuận trước mắt, không quan tâm đến sự bền vững ở tương lai. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở mức thấp, đội ngũ nhân viên du lịch trình độ nghiệp vụ còn kém, sự chuyên môn hóa và hợp tác chưa cao dẫn đến tình trạng không giữ chân khách được lâu.Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh còn ở quy mô nhỏ, chưa đủ sức đầu tư lớn trong lĩnh vực du lịch, khả năng nắm bắt, khai thác thị trường, thiết kế các chương trình chưa có bước cải tiến cao. Các chương trình du lịch hiện nay còn đơn điệu, các dịch vụ vui chơi giải trí, sản phẩm phụ trợ chưa nhiều nên doanh thu chủ yếu là từ ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn tham quan mà chưa thu được từ các nguồn khác. 19 2.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH VINH SANG 2.2.1. Vị tri địa lý KDL Vinh Sang thuộc tọa lạc tại cù lao An Bình, ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm cặp theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện với thành phố Vĩnh Long. Hình 5. Khu du lịch Vinh Sang Nguồn: Google map Du khách có thể đến KDL Vinh Sang bằng 2 cách: + Đường thủy: đi bằng đò từ bến tàu Vinh Sang ở địa chỉ 91A, Phạm Hùng, Phường 9, Thành phố Vĩnh Long qua dòng sông Cổ Chiên (10 phút) + Cách thứ hai là đi bằng phà An Bình, sau đó thuê xe máy đến khu du lịch cách đó khoảng 4 km. Với vị trí địa lý như thế đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển DLST như: gần trung tâm thành phố Vĩnh Long, liên kết cùng các điểm du lịch trong thành phố; nằm cạnh bờ sông Cổ Chiên tạo nên các loại hình du lịch trên sông (câu cá, đi thuyền trên sông); di chuyển bằng phà sang sông Cổ Chiên để đến với KDL Vinh Sang cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển KDL Vinh Sang do giám đốc Lê Hoàng Vinh (Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội du lịch ĐBSCL) thành lập và được chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động vào năm 2005, với tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ đồng trên diện tích 2.2 ha, thuộc quyền sở hữu Công ty Trách nhiệm hữu hạn – Thương mại- Dịch Vụ - Du Lịch Vinh Sang. 20 KDL Vinh Sang hoạt động và chịu sự quản lý của Sở Văn hóa Thể Thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Long. Hiện nay KDL Vinh Sang có văn phòng đại diện đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (523/11 Nguyễn Tri Phương, phường 08, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh). KDL Vinh Sang đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư và liên kết với các doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư trong địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh góp phần phát triển mạnh du lịch trong tương lai. Thời gian qua, với nhiều nỗ lực đổi mới, mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch lý thú, KDL Vinh Sang đã được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL bình chọn là một trong bốn điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2009 bao gồm “KDL Núi Cấm – An Giang, Nhà công tử Bạc Liệu – Bạc Liêu, Chợ nổi Cái răng – Cần Thơ và KDL Vinh Sang – Vĩnh Long”. 2.2.3. Những tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở KDL Vinh Sang 2.2.3.1. Các tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên  Địa hình dạng cù lao: Được bồi đắp phù sa hàng năm, đất đai màu mỡ phì nhiêu và trù phú, nhiều kênh rạch liên thông nhau, và mở rộng không ngừng thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây ăn quả.Vùng đất trù phú, với khung cảnh thiên nhiên hiền hòa, nhiều sông nhỏ, tạo nên một hệ thống các dịch vụ khác biệt với các KDL khác như: Chèo xuồng ba lá, tát mươn bắt cá, lội ao bắt vịttạo nên một nét đặc trưng về du lịch  Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, không khí mát mẻ tạo cảnh quan thiên nhiên trong lành thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và phát triển du lịch quanh năm.  Nguồn nước: KDL Vinh Sang nằm cạnh bờ sông Cổ Chiên thuộc Cù lao An Bình, tỉnh Vĩnh Long. Việc nằm cạnh sông cổ chiên sẽ cung cấp nguồn nước dồi dào cho các kênh gạch nhỏ len lõi trong KDL Vinh Sang, ngoài ra còn cung cấp nước tưới tiêu cho cả cù lao, tạo nên một cù lao xanh mượt. Giao thông thuận tiện có thể dễ dàng giúp khách du lịch tiếp cận với KDL Vinh Sang bằng đường thủy, là cơ sở quan trọng để hình thành nên loại hình du lịch tát mương bắt cá, chèo xuồng ba lá, giăng lưới, đạp vịt đặc biệt là tạo nên cảnh quan hấp dẫn của vùng miệt vườn sông nước. Bên cạnh đó vào những đợt nước lũ sẽ cung cấp sản vật tự nhiên, tạo nên một loại hình du lịch trên sông mùa nước nổi, những món ăn từ sản vật tự nhiên mùa nước nổi sẽ là điểm nhấn của KDL khi mùa lũ về.  Sinh vật: Hệ thống sinh vật đa dạng và phong phú như: cây bần, các loài cây ăn trái (xoài, bưởi, chôm chôm), cùng với các loài động vật đang được bảo tồn tại KDL (Giang Sen, Gấu Ngựa, Chim Công). Tạo nên một khu vực sinh vật thu nhỏ tại KDL Vinh Sang. Dọc theo đường đi vào KDL và ở trong nhà hàng chúng ta sẽ thấy giàn bầu hồ lô, có thể tạo nên cảnh quan đẹp và sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Khi khách du lịch đặt chân đến KDL Vinh Sang đều rất ngạc nhiên bởi giàn bầu hồ lô treo lủng lẳng xanh xanh nhìn rất đẹp mắt và tạo nên cảm giác hứng thú đối với du khách. 21 2.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn KDL Vinh Sang tái hiện lại nông thôn Nam Bộ xưa thông qua các hoạt động như: một ngày làm nông dân tát mương bắt cá với bộ đồ bà ba đen khăn rằn quấn cổ đầy ý nghĩa cùng với chân đất quần ống thấp ống cao, du khách sẽ có cảm giác như mình đã biến thành người nông dân của Nam Bộ. Chèo xuồng ba lá, giăng lưới bắt cá, tắm sông trượt nước... đều là những hình ảnh rất quen thuộc của cuộc sống người dân Nam Bộ.  Ẩm thực: Nhờ vào địa hình cù lao với nhiều ao vườn, giúp cho việc khai thác hoạt động câu cá và tát mươn bắt cá, từ đó tạo nên các món ăn truyền thông mà KDL đang khai thác như: Cá tai tượng chiền xù, cá lóc nướng chui Tận dụng làng nghề nấu rượu của người dân trên cù lao, để tạo nên sản phẩm rượu (Rượu nếp, rượu chuối hột) cung cấp cho nhà hàng cũng như quà bán cho khách du lịch.  Di sản văn hóa phi vật thể: Đờn ca tài tử Nam Bộ được nhiều du khách biết đến, và đó là một nét đặc trưng về âm nhạc của người ĐBSCL. Dựa vào những ưu thế đó, Vinh Sang đã đưa nghệ thuật “Đờn ca tài tử” vào hoạt động du lịch của Vinh Sang từ những ngày đầu khai thác.  Quà lưu niệm: KDL có chiến lược phát triển đàn “đà điểu và đàn cá sấu”, vừa nuôi để hoạt động lấy thịt, vừa hoạt động du lịch. Vì vậy, tân dụng điều kiện đó, KDL Vinh Sang đã tạo các sản phẩmnhư: từ da cá sấu, da đà điểu (bóp, ví, thắt lưng, túi xách), là sản phẩm đặc trưng tại KDL Vinh Sang. Ngoài ra KDL còn có các sản phẩm khác nhằm đa dạng sản phẩm như: các sản phẩm từ dừa (móc khóa, bộ bình trà, các vật dụng gia đình từ dừa,),  Truyền thống lao động sản xuất: đặc điểm dân cư ở đây gắn với nông nghiệp, người dân có thể vừa tham gia sản xuất vừa là hướng dẫn viên du lịch, người dân như thế nào (hướng dẫn kĩ thuật trồng lúa, làm bánh, ) Kết luận: Các yếu tố từ tự nhiên cũng như các yếu tố nhân văn là những điều kiện thuận lợi để khu du lịch Vinh Sang hoạt động và phát triển, khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có, để trở thành một khu du lịch trọng tâm của tỉnh Vĩnh Long nói riêng, của ĐSCL nói chung về hoạt động sinh thái. 2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU DU LỊCH VINH SANG 2.3.1. Các sản phẩm du lịch sinh thái được khai thác tại KDL Vinh Sang 2.3.1.1. Khu bảo tồn động vật hoang dã KDL Vinh Sang là nơi bảo tồn nhiều loài chim, thú quý hiếm tạo điều kiện phát triển mạnh DLST, du lịch tham quan như: cần đước xuất xứ từ rừng U Minh, sóc đuôi Phùng, nhím đuôi ngắn, heo rừng, con vích, diệc xám giẻ cùi xám, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, chồn hương, rái cá lông mượt, hươu sao, diều hâu, cò cổ rắn, già đẩy Giava đặc 22 biệt nơi đây có đàn đà điểu châu Phi với hơn 60 con trưởng thành, trọng lượng trung bình khoảng 150 kg. Đây là loài chim to lớn nhất thế giới, chạy nhanh nhất thế giới và có trứng to nhất trong loài lông vũ nay được nuôi dưỡng và phát triển giữa vùng ĐBSCL ngay tại KDL Vinh Sang. Các loài động vật hoang dã được nuôi dưỡng và tạo thành các hoạt động như: Cưỡi đà điểu, câu cá sấu, hay quan sát những lài động vật quý hiếm này. Với việc nuôi dưỡng và tạo sự tham quan giup cho du khách nâng cao sự hiểu biết của du khách về động vật hoang dã hơn. Có ý thức bảo vệ đối với những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng 2.3.1.2. Các trò chơi dân gian. Khu vui chơi giải trí được xây dựng để mô phỏng các trò chơi dân gian đặc trưng ở địa phương nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung như: phóng phi tiêu, bắn súng, ném banh vào ô màu...). Bên cạnh đó dựa vào địa hình sông dày đặc đã tạo nên một trò chơi mang đậm tính thách thức là chinh phục cầu khỉ, một chiếc cầu mang hình ảnh rất quen thuộc đối với đời sống người dân Nam bộ ngày xưa. Ngoài ra còn có trò chơi Trượt cỏ - trò chơi giải trí lần đầu tiên xuất hiện tại vùng ĐBSCL đã được khai trương và đưa vào phục vụ vào ngày 4/2/2010 tại Vinh Sang. Nhờ vào việc tận dụng khoảng đất trống, KDL đã đầu tư hệ thống đường trược cỏ, trang bị những chiếc xe trượt cỏ để tạo nên một trò chơi mới lạ, thu hút khách du lịch đến Vinh Sang. Đây là các trò chơi đa phần dành cho những người trẻ tuổi thích khám phá và chinh phục. Nhờ có hệ thống ao trong khuôn viên KDL, cho nên KDL đã khai thác các hoạt động chèo xuồng ba lá, đạp vịt và đi bơi xuồng thúng khá hiệu quả. Ông bà xưa có câu ‘‘dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um’’cho thấy rằng sự hoang sơ của vùng đất Nam bộ ngày xưa. Hiện tạ Vinh Sang có khoảng 100 con cá sấu được nuôi kiên cố trong ao, du khách sẽ được thử cảm giá tự tay nhử mồi câu cá sấu. Một hoạt động cũng vô cùng thú vị đó chính là “cưỡi đà điểu” với số lượng hơn 10 con đà điểu trống phục vụ cho du khách, nhờ vào số lượng đà điểu nuôi trong KDL để lấy thịt thì sử dụng các con đà điểu trống cho việc cưỡi đà điểu là một điều đặc biệt cho hoạt động du lịch tại đây. 2.3.1.3. Các sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, thư giản Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch, bên cạnh các khu vực vui chơi, giải trí thì KDL còn phát triển các: khu nhà hàng, khách sạn, khu massage, bấm nguyệt, gội đầu, làm đẹp nam nữ để khai thác một cách hiệu quả nhất. 23 Nhà hàng Vinh Sang với sức chứa trên 500 khách nằm ở vị trí thoáng mát, mặt trước giáp bờ sông, mặt sau giáp ao nuôi cá, ngoài ra nhà hàng ở khu vườn chim được bố trí 7 bàn mỗi bàn 10 người và 12 tum chòi lá ở ven sông với vật liệu được làm từ lá dừa một bàn có thể đủ để cho khoảng 10 khách ngồi, đầy đủ tiện nghi giữa không gian thiên nhiên thuần túy vùng sông nước rất phù hợp để tổ chức các buổi tiệc, hội nghị, hội thảo, liên hoan. Góp phần thành công cho nhà hàng là những món ăn đậm chất miền Tây cũng như những món mới lạ đến với du khách, chính vì thế nhà hàng tạo nên thực đơn đa dạng nhằm hướng đến những điều giản dị và chân thật của người Nam Bộ. Toàn bộ hệ thống nghỉ ngơi với 16 phòng nghỉ ven sông được xây dựng bằng gỗ mang đầy đủ tiện nghi để phục vụ việc nghỉ ngơi của du khách bên dòng sông Cổ Chiên. 2.3.1.4. Liên kết với nhà vườn “khu tát mương bắt cá” KDL Vinh Sang liên kết với 3 điểm nhà vườn để tổ chức loại hình tát mương bắt cá không nằm trực tiếp trong KDL mà cách KDL Vinh Sang khoảng 2 km, nhằm mục đích có thể mở rộng sản phẩm du lịch khách có thể đến viếng thăm các vườn cây ăn trái, nghĩ ngơi tại điểm nhà vườn. Tát mương bắt cá là một trong những loại hình du lịch cộng đồng được khách quan tâm hàng đầu mỗi khi đặt chân đến KDL Vinh Sang. Hoạt động này thường áp dụng cho khách đoàn với số lượng lớn, khi đã được khách đặt trước KDL và nhà vườn sẽ tiến hành bơm nước vào ao, chuẩn bị cá, tôm. Trước khi tát mương bắt cá du khách sẽ thay trang phục bộ áo nông dân đã được chuẩn bị sẵn, đến nơi bắt cá nhà vườn sẽ trang bị rổ, nôm, giỏ cá,... để khách tự mình tát mương rồi bắt cá, sau khi bắt cá xong để khách có thể nướng cá, rau, nước chấm, bánh tráng, rượu, để khách thưởng thức món cá nướng trui mà mình đã tự tay làm. 2.3.2. Hiện trạng khai thác hoạt động du lịch ở khu du lịch Vinh Sang KDL Vinh Sang hoạt động không cố định, theo lịch thông thường thì KDL hoạt động phục vụ khách từ 7h30 sáng dến 17h chiều. Tuy nhiên, khi có những hoạt động của công ty du lịch liên kết và cấm trại hoặc hội nghị thì KDL phục vụ đến 20h. Để phục vụ tốt khoảng thời gian đó thì đội ngũ nhân lực của Vinh Sang rất quan trọng. Hiện nay, KDL Vinh Sang có khoảng 80 nhân viên phục vụ được bố trí đúng người đúng việc, đảm bảo từng bước nâng cao năng lực, phát huy tính sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, trong đó có 7 hướng dẫn viên tại điểm. 24 Hình 6. Sơ đồ tổ chức nguồn nhân lực tại KDL Vinh Sang Nguồn:Vinhsang.com Trong những năm gần đây hoạt động du lịch tại Vinh Sang ngày càng thu hút khách du lịch, khách du lịch tăng lên đáng kể. Khách du lịch đến với Vinh Sang chủ yếu là khách du lịch nội địa chiếm 85% tổng lượng khách. Hoạt động đón khách diễn ra mạnh mẽ vào cuối tuần từ các công ty du lịch, các nhóm khách lẻ Đối tượng khách chủ yếu là từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh lân cận như: Cần Thơ, Bến Tre. Sỡ dĩ có sự tăng lên về lượng khách là do sự quan tâm của chính quyền trong việc quảng bá, ủng hộ và đầu tư cho phát triển của KDL. Song Song đó là do sự cải tiến của KDL về các loại hình du dịch mới, mở rộng thị trường DL, hướng đến các đối tượng khách tiềm năng. Bảng 3. Số lượt khách đến KDL Vinh Sang Năm Khách du lịch nội địa Khách du lịch quốc tế Tổng số 2012 15.160 5.660 19.250 2013 16.745 5.889 22.634 2014 16.929 6.107 23.036 2015 17.344 6.308 23.653 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng điều hành du lịch KDL Vinh Sang) Loại hình du lịch MICE được Vinh Sang phát triển khá tốt, đón tiếp và tổ chức rất nhiều cuộc hội họp của các tổ chức cơ quan, tổ chức, trường học...Với sự phối hợp với các công ty du lịch ở tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung cùng tổ chức như các kỳ họp của Ban chấp hành hiệp hội du lịch đồng bằng, các hội thảo về văn hóa ĐBSCL...đều được tổ chức tại KDL Vinh Sang. Hoạt động du lịch tại KDL Vinh Sang được du khách tham gia nhiều như: Cưỡi đà điểu, trượt cỏ, tát mươn bắt cá. Có thể thấy đây là các hoạt động hướng đến khách trẻ và khách quốc tế, vì nó mới lạ, phù hợp với giới trẻ. Bên cạnh đó cũng có các hoạt động Giám đốc Kế toán Tổ chức hành sự, nhân sự Điều hành du lịch Khách sạn, nhà hàng Ban quản lí động vật 25 ít được khách tham quan như: bơi thúng, phóng phi tiêu, câu cá cho thấy nó quá quen thuộc và sự lặp đi lặp lại với các KDL khác, chính vì thế không hấp dẫn được du khách. Hiện tại KDL có sự liên kết với các công ty du lịch cũng như các nhà vườn tại cù lao An Bình để tạo nên một chuỗi liên kết hoàn chỉnh. Có thể kể đến một vài tour như sau: Tour chợ nổi cái bè – Vinh Sang, tour Vĩnh Long – Vinh Sang, tour Một ngày làm nông dân (liên kết nhà vườn) Các chương trình du lịch kết hợp với các công ty du lịch cũng như các nhà vườn tại cù lao An Bình tạo sự liên kết với các điểm du lịch lân cận hướng vào thị trường khách nội địa là chính, đa phần đều chú trọng vào các hoạt động tát mương bắt cá, cưỡi đà điểu và câu cá sấu, cho thấy đây là thế mạnh trong hoạt động tại KDL. Tuy nhiên các phương tiện phục vụ như: xuồng hay thúng còn ít chưa đáp ứng đủ cho du khách, khu vực hồ Vọng Nguyệt tương đối nhỏ tạo tạo cảm giác nhàm chán cho khách du lịch, phòng nghỉ do vấn đề về kinh phí còn hạn chế. Đối với những đoàn khách có số lượng lớn đến đây vào các mùa cao điểm không đủ sức chứa KDL phải từ chối hoặc gửi khách vào các nhà vườn khác lân cận, đôi khi cũng làm chậm sự phát triển của KDL Vinh Sang. Cũng giống như các KDL khác thì KDL Vinh Sang cũng bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Vào mùa du lịch số lượng khách đến rất cao trên 200 khách/ ngày nhưng lại vắng khách vào các thời gian khác. Sản phẩm du lịch Vinh Sang chưa đa dạng nên đa phần khách đều ít lưu trú nghỉ đêm tại KDL vì chỉ cần trong ngày họ đã có thể khám phá toàn Vinh Sang. Tuy nhiên KDL trong thời gian gần đây KDL đang phát triển kiểu du lịch tổ chức cắm trại, gala cho khách đoàn với số lượng lớn, các đối tượng thường là học sinh sinh viên, doanh nghiệp... thông qua các công ty du lịch. Ngoài ra, các mặt hàng, sản phẩm lưu niệm ở đây cũng còn đơn điệu, chưa có nét riêng đặc sắc để thu hút khách tham quan, chi tiêu vào các sản phẩm này. 2.3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển KDL Vinh Sang 2.3.3.1. Ưu điểm Từ những phân tích trên cho thấy KDL Vinh Sang đang trong giai đoạn phát triển, hoạt động du lịch đã có nhiều bước tiến cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư phát triển, sản phẩm dịch vụ du lịch được đa dạng, chú trọng đầu tư vào các sản phẩm đặc trưng phù hợp với thị hiếu của nhiều loại đối tượng khách du lịch. Cù lao An Bình chủ yếu là phát triển du lịch miệt vườn, đó là điều kiện thuận lợi để KDL Vinh Sang luôn là điểm đến đầu tiên của du khách mỗi khi đặt chân đến vùng đất Vĩnh Long. 26 KDL Vinh Sang đã liên kết với các nhà vườn trên địa bàn Cù lao An Bình và các điểm du lịch khác để phát triển loại hình du lịch tát mương bắt cá, đi vườn trái cây, tham quan làng nghề truyền thống, chợ nổi Cái Bè, chùa Tiên Châu...Cùng với sự kết hợp các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí...tại KDL Vinh Sang làm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. 2.3.3.2. Hạn chế Tuy nhiên, KDL cũng còn tồn tại một số vấn đề cần phải nhìn lại để có hướng giải quyết thích hợp như: cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng để phục vụ việc đi lại của du khách, còn trùng lặp với các KDL khác tại vùng ĐBSCL về một số hoạt độngnhư: tắm sông trượt nước hay tát mương bắt cá, câu cá sấuchưa có biện pháp làm mới các loại hình này để tạo nên dấu ấn riêng cho du khách, khả năng cạnh tranh với các địa phương lân cận nhất là tỉnh Tiền Giang, là vùng đất nổi tiếng phát triển rất thành loại hình du lịch sinh thái kết hợp vui chơi giải trí. Hoạt động dịch vụ nhiều nhưng thiếu sự đổi mới theo thời gian, chưa đa dạng nên chi tiêu của khách du lịch thấp. Đội ngũ lao động tại KDL Vinh Sang chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách do trình độ chuyên môn đôi lúc còn hạn chế, hướng dẫn viên nội địa chiếm số đông không có hướng dẫn viên quốc tế. Hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính mùa vụ, chưa đồng đều chỉ tập trung vào các dịp lễ tết và ngày nghỉ. Công tác vệ sinh còn kém gây cảm giác không hài lòng và khó chịu cho du khách. 2.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH VINH SANG Qua nghiên cứu về hiện trạng khái thác và phát triển DLST tại KDL Vinh Sang thì tác giả đề xuất một số giải pháp như sau: 2.4.1. Tăng cường thu hút đầu tư Nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, cần có kế hoạch tăng cường đầu tư, thu hút vốn để có thể cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, ban quản lí có thể phối hợp với trung tâm xúc tiến du lịch Vĩnh Long thông qua công tác xúc tiến quảng bá một cách rộng rãi hình ảnh KDL Vinh Sang nhằm kêu gọi đầu tư từ phía các ban ngành, các doanh nghiệp công ty lữ hành, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, liên doanh với các tỉnh bạn để đầu tư khai thác cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Tập trung vào các dự án khả thi có khả năng thu hồi vốn nhanh, nguồn vốn đầu tư phải được sử dụng một cách hợp lý, xây dựng phải đồng bộ, có trọng tâm và trọng điểm. 27 2.4.2. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường các sản phẩm đặc trưng, mới lạ Hiện tại khách du lịch quốc tế đến KDL còn chiếm tỉ lệ thấp, chính vì thế cần khai thác mạnh về thị trường khách quốc tế này. Cần đa dạng các hoạt động du lịch, có thể thực hiện một số loại hình du lịch sau: Chạy xe đạp quanh cù lao An Bình cùng khách quốc tế, xử lí nghịch vụ các loại trái cây có thể tham quan quanh năm. Đối với khách nội địa cần phát triển thị trường khác, mở rộng diện tích và đầu tư một số sản phẩm du lịch khác (Đua chó, đua heo, một ngày làm điền chủ). 2.4.3. Phối hợp với các điểm du lịch lân cận Để nâng cao hiệu quả tổ chức du lịch sinh thái, ban quản lí cần liên kết với nhà vườn, với các khu, điểm du lịch lân cận, tạo ra những tuyến du lịch hấp dẫn, có những sản phẩm chuyên biệt ở mỗi điểm dừng chân của du khách, góp phần làm cho sản phẩm du lịch thêm phong phú như đưa khách đi thăm các điểm du lịch nhà vườn, chợ nổi, làng nghề truyền thống... Cũng như việc khách đến tham quan các điểm du lịch trên địa bàn lân cận sẽ ghé thăm KDL Vinh Sang. Đầu tư mạnh tuyến Tiền Giang – Vĩnh Long và Vĩnh Long – Bến Tre. 2.4.4. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Để đánh giá hoạt động du lịch, chúng ta có thể thường xuyên tổ chức thăm dò ý kiến của khách để khắc phục các mặt hạn chế và mở rộng triển khai các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng hơn đáp ứng yêu cầu của du khách, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng họ. Đây cũng là cách để chúng ta quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của mình. 2.4.5. Giải pháp về thông tin quảng bá Để góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tại KDL Vinh Sang thì yếu tố xúc tiến thông tin quảng bá là không thể thiếu, thông qua Trung tâm xúc tiến du lịch Vĩnh Long công tác này cần được quan tâm đẩy mạnh với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Xây dựng phát hành và quảng bá bằng các ấn phẩm du lịch với ngôn ngữ Việt - Anh mang nội dung và hình thức đa dạng giới thiệu một cách khái quát đầy đủ về KDL Vinh Sang phục vụ khách du lịch Việt Nam và quốc tế. Tổ chức in xuất bản tờ bản đồ du lịch, tiếp tục bổ sung và làm mới website của KDL, phối hợp với đài phát thanh truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác như các trang web du lịch Vĩnh Long, radio, sách, báo... nhằm quảng bá hình ảnh của KDL Vinh Sang đến với du khách gần xa cũng như nâng cao tầm nhận thức về vị trí quan trọng của ngành du lịch trong xã hội hiện đại ngày nay. Tham gia nhiều cuộc triển lãm hội nghị, hội thảo về du lịch, tham gia hội chợ do tổng cục du lịch tổ chức giới thiệu về du lịch tại KDL Vinh Sang. Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật để đăng cai tổ chức sự kiện du lịch tiêu biểu tại KDL Vinh Sang. Khách du lịch cũng chính là người quảng bá tốt nhất cho KDL nếu khách đến Vinh Sang. 28 2.4.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong phát triển du lịch tại KDL Vinh Sang thì cần phải có những chính sách đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ phù hợp, xem yếu tố nguồn nhân lực cũng như chất lượng con người là yếu tố quyết định sự thành công trong phát triển du lịch. Ban lãnh đạo KDL thường xuyên tham gia vào các lớp tập huấn, rèn luyện khả năng lãnh đạo và tuyển dụng nhân viên, ưu tiên sử dụng lực lượng có kinh nghiệm kiến thức chuyên môn cao. Thường xuyên triển khai các chính sách đãi ngộ phúc lợi cho nhân viên để họ có động lực làm việc ngày càng tốt hơn. Bộ phận hướng dẫn viên tại KDL Vinh Sang có thể nói là nhân tố quan trọng, là bộ mặt của KDL. Cần đào tạo thêm về nghiệp vụ hướng dẫn và trình độ chuyên môn, tham gia các buổi học tập và trao đổi kinh nghiệm do Sở VHTT&DL tổ chức, tham gia các lớp đào tạo đại học và trên đại học. Chú trọng việc đào tạo hướng dẫn viên quốc tế phục vụ khách nước ngoài. Khuyến khích, tạo điều kiên để cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ như quản lý nhà hàng, khách sạn, lễ tân, kỹ năng thuyết minh, tìm hiểu những vấn đề cấp thiết tại KDL, phương pháp sử dụng các thiết bị hiện đại trong du lịch nhằm phát triển theo du lịch hiện nay. 2.4.7. Bảo dưỡng nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Cần sớm đầu tư vào phương tiện đi lại bằng đường thủy trong địa phương, đóng thêm tàu bè mang dáng vẻ tàu bè Nam Bộ và nâng cấp bến tàu Vinh Sang nhằm phục vụ khách du lịch đến KDL Vinh Sang. Xây dựng và mở rộng diện tích bãi giữ xe tại KDL để góp phần vào hoạt động phát triển du lịch tại KDL Vinh Sang. Đẩy mạnh việc đầu tư cung cấp điện nước cũng như hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ tại KDL, thành lập một điểm y tế để có thể chăm sóc sức khỏe cho khách lúc cần thiết. Các biển báo chỉ dẫn dọc theo đường vào KDL Vinh Sang cần bố trí các biểu tượng hình ảnh đặc sắc tạo ấn tượng mạnh về nhãn quan cho khách. Xây dựng thêm phòng nghỉ khách sạn, mở rộng quy mô nhà hàng với sức chứa lớn hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. 2.4.8. Xây dựng kế hoạch bảo vệ phát triển tài nguyên theo hướng bền vững Quan tâm việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án chiến lược quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch tại KDL Vinh Sang một cách chặt chẽ, ưu tiên đầu tư cho những dự án đã có giải pháp cụ thể bảo vệ tài nguyên phát triển bền vững mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. 29 Ban quản lý KDL Vinh Sang thường xuyên tổ chức giám sát điều tra mức độ bền vững của tài nguyên du lịch để có biện pháp tôn tạo phù hợp và đưa ra các quy định bảo vệ tài nguyên. Xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể về duy trì bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch với bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển bền vững tại KDL Vinh Sang Do địa hình KDL Vinh Sang nằm sát mặt sông Cổ Chiên nên quan tâm đến dự án làm bờ kè trong thời gian tới hoặc trồng cây giữ đất để phòng chống hiện tượng sạt lỡ. Đối với các loài chim thú quý hiếm khi du khách tham quan thường gây ảnh hưởng đến chúng như tiếng ồn, đứng gần chuồng nuôi... Cần nhắc nhở khách điều này thông qua hướng dẫn viên hoặc các biển treo, biểu tượng. Bố trí các thùng rác dọc theo lối tham quan của KDL, những khu vực có thể nhìn thấy, tạo nên sự thuận tiện cho khách, trong hệ thống quản lý của KDL Vinh Sang cần có đội ngũ nhân viên thu dọn vệ sinh, xây dựng hệ thống xử lý rác thải một cách khoa học. Đối với khu vực nuôi chim thú quý hiếm cần chú trọng vấn đề thay nước, chuồng trại sạch sẽ phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu. Tác động ý thức cho khách du lịch cũng như đội ngũ nhân viên phục vụ giữ gìn vệ sinh môi trường bằng các bản khẩu hiệu phương châm, biểu tượng, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nhắc nhở khách không vứt rác xuống ao nuôi cá gần nhà hàng, ao nuôi cá sấu, hồ Vọng Nguyệt... và đặc biệt là đối với khu vực dành cho hoạt động gala, cắm trại qua đêm, hệ thống nhà vệ sinh phục vụ du khách cần được quét dọn, tẩy rửa thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ nhằm tạo nên ấn tượng tốt với du khách. 30 PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu “hiện trạng khai thác và phát triển DLST tại KDL Vinh Sang - Vĩnh Long” tôi đã nhận thấy được những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tại đây thông qua tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, sản phẩm du lịch cung cấp cho khách ngày càng đa dạng và nhiều ưu điểm khác góp phần đưa KDL Vinh Sang phát triển. Tuy nhiên, các sản phẩm DL còn mang nhiều màu sắc miệt vườn sông nước mà ở các KDL khác ngoài tỉnh khách cũng có thể tìm thấy như: du lịch miệt vườn, tát mương bắt cá, chèo xuồng ba lá, câu cá sấu hay các trò chơi giải trí khác... Trong thời gian hoạt động KDL chỉ phát triển những tiềm năng đang có, chưa có sự đột phá trong việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh riêng biệt, trở thành một điểm nhấn đặc biệt về DLST tại Vĩnh Long nói riêng, ĐBSCL nói chung. Hầu hết các KDL ở Vĩnh Long hay các khu vực khác điều manh tính chất thời vụ rõ rệt, hoạt động DL diễn ra mạnh vào các dịp lễ tết nhưng vào các ngày bình thường hoạt động diễn ra khá ít. Thị trường khách chủ yếu là nội địa được xem là trọng tâm, tuy nhiên thị trường khách quốc tế vẫn còn là tiềm năng và các nhà quản lý KDL Vinh Sang cần hoạch định chiến lược để khai thác tốt thị khách quốc tế. Song song với phát triển du lịch là vấn đề môi trường, khai thác tài nguyên DL cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên, như thế mới phát triển bền vững và lâu dài, vấn đề rác thải trong KDL Vinh Sang được ban quản lý giải quyết hiệu quả tạo nên môi trường DL xanh sạch. Đội ngũ nguồn nhân lực trình độ nghiệp vụ cũng như chuyên môn chưa cao, thiếu hướng dẫn viên quốc tế, cơ cấu tổ chức nhân sự còn mang nặng tính gia đình, mô hình chuyên môn hóa và ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch chưa được áp dụng. Từ những điều kiện thuận lợi cũng như các mặt hạn chế của KDL Vinh Sang, và để góp phần phát triển KDL Vinh Sang tương xứng với tiềm năng hiện có, tôi đã đưa ra những định hướng về thị trường khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch và giải pháp về nguồn vốn và đầu tư, bảo vệ môi trường, nguồn nhân lực, bảo vệ tài nguyên phát triển bền vững, thông tin quảng bá, cơ sở hạ tầng. Rất mong những định hướng và giải pháp thiết thực trên sẽ giúp KDL Vinh Sang ngày càng phát triển. 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Vĩnh Long Thường xuyên tổ chức các hội thảo hội nghị nhằm quảng bá thông tin về du lịch Vĩnh Long nói chung cũng như KDL Vinh Sang nói riêng. Quảng bá về những thế mạnh, sản phẩm du lịch đặc trưng góp phần kêu gọi đầu tư trong nước và ngoài nước. Tăng cường quản lý định kỳ có hệ thống tại KDL Vinh Sang về các mặt trong du lịch như: hệ 31 thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực...nhằm góp phần nâng cao chất lượng du lịch tại Vinh Sang. Tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên cũng như các hướng dẫn viên trong tỉnh, trong đó có KDL Vinh Sang cùng tham gia. Ưu tiên xem xét phê duyệt các dự án đầu tư quy hoạch của KDL Vinh Sang theo hướng chuyên môn hóa kết hợp bảo vệ tài nguyên và môi trường bền vững. 2.2. Chính quyền địa phương Về phía chính quyền địa phương thì các cấp lãnh đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long cần phải có sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo hoạt động thường xuyên đối với KDL Vinh Sang. Phổ biến công tác du lịch về giữ gìn cảnh quan và bản sắc văn hóa trong du lịch. Bên cạnh đó chính quyền cần hỗ trợ nguồn vốn nhằm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại KDL Vinh Sang. Tăng cường công tác huy hoạch du lịch một cách đồng bộ, phối hợp với các đơn vị DL hoạt động trong tỉnh cũng như KDL Vinh Sang, hưởng ứng chương trình hành động du lịch của quốc gia không những thu hút khách nội địa mà còn phải thu hút sự quan tâm của khách quốc tế. 2.3. Ban quản lý KDL sinh thái Vinh Sang Cần cụ thể hóa mục tiêu phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch bền vững lên hàng đầu. Công tác xúc tiến quảng bá, giới thiệu hình ảnh cần sát hợp với thực tế để đảm bảo lòng tin với khách du lịch. Áp dụng các chiến lược marketing DL có hiệu quả để khai thác tốt những thị trường mới. Khi triển khai các chiến lược phát triển du lịch cần có tầm nhìn xa hơn về mức độ phát triển của du lịch trong xu thế hội nhập tránh lạc hậu, gây nhàm chán cho khách. Đa dạng hơn các sản phẩm du lịch mang tính chất đột phá để KDL có thể trở thành trung tâm DLST tại khu vực Vĩnh Long cũng như toàn khu vực ĐBSCL. 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Do thời gian nghiên cứu hạn chế, đối tượng nghiên cứu nằm xa khu vực sinh sống nên đề tài chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu, phân tích thực trạng và đưa ra những định hướng cũng như giải pháp phát triển du lịch tại KDL Vinh Sang. Để thật sự trở thành một đề tài hiệu quả thì tôi cần phải có sự trải nghiệm lâu dài tại KDL và nâng cao quá trình học tập hơn nữa, từ đó đi đến hướng nghiên cứu, đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch tại KDL Vinh Sang. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lệ Hằng, Thái Vũ Bình, Võ Đình Long (2009). Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật, Hà Nội. 2. Đào Ngọc Cảnh (2004). Giáo trình Tổng quan Du lịch. Đại học Cần Thơ. 3. FUNDESO (2014). Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam. FUNDESO biên soạn và xuất bản. 4. Nguyễn Minh Tuệ (1996). Địa lý du lịch. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Thanh Vũ (2009), Luận văn thạc sĩ sinh học Nghiên cứu tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, Đại học Sưu phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Cổng thông tin điện tử Vĩnh Long (2016). Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Long, (truy cập ngày 10/10/2016), từ 7. Khu du lịch Vinh Sang (2005). Hoạt động du lịch tại Vinh Sang, (Truy cập ngày 12/10/2016), từ 8. Tổng cục du lịch (2015). Khu du lịch Vinh Sang – Vĩnh Long. (Truy cập ngày 15/10/2016), từ 9. Báo ấp bắc (2015). Tiềm năng phát triển du lịch ĐBSCL. (Truy cập ngày 16/11/2016), từ thach-thuc-620828/ 33 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KDL SINH THÁI VINH SANG. Cổng vào đường thủy Vinh Sang Nhà hàng chính Vinh Sang Khách đoàn chụp lưu niệm Khu trượt cỏ Khu chơi bóng nước 34 Khu chinh phục cầu khỉ Khu tát mươn bắt cá Khu cưỡi đà điểu Khu câu cá sấu Khu đờn ca tài tử Khu bán trứng đà điểu 35 Bảng 4. Một số thực đơn áp dụng cho đoàn 10 khách trở lên Thực đơn 90.000 đồng/suất 1. Cá tai tượng chiên xù 2. Ốc luộc hèm chuối xiêm 3. Trứng luộc hồng đào – Rau luộc thập cẩm 4. Bò xào khổ qua 5. Cá rô kho thịt ba chỉ 6. Lẩu ếch chua cay – bún 7. Cơm trắng, trái cây, trà đá, khăn lạnh 1. Chả giò visa 2. Ếch xào lăn – bánh mì 3. Thịt heo luộc – mắm nêm (mắm tép) 4. Mực xào chua ngọt 5. Cá kèo kho thịt ba chỉ 6. Lẩu cá basa – bún 7. Cơm trắng, trái cây, trà đá, khăn lạnh Thực đơn 120.000 đồng/suất 1. Ốc um lá cách 2. Cá lóc hấp hèm 3. Cá sấu xào lăn – bánh mì 4. Dồi trường xào dưa cải 5. Sườn ram – bầu luộc 6. Lẩu chua tôm – bún 7. Cơm trắng, trái cây, trà đá, khăn lạnh 1. Cá tai tượng chiên xù 2. Đà điểu lúc lắc 3. Ếch xào lăn – bánh mì 4. Bông bí xào tỏi 5. Cá rô kho tộ – bầu luộc 6. Lẩu cua đồng – bún 7. Cơm trắng, trái cây, trà đá, khăn lạnh Thực đơn 210.000 đồng/suất 1. Súp hải sản bắp non 2. Gỏi bò bóp thấu 3. Tôm càng xanh hấp nước dừa 4. Thịt thỏ cari – bánh mì 5. Cá tai tượng chưng HongKong 6. Cơm chiên cá mặn 7. Lẩu gà Vinh Sang – bún 8. Bia Sài Gòn special lon (1 lon/ khách) 9. Cơm trắng, trái cây 10. Trà đá, khăn lạnh 1. Gỏi củ hủ dừa tôm thịt 2. Đà điểu lúc lắc 3. Gà quay – bánh bao 4. Ếch xào lăn – bánh mì 5. Sườn sốt chua ngọt 6. Cơm chiên Dương Châu 7. Lẩu cá bông lau – bún 8. Bia Sài Gòn special lon (1 lon/ khách) 9. Cơm trắng, trái cây 10. Trà đá, khăn lạnh (Nguồn: http//www.vinhsang.com) 36 Bảng giá các trò chơi STT TÊN TRÒ CHƠI GIÁ VÉ 1 Bóng nước 30.000 2 Vòng xoay vũ trú 30.000 3 Cưỡi đà điểu 25.000 4 Trượt cỏ 30.000 5 Câu cá sấu 5.000 6 Cá bú bình sữa 5.000 Nguồn: Vinhsang.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_van_hoai_b1301177_tieu_luan2_3839.pdf
Luận văn liên quan