Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An được trình bày trong 12 chương.
Chương I Đánh giá tổng quát về áp lực, giải thích cơ chế tác động, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường về tự nhiên, kinh tế xã hội, . để người đọc có cái nhìn toàn diện về các vấn đề môi trường phát sinh.
Chương II Trình bày cụ thể những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực, khỏi quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra từ đó làm căn cứ đánh giá toàn diện xem những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào.
Từ Chương III đến Chương VIII trình bày các động lực và các áp lực đối với từng thành phần môi trường. Trong các chương này, đối với mỗi thành phần môi trường sẽ phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm và các tác động do ô nhiễm gây ra. Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo đối với vấn đề ô nhiễm từng thành phần trong tương lai.
Chương IX tập trung điều tra đánh giá về động lực gây áp lực lên môi trường tại các điểm nóng môi trường trong tỉnh.
Chương X đánh giá cơ chế gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả do tai biến thiên nhiên và ô nhiễm môi trường để lại. Từ đó đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra.
Chương XI đánh giá tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến tất cả các thành phần môi trường đề cập ở các chương trước. Đánh giá công tác quản lý môi trường của tỉnh trong thời gian qua.
Chương XII dựa vào việc đánh giá những việc đó làm được, những tồn tại và thách thức trong công tác BVMT trong Chương XI để đưa ra các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết, từ các vấn đề tổng thể và cụ thể, từ đó xác định vấn đề tập trung ưu tiên hơn trong công tác quản lý và BVMT.
154 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5824 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.Mục tiêu của báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động của chúng tới sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường và hiệu quả của các chính sách đó trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh.
Báo cáo này chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường nổi bật của tỉnh trong các năm gần đây (từ năm 2005-2009).
2. Nhiệm vụ thực hiện
Trên cở sở mục tiêu đề ra của báo cáo, để đạt được những mục tiêu đó chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện và giải quyết như sau:
- Điều tra, đánh giá thực trạng về chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn toàn tỉnh;
- Thiết lập mối tương quan và so sánh giữa các thành phàn môi trường với nhau, giữa các địa phương trong tỉnh với nhau...;
- Từ sự thiết lập mối quan hệ trên, đánh giá, cảnh báo và dự báo diễn biến môi trường trên toàn tỉnh;
- Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh, đánh giá mức độ phù hợp với thực tế môi trường của địa phương chưa;
- Ngoài ra còn nhấn mạnh đến một số “điểm nóng” về môi trường của tỉnh.
3.Bố cục của báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An được trình bày trong 12 chương. Chương I chúng tôi đánh giá tổng quát về áp lực, giải thích cơ chế tác động, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường về tự nhiên, kinh tế xã hội,... để người đọc có cái nhìn toàn diện về các vấn đề môi trường phát sinh. Chương II Trình bày cụ thể những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực, khỏi quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra từ đó làm căn cứ đánh giá toàn diện xem những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào. Từ Chương III đến Chương VIII trình bày các động lực và các áp lực đối với từng thành phần môi trường. Trong các chương này, đối với mỗi thành phần môi trường sẽ phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm và các tác động do ô nhiễm gây ra. Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo đối với vấn đề ô nhiễm từng thành phần trong tương lai. Chương IX tập trung điều tra đánh giá về động lực gây áp lực lên môi trường tại các điểm nóng môi trường trong tỉnh. Chương X đánh giá cơ chế gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả do tai biến thiên nhiên và ô nhiễm môi trường để lại. Từ đó đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Chương XI đánh giá tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến tất cả các thành phần môi trường đề cập ở các chương trước. Đánh giá công tác quản lý môi trường của tỉnh trong thời gian qua. Chương XII dựa vào việc đánh giá những việc đó làm được, những tồn tại và thách thức trong công tác BVMT trong Chương XI để đưa ra các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết, từ các vấn đề tổng thể và cụ thể, từ đó xác định vấn đề tập trung ưu tiên hơn trong công tác quản lý và BVMT.
4.Phương pháp xây dựng báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 -2009 được chúng tôi xây dựng theo phương pháp phân tích mô hình DPSIR: “D: động lực (phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân sâu xa của biến đổi môi trường); P: áp lực (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường); S: hiện trạng (sự biến đổi chất lượng của các thành phần môi trường như đất, nước, không khí...); I: tác động (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái, kinh tế xã hội); R: đáp ứng (các giải pháp bảo vệ môi trường)”. Mô hình này đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương để xây dựng các báo cáo hiện trạng môi trường.
5.Nguồn cung cấp số liệu
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An các năm 2005 đến 2008;
- Báo cáo kết quả quan trắc giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An các năm từ 2005 đến 2009;
- Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2008;
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, các địa phương;
- Các số liệu do các Sở, Ban, Ngành liên quan cung cấp…
- Các kết quả phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến 2009.
6. Tiêu chuẩn áp dụng đánh giá mức độ ô nhiễm
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, Báo cáo đã sử dụng các tiêu chuẩn – Quy chuẩn dưới đây:
TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt;
TCVN 5943-1995: Tiêu chuẩn nước biển ven bờ;
TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm;
TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải;
TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép;
QCVN 09 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 08:2008-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 10:2008-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ;
QCVN 14:2008-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
7.Tổ chức thực hiện lập báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 được thực hiện với sự tham gia của:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An;
- Cơ quan lập báo cáo: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
- Vị Trí địa lý:
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý 18033’10’’ đến 20001’43’’ vĩ độ Bắc và từ 103052’53’’ đến 105048’50’’ kinh độ Đông. Tỉnh Nghệ An có vị trí như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa;
Phía Đông giáp biển Đông;
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh;
Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Đặc điểm địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối, đồi núi, hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất là đỉnh Puxalaileng (cao 2.711m) nằm ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là huyện đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu có nơi độ cao chỉ đạt 0,2m so với mực nước biển.
- Đặc điểm khí tượng thủy văn
+ Khí tượng:
Nghệ An nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
Không khí lạnh thường được kết hợp với các hình thế khí tượng khác: Bão, áp thấp nhiệt đới, giải hội tụ nhiệt đới,...thường gây ra mưa lớn, gió mạnh, biến đổi lớn về nhiệt độ. Nghệ An là một trong những tỉnh có lượng mưa hàng năm tương đối lớn so với các tỉnh phía Bắc, lượng mưa hàng năm trung bình phổ biến ở khoảng 1.200 – 2.000 mm.
Nhiệt độ không khí thấp tuyệt đối thường xảy ra váo tháng 1, 2. Nhiệt độ trung bình tháng dao động 17 – 180C. Biên độ nhiệt tháng đạt: 8 – 90C ở phía Nam tỉnh và 6 – 80C ở phía Bắc tỉnh. Tháng có nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối thường từ tháng 5 đến tháng 8, tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao nhất năm (38-390C). Biên độ nhiệt tháng đạt: 9-110C.
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Nghệ An dao động trong khoảng: 23-240C với tổng tích ôn từ: 8.500 – 8.7500C.
+ Thủy Văn:
- Đặc điểm sông suối:
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, trong tỉnh Nghệ An có 06 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên đa số là các con sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50km và duy nhất có sông Cả có lưu vực là 15.346km2 chiếm tới 93,1% diện tích thủy vực toàn tỉnh với chiều dài qua Nghệ An là 361km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ lệ lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá đa dạng với mật độ trung bình 0,62km/km2 nhưng phân bố không đều trên toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh hơn, mật độ trên 1km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình 0,5km/km2. Tính chất cửa sông hạn chế phát triển mạng lưới sông vùng hạ du vì vậy mật độ sông suối ở đây đạt dưới 0,8km/km2.
Lưu vực sông Cả chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các sông phát triển lệch về phía bờ trái. Phần hạ du sông cả với sự nhập lưu của sông Hiếu và sông Ngàn Sâu cùng với sự đổi hướng dòng chảy, độ dốc lưu vực cũng như đáy sông giảm và dãy cồn cát ven biển cao hơn vùng đồng bằng đã làm giảm rất nhiều năng lực tiêu nước ra biển, gây hiện tượng ngập lụt.
Ngoài lưu vực sông Cả, các lưu vực sông nhỏ còn lại chủ yếu diện tích lưu vực dưới 500km2. Những con sông này đổ trực tiếp ra biển, vì vậy trong những tháng mùa kiệt, nguồn nước các sông này thường bị sâm nhập mặn.
Trong tỉnh Nghệ An dòng chảy không lớn và có sự phân mùa dòng chảy sâu sắc. Hàng năm lượng nước lớn nhất và nhỏ nhất có thể gấp tới hàng ngàn lần – Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tai biến môi trường.
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số: Dân số tỉnh Nghệ An tính đến hết năm 2008 khoảng 3.123.084 người (đến tháng 4 năm 2009 là 2.913.055 người). Tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi chiếm 40%, từ 15 đến 19 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6%.
Trình độ dân trí từng bước được nâng cao. Toàn tỉnh đã phổ cập tiểu học và xóa mù chữ từ năm 1998, đang bắt đầu phổ cập trung học cơ sở.
Nguồn lao động dồi dào, trên 1,5 triệu người. Trong đó làm việc trong các ngành kinh tế là 1,38 triệu người. Hàng năm nguồn lao động được bổ sung khoảng 3 vạn người.
Tỷ lệ lao động được đào tạo khoảng 15%. Toàn tỉnh hiện có 105 tiến sỹ, trên 400 thạc sỹ, gần 24.000 người có trình độ đại học, 14.000 người có trình độ cao đẳng, 60.000 có trình độ trung học chuyên nghiệp.
- Y tế và sức khỏe cộng đồng:
Công tác phòng dịch tốt nên không xẩy ra dịch bệnh đáng kể, số ca tử vong trong điều trị giảm. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh có nhiều chuyển biến. Chủ trương sử dụng muối iốt được thực hiện khá tốt. Công tác tiêm chủng mở rộng 6 loại vắc xin cho các cháu dưới 1 tuổi, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai, tiêm phòng viêm não...
Các cơ sở y tế ngày càng được nâng cấp, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, do đó số ca tử vong trong điều trị giảm.
- Giáo dục: Công tác giáo dục ở Nghệ An được phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh và 100% số xã, phường đã được công nhận phổ cập tiểu học và chống mù chữ.
Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục; quy mô các cấp học tiếp tục được phát triển đảm bảo nhu cầu học tập; tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện.
- Phát triển kinh tế: Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà Nước, trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, song nền kinh tế - xã hội của Nghệ An đã đạt được những thành tưu to lớn nhờ biết phát huy lợi thế và truyền thống của địa phương.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội Nghệ An tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và giá cả tăng nhưng các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế Nông lâm ngư – Công nghiệp – Dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tính từ năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm như sau: năm 2005 là 9,55%, năm 2006 là 10,19%, năm 2007 là 10,5%. Năm 2008 mặc dù phải tập trung để kiềm chế lạm phát nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nghệ An trong năm vẫn đạt được 10,6%. Như vậy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trong những năm gần đây là khá ổn định. Cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch đúng hướng với:
+ Nông nghiệp giảm từ 31,03% (năm 2007) xuống 30,48%;
+ Công nghiệp – xây dựng tăng từ 32,01% lên 32,53%;
Tuy đạt được những tiến bộ đáng kể, song nhìn chung chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế còn chậm, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu. Mặc dù tiềm năng để phát triển kinh tế là phong phú, đa dạng, nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ, chưa tạo ra những tiền đề cần thiết để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì thế đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2007 toàn tỉnh còn 20,8%; năm 2008 còn 17%.
Để thực hiện mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những năm đầu của thế kỷ này trở thành một trung tâm kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ, có cơ cấu kinh tế Công – Nông nghiệp và dịch vụ phát triển, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh, thực hiện tốt dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng văn minh. Nghệ An đang phấn đấu chuyển dịch mạnh mẻ cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn vốn của địa phương và từ bên ngoài.
1.1.3.Tài nguyên khoáng sản
Nghệ An được đánh giá là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào và phong phú. Qua khảo sát cho thấy toàn tỉnh hiện có 113 vùng mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn, 171 điểm quặng và đá vôi được phân bố khá đồng đều ở các địa phương trong tỉnh. Một số kim loại và đá quý có trữ lượng lớn như: vàng sa khoáng ở lưu vực sông Cả, sông Hiếu với trữ lượng trên 20 tấn; Các loại đá quý như hồng ngọc, bích ngọc...ở các huyện Quỳ Châu, Qùy Hợp. Đặc biệt thiếc sa khoáng ở Nghệ An được đánh giá là lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng khoảng 42.000 tấn (chiếm 30% trữ lượng thiếc cả nước) tập trung ở các huyện Qùy Hợp, Quế Phong; Sắt với trữ lượng 1,8 triệu tấn ở Nghi Lộc, Thanh Chương. Ngoài ra một số khoáng sản khác như Mangan với trữ lượng khoảng hơn 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc; Cát sỏi phân bố chủ yếu dọc theo các sông lớn như Sông Cả, sông Con, sông Hiếu và các suối lớn trong vùng, có đến 9 điểm cuội sỏi trong đó điểm Bản Chè đã tìm kiếm đánh giá đạt trữ lượng 3,8 triệu m3; titani tồn tại dưới dạng inmenit, với tổng trữ lượng khoảng 22.600 tấn, tập trung phần lớn ở Cửa Hội. Bô xít có trữ lượng khoảng gần 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nghĩa Đàn; photphorit có trữ lượng khoảng 130.000 tấn, ở các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương... Vào thập kỷ 70 của Thế kỷ trước, các nhà địa chất đã phát hiện ở khu vực Bản Khạng (Qùy Hợp) có mỏ nước khoáng thuộc loại cacbonic là loại được thị trường tiêu dùng ưa chuộng nhất, có trữ lượng 0,5 lít/giây. Nước khoáng còn được phát hiện ở một số huyện như Nghĩa Đàn, Đô Lương...
Nghệ An còn có thế mạnh về đá xây dựng với trữ lượng rất lớn, nhiều loại đá có giá trị kinh tế cao như đá trắng Quỳ Hợp trữ lượng 100m3; đá bazan có trữ lượng 260 triệu m3 ở Qùy Hợp, Nghĩa Đàn; đá đen trữ lượng 54 triệu m3 ở Con Cuông, Đô Lương. Đặc biệt có nguồn đá vôi trên 1 tỷ m3 ở các khu vực Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Con Cuông. Nhiều nhất là đá xây dựng trên 1 tỷ m3 ở Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đô Lương, Nghĩa Đàn...Đó là chưa kể hàng loạt các loại khoáng sản khác như sét để sản xuất gạch ngói, sét xi măng 300 triệu tấn, than mỡ 40 ngàn tấn, than bùn 10 triệu tấn...Trong những năm qua, việc khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh và các ban ngành chức năng chú ý đầu tư và dần đưa vào quản lý một cách tích cực hơn. Do vậy sản lượng một số khoáng sản đã được khai thác năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2000 tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh so với cả nước mới đạt 5,66%, thì nay đã đạt gần 7%. Theo đó, công suất khai thác khoáng sản cũng không ngừng tăng, như chế biến đá trắng đạt khoảng 500.000 tấn/năm. Trong đó riêng bột đá trắng mịn và siêu mịn đạt 160.000 tấn/năm. Tổng công suất luyện thiếc đạt 2.500 tấn/năm...
1.2.Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra gây hậu quả hết sức nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính (CO2, CH4 , N2O, HFCs, PFCs, SF6 ... ) tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Nghệ An là một tỉnh nghèo thuộc vùng duyên hải miền Trung, đang trên đà phát triển với nền kinh tế đa dạng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng khí gây hiệu ứng nhà kính:
Các nguồn tạo ra các khí nhà kính:
- Sinh hoạt của dân cư: sử dụng điện, phương tiện giao thông, đun nấu...chủ yếu sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá..
- Phương tiện giao thông: ô tô, xe máy...
Phương tiện đi lại của người dân hiện nay chủ yếu là xe máy, trung bình 1 xe/ 1hộ đây cũng là nguồn gây gia tăng khí nhà kính. Ngoài ra với một số lượng lớn ô tô (phương tiện đi lại ở các thành phố, thị xã và các ô tô tải vận chuyển hàng hoá) cũng là các nguồn đáng kể gây gia tăng các khí nhà kính. Một chiếc xe ô tô sẽ thải ra 1,3 tấn CO2 khi đi được quãng được khoảng 3000km.
- Hoạt động đun nấu: tại các vùng nông thôn nhiên liệu chủ yếu là than đá, củi gỗ.
- Các thiết bị làm lạnh trong các hộ gia đình: tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ...
Nghệ An thuộc vùng khí hậu nắng nóng khắc nghiệt, phải sử dụng nhiều năng lượng điện phục vụ cho mục đích làm mát vào mùa hè.
- Hoạt động nông nghiệp: Nghệ An là tỉnh nghèo, dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 11,9% nên lượng khí Mêtan phát sinh do sử dụng phân bón vi sinh tương đối lớn. Ngoài ra nông nghiệp cũng là nguồn sản xuất chính khí nitơ oxit.
- Hoạt động công nghiệp: khí gas công nghiệp có từ việc làm lạnh, điều hòa không khí, các công việc liên quan đến phản ứng hóa học,...
Các nhà máy xi măng: Nghệ An hiện nay có một số nhà máy xi măng lớn như 19/5, 12/9, Cầu Đước, Hoàng Mai.... cũng là các nguồn gây khí nhà kính đáng kể.
+ Các bãi chôn lấp rác thải: Hiện nay, hầu hết các huyện thành thị trên địa bàn tỉnh cũng đã có bãi chôn lấp rác thải. Quá trình phân huỷ yếm khí chất thải rắn cũng đã tạo ra một lượng khá lớn các khí nhà kính.
+ Lò đốt rác thải y tế: Nghệ An là tỉnh có địa bàn rộng, số bệnh viện hiện nay được trang bị lò đốt rác thải y tế đã tăng lên, Lò đốt rác thải y tế góp phần làm gia tăng các khí nhà kính.
+ Diện tích rừng suy giảm: Diện tích rừng Nghệ An hiện nay đang giảm mạnh làm giảm sự hấp thụ các khí nhà kính.
+ Thuỷ điện: Hiện nay Nghệ An có khoảng 20 công trình thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ, Đập thuỷ điện cũng là nguồn phát thải một lượng khí nhà kính khá lớn. Nguyên nhân chính là lượng cácbon rất lớn giải phóng ra khi thực vật phân huỷ trong lòng hồ thuỷ điện. Sau đó, thực vật ở đáy hồ lại tiếp tục phân huỷ trong điều kiện không có ôxy, tạo ra methane. Cuối cùng, methane được giải phóng vào khí quyển khi nước đi qua các tuốc bin của đập. Tác động của methane tới ấm hoá toàn cầu mạnh gấp 21 lần so với CO2.
1.3.Hiện trạng sử dụng đất
1.3.1.Sự biến đổi diện tích đất
Nghệ An có diện tích tự nhiên khoảng 1.649.068,227 ha, nằm ở Đông Bắc dãy trường sơn, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông suối. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Puxalaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là các huyện Đồng băng như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành … Đất ở Nghệ An phân bố không đều trên các đơn vị hành chính, đồi núi chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Theo số liệu từ Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất (thuộc Sở TNMT Nghệ An):
+ Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 1.163.226,470 ha, đất phi nông nghiệp 113.489,470 ha, đất chưa sử dụng 372.104,700 ha, đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 346,310 ha.
+ Năm 2007 diện tích nông nghiệp là 1.170.716,32 ha, đất phi nông nghiệp 114.086,81 ha, đất chưa sử dụng 363.644,81ha, đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 346,310 ha.
+ Năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 1.163.838,229 ha, đất phi nông nghiệp 115.239,848 ha, đất chưa sử dụng 370.825,063ha, đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 256,200 ha.
+ Năm 2009 diện tích đất nông nghiệp là 1.174.147,320 ha, đất phi nông nghiệp 118.171,627 ha, đất chưa sử dụng 356.749,280 ha, đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 250,600 ha. Số liệu cụ thể được chúng tôi tổng hợp trong bảng 1.1:
Bảng 1.1: Sự biến đổi diện tích đất theo các năm
Năm
Diện tích đất (ha)
Đất Nông nghiệp
Đất Phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Đất có mặt nước ven biển
2006
1.163.226,470
113.489,470
372.104,700
346,310
2007
1.170.716,32
114.086,810
363.644,810
346,310
2008
1.163.838,229
115.239,848
370.825,063
256,200
2009
1.174.147,320
118.171,627
356.749,280
250,600
1.3.2.Sự biến đổi về loại hình đất
Với tổng diện tích đất tự nhiên 1.649.068,227 ha, Tuy nhiên tổng quỹ đất đã sử dụng mới chiếm khoảng 58% tổng diện tích đất tự nhiên. Thực trạng sử dụng đất vào các mục đích khác nhau đã làm biến đổi đáng kể đến diện tích sử dụng cho từng loại hình cũng khác nhau. Đất có rừng chiếm 41,57%, đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng chiếm 41,97%. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 5- 10% cụ thể theo từng huyện: Các huyện vùng núi cao chiếm tỷ lệ rất thấp (Tương Dương chiếm 0,27% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, Kỳ Sơn chiếm 1,71% Con Cuông chiếm 1,78% , Quế Phong chiếm 1,42%, Quỳ Châu chiếm 2,39%). Vùng núi thấp tỷ lệ đất nông nghiệp khá lớn, cụ thể : Quỳ Hợp 7,37%, Thanh Chương 15,65%, Anh Sơn 12,92%, Tân Kỳ 18,50% và Nghĩa Đàn 34,16%. Sù biÕn ®æi lo¹i h×nh ®Êt ®îc thÓ hiÖn râ qua hình sau:
Hình 1.1: Biểu đồ biến đổi loại hình đất trong các năm 2006-2009
(Nguån: V¨n phßng ®¨ng ký quyÒn sö dông ®Êt).
Trên thực tế việc sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, đất bị lấn chiếm, bỏ hoang, khai thác bừa bãi. Do vậy, để sử dụng đất đai bền vững và hiệu quả cần quan tâm đến một số việc sau: Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân về việc khai thác và duy trì độ phì nhiêu cho đất. Cần có quy hoạch sử dụng đất hợp lý, thực hiện tốt việc giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch. Tăng cường quản lý đất đai về số lượng và chất lượng, mà nòng cốt là quản lý tổng hợp với sự liên kết của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực theo phương châm ''tiết kiệm đất''. Cần có các chương trình và dự án nghiên cứu và triển khai về quản lý sử dụng đất lâu dài gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Cần thiết có những chương trình nghiên cứu tổng hợp dài hạn về bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu cho đất, kết hợp chuyển giao công nghệ tiên tiến với các tri thức bản địa, đảm bảo sử dụng đất bền vững, phù hợp với từng chân đất./.
CHƯƠNG II: SỨC ÉP CỦA KINH TẾ XÃ HỘI LÊN MÔI TRƯỜNG
2.1.Tăng trưởng kinh tế
2.1.1.Khái quát tình hình phát triển và cơ cấu phân bổ các ngành, lĩnh vực trong tỉnh
Mặc dù tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế trong nước; thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp... đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tình trạng người mất việc làm ngày càng gia tăng, song với sự nỗ lực phấn đấu của toàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2009 vẫn duy trì được sự ổn định và có mặt phát triển. 6 tháng đầu năm 2009, GDP tăng 5,72%; trong đó giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 3,58%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,8%, dịch vụ tăng 9%. Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân đạt 226.618 ha; sản lượng lương thực vụ Đông Xuân đạt 68,24 vạn tấn. Diện tích trồng rừng tập trung ước đạt 1.594 ha, tăng 4,52% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm đạt 4.019,9 tỷ đồng, bằng 51,38% KH cả năm, tăng 4,06% so với cùng kỳ. Một số dự án trọng điểm tiến bộ khá: nhà máy bao bì Sabeco đi vào sản xuất, 02 nhà máy thuỷ điện Bản Cốc và Sao Va bắt đầu cho sản phẩm... Khối lượng xây dựng cơ bản 7 tháng đầu năm ước đạt 10.078 tỷ đồng, tăng 16,15% so với cùng kỳ. Công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Có 26 dự án đã ký cam kết đầu tư với tổng vốn trên 21.000 tỷ đồng, sau 04 tháng thực hiện đã có 18 dự án triển khai; 12 đơn vị đã đăng ký đã hỗ trợ đăng ký 3 huyện nghèo với tổng vốn là 84.84 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách 7 tháng ước đạt 1556,2 tỷ đồng, đạt 63,3% doanh thu, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng chi ngân sách 7 tháng ước đạt 3.354,59 tỷ đồng bằng 53,9%.
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ tiếp tục chuyển biến tích cực. Có 55 em đạt học sinh giỏi quốc gia, đạt tỷ lệ 83% số học sinh dự thi; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 87,2%, đạt kết quả cao trong khu vực Bắc Trung bộ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kiên cố hoá trường lớp và nhà công vụ giáo viên. Các ngày lễ kỷ niệm được tổ chức tương đối tốt. Việc thí điểm phân cấp cho các ngành, các huyện quản lý các đề tài, dự án khoa học - công nghệ bước đầu đạt hiệu quả. Tăng cường các biện pháp đảm bảo sức khoẻ, hướng ứng tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh cúm A H1N1, A H5N1...
2.1.2.Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành
Tỷ lệ tăng trưởng của một số ngành mũi nhọn trong tỉnh trong thời gian từ 2005 – 2009 được chúng tôi thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành trong tỉnh theo năm (%)
STT
Ngành nghề
2005
2006
2007
2008
2009
1
NN, lâm nghiệp, thuỷ sản
34,41
33,05
31,02
30,77
29,88
2
Công nghiệp, xây dựng
29,30
30,35
32,00
32,07
32,46
3
Dịch vụ
36,29
36,60
36,98
37,16
37,66
4
Tổng cộng
100
100
100
100
100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2008)
Từ bảng trên tỷ lệ tăng trưởng GDP được chúng tôi thể hiện qua hình 2.1:
Hình 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của các ngành theo từng năm (2005-2009)
Nhận xét:
+ Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo các năm giảm dần từ 34,41 (năm 2005) xuống còn 29,88 (năm 2009).
+ Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng theo các năm tăng dần từ 29,30 (năm 2005) lên 32,46 (năm 2009).
+ Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong lĩnh vực dịch vụ theo các năm tăng dần từ 36,29 (năm 2005) lên 37,66 (năm 2009).
So sánh với một số tỉnh thành phát triển (Hà nội, Tp Hồ chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai,...) thì tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn thấp, phát triển chậm.
2.1.3.Vai trò và tác động của sự phát triển kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường
a. Vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với người dân:
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng cho người dân.
+ Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển.
+ Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá theo quy luật 2,5% - 1. Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%.
+ Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
+ Đối với tỉnh chậm phát triển như Nghệ An, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các tỉnh đang phát triển.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên, ô nhiễm môi trường làm phát sinh nhiều bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
b. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường:
Môi trường đất: Có xu thế thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn, sa mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá... dẫn đến nhiều vùng đất bị cắn cỗi, không còn khả năng canh tác và tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá.
Môi trường nước: Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hiện tại, sông Bùng đoạn ở Cầu Bùng đã bị ô nhiễm do hiện tượng phú dưỡng. Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là một số khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do khai thác bừa bãi và không đúng kỹ thuật.
Môi trường không khí: Chất lượng không khí ở Nghệ An nói chung còn khá tốt, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Thế nhưng vấn đề bụi lại đang trở thành vấn đề cấp bách ở các khu đô thị và các khu công nghiệp. Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở nhiều nơi. Nồng độ chì, khí CO, NOX, SO2 khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những người tham gia giao thông. Nhiều vụ cháy rừng gần đây làm suy giảm chất lượng không khí và gây ra một số hiện tượng thiên nhiên không bình thường khác.
Môi trường đô thị và công nghiệp: Ô nhiễm do hệ thống tiêu nước, thoát nước lạc hậu, xuống cấp nhanh. Năng lực thu gom chất thải rắn còn thấp kém; chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng ồn... do hoạt động giao thông vận tải nội thị và mạng lưới cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém, không theo kịp với sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.
Môi trường lao động, dân số và môi trường: Nhiều khu vực sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp. Dân số Nghệ An thuộc loại đông trên cả nước, gây áp lực rất lớn lên môi trường.
Môi trường nông thôn và miền núi: Với hơn 75% dân số sống ở nông thôn miền núi, song tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh chỉ chiếm 28-30%. Số hộ được cung cấp nước sạch chỉ đạt khoảng 50% do các hủ tục lạc hậu, cách sống thiếu vệ sinh. Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy, ô nhiễm môi trường các làng nghề, lạm dụng hoá chất trong canh tác nông nghiệp cũng góp phần làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học.
Rừng và độ che phủ thảm thực vật: Độ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm. Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng.
Đa dạng sinh học: Nghệ An là một trong những tỉnh có đa dạng sinh học thuộc dạng cao nhất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, đa dạng sinh học tỉnh ta bị suy giảm mạnh do cháy rừng, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài. Nạn khai thác và đánh bắt quá mức, buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm vẫn tiếp diễn...
Môi trường biển ven bờ: Nghệ An có bờ biển dài hơn 82km nhưng trong vòng 20 năm qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm hơn một nửa. Lũ quét, triều cường, sóng biển dẫn tới sạt lở bờ biển làm cho các loài sinh vật bị mất nơi cư trú, suy giảm mạnh về chủng loại và số lượng.
2.2.Sức ép dân số và vấn đề di cư
2.2.1.Sự phát triển dân số cơ học
Quy mô dân số tỉnh Nghệ An lớn, đứng thứ 2 ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, thứ 4 ở Việt Nam (sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hoá) và là một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất nước (theo thống kê năm 2009 mật độ dân số trung bình là 177 người/km2). Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005 – 2009 là 0,97%.
Trong hơn một thập kỷ trước đây, tỉnh ta đã khống chế được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay sự tăng trưởng dân số có sự biến động (Hình 2.2).
Hình 2.2: Tỷ lệ phát triển dân số tỉnh ta trong những năm gần đây
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2008)
2.2.2.Sự chuyển dịch thành phần dân cư
Phân bố dân số là yếu tố quan trọng của phát triển. Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số phân bố không đều và có sự khác biệt rất lớn theo vùng địa lý – kinh tế. Với quy mô dân số là 3.123.084 người (năm 2009 là 2.913.055 người) được phân bố trên hai vùng kinh tế - xã hội của tỉnh. Vùng đông dân nhất là các huyện đồng bằng ven biển và vùng có số dân ít nhất là các huyện miền núi phía Tây với dân số là 1.116.544 người. Như vậy đối với các huyện đồng bằng ven biển, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 64,25% dân số của cả tỉnh sinh sống. Ngược lại, đối với các huyện miền núi phía Tây, là những huyện vùng núi điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm 35,75% dân số của cả tỉnh. Chính vì vậy, hiện tượng di dân tự do từ đồng bằng lên miền núi, từ nông thôn vào thành thị vẫn đang diễn ra và không kiểm soát được. Trên hình 2.3 cho biết diễn biến tổng dân số và dân đô thị của tỉnh Nghệ An từ năm 2005 – 2009.
Hình 2.3: Tình hình tăng dân đô thị tỉnh Nghệ An từ năm 2005 - 2009
(Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Nghệ An, 2008)
Nhận xét: Như vậy từ năm 2005-2008 dân số tỉnh Nghệ An tăng đều theo các năm, nhưng đến năm 2009 dân số lại giảm đáng kể. Tỷ lệ dân thành thị liên tục tăng trong các năm từ 2005-2007 và tăng nhanh vào các năm 2008.
2.2.3.Dự báo sự gia tăng dân số của tỉnh trong thời gian tới
Dự báo dân số vào năm 2010 sẽ là 3,181 triệu người và vào năm 2020 sẽ là 3,5 triệu người. Dân đô thị vào năm 2010 đạt khoảng 540.800 người (chiếm 17% dân số toàn tỉnh), năm 2015 là 867.600 người (chiếm 26% dân số toàn tỉnh) và vào năm 2020 là 1.295.000 người (chiếm 37% dân số toàn tỉnh).
Hình 2.4: Dự báo tốc độ gia tăng dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, 2007)
2.2.4.Tác động của việc gia tăng dân số đến môi trường
Quy mô phát triển dân số và mô hình tiêu dùng không hợp lý đã tạo ra những sức ép rất lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp năng lượng và tài nguyên thiên nhiên (Hình 2.5). Cùng với sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường do các hoạt động sống của con người gây ra đã tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng, đồng thời gây nhiều thiệt hại về kinh tế.
Hình 2.5: Tỷ lệ tăng dân số và diện tích một số loại cây trồng qua các năm so với năm 2005 (Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Nghệ An 2008)
2.3.Phát triển công nghiệp, xây dựng, năng lượng
2.3.1.Công nghiệp, xây dựng
Theo đánh giá chung, trong những năm qua công nghiệp, xây dựng của tỉnh Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đang tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của quốc gia và khu vực, công nghiệp - xây dựng của tỉnh nhà vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định, tỷ trọng đóng góp trong nền kinh tế của tỉnh ngày càng tăng.
Trong ngành Công nghiệp nhiều nhóm ngành và CSSX có khả năng cạnh tranh trên thị trường như nhóm ngành Công nghiệp chế biến (mía đường, nông sản, thực phẩm và đồ uống,...), Công nghiệp khai thác mỏ (khoáng sản, đá xây dựng, đá trắng, quặng,…).
Cùng với sự phát triển ngành Công nghiệp, ngành Xây dựng cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo kiến trúc của tỉnh nhà (Nhiều KCN và TTCN hình thành, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại và những khu đô thị mới khang trang mọc lên, ở các vùng nông thôn những điểm dân cư được quy hoạch một cách khoa học hơn…).
Có thể thấy những thay đổi tích cực đó qua chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh của ngành Công nghiệp - Xây dựng từ năm 2005-2008 như sau:
Bảng 2.2: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh của ngành CN-XD
TT
2005
2006
2007
2008
1
CNKT mỏ
13,42
6,13
7,10
15,34
2
CNCB
17,98
14,74
17,93
16,59
3
Xây dựng
17,24
12,84
17,83
13,51
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2008)
Mặc dù, những năm gần đây ngành CN-XD được sự quan tâm của UBND tỉnh, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư hơn về công nghệ, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cũng như các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, mức độ áp dụng các biện pháp BVMT và QLMT trong các CSSX nhìn chung chưa cao, chưa đồng bộ.
Qua kết quả các đợt thanh tra trong các năm 2005-2008 và kết qủa điều tra cho thấy: Nhiều cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đạt yêu cầu, hoặc không vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật, 100% các Khu công nghiệp nhỏ chưa xây dựng hệ thống XLNT tập trung; ở các KCN chưa có hệ thống XLNT tập trung hoàn chỉnh; trên 80% các cơ sở chưa tiến hành đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, chưa có giấy phép khai thác và xả thải; hầu hết các CSSX chưa thực hiện việc quan trắc môi trường theo định kỳ; ...
Sự phát triển Công nghiệp - Xây dựng còn được thể hiện bởi sự gia tăng các KCN và KCNN trên địa bàn tỉnh. Nếu như năm 2005 toàn tỉnh chỉ có 2 KCN tập trung (Bắc Vinh, Nam Cấm) và một vài KCNN (Diễn Hồng, Đông Vinh) thì từ năm 2007 đến nay đã có thêm KCN Hoàng Mai đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng và nhiều Khu KCNN khác như: Nghi Phú, Đô Lương, Châu Quang và Thung Khuộc - Quỳ Hợp... với trên 32.000 CSSX nằm trong KCN, KCNN và độc lập.
Tuy nhiên vẫn còn một số KCNN được quy hoạch trên những khu vực đất sản xuất nông nghiệp làm thu hẹp quỹ đất nông nghiệp. Ngoài ra một số KCNN có diện tích hạn chế (KCNN Đô Lương) nên khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai. Hoặc bố trí KCN gần các khu vực du lịch, nghỉ dưỡng (KCN Cửa Lò),...
Trong từng KCN và KCNN việc quy hoạch cũng tồn tại nhiều bất cập, như chưa bố trí các Cơ sở theo từng loại hình, loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước thì bố trí vào khu vực hạ nguồn, doanh nghiệp gây ô nhiễm không khí thì phải bố trí cuối hướng gió chủ đạo,...
Thêm vào đó, là việc hạ tầng kỹ thuật tại các KCN và KCNN đầu tư thiếu đồng bộ, nhận thức về việc bảo vệ môi trường trong các KCN, KCNN của các CSSX chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với việc phát triển bền vững. Các cơ quan nhà nước ở địa phương chưa có chế tài và chưa giám sát chặt chẽ việc xây dựng KCN theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hơn nữa, việc có nhiều đầu mối quản lý các KCN cũng dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong các KCN chưa được tốt. Các nguồn thải trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường của công nghiệp chủ yếu là nước thải, bụi, khí thải và chất thải rắn:
+ Nước thải tập trung nhiều ở nhóm ngành công nghiệp chế biến như: sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ,... Thành phần chủ yếu là SS, NH3, H2S, Phốt pho, vi sinh vật,...
+ Khí thải và bụi phát sinh nhiều ở các nhóm ngành Công nghiệp khai thác mỏ và các loại hình sản xuất xi măng, gạch ngói, ... đây là những nguồn ô nhiễm khó kiểm soát. Các chất gây ô nhiễm không khí chính là SO2, NO2, CO, H2S, bụi lơ lửng,...
+ Chất thải rắn phát sinh ở các CSSX sản phẩm gỗ, giấy, vật liệu xây dựng,... gồm các mẩu gỗ vụn, gạch vỡ, đất đá thải,...
Như vậy, Công nghiệp - Xây dựng phát triển sẽ góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, đưa kinh tế phát triển theo đúng định hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, phát triển CN-XD không bền vững sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái cạn kiệt tài nguyên.
2.3.2.Năng lượng điện
Với đặc điểm khí hậu nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 – 2.000mm/năm (phân bố cao dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông), Nghệ An có hệ thống sông ngòi khá dày 0,6 - 0,7 km/km2. Các sông thường ngắn, độ dốc cao theo chiều từ Đông sang Tây. Đây chính là những điều kiện cho Nghệ An đầu tư phát triển các công trình thuỷ điện.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009 đạt được 10,63%/năm, tương ứng với thời gian này, điện năng tiêu thụ theo điện thương phẩm có độ tăng 15,3%/năm, hệ số đàn hồi là 1,44. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 11 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất 1.200MW đã được khởi công xây dựng. Các nhà máy chủ yếu tập trung ở các huyện miền Tây tỉnh, riêng huyện Tương Dương (02 nhà máy Bản Vẽ 380MW, Khe Bố 100MW ) và Quế Phong (07 nhà máy) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2006 Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt đầu tư xây dựng công trình nhiệt điện than Miền Trung tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (công suất 1.200MW) hiện nay đang tiếp tục hoàn thành các thủ tục dự án.
Bảng 2.3: Các công trình thủy điện nhỏ công suất N> 5 MW đang được đầu tư
TT
Tên công trình
Sông (suối)
Xã, huyện
Nlm (MW)
Nbđ (MW)
Eo (MWh)
1
Bản Cốc
Nậm Giải
X Châu Kim, H Quế phong
18,0
4,15
71,50
2
Nhạc Hạn
Nậm Quang
X mường Noọc, H Quế Phong
45,0
7,61
186,78
3
Sông Quang
S.Quang
X Châu Thôn, H Quế Phong
6,5
2,0
29,30
4
Châu Thôn
Nậm Tột
X Châu Thôn, H Quế Phong
13,5
4,1
60,50
5
Xoong Con
Chà Lạp
X Tam Thái, H Tương Dương
7,0
1,74
31,13
6
Nậm Cắn2
Nậm Cắn
X Môn Sơn, H Con Cuông
5,0
2,14
22,50
7
Yên Thắng
Nậm Chòn
X Yên Thắng, H Tương Dương
8,0
2,49
36,20
8
Bản Khổi
Huổi khổ
X Lạng Khê, H Con Cuông
6,0
1,52
27,00
9
Nậm Bông
Nậm Roong
X Châu Phong, H Quỳ Châu
30
5,0
125,5
Nhịp tăng trưởng vượt trội của điện lực so với phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh thể hiện cố gắng lớn của địa phương và ngành điện trong việc đầu tư phát triển lưới điện các cấp điện áp, nhằm thoả mãn mọi nhu cầu điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt xã hội ngày một nâng cao, đúng với phương châm “Điện lực đi trước một bước trong phát triển các ngành kinh tế”.
Mục tiêu của ngành điện là phát triển và cải tạo lưới điện nhằm đến năm 2010, 100% số hộ trên mọi vùng của tỉnh đều được dùng điện từ nguồn hệ thống quốc gia đến các nguồn dạng năng lượng khác phục vụ cho vùng sâu, vùng xa và miền núi.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng như vậy ngành điện đang gây ra những tác động mạnh đến môi trường, từ khía cạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, đến tác động gây ô nhiễm và chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Nguồn nhiệt điện đốt than, dầu gây ô nhiễm mạnh đối với môi trường không khí và môi trường nước. Thuỷ điện có thể gây ngập lụt vùng đầu nguồn, ô nhiễm nước lòng hồ, xói lở, bồi lắng lòng hồ... Việc phát triển nhanh hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối cũng làm tăng diện tích đất bị chiếm dụng để làm hành lang các tuyến đường dây; các tuyến đường dây cao áp nếu không bảo đảm hành lang an toàn có thể gây ra những tác động nguy hiểm tiềm năng do từ trường điện cao áp tới môi trường, môi sinh.
Tác động đến nguồn lợi đất và hệ sinh thái trên đất
Khi xây dựng hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện, Nhà nước sẽ phải trưng dụng vùng đất để ngập nước, gia cố bờ chắn sóng, đưa một số công trình và khu vực sinh hoạt cho cán bộ, công nhân xây dựng, xây dựng khu tái định cư cho người dân sinh sống từ trước ở khu vực hồ chứa nước... kéo theo diện tích đất ngập nước ngày một tăng lên dẫn đến sự mất rừng với diện tích lớn.
Tác động đến thế giới động vật
Hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện chiếm một diện tích rất đáng kể đất ngập nước, đã làm mất đi hệ quần thể thực vật, vốn là thức ăn nuôi sống động vật. Hậu quả là nhiều loại động vật cũng bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác sinh sống.
Tác động đến hệ sinh thái dưới nước
Tác động của các hồ chứa nước và hoạt động của nhà máy thuỷ điện sẽ làm thay đổi hệ sinh thái dưới nước ở khu vực có công trình thuỷ điện. Hệ sinh thái sông sẽ phải nhường vị trí cho hệ sinh thái hồ tại khu vực hồ chứa nước.
Tác động của công trình thuỷ điện đến ngư trường
Xây dựng công trình thuỷ điện sẽ hạn chế các luồng di cư/ bán di cư của các loài cá, làm thay đổi điều kiện sinh sản, có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn thức ăn của cá tại các công trình lấy nước tại nhà máy thuỷ điện. Kết quả là nguồn thuỷ sản bị giảm, đặc biệt là các loại cá quý hiếm, trong một số trường hợp còn bị tuyệt chủng.
Hậu quả đối với vi khí hậu
Các hồ chứa nước lớn sẽ tác động đến vi khí hậu các vùng lân cận, có thể giảm nhiệt độ cực trị của khí quyển. Nhiệt độ cao nhất về mùa hè có thể giảm xuống 2-3oC, mùa đông tăng lên 1- 2oC, độ ẩm không khí cũng có thể thay đổi.
Hậu quả về xã hội
Tác động của công trình thuỷ điện đến tình hình xã hội ở khu vực xây dựng công trình, trước hết là phải di dời dân ra khỏi khu vực công trình và vùng sẽ bị ngập nước. Tác động tiêu cực thứ hai là sự thay đổi điều kiện khí hậu, sinh thái sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động trong đời sống của nhân dân tác động đến các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số... Ngoài ra, có thể có những thay đổi điều kiện tác động của công trình thuỷ điện đến môi trường thiên nhiên.
2.4.Phát triển giao thông vận tải
Thời gian gần đây, ngành giao thông vận tải đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm. Hạ tầng giao thông của tỉnh ta đang phát triển khá nhanh, nhất là hệ thống giao thông đường bộ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vận tải nói chung và nhu cầu vận tải hành khách nói riêng đang ngày càng tăng, cụ thể: năm 2005 toàn tỉnh mới chỉ có 4.467 phương tiện vận tải khách thì hết năm 2008, số phương tiện đăng ký vận tải khách đã lên đến 7.514 phương tiện. Trong đó có 72 tuyến vận tải cố định với 1.106 xe, 17 tuyến trong tỉnh, 44 tuyến ngoại tỉnh, 5 tuyến quốc tế sang Lào.
Hình 2.6: Biểu đồ Số lượng xe chở hàng và chở khách từ năm 2005 đến năm 2008 (nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2008)
Tuy nhiên, tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị thấp hơn rất nhiều so với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cơ giới. Nhiều đoạn đường chỉ cần một trận mưa lớn đã xảy ra sạt lở, ách tắc, đặc biệt là quốc lộ 48, quốc lộ 15A, quốc lộ 7 và những tuyến đường liên huyện thuộc các huyện miền núi cao. Với tổng chiều dài 16.137 km, trong đó hiện có nhiều tuyến đường đang trong giai đoạn thi công, cải tạo, nâng cấp như đường nối quốc lộ 7A – 48, đường Tây Nghệ An, quốc lộ 48. Những tuyến đường này đang được thi công trong mấy năm gần đây nhưng vẫn chưa xong, vì vậy đã gây ô nhiễm không khí (bụi, khí thải, tiếng ồn) cho nhân dân sống ở những khu vực này.
Với hệ thống giao thông đường thuỷ: Mạng lưới giao thông đường thủy đóng góp không nhỏ vào việc vận tải hàng hóa, hành khách. Cả tỉnh có 14 con sông với chiều dài gần 1.000km giao thông nhưng việc đầu tư phương tiện, cơ sở hạ tầng và quản lý các mặt trên lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập.
Hình 2.7: Biểu đồ Số lượng phương tiện vận tải đường sông và đường biển từ năm 2005 - 2008 (nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2008)
Trong số 800 phương tiện thủy hoạt động, chỉ có 53% được đăng ký, 114 bến đò ngang chỉ có 28 bến đò có giấy phép hoạt động, số còn lại là tự tiện mở bến đò. Trong đợt kiểm tra phương tiện giao thông đường thủy, tại 62 bến đò trên tuyến sông Lam, sông Giăng, sông Con, đoàn kiểm tra liên ngành xác định chỉ có 30% số bến đò đủ tiêu chuẩn đón khách. Trên sông Lam, đoạn từ Bara Đô Lương đến cầu Tri Lễ có đến 8 bến đò, nhưng chỉ có 2 bến đạt tiêu chuẩn đón khách. Các phương tiện hầu hết không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; nhiều phương tiện mục nát, quá thời hạn sử dụng, gây hiện tượng rò rỉ dầu mỡ làm ô nhiễm môi trường.
Với hệ thống giao thông đường sắt: Nghệ An là một trong những tỉnh có hệ thống giao thông đường sắt khá dài. Ở Nghệ An, tuyến đường sắt được bắt đầu từ huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và cuối cùng là thành phố Vinh. Tuy nhiên, theo thống kê thì hiện nay trên địa bàn Nghệ An có khoảng 222 đường ngang dân sinh đi qua, đặc biệt tại Nghi Lộc có tới 82 đường ngang dân sinh, có đoạn chỉ 145 mét đường sắt nhưng có tới 10 đường dân sinh (xã Nghi Trung). Việc có nhiều tuyến đường cắt ngang đường sắt không chỉ là nguyên nhân gây ùn tắc và gây tai nạn giao thông mà còn gây ô nhiễm cục bộ do lượng khí thải của các phương tiện tham gia giao thông đồng loạt thải ra tại các điểm nút này.
Với hệ thống giao thông hàng không: Tỉnh ta có 01 sân bay dân dụng, đó là sân bay Vinh. Sân bay phục vụ 03 chuyến trong ngày đi Thành phố Hồ Chí Minh. Việc có thêm hệ thống đường hàng không đã góp phần làm tăng sự lựa chọn cho hành khách, song bên cạnh đó nó lại gây ô nhiễm môi trường như: tiếng ồn, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, làm ảnh hưởng đa dạng sinh học.
2.5.Phát triển nông nghiệp
Hiện nay trong toàn tỉnh có khoảng 89,21% dân số sống ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp cung cấp việc làm cho hơn 63,8% lực lượng lao động. Tốc độ tăng trưởng 4 năm 2005 - 2008 tương đối ổn định đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, giúp xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống cho người dân và cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng nông thôn.
Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng của một số ngành ở nông thôn từ 2005-2008
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2008)
Trong tổng thu từ nông nghiệp, giá trị bình quân hàng năm của trồng trọt tuy có giảm so với năm 2007 những vẫn chiếm tỷ trọng lớn 60,43%; chăn nuôi mặc dù đã có chuyển biến tích cực, mở rộng quy mô và số lượng nhưng chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có, chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn 36,69%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 (156trang).doc