1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện miền núi, 6 huyện đồng bằng ven biển và 1 huyện đảo. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.152,67 km2, dân số trung bình năm 2008 là 1.315 nghìn người, tương ứng chiếm 1,76% diện tích và 1,6% dân số của cả nước. Theo quy hoạch đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành một tỉnh có công nghiệp phát triển và dịch vụ phát triển khá, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm trên 90%, đóng góp đáng kể vào phát triển công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc, tỷ lệ đô thị hoá khoảng 30%, theo đó, Quảng Ngãi sẽ được phát triển lên vị trí ngang tầm với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vào năm 2020.
Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền của tỉnh Quảng Ngãi nằm trong tọa độ địa lý: 14032’04” đến 15025’00” vĩ độ Bắc; 108014’25” đến 109009’00” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam - vùng đất rộng với nhiều tiềm năng phát triển, có 2 di sản văn hoá thế giới, có khu kinh tế mở Chu Lai. Phía Nam giáp tỉnh Bình Định - nơi có khu kinh tế Nhơn Hội, đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Phía Tây giáp với hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Đức Cơ. Phía Đông của tỉnh giáp biển với đường bờ biển dài 130 km. Nếu tính từ Dung Quất thì khoảng cách đến Viêng Chăn là 718 km, đến Nông Pênh là 558 km, đến Attopư là 210 km, đến Pắc Xế là 315 km và đến khu trung tâm Đông Bắc Thái Lan là 630 km. Quảng Ngãi nối với các tỉnh Duyên hải miền Trung bằng quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất; với Tây Nguyên và Hạ Lào bằng đường bộ là quốc lộ 24, bằng đường không từ hai cảng hàng không Đà Nẵng (cách thành phố Quảng Ngãi 130 km) và sân bay Chu Lai; từ đường biển là cảng đầu mối Dung Quất.
Vị trí địa lý đặc biệt và các yếu tố hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ngãi hình thành và phát triển một cơ cấu kinh tế hết sức đa dạng, mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng không chỉ của Quảng Ngãi mà còn của cả Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Duyên hải Trung Bộ. Theo kịch bản của quy hoạch tổng thể, Quảng Ngãi sẽ hình thành một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đồng thời, phát triển đồng bộ, hài hoà giữa các ngành và các lãnh thổ trên địa bàn tỉnh lấy 3 lãnh thổ trọng điểm là Bình Sơn - Dung Quất ở phía Bắc, thành phố Quảng Ngãi ở trung tâm và trọng điểm ở phía Nam là Đức Phổ - Mộ Đức làm hạt nhân phát triển tạo ra sự lan toả và thúc đẩy khu vực 6 huyện miền núi phía Tây và các huyện khác phát triển theo hướng hội nhập, hiện đại và bền vững
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5158 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH
QUẢNG NGÃI
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao
gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện miền núi, 6 huyện đồng
bằng ven biển và 1 huyện đảo. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.152,67 km2, dân số trung
bình năm 2008 là 1.315 nghìn người, tương ứng chiếm 1,76% diện tích và 1,6% dân số
của cả nước. Theo quy hoạch đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành một tỉnh có công
nghiệp phát triển và dịch vụ phát triển khá, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP
chiếm trên 90%, đóng góp đáng kể vào phát triển công nghiệp của Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và toàn quốc, tỷ lệ đô thị hoá khoảng 30%, theo đó, Quảng Ngãi sẽ
được phát triển lên vị trí ngang tầm với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung vào năm 2020.
Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền của tỉnh Quảng Ngãi nằm trong tọa độ địa lý:
14032’04” đến 15025’00” vĩ độ Bắc; 108014’25” đến 109009’00” kinh độ Đông. Phía
Bắc giáp tỉnh Quảng Nam - vùng đất rộng với nhiều tiềm năng phát triển, có 2 di sản
văn hoá thế giới, có khu kinh tế mở Chu Lai. Phía Nam giáp tỉnh Bình Định - nơi có
khu kinh tế Nhơn Hội, đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và phát triển
mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Phía Tây giáp với hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai nằm ở
phía Bắc Tây Nguyên, nơi có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Đức Cơ. Phía Đông
của tỉnh giáp biển với đường bờ biển dài 130 km. Nếu tính từ Dung Quất thì khoảng
cách đến Viêng Chăn là 718 km, đến Nông Pênh là 558 km, đến Attopư là 210 km,
đến Pắc Xế là 315 km và đến khu trung tâm Đông Bắc Thái Lan là 630 km. Quảng
Ngãi nối với các tỉnh Duyên hải miền Trung bằng quốc lộ 1A và đường sắt Thống
Nhất; với Tây Nguyên và Hạ Lào bằng đường bộ là quốc lộ 24, bằng đường không từ
hai cảng hàng không Đà Nẵng (cách thành phố Quảng Ngãi 130 km) và sân bay Chu
Lai; từ đường biển là cảng đầu mối Dung Quất.
Vị trí địa lý đặc biệt và các yếu tố hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng
Ngãi hình thành và phát triển một cơ cấu kinh tế hết sức đa dạng, mở rộng giao lưu
kinh tế với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, Tây Nguyên và cả nước, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc
phòng không chỉ của Quảng Ngãi mà còn của cả Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
và vùng Duyên hải Trung Bộ. Theo kịch bản của quy hoạch tổng thể, Quảng Ngãi sẽ
hình thành một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại kết nối
thuận lợi với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đồng
thời, phát triển đồng bộ, hài hoà giữa các ngành và các lãnh thổ trên địa bàn tỉnh lấy 3
lãnh thổ trọng điểm là Bình Sơn - Dung Quất ở phía Bắc, thành phố Quảng Ngãi ở
trung tâm và trọng điểm ở phía Nam là Đức Phổ - Mộ Đức làm hạt nhân phát triển tạo
ra sự lan toả và thúc đẩy khu vực 6 huyện miền núi phía Tây và các huyện khác phát
triển theo hướng hội nhập, hiện đại và bền vững.
Sự phân chia địa hình của tỉnh theo hướng kinh tuyến rất nhỏ. Từ Đông sang Tây
có thể thấy 9 bậc địa hình chính: 2-3m; 4-6m; 10-15m; 60-100m; 200-300m;
400-600m; 900-1000m; 1400-1600m, trong đó địa hình núi có độ cao 200m trở lên,
sườn dốc 12-130, chiếm 1/2 diện tích toàn tỉnh. Địa hình đồng bằng tuy chiếm diện tích
1
nhỏ nhưng đa dạng về nguồn gốc và hình thái, có độ dốc cao từ 1-2m đến 20-30m.
Địa hình đồi có diện tích không đáng kể, có sườn dốc 3-80. Địa hình Quảng Ngãi
không khác mấy so với các tỉnh duyên hải miền Trung: độ cao thấp dần từ Tây sang
Đông và chia ra làm 4 vùng rõ rệt:
Địa hình đồi núi phân bố chủ yếu ở 6 huyện miền núi phía Tây Bắc và phía Tây.
Vùng rừng núi tiếp giáp phía Đông hệ Trường Sơn Nam chiếm 2/3 đất đai toàn tỉnh
bao gồm các huyện miền núi: Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long và một
số xã phía tây các huyện đồng bằng. Hầu hết các dãy núi chạy theo chiều Tây Bắc -
Đông Nam liên tiếp nhau tạo thành hình vòng cung, hai đầu nhô ra biển, ôm chặt lấy
vùng đồng bằng; nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m như Cà Đam (1.600 m), Đá vách
(1.500 m); U Bò (1.100m); Cao Muôn (1.085m)... càng xuôi về phía Đông các đỉnh
núi có độ cao thấp dần từ 400-600m đến 200-300m.. Đây là địa bàn cư trú của nhiều
đồng bào dân tộc ít người với nền kinh tế chậm phát triển.
Tiếp giáp với rừng núi là trung du, chiếm 0,3% diện tích toàn tỉnh (1.770 ha)
dạng gò đồi nhiều sỏi đá, đất bạc màu, feralit hoá thích hợp với trồng cây lương thực
và cây công nghiệp ngắn ngày.
Địa hình đồng bằng ven biển chiếm khoảng 24,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
gồm chủ yếu diện tích của thành phố Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn. Đồng bằng của tỉnh Quảng ngãi có
đặc điểm không liên tục mà bị phân cách bởi sông, đồi núi xen kẽ, vừa thể hiện tính
chất của đồng bằng phù sa và đồng bằng gò đồi. Trên khu vực địa hình này tập trung
đông dân cư (77,43% dân số của tỉnh), riêng 28 xã ven biển và 03 xã đảo chiếm
khoảng 25% dân số cả tỉnh. Đây cũng là nơi tập trung các khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu du lịch quan trọng nhất của tỉnh.
Bờ biển của tỉnh dài khoảng 130km với các dạng địa hình đặc trưng là các cồn
cát, mũi đất, cửa sông, đầm nước mặn...tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển với
chiều rộng trung bình khoảng 2-3km. Các cửa biển chủ yếu là Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy
(Cửa Lở, Cửa Đại), Mỹ Á và Sa Huỳnh. Hình thái đường bờ biển tạo ra các vũng vịnh
có giá trị cho phát triển cảng biển như Dung Quất, Sa Kỳ, Sa Huỳnh và có giá trị cho
phát triển du lịch như Mỹ Khê, Mỹ Á, Sa Huỳnh...
Sông Trà Bồng
Nằm ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Trà Bồng, chảy
qua huyện Bình Sơn ra biển tại cửa Sa Cần. Sông dài khoảng 45km, hướng chảy cơ
bản từ Tây sang Đông, đoạn cửa sông hướng rẽ hướng Nam- Bắc. Phần lớn sông chảy
qua vùng địa hình rừng núi có độ cao 200-1.300m, phần còn lại chảy trong vùng đồng
bằng xen đồi trọc và bãi cát. Phía thượng nguồn của sông Trà Bồng có nhiều phụ lưu
gồm nhiều sông suối, đáng kể như suối Nun, suối Cà Đú, sông Trà Bói ở các xã Trà
Thủy, Trà Giang. Về tới hạ lưu Đông huyện Bình Sơn có thế đất khá cao, nên sông Trà
Bồng không còn chảy xiết như đoạn trên. Nước chảy lờ đờ, như vậy mà khác với sông
Vệ và sông Trà Khúc, xưa kia người ta không thể đặt xe nước trên sông Trà Bồng.
Đoạn gần cửa sông có những vùng có độ cao 10-40m. Sông Trà Bồng có 5 nhánh cấp
I. Ở vùng hạ lưu còn có các nhánh sông suối nhỏ chảy ngược, hợp nước vào sông
chính trước khi đổ ra biển.
2
Nhánh suối sâu (xã Bình Minh, huyện Bình Sơn) bắt nguồn từ núi Đá Miếu (xã
Bình An, huyện Bình Sơn) theo hướng Bắc - Nam, gặp sông chính tại An Phong (xã
Bình Mỹ, huyện Bình Sơn), dài 19km.
Nhánh sông Bí chảy từ Đông Phước (xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn) theo
hướng Nam - Bắc, gặp sông chính ở Thượng Hà (xã Bình Thới, huyện Bình Sơn) tiếp
giáp với hạ lưu và cửa sông dài 12km.
Lưu vực sông Trà Bồng bao gồm hầu hết huyện Trà Bồng và huyện Bình Sơn.
Diện tích lưu vực khoảng 697km2.
Sông Trà Khúc
Nằm ở giữa tỉnh, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với
các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông có 03 nguồn chính:
Nguồn thứ nhất từ vùng Giá Vụt phía Tây huyện Ba Tơ, chảy theo hướng Nam-
Bắc, đến địa hạt huyện Sơn Hà gọi là sông Re.
Nguồn thứ hai bắt nguồn từ vùng Đông Kon Tum và huyện Sơn Tây, với các
suối lớn, nhỏ hợp nước với nhau chảy theo hướng Tây- Đông xuống Sơn Hà, gọi là
sông Rinh (Đắk Ring). Một nguồn nước rất quan trọng của sông Rinh là sông Tang.
Sông Tang bắt nguồn từ huyện Tây Trà, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hợp
nước với sông Rinh ở đoạn làng Lô, làng Mùng xã Sơn Bao phía Tây Bắc huyện Sơn
Hà. Trên sông Tang đang xây dựng một hồ chứa nước lớn là hồ Nước Trong.
Nguồn thứ ba bắt nguồn từ Tây Nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Sơn Tây,
chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, gọi là sông Xà Lò (Đắk Sêlô).
Ba sông chính từ các hướng khác nhau cùng hợp nước ở các xã Sơn Trung, Sơn
Hải, phía Đông Nam huyện lỵ Sơn Hà và đoạn sông này người ta thường gọi là sông
Hải Giá. Từ Hải Giá sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc đến Thạch Nham
(giáp với 03 huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa) thì thoát khỏi núi non, một đoạn nữa
đến thôn Hưng Nhượng xã Tịnh Đông về sau thì hướng chảy cơ bản là Tây- Đông, tuy
nhiên vẫn có nhiều đoạn sông quanh gấp khúc (do vậy được gọi là sông Trà Khúc). Ở
Thạch Nham đã xây dựng đập chắn ngang sông, để nước dâng lên, theo hai kênh
Chính Bắc- Chính Nam chảy tưới cho các đồng bằng Quảng Ngãi. Công trình đại thủy
nông Thạch Nham là một công trình thủy lợi kỳ vĩ. Xưa kia trên sông Trà Khúc từ
Đồng Nhơn (xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh) đến cuối nguồn đặt rất nhiều guồng xe
nước lớn để tưới cho đồng ruộng. Sông Trà Khúc ở các hợp lưu thượng nguồn sông
đào lòng nước dữ dội qua các thung lũng, đến hạ lưu nước vẫn chảy rất xiết cho đến
khi đổ nước ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc có độ dài khoảng 135km, trong đó có
khoảng 1/3 chiều dài sông chảy qua vùng núi và rừng rậm, có độ cao 200- 1.000m,
phần còn lại chảy qua vùng đồng bằng.
Bởi hợp lưu từ nhiều hướng khác nhau, nên sông có dạng hình cành cây, có 09
phụ lưu cấp I, 05 phụ lưu cấp II, 06 phụ lưu cấp III và 02 phụ lưu cấp IV.
Sông Trà Khúc có diện tích lưu vực khoảng 3.240 km2, bao gồm phần đất của
các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, một phần huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tịnh, Trà Bồng
và Tây Trà, có một phần nguồn nhỏ thuộc địa phận tỉnh Kon Tum.
3
Trên bề mặt lưu vực sông có khoảng nửa diện tích kể từ nguồn là rừng già, còn
lại là rừng thưa kiểu cao nguyên và cây bụi rậm; vùng hạ lưu là đất canh tác và đồng
bằng trồng lúa chiếm diện tích khá lớn.
Sông Vệ
Bắt nguồn từ rừng núi phía Tây của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây
Nam- Đông Bắc, giữa các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại
cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi. Sông dài khoảng 90 km, trong đó 2/3 chiều dài chảy
trong vùng núi có độ cao 100 - 1.000m. Sông có 05 phụ lưu cấp I, 02 phụ lưu cấp II.
Các phụ lưu không lớn, đáng kể là:
Sông Liên bắt nguồn từ vùng núi Tây Nam huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng
Tây Nam - Đông Bắc, hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ.
Sông Tà Nô hay sông Tô chảy từ đồng Bia xã Ba Tô có độ cao trên 200 m, theo
hướng Tây - Đông, hợp với sông chính cách huyện lỵ Ba Tơ 18 km về phía hạ lưu.
Sông Mễ chảy từ vùng núi Mum, phần tiếp giáp giữa hai huyện Ba Tơ và Minh
Long theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hợp lưu tại khoảng làng Teng xã Ba Thành,
dài khoảng 9 km. Dòng chính cơ bản chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, dọc
huyện Nghĩa Hành đến hết xã Hành Thiện thì sông thoát khỏi núi, chảy trên vùng đồng
bằng. Tại điểm này có trạm bơm Nam sông Vệ. Đến qua đường sắt, sông chảy giữa hai
huyện Tư Nghĩa - Mộ Đức. Trên sông Vệ xưa kia cũng có rất nhiều guồng xe nước.
Cuối nguồn, sông Vệ đổ ra cửa Lở và cửa Đại Cổ Lũy.
Sông Vệ có một chi lưu đáng kể nhất là sông Thoa. Sông Thoa bắt đầu từ thôn
Mỹ Hưng (xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành) và thôn Phú An (xã Đức Hiệp, huyện
Mộ Đức) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Sa Bình (xã Phổ Minh, huyện Đức
Phổ) thì nhập với sông Trà Câu rồi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á.
Ngoài ra, còn có các nhánh sông khác như sông Cây Bứa dài 15km, sông Phú
Thọ dài 16km, hợp lưu với sông chính gần vùng cửa sông tạo thành hình nan quạt.
Sông Phú Thọ thực chất là đoạn sông Vệ ở cuối nguồn. Nguồn của chúng chủ yếu là
nước mưa của vùng tiếp giáp giữa rừng núi và đồng bằng.
Sông Vệ có diện tích lưu vực 1.260km2, bao gồm địa hạt các huyện Ba Tơ, Minh
Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành và một phần nhỏ diện tích của huyện Tư Nghĩa. Độ cao
trung bình lưu vực khoảng 170m, mật độ lưới sông 0,79 km/km2.
Thực vật che phủ bề mặt lưu vực vùng thượng lưu phần lớn là rừng già, bụi rậm,
vùng hạ lưu chủ yếu là vùng đất canh tác nông nghiệp.
Sông Trà Câu
Bắt nguồn từ vùng núi Ba Trang (huyện Ba Tơ), với độ cao 400m. Dòng sông
chính chủ yếu chảy theo hướng Tây- Đông, đoạn trên thường gọi là sông Vực Liêm. Ở
cuối nguồn, sông Trà Câu nhập lưu với sông Thoa tại Sa Bình, xã Phổ Minh, huyện
Đức Phổ, rồi đổ ra cửa Mỹ Á cách đó khoảng 2,5km.
Sông Trà Câu có diện tích lưu vực 442km2, chiều dài sông khoảng 32km; chiều
dài lưu vực 19km và chiều rộng bình quân lưu vực 14km. Đây là con sông nhỏ nhất
trong các sông kể trên, nước thường cạn kiệt về mùa khô.
4
Lưu vực sông Trà Câu bao gồm một phần phía Đông và phía Đông Nam huyện
Ba Tơ, các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Nhơn huyện Đức Phổ. Lớp phủ thực vật
chủ yếu là rừng thưa và đồi trọc.
Ngoài 4 con sông chính trên, Quảng Ngãi còn có các sông nhỏ như Trà Ích (Trà
bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức
Phổ),…
Sông ngòi Quảng Ngãi đều xuất phát từ Đông Trường Sơn và chảy ra biển Đông.
Dòng sông ngắn, độ dốc cao (từ 10,5o đến 33 o), lòng sông cạn và hẹp nên vào mùa
mưa (với lượng mưa lớn) dòng chảy cường độ mạnh, thường gây ra lũ lụt lớn, gây
thiệt hại cho sản xuất và đời sống, mặt khác cũng mang về cho đồng bằng một lượng
phù sa đáng kể. Với mạng lưới sông suối dày đặc, các phụ lưu của hệ thống sông Trà
Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và Trà Câu đều bắt nguồn từ những vùng núi cao có độ dốc
lớn với lượng nước dồi dào là những nguồn thuỷ năng có giá trị. Ở các huyện miền núi
nhân dân đã đắp đập để làm thuỷ điện.
Bảng 1.1. Đặc trưng thủy văn các sông chính tỉnh Quảng Ngãi
Sông Chiều dài sông (km)
Chiều dài
lưu vực (km)
Chiều rộng
lưu vực (km)
Diện tích
lưu vực (km2)
Trà Bồng 45 56 12,4 697
Trà Khúc 135 123 26,3 3.240
Sông Vệ 90 70 18,0 1.260
Trà Câu 32 19 14,0 442
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 03 đầm nước tự nhiên là Nước Mặn, An Khê,
Lâm Bình.
Đầm Nước Mặn thuộc địa phận xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), có tổng diện
tích khoảng 150ha. Đây là khu vực đầm phá kiểu vịnh kín, thông ra biển tại cửa Sa
Huỳnh. Là đầm nước luôn có độ mặn khá cao cả về mùa khô và mùa mưa, vì vậy có
tên là đầm Nước Mặn. Với đầm này chỉ có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và làm
muối. Vì thế, từ lâu nhân dân ở đây đã khai thác một phần diện tích của đầm để làm
muối.
Đầm An Khê thuộc địa phận xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ). Theo báo cáo khoa
học điều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do đài Khí tượng Thủy văn
Trung Trung bộ thực hiện năm 1998 cho thấy vào mùa mưa nước trong đầm có độ
mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô là một đầm nước lợ, độ mặn từ 0,3-10‰.
Đầm Lâm Bình thuộc địa phận xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ), có độ mặn thấp,
thường dao động từ 0,2-0,3‰; về mùa khô, những tháng nắng hạn nhất đầm bị cạn
nước hoàn toàn.
Theo tài liệu quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản năm 2002, đầm An Khê và
đầm Lâm Bình có tổng diện tích 300ha, có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước
ngọt, nước mặn và cải thiện môi trường trên địa bàn.
Hiện trên toàn tỉnh Quảng Ngãi có trên 500 công trình thủy lợi, thủy điện trong
đó có trên 100 hồ chứa nước, sau đây là một số công trình tiêu biểu của tỉnh.
5
Ở Quảng Ngãi hầu như không có hồ nước tự nhiên nào đáng kể, chỉ có những hồ
nước được đào đắp phục vụ cho thủy điện, thủy lợi như:
Hồ An Phong được xây dựng từ năm 1984 tại xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn năng
lực thiết kế tưới cho 320ha, năng lực tưới thực tế là 120ha.
Hồ Tôn Dung được xây dựng năm 1978 trên nhánh suối nhỏ thượng lưu sông
Liên, thuộc địa phận thị trấn Ba Tơ. Hồ có diện tích lưu vực 20km2 với diện tích tưới
thiết kế là 150ha. Những năm trước, do kênh mương chưa hoàn chỉnh nên chỉ tưới
được khoảng 30ha; năm 2001- 2002, đã xây dựng hoàn chỉnh tuyến kênh, mương, đảm
bảo nước tưới đủ diện tích thiết kế.
Hồ Suối Chí được xây dựng trên suối Chí, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa
Hành vào năm 2002. Năng lực tưới theo thiết kế là 250ha.
Hồ chứa nước Sở Hầu xây dựng năm 1976 tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ.
Năng lực tưới theo thiết kế là 400ha.
Hồ chứa nước Núi Ngang xây dựng vào năm 2000 tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức
Phổ, có năng lực tưới theo thiết kế là 1.450ha.
Hồ chứa nước Liệt Sơn xây dựng năm 1977 trên sông Lò Bó, xã Phổ Hoà,
huyện Đức Phổ tại vị trí có diện tích lưu vực 36,8km2. Năng lực tưới thiết kế là
2.500ha, thực tế tưới được 1.850ha, bằng 74% năng lực thiết kế.
Các công trình đập được xây dựng ở Quảng Ngãi chủ yếu phục vụ cho việc tưới
tiêu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đập Đá Giăng được xây dựng năm 1977 tại xã Bình Minh, huyện Bình Sơn,
năng lực tưới theo thiết kế 420ha, năng lực tưới thực tế là 40ha.
Đập Xã Điệu được xây dựng từ năm 1977 trên suối Xã Điệu, xã Sơn Hạ, huyện
Sơn Hà, có diện tích lưu vực 17km2, năng lực tưới theo thiết kế là 350ha, thực tế tưới
được 75ha do cụm đầu mối xuống cấp và kênh nội đồng bị hư hỏng nhưng chưa được
tu sửa.
Đập Cù Và được xây dựng từ năm 1980 trên sông Giang tại vị trí có diện tích lưu
vực 84km2, có năng lực tưới theo thiết kế là 300ha cho các xã Tịnh Đông, Tịnh Giang
và Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), công trình đang hoạt động tốt.
Đập Xã Trạch được xây dựng vào năm 1980 trên suối Xã Trạch, xã Sơn Thành,
huyện Sơn Hà, năng lực tưới thiết kế là 150ha, nhưng thực tế chỉ tưới được 40ha do hệ
thống kênh nội đồng chưa hoàn chỉnh.
Đập thuỷ lợi Thạch Nham đây là đập dâng thuộc loại lớn nhất trong cả nước,
công trình này đã được người Pháp khảo sát từ thời Pháp thuộc. Công trình được khởi
công xây dựng vào năm 1985 tại xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tại vị trí có diện tích
lưu vực 2.850km2 trên sông Trà Khúc. Công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn
vốn của Nhà nước và đóng góp của nhân dân trong tỉnh bằng ngày công nghĩa vụ công
ích. Năm 1992, công trình hoàn thành giai đoạn 1 và được đưa vào khai thác; đến năm
1997, công trình cơ bản hoàn thành. Hệ thống công trình gồm có: đập tràn đầu mối với
chiều dài 200m, hai cửa cống lớn lấy nước qua hai hệ thống kênh chính Bắc và Nam
có tổng chiều dài 87,6km; 566 tuyến kênh, gồm 28 tuyến kênh cấp I với tổng chiều dài
208,4km, 85 tuyến kênh cấp II và III (có Ft >150ha) với tổng chiều dài 208,8km và
6
453 tuyến kênh nội đồng (có Ft<150ha) với tổng chiều dài 453km. Ngoài ra, còn có 15
trạm bơm điện với tổng công suất từ 980-1.200m3/h/máy, lấy nước từ các tuyến kênh
cấp I, II để bơm tưới cho 4.500ha đất canh tác. Công trình thủy lợi Thạch Nham có
tổng năng lực tưới theo thiết kế là 50.000ha đất canh tác, trong đó tưới cho lúa là
31.000ha và cho cây trồng cạn 19.000ha. Công trình tưới cho các huyện Bình Sơn,
Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, thành phố Quảng Ngãi và một phần huyện
Đức Phổ. Đến cuối năm 2005, diện tích canh tác được tưới thực tế khoảng 32.500ha,
trong đó tưới cho lúa là 25.000ha và cây trồng cạn 7.500ha.
Từ khi có nguồn nước tưới từ công trình thủy lợi Thạch Nham, sản xuất nông
nghiệp ở khu vực đồng bằng Quảng Ngãi đã có sự thay đổi rõ rệt, cuộc sống của người
nông dân trở nên khá giả hơn rất nhiều. Có thể nói, công trình thủy lợi Thạch Nham đã
đem lại cuộc sống ấm no cho người dân của vùng đồng bằng Quảng Ngãi.
Tuy vậy, ở một số vùng do địa hình cao, phức tạp, kênh bị bồi lấp nên nguồn
nước Thạch Nham vẫn không tới được. Điển hình như các xã phía Đông của huyện
Bình Sơn (gồm các xã Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Thuận, Bình Hoà, Bình Hải), gặp
những năm nắng hạn, đồng ruộng phải bỏ hoang vì thiếu nước. Mặt khác, do nguồn
vốn đầu tư xây dựng các tuyến kênh nội đồng bị hạn hẹp, chủ yếu được làm bằng đất
nên thường bị sạt, lở khi có lũ, lụt lớn.
Đập nước Lang và đập Làng: Đập nước Lang được xây dựng năm 1993 thuộc xã
Ba Dinh, huyện Ba Tơ và đập Làng ở xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành) xây dựng
năm 1977. Hai đập này lần lượt có diện tích tưới thiết kế là 110ha và 80ha, song thực
tế chỉ tưới được 50ha và 45ha do khi khảo sát và thiết kế ban đầu chưa đúng thực tế.
Mặt khác, đập Làng có diện tích lưu vực quá nhỏ, chỉ khoảng 4km2 nên nguồn nước
đến hạn chế.
Đập Suối Lớn được xây dựng trên nhánh suối Lớn thuộc xã Long Hiệp, huyện
Minh Long, hệ thống được đưa vào sử dụng năm 1979. Đập có diện tích lưu vực trên
30km2, với diện tích tưới thiết kế 160ha, chiều dài kênh chính 5km. Hiện tại kênh
mương đã hư hỏng nhiều nên đập chỉ tưới được 50ha, ngoài ra, một số đoạn kênh nội
đồng chưa hoàn chỉnh. Cần sửa chữa, nâng cấp kiên cố hoá kênh mương thì công trình
mới đảm bảo diện tích tưới theo thiết kế.
Đập Đồng Thét được xây dựng vào năm 1962 trên sông Phước Giang, thuộc xã
Hành Nhân (huyện Nghĩa Hành), được sửa chữa lại vào năm 1975. Hiện nay, công
trình đầu mối và hệ thống kênh mương đã xuống cấp nặng. Diện tích tưới thiết kế của
công trình là 250ha, thực tế chỉ mới tưới được 80ha. Nguồn nước đến đập đầy đủ
nhưng cần phải sửa chữa, nâng cấp lại công trình đầu mối và hệ thống kênh để công
trình đảm bảo diện tích tưới thiết kế.
Đập dâng Đá Giăng xây dựng từ năm 1980 trên sống Trà Câu, xã Phổ Phong,
huyện Đức Phổ tại vị trí có diện tích lưu vực 74,5km2, có năng lực tưới theo thiết kế
700ha, nhưng thực tế chỉ tưới được 400ha do công trình bị xuống cấp và thiếu nguồn
nước. Hiện nay, công trình này được bổng sung nước từ hồ chứa Núi Ngang.
Quảng Ngãi có rất nhiều núi cao hiểm trở. Các núi có độ cao trên 1.000m chủ
yếu phân bổ ở phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc tỉnh.
7
Bảng 1.2. Các đỉnh núi cao ở Quảng Ngãi
Núi Độ cao (m) Vị Trí
Cà Đam 1.413 Tây Nam huyện Trà Bồng
A Zin 1.233 Tây Nam huyện Sơn Hà
Hà Peo 1.254 Tây Nam xã Sơn Tây (huyện Sơn Tây)
Núi Ho 1.096 Tây Bắc xã Sơn Mùa (huyện Sơn Tây)
Bờ Rẫy 1.371 Bắc xã Sơn Mùa (huyện Sơn Tây)
Ca Sút 1.262 Bắc xã Trà Lãnh (huyện Tây Trà)
Làng Rầm 1.095 Nam xã Ba Lế (huyện Ba Tơ)
Núi Mum 1.085 Tây Nam xã Long Môn (huyện Minh Long)
Cao Muôn 1.085 Tây Nam xã Ba Chùa (huyện Ba Tơ)
Tà Cun 1.428 Tây huyện Trà Bồng
Núi Roong 1.459 Đông Nam huyện Sơn Tây
Hà Tu 1.137 Nam xã Sơn Ba (huyện Sơn Hà)
Ngọc Đôn 1.064 Tây Nam xã Sơn Ba (huyện Sơn Hà)
Đá Lét 1.130 Đông Bắc xã Trà Bùi (huyện Trà Bồng)
Ra Lóc 1.063 Tây Nam xã Trà Hiệp (huyện Trà Bồng)
Núi Po 1.002 Tây Bắc xã Trà Quân (huyện Tây Trà)
Núi Y 1.017 Tây Nam xã Trà Hiệp (huyện Trà Bồng)
Các núi của Quảng Ngãi đa dạng về hình thái, song nhìn chung thường có dạng
tuyến, nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc. Riêng dãy núi Răng cưa gồm nhiều đỉnh núi liên kết
với nhau tạo thành dãy dạng răng cưa. Cấu thành các dãy núi này là các thành tạo đá
xâm nhập và các đá biến chất có thành phần thạch học và tuổi khác nhau.
1.2. Đặc trưng về khí hậu
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm sâu trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới gió
mùa, mưa nhiều vào nửa sau mùa nóng và nửa đầu mùa lạnh. Lượng bức xạ lớn (140-
150kcal/cm2, số giờ chiếu sáng khoảng 4.500 giờ/năm, số giờ nắng từ 2.000-2.500
giờ/năm); nền nhiệt của tỉnh cao, thường từ 20-260C; lượng mưa trên 1.600mm/năm;
độ ẩm trung bình toàn lãnh thổ đạt 80-85%, có thời điểm có nơi xuống dưới 55%; Về
gió, mùa đông có hướng gió chính là Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc; mùa hạ có hướng gió
chính là Tây Nam, Đông Nam; gió Tây thịnh hành vào mùa hè thu. Tốc độ gió phổ
biến từ 1-3m/s.
Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của bão chủ yếu tập trung trong ba tháng X, XI, XII.
Tác hại lớn nhất của bão thường gây gió và mưa lớn ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh
hoạt, sản xuất nông nghiệp và thủy sản
1.2.1. Điều kiện bức xạ
Hàng năm Quảng Ngãi có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, lần thứ nhất vào
khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, lần thứ hai vào trung tuần tháng 8. Lượng bức xạ
tổng cộng thực tế phổ biến từ 130-150 Kcal/cm2/năm, lượng bức xạ tổng cộng phân bố
không đồng đều theo các tháng và tất yếu dẫn đến phân bố không đều trong các mùa.
Lượng bức xạ tổng cộng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 7) chiếm đến 70-75%, mùa
mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chỉ chiếm từ 25-30%. Lượng bức xạ tổng cộng vụ Đông
Xuân chiếm 41%, còn vụ Hè Thu chiếm 59%.
8
Bảng 1.3. Bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm (Kcal/cm2)
Tháng
Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Sơn Tây 7,2 9,5 11,6 13,8 15,2 13,1 14,4 13,3 11,9 8,7 5,9 4,7 129
Trà Bồng 7,4 9,3 11,2 13,9 15,1 13,0 14,6 13,6 12,7 8,2 6,8 4,7 133
Minh Long 7,2 10,1 12,9 14,0 15,2 13,4 14,9 12,6 12,5 9,3 7,2 4,9 134
Ba Tơ 7,3 10,2 13,1 14,1 15,6 13,5 15,0 12,8 12,6 9,7 7,4 4,9 136
Châu Ổ 8,0 10,1 12,7 15,2 17,1 16,3 16,7 14,1 13,2 10,2 6,8 5,9 146
Quảng Ngãi 7,8 9,8 12,4 15,6 17,4 16,3 16,5 14,2 13,3 10,5 7,4 6,2 147
Sa Huỳnh 8,7 10,4 13,6 16,5 17,6 16,4 16,8 14,3 13,4 11,2 7,8 6,7 153
Lý Sơn 8,8 10,6 14,1 16,5 17,4 16,4 16,9 14,0 13,5 11,0 8,2 7,4 155
1.2.2. Chế độ khí áp, gió và nhiệt độ
Áp suất không khí (khí áp) là trọng lượng toàn bộ cột không khí tác dụng lên một
đơn vị diện tích. Khí áp trung bình nhiều năm của Quảng Ngãi là 1009,3mb. Từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau khí áp đạt giá trị cao hơn trung bình năm và đạt mức cao nhất
vào tháng 1 (1015,4mb). Những tháng này Quảng Ngãi thường chịu ảnh hưởng của hệ
thống hoàn lưu cao áp cực đới. Khí áp cao nhất xuất hiện khi có không khí lạnh xâm
nhập sâu xuống phía nam, khí áp cao nhất tuyệt đối đạt giá trị 1026,5mb vào ngày
22.02.1938.
Từ tháng 4 đến tháng 9 khí áp đạt giá trị thấp hơn giá trị trung bình năm và đạt
mức thấp nhất vào tháng 8 là 1003,5mb, đây là thời kỳ hoạt động mạnh và thường
xuyên của các hệ thống áp thấp của vùng nhiệt đới ảnh hưởng đến Quảng Ngãi. Khí áp
thấp nhất xuất hiện khi có bão ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi đo được là 980mb
vào tháng 8.1957.
Quảng Ngãi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính (gió
mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hè). Do địa hình chi phối nên hướng gió không phản
ảnh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên, hướng gió hình thành vẫn biến đổi theo mùa
rõ rệt.
Hướng gió thịnh hành: Ở thành phố Quảng Ngãi (đại diện cho vùng đồng bằng
Quảng Ngãi) từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau là hướng Bắc đến Tây Bắc, từ tháng 4
đến tháng 8 là hướng Đông và Đông Nam.
Hải đảo từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là hướng Tây Bắc đến Đông Bắc, từ
tháng 3 đến tháng 9 là hướng Tây Bắc và Đông Nam.
Vùng núi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là hướng Bắc đến Đông Bắc, tuy
nhiên trong thời kỳ này hướng gió Nam và Tây Nam cũng xuất hiện với tần suất khá
cao, từ tháng 4 đến tháng 9 là hướng Tây Nam.
Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm tại đồng bằng ven biển khoảng 1,3m/s, tại
vùng núi khoảng 1,2m/s, tại ven biển và Lý Sơn là 4,5m/s. Như vậy, tốc độ gió vùng
hải đảo cao gấp 3 đến 4 lần ở vùng đồng bằng và vùng núi, điều này cho phép khai
9
thác tài nguyên gió ở vùng hải đảo và ven biển phục vụ cho sản xuất và đời sống khá
thuận lợi.
Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao và ít
biến động trong năm. Chế độ nhiệt tại một số địa phương ở Quảng Ngãi so với tiêu
chuẩn nhiệt đới như sau:
Bảng 1.4. So sánh đặc trưng nhiệt đới của Quảng Ngãi với tiêu chuẩn nhiệt đới
Quảng Ngãi
Các đặc trưng Nhiệt đới tiêu chuẩn TP. Quảng Ngãi Ba Tơ Lý Sơn
Tổng nhiệt độ năm (oC) 7500 - 9500 9417 9234 9672
Nhiệt độ trung bình năm (oC) > 21 25,8 25,3 26,5
Số tháng Ttb dưới 20oC < 4 tháng không không Không
Ttb tháng lạnh nhất (oC) > 18oC 21,7 22,3 23,2
Biên độ nhiệt độ năm (oC) từ 1 - 6oC 8,0 8,8 6,2
Như vậy, chế độ nhiệt của Quảng Ngãi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao dưới
500m và hải đảo đều đạt tiêu chuẩn nhiệt đới.
Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao địa hình,
trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm từ 0,5-0,6oC. Vùng đồng bằng ven biển, vùng
đồi và thung lũng thấp, hải đảo có nhiệt độ trung bình năm 25,5-26,5oC, tương đương
với tổng nhiệt độ năm 9.300-9.700oC. Vùng núi cao dưới 500m có nhiệt độ trung bình
năm 23,5-25,5oC, tổng nhiệt độ năm 8.500-9.300oC; vùng núi cao trên 500-1.000m có
nhiệt độ trung bình năm 21,0 - 23,5oC, tổng nhiệt độ năm từ 7.600-8.500oC. Như vậy,
các vùng núi cao trên 1.000m, nhiệt độ trung bình năm có thể xuống dưới 21oC, tổng
nhiệt độ năm có thể dưới 7.600oC.
Bảng 1.5. Đặc trưng tổng nhiệt độ trung bình năm ở các khu vực của Quảng Ngãi
Địa điểm Độ cao (m)
Nhiệt độ trung bình năm
(oC)
Tổng nhiệt độ năm
(oC)
Sơn Tây >500 23,4 8541
Trà Bồng >100 25,2 9198
Sơn Giang 40 25,4 9271
Minh Long >100 25,3 9234
Ba Tơ 52 25,3 9234
Quảng Ngãi 8 25,8 9417
Sa Huỳnh 2 26,0 9490
Lý Sơn 4 26,5 9672
Biến trình nhiệt độ các mùa theo vị trí địa lý và độ cao
Trong mùa Hè (tháng 5-8) là những tháng nóng nhất; ở đồng bằng ven biển nhiệt
độ trung bình của các tháng này từ 28,4 - 29,5oC; vùng đồi và núi thấp từ 27 - 28,4oC;
vùng núi cao thấp hơn 27oC.
10
Bảng 1.6. Các đặc trưng nhiệt độ (oC) tháng 7
Đặc trưng
Sơn
Tây
Trà
Bồng
Sơn
Giang
Minh
Long
Ba Tơ
Quảng
Ngãi
Sa
Huỳnh
Lý
Sơn
Trung bình (oC) 26,6 28,4 28,0 28,3 27,9 28,9 29,3 29,4
Cao nhất trung bình (oC) 31,9 34,7 34,7 34,5 34,5 34,3 35,6 32,4
Thấp nhất trung bình (oC) 21,9 23,7 23,4 23,7 24,0 25,0 25,2 27,1
Vào mùa Đông, khi bức xạ mặt trời ít do góc bức xạ mặt trời thấp và hoàn lưu
ảnh hưởng đến Quảng Ngãi chủ yếu là không khí cực đới biến tính hoặc tín phong mùa
Đông. Các tháng chính Đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) có nhiệt độ khá thấp,
tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm. Ở vùng đồng bằng, ven
biển, đồi núi và các thung lũng thấp có nhiệt độ trung bình từ 21-22oC. Vùng núi cao
trên 500m nhiệt độ trung bình 19-20oC.
Bảng 1.7. Các đặc trưng nhiệt độ (oC) tháng 1
Đặc trưng Sơn Tây
Trà
Bồng
Sơn
Giang
Minh
Long
Ba
Tơ
Quảng
Ngãi
Sa
Huỳnh
Lý
Sơn
Trung bình (oC) 19,4 21,4 21,8 21,3 21,4 21,7 22,3 23,2
Cao nhất trung bình (oC) 24,0 26,2 26,5 26,0 25,5 25,5 25,0 25,4
Thấp nhất trung bình (oC) 16,2 17,7 18,4 18,4 18,9 19,0 19,3 21,7
Trong cả năm, những ngày có gió mùa Tây Nam mạnh, nhiệt độ cao nhất ban
ngày có thể lên trên 40oC. Trong những ngày ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh
và duy trì nhiều ngày, nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12oC,
vùng núi cao xuống dưới 10oC, hải đảo 15 - 16oC.
Bảng 1.8. Nhiệt độ (oC) cao nhất và thấp nhất
Đặc trưng
Sơn
Tây
Trà
Bồng
Sơn
Giang
Minh
Long
Ba Tơ
Quảng
Ngãi
Sa
Huỳnh
Lý
Sơn
Cao nhất trung bình (oC) 40,1 42,3 42,2 42,1 41,5 41,4 42,3 36,8
Thấp nhất trung bình (oC) 9,2 10,6 10,9 10,9 11,3 12,0 12,5 15,4
1.2.3. Chế độ mưa
Hoàn lưu gió mùa cùng với địa hình đã tạo nên chế độ mưa mang nét đặc trưng
riêng của Quảng Ngãi.
Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến ở đồng bằng từ 2.200-2.500mm, ở
trung du, thung lũng thấp và vùng núi từ 3.000-3.600mm, vùng đồng bằng ven biển
phía nam dưới 2.000mm.
11
Bảng 1.9. Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Trà Bồng 103 39 41 73 244 237 220 214 315 812 818 376 3492
Sơn Hà 81 33 33 69 198 207 168 169 318 658 703 287 2924
Sơn Giang 106 45 50 81 209 199 155 182 301 766 950 437 3480
Minh Long 142 51 68 55 216 166 129 205 385 700 885 555 3656
Ba Tơ 132 66 60 87 194 180 107 158 301 827 945 569 3625
Giá Vực 69 23 31 82 188 160 111 104 345 852 931 452 3347
Trà Khúc 97 32 33 36 97 96 67 125 311 632 555 274 2354
Quảng Ngãi 129 51 40 37 74 86 77 123 300 603 547 273 2338
An Chỉ 105 41 40 46 97 102 76 105 287 654 619 299 2469
Mộ Đức 76 26 21 38 75 68 39 74 261 570 427 238 1948
Đức Phổ 55 14 19 26 52 57 21 48 246 557 514 212 1821
Sa Huỳnh 53 3 3 6 73 90 25 42 223 458 311 120 1407
Lý Sơn 121 58 83 79 134 74 64 87 391 573 418 272 2353
Mùa mưa: Vùng có lượng mưa lớn của Quảng Ngãi thuộc các huyện miền núi
phía tây như Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ, với tổng lượng mưa từ
2.300 đến trên 2.600mm, với tâm mưa là Ba Tơ 2.641mm. Vùng mưa ít nhất của tỉnh
nằm ở phía đông dọc theo dải đồng bằng ven biển, có tổng lượng mưa dưới 1.650mm,
có lượng mưa ít nhất là Sa Huỳnh với 1.114mm. Những nơi còn lại lượng mưa từ
1.700-2.000mm. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến 12, chiếm
70-80% tổng lượng mưa năm. Mưa chỉ tập trung cao vào 3 - 4 tháng cuối năm nên dễ
gây lũ lụt, ngập úng. Có đợt mưa liên tục 5-7 ngày liền, kèm theo thời tiết giá lạnh, gió
bấc, gây nhiều ách tắc cho sản xuất và sinh hoạt.
Mùa ít mưa: Từ tháng 1 đến tháng 8 ở vùng đồng bằng, thung lũng thấp và hải
đảo, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa năm, vùng núi đạt tỷ lệ 30-35%
tổng lượng mưa năm do có mùa mưa phụ từ tháng 5 đến tháng 8. Từ tháng 2 đến tháng
4 là thời kỳ mưa ít nhất trong năm. Do vậy mà ở địa phương người ta xem từ tháng 1
đến tháng 8 là mùa nắng, cùng cảm giác nóng bức.
Biến động của lượng mưa năm: Tổng lượng mưa hàng năm có thể chênh lệch
trung bình nhiều năm từ 400-1.100mm tùy từng vùng; tương đương hệ số biến động
20-35%.
12
13
1.2.4. Chế độ ẩm và bốc hơi
a) Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình năm ở các vùng trong tỉnh có giá trị xấp xỉ 85%,
nhìn chung độ ẩm trong năm khá đồng đều trên các vùng của tỉnh. Trong mùa mưa,
vùng hải đảo có độ ẩm thấp hơn vùng đồng bằng. Phân bố không gian của độ ẩm
tương đối thể hiện quy luật chung là tăng theo địa hình và độ cao của địa hình. Vùng
núi phía tây là nơi có độ ẩm cao nhất 90-92%. Vào giai đoạn đầu và giữa mùa khô, khi
phần lớn các nơi khác trong tỉnh độ ẩm giảm dần và xuống dưới 85%, thì ngược lại
vùng hải đảo độ ẩm tăng cao đến 90%.
Bảng 1.10. Độ ẩm trung bình tháng, năm (%)
Tháng
Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Quảng Ngãi 88 88 86 84 82 80 80 80 85 88 89 89 85
Ba Tơ 88 87 84 83 83 81 80 80 86 89 90 90 85
Lý Sơn 86 88 90 90 86 82 80 80 83 86 86 85 85
Bảng 1.11. Độ ẩm tuyệt đối trung bình nhiều năm (mb)
Tháng
Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Quảng Ngãi 22,7 23,6 25,9 28,8 37,0 31,3 30,9 30,9 30,4 28,9 26,5 23,7
Ba Tơ 22,0 23,7 25,4 28,0 29,8 29,9 29,5 29,5 29,1 28,3 26,0 22,5
Lý Sơn 24,6 25,6 27,4 34,0 33,0 33,4 32,6 32,9 31,9 30,3 28,1 24,9
b) Khả năng bốc hơi
Tổng lượng nước bốc hơi vùng đồng bằng ven biển Quảng Ngãi dao động trong
khoảng 900-920mm. Đặc biệt ở Sa Huỳnh là 1.029mm, có thể nói đây là nơi lượng
nước bốc hơi cao nhất tỉnh. Vùng núi và hải đảo từ 800-870mm, tương đương khoảng
20-45% lượng mưa trung bình năm.
1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính là: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phù
sa, đất glây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ sỏi đá và chủ
yếu có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt. Trong đó, nhóm đất xám chiếm diện tích lớn
nhất (74,7% diện tích tự nhiên) thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây
đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh nhưng
chủ yếu tập trung ở các huyện Ba Tơ, Minh long, Sơn hà, Trà Bồng, Sơn Tây; nhóm
đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (19,3% diện tích tự nhiên) thích hợp với trồng lúa,
cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu... phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng thuộc các
huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ,
Nghĩa Hành và ở ven các sông, suối thuộc các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, Quảng Ngãi có tổng diện tích 513.985ha
Bảng 1.12. Phân bổ các loại đất của tỉnh Quảng Ngãi đến 2010
Diện tích đến năm
Thứ tự Loại đất
DT năm
hiện trạng
(12/2005) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 513.984,83 513.984,83 513.984,83 513.984,83 513.984,83 513.984,83
1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 343.926,89 347.675,80 351.875,73 356.020,61 360.332,80 364.159,24
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 120.882,46 119.823,06 119.341,11 118.919,24 118.671,84 118.499,49
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 97.499,90 96.659,85 96.175,50 95.824,64 95.535,70 95.281,60
1.1.1.1 Đất trồng lúa 44.217,08 43.863,30 43.565,45 43.347,75 43.144,62 42.963,88
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 36.790,97 36.480,19 36.183,14 35.973,44 35.773,31 35.595,57
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 53.282,82 52.796,55 52.610,05 52.476,89 52.391,08 52.317,72
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 23.382,56 23.163,21 23.165,61 23.094,60 23.136,14 23.217,89
1.2 Đất lâm nghiệp 221.658,60 226.308,34 230.826,60 234.979,55 239.472,14 243.431,66
1.2.1 Đất rừng sản xuất 89.844,33 93.637,25 97.267,51 100.726,46 104.419,55 107.632,07
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 129.739,97 132.671,09 133.559,09 134.253,09 135.052,59 135.799,59
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 2.074,30
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.077,78 1.242,27 1.408,08 1.821,88 1.888,88 1.908,15
1.4 Đất làm muối 125,24 119,32 117,13 117,13 117,13 137,13
1.5 Đất nông nghiệp khác 182,81 182,81 182,81 182,81 182,81 182,81
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 46.427,61 49.757,11 51.158,53 52.177,52 52.874,56 53.443,98
2.1 Đất ở 9.156,36 9.324,49 9.419,83 9.474,76 9.507,44 9.542,08
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 7.985,04 8.112,13 8.181,13 8.221,34 8.242,48 8.263,77
2.1.2 Đất ở tại đô thị 1.171,32 1.212,36 1.238,70 1.253,42 1.264,96 1.278,31
14
Diện tích đến năm
Thứ tự Loại đất
DT năm
hiện trạng
(12/2005) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2.2 Đất chuyên dùng 17.992,80 19.959,81 21.050,61 22.061,42 22.747,53 23.328,23
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 373,48 388,06 394,86 402,26 405,86 407,03
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 575,20 591,47 623,13 625,83 633,32 636,82
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2.692,88 4.145,97 4.855,09 5.585,58 6.106,23 6.545,38
2.2.3.1 Đất khu công nghiệp 1.529,54 2.771,94 3.400,67 4.059,27 4.524,57 4.931,94
2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 777,58 819,67 863,04 904,28 943,73 965,83
2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản 9,12 105,69 105,69 105,69 105,69 105,69
2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 376,64 448,67 485,69 516,34 532,24 541,92
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 14.351,24 14.834,31 15.177,53 15.447,75 15.602,12 15.739,00
2.2.4.1 Đất giao thông 8.074,86 8.276,57 8.436,84 8.616,50 8.719,32 8.802,99
2.2.4.2 Đất thủy lợi 4.896,93 4.968,43 5.078,67 5.117,91 5.142,85 5.176,21
2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông 284,04 293,02 297,60 301,58 305,14 308,18
2.2.4.4 Đất cơ sở văn hoá 69,38 95,60 111,63 122,46 130,89 132,85
2.2.4.5 Đất cơ sở y tế 63,90 68,25 69,44 70,91 71,71 72,05
2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 566,30 642,34 663,07 671,31 674,79 678,79
2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao 228,95 240,55 251,65 257,45 260,88 265,38
2.2.4.8 Đất chợ 39,40 53,90 60,13 63,23 66,60 69,10
2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng 111,80 168,27 170,52 175,02 177,96 180,47
2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 15,68 27,38 37,98 51,38 51,98 52,98
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 140,28 140,38 140,38 140,38 140,38 140,38
15
16
Diện tích đến năm
Thứ tự Loại đất
DT năm
hiện trạng
(12/2005) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.620,03 4.591,69 4.572,90 4.555,87 4.547,94 4.542,74
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 14.510,58 15.721,74 15.945,21 15.911,49 15.890,51 15.845,79
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 7,56 19,00 29,60 33,60 40,76 44,76
3 ĐẤT CHỨ SỬ DỤNG 123.630,33 116.551,92 110.950,57 105.786,70 100.777,47 96.381,61
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 8.883,82 7.609,88 7.011,99 6.285,15 5.641,38 5.201,36
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 113.062,27 107.260,80 102.257,34 97.821,31 93.456,65 89.500,81
3.3 Núi đá không có rừng cây 1.684,24 1.681,24 1.681,24 1.680,24 1.679,44 1.679,44
Nguồn: Nghị quyết số 44/2006/NQ-HĐND
Bảng 1.13. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2005
Mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 513.958 100.0
1. Đất nông nghiệp 338.592 65,7
1.1. Đất SX nông nghiệp 121.579 23,6
1.2. Đất lâm nghiệp 215.597 41,8
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 1.078 0,2
1.4. Đất làm muối 125 0,02
1.5.Đất nông nghiệp khác 213 0,04
2. Đất phi nông nghiệp 44.868 8,7
2.1 Đất ở 9.156 1,8
2.1.1. Đất ở đô thị 1.171 0,2
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.606 0,9
2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 14.682 2,8
2.6. Đất phi nông nghiệp khác 8 0,00
3. Đất chưa sử dụng 131.806 25,6
4. Đất có mặt nước ven biển 565 0,1
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi - 2010
Đất nông nghiệp hiện có 338.592 ha, bằng 65,7% tổng diện tích tự nhiên. Trong
đó, đất sử dụng vào nông nghiệp có 121.579 ha (bằng 23,6% diện tích tự nhiên), bình
quân diện tích đất nông nghiệp 826,5 m2/người, thấp hơn bình quân chung của cả nước
(1030 m2/người). Đất lâm nghiệp 215.597 ha (41,8%). Đất sử dụng vào các mục đích
công nghiệp, xây dựng, thuỷ lợi, kho bãi, v.v... khoảng 16.276 ha (3,2%), trong đó đất
sử dụng vào các mục đích công cộng là 13804 ha, chiếm 84,8% tổng quỹ đất chuyên
dùng. Do nhu cầu xây dựng các công trình chuyên dùng nên thời gian tới đất sử dụng
vào các mục đích này sẽ tăng.
Đất chưa sử dụng còn khoảng 131,806 nghìn ha, chiếm 25,6% tổng diện tích tự
nhiên. Trong đó đất bằng chưa sử dụng khoảng 9923 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là
120.184 ha, núi đá không có rừng cây là 1699 ha. Như vậy, tiềm năng đất chưa sử
dụng còn tương đối lớn. Đây là địa bàn để phân bố các cơ sở công nghiệp mới, mở
mang phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong tương lai.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai được triển khai theo
kế hoạch; UBND các huyện đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất 124 xã, thị trấn. Đến
nay đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất 170/184 xã, thị trấn, đạt 95% chỉ tiêu Nghị
quyết HĐND tỉnh. Các huyện miền núi đã thực hiện đo 50.277 ha đất lâm nghiệp, đạt
100,6% kế hoạch năm.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, sẽ chuyển một phần không nhỏ quỹ
đất nông nghiệp sang các loại đất phục vụ phát triển các khu kinh tế, các khu, cụm
công nghiệp trong tỉnh; cho phát triển đô thị, cho các dự án phát triển giao thông, các
17
18
dự án phát triển các công trình thủy điện, thủy lợi và các công trình kinh tế-xã hội
khác. Diễn biến quá trình biến động quỹ đất thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.14. Diễn biến quá trình biến động quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi
Năm 1993 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Tổng diện tích tự nhiên 585,6 585,6 585,6 585,6
1. Đất nông nghiệp 86,0 117,2 117,3 116,7
1.1. Đất trồng trọt
Đất trồng cây hàng năm
- Đất cây lúa
- Rau màu cây công nghiệp
hàng năm
Đất hàng năm khác
Đất cây lâu năm
- Đất cây công nghiệp
- Cây ăn quả
- Cây lâu năm khác
14,7
85,0
79,0
40,9
23,3
14,8
5,9
2,9
0,3
2,8
20
100,7
79,4
36,0
31,1
12,3
21,4
12,2
8,2
0,9
20
100,9
78,2
36,0
31,5
10,7
22,7
14,2
8,5
-
19,9
100,3
77,3
36,0
31,7
9,6
23,0
14,5
8,5
-
1.2. Đồng cỏ chăn nuôi 0,1 15,4 15,4 15,4
1.3. Ao hồ sử dụng 0,9 1,0 1,0 1,0
2. Đất có khả năng nông nhiệp 2,6 1,0 - -
3. Một số chỉ tiêu bình quân
- Đất nông nghiệp/nhân khẩu
nông nghiệp (ha/người)
0,09 0,14 0,14 0,14
- Đất nông nghiệp /lao động
nông nghiệp (ha/người)
0,19 0,09 0,28 0,28
Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010