Đề tài Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI)

MỤC LỤC CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN (ACV) 3 1.1 Lý do ra đời 3 1.2 Khái niệm 3 1.3 Nội dung 3 1.4 Tác động 8 1.4.1 Thuận lợi 8 1.4.2 Khó khăn 8 1.5 Khái quát tình hình áp dụng ở Việt Nam 8 CHƯƠNG II: HIỆP ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA TRƯỚC KHI XẾP HÀNG (PSI) 13 2.1 Lý do ra đời 13 2.2 Khái niệm 13 2.3 Phạm vi áp dụng và nội dung 14 2.4 Tác động 15 2.4.1 Đối với doanh nghiệp 15 2.4.2 Đối với chính phủ 16 2.5 Khái quát tình hình áp dụng 16 CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN (ACV) 1.1 Lý do ra đời Xác định trị giá để tính thuế hải quan là một vấn đề dễ gây mâu thuẫn giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Cơ quan hải quan (thay mặt Nhà nước) luôn muốn thu được nhiều tiền thuế cho ngân sách. Trong khi đó, doanh nghiệp lại luôn muốn phải trả tiền thuế ở mức thấp nhất để khỏi phải tăng chi phí cho sản phẩm xuất/nhập khẩu. Chính sự mâu thuẫn này đã trở thành một chướng ngại cho lưu thông hàng hoá quốc tế. Vì vậy, WTO cũng như WCO (Tổ chức Hải quan Thế giới) đều coi đây là một vấn đề ưu tiên giải quyết. Ta đã biết số thuế quan phải trả bằng thuế suất nhân với trị giá hàng hóa, hay nói cách khác, số thuế quan phải trả phụ thuộc vào sự biến thiên của cả hai yếu tố kia. Trong khi thuế suất đã công bố rõ ràng và ít thay đổi thì trị giá hàng hóa lại có thể khác nhau do biến động giá trên thị trường và đặc biệt là do căn cứ vào đâu để xác định trị giá. Nếu trị giá hàng bị tính cao hơn giá trị thực thì số thuế quan phải nộp tăng lên, tức là hàng hóa khó xâm nhập thị trường hơn. Như vậy thì ý nghĩa của việc đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ không còn nữa. Vì vậy cần phải có uy định về phương pháp xác định trị giá hàng hóa để tính thuế quan. Đó chính là mục đích của Hiệp định Trị giá Hải quan (viết tắt là ACV) mà tên gọi đầy đủ là Hiệp định Thực hiện Điều VII của GATT 1994. Mục đích chính của Hiệp định là bảo vệ lợi ích của những nhà kinh doanh trung thực bằng việc yêu cầu hải quan phải chấp nhận xác định trị giá tính thuế là giá mà người nhập khẩu thực sự phải trả trong giao dịch kinh doanh cụ thể. Việc xác định này được áp dụng đối với các giao dịch giữa các bên độc lập với nhau và giao dịch giữa những bên mua bán có quan hệ với nhau. 1.2 Khái niệm Hiệp định Ðịnh giá hải quan quy định hải quan xác định mức thuế trên cơ sở giá cả giao dịch mà người nhập khẩu mua hàng. Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO đã xác lập một hệ thống đầy đủ các phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm đảm bảo xác định được trị giá của hàng hoá gần sát nhất với giá trị thực của chính hàng hoá đó xét trong điều kiện nhập khẩu thông thường. 1.3 Nội dung  Các quy định của Hiệp định Định giá hải quan Những quy định chi tiết của GATT về định giá hàng hoá cho mục đích thông qua được nêu trong Hiệp định Ðịnh giá hải quan ACV (tên đầy đủ là Hiệp định về thực hiện Ðiều VII của GATT 1994). Hệ thống định giá của Hiệp định dựa trên các tiêu chuẩn đơn giản và công bằng có xem xét tới các tập quán thương mại. Bằng việc yêu cầu tất cả các nước thành viên hài hoà hoá hệ thống luật trong lãnh thổ của mình trên cơ sở các quy tắc của Hiệp định, Hiệp định này đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng các quy tắc để người nhập khẩu có thể tính trước một cách chắc chắn khoản thuế phải trả đối với một lượng nhập khẩu nhất định.  Tiêu chuẩn chính : Trị giá giao dịch a. Ðịnh giá hải quan: những điều chỉnh được phép đối với giá cả hàng hoá (Hiệp định Ðịnh giá hải quan, Ðiều 8) Ðể đạt tới giá trị giao dịch, những chi phí sau có thể tính vào giá mà người nhập khẩu thực trả hoặc phải trả để nhập khẩu hàng hoá:

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Kinh Tế - ĐHQG Tp.HCM Bộ môn Kinh Tế Đối Ngoại – Lớp K07402A —«– Đề tài: Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI) Nhóm thực hiện: CMCB Danh sách thành viên: Trần Thị Minh An K074020148 Trương Thị Ngọc Ánh K074020156 Trần Dương Huy Bình K074020157 Hồ Thị Thanh Hảo K074020174 Nguyễn Thị Hiển K074020177 Nguyễn Thị Thu Hoàn K074020180 Nguyễn Thị Như Huệ K074020182 Trương Tiến Hùng K074020185 Lưu Thị Hằng Nga K074020211 Lê Thị Hà Quyên K074020227 Phạm Ngọc Thanh Tùng K074020265 -Tháng 12/2009- CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN (ACV) Lý do ra đời Xác định trị giá để tính thuế hải quan là một vấn đề dễ gây mâu thuẫn giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Cơ quan hải quan (thay mặt Nhà nước) luôn muốn thu được nhiều tiền thuế cho ngân sách. Trong khi đó, doanh nghiệp lại luôn muốn phải trả tiền thuế ở mức thấp nhất để khỏi phải tăng chi phí cho sản phẩm xuất/nhập khẩu. Chính sự mâu thuẫn này đã trở thành một chướng ngại cho lưu thông hàng hoá quốc tế. Vì vậy, WTO cũng như WCO (Tổ chức Hải quan Thế giới) đều coi đây là một vấn đề ưu tiên giải quyết. Ta đã biết số thuế quan phải trả bằng thuế suất nhân với trị giá hàng hóa, hay nói cách khác, số thuế quan phải trả phụ thuộc vào sự biến thiên của cả hai yếu tố kia. Trong khi thuế suất đã công bố rõ ràng và ít thay đổi thì trị giá hàng hóa lại có thể khác nhau do biến động giá trên thị trường và đặc biệt là do căn cứ vào đâu để xác định trị giá. Nếu trị giá hàng bị tính cao hơn giá trị thực thì số thuế quan phải nộp tăng lên, tức là hàng hóa khó xâm nhập thị trường hơn. Như vậy thì ý nghĩa của việc đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ không còn nữa. Vì vậy cần phải có uy định về phương pháp xác định trị giá hàng hóa để tính thuế quan. Đó chính là mục đích của Hiệp định Trị giá Hải quan (viết tắt là ACV) mà tên gọi đầy đủ là Hiệp định Thực hiện Điều VII của GATT 1994. Mục đích chính của Hiệp định là bảo vệ lợi ích của những nhà kinh doanh trung thực bằng việc yêu cầu hải quan phải chấp nhận xác định trị giá tính thuế là giá mà người nhập khẩu thực sự phải trả trong giao dịch kinh doanh cụ thể. Việc xác định này được áp dụng đối với các giao dịch giữa các bên độc lập với nhau và giao dịch giữa những bên mua bán có quan hệ với nhau. Khái niệm Hiệp định Ðịnh giá hải quan quy định hải quan xác định mức thuế trên cơ sở giá cả giao dịch mà người nhập khẩu mua hàng. Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO đã xác lập một hệ thống đầy đủ các phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm đảm bảo xác định được trị giá của hàng hoá gần sát nhất với giá trị thực của chính hàng hoá đó xét trong điều kiện nhập khẩu thông thường. Nội dung Các quy định của Hiệp định Định giá hải quan Những quy định chi tiết của GATT về định giá hàng hoá cho mục đích thông qua được nêu trong Hiệp định Ðịnh giá hải quan ACV (tên đầy đủ là Hiệp định về thực hiện Ðiều VII của GATT 1994). Hệ thống định giá của Hiệp định dựa trên các tiêu chuẩn đơn giản và công bằng có xem xét tới các tập quán thương mại. Bằng việc yêu cầu tất cả các nước thành viên hài hoà hoá hệ thống luật trong lãnh thổ của mình trên cơ sở các quy tắc của Hiệp định, Hiệp định này đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng các quy tắc để người nhập khẩu có thể tính trước một cách chắc chắn khoản thuế phải trả đối với một lượng nhập khẩu nhất định. Tiêu chuẩn chính : Trị giá giao dịch Ðịnh giá hải quan: những điều chỉnh được phép đối với giá cả hàng hoá (Hiệp định Ðịnh giá hải quan, Ðiều 8) Ðể đạt tới giá trị giao dịch, những chi phí sau có thể tính vào giá mà người nhập khẩu thực trả hoặc phải trả để nhập khẩu hàng hoá: Phí hoa hồng và môi giới, trừ phí hoa hồng trả cho đại lý bán hàng; Chi phí bao bì đóng gói, container; Ðầu vào do người mua cung cấp miễn phí hoặc với giá ưu đãi để sản xuất hàng nhập nhẩu như nguyên vật liệu, dụng cụ, v.v. hoặc các dịch vụ như bản thiết kế, bản kế hoạch…; Phí bản quyền và giấy phép; Khoản tiền của người bán có được do bán lại hoặc sử dụng hàng nhập khẩu; Chi phí vận tải, bảo hiểm và những chi phí liên quan khác để chuyên chở hàng hoá tới nơi nhập khẩu nếu giá cả tính là giá CIF. Ðiều 8 cũng nêu rõ, chỉ có những chi phí kể trên mới được tính vào giá cả giao dịch, ngoài ra không có ngoại lệ nào khác và liệt kê những chi phí không được tính vào trị giá hải quan, nếu nó tách biệt với giá hàng hoá thực trả hoặc phải trả. Các phí đó là: Chi phí vận tải sau khi đã tới địa điểm thông quan ở nước nhập khẩu; Chi phí xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, trợ giúp kỹ thuật sau khi nhập khẩu hàng hoá; Thuế quan và thuế ở nước nhập khẩu. Nguyên tắc cơ bản của Hiệp định là giá trị hàng hoá để thông quan sẽ được tính dựa trên giá cả thực trả hoặc phải trả khi hàng hoá được xuất khẩu sang nước nhập khẩu (chẳng hạn theo giá hoá đơn), bao gồm một số khoản thanh toán mà người mua phải trả như chi phí bao bì và container, phí bản quyền, giấy phép (xem Hộp 1). Nguyên tắc này không bao gồm những chi phí hoa hồng và chiết khấu đặc biệt cho đại lý độc quyền và người được chuyển nhượng độc quyền bán hàng. Vòng đàm phán Tokyo đã giới hạn nghiêm ngặt những tiêu chuẩn khác nhau mà trên cơ sở đó hải quan có thể không chấp nhận trị giá giao dịch của người nhập khẩu. Ðây là vấn đề mà nhiều nước đang phát triển quan tâm. Họ cho rằng nguyên tắc này đã hạn chế quá mức khả năng của hải quan trong việc đối phó với việc khai giảm giá trị hàng hoá của các thương nhân để trốn tránh nộp thuế. Ðó là một trong những lý do vì sao một loạt các nước đang phát triển ngần ngại không tham gia vào Hiệp định này trong giai đoạn trước khi Tổ chức WTO ra đời. Quyết định về các trường hợp khi cơ quan hải quan có lý do để nghi ngờ sự thực hoặc tính chính xác của giá trị hàng hoá khai báo (được gọi là Quyết định chuyển trách nhiệm dẫn chứng) được thông qua theo sáng kiến của các nước đang phát triển tại Vòng đàm phán Uruguay, đã khắc phục khiếm khuyết này. Hiệp định ở vòng đàm phán Tokyo đặt trách nhiệm dẫn chứng vào hải quan khi hải quan từ chối không chấp nhận giá trị hàng hoá do người nhập khẩu khai báo (xem Hộp 2). Vòng đàm phán Uruguay chuyển trách nhiệm dẫn chứng sang người nhập khẩu khi hải quan, trên cơ sở các thông tin về giá cả và các dữ liệu khác, ''có lý do để nghi ngờ sự thực hoặc tính chính xác của các chi tiết hay của những chứng từ bổ sung'' do người nhập khẩu khai báo. Những trường hợp cho phép hải quan có thể không chấp nhận giá trị hàng hóa do người nhập khẩu khai báo Khi việc bán hàng không xảy ra; Khi người mua hạn chế bán hoặc sử dụng hàng hoá đó. Giá trị giao dịch không được chấp nhận khi hợp đồng bán hàng áp đặt một số hạn chế bán hoặc sử dụng hàng hóa đó, trừ khi: Hạn chế đó là do luật định (chẳng hạn do yêu cầu bao bì đóng gói), Hạn chế do giới hạn khu vực địa lý mà ở đó có thể không bán loại hàng đó (ví dụ hợp đồng phân phối giới hạn việc bán hàng cho các nước châu Âu), Hạn chế không ảnh hưởng tới giá trị của hàng hoá (chẳng hạn mẫu mã mới được nhập khẩu không nên báo trước một ngày cụ thể nào đó). Khi việc bán hàng hoặc giá cả hàng hoá phải chịu một số điều kiện do đó không thể xác định được giá trị (chẳng hạn người bán xác định giá cả hàng hoá với điều kiện người mua cũng sẽ mua các hàng hoá khác với một số lượng nhất định); Khi một phần tiền bán lại hàng hoá của người mua chuyển cho người bán; Khi người mua và người bán có mối quan hệ thân quen với nhau và giá cả được xác định trên cơ sở mối quan hệ đó; Ðể bảo đảm tính khách quan của việc hải quan không chấp nhận trị giá giao dịch, Hiệp định mới quy định rằng luật pháp các nước phải dành cho người nhập khẩu một số quyền nhất định. Trước hết, khi hải quan tỏ ra nghi ngờ về sự thực hoặc tính chính xác cửa giá trị hàng hóa đã khai báo, người nhập khẩu phải được quyền giải thích, kể cả quyền cung cấp các chứng từ hoặc những bằng chứng khác để chứng minh rằng giá trị hàng hoá mà họ khai báo là giá trị thực của hàng nhập khẩu. Thứ hai, khi hải quan không thoả mãn với những lời giải thích đó thì người nhập khẩu có quyền đề nghị hải quan cung cấp cho họ bằng văn bản lý do nghi ngờ tính chính xác của giá trị hàng hoá mà họ khai báo. Ðiều khoản này bảo vệ lợi ích của người nhập khẩu bằng cách cho họ có quyền khiếu nại quyết định đó của hải quan lên cấp cao hơn và nếu có thể lên toà án hoặc một cơ quan độc lập trong hệ thống hải quan. Nguyên tắc lấy trị giá giao dịch của hàng hoá do người nhập khẩu khai báo làm cơ sở để định giá hải quan không chỉ được áp dụng với những giao dịch sải tay (giao dịch giữa các công ty độc lập) mà còn với cả những giao dịch giữa các bên liên quan, thường là giao dịch giữa các công ty xuyên quốc gia và công ty con, các chải nhánh của công ty xuyên quốc gia đó. Giá cả trong trường hợp này được tính trên cơ sở giá chuyển giao là giá giao dịch trong nội bộ công ty hoặc giữa các bên có quan hệ thân thích nên có thể trị giá giao dịch đó không phản ánh đúng trị giá thực của hàng nhập khẩu. Ngay cả trong những trường hợp như vậy, Hiệp định cũng yêu cầu hải quan phải trao đổi với người nhập khẩu để xác định bản chất mối quan hệ, hoàn cảnh của giao dịch đó và liệu mối quan hệ đó có ảnh hưởng tới giá cả không. Nếu hải quan sau khi xem xét đánh giá và thấy rằng mối quan hệ đó không ảnh hưởng tới giá cả đã khai báo thì trị giá giao dịch sẽ được xác định trên cơ sở những giá cả đó. Ngoài ra, để đảm bảo rằng trên thực tế, hải quan không chấp nhận trị giá giao dịch không chỉ đơn giản là do các bên có quan hệ với nhau, Hiệp định quy định người nhập khẩu có quyền yêu cầu trị giá giao dịch phải được chấp nhận khi người nhập khẩu chứng minh được rằng trị giá đó xấp xỉ với những trị giá giao dịch đã được kiểm tra ở địa điểm thông quan trên cơ sở; Trị giá hải quan được xác định trong những giao dịch nhập khẩu trước đây, xảy ra cùng thời điểm với giao dịch này giữa những người mua bán không có quan hệ thân quen với nhau về những hàng hóa tương tự hay những hàng hoá đồng nhất, hoặc; Trị giá theo tính toán hay trị giá quy nạp của những hàng hồi tương tự hay đồng nhất (xem phần dưới). Năm tiêu chuẩn khác Hải quan sẽ phải xác định trị giá tính thuế như thế nào khi họ quyết định không chấp nhận trị giá giao dịch do người nhập khẩu khai báo? Ðể bảo vệ lợi ích cho người nhập khẩu và để đảm bảo rằng trong những trường hợp đó trị giá được xác định trên cơ sở công bằng, Hiệp định giới hạn sự khác biệt bữa hải quan các nước trong việc định giá hải quan bằng cách đưa ra 5 tiêu chuẩn. Hiệp định cũng quy định rằng những tiêu chuẩn này phải được áp dụng theo một trật tự hợp lý như đã quy định trong Hiệp định và chỉ trong trường hợp hải quan thấy không thể áp dụng được tiêu chuẩn thứ nhất thì trị giá sẽ được xác đinh trên cơ sở các tiêu chuẩn sau. Các tiêu chuẩn được sử dụng theo thứ tự như sau: Trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất Khi trị giá không thể được xác định trên cơ sở trị giá giao dịch, nó có thể được xác định bằng cách sử dụng trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất ở những lần giao dịch trước đó Trị giá quy giao dịch của hàng hoá tương tự  Khi trị giá của hàng hoá không thể được xác định theo phương pháp trên, nó sẽ được xác định trên cơ cơ sở giá trị giao dịch của hàng hoá tương tự. Theo cả hai tiêu chuẩn này, trị giá được chọn để tính thuế phải liên quan đến hàng hoá nhập khẩu được bán để xuất sang nước nhập khẩu và ở tại thời điểm hàng được xuất khẩu Trị giá quy nạp Trị giá quy nạp được xác định trên cơ sở lấy đơn giá ở thị trường nội địa của sản phẩm nhập khẩu đang cần được xác định trị giá hoặc của sản phẩm đồng nhất hoặc tương tự sau khi đã trừ đi các chi phí như lợi nhuận, thuế hải quan chi phí vận tải và bảo hiểm, những chi phí khác phát sinh ở nước nhập khẩu. Trị giá theo tính toán Trị giá theo tính toán được xác định bằng cách tính thêm vào chi phí sản xuất của hàng hoá tính trị giá một khoản tiền lãi, và các chi phí khác tương đương với khoản phí thể hiện trong giá bán của các hàng hoá cùng loại với hàng hoá đó được sản xuất ở nước xuất khẩu dể xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Biện pháp lựa chọn linh hoạt Khi trị giá hải quan không thể xác định được theo một trong bốn phương pháp trên, thì trị giá này có thể được xác định bằng cách áp dụng một cách linh hoạt bất cứ phương pháp nào trong bốn phương pháp đó miễn là các tiêu chuẩn xác định phải phù hợp với Ðiều VII của Hiệp định chung. Tuy nhiên, giá trị xác định như vậy không nên dựa vào các yếu tố như: Giá hàng hoá xuất khẩu sang thị trường thứ ba; Trị giá hải quan tối thiểu; Tri giá tùy ý hoặc không có thực. Theo nguyên tắc chung, Hiệp định cho phép khi giá trị giao dịch không được chấp nhận thì giá trị của hàng hoá sẽ được xác định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn nói trên trên cơ sở thông tin từ nước nhập khẩu để xác định trị giá đó. Tuy nhiên, để xác định trị giá theo tính toán, việc xem xét chi phí sản xuất hàng hoá và các thông tin khác cần thiết phải từ các nước khác ngoài nước nhập khẩu Do vậy, Hiệp định cho rằng để bảo đảm người nhập khẩu không phải chịu những gánh nặng không cần thiết, trị giá theo tính toán chỉ được sử dụng khi người mua và người bán có quan hệ thân thiết với nhau và nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp cho cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu mọi cơ sở dữ liệu chi phí cần thiết, phục vụ cho quá trình kiểm định hàng hoá của họ. Tác động Thuận lợi Áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO nghĩa là các quốc gia sẽ phải áp dụng cách tính thuế XNK cơ bản dựa trên cơ sở trị giá giao dịch giữa người mua và người bán ghi trên hợp đồng hay còn gọi là trị giá giao dịch. Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK vì nó tạo lập một môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp được bình đẳng cạnh tranh với nhau cũng như trong khu vực và trên thế giới, xoá bỏ được tính áp đặt, cứng nhắc đang tồn tại khi áp dụng bảng giá tối thiểu đã tạo nên nhiều thiệt thòi cho các doanh nghiệp khi tham gia hội nhập và cũng phần nào xóa bỏ được những tranh cãi giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng về trị giá tính thuế khi áp dụng bảng giá tối thiểu như hiện nay. Từ đó các doanh nghiệp có thể xác định được các khoản thuế phải nộp cho hàng hoá của mình ngay từ khi ký hợp đồng, tạo thế chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khó khăn Trên thực tế, việc mua hàng của một nhà nhập khẩu hơn giá của nhà nhập khẩu khác là chuyện bình thường. Nhưng với hiệp định này, thì các doanh nghiệp sẽ phải gặp rất nhiều những khó khăn để chứng minh mọi số liệu của mình là minh bạch. Điểm khó khăn lớn nhất của hiệp định này là nó đòi hỏi tính minh bạch cao. Các doanh nghiệp không chứng minh được sự minh bạch trong khâu mua hàng thì sẽ đối mặt với nhiều phiền phức Khái quát tình hình áp dụng ở Việt Nam Ban hành các văn bản mới Ngày 29 tháng 12 năm 2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT đối với hàng hoá đến từ 51 Quốc gia trên toàn cầu. Việc thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam gia nhập WTO. Hiệp định Trị giá Hải quan của tổ chức Thương mại Thế giới WTO được chính thức áp dụng ở Việt Nam từ đầu năm 2004. Đây là một Hiệp định đa phương trong khuôn khổ WTO, và cũng là một trong những chuẩn mực quan trọng của hải quan hiện đại. Đến nay, chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng kể như tạo chủ động cho doanh nghiệp trong xác định trị giá, tính toán số thuế phải nộp, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong  kinh doanh hàng nhập khẩu, số thu nộp ngân sách tăng cao sau hai năm thực hiện, hầu hết các doanh nghiệp đã tuân thủ tốt các quy định. Tuy nhiên cũng còn một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng khai báo giá chưa đúng thực tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận không hợp pháp. Để ngăn chặn tình trạng này, cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện Hiệp định, tháng 5-2005, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, trong đó tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho việc áp dụng các nguyên tắc của Hiệp định Trị giá Hải quan, đồng thời nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền tự xác định trị giá tính thuế, tự khai báo và nộp thuế. Cơ quan hải quan chỉ giữ vai trò là người giám sát, quản lý và xử lý các sai phạm. Hiện tại các văn bản hướng dẫn luật đã được ban hành và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1-1-2006. Điểm khác biệt lớn nhất giữa các văn bản mới và văn bản cũ là các văn bản mới loại bỏ những quy định rườm rà, không cần thiết và thiếu minh bạch để giúp doanh nghiệp cũng như những người có liên quan khác có thể hiểu và áp dụng tốt hơn. Đồng thời, văn bản mới cũng bổ sung thêm phương pháp khấu trừ đối với hàng nhập khẩu đã qua gia công chế biến và phương pháp tính toán. Đối tượng áp dụng xác định trị giá theo các phương pháp của WTO từ năm 2006 sẽ được mở rộng cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu thay vì trước kia chúng ta chỉ áp dụng cho hàng nhập khẩu có hợp đồng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng nhập khẩu theo hợp đồng từ các nước có thỏa thuận áp dụng hiệp định với hàng của Việt Nam, hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN nằm trong danh mục cắt giảm thuế quan CEPT. Như vậy, theo hệ thống mới, trị giá tính thuế của tất cả hàng hóa nhập khẩu đều sẽ là giá thực tế mà doanh nghiệp đã phải thanh toán để mua được lô hàng. Doanh nghiệp trả bao nhiêu tiền cho lô hàng đó thì sẽ phải tính thuế  đúng cho số tiền đã trả đó. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt, như hàng đã qua sử dụng, hàng hoá xuất khẩu để sửa chữa, nay nhập khẩu trở lại Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn riêng. Đối với cơ quan Hải quan, văn bản mới cho phép Hải quan được quyền xác  định trị giá tính thuế thêm một số trường hợp. Đây thực chất cũng là để giúp doanh nghiệp xác định đúng trị giá tính thuế cho hàng hóa, mặt khác tiết kiệm thời gian công sức cho doanh nghiệp. Thí dụ những trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng xác định trị giá tính thuế cho chính hàng của mình. Chẳng hạn doanh nghiệp có mối quan hệ đặc biệt, hàng nhập khẩu là hàng do công ty mẹ từ nước ngoài đưa sang; hoặc hàng là quà tặng, doanh nghiệp được thụ hưởng không biết chính xác trị giá của lô hàng là bao nhiêu, thì cơ quan chức năng sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu về giá và các nguyên tắc xác  định trị giá đã có để giúp doanh nghiệp xác định trị giá. Hệ thống văn bản mới sẽ cho phép doanh nghiệp được nhận hàng ngay cả khi chưa xác định được trị giá tính thuế tại thời điểm làm thủ tục Hải quan. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, đặc biệt là phải có sự bảo đảm về mặt kinh tế. Tức là trước khi nhận hàng doanh nghiệp sẽ phải nộp một khoản bảo đảm rằng sau khi đã xác định được trị giá tính thuế thì doanh nghiệp sẽ tính toán và nộp đủ số thuế phải nộp của lô hàng. Khoản bảo đảm này thực chất chưa phải là tiền thuế mà mới chỉ là khoản đặt cọc của doanh nghiệp cho số thuế của hàng nhập khẩu mà thôi. Việc triển khai ở hải quan địa phương chưa đồng bộ Đánh giá kết quả bước đầu sau hơn 6 tháng thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm tra thu thuế XNK-Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn tỏ ra lo lắng bởi vẫn còn những bất cập khi thực hiện ở các đơn vị Hải quan cơ sở. Quyền đã có nhưng sử dụng không hết Tại một đơn vị Hải quan cửa khẩu có 2 doanh nghiệp (DN) làm thủ tục NK 2 lô hàng tủ lạnh hiệu Hitachi , có cùng dung tích và đều do Thái Lan sản xuất, cùng thời điểm. Một DN khai báo theo phương pháp trị giá giao dịch (phương pháp 1) với giá 214 USD/chiếc, DN kia khai báo cũng theo phương pháp 1 nhưng với giá 137 USD/chiếc. Nghi ngờ giá khai báo của DN thứ hai, cơ quan Hải quan đã mời DN tham vấn, giải thích vì sao cùng một loại tủ lạnh lại có mức giá chênh lệch (đến 77 USD/chiếc)? DN giải thích do sự khác nhau về màu sắc của tủ lạnh nên giá khác và cơ quan Hải quan chấp nhận trị giá! Khoan hãy đề cập đến việc chấp nhận giá này, xét về mặt tích cực thì đây là một trong ít trường hợp Hải quan địa phương thực hiện việc tham vấn, trao đổi với doanh nghiệp để kiểm tra TGTT kể từ khi thực hiện Hiệp định GATT. Mặc dù nguyên tắc của Hiệp định là dựa trên giá giao dịch thực tế của hàng hóa nhưng theo Nghị định 60/2002/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 118/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính, các quy trình nghiệp vụ của ngành Hải quan đều quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan Hải quan, công chức Hải quan trong việc kiểm tra TGTT do DN khai báo để đảm bảo TGTT là trung thực, khách quan. Nếu có nghi ngờ về mức giá thì Hải quan có quyền yêu cầu DN giải trình, tham vấn để làm rõ TGTT. Trong trường hợp DN không giải trình, chứng minh, hoặc không chứng minh được tính trung thực của mức giá khai báo, cơ quan Hải quan có quyền xác định TGTT theo các nguyên tắc của GATT. Quy định là vậy, nhưng hiện tại hầu hết tờ khai trị giá tính thuế được Hải quan chấp nhận trị giá khai báo của DN. Chẳng hạn, tại Cục Hải quan Hải Phòng, việc thông quan hàng thuộc diện này chủ yếu trên cơ sở trị giá giao dịch, chỉ có khoảng 2% tờ khai có nghi ngờ phải tham vấn, trong đó 0,2% không chấp nhận trị giá giao dịch hoặc chuyển kiểm tra sau thông quan, số còn lại sau khi tham vấn vẫn chấp nhận trị giá giao dịch. Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, qua kiểm tra của Tổng cục Hải quan, rất nhiều trường hợp TGTT được chấp nhận tính thuế thấp hơn nhiều so với các bảng giá kiểm tra, nhiều trường hợp thấp hơn so với hàng hóa tương tự được nhập khẩu cùng thời điểm, thậm chí có sự chênh lệch đáng kể so với hàng hóa của cùng một DN đã nhập khẩu trước đó không lâu. Mặc dù giá thấp như vậy nhưng thời gian qua, Hải quan các địa phương lại ít đề nghị doanh nghiệp giải trình, tham vấn để làm rõ TGTT, có đơn vị Hải quan có làm nhưng không hiệu quả hoặc hình thức. Chẳng hạn như đối với lô hàng tủ lạnh trên, nếu chỉ khác nhau về màu sắc mà có giá chênh lệch tới 77 USD/chiếc là vô lý! Ví dụ khác: một doanh nghiệp NK mặt hàng vỏ ti vi giá hợp đồng 8 USD/chiếc, sau đó lại nhập lô hàng tiếp theo nhưng chỉ với giá 3 USD/chiếc, song cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục cũng không nghi ngờ gì, không tiến hành tham vấn với DN để làm rõ giá khai báo.  Thực tế trên cho thấy, TGTT ghi trên hợp đồng đã được chấp nhận tính thuế chưa hẳn đã thể hiện đúng giá thực tế giao dịch mua bán của DN. Ông Nguyễn Văn Cẩn cho rằng, Hải quan các địa phương chưa sử dụng hết quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, xác định TGTT đã được quy định trong các văn bản liên quan. Có đơn vị Hải quan địa phương cũng đã thẳng thắn thừa nhận, việc tham vấn chưa đạt kết quả có nhiều nguyên nhân, trong đó trình độ năng lực của công chức thừa hành chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, một thực tế đã tồn tại lâu nay là các doanh nghiệp hầu như đều có xu hướng hạ giá ghi trên hợp đồng để được tính thuế thấp hơn. Hơn nữa, hàng hóa NK được xác định TGTT theo GATT hiện đã được mở rộng (hàng NK có xuất xứ từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ), nếu việc kiểm tra, quản lý của cơ quan Hải quan không được thực hiện đúng thì rất có thể ảnh hưởng đến số thu thuế. Cập nhật thông tin về giá - còn hạn chế Một trong những điều kiện cần thiết và cơ sở pháp lý để tra cứu, đối chiếu xác định TGTT theo GATT là nguồn thông tin dữ liệu giá. Tuy nhiên cũng theo Vụ KTTTXNK-TCHQ, việc cập nhật dữ liệu giá theo hệ thống thông tin GTT22 hiện nay ở các đơn vị cơ sở còn hạn chế. Có Cục Hải quan không sử dụng hết chức năng kiểm tra xác định TGTT do các Chi cục Hải quan cửa khẩu gửi lên. Tại một số cửa khẩu, công chức Hải quan chưa khai thác hiệu quả dữ liệu trên hệ thống GTT 22 để đối chiếu phục vụ cho việc kiểm tra, xác định TGTT do doanh nghiệp khai báo... Trong khi đó, một số Hải quan địa phương lại cho rằng, việc cập nhật cụ thể nhiều tiêu chí về TGTT mất nhiều nhân lực và thời gian trong khi áp lực về thời gian làm thủ tục đòi hỏi phải nhanh chóng. Bên cạnh đó, hệ thống GTT 22 vẫn còn một số lỗi về kỹ thuật cần được tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện. Hải quan Hải Phòng cho rằng, hệ thống GTT22 chưa đủ “mạnh” để cung cấp đủ thông tin giá nên Hải quan cơ sở còn hạn chế trong việc tham vấn với người nhập khẩu. Song nói gì thì nói, muốn có một ngân hàng dữ liệu giá phong phú, chi tiết trong phạm vi toàn quốc để Hải quan các địa phương có thể tra cứu khi làm thủ tục tại cửa khẩu, không ai khác chính các đơn vị Hải quan phải thường xuyên cập nhật từ bộ hồ sơ hải quan đã làm thủ tục hàng ngày. Chính trong Quy chế thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu GTT22, Tổng cục Hải quan đã quy định rõ nguồn thông tin dữ liệu giá có sẵn tại cơ quan Hải quan là căn cứ pháp lý để xác định TGTT đối với lô hàng NK phải xác định TGTT. Nguồn thông tin dữ liệu giá bao gồm: Thông tin dữ liệu thu thập từ hồ sơ nhập khẩu phát sinh hàng ngày tại cơ quan Hải quan; Thông tin dữ liệu thu thập từ các nguồn khác. Xác định TGTT theo nguyên tắc của WTO là sự cải cách phương pháp tính thuế theo thông lệ quốc tế và mang tính kỹ thuật chuyên sâu. Những hạn chế, lúng túng trong thời gian đầu thực hiện là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, sự hạn chế, bất cập ở khâu thực hiện ở cơ sở không chỉ do trình độ, năng lực của công chức Hải quan ở cửa khẩu, mà điều quan trọng là sự quyết tâm và quan tâm chú trọng của các cấp lãnh đạo Hải quan địa phương về lĩnh vực này. Điều đó cho thấy, muốn thực hiện một bước cải cách chuyển đổi nào đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực, sắp xếp bố trí cán bộ đủ năng lực trình độ phù hợp và nhất là vai trò của lãnh đạo các Cục Hải quan trong việc kiểm tra chấn chỉnh những lệch lạc của công chức thực thi sẽ đóng vai trò quyết định sự thành công và có hiệu quả. CHƯƠNG II: HIỆP ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA TRƯỚC KHI XẾP HÀNG (PSI) Lý do ra đời Hiệp định về Kiểm định trước khi xếp hàng (Hiệp định PSI) của WTO ra đời nhằm điều hòa lợi ích của người xuất khẩu và yêu cầu của nước nhập khẩu. Kiểm định trước khi xếp hàng thường là yêu cầu của người mua nhằm đảm bảo hàng hóa mình định mua là đúng quy cách, đủ phẩm chất, đủ số lượng. Dịch vụ này thường được sử dụng bởi doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, những người thường không có đủ điều kiện để tìm hiểu tường tận về nguồn hàng và đối tác. Nhưng không chỉ có doanh nghiệp, mà chính phủ một số nước đang phát triển cũng sử dụng dịch vụ kiểm định trước khi xếp hàng nhằm chống thất thoát vốn ra nước ngoài, chống thất thu thuế quan hoặc ngăn ngừa nhập khẩu vào nước mình những sản phẩm độc hại. Tại những nước có chế độ hạn chế nhập khẩu hoặc kiểm soát ngoại hối chặt chẽ, thương nhân thường có xu hướng khai giá trên hóa đơn cao hơn giá thật. Họ lợi dụng danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa, nhưng kỳ thực là chuyển tiền (đặc biệt là ngoại tệ mạnh) ra nước ngoài để dùng cho mục đích khác. Với doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh công ty nước ngoài thì đó cũng là một cách để chuyển tiền lãi về nước. Do đó, chính phủ nước nhập khẩu sử dụng dịch vụ PSI để kiểm tra giá tại nước xuất khẩu nhằm loại trừ việc thông đồng khai giá hàng hóa trên hóa đơn cao hơn giá thật. Trong một trường hợp khác, người mua có thể yêu cầu người bán ghi giá trên hợp đồng, hóa đơn thấp hơn giá thật để căn cứ vào đó hải quan sẽ thu thuế nhập khẩu của họ ít hơn. Hoặc người mua yêu cầu người bán mô tả sai tên hàng hóa để chuyển sang một dòng thuế có thuế suất thấp hơn. Những điều này làm ảnh hưởng tới thu ngân sách của nước nhập khẩu, do đó chính phủ nước nhập khẩu sử dụng dịch vụ PSI để đảm bảo giá không bị khai thấp xuống và hàng hóa không bị áp sai mã thuế. Khái niệm Kiểm định là việc kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp về mặt số lượng, chất lượng, giá cả giữa hàng hóa trên thực tế với các điều khoản nêu trong hợp đồng. Hoạt động này do một đơn vị độc lập với người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) tiến hành. Kiểm định trước khi xếp hàng (gọi tắt là PSI) là việc kiểm định diễn ra trước khi giao hàng xuống tàu, tức là thực hiện tại nước xuất khẩu. Điều 1.3 của Hiệp định PSI của WTO quy định chi tiết việc kiểm định còn nhằm kiểm tra về tỷ giá ngoại hối, các điều kiện về tài chính của hợp đồng cũng như việc phân loại mã số thuế của hang hoá xuất khẩu có phù hợp với hợp đồng hay không. Phạm vi áp dụng và nội dung Phạm vi áp dụng Hiệp định PSI chỉ áp dụng cho hoạt động kiểm định trước khi xếp hàng do chính phủ nước nhập khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện. Như vậy, Hiệp định này không áp dụng trong trường hợp kiểm định trước khi xếp hàng do doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu. Nội dung Hiệp định PSI đề ra các quy tắc cho nước xuất khẩu và nước nhập khẩu có sử dụng dịch vụ PSI để đảm bảo hoạt động này không gây trở ngại đến thương mại. Hiệp định PSI bao gồm 9 điều: Điều 1: Phạm vi - Định nghĩa Điều 2: Nghĩa vụ của các nước áp dụng PSI Điều 3: Nghĩa vụ của các nước xuất khẩu Điều 4: Thủ tục rà soát độc lập Điều 5: Thông báo Điều 6: Rà soát Hiệp định Điều 7: Tham vấn Điều 8: Giải quyết tranh chấp Điều 9: Điều khoản cuối cùng TRONG ĐÓ: Điều 1: Đã được trình bày ở trên Điều 2: Nghĩa vụ của các nước áp dụng PSI Hiệp định PSI cũng quy định áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trong hoạt động kiểm định trước khi xếp hàng (Điều 2.1 và 2.2). Các luật lệ của nước yêu cầu kiểm định cũng như thủ tục, tiêu chí kiểm định phải được công bố rõ ràng (Điều 2, khoản 5 đến 8). Đồng thời, thông tin liên quan đến quá trình kiểm định cũng phải được giữ kín để đảm bảo quyền lợi của ngươì xuất khẩu và người nhập khẩu (Điều 2, khoản 9 đến 13). Quá trình kiểm định cần phải tránh mọi sự chậm trễ, trì hoãn không cần thiết. Sau khi có đủ thông tin và hoàn tất việc kiểm định, trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan kiểm định phải đưa ra Báo cáo kết quả kiểm định hoặc cho biết chi tiết lý do vì sao không có Báo cáo. Điều 3 : Nghĩa vụ của các nước xuất khẩu. Áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia (Điều 3.1) Công khai thủ tục liên quan đến hoạt động kiểm định trước khi xếp hàng (Điều 3.2) Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước nhập khẩu có sử dụng dịch vụ PSI (Điều 3.3). Điều 7 +8 : Tham vấn và giả quyết tranh chấp: Khi có những vấn đề phát sinh từ việc áp dụng Hiệp định, các nước sẽ áp dụng thủ tục tham vấn theo như quy định tại Điều 22 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994). Nếu tham vấn không thành công và dẫn đến tranh chấp thì sẽ áp dụng thủ tục như nêu tại Bản ghi nhớ về Giải quyết Tranh chấp (DSU) của WTO. Một vài điều về DSU: DSU là bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO. DSU được các thành viên thống nhất đưa ra để làm cơ sở giải quyết các bất đồng về thương mại, nó dựa trên những hiệp định của vòng đàm phán Uruguay WTO. Chức năng định hướng qui tắc và coi trọng pháp lý của hệ thống giải quyết tranh chấp được nhấn mạnh trong DSU. DSU lập ra Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) để giám sát việc vận dụng và thực thi chức năng của DSU. Mọi chi tiêt cụ thể thì tham khảo thêm ở ngoài. Để tiếp nhận những khiếu nại về hoạt động của các đơn vị kiểm định thì mỗi đơn vị kiểm định phải cử một đầu mối tiếp nhận khiếu nại. Đồng thời, một cơ quan trung lập cũng được thành lập để xem xét khiếu nại của các công ty xuất khẩu và các đơn vị kiểm định. Cơ quan này bao gồm đại diện của WTO, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đại diện cho công ty xuất khẩu, và Liên đoàn Quốc tế các Cơ quan Kiểm định (IFIA) đại diện cho các đơn vị kiểm định. Tác động Đối với doanh nghiệp Đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hóa: Giúp doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển những người thường không có đủ điều kiện để tìm hiểu tường tận về nguồn hàng và đối tác đảm bảo hàng hóa mình định mua là đúng quy cách, phẩm chất, đủ số lượng. Hạn chế sự chậm trễ kiểm định: Hiệp định PSI được thực hiện một cách chuyên nghiệp và theo quy trình định sẵn, từ đó giảm bớt hay hạn chế sự chậm trễ trong việc kiểm tra chất lượng, giá cả hàng hóa Các doanh nghiệp được đối xử công bằng. Vì mọi thủ tục và tiêu chuẩn được áp dụng trên cơ sở công bằng cho mọi nhà xuất khẩu. Các nhà kiểm định thực hiện việc kiểm định một cách đồng bộ. Ngoài ra, các nước sử dụng các dịch vụ PSI sẽ không áp dụng những quy định của quốc gia mình để kiểm định hàng hóa nhập khẩu kém ưu đãi hơn so với hàng hóa tương tự trong nước. Đảm bảo tính minh bạch: Hiệp định PSI giúp đảm bảo tính minh bạch của các thủ tục kiểm tra và giữ kín các thông tin kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đảm bảo tính minh bạch bằng việc người xuất khẩu được cung cấp các thông tin về luật lệ, các quy định của nước sử dụng các dịch vụ PSI, đồng thời cũng cung cấp thông tin về thủ tục và tiêu chuẩn kiểm định Đối với chính phủ Chống thất thoát vốn ra nước ngoài. Tại những nước có chế độ hạn chế nhập khẩu hoặc kiểm soát ngoại hối chặt chẽ, thương nhân thường có xu hướng khai giá trên hóa đơn cao hơn giá thật. Họ lợi dụng danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa, nhưng kỳ thực là chuyển tiền (đặc biệt là ngoại tệ mạnh) ra nước ngoài để dùng cho mục đích khác. Với doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh công ty nước ngoài thì đó cũng là một cách để chuyển tiền lãi về nước. Do đó, chính phủ nước nhập khẩu sử dụng dịch vụ PSI để kiểm tra giá tại nước xuất khẩu nhằm loại trừ việc thông đồng khai giá hàng hóa trên hóa đơn cao hơn giá thật. Chống thất thu thuế quan. Trong nhiều trường hợp, người mua có thể yêu cầu người bán ghi giá trên hợp đồng, hóa đơn thấp hơn giá thật để căn cứ vào đó hải quan sẽ thu thuế nhập khẩu của họ ít hơn. Hoặc người mua yêu cầu người bán mô tả sai tên hàng hóa để chuyển sang một dòng thuế có thuế suất thấp hơn. Những điều này làm ảnh hưởng tới thu ngân sách của nước nhập khẩu, do đó chính phủ nước nhập khẩu sử dụng dịch vụ PSI để đảm bảo giá không bị khai thấp xuống và hàng hóa không bị áp sai mã thuế. Ngăn ngừa nhập khẩu những sản phẩm độc hại. Trợ cấp kỹ thuật: Các nước sử dụng các dịch vụ PSI được trợ cấp kỹ thuật để dần giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ PSI trong khi kiểm tra giá cả. Khái quát tình hình áp dụng Số lượng nước bắt buộc sử dụng dịch vụ PSI cũng không nhiều, chỉ có 32 nước (tính đến tháng 1/2009), do đó đây không phải là vấn đề thường trực trong thương mại quốc tế. Nhóm công tác về PSI được lập ra chỉ để giúp Đại Hội đồng WTO định kỳ rà soát Hiệp định. Sau này, vấn đề PSI sẽ được đưa vào phạm vi quản lý của Uỷ ban về Trị giá Hải quan. 32 nước sử dụng PSI Angola  Bangladesh Benin Burkina Faso Burundi  Cambodia Cameroon Central African Republic Comoros Republic of Congo (Brazzaville) Democratic Republic of Congo (Kinshasa) Côte d'Ivoire Ecuador Ethiopia  Guinea India (only for certain steel products) Indonesia (only for some steel and waste products) Iran Kenya (under review) Kuwait (must contain a "certificate of conformity" for a small number of products) Liberia Madagascar Malawi Mali Mauritania Mexico (for a variety of goods such as shoes, textiles, steel, and bicycles only if they do not qualify for NAFTA) Mozambique Niger   Senegal Sierra Leone Togo Uzbekistan Hiệp định kiểm tra hàng hóa trước khi đưa xuống tàu công nhận rằng một số nước đang phát triển sử dụng các dịch vụ kiểm tra hàng trước khi đưa xuống tàu và những nước này sẽ còn tiếp tục phải sử dụng chừng nào điều đó vẫn còn cần thiết để xác minh chất lượng, khối lượng hoặc giá cả hàng nhập khẩu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI).doc
Luận văn liên quan