Đề tài Hiệu quả áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chế biến Thủy sản
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
ThS. Nguyễn Bích Hương Thảo
Khoa Kinh tế - ĐH Nha Trang
I- Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp phải thường xuyên dựa vào nhiều nguồn
thông tin khác nhau để ra quyết định quản trị
nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình
sản xuất kinh doanh của mình. Để có được
nguồn thông tin đầy đủ, tin cậy, kịp thời, phục vụ
tốt nhất cho công tác ra quyết định quản lý,
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
chế biến thủy sản thì các doanh nghiệp nên xây
dựng cho mình một hệ thống kế toán quản trị.
Kế toán quản trị được hiểu là quá trình
xác định, đo lường, tích luỹ, phân tích, chuẩn bị,
diễn giải và trình bày thông tin cần thiết cho
khâu quản trị doanh nghiệp để thực hiện việc
hoạch định, đánh giá, kiểm soát hoạt động sản
xuất kinh doanh và ra các quyết định quản lý
đảm bảo sử dụng tốt nhất các nguồn lực của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, xây dựng và áp dụng hệ thống
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế
biến thủy sản cũng như đánh giá hiệu quả mang
lại từ hệ thống xây dựng đòi hỏi nhiều thời gian
và chi phí. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi
cố gắng trình bày những đặc trưng cơ bản và
hiệu quả kinh tế mang lại từ việc áp dụng hệ
thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
chế biến thủy sản.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệu quả áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chế biến Thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03-04/2006 Trường Đại học Nha Trang
90
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
ThS. Nguyễn Bích Hương Thảo
Khoa Kinh tế - ĐH Nha Trang
I- Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp phải thường xuyên dựa vào nhiều nguồn
thông tin khác nhau để ra quyết định quản trị
nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình
sản xuất kinh doanh của mình. Để có được
nguồn thông tin đầy đủ, tin cậy, kịp thời, phục vụ
tốt nhất cho công tác ra quyết định quản lý,
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
chế biến thủy sản thì các doanh nghiệp nên xây
dựng cho mình một hệ thống kế toán quản trị.
Kế toán quản trị được hiểu là quá trình
xác định, đo lường, tích luỹ, phân tích, chuẩn bị,
diễn giải và trình bày thông tin cần thiết cho
khâu quản trị doanh nghiệp để thực hiện việc
hoạch định, đánh giá, kiểm soát hoạt động sản
xuất kinh doanh và ra các quyết định quản lý
đảm bảo sử dụng tốt nhất các nguồn lực của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, xây dựng và áp dụng hệ thống
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế
biến thủy sản cũng như đánh giá hiệu quả mang
lại từ hệ thống xây dựng đòi hỏi nhiều thời gian
và chi phí. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi
cố gắng trình bày những đặc trưng cơ bản và
hiệu quả kinh tế mang lại từ việc áp dụng hệ
thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
chế biến thủy sản.
II- Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu
II.1- Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về đặc trưng xây dựng, áp
dụng hệ thống kế toán quản trị và hiệu quả kinh
tế mang lại từ hệ thống kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa
bàn tỉnh Khánh Hoà.
II.2- Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ
thống để xem xét những đặc trưng về xây dựng
và áp dụng hệ thống kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp chế biến thủy sản.
- Điều tra thu thập số liệu, dựa trên cơ sở
biểu mẫu điều tra đã được tác giả thiết kế trước
và phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các phòng ban
chức năng liên quan như: tài chính, kế toán,
điều hành sản xuất...
- Sử dụng các phương pháp phân tích và
tổng hợp để đưa ra kết luận.
III- Kết quả nghiên cứu
III.1 Đặc trưng xây dựng và áp dụng hệ
thống kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp chế biến thủy sản
Trước khi bắt tay vào xây dựng hệ thống
kế toán quản trị cần thiết phải tìm hiểu một cách
rõ ràng các đặc trưng của ngành mà trong đó
doanh nghiệp đang hoạt động. Kết quả khảo sát
thực trạng ngành chế biến thủy sản trong những
năm gần đây cho thấy một số đặc trưng nổi bậc
sau đây:
- Tốc độ phát triển của ngành thủy sản
tương đối cao trong những năm gần đây;
- Nhu cầu về thực phẩm thủy sản trong
nước cũng như xuất khẩu không ngừng gia
tăng, ngày càng đòi hỏi nhiều chủng loại, mẫu
mã sản phẩm khác nhau;
- Thay đổi cơ cấu và chất lượng của nhu
cầu. Người tiêu dùng có xu thế sử dụng các sản
phẩm có chất lượng cao hơn, đảm bảo vệ sinh
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03-04/2006 Trường Đại học Nha Trang
91
an toàn thực phẩm, tương ứng với các sản
phẩm có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp;
- Chất lượng nguồn nguyên liệu thấp,
ảnh hưởng tính mùa vụ làm cho cung nguyên
liệu không ổn định; sự cạnh tranh giữa các nhà
sản xuất trong cuộc chiến tranh giành vùng
nguyên liệu ngày càng gay gắt;
- Sự phụ thuộc của nhà sản xuất vào tình
hình thị trường thế giới, các chính sách chống
bán phá giá và rào cản kỹ thuật khắc khe của
các nước nhập khẩu, chất lượng sản phẩm thủy
sản hơn lúc nào hết đang được đặt lên hàng
đầu;
- Do ảnh hưởng của chỉ số tiêu dùng tăng
cao dẫn đến khả năng thanh toán ngày càng
thấp của phần lớn bộ phận người tiêu dùng
trong nước, đặt biệt là trong các khu vực nông
thôn, vùng sâu vùng xa;
- Gia tăng sự cạnh tranh giữa nhà sản
xuất nhỏ với nhà sản xuất lớn; giữa các nhà sản
xuất trong nước với các nhà sản xuất nước
ngoài, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam sắp gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO;
- Sự phụ thuộc của các nhà sản xuất vào
trung gian bán buôn nhỏ, các nhà bán lẻ, cần
thiết phải bán hàng trả chậm và phải nhận lại
hàng khi hàng hết hạn;
- Sự cần thiết phải đầu tư vào phát triển
mạng lưới thương mại, quảng cáo và xúc tiến
việc xây dựng thương hiệu.
Như vậy, trong ngành chế biến thủy sản
hiện nay đang tồn tại những hạn chế nhất định.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp của ngành
là làm thế nào bảo toàn được khả năng cạnh
tranh trong điều kiện như vậy, giữ vững vị trí đã
đạt được và không ngừng phát triển?
Quá trình áp dụng hệ thống kế toán quản
trị yêu cầu phải tuân theo các điều kiện chủ yếu
như: xác định mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng,
phải có các chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực
kế toán quản trị, sự tham gia tích cực của lãnh
đạo cấp cao của doanh nghiệp (triển khai dự án
theo mô hình từ “trên xuống dưới”), sự hiện diện
các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
trên.
- Trước hết cần phải xác định rõ ràng
mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán quản trị,
cũng như toàn bộ nhiệm vụ nhằm đạt được mục
tiêu cơ bản đã đề ra. Để làm được điều này phải
thiết lập các tiêu chuẩn đo lường mức độ thực
hiện nhiệm vụ trên.
- Tìm kiếm các chuyên gia có kinh
nghiệm xây dựng hệ thống kế toán quản trị.
- Sự tham gia tích cực của lãnh đạo cấp
cao của doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự
thành công xây dựng hệ thống, bởi vì kế toán
quản trị được xây dựng với mục tiêu thoả mãn
nhu cầu thông tin cho lãnh đạo trong quá trình
ra quyết định, và trước hết là dành cho lãnh đạo
cấp cao của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là
để xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hợp
lý, các chuyên gia cần phải biết những thông tin
nào mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn nhận
được. Dựa trên cơ sở đó để xây dựng hệ thống
kế toán quản trị. Như vậy trong giai đoạn xây
dựng hệ thống kế toán quản trị, nhiệm vụ tham
gia của lãnh đạo cấp cao là cần thiết để giúp
các chuyên gia hiểu được cơ cấu, chức năng và
mục tiêu cũng như nhu cầu thông tin của lãnh
đạo.
- Lãnh đạo cấp cao cần thiết phải tiếp tục
tham gia để vượt qua sự ngăn cản tất yếu của
các nhà quản trị cấp trung và những người điều
hành khi xây dựng hệ thống. Thực tế chỉ ra
rằng, ít nhất là sự thụ động của các nhà quản trị
cấp trung cũng đã ngăn cản việc xây dựng hệ
thống kế toán quản trị. Trong trường hợp xây
dựng hệ thống kế toán quản trị thành công, các
nhà lãnh đạo có được cơ chế kiểm soát và đánh
giá hoạt động doanh nghiệp chính xác và cứng
rắn hơn, và điều này làm cho nhiều nhà quản trị
cấp trung và các nhà trực tiếp điều hành không
mong muốn, chí ít là do tâm lý không thoải mái.
Họ đơn giản là không hiểu tại sao phải xây
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03-04/2006 Trường Đại học Nha Trang
92
dựng hệ thống kế toán quản trị, và miễn cưỡng
cung cấp những thông tin bí mật, hoặc cung cấp
những thông tin không đúng hoặc không đầy đủ
làm sai lệch bức tranh về hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tự
nó đã là một nhiệm vụ rất nghiêm túc và đòi hỏi
chi phí không nhỏ về thời gian cũng như tiền
bạc, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn có
cơ cấu tổ chức quản lý phức tạp. Và nếu như
các nhân viên của doanh nghiệp ít nhiều có đủ
trách nhiệm, khi họ là những chuyên gia giỏi, thì
họ có thể tự xây dựng một hệ thống kế toán
quản trị hiệu quả.
- Cuối cùng để thiết kế chính xác phần
mềm cho kế toán quản trị, cần phải hiểu biết rõ
về môi trường mà trong đó phần mềm sẽ làm
việc và mang lại cho con người lợi ích. Cần phải
có kiến thức và hiểu biết về doanh nghiệp, hoạt
động sản xuất kinh doanh, quản trị, những vấn
đề đặc thù. Nói cách khác cần phải làm việc
không chỉ ở mức độ phần mềm, mà còn ở mức
độ cao hơn- mức độ của hệ thống thông tin
trong doanh nghiệp, cũng như mức độ của hệ
thống quản trị các quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Làm việc ở mức độ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp yêu cầu phải có
sự hiểu biết về kinh tế, tài chính, công nghệ
quản trị. Không giải quyết được vấn đề ở cấp độ
đó thì việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị có
thể sẽ trở thành những mất mát vô nghĩa về
thời gian và chi phí, làm phát sinh thêm những
chi phí về nghiên cứu, áp dụng và phục vụ hệ
thống máy tính. Để những điều đó không xảy ra,
cần phải nghiên cứu kỹ các hoạt động của
doanh nghiệp, phân tích một cách cẩn thận và
nghiêm túc các qui trình soạn thảo ra quyết định
hiệu quả để thực hiện dự án xây dựng hệ thống
kế toán quản trị.
Bản chất của doanh nghiệp là sự tăng
trưởng và biến đổi không ngừng. Khi đó cần
thiết phải hiểu rằng cơ cấu tổ chức quản lý
doanh nghiệp là một trong những nhân tố quyết
định chính làm cho các tiêu chuẩn bên ngoài
của kế toán quản trị không còn phù hợp. Nếu
như hệ thống kế toán quản trị không thay đổi
cùng với sự thay đổi của tổ chức, thì nó sẽ đánh
mất tính hiệu quả của mình và trở thành gánh
nặng cho doanh nghiệp.
III.2 Hiệu quả áp dụng hệ thống kế toán
quản trị trong doanh nghiệp chế biến thủy
sản
Nhìn chung đánh giá hiệu quả kinh tế
mang lại từ việc áp dụng hệ thống kế toán quản
trị trong doanh nghiệp chế biến thủy sản là một
công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian
và công sức. Thông thường để đánh giá cần
phải có một thời gian từ 3 đến 4 năm kể từ thời
điểm áp dụng hệ thống kế toán quản trị. Ngoài
ra, những người làm công tác đánh giá cũng
phải hết sức khách quan. Hiệu quả của hệ
thống kế toán quản trị thể hiện ở các chỉ tiêu
phản ảnh tình hình sử dụng các nguồn lực tài
chính, nguồn vật lực và nhân lực, cụ thể:
- Xác định rõ chiến lược phát triển của
quá trình sản xuất kinh doanh, hình thành mục
tiêu và lựa chọn phương pháp và phương tiện
tốt nhất để đạt được mục tiêu đó.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của toàn doanh nghiệp nói chung,
hiệu quả của từng bộ phận và từng hoạt động
của mỗi nhân viên nói riêng.
- Đánh giá các dự án đầu tư của doanh
nghiệp.
- Xây dựng hệ thống thu thập và phân
tích thông tin tài chính và phi tài chính cho phép
nhận diện ngay các vấn đề phát sinh.
- Nâng cao hiệu quả quản lý tiền tệ.
- Thiết lập mối quan hệ tương hỗ giữa
các bộ phận chức năng, đảm bảo nguyên tắc vì
mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống quản trị chi phí với
mục tiêu tối ưu hoá các chi phí.
- Áp dụng hệ thống dự toán.
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03-04/2006 Trường Đại học Nha Trang
93
- Cơ sở dữ liệu của kế toán quản trị cung
cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định quản
lý.
- Thay đổi chính sách lương- thưởng cho
nhân viên. Trách nhiệm và nhiệm vụ của các
nhân viên trong doanh nghiệp được xác định
một cách rõ ràng hơn. Họ biết phải cố gắng đạt
được những tiêu chí nào. Điều này đem lại khả
năng kiểm soát hoạt động của nhân viên một
cách hiệu quả hơn, theo dõi việc thực hiện kế
hoạch, điều chỉnh hệ thống khen thưởng - kỷ
luật công bằng hơn, hợp lý hơn.
- Tăng vòng quay vốn lưu động. Thời
gian điều hành các đơn hàng giảm tạo điều kiện
cải thiện quan hệ với khách hàng, tăng số lượng
đơn hàng hiện có. Điều này cho phép doanh
nghiệp tăng vòng quay vốn lưu động.
IV- Kết luận
Như vậy kế toán quản trị là một công cụ
quản lý rất mạnh và không thể thiếu, hỗ trợ cho
hệ thống quản trị một cơ chế cần thiết, cho phép
xem xét toàn diện các vấn đề về hoạch định,
kiểm soát các hoạt động khác nhau của doanh
nghiệp. Nếu không có kế toán quản trị, lãnh đạo
khó khăn hơn cho việc trị doanh nghiệp một
cách toàn diện và hiệu quả. Bên cạnh đó, chi
phí xây dựng và sử dụng hệ thống kế toán quản
trị thấp. Đặc biệt là chi phí vận hành hệ thống
kế toán quản trị không đáng kể nhờ được xây
dựng dựa trên nền tảng của hệ thống kế toán tài
chính hiện hành trong doanh nghiệp. Như vậy
kết quả kinh tế đạt được là rất lớn so với chi phí
bỏ ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình. Kế tóan quản trị. NXN Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh- 2003.
2. TS. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. NXB Thống
kê- 2003.
3. Nguyễn Bích Hương Thảo. Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế biến
thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường ĐH kinh tế Tp. HCM- 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiệu quả áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chế biến Thủy sản.pdf