Đề tài Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang

Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành để nắm được mức độ thiệt hại đồng thời đưa ra giải pháp phát triển nghề chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng dựa trên cở sở khoa học và tính hiệu quả kinh tế qua thực tiễn nghiên cứu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ● Thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang cùng những thiệt hại trong chăn nuôi khi dịch cúm gia cầm xảy ra. ● Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ trước và sau khi dịch cúm xảy ra. ● Phân tích cơ cấu thu nhập của nông hộ và hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Qua đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tái đàn. ● Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đàn gà trong tương lai, mang lại hiệu quả chăn nuôi cho người chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. 1.3 Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu ² Đối với mục tiêu 1: + Tổng số hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại địa bàn huyện. + Quy mô chăn nuôi của từng hộ trong huyện. + Kinh nghiệm chăn nuôi. + Cơ sở vật chất trong chăn nuôi. + Lao động cần thiết phục vụ cho chăn nuôi. + Đàn gà có bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm không? ² Đối với mục tiêu 2: + Chi phí đầu tư. + Doanh thu từ bán trứng gà. + Thu nhập từ chăn nuôi gà. + Chi phí cơ hội: tại sao nông hộ trong huyện Châu Thành quyết định nuôi gà công nghiệp lấy trứng mà không nuôi để lấy thịt hay không nuôi một loại gia cầm hay gia súc nào khác. + Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. ² Đối với mục tiêu 3: + Các hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ: bao gồm các hoạt động từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. + Thu nhập từ nuôi gà công nghiệp lấy trứng chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu thu nhập của gia đình. + Hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi so với các hoạt động sản xuất khác của nông hộ. + Tìm hiểu nguyên nhân không tái đàn ở một số hộ. ² Đối với mục tiêu 4: Từ thực tế điều tra, nắm được thực trạng về tình hình thiệt hại của nông hộ cũng như những hỗ trợ trong thời gian qua của địa phương, qua đó tìm hiểu về mong muốn của người chăn nuôi để từ đó có thể đưa ra giải pháp để tái đàn trong tương lai. 1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định ► Giả thuyết 1: Khi dịch cúm gia cầm xảy ra đàn gà của nông hộ bị thiệt hại do chết hoặc tiêu hủy. ○ Kiểm định: Thực tế có đàn gà nào trong huyện không bị thiệt hại, không bị tiêu hủy khi có dịch không? ► Giả thuyết 2: Các đàn gia cầm bị tiêu hủy đều được hỗ trợ từ chính quyền địa phương. ○ Kiểm định: Thực tế có hộ nào không nhận được tiền hỗ trợ không? ► Giả thuyết 3: Người nông dân gặp khó khăn tài chính trong việc tái đàn. ○ Kiểm định: Ngoài nguyên nhân tài chính có nguyên nhân nào khác ảnh hưởng làm cho người nông dân không muốn tài đàn không? 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian - Các nông hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng thuộc các xã trong huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang. - Số liệu được sử dụng trong đề tài là các số liệu được thu thập tại các cơ quan ban ngành của tỉnh Tiền Giang gồm: Phòng Nông – Lâm – Ngư thuộc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục thú y Tiền Giang, Trạm thú y huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, Phòng Kinh tế huyện Châu Thành, Phòng Thống kê huyện Châu Thành. Do tính chất của hoạt động nuôi gà công nghiệp thường chăn nuôi tập trung. Do đó các số liệu sơ cấp trong đề tài là các số liệu thu thập tại các hộ nuôi có quy mô tập trung từ 200 con trở lên. 1.4.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 6 năm 2007. - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2003 đến năm 2007. + Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 4 và tháng 5 năm 2007. + Số liệu thứ cấp là các số liệu từ năm 2003 đến cuối năm 2006 và số kế hoạch năm 2007. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu - Hiệu quả sản xuất của việc nuôi gà công nghiệp lấy trứng của các nông hộ chăn nuôi tập trung dạng cơ sở chăn nuôi. - Các nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang. 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Hiệu quả sản xuất là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm, vì nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc xác định hiệu quả sản xuất, cụ thể như sau: Mai Văn Nam (2004); “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nguyễn Trung Cang (2004); “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà lan; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn trên 03 hecta. Nguyễn Thị Thanh Giang (2006); “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp khoá 28 khoa Kinh tế - QTKD trường đại học Cần Thơ; phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí; kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức nuôi gia công có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt các trại nuôi theo hình thức chuồng kín mang lại hiệu quả cao hơn so với các trại nuôi theo hình thức chuồng hở. Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ do tác động của dịch cúm gia cầm tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang hiện chưa có nghiên cứu cụ thể. Cho nên tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu vấn đề này trong thời gian thực tập tốt nghiệp đại học của mình. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ . hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ. 2.1.1.2 Khái quát về chăn nuôi Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Một xu hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững. Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển theo phương thức di động phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập trung tĩnh tại theo phương thức công nghệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng có sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là phương thức chăn nuôi hoàn toàn đối lập với chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Phương châm cơ bản của chăn nuôi công nghiệp là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngắn thời gian tích lũy năng lượng, tăng khối lượng và năng suất sản phẩm. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp thức ăn chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp có sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để vật nuôi có thể cho năng suất sản phẩm cao nhất với chu kỳ nuôi ngắn nhất. Phương thức chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi mức đầu tư thâm canh rất cao, không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên nên năng suất sản phẩm cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng kém hơn chăn nuôi chăn nuôi tự nhiên kể cả về giá trị dinh dưỡng hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy, chăn nuôi công nghiệp vẫn là một phương thức chăn nuôi đang được cả thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra một sự thay đổi vượt bậc về năng suất và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội. Mục tiêu phấn đấu của ngành chăn nuôi để đến năm 2010 sẽ có tổng đàn đạt 275 đến 280 triệu con, tốc độ tăng trưởng 6% đạt 42 đến 43 vạn tấn thịt, 5,5 đến 6 tỷ quả trứng. Năng suất: trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng năng suất trong chăn nuôi chính là lượng trứng thu được ở mỗi con gà trong một lứa nuôi. 2.1.1.3 Chi phí Trong các hoạt động sản xuất nông nói chung cũng như trong chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng các nhà quản lý thường chia theo mức độ hoạt động kinh doanh, đó là cách ứng xử của chi phí. Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí người ta chia toàn bộ chi phí thành 3 loại:

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4799 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường hợp đại lý thu gom cho mượn toàn bộ số vỉ đựng. Hộ chăn nuôi thường bán trứng cho đại lý cung cấp thức ăn, riêng trường hợp hộ nuôi qui mô lớn, số trứng mỗi lần bán rất nhiều nên hộ nuôi thường bán cho những cơ sở thu gom trứng ở thành phố Hồ Chí Minh mà không thông qua các đại lý như các cơ sở chăn nuôi qui mô nhỏ và vừa. Việc tiêu thụ trứng rất dễ dàng vì các hộ chăn nuôi đều được các đại lý hoặc nhà thu gom bao tiêu sản phẩm, giá trứng gà sẽ được trả theo thời điểm, dù giá cao hay thấp hộ nuôi vẫn bán được trứng. Các hộ nuôi không phải tốn chi phí gì trong trong việc bán trứng vì giá mà nông hộ nhận được đã được cơ sở thu gom trả sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển và chi phí kiểm dịch. Hiện nay các hộ nuôi nếu bán trứng cho các đại lý thức ăn ở Chợ Gạo, Mỹ Tho hoặc ở Long An tùy theo địa điểm của mình nhằm đảm bảo sự thuận tiện trong tiêu thụ, các đại lý sẽ chở thức ăn đến hộ chăn nuôi và lấy trứng mang về. Thường các hộ nuôi có thể nhận tiền bất cứ thời điểm nào hộ cần, còn đại lý thu gom mỗi tháng sẽ quyết toán 1 lần về chi phí thức ăn và tiền bán trứng của hộ nuôi. Nếu số tiền bán trứng cao hơn chi phí thức ăn, hộ nuôi sẽ nhận phần tiền dư này, ngược lại chi phí đó sẽ được ghi nợ và khấu trừ vào tháng sau, trong đó mỗi bao thức ăn nợ sẽ chịu thêm số tiền 2.000 đồng/bao/tháng. Còn hộ nuôi lớn, nhà thu gom trả tiền cho hộ sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển là 50 đồng/trứng và chi phí kiểm dịch là 2 đồng/trứng. Đa số hộ nuôi gà đều không ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với người bao tiêu trứng, mà chỉ có những thỏa thuận bằng lời với nhau. Trước khi dịch cúm xảy ra và hiện nay 100% hộ nuôi đều không ký hợp đồng tiêu thụ trứng. Còn gà loại sau mỗi lứa sẽ được bán cho các thương lái trong tỉnh và ngoài tỉnh. Khi có nhu cầu bán gà loại chủ trại sẽ liên hệ với thương lái, hiện nay 100% thương lái đều trả tiền ngay sau khi bắt gà cho hộ nuôi, còn trước khi có dịch cúm thường khoảng 3 – 7 ngày hộ nuôi mới nhận được tiền gà loại. Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ huyện Châu Thành 3.12.1 Một số chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả nuôi trước và sau cúm Trong chăn nuôi gà công ngiệp trước nhất phải có chuồng trại, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi như máng ăn, núm uống, thau uống, moteur, bình xịt… ngoài ra tùy điều kiện hộ nuôi có thể trang bị thêm một số thiết bị như chụp sưởi ấm, hệ thống làm mát bằng quạt, hệ thống làm mát bằng hơi nước… Bảng 11: Chi phí cố định trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng trước và sau cúm ĐVT: 1000 đồng/con THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Trước cúm 2.826 6.745 4.768,26 Sau cúm 3.891 12.500 8.023,48 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Qua bảng số liệu trên có thể thấy chi phí cố định sau cúm đã tăng 68,27% so với thời điểm trước khi có dịch cúm. Chi phí lao động là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một ngành sản xuất kinh doanh nào. Riêng trong ngành nuôi gà công nghiệp lấy trứng đòi hỏi phải có lao động để chăm sóc gà như đổ thức ăn, nước uống, phun xịt nước cho gà khi nhiệt độ không khí cao, thu nhặt trứng, vệ sinh chuồng trại…Tùy tình hình nguồn lực lao động của hộ nuôi cũng như số lượng gà nuôi hộ nuôi sẽ quyết định thuê lao hay không thuê lao động chăm sóc cho đàn gà của mình. Bảng 12: Chi phí lao động mỗi con trong nuôi gà công nghiệp ĐVT: đồng/con THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Trước cúm 3.429 33.600 9.389,12 Sau cúm 3.600 32.400 16.146,81 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Ngoài ra, các chi phí biến đổi là chi phí lớn nhất trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng đặc biệt là chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Bên cạnh đó chi phí con giống, thuốc thú y cũng là những chi phí khá lớn tiếp theo. Ngoài ra còn các chi phí khác như chất độn chuồng, lãi vay, mua vỉ đựng trứng … Bảng 13: Các loại chi phí biến đổi khác trước và sau cúm ĐVT: đồng/con CHỈ TIÊU THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Con giống Trước cúm 4.500 36.000 20.420,00 Sau cúm 12.000 72.000 53.784,00 Thức ăn Trước cúm 136.360 303.729 234.470,92 Sau cúm 214.200 343.750 263.427,28 Thuốc thú y Trước cúm 2.500 18.000 11.242,56 Sau cúm 7.200 24.000 13.194,68 Chất độn chuồng Trước cúm 0 2.057 129,44 Sau cúm 0 2.400 478,88 Điện Trước cúm 170 1.672 651,48 Sau cúm 244 15.000 1.458,70 Nước Trước cúm 92 1.280 427,32 Sau cúm 133 2.400 883,24 Chi phí VC Trước cúm 0 0 0 Sau cúm 0 3.600 237,12 Chi phí lãi vay Trước cúm 0 5.914 2.094,40 Sau cúm 0 29.800 3.135,65 Mua vỉ đựng trứng Trước cúm 0 2.100 475,96 Sau cúm 0 1.600 510,96 Tổng chi phí Trước cúm 178.754 368.414 284.069,46 Sau cúm 305.004 450.779 361.280,79 Nguồn: điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành CPVC: chi phí vận chuyển Hiện tại mức giá của các yếu tố đầu vào đã tăng cao thời điểm trước khi dịch cúm xảy ra, làm tổng chi phí tính trên mỗi con cũng tăng 21,37%. Như vậy để đảm bảo mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi đòi hỏi các sản phẩm chăn nuôi cũng tăng theo đặc biệt giá trứng vì trứng là phẩm chính trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Bảng 14: Các nguồn thu từ nuôi gà trước và sau cúm ĐVT: đồng/con NGUỒN THU THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Gà loại Trước cúm 10.000 25.000 15.680,00 Sau cúm 38.000 42.000 40.620,00 Trứng Trước cúm 600 920 743,40 Sau cúm 1.000 1.320 1.219,80 Sản phẩm phụ Trước cúm 1.140 14.028 6.544,32 Sau cúm 4.200 18.118 8.730,96 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành 3.12.2 Phân tích hiệu quả nuôi gà công nghiệp của hộ trước và sau cúm gia cầm theo qui mô Để phân tích hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp, bài nghiên cứu sẽ phân tích theo qui mô chăn nuôi của hộ trước và sau cúm gồm qui mô lớn, qui mô vừa và qui mô nhỏ. ¯HỘ NUÔI QUI MÔ LỚN v Trước khi dịch cúm xảy ra: hộ nuôi qui mô lớn là hộ nuôi từ 5.000 con trở lên, huyện Châu Thành có 32% hộ nuôi. Bảng 15: Các loại chi phí phát sinh tại hộ nuôi qui mô lớn trước cúm ĐVT: đồng/con CÁC LOẠI CHI PHÍ NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Chuồng trại 2.826 6.745 5.262,38 Lao động 3.600 10.080 5.361,63 Con giống 6.500 36.000 20.187,50 Thức ăn 142.808 303.729 236.305,63 Thuốc thú y 2.500 18.000 12.937,50 Chất độn chuồng 0 0 0 Điện 170 1.030 630,88 Nước 142 1.220 618,75 Chi phí vận chuyển 0 0 0 Chi phí lãi vay 0 4.140 2.071,88 Mua vỉ đựng trứng 135 2.100 812,38 Tổng chi phí mỗi con 182.837 353.148 284.188,52 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 16: Doanh thu và lợi nhuận của hộ nuôi qui mô lớn trước cúm ĐVT: đồng/con CÁC KHOẢN THU VÀ LN LỚN NHẤT NHỎ NHẤT TRUNG BÌNH Thu từ gà loại 21.600 45.000 29.687,50 Thu từ trứng 222.000 394.500 298.182,50 Thu từ sản phẩm phụ 1.140 14.028 6.582,00 Tổng thu 269.700 430.700 334.452,00 Lợi nhuận 512 94.337 50.263,48 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Từ kết quả trên cho thấy tất cả hộ nuôi trước cúm đều thu được lợi nhuận. Trong đó lợi nhuận bình quân mỗi con trong lứa nuôi khoảng 50.263,48 đồng sau khi đã trừ các loại chi phí kể cả lao động gia đình. Để phân tích rõ hơn về hiệu quả chăn nuôi ta tiến hành xét các tỉ sô tài chính sau: Bảng 17: Một số tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi qui mô lớn trước cúm TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ TRỊ Doanh thu/ chi phí lần 1,177 Lợi nhuận/ chi phí lần 0,177 Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,150 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Ø Tỉ số doanh thu/ chi phí là 1,177; điều này có nghĩa là trước khi xảy ra dịch cúm các hộ bỏ ra 1 đồng để đầu tư nuôi gà công nghiệp lấy trứng hộ sẽ thu được 1,177 đồng. Ø Tỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0,177; có nghĩa là trong 1 đồng chi phí đầu tư nuôi gà sẽ thu được 0,177 đồng lợi nhuận. Ø Tỉ số lợi nhuận/ doanh thu là 0,150; trong 1 đồng doanh thu từ nuôi gà có 0,15 đồng là lợi nhuận. v Hiện nay hộ nuôi qui mô lớn có số lượng nuôi từ 10.000 con trở lên. Huyện có 8% hộ nuôi qui mô này. Bảng 18: Các loại chi phí phát sinh tại hộ nuôi qui mô lớn sau cúm ĐVT: đồng/con CÁC LOẠI CHI PHÍ NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Chuồng trại 7.890 8.410 8.150,00 Lao động 6.480 9.953 8.126,50 Con giống 18.000 69.000 43.500,00 Thức ăn 275.000 315.050 295.025,00 Thuốc thú y 9.500 13.000 11.250,00 Chất độn chuồng 141 950 520,50 Điện 282 1.500 891,00 Nước 706 1.200 953,00 Chi phí vận chuyển 0 1.059 529,50 Chi phí lãi vay 1.588 4140 2,864,00 Mua vỉ đựng trứng 80 588 334,00 Tổng chi phí mỗi con 368.777 375.690 372.233,50 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 19: Doanh thu và lợi nhuận của hộ nuôi quy mô lớn sau cúm CÁC KHOẢN THU VÀ LN NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Thu từ gà loại 72.000 73.800,00 72.900,00 Giá trứng 1.230 1.300,00 1.265,00 Thu từ trứng 515.370 572.000,00 543.685,00 Thu từ sản phẩm phụ 5.850 18.118,00 11.984,00 Doanh thu 593.220 663.918,00 628.569,00 Lợi nhuận 114.426 184.343,71 149.384,85 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Để phân tích rõ hơn về hiệu quả nuôi gà công nghiệp lấy trứng của hộ nuôi qui mô lớn hiện nay ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính có liên quan. Bảng 20: Một số tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi qui mô lớn sau cúm TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ TRỊ Doanh thu/ chi phí lần 1,689 Lợi nhuận/ chi phí lần 0,400 Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,248 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Ø Doanh thu/ chi phí là 1,689; hiện nay nếu hộ bỏ 1 đồng vốn đầu tư nuôi gà sẽ thu được 1,689 đồng. Ø Lợi nhuận/ chi phí là 0,40; như vậy khi đầu tư một đồng chi phí cho chăn nuôi gà sẽ thu được 0,40 đồng lợi nhuận. Ø Lợi nhuận/ doanh thu là 0,248; trong 1 đồng doanh thu của hộ nuôi gà công nghiệp sẽ có 0,248 đồng lợi nhuận. Các tỉ số đều khá cao chứng tỏ nghề nuôi gà công nghiệp hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi. Trước nhất ta thấy rằng cả hộ nuôi qui mô lớn trước cúm cũng như sau cúm đều có lãi sau khi đã trừ đi chi phí lao động gia đình. Hiện nay lợi nhuận bình quân mỗi con ở hộ nuôi qui mô lớn là 149.384,85, nếu so với thời điểm trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra thì lợi nhuận bình quân mỗi con hiện nay đã cao hơn so với thời điểm trước cúm khoảng 2,97 lần trong khi chi phí hiện nay cao hơn so với thời điểm trước dịch cúm khoảng 1,31 lần. Qua đó có thể thấy nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng của hộ nuôi qui mô lớn hiện nay mang lại hiệu quả cao hơn so với thời điểm trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra. ¯ HỘ NUÔI QUI MÔ VỪA v Trước cúm: hộ nuôi qui mô vừa là hộ nuôi số lượng từ 3.000 con đến dưới 5.000 con. Bảng 21: Các loại chi phí phát sinh tại hộ nuôi qui mô vừa trước cúm ĐVT: đồng/con CÁC LOẠI CHI PHÍ LỚN NHẤT NHỎ NHẤT TRUNG BÌNH Chuồng trại 2.907 5.918 4.263,47 Lao động 3.429 10.500 7.198,33 Con giống 8.500 36.000 24.722,22 Thức ăn 191.672 280.000 233.082,00 Thuốc thú y 4.000 13.000 9.929,33 Chất độn chuồng 0 2,057 359,56 Điện 172 1,672 572,67 Nước 103 503 254,00 Chi phí vận chuyển 0 0 0 Chi phí lãi vay 0 5.914 2519,44 Mua vỉ đựng trứng 0 667 200,00 Tổng chi phí 224.093 346.757 283.101,02 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 22: Doanh thu và lợi nhuận tại hộ nuôi qui mô vừa trước cúm ĐVT: đồng/con CÁC KHOẢN THU VÀ LN NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Thu từ gà loại 22.200 50.000 30.161,11 Thu từ trứng 227.250 340.200 277.126,11 Thu từ sản phẩm phụ 2.850 10.400 5.916,00 Tổng thu 258.907 393.050 313.203,22 Lợi nhuận 365 121.578 30.102,20 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bình quân mỗi hộ nuôi qui mô vừa thu được lợi nhuận bình quân mỗi hộ là 30.102,20 đồng mỗi con tuy nhiên trong đó hộ ít nhất chỉ có 365 đồng/ con. Có thể nói rằng không phải tất cả các hộ nuôi trước cúm đều có lãi cao, có hộ vẫn lấy chi phí lao động bỏ ra để lấy lãi trong khi thời gian đó họ không có thu nhập do lao động nông nghiệp theo thời vụ. Bảng 23: Một số tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi qui mô vừa trước cúm TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ TRỊ Doanh thu/ chi phí lần 1,106 Lợi nhuận/ chi phí lần 0,106 Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,096 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Như vậy có thể thấy rằng ở hộ nuôi qui mô vừa trước cúm khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư sẽ thu được 1,106 đồng và lợi nhuận 0,106 đồng sau khi đã trừ cả tiền công lao động gia đình, trong đó có 0,096 đồng là lợi nhuận trong 1 đồng thu được từ gà. v Sau dịch cúm xảy ra hộ nuôi qui mô vừa có số lượng gà nuôi từ 2.000 con đến dưới 10.000 con. Toàn huyện Châu Thành có 52% hộ nuôi qui mô vừa. Bảng 24: Các loại chi phí phát sinh tại hộ nuôi qui mô vừa sau cúm ĐVT: đồng/con CÁC LOẠI CHI PHÍ LỚN NHẤT NHỎ NHẤT TRUNG BÌNH Chuồng trại 3.981 12.500 8.691,38 Lao động 3.600 24.000 12.049,01 Con giống 15.600 70.000 52.507,69 Thức ăn 228.140 343.750 279.494,00 Thuốc thú y 9.000 24.000 14.282,08 Chất độn chuồng 180 2.400 639,62 Điện 472 15.000 2.022,00 Nước 193 2.400 895,38 Chi phí vận chuyển 0 3.600 374,54 Chi phí lãi vay 0 29.800 2.554,00 Mua vỉ đựng trứng 0 1.400 563,92 Tổng chi phí 330.776 450.779 374.073,63 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 25: Doanh thu và lợi nhuận của hộ nuôi qui vừa sau cúm ĐVT: đồng/con CÁC KHOẢN THU VÀ LN NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Thu từ gà loại 72.000 88.200 78.746,15 Thu từ trứng 349.000 705.630 500.123,46 Thu từ sản phẩm phụ 4.200 15.750 8.620,62 Tổng thu 349.000 794.065 587.490,23 Lợi nhuận 36.280 393.702,50 166.119,90 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Một số tỉ số tài chính liên quan đến hiệu quả chăn nuôi: Bảng 26: Một số tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi qui mô vừa sau cúm TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ TRỊ Doanh thu/ chi phí lần 1,571 Lợi nhuận/ chi phí lần 0,444 Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,283 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Khi đầu tư 1 đồng vốn vào chăn nuôi gà công nghiệp theo qui mô vừa sẽ thu được khoảng 1,571 đồng trong đó lợi nhuận khoảng 0,444 đồng/con và lợi nhuận là 0,283 đồng so với 1 đồng doanh thu. Tất cả hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng hiện nay cũng như trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm đều có lãi tuy trước cúm có hộ vẫn không có lãi cao. Nhưng có thể thấy một điều hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng hiện nay thu được lãi cao hơn so với thời điểm trước khi xảy ra dịch cúm. Hiện nay chi phí chăn nuôi ở hộ nuôi qui mô vừa đã cao hơn thời điểm trước khi dịch cúm gia cầm khoảng 1,32 lần nhưng lợi nhuận bình quân mỗi con hiện nay đã cao hơn so với trước đây 5,52 lần. ¯ HỘ NUÔI QUI MÔ NHỎ v Trước khi dịch cúm gia cầm xảy hộ nuôi qui mô nhỏ có số lượng từ 200 con đến dưới 3.000 con. Bảng 27: Các loại chi phí phát sinh tại hộ nuôi qui mô nhỏ trước cúm CÁC LOẠI CHI PHÍ LỚN NHẤT NHỎ NHẤT TRUNG BÌNH Chuồng trại 2.657 5.927 4.842,02 Lao động 9.000 33.600 15.881,25 Con giống 4.500 36.000 15.812,50 Thức ăn 136.360 294.900 234.198,75 Thuốc thú y 3.000 16.000 11.025,00 Chất độn chuồng 0 0 0 Điện 288 1.094 760,75 Nước 92 1.280 430,88 Chi phí vận chuyển 0 0 0 Chi phí lãi vay 0 4.830 1.638,75 Mua vỉ đựng trứng 0 1.400 450,00 Tổng chi phí 178.754 368.414 285.039,90 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 28: Doanh thu và lợi nhuận của hộ nuôi qui mô nhỏ trước cúm ĐVT: đồng/con CÁC KHOẢN THU VÀ LN NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Thu từ gà loại 18.000 39.600 29.412,50 Thu từ trứng 223.650 420.800 300.238,75 Thu từ sản phẩm phụ 3.400 10.800 7.213,50 Tổng thu 216.400 455.600 336.864,75 Lợi nhuận 7.556 82.646 47.462,94 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Dựa vào các chỉ tiêu tài chính sau để phản ánh hiệu quả chăn nuôi ở hộ nuôi qui mô nhỏ trước khi có dịch cúm. Bảng 29: Một số tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi qui mô nhỏ trước cúm TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ TRỊ Doanh thu/ chi phí lần 1,182 Lợi nhuận/ chi phí lần 0,167 Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,141 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Trước khi xảy ra dịch cúm khi hộ nuôi qui mô nhỏ đầu tư 1 đồng sẽ thu được 1,182 đồng trong đó lợi nhuận là 0,167 đồng và trong 1 đồng doanh thu sẽ có 0,141 đồng lợi nhuận. v Sau cúm hộ nuôi qui mô nhỏ có số lượng gà nuôi từ 200 con đến dưới 2.000 con. Huyện Châu Thành có 42% hộ nuôi qui mô nhỏ. Bảng 30: Các loại chi phí phát sinh tại hộ nuôi qui mô nhỏ sau cúm CÁC LOẠI CHI PHÍ NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Chuồng trại 2.657 5.927 4.842,02 Lao động 12.000 32.400 23.060,00 Con giống 12.000 72.000 57.500,00 Thức ăn 214.200 331.940 236.221,00 Thuốc thú y 7.200 21.000 12.170,00 Chất độn chuồng 0 560 261,60 Điện 244 2.269,5 839,95 Nước 240 1.890 853,50 Chi phí vận chuyển 0 0 0 Chi phí lãi vay 0 17.280 3.946,10 Mua vỉ đựng trứng 0 1.600 477,50 Tổng chi phí 305.004 399.303 342.459,55 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 31: Doanh thu và lợi nhuận ở hộ nuôi qui mô nhỏ sau cúm CÁC KHOẢN THU VÀ LN NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Thu từ gà loại 68.400 82.000,0 77.287,50 Thu từ trứng 358.280 528.000,0 439.284,00 Thu từ sản phẩm phụ 5.400 12.320,0 8.223,80 Tổng thu 460.848 618.220,0 524.795,30 Lợi nhuận 85.450 240.825,8 164.202,04 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 32 Một số tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi qui mô nhỏ sau cúm TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ TRỊ Doanh thu/ chi phí lần 1,532 Lợi nhuận/ chi phí lần 0,479 Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,313 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Như vậy ở hộ nuôi qui mô nhỏ hiện nay khi đầu tư 1 đồng vốn cho 1 gà lấy trứng sẽ thu được khoảng 1,532 đồng, trong đó lợi nhuận 0,479 đồng, còn trong 1 đồng doanh thu sẽ có 0,313 đồng lợi nhuận. Qua đó có thể thấy cả hộ nuôi qui mô nhỏ trước và sau dịch cúm gia cầm đều có lãi sau khi đã trừ đi cả tiền công lao động gia đình qui đổi thành tiền. Hiện nay hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng qui mô nhỏ thu được lợi nhuận bình quân mỗi con khoảng 164.202,04 đồng, còn trước khi dịch cúm xảy ra lợi nhuận bình quân mỗi con khoảng 47.462,92, như vậy lợi nhuận bình quân hiện nay cao hơn so với trước đây khoảng 3,46 lần trong khi chi phí bình quân hiện nay cao hơn so với trước khi xảy ra dịch cúm khoảng 1,20 lần. 3.12.3 So sánh hiệu quả các qui mô nuôi trước và sau cúm Bảng 33: So sánh hiệu quả nuôi gà công nghiệp trước và sau cúm theo qui mô CHỈ TIÊU QUI MÔ NUÔI TRƯỚC CÚM SAU CÚM Chi phí bình quân mỗi con Lớn 284.188,52 372.233,50 Vừa 283.101,02 374.073,63 Nhỏ 285.039,90 342.459,55 Doanh thu bình quân mỗi con Lớn 334.452,00 628.569,00 Vừa 313.203,22 587.490,23 Nhỏ 336.864,75 524.795,30 Lợi nhuận bình quân mỗi con Lớn 50.263,48 149.384,85 Vừa 30.102,20 166.119,90 Nhỏ 47.462,94 164.202,04 Doanh thu/ chi phí Lớn 1,177 1,689 Vừa 1,106 1,557 Nhỏ 1,182 1,532 Lợi nhuận/ chi phí Lớn 0,177 0,400 Vừa 0,106 0,444 Nhỏ 0,167 0,479 Lợi nhuận/ doanh thu Lớn 0,150 0,248 Vừa 0,096 0,283 Nhỏ 0,141 0,313 Nguồn: Kết quả tính toán từ các bảng trên Nhìn vào bảng ta có thể kết luận: Các tỉ số tài chính liên quan đến hiệu quả nuôi gà công nghiệp trước cúm đều thấp hơn sau cúm, bên cạnh đó tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế năm 2003 là 3% so với tốc độ lạm phát hiện nay khoảng 6,5 đến 7% chúng ta có thể kết luận chắc chắn một điều: tại thời điểm hiện nay nuôi gà công nghiệp của nông hộ có hiệu quả hơn so với thời điểm trước cúm. Đó là do hiện nay số hộ nuôi đã giảm so với trước đây từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát, điều đó làm số lượng gà trên cả nước giảm xuống tạo nên sự thiếu hụt giữa cung và cầu dẫn đến việc tăng giá trứng, tăng giá gà loại mặc dù chi phí có tăng nhưng tỉ lệ tăng giá sản phẩm gà cao hơn tỉ lệ tăng chi phí nuôi gà. Trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra nếu xét các tỉ số tài chính đặc biệt lợi nhuận so với chi phí và doanh thu so với lợi nhuận thì hộ nuôi qui mô lớn có hiệu quả nhất và kế đến là hộ nuôi qui mô nhỏ và cuối cùng là hộ nuôi qui mô vừa. Hiện nay khi đầu tư một đồng vào việc nuôi gà công nghiệp lấy trứng thì phần doanh thu so với 1 đồng chi phí ở hộ nuôi qui mô lớn là cao nhất, qui mô nhỏ là thấp nhất. Còn lợi nhuận trên chi phí và lợi nhuận trên doanh thu thì ngược lại, hộ nuôi qui mô lớn sẽ có lợi nhuận trên chi phí và lợi nhuận trên doanh thu thấp nhất, con ở hộ nuôi qui mô nhỏ lại cao nhất. Từ đó có thể kết luận hiện nay hộ nuôi qui mô nhỏ có hiệu quả nhất vì lợi nhuận trên chi phí và lợi nhuận trên doanh thu của hộ nuôi qui mô nhỏ cao nhất sau đó đến hộ nuôi qui mô vừa và qui mô lớn, tuy xét về doanh thu trên chi phí của ba loại qui mô lại ngược lại với hai tỉ số kia nhưng khi chúng ta sản xuất bất kì một sản phẩm gì điều chúng quan tâm đó là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vì thế kết quả tính toán cho thấy hộ nuôi qui mô nhỏ sử dụng vốn hiệu quả nhất. Sở dĩ như thế vì trong chăn nuôi gà công nghiệp tỉ lệ hao hụt chiếm vị trí quan trọng bậc nhất nếu chúng ta nuôi càng nhiều tức là chúng ta càng khó kiểm soát đàn gà mặc dù chúng ta thấy lao động của mình đủ để chăm sóc đàn gà nhưng cùng một người chăn nuôi trong khi có người chỉ chăm sóc 500 con gà trong khi có người lại chăm sóc khoảng 3.000 con gà thì thời gian và mức độ quan tâm đến đàn gà nuôi sẽ khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau giữa hiệu quả chăn nuôi của ba loại qui mô chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại hai thời điểm trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra và hiện nay đó là do cơ sở để chia ba loại qui mô chăn nuôi của hai thời điểm khác nhau. Mặt khác đó là do loại con giống nuôi giữa hai thời điểm khác nhau, trước khi dịch cúm xảy ra hầu như hộ bắt đầu nuôi những con giống 1 ngày tuổi còn hiện nay hộ nuôi qui mô nhỏ và vừa thường bắt đầu nuôi từ con giống hậu bị trong khi việc nuôi dưỡng từ con giống 1 ngày tuổi đến khi gà có khả năng sinh sản là cả một giai đoạn khó khăn do nó đòi hỏi được chăm sóc trong những điều kiện kỹ thuật đặc biệt. 3.13 Đàn gà công nghiệp lấy trứng của huyện Châu Thành và tình hình dịch cúm gia cầm Trong 50 hộ phỏng vấn có 47 hộ đã bị thiệt hại nặng nề trong đợt dịch cúm gia cầm đầu tiên trong cả nước cuối 2003 đầu 2004, do có 2 hộ mới nuôi sau cúm và 1 hộ không bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm do hộ thuộc địa bàn Tân Hội Đông khi hộ vừa bán gà loại xong thì dịch cúm bắt đầu xuất hiện tại Long An. Như vậy có thể thấy rằng khi dịch cúm xảy ra vẫn có trường hợp hộ nuôi không bị ảnh hưởng bởi dịch cúm. Sau khi đàn gà ở Long An bị chết hàng loạt thì đàn gà ở xã Tân Hội Đông của huyện Châu Thành cũng xuất hiện tình trạng này do đây là xã tiếp giáp với tỉnh Long An và cũng là nơi có nhiều hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại đây. Sau đó tình trạng này đã nhanh chóng lan đến các xã trong huyện, qua các kết quả xét nghiệm thì đây chính là cúm gia cầm do virus cúm gây ra. Cúm đã nhanh chóng lây lan đến các đàn gà ở các xã trong huyện, trước tình hình đó chính quyền địa phương đã thực hiện chủ trương của chính phủ nhanh chóng tiêu hủy những đàn gia cầm trong vùng có dịch để hạn chế phát tán dịch bệnh trên diện rộng. Tại các xã Thạnh Phú, Phước Thạnh, Bình Đức, Phú Phong… và nhiều xã khác trong các huyện của tỉnh Tiền Giang đã thực hiện chủ trương tiêu hủy những đàn gia cầm có xuất hiện tình trạng gà chết hàng loạt. Còn những vùng không có dịch, hộ chăn nuôi có gia cầm khỏe muốn giữ đàn (do sản phẩm không bán được, không nợ thức ăn gia súc) có sự xác nhận của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc – gia cầm địa phương, của Trạm thú y nếu muốn vay giữ đàn gia cầm thì mức cho mượn vốn bằng mức hỗ trợ tiêu hủy nên kỳ hạn trả nợ là 6 tháng. Trường hợp trong quá trình giữ đàn, đang gia cầm bị nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy theo quyết định số 77/QĐ – UB của UBND tỉnh và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Như vậy, khi dịch cúm xảy ra có khoảng 92% hộ nuôi giữ được đàn gà khi không nằm trong vùng đang có dịch. Nhưng dịch cúm đã làm thiệt hại nặng cho hộ nuôi của huyện Châu Thành vì theo số tháng tuổi gà chết 5 đến 13 tháng có hộ chưa thu được trứng đã bị ảnh hưởng của dịch cúm. Toàn bộ chi phí hộ nuôi đầu tư đã bị mất trắng. Con những hộ giữ được đàn cũng bị ảnh hưởng không kém khi trong 1 tháng hộ phải tự bỏ vốn ra mua thức ăn cho gà vì không được bao tiêu như trước, chỉ riêng chi phí thức ăn mỗi ngày 1 con gà đã tốn khoảng 510,4 đồng thức ăn trong khi trứng không tiêu thụ đựợc. 3.14 Khó khăn và thuận lợi của hộ nuôi trong nuôi gà công nghiệp Trước khi dịch cúm xảy ra gần như 100% hộ nuôi không gặp khó khăn gì trong chăn nuôi cũng như trong tiêu thụ sản phẩm gà công nghiệp. Đây là một thuận lợi khiến các hộ nuôi gia nhập ngành cũng như không ngừng mở rộng qui mô chăn nuôi của đàn gà hiện tại. Việc tiêu thụ trứng cũng như các sản phẩm gia cầm rất thuận lợi Hiện nay khi dịch bệnh ngày càng phát triển mạnh mẽ đã và đang đe dọa đến hộ nuôi gà. Đó là một vấn đề nan giải mà nhiều hộ nuôi hiện nay đang lo ngại. Bên cạnh đó vấn đề thức ăn cũng là một vấn đề trong chăn nuôi hiện nay. Có 16% hộ nuôi đánh giá chất lượng thức ăn không đảm bảo là một trong những nguyên nhân gây ra một số bệnh trên đàn gà, bên cạnh đó có 72% hộ nuôi gặp khó khăn về giá cả thức ăn trong chăn nuôi. Nhưng vấn đề chất lượng thức ăn không phải là một vấn đề lớn nếu phản ánh đến công ty sẽ được giải quyết bằng cách công ty sẽ nâng cao chất lượng thức ăn. Với giá thức ăn như hiện nay để bù đắp tất cả chi phí giá trứng phải ở mức khoảng 800 đồng/ trứng hộ chăn nuôi mới thu được vốn trong chăn nuôi vì hiện nay chỉ tính riêng chi phí thức ăn mỗi ngày của 1 con gà cho trứng là 572 đồng. Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRONG CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆPLẤY TRỨNG VÀ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI GÀ 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi gà công nghiệp của hộ hiện đang nuôi Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng hiện nay ta tiến hành phân tích hàm hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi. Kết quả hàm hồi qui của việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi sẽ cho chúng ta phương trình hồi qui tuyến tính nhiều chiều. Bảng 34: Kết quả tương quan giữa lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng MÔ HÌNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN BỘI (r) HỆ SỐ XÁC ĐỊNH (R2) R2 ĐIỀU CHỈNH SIGNIFICANCE F 1 0,913 0,833 0,693 0,002 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG HỆ SỐ HỒI QUI (Coefficients) P - VALUE Hệ số - 618.961 0,015 Số năm kinh nghiệm 8.265,412 0,024 Số ngày nuôi 307,526 0,196 Số lượng nuôi 1,768 0,461 Tỉ lệ hao hụt - 10.418,6 0,001 Chi phí chuồng trại - 3,962 0,373 Chi phí lao động bình quân mỗi con 2,006 0,201 Chi phí gà giống 0,681 0,292 Chi phí thức ăn 0,233 0,700 Chi phí thuốc thú y 2,397 0,390 Giá bán trứng gà 448,736 0,005 Giá sản phẩm phụ - 0,331 0,917 Hệ số xác định R2 = 0,833 có nghĩa là 83,3% sự thay đổi trong lợi nhuận ở các hộ chăn nuôi do ảnh hưởng bởi số năm kinh nghiệm, số lượng nuôi, chi phí cố định, chi phí con giống, chi phí thức ăn, thuốc thú y, chi phí lao động thuê… trong chăn nuôi. Hệ số tương quan bội r = 0,913 nói lên sự liên hệ giữa lợi nhuận trong chăn nuôi và kinh nghiệm chăn nuôi, thời gian nuôi, số lượng nuôi, chi phí cố định, chi phí lao động, chi phí con giống, chi phí thuốc thú y, giá trứng… Với giá trị Sig.F nhận được bằng 0,002 thì mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bình quân mỗi con của các hộ nuôi có ý nghĩa về mặt thống kê (mức ý nghĩa α của kiểm định 5%). Phương trình hồi qui tuyến tính về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ Y = - 618.961 + 8.265,412 X1 – 10.418,6 X4 + 448,736 X10 Ta có thể giải thích phương trình trên như sau: Nếu cố định các biến khác trong khi X1: số năm kinh nghiệm tăng 1 năm thì lợi nhuận trên mỗi con sẽ tăng thêm 8.265,412 đồng mỗi con trong một lứa nuôi. Sự tác động của yếu tố này đến lợi nhuận trên mỗi con đáng tin cậy vì khi có kinh nghiệm người nuôi sẽ biết cách chăm sóc nhằm hạn chế tỉ lệ gà hao hụt, tận dụng diện tích chuồng nuôi cũng như lượng thức ăn dư thừa trong chăn nuôi. Nếu cố định các biến khác trong khi X4: tỉ lệ hao hụt tăng 1% thì lợi nhuận trên mỗi con sẽ giảm 10.418,6 đồng mỗi con trong mỗi lứa nuôi. Sự tác động của yếu tố này đến lợi nhuận trên mỗi con rất lớn vì khi nuôi gà công nghiệp lấy trứng khi tỉ lệ hao hụt càng lớn có nghĩa là người nuôi sẽ mất cả ba khoản thu từ nuôi gà gồm thu từ trứng gà, từ sản phẩm phụ trong nuôi gà (phân gà) và từ gà loại. Nếu cố định các biến khác trong khi giá trứng gà X10: tăng thêm 1 đồng sẽ làm lợi nhuận tăng thêm 448,736 con mỗi con trong mỗi lứa nuôi. Sự tác động của yếu tố này đến lợi nhuận của mỗi con là đáng tin cậy vì trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng thì doanh thu chủ yếu từ trứng gà mà giá trứng là một yếu tố quyết định. Ngoài các yếu tố nói trên, các nhân tố tác động làm giảm lợi nhuận mỗi con của trại là 618.961 đồng là chi phí chuồng nuôi,chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y… 4.2 Phân tích cơ cấu thu nhập hiện nay của hộ chăn nuôi gà ² Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông hộ hiện không tái đàn. Sau dịch cúm gia cầm có 52% nông hộ huyện Châu Thành không tái đàn. Trong đó có 68% hộ không tái đàn vì lí do thiếu vốn để tiếp tục chăn nuôi, vấn đề dịch cúm cũng là một nỗi ám ảnh khiến 36% hộ không tái đàn vì lí do này. Mặc dù hiện nay dịch cúm gia cầm đã có vacxin phòng ngừa nhưng đa phần hộ nuôi vẫn chưa tin tưởng do tâm lí hoang mang lo sợ khi họ đã gánh chịu hậu quả nặng nề của dịch cúm năm 2003, nhất là tại các xã Tân Hội Đông, Tân Hương hầu như rất ít hộ tái đàn, cụ thể tại Tân Hội Đông hiện nay chỉ có duy nhất 1 hộ tái đàn, còn tại Tân Hương 100% hộ không tái đàn, bên cạnh đó 12% hộ đã đầu tư làm việc khác trong đó chủ yếu các hộ chuyển sang nuôi heo là chủ yếu, bên cạnh đó một số hộ chuyển sang nuôi bò, gà thịt, vịt chạy đồng, cũng có hộ có vốn chuyển sang mua lúa, trong đó đại bộ phận các hộ khác tiếp tục sản xuất lúa làm nghề chính là sản xuất lúa vì hộ không có vốn để tiếp tục đầu tư làm việc khác, tuy nhiên vẫn có hộ không có tư liệu và vốn sản xuất do mất trắng trong đợt dịch cúm gia cầm. Để phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ta phân tích tình hình thu nhập ở các hộ nuôi hiện nay. Bảng 35: Thu nhập hiện nay của hộ không tái đàn ĐVT: 1000 đồng QUI MÔ NUÔI TRƯỚC CÚM LN TỪ HĐSX CÁC KHOẢN THU KHÁC TỔNG THU NHẬP NÔNG HỘ SỐ LĐ TRONG GIA ĐÌNH THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI ( 5/2007) Nhỏ 0 12.000 12.000 2 6.000 16.500 0 16.500 2 8.250 69.900 48.000 117.900 4 29.475 27.600 0 27.600 3 9.200 7.620 42.000 49.620 4 12.405 12.600 0 12.600 2 6.300 6.000 0 6.000 2 3.000 15.250 0 12.250 2 6.125 Vừa 80.000 0 80.000 3 2.667 19.200 0 19.200 1 19.200 21.250 0 21.250 5 4.250 10.800 30.000 40.800 3 13.600 40.600 0 40.600 2 20.300 6.000 0 6.000 4 1.500 22.000 0 22.000 2 11.000 5.710 0 5.710 4 14.275 55.000 0 55.000 2 27.500 Lớn 9.200 0 9.200 2 4.600 0 60.000 60.000 2 30.000 12.000 0 12.000 2 6.000 95.000 0 95.000 3 31.667 66.000 0 66.000 2 33.000 0 118.000 118.000 5 23.600 0 2.400 2.400 2 1.200 78.000 0 78.000 2 39.000 Nguồn: điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành. Ghi chú: LN: lợi nhuận, HĐSX: hoạt động sản xuất Các khoản thu khác gồm tiền lương, tiền công… Nếu tính theo thu nhập hàng năm ở Việt Nam hiện nay thu nhập bình quân đầu người là 640USD/ người/ năm, tức là khoảng 9.920.000 đồng theo tiền Việt Nam (1USD = 15.500) thì có đến 48% hộ bị ảnh hưởng dịch cúm có thu nhập dưới mức thu nhập bình quân của cả nước. ² Cơ cấu thu nhập của hộ nuôi gà công nghiệp hiện nay. Tại các hộ nuôi gà công nghiệp hiện nay có hộ thuộc dạng chuyên nuôi gà, thu nhập của hộ không chỉ có một nguồn duy nhất từ sản phẩm gia cầm. Bên cạnh đó đa số các hộ đều có nguồn thu từ các hoạt động khác như trồng trọt các loại cây ăn quả, trồng lúa, nuôi heo, nuôi gà thịt, nuôi dê, các khoản lương, các nghề khác… Để xác định % thu nhập từ nuôi gà của hộ nuôi so với tổng thu nhập của nông hộ ta không thể lấy trực tiếp tổng thu nhập từ nuôi gà so với thu nhập của nông hộ trong năm. Do đặc trưng của hoạt động nuôi gà công nghiệp lấy trứng mỗi lứa gà thường kéo dài hơn 1 năm nên trước nhất cần xác định thu nhập hàng tháng của việc nuôi gà sau đó lấy thu nhập hàng tháng. Dựa vào bảng trên ta thấy đa phần hộ nuôi gà có tỉ lệ thu nhập từ nuôi gà rất lớn trong cơ cấu thu nhập, trở thành một trong những nghề chủ yếu của nông hộ. Bên cạnh đó lợi nhuận từ nuôi gà chiếm cao hơn những hoạt động khác hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển nghề này trong tương lai. Bảng 36: Thu nhập của nông hộ và lợi nhuận từ nuôi gà của hộ hiện đang nuôi STT HỘ NUÔI QUI MÔ NUÔI THU NHẬP TỪ NUÔI GÀ (1000đ) TỔNG THU NHẬP (1000đ) % TN NUÔI GÀ (%) LNHT TỪ NUÔI GÀ (1000đ) LNHT TỪ HĐSX KHÁC (1000đ) 1 Nhỏ 15.486,69 20.486,69 75,59 4.928,85 - 2 47.286,00 64.786,00 72,99 15.919,00 5.416,67 3 34.762,44 35.345,98 98,35 13.265,36 233,33 4 33.150,71 33.567,38 98,76 11.142,00 333,33 5 32.610,29 43.976,95 74,15 10.802,07 3.383,33 6 34.183,02 38.016,35 89,92 11.944,45 1.166,67 7 28.670,67 30.504,00 93,99 5.696,67 750,00 8 21.972,29 22.888,96 96,00 6.847,17 708,33 9 28.180,16 2.8513,49 98,83 13.379,21 166,67 10 50.743,20 51.284,87 98,94 19.392,07 333,33 11 Vừa 83.853,72 87.270,39 96,08 43.744,72 291,67 12 62.727,20 63.277,20 99,21 20.388,80 375,00 13 169.928,57 204.428,57 83,12 34.727,14 8.166,67 14 164.514,58 169.514,58 97,05 66.944,31 - 15 58.941,44 59.941,44 98,33 19.750,33 583,33 16 200.20,22 200.920,22 100,00 52.788,28 - 17 194.492,47 195.075,80 99,70 75.456,36 416,67 18 64.332,6 65.332,36 98,47 18.016,58 750,00 19 105.808,50 109.808,50 96,36 31.814,37 - 20 107.523,03 110.023,03 97,73 33.070,73 - 21 70.600,00 70.600,00 100,00 7.713,33 - 22 164.866,67 174.866,67 94,28 42.196,33 3.000,00 23 102.010,00 133.368,33 76,49 30.063,33 14.637,50 24 Lớn 264.303,33 297.636,67 88,80 63.570,00 10.000,00 25 757.573,83 1.038.425,00 72,95 261.153,58 86.684,50 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành. Ghi chú: các dấu (-): hộ có 100% thu nhập từ nuôi gà nên không so sánh với hoạt động sản xuất khác TN: thu nhập,HĐSX: hoạt động sản xuất,LNHT: lợi nhuận hàng tháng Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP LẤY TRỨNG CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH TIỀN GIANG 5.1 Một số chủ trương của tỉnh Tiền Giang về quản lý chăn nuôi gia cầm Nhằm đưa ngành chăn nuôi theo định hướng chung của tỉnh và dưới sự quản lý của nhà nước ngày 8 tháng 4 năm 2004 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số: 19/2004/QĐ-UB về việc ban hành điều kiện chăn nuôi gia súc gia cầm và kinh doanh động vật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các hộ phải đáp ứng yêu cầu về vị trí, vệ sinh… thì có thể chăn nuôi. Bên cạnh đó, nhằm tiêu diệt mầm bệnh còn tiềm ẩn trong môi trường tỉnh đã chủ trương cấp phát thuốc sát trùng miễn phí cho tất cả hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh để hộ chăn nuôi tự phun xịt. Hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình sẽ do lực lượng xung kích tổ chức phun xịt, lượng thuốc sát trùng phục vụ cho chống dịch và phun xịt cho các hộ chăn nuôi trên toàn tỉnh cho 6 đợt là 2.000 lít. Để hỗ trợ hộ chăn nuôi tiêu thụ trứng gia cầm trong thời gian xảy ra dịch UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đợt tổng kiểm kê các cơ sở ấp trứng. Tỉnh đã chủ trương tạm dừng việc thu phí kiểm dịch theo công ăn số: 361/UB ngày 21 tháng 1 năm 2005 của UBND tỉnh về việc ngưng thu phí kiểm dịch trứng gia cầm cho đến khi dịch cúm ổn định trở lại. Công tác phòng chống dịch đã được kết hợp chặt chẽ đến cơ sở ban ngành trong tỉnh. Công tác kiểm dịch gia cầm cùng với sản phẩm gia cầm đã được thực hiện nghiêm túc ở Tiền Giang với phí kiểm dịch là 2 đồng mỗi trứng và 50 đồng mcon gia cầm khi vận chuyển từ nơi này đến nơi khác trong và ngoài tỉnh. 5.2 Ma trận SWOT trình bày điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đối với nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang Ngày nay, trứng gà là một loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Vì thế để nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm cho xã hội, bài nghiên cứu sẽ sử dụng ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, đe dọa đang đặt ra cho người chăn nuôi và nhà quản lý để nghề chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Bảng 37: Ma trận SWOT Điểm mạnh (S). + Có kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi. + Có nhiều nguồn lực để tiến hành chăn nuôi: đất đai, lao động… Điểm yếu (W). + Đa phần hộ chăn nuôi thiếu vốn để đầu tư chăn nuôi. + Chưa có khả năng để ứng phó với những biến động bất ngờ trong chăn nuôi. Cơ hội (O). + Trứng là loại thực phẩm được ưa chuộng và có nhu cầu sử dụng cao. + Điều kiện tự nhiên trong vùng phù hợp cho nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Kết hợp SO: + Mở rộng quy mô chăn nuôi phù hợp với nguồn lực nông hộ. + Tìm đầu ra tốt nhất cho sản phẩm chăn nuôi. Kết hợp WO: + Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nuôi gà vay đủ số vốn và thời hạn phù hợp với chu kỳ chăn nuôi. + Thường xuyên tìm hiểu về những kỹ thuật mới đồng thời thay đổi tập quán chăn nuôi phù hợp với điều kiện hiện tại. Đe dọa (T). + Nhiều loại dịch bệnh mới và nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều. + Do tính hiệu quả trong chăn nuôi cao nên ngày càng nhiều hộ nuôi tiến hành chăn nuôi. Kết hợp ST: + Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. + Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho đàn gà theo quy định của cơ quan thú y. Kết hợp WT: + Thực hiện đầy đủ và đúng công tác tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi. + Thực hiện tốt công tác chăm sóc để đàn gà cho trứng có năng suất và chất lượng cao. 5.3 Một số giải pháp nhằm phát triển đàn gà mang lại hiệu quả chăn nuôi cho người nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành Sau đây là một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển đàn gà, nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. 5.3.1 Một số yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến chi phí trong chăn nuôi Hiện nay hầu hết hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng đều gặp chung một khó khăn là giá cả thức ăn ngày càng tăng. Điều này làm chi phí chăn nuôi mỗi con sẽ tăng và kết quả cuối cùng là lợi nhuận bình quân trên mỗi con sẽ giảm. Vì thế hộ nuôi nên tiến hành pha trộn thức ăn theo tỉ lệ dinh dưỡng phù hợp để vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho gà nuôi đồng thời giảm chi phí thức ăn. Vì trong nuôi gà công nghiệp chi phí thức ăn là chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tất cả các loại chi phí chăn nuôi. Về con giống hiện nay công ty C.P.Việt Nam có hai loại con giống đó là giống gà con 1 ngày tuổi và gà hậu bị 17 tuần tuổi. Hộ nuôi có thể mua con giống 1 ngày tuổi để nuôi nhằm tiết kiệm chi phí chăn nuôi hoặc mua con giống hậu bị. Tuy nhiên để nuôi từ gà con đến gà hậu bị đòi hỏi hộ nuôi phải nuôi trong loại chuồng dành riêng cho loại gà này đồng thời có những dụng cụ chuyên dùng như chụp sưởi ấm gà con, máng ăn, núm uống… bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn những rủi ro như tỉ lệ hao hụt cao nếu hộ không biết cách chăm sóc. Do đó cách thức tốt nhất là hộ nuôi với qui mô nhỏ và vừa nên nuôi từ gà hậu bị, còn việc nuôi từ gà 1 ngày tuổi chỉ thích hợp với hộ nuôi qui mô lớn. 5.3.2 Về kỹ thuật chăn nuôi Chăn nuôi gà công nghiệp đòi hỏi phải được chăm sóc theo đúng qui trình kỹ thuật về như về chuồng trại, cách thức chăm sóc, liều lượng thức ăn, tiêm phòng dịch bệnh… Vì thế đối với hộ nuôi ngoài kinh nghiệm hiện có hộ nên thường xuyên tham gia các buổi tập huấn, hội thảo hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi. Đây là cơ hội để hộ nuôi tiếp thu được nhiều kiến thức mới, những kỹ thuật chăn nuôi hiện đại… để có thể ápdụng cho đàn gà nuôi đạt hiệu quả cao đồng thời có khả năng ứng phó nhiều loại dịch bệnh. Ngoài ra hộ nuôi nên thực hiện đúng qui trình tiêm chủng, phòng bệnh cho gà đúng qui định nhằm hạn chế một số bệnh thường gặp trên đàn gà nuôi như Newcastle, Gumboro, marek, bệnh đậu gà, viêm thanh khí quản… Đặc biệt định kỳ 6 tháng hộ nuôi nên tiêm vacxin ngừa cúmgia cầm cho đàn gà nuôi. 5.3.3 Về tín dụng trong chăn nuôi Sau đợt dịch cúm gia cầm vấn đề vốn trở thành vấn đề nan giải đối với hộ nuôi muốn phát triển đàn gia cầm và cả hộ hiện đang nuôi và hộ hiện chưa tái đàn có nhu cầu tái đàn lại. Trong khi đó vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp lãi suất sẽ thấp hơn khi vay các nguồn bên ngoài. Hiện nay thủ tục vay ngân hàng tương đối đơn giản, bằng việc thế chấp tài sản hộ nuôi có thể vay được khoản tiền theo qui định của ngân hàng về giá trị tài sản thế chấp và số tiền có thể vay. Vì vậy hộ nuôi nên sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn vay, đồng thời hộ nuôi nên tận dụng lợi nhuận trong hoạt động nuôi gà để có thể hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Như thế hộ sẽ tạo được uy tín và lòng tin đối với ngân hàng để có thể vay mượn cho những lần tiếp theo. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 6.1.1 Kết luận về thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp trong huyện Hoạt động nuôi gà công nghiệp ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang vào những năm trước dịch cúm 2003 diễn ra rất sôi nổi. Trong đó chiếm đa số vẫn là hộ nuôi quy mô vừa. Sau các đợt dịch cúm đàn gà của huyện bị thiệt hại nặng nề. Từ đó hoạt động nuôi gà công nghiệp bắt đầu lắng xuống. Đa phần hộ chăn nuôi đã chuyển sang làm những nghề khác từ những nguồn lực vốn có ban đầu của gia đình như làm ruộng, chăn nuôi heo thịt... Từ năm 2006 đến nay, sau khi tình hình cúm gia cầm đã không con bùng phát ở Tiền Giang cũng như ở huyện Châu Thành bà con bắt đầu nuôi gà trở lại. Tuy nhiên quy mô so với trước đây đã giảm đi rất nhiều. Do đa phần hộ nuôi đều thiếu vốn cũng như vẫn còn tâm lý lo sợ dịch cúm sẽ tái phát. 6.1.2 Kết luận về hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp Qua kết quả phân tích ta có thể thấy hiện nay hộ nuôi quy mô nhỏ sẽ có lợi nhuận trên chi phí cao nhất trong ba loại quy mô nuôi. Hộ nuôi quy mô lớn sẽ có lợi nhuận trên chi phí nhỏ nhất. Như vậy có thể nói rằng khi nuôi càng ít thì phần lợi nhuận trên 1 con gà sẽ cao nhất và phần lợi nhuận này sẽ giảm dần khi tăng qui mô nuôi. Sau 3 đợt dịch cúm xảy ra tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang số lượng gà công nghiệp của huyện đang giảm rõ rệt, giảm về cả số hộ nuôi và qui mô chăn nuôi trong mỗi hộ. Hiện nay giá trứng trên thị trường rất cao, đa số hộ nuôi đều có lãi cao hơn so với trước đây. Do vấn đề cung rất ít nhưng nhu cầu sử dụng trứng rất cao do đó là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trứng gà không chỉ đáp ứng nhu cầu cho các bữa ăn hàng ngày mà nó cũng là một nguyên liệu để chế biến nhiều loại bánh nên vấn đề cầu vượt quá cung đã đẩy giá trứng tăng vọt so với trước đây. Trước khi có dịch cúm hộ chăn nuôi chỉ bán trứng khoảng 550 đến 800 đồng mỗi trứng trong khi hiện nay giá trứng bán ở hộ chăn nuôi từ 1.000 đến 1.400 đồng mỗi trứng. Qua đó có thể thấy đây là một lợi thế cho người chăn nuôi sau cúm mặc dù hiện nay chi phí đầu tư cũng cao hơn trước đây do sự tăng giá của các loại công cụ thiết bị trong chăn nuôi, cũng như giá thức ăn và thuốc thú y hiện nay cũng tăng khá cao. So với thời điểm trước cúm giá các loại thức ăn và thuốc thú y hiện nay tăng giá khoảng trên 10%. 6.1.3 Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi Trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài: như thời gian nuôi, công chăm sóc, tỉ lệ hao hụt, dịch bệnh, giá trứng, thức ăn, thuốc thú y, tình hình cung - cầu trên thị trường, vấn đề dịch bệnh... Do đó đòi hỏi người chăn nuôi phải nhạy bén để ứng phó với tình hình bất lợi đồng thời phát huy những điểm mạnh để mang lại hiệu quả cao nhất cho hộ nuôi. 6.1.4 Kết luận chung về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả sản xuất của nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng Đa số đàn gà huyện Châu Thành bị ảnh hưởng và thiệt hại trong đợt dịch cúm đầu tiên vào cuối 2003 đầu 2004. Đa phần gà của các hộ chăn nuôi gà công nghiệp của huyện đều bị chết hoặc tiêu hủy bắt buộc theo quy định.. Đa số của nông hộ ở xã Tân Hội Đông và Tân Hương số lượng gà chết khoảng ½ số lượng nuôi. Số còn lại hộ tự hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Còn ở các xã khác gà bắt buộc phải tiêu hủy theo quy định để không chế tình trạng cúm lây lan trong toàn vùng mặc dù đàn gà chưa có dấu hiệu chết hàng loạt như những nơi khác. Trong số các hộ có báo cho cơ quan thú y vẫn có hộ không nhận được hỗ trợ khi dịch cúm xảy ra là do hộ có bán chạy gia cầm khi dịch cúm xảy ra, làm phát tán nguồn bệnh sai với qui định của Tỉnh Tiền Giang. Đối với hộ có gà không chết nhưng đăng kí hủy được nhận hỗ trợ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 14/01/2004 về chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi xử lý gia cầm bị dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với mức hỗ trợ là 7.000 đồng mỗi con đối với gà đang cho trứng. Toàn bộ đàn gà trong bài nghiên cứu đều đang trong giai đoạn cho trứng khi bị ảnh hưởng cúm. Mức thiệt hại do cúm gây ra rất lớn đa số đàn gà chỉ mới đẻ được khoảng 5 đến 10 tháng. Như vậy phần thu nhập chính trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng của người nông dân bị mất. Bên cạnh đó các thu nhập phụ trong chăn nuôi như chất thải, gà loại đều không còn. 6.2. Kiến nghị 6.2.1 Kiến nghị đối với người chăn nuôi Để đạt hiệu quả trong chăn nuôi gà công nghiệp cũng như mang lại lợi nhuận trong chăn nuôi, nguời nuôi gà nên thay đổi tập quán chăn nuôi hiện tại. Thường xuyên tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi để có thể áp dụng trên đàn gà nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Hộ chăn nuôi nên tiến hành đăng ký chăn nuôi với cơ quan quản lý về chăn nuôi để đàn gà nuôi được quản lý cũng như tiêm phòng văc xin cúm theo quy định hiện hành, nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng cúm bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như ảnh hưởng chung đến kinh tế xã hội huyện. Bên cạnh đó nếu dịch cúm bùng phát, hộ chăn nuôi cũng nhận được hỗ trợ theo Quy định ban hành kèm theo quyết định số 27/QĐ-UBND của Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Khi bắt đầu chăn nuôi hộ nuôi nên nuôi với số lượng thuộc qui mô nhỏ để tích lũy kinh nghiệm đồng thời hạn chế rủi ro trong chăn nuôi. Khi đã có kinh nghiệm chăn nuôi hộ nên tăng số lượng gà nuôi lên qui mô vừa hoặc lớn với số lượng phù hợp đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn lực của nông hộ đồng thời hạn chế thiệt hại khi gặp tình huống bất lợi. Hộ chăn nuôi nếu có năng lực tài chính nên thực hiện mô hình chuồng kín (chuồng lạnh). Hiện đang được nhiều hộ chăn nuôi gia cầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Với chuồng kín sẽ hạn chế được sự lây nhiễm bệnh từ bên ngoài, thời gian đẻ của gà kéo dài, trứng gà đẹp… nhờ thế hiệu quả chăn nuôi cũng tăng lên. 6.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát đàn gia cầm nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh gây thiệt hại cho đàn gà nuôi của hộ chăn nuôi trong huyện. Thường xuyên mở những lớp tập huấn về kỹ thuật, kiến thức chăn nuôi mới cũng như công tác phòng chống dịch bệnh cho hộ nuôi nhằm đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi cũng như sức khỏe cả cộng đồng. Tăng cường công tác kiểm dịch đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm nhằm đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm gia cầm không nhiễm bệnh vì đa phần hộ nuôi khi dịch cúm xảy ra trước đây họ vẫn bán được trứng bình thường khi gà bị cúm. Chính quyền địa phương nên hỗ trợ cho những hộ nuôi có gia cầm bị chết và hủy bằng nguồn kinh phí từ địa phương để họ giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là hộ chuyên nuôi gà trước cúm khi gà bị dịch bệnh họ trở nên trắng tay, cuộc sống rất khó khăn. 6.2.3 Kiến nghị đối với nhà nước Tiếp tục thực hiện việc tiêm văc xin miễn phí cho hộ nuôi để hộ tự nguyện tiêm chống cúm gia cầm cho đàn gà của mình. Nghiên cứu lai tạo nhằm tạo ra con giống chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt đồng thời mang lại năng suất chăn nuôi cao. Phối hợp với các cơ quan ban ngành cũng như chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ đàn gia cầm nuôi. Tạo điều kiện để người chăn nuôi đã chuyển sang hình thức chăn nuôi khác có thể sản xuất và tiêu thụ tốt sản phẩm sản xuất được. 6.2.4 Kiến nghị đối với ngân hàng Ngân hàng nên tiếp tục khoanh nợ cho hộ chăn nuôi vì đa phần hộ chăn nuôi bị cúm thiệt hại đều không có tiền để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra để hộ chăn nuôi có thể tiếp tục sản xuất ngân hàng nên thực hiện chính sách ưu đãi cho người nông dân vay vốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Văn Dược, Đào Tất Thắng, Đoàn Ngọc Quế, Lê Thị Minh Tuyết, Phạm Thị Phụng, Nguyễn Khắc Hùng, Nguyễn Anh Hoa, Huỳnh Đức Lộng, Nguyễn Bảo Linh, Lê Đình Trực, Huỳnh Lợi, Bùi Văn Trường, Võ Thị Thu Vân (2004). Kế toán quản trị, NXB Thống kê. Phan Văn Kiệt (2005), “Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gia cầm”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn (số 6), 12-13. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Trần Thụy Ái Đông (2004), Giáo trình kinh tế sản xuất, Trường đại học Cần Thơ. Trần Võ Hùng Sơn, Lê Ngọc Uyển, Trần Nguyễn Minh Ái, Phạm Khánh Nam, Phùng Thanh Bình, Trương Đăng Thụy (2003), Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí, NXB Đại học quốc gia TP.HCM Vũ Đình Thắng (2006). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Võ Bá Thọ (1996), Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp, NXB Nông nghiệp TP.HCM. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2002), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê. Vũ Quang Việt (2004), “Lạm phát ở Việt Nam”, Thời báo kinh tế Sài Gòn (số 33), 42 - 43.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.doc
Luận văn liên quan