Đề tài Hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế

Tổng hợp lại một số lí thuyết về hoạt động huy động vốn, huy động tiền gửi tiết kiệm và hiệu quả huy động TGTK. - Phân tích tình hình huy động TGTK của ACB Huế từ năm 2010-2012, qua đó thấy được quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của TGTK. - Thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng, tác giả đã thực hiện đánh giá hiệu quả huy động TGTK của chi nhánh từ năm 2010-2012, qua đó nhận thấy những kết quả đạt được và còn hạn chế của chi nhánh - Ở chỉ tiêu định tính – đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ của ngân hàng, tác giả đã tổng hợp được chính xác kết quả điều tra của ngân hàng và sử dụng nó vào mục đích nghiên cứu của mình. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động TGTK tại ngân hàng TMCP Á Châu- CN Huế. 2. Hạn chế - Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích số liệu thứ cấp nên tính chính xác của việc phân tích còn phụ thuộc vào chất lượng số liệu do ACB – CN Huế cung cấp. - Đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động TGTK ngoài những chỉ tiêu trên, còn phải đánh giá công tác quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động này, tuy nhiên do thời gian không cho phép và nguồn số liệu hiếm hoi nên bản thân tác giả chưa có điều kiện để đi sâu nghiên cứu. - Một số nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu tác giả nêu chưa đầy đủ do không có điều kiện tiếp xúc với những người có kinh nghiệm trong ngân hàng để trao đổi. Đại học Kinh

pdf76 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3049 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7.580.356 11.150.521 104.596.065 Chi phí huy động TGTK trên TGTK của chi nhánh 3,38% 3,21% 5,00% Chi phí huy động TGTK trên TGTK của hội sở 3,02% 3,61% 10,66% (Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB và MB Huế) Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 39 Dựa vào bảng trên nhận thấy năm 2010 chi nhánh thực hiện huy động TGTK kém hiệu quả. Một trăm đồng vốn TGTK cho cả hội sở chỉ mất 3,02đ, trong khi tại chi nhánh mất 3,38đ, cao hơn hội sở gần 12%. Năm 2011 và 2012, chi nhánh đã thực hiện huy động TGTK hiệu quả hơn khi chi phí trong hai năm này đều nhỏ hơn bình quân hội sở. Chi nhánh cần phát huy hơn nữa những lợi thế của mình trong huy động tiền từ dân cư. Biểu đồ 2.8: So sánh chi phí huy động TGTK của chi nhánh với hội sở từ năm 2010-2012 Qua việc so sánh chi phí huy động của chi nhánh và hội sở, ta phần nào hiểu rõ những lợi thế chi nhánh ở hiện tại. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần có biện pháp để duy trì cũng như phát huy lợi thế này. Để đánh giá hiệu quả huy động TGTK một cách toàn diện hơn, tác giả sẽ thực hiện đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Hiệu quả là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý. 2.3.2. Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm với việc sử dụng vốn 2.3.2.1. So sánh tiền gửi tiết kiệm với việc sử dụng vốn theo kì hạn So sánh chi tiết theo kỳ hạn để xem xét nguồn vốn TGTK theo kỳ hạn của ngân hàng đáp ứng bao nhiêu phần trăm so với việc sử dụng vốn của ngân hàng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 40 Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100 %. Tuy nhiên việc huy động vốn dài hạn nhiều so với nhu cầu sử dụng cũng gây nên lãng phí vốn. Bảng 2.10: So sánh TGTK và tổng dư nợ cho vay theo kì hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Theo kì hạn N.Hạn TDH N.Hạn TDH N.Hạn TDH Vốn TGTK bình quân (1) 131.317 174.073 86.873 154.439 152.887 356.737 Tổng dư nợ cho vay từ TGTK bình quân (2) 152.668 135.554 163.270 149.716 208.232 160.297 Chênh lệch [(1) – (2)] -21.351 38.519 -76.397 4.723 -55.345 196.440 Tỉ lệ dư nợ cho vay trên TGTK 116,26% 77,87% 187,94% 96,94% 136,20% 44,93% (Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế) Nhìn chung trong 3 năm, tổng dư nợ cho vay từ TGTK tăng nhưng tốc độ tăng không cao. Trong đó cho vay ngắn hạn của chi nhánh chiếm ưu thế, luôn chiếm tỉ trọng trên 50% trong tổng dư nợ cho vay. Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 41 Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn trung dài hạn Năm 2011, nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn tăng 10,45%, trong khi nguồn để cho vay trung, dài hạn giảm 11,28%, nhưng vẫn dư thừa 4.723 triệu đồng. Năm 2012, nhu cầu sử dụng tăng 7,07% so với năm 2011 trong khi nguồn tăng hơn 130%, dư thừa 196.440 triệu đồng. Như vậy, nguồn vốn tăng mạnh nhưng với tốc độ tăng chậm của nhu cầu sử dụng thì nguồn vốn dài hạn bị dư thừa nhiều. Ngân hàng buộc phải dùng nguồn vốn này để cho vay, bù đắp thiếu hụt nhu cầu vốn ngắn hạn làm mất tính linh hoạt của nguồn vốn. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn ngắn hạn Ngược lại với sự dư thừa của nguồn vốn dài hạn thì vốn TGTK ngắn hạn không đáp ứng đủ so với nhu cầu. Phần dư vốn TGTK ngắn hạn âm qua các năm, phần chênh lệch cao nhất rơi vào năm 2011. Trong khi chênh lệch nguồn vốn trung, dài hạn dương. Với nguồn vốn dài hạn dồi dào nên ngân hàng phải chuyển hóa nguồn vốn để cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên điều này gây nên sự lãng phí vốn lớn. Năm 2010, vốn TGTK ngắn hạn sau khi cho vay thiếu 21.351 triệu đồng. Năm 2011, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn từ TGTK tăng 10.602 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 6,94%, phần chênh lệch là -76.397 triệu đồng. Năm 2012, chênh lệch giữa TGTK và cho vay ngắn hạn giảm còn -55.345 triệu đồng (giảm 27,55%) . Tóm lại, việc huy động và sử dụng vốn của ngân hàng Á Châu chưa thực sự hợp lý: huy động vốn tăng nhưng qui mô sử dụng vốn còn nhỏ, trong đó tỷ trọng cho vay dài hạn có tốc độ tăng trưởng rất chậm. Điều này buộc ngân hàng phải chuyển hoán một phần lớn nguồn dài hạn để cho vay ngắn hạn. Như vậy, hiệu quả công tác huy động vốn chưa cao. 2.3.2.2. Tỉ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi tiết kiệm Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Do đó tác giả sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ dư nợ cho vay trên TGTK để đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người dân. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 42 Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ này tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp thì ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả không cao. Tỉ lệ này theo định hướng 90% [10]. Tỉ lệ này vào năm 2010 là 94,4%. Trong đó, TGTK ngắn hạn tài trợ cho vay ngắn hạn với tỉ lệ 116,26%, trong khi nhu cầu vay dài hạn lại thấp, tỉ lệ này chỉ 77,87%. Năm 2011, tỉ lệ này là 162,1%. Tỉ lệ này tăng cao cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột. Tuy nhiên xét về kì hạn, nguồn vốn TGTK dài hạn đủ để tài trợ cho nhu cầu vay dài hạn với tỉ lệ 96,94%. Nhưng ngược lại, cho vay ngắn lại lại không đáp ứng đủ, nguy cơ mất thanh khoản tăng ở nguồn tiền gửi ngắn hạn. Năm 2012, tỉ lệ này là 72,3%, tỉ lệ này khá thấp cho thấy ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn để cho vay. Đáng chú ý là nguồn TGTK tài trợ cho vay dài hạn có tỉ lệ 44,93%, đây là dấu hiệu không tốt đối với chi nhánh, cho thấy chi phí mà chi nhánh bỏ ra để huy động nguồn dài hạn không được bù đắp được do nguồn thu từ khoản tín dụng thấp. Việc xảy ra tình trạng dư thừa vốn là không tốt đối với ngân hàng, nhưng vì ngân hàng Á Châu hoạt động theo mô hình mẹ con nên nếu chi nhánh dư thừa vốn thì sẽ được điều chuyển về hội sở, sau đó hội sở sẽ điều hòa trong toàn hệ thống, đảm bảo cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay. Tuy nhiên nếu nhận điều chuyển vốn thì chi phí mất chi phí trả cho cho nguồn vay, chi phí này cao hơn chi phí chi nhánh tự huy động. Như vậy, qua việc so sánh chi tiết nguồn vốn theo kì hạn, nhìn chung, ngân hàng mới đáp ứng đủ nhu cầu vay dài hạn còn vốn ngắn hạn tài trợ cho vay ngắn hạn thiếu trong 3 năm qua. Để đáp ứng đủ nhu cầu, ngân hàng phải lấy nguồn vốn dài hạn để tài trợ, chứng tỏ cơ cấu tài chính của ngân hàng ổn định, rủi ro tài chính và thanh toán thấp. Tuy nhiên chính điều này sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn đồng thời làm cho việc sử dụng vốn kém linh hoạt, hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 43 2.3.3. Tỷ lệ thu từ hoạt động cho vay trên lãi chi cho huy động tiền gửi tiết kiệm Bảng 2.11: Thu nhập từ hoạt động huy động TGTK Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 +/- % +/- % Thu từ hoạt động cho vay 10.026 11.029 21.175 3.342 10,00 16.176 44,00 Chi phí lãi huy động TGTK 10.327 7.752 25.480 -2.575 -24,93 17.728 228,68 Chênh lệch thu chi lãi -301 3.276 -4.305 3.578 -1187,13 -7.581 -231,40 Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động cho vay trên lãi chi cho huy động TGTK 0,97 1,42 0,83 0,45 46,54 -0,59 -41,58 Tỷ lệ chênh lệch thu chi trên chi phí trả lãi -2,92% 42,26% -16,90% 45,18% -1548,24 -59,16% -139,98 (Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế) Nhìn chung, do sự tăng trưởng không ổn định của TGTK nên tỉ lệ thu từ hoạt động cho vay trên chi phí cho huy động vốn cũng biến động thất thường. Biểu đồ 2.10: Thu nhập từ hoạt động huy động TGTK Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 44 Năm 2010, tỉ lệ này là 0,97, thu nhỏ hơn chi 301 triệu đồng. Sang năm 2011 đạt 1,42 lần tăng 0,45 lần tương đương với tốc độ tăng 46,54%. Năm 2012, mặc dù thu từ hoạt động cho vay tăng (tăng 44%), tuy nhiên do chi phí huy động TGTK tăng mạnh (228,68%) nên chỉ tiêu này chỉ đạt 0,83 lần, giảm 0,59 lần so với năm 2011. Chi phí lãi cho năm 2012 chủ yếu rơi vào chi phí huy động vốn dài hạn do nhu cầu sử dụng vốn chỉ 44,93%, bên cạnh đó, vì nhu cầu vay ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn nên ngân hàng buộc phải sử dụng nguồn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay. Do đó, thu không đủ bù đắp cho chi, hoạt động huy động vốn kém hiệu quả. 2.3.4. Tỷ lệ chênh lệch thu chi trên chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của quá trình hoạt động của ngân hàng. NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà còn tìm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Song song với việc huy động vốn là việc sử dụng vốn đó như thế nào cho đúng. Mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận và lợi nhuận là tấm gương phản chiếu kết quả hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Nếu đầu tư đúng hướng có hiệu quả, tôn trọng các quy tắc tín dụng càng nhiều, hiệu quả kinh tế càng cao. Hoạt động huy động TGTK đạt hiệu quả khi thu lãi cho vay đủ bù đắp chi phí huy động vốn. Do đó, chỉ tiêu này được phân tích để cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó. Dựa vào bảng số liệu 2.11, năm 2010, tỉ lệ này là -2,92% nghĩa là với 100đ chi phí bỏ ra để huy động, ngân hàng lỗ 2,92 đồng. Năm 2011, chỉ tiêu này là 42,26%. Nhưng năm 2012, chỉ tiêu này giảm còn -16,90%, với 100đ chi phí bỏ ra để huy động thì ngân hàng lỗ 16,9đ. Như vậy, năm 2011 là năm mà ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất theo đánh giá của chỉ tiêu này. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 45 2.4. Đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm qua các chỉ tiêu định tính 2.4.1. Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng Độ an toàn của khoản tiền gửi: Theo quy định của NHNN, các TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bảo hiểm tiền gửi không những bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền mà còn góp phần duy trì an toàn của toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, khi gửi tiền vào ngân hàng thì khách hàng nghiễm nhiên đã được thực hiện bảo hiểm số tiền của mình. Do đó, khi gửi tiền khách hàng không còn lo ngại rủi ro từ phía ngân hàng. Ngoài ra, liên kết với công ty bảo hiểm Prevoir Việt Nam, ACB đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm TGTK- bảo hiểm “Lộc bảo toàn”, áp dụng cho các khoản mới từ 5/12/2012-4/1/2013. Bên cạnh được hưởng lãi suất tiết kiệm hấp dẫn, khách hàng còn được thêm quyền lợi bảo hiểm nhân thọ và hỗ trợ viện phí. Đặc biệt, khác với quy chế bảo hiểm tiền gửi là số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi khách hàng là 50 triệu đồng thì với ACB lên đến 24 tỷ đồng. Như vậy khi tham gia vào gói sản phẩm Tiết kiệm Lộc bảo toàn thì khách hàng luôn yên tâm vì không chịu bất cứ rủi ro nào từ phía ngân hàng.  Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng phục vụ của ngân hàng Bảng 2.12:Thang điểm bình quân Likert Điểm bình quân Ý nghĩa 1,00-1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng 1,81-2,60 Không đồng ý/ Không hài lòng/Không quan trọng 2,61-3,40 Không ý kiến/Trung bình 3,41-4,20 Đồng ý/ Hài lòng/Quan trọng 4,21-5,00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/Rất quan trọng Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 46 Biểu đồ 2.11: Kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng - Về thái độ phục vụ: Chỉ tiêu này ngân hàng đạt 4,33 điểm. Nhân viên của ACB là những người được đào tạo bài bản, không những về nghiệp vụ chuyên môn mà còn những kĩ năng phục vụ khách hàng. Do đó khách hàng rất hài lòng về thái độ của nhân viên, họ luôn luôn tươi cười, niềm nở, chào đón khách hàng, chăm chú lắng nghe khách hàng... - Về chất lượng nghiệp vụ của nhân viên: Chỉ tiêu này, khách hàng đánh giá ngân hàng đạt 4,22 điểm tương đương với mức độ rất hài lòng. Khách hàng đánh giá rất cao sự chuyên nghiệp, chính xác, kiến thức, khả năng hiểu/nắm bắt các yêu cầu, tư vấn tận tình, giải đáp rõ các thắc mắc... của nhân viên - Thời gian hoàn tất giao dịch: chỉ tiêu này ngân hàng đạt 3,94 điểm, nghĩa là khách hàng đồng ý với thời gian chờ đợi được phục vụ và thời gian nhân viên hoàn tất các yêu cầu, giao dịch, tư vấn...hợp lý. - Không gian phục vụ là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Về chỉ tiêu này, khách hàng rất hài lòng về không gian sạch sẽ, thoáng mát, tiện nghi...ACB Huế có một đội nhân viên chuyên phục vụ vệ sinh, lau dọn, nước uống...do đó ngân hàng luôn được khách hàng đánh giá rất cao ( đạt 4,44 điểm). - Chất lượng phục vụ của nhân viên bảo vệ: đội bảo vệ của ACB gồm 3 người Huế với tác phong làm việc chuyên nghiệp. Luôn có sự đảm bảo an toàn của bãi đỗ xe, sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ nhân viên bảo vệ, do đó tiêu chí này ngân hàng đạt 4,19 điểm. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 47 Nhìn chung, chất lượng dịch vụ của ACB Huế đều đáp ứng mong đợi của khách hàng. Có 35/36 khách hàng đồng ý với chỉ tiêu này, chiếm tỉ trọng 97,22%. Chất lượng dịch vụ đáp ứng mong đợi của khách hàng là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. 2.4.2. Uy tín của ngân hàng Vốn là một ngân hàng mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam khi có một năng lực tài chính dồi dào. Uy tín ACB càng được nâng cao khi được 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012 được các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Hơn 20 năm tồn tại trên thị trường, ACB đã khẳng định được vị thế của mình khi từng bước ghi dấu những thành tích đáng nổi bật, là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard (27/04/1996), là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB, ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng (TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB (năm 1999)... Tạp chí The Asian Banker trao tặng giải thưởng“Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010” và “Lãnh đạo Ngân Hàng Xuất Sắc nhất Việt Nam năm 2010” – “Leadership Achievement Award 2010”; 2 giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất” và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất”, giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Kết luận về hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế Để đạt hiệu quả huy động TGTK thì: - Quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định. - Chi phí huy động trên một đồng TGTK hợp lí. - Sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, không có tình trạng dư thừa hay thiếu vốn. 3.1.1. Những kết quả đạt được về huy động tiền gửi tiết kiệm Mặc dù năm 2012 là năm ngân hàng gặp nhiều khó khăn nhưng TGTK tăng mạnh so với năm 2011, tốc độ tăng 111,19%, chiếm tỉ lệ 48% trong tổng nguồn vốn huy động, cao nhất trong suốt ba năm từ 2010-2012. TGTK chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc kiểm soát rủi ro cho vay vì đây là nguồn vốn ổn định, phần lớn người dân đã có kế hoạch sử dụng trước khi quyết định gửi tiền. TGTK bằng ngoại tệ chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu TGTK theo loại tiền và có xu hướng giảm dần. Theo lộ trình đặt ra, đến năm 2015 - 2016, việc gửi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ sẽ hoàn toàn chấm dứt. Như vậy, ngân hàng Á Châu đã đi đúng hướng theo chủ trương chống đô la hóa của NHNN. TGTK dài hạn có xu hướng tăng lên, năm 2012 lượng TGTK từ 12 tháng trở lên chiếm tỉ lệ 70% trong tổng TGTK. Ngân hàng có nguồn TGTK dài hạn càng lớn tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng tạo nên sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi phí huy động TGTK trên một đồng vốn TGTK của ACB CN Huế năm 2011 và 2012 thấp hơn so với Hội sở, đạt được yêu cầu huy động TGTK với chi phí hợp lí. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 49 Trong ba năm qua, nguồn vốn TGTK luôn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn bằng cách chuyển hoán linh hoạt nguồn vốn để hợp lí hóa nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt nguồn vốn tiết kiệm trung dài hạn dồi dào, sau khi sử dụng để cho vay dài hạn thì vẫn còn thừa, ngân hàng sử dụng phần dư này để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn bị thiếu. Năm 2011, mặc dù lượng TGTK giảm tuy nhiên dư nợ cho vay có tốc độ tăng chậm do đó theo đánh giá chỉ tiêu tỉ lệ thu từ hoạt động cho vay trên chi phí huy động TGTK thì ngân hàng đạt hiệu quả trong huy động TGTK. Năm 2011 cũng là năm ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất dựa trên chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi trên chi phí lãi, chỉ tiêu này đạt 42,26%, nghĩa là với 100đ chi phí bỏ ra để huy động vốn thì ngân hàng thu được hơn 42đ lợi nhuận trước thuế. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sự an toàn của TGTK, ngân hàng ACB đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm TGTK- bảo hiểm “Lộc bảo toàn”. Sản phẩm tiết kiệm Lộc bảo toàn ra đời không những cung cấp cho khách hàng sản phẩm mới tiện dụng mà còn tạo dựng niềm tin trong công chúng. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng nói chung là đáp ứng đúng mong đợi ( có đến 35/36 khách hàng đồng ý). Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Ngân hàng nào giành được mối quan tâm và sự trung thành của khách hàng, ngân hàng đó sẽ thắng lợi và phát triển. Do đó đem đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng luôn là vấn đề mà các ngân hàng thực hiện bằng tất cả khả năng của mình. Đạt được sự thành công như trên là kết quả rất đáng giá đối với ngân hàng ACB nói chung và chi nhánh ACB Huế nói riêng. Bên cạnh sự hài lòng cao của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng thì ACB là một ngân hàng được nhận nhiều giải thưởng uy tín nhất Việt Nam với năng lực tài chính dồi dào và thời gian hoạt động trên thị trường lâu năm. 3.1.2. Những mặt hạn chế trong huy động tiền gửi tiết kiệm Năm 2010 và 2011, TGTK chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động. TGTK biến động thất thường, năm 2011, TGTK giảm 20,98% so với năm 2010 và đến năm 2012, TGTK tăng 111,19% so với năm 2011. Sự biến động thất thường Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 50 của TGTK sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nên cần có biện pháp để đảm bảo tính ổn định nguồn vốn này. Ngoài ra ngân hàng cần chú ý khi lượng TGTK có tính thời vụ cao, rất lãng phí nguồn vốn nếu như hoạt động cho vay của ngân hàng không phù hợp với hoạt động này. TGTK dài hạn chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn TGTK bên cạnh mặt tích cực là tạo nguồn vốn ổn định để cho vay thì đây cũng là nguyên nhân gây lãng phí vốn, giảm tính linh hoạt của nguồn vốn. Chi phí huy động TGTK của ACB CN Huế vào năm 2010 cao hơn so với Hội sở, ngân hàng không đạt được hiệu quả huy động TGTK với chi phí thấp. Qua việc so sánh nguồn vốn với việc sử dụng vốn theo kì hạn, việc huy động và sử dụng vốn của ngân hàng Á Châu chưa thực sự hợp lý: huy động vốn tăng nhưng qui mô sử dụng vốn còn nhỏ, trong đó tỷ trọng cho vay dài hạn có tốc độ tăng trưởng rất chậm. Mặc dù ngân hàng đã linh hoạt chuyển hoán nguồn vốn để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay nhưng điều này gây nên sự lãng phí nguồn vốn rất lớn. Năm 2011, tỉ lệ dư nợ cho vay trên TGTK là 162,1% nghĩa là nguồn vốn TGTK ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Tỉ lệ này tăng cao là dấu hiệu về nguy cơ mất thanh khoản cao. Ngược lại với sự dư thừa của nguồn vốn dài hạn thì vốn TGTK ngắn hạn không đáp ứng đủ so với nhu cầu. Phần dư vốn TGTK ngắn hạn âm qua các năm, phần chênh lệch cao nhất rơi vào năm 2011. Năm 2010 và 2012, tỉ lệ thu từ hoạt động cho vay trên chi phí huy động TGTK nhỏ hơn 1, thu không đủ bù đắp cho chi, do đó hoạt động huy động vốn kém hiệu quả. Như vậy, ngoài những mặt tích cực thì hoạt động huy động TGTK vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Yêu cầu đặt ra đối với ACB – CN Huế là cần nhìn nhận những vấn đề này một cách chính xác và khách quan để từ đó đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả huy động TGTK. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 51 3.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm 3.1.3.1. Nhóm nhân tố môi trường Tình hình lạm phát ở mức vừa phải, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, chính trị xã hội không có sự biến động là điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngược lại, nếu lạm phát cao, kinh tế suy thoái, chính trị xã hội có sự biến động chắc chắn gây khó khăn cho việc thu hút vốn của ngân hàng. Về lạm phát: đỉnh điểm là vào tháng 8/2011, lạm phát lên đến 23% trong khi trần lãi suất huy động 14%. Đây là nguyên nhân tại sao nguồn TGTK vào năm 2011 của ngân hàng là thấp nhất trong ba năm. Đến tháng 10/2012, tỉ lệ lạm phát giảm còn 7%, so với trần lãi suất huy động 8% vào cuối năm 2012 thì lãi suất thực nhận của người dân vẫn dương, do đó năm 2012 TGTK tăng mạnh. Về yếu tố chính trị xã hội: thực tế ở Việt Nam tình hình chính trị xã hội ổn định, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả hoạt động kinh doanh của NH nói chung và đối với hoạt đông huy động vốn tiết kiệm của ngân hàng ACB Huế nói riêng. Về điều kiện tự nhiên: khách hàng của ngân hàng Á Châu Huế chủ yếu tập trung ở địa bàn thành phố Huế. Do đó, điều kiện tự nhiên của thành phố Huế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động TGTK của ngân hàng. ACB Huế nằm ở vị trí địa lý vô cùng thuận lợi. Tọa lạc ngay ở số 1 Trần Hưng Đạo, khi đi từ phía Nam TP Huế qua Cầu Phú Xuân, với cột đèn giao thông đặt đối diện với ngân hàng thì đây là nơi mà khách hàng dễ dàng nhìn thấy. Đây còn là con đường của những hộ kinh doanh, bên cạnh đó là chợ Đông Ba và siêu thị Coopmart. Ngoài ra, TP Huế là nơi diễn ra các hoạt động sôi nổi, đặc sắc gắn với các sự kiện du lịch lớn của cả nước, Festival Huế, thu hút rất nhiều khách du lịch đến giao dịch với ngân hàng. Về dân số: Dân số trên địa bàn TP Huế tính đến năm 2012 khoảng 342.550 người, trong đó dân số trẻ khoảng 201.162 người, chiếm 58,72% [13]. Tỷ lệ dân số trẻ chiếm đa số sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động kinh tế từ đó gia tăng lượng TGTK từ dân cư. 3.1.3.2. Nhân tố thuộc về chính sách Nhà nước Hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải có hệ thống luật điều chỉnh thì hoạt động kinh doanh mới có thể an toàn. Trong việc huy động vốn của ngân hàng nói Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 52 chung và huy động vốn TGTK nói riêng đều chịu sự quản lý điều hành của các chính sách tiền tệ do chính phủ và NHNN ban hành. Cụ thể: Chính sách thu nhập của chính phủ: trong 3 năm vừa qua chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh về chính sách tiền lương, mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng, tạo thu nhập cho người dân tăng lên, tạo thu nhập ổn định cho người lao động thì người dân sẽ có thêm phần tiết kiệm để gửi vào ngân hàng. Thu nhập năm 2012 bình quân của TP Huế khoảng hơn 1.600 USD, chỉ tiêu cho năm 2013 đạt khoảng 1.800 USD [13]. Thu nhập càng cao thì số tiền tiết kiệm trong dân sẽ càng lớn. Chính sách về lãi suất: nếu NHTW đưa ra một mức lãi suất cùng với biên độ dao động phù hợp với tình hình kinh tế thì ngân hàng Á Châu trên cơ sở đó sẽ đưa ra mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn thu hút nhiều khách hàng hơn. Chính sách tiết kiệm: khuyến khích các đơn vị kinh tế và tầng lớp dân cư thực hiện tiết kiệm tránh lãng phí, để dùng vốn nhàn rỗi phát triển kinh tế. Chính sách thuế: ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và tiết kiệm của dân cư, vì vậy ảnh hưởng đến lượng gửi tiền vào ngân hàng. 3.1.3.3. Nhân tố thuộc về khách hàng Tâm lý của khách hàng Là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc gửi tiền vào NH. Nếu khách hàng tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng an tâm hơn để tiền ở nhà thì việc thu hút vốn vào ngân hàng hiệu quả hơn. Ngược lại nếu khách hàng không tin tưởng vào ngân hàng thì họ bảo quản tài sản bằng cách an toàn của họ như: tích trữ bằng vàng, mua đất, hoặc ngoại tệ mạnh như đôla Cũng phải đề cập tới thói quen của khách hàng, họ có thói quen sử dụng dịch vụ của ngân hàng hay không? Chính sách chi trả lương qua hệ thống ngân hàng hay không? Khu mua sắm thanh toán bằng thẻ? Đối với ACB Huế, là ngân hàng đô thị, đa số khách hàng là cán bộ công nhân viên, tiểu thương nên phần lớn khách hàng phần lớn quen sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, mà việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là hoạt động truyền thống nhất. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 53 Nhân tố thu nhập dân cư Khả năng huy động vốn của ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập của dân cư, có nghĩa là thu nhập của dân cư càng cao thì tiền gửi tiết kiệm càng tăng. Tuy nhiên khối lượng tiền trong dân cư không thể xác định một cách dễ dàng. Do vậy, muốn dân chúng gửi tiền vào ngân hàng thì phải có chính sách lãi suất thích hợp cùng với sự hấp dẫn về các dịch vụ ngân hàng. Nhân tố thời vụ tiêu dùng Thời vụ tiêu dùng cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ACB Huế trong một thời gian nhất định nhưng thường có tính chu kỳ hơn. Như vào dịp Tết Nguyên đán thì người dân tiêu dùng nhiều hơn nên lượng tiền tiết kiệm giảm sút, thậm chí họ còn rút tiền đã gửi tiết kiệm để tiêu dùng sắm tết. 3.1.3.4. Nhân tố thuộc về phía ngân hàng Chính sách lãi suất cạnh tranh Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn rất nhạy cảm với lãi suất, chính vì thế ngân hàng cần phải đặc biệt chú ý tới chính sách lãi suất cho loại tiền huy động này. Hiện nay, lãi suất luôn được điều chỉnh theo NHNN. Do đó để cạnh tranh với ngân hàng khác, ACB thường xuyên đưa ra các chính sách khuyến mãi như tặng quà, tặng tiền mặt ngay khi gửi tiền nhằm đẩy lãi suất thực tăng lên, đặc biệt khi triển khai gói sản phẩm Tiết kiệm Lộc bảo toàn thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Chính sách khách hàng Tùy từng đối tượng khách hàng mà ACB Huế có chính sách khác nhau, có cách ứng xử phù hợp. Với khách hàng Vip (căn cứ vào số dư tiền gửi, ngân hàng tích điểm cho khách hàng, với số điểm từ 100 điểm trở lên, khách hàng được xếp loại khách hàng Vip), ngân hàng thực hiện chính sách ưu đãi dưới hai hình thức: Về ưu đãi tài chính:  Ưu đãi lãi suất;  Miễn/ giảm phí thẻ;  Miễn/ giảm phí dịch vụ. Về ưu đãi phi tài chính: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 54  Có chuyên viên tài chính cá nhân giàu kinh nghiệm chăm sóc, là đầu mối trong mọi giao dịch giữa khách hàng và ACB;  Cung cấp các thông tin ngân hàng và thông tin cơ hội đầu tư;  Ưu tiên phục vụ tại các hệ thống phòng VIP/ quầy VIP trong toàn hệ thống;  Ưu tiên giải quyết nhanh hồ sơ;  Chia sẻ niềm vui cùng Quý khách trong những dịp sinh nhật, lễ, tết. Về công nghệ: ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS - The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực. Năm 2007, ACB đã nâng cấp phần mềm TCBS của toàn hệ thống từ phiên bản 2000 lên phiên bản 2007, với khả năng xử lý và quản lý tăng gấp 5 - 10 lần trước đó đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ACB. Tiếp tục thực hiện mục tiêu hiện đại hóa ACB của toàn hệ thống và mở rộng thị trường hoạt động, ACB Huế đã liên tục đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh và mở thêm Phòng giao dịch mới. Do đó, tình hình trạng thiết bị và cơ sở vật chất của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 và 2009, Phòng giao dịch Phú Hội và An Cựu lần lượt được khai trương. Tuy chỉ là phòng giao dịch nhưng trang thiết bị phục vụ hoạt động ở đây rất hiện đại, từ hệ thống máy tính, camera đến các bảng điện tử đều được đầu tư kỹ lưỡng tạo nên một dấu ấn riêng của ACB. Chính sách Marketing Không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của chính sách Marketing trong thời đại ngày nay. Ngân hàng Á Châu Huế cũng thực hiện marketing cho hoạt động kinh doanh của mình, các chương trình xã hội ngân hàng như Chương trình “Cây mùa Xuân 2013 - Cho ước mơ vươn mầm”, thăm và tặng quà cho trẻ em nghèo, mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em phường An Tây, chương trình “Thu yêu thương” mang Tết Trung thu ý nghĩa đến với gần 100 trẻ em nghèo... nhằm đưa hình ảnh ngân hàng đến với công chúng nhiều hơn nữa, qua đó công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 55 3.2. Định hướng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm 3.2.1. Định hướng hoạt động chung của Chi nhánh trong thời gian tới - Trong thời gian sớm nhất phải đặt thêm phòng giao dịch trên địa bàn. Mục đích là để mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng mạng lưới phân phối và tăng cường khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn. - Quan tâm hơn nữa đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường việc cải tiến quy trình nghiệp vụ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tuân thủ các cam kết chất lượng dịch vụ bên trong và bên ngoài. - Tiếp tục xây dựng, phát triển nhóm khách hàng truyền thống và có chính sách linh hoạt và thích hợp hơn để phục vụ nhóm khách hàng này. Thu hút thêm các khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố. - Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thận trọng đảm bảo tăng trưởng một cách ổn định, an toàn và hiệu quả. Nâng cao tỷ trọng cho vay khối khách hàng cá nhân vả tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo. - Đẩy mạnh việc xây dựng thêm nhiều hệ thống máy ATM. - Tiếp tục quan tâm đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nội bộ, thu hút thêm nguồn nhân lực mới. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ ngân hàng vào hoạt động để tạo điều kiện nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, tăng cường hơn nữa hoạt động quảng cáo, truyền thống, mở rộng thị phần đến các tuyến, các cụm dân cư trên địa bàn Tỉnh và các vùng lân cận. 3.2.2. Định hướng của chi nhánh về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm - ACB CN Huế luôn khẳng định huy động TGTK là sản phẩm trọng tâm trong các sản phẩm huy động. Vì vậy, chi nhánh đang không ngừng phát triển hoạt động này nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn của toàn chi nhánh. - Mục tiêu vốn TGTK đến cuối năm 2013 là 900 tỷ đồng, trong đó: + TGTK kì hạn dưới 12 tháng là 360 tỷ đồng + TGTK kì hạn trên 12 tháng là 540 tỷ đồng Đại học K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 56 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm trong thời gian tới TGTK là nguồn vốn rất quan trọng của ACB Huế. Việc nâng hiệu quả huy động nguồn TGTK này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Vì lý do này mà ngân hàng tập trung mọi nỗ lực trong việc khai thác mọi nguồn tiền nhàn rỗi từ trong xã hội. Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động TGTK của chi nhánh trong thời gian tới: 3.3.1. Nhóm giải pháp về tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm 3.3.1.1. Đa dạng các hình thức gửi tiết kiệm trong dân Tiếp tục hoàn thiện các hình thức tiết kiệm hiện có tại ngân hàng, ngoài ra đa dạng các kỳ hạn huy động, mở rộng thêm các hình thức huy động TGTK mới trong dân cư như: - Đa dạng hóa kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm, có thể đa dạng tất cả các ngày trong tháng, kỳ hạn theo quý...linh hoạt về thời hạn gửi cũng là một sự hấp dẫn đối với người gửi tiền. Ngoài ra có thể có giải pháp tự động chuyển hóa tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho người dân sau một khoảng thời gian nào đó. Tìm kiếm nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư với kì hạn đa dạng không những đáp ứng nhu cầu cho khách hàng mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của ngân hàng. - Ngân hàng tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm TGTK và nâng cao sản phẩm hiện có như tiết kiệm Lộc bảo toàn, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm bằng USD... - Đưa ra nhiều sản phẩm TGTK mới mang lại nhiều tiện lợi cho người gửi: + Tiết kiệm có mục đích: Đó là hình thức tiết kiệm trung dài hạn với mục đích như xây dựng nhà ở, mua ôtôNgười gửi tiền có thể thoả thuận với ngân hàng hàng tháng trích từ tiền lương của mình một số tiền nhất định để chuyển vào tài khoản TGTK có mục đích. Với tài khoản này, người gửi sẽ nhận được lãi suất thấp hơn lãi suất TGTK thông thường, nhưng họ sẽ được ngân hàng cho vay tiền để thực hiện mục đích khi số tiền tiết kiệm đạt tới 2/3 giá trị ký kết mua tài sản. + Tiết kiệm dưỡng lão: Hợp đồng tiết kiệm dưỡng lão có thể coi là sản phẩm lai tạp giữa bảo hiểm và ngân hàng. Nó thích ứng với đặc điểm tâm lý của người Việt Nam, nhờ các lợi thế sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 57 * Cung cấp cho người dân một dịch vụ quản lý nguồn tích luỹ của cá nhân để đảm bảo cuộc sống khi về già hoặc hết khả năng lao động, mà không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, thủ tục hành chính như các loại bảo hiểm khác. * Phần vốn gốc không mất đi nếu người thụ hưởng chết trước thời hạn, mà sẽ được thừa kế trọn vẹn theo pháp luật, hoặc có thể trả lại toàn bộ cùng lãi suất (sau thời hạn, tối thiểu là 10 năm) cho người thụ hưởng ngay khi sống, hay được chuyển đổi thành các khoản tiền thu nhập ổn định trọn đời. * Tính linh hoạt, mềm dẻo của sản phẩm được thể hiện ở chỗ người gửi tiền được toàn quyền quyết định về số tiền, tiền gửi mỗi lần tuỳ theo khả năng tích luỹ của mình chứ không bị bó buộc định kỳ, định mức như đóng bảo hiểm. * Khi cung cấp loại hình thức tiết kiệm dưỡng lão này, ngân hàng sẽ khai thác được ưu thế về mặt tài chính của một loại sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Ngân hàng thu nhận và quản lý được một nguồn tiền ổn định, liên tục và lâu dài. Vì vậy, có quyền quyết định sử dụng để cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng ACB đã đáp ứng nhu cầu trên của khách hàng bằng việc đưa ra gói sản phẩm tiết kiệm Lộc bảo toàn từ 5/12/2012, áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng. Bên cạnh nhận được lãi suất cạnh tranh, với mức gửi tối thiểu là 20 triệu đồng cho mỗi chủ sở hữu thì khách hàng được thêm quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp không may gặp rủi ro đầy đủ các kì hạn 3, 4, 6, 12 và 13 tháng. Số tiền bảo hiểm tối đa trên mỗi thẻ tiết kiệm lên đến 24 tỷ đồng. Tuy nhiên thời gian áp dụng của sản phẩm chỉ trong một thời gian ngắn, từ 5/12/2012 – 4/1/2013, do đó để thu hút nguồn gửi tiết kiệm ngân hàng nên áp dụng sản phẩm trong dài hạn. + Tiết kiệm dành cho trẻ em: Đây cũng là một loại hình thu hút tiết kiệm đang được thị trường mong đợi và rất cần thiết đối với ngân hàng. Hiện nay có nhiều khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm cho con họ tại ngân hàng để giáo dục tính tiết kiệm cho chúng thay vì bỏ ống không sinh lợi. Nhưng trên thực tế ngân hàng ACB chưa đáp ứng được bởi vì còn nhiều thủ tục rườm rà. Hình thức này không những giúp cho ngân hàng thu hút thêm được khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư mà còn mang tính chất giáo dục trẻ em biết chi tiêu hợp lý khoản tiền của mình trong tương lai. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 58 3.3.1.2. Chính sách lãi suất cạnh tranh Ngoại trừ tiền gửi giao dịch ít nhạy cảm với lãi suất, các nguồn vốn có kỳ hạn đều có những phản ứng nhanh nhạy với lãi suất, chính vì vậy khi ngân hàng đưa ra mức lãi suất kém cạnh tranh sẽ khó thu hút khách hàng. Ngân hàng cần chú trọng tìm hiều về lãi suất huy động trên địa bàn cũng như việc cân đối nguồn vốn của mình để đưa ra mức lãi suất huy động phù hợp nhất. ACB Huế cần tiến hành công việc khảo sát lãi suất thường xuyên hơn bởi vì thông qua công việc này, ngân hàng mới có được cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp. Ngoài ra, khi bị giới hạn mức trần lãi suất huy động của NHNN, ngân hàng nên sử dụng các biện pháp như: - Thưởng vật chất: thưởng vật chất thông qua xổ số cũng là yếu tố kích thích huy động tiền gửi. Tập quán cầu may đã hình thành khá đậm nét trong đời sống xã hội, đặc biệt là ở tầng lớp có mức sống trung bình, việc đưa ra những giải thưởng lớn bằng các tiện nghi sinh hoạt có thể là một động lực khá hấp dẫn để huy động tiền gửi tiết kiệm, thậm chí chi phí tài chính để chi trả tiền gửi thấp hơn các hình thức huy động khác. - Tăng lãi suất kịch trần đồng thời tặng quà, tặng tiền mặt tại chỗ cho khách hàng khi họ gửi tiền tùy theo số dư tiền gửi của khách hàng, hay ưu tiên giao dịch các dịch vụ của ngân hàng...điều này thu hút lượng lớn khách hàng tới ngân hàng. 3.3.1.3. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Ngân hàng cần phải chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư như: Phòng giao dịch – ngân quỹ tuyển nhân viên, chuyên viên quan hệ khách hàng với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn cá nhân cho ngân hàng, nhằm tiếp cận sát hơn với nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, gọi điện thoại cho khách hàng để gợi mở nhu cầu gửi tiết kiệm, hoặc đi đến từng nhà khách hàng để quảng bá... Ngoài ra, ngân hàng nên áp dụng dịch vụ tại nhà, mobile banking, internet banking...để thuận tiện thu hút khách hàng những người không có thời gian đi tới ngân hàng để giao dịch. 3.3.1.4. Mở rộng và phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch Chi nhánh nên mở rộng mạng lưới giao dịch bằng việc thành lập thêm các phòng giao dịch. Hiện nay với trên địa bàn TP Huế có 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch chỉ tập trung ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết do lượng khách rất đông, nhiều khi người gửi Đại học K n h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 59 tiền và người rút tiền phải chờ đợi lâu bởi họ đến ngân hàng khi có tiền gửi, khi đến hạn rút mà giờ của họ cũng là giờ hành chính, ngân hàng cũng chỉ làm việc như thời gian quy định. Chính vì thế nhiều khi đông khách không đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng cần mở thêm các phòng giao dịch ở nơi đông dân cư (khu quy hoạch mới, thị trấn lân cận...) và nên mở thêm thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính như thêm ca 3 từ 17h đến 20h, giao dịch thêm vào những ngày nghỉ những ngày lễ. Như thế sẽ đáp ứng tốt hơn cho những khách hàng không có thời gian đến giao dịch với ngân hàng vào các ngày trong tuần và trong giờ hành chính. 3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động marketing Hiện nay hoạt động của các ngân hàng ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng, cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt. Do đó ACB Huế cần có các biện pháp cụ thể nhằm thu hút khách hàng và thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của họ. Ngân hàng phải xây dựng một chính sách marketing ngân hàng năng động, với chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách khách hàng phù hợp. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo ngân hàng, các hình thức huy động TGTK và nhấn mạnh những lợi ích dành cho khách hàng hơn các NHTM khác, thường xuyên cập nhật mức lãi suất huy động cũng như khuyến mại để thu hút sự chú ý của khách hàng. - Với tốc độ phát triển mạnh về internet, ngân hàng cũng nên lợi dụng điều đó để quảng cáo hình ảnh thông qua trang báo điện tử có uy tín. Chi nhánh nên thiết kế trang web riêng thật đặc sắc giới thiệu về ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ và công bố lãi suất tiền gửi hàng ngày cũng như các hình thức khuyến mại của các đợt huy động. - Quảng cáo thông qua các kênh như: in ấn phẩm trên túi đựng tiền, tờ rơi, brochure về các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm để phát cho khách hàng khi họ tới giao dịch với ngân hàng. Tăng cường sự xuất hiện thương hiệu của ngân hàng tới công chúng qua truyền hình, qua đài, các trang báo địa phương. Các hình thức khuyến mại có giá trị tùy theo mức tiền mà khách hàng gửi. - Tiếp tục tổ chức hội nghị để gặp gỡ khách hàng theo định kỳ, qua đó tạo thêm mối quan hệ lâu dài với khách hàng. - Thực hiện công tác tư vấn giúp người dân thay đổi thói quen giữ tiền ở nhà thay vào đó hãy tới ACB Huế để hưởng dịch vụ tiện ích từ ngân hàng. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 60 Như vậy, ACB Huế cần vận dụng một cách linh hoạt có sáng tạo các giải pháp khuếch trương, quảng cáo trên đây, sẽ tăng hiệu quả huy động TGTK trong thời gian tới, đồng thời tạo ra ưu thế cạnh tranh của ngân hàng về mọi mặt hoạt động. 3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm Hoạt động huy động TGTK đạt được hiệu quả khi: Quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định Chi phí huy động TGTK trên một đồng TGTK thấp nhất Sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, không có tình trạng dư thừa hay thiếu vốn Để thực hiện, tác giả đề xuất một số giải pháp: 3.3.2.1. Xây dựng một chiến lược khách hàng trung thành trong huy động tiền gửi tiết kiệm Ngày nay khách hàng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên phạm vi rộng hơn do sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thông tin. Chính vì vậy, ngân hàng nên xây dựng chiến lược khách hàng trung thành để tạo sự gắn bó với số lượng lớn khách hàng trên cơ sở đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ. 3.3.2.2. Tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên Thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện trao đổi nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Tổ chức các lớp học ngắn hạn, với sự tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng. Tạo cho nhân viên tính chủ động tiếp xúc với khách để thuyết phục khách hàng gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Nhân viên bộ phận giao dịch phải thường xuyên cải tiến phong cách giao tiếp, thực hiện văn minh trong giao dịch để làm hài lòng khách hàng. Để làm tốt những công việc trên, chi nhánh nên có chế độ quan tâm, khuyến khích thích đáng về mặt tinh thần cũng như vật chất đối với cán bộ thực sự có thành tích trong hoạt động của ngân hàng và trong trong công tác huy động vốn nói riêng. 3.3.2.3. Không ngừng nâng cao uy tín, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Uy tín của ACB nói chung và ACB Huế nói riêng có được ngày hôm nay là một sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng trong thời gian qua. Đặc biệt Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 61 với hoạt động huy động TGTK dân cư thì uy tín là yếu tố rất quan trọng, nó là cơ sở để khách hàng tin tưởng để gửi tiền. Vì thế, với sự tín nhiệm mà ngân hàng đã để lại cho người dân trong thời gian qua ngân hàng tiếp tục giữ gìn và nâng cao hơn nữa. Để làm tốt điều này ngân hàng cần phải thường xuyên duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để có được sự trung thành của khách hàng. Bên cạnh tòa nhà đồ sộ, trang trí thẩm mỹ và đội ngũ nhân viên giao dịch với những khuôn mặt niềm nở, lễ phép thì ngân hàng cần có phòng giao dịch riêng, và dành một không gian để phục vụ khách hàng khi khách hàng tới giao dịch đông. Để tránh sự chờ đợi lâu ngân hàng có thể tư vấn, giới thiệu tiện ích về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đang có, cách sử dụng thẻ, tiện ích của thẻ như thế nào, hay giới thiệu về sản phẩm mới của ngân hàng...có như vậy có thể làm cho người chờ đợi không cảm thấy phí thời gian phải chờ đợi lâu, khách hàng không phật lòng, mà qua đó ngân hàng càng giới thiệu và quảng cáo về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 3.3.2.4. Gắn liền việc huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ, hỗ trợ, chi phối lẫn nhau. Nguồn vốn là cơ sở, tiền đề để ngân hàng thực hiện đầu tư, cho vay. Chỉ khi ngân hàng tiến hành cho vay thì đồng vốn mới sinh lời. Do đó, sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định khối lượng, cơ cấu nguồn vốn cần huy động. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một cách tạo vốn và phát triển vốn một cách vững chắc nhất, vì khi đồng vốn cho vay phát huy hiệu quả làm cho kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên và nhờ đó ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn ngày càng lớn. Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm và làm tốt công tác quản lý, sử dụng vốn với phương châm: Việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn và tăng trưởng vốn. Để thực hiện được phương châm trên thì: - Chi nhánh phải bám sát định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Hội sở: + Mở rộng quy mô hoạt động, tăng trưởng tín dụng tối đa theo sự chỉ đạo của Hội sở, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao cho từng nhân viên và hoạt động bán hàng của nhân viên luôn được giám sát chặt chẽ. Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 62 + Đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phải đảm bảo dưới 1%. - Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với khách hàng với phương châm: Lắng nghe ý kiến đề xuất từ các đơn vị, nắm bắt chính sách khách hàng của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, từ đó chỉnh sửa kịp thời những kiến nghị của khách hàng trên quan điểm bình đẳng, hiệu quả và an toàn kinh doanh. - Tiến hành phân loại khách hàng để đưa ra định hướng đầu tư cho từng nhóm khách hàng cụ thể. - Đổi mới, nâng cao trang thiết bị hoạt động ngân hàng, hiện đại hoá hệ thống thông tin quản lý sao cho có khả năng cung cấp kịp thời, chính xác các tín hiệu của thị trường để từ đó phòng kinh doanh đưa ra chiến lược sử dụng vốn phù hợp, đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Thực hiện tốt những giải pháp này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, việc sử dụng vốn có hiệu quả thúc đẩy quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, tạo cho ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch và gửi tiền với số lượng lớn. Từ đó, góp phần tăng cường quy mô và chất lượng nguồn vốn huy động. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 63 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được của đề tài - Tổng hợp lại một số lí thuyết về hoạt động huy động vốn, huy động tiền gửi tiết kiệm và hiệu quả huy động TGTK. - Phân tích tình hình huy động TGTK của ACB Huế từ năm 2010-2012, qua đó thấy được quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của TGTK. - Thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng, tác giả đã thực hiện đánh giá hiệu quả huy động TGTK của chi nhánh từ năm 2010-2012, qua đó nhận thấy những kết quả đạt được và còn hạn chế của chi nhánh - Ở chỉ tiêu định tính – đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ của ngân hàng, tác giả đã tổng hợp được chính xác kết quả điều tra của ngân hàng và sử dụng nó vào mục đích nghiên cứu của mình. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động TGTK tại ngân hàng TMCP Á Châu- CN Huế. 2. Hạn chế - Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích số liệu thứ cấp nên tính chính xác của việc phân tích còn phụ thuộc vào chất lượng số liệu do ACB – CN Huế cung cấp. - Đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động TGTK ngoài những chỉ tiêu trên, còn phải đánh giá công tác quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động này, tuy nhiên do thời gian không cho phép và nguồn số liệu hiếm hoi nên bản thân tác giả chưa có điều kiện để đi sâu nghiên cứu. - Một số nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu tác giả nêu chưa đầy đủ do không có điều kiện tiếp xúc với những người có kinh nghiệm trong ngân hàng để trao đổi. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 64 3. Hướng phát triển của đề tài - Phân tích sâu hơn về hiệu quả huy động TGTK thông qua việc tổng hợp, thu thập số liệu của đối thủ cạnh tranh để phân tích, so sánh, đánh giá một cách toàn diện, khách quan kết quả đạt được của ACB – CN Huế. - Đánh giá công tác quản lý rủi ro của hoạt động huy động TGTK bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Oanh – K43ATCNH 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đăng Dờn & cộng sự, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh. [2]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam [3]. Trần Huy Hoàng và cộng sự, Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hội [4]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê [5]. Nguyễn Thị Mùi và cộng sự, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính [6]. Lê Văn Tề và cộng sự, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê [7]. Hoàng Ngọc Hòa (2010), “Tăng trưởng theo chiều sâu để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong giai đoạn hiện nay”, Theo tạp chí cộng sản [8]. Bạch Quang (2013), “Thấy gì khi hạ lãi suất”, Báo điện tử Thừa Thiên Huế [9]. Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009: Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với TCTD [10]. Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012: Phê duyệt Đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 [11]. Điều 4, khoản 3 Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 Luật các TCTD [12]. Quyết định của thống đốc NHNN số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 ban hành quy chế về TGTK [13]. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013 của tỉnh Thừa Thiên HuếĐại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_huy_dong_tien_gui_tiet_kiem_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_a_chau_chi_nhanh_hue_8516.pdf
Luận văn liên quan