Đề tài Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom

MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ . 5 DANH MỤC VIẾT TẮT 6 LỜI MỞ ĐẦU . 8 CHưƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN. . 12 1.1 Công ty cổ phần . 12 1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần . 12 1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn 12 1.2.2 Cơ cấu vốn mục tiêu . 15 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu . 15 1.3. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần . 16 1.3.1 Vay vốn ngân hàng . 16 1.3.2 Tín dụng thương mại 16 1.3.3 Phát hành chứng khoán 17 1.3.4 Các hình thức huy động vốn khác 17 1.4 Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu . 17 1.4.1 Cổ phiếu và hình thức phát hành cổ phiếu . 17 1.4.2 Trái phiếu và hình thức phát hành trái phiếu 20 1.5 Khái quát về hiệu quả huy động vốn . 25 1.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn . 25 1.5.2 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn 25 1.6. Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn của công ty cổ phần 28 1.6.1 Các nhân tố khách quan . 28 1.6.2 Các nhân tố chủ quan . 29 CHưƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM . 31 2.1. Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu tại các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam . 31 2.1.1 Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam . 31 2.1.2 Những xu hướng mới trong hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại các công ty cổ phần Việt nam . 34 2.2 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Vincom 36 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 36 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vincom . 37 2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vincom 39 2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty . 40 2.3 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của công ty Vincom 40 2.3.1 Những đợt huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom . 40 2.3.2 Phân tích việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) 41 2.3.3 Phân tích việc huy động vốn qua đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng đầu năm 2008 của Vincom . 45 2.4 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu của công ty Vincom 47 2.4.1 Những đợt huy động vốn của Vincom thông qua hình thức phát hành trái phiếu . 47 2.4.2 Phân tích kết quả của đợt phát hành trái phiếu lần thứ 2(2008) 48 2.4.3 Phân tích kết quả của 2 đợt phát hành trái phiếu (đợt 3 và đợt 4) của công ty Vincom trong quý 4 năm 2009 50 CHưƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM THÔNG QUA THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN . 54 3.1 Quy mô, kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2009 của Vincom 54 3.2 Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu . 61 3.3 Đánh giá huy động vốn nói chung của các công ty trong cùng ngành 66 CHưƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 69 4.1 Những yếu tố bên trong tác động tới quá trình huy động vốn của Vincom 69 4.1.1 Mạng lưới thông tin hiệu quả 69 4.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính 70 4.1.3 Quản lý chưa chặt chẽ chi phí huy động vốn 70 4.2 Những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình huy động vốn của Vincom . 71 4.2.1 Chứng khoán vẫn chủ yếu để “lướt sóng” 71 4.2.2 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh . 72 4.2.3 Tính thanh khoản của thị trường còn yếu . 72 4.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu đối với các công ty cổ phần . 73 4.3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty . 73 4.3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty 74 4.3.3 Tài sản bảo đảm . 75 4.3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn . 75 4.3.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hoạt động hiệu quả . 75 4.3.6 Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng . 76 4.3.7 Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt được mục tiêu 78 4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng . 80 KẾT LUẬN . 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

pdf86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
009 của Vincom Chỉ tiêu Quý III/2009 Quý IV/2009 Tỷ suất tự tài trợ 30% 25% Hệ số nợ 70% 75% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 của Vincom) 53 Do mức tăng của nợ phải trả (1,93 lần) lớn hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu (1,53 lần), nên tỷ suất tự tài trợ của Vincom ở quý IV giảm 5% so với quý III và ngược lại hệ số nợ của quý IV lại tăng 5% so với quý III. Hệ số nợ của công ty ở mức cao như vậy do hệ quả của 2 đợt phát hành trái phiếu khiến cho công ty bị phụ thuộc rất nhiều vào các chủ nợ, rủi ro tài chính cao, không đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh. 54 CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM THÔNG QUA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 3.1 Quy mô, kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2009 của Vincom a. Giai đoạn 2006 – 2007 Sự biến động của tổng số nguồn vốn theo thời gian có thể cho ta biết khả năng tạo lập, tìm kiếm, huy động vốn của doanh nghiệp. Sau đây là bảng chỉ tiêu nguồn vốn trong giai đoạn 2006-2007. Bảng 3.1: Chỉ tiêu nguồn vốn năm 2006 – 2007 của Vincom (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2007 của Vincom) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ lệ (lần) A. Nợ phải trả 79.886 11,8 1.246.686 39 1.166.799 15,6 I. Nợ ngắn hạn 56.424 8,4 199.769 6 143.344 3,5 II. Nợ dài hạn 23.461 3,4 1.046.917 33 1.023.455 44,6 B. Vốn chủ sở hữu 594.521 88,2 1.933.137 61 1.338.615 3,3 I. Vốn chủ sở hữu 594.521 88,2 1.842.705 58 1.248.183 3,1 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 90.432 3 90.432 - TỔNG CỘNG 674.408 100 3.179.823 100 2505.415 4,7 55 Qua bảng trên, ta thấy tổng nguồn vốn Vincom năm 2007 là 3179 tỷ và năm 2006 là 674 tỷ. Như vậy tổng nguồn vốn năm 2007 đã tăng 2505 tỷ, gấp 4,7 lần so với năm 2006. Trong đó đặc biệt nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3,1 lần do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng từ 313,3 tỷ lên 800 tỷ đồng, phản ánh việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Như vậy việc tạo lập vốn về quy mô trong năm 2007 đã tăng mạnh so với 2006. Tuy nhiên ta cũng có thể tính được hệ số tự tài trợ của Vincom ( tỷ trọng vốn chủ sở hữu/ nguồn vốn) năm 2007 là 61%, của năm 2006 là 88% cho thấy rằng mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm 2006 nhưng đồng thời nợ phải trả của Vincom cũng tăng, đặc biệt nợ dài hạn tăng gấp 44,6 lần so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2007 Vincom phát hành trái phiếu thời hạn 5 năm, tổng trị giá 1000 tỷ đồng, lãi suất 10,3%/ năm khiến cho khoản mục vay và nợ dài hạn tăng mạnh. Chính điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tổng nguồn vốn của Vincom khiến cho mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty giảm đi. Bảng 3.2 : Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vincom năm 2006 – 2007 (Đơn vị: triệu VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Nợ dài hạn 1.046.917 23.461 Vốn chủ sở hữu 1.842.705 594.521 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 269.360 281.021 Tỷ suất tự tài trợ 61% 88% Hệ số nợ 39,21% 11,85% ( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên 2007 của Vincom) Qua bảng phân tích trên ta thấy vốn chủ sở hữu tăng, lợi nhuận giữ lại giảm, tỷ suất tự tài trợ của công ty giảm, hệ số nợ tăng từ 11,85% lên 39,21%. Nợ phải trả tăng lên dẫn tới sự tăng tương ứng của nguồn vốn, nói lên tình hình tài trợ tài sản 56 bằng vốn chiếm dụng, vay vốn đẩy mạnh sản xuất. Mặc dù đòn bẩy tài chính tăng, tuy nhiên hệ số nợ tăng đồng nghĩa với việc Vincom bị giảm tự chủ tài chính, an ninh tài chính của doanh nghiệp có nguy cơ bị đe dọa. b. Giai đoạn 200 7 – 2008 Qua bảng phân tích dưới đây, ta có thể nắm được những nội dung chủ yếu sau: Vốn chủ sở hữu năm 2008 đạt 1622 tỷ tăng mạnh so với năm 2006 (là 594,5 tỷ), tuy nhiên lại giảm 310 tỷ so với năm 2007 ( đạt 1933,1 tỷ). Trong năm 2008 cũng chứng khiến sự tăng mạnh của khoản nợ phải trả, khoản mục này tăng 55,07 lần so với năm 2006 và 3,53 lần so với năm 2007 nguyên nhân do tháng 3/2008, Vincom phát hành trái phiếu ra công chúng, làm tăng mức nợ dài hạn. Thông qua các cột C, E, H ta thấy được tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn ở từng thời điểm cuối năm. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm qua các năm, đến năm 2008, tỷ suất tự tài trợ là 26,94%, giảm 33,85% so với cuối năm 2007. Ngược lại, tỷ lệ nợ phải trả / tổng nguồn vốn tăng mạnh: năm 2006 là 11,85%; năm 2007 là 39,21%; năm 2008 tăng lên 73,06%. Việc tỷ suất tự tài trợ giảm và hệ số nợ tăng mạnh đồng nghĩa với việc giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính của Vincom giảm. 57 58 Bảng 3.3 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2008 so với cuối năm… 2006 2007 2008 2006 2007 Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng % Chênh lệch về số tiền (triệu VNĐ) Tỷ lệ ( lần) Chên h lệch về tỷ trọng Chênh lệch về số tiền (triệu VNĐ) Tỷ lệ (lần) Chênh lệch về tỷ trọng A B C D E G H I K L M N O Tổng số vốn chủ sở hữu 594.521 88,1 1.933.137 60,7 1.622.503 26,9 1.027.981 2,7 -61 -310.634 0,8 -33,8 Tổng số nợ phải trả 79.886 11,8 1.246.686 39,2 4.399.063 73 4.319.176 55 61 3.152.376 3,5 33,8 Tổng số nguồn vốn 674.408 3.179.823 6.021.56 5.347.158 8,9 2.841.742 1,8 59 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2008 của Vincom) 60 c. giai đoạn 2008 – 2009 Thông qua bảng số liệu sau, ta có thể thấy được năm 2009 đã có một bước đột phá lớn trong việc thay đổi cơ cấu vốn của Vincom. Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn thay đổi năm 2008 – 2009 của Vincom ( Đơn vị: triệu VNĐ) (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-2009) - Số nợ phải trả của công ty tăng đột biến gần 250% so với năm 2008, từ 4.399 tỷ VNĐ tới tận 10.677 tỷ VNĐ. Việc gia tăng nhanh chóng này chủ yếu là do cuối năm 2009, Vincom đã trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế ra thị trường châu Á nhằm huy động vốn cho các dự án công ty đặc biệt là Eco City và Royal City. - Tổng vốn chủ sở hữu cũng tăng xấp xỉ 225% so với năm 2008, từ 1.622 tỷ VNĐ tới 3.635 tỷ VNĐ. Qua sự tăng đáng kể cả về vốn chủ sở hữu và vốn vay nói trên, có thể nói năm 2009 là năm thành công lớn của công ty Vincom trong việc huy động vốn từ công chúng trong và ngoài nước từ khi thành lập đến nay. Chỉ tiêu 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (ngàn VNĐ) Tỷ trọng (%) Tổng VCSH 1.622.503 26,94 3.635.734 25,4 Tổng nợ phải trả 4.399.063 73,06 10.677.630 74,6 Tổng nguồn vốn 6.021.566 14.313.365 61 Bảng 3.5: Bảng tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ các năm của Vincom ( Đơn vị %) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tỷ suất tự tài trợ 88,15 60,79 26,94 25,4 Hệ số nợ 11,85 39,21 73,06 74,6 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2009 của Vincom) Tuy nhiên, căn cứ theo bảng trên ta thấy, hệ số nợ của công ty đã tăng lên nhanh chóng theo các năm, và tới cuối năm 2009 con số này đã lên tới 74.6 %. Đây có thể coi là thành công của Vincom khi huy động vốn vay dài hạn nhưng cũng là sự cảnh báo đối với cơ cấu vốn bấp bênh của công ty. Có thể thấy, hiện nay Vincom đang bị phụ thuộc tài chính qúa nhiều và công ty nên cẩn thận với một cơ cấu vốn tiểm ẩn nhiểu rủi ro như vậy. 3.2 Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu Để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của công ty Vincom thông qua chỉ tiêu này, doanh nghiệp cần phải hiểu được cơ cấu nguồn vốn huy động và chi phí phải bỏ ra để huy động nguồn vốn này qua các năm qua. Nguồn vốn huy động thông qua phát hành chứng khoán của Vincom có mức tăng trưởng đáng kể và khá bền vững. Năm 2006, công ty chưa có vốn huy động từ phát hành chứng khoán. Năm 2007, nguồn vốn thu từ phát hành cổ phiếu là 800 tỷ, năm 2008 là gần 400 tỷ, giảm 2 lần so với năm 2007; năm 2009 là 800 triệu, tăng 200% so với năm 2007. Tỷ trọng của nguồn vốn đóng góp từ cổ đông cũng giảm qua các năm do công ty thấy răng lợi nhuận công ty tăng khá ổn định, vì vậy việc phát hành cổ phiếu đồng nghĩa với việc chia sẻ quyền kiểm soát. Vì vậy Vincom cân nhắc và chỉ huy 62 động vốn bằng cổ phiếu với tỷ trọng nhỏ nhằm nâng cao nguồn vốn điều lệ, tạo sự tin tưởng chắc chắn về cơ cấu vốn cho những nhà đầu tư. Năm 2009, tổng vốn điều lệ của Vincom đã tăng lên 3600 tỷ. Trong nguồn vốn huy động thì trái phiếu vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn do tính chắc chắn và những ưu điểm của hình thức này. Đặc biệt trong quý IV năm 2009, Vincom phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế. Việc này không chỉ mang lại cho Vincom kênh dẫn vốn lớn mà còn tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư về sự đa dạng trong cơ cấu vốn của Vincom. Nguồn vốn huy động tăng lên mà theo đó chi phí cho huy động vốn cũng tăng một cách tương ứng. Năm 2008, chi phí tăng 196% so với năm 2007, năm 2009, chi phí huy động tăng khá mạnh (tốc độ tăng là 164 % so với 2008). Mặc dù tốc độ tăng chi phí năm 2009 giảm đi so với năm 2008 nhưng tốc độ tăng của chi phí thì vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù Vincom cũng có những biện pháp kiềm chế chi phí nhưng chưa thực sự hiệu quả. Từ bảng 3.7 ta thấy rằng trong năm 2007, Vincom phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng, vì thế lần phát hành này yêu cầu nguồn chi phí lớn cho quảng cáo, marketing, bảo hiểm, kiểm tra đánh giá và các chi phí liên quan để đưa cổ phiếu Vincom lên sàn giao dịch. Vì vậy phần chi phí huy động vốn trong năm 2007 chiếm tỷ trọng lớn hơn các năm tiếp theo, khi mà Vincom chỉ phát hành thêm cổ phiếu thường. Hơn nữa việc phát hành cổ phiếu ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu như trong năm 2008 giúp Vincom tiết kiệm được tối đa phần chi phí tiếp thị và phát hành rộng rãi ra công chúng. Bên cạnh đó chính sách trả cổ tức trong từng năm cũng có những biến đổi nhất định khiến chi phí cũng thay đổi. Để khuyến khích công nhân viên, Vincom thực hiện chính sách trả thưởng bằng cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu với giá ưu đãi. Trên số liệu thị các chi phí liên quan tới phát hành trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn hơn cổ phiếu. Nhưng so về tỷ lệ chi phí bỏ ra trên nguồn vốn thu về thì chi phí phát hành trái phiếu nhỏ hơn một cách tương đối so với cổ phiếu. Do trái phiếu thường có 63 lãi suất cố định, trả lãi hằng năm vào cuối kì nên chi phí phải trả lãi vay của trái phiếu là không đổi. Mặc dù vậy, Vincom cũng có những chính sách nhất định: các trái phiếu Vincom phát hành ra năm đầu thường có mức lãi suất cố định. Nhưng từ năm thứ hai trở đi, mức lãi suất này được tính theo mức lãi suất thị trường cộng thêm một khoảng % lãi suất nhất định. Chính sách này giúp cho chi phí trả lãi vay của việc huy động vốn của Vincom có những thay đổi theo từng năm. Năm 2007, chi phí cho huy động vốn bằng trái phiếu của Vincom chiếm 58% tổng lượng chi phí huy động vốn. Năm 2008 tỷ trọng này tăng lên 91,78% và năm 2009 là 82,91%. Từ bảng 3.7 có thể thấy rằng năm 2007, bình quân để huy động được một đồng vốn từ phát hành cổ phiếu, Vincom phải bỏ ra 0,0933 đồng chi phí, con số này giảm đi còn 0,0719 năm 2008 (tương ứng với bằng 77,1% so với 2007) và 0,0654 năm 2009 (tương ứng bằng 91 % so với năm 2008). Con số này giảm đi cho ta thấy rằng chi phí huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu của Vincom giảm đi theo các năm. Các công ty trong lĩnh vực bất động sản thường cần những nguồn vốn lớn và có tốc độ lưu chuyển nhanh, vì thế phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu là biện pháp hữu hiệu với Vincom. Việc huy động vốn bằng cổ phiếu không có xu hướng nhất định mà tùy vào điều kiện từng năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên nói chung việc huy động bằng phát hành cổ phiếu của Vincom là khá hiệu quả. Xem xét bảng nguồn vốn và chi phí huy động vốn bằng hình thức trái phiếu của Vincom qua các năm thấy rằng: nguồn vốn huy động bằng hình thức trái phiếu tăng lên qua từng năm, và chi phí huy động vốn cũng có xu hướng tăng lên và tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của nguồn vốn. Điều này khiến cho chỉ tiêu chi phí huy động vốn/ quy mô nguồn vốn tăng lên. Ta thấy rằng năm 2007 để huy động 1 đồng vốn thì cần 0,1035 đồng chi phí. Chỉ tiêu trong năm 2008 là 0,1604; đến năm 2009, chỉ tiêu này tăng lên là 0,1863. Như vậy việc huy động vốn trái phiếu này của Vincom chưa hiệu quả và cần phải khắc phục trong tương lai. 64 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu của Vincom năm 2007 – 2009 (Các chi phí được tính dựa trên lãi suất cho vay và tỷ lệ trả cổ tức bình quân) (Đơn vị triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi phí Chi phí Tốc độ tăng trƣởng Chi phí Tốc độ tăng trƣởng Tổng chi phí huy động 178.090 349.646 196% 574.132 164% Tổng vốn huy động 1.800.000 2.399.910 133% 3.600.000 150% Chỉ tiêu chi phí/ quy mô vốn 0,0989 0,1457 147,3% 0,1594 109,4% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 – 2009 của Vincom) 65 Bảng 3.7: Bảng cơ cấu nguồn vốn và chi phí huy động của hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom năm 2007- 2009 (Đơn vị triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Chênh lệch so với năm 2007 Số tiền Chênh lệch so với năm 2008 Nguồn vốn huy độngbằng cổ phiếu 800.000 399.910 49,9% 800.000 100% Chi phí huy động bằng cổ phiếu 74.631 28.757 38,5% 52.331 181% Chi phí huy động/ Quy mô huy động vốn 0,0933 0,0719 77% 0,0654 90% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 của Vincom) 66 Bảng 3.8: Bảng cơ cấu nguồn vốn và chi phí huy động của hình thức phát hành trái phiếu của Vincom năm 2007- 2009 (Đơn vị triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Tăng trƣởng so với năm 2007 Số tiền Tăng trƣởng so với năm 2008 Nguồn vốn huy độngbằng trái phiếu 1.000.000 2.000.000 200% 2.800.000 800.000 Chi phí huy động bằng trái phiếu 103.459 320.889 210,1% 521.801 162,6% Chi phí huy động/ Quy mô huy động vốn 0,1035 0,1604 154,9 % 0,1863 116% (Nguồn: Báo cáo tài chính 2007 – 2009 của Vincom) 3.3 Đánh giá huy động vốn nói chung của các công ty trong cùng ngành Kể từ giữa năm 2008, lo ngại tình hình lạm phát và nạn đầu cơ bất động sản ( BĐS ) vốn đang diễn ra nhanh chóng, ngân hàng Nhà nước đã có nhiều biện pháp thắt chặt tín dụng bất động sản. Năm 2009, ngân hàng nhà nước đã có chỉ đạo rõ ràng là “ Kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất (cho vay kinh doanh BĐS, cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay tiêu dùng)”18. Dư nợ tín dụng cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản năm 2009 giảm gần 12% 18 Quyết định 2665/ QĐ – NHNN, Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 01/12/2009 67 so với năm 2008, con số tuyệt đối lên tới gần 20.000 tỷ đồng. Và sang năm 2010, vẫn chưa có dấu hiệu các ngân hàng nới lỏng tín dụng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chủ trương này đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư BĐS vì không có kinh phí để tiếp tục thực hiện dự án. Từ cái khó này, nhiều doanh nghiệp BĐS đã tự cứu lấy mình khi đưa vào khai thác phương thức huy động vốn bằng cách chứng chỉ hóa BĐS, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho những người có nhu cầu. Thực chất cách làm này đã phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn mới mẻ. Một số chuyên gia nhận xét, trong tình hình thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn về các khoản tín dụng như hiện nay thì việc phát hành trái phiếu được xem như là một kênh huy động vốn nhanh, hiệu quả. Hơn nữa lượng tiền mặt trong dân khá nhiều nên với cách này các doanh nghiệp đầu tư BĐS sẽ không khó khăn để tìm được nguồn vốn theo ý muốn. Ngoài ra chủ đầu tư có thể huy động vốn của nhiều đối tượng khác nhau như quỹ đầu tư, các công ty, tập đoàn bảo hiểm, tài chính... Mặt khác việc áp dụng lãi suất cũng như quá trình trả nợ qua phương thức này sẽ linh hoạt hơn so với các tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp cũng có thể chủ động hơn trong việc quản trị tài chính thông qua việc mua đi hay bán lại trái phiếu do công ty mình phát hành ra trên thị trường. Qua sự việc ngân hàng “khóa van” BĐS vừa qua, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS mới vỡ ra một điều, điểm tựa tài chính cho thị trường BĐS Việt Nam còn quá yếu, gần như duy nhất chỉ biết vay vốn từ ngân hàng mà không có một kênh huy động nào khác. Chính vì vậy khi xảy ra sự cố, các doanh nghiệp BĐS lao đao, thị trường lập tức rối loạn khiến nhiều người vô cùng lo lắng và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của thị trường còn non trẻ này. Chính vì vậy việc tạo ra nhiều kênh huy động vốn khác nhau sẽ khiến thị trường BĐS chủ động và đứng vững hơn trước mọi biến cố. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang tỏ ra rất hào hứng với phương thức huy động vốn kiểu này. Rõ ràng, tại thời điểm hiện nay khi nhiều doanh nghiệp đang bên bờ vực thẳm thì đây chính là cái phao vớt họ lên. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia huy động vốn bằng hình thức này thì người 68 mua sẽ càng có lợi do các doanh nghiệp phải chạy đua ưu ái khách hàng nhằm sớm thu được tiền thực hiện dự án. Tuy nhiên để thực hiện một cách bài bản, đúng pháp luật và lâu dài thì cần phải có những quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm đối với cả hai bên. Người mua cũng cần thận trọng, nên “chọn mặt gửi vàng” và tìm hiểu kỹ các nội dung ràng buộc giữa hai bên để hạn chế thấp nhất những mâu thuẫn, hiểu lầm, ảnh hưởng đến quyền lợi có thể phát sinh sau này, nhất là lúc đáo hạn thị trường BĐS tăng lên hoặc hạ xuống bất ngờ. Các chuyên gia cho rằng, việc doanh nghiệp "tự thân vận động" bằng cách huy động vay tiền nhàn rỗi từ cá nhân, tổ chức thông qua cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi là điều tất yếu. Tuy nhiên, cũng cần phải cân đối tỷ lệ hợp lý giữa phần vốn tự có với phần vốn vay nợ, về mặt lý thuyết cứ 2 đồng vay thì nên "thủ" 1 đồng tự có. Mặt khác, doanh nghiệp cũng không nên quá kỳ vọng vào mức lợi nhuận cao mà có thể linh động giảm giá bất động sản để bán hàng nhằm quay vòng vốn tái đầu tư khi cần. 69 CHƢƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Theo như phân tích ở chương 3 cho thấy, nói chung Vincom đã đưa ra một số chính sách để kiểm soát được chi phí huy động vốn qua thị trường chứng khoán nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn. Chỉ tiêu chi phí vốn huy đông/ quy mô vốn mặc dù vẫn tăng lên nhưng với tốc độ giảm đi theo từng năm. Trong chương 4 này, đề tài sẽ tìm hiểu lý do về mức độ hiệu quả trong việc huy động vốn của Vincom thông qua những yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Từ đó sẽ đưa ra một số giải pháp hữu ích đối với công ty cổ phần nói chung, Vincom nói riêng cũng như là nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và chứng khoán, giúp các doanh nghiệp cổ phần tìm kiếm được nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh. 4.1 Những yếu tố bên trong tác động tới quá trình huy động vốn của Vincom 4.1.1 Mạng lưới thông tin hiệu quả Một trong những nguyên nhân khiến cho việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu của Vincom diễn ra thuận lợi đó là nhờ hệ thống cung cấp thông tin kịp thời và chi tiết đến các nhà đầu tư. Website của công ty ( được xây dựng rất công phu, rõ ràng và dễ tra cứu. Nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận được những thông tin đáng tin cậy về tình hình hoạt động, các dự án sắp triển khai, các báo cáo tài chính cũng như các thay đổi trong bộ máy quản trị của công ty. Các báo cáo tài chính riêng, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tóm tắt được cập nhật thường xuyên theo từng quý. 70 Ngoài kênh thông tin trực tuyến là website của công ty, Vincom cũng mở rộng hình ảnh của mình, đăng tải tin tức thường xuyên sang các trang website đáng tin cậy và nhiều người đọc khác như: 4.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính Bài học thứ hai mà chúng ta có thể rút ra từ kinh nghiệm của Vincom đó là việc làm đẹp báo cáo tài chính cũng như những bản cáo bạch được công khai. Nhờ việc chau chuốt cho bản cáo bạch trước khi lên sàn HOSE, Vincom đã dễ dàng huy động được 800 tỷ VNĐ trong lần phát hành IPO của mình. Con số này quả thật không nhỏ đối với một doanh nghiệp mới lần đầu bước lên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, việc làm này có thể giống như “con dao hai lưỡi”, nhiều trường hợp kê khai sai lệch báo cáo tài chính đã khiến cho các công ty rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản. Thế giới cũng từng chứng kiến không ít vụ đổ vỡ do thiếu minh bạch trong quản trị dẫn đến gian dối tài chính như vụ WorldCom hay Tập đoàn Enron. Còn ở Việt Nam, có thể kể đến trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT), một trong những công ty đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam, đã hứng chịu sự giảm giá cổ phiếu "thê thảm" trên thị trường với mức giá còn bằng một nửa mệnh giá khi sự thiếu minh bạch, nếu không nói là gian dối, trong báo cáo tài chính bị bại lộ. Cổ phiếu BBT thậm chí còn bị Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM ngừng giao dịch trong một thời gian. Rõ ràng, cái mất của BBT trong tình huống này không chỉ là giá trị doanh nghiệp, mà còn là lòng tin của cổ đông, nhà đầu tư, của những đối tác kinh doanh như ngân hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu và những bên liên quan khác. Chính vì lí do này mà không chỉ có Vincom mà tất cả các công ty cổ phần đều cần phải cẩn trọng trong việc xử lý sổ sách. Phương án tốt nhất là phải xây dựng một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả. 4.1.3 Quản lý chưa chặt chẽ chi phí huy động vốn Như phân tích chỉ tiêu tại chương 3 ta thấy rằng việc huy động vốn của Vicom khá hiệu quả. Tuy nhiên, ua các năm, nguồn vốn được huy động tăng lên 71 nhưng đồng thời chi phí huy động vốn cũng tăng với tốc độ còn nhanh hơn. Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí để phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chi phí marketing, quảng cáo cùng với lãi phải trả cho các trái chủ và các cổ đông. Việc tiết kiệm chi phí trong tương lai là điều cần thiết và rất quan trọng đối với Vincom. Vincom đã đưa ra những chính sách như phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, như vậy sẽ giảm được chi phí khi phát hành ra rộng rãi thị trường ( như chi phí kiểm toán, bảo đảm, quảng cáo…). Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng lãi suất trái phiếu cố định trong năm đầu, sau đó dùng lãi suất thả nổi để tăng độ linh hoạt cho trái phiếu, cũng như góp phần vào kiểm soát chi phí trả lãi cho trái chủ. Tuy nhiên theo chỉ tiêu tính toán tại chương 3, chi phí huy động vốn bằng trái phiếu vẫn chưa hiệu quả. 4.2 Những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình huy động vốn của Vincom 4.2.1 Chứng khoán vẫn chủ yếu để “lướt sóng” Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, hệ thống ngân hàng phần nào giảm tải được gánh nặng cung cấp nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn cho nền kinh tế, nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn. Các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán không hẳn vì mục đích dài hạn, nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến hệ số P/E (hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập của cổ phiếu đó mang lại) mà chủ yếu là giá cổ phiếu hàng ngày, mua để “lướt sóng”, kiếm chênh lệch giá. Có lẽ, đó là lý do để nói rằng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ tổng vốn giao dịch trên thị trường chứng khoán được chuyển vào khu vực sản xuất kinh doanh, mà dẫn chứng là những năm thị trường chứng khoán hưng thịnh như 2007 thì tỷ lệ này cũng chỉ có 20%, phần còn lại chỉ chuyền tay, lướt sóng từ người này sang người khác. Tuy chứng khoán của công ty Vincom vẫn được các nhà đầu tư mua nhiều nhưng bởi vì Vincom là công ty lớn, có giá trị doanh nghiệp khá vững chắc, nhưng đối với những công ty mới bắt đầu lên sàn chứng khoán, hoặc những công ty cổ phần khác có quy mô nhỏ thì chứng khoán của các công ty này vẫn chưa thực sự thu hút được sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Xu hướng “lướt sóng” chứng khoán 72 khiến cho nhiều công ty cổ phần gặp khó khăn khi kiếm tìm nguồn vốn trung và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.2.2 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh Một yếu tố nữa tác động đến quá trình huy động vốn của không chỉ Vincom mà các công ty cổ phần khác đó là hệ thống pháp lý điều chỉnh trên thị trường chứng khoán. Khi có một hệ thống pháp luật tiêu chuẩn thì các công ty cũng như những nhà đầu tư có thể yên tâm hơn vì quyền lợi của mình được đảm bảo. Thực tế tại Việt Nam, hệ thống pháp lý mới chỉ bước đầu hình thành và đang hoàn thiện. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán chưa đồng bộ, cơ chế hoạt động chưa thật hoàn chỉnh. Các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán... tuy đã được áp dụng nhưng còn ở phạm vi hẹp. Thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết cho thị trường phi tập trung (OTC), hoạt động định mức tín nhiệm, các công cụ phái sinh …, nên chưa tạo được hành lang pháp lý nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình. Chính lí do này khiến cho không ít những người có tiền nhàn rỗi trong dân chúng không dám đầu tư vào thị trường chứng khoán, từ đó cũng làm giảm một phần hiệu quả huy động vốn của các công ty cổ phần nói chung, Vincom nói riêng. 4.2.3 Tính thanh khoản của thị trường còn yếu Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu...có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu. Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng. Tính thanh khoản của thị trường Việt Nam thực sự còn rất yếu, cả nước chỉ có 2 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất đó là sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các công ty thường xuyên có những đợt phát hành 73 chứng khoán lẻ tẻ, khiến cho các cơ quan khó thống kê, kiểm soát cũng như nắm bắt thông tin. Việc phát triển các hình thức chứng khoán phái sinh còn rất sơ khai. Với những đặc điểm như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam không thu hút được các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, từ đó chưa tạo được điều kiện tốt nhất để cho các doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt công tác huy động vốn. Từ những bài học của Vincom, đề tài đưa ra một số giải pháp cho các công ty cổ phần và một số kiến nghị đối với nhà nước để có thể giúp các công ty dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. 4.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu đối với các công ty cổ phần 4.3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty Trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà đầu tư thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của công ty. Nếu công ty muốn nhanh chóng huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi của nhà đầu tư, thì một bộ tài liệu chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ là rất cần thiết. Văn bản này càng trung thực và rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Các nhà đầu tư lớn và nhỏ lể hầu như đều sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực, lập tức họ sẽ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của công ty. Bên cạnh đó, một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Sau những vụ bê bối tài chính lớn như Enron, Worldcom... giờ đây các công ty trên thế giới đã quan tâm hơn đến bộ máy kế toán. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi nếu cứ tiếp tục xem thường bộ máy kế toán như trước đây, thì chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những “vết xe đổ”. Và do vậy lòng tin của các nhà đầu tư sẽ giảm sút nghiêm trọng. Nhiều hãng lớn của châu Âu như Orcale, Vodaphone đã quy định: nếu chưa am hiểu về kế toán, nhà quản lý phải bổ sung kiến thức chuyên môn bằng cách tham dự các khóa học ngắn hạn do trường đại học hoặc trung học kinh tế tổ chức. Thời gian học khoảng từ hai đến sáu tháng, sau đó có thể học tiếp lớp nâng cao hoặc tham khảo sách chuyên ngành. Nhà quản lý doanh nghiệp hiểu biết về kế 74 toán, tất nhiên, không phải để tự mình làm lấy các công việc lập sổ sách, mà là để kiểm tra lại tính chính xác của những thông tin cấp dưới báo cáo, giúp cho công tác quản lý, điều hành và ra quyết định hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế hơn. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp có thể tiết kiệm được chi phí lựa chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh làm cơ sở để huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi nhuận của công ty. 4.3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, bạn còn phải thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nhà tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính. Bạn nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM)..., bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ “tiết lộ” hoạt động của công ty bạn, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,… về tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, có những chỉ số vừa cần thiết cho các nhà tài trợ vốn khi muốn tìm hiểu về thực lực của công ty bạn, vừa giúp “trang điểm” cho hình ảnh công ty rất hiệu quả: - Tỷ lệ giá/lợi nhuận (P/E): Cho đến nay, tỷ lệ này được sử dụng phố biến nhất để đánh giá cổ phiếu và tình hình tài chính của công ty, thể hiện bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi USD lợi nhuận của công ty. - Tỷ lệ giá/doanh thu (P/S): Chỉ số này có thể được sử dụng để nhận ra những công ty có mạng lưới kinh doanh ổn định, nhưng lợi nhuận có thể giảm sút sau quá trình phát triển quá nóng. 75 - Tỷ lệ giá/lưu lượng tiền mặt (P/C): Con số doanh thu và lợi nhuận mà công ty báo cáo là “sản phẩm” của những quy tắc tính toán phức tạp có thể được vận dụng để làm sai lệch số liệu. Lưu lượng tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh có thể đưa ra một bức tranh xác thực hơn. - Tỷ lệ giá/giá trị sổ sách (P/B): Tỷ lệ này được dùng để đánh giá giá trị toàn mạng lưới của công ty đối với các máy móc, thiết bị và các tài sản khác, thường được sử dụng để tìm kiếm các mục tiêu tiếp quản. 4.3.3 Tài sản bảo đảm Trong quá trình huy động vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền vốn huy động cần được đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như thị trường mà công ty bạn đang kiểm soát. Bạn nên chứng minh cho nhà tài trợ thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà bạn đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối… còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ chức chuyên nghiệp định giá công ty của bạn sẽ rất cần thiết để việc huy động vốn của bạn được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn. 4.3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn Trong các kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà tài trợ là những rủi ro tài chính do sự biến động của thị trường, như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, đồng nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã,… Các nhà tài trợ vốn sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra. Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm ra quyết định, công ty nên có các phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, đồng thời việc giải thích càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng có lợi cho bạn bấy nhiêu. 4.3.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hoạt động hiệu quả Muốn huy động vốn bằng cổ phiếu hay trái phiếu một cách hiệu quả, điều quan trọng đối với các công ty cổ phần là phải có những lãnh đạo sáng suốt, có 76 tầm nhìn rộng và phải am hiểu bản chất của các công cụ chứng khoán cũng như tâm lý các nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ. Tiếp theo là đội ngũ nhân viên trung thành, nhiệt tình, năng động, Điều này càng cần thiết hơn khi đất nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa mở rộng kinh tế thị trường toàn phần. Sắp tới, các doanh nghiệp nói chung, các công ty cổ phần nói riêng, phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của của rất nhiều những công ty nổi tiếng và giàu kinh nghiệm nước ngoài. Chính vì thế, nhân lực là một vấn đề quan trọng, là yếu tố quyết định và cần bồi đắp ngay từ bây giờ, tránh việc chảy máu chất xám. 4.3.6 Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng Một công ty có chiến lược khôn ngoan thì phải có tầm nhìn dài hạn cho mỗi công việc và cả những mối quan hệ mà mình có. Đối với việc huy động vốn cũng tương tự như vậy, đừng để đến khi cần vốn mới lập kế hoạch huy động vốn hay tìm kiếm nhà đầu tư. Tìm kiếm và nuôi dưỡng các nhà đầu tư là một nhiệm vụ dài hạn. Để thành công, các công ty cần theo đuổi những nhà đầu tư tiềm năng trong một thời gian dài trước khi cần tới tiền của họ Quá trình nuôi dưỡng những nhà đầu tư có thể được chia ra làm 4 bước như sau: Bƣớc 1: Tìm kiếm những nhà góp vốn tiềm năng - Tìm nhà đầu tư ở đâu? Đây là vấn đề nhiều công ty băn khoăn nhưng nhiều công ty không biết rằng họ có thể có nhiều cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư hơn họ nghĩ. Các ngân hàng hay nhân viên kế toán hiển nhiên là những người trung gian, đồng thời đó có thể là một người hàng xóm làm việc trong một công ty luật chuyên về tài chính, một người bạn học cũ làm việc trong một Quỹ đầu tư mạo hiểm, hay một người thân trong gia đình đang điều hành một công ty đầu tư nào đó. 77 - Trong giai đoạn này các công ty nên tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng với tất cả tình cảm không khác gì tình yêu của họ dành cho các ý tưởng kinh doanh. Và đừng ngại ngần “ quăng một mẻ lưới rộng “. Các nhà đầu tư luôn mong chò các công ty tốt để trợ giúp và hạnh phúc tìm hiểu về chúng. Bƣớc 2: Tiếp cận - Khi đã tìm thấy, trước hết đừng đề nghị những nhà đầu tư tiềm năng đó bất cứ điều gì ngoài việc giới thiệu về các bản thân của công ty mình. Tiếp theo lời giới thiệu nên là một bức thư hay email giải thích ngắn gọn những gì công ty mình đang làm và tại sao các nhà đầu tư có thể muốn biết về nó. Song đừng đè nặng lên đôi vai các nhà đầu tư bằng các file PDF hay các bảng biểu excel với đầy các thông tin bán hàng tiếp thị. - Hãy tìm hiểu kỹ các nhà đầu tư này. Ví dụ như hãy vào tìm kiếm tại Google cũng như nhiều trang mạng lưới kinh doanh khác tại địa phương. Hãy tìm xem nhà đầu tư tương lai thích nói chuyện về công việc tại bữa trưa, tại quán trà hay công viên. Đồng thời, hãy luôn tuân theo các đề nghị về thời gian và địa điểm, thậm chí bạn phải hoãn lại cuộc họp trong một vài tuần hay một vài tháng. Bạn cần nhớ rằng mục tiêu của bạn là một mối quan hệ lâu dài. - Hãy thể hiện niềm đam mê đối với sản phẩm hay ý tưởng của công ty, nhưng đừng khoe khoang về các thành công của mình. Thay vào đó, hãy đề nghị nhà đầu tư cho công ty các lời khuyên. Có thế, họ sẽ cảm thấy gắn kết tình cảm với sự tăng trưởng của công ty. Tại giai đoạn này, không nên hướng tới đơn lẻ một hai nhà đầu tư. Hãy gặp gỡ nhiều nhất các nhà đầu tư tiềm năng có thể. Khi đã biết về họ, phạm vi sẽ thu hẹp lại. Bƣớc 3: Xây dựng mối quan hệ - Điều quan trọng là giữ cho các nhà đầu tư tiềm năng luôn quan tâm tới công ty, cho dù đó là thông qua những cập nhập định kỳ hay các tấm thiệp thỉnh thoảng sau khi bạn gặp gỡ họ. Những nhà huy động vốn chuyên nghiệp cho rằng những tiếp xúc kiểu này nên định kỳ hàng tháng. Những người khác thì khuyên rằng bạn nên chia sẻ các thông tin quan trọng đặc biệt. 78 - Tất cả những điều này để chuẩn bị cho khi hoạt động kinh doanh của bạn có được một bước tiến mới về phía trước, thời điểm thích hợp cho việc đề xuất một cuộc gặp gỡ khác – nơi mà bạn đề xuất kêu gọi vốn góp – đã đến. Bƣớc 4: Gắn kết - Khi sẵn sàng đề cập tới chủ đề tiền bạc, bạn có thể thấy rằng không quá khó khăn với việc đưa ra một gợi ý. - Thậm chí nếu không có ai “quăng” tiền cho bạn, bạn vẫn có thể biết rõ ai là nhà đầu tư tiềm năng tốt nhất của mình và bao nhiêu tiền họ sẵn lòng đầu tư vào công ty bạn. Bạn cũng nên xác định rõ mình cần bao nhiêu tiền và bạn sẵn lòng từ bỏ những gì để có được nó – có thể là một chiếc ghế trong hội đồng quản trị hay một vài vị trí cố vấn khác. Hãy đề nghị hơn một cuộc gặp với các nhà đầu tư của bạn và nói chuyện với họ về các mục tiêu của công ty bạn một cách chân thực nhất. 4.3.7 Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt được mục tiêu Đối với cổ phiếu, các nhà quản trị công ty cổ phần phải tính toán huy động vốn cách nào để vốn gọi được nhiều nhưng chỉ chia quyền quản trị ít. Cổ đông có ba quyền là quản trị công ty, chia lợi nhuận và sau này được chia tài sản còn lại. Bỏ tiền ra, chấp nhận lời ăn lỗ chịu, cổ đông thường muốn được quản trị công ty. Trái lại người lập ra công ty lại không muốn quyền quản trị của mình bị chia xẻ cho nhiều người. Để thực hiện được mục tiêu huy động với chi phí và lợi ích bị mất thấp nhất, khi phát hành cổ phiếu mới, các công ty cổ phần ngoài việc phát hành những cổ phiếu thông thường nên chú ý tới 3 cách “ dụ dỗ” cổ đông hiện có hay các nhân viên cấp cao của mình như sau: Cách thứ nhất là phát hành cổ phiếu lựa chọn (stock option) cho nhân viên. Khi cầm nó nhân viên được quyền mua hay bán một số chứng khoán của công ty 79 theo một giá đã định trước khi hết hạn vào một ngày nào đó. Cổ phiếu lựa chọn có thể là một Call option cho họ quyền mua hay một Put option cho họ quyền bán. Với giá đã định, người nắm Call option có lợi khi giá chứng khoán của công ty tăng trên thị trường chứng khoán vào lúc đến hạn mua, thì được mua với giá cũ. Nếu giá chứng khoán xuống thì người có Put option có lợi vì được bán cho công ty với giá đã định cao hơn giá hiện thời. Phần thưởng cho họ nằm ở sự chênh lệch giá. Cách thứ hai là ấn định quyền (rights) cho người nắm cổ phiếu thông thường. Có rights họ được quyền mua một số cổ phiếu thông thường mới phát hành với một giá đã ấn định, nếu mua trước một ngày nào đó thường là một năm. Đến ngày hết hạn mà giá chứng khoán của công ty lên thì họ có lời vì được mua với giá cũ. Cách thứ ba là Cổ phiếu bảo đảm (stock warrant) dành cho những ai có cổ phần ưu đãi hay có trái phiếu. Ai có nó sẽ được mua chứng khoán của công ty với giá đã định trước một ngày hết hạn nào đó. Khi ấy nếu giá lên thì họ có lời. Đối với trái phiếu, các công ty cổ phần Việt Nam ít dùng đến hình thức này để huy động vốn ngoại trừ những công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vì mệnh giá trái phiếu thường lớn trong khi những người hoạt động chủ yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại chủ yếu là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên đây là một kênh huy động vốn dài hạn rất hiệu quả, tốn ít chi phí hơn là việc vay vốn ngân hàng và không bị chia quyền quản trị công ty như cổ phiếu. Để tăng sức cuốn hút cho loại hình này, nhiều công ty đã nghĩ tới việc gắn trái phiếu với hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là những doanh nghiệp bất động sản. Ví dụ như: trái phiếu doanh nghiệp liên quan tới bất động sản (còn gọi là trái phiếu bất động sản) tức là trái phiếu có gắn quyền mua bất động sản. Mới đây nhất, năm 2008 công ty Sacomreal đã thử nghiệm phát hành rất thành công 80 loại trái phiếu này. Sự kiện này đã mở ra nhiều hướng đi mới cho nhiều công ty cổ phần Việt Nam trong việc tiếp cận loại hình huy động vốn triển vọng này. 4.4 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng Việc phát triển của các công ty trong nước là yếu tố quan trọng để củng cố nền kinh tế nước nhà, vì vậy, nhà nước và các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ các công ty trong nước tìm kiếm được nguồn vốn tài trợ cho những hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là một số kiến nghị đối với nhà nước để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động huy động vốn của các công ty cổ phần. - Nhà nước cần thực hiện nhiều biện pháp hơn để “Tái cấu trúc thị trƣờng tài chính”, xác định lộ trình, tách bạch chức năng thị trường tiền tệ và thị trường vốn, nhằm hướng thị trường tài chính đến sự phát triển bền vững - Thị trường chứng khoán cần phải được phát triển lành mạnh, có sự quản lý và giám sát tốt. Để dần dần, tạo ra tâm lý và hành vi đầu cơ đúng đắn chứ không để người ta biến đó thành chỗ lướt sóng. Ở đó là nơi để các nhà đầu tư có tổ chức hoạt động, chứ không phải “toàn dân chơi chứng khoán” như bây giờ. - Thêm vào đó, nhà nước phải tạo ra môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định từ chính sách phát triển, chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định giá cả…thì mới thu hút được các nhà đầu tư lâu dài. Còn nếu môi trường kinh tế chưa ổn định thì ngay cả gửi tiền ngân hàng, người dân vẫn không dám gửi dài. - Ngoài ra, một điều không thể không nhắc đến là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tới thời điểm này đang bị “hụt hơi”, khi khá nhiều doanh nghiệp nhà nước không muốn trở thành doanh nghiệp đại chúng. Sở dĩ như vậy là bởi họ quá coi trọng và so bì về giá như thời điểm hoàng kim 2006 - 2007, trong khi nếu tồn tại theo mô hình cũ, vừa được hưởng “bầu sữa mẹ” từ nhà nước, vừa không “bị” minh bạch. - Xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam phù hợp với chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020, phân định rõ vai trò của 81 các thành viên tham gia thị trường trong việc thực hiện chiến lược, chú trọng nâng cao tính chủ động của các công ty cổ phần trong việc phát hành chứng khoán phục vụ cho mục tiêu phát triển . - Tập trung xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán: Pháp luật mỗi nước đều có những điều chỉnh rất đa dạng và phong phú đối với hoạt đông huy động vốn, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cũng như những đặc điểm của thị trường mà pháp luật kinh doanh có những quy định khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật Việt Nam đối với các hoạt động trên thị trường tài chính còn ít, sơ sài và chưa được phổ biến rộng rãi. Đứng trước thềm mở cửa thị trường hoàn toàn, việc đầu tư một hệ thống luật pháp chặt chẽ, công bằng là điều rất cần thiết nhằm tạo cảm giác an toàn cho các công ty cổ phần và cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Huy động vốn trên thị trường tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên các nhà hoạch định luật và chính sách có thể nghiên cứư luật và những kinh nghiệm từ các nước đã phát triển. Ví dụ như: trong luật của Pháp và một số nước Latinh, việc gọi vốn của công ty được quy định ngay từ khi nó được thành lập. Pháp luật đề ra loại trách nhiệm hữu hạn nếu gọi vốn riêng tư và cổ phần nếu gọi vốn công chúng. Ranh giới gọi vốn đã được định. Muốn thay đổi phương thức huy động vốn phải đổi hình thức công ty. Luật kinh doanh của Mỹ thì làm khác. Mỹ không định loại hình công ty lúc đầu mà để cho công ty trong quá trình hoạt động sẽ chọn cách gọi vốn. Và từ cách gọi vốn đó công ty có một loại hình. Nếu chọn cách gọi vốn riêng tư thì công ty không phải đăng ký với Sở giao dịch chứng khoán và công ty sẽ là loại “Closely held corporation”. Nếu gọi vốn của công chúng thì phải đăng ký và lúc đó nó là một “Public corporation” đại chúng. Nói chung, các công ty ở Mỹ được chủ động về vốn, không ai quản lý vốn của họ. Luật pháp kinh doanh của Mỹ coi số vốn đã đăng ký là tài sản để trả nợ khi công ty phá sản. Vốn phải phục vụ kinh doanh, nên trong hạn mức vốn đã đăng ký với chính quyền, công ty có quyền tăng hay giảm một cách linh hoạt số vốn ấy; có sao thì trả lời với chủ nợ sau này. Để có vốn dài hạn lúc đầu, hay tăng vốn sau này; công ty bán các loại cổ phiếu thường và ưu đãi. Nếu những thứ này 82 chỉ bán cho một nhóm nhỏ, gồm những người thân quen, thì họ không phải đăng ký ở Sở giao dịch chứng khoán. Nếu bán cho công chúng thì phải đăng ký. Trong những lần tăng vốn sau, công ty có thể ấn định các loại warrants, options và rights, và những thứ này cũng được bán ra thị trường. Dù bán cho công chúng hay bán trong chỗ riêng tư, thì công ty vẫn phải làm ăn lời lãi, nếu không thì chẳng có tiền chia lời hay trả lãi cho cổ đông. Với những quy định về huy động vốn như vậy, các công ty sẽ luôn hoạt động rất nhộn nhịp kể cả trong những thời điểm giá chứng khoán tụt dốc. Đồng thời với đó, các công ty thường xuyên có được những nguồn vốn cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh của mình trên thương trường. - Ban hành các quy định, cơ chế cụ thể cho phép hình thành tổ chức định mức tín nhiệm, đảm bảo tính độc lập, chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động. Cần học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp trên thế giới. Công ty định mức tín nhiệm (CRA) rất quan trọng đối với sự phát triển thị trường vốn của mọi nền kinh tế. Công ty định mức tín nhiệm là loại hình phù hợp nhất cho thị trường vốn Việt Nam và cũng phù hợp nhất với các nước phát triển. Đối tượng đánh giá của công ty định mức là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước. Các chủ thể tham gia thị trường khó có thể nhận ra rủi ro lãi suất tiềm tàng (tức là giá) của một trái phiếu nếu không có hoạt động định mức tín nhiệm. Điều này sẽ buộc các nhà đầu tư muốn mua phải làm các bước như: tự phân tích chi phí đầu tư trái phiếu một cách tốn kém; mua trái phiếu không định hướng; và cuối cùng có thể là không mua. Với sự ra đời của công ty định mức tín nhiệm, nhà đầu tư có nhu cầu mua trái phiếu có thể thông qua đánh giá của công ty này để chọn được doanh nghiệp vừa có khả năng mang lại lợi nhuận cao vừa đảm bảo tính an toàn. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát thị trường chứng khoán trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý trên cơ 83 sở đánh giá rủi ro (risk-based), đồng thời sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như một công cụ giám sát thị trường hữu hiệu. Song song với hệ thống quản lý giám sát phải có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những thành viên không tuân thủ quy tắc thị trường. - Ngoài việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, cần thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm tăng thanh khoản cho thị trƣờng nhƣ: Cơ cấu lại danh mục trái phiếu bằng cách mua lại các lô trái phiếu đã phát hành lẻ tẻ để phát hành trái phiếu mới với quy mô lớn, đạt chuẩn về mã trái phiếu, lãi suất, kỳ hạn…. tạo cơ sở hình thành đường cong lãi suất chuẩn, sử dụng linh hoạt các công cụ như: Chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, cầm cố trái phiếu Chính phủ; từng bước phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh nhằm tăng thanh khoản cho thị trường thứ cấp. 84 KẾT LUẬN Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cổ phần trong nền kinh tế thị trường hiện đại là một tất yếu khách quan do nhu cầu của thị trường rất đa dạng và phong phú mà các hình thức công ty nhà nước hay tư nhân không thể đáp ứng được hết. Hơn nữa các doanh nghiệp cổ phần với đặc tính nhạy cảm, thích ứng nhanh, dễ dàng xâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường có vai trò đáng kể trong việc làm nền kinh tế năng động hơn, thu hút vốn và tạo thêm nhiều việc làm. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong đó thiếu vốn là vấn đề khó khăn nhất. Tuy tỷ trọng cho doanh nghiệp cổ phần vay vốn tín dụng ngân hàng tăng lên đáng kể trong những năm qua nhưng việc thiếu vốn kinh doanh vẫn xảy ra trầm trọng. Phần vốn này phải được trang trải bằng vốn tự có và những hình thức huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Tuy nhiên những hình thức và xu hướng mới này vẫn chưa được xem xét và đánh giá một cách đầy đủ. Vì vậy đề tài này đã đưa ra những cái nhìn chung và đi sâu vào phân tích cũng như đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho các công ty cổ phần. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Bùi Nguyên Hoàn (2002) “ Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”, NXB Lao động. 2. TS. Đàm Văn Huệ (2006) “ Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. Mạc Quang Huy (2008) “ Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, NXB Thống kê 4. Phạm Thị Thanh Tâm, Phan Trần Trung Dũng - Luận văn: “Sử dụng các công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu để huy động vốn” , ĐHNT, 2005. 5. Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, NXB Lao Động. 6. Luật Chứng khoán 2006, NXB Lao Động. 7. Niên giám thống kê 2007-2008-2009, NXB Tổng cục thống kê Việt Nam. 8. Hàm Yên, “Ngân hàng Nhà nước can thiệp mạnh để bình ổn thị trường”, Sài Gòn online (25/11/2009) - www.sggp.org.vn 9. Nguyễn Tuyết Mai (dịch từ Business week), “Huy động vốn một cách thông minh” (13/12/2007) 10. Minh Giác, “Việt Nam phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế: đắt hàng do lãi suất”, (25/01/2010), 11. ThS. Bùi Thu Thủy “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam” (25/09/2009) www.stox.vn 12. “Công ty cổ phần Vincom phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế” (19/11/2009) www.vincom.com 13. “Phong trào phát hành trái phiếu chuyển đổi” (22/6/2010), 86 14. Kevin Hamlin “Phân tích tình hình phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh Việt Nam” ( dịch), tạp chí Institutional Investor số tháng 9/2006 . 15. “Báo cáo tài chính công ty Vincom 2006 – 2007 – 2008 – 2009”, www.vincom.com 16. “ Bản cáo bạch niêm yết lần đầu của Vincom 2007”, www.vincom.com 17. “ Bản cáo bạch phát hành trái phiếu 2009”, www.vincom.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Luận văn liên quan