Đề tài Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phố Cần Thơ

TÀI LIỆU CÓ DUNG LƯỢNG DÀI 60 TRANG BAO GỒM CẢ MỤC LỤC: Trang bìa . i Trang duyệt .ii Mục lục .iii Danh mục bảng . v Danh mục biểu đồ . . vi Tóm lược vii CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 2.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT . 3 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Cần Thơ có những đặc trưng như sau 3 2.2 ĐẶC ĐIỂM CHĂN NUÔI GÀ . . 4 2.2.1 Đặc điểm cơ bản của gà 4 2.2.2 Đặc điểm của ngành chăn nuôi gà . . 5 2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH . 6 2.3.1 Chi phí 6 2.3.2 Giá thành . 6 2.3.3 Doanh thu . . 6 2.3.4 Lợi nhuận . . 6 2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận . 6 2.4 CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ . 7 2.4.1 Hộ chăn nuôi . . 7 2.4.2 Thương lái . 8 2.4.3 Lò mổ . 8 2.4.4 Bán lẻ . 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 9 3.1 PHƯƠNG TIỆN 9 3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 9 3.2.1 Địa điểm 9 3.2.2 Thời gian . 9 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu . 9 3.2.4 Phương pháp xử lý . 9 3.2.5 Các chỉ tiêu phân tích . 10 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN . 11 4.1 NGƯỜI CHĂN NUÔI . 11 4.1.1 Tình hình chung của người chăn nuôi . . 11 4.1.2 Chi phí chăn nuôi từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng . . 14 4.1.3 Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi . 16 4.2 THƯƠNG LÁI . 19 4.2.1 Tổng quan về thương lái . 19 4.2.2 Hiệu quả kinh tế của thương lái . 20 4.3 BÁN LẺ . . 24 4.4 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC CÔNG ĐOẠN 28 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ . 29 5.1 KẾT LUẬN . . 29 5.2 ĐỀ NGHỊ . . 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 31 PHỤ LỤC . . 32

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổn định nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu; mở rộng việc cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa trong và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Cục thống kê TP Cần Thơ, Tình hình kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ, Ước tháng 12 năm 2007). 2.2 ĐẶC ĐIỂM CHĂN NUÔI GÀ 2.2.1 Đặc điểm cơ bản của gà Gà là một loài gia cầm, thuộc lớp chim, với một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻ nhiều, lớn nhanh…). Cũng do vậy, con gà có những thế mạnh và điểm yếu qua cách nhìn của con người. GVHD: Võ Văn Sơn 4 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … - Điểm mạnh: hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm ở gà rất lớn. Một gà mái có thể sinh ra một lượng sản phẩm (trứng) nặng gấp 8 lần cơ thể của nó trong vòng 12 tháng, một gà thịt đạt khối lượng cơ thể gấp 50 lần khối lượng sơ sinh chỉ sau 8 tuần lễ. Như vậy tiềm năng về sức sản xuất của gà rất lớn. - Điểm yếu: cần chú ý đến 2 điều: + Một là: vì không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ dày (nhất là giống gà thịt) thân nhiệt cao nên gà chỉ thích hợp với những nơi, những lúc có nhiệt độ thấp, gà chịu rét tốt nhưng chịu nóng kém. + Hai là: do cường độ trao đổi chất cao nên gà rất mẫn cảm với các bệnh về dinh dưỡng và thời tiết, khí hậu, đặc biệt với các giống gà cao sản; điều thường gặp nhất là các bệnh do thiếu vitamin và khoáng chất (vi lượng) trong thức ăn. (Trần Trung Vĩnh - Nguyễn Mộng Giao, Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, 2002) 2.2.2 Đặc điểm của ngành chăn nuôi gà Gà cung cấp cho thị trường thức ăn, lao động và lợi nhuận: - Cung cấp một số lượng lớn sản phẩm (thịt, trứng) giàu chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người. - Phát triển chăn nuôi gà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là những người lao động ở những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển. - Mức lợi nhuận còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng nếu có biện pháp chăn nuôi thích hợp (giống, thức ăn, thuốc thú y, cách và thời gian chăm sóc…) thì khả năng thu lợi nhuận sẽ cao hơn. Gà tận dụng thức ăn sẵn có trong thiên nhiên, thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt. Ngoài mục đích chính là sản xuất thịt và trứng có hiệu quả, người chăn nuôi còn có thể kết hợp nuôi chăn thả với việc bảo vệ mùa màng theo hệ sinh thái kết hợp. Phân gà được dùng bón cho cây trồng giúp người dân tiết kiệm được tiền đầu tư mua phân bón và bảo vệ được môi trường không bị ảnh hưởng độc hại do lạm dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. (Cẩm Nang Chăn Nuôi Gia Súc - Gia Cầm Tập II, 2004) GVHD: Võ Văn Sơn 5 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … 2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH 2.3.1 Chi phí Chi phí sản xuất là tất cả các chi phí bỏ ra để thu được sản phẩm gà. Đối với người chăn nuôi, bao gồm các chi phí như chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí điện nước, chi phí thú y… Đối với thương lái, các chi phí gồm có: vận chuyển, thu mua, chi phí lò mổ, chi phí kiểm dịch thú y,… Đối với người bán lẻ, các chi phí bao gồm: chi phí vận chuyển, thu mua, thuê lao động, thuế, hoa chi… 2.3.2 Giá thành Giá thành sản phẩm gà là biểu hiện bằng tiền toàn bộ về hao phí lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một con gà từ lúc mua đến lúc xẻ thịt bán ra các loại thịt. 2.3.3 Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được khi bán sản phẩm. Doanh thu là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm. Doanh thu = Số lượng x Đơn giá 2.3.4 Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, nên nó có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí 2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số nhằm đánh giá về hiệu quả lợi nhuận của chi phí đầu tư. Nó được xác định bởi phần trăm lợi nhuận so với chi phí sản xuất. Tỷ xuất lợi GVHD: Võ Văn Sơn 6 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … nhuận cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận / Tổng chi phí) x 100 2.4 CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ 2.4.1 Hộ chăn nuôi Bao gồm các công đoạn chăn nuôi: - Ấp trứng: thời gian ấp nở trung bình là 21 ngày, nếu có kỹ thuật ấp trứng tốt thì sẽ ít bị rủi ro và ít tốn công nhất. - Nuôi gà thịt: nuôi gà từ lúc mới nở đến khoảng 3 - 4 tháng (tùy theo từng giống gà), chu kỳ sản xuất ngắn thích hợp với mọi qui mô từ vài con đến vài nghìn con. Trong việc nuôi gà thịt, về mặt quản lý - việc tính toán thời điểm xuất chuồng thích hợp là rất quan trọng vì sau thời điểm này gà thường ăn rất khỏe nhưng lớn rất chậm. Tốt nhất là phải sắp xếp làm sao để gà vừa đủ tiêu chuẩn (thể trọng) là xuất chuồng được ngay, nếu kéo dài thường xảy ra nhiều rủi ro và sinh chi phí sẽ rất lớn. - Nuôi lấy trứng: sản phẩm ở đàn gà này là trứng thực phẩm (trứng thương phẩm - khác với trứng để ấp: trứng giống là trứng không có trống). Chu kỳ sản xuất của việc nuôi gà trứng khá dài, thường từ 12 - 20 tháng. Tùy theo việc đầu tư ban đầu (nuôi từ gà mới nở hay gà hậu bị). Khác với nuôi gà thịt: nuôi ngắn ngày hơn và thu hồi vốn một lần, gà trứng có cả một chu kỳ dài vừa đầu tư, vừa thu hồi vốn và lợi nhuận (vốn được chu chuyển hằng ngày). Việc đầu tư ban đầu để nuôi gà trứng cũng tốn kém hơn so với cùng số lượng gà nuôi thịt. Do sản phẩm không tập trung vào một vài thời điểm mà rải đều đặn, thường xuyên trong cả một thời gian dài nên việc tiêu thụ (đầu ra) không bị căng thẳng, dồn ép mà hoàn toàn có thể chủ động về kế hoạch. - Nuôi sinh sản: khác với “nuôi lấy thịt” và “nuôi lấy trứng”, sản phẩm của việc nuôi gà sinh sản là quả trứng giống, nghĩa là quả trứng để đưa vào ấp ra những GVHD: Võ Văn Sơn 7 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … con gà giống (giống thịt, giống trứng, ….). Do vậy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn việc nuôi thương phẩm. Chu kì sản xuất của gà sinh sản thường là 18 tháng gồm 6 tháng nuôi gà con, gà hậu bị và 12 tháng nuôi gà đẻ lấy trứng ấp giống. Khác với nuôi lấy thịt và lấy trứng, qui mô đàn của “nuôi sinh sản” không thể nhỏ, phải tính bằng trăm, bằng nghìn gà mái. Ngoài ra phải nuôi cả gà trống, yêu cầu kỹ thuật (ăn, ở, chăm sóc, phòng bệnh…) đều cao hơn hẳn… do vậy đương nhiên là phải có một số vốn ban đầu đủ lớn (kể cả cơ sở chuồng trại) so với qui mô định nuôi thì hãy tính đến chuyện nuôi gà sinh sản. 2.4.2 Thương lái Thương lái là những người kinh doanh gà bằng cách thu mua gà ở các nông hộ từ khắp nơi mang đến lò mổ tập trung. Ngày nay, thương lái không cần phải đi khắp nơi để tìm nguồn hàng mà họ chỉ mua những nơi quen biết. Gà ở các nông hộ khi đạt được trọng lượng nhất định thì họ mới gọi trực tiếp cho thương lái đến xem và mang đi. Sau đó đưa đến lò mổ, giết mổ, xẻ thịt và đem bán cho những người bán lẻ. 2.4.3 Lò mổ Hiện nay đa số các thương lái đều tự giết mổ nên lò mổ hoạt động chủ yếu là dịch vụ cho các thương lái thuê mướn chỗ giết mổ và dưới sự kiểm dịch của thú y. 2.4.4 Bán lẻ Sau khi thương lái mua gà từ các nông hộ mang đến lò giết mổ để xẻ thịt và bán lại cho người bán lẻ dưới hình thức nguyên con hoặc xẻ thịt bán theo từng loại. Người bán lẻ là những người kinh doanh sản phẩm thịt sau khi giết mổ bằng cách định giá cho các loại thịt và bán ra thị trường tiêu thụ. (Nguyễn Mạnh Duy, 2007) GVHD: Võ Văn Sơn 8 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1 PHƯƠNG TIỆN - Phiếu phỏng vấn các hộ chăn nuôi (gồm từng công đoạn chăn nuôi), thương lái - giết mổ, bán lẻ. - Viết và sổ ghi. - Phương tiện đi lại là xe gắn máy. 3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.2.1 Địa điểm Đề tại thực hiện tại thành phố Cần Thơ, với các số liệu được phỏng vấn trực tiếp tại các hộ chăn nuôi, thương lái - giết mổ và bán lẻ ở các quận Ô Môn, quận Cái Răng, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền và huyện Thốt Nốt. 3.2.2 Thời gian - Thời gian điều tra trực tiếp ở địa bàn khảo sát từ ngày 16/02/2008 - 30/04/2008. - Thời gian xử lí số liệu và viết luận văn từ 01/05/2008 đến 10/06/2008. 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: việc điều tra sẽ được tiến hành bằng phương pháp cắt ngang và hồi cứu tại các điểm được chọn. - Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các thông tin từ sách báo, tạp chí có liên quan, mạng internet. 3.2.4 Phương pháp xử lý Các số liệu thu thập được nhập vào máy và xử lý bằng chương trình phần mềm vi tính Excel. GVHD: Võ Văn Sơn 9 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp 3.2.5 Các chỉ tiêu phân tích - Hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. - Hiệu quả kinh tế của thương lái. - Hiệu quả kinh tế của người bán lẻ.  Hiệu quả kinh tế các công đoạn … GVHD: Võ Văn Sơn 10 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Không tham gia lớp Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 NGƯỜI CHĂN NUÔI 4.1.1 Tình hình chung của người chăn nuôi Kết quả thảo luận ở các vùng cho thấy, đa phần người chăn nuôi gà đều thông qua sách báo hoặc kinh nghiệm bản thân chứ không tham gia vào các lớp tập huấn chăn nuôi nào do phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức (chiếm 77,52%). Chỉ có 22,48 % số hộ chăn nuôi đã từng tham dự vào các chương trình tập huấn chăn nuôi và các cán bộ thú ý ở địa phương đã trải qua một khóa học chuyên nghiệp tại các trường trung học, đại học chuyên nghiệp (biểu đồ 1). 22,48% Tham gia lớp tập huấn tập huấn nào 77,52% Biểu đồ 1: Trình độ người chăn nuôi Qua kết quả khảo sát thực tế ta thấy, mức nuôi cao nhất là 2000 con/hộ. Số lứa nuôi bình quân là 2,4 lứa/năm, thời gian nuôi một lứa theo hộ chăn nuôi là 5,1 tháng. Trọng lượng bình quân gà xuất chuồng là 1,6 kg (bảng 1). Thời gian nuôi của gà còn cao, do thức ăn chủ yếu của gà là lúa và tự kiếm ăn ngoài vườn. GVHD: Võ Văn Sơn 11 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Bảng 2: Loại hình chăn nuôi gà tại vùng khảo sát (%) Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Bảng 1: Tình hình chăn nuôi tại vùng khảo sát Chỉ tiêu Đơn vị CR CĐ TN VT PĐ OM Bình Quân Thời gian nuôi Tháng 5,1 5,0 5,3 5,2 5 4,9 5,1 Số lứa Lứa 2,4 2,4 2,3 2,3 2,4 2,4 2,4 TL xuất chuồng Kg/con 1,67 1,53 1,64 1,75 1,53 1,5 1,6 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Ghi chú: CR = Cái Răng TN = Thốt Nốt PĐ = Phong Điền TL = trọng lượng CĐ = Cờ Đỏ VT = Vĩnh Thạnh OM = Ô Môn Loại hình chăn nuôi gà tại các vùng khảo sát đa phần là những hộ nông dân nuôi với qui mô vài chục con, không chuyên theo một loại hình nào nhất định (nuôi kết hợp) tức là họ nhận giống từ đàn gà nhà sau đó nuôi lớn để ăn thịt hoặc bán cho thương lái, một số bán con giống cho hàng xóm hoặc nuôi để làm gà giống, gà đá (bảng 2). Số hộ điều Loại hình Loại hình Loại hình Loại hình Loại hình tra 1 2 3 4 5 Cái Răng 18 27,78 0 0 0 72,22 Cờ Đỏ 43 39,53 0 0 0 60,47 Thốt Nốt 21 19,05 0 0 0 80,95 Vĩnh Thạnh 15 26,67 0 0 0 73,33 Phong Điền 20 25 0 0 20 55 Ô Môn 12 25 0 0 33,33 41,67 Toàn thành phố n = 129 29,46 0 0 6,2 64,34 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Ghi chú: Loại hình 1: Nuôi lấy thịt Loại hình 3: Nuôi sinh sản Loại hình 2: Nuôi lấy trứng Loại hình 4: Nuôi gà đá - gà giống Loại hình 5: Nuôi kết hợp các dạng trên GVHD: Võ Văn Sơn 12 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Cái Răng 27,78 50 22,22 Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Qua bảng 2 ta thấy loại hình 5 (nuôi kết hợp các dạng) chiếm tỷ lệ cao nhất (toàn thành phố 64,34 %) trong tất cả các loại hình chăn nuôi ở vùng khảo sát. Ở 129 hộ được phỏng vấn trực tiếp thì hầu hết các hộ nuôi là giống gà địa phương (chiếm tỷ lệ 100 %), không có gà chuyên trứng hoặc chuyên thịt, vì thế ở loại hình 2 và 3 chiếm tỷ lệ 0 % vì không có hộ chăn nuôi nào chuyên theo hai loại hình này. Ở loại hình 5 ta thấy Thốt Nốt chiếm tỷ lệ cao nhất (chiểm tỉ lệ 80,95 %) trong các quận/huyện do ở Thốt Nốt chủ yếu nuôi gia đình khoảng vài chục con. Cờ Đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất ở loại hình 1 (chiếm tỉ lệ 39,53 %) vì có một số hộ nông dân nuôi gà theo hướng công nghiệp (chủ yếu mua con giống từ nơi khác và nuôi lấy thịt). Còn ở loại hình 4, Phong Điền và Ô Môn chiếm tỷ lệ lần lượt là 20 % và 33,33% vì chủ yếu họ nuôi để bán gà đá và gà giống cho nơi khác. Bảng 3: Phương thức chăn nuôi (%) Nuôi thả Ngày thả - đêm nhốt Nuôi nhốt Cờ Đỏ 30,23 34,88 34,88 Thốt Nốt 47,62 38,1 14,28 Vĩnh Thạnh 13,33 80 6,67 Phong Điền 20 40 40 Ô Môn 16,67 25 58,33 Toàn thành phố 27,91 42,63 29,46 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Qua bảng 3, ta thấy rằng phương thức chăn nuôi chủ yếu là ngày thả - đêm nhốt (toàn thành phố chiếm tỷ lệ 42,63 %) được áp dụng ở các hộ chăn nuôi gia đình, chưa mang tính công nghiệp, nuôi với qui mô nhỏ lẻ khoảng vài chục con và chuồng trại được đóng bằng cây rất thô sơ. Qua đó ta có thể thấy rằng, phương thức chăn nuôi của người chăn nuôi ở địa bàn khảo sát hầu như còn mang tính truyền thống không mang tính kỹ thuật lắm trong quá trình chăn nuôi. Mặc dù hình thức GVHD: Võ Văn Sơn 13 SVTH: Lê Vĩnh Phúc bảng 4, ta thấy phần lớn ở các hộ chăn nuôi gia đình lấy con giống từ đàn gà nhà Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … chăn nuôi này chưa mang lại năng suất cao cũng như hiệu quả kinh tế nhưng nó đã góp phần cải thiện đời sống gia đình, nhất là ở các hộ nông dân nghèo. Bảng 4: Nguồn cung cấp con giống (%) Nơi Từ đàn gà nhà Từ lò ấp Từ hàng xóm Từ nơi khác Cái Răng 72,22 0 16,67 11,11 Cờ Đỏ 62,79 0 20,93 16,28 Thốt Nốt 80,95 0 19,05 0 Vĩnh Thạnh 93,33 0 6,67 0 Phong Điền 60 0 20 20 Ô Môn 75 0 8,33 16,67 Toàn thành phố 71,32 0 17,05 11,63 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Một yếu tố không kém phần quan trọng là nguồn cung cấp con giống. Qua (chiếm 71,32 %). Một số hộ nuôi theo hướng công nghiệp lấy con giống từ nơi khác (chiếm 11,63 %) như Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long …, những nơi họ đã từng mua để biết được các đặc tính và phẩm chất của con giống. Theo kết quả điều tra trực tiếp ở các lò ấp và hộ chăn nuôi thì không hộ chăn nuôi nào mua con giống từ lò ấp và lò ấp chỉ ấp hột vịt lộn chứ không ấp ra con giống. Do đó, lò ấp không tham gia vào các công đoạn chăn nuôi nên cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. 4.1.2 Chi phí chăn nuôi từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi thì phần lớn các hộ chăn nuôi đều sử dụng nước giếng. Do nước máy hiện nay quá đắt nên hầu như không có ai sử dụng nước máy cho chăn nuôi. Điện sử dụng trong chăn nuôi không đáng kể vì đa phần đều là những hộ chăn nuôi trong gia đình và họ không có sử dụng điện trong quá trình chăn nuôi. Thông thường người chăn nuôi mua con giống trung bình khoảng 8.000 đồng/con, sau một thời gian nuôi khi đạt được trọng lượng như mong muốn thì bán. GVHD: Võ Văn Sơn 14 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Để có được sản phẩm như vậy thì người chăn nuôi phải tốn các khoảng chi phí bao gồm: chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, … các khoảng chi phí đó được thể hiện rõ ở bảng 5. Bảng 5: Chi phí chính sản xuất 1 kg gà ĐVT: 1000 đồng Phí Con giống Thức ăn Thú y Tổng CP Cp/kg Cái Răng 8 23,8 3,5 35,3 21,1 Cờ Đỏ 8 27,7 3,5 39,2 25,6 Thốt Nốt 8 25,4 3,5 36,9 22,5 Vĩnh Thạnh 8 25,4 3,5 36,9 21,1 Phong Điền 8 30,5 3,5 42 27,5 Ô Môn 8 28,4 3,5 39,9 26,6 Bình quân 8 26,9 3,5 38,4 24,1 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Qua bảng 5 ta thấy rằng chi phí thức ăn là chi phí cao nhất trong các loại chi phí, có giá trị lớn nhất là 30.500 đồng/con, có giá trị thấp nhất là 23.800 đồng/con, bình quân là 26.900 đồng/con. Chi phí thức ăn cao là do một phần giá thức ăn và lúa gần đây tăng. Ở các vùng khảo sát, chi phí thức ăn sai lệch rất rõ là do giá thức ăn ở mỗi nơi khác nhau. Gà địa phương thường nuôi thả hoặc bán chăn thả, nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, giun dế, cào cào…) nên bớt lượng thức ăn cung cấp hằng ngày để có hiệu quả kinh tế cao. Vì thế mà lượng thức ăn gà ăn trong 5,4 tháng là khoảng 5,5 kg lúa (theo số liệu điều tra trực tiếp). Một loại chi phí khác cũng khá cao đó là con giống, các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp thường không nhận giống để nuôi mà khi cần họ đi mua gà giống về nuôi nên giá gà giống cũng có khả năng thay đổi khi giá gà trên thị trường thay đổi, chính điều này cũng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tìm mua con giống. Do đó đây là 2 loại chi phí được xem là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người chăn nuôi. GVHD: Võ Văn Sơn 15 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … 9,12% 20,83% Giống Thức ăn Thú y 70,05% Biểu đồ 2: Tỉ trọng các loại chi phí cho một gà thịt Từ biểu đồ 2, ta thấy rằng chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm 70,05 %), một phần do thời gian qua giá lúa và thức ăn đang tăng cao, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Kế đến là chi phí con giống, chiếm tỉ trọng 21,28 %. Đây là hai loại chi phí được xem là các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Cũng từ bảng 5, ta thấy rằng trọng lượng xuất chuồng cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất ra 1 kg gà. Trọng lượng của gà xuất chuồng càng lớn thì chi phí sản xuất ra 1 kg gà càng nhiều và ngược lại. Điều đó cho thấy cùng với chi phí thức ăn và chi phí con giống, trọng lượng xuất chuồng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Tóm lại để sản xuất ra 1 kg gà thì người chăn nuôi phải tốn khoản chi phí bình quân là 24.100 đồng. 4.1.3 Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi Giá thịt gà tại vùng điều tra Từ biểu đồ 3, ta thấy giá bán gà thịt ở mỗi vùng có sự sai lệch rất nhiều. Giá bán cao nhất bình quân là 65.100 đồng/kg (tại huyện Cờ Đỏ). Giá bán thấp nhất bình quân là 61.900 đồng/kg (tại huyện Cái Răng), nguyên nhân một phần do giá lúa thấp hơn các quận/huyện khác, một phần là do Cái Răng có sức tiêu thụ cao, các GVHD: Võ Văn Sơn 16 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … thương lái lấy gà từ các hộ nông dân chủ yếu là các mối quen đến nhà hộ nông dân thu mua nên giá gà cũng thấp hơn ở các nơi khác. Qua đó, cho thấy rằng giá bán gà thịt cũng phụ thuộc vào đối tượng thu mua ở các hộ nông dân và nhu cầu tiêu thụ ở từng nơi. 66 65 64 63 62 61 60  65,1 62,6 61,9 Cái Cờ Đỏ Thốt Răng Nốt  64,4 62,2 Vĩnh Phong Thạnh Điền  63,9 Ô Môn Biểu đồ 3: Giá bán gà thịt tại các vùng khảo sát Doanh thu của người chăn nuôi Doanh thu chủ yếu của người chăn nuôi là việc bán gà thịt. 110 105 103,3 102,7 99,6 100 95 90 85 Cái Cờ Đỏ Thốt Răng Nốt  108,9 98,6 95,8 Vĩnh Phong Ô Môn Thạnh Điền Biểu đồ 4: Doanh thu của người chăn nuôi GVHD: Võ Văn Sơn 17 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Phong Điền 27,5 64,4 36,9 Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Từ biểu đồ 4, ta thấy doanh thu từ gà thịt biến động không nhiều, doanh thu bình quân cao nhất là ở Vĩnh Thạnh (108.900 đồng/con), doanh thu bình quân thấp nhất là ở Ô Môn (95.800 đồng/con), trung bình là 101.500 đồng/con. Doanh thu từ các nguồn gà này phụ thuộc vào trọng lượng của chúng và giá gà trên thị trường, vì thế mà nó có sự biến động không nhiều. Lợi nhuận của người chăn nuôi ở đây chủ yếu là lợi nhuận của các hộ chăn nuôi gà thịt, vì đây là nguồn cung cấp sản phẩm thịt gà trên thị trường. Bảng 6: Lợi nhuận của người chăn nuôi gà ĐVT: 1000 đồng/kg Chỉ tiêu Chi phí Doanh thu Lợi nhuận Cái Răng 21,1 61,9 40,8 Cờ Đỏ 25,6 65,1 39,5 Thốt Nốt 22,5 62,6 40,1 Vĩnh Thạnh 21,1 62,2 41,1 Ô Môn 26,6 63,9 37,3 Bình quân 24,1 63,4 39,3 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Qua kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy, bình quân chi phí cho một con gà từ ngày nuôi đến ngày xuất chuồng phải tốn chi phí là 24.100 đồng/kg, khi đó người chăn nuôi sẽ có lợi nhuận là 39.300 đồng/kg (chưa tính công lao động). Nếu xét về mặt kinh tế thì lợi nhuận cho người chăn nuôi còn thấp. Do thời gian nuôi một gà thịt kéo dài khoảng 5 tháng, thì gà đạt trọng lượng xuất chuồng trung bình là 1,6 kg, như vậy tổng lợi nhuận thu được là: 39.300 đồng/kg x 1,6 kg = 62.880 đồng. Nếu tính theo từng ngày thì người chăn nuôi thu nhập được hay bỏ ống được là: 62.880 đồng / 150 ngày (5 tháng) = 419,2 đồng. GVHD: Võ Văn Sơn 18 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Tổng chi phí trên là chưa tính vào công lao động nhà. Chi phí công lao động mà họ bỏ ra lớn hơn lợi nhuận mà họ đạt được. Vì vậy nếu tính cả chi phí công lao động vào tổng chi phí thì lợi nhuận của người chăn nuôi sẽ rất thấp, thậm chí có thể bị lỗ. Tuy vậy lãi suất hằng tháng của chăn nuôi gà cao hơn lãi suất ngân hàng (1,083%), lãi suất hàng tháng là 32,6 %. Điều đó, chứng tỏ rằng, những hộ chăn nuôi này còn sản xuất theo kiểu truyền thống tương đối cao, mức lời ở đây chủ yếu là lấy công làm lời. Như vậy muốn có thu nhập hằng tháng trên 260.000 đồng để thoát nghèo, người nông dân phải nuôi trên 21 con gà. 4.2 THƯƠNG LÁI 4.2.1 Tổng quan về thương lái Qua kết quả khảo sát thì thương lái đều không qua trường lớp đào tạo nào. Hiện này, thương lái thường mua gà đem đến lò mổ tập trung, sau khi giết mổ họ đem bán sản phẩm thịt gà cho người bán thịt ở chợ với hình thức bán nguyên con (đối với gà ta không bán lẻ). Gia Lợi truyền; nhuận; 25% 75% Biểu đồ 5: Lý do chọn nghề của thương lái tại các vùng khảo sát Theo kết quả khảo sát từ 8 thương lái ở các vùng, ta thấy rằng phần lớn thương lái này đều đến với nghề là do lợi nhuận từ việc kinh doanh giết mổ gà (chiếm 75 %), còn lại là do gia truyền (chiếm 25 %). Tất cả họ đều thu mua gà, giết mổ ở các lò mổ tập trung và dưới sự kiểm dịch của thú y. GVHD: Võ Văn Sơn 19 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Khi mua gà, do sự quen biết nên ít khi nào thương lái chủ động tìm đến người chăn nuôi, chủ yếu là khi nào người chăn nuôi cần bán và nhắn tin thì họ đến mua. Kết quả cho thấy có 87,5 % thuơng lái đến nơi người chăn nuôi mua gà khi có nhắn gọi, chỉ có 12,5 % tự đi tìm nguồn mua và mua ngẫu nhiên (biểu đồ 6). 12,5% Liên hệ với người chăn nuôi Người chăn nuôi nhắn tin 87,5% Biểu đồ 6: Cách thức tìm nguồn bán gà Việc thu mua sản phẩm gà thịt của thương lái thì chủ yếu mua tại nơi người chăn nuôi. Phương tiện hoạt động của thương lái là xe gắn máy. Thị trường thu mua của thương lái chủ yếu là các hộ chăn nuôi ở cùng huyện và thị trường bán ra của thương lái là người bán lẻ (chiếm 50 %) và các mối quen (chiếm 50 %), họ thường bán tại khu vực chợ, các nơi thuận tiện việc giao dịch kinh doanh gần nơi họ đang sinh sống. 4.2.2 Hiệu quả kinh tế của thương lái Trung bình một ngày, mỗi thương lái mua vào khoảng 5,3 con/ngày (8 kg) với giá bình quân là 61.500 đồng/kg. Qua bảng 7, ta thấy giá mua vào của các thương lái có sự khác nhau giữa các vùng, chênh lệch trung bình giữa các vùng là khoảng 3000 đồng/kg, sự chênh lệch này là do nhu cầu thịt gà ở từng thời điểm và từng vùng khác nhau. GVHD: Võ Văn Sơn 20 SVTH: Lê Vĩnh Phúc 4 Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Bảng 7: Giá mua và số gà mua hằng ngày Địa điểm Giá (đồng/kg) Số lượng (con) Trọng lượng bình quân (kg) Cái Răng 62000 6 1,5 Cờ Đỏ 62000 7 1,4 Thốt Nốt 60000 5 1,6 Vĩnh Thạnh 60000 5 1,4 Phong Điền 62000 4 1,6 Ô Môn 63000 5 1,6 Bình quân 61500 5,3 1,5 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp 12 9,8 10 9 8 6  8 8 7 6,4 2 0 Cái Cờ Đỏ Thốt Vĩnh Phong Ô Môn Răng Nốt Thạnh Điền Biểu đồ 7: Sản lượng gà thịt hằng ngày Qua biểu đồ 7, ta thấy rằng sản lượng gà thịt mà thương lái mua vào trong ngày trung bình là 8 kg, cao nhất là 9,8 kg (tại huyện Cờ Đỏ), thấp nhất là 6,4 kg (tại huyện Phong Điền). Tại Cờ Đỏ có nhiều hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp vì thế mà thương lái thu mua số con hằng ngày cũng cao so với các quận/huyện khác (bình quân 7 con/ngày). Còn tại Phong Điền, sản lượng tiêu thụ hằng ngày thấp do thời điểm này vừa xảy ra dịch cúm gia cầm nên làm sức tiêu thụ sản phẩm thấp, vì thế mà các thương lái thu mua số con hằng ngày cũng thấp so với các quận/huyện khác (bình quân 4 con/ngày). GVHD: Võ Văn Sơn 21 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Bảng 8: Chi phí thu mua và giết mổ của một con gà ĐVT: đồng/con Chi phí mua Chi phí giết mổ Trọng Địa điểm Vận Tổng chi Chi phí/kg lượng (kg) Mua gà Lò mổ Thú y chuyển Cái Răng 1,5 93000 1166,7 5000 200 99366,7 66244,5 Cờ Đỏ 1,4 86800 1208,3 5000 200 93208,3 66577,4 Thốt Nốt 1,6 96000 2083,3 5000 200 103283,3 64552,1 Vĩnh Thạnh 1,4 84000 1600 5000 200 90800 64857,1 Phong Điền 1,6 99200 2000 5000 200 106400 66500 Ô Môn 1,6 100800 1800 5000 200 107800 67375 Bình quân 1,5 93300 1643,1 5000 200 100143,1 66017,7 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Phần lớn thương lái hiện nay kinh doanh theo hình thức mua gà về giết mổ tại lò mổ tập trung sau đó bán cho những người bán lẻ. Chi phí thu mua bao gồm chi phí mua gà và chi phí vận chuyển. Chi phí giết mổ bao gồm chi phí lò và chi phí thú y, không có chi phí lao động vì các thương lái đều tự giết mổ và lò mổ hoạt động chủ yếu là dịch vụ cho các thương lái thuê mướn chỗ giết mổ và kiểm dịch thuê cho các thương lái. Qua bảng 8, cho thấy rằng trọng lượng gà giết mổ bình quân là 1,5 kg, trọng lượng cao nhất là 1,6 kg, trọng lượng thấp nhất là 1,4 kg. Các thương lái thường mua gà từ 1,3 - 1,6 kg, bởi vì gà ở trọng lượng đó thường ít mỡ và tỷ lệ nạc cao, đem lại lợi nhuận cao cho họ. Thông thường thương lái dùng xe gắn máy đi mua, sau đó chở về lò mổ tập trung, chi phí vận chuyển tùy theo đoạn đường xa hay gần. Theo tính toán ở bảng 8, chi phí vận chuyển cho một con gà là 1643,1 đồng, giá trị cao nhất là 2083,3 đồng/con, giá trị thấp nhất là 1166,7 đồng/con. Kế đến là chi phí lò mổ, bao gồm các chi phí như: điện nước, hóa chất, vệ sinh. Chi phí lò mổ bình quân là 5000 đồng/con, chi phí này thường được cán bộ thú y thu khi thương lái đưa gà vào lò giết mổ. Qua bảng 8, chi phí bình quân 1 kg thịt gà sau khi giết mổ là 66017,7 đồng, trị giá cao nhất là 67375 đồng/kg, trị giá thấp nhất là 64552,1 đồng/kg. Tại quận Ô GVHD: Võ Văn Sơn 22 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Theo như phỏng vấn trực tiếp từ các thương lái thì mỗi con gà sau khi giết mổ Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Môn, chi phí sản xuất 1 kg thịt gà cao là do giá gà mua từ hộ nông dân cao, trọng lượng bình quân, chi phí vận chuyển khá cao nên chi phí sản xuất cao. Bảng 9: Trọng lượng sau khi giết mổ và lợi nhuận của thương lái ĐVT: đồng/con TL sau giết Địa điểm Giá bán Thu/con Lãi/con Lãi/kg %lãi/vốn mổ (kg) Cái Răng 1,3 70000 105000 5633,3 3755,5 5,7 Cờ Đỏ 1,2 72000 100800 7591,7 5422,6 8,1 Thốt Nốt 1,4 70000 112000 8716,7 5447,9 8,4 Vĩnh Thạnh 1,2 71000 99400 8600 6142,9 9,5 Phong Điền 1,4 70000 112000 5600 3500 5,3 Ô Môn 1,4 72000 115200 7400 4625 6,9 Bình quân 1,3 70875 107400 7257 4815,7 7,3 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp (đối với gà ta chỉ cắt cổ và nhổ lông) thì trọng lượng giảm đi khoảng 0,2 kg. Kết quả ở khảo sát bảng 9 cho thấy, một con gà sống trọng lượng trung bình 1,5 kg, sau khi giết mổ còn lại khoảng 1,3 kg. Giá bán trung bình là 70.875 đồng/kg, giá cao nhất là 72.000 đồng/kg, giá thấp nhất là 70.000 đồng/kg. So với giá mua thì chênh lệch 9.375 đồng/kg. Như vậy, nếu chỉ thực hiện việc giết mổ rồi bán ra thương lái có lợi nhuận bình quân là 7.257 đồng/con. 7000 6000 5422,6 5447,9 5000 3755,5 4000 3000 2000 1000 0 Cái Cờ Đỏ Thốt Răng Nốt  6142,9 4625 3500 Vĩnh Phong Ô Môn Thạnh Điền Biểu đồ 8: Lợi nhuận các thương lái GVHD: Võ Văn Sơn 23 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Tùy theo thời điểm mà thương lái có lợi nhuận cao hay thấp. Từ biểu đồ 8 ta thấy rằng, thương lái có lợi nhuận bình quân là 4815,7 đồng/kg, lợi nhuận cao nhất là 6142,9 đồng/kg, lợi nhuận thấp nhất là 3.500 đồng/kg. Tại huyện Vĩnh Thạnh, các thương lái có lợi nhuận cao là do tổng chi phí của Vĩnh Thạnh thấp nhất so với các quận/huyện khác (giá gà thu mua từ hộ nông dân và chi phí vận chuyển thấp). Tại huyện Phong Điền, lợi nhuận bình quân của các thương lái thấp một phần là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, một phần là do tổng chi phí khá cao và giá sản phẩm bán ra thị trường cũng thấp nên gây cản trở việc kinh doanh mua bán của thương lái, từ đó làm cho lợi nhuận họ không cao. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh sản xuất thịt gà của các thương lái đều đem lại lợi nhuận cao. Xét về mặt kinh tế, thì tỉ suất lợi nhuận bình quân của các thương lái là 7,3 % (bảng 9). So với ngân hàng thì hoạt động của thương lái vẫn cao hơn. 4.3 BÁN LẺ Những người bán lẻ ở đây là những người có sạp bán thịt ở chợ, cách thức mua của họ phần lớn là do thương lái chở đến bỏ mối, với sản phẩm chủ yếu là gà nguyên con sau khi đã cắt cổ và nhổ lông sau đó bán cho người tiêu dùng. Khách hàng của người bán lẻ là người tiêu dùng cá nhân chiếm 65 %. Còn khách hàng bỏ mối bao gồm quán cơm, nhà hàng chiếm 35 % (Biểu đồ 9). 35% Người tiêu dùng Quán cơm, nhà hàng… 65% Biểu đồ 9: Khách hàng của bán lẻ GVHD: Võ Văn Sơn 24 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Theo kết quả khảo sát ở các chợ, ta thấy rằng phần lớn những người bán lẻ đều đến với nghề là do lợi nhuận từ việc kinh doanh buôn bán ở chợ (chiếm 66,7%), kế đến là do gia truyền (chiếm 33,3 %). Tất cả họ đều thu mua gà từ các thương lái sau khi giết mổ vận chuyển ra (biểu đồ 10). 33,3% Gia truyền Lợi nhuận 66,7% Biều đồ 10: Lý do chọn nghề của những người bán lẻ tại các vùng khảo sát Sản lượng bán ra hằng ngày của người bán lẻ bình quân là 42,5 con/người, lượng thịt gà bán bình quân hằng 63,8 kg/người. Cao nhất là ở Cái Răng 70 con/người với lượng thịt bán hằng ngày là 105 kg/người (Bảng 10). Bảng 10: Sản lượng bán hằng ngày của người bán lẻ Số con TL trung bình 1 Lượng thịt gà Nơi Giá mua vào bán/ngày con gà (kg) bán 1 ngày (kg) Cái Răng 70 1,5 105 70000 Cờ Đỏ 30 1,4 42 68000 Thốt Nốt 45 1,5 67,5 72000 Vĩnh Thạnh 30 1,6 48 68000 Phong Điên 30 1,5 45 65000 Ô Môn 50 1,5 75 70000 Bình quân 42,5 1,5 63,8 68833,3 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp GVHD: Võ Văn Sơn 25 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Chi phí thu mua của người bán lẻ bao gồm các chi phí như: giá mua vào, thuế mặt bằng. Tổng các chi phí đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: Tổng chi phí của bán người bán lẻ ĐVT: đồng Thuế mặt Thuế mặt Giá mua 1 Tổng Nơi Tổng CP bằng/tháng bằng/con con gà CP/kg Cái Răng 360000 171,4 105000 105171,4 70114,3 Cờ Đỏ 200000 222,2 95200 95422,2 68158,7 Thốt Nốt 300000 222,2 108000 108222,2 72148,1 Vĩnh Thạnh 250000 277,8 108800 109077,8 68173,6 Phong Điền 200000 222,2 97500 97722,2 65148,1 Ô Môn 300000 200 105000 105200 70133,3 Bình quân 268300 219,3 103250 103469,3 68979,5 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Qua tính toán ở bảng 11, chi phí bình quân 1 kg thịt gà sau khi mua từ thương lái và đóng thuế mặt bằng/con của người bán lẻ là 68979,5 đồng/kg, trị giá cao nhất là 72148,1 đồng/kg (huyện Thốt Nốt), trị giá thấp nhất là 65148,1 đồng/kg (huyện Phong Điền). Tại huyện Thốt Nốt, chi phí sản xuất 1 kg thịt gà cao là do giá mua vào từ thương lái cao, chi phí thuế mặt bằng khá cao so với các quận/huyện khác nên chi phí sản xuất cao. GVHD: Võ Văn Sơn 26 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Bảng 12: Lợi nhuận/con gà của người bán lẻ ĐVT: đồng Địa điểm Giá bán Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận/kg Cái Răng 80000 120000 14828,6 9885,7 Cờ Đỏ 76000 106400 10977,8 7841,3 Thốt Nốt 78000 117000 8777,8 5851,9 Vĩnh Thạnh 77000 123200 14122,2 8826,4 Phong Điền 75000 112500 14777,8 9851,9 Ô Môn 77000 115500 10300 6866,7 Bình quân 77166,7 115766,7 12297,4 8198,3 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Qua bảng 12, cho thấy rằng lợi nhuận của người bán lẻ đạt được cao, bình quân là 8198,3 đồng/kg, giá trị cao nhất là 9885,7 đồng /kg (quận Cái Răng), giá trị thấp nhất là 5851,9 đồng/kg (huyện Thốt Nốt). Sở dĩ họ có lợi nhuận cao như vậy là do họ luôn chủ động cho giá bán của mình cao hơn giá mua vào và do nhu cầu thịt gà ở từng nơi mà giá bán ra của họ cao thấp khác nhau. Vì thế ở những nơi có nhu cầu thịt gà cao thì họ lấy số lượng nhiều và bán với giá cao hơn. Khi đến trưa thì họ đi giao cho các nhà hàng và quán cơm,… với giá thấp hơn giá thị trường 500 - 1000 đồng/kg hoặc bán bằng giá nhưng họ lựa gà tốt để giao. Tại Thốt Nốt, người bán lẻ có lợi nhuận thấp là do các bán lẻ nơi đây thu từ thương lái với giá cao, tiền mặt bằng hằng tháng cũng cao so với các nơi khác, sức tiêu thụ của người tiêu dùng không cao mà chủ yếu là giao cho các nhà hàng và quán cơm,… nên giá của họ bị giảm so với giá bán cho người tiêu dùng, từ đó mà người bán lẻ nơi đây có lợi nhuận thấp. Tóm lại, để hoạt động kinh doanh có lời thì người bán lẻ luôn bán với giá cao hơn giá mua vào, trừ trường hợp bất đắt dĩ lắm họ bán bằng giá hoặc thấp hơn. Nguyên nhân là do việc bán thịt vào buổi sáng trở nên chậm dần, hoặc chất lượng thịt xấu, cũng có thể khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại làm cho nhu cầu thịt gà của người tiêu dùng thấp. GVHD: Võ Văn Sơn 27 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … 4.4 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC CÔNG ĐOẠN Hiện nay, các sản phẩm chăn nuôi đang được nhà nước ta miễn thuế GTGT do đó để thấy rõ hơn về hiệu quả kinh tế của từng công đoạn, ta tiến hành phân tích so sánh hiệu quả giữa các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà qua bảng thu nhập bình quân hằng ngày như sau: Bảng 13: Thu nhập bình quân hằng ngày của từng công đoạn ĐVT: đồng/con Công đoạn Thu nhập/ngày/con % Lợi nhuận Người chăn nuôi 419,2 2,1 Thương lái 7257 36,66 Bán lẻ 12297,4 61,57 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp Từ bảng 13, ta thấy rằng thu nhập bình quân hằng ngày của người bán lẻ và thương lái là cao hơn rất nhiều so với thu nhập của người chăn nuôi. Thu nhập bình quân hằng ngày của người bán lẻ là 12297,4 đồng/con, chiếm tỉ trọng 61,57 %. Tuy nhiên, lợi nhuận của người bán lẻ phải phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Khi nhu cầu tăng thì lượng thịt bán ra nhanh với giá cao hơn bình thường, ngược lại khi nhu cầu giảm thì lượng thịt bán ra chậm, đôi lúc phải hạ giá để lấy lại vốn. Kế đến là thu nhập hằng ngày của thương lái, bình quân là 7257 đồng/con, chiếm tỉ trọng 36,66 %. Cuối cùng là người chăn nuôi, thu nhập bình quân hằng ngày là 419,2 đồng/con, chiếm tỉ trọng 2,1 %. Từ đó thấy rằng người chăn nuôi hiện nay hầu như không có lợi nhuận, thậm chí có thể bị lỗ khi giá gà thấp, hoặc khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại. GVHD: Võ Văn Sơn 28 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát ở các hộ chăn nuôi, các thương lái và những người bán lẻ, chúng tôi rút ra một số kết luận: Người chăn nuôi - Trong quá trình sản xuất gà thịt thì yếu tố thức ăn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu giá thành, chiếm tỉ lệ 70,05 %. Kế đến là chi phí con giống chiếm 20,83 %. - 71,32 % gà con giống từ đàn gà nhà và 100 % giống gà nuôi là gà ta. - Chi phí bình quân để sản xuất 1 kg gà thịt là 24.100 đồng. - Giá bán bình quân gà thịt là 63.400 đồng/kg . - Lợi nhuận bình quân mà người chăn nuôi thu được từ 1 kg gà sống là 39.300 đồng. - Thu nhập bình quân hằng ngày của người chăn nuôi là 419,2 đồng/con. Thương lái - 75 % thương lái đến với nghề này là do lợi nhuận. 87,5 % thương lái ít khi chủ động tìm đến người chăn nuôi mà đợi người chăn nuôi nhắn tin. - Giá mua bình quân là 61.500 đồng/kg, giữa các vùng có giá mua chênh lệch khoảng 3.000 đồng/kg. Chi phí thu mua - giết mổ cho mỗi con gà là 66017,7 đồng/kg. - Trọng lượng gà khi giết mổ là 1,5 kg, sau khi giết mổ (cắt cổ và nhổ lông) còn khoảng 1,3 kg, sau đó bán với giá bình quân là 70.875 đồng/kg. - Lợi nhuận bình quân là 4815,7 đồng/kg. - Thu nhập bình quân hằng ngày của thương lái là 7.257 đồng/con. GVHD: Võ Văn Sơn 29 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Bán lẻ - Người bán lẻ chỉ mua nguyên con gà sau khi đã cắt cổ và nhổ lông từ thương lái với giá bình quân là 68833,3 đồng/kg và bán ra với giá do mình qui định. - Chi phí thu mua sản phẩm thịt cao, bình quân là 103.250 đồng/con. Khi đó lợi nhuận có được là rất cao, bình quân là 12297,4 đồng/con. - Để hoạt động kinh doanh có lời người bán lẻ thường tăng giá sản phẩm của mình cao hơn với giá mua vào. Chuỗi ngành hàng thịt gà - Bao gồm các công đoạn: người chăn nuôi - thương lái - bán lẻ. - Công đoạn phân phối sản phẩm thịt (người bán lẻ) có lợi nhuận cao nhất. - Công đoạn chăn nuôi có lợi nhuận thấp nhất. 5.2 ĐỀ NGHỊ - Người chăn nuôi cần phải tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để giảm cho phí thức ăn. - Trong giai đoạn gần đây do giá thức ăn thường tăng cao, dịch bệnh lại bùng phát làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng nên giá bán sản phẩm của gà sống không ổn định. Do đó, cần có sự can thiệp của Nhà nước để điều chỉnh và có thể qui định chuẩn về sản phẩm gà nhằm giúp cho người chăn nuôi dễ dự tính, dự toán được kế hoạch của mình. - Người chăn nuôi cần tích cực tham gia vào các lớp tập huấn do Nhà nước tổ chức để tăng hiệu quả chăn nuôi. - Nhà nước cần tổ chức đại lý thu mua hay xí nghiệp chế biến sản phẩm thu mua sản phẩm của người chăn nuôi. GVHD: Võ Văn Sơn 30 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Trung Vĩnh - Nguyễn Mộng Giao (2002), Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Đà Nẵng. Nguyễn Mạnh Duy (2007), Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt heo tại tỉnh Đồng Tháp, Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Cần Thơ. Cẩm Nang Chăn Nuôi Gia Súc - Gia Cầm Tập II, Hội Chăn Nuôi Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2004. Nguyễn Đức Hiền (2001), Hướng dẫn kỹ thuật thú y và chăn nuôi, Chi Cục Thú Y Tỉnh Cần Thơ. Cục thống kê TP Cần Thơ, Tình hình kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ, Ước tháng 12 năm 2007. GVHD: Võ Văn Sơn 31 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … PHỤ LỤC Phụ lục 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI CHĂN NUÔI Ngày phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Địa chỉ: Câu 1: Loại hình chăn nuôi: 1. Nuôi lấy thịt. 2. Nuôi lấy trứng. 3. Nuôi sinh sản. 4. Kết hợp các dạng trên. Câu 2: Phương thức chăn nuôi: 1. Nuôi thả. 2. Ngày thả - đêm nhốt. 3. Nuôi nhốt. Câu 3: Giống gà thường nuôi: 1. Giống gà cho thịt. Tên giống:……………………………… 2. Giống gà cho trứng. Tên giống: …………………………... 3. Giống gà kiêm dụng (giống địa phương). Tên giống :……………………… Câu 4: Bạn mua gà con giống từ đâu: 1. Từ đàn gà giống nhà. 2. Mua ở lò ấp. 3. Mua tại hàng xóm. Câu 5: Tổng số đàn gà thường nuôi:……………………… con. Câu 6: Trọng lượng bình quân của gà khi xuất chuồng:……………… kg. Câu 7: Thời gian nuôi: - Gà giống: …… tháng. - Gà thịt: …… tháng. Câu 8: Giá mua thức ăn tính cả chi phí vận chuyển: …………………đồng/kg. GVHD: Võ Văn Sơn 32 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Câu 9: Theo bạn nuôi gà gặp khó khăn: 1. Khó kiếm nguồn thức ăn. 2. Giá cả sản phẩm không ổn định. 3. Giá cả con giống không ổn định.  Hiệu quả kinh tế các công đoạn … 4.Khác:………………………………………………………………………… Câu 10: Những khó khăn bạn gặp phải trong khâu phòng trị bệnh, thuốc thú y: 1. Thiếu thông tin. 2. Khó mua thuốc thú y. 3. Chi phí điều trị đắt. 4. Khác:…………………………………… Câu 11: Các loại dịch bệnh thường gặp: 1. Bệnh cúm gà (H5N1) 2. Newcatle (dịch tả gà) 3. Bệnh cầu trùng. 4. Tụ huyết trùng. 5. Bạch lỵ - thương hàn. 6. Khác:…………………………… Câu 12: Đàn gà bạn có tiêm ngừa không: Vaccin Không Có Chi phí (đồng/bệnh) 1. Marek 2. Cúm 3. Newcatle 4. Tụ huyết trùng 5. Gumboro 6. Khác 7. Tổng chi GVHD: Võ Văn Sơn 33 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Câu 13: Khi gà bệnh, việc điều trị tiến hành như thế nào: 1. Tự điều trị. 2. Thuê mướn thú y tư nhân. 3. Từ dịch vụ thú y nhà nước. 4. Khác ……………………. Câu 14: Chi phí điều trị:…………………. đồng/con/đợt. Câu 15: Bạn có từng tham gia lớp tập huấn không? 1. Có. 2. Không. Câu 16: Theo bạn nuôi gà ở địa phương có những thuận lợi gì: 1. Dễ kiếm nguồn thức ăn. 2. Thị trường sản phẩm dễ bán. 3. Dịch vụ thú y tốt. 4. Khác:……………………………………………………………………… Câu 17: Để giảm chi phí bạn nên làm gì:…………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 18: Số lượng gà bạn sản xuất hàng năm:……………………………con. Câu 19: Giá cả gà biến động khoảng bao nhiêu: - Gà con giống:………………… đồng/con. - Gà thịt: ………………………...đồng/kg. Câu 20: Bạn có vai tiền cho mục đích kinh doanh không: 1. Không. 2. Có. Lãi suất: ……………/tháng. Câu 21: Bạn có thuê mướn lao động không: 1. Không. 2. Có. Chi phí:……………………… đồng/người. GVHD: Võ Văn Sơn 34 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Câu 22: Giá bán bình quân của gà: - Gà con giống: …………………… đồng/con. - Gà thịt: ……………………………đồng/kg. Câu 23: Bạn thường bán gà cho ai: 1. Thương lái. 2. Hàng xóm. 3. Khác:…………………………………… Câu 24: Bạn thường bán gà ở đâu: 1. Tại nhà. 2. Nơi thu mua.  Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Câu 25: Người mua đưa ra nhu cầu gì trước khi mua: 1. Chất lượng. 2. Số lượng. 3. Loại gà. 4. Khác:………………………………………… Câu 26: Các yếu tố ảnh hưởng khi bán gà thịt: 1. Giống (địa phương hay nhập): ……………………… 2. Trọng lượng xuất chuồng. 3. Phương thức thanh toán. 4. Khác: ………………………………… Câu 27: Phương thức thanh toán: 1. Trao đổi. 2. Tiền mặt. 3. Thiếu chịu. Trả sau:…………… ngày. 4. Khác:…………………………………… Câu 28: Để bán được giá cao hơn, theo bạn nên làm gì: ………………………. Câu 29: Chi phí bình quân để nuôi một gà thịt đến khi xuất chuồng:………….. đồng GVHD: Võ Văn Sơn 35 SVTH: Lê Vĩnh Phúc 3. Chuồng trại Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Câu 30: Theo bạn những yếu tố gây cản trở trong sản xuất và tiêu thụ: 1. Dịch bệnh. 2. Giá thức ăn quá cao. 3. Nhu cầu thịt gà giảm. 4. Khác:……………………………………………………… Câu 31: Những yếu tố thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ: 1. Nhu cầu thịt gà tăng. 2. Có nguồn thức ăn sẵn có. 3. Công tác phòng trị tốt. 4. Khác:………………………………………………… Câu 32: Chi phí nuôi gà sinh sản: Khoản mục Số lượng Đơn giá 1. Con giống 2. Vận chuyển 4. Thức ăn 5. Thuốc thú y 6. Điện, nước 7. Lao động 8. Tiền lãi của vốn 9. Khác Tổng chi GVHD: Võ Văn Sơn 36 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Câu 33: Chi phí chăn nuôi gà thịt: Khoản mục Số lượng Đơn giá 1. Gà con giống 2. Thức ăn (kg) 3. Thuốc thú y 4. Điện nước 5. Lao động 6. Khác Tổng chi GVHD: Võ Văn Sơn 37 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Phụ lục 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI - GIẾT MỔ Ngày phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Địa chỉ: Câu 1: Bạn thường mua sản phẩm ở đâu? 1. Hàng xóm. 2. Người nuôi trong huyện. 3. Mối quen. 4. Khác:………………………………….. Câu 2: Giá mua bình quân: - Gà giống: ……………………… đồng/con. - Gà thịt: ………………………... đồng/kg. - Gà đẻ loại: …………………….. đồng/kg. Câu 3: Số lượng thu mua hằng ngày ………… con. Trọng lượng bình quân: …. ……………kg/ngày. Câu 4: Khi mua bạn thường thanh toán bằng hình thức nào: 1. Tiền mặt. 2. Thiếu chịu. 3. Khác:…………………………………… Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá gà: 1. Giống. 2. Trọng lượng. 3. Cầu thay đổi (nhu cầu thị trường). 4. Khác:…………………………………… Câu 6: Chi phí vận chuyển cho mỗi con: ……………………… đồng/cự ly. Câu 7: Bạn có liên kết với các thương lái khác không? 1. Không. 2. Có. Bằng cách nào:……………………… GVHD: Võ Văn Sơn 38 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Câu 8: Nhu cầu thị trường gà như thế nào? 1. Tăng. 2. Giảm. 3. Thời gian: Câu 9: Điểm mạnh trong công việc mua bán: 1. Uy tín. 2. Vốn nhiều. 3. Có nguồn tiêu thụ sản phẩm.  Hiệu quả kinh tế các công đoạn … 4. Khác:………………………………………… Câu 10: Điểm yếu: 1. Thiếu vốn. 2. Ít mối quen. 3. Khác:……………………………………… Câu 11: Khi cần tiền kinh doanh bạn có vay mượn không? 1. Không. 2. Có. Lãi xuất: ………………/tháng. Câu 12: Tại sao bạn chọn nghề này? 1. Gia truyền. 2. Lợi nhuận. 3. Sở thích. 4. Khác:…………………………………… Câu 13: Bạn có từng tham gia khóa học ngành này không? 1. Không. 2. Có. Tại: ……………………………………… Thời gian:…………………... Câu 14: Số lượng gà giết mổ mỗi ngày: ………… con. Sản lượng: ………… kg. Câu 15: Bạn thường bán sản phẩm cho ai? 1. Bán lẻ. 2. Mối quen. 3.Khác: ……………………………………………… GVHD: Võ Văn Sơn 39 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Câu 16: Phương thức thanh toán với người mua: 1. Tiền mặt. 2. Thiếu chịu. 3. Khác.  Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Câu 17: Các nhân tố cản trở hoạt động kinh doanh: 1. Giá gà quá cao. 2. Thiếu vốn để mua gà. 3. Dịch bệnh. 4. Khác:…………………………………………………… Câu 18: Quản lý nhà nước trong kiểm dịch lò mổ: sự tham gia của Thú y trong quá trình giết mổ: 1. Có. Tham gia ở công đoạn nào:……………………………………………… 2. Không. Câu 19: Quản lý nhà nước trong kiểm dịch vận chuyển: sự tham gia của Thú y trong quá trình vận chuyển sản phẩm gia cầm: 1. Có. Tham gia ở công đoạn nào:……………………………………………… 2. Không. Câu 20: Chi phí giết mổ: Khoản mục Số lượng Đơn giá Chi phí lò (hóa chất, điện, …) Lao động Phí môi trường Phí thú y Thuế Khấu hao cở sở vật chất Khác Tổng chi GVHD: Võ Văn Sơn 40 SVTH: Lê Vĩnh Phúc 7. Khác Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Phụ lục 3: CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI BÁN LẺ Ngày phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Địa chỉ: Câu 1: Giá mua và lượng thịt gà bán hằng ngày: Loại thịt Số kg Giá mua (đồng/kg) 1. Đầu 2. Thân 3. Cánh 4. Lòng 5. Đùi 6. Giò Câu 2: Bạn thường bán thịt gà cho ai? Loại thịt Người tiêu dùng (%) Quán cơm (%) Nhà hàng (%) 1. Đầu 2. Thân 3. Cánh 4. Lòng 5. Đùi 6. Giò 7. Khác GVHD: Võ Văn Sơn 41 SVTH: Lê Vĩnh Phúc 4. Thuê mặt bằng………………………………….. đồng/tháng Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Câu 3: Giá bán lẻ các loại thịt: Loại thịt Giá bán (đồng/con) 1. Đầu 2. Thân 3. Cánh 4. Lòng 5. Đùi 6. Giò 7. Khác Câu 4: Chi phí thu mua thịt: 1. Vận chuyển: …………………………………… đồng/con. 2. Thuế/loại ………………………………………đồng/con. 3. Lao động: ……………………………………… đồng/con. 5. Khác:…………………………………………... Câu 5: Tại sao bạn chọn nghề này? 1. Gia truyền. 2. Lợi nhuận. 3. Sở thích. 4. Khác:…………………………………… Câu 6: Hình thức bạn thu mua như thế nào: 1. Nguyên con. 2. Mua lẻ. Câu 7: Bạn gặp khó khăn gì trong việc kinh doanh bán thịt gà? 1. Thuế quá cao. 2. Nhu cầu thịt gà giảm. 3. Sản phẩm bán chậm. 4. Khác:……………………………………………………… GVHD: Võ Văn Sơn 42 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Câu 8: Những thuận lợi trong việc kinh doanh: 1. Có mối tiêu thụ sản phẩm. 2. Có nhiều vốn. 3. Khác: ……………………………………………………… GVHD: Võ Văn Sơn 43 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Phụ lục 4: CÂU HỎI PHỎNG VẤN LÒ ẤP Ngày phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Địa chỉ: Câu 1: Loại hình ấp trứng: 1. Theo yêu cầu của người chăn nuôi. 2. Để bán đàn gà con. 3. Nuôi đàn gà con thành gà thịt, gà sinh sản, nuôi lấy trứng,… 4. Kết hợp các dạng trên. Câu 2: Loại máy ấp của bạn: 1. Máy ấp bán tự động. 2. Máy ấp tự động. 3. Khác:……………………………………………… Câu 3: Máy ấp trứng của bạn có thể ấp được …………………………trứng/mẻ. Câu 4: Bạn thường thu mua trứng ở đâu? 1. Hàng xóm. 2. Người nuôi trong huyện. 3. Mối quen / nguồn trứng ở đâu:……………………………………………… 4. Khác:………………………………….. Câu 5: Giá mua bình quân: ……………………… đồng/trứng. Câu 6: Giá ấp bình quân: ………………………... đồng/trứng. Câu 7: Bạn thường ấp trứng cho ai? 1. Hàng xóm. 2. Người nuôi trong huyện. 3. Mối quen. 4. Khác:………………………………….. GVHD: Võ Văn Sơn 44 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Câu 8: Phương thức thanh toán với người mua: 1. Tiền mặt. 2. Thiếu chịu (trả chậm) / bằng hình thức nào:………………………………… 3. Khác. Câu 9: Các nhân tố cản trở hoạt động kinh doanh: 1. Giá trứng cao. 2. Dịch bệnh. 3. Khác:…………………………………………………… Câu 10: Điểm mạnh của lò ấp trứng: 1. Uy tín. 2. Vốn nhiều. 3. Có nguồn tiêu thụ sản phẩm. 4. Khác:………………………………………… Câu 11: Lò ấp bạn có bao nhiêu máy ấp trứng: ………… máy, mỗi máy ấp ….. ………trứng. Câu 12: Chi phí thu mua trứng: 1. Vận chuyển: …………………………………… đồng/con. 2. Thuế:…………………………………………… đồng/con. 3. Lao động: ……………………………………… đồng/con. 4. Khác:…………………………………………... Câu 13: Quản lý Nhà nước trong khâu kiểm dịch tại lò ấp: sự tham gia của Thú y viên tại địa phương trong quá trình ấp: 1. Có. Tham gia ở công đoạn nào:……………………………………………… 2. Không. GVHD: Võ Văn Sơn 45 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Câu 14: Chi phí ấp trứng: Khoản mục Số lượng Chi phí lò ấp (hóa chất, điện, …) Lao động Kiểm dịch Phí môi trường Thuế Cơ sở vật chất Tiền lãi của vốn Khác Tổng chi  Hiệu quả kinh tế các công đoạn … Đơn giá GVHD: Võ Văn Sơn 46 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … GVHD: Võ Văn Sơn 47 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … GVHD: Võ Văn Sơn 48 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … GVHD: Võ Văn Sơn 49 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … GVHD: Võ Văn Sơn 50 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … GVHD: Võ Văn Sơn 51 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … GVHD: Võ Văn Sơn 52 SVTH: Lê Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn … GVHD: Võ Văn Sơn 53 SVTH: Lê Vĩnh Phúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phố Cần Thơ.doc