Đề tài Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê của các hộ trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Đầu ra sản phẩm là điều kiện cho quá trình sản xuất tồn tại, là tiền đề cho quá trình tái sản xuất diễn ra, đầu ra có được ổn định thì các nông hộ mới yên tâm và mở rộng sản xuất. Có thể nói yếu tố thị trường tiêu thụ đóng vai trò quyết định đến hoạt động phát triển sản xuất cây cà phê của các hộ trên địa bàn. - Đối với các hộ ở Greo Sék, sau khi thu hoạch cà phê về, hầu hết các hộ sẽ tiến hành phơi khô, đồng thời đợi giá, nếu giá hợp lý thì sẽ bán. Các hộ ở đây đều bán cho lái buôn, họ không biết thông tin về sự biến động của giá cả trên thị trường, nếu cần tiền hoặc cảm thấy phù hợp sẽ bán, vì thế thường bị lái buôn ép giá, đôi khi vừa bán xong hôm nay đến hôm sau giá cà phê lại tăng khiến hộ mất một khoản doanh thu. Việc bán cà phê không hẳn là thuận lợi, nhiều hộ gia đình không có kho bảo quản, vì thế nếu giữ lại quá lâu sẽ khiến chất lượng cà phê giảm sút, dẫn đến cà phê mất giá nhiều hơn. Các hộ có điều kiện hơn sẽ có khu vực để bảo quản cà phê, nhưng giữ lại quá lâu mà không được sơ chế thích

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê của các hộ trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhưng giữ lại quá lâu mà không được sơ chế thích hợp có thể khiến cho cà phê bị hư và kém chất lượng. - Còn đối với các hộ thuộc thôn Bình Minh khi mới vô HTX, sau khi thu hoạch, các hộ sẽ phơi khô và xay xát thành cà phê nhân, cuối vụ HTX sẽ tới tận nơi để thu gom và kiểm tra chất lượng cà phê, HTX sẽ chỉ mua sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn theo quy định của HTX. Cà phê gom về xã sẽ được bán với giá tốt nhất. Khi mới thu gom cà phê của nông hộ về, sau khi trừ đi phần tiền của hộ đã vay trước đó, HTX sẽ trả ngay 70% tiền cho nông dân, còn lại 30% thì đợi đến khi bán được cà phê, HTX sẽ trả cho xã viên 10%, HTX giữ lại 10% để bỏ vô vốn hoạt động của HTX, 10% còn lại sẽ đóng vào tài khoản của xã viên để các hộ luôn có một khoản vốn ở HTX để xoay sở khi cần thiết. Với mục tiêu là giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất cà phê theo hướng bền vững, vì thế HTX luôn tạo điều kiện cho nông hộ mua vật tư với giá thấp nhất, bán với giá tốt nhất có thể, nhờ đó mà các hộ nông dân không phải lo lắng đến những khoản chi phí đầu tư sản xuất cà phê quá đắt, khâu tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn mà không bị ép giá. Ngoài ra, HTX còn đào tạo những người có năng lực từ các hộ để giúp đỡ HTX quản lý các xã viên còn lại, đồng thời truyền đạt kỹ thuật sản xuất cà phê Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 53 cho các hộ. Bên cạnh đó, HTX còn thường xuyên thông báo giá cà phê cho các hộ nông dân, giúp họ cập nhật được thông tin giá cả và có kiến thức về thị trường cà phê. Tóm lại, cả hai thôn đều có địa điểm tiêu thụ cà phê, tuy nhiên thôn Bình Minh có lợi thế hơn, nhờ đó mà nông dân có thể giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận. 2.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA HỘ 2.4.1. Tác động tích cực - Kinh nghiệm sản xuất lâu đời Cây cà phê là một trong những cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Cây cà phê cũng được người dân xã Dun trồng từ lâu đời, cây cà phê có mặt ở xã năm 1986. Đồng thời, độ tuổi trung bình của hai thôn là 44,48, với độ tuổi này thì người dân cũng tích lũy được một vốn kinh nghiệm khá lớn cho bản thân. Nhờ vậy mà bà con nông dân qua nhiều năm trồng trọt cũng đã đúc rút ra được những phương pháp sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn. Do đó kinh nghiệm sản xuất lâu đời là một thế mạnh của người dân trồng cà phê nơi đây. Những kinh nghiệm đó cần được chọn lọc, phát huy và lưu truyền cho thế hệ sau nhằm phát triển hơn nữa ngành cà phê và nâng cao thu nhập cho nông hộ. - Trình độ lao động ngày càng được nâng cao Trong quá trình sản xuất thì người dân đã biết học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người khác nhau, có nhiều hộ nông dân còn tham gia các lớp tập huấn về cây cà phê, từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm trồng cà phê hiệu quả, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng. Theo điều tra cho thấy, các hộ thuộc thôn Greo Sék chủ yếu tự rút ra kinh nghiệm sản xuất cho bản thân, còn các hộ ở thôn Bình Minh tham gia tập huấn đến 90% về sản xuất cà phê sạch, phát triển cà phê bền vững do HTX tổ chức. - Đất đai tốt, phù hợp với cây cà phê Cây cà phê có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (đất thịt nhẹ- sét). Qua các báo cáo của xã Dun cho thấy đất đai ở đây khá phù hợp với cây trồng cà phê. Tài nguyên đất của xã được kiến tạo bởi 3 nhóm đá mẹ là đá macma acid, đá Trư ờ g Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 54 macma kiềm và trung tính, nhóm đá sét và biến chất. Trong đó, nhóm macma kiềm và trung tính có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 70%. Đây là loại đất bazan có tầng đất dày trên 80cm, có màu nâu đỏ và nâu thẫm, hàm lượng mùn khá cao, màu mỡ, rất thích hợp với việc trồng cà phê. - Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện Với tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã cho thấy tình hình cở sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện hơn. Các tuyến đường liên thôn, liên xã đang được mở mang và sửa chữa, mở rộng. Giúp cho việc vận chuyển hàng hóa hay giao thương với bên ngoài địa bàn xã được diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, xã còn tích cực tu sửa các công trình thủy lợi. Năm 2012, xã đã gia cố đầu mối và nạo vét, tu sửa kênh mương thủy lợi Cho Neng với 162 người tham gia và kinh phí 306 triệu đồng, công trình đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng tốt. Cán bộ và nhân dân 2 thôn Greo Sék và Greo Pết đã nạo vét và đào đắp kênh mương dài 2 km để dẫn nước tưới phục vụ cho việc tưới tiêu năm 2012 – 2013. Bên cạnh đó các công trình về giáo dục, y tế, các công trình phục vụ cho sinh hoạt cũng được người dân và các cấp chính quyền xã quan tâm và đang hoàn thiện, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân sống trên địa bàn xã. 2.4.2. Tác động tiêu cực - Thời tiết thường xuyên biến đổi thất thường Những năm gần đây do sự nóng lên của Trái đất nên thời tiết thường xuyên biến đổi, mà sản xuất cà phê được tiến hành ngoài trời hầu hết phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vì thế đã gây ra không ít khó khăn cho người trồng cà phê, chẳng hạn như nhiều năm hạn hán đến mức thiếu nước tưới cho cà phê như năm 2012 vừa qua đã làm giảm năng suất và sản lượng vườn cà phê từ 25 – 50%, khiến cho nhiều hộ gia đình bị lỗ vốn nghiêm trọng. Cụ thể, ở thôn Greo Sék, năm 2011 năng suất cà phê tươi đạt 20 tấn/ha, nhưng đến năm 2012 còn khoảng 14 tấn tươi/ha, giảm khoảng 30%. Còn ở thôn Bình Minh, năm 2011 đạt 21,5 tấn/ha, đến năm 2012 còn khoảng 16 tấn/ha, giảm khoảng 26%. Vì vậy trong thời gian tới cần theo dõi hơn nữa những diễn biến của thời tiết để có biện pháp hạn chế những rủi ro mà thời tiết đem đến. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 55 - Sản xuất theo thói quen, chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng vườn cây Độ tuổi trung bình của các chủ hộ thuộc hai thôn là 44,48, như vậy các hộ sản xuất cà phê đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm phục vụ cho sản xuất, nhưng không phải tất cả các kinh nghiệm đều hoàn toàn là tốt mà vẫn còn những điều chưa phù hợp, qua thời gian dài sản xuất thì đôi khi những kinh nghiệm đã không thể áp dụng vào sản xuất ở thời điểm này. Do đó khi sản xuất cà phê muốn đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải tuân theo các quy luật, kỹ thuật sản xuất chứ không nên làm theo thói quen. Bên cạnh đó, để đạt được năng suất tối đa, người dân trồng cây theo hướng loại bỏ cây che bóng, đầu tư cao về phân hóa học. Điều này đã làm cho các diện tích cà phê bị kiệt sức sau các mùa vụ bội thu, sớm già cỗi, môi trường đất bị ô nhiễm, dẫn đến phát sinh nhiều sâu bệnh hại, điển hình là nấm và tuyến trùng hại rễ cà phê. Năm 2012, ở thôn Greo Sék tốn khoảng 20.396,54 đồng/ha cho việc mua phân hóa học, trong khi đó họ chỉ mua 3.274,02 đồng/ha phân hữu cơ, điều đó khiến cho đất suy giảm rất nhanh. Còn ở thôn Bình Minh, các hộ dân tốn 14.120,22 đồng/ha phân hóa học và 7.324,29 đồng/ha phân hữu cơ, lượng phân bón như vậy là tương đối hợp lý, tuy nhiên vẫn cần tăng thêm các loại phân xanh để cải tạo đất. - Giá vật tư ngày càng cao Qua điều tra ở xã, mặc dù giá cà phê năm 2012 có hướng tăng lên tích cực, năm 2011 giá cà phê tươi là 8500 đồng/tấn thì đến năm 2012 tăng lên 9000 đến 9800 đồng/tấn. Nhưng kéo theo đó là giá cả vật tư ngày càng tăng lên không ngừng, thậm chí tăng nhanh hơn giá bán cà phê, đặc biệt từ cuối tháng 5 năm 2012, giá phân bón đã tăng đột biến. Theo điều tra ở địa bàn xã Dun, đầu tháng 5, giá phân đạm urê là 475 nghìn đồng/bao, đạm sunphat 325 nghìn đồng/bao, kali 500 nghìn đồng/bao và NPK là 550 nghìn đồng/bao. Đến khoảng giữa tháng 6, phân urê là 600 nghìn đồng/bao, tăng 125 nghìn đồng; đạm sunphat là 400 nghìn đồng/bao, tăng 75 nghìn đồng; kali là 600 nghìn đồng/bao, tăng 100 nghìn đồng và NPK là 600 nghìn đồng/bao, tăng 50 nghìn đồng. Việc giá vật tư tăng cao sẽ làm tăng chi phí và từ đó làm giảm thu nhập, đây cũng là một thách thức khó khăn đối với người trồng cà phê. Do đó rất nhiều hộ nông dân đã tham gia vào HTX cà phê để được hưởng giá ưu đãi khi mua vật tư. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 56 - Thiếu phương tiện phục vụ sản xuất Qua điều tra cho thấy số hộ có công cụ phục vụ sản xuất đầy đủ thì rất ít. Trong sản xuất cà phê thì việc sử dụng đến công cụ thì tương đối nhiều nên khi thiếu máy móc là một hạn chế với các hộ nông dân. Khi có máy móc thiết bị sản xuất thì sẽ chủ động hơn trong sản xuất và sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm được chi phí thuê lao động. Chẳng hạn như tưới nước cà phê trong mùa khô thì các hộ có máy tưới sẽ chủ động tưới khi cần thiết còn hộ không có máy sẽ bị phụ thuộc nhiều vào người khác. Ở cả hai thôn, máy bơm nước bình quân một hộ là 0,8 cái/hộ. Béc tưới nước của hai thôn là 1,44 cái/hộ, một béc tưới được 40 cây, nếu có thêm nhiều béc thì việc tưới nước sẽ nhanh hơn và đỡ tốn công hơn. - Thiếu vốn Phần lớn các hộ nông dân sau khi thu hoạch đều sử dụng để chi trả cho các công việc trong gia đình, vì thế đến khi cần đầu tư cho sản xuất cà phê lại thiếu vốn. Mặc dù hiện nay công việc vay vốn cũng khá đơn giản và lãi suất cũng ưu đãi nhưng tâm lý người dân vẫn ngại vay vốn ở các ngân hàng vì cho rằng thủ tục rườm rà, vì thế có nhiều hộ lại đi vay ở cửa hàng vật tư với lãi suất cao khiến cho lợi nhuận thu được cũng bị giảm sút. Khi vay vốn sản xuất thì người vay phải chịu lãi suất do đó cũng làm giảm bớt phần lợi nhuận nhận được. Năm 2012, tổng chi phí bình quân trên một ha cà phê của hai thôn là 78.585,01 nghìn đồng, mà vốn vay bình quân trên hộ chỉ có 30,25 triệu đồng, khá ít so với chi phí phải bỏ ra, như vậy sẽ khó khăn cho việc đầu tư cho cà phê. Mặc dù doanh thu đem lại từ việc bán cà phê cũng khá cao, nhưng sau khi trừ đi các khoản chi phí thì lợi nhuận thu được cũng không nhiều, trong khi đó các hộ dân còn phải chi trả cho sinh hoạt của gia đình, vì vậy các hộ khó có được nguồn vốn đầu tư ngay khi cần thiết. Năm vừa qua nhiều hộ gia đình còn bị lỗ vốn, điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc đầu tư cho vụ tiếp theo. - Hiệu quả của công tác khuyến nông chưa cao: Với mỗi cây trồng thì đều có các phương pháp sản xuất khác nhau. Tuy nhiên người dân ở đây thường ít quan tâm đến tập huấn cà phê của xã, họ cho rằng việc tập huấn khá nhàm chán, chỉ là lý thuyết Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 57 trên sách vở, vậy nên chỉ cần sử dụng kinh nghiệm là đủ, điều đó khiến cho công tác khuyến nông không đạt hiệu quả tốt. - Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao: Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cũng tăng theo. Nhìn chung chất lượng cà phê của xã phần nhiều chưa đạt yêu cầu về chất lượng nên trên thị trường giá bán còn thấp, khó cạnh tranh được với những vùng khác có chất lượng tốt hơn. Vì vậy để đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng thì ngay từ khi bắt tay vào sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải áp dụng những tiêu chuẩn đã đặt ra như hái quả phải chín, phơi phải kịp thời hay phải bảo quản tốt, 2.4.3. Ảnh hưởng của quy mô đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất rất quan trọng đối với hoạt động nông nghiệp. Quy mô đất đai của các hộ quyết định phần nào đến chi phí đầu tư, ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất của cây. Nếu hộ nào canh tác trên quy mô đất hợp lý, cùng với biện pháp thâm canh thích hợp, điều đó sẽ giúp hộ tăng năng suất cây trồng ngược lại thì hộ sẽ thu được kết quả thấp. - Đối với các hộ dân thuộc thôn Greo Sék (không tham gia HTX), qua số liệu điều tra ở bảng 14 ta thấy, hộ thuộc nhóm hộ có diện tích trên 1,5 ha là hộ có mức đầu tư hợp lý và đạt hiệu quả tốt nhất. Khi bỏ ra một đồng chi phí, hộ sẽ thu được 2,25 đồng giá trị sản xuất và 1,25 đồng giá trị gia tăng. Các hộ thuộc nhóm hộ có diện tích từ 1 – 1,5 ha chiếm khoảng 35%, các hộ này cũng thu được hiệu quả tốt với diện tích và quy mô vừa phải, dễ đầu tư. Ở nhóm hộ này, cứ bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu được 2,14 đồng giá trị sản xuất và 1,14 đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ có diện tích dưới 1 ha chiếm đến 60%, mặc dù có doanh thu khá cao nhưng do đầu tư nhỏ lẻ, không quản lý được chi phí bỏ ra dẫn đến dư thừa làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Đối với các hộ này thì khi bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu 2,10 đồng giá trị sản xuất và 1,10 đồng giá trị gia tăng. Qua đó cho ta thấy, ở thôn Greo Sék, các hộ có quy mô đất lớn hơn sẽ đầu tư hiệu quả hơn so với các hộ có quy mô nhỏ. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 58 Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai tới kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra Tính bình quân/ha Diện tích (ha) Số hộ Diện tích BQ IC (Tr.đ/ha) GO (Tr.đ/ha) VA (Tr.đ/ha) GO/IC (Lần) VA/IC (Lần) Thôn Greo Sék < 1 12 0,79 63.587,12 133.421,33 69.834,21 2,10 1,10 1 - 1,5 7 1,17 62.271,95 133.301,22 71.029,27 2,14 1,14 > 1,5 1 2,00 59.144,02 133.000,00 73.855,98 2,25 1,25 Thôn Bình Minh < 1 6 0,80 56.745,82 156.841,00 100.095,19 2,76 1,76 1 - 1,5 10 1,24 54.636,84 153.149,80 98.512,96 2,80 1,80 > 1,5 4 1,80 59.169,44 166.736,11 107.566,67 2,82 1,82 Nguồn số liệu điều tra năm 2012 - Tương tự như thôn Greo Sék, đối với các hộ thôn Bình Minh, các hộ sản xuất đạt hiệu quả chủ yếu tập trung vào nhóm hộ có quy mô diện tích từ 1,5 ha trở lên, với diện tích lớn hơn thì các hộ này đầu tư hợp lý hơn. Cứ bỏ ra 1 đồng chi phí, các hộ này sẽ thu được 2,82 đồng giá trị sản xuất và 1,82 đồng giá trị gia tăng. Các hộ này có mức đầu tư phân bón cao hơn các hộ khác và họ cũng thu được giá trị gia tăng lớn hơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 59 Qua điều tra cho thấy, cũng giống như thôn Greo Sék, các hộ thuộc nhóm có diện tích nhỏ hơn 1 ha là các hộ đầu tư kém hiệu quả nhất, khi bỏ ra một đồng chi phí, các hộ này thu được 2,76 đồng giá trị sản xuất và 1,76 đồng giá trị gia tăng. Nhìn chung các hộ ở cả hai thôn đều cho thấy mức độ ảnh hưởng của quy mô đến cách thức và năng lực đầu tư của hộ như thế nào, từ đó cho thấy, các hộ có diện tích trên 1,5 ha là những hộ có mức đầu tư hiệu quả nhất. 2.4.4. Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV Trong các khoản chi phí mà các hộ dân phải đầu tư cho quá trình sản xuất của mình, thì yếu tố về phân bón và BVTV là không kém phần quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hoạch của hộ. Cách thức đầu tư và quy trình bón phân và phun thuốc BVTV cũa mỗi hộ sẽ quyết định đến năng suất từ vườn cây đem lại. Tuy nhiên từng điều kiện đất đai, khí hậu mà liều lượng bón và phun thuốc cho hợp lý. Trong quá trình khảo sát thực tế, nhìn nhận về công tác bón phân và kỹ thuật phun thuốc của hộ được thể hiện từ bảng 15. Số liệu sẽ cho chúng ta rõ phần nào về ảnh hưởng của việc đầu tư phân bón và dùng BVTV của các hộ dân. - Đối với các hộ thuộc thôn Greo Sék, từ bảng 15 ta thấy rằng: Chi phí phân bón và quá trình phun thuốc có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế của các hộ thuộc Greo Sék. Những hộ có GO/IC cao nhất nằm ở nhóm hộ có chi phí đầu tư phân bón và thuốc BVTV từ 26 đến 36 triệu. Cứ bỏ ra một đồng chi phí họ sẽ thu lại 2,14 đồng giá trị sản xuất và 1,14 đồng giá trị gia tăng. Tuy đạt hiệu quả kinh tế cao, nhưng các hộ này thường cắt giảm chi phí phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ, điều đó sẽ làm cho đất giảm độ phì và dễ bị hoang hóa. Vì tận dụng nguồn dinh dưởng có sẳn trong đất mà không đi kèm với công tác phục hồi và tái tạo thì khả năng dinh dưỡng mà đất đem lại sẽ dần dần hết, dẫn đến năng suất sẽ ngày càng giảm. Các hộ nằm trong nhóm có chi phí dưới 26 triệu thì chi phí đầu tư phân bón cao hơn, theo điều tra thì những hộ này lại chủ yếu sử dụng phân vô cơ thay cho phân hữu cơ, khiến cho chất lượng đất nhanh chóng suy giảm, làm giảm năng suất nên giá trị sản xuất (GO) và giá trị GO/IC đều thấp hơn các hộ còn lại. Khi bỏ ra Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 60 một đồng chi phí, các hộ thuộc nhóm này sẽ thu được 2,11 đồng giá trị sản xuất và 1,11 đồng giá trị gia tăng. Bảng 15: Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra Tính bình quân/ha K.C tổ (Tr.đ) Số hộ Chi phân bón, BVTV (Tr.đ/ha) IC (Tr.đ/ha) GO (Tr.đ/ha) VA Tr.đ/ha) GO/IC (Lần) VA/IC (Lần) Thôn Greo Sék < 26 13 24.586,83 63.509,54 133.707,06 70.197,52 2,11 1,11 26 - 36 6 24.003,48 62.200,28 132.867,87 70.667,59 2,14 1,14 > 36 1 22.942,50 62.605,00 133.000,00 70.395,00 2,12 1,12 Thôn Bình Minh < 26 9 22.301,54 55.185,02 155.595,39 100.410,37 2,82 1,82 26 - 36 8 21.822,34 56.050,82 154.358,97 98.308,15 2,75 1,75 > 36 3 21.546,43 58.742,86 168.000,00 109.257,14 2,86 1,86 Nguồn số liệu điều tra năm 2012 - Đối với các hộ thuộc thôn Bình Minh, cũng từ bảng số liệu 15 cho thấy được mức độ ảnh hưởng của chi phí phân bón và BVTV đến kết quả của các hộ điều tra. Cùng với sự gia tăng về chi phí đầu tư phân bón thì kết quả có xu hướng tăng lên. Các hộ có chi phí phân bón dưới Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 61 Với hầu hết các hộ, khi bỏ ra chi phí phân bón cao hơn, họ sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn, điều đó cho thấy cách đầu tư phân bón của họ khá hợp lý và khoa học. Các hộ thuộc nhóm có chi phí đầu tư trên 36 triệu đạt được hiệu quả cao nhất, cứ một đồng chi phí bỏ ra họ thu lại được 2,86 đồng giá trị sản xuất và 1,86 đồng giá trị gia tăng. Theo thông tin điều tra thì các hộ dân của thôn Bình Minh tập trung vào bón phân hữu cơ để cải tạo đất nhiều hơn thôn Greo Sék, trong khi đó các hộ thuộc thôn Greo Sék vì chi phí phân hữu cơ cao nên họ chủ yếu sử dụng phân vô cơ để thay thế, tuy nhiên khi thống kê lại ta vẫn thấy chi phí phân bón của họ cao hơn thôn Bình Minh. Như vậy, với cách bón phân của các hộ trong thôn Greo Sék vừa tốn chi phí hơn, vừa khiến chất lượng vườn cây suy giảm nhanh hơn. Tóm lại, các hộ thuộc hai thôn đều biết cách đầu tư phân bón và BVTV cho vườn cây của mình. Song các hộ cũng cần lưu ý một điều rằng ảnh hưởng của yếu tố chi phí phân bón và BVTV được nhìn nhận ở cả 2 chiều: Tác dụng và phi tác dụng. Chưa hẳn cứ đầu tư phân bón thì sẽ đạt kết quả cao, mà điều đó còn phụ thuộc vào hiệu quả bón phân của từng hộ. Do đó các hộ nông dân cần phải đầu tư theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để đạt kết quả cao trong sản xuất của mình. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA NÔNG HỘ Qua quá trình điều tra các hộ dân trên địa bàn xã Dun có thể thấy rằng: cây cà phê là cây trồng chủ lực, góp một phần lớn cho doanh thu của các hộ dân trên địa bàn. Với tình hình hiện nay của xã, cùng với khí hậu, đất đai và thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng cà phê, đồng thời phát triển thêm nhiều loại hình doanh nghiệp nông nghiệp sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển cà phê của hộ. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn đối với các hộ dân vẫn chưa thể khắc phục. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau: 3.1. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hiện nay, diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp, cùng với sự nóng lên của Trái Đất đã khiến hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy, năm 2012 trên địa bàn xã Ia Pal đã xảy ra hạn hán nghiêm trọng, thiếu nước gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, đặc biệt là cây cà phê. Năm vừa qua, các hộ trên địa bàn xã mất gần một nửa sản lượng so với năm ngoái, gây thiệt hại rất nhiều cho người nông dân. Do đó, để góp phần giảm bớt khó khăn do hạn hán gây ra, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước. - Xây dựng các công trình chứa nước, giữ nước, các cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc tưới tiêu phù hợp. - Các hộ gia đình cần đào thêm giếng nước nhằm đáp ứng đủ nước cho mùa khô. - Cần chia sẻ nguồn nước cho những khu vực thiếu nước nghiêm trọng. - Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng và chống ô nhiễm môi trường. Trồng rừng ở những nơi có độ dốc cao, đất ít giữ được nước nhằm giữ nước cho đất, trồng rừng đầu nguồn để bảo vệ những hồ chứa nước, góp phần cung cấp nước khi cần thiết. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 63 3.2. GIẢI PHÁP THÂM CANH CÂY CÀ PHÊ Qua điều tra và tìm hiểu cho thấy, với điều kiện thổ nhưỡng của xã, các hộ trên địa bàn có thể trồng xen canh một số cây trồng trong vườn cà phê như cây sầu riêng, vừa chắn gió và che bóng cho cây cà phê, vừa thâm canh đa cây, tạo được mô hình sản xuất bền vững hiệu quả. Cây cà phê là cây ưa che bóng vì vậy trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê không chỉ đem lại thu nhập cao từ sầu riêng mà còn có tác dụng che bóng, chắn gió, đồng thời che mát giữ ẩm cho vườn cà phê. Cà phê dưới bóng cây che mát có thể hạn chế được sự tỏa nhiệt trong mùa khô, giảm được lượng nước tưới, chống được khô hạn, còn cây sầu riêng được tưới nước, bón phân nên có năng suất cao, tạo được thu hoạch quanh năm, cây được giá bù cây mất giá, đồng thời tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, có thể trồng thêm cây lạc trong vườn cà phê để che phủ mặt đất, chống xói mòn. 3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI Đất đai là công cụ, đồng thời cũng là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cà phê nói riêng. Quy mô đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển cà phê. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng đất càng ngày càng suy giảm do việc khai thác không hợp lý của các hộ dân, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình đất đai trong sản xuất, cụ thể: - Đối với những diện tích cà phê bị sâu bệnh không có khả năng phục hồi thì cần phá bỏ để trồng mới hoặc chuyển đổi sang trồng những loại cây trồng mới phù hợp hơn. - Đối với những diện tích cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh có hiệu quả thì cần tăng cường trồng cây che bóng, tiến hành thâm canh nhưng tránh thâm canh quá mức làm giảm tuổi thọ của vườn cây. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 64 - Sử dụng phân bón hợp lý, giảm phân hóa học, giảm thuốc BVTV và thay vào đó cần đầu tư thêm các loại phân hữu cơ như phân vi sinh, phân chuồng, phân xanh, giúp phục hồi đất. Đất là một loại tài nguyên có thể tái tạo và phục hồi được, vì vậy nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý, chất lượng của đất sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao, đem lại năng suất cao cho cây trồng. 3.4. GIẢI PHÁP VỀ VỐN Thiếu vốn là vấn đề khá nhức nhối đối với các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, đặc biệt là đối với loại hình sản xuất cây lâu năm cần nhiều chi phí như cà phê. Thiếu vốn sẽ không thể mở rộng đầu tư, không đủ khả năng chi trả những chi phí cần thiết trong hoạt động phát triển cà phê. Thực tế qua năm 2012 cho thấy, lợi nhuận thu được từ cà phê không cao, thậm chí có nhiều hộ gia đình còn lỗ vốn, như vậy sẽ rất khó khăn cho việc đầu từ sản xuất cà phê cho năm 2013. Trong khi đó, lượng vay vốn của người dân chưa cao, bình quân vốn vay ở hai thôn khoảng 30,25 triệu đồng/ha, rất nhỏ so với chi phí đầu tư mà hộ phải bỏ ra, như vậy các hộ gia đình khó có thể đầu tư chăm sóc tốt cho cây cà phê được. Qua điều tra cho thấy, người dân có tâm lý chung là ngại vay vốn do sợ không đủ khả năng chi trả, do cách thức vay vốn khó khăn khiến người dân khó tiếp cận với vốn. Vì vậy để giải quyết tốt nguồn vốn giúp các nông hộ đủ khả năng đầu tư vào sản xuất thì cần có một số giải pháp như: - Thâm canh nhiều loại cây như sầu riêng, bơ, mít, . để tạo thêm thu nhập. - Tạo điều kiện để các hộ vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi, từ đó giúp họ yên tâm đầu tư và có đủ thời gian trả vốn vay mà không cần phải bán ngay cà phê mới thu hoạch. - Giảm bớt thủ tục hành chính tạo lập cơ chế một cửa giúp người dân dân giảm bớt các chi phí thủ tục không cần thiết. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 65 - Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án cho các hộ dân để từ đó các hộ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất. Để các giải pháp về vốn thành công thì đòi hỏi phải có sự cộng tác của chính quyền địa phương, cơ quan tín dụng, doanh nghiệp nông nghiệp và quan trọng nhất là ý thức bản thân người được vay vốn. Các hộ dân cần huy động vốn, tranh thủ các nguồn vốn của Nhà Nước, các chương trình dự án và các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 3.5. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT Qua điều tra các hộ dân trên địa bàn của xã cho thấy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân chưa cao, do thiếu vốn, thiếu trình độ chuyên môn và do tâm lý ngại áp dụng cái mới, cái tiến bộ vào sản xuất. Từ đó chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp về khoa học kỹ thuật cho các hộ dân hiện nay đó là: Cần khuyến khích và hướng dẫn giúp người dân mạnh dạn áp dụng nhiều hơn nữa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời đưa các thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất như béc tưới nước, máy xay xát sẽ góp phần giảm công lao động cho những hoạt động đó, từ đó giảm thời gian làm việc và chi phí thuê lao động. Cần thay thế các phương pháp, thói quen sản xuất không còn phù hợp, không đem lại hiệu quả trong sản xuất của nông hộ. Do đó cần phải thường xuyên phổ biến các kỹ thuật chăm sóc, cải tạo vườn cây thông qua hoạt động khuyến nông, đưa các loại giống mới cho năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất ổn để phục vụ cho nông hộ. 3.6. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG - Khuyến khích bà con nông dân tham gia các đợt tập huấn về sản xuất cà phê của xã. - Tiến hành đến từng hộ dân, đặc biệt là những hộ sản xuất cà phê chưa đạt hiệu quả để hướng dẫn trực tiếp các phương pháp kỹ thuật cho họ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 66 - Quan tâm đến các hộ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đưa thông tin và kiến thức đến với đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc cử những người có năng lực và kinh nghiệm tới các bản làng để giảng dạy và giúp đỡ họ trong sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tổ chức lại sản xuất các nông hộ sản xuất cà phê theo hướng nhóm, tổ hoặc HTX để có điều kiện ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng suất và chất lượng cà phê. 3.7. GIẢI PHÁP VỀ YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG Thị trường đầu vào và đầu ra là những yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất cà phê, tuy nhiên hiện nay mức độ am hiểu của người dân về những thông tin này chưa cao, dẫn đến tình trạng sản xuất theo thói quen còn khá nhiều. Đối với thông tin thị trường thì giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất, nên giải quyết tốt khâu đầu vào và đầu ra thì sản xuất mới đạt hiệu quả cao. Các hộ dân trên địa bàn xã không nắm bắt được giá cà phê trên thị trường nên dẫn đến còn bị lái buôn ép giá. Vì vậy, các hộ gia đình cần chủ động tìm hiểu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng để nắm bắt được thông tin thị trường. Ở địa phương còn ít điểm tiêu thụ nông sản. Vì vậy mở rộng thị trường về thu mua sản phẩm mà và về cung ứng các vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ dụng cụ,để người sản xuất cà phê có được điều kiện sản xuất tốt hơn như khuyến khích, giúp đỡ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn. 3.8. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Hiện nay chất lượng cà phê của xã còn thấp, vì vậy người dân bị ép giá, cà phê không bán được giá cao. Do đó, để nâng cao chất lượng cần phải thực hiện theo một quy trình khoa học trong sản xuất cà phê, đặc biệt là trong quá trình thu hái và chế biến cà phê. Một số giải pháp được đề nghị đó là: - Thực hiện thu hái cà phê đúng tầm chín, không hái quả xanh hoặc để quả chín nẫu, khô, rụng. Tiến hành thu hái khi tỷ lệ quả chín trên 80%. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 67 - Dùng bạt nhựa sạch trải xung quanh tán cây, để quả được hái không bị dính đất hoặc bị lẫn với các quả rụng từ trước, vì các quả rụng xuống đất thường đã bị nhiễm nấm. - Sau khi thu hoạch phải tiến hành phơi sấy để tránh cà phê bị thối mốc. - Đối với công ty cà phê hay HTX cà phê cầ rải vụ thu hoạch, tránh thu hoạch khối lượng quả quá lớn, gây ứ đọng, chế biến không kịp. - Chỉ nên bảo quản cà phê quả, không nên bảo quản cà phê nhân. Trên đây là các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất cây cà phê của các hộ dân trên địa bàn xã Dun, xuất phát từ những vấn đề vướn mắc mà chúng tôi tìm hiểu được qua quá trình điều tra. Để áp dụng được những biện pháp trên thực sự thành công thì cần phải có sự nghiên cứu cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan và sự tham gia của những người dân. Các giải pháp đưa ra cần được tiến hành một cách đồng bộ và hợp lí mới có thể đem lại kết quả cao. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 68 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp nước ta phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái để phát triển những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, cây cà phê là một trong những điển hình và đây là nguồn thu nhập chính mang lại cơ hội công ăn việc làm và thu nhập ngày một cao cho người sản xuất kinh doanh sản xuất cà phê. Từ thực tế điều tra và qua phân tích xử lí đánh giá các số liệu thu thập được ở các nông hộ trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê có những kết luận như sau: Cũng như các địa bàn khác thuộc tỉnh Gia Lai, xã có những điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê, nhờ nằm trong điều kiện khí hậu thuận lợi, có thổ nhưỡng phù hợp với điều kiện sống của cây cà phê, thêm vào đó được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương nên ngành sản xuất cà phê của phường khá phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì ngành sản xuất cà phê của xã cũng gặp nhiều khó khăn như sau: - Hiện tại chất lượng đất và chất lượng vườn cây cà phê của xã đang ngày càng suy giảm. Các nông hộ lại gặp khó khăn về vốn đặc biệt là các hộ nghèo nên việc đầu tư để phát triển cây cà phê chưa hợp lí, lao động lại thiếu chuyên môn kỹ thuật, . Các hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của các nông hộ chưa cao. - Qua điều tra cho thấy trong cơ cấu đầu tư của các hộ dân chủ yếu các khoản chi phí về về vật tư phân bón, chi phí lao động và chi phí tưới nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Do đó việc tận dụng nguồn lao động sẵn có của gia đình, cách thức sử dụng bón phân hợp lí, thực hiện tưới nước và phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình, nhằm giúp hộ giảm bớt chi phí nâng cao được hiệu quả sản xuất. - Cũng qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ dân, chúng tôi nhận thấy rằng: Quy mô đất đai, chi phí phân bón và BVTV, yếu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 69 tố tuổi cây cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vườn cây đem lại. Nhìn chung những hộ dân có quy mô từ 1 ha trở lên có cách thức hạch toán chi phí khá hợp lí. - Về mặt tiêu thụ sản phẩm thì vẫn còn nhiều hộ dân gặp khó khăn, vì thế nên khuyến khích các hộ dân tham gia vào những doanh nghiệp nông nghiệp như HTX để được tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiêu thụ đầu ra và sử dụng đầu vào. - Hiện nay, biến đổi khí hậu làm Trái Đất nóng lên, điều đó dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài vào mùa khô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây cà phê, vì vậy các hộ nông dân cần có những phương án phù hợp nhằm đảm bảo lượng nước tưới cho cây cà phê Từ thực trạng sản xuất cà phê, các hộ dân cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của hộ như: nâng cao trình độ cho người lao động, đầu tư cải tạo thường xuyên hệ thống thủy lợi, mở rộng hoạt động dịch vụ của hợp tác xã,như vậy sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ đó thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển. 2. KIẾN NGHỊ Việt Nam đã gia nhập WTO, chúng ta phải nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường quốc tế. Để làm được việc đó, các cơ quan chức năng cùng với với các doanh nghiệp, các hộ nông dân phải thực hiện ngay các biến pháp đồng bộ, các khâu sản xuất: trước thu hoạch, trong thu hoạch và sau thu hoạch mới cải thiện được chất lượng sản phẩm cà phê. Từ đó, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 2.1. Đối với nhà nước - Tiếp tục ban hành các chính sách ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất cà phê như chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ mua máy móc, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp. - Tiếp tục đầu tư ngân sách xây dựng, tu sửa hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất cà phê. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 70 - Tăng cường thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học để tạo ra ngày càng nhiều giống cà phê mới có năng suất cao phẩm chất tốt. Chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. 2.2. Đối với chính quyền địa phương - Tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn với số lượng lớn, thời hạn dài. Cho vay đúng đối tượng và cần có cán bộ hướng dẫn nông dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả. - Tiếp tục nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là ác công trình thủy lợi, hệ thống giao thông, mạng truyền thông giữa các thôn buôn để phục vụ cho sản xuất cà phê. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông, tổ chức các buổi tham quan tập huấn và hướng dẫn về những kỹ thuật mới trong sản xuất. 2.3. Đối với nông hộ - Tích cực tham gia các chương trình khuyến nông do xã và các đơn vị tổ chức. - Thường xuyên theo dõi các chương trình tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng để học hỏi các kỹ thuật sản xuất mới nâng cao năng suất cho vườn cây của mình, đồng thời theo dõi để biết được các biến động của thời tiết, khí hậu để có thể chủ động phòng tránh giảm bớt thiệt hại. - Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, tích cực trao đổi, học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm tốt giữa các hộ trong sản xuất cà phê. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Đỗ Phú Trần Tình (2011), Giáo trình lập và thẩm định dự án đầu tư: lý thuyết - tình huống thực tế - bài tập, NXB Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh. - PGS.TS. Mai Văn Xuân (2008), Kinh tế nông hộ và trang trại, Trường Đại học Kinh tế Huế. - PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà (2012), Bài giảng quản trị kinh doanh nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế. - Thái Bá Cẩn (2009), Giáo trình phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Báo cáo tổng kết cuối năm xã Dun năm 2010, 2011, 2012. - Đại học kinh tế quốc dân, “Tình hình thị trường cà phê thế giới thời gian qua”, Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam, truy cập tại địa chỉ thoi-gian-qua.html - 28/10/2012, “Thị trường cà phê năm 2012 và một số dự báo”, Cục xúc tiến thương mại, truy cập tại địa chỉ s-d-bao-phn-1.html - Minh Ngọc (13/10/2012), “Cà phê Việt Nam vươn lên đứng đầu thế giới”, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, truy cập tại địa chỉ gioi/201210/151436.vgp - Bộ NN & PTNT Cục trồng trọt (10/2012), “Báo cáo hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển và trồng tái canh cà phê trong thời gian tới”, truy cập tại địa chỉ https://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:IIb_Vw8dLtQJ:www.cuctrongtrot .gov.vn/ctt/vanban/20121017115315.doc+k%E1%BA%BFt+qu%E1%BA%A3+sx+c %C3%A0+ph%C3%AA+c%E1%BB%A7a+c%E1%BA%A3+n%C6%B0%E1%BB% 9Bc&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEEShC1vzPFzS42isnIw6KXfNFeFQyigDiX bJZv7MdwE6bjEwRXKcBiGG1frRLSKOvF3wmMyyTA1lFs-rO6epcRsU- Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 72 libMjeHr0AJLqNLVNDUvHfpFMd5v4uHQTHgQrDVsFSvySSJ- &sig=AHIEtbTRo37ZlkYUDrgJy_UNP-xW93G_AA - Theo chebien.gov.vn, “Gia Lai: Hướng đến mô hình sản xuất cà phê có chứng nhận”, Bạn nhà nông, truy cập tại địa chỉ co-chung-nhan.html - Công ty TNHH Hữu Cơ, “Chăm sóc, tạo hình và một số sâu bệnh hại chính trên cây cà phê”, truy cập tại địa chỉ - Công ty TNHH Hữu Cơ, “Xác định chế độ bón phân cho cây cà phê”, truy cập tại địa chỉ - Công ty TNHH Hữu Cơ, “Đặc tính sinh học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà phê”, truy cập tại địa chỉ - Báo cáo tốt nghiệp của các khóa trước. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Phiếu số:........................................... Ngày phỏng vấn:.............................. Thôn: I. Đặc điểm của nông hộ Họ và tên chủ hộ: ......................................................................................................... Giới tính:....................................................Tuổi: ......................................................... Dân tộc:......................................................Trình độ văn hoá:...................................... Số khẩu trong gia đình:..............................Trong đó: Nam ........................................ Số lao động: ........................................ II. NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA HỘ 2.1. Đất đai của hộ Tổng diện tích đất SXNN:..................... ha Đất trồng cây lâu năm: .......................... ha Trong đó: Đất trồng cà phê ..........ha 2.2. Phương tiện phục vụ sản xuất Loại phương tiện ĐVT Số lượng Thành tiền (1000đ) Xe công nông Cái Máy xay sát Cái Bình phun thuốc sâu Cái Máy bơm nước Cái Béc tưới nước Cái Ống nước Cuộn Nông cụ 1000 đ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 2.3. Tiếp cận dịch vụ tín dụng, vay vốn Trong năm 2012, gia đình có vay vốn để sản xuất cà phê không?................................. Số lượng vay:.......................triệu đồng. Lãi suất:.....................%/năm. Nguồn vay: .................................................................................................................... ........................................................................................................................................ Mục đích sử dụng vốn vay: ............................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Ông (bà) đánh giá như thế nào về thủ tục vay vốn:........................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Năm 2013, gia đình có nhu cầu vay thêm vốn để sản xuất cà phê không? .................... ........................................................................................................................................ Theo ông (bà) khó khăn khi vay vốn là gì? .................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 2.4. Tiếp cận thông tin kiến thức 2.4.1 Tiếp cận thông tin thị trường Gia đình có nhu cầu muốn biết thông tin gì? ........................................................................................................................................ Nguồn thông tin tiếp cận của hộ ........................................................................................................................................ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 2.4.2 Tiếp cận thông tin kỹ thuật Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê? ........................................ Số lần tham gia: ............................................................................................................. Ai được tập huấn: .......................................................................................................... Hình thức: ...................................................................................................................... Kiến thức canh tác cà phê của nông hộ có được từ đâu? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 2.5. Có tham gia HTX Tân Nông Nguyên không?.................................................... Lý do không tham gia..................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ III. SẢN XUẤT KINH DOANH CÀ PHÊ CỦA HỘ Diện tích trồng cà phê của hộ:..................ha. Số gốc: ....................... Sản lượng thu hoạch năm 2012: ...........................................tấn cà phê tươi. Ước tính sản lượng năm 2013: ...........................................tấn cà phê tươi. Sản lượng thu hoạch qua các năm: ................................................................................. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN Giá bán cà phê: ............................................................................................................... ........................................................................................................................................ 3.1. Đầu tư sản xuất cà phê: 3.1.1 Chi phí sản xuất cà phê thời KTCB (3 năm) STT Hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 I Chi phí vật chất Số lượng TT (1000đ) Số lượng TT (1000đ) Số lượng TT (1000đ) 1 Giống cây 2 Phân chuồng 3 Phân đạm sunphat 4 Đạm urê 5 Lân 6 Kali 7 Thuốc trừ sâu 8 Chi phí tưới (nhiên liệu) II Chi phí lao động 1 Đào hố 2 Trồng cây 3 Bón phân 4 Tưới nước 5 Làm cỏ 6 Phun thuốc Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 3.1.2 Chi phí đầu tư kinh doanh cà phê năm 2012 STT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1000đ) I Chi phí vật chất 1 Phân vi sinh 2 Phân đạm sunphat 3 Đạm urê 4 Lân 5 Kali 6 NPK 7 Anvin 8 Thuốc trừ sâu 9 Chi phí tưới (nhiên liệu) II Chi phí lao động 1 Cắt cành GĐ Thuê 2 Tưới nước GĐ Thuê 3 Làm cỏ GĐ Thuê 4 Bón phân GĐ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN Thuê 5 Ép xanh GĐ Thuê 6 Tỉa chồi GĐ Thuê 7 Phun thuốc GĐ Thuê 8 Thu hoạch GĐ Thuê 3.2 Thu hoạch và tiêu thụ cà phê ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 3.3. Chính sách hỗ trợ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3.4. Thuận lợi và khó khăn 3.4.1. Thuận lợi ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3.4.2. Khó khăn ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_cay_ca_phe_cua_cac_ho_tren_dia_ban_xa_dun_huyen_chu_se_tinh_gia_lai_441.pdf
Luận văn liên quan