Đề tài Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất lạc của xã theo hướng chuyên canh, sản xuất lạc hàng hóa. Nghiên cứu và đưa các mô hình trồng lạc tiến bộ đến từng người dân để họ mạnh dạn áp dụng nhằm nâng cao hiệu sản xuất. - Đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, kênh mương, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lạc. - Khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn để đầu tư hơn nữa cho việc trồng lạc, đồng thời hướng dẫn người dân cách sử dụng vốn vay có hiệu quả và an toàn. Đối với những hộ nghèo không đủ nguồn lực sản xuất, chính quyền xã cần tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn ưu đãi để tiến hành sản xuất. - Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật để phổ biến các kiến thức kỹ thuật trồng lạc mới cho người dân như phủ nilon, kiến thức về phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) để nông dân có ý thức hơn trong việc sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón nhằm tiết kiệm những chi phí không cần thiết cho người dân. - Tiến hành tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho người dân trồng lạc, giải quyết phần nào vấn đề đầu ra còn hạn chế ở địa phương. 2.3. Đối với người trồng lạc - Nên đẩy mạnh sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ động tìm kiếm và nắm bắt thông tin về thị trường để tiến hành sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường và khả năng của các hộ. Tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với những kinh nghiệm lâu năm trong trồng lạc để tiến hành sản xuất sao cho có hiệu quả. - Tiến hành luân canh, xen canh nhiều loại cây màu để tăng diện tích gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải thiện thu nhập. - Các nông hộ trồng lạc nên liên kết lại với nhau, cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, những hộ sản xuất giỏi làm gương cho những hộ sản xuất trung bình noi theo, đồng thời thông tin cho nhau về nhu cầu lạc trên thị trường, tránh tình trạng bị mua rẻ hay ép giá. - Mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất lạc, đầu tư trang thiết bị , đồng thời có biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả, an toàn. Không nên quá ỷ lại hay trông

pdf75 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết H0 rằng các biến X1i không làm ảnh hưởng đến GO bình quân/sào/vụ. Hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra có dạng: Y1= 5,567X11-0,01.X120,83.X13-0,05.X140,024.X150,779. X160,243 Sau đây đề tài xin được tiến hành phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố một tới giá trị sản xuất của một sào lạc ven sông. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 51 Giá trị sản xuất lạc ven sông đạt 5.567 (A1 = 0,567)đồng nếu không chịu ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình. Bảng 18: Kết quả ước lượng của mô hình sản xuất lạc ven sông SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.913176995 R Square 0.833892224 Adjusted R Square 0.81508757 Standard Error 0.051467675 Observations 60 ANOVA df SS MS F Sig F Regression 6 0.704798443 0.1174664 44.344991 6.05E- 19Residual 53 0.140392845 0.0026489 Total 59 0.845191289 Coefficients Standard Error t Stat P-value Intercept 5.567002 0.4754357 5.3992617 1.60433E-06 Diện tích -0.01143959 0.03624057 -0.3156570 0.003502511 Giống 0.82622158 0.0761641 10.8479036 4.52562E-15 Phân chuồng -0.04948443 0.04781055 -1.0350107 0.030536345 Phân đạm 0.023639054 0.04035773 0.58573783 0.020537777 Phân NPK 0.77964829 0.07550166 1.0326239 0.030646907 Lao động 0.24309108 0.03147035 0.13692595 0.019160812 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) * Nhân tố diện tích đất trồng lạc (X11) Diện tích đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu diện tích đất trồng lạc thay đổi 1 % thì giá trị sản xuất thay đổi 0,01 % theo chiều ngược lại. Quy mô diện tích đất phù hợp với năng lực sản xuất của gia đình sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngược lại sẽ không mang lại hiệu quả. Hiện tại các hộ trồng lạc ở đây đã có một diện tích lạc ven sông khá lớn do vậy nếu mở rộng quy mô diện tích sẽ vượt qua năng lực sản xuất của hộ làm cho hiệu quả giảm. * Nhân tố chi phí giống (X12) Giống ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc. Giống tốt, cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt thì hiệu quả kinh tế mang lại cao, từ đó thu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 52 nhập của người dân cũng cao. Ngược lại, giống kém, khả năng thích nghi kém thì hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu thay đổi chi phí giống 1 % thì giá trị sản xuất sẽ thay đổi cùng chiều với 0,83 %. Các hộ trồng lạc ở đây đã có sự chú trọng đầu tư về giống và mưc đầu tư hiện tại mang lại hiệu quả. Do vậy, nếu tăng lượng lạc giống sẽ làm tăng hiệu quả, nhưng nếu giảm lượng lạc giống so với hiện tại thì giá trị sản xuất thu được thấp hơn. * Nhân tố chi phí phân chuồng (X13) Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thay đổi chi phí phân chuồng 1 % thì giá trị sản xuất của lạc thay đổi 0,05 % theo chiều ngược lại. Phân chuồng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc, vì bón phân chuồng đầy đủ và hợp lý thì đất đai màu mỡ, phân chuồng cung cấp các chất hữu cơ cho đất và kích thích sự phát triển và hoạt động của các vi sinh vật trong đất, khi đó cây trồng mới phát triển tốt. Những hộ nào nuôi trâu bò nhiều thì bón phân chuồng nhiều và giảm lượng phân NPK nhưng với lượng phân chuồng hiện tại đã vượt quá mức nhu cầu nên làm giảm hiệu quả. Ở đây, họ thường ủ hoai mục rồi mới bón để đảm bảo vệ sinh. * Nhân tố chi phí phân đạm (X14) Ngoài phân chuồng, các hộ còn bón thêm đạm cho lạc tuy nhiên với khối lượng không nhiều. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thay đổi chi phí phân đạm 1 % thì giá trị sản xuất của lạc thay đổi cùng chiều với 0,024 %. Mặc dù lạc có khả năng cố định đạm nhưng do thời tiết bất hòa, lượng mưa ít nên hàm lượng đạm tự nhiên thấp vì thế khi các hộ bón thêm đạm sẽ giúp tăng lượng đạm cho lạc, dẫn đến năng suất cao chất lượng tốt và giá trị sản xuất cao. Hiện tại lượng đạm các hộ bón cho lạc còn ít, các hộ cần chú ý bón thêm để đạt hiệu quả cao hơn nữa. * Nhân tố chi phí phân NPK (X15) Phân bón tổng hợp NPK chứa đạm (N), lân (P) và kali(K) nên có khả năng cung cấp đồng thời các chất cần thiết đảm bảo cho sự phát triển của cây lạc và chất lượng quả. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thay đổi chi phí phân đạm 1 % thì giá trị sản xuất của lạc thay đổi cùng chiều với 0,779 %. Tuy nhiên, không nên sử dụng phân bón NPK nói riêng, các loại phân bón nói chung quá nhiều có thể dẫn tới tác dụng phụ, tăng hàm lượng tồn đọng các hoá chất độc hại trên cây lạc. Để tăng năng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 53 suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì nên đảm bảo hợp lý tỷ lệ bón giữa các loại phân,bón đầy đủ và hợp lý theo quy định. 2.5.2. Lạc đồng 2.5.2.1. Xây dựng mô hình Tương tự như cách xây dựng mô hình cho lạc ven sông, ở đây tôi đưa nhân tố chi phí vôi thay cho nhân tố LĐ thuê ngoài vào mô hình sản xuất lạc đồng. Mô hình mới có dạng: Y2=A2.X21β1.X22β2.X23β3.X24β4.X25β5.X26β6.X27β7 (**) Trong đó: Y2: Giá trị sản xuất lạc đạt được trên 1 sào (1.000đ) X21: Diện tích đất trồng lạc (sào) X22: Chi phí giống lạc (1.000đ) X23: Chi phí phân chuồng (1.000đ) X24: Chi phí phân đạm(1.000đ) X25: Chi phí phân NPK (1.000đ) X26: Chi phí LĐGĐ (1.000đ) X27: Chi phí vôi (1.000đ) Tất cả những biến trên được tính bình quân trên 1 sào/1vụ. Logarit hoá 2 vế của (* *), ta được: LnY2=LnA2 + β1LnX21 +β2LnX22 + β3LnX23 + β4LnX24 + β5LnX25 + β6LnX26 + β7LnX27 2.5.2.2. Phân tích kết quả thu được từ mô hình Có 7 biến có ý nghĩa đối với mô hình vì có mức ý nghĩa P - Value < 0,05. Kết quả ước lượng thu được ở dưới bảng 19 (Kết quả ước lượng của mô hình sản xuất lạc đồng). Với mô hình mới này, hệ số R2 = 0,6365 tức là các biến đưa vào mô hình giải thích được 63,65 % sự biến động của biến phụ thuộc là giá trị sản xuất tính trên một sào trên một năm và thống kê F = 13,126 với mức ý nghĩa α = 0,05, do đó bác bỏ giả thiết H0 rằng các biến X2i không làm ảnh hưởng đến GO bình quân/sào/vụ. Hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra có dạng: Y2 = 2,07.X21-0,235.X220,185.X23-0,223.X240,070.X250,427.X260,090.X27-0,596 (**) Tương tự, ở đây tôi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị sản xuất của một sào lạc đồng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 54 Giá trị sản xuất của lạc đồng đạt 2.070 đồng (A2 = 2,07) khi không có ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình. Bảng 19: Kết quả ước lượng của mô hình sản xuất lạc đồng SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.824368 R Square 0.679583 Adjusted R Square 0.63645 Standard Error 0.072166 Observations 60 ANOVA df SS MS F Sig Regression 7 0.250358 0.035765 13.126598 0.007858 Residual 52 0.594833 0.011439 Total 59 0.845191 Coefficients Standard Error t Stat P-value Intercept 2.070023 1.478888 3.428267 0.001196 Diện tích -0.235424 0.035666 0.124041 0.017261 Giống 0.185386 0.124747 1.486095 0.014492 Phân chuồng -0.223772 0.107714 0.220697 0.026193 Phân đạm 0.075632 0.089976 0.837222 0.042499 Phân NPK 0.426664 0.118459 3.602054 0.000706 LĐ gia đình 0.091053 0.072699 1.252496 0.021595 Vôi -0.595592 0.349038 - 1.707367 0.093721 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) * Nhân tố diện tích đất trồng lạc (X21) Khi hiệu quả sản xuất không đạt thì quy mô có ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả sản xuất. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu diện tích đất trồng lạc thay đổi 1 % thì giá trị sản xuất thay đổi 0,235 % theo chiều ngược lại. Do vậy, các hộ nên xem xét lại để tiến hành thay đổi cây trồng khác cho đất đồng để có thể khai thác tối đa hiệu quả đất đai. * Nhân tố chi phí giống (X22) Như đã nói ở trên, đất đồng ở đây là đất thịt nặng nên trỉa nhiều giống hơn. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu thay đổi chi phí giống 1 % thì giá trị sản xuất sẽ thay đổi cùng chiều với 0,185 %. Hiện tại, lượng giống các hộ trỉa cho lạc đồng khá phù hợp. Do vậy, nếu tăng lượng lạc giống sẽ làm tăng hiệu quả, tuy nhiên cần xem xét mức độ gia tăng phù hợp. T ư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 55 * Nhân tố chi phí phân chuồng (X23) Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thay đổi chi phí phân chuồng 1 % thì giá trị sản xuất của lạc thay đổi 0,223 % theo chiều ngược lại. Lượng phân chuồng các hộ bón cho lạc đồng hiện tại là rất nhiều nên đã làm giảm hiệu quả do dư lượng so với mức nhu cầu. Do vậy, các hộ nên giảm lượng phân chuồng bón cho lạc đồng để có thể cải thiện hiệu quả sản xuất. * Nhân tố chi phí phân đạm (X24) Đất thịt có khả năng giữ nước cũng như các hợp chất Nitơ từ những cơn mưa nên nhu cầu đạm của lạc đồng ít hơn lạc ven sông. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thay đổi chi phí phân đạm 1 % thì giá trị sản xuất của lạc thay đổi cùng chiều với 0,07 %. Điều này chứng tỏ lượng đạm các hộ bón cho lạc đồng là phù hợp và đạm có ảnh hưởng tích cực lạc đồng. * Nhân tố chi phí phân NPK (X25) Do hạn chế về nguồn lực nên thay vì bón phân NPK thì các hộ lại giảm lượng phân NPK và bón thêm phân chuồng. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thay đổi chi phí phân đạm 1 % thì giá trị sản xuất của lạc thay đổi cùng chiều với 0,427 %. Điều này phản ánh ảnh hưởng tích cực của phân NPK tới hiệu quả sản xuất lạc đồng, tuy nhiên ảnh hưởng ít hơn so với lạc ven sông. Do đó, các hộ nên xem xét mức đầu tư phân NPK phù hợp hơn để đảm bảo đạt hiệu quả cao hơn. * Nhân tố chi phí LĐGĐ (X26) Tính chất đất đai đòi hỏi các hộ phải đầu tư LĐ cho sản xuất lạc đồng nhiều hơn lạc ven sông. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu chi phí lao động gia đình thay đổi 1 % thì giá trị sản xuất của một sào lạc sẽ thay đổi cùng chiều với 0,09 %. Như vậy, nhân tố lao động vẫn ảnh hưởng tích cực tới sản xuất lạc đồng. Điều này phản ánh vai trò của lao động với sản xuất lạc nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Lao động luôn đóng vai trò quan trọng tới bất kì một nghành sản xuất nông nghiệp nào. Do vậy, các hộ cần chú ý tới việc chăm sóc lạc. * Nhân tố chi phí vôi (X27) Do đất đồng bị nhiễm phèn nên phải bón vôi để tăng lượng kiềm nhằm trung hòa độ PH trong đất. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu chi phí vôi thay Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 56 đổi 1 % thì giá trị sản xuất của một sào lạc sẽ thay đổi 0,596 % theo chiều ngược lại. Điều này chứng tỏ lượng vôi các hộ bón đã vượt quá mức nhu cầu của đất. Do vậy, các hộ nên xem lại lượng vôi để giảm xuống sao cho hợp lý. 2.5.3. Một số kết luận từ kết quả của mô hình Từ kết quả thu được từ hai mô hình trên tôi rút ra một số kết luận: - Sản xuất lạc ven sông mang lại kết quả cao nhưng trên thực tế thì kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng. Các hộ không nên mở rộng quy mô hơn nữa mà nên chú trọng đầu tư về chiều sâu để có thể đạt kết quả cao hơn. - Kết quả thu được từ sản xuất lạc đồng không cao nên sự gia tăng quy mô sẽ làm giảm kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Do vậy, cần xem xét lại việc thay đổi cây trồng trên đất đồng thay cho cây lạc và đánh giá lại mức độ đầu tư cho lạc ven sông. 2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LẠC Ở XÃ HỒNG LONG 2.6.1. Thị trường tiêu thụ lạc của địa bàn nghiên cứu Thị trường tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác là thị trường đầu ra là yếu tố quyết định mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường tiêu thụ, người sản xuất có thể quyết định quy mô, cơ cấu, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm. Thông qua các người bán buôn và người thu gom, lạc của Hồng Long được đưa nhập đến các kho nông sản ở thành phố Vinh, sau khi đã qua sơ chế rồi xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay theo các tàu hàng đến thị trường các tỉnh khác trong nước bao gồm cả miền Bắc và miền Nam như Bắc Giang, Hà Tĩnh, Sài Gòn để tiêu thụ. Như vậy, đối với người sản xuất lạc ở xã Hồng Long thì Trung Quốc, Ấn Độ và các tỉnh trong nước là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tóm lại, sản phẩm lạc ở xã Hồng Long có số lượng lớn, chất lượng tương đối cao, thị trường tiêu thụ khá rộng nhưng do số lượng người bán buôn và người thu gom trên địa bàn còn ít nên người sản xuất thường bị ép giá lúc giữa mùa. 2.6.2. Kênh tiêu thụ lạc của nhóm hộ trồng lạc So với những cây trồng chính trên địa bàn thì lạc là cây có tỷ suất hàng hóa cao nhất. Chỉ giữ lại một lượng ít để làm giống và ăn, còn lại hầu hết được đem bán. Theo điều tra, bình quân các hộ chỉ dành 5 -6 % cho giống, 2 - 3 % để ăn, còn lại đem bán T ư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 57 cho các người bán buôn, người thu gom hay các hộ gia đình. Trong đó, lượng lạc được bán cho người thu gom nhỏ chiếm hầu hết lượng lạc được bán, chỉ một lượng ít được bán cho các hộ trong vùng. Giá lạc bình quân theo điều tra là 12.000 đồng/kg, những hộ nào lạc chất lượng kém thì bán với giá 11.000 đồng/kg, cao hơn nữa là 11.500 đồng/kg, cao nhất là 12.500 đồng/kg. Thường thì lạc đồng có giá thấp hay một số hộ đầu tư ít cho lạc ven sông thì cũng chỉ bán với giá thấp do chất lượng quả thấp. Như vậy, sản xuất lạc hiện nay trên địa bàn không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình mà còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước. Do vây, sản xuất lạc ngày càng góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của hộ gia đình sản xuất lạc. Qua điều tra tình hình tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc ở xã Hồng Long có thể khái quát kênh tiêu thụ như sau : Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ lạc ở xã Hồng Long 100% 5% 4 % Xuất khẩu Người tiêu dùng 96 % 10% 85 % Người sản xuất Người bán buôn Thu gom nhỏ Cơ sở chế biến Người bán lẻ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 58 Kết hợp các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất lạc tôi sơ lược chuỗi cung lạc của các hộ trồng lạc như sau: Sơ đồ 2: Chuỗi cung lạc ở xã Hồng Long 2.6.2.1. Đặc trưng của các tác nhân tham gia Trong chuỗi cung ứng lạc của xã Hồng Long có các tác nhân tham gia sau: người sản xuất, thu gom nhỏ, người bán buôn, người bán lẻ, cơ sở chế biến và người tiêu dùng. Mỗi tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm lạc của xã lại có những đặc trưng khác nhau góp phần làm cho chuỗi cung hoạt động thông suốt. a. Người sản xuất Người sản xuất ở đây là các hộ trồng lạc, họ là nhân tố rất quan trọng của chuỗi cung ứng sản phẩm lạc. Họ là những người dùng sức lao động của mình tác động vào các đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Người sản xuất ở đây thường bán lạc cho những người thu gom nhỏ trong xã hoặc một số ít bán cho người tiêu dùng tại địa 4 % 100% Xuất khẩu Người tiêu dùng 96 % 5%10% 85 % Người sản xuất Người bán buôn Thu gom nhỏ Cơ sở chế biến Người bán lẻ Giống Phân bón + BVTVLao động (LĐGĐ+LĐThu ê) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 59 phương. Lạc được những người dân thu hoạch xong rồi phơi khô, bẻ lấy quả rồi phơi tiếp trước khi đem bán. b. Người thu gom nhỏ Tác nhân thứ hai trong chuỗi cung là người thu gom nhỏ. Họ là mắt xích trung gian giữa những người sản xuất với người bán buôn. Những người thu gom nhỏ thường là người trong xã hoặc các xã lân cận. Họ là những đầu mối quen thuộc của những người sản xuất. Họ mua lạc từ người sản xuất rồi cung cấp cho những người bán buôn. c. Người bán buôn Người bán buôn là tác nhân cung ứng đa dạng nhất, họ mua lạc từ những người thu gom nhỏ sau đó có thể bán cho các thu gom lớn ở kho nông sản hoặc bán cho người bán lẻ hoặc bán cho các cơ sở chế biến hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Họ có phạm vi hoạt động rộng hơn những người thu gom nhỏ và mua với số lượng lớn. Những người bán buôn thường đã hoạt động khá lâu nên họ là bạn hàng quen thuộc của nhiều thu gom nhỏ. e. Người bán lẻ Đây là một trong những tác nhân trực tiếp trao đổi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Họ có thể bán cho người tiêu dùng các sản phẩm qua sơ chế hoặc đã qua chế biến công nghiệp. Nếu họ mua lạc từ những người bán buôn sẽ sơ chế rồi bán cho người tiêu dùng. Nếu mua sản phẩm của các cơ sở chế biến thì bán cho người tiều dùng dưới dạng các sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp nhu dầu lạc hay các loại bánh kẹo. Họ cũng là những người trực tiếp tiếp nhận những thông tin từ những người tiêu dùng, từ đó phản hồi đến các tác nhân khác ở kênh trước, giúp họ có thể điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm. f. Người tiêu dùng Người tiêu dùng là tác nhân cuối cùng trong chuỗi cung, là tác nhân trực tiếp sử dụng sản phẩm lạc. Những người tiêu dùng cuối cùng là các hộ gia đình, các cá nhân có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau, họ mua các sản phẩm thô hay đã qua chế biến như bánh kẹo, dầu lạc Tác nhân tiêu dùng rất rộng lớn và phức Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 60 tạp. Trong điều kiện hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, đề tài không thể đi sâu nghiên cứu tác nhân tiêu dùng. 2.6.2.2. Phân tích kênh tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc Một hộ gia đình trồng lạc thường bán sản phẩm của mình cho nhiều đối tượng khác nhau, họ có thể bán cho người thu gom nhỏ hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Và lạc ở xã Hồng Long đi từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Nhưng nhìn chung có 5 kênh phân phối chính như sau: a. Kênh I: Người sản xuất  Thu gom nhỏ  Người bán buôn  Người bán lẻ Người tiêu dùng Tham gia vào kênh phân phối này có 5 tác nhân, đó là: người sản xuất, thu gom nhỏ, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng. Những người thu gom nhỏ sau khi thu mua lạc ở những người sản xuất sẽ bán lại cho những người bán buôn. Hầu hết những người thu gom nhỏ này là người trong xã, họ có quan hệ rất tốt với những người sản xuất ở đây. Theo kênh này, lạc được qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các thu gom nhỏ sẽ tới các hộ trồng lạc để mua lạc tại gia đình. Họ mua 96 % khối lượng lạc của các hộ bán ra. Họ có những hứa hẹn, thoả thuận về số lượng mua hàng ngày và giữ địa chỉ, số điện thoại của nhau để tiện liên lạc. Sau đó, những người thu gom nhỏ này đem toàn bộ lạc mua được bán cho những người bán buôn trong huyện và từ người bán buôn, lạc được bán người tiêu dùng. Điều này tạo ra sự khác biệt về giá giữa giá của người sản xuất nhận được và giá mà người tiêu dùng phải trả. Người sản xuất phải bán với mức giá thấp hơn giá của thị trường, nhưng bù lại họ có thể bán với khối lượng lớn, điều này giúp người sản xuất tránh được tình trạng lạc bị ứ đọng và có thể quay đồng vốn nhanh hơn. b. Kênh II: Người sản xuất Thu gom nhỏ  Người bán buôn  Cơ sở chế biến Xuất khẩu hoặc Người tiêu dùng Đây là kênh dài nhất, có số trung gian nhiều nhất. Khác với kênh I, sau khi mua lạc từ những người thu gom nhỏ thì những người bán buôn bán lạc cho các cơ sở chế biến trong nước. Các cơ sở chế biến mua lạc thô hoặc lạc nhân về chế biến ra các sản Trư ờn Đạ học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp 61 phẩm hàng hóa như dầu lạc hay các loại bánh kẹo rồi bán cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Theo kênh này, có 85 % khối lượng lạc được bán cho các cơ sở chế biến để chế biến trước khi xuất khẩu hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chênh lệch giá giữa người sản xuất và người tiêu dùng ở kênh này lớn nhất do vừa phải trải qua nhiều trung gian, hơn nữa sản phẩm người tiêu dùng sử dụng trong kênh này là các dạng sản phẩm đã qua chế biến như dầu lạc hay các loại bánh kẹo. c. Kênh III: Người sản xuất Thu gom nhỏ Người bán buôn Người tiêu dùng Khác với với kênh I và kênh II, sau khi mua lạc từ những người thu gom nhỏ, các bán buôn bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Khối lượng lạc bán buôn bán cho người tiêu dùng chiếm 10 % khối lượng lạc họ mua từ người thu gom nhỏ. Chênh lệch giá cả giữa người sản xuất và người tiêu dùng ở kênh này thấp hơn so với kênh I và II do số trung gian ít hơn. d. Kênh IV: Người sản xuất Người tiêu dùng Đây là kênh phân phối đơn giản nhất, vì ở kênh này chỉ xuất hiện người sản xuất và người tiêu dùng mà không có bất kỳ một trung gian nào. Người tiêu dùng ở đa phần là các hộ phi nông nghiệp trong và ngoài xã. Họ mua lạc thô về để rang, nghiền nhỏ nấu canh... Theo đó thì giá cả mà người sản xuất bán ra thấp hơn các kênh khác. Tuy vậy, người sản xuất chỉ phân phối 4 % lượng lạc theo kênh này. Tóm lại, sản phẩm từ lạc có thể sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như lạc thô hoặc lạc đã qua sơ chế (rang, luộc) hoặc đã qua chế biến công nghiệp (dầu lạc, các loại bánh kẹo). Vì thế, kênh tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc khá đa dạng, có nhiều tác nhân tham gia. Đây cũng là một điểm mạnh trong vấn đề tiêu thụ đối với những hộ trồng lạc ở đây. Bảng 20: Khối lượng lạc bán ra theo các hình thức bán Hình thức bán % lượng bán 1.Bán cho người thu gom nhỏ 96 2.Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 4 Tổng 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 62 2.6.2.3. Chênh lệch giá trong phân phối lạc Như đã nói ở trên, lạc được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua nhiều tác nhân phức tạp. Bên cạnh đó, do hạn chế về mặt điều kiện điều tra nên tôi chỉ tìm hiểu sự chênh lệch giá mua bán lạc trong phạm vi từ người sản xuất đến người thu gom nhỏ và các bán buôn trong huyện. Bảng 21 dưới đây (Chênh lệch giá trong phân phối lạc) phản ánh tình hình phân và sự chênh lệch giá trong phân phối lạc ở xã Hồng Long. Bảng 21: Chênh lệch giá trong kênh phân phối lạc Loại lạc ĐVT Người sản xuất Thu gom nhỏ Người bán buôn Giá bán Giá mua Giá bán Giá mua Giá bán Lạc tốt 1.000 đồng/kg 12,5 12,5 12,7 12,7 13,0 Lạc trung bình 1.000 đồng/kg 12,0 12,0 12,2 12,2 12,5 11,5 11,5 11,7 11,7 12,0 Lạc kém 1.000 đồng/kg 11,0 11,0 11,2 11,2 11,5 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Tuỳ theo chất lượng lạc mà giá bán lạc có sự khác nhau, và tùy theo thời điểm trong năm nên giá lạc lúc cao, lúc thấp, tuy nhiên ta chỉ lấy giá bán bình quân chung của năm theo chất lượng lạc. Nếu lạc tốt (hạt to và chắc, màu sang, mỏng vỏ...) thì bán với giá 12.500 đồng/kg, thường thì lạc ven sông mới có thể bán với mức giá này. Nếu lạc có chất lượng vừa (hoặc hạt to, chắc hoặc sáng màu hoặc mỏng vỏ) thì bán với giá 12.000 hoặc 11.500 đồng/kg, thường thì lạc ven sông và lạc đồng tốt bán với mức giá này. Còn lại, những loại lạc đồng hạt bé, màu xám, vỏ dày thì chỉ bán với mức giá 11.000 đồng/kg. Nhìn chung, người thu gom nhỏ lợi 200 đồng/kg, người bán buôn lợi 300 đồng/kg. Điều này gây thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Chỉ khi nào khắc phục được hạn chế trong việc tiêu thụ lạc thì các hộ nông dân mới có thể bán sản phẩm của mình với mức giá hợp lý, từ đó kích kích sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 63 2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC CỦA CÁC HỘ TRỒNG LẠC Ở XÃ HỒNG LONG 2.7.1. Thuận lợi - Sở hữu một diện tích đất bồi ven sông lớn. Đây là loại đất thích hợp cho trồng lạc, vừa mang lại hiệu quả cao vừa dễ canh tác. - Hầu hết các hộ ở đây đều tự túc phân chuồng và giống phục vụ sản xuất lạc, do vậy đã tiết kiệm được một khoản lớn chi phí bằng tiền. - Nguồn lao động gia đình dồi dào, lao động làm việc cần cù, giàu kinh nghiệm, được tấp huấn kỹ thuật. Bên cạnh đó, các lao động ngoài độ tuổi đóng góp một phần vào công việc chăm sóc và thu hoạch lạc nên hạn chế được tình trạng “trễ” mùa vụ. Lao động thuê ngoài cũng là những lao động nông nghiệp thuần túy và có quen biết với chủ hộ, giá thuê lao động cũng “mềm” nên việc thuê lao động có hiệu quả khá cao. - Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có tỷ suất hàng hóa cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên rất được sự quan tâm rất nhiều của chính quyền địa phương và các nông hộ. Hợp tác xã tổ chức cho nông hộ vay phân NPK với khối lượng lớn, lãi suất ưu đãi. - Giá bán lạc ngày càng được cải thiện theo hướng có lợi cho người sản xuất. - Hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất lạc khá thuận lợi. Có dòng sông Lam vừa bồi đắp đất phù sa vừa cung cấp nước phục vụ tưới tiêu. 2.7.2. Khó khăn - Sự bất lợi của thời tiết ảnh hưởng rất lớn hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn. Hoặc là hạn hán thiếu nước lạc không thể ra hoa kết quả hoặc là mưa quá nhiều gây chết lạc. - Vấn đề nổi trội gần đây mà đa số người dân than phiền đó là vấn đề sâu bệnh ở lạc. Sâu bệnh nhiều ảnh hưởng năng suất và sản lượng lạc. Hầu hết các hộ trồng lạc đều không trị dứt điểm sâu bệnh. Các loại sâu bệnh chính ở đây là sâu xanh cuốn lá, sâu keo, nấm thân. Trong đó, sâu xanh cuốn lá là loại sâu phá hại nhất và sinh trưởng cũng nhanh nhất. - Trình độ văn hóa của các lao động thấp, khả năng nắm bắt thông tin thị trường còn hạn chế nên thường bị người mua ép giá. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 64 - Số lượng người thu gom nhỏ và bán buôn ít trong khi số lượng lạc cần bán nhiều nên người sản xuất thường bị ép giá. - Giá cả các yếu tố đầu vào cao và có xu hướng tăng lên nên mức đầu tư cho lạc của người sản xuất giảm xuống do nguồn lực còn hạn chế, phần nào làm giảm hiệu quả sản xuất lạc. - Tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch và bảo quản vẫn còn khá cao. - Hiện nay, nguồn giống là do người dân tự để từ vụ trước, năm này qua năm khác nên chất lượng đã giảm. Hiện chính quyền địa phương và tổ chức khuyến nông chưa có giống mới nào hiệu quả hơn đưa vào để thay thế. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 65 CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ 3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng * Giao thông: Hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông nhất là hệ thống đường vùng ven sông để giúp người dân thuận tiện trong việc đi lại sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ. * Thủy lợi: Xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thủy nông bao gồm hệ thống kênh mương tưới tiêu cho các vùng, nhất là vùng ven sông để người dân an tâm sản xuất, tránh thiệt hại khi gặp thiên tai, lũ lụt và giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên mà cụ thể là lượng mưa thất thường hàng năm. 3.2. Giải pháp về đất đai Đất đai là yếu tố không thể thiếu đối với các loại cây trồng. Tuy nhiên mỗi loại đất khác nhau có thành phần, tính chất khác nhau và thích hợp với mỗi loại nhóm cây trồng nhất định. Để người sản xuất yên tâm và ổn định trong sản xuất thì trước hết cần phải giải quyết tốt vấn đề đất đai. Mặc dù, diện tích trồng lạc của nhóm hộ điều tra là khá lớn và tập trung nhưng tính chất không đồng nhất. Bên cạnh đó, có một lượng khá lớn diện tích đất đồng chưa mang lại hiệu quả. Do vậy, cần bón hợp lý hơn nữa các loại phân để cải thiện duy trì các chất dinh dưỡng trong đất sao cho phù. 3.3. Giải pháp về vốn - Chính quyền địa phương nên hỗ trợ hơn nữa cho người dân phần nào về phân bón, thuốc BVTV đặc trị, đưa vào và khuyến khích người dân sử dụng các giống lạc mới hiệu qủa hơn. - Khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vay vốn, cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người nông dân. Cho vay thông qua hội nông dân, hội phụ nữ, thông qua HTX...Cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn vay vốn, đặc biệt là khi người sản xuất gặp thời tiết không thuận lợi để người dân có thể đầu tư hơn nữa cho việc sản xuất lạc như thêm lượng phân bón thúc. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 66 - Hướng dẫn người dân có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể, hợp lý trước khi vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, tránh tình trạng thất thoát vốn và không có khả năng trả nợ. 3.4. Giải pháp về kỹ thuật - Người dân chỉ nên sử dụng các loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đối với bệnh sâu xanh cuốn lá, muốn diệt thì nên chọn phun thuốc đúng thời điểm. Thường là bơm thuốc khi sau mới nở, đó là lúc dễ tiêu diệt nhất. Đòi hỏi người trồng lạc phải bỏ công theo dõi thường xuyên khi đã phát hiện thấy hiện tương. Nếu để sâu lớn rồi thì càng khó phun, chi phí cho thuốc càng cao vì độ kháng thuốc của sâu càng cao. - Nên thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng các phương pháp thủ công, điều này phần nào giúp các hộ gia đình tiết kiệm được chi phí cho thuốc BVTV. - Lượng phân bón hiện nay còn thấp và chưa hợp lý. Đặc biệt là lượng phân NPK bón thúc còn rất ít. Hầu hết người dân nghĩ bón vôi vì đất nhiễm phèn mà chưa biết để tiêu diệt các mầm bệnh nên chỉ một số bón vôi nên hiện tượng sâu bệnh còn nhiều. Do vậy, các hộ nên bón vôi để tiêu diệt các mầm bệnh. - Không để hạn hán ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của lạc vì thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn nào cũng ảnh hưởng tới năng suất cuối cùng của lạc. Các giai đoạn cần cung cấp nước đầy đủ là: gieo hạt, ra hoa, đâm tía và nhất là giai đoạn hình thành quả. 3.5. Giải pháp về khuyến nông, KHCN - Nhìn chung, trình độ kỹ thuật của những người dân trồng lạc ở xã Hồng Long chưa cao, đại đa số trồng lạc dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Sự hỗ trợ của các tổ chức khuyến nông vẫn còn rất hạn chế (1 lần/năm). Do vậy, các tổ chức khuyến nông của xã, huyện, phòng nông nghiệp cần tăng cường tập huấn về biện pháp kỹ thuật, quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cách thức bón phân hợp lý...cho người dân, tránh tình trạng người sản xuất chạy theo lợi nhuận mà không tuân thủ các quy định cho phép. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 67 - Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ gia đình trồng lạc ở xã Hồng Long đều chưa có những ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, công cụ lao động phục vụ sản xuất lạc hầu hết còn thô sơ. Vì vậy, cần nghiên cứu, áp dụng các cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, cơ khí hóa đến từng hộ nông dân nhằm tăng năng suất lao động và cải thiện việc làm cho người nông dân. - Tổ chức cho người dân tham quan, học tập các mô hình của các hộ sản xuất giỏi, khuyến khích học hỏi lẫn nhau giữa các hộ sản xuất, khuyến khích các hộ sản xuất giỏi hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ sản xuất kém hơn. Từ đó tạo ra được sự liên kết giữa những người trồng lạc với nhau. 3.6. Giải pháp về giống Giống là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt, là tư liệu sản xuất quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng. Đủ giống, giống có chất lượng tốt thì mới mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, nguồn giống tại địa phương là giống L14, đây là loại giống tốt nhưng đã đưa vào sản xuất từ năm 2004, nên giống đã bị thoái hóa phần nào, khả năng chống chịu sâu bệnh giảm, năng suất chất lượng không còn như lúc đầu. Vì vậy, phòng nông nghiệp của xã cũng như các tổ chức khuyến nông nên nghiên cứu, thử nghiệm để đưa vào các loại giống mới cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế. 3.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Nhu cầu sử dụng lạc trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều địa phương sản xuất lạc. Do công nghiệp chế biến lạc của nước ta còn yếu kém nên lạc mới chỉ xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu. Có nhiều trung gian trong kênh tiêu thụ lạc nên chênh lệch giá cả giữa người sản xuất và người tiêu dùng còn cao. Điều này làm xuất hiện hiện tượng ép giá. Việc bảo quản lạc của các hộ cũng thực sự khó khăn do yêu cầu, điều kiện bảo quản lạc đòi hỏi khá nghiêm ngặt về kỹ thuật. Chính vì vậy, các hộ không có điều kiện cất giữ, phải bán ngay khi thu hoạch với giá thấp. Do vậy: - Chính quyền địa phương nên xây dựng kênh thông tin cho người dân về tình hình sản xuất, sự biến động giá cả lạc, để giúp người dân thuận tiện trong việc sản xuất và mua bán, tránh được tình trạng bị ép giá. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 68 - Về phía huyện, xã nên tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho người dân để giảm bớt các trung gian trong kênh tiêu thụ lạc. - Các hộ trồng lạc ở xã vẫn còn chưa liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nên còn chưa tạo ra được sức mạnh trong mặc cả. Vì vậy, cần có sự liên kết giữa các hộ trồng lạc với nhau để tạo ra sự thống nhất trong giá bán và tăng khối lượng tiêu thụ. - Các hộ trồng lạc cũng nên chủ động tìm hiểu về thị trường, giá cả các loại lạc, nhu cầu tiêu thụ, trên cơ sở đó họ có thể điều chỉnh cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 69 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu thực tế đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”, tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: - Hồng Long là xã đồng bằng ven sông, sản xuất nông nghiệp thuần túy. Nằm cách trung tâm thị trấn huyện Nam Đàn 6 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vinh 11 km về phía Đông Bắc. Giao thông đi lại thuận lợi, địa hình bằng phẳng, không có đồi núi. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất pha cát ở ven sông sử dụng trồng cây hoa màu và đất thịt ở đồng vừa trồng hoa màu vừa trồng lúa. Đất bồi ven sông với diện tích lớn và chạy dọc theo ven sông Lam rất thích hợp cho sản xuất màu, trong đó có lạc. Đây là một thế mạnh của địa phương mà chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. - Ngoài cây lạc sản xuất vào vụ Xuân thì xã chỉ trồng thêm một số cây màu khác như cây ngô, vừng, đỗ, khoai lang. Trong đó, cây đỗ và khoai lang mang lại hiệu quả thấp nên người ta trồng ít hơn. Lạc là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả. Sản xuất lạc mang lại giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp bình quân trên sào cao hơn ngô và vừng. Bình quân một sào lạc mang lại cho hộ 1.365.980 đồng giá trị sản xuất và 1.078.130 đồng thu nhập hỗn hợp sau mỗi vụ. Do đó, sản xuất lạc đã và đang góp phần lớn cải thiện đời sống của các hộ trồng lạc trên địa bàn cũng như cải thiện bộ mặt kinh tế xã hội của địa bàn. - L14 là giống lạc đã được sử dụng đại trà từ năm 2004 để thay thế cho giống lạc đại phương trước đây. Nó đã cho năng suất cao, hiệu quả trong những năm đầu. Tuy nhiên, đến nay đã có những biểu hiện thoái hóa như năng suất, chất lượng hạt, khả năng chống chịu với ngoại cảnh (sâu bệnh, hạn hán, rét) đã giảm đi phần nào. Do tính chất đất cát pha và đất thịt khác nhau nên kéo theo sự khác nhau giữa hiệu quả mà lạc ven sông và lạc đồng mang lại, cụ thể là hiệu quả kinh tế tính bình quân trên sào mà lạc ven sông mang lại cao hơn hẳn so với lạc đồng. - Có được những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất lạc trên địa bàn. Sự bất ổn của thời tiết, sâu bệnh gây hại, hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất chưa thật sự hoàn thiện, nguồn đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp do Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 70 đời sống của các hộ còn thấp và còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay và các nguồn vốn tự có (giống, phân chuồng, lao động gia đình) nên tính chủ động trong sản xuất chưa cao. Giá cả các yếu tố đầu vào ngày càng tăng mạnh trong khi giá bán lạc tăng chậm. Sản xuất theo kinh nghiệm vẫn là chính mặc dù ban khuyến nông xã đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật từ năm 2006. Bên cạnh đó, thiếu tính linh hoạt trong việc nắm bắt các thông tin thị trường của người dân và sự hạn chế về số thu gom nhỏ đã dẫn đến hiện tượng ép giá lạc lúc “cao điểm”. 2. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu những mặt thuận lợi cũng như khó khăn của việc sản xuất lạc ở xã Hồng Long, cũng như theo chủ trương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã để phát triển nghề trồng lạc trên địa bàn, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 2.1. Đối với nhà nước - Hoàn thiện các hệ thống chính sách, đặc biệt là các chính sách đối với nông nghiệp, đồng thời thực thi giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách đó ở các cơ sở, như: chính sách đất đai, chính sách thuế, miễn thuế nông nghiệp có tín dụng ưu đãi, bảo hộ và bảo trợ giá nông nghiệp, khuyến khích nông dân làm giàu, công tác khuyến nông, công tác đào tạo cán bộ. - Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của từng vùng. Đồng thời có các chính sách ổn định giá đầu vào và đầu ra theo hướng có lợi cho người sản xuất. - Nhà nước sớm thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm nhập khẩu, sản xuất và cung ứng các giống lạc phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, địa phương, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây lạc cho người dân. - Đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến lạc ở các địa phương. Có các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này. - Nhà nước nên đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu, dự báo về thời tiết thiên tai một cách chính xác để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, giúp người dân yên tâm tiến hành sản xuất. Tiến hành quy hoạch và xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, chủ yếu là thủy lợi và giao thông nông thôn, phục vụ sản xuất của nông dân. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 71 2.2. Đối với chính quyền địa phương - Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất lạc của xã theo hướng chuyên canh, sản xuất lạc hàng hóa. Nghiên cứu và đưa các mô hình trồng lạc tiến bộ đến từng người dân để họ mạnh dạn áp dụng nhằm nâng cao hiệu sản xuất. - Đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, kênh mương, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lạc. - Khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn để đầu tư hơn nữa cho việc trồng lạc, đồng thời hướng dẫn người dân cách sử dụng vốn vay có hiệu quả và an toàn. Đối với những hộ nghèo không đủ nguồn lực sản xuất, chính quyền xã cần tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn ưu đãi để tiến hành sản xuất. - Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật để phổ biến các kiến thức kỹ thuật trồng lạc mới cho người dân như phủ nilon, kiến thức về phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) để nông dân có ý thức hơn trong việc sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón nhằm tiết kiệm những chi phí không cần thiết cho người dân. - Tiến hành tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho người dân trồng lạc, giải quyết phần nào vấn đề đầu ra còn hạn chế ở địa phương. 2.3. Đối với người trồng lạc - Nên đẩy mạnh sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ động tìm kiếm và nắm bắt thông tin về thị trường để tiến hành sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường và khả năng của các hộ. Tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với những kinh nghiệm lâu năm trong trồng lạc để tiến hành sản xuất sao cho có hiệu quả. - Tiến hành luân canh, xen canh nhiều loại cây màu để tăng diện tích gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải thiện thu nhập. - Các nông hộ trồng lạc nên liên kết lại với nhau, cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, những hộ sản xuất giỏi làm gương cho những hộ sản xuất trung bình noi theo, đồng thời thông tin cho nhau về nhu cầu lạc trên thị trường, tránh tình trạng bị mua rẻ hay ép giá. - Mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất lạc, đầu tư trang thiết bị, đồng thời có biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả, an toàn. Không nên quá ỷ lại hay trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và địa phương. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 72 - Nên tính toán hợp lý cho các chi phí thuốc BVTV, chi phí giống, phân bón, lao độngđầu tư hợp lý và bảo đảm hiệu quả kinh tế. Tránh tình trạng bên quá thiếu, bên quá thừa, không cân đối giữa các loại chi phí. - Đối với những hộ gia đình có quy mô lớn nhưng sản xuất không có hiệu quả thì sớm tìm hiểu nguyên nhân để từ đó tìm được biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả kinh tế, như thay đổi cách thức sản xuất, cách thức đầu tư các yếu tố đầu vào, để sản xuất hiệu quả hơn, cho năng suất, sản lượng cao hơn để tương xứng với quy mô diện tích trồng lạc của gia đình. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 73 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu.............................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ......................................4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế (HQKT) .........................4 1.1.1.2. Phương pháp xác định HQKT ...........................................................................5 1.1.2. Đặc điểm, vai trò và giá trị của cây lạc ................................................................6 1.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của cây lạc...........................................................................6 1.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lạc ...........................................................................6 1.1.2.3. Giá trị của cây lạc ..............................................................................................7 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ..............................9 1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên..........................................................................................9 1.1.3.2. Các nhân tố kỹ thuật ........................................................................................10 1.1.3.3. Các nhân tố kinh tế xã hội ...............................................................................11 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ......................................13 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................14 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ....................................................................14 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam.....................................................................15 1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An......................................................................17 1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở Nam Đàn .....................................................................18 CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG LONG..............................................................................................................20 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HỒNG LONG..................................................20 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................20 2.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................20 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 74 2.1.1.2. Địa hình, đất đai ..............................................................................................20 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết ...............................................................................21 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................21 2.1.2.1. Tình hình dân số và nguồn lao động của địa phương.....................................21 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của địa phương ......................................................24 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật ...................................................26 2.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Hồng Long ............................27 2.1.2.5. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn xã Hồng Long .........................................31 2.1.2.6. Phương hướng mục tiêu phát triển sản xuất lạc của xã Hồng Long ...............31 2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Hồng Long đối với hoạt động sản xuất lạc .........................................................................................................................32 2.1.3.1. Thuận lợi..........................................................................................................32 2.1.3.2. Khó khăn..........................................................................................................33 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐIỀU TRA...................33 2.2.1. Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra .............................................33 2.2.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra..........................................................35 2.2.3. Tình hình trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất .....................................36 2.2.4. Giống ..................................................................................................................37 2.2.5. Thời vụ gieo trồng các loại cây trồng.................................................................38 2.3. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .............39 2.3.1. Chi phí sản xuất lạc của các nông hộ điều tra ....................................................39 2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra .........................................41 2.3.2.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất của mỗi loại lạc ................................................41 2.3.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lạc với một số cây trồng hàng năm khác của các hộ điều tra...............................................................................................................43 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC TẠI XÃ HỒNG LONG .......................................................................................45 2.4.1. Phân tích SWOT đối với kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ....................45 2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ở xã Hồng Long .........47 2.5. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC VEN SÔNG VÀ LẠC ĐỒNG CỦA CÁCHỘ ĐIỀU TRA THÔNG QUA HÀM COBB_DOUGLAS ......................................................................................49 2.5.1. Lạc ven sông.......................................................................................................50 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 75 2.5.1.1. Xây dựng mô hình ...........................................................................................50 2.5.1.2. Phân tích kết quả thu được từ mô hình............................................................50 2.5.2. Lạc đồng .............................................................................................................53 2.5.2.1. Xây dựng mô hình ...........................................................................................53 2.5.2.2. Phân tích kết quả thu được từ mô hình............................................................53 2.5.3. Một số kết luận từ kết quả của mô hình .............................................................56 2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LẠC Ở XÃ HỒNG LONG...........................................56 2.6.1. Thị trường tiêu thụ lạc của địa bàn nghiên cứu..................................................56 2.6.2. Kênh tiêu thụ lạc của nhóm hộ trồng lạc............................................................56 2.6.2.1. Đặc trưng của các tác nhân tham gia ...............................................................58 2.6.2.2. Phân tích kênh tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc .............................................60 2.6.2.3. Chênh lệch giá trong phân phối lạc .................................................................62 2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC CỦA CÁC HỘ TRỒNG LẠC Ở XÃ HỒNG LONG ............................................................................63 2.7.1. Thuận lợi.............................................................................................................63 2.7.2. Khó khăn.............................................................................................................63 CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ..........................................................................................65 3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ....................................................................................65 3.2. Giải pháp về đất đai ...............................................................................................65 3.3. Giải pháp về vốn....................................................................................................65 3.4. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................................................66 3.5. Giải pháp về khuyến nông, KHCN........................................................................66 3.6. Giải pháp về giống.................................................................................................67 3.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ.............................................................................67 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................69 1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................69 2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................70 2.1. Đối với nhà nước ...................................................................................................70 2.2. Đối với chính quyền địa phương ...........................................................................71 2.3. Đối với người trồng lạc .........................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_lac_o_xa_hong_long_huyen_nam_dan_tinh_nghe_an_6707.pdf
Luận văn liên quan