Cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----&-----
ĐỀ TÀI
“ Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”
Giáo viên hướng dẫn :
Họ tên sinh viên :
-----&-----
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế mở như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống như: tiết kiệm, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, thanh toán bằng séc, chuyển khoản… thì các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Đây là một hoạt động kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng thương mại, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro. Khi tham gia hoạt đồng kinh doanh tiền tệ, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng sẽ phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa tỷ giá đó chính là các hợp đồng phái sinh tiền tệ. Các hợp đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn. Hiệu quả của từng hợp đồng như thế nào? Hạn chế ra sao? Chúng ta cùng nhóm 3 thảo luận vấn đề này thông qua đề tài “ Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”
Đề cương
A, Khái luận
I, Rủi ro hối đoái là gì ?
II, Các công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro hối đoái
1, Hợp đồng kỳ hạn
1.1 Khái niệm
1.2 Đặc điểm
1.3 Lợi ích chính
2, Hợp đồng tương lai
2.1 Khái niệm
2.2 Đặc điểm
2.3 Lợi ích chính
3, Hợp đồng hoán đổi
3.1 Khái niệm
3.2 Đặc điểm
3.3 Lợi ích chính
4, Hợp đồng quyền chọn
4.1 Khái niệm
4.2 Đặc điểm
4.3 Lợi ích chính
B, Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro hối đoái tại ngân hàng công thương Việt Nam
I, Diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng , Ngân hàng công thương và một số ngân hàng lớn tại Việt Nam
II, Hiệu quả các công cụ
1, Hiệu quả hợp đồng kỳ hạn
2, Hiệu quả hợp đồng tương lai
3, Hiệu quả hợp đồng quyền chọn
4, Hiệu quả hợp đồng hoán đổi
III, Hạn chế sử dụng các công cụ và một số kiến nghị
C, Kết luận
A, Khái luận
I, Rủi ro hối đoái là gì?
Rủi ro hối đoái: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính
II, Các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái
1, Hợp đồng kỳ hạn
1.1 Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua bán ngoại hối với số lượng và mức giá xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai.
1.2 Đặc điểm:
Được ký kết giữa hai tổ chức, hai nhà đầu tư hoặc giữa một tổ chức với một nhà đầu tư.
Là công cụ hỗ trợ cho người mua và người bán phòng chống lại các nguyên nhân gây nên sự không chắc chắn về giá cả trong tương lai.
Ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể là bên mua và bên bán của hợp đồng. Cả hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp bất khả kháng, một bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì việc giao dịch để bán lại hợp đồng này cho bên thứ ba gặp rất nhiều khó khăn do các điều kiện của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau.
Được sử dụng khá rộng rãi trong việc giao dịch các hàng hóa thông thường, giao dịch vàng, ngoại tệ hay chứng khoán
Tỷ giá kỳ hạn:
Đối với giao dịch giữa VNĐ với USD là tỷ giá được xác định vào ngày giao dịch trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VNĐ (tính theo năm) do NHNNVN công bố và lãi suất mục tiêu của USD do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố.
Đối với giao dịch giữa VNĐ với các ngoại tệ khác USD và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa NHCT và khách hàng.
Thời gian thanh toán:
Đối với giao dịch giữa VNĐ với các ngoại tệ kỳ hạn thanh toán tối thiểu là 03 ngày, tối đa là 365 ngày kề từ ngày giao dịch.
Đối với giao dịch giữa hai loại ngoại tệ với nhau kỳ hạn thanh toán dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa NHCT và khách hàng.
1.3 Lợi ích chính
Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài hoặc đầu tư...
Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi phí trong tương lai khách hàng.
2, Hợp đồng tương lai
2.1 Khái niệm: Hợp đồng tương lai là hợp đồng mua bán ngoại hối với số lượng và mức giá ngày đáo hạn đã xác định; chủ hợp đồng có thể giao dịch tất toán bất cứ lúc nào trong chuỗi ngày giá trị của hợp đồng.
2.2 Đặc điểm
Hợp đồng được giao dịch tại Sở giao dịch thông qua trung gian là các nhà môi giới.
Hàng hóa giao dịch trên hợp đồng tương lai phải là các hàng hóa được lựa chọn và là các hàng hóa có tính thanh khoản cao.
Hợp đồng tương lai quy định khối lượng giao dịch theo hợp đồng.
Thời gian và địa điểm giao hàng: được Sở Giao dịch xác định cụ thể (thường thì các hợp đồng được thực hiện chuyển giao vào một thời điểm xác định trong các tháng).
Giá cả thực hiện: giá thực hiện tại một thời điểm phản ánh các kỳ vọng về giá của người mua và người bán
Lợi ích chính
Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài hoặc đầu tư...
Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi phí trong tương lai khách hàng.
3, Hợp dồng hoán đổi
3.1 Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là hợp đồng mà các bên thỏa thuận hoán đổi một đồng tiền thông qua một hợp đồng và cam kết sẽ mua hoặc bán lại bằng một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ
Đặc điểm
Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng mua vào hoặc bán ra một đồng tiền được ký kết tại thời điểm hôm nay
Số lượng đồng tiền vào và bán ra là như nhau
Ngày giá trị của hợp đồng theo chiều mua vào và bán ra là khác nhau
Hợp đồng hoán đổi tạo ra sự không cân xứng về thời gian
Hợp đồng hoán đổi gồm hai loại: hợp đồng hoán đổi giao ngay – kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi kỳ hạn- kỳ hạn
Hợp đồng hoán đổi được giao dịch trên thị trường phi tập trung
3.3 Lợi ích chính
Giúp doanh nghiệp XNK quản lý dòng tiền hiệu quả.
Sử dụng ngay được nguồn ngoại tệ sẽ có trong tương lai.
Có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền.
Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi phí trong tương lai.
4, Hợp đồng quyền chọn
4.1 Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là hợp đồng về quyền chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán một số lượng tiền tệ nhất định với mức giá, khối lượng và ngày giao dịch đã xác định.
4.2 Đặc điểm
Có 2 kiểu quyền chọn:
Quyền chọn kiểu Châu âu, là loại quyền chọn mà bên mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Quyền chọn kiểu Mỹ, là loại quyền chọn mà bên mua có thể thực hiện quyền vào bất kỳ ngày nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Kỳ hạn của hợp đồng: từ 3 – 365 ngày.
Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá mà người mua quyền được mua hoặc bán ngoại tệ. Tỷ giá này do khách hàng tự lựa chọn.
Phí quyền chọn: là số tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền mua hoặc quyền bán ngoại tệ.
4.3 Lợi ích chính
Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng, đồng thời có thể giúp khách hàng thu thêm được lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo chiều có lợi.
Xác định trước được mức chi phí tối đa (quyền chọn mua) hay mức lãi tối thiểu (quyền chọn bán) trong các giao dịch ngoại tệ tương lai.
Giúp khách hàng lựa chọn được mức tỷ giá mong muốn
B, Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ của Ngân hàng công thương
I, Diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng , Ngân hàng Công thương và một số ngân hàng lớn tại Việt Nam
1. Diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do
11/2
16/2
22/2
26/2
1/3
5/3
11/3
16/3
26/3
4/4
8/4
Thị trường tự do
21.600
21.900
22.150
22.050
21.820
21.850
-
-
-
-
-
Liên ngân hàng
20.693
20.698
20.678
20.673
20.693
20.658
20.663
20.658
20.900
20.703
20.718
Nguồn VDT.VN (Báo doanh nhân Việt Nam toàn cầu)
Đồ thị biểu diễn tỷ giá USD / VNĐ trên thị trường tự do và trên liên ngân hàng từ ngày 11/2/2011 dến ngày 8/4/2011
Tỷ giá USD liên ngân hàng trong 2 tháng gần đây có sự thay đổi khó đoán trước. Hầu hết tỷ giá USD trên liên ngân hàng có xu hướng tăng, tuy nhiên tuần 28/3 – 2/4 tỷ giá lại có xu hướng giảm và rồi tuần 4/4 – 9/4 tỷ giá USD trên liên ngân hàng tăng cao nhất từ trước đến nay đỉnh điểm tăng là ngày 8/4 với giá USD là: 20.718
So sánh với tỷ giá USD trên thị trường tự do thì liên ngân hàng thấp hơn. Tỷ giá trên thị trường tự do luôn giữ trên mức 21.000 trong khi đỉnh của liên ngân hàng mới có 20.718.Ngày 7/3 theo nghị định mới của chính phủ cấm giao dịch USD trên thị trường tự do thì theo đó từ 7/3 đến nay thị trường tự do ngừng giao dịch
2. Diễn biến tỷ giá Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương và một số ngân hàng lớn tại Việt Nam
Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới.
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng..
Sologan: Nâng giá trị cuộc sống.
Trong hoạt động kinh doanh của mình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng. Việc áp dụng tỷ giá được ngân hàng quy định giá trần chính là tỷ giá bán ra của các ngân hàng thương mại. Sau đây là diễn biến tỷ giá các ngân hàng thương mại trong một số ngày gần đây
Bảng 1: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 4/4
Ngân hàng
Mua vào
Bán ra
Sacombank
20.880
20.910
Vietcombank
20.905
20.910
Vietinbank
20.905
20.910
ACB
20.900
20.910
Eximbank
20.890
20.910
BIDV
20.905
20.910
(Nguồn VDT.VN ngày 4/4/2011)
Bảng 2: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 5/4
Ngân hàng
Mua vào
Bán ra
Sacombank
20.890
20.920
Vietcombank
20.915
20.920
Vietinbank
20.915
20.920
ACB
20.910
20.920
Eximbank
20.900
20.920
BIDV
20.915
20.920
(Nguồn VDT.VN ngày 5/4/2011)
Bảng 3: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 6/4
Ngân hàng
Mua vào
Bán ra
Sacombank
20.885
20.915
Vietcombank
20.910
20.915
Vietinbank
20.910
20.915
ACB
20.900
20.915
Eximbank
20.895
20.915
BIDV
20.910
20.915
(Nguồn VDT.VN ngày 6/4/2011)
Bảng 4: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 7/4
Ngân hàng
Mua vào
Bán ra
Sacombank
20.890
20.920
Vietcombank
20.915
20.920
Vietinbank
20.915
20.920
ACB
20.910
20.920
Eximbank
20.900
20.920
BIDV
20.915
20.920
(Nguồn VDT.VN ngày 7/4/2011)
Bảng 5: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 8/4
Ngân hàng
Mua vào
Bán ra
Sacombank
20.895
20.925
Vietcombank
20.920
20.925
Vietinbank
20.920
20.925
ACB
20.910
20.925
Eximbank
20.905
20.925
BIDV
20.920
20.925
(Nguồn VDT.VN ngày 8/4/2011)
Bảng 6: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 9/4
Ngân hàng
Mua vào
Bán ra
Sacombank
20.890
20.920
Vietcombank
20.915
20.920
Vietinbank
20.915
20.920
ACB
20.910
20.920
Eximbank
20.900
20.920
BIDV
20.915
20.920
(Nguồn VDT.VN ngày 9/4/2011)
Kinh doanh ngoại hối tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy là một chủ thể kinh doanh ngân hàng công thương cũng chọn cho mình một số công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá gồm: hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn. Tuy nhiên, giữa lúc nghiệp vụ “quyền chọn Đô - Đồng” đang nhộn nhịp thì đến ngày 18/3/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1820/NHNN - QLNH, yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ này.
II. Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái
1. Hợp đồng kỳ hạn
Bài toán 1: Bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ
Ngày 11/2/2011 Ngân hàng Vietinbank huy động được 100.000 triệu VNĐ,nhưng nhu cầu đầu tư của ngân hàng lại là đồng USD trong một tháng. Do vậy ngân hàng quyết định bán đồng việt để lấy đô đi đầu tư và sau một tháng đổi lại đồng việt, nhưng do diễn biến tỷ giá đô khó đoán nên ngân hàng quyết định phòng ngừa rủi ro hối đoái bằng một hợp đồng kỳ hạn
Ngân hàng mua hợp đồng kỳ hạn 1 tháng với các thông số thị trường như sau:
Theo diễn biến tỷ giá trên liên ngân hàng tỷ giá giao ngay ngày 11/2 là
S(USD/ VNĐ) = 20685 -20701
Mức lãi suất kỳ hạn một tháng của VNĐ là: 13.5% - 14%
Mức lãi suất kỳ hạn một tháng của USD là: 4.2% - 5.8%
Áp dụng công thức tính tỷ giá kỳ hạn ta có:
F0 = So + So* = 20701 + 20701 * = 20869
FB = Sb + Sb* = 20685 + 20685 * = 20817
=> F= 20817 - 20869
Quy trình thực hiện hợp đồng như sau
Khách hàng
Ngân hàng Vietinbank
Interbank
B1:Vietinbank với vai trò là khách hàng, bán giao ngay VNĐ( mua USD) trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thị trường áp dụng tỷ giá bán So= 20850
=> Số USD ngân hàng thu được là: 100.000/20701 = 4,8307 (triệu USD)
Ngân hàng dùng USD này đầu tư trên thị trường tiền tệ, nên thị trường áp dụng lãi suất bid 4.2%/ năm
Sau một tháng cả gốc và lãi nhận được là
IUSD = 4,8307 * ( 1 + 4,2%* 1/12) = 4,8476 (tr USD)
B2: Như đã nói ở trên, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi vừa mua USD ngân hàng ký ngay một hợp đồng kỳ hạn 1 tháng bán cả gốc và lãi USD thu được từ hoạt động đầu tư. Thị trường áp dụng tỷ giá kỳ hạn mua vào là Fb = 20817
(H) I = 4,8476 * 20817 = 100912 (Tr VNĐ) (1)
Tỷ giá giao ngay ngày 11/3/2011 (tức là ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn mà ngân hàng đã ký một tháng trước) là S (USD/ VNĐ) = 20660 – 20666
Nếu Vietinbank không ký hợp đồng kỳ hạn mà chọn thi trường giao ngay thì ngày 11/3/2011 bán spot USD lấy đồng VNĐ thì số VNĐ thu được là:
(Vì ngân hàng ở vị trí khách hàng bán nên thị trường áp dụng giá mua Sb = 20660)
(U) I = 4,8476 * 20660 = 100151 (Tr VNĐ) (2)
=> Từ 1 và 2 ta thấy việc chọn hợp đồng kỳ hạn đã giúp ngân hàng Vietinbank tránh được rủi ro giá đô ngày 11/3 giảm và thu được lãi là 912 tr VNĐ
Đặt bài toán trong trường hợp giá đô ngày 11/3 tăng lên mức 20700 thì ngân hàng có lợi hơn khi giao dich trên thị trường giao ngay. Tuy nhiên, việc lãi lỗ là khó lường trước được vì vậy việc phòng ngừa là biện pháp khôn ngoan và cần thiết trong bất cứ ngân hàng nào. Nó giúp cho hoạch định chi phí và ổn định trong kinh doanh
Bài toán 2: Bảo hiểm khoản tiền vay bằng ngoại tệ
Ngày 26/2/2011 ngân hàng nhận được một khoản tiền gửi từ khách hàng là 25 tr USD kỳ hạn là 1 tháng sau đó bán USD để lấy VNĐ tại liên ngân hàng. Ngân hàng đã tự bảo hiểm khoản tiền vay này bằng hợp đồng kỳ hạn 1 tháng với thông số như sau
Tỷ giá giao ngay ngày 26/2 là S (USD/ VNĐ) = 20670 - 20676
lãi suất như trên
Áp dụng công thức tính tỷ giá kỳ hạn ta có:
F0 = So + So* = 20676 + 20676 * = 20844
FB = Sb + Sb* = 20670 + 20670 * = 20802
F= 20802 - 20844
B1:Vietinbank với vai trò là khách hàng, bán giao ngay USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thị trường áp dụng tỷ giá bán Sb= 20670
Số VNĐ ngân hàng thu được là: 25 *20670 = 516.750 (triệu VNĐ)
Ngân hàng dùng VNĐ này đầu tư trên thị trường tiền tệ, nên thị trường áp dụng lãi suất bid 13,5%/ năm
Sau một tháng cả gốc và lãi nhận được là
IVNĐ = 516.750 * ( 1 + 13,5%* 1/12) = 522.563,4375 (tr VNĐ)
B2: Như đã nói ở trên, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, khi vừa bán USD ngân hàng ký ngay một hợp đồng kỳ hạn 1 tháng bán cả gốc và lãi VNĐ thu được từ hoạt động đầu tư mua USD thanh toán cho khách gửi. Thị trường áp dụng tỷ giá kỳ hạn bán ra là Fo = 20844
(H) I = 522563,44 / 20844 = 25,0702 (Tr USD) (1)
Tỷ giá giao ngay ngày 26/3/2011 (tức là ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn mà ngân hàng đã ký một tháng trước) là S (USD/ VNĐ) = 20897 - 20903
Nếu Vietinbank không ký hợp đồng kỳ hạn mà chọn thị trường giao ngay thì ngày 26/3/2011 mua spot USD bằng đồng VNĐ thì số USD thu được là:
(Vì ngân hàng ở vị trí khách hàng mua nên thị trường áp dụng giá bán So = 20903)
(U) I = 522.563,4375 / 20903 = 24,9994 (Tr USD) (2)
=>Từ 1 và 2 ta thấy chính nhờ hợp đồng kỳ hạn mà ngân hàng tránh phải khoản lỗ từ việc giá đô tăng
Đặt bài toán trong trường hợp giá đô ngày 26/3 giảm xuống mức 20650 thì ngân hàng mua được đô rẻ hơn. Tuy nhiên, việc lãi lỗ là khó lường trước được vì vậy việc phòng ngừa là biện pháp khôn ngoan và cần thiết trong bất cứ ngân hàng nào. Nó giúp cho hoạch định chi phí và ổn định trong kinh doanh
=> Đánh giá tổng quan ngân hàng công thương trong việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn
Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng trong tuần từ 5 - 11/3/2011.Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đến ngày 9/3/2011 đạt xấp xỉ 114.722 tỷ VND và 3.426 triệu USD, bình quân đạt khoảng 22.944 tỷ VND và 685 triệu USD/ngày.
Thống kê lại số giá trị giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam như sau
Ngân hàng
Tỷ trọng giao dịch
BIDV
15,3%
VCB
13,2%
VIETINBANK
10,8%
ACB
10,8%
SACOMBANK
8%
TECHCOMBANK
6,8%
Theo VnEconomy
Điểm đáng chú ý là trong tuần nói trên, các giao dịch VND tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần), đặc biệt là giao dịch qua đêm, với tổng doanh số giao dịch 2 kỳ hạn này chiếm 74,7% tổng doanh số. Giao dịch bằng USD qua đêm đạt 2.462 triệu USD, tương đương 72% tổng doanh số.Tỷ trọng của doanh số giao dịch qua đêm bằng VND và USD theo đó đã có tuần tăng đột biến, khi trong thời gian qua phổ biến chỉ xoay quanh 50% tổng doanh số.Đi cùng với doanh số cao, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở kỳ hạn này tiếp tục có xu hướng tăng và ở mức cao.Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VND đến ngày 9/3/2011 tăng nhẹ đối với các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng và không kỳ hạn; giảm nhẹ đối với các kỳ hạn còn lại (2 tuần, 3 tháng, 6 tháng); riêng lãi suất kỳ hạn 12 tháng không thay đổi vẫn ở mức 13,43%/năm.Lãi suất bình quân qua đêm và 1 tuần tiếp tục tăng và vẫn đứng ở mức cao (đây là 2 kỳ hạn có doanh số lớn nhất). Lãi suất bình quân qua đêm tuần nói trên ở mức 13,38%/năm, tăng 0,90% so với tuần trước; lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần ở mức 13,28%/năm, tăng 0,05% so với tuần trước. Lãi suất các kỳ hạn đều trên 13%/năm.Diễn biến lãi suất này được gắn với tuần đầu tiên thị trường đón nhận quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước.Đối với các giao dịch bằng USD, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ có xu hướng tăng đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống; trong đó lãi suất kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng tăng tương đối với các mức tăng lần lượt là 0,61% và 0,76%. Riêng lãi suất bình quân 1 tuần và lãi suất các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên giảm so với mức bình quân tuần trước; trong đó lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng giảm mạnh.Lãi suất bình quân qua đêm bằng USD ở mức 0,38%/năm, tăng 0,02%/năm so với tuần trước; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,10% đến 2,72%/năm. Trong tuần giao dịch USD kỳ hạn dài như 6 tháng và 12 tháng phát sinh không đáng kể.2. Hợp đồng tương lai
Về nguyên tắc sử dụng thì hợp đồng tương lai hoàn toàn tương tự như hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên giao dịch hợp đồng tương lai là giao dịch được chuẩn hoá và được giao dịch trên thị trường có tổ chức đó là các Sở giao dịch, vì vậy đây là đặc điểm làm cho hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, còn giao dịch kỳ hạn được thực hiện trên thị trường OTC (thị trường liên ngân hàng). Trước khi giao dịch hợp đồng tương lai, người tham gia phải ký quỹ một khoản tiền nhất định vào tài khoản.
Hiện nay ở Việt Nam chưa sử dụng hợp đồng tương lai
3. Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn tỏ ra hiệu quả trong phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, giữa lúc nghiệp vụ “quyền chọn Đô - Đồng” đang nhộn nhịp thì đến ngày 18/3/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1820/NHNN - QLNH, yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ này. Trước đó, nó thể hiện rõ hiệu quả phòng ngừa rủi ro hối đoái chi ngân hàng công thương.
Xét ví dụ: Ngân hàng công thương mua quyền chọn bán USD 1.000.000 kỳ hạn 2 tháng kể từ ngày thoả thuận với tỷ giá thực hiện là 18.000 VND/USD.
Hai tháng sau, ngày 10/03/2008, tỷ giá USD giảm xuống còn 17.600 VND thì ngân hàng sẽ có quyền bán số USD nhận được với tỷ giá đã cam kết là 18.000. Trường hợp này, Công ty đã có lợi 400 VND/USD. Ngược lại nếu tỷ giá USD tăng lên 18.500 VND/USD thì Công ty sẽ không thực hiện quyền chọn bán với tỷ giá 18.000 VND/USD mà sẽ bán số USD đó với tỷ giá trên thị trường lúc này là 18.500 VND/USD. Trong trường hợp này, ngân hàng có lợi 500 VND/USD. Tuy nhiên để được có quyền như vậy, ngân hàng sẽ phải trả cho người bán một khoản phí nhất định.
Qua ví dụ trên dễ thấy việc ngân hàng sử dụng quyền chọn bán vừa đảm bảo luôn bán được USD với tỷ giá tối thiểu là 18.000 VND/USD, mặc dù công ty bỏ ra một khoản phí nhỏ nhưng có cơ hội kiếm lãi nếu tỷ giá USD tăng lên.
4. Hợp đồng hoán đổi
Ngân hàng công thương đã sử dụng công cụ hoán đổi tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá:
- Hỏi giá trên Interbank
Ngân hàng Công Thương tại thời điểm 1/3/2011 đang dư thừa tiền gửi bằng VND của khách hàng , nhưng có kế hoạch sử dụng sau một tháng. Và có nhu cầu ngay 25 triệu USD để cho vay và đầu tư, nhưng theo kế hoạch, một tháng sau ngân hàng mới nhận được USD. Ngân hàng đã xử lí tình huống này bằng việc liên hệ với một ngân hàng khác.
Ngân hàng Công Thương đã có cuộc hỏi giá với ngân hàng HSBC. Trình tự hỏi giá như sau:
+ Ngân hàng công thương: Ngân hàng công thương tự giới thiệu mình và sau đó hỏi tỷ giá hoán đổi một tháng giữa USD và VNĐ
+ Ngân hàng HSBC: Ngân hàng HSBC trả lời rằng sẵn sàng mua USD kì hạn một tháng với 30 điểm chiết khấu và bán với 28 điểm chiết khấu với ngân hàng công thương.
+ Ngân hàng Công Thương đồng ý bán 25 triệu USD kì hạn 1 tháng với 30 điểm chiết khấu cho ngân hàng HSBC
+ Ngân hàng HSBC xác nhận giao dịch với tỷ giá giao ngay 20693, tỷ giá kì hạn 20663; ngày giá trị giao ngay và ngày giá trị kì hạn
Như vậy hai ngân hàng đã chấp nhận giao dịch hoán đổi, trong đó ngân hàng HSBC là ngân hàng yết giá sẽ bán Spot 25 triệu USD và mua lại kì hạn đúng 25 triệu USD . Do đó, trong giao dịch lượng USD là không đổi, còn lượng VNĐ thì thay đổi phụ thuộc vào tỷ giá hoán đổi.
Để thanh toán giao dịch Swap này, hai ngân hàng thiết lập hai giao dịch ngoại hối: Thứ nhất, giao dịch giao ngay ứng với tỷ giá giao ngay, trong đó ngân hàng Công Thương mua USD còn ngân hàng HSBC bán USD , thứ hai, giao dịch kì hạn một tháng ứng với tỷ giá giao ngay trừ đi 30 điểm.
Giao dịch
Ngân hàng Viettinbank
Ngân hàng HSBC
USD
VNĐ
USD
VNĐ
Giao ngay
+ USD
- VNĐ
- USD
+ VNĐ
Kì hạn
- USD
+VNĐ
+ USD
- VNĐ
Từ ví dụ trên chúng ta thấy rằng: Từ tình hình tài chính của ngân hàng Công Thương, thì ngân hàng sẽ có những cách sau để xử lí trạng thái tài chính trên:
Phương án 1: Ngày 1/3/2011 bán giao ngay VND để tài trợ cho USD. Sau một tháng tức là 1/4 nhận được USD bán giao ngay lấy VNĐ. Cụ thể
Xử lí thông qua thị trường giao ngay, nhìn chung là linh hoạt, nhưng phải chịu rủi ro tỷ giá. Cụ thể:
Ngày 1/3 Số VNĐ ngân hàng phải bỏ ra để mua USD là : 20693 * 25 = 517325 (tr VNĐ)
Ngày 1/4 ngân hàng nhận lại 25 triệu USD và bán giao ngay lấy VNĐ. Lúc này tỉ giá USD / VNĐ= 20658. Vậy sau khi bán 2 triệu USD ngân hàng thu lại được 516450 triệu VNĐ. Như vậy do rủi ro tỷ giá đồng USD ngân hàng đã bị lỗ 875 triệu đồng
Phương án 2: Đi gửi VNĐ dư thừa và đi vay USD thiếu hụt. Sau 1 tháng nhận lại VND và hoàn trả USD
Xử lí thông qua thị trường tiền tệ, nhìn chung là khả thi, nhưng cũng có một số hạn chế như: Phải làm thủ tục tín dụng,Tài sản thế chấp, liên quan đến năng lực đi vay… nên tỏ ra không linh hoạt
Phương án 3: Ký một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế:
Vế giao ngay: Mua USD và bán VNĐ
Vế kì hạn: Bán USD và mua VNĐ
Như ví dụ trên xử lí thông qua forex, nhìn chung là linh hoạt, tránh được rủi ro tỷ giá và tỏ ra rất hiệu quả
Từ đó chúng ta thấy được hiệu quả của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Tuần hoàn trạng thái tiền tệ bằng swap ngắn hạn
Trước hết, chúng ta sẽ xét quy trình sau:
Ngân hàng viettinbank tiến hành một cuộc hỏi giá với ngân hàng ngoại thương Việt Nam tỉ giá kì hạn một tháng USD/ VNĐ
Ngân hàng ngoại thương trả lời sẵn sàng chấp nhận giá bán( tỷ giá spot khấu trừ 28 điểm) của Vietinbank và thông báo sẽ mua 25 triệu USD với kì hạn 1 tháng, nghĩa là ngân hàng offset bán USD spot và mua USD Forward còn Viettinbank mua USD spot và bán USD Forward
Thông qua đồng thời hai giao dịch Swap ngược chiều nhau, các ngaanh hàng Q trở nên cân bằng và lãi phát sinh là 2 điểm. Kết quả giao dịch của ngân hàng Q được trình bày tại bảng dưới đây:
Bảng 7.7: Các luồng tiền của ngân hàng Q và lãi phát sịnh
Giao dịch
vietcombank
USD
VNĐ
Tỷ giá
Spot
A
OFFSET
- 25
+25
+517325
- 517325
20693
20693
Luồng tiền ròng
0
0
Forwad ( 1 tháng)
A
OFFSET
+ 25
- 25
- 516575
+516625
20663
20665
Luồng tiền ròng
0
+ 50
Trong khi ngân hàng Viettinbank thu được lãi 50 triệu VNĐ thì có vấn đề đặt ra là: Tỷ giá spot có thể biến động trong khoảng thời gian giữa hai giao dịch. Nếu điều này xảy ra thì ngân hàng Viettinbank hoặc là phải sử dụng một phần vốn của mình để thực hiện các giao dịch, hoặc là phải xử lí luồng tiền phụ trội nhận được trong khoảng thời gian một tháng. Từ phân tích trên cho thấy , nếu tỷ giá giao ngay biến động, làm phát sinh rủi ro tỷ giá cho ngân hàng Viettinbank, do đó, Viettinbank thường tiến hành làm cho luồng tiền spot bằng 0 ngay trong ngày. Nếu Viettinbank muốn duy trì hợp đồng kì hạn với ngân hàng ngoại thương thì tiến hành xử lí trạng thái spot bằng cách hoán đổi tuần hoàn trạng thái spot hằng ngày. Trong trường hợp của Viettinbank đang xét ở trên, ngân hàng đang thiếu hụt USD và dư thừa VNĐ ở trạng thái spot. Để làm cân bằng trạng thái tiền tệ spot, ngân hàng sẽ đồng thời mua spot USD và bán lại USD sau 1 ngày. Giao dịch này gọi là “ Spot Next Swap”. Ngân hàng đối tác cung cấp giao dịch này gọi là ngân hàng SPOTNEXT. Số lượng mua bán trong giao dịch Spot next Swap là bằng với giao dịch hoán đổi kỳ hạn 1 tháng nhưng chúng có ngày giá trị khác nhau. Ngày đáo hạn giữa hai vế trong giao dịch Spot Next Swap chỉ cách nhau 1 ngày. Do đó, điểm kì hạn trong giao dịch này nhỏ hơn rất nhiều so với giao dịch kì hạn 1 tháng.
Mỗi giao dịch tuần hoàn với ngân hàng Spotnext thực chất là dịch chuyển hợp đồng giao ngay về phía trước 1 ngày. Tỷ giá trong hợp đồng tuần hoàn là tỷ giá giao ngay đã điều chỉnh đi các điểm của Spot next Swap
Báo cáo tổng kết năm 2010 giá trị công cụ phái sinh tiền tệ của Vietinbank
Đơn vị tính VNĐ
Tổng giá trị theo giá trị ghi sổ kế toán (theo tỷ giá ngày lập báo cáo)
Quý I - 2010
1.Tại ngày cuối kỳ
Công cụ phái sinh tiền tệ
316.471.000.000
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
220.435.000.000
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ
536.906.000.000
2.Tại ngày đầu kỳ
Công cụ phái sinh tiền tệ
6.274.636.111
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
12.128.621.959
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ
5.853.985.848
Quý II - 2010
1.Tại ngày cuối kỳ
Công cụ phái sinh tiền tệ
6.274.636.111
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
12.128.621.959
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ
5.853.985.848
2.Tại ngày đầu kỳ
Công cụ phái sinh tiền tệ
75.228.000.000
220.091.000.000
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
75.228.000.000
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ
220.091.000.000
Quý III - 2010
1.Tại ngày cuối kỳ
Công cụ phái sinh tiền tệ
75.228.000.000
220.091.000.000
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
75.228.000.000
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ
220.091.000.000
2.Tại ngày đầu kỳ
Công cụ phái sinh tiền tệ
19.241.692.830
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
2.183.882.943
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ
17.057.809.887
Quý IV - 2010
1.Tại ngày cuối kỳ
Công cụ phái sinh tiền tệ
19.241.692.830
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
2.183.882.943
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ
17.057.809.887
2.Tại ngày đầu kỳ
Công cụ phái sinh tiền tệ
75.228.000.000
220.091.000.000
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
75.228.000.000
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ
220.091.000.000
Nguồn: BCTC ngân hàng công thương
III, Hạn chế trong sử dụng các công cụ, nguyên nhân và một số kiến nghị giải quyết
Chúng ta thấy rằng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái tương đối hiệu quả. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại: nguồn nhân lực hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển; đối tác mua, bán công cụ tài chính phái sinh với cácNHTM là các doanh nghiệp lại hạn chế. Do đó, các tổ chức tài chính cũng chưa có nhu cầu, chưa chủ động phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ về công cụ tài chính phái sinh.
Thứ hai, khuôn khổ pháp lý: các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn thiếu; cơ chế nghiệp vụ chưa có. Đặc biệt, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính, đặc biệt trong đó là các Chuẩn mực IAS 39 "Các công cụ tàichính: Ghi nhận và xác định giá trị"; IAS 32 "Công cụ tài chính:Thuyết minh và trình bày thông tin"; IFRS7 "Các công cụ tài chính: công bố".
Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của ngân hàng. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng Nhà nước khó có thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính.
Thứ tư, chi phí giao dịch có liên quan để mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh còn cao. Chi phí giao dịch bao gồm:
. Chi phí tìm kiếm thông tin;
. Chi phí thương lượng với đối tác;
. Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng;
. Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế... (uncertaily cost - chi phí rủi ro không dự đoán được);
. Chi phí ủy quyền tác nghiệp;
. Chi phí thực hiện và giám sát.
Sau đây nhóm 03 xin đưa ra một số giải pháp sau:
Một là, về phía các NHTM
Cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
Hai là, về phương tiện, thiết bị.
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng.
Ba là, cơ sở pháp lý
Nhà nước cải tiến khung cơ sở pháp lý tạo điều kiện phát triển các công cụ phái sinh nói chung, công cụ phái sinh tiền tệ nói riêng. Ban hành chuẩn mực kế toán phù họp với chuẩn mực kế toán quốc tế
C, Kết luận
Như vậy, thông qua bài thảo luận chúng ta thấy được hiệu quả của các công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ hối đoái của ngân hàng Công thương, hạn chế chung trong việc sử dụng công cụ đó ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và hướng đi mới trong tương lai
Bài thảo luận còn những điểm thiếu sót, mong cô và các bạn đánh giá và bổ sung để bài thảo luận của nhóm 03 hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Danh sách tài liệu tham khảo
Đề cương bài giảng học phần thị trường kỳ hạn – tổ chức và quản trị các giao dịch (bộ môn ngân hàng chứng khoán trường ĐH Thương Mại)
Giáo chính tài chính quốc tế (PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến – Học viện Ngân hàng)
Tạp chí kinh tế và phát triển (www.ktpt.edu.vn)
Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ (www.vnba.org.vn)
Báo điện tử doanh nhân Việt Nam toàn cầu (
Trang web Ngân hàng công thương (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.doc