Đề tài Hiệu quả sử dụng dung dịch glucose 30% giúp giảm đau cho trẻ trong khi làm thủ thuật tại khoa điều trị tự nguyện B bệnh viện nhi trung ương

Thời gian khóc ngắn hơn là 47giây ở nhóm dùng G30% so với nhóm dùng nước cất thời gian khóc trong quá trình làm thủ thuật là 112giây (P<0.001). Kết quả này so với nghiên cứu của Blass EM, 1992 cho thấy ở nhóm bệnh nhân dùng G30% thời gian khóc là 43giây so với nhóm không dùng G30% là 105giây (P <0.001)[7] và trên một kết quả nghiên cứu thử nghiệm khác trong 3 phút đầu với nhóm trẻ dùng G30% tổng thời gian khóc là 1s so với nhóm dùng Emla giảm đau là 18s [9]. Trong nhóm nghiên cứu, nhịp tim tăng lên trong quá trình làm thủ thuật và giảm dần về trạng thái ban đầu sau khi làm thủ thuật. Trong khi làm thủ thuật nhịp tim ở nhóm dùng G30% (182l/ph) thấp hơn so với nhóm dùng nước cất (198l/ph) và sau thủ thuật ở nhóm dùng G30% là 149l/ph và ở nhóm dùng nước cất là 168l/ph. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu. Như vậy mức độ đau cũng làm ảnh hưởng đến tần số tim ở nhóm trẻ 2-12tháng. Tuy nhiên, so sánh kết quả này với một số kết quả nghiên cứu hiệu quả G30% trên trẻ sơ sinh thì không có sự khác biệt về tần số tim giữa nhóm dùng G30% và nhóm không dùng G30% [1, 9].

pdf53 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng dung dịch glucose 30% giúp giảm đau cho trẻ trong khi làm thủ thuật tại khoa điều trị tự nguyện B bệnh viện nhi trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh có thể lên cơn đau thắt ngực cấp tính. Hoặc một môi trường có nhiều trẻ được làm thủ thuật cùng một lúc cảm giác đau có thể bị lan truyềnNgược lại, đau cũng có 6 tác động trở lại cảm xúc, nó gây nên trạng thái lo lắng, hoảng hốt, bứt dứt. Yếu tố nhận thức: Nhận thức đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng liên quan đến quá trình tiếp nhận cảm giác nói chung và cảm giác đau nói riêng. Từ những quan sát cổ điển của Beecher, người ta biết ảnh hưởng của sự biểu hiện mức độ đau tương đương với bệnh lý: Nghiên cứu so sánh hai nhóm người bị thương là nhóm quân nhân và nhóm dân sự với tổn thương giống nhau, Beecher quan sát thấy nhóm quân nhân ít kêu đau hơn và đòi hỏi ít thuốc giảm đau hơn. Giải thích sự khác nhau này giữa hai nhóm là do chấn thương đã mang lại những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau: Biểu hiện tích cực ở nhóm quân nhân (được cứu sống, kết thúc việc chiến đấu, được xã hội quí trọng) còn ở nhóm dân sự thì có biểu hiện tiêu cực (mất việc làm, mất thu nhập, mất đi sự hoà nhập với xã hội) Yếu tố hành vi thái độ: Bao gồm toàn bộ những biểu hiện bằng lời nói và không bằng lời nói có thể quan sát được ở bệnh nhân đau như mức độ khóc to, nhỏ hoặc dựa vào điệu bộ, mất khả năng duy trì hành vi bình thườngnhững vấn đề này chúng tạo nên những dấu hiệu phản ánh tầm quan trọng của vấn đề đau, và cũng như một hình thức giao tiếp với những người xung quanh. Những biểu hiện này phụ thuộc vào môi trường gia đình và văn hoá dân tộc, chuẩn mực xã hội, tuổi, giới và giới của cá thể.Những phản ứng của người xung quanh có thể ảnh hưởng đến nhân cách ứng xử của bệnh nhân đau và góp phần vào tình trạng duy trì đau của họ. Đối với trẻ em, đau được thể hiện ở đa chiều hướng và tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi, môi trường sống, cá tính .mức độ đau được thể hiện khác nhau. Một tiếng động mạnh, một tiếng la hét lớn cũng làm cho trẻ hoảng hốt, giật mình, khóc dữ dội nhưng với một câu chuyện vui, một trò chơi xúc sắc hoặc cho trẻ nghe nhạc sẽ làm cho trẻ thư giãn và có tác dụng giảm đau rõ rệt [5]. 1.2. Cơ chế kiểm soát đau 1.2.1 Những thụ thể cảm nhận đau: Sự nhận cảm đau bắt đầu từ những thụ cảm thể phân bố khắp nơi trong cơ thể, có nhiều giả thuyết về vai trò và chức năng của các thụ cảm thể này, trong đó 7 đáng chú ý nhất là hai thuyết: Thuyết về cường độ (hay thuyết không đặc hiệu): Do Gold Scheider đề xuất năm 1894. Theo thuyết này thì các kích thích đau không có tính đặc hiệu mà có liên quan đến cường độ kích thích: cùng một kích thích ở cường độ thấp thì không gây đau nhưng ở cường độ cao thì lại gây đau [4]. Thuyết đặc hiệu: Do Muller đề xuất vào cuối thế kỷ 19, theo ông mỗi một trong 5 giác quan (vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác, xúc giác) được nhận cảm và dẫn truyền theo một đường riêng và có một vùng đặc hiệu trên não cảm nhận và phân tích[3]. Thuyết này được Feray phát triển, ông đã chứng minh bằng thực nghiệm các cảm giác xúc giác, nhiệt nóng, nhiệt lạnh và đau có các receptor nhận cảm khác nhau [2]. Theo thuyết đặc hiệu, thông tin về nhận cảm đau do tổn thương bắt đầu từ các thụ cảm thể (receptor) nhận cảm đau chuyên biệt, đó là các tận cùng thần kinh tự do, phân bố ở khắp các tổ chức cơ thể, chủ yếu là các mô da, mô cơ, khớp và thành các tạng. Các thụ cảm thể này trong điều kiện bình thường thì “im lặng” không hoạt động, chỉ bị kích thích khi mô bị tổn thương. Bao gồm các loại thụ cảm thể nhận cảm đau sau: Các thụ cảm thể nhận kích thích cơ học. Các thụ cảm nhận kích thích hoá học Các thụ cảm thể nhận kích thích nhiệt Các thụ cảm thể nhận kích thích áp lực Các thụ cảm thể nhận cảm đau có tính không thích nghi: Với đa số các loại thụ cảm thể, khi bị kích thích tác động liên tục thì có hiện tượng thích nghi với kích thích đó, khi đó những kích thích sau phải có cường độ lớn hơn trước đó thì mới có đáp ứng. Ngược lại, nếu kích thích đau tác động liên tục thì các thụ cảm thể nhận cảm giác đau ngày càng bị hoạt hoá. Do đó, ngưỡng đau càng giảm và làm tăng cảm giác đau. Vì vậy, trong nghiên cứu chúng tôi chọn bệnh nhân lần đầu làm thủ thuật để tránh những yếu tố gây nhiễu. Ngưỡng đau là cường độ kích thích nhỏ nhất có thể gây ra được cảm giác 8 đau.Một cường độ kích thích mạnh sẽ gây cảm giác đau sau một thời gian ngắn (1giây) nhưng cường độ kích thích nhẹ đòi hỏi thời gian dài hơn (vài giây) mới gây ra cảm giác đau. 9 1.2.2 Các chất trung gian hoá học Cơ chế đau còn được giải thích là có thể các tác nhân gây đau đã kích thích các tế bào tại chỗ làm chúng giải phóng ra các chất trung gian hoá học như các kinin, một số prostaglandin, chất P . Và các chất trung gian này sẽ tác động lên thụ cảm thể nhận cảm đau, làm khử cực các thụ cảm thể này và gây ra cảm giác đau[14]. 1.3. Phân loại đau 1.3.1 Phân loại đau theo cơ chế -Đau do cảm thụ thần kinh: Là đau do thái quá về sự kích thích nhận cảm đau tổn thương mà bắt đầu từ các thụ cảm thể nhận cảm đau tổn thương rồi dẫn truyền hướng tâm về thần kinh trung ương; là cơ chế thường gặp nhất trong phần lớn các chứng đau cấp tính (chấn thương, làm thủ thuật, nhiễm trùng, thoái hoá) Đau do thụ cảm thần kinh thường nhạy cảm với các thuốc giảm đau ngoại vi hay trung ương. -Đau do nguyên nhân tâm lý Đau do nguyên nhân tâm lý có đặc điểm: là những cảm giác bản thể hay nội tạng, ám ảnh nhiều hơn là đau thực thụ, với sự mô tả phong phú, không rõ ràng hoặc luôn thay đổi và thường lan toả, triệu chứng học không điển hình. Đau chỉ mất khi người bệnh tập trung chú ý đến một vấn đề gì đó, thuốc chống đau không có tác dụng với loại đau này. Thường gặp tổn thương này trong các bệnh lý tâm thần, rối loạn cảm xúc 1.3.2 Phân loại đau theo thời gian và tính chất -Đau cấp tính Đau cấp tính là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể coi là một dấu hiệu báo động hữu ích.Đau cấp giúp việc chẩn đoán cần thiết. Đau do tiêm truyền và làm các thủ thuật là thuộc vào nhóm đau cấp tính. -Đau mạn tính Đau mạn tính là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần.Theo qui ước cổ 10 điển, người ta ấn định giới hạn phân cách đau cấp tính và mạn tính như sau: 11 Đau cấp tính Đau mạn tính Cơ chế gây đau Đơn yếu tố Đa yếu tố Phản ứng của cơ thể Phản ứng lại Phản ứng giảm dần Yếu tố cảm xúc Lo lắng Trầm Hành vi thái độ Phản ứng Im lìm Kiểu mẫu Y học kinh điển Đa chiều thực thể-tâm lý Mục đích điều trị Chữa khỏi Tái thích ứng 1.4. Các phương pháp lượng giá đau Đau là một hiện tượng chủ quan, phức tạp, đa yếu tố, đa chiều mà không có một phương pháp đo lường khách quan nào có thể định lượng được. Nhận biết được sự hiện diện của chứng đau là rất quan trọng, nhưng lượng giá đau lại còn là bước chủ yếu và cần thiết để đưa ra các phương thức xử lý giúp giảm đau tối ưu nhất và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh đứng trước nguy cơ đau do bất kì nguyên nhân gì. Vì vậy, mỗi một bệnh nhân là một đối chứng riêng và đó là sự đánh giá so sánh hữu ích. Tuỳ theo từng đối tượng, thể loại đau, nguyên nhân gây đau, lứa tuổi có những phương pháp đánh giá đau khác nhau và được thực hiện trong một phạm vi rộng để lượng giá qua việc: Hỏi bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) kết hợp với quan sát Khám lâm sàng và đặc biệt là khám thần kinh Các xét nghiệm cận lâm sàng Đánh giá về hành vi thái độ và sự tự chủ 1.4.1. Nội dung lượng giá: Tuổi, giới Vị trí đau, thời gian đau Các yếu tố ảnh hưởng đến đau Tính chất đau 12 Kiểu đau Cường độ đau Các triệu chứng kèm theo Tiến triển đau Hiệu quả giảm đau Với trẻ nhỏ: dựa vào quan sát nét mặt, sự di chuyển của cơ thể, đáp ứng với dỗ dành, cử động tay, chân, khóc. 1.4.2 Lượng giá cường độ đau Dùng thang lượng giá chủ quan (thang tự lượng giá) dùng cho trẻ lớn (>7 tuổi) và người lớn.Dùng thước kéo. Phương pháp đo lượng chuẩn: Phải đo lường tốt cái cần đo. Phương pháp lượng giá trung thành và giống nhau cho các lần đo tiếp theo. Thang lượng giá đơn giản, dễ thực hiện. Các thang lượng giá một chiều dùng để lượng giá một cáchchung nhất cường độ đau hay mức độ giảm đau. Thang Likert 5 điểm (a five-point Likert scale): là thang thông dụng nhất được dùng cho những đối tượng là trẻ (>7 tuổi) và người lớn. Thang Likert được tạo nên bởi 5 loại từ mô tả cường độ đau sắp xếp theo thứ tự: THANG LIKERT Lúc này bạn thấy đau ở mức độ nào?  Đau rất ít  Đau ít  Đau vừa  Đau nặng  Đau dữ dội Thang số (NRS: Numerical rating scale) từ 0-10 điểm. Ví dụ điểm 0 là không đau và mức độ đau tăng dần theo số điểm, đau dữ dội nhất là điểm 10 13 THANG NRS Bạn hãy cho điểm từ 0-10 để xác định mức độ đau của bạn:  Điểm 0 tương ứng với không đau.  Điểm 10 tương ứng với việc đau dữ dội không chịu nổi Xác định một điểm duy nhất từ 0-10 với chứng đau của bạn Thang nhìn (VAS: Vidual Analogue Scale) thường được trình bày dưới dạng đường ngang định hướng từ trái sang phải, ví dụ đầu bên trái tương ứng với không đau, đầu bên phải tương ứng với đau giữ dội: Thang VAS được trình bày dưới dạng đường thẳng Vạch một gạch trên đường thẳng tương ứng với mức độ đau của bạn: Không đau Đau đến mức độ tối đa ________________________________________________________ Có thể tổng hợp 3 thang lượng giá trên thành một thang thống nhất như sau: Thang điểm đánh giá đau tổng hợp Điểm 0-----1-----2-----3-----4-----5-----6-----7-----8-----9-----10 _____________________________________________ Đau rất ít Đau ít Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội Các thang lượng giá một chiều được áp dụng rất phổ biến vì đơn giản dễ sử dụng, tuy nhiên các thang điểm này lại có nhược điểm là xem chứng đau như một hiện tượng giản đơn, chỉ lượng giá một chiều mà không xét đến tính đa chiều của đau. Lượng giá đau bằng việc sử dụng câu hỏi McGILL PAINM Bảng câu hỏi McGill Pain (MPQ: McGill Pain Questionaire): Do Melzack soạn thảo năm 1975 để hỏi người bệnh về vị trí, tính chất, mức độ của đau. Đây là bảng lượng giá đau tương đối toàn diện lượng giá cả vệ lượng và chất, đặc biệt là các yếu tố cảm giác, cảm xúc đối với chứng đau. Tuy nhiên, độ chính xác của bảng lượng giá cũng phụ thuộc vào trình độ, khả năng diễn đạt bằng lời của bệnh nhân, đối với một số người có trình độ thấp thì bảng lượng giá không 14 đem lại hiệu quả cao. Đến năm 2009 bộ câu hỏi này được soạn thảo lại đem lại độ chính xác cao khi đánh giá đau [8]. 1.4.3 Lượng giá đau ở trẻ em Đánh giá đau ở trẻ em là một công việc rất khó khăn do trẻ chưa có khả năng giao tiếp. - Các phương pháp tự lượng giá +Phần lớn các phương pháp này có thể dùng với trẻ >7 tuổi dùng những câu hỏi đơn giản như: Cháu có đau không? Cháu đau ở chỗ nào? Đau nhiều hay đau vừa hay không thể chịu được? Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ cũng cho ta câu hỏi chính xác, mà có nhiều câu trả lời âm tính giả. +Thang nhìn VAS: Là phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay đối với trẻ trên 5 tuổi(đã được mô tả ở trên). +Hình dạng, vẻ mặt (Wrong-Baker FACES Pain Rating Scale) được sử dụng cho trẻ từ 2-4 tuổi, các tác giả Anh đã đề nghị dùng các thay đổi vẻ mặt thể hiện các mức độ khác nhau về đau. 0 1 2 3 4 5 Không đau Đau rất ít Đau ít Đau vừa Đau nặng Đau dữ dội +Sử dụng hình vẽ: Đề nghị đứa trẻ vẽ minh hoạ những vùng đau của nó trên sơ đồ người được vẽ và yêu cầu đứa trẻ lập một thang lượng giá đau qua việc chọn các màu sắc khác nhau thể hiện đau nhẹ, đau vừa, đau nhiều, đau dữ dội. Với sự 15 giúp đỡ của 4 màu này, đứa trẻ sẽ vẽ được chứng đau của nó như thế nào, người ta thường ngạc nhiên về tính chất thông tin mà đứa trẻ đem lại, nó giúp cho xác định mức độ đau, nguyên nhân gây đau và giảm đau cho trẻ. - Các phương pháp đánh giá không tự thân Các phương pháp này thường dùng đối với trẻ nhỏ hay trẻ bị câm bằng cách thăm khám hoặc quan sát trẻ. Annie Gauvain đã đưa bảng đánh giá đau ở trẻ em dựa vào hành vi thái độ của trẻ như sau: A. Đau (các dấu hiệu trực tiếp) - Tư thế giảm đau khi nghỉ ngơi - Bảo vệ tự phát vùng đau - Các than phiền thực thể -Định vị các vùng đau -Tư thế giảm đau khi vận động -Các phản ứng khi khám vùng đau B. Mất trương lực về tâm thần vận động -Sự chịu đựng - Tự thu mình lại -Mất đi sự tế nhị -Giảm sự chú ý tò mò với bên ngoài -Cử động chậm chạp C. Lo lắng - Tính nóng nảy -Khí chất xấu, dễ bị kích thích -Trẻ tự kiểm soát khi người ta làm nó vận động -Dễ khóc +Thang điểm FLACC (Face, Legs, Activity, Cry, Consolability) là thang điểm đánh giá đau ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne Australia. Dựa vào việc quan sát (nét mặt, cử động của chân, hoạt động của cơ thể, khóc, đáp ứng với dỗ dành) để đánh giá mức độ đau của trẻ. Đây là thang điểm cho kết quả đánh giá đau với độ chính xác cao. Các dấu hiệu 0 1 2 điểm 16 Nét mặt (Face) Không có biểu hiện đặc biệt hoặc trẻ cười Thỉnh thoảng nhăn nhó (biểu hiện sự đau đớn), cau mày (nếp nhăn trên trán) Liên tục nhăn nhó, mím chặt miệng, cằm run rẩy Chân (Legs) Tư thế bình thường hoặc thư giãn Bứt rứt, luôn động đậy, căng thẳng Cử động không ngừng, chân đá hoặc co lên Hoạt động của cơ thể (Activity) Nằm yên, tư thế bình thường, cử động dễ dàng Quằn quại, di chuyển về phía trước, căng thẳng Ưỡn người, co cứng, rung giật Khóc (Cry) Không khóc Khóc rên rỉ bình thường Khóc nhiều, thét từng cơn Đáp ứng với dỗ dành (Consolability) Đáp ứng với dỗ dành, thư giãn yên tĩnh dưới 1 phút Yên tĩnh sau 1 phút dỗ dành, vỗ về Không đáp ứng sau 2 phút dỗ dành Từ 0-3 điểm: Không đau, đau nhẹ Từ 4-6 điểm: Đau vừa Từ 7-10 điểm: Rất đau 1.5.Các biện pháp điều trị giúp giảm đau cho trẻ khi tiến hành các phẫu thuật và thủ thuật. 1.5.1 Các biện pháp điều trị giảm đau dùng thuốc giảm đau + Morphin, paracetamol, Efferalgan được sử dụng để giảm đau cho bệnh nhân phải trải qua những phẫu thuật lớn hoặc trong những trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn nặng. 1.5.2 Các biện pháp điều trị giảm đau không dùng thuốc Đối với người Điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân thì việc sử dụng các biện pháp giảm đau không dùng thuốc là vô cùng quan trọng. Trong thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh Succrose, glucose có tác dụng giảm đau trong khi làm thủ thuật và việc sử dụng biện pháp này vô 17 cùng an toàn, hiệu quả7, 10. Cũng có nghiên cứu chứng minh tác dụng của Emla là một miếng dán giảm đau được triết xuất từ thiên nhiên cũng đem lại hiệu quả giảm đau tốt nhưng cần phải dán miếng dán Emala trước khi làm thủ thuật 30phút mới có tác dụng giảm đau13. Chăm sóc tâm lý cũng là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Với vai trò của người Điều dưỡng phải tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân hàng ngày việc chia sẻ, trò chuyện với người bệnh và đặc biệt với trẻ em người Điều dưỡng nên nắm bắt được tâm lý của trẻ để giảm bớt lo lắng sợ hãi của trẻ, có đồ chơi cho trẻ cũng là một biện pháp giảm đau không dùng thuốc đem lại hiệu quả cao. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh nghe nhạc có tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả, âm nhạc đem đến cho người bệnh cảm giác thư thái, dễ chịu giúp người bệnh quên đi cảm giác đau thực thể. Tuỳ vào sở thích của người bệnh để lựa chọn những thể loại nhạc mà người bệnh ưa thích, đặc biệt đối với bệnh nhi ung thư thì âm nhạc có tác dụng giảm đau vô cùng có ý nghĩa5. 18 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Là 96 bệnh nhi tại khoa Điều trị tự nguyện B - Bệnh viện nhi Trung Ương từ ngày 10/10/2011-28/12/2011. Các bệnh nhi được chia làm 2 nhóm: Nhóm1: Chọn ngẫu nhiên 48 trẻ có can thiệp sử dụng dung dịch G30% trước khi tiêm, truyền, lấy máu xét nghiệm một lần duy nhất. Nhóm 2: Chọn ngẫu nhiên 48 trẻ có can thiệp sử dụng nước cất(NC) trước khi tiêm, truyền, lấy máu xét nghiệm một lần duy nhất 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:. Cả hai nhóm trẻ đều: - Có độ tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi. - Nhập viện chưa làm các thủ thuật - Không có các bệnh lý đặc biệt gây đau (như bệnh ung thư, có phẫu thuật) 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: - Không thực hiện trên bệnh nhân thở máy, thở oxy, bệnh nhân có hội chứng thần kinh hoặc những bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc an thần. 2.2 Phương pháp 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu mù đôi có kiểm soát. 2.2.2 phương pháp nghiên cứu: - Nhóm 1: + Người điều dưỡng có kỹ năng tốt dùng bơm tiêm hút 3-5ml dung dịch G30% nhỏ vào đầu lưỡi của trẻ trước khi làm thủ thuật 15-30 giây(s) + Tiến hành thủ thuật 1 lần duy nhất + Đánh giá - Nhóm 2 19 + Người điều dưỡng có kỹ năng tốt dùng bơm tiêm hút 3-5ml dung dịch NC nhỏ vào đầu lưỡi của trẻ trước khi làm thủ thuật 15-30s + Tiến hành thủ thuật 1 lần duy nhất + Đánh giá 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá: Dùng thang điểm Flacc (face, legs, activity, cry, consolability: Nét mặt, cử động của chân, hoạt động của cơ thể, khóc, đáp ứng với dỗ dành) của Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne Australia để đánh giá đau cho 2 nhóm tại 3 thời điểm: + Trước khi làm thủ thuật 5-10s + Trong suốt quá trình làm thủ thuật (từ 0-15s, 15-30s, 30-60s) + Ngay sau khi kết thúc thủ thuật 5-10s - Thang điểm gồm 10 điểm: + Từ 0-3 điểm: đau nhẹ hoặc không đau + Từ 3-6 điểm: đau vừa + Từ 7-10 điểm: rất đau 2.4 Địa điểm: Khoa điều trị tự nguyện B - Bệnh viện Nhi Trung ương 2.5 Thời gian: Từ ngày 10/10/2011- 28/12/2011 2.6 Phân tích và xử lý số liệu: - Kết quả được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm và trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu trung bình thu được của hai nhóm được so sánh bằng kiểm định t dành cho 2 mẫu độc lập, hai tỷ lệ phần trăm được so sánh bằng kiểm định 2. Với : P>0.05 là không khác biệt. P<0.05 là khác biệt có ý nghĩa. P<0.01 và <0.001 là rất khác biệt có ý nghĩa - Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê Stata 11.0 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 96 trẻ.Trước khi tham gia nghiên cứu, cha 20 mẹ trẻ được giải thích thông báo về nội dung nghiên cứu, cách tiến hành và những ưu nhược điểm của việc tham gia nghiên cứu. Cha mẹ trẻ được kí vào bản chấp thuận tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu được sự đồng ý của Giám Đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương và Hội đồng đạo đức của Bệnh viện Nhi Trung Ương. CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Một số đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.1 Đặc điểm chung STT Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng Glucose 30% ( SD) P 1 Tuổi (tháng) 6.73.0 6.33.1 0.5 2 Cân nặng (kg) 7.22.0 7.31.9 0.8 3 Thời gian làm thủ thuật (phút) 0.970.09 0.930.014 0.13 4 Tần số tim trước khi làm thủ thuật (l/ph) 143.41.76 144.31.8 0.72 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi, cân nặng, thời gian làm thủ thuật, tần số tim của hai nhóm trước khi làm thủ thuật P>0.05. 3.1.2 Giới Bảng 3.2 Giới tính Giới tính Nhóm nghiên cứu (n) Tỷ lệ % Nam 57 60 Nữ 39 40 Tổng 96 100 21 Biểu đồ 3.1 Giới tính hai nhóm nghiên cứu Nhận xét: Tỷ lệ nam (60%) nhiều hơn nữ (40%) trong nhóm nghiên cứu. 3.1.3 Chẩn đoán bệnh Biểu đồ 3.2 Chẩn đoán bệnh cơ bản của 2 nhóm nghiên cứu Nhận xét: Trẻ mắc bệnh Viêm phế quản phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (49%) trong nhóm nghiên cứu. 3.1.4 Vị trí lấy ven Bảng 3.3 Vị trí lấy ven 22 Vị trí lấy ven Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Mắt cá chân 14 14.5 Mu bàn chân 4 4.25 Mu bàn tay 78 81.25 Tổng 96 100 Biểu đồ 3.3 Vị trí lấy ven của hai nhóm Nghiên cứu Nhận xét: Trẻ được lấy ven chủ yếu ở mu bàn tay chiếm 81.25% 3.1.5 Tổng số thời gian khóc trong khi làm thủ thuật Bảng 3.4 Tổng số thời gian khóc trong khi làm thủ thuật Nhóm nghiên cứu (n=96) Thời gian khóc (giây) ( SD) 23 79.50.7 Nhận xét: Thời gian khóc trong suốt quá trình làm thủ thuật là 79.50.7s 24 3.2. So sánh một số đặc điểm giữa hai nhóm nghiên cứutrước khi làm thủ thuật 3.2.1 Tuổi so sánh giữa hai nhóm Bảng 3.5 Tuổi so sánh giữa 2 nhóm Tuổi (tháng) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P 6.7 3.0 6.3 3.1 0.5 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu P> 0.05. 3.2.2 Giới so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.6 Giới so sánh giữa 2 nhóm Giới Nhóm dùng nước cất Nhóm dùng G30% P Nữ 25(52%) 14(29%) 0.029Nam 23(48%) 34(71%) Tổng 48 (100%) 48(100%) 25 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ về giới khác biệt giữa hai nhóm. Nhận xét: Có sự khác biệt về giới giữa hai nhóm nghiên cứu (P<0.05). 3.2.3 Cân nặng so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.7 Cân nặng so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu Cân nặng (kg) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P 7.2 2.0 7.3 1.9 0.8 Nhận xét: Không có sự khác biệt về cân nặng giữa hai nhóm nghiên cứu P>0.05. 3.2.4 Thời gian làm thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.8 Thời gian làm thủ thuật giữa hai nhóm 26 Thời gian (phút) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P 0.97 0.09 0.93 0.014 0.13 Nhận xét: Không có sự khác biệt về thời gian làm thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu P>0.05. 3.2.5 Mức độ đau của trẻ trước khi làm thủ thuật Bảng 3.9 Mức độ đau của trẻ trước khi làm thủ thuật Nhóm Nghiên cứu Không đau (n) Tỷ lệ (%) P Nước cất 48 100% 0.3 Glucose 30% 48 100% Tổng 96 100% Nhận xét: Không có bệnh nhân nào có biểu hiện đau trước khi làm thủ thuật trong 2 nhóm nghiên cứu. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm Nghiên cứu (P>0.05) 3.2.6 Chẩn đoán bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.10 Chẩn đoán bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu Chẩn đoán Nhóm dùng nước cất Nhóm dùng G30% P Viêm phế quản phổi 27(49.3%) 22(45.7%) 0.68 Iả chẩy cấp 8(17%) 8(17%) Sốt vius 4(8.5%) 2(4.2%) Viêm họng cấp 1(2.1%) 3(6.2%) 27 Viêm phế quản + ỉa chảy 0(0%) 3(6.2%) Viêm tiểu phế quản 1(2.1%) 6(12.7%) Viêm thanh quản 2(4.2%) 0(0%) Viêm loét miệng 1(2.1%) 1(2.1%) Hen phế quản 1(2.1%) 0(0%) Chân tay miệng 1(2.1%) 0(0%) Tổng 48(100%) 48(100%) Nhận xét: Không có sự khác biệt về chẩn đoán bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu. 3.2.7 Vị trí lấy ven giữa hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.11. Vị trí lấy ven giữa hai nhóm nghiên cứu Vị trí lấy ven Nhóm dùng nước cất Nhóm dùng glucose 30% P Mắt cá chân 8(17.0%) 5(10.4%) 0.1 Mu bàn chân 2(4.3%) 2(4.3%) Mu bàn tay 37(78.7%) 41(85.3%) Nhận xét: Ven được lấy ở mu bàn tay là chủ yếu chiếm tỷ lệ 78.7% ở nhóm bệnh nhân dùng nước cất và 85.3% ở nhóm bệnh nhân dùng G30%. Không có sự khác biệt về vị trí lấy ven giữa hai nhóm nghiên cứu P>0.05 28 3.2.8 Tần số tim trước khi làm thủ thuật giữa hai nhóm Bảng 3.12 Tần số tim trước thủ thuật Tần số tim (l/ph) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng glucose 30% ( SD) P 143.4 1.76 144.3 1.8 0.72 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tần số tim trước thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu 3.3 So sánh mức độ đau giữa hai nhóm nghiên cứu trong và sau khi làm thủ thuật. 3.3.1 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 0-15s Bảng 3.13 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 0-15s Nhóm nghiên cứu Không đau, đau nhẹ Đau vừa Tổng P Nước cất 10 (20.8%) 38 (79.1%) 48 (100%) 0.0001 G30% 42 (87.5%) 6 (12.5%) 48 (100%) Nhận xét: Tỷ lệ về các mức độ đau của hai nhóm nghiên cứu cho thấy ở nhóm trẻ dùng nước cất có 79.1% trẻ có biểu hiện đau ở mức độ vừa trong 15s đầu cao hơn so với nhóm được dùng G30% là 12.5%. Có 87.5% trẻ không có biểu hiện đau hoặc đau nhẹ trong 15s đầu trong khi làm thủ thuật ở nhóm dùng G30% so với nhóm bệnh nhân dùng nước cất chỉ có 20.8% trẻ có biểu hiện không đau hoặc đau nhẹ khi tiến hành thủ thuật. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P <0.001). 3.3.2 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 15-30s Bảng 3.14 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 15-30s 29 Nhóm nghiên cứu Không đau, đau nhẹ Đau vừa Tổng P Nước cất 7 (14.5%) 41 (85.5%) 48 (100%) 0.0001 G30% 43 (89.6%) 5 (10.4%) 48 (100%) Nhận xét: Ở nhóm trẻ dùng nước cất có đến 85.5% trẻ có biểu hiện đau ở mức độ vừa trong 15-30s trong quá trình làm thủ thuật so với nhóm được dùng G30% chỉ có 10.4% trẻ có biểu hiện đau vừa và có đến 89.6% không có biểu hiện đau hoặc đau nhẹ trong 15-30s trong khi làm thủ thuật ở nhóm dùng G30% cao hơn so vói nhóm bệnh nhân dùng nước cất là 14.5% . Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.001) 3.3.3 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 30-60s Bảng 3.15 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 30-60s Nhóm nghiên cứu Không đau, đau nhẹ Đau vừa Tổng P Nước cất 8 (16.6%) 38 (83.4%) 48 (100%) 0.0001 G30% 42 (87.5%) 6 (12.5%) 48 (100%) Nhận xét: Chỉ có 12.5% trẻ có biểu hiện đau ở mức độ vừa ở nhóm dùng G30% và có đến 83.4% trẻ có biểu hiện đau vừa ở nhóm dùng nước cất trong khi làm thủ thuật từ 30-60s. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.001) 3.3.4 Mức độ không đau; đau nhẹ của hai nhóm tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật Biểu đồ 3.5 Mức độ không đau, đau nhẹ của hai nhóm tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật 30 Biểu đồ 3.6 Mức độ đau vừa của hai nhóm tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật Nhận xét: Ở nhóm trẻ dùng G30% phần lớn trẻ không có biểu đau hoặc đau ở mức độ nhẹ trong quá trình làm thủ thuật tại 3 thời điểm. 3.3.5 Mức độ đau vừa của hai nhóm nghiên cứu tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật Nhận xét: Tại 3 thời điểm trong quá trình làm thủ thuật ở nhóm dùng G30% có mức độ đau vừa thấp hơn so với nhóm dùng nước cất. 3.3.6 Mức độ đau của trẻ sau khi làm thủ thuật Bảng 3.16 Mức độ đau của trẻ sau thủ thuật Nhóm nghiên cứu Không đau, đau nhẹ Đau vừa Rất đau P Nước cất 33 (68.75%) 14 (29.2%) 1(2.1%) 0.0001 G30% 45 (93.7%) 3 (6.3%) 0 31 Biểu đồ 3.7 Mức độ đau của trẻ sau thủ thuật Nhận xét: Sau khi hoàn thành thủ thuật có 68.75% trẻ có biểu hiện không đau hoặc đau nhẹ ở nước cất và 93.7% ở nhóm G30%, vẫn còn 29.2% bệnh nhân có biểu hiện đau vừa ở nhóm nước cất và chỉ có 6.3% trẻ có biểu hiện đau ở mức độ vừa ở nhóm dùng G30% và đặc biệt có một trường hợp (2.1%) ở nhóm dùng nước cất có biểu hiện rất đau sau khi kết thúc thủ thuật. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.001) 3.4 So sánh điểm đau trung bình của hai nhóm trong và sau khi làm thủ thuật 3.4.1 Tổng số điểm đau trung bình trong khi làm thủ thuật 0-15s Bảng 3.17 Tổng số điểm đau trung bình trong thủ thuật 0-15s 32 Tổng số điểm đau trung bình (điểm) Nhóm dùng Nước cất ( SD) Nhóm dùng glucose 30% ( SD) P 7.21.5 3.11.9 0.00001 Nhận xét:Kết quả cho thấy điểm đau trung bình ở nhóm dùng nước cất cao hơn gấp đôi so với nhóm dùngG30% trong khi làm thủ thuật 0-15s. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.001, khoảng tin cậy 95%). 3.4.2 Tổng số điểm đau trung bình trong khi làm thủ thuật 15-30s Bảng 3.18 Tổng số điểm đau trung bình trongkhi làm thủ thuật 15-30s Tổng số điểm đau trung bình (điểm) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P 81.4 3.61.7 0.00001 Nhận xét:Kết quả cho thấy điểm đau trung bình ở nhóm dùng nước cất cao hơn so với nhóm dùngG30% trong khi làm thủ thuật 15-30s. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.001, khoảng tin cậy 95%) 3.4.3 Tổng số điểm đau trung bình trong khi làm thủ thuật 30-60s Bảng 3.19 Tổng số điểm đau trung bình trong thủ thuật 30-60s Tổng số điểm đau trung bình (điểm) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P 7.41.9 2.62.1 0.00001 Nhận xét:Kết quả cho thấy điểm đau trung bình ở nhóm dùng nước cất cao hơn so với nhóm dùngG30% trong khi làm thủ thuật 30-60s. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.001, khoảng tin cậy 95%) 3.4.4 Tổng số điểm đau trung bình của hai nhóm nghiên cứu tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật. Biểu đồ 3.8 Điểm đau trung bình của 2 nhóm tại 3 thời điểm trong thủ thuật. 33 Nhận xét: Ở nhóm dùng nước cất có điểm đau cao hơn so với nhóm dùng G30% tại tất cả các thời điểm trong khi làm thủ thuật. 3.4.5 Tổng số điểm đau trung bình của hai nhóm nghiên cứu sau khi làm thủ thuật Bảng 3.20 Tổng số điểm đau trung bình sau thủ thuật Tổng số điểm đau trung bình (điểm) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P 5.80.4 0.80.3 0.00001 Biểu đồ 3.9 Điểm đau trung bình của hai nhóm sau thủ thuật Nhận xét:Điểm đau trung bình giảm dần sau thủ thuật ở cả hai nhóm nghiên cứu nhưng kết quả cho thấy điểm đau trung bình ở nhóm dùng nước cất 34 cao hơn so với nhóm dùngG30% sau thủ thuật. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.001, khoảng tin cậy 95%). 3.5 So sánh thời gian khóc và tần số tim giữa hai nhóm nghiên cứu 3.5.1 Tổng số thời gian khóc so sánh giữa hai nhóm Bảng 3.21 Tổng số thời gian khóc so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu Thời gian khóc Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P Tổng số thời gian khóc trung bình trong và sau khi làm thủ thuật (giây) 112 0.7 47 giây0.3 0.00001 Nhận xét: Thời gian khóc trong và sau khi làm thủ thuật của nhóm dùngnước cất dài hơn so với nhóm dùng đường. P<0.001 sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. 3.5.2 So sánh tần số tim trong khi làm thủ thuật giữa hai nhóm Bảng 3.22 Tần số tim trong khi làm thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu Tần số tim trong thủ thuật (l/ph) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P 198.815 182.511 0.00001 Nhận xét: Tần số tim trong khi làm thủ thuật ở nhóm dùng nước cất cao hơn so với tần số tim của nhóm dùng đường. P<0.001 sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Khoảng tin cậy 95% của sự khác biệt giữa hai nhóm. 3.5.3 So sánh tần số tim sau khi làm thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.23 Tần số tim sau thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu 35 Tần số tim sau thủ thuật (l/ph) Nhóm dùng nước cất ( SD) Nhóm dùng G30% ( SD) P 168.011 149.012 0.00001 Nhận xét: Tần số tim giảm dần sau thủ thuật ở cả hai nhóm nhưng giảm nhanh hơn ở nhóm dùng đường so với nhóm dùng nước cất. P<0.001 sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Khoảng tin cậy là 95%. CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 4.1 Một số đặc điểm của hai nhóm trước khi làm thủ thuật Nghiên cứu này xác định hiệu quả của dung dịch G30% giúp giảm đau cho trẻ khi làm thủ thuật. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tuổi, chẩn đoán bệnh, cân nặng, thời gian làm thủ thuật, vị trí lấy ven giữa hai nhóm nghiên cứu. Điều này sẽ ít ảnh hưởng đến kết quả khi so sánh về mức độ đau giữa nhóm dùng nước cất và nhóm dùng G30%. Tuy nhiên, có một yếu tố về giới cho kết quả P <0.05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Ở nhóm dùng nước cất tỷ lệ nam giới là 48% và tỷ lệ nữ giới là 42% nhưng ở nhóm dùng G30% thì tỷ lệ nam giới là 71% cao hơn nhiều so với tỷ lệ nữ giới là 29%. Yếu tố giới là yếu tố gây nhiễu tiềm tàng nhưng theo các nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này thì giới không làm ảnh hưởng đến kết quả so sánh, vẫn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm đau giữa hai nhóm sử dụng G30% và nước cất1, 12. Để loại trừ thêm những yếu tố gây nhiễu, hai nhóm nghiên cứu đã được đánh giá đau trước khi can thiệp và kết quả cho thấy không có bệnh nhân nào có biểu hiện đau trước khi làm thủ thuật. Bệnh nhân được làm thủ thuật trong môi trường yên tĩnh, đảm bảo an toàn, đủ ánh sáng và lần đầu làm thủ thuật. Hai nhóm nghiên cứu cũng được đánh giá về tần số tim và tần số tim trong giới hạn bình 36 thường ở nhóm dùng nước cất là 143l1.76l/ph và nhóm dùng G30% là 1441.8l/ph, không có sự khác biệt về tần số tim giữa hai nhóm nghiên cứu. 4.2 Mức độ đau của hai nhóm trong và sau khi làm thủ thuật Tại cả 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật từ 0-60s trẻ được dùng G30% hầu như không có biểu hiện đau hoặc chỉ có biểu hiện đau nhẹ. Tại thời điểm từ 0- 15s có 87.5% trẻ có biểu hiện không đau hoặc đau nhẹ cao hơn so với nhóm dùng nước cất là 20.8% nhưng ở nhóm dùng nước cấtchiếm tỷ lệ đau vừa cao hơn là 79.1% so với nhóm dùng G30% là 12.5%. Theo nghiên cứu của các tác giả tại Bệnh viện Nhi Trung Ương tiến hành trên nhóm trẻ sơ sinh cho thấy trong khi làm thủ thuật từ 0-15s ở nhóm dùng G30% có biểu hiện không đau hoặc đau nhẹ là 45.2%, trong khi đó ở nhóm không dùng G30% chỉ có 9.7% trẻ. Tại thời điểm từ 15-30s tỷ lệ trẻ có biểu hiện không đau hoặc đau nhẹ ở nhóm dùng G30% vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn là 89.6% so với nhóm dùng nước cất là 14.5%. Mức độ đau vừa ở nhóm dùng nước cất là 85.5% và nhóm dùng G30% chỉ có 10.4% trẻ có biểu hiện đau vừa trong khi làm thủ thuật. Kết quả này cũng tương ứng với nghiên cứu trên nhóm trẻ sơ sinh về tác dụng của G30% giảm đau trong khi làm thủ thuật ở nhóm trẻ sơ sinh từ 15-30s có 77.4% trẻ dùng G30% không có biểu hiện đau hoặc đau nhẹ trong khi làm thủ thuật so với nhóm không dùng G30% là 22.6%, mức độ đau vừa trên nhóm trẻ này khi dùng G30% chỉ có 16.1% 1. Tại thời điểm từ 30-60s mức độ đau vừa của nhóm dùng nước cất là 83.4% cao hơn so với nhóm dùng G30% là 12.5%.Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (P<0.001).So sánh với kết quả nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ trẻ dùng G30% có tỷ lệ đau vừa là 19.4%1. Trong nghiên cứu này không có trẻ nào ở độ tuổi từ 2-12tháng có biểu hiện rất đau trong khi làm thủ thuật ở cả hai nhóm nhưng theo nghiên cứu của các tác giả năm 2006 ở trẻ sơ sinh có biểu hiện rất đau ở nhóm dùng G30% là 3.2% và có đến 58.1% trẻ có biểu hiện rất đau ở nhóm không dùng G30%.Nhưng ngay sau khi kết thúc thủ thuật ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 2.1% trẻ có biểu hiện rất 37 đau ở nhóm dùng nước cất. Mức độ đau giảm dần sau khi thủ thuật kết thúc. Ở nhóm dùng G30% hầu như trẻ không có biểu hiện đau, hoặc đau nhẹ chiếm tỷ lệ cao 93.7% so với nhóm dùng nước cất là 68.75% và mức độ đau vừa ở nhóm dùng G30% chỉ còn 6.3% so với nhóm dùng nước cất là 29.2% so với nghiên cứu trên nhóm trẻ sơ sinh thì 100% trẻ dùng G30% không có biểu hiện đau sau khi làm thủ thuật so với nhóm không dùng G30% là 87%1. 4.3 Điểm đau trung bình của hai nhóm nghiên cứu trong và sau khi làm thủ thuật Qua thống kê số liệu cho thấy điểm đau trung bình tại cả 3 thời điểm đánh giá ở nhóm dùng G30% thấp hơn so với nhóm dùng nước cất.Điểm đánh giá càng cao sẽ cho chỉ số đau càng lớn. Tại thời điểm đánh giá đau từ 0-15s trong khi làm thủ thuật ở nhóm dùng G30% cho kết quả điểm đau trung bình thấp hơn là 3.1 điểm so với nhóm dùng nước cất điểm đau trung bình là 7.2 điểm (P<0.001). Tại thời điểm đánh giá đau từ 15-30s và thời điểm đánh giá đau từ 30-60s điểm đau trung bình của nhóm dùng G30% tương ứng là 3.6 điểm và 2.6 điểm thấp hơn so với nhóm dùng nước cất tương ứng là 8.0 điểm và 7.4 điểm. Điều này chứng tỏ mức độ đau của nhóm dùng G30% thấp hơn so với nhóm dùng nước cất. Nghiên cứu được tiến hành trên trẻ sơ sinh trong khi làm thủ thuật ở nhóm dùng G30% là 3.09 điểm so với nhóm không dùng G30% là 6.5điểm. Điểm đau trung bình giảm dần ở cả hai nhóm sau khi thủ thuật kết thúc nhưng ở nhóm dùng G30% cho kết quả giảm nhanh hơn so với nhóm dùng nước cất tương ứng là 0.8 điểm và 5.8 điểm.Nghiên cứu ở nhóm trẻ sơ sinh cho kết quả tương tự là 1.09 điểm ở nhóm trẻ dùng G30% và 5.7điểm ở nhóm không dùng G30% 1. Nghiên cứu của Muller đã chứng minh ở độ tuổi sơ sinh và nhũ nhi (0-3 tuổi) trẻ chủ yếu phát triển cảm giác vị giác [3] và việc dùng G30% bằng đường miệng như một phương thức giúp trẻ xao nhãng với các tác nhân xung quanh 38 (tiêm, truyền, tiếng ồn), trẻ không tập trung vào đau của thủ thuật mà tập trung vào vị ngọt của đường, và cảm nhận của đường miệng điều này giải thích cho việc giảm đau của G30% trong khi làm thủ thuật thông thường (tiêm, truyền, lấy máu xét nghiệm của trẻ) 4.4 Một số yếu tố liên quan đến đau: Thời gian khóc ngắn hơn là 47giây ở nhóm dùng G30% so với nhóm dùng nước cất thời gian khóc trong quá trình làm thủ thuật là 112giây (P<0.001). Kết quả này so với nghiên cứu của Blass EM, 1992 cho thấy ở nhóm bệnh nhân dùng G30% thời gian khóc là 43giây so với nhóm không dùng G30% là 105giây (P <0.001)[7] và trên một kết quả nghiên cứu thử nghiệm khác trong 3 phút đầu với nhóm trẻ dùng G30% tổng thời gian khóc là 1s so với nhóm dùng Emla giảm đau là 18s [9]. Trong nhóm nghiên cứu, nhịp tim tăng lên trong quá trình làm thủ thuật và giảm dần về trạng thái ban đầu sau khi làm thủ thuật. Trong khi làm thủ thuật nhịp tim ở nhóm dùng G30% (182l/ph) thấp hơn so với nhóm dùng nước cất (198l/ph) và sau thủ thuật ở nhóm dùng G30% là 149l/ph và ở nhóm dùng nước cất là 168l/ph. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu. Như vậy mức độ đau cũng làm ảnh hưởng đến tần số tim ở nhóm trẻ 2-12tháng. Tuy nhiên, so sánh kết quả này với một số kết quả nghiên cứu hiệu quả G30% trên trẻ sơ sinh thì không có sự khác biệt về tần số tim giữa nhóm dùng G30% và nhóm không dùng G30% [1, 9]. Việc sử dụng dung dịch G 30% rất đơn giản, chỉ cần 3-5ml bằng đường miệng đã cho thấy hiệu quả giảm đau. Trong nghiên cứu chưa thấy có biểu hiện tác dụng phụ khi dùng 3-5ml dung dịch G30% cho trẻ khi làm thủ thuật. Kết quả này cũng trùng với kết quả của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này 1], [6, 13. Nghiên cứu đã sử dụng thang điểm FLACC của Úc là một thang điểm dễ sử dụng, cho kết quả nhanh và có độ chính xác cao. Hạn chế của đề tài: 39 Không làm trên bệnh nhân thở máy, thở oxy, bệnh nhân có hội chứng thần kinh, bệnh nhân nặng, bệnh nhân có dùng thuốc an thần và những bệnh nhân đã thực hiện thủ thuật trước đó. Việc đánh giá đau đối với trẻ là không dễ dàng, đôi khi có những yếu tố ngoại cảnh tác động làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, đồng thời hệ thần kinh với trẻ ở lứa tuổi từ 2-12tháng chưa được hoàn thiện nên cũng đem lại những khó khăn. Để có nhiều kết luận chính xác chúng tôi sẽ nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và kiểm soát được những yếu tố gây nhiễu. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 96 bệnh nhi được dùng G30% và dùng nước cất trong khi làm thủ thuật chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Tỷ lệ % các mức độ đau của trẻ từ 2-12 tháng được dùng dung dịch G30% trong và sau khi làm thủ thuật: 1.1 Trong khi làm thủ thuật: - Tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật trẻ dùng G30% hầu như không có biểu hiện đau hoặc chỉ đau ở mức độ nhẹ từ 0-15s là 87.5%, từ 15-30s là 89.6% và từ 30-60s là 87.5% cao hơn so với nhóm dùng nước cất tương ứng là 20.8%, 14.5% và 16.6%. - Mức độ đau vừa ở nhóm dùng G30% thấp hơn tại các thời điểm từ 0-15s 40 là 12.5%, từ 15-30s là 10.4% và từ 30-60s là 12.5% so với nhóm dùng nước cất từ 0-15s là 79.1%, từ 15-30s là 85.5% và từ 30-60s là 83.4%. - Điểm đau trung bình của nhóm dùng G30% thấp hơn từ 0-15s là 3.1 điểm, từ 15-30s là 3.6 điểm và từ 30-60s là 2.6 điểm so với nhóm dùng nước cất tương ứng là 7.2 điểm, 8.0 điểm và 7.4 điểm. 1.2 Sau khi kết thúc thủ thuật: - Mức độ đau giảm dần tại thời điểm sau khi thủ thuật hoàn thành. Tỷ lệ trẻ có biểu hiện không đau hoặc đau nhẹ ở nhóm dùng G30% tăng cao chiếm tỷ lệ 93.7% so với nhóm dùng nước cất là 68.75%.Mức độ đau vừa ở nhóm G30% là 6.3% so với nhóm dùng nước cất là 29.2%. - Điểm đau trung bình ở cả hai nhóm cũng giảm rõ rệt sau khi thủ thuật kết thúc ở nhóm dùng G30% giảm nhanh hơn là 0.8 điểm so với nhóm dùng nước cất là 5.8 điểm. 2. Các yếu tố liên quan đến đau của trẻ trong và sau khi làm thủ thuật - Trẻ đau sẽ dẫn đến thời gian khóc dài hơn biểu hiện ở nhóm trẻ dùng G30% có mức độ đau nhẹ hơn nên tổng số thời gian khóc trung bình trong quá trình làm thủ thuật là 47s ngắn hơn so với nhóm dùng nước cất là 112s. - Tần số tim tăng lên trong quá trình làm thủ thuật ở nhóm dùng G30% là 182l/ph và ở nhóm dùng nước cất là 198l/ph và giảm dần khi thủ thuật kết thúc tương ứng là 149l/ph với nhóm dùng G30% và 168l/ph với nhóm dùng nước cất. Như vậy, đau cũng làm ảnh hưởng đến tần số tim. Đau tăng sẽ làm tần số tim tăng lên. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định dung dịch G30% có hiệu quả giảm đau cho trẻ từ 2-12 tháng tuổi khi làm thủ thuật đơn thuần. 41 KIẾN NGHỊ -Glucose 30% có tác dụng giảm đau cho trẻ từ 2-12 tháng tuổi khi thực hiện các thủ thuật cơ bản như tiêm phòng, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm trong da, lấy máu xét nghiệm. - Glucose 30% được khuyến cáo dùng bằng đường uống trước khi làm thủ thuật 15-30s. - G30% có giá thành rẻ và dễ sử dụng vì vậy cần được phổ biến và sử dụng 42 rộng rãi cho các bệnh nhân nội trú và ngoại trú khi tiến hành các thủ thuật thông thường. -Cần tiến hành các nghiên cứu thêm trên số lượng bệnh nhi nhiều hơn với các lứa tuổi lớn hơn để đánh giá sâu hơn về hiệu quả giảm đau của G30%. PHỤ LỤC 1 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Mã số nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu: Họ và tên: Giới: Ngày sinh: Ngày vào viện: Chẩn đoán: Cân nặng: Thời gian làm thủ thuật: Vị trí lấy ven: Tổng số thời gian khóc trong khi làm thủ thuật: 43 Tần số tim (lần/phút)  Trước khi làm thủ thuật: ..l/ph  Trong khi làm thủ thuật:...1/ph  Sau khi làm thủ thuật:...l/ph THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ĐAU (FLACC: Face, legs, activity, cry, consolability) Các dấu hiệu Trước khi làm TT Trong khi làm thủ thuật Sau khi kết thúc thủ thuật 0-15 giây 15- 30 giây 30- 60 giây Nét mặt (Face): Không có biểu hiện đặc biệt hoặc trẻ cười (0đ) Thỉnh thoảng nhăn nhó (biểu hiện sự đau đớn), cau mày (nếp nhăn trên trán) (1đ) Liên tục nhăn nhó, mím chặt miệng, cằm run rẩy (2đ) Chân (legs) . Tư thế bình thường hoặc thư giãn (0đ) Bứt rứt, luôn động đậy, căng thẳng (1đ) Cử động không ngừng, chân đá hoặc co lên (2đ) Hoạt động cơ thể (activity) Nằm yên, tư thế bình thường, cử động dễ dàng (0đ) Quằn quại, di chuyển về phía trước, căng thẳng (1đ) Ưỡn người, co cứng, rung giật (2đ) Khóc (cry) Không khóc (0đ) 44 Khóc rên rỉ bình thường (1đ) Khóc nhiều, thét từng cơn (2đ) Đáp ứng với dỗ dành (consolability) Đáp ứng với dỗ dành, thư giãn yên tĩnh dưới 1 phút (0đ) Yên tĩnh sau 1 phút dỗ dành, vỗ về (1đ) Không đáp ứng sau 2 phút dỗ dành (2đ) Tổng số 10 điểm, trong đó:  Không đau, đau ít: 1-3 điểm.  Đau vừa: 4-6 điểm  Rất đau: 7-10 điểm 45 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 0 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Đại cương về đau 3 1.1.1 Khái niệm đau 3 1.1.2 Cơ sở giải phẫu sinh lý của cảm giác đau 3 1.2. Cơ chế kiểm soát đau 4 1.2.1 Những thụ thể cảm nhận đau: 4 1.2.2 Các chất trung gian hoá học 6 1.3. Phân loại đau 6 1.3.1 Phân loại đau theo cơ chế 6 1.3.2 Phân loại đau theo thời gian và tính chất 6 1.4. Các phương pháp lượng giá đau 7 1.4.1. Nội dung lượng giá: 7 1.4.2 Lượng giá cường độ đau 8 1.4.3 Lượng giá đau ở trẻ em 10 1.5.Các biện pháp điều trị giúp giảm đau cho trẻ khi tiến hành các phẫu thuật và thủ thuật. 12 1.5.1 Các biện pháp điều trị giảm đau dùng thuốc giảm đau 12 1.5.2 Các biện pháp điều trị giảm đau không dùng thuốc 12 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1 Đối tượng nghiên cứu 14 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:. 14 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 14 46 2.2 Phương pháp 14 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 14 2.2.2 phương pháp nghiên cứu: 14 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá: 15 2.4 Địa điểm: 15 2.5 Thời gian: 15 2.6 Phân tích và xử lý số liệu: 15 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu 15 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 16 3.1.1 Một số đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu 16 3.1.2 Giới 16 3.1.3 Chẩn đoán bệnh 17 3.1.4 Vị trí lấy ven 18 3.1.5 Tổng số thời gian khóc trong khi làm thủ thuật 18 3.2. So sánh một số đặc điểm giữa hai nhóm nghiên cứutrước khi làm thủ thuật 19 3.2.1 Tuổi so sánh giữa hai nhóm 19 3.2.2 Giới so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu 19 3.2.3 Cân nặng so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu 20 3.2.4 Thời gian làm thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu 20 3.2.5 Mức độ đau của trẻ trước khi làm thủ thuật 20 3.2.6 Chẩn đoán bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu 21 3.2.7 Vị trí lấy ven giữa hai nhóm nghiên cứu 21 3.2.8 Tần số tim trước khi làm thủ thuật giữa hai nhóm 22 3.3 So sánh mức độ đau giữa hai nhóm nghiên cứu trong và sau khi làm thủ thuật. 22 3.3.1 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 0-15s22 47 3.3.2 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 15-30s 22 3.3.3 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 30-60s 23 3.3.4 Mức độ không đau; đau nhẹ của hai nhóm tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật 23 3.3.5 Mức độ đau vừa của hai nhóm nghiên cứu tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật 24 3.3.6 Mức độ đau của trẻ sau khi làm thủ thuật 24 3.4 So sánh điểm đau trung bình của hai nhóm trong và sau khi làm thủ thuật 25 3.4.1 Tổng số điểm đau trung bình trong khi làm thủ thuật 0-15s 25 3.4.2 Tổng số điểm đau trung bình trong khi làm thủ thuật 15-30s 26 3.4.3 Tổng số điểm đau trung bình trong khi làm thủ thuật 30-60s 26 3.4.4 Tổng số điểm đau trung bình của hai nhóm nghiên cứu tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật. 26 3.4.5 Tổng số điểm đau trung bình của hai nhóm nghiên cứu sau khi làm thủ thuật 27 3.5 So sánh thời gian khóc và tần số tim giữa hai nhóm nghiên cứu 27 3.5.1 Tổng số thời gian khóc so sánh giữa hai nhóm 27 3.5.2 So sánh tần số tim trong khi làm thủ thuật giữa hai nhóm 28 3.5.3 So sánh tần số tim sau khi làm thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu 28 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 29 4.1 Một số đặc điểm của hai nhóm trước khi làm thủ thuật 29 4.2 Mức độ đau của hai nhóm trong và sau khi làm thủ thuật 29 4.3 Điểm đau trung bình của hai nhóm nghiên cứu trong và sau khi làm thủ thuật 30 4.4 Một số yếu tố liên quan đến đau: 31 KẾT LUẬN 33 KIẾN NGHỊ35 48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT G30% : Glucose 30% ICC : Ỉa chảy cấp l/ph : lần/phút NC : Nước cất S : Second (giây) TT : Thủ thuật VFQF : Viêm phế quản phổi VTPQ : Viêm tiểu phế quản DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Đặc điểm chung 16 Bảng 3.2 Giới tính 16 Bảng 3.3 Vị trí lấy ven 18 Bảng 3.4 Tổng số thời gian khóc trong khi làm thủ thuật 18 Bảng 3.5 Tuổi so sánh giữa 2 nhóm 19 Bảng 3.6 Giới so sánh giữa 2 nhóm 19 49 Bảng 3.7 Cân nặng so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu 20 Bảng 3.8 Thời gian làm thủ thuật giữa hai nhóm 20 Bảng 3.9 Mức độ đau của trẻ trước khi làm thủ thuật 20 Bảng 3.10 Chẩn đoán bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu 21 Bảng 3.11. Vị trí lấy ven giữa hai nhóm nghiên cứu 21 Bảng 3.12 Tần số tim trước thủ thuật 22 Bảng 3.13 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 0-15s 22 Bảng 3.14 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 15-30s 22 Bảng 3.15 Mức độ đau của trẻ trong khi làm thủ thuật từ 30-60s 23 Bảng 3.16 Mức độ đau của trẻ sau thủ thuật 24 Bảng 3.17 Tổng số điểm đau trung bình trong thủ thuật 0-15s 25 Bảng 3.18 Tổng số điểm đau trung bình trongkhi làm thủ thuật 15-30s 26 Bảng 3.19 Tổng số điểm đau trung bình trong thủ thuật 30-60s 26 Bảng 3.20 Tổng số điểm đau trung bình sau thủ thuật 27 Bảng 3.21 Tổng số thời gian khóc so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu 28 Bảng 3.22 Tần số tim trong khi làm thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu 28 Bảng 3.23 Tần số tim sau thủ thuật giữa hai nhóm nghiên cứu 28 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Giới tính hai nhóm nghiên cứu 17 Biểu đồ 3.2 Chẩn đoán bệnh cơ bản của 2 nhóm nghiên cứu 17 Biểu đồ 3.3 Vị trí lấy ven của hai nhóm Nghiên cứu 18 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ về giới khác biệt giữa hai nhóm. 19 Biểu đồ 3.5 Mức độ không đau, đau nhẹ của hai nhóm tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật 23 50 Biểu đồ 3.6 Mức độ đau vừa của hai nhóm tại 3 thời điểm trong khi làm thủ thuật 24 Biểu đồ 3.7 Mức độ đau của trẻ sau thủ thuật 25 Biểu đồ 3.8 Điểm đau trung bình của 2 nhóm tại 3 thời điểm trong thủ thuật. 26 Biểu đồ 3.9 Điểm đau trung bình của hai nhóm sau thủ thuật 27 51 Tài Liệu Tham Khảo 1.Lê Thị Hòa Bình, Đào Thị Hồng Kiên (2006), “Nghiên cứu hiệu quả của dung dịch glucose 30% giúp giảm đau cho bệnh nhi khi làm thủ thuật tại khoa Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung TW”, Hội nghị khoa học điều dưỡng Nhi Khoa toàn quốc, trg 43 – 48. 2. Feray (Thế kỷ 19), “Thuyết đặc hiệu” (Tài liệu dịch) 3. Muller (Thế kỷ 19), “Thuyết đặc hiệu” (Tài liệu dịch). 4. Scheider, G. (1894), “Thuyết về cường độ (thuyết không đặc hiệu)” (Tài liệu dịch). 5. Bauer BA, C.S, Anderson PG, Prinsen SK, Wentworth LJ, Olney TJ, Messner PK, Brekk KM, Li Z, Sundt TM 3rd, Kelly RF, Bauer BA (2011), “Effect of the combination of music and nature sounds on pain and anxiety in cardiac surgical patients: a randomized study”, Altern Ther Health Med, pg. 16 – 23. 6. Bauer K, K.J, Hellwig M, Laurenz M, Versmold H (2004), “Oral glucose before venipuncture relieves neonates of pain, but stress is still evidenced by increase in oxygen consumption, energy expenditure, and heart rate”, Pediatr Res, pg. 695 – 700. 7. Blass EM, S.D. (1994 ), “Some comparisons among the calming and pain – relieving effects of sucrose, glucose, fructose, and lactose in infant rats”, Chem Senses, pg. 239 – 249. 8. Dworkin RH, T.D., Revicki DA, Harding G, Coyne KS, Peirce – Sandner S, Bhagwat D, Everton D, Burke LB, Cowan P, Farrar JT, Hertz S, Max MB, 52 Rappaport BA, Melzack R (2009 ), “Development and initial validation of an expanded and revised version of the Short – form McGill Pain Questionnaire (SF – MPQ – 2).Pain, pg. 35 – 42. 9. Gradin M, E.M., Holmqvist G, Holstein A, Schollin J. (2002 ), “Pain reduction at venipuncture in newborns: oral glucose compared with local anesthetic cream”, Pediatrics, pg.1053 – 6. 10. Gradin M, F.O., Schollin J (2004 ), “Feeding and oral glucose – additive effects on pain reduction in newborns”, Early Hum Dev, pg. 57 – 65. 11. H, B. (2002 ), “International Association for the Study of Pain: update on WHO – IASP activities”, J Pain Symptom Manage, pg.97 – 101. 12. Harrison D, S.B., Bueno M, Yamada J, Adams – Webber T, Beyene J, Ohlsson A. (2010 ), “Efficacy of sweet solutions for analgesia in infants between 1 and 12 months of age: a systematic review”, Arch Dis Child, pg. 406 – 413. 13. Harrison D, Y.J., Adams – Webber T, Ohlsson A, Beyene J, Stevens B (2011 ), “Sweet tasting solutions for reduction of needle – related procedural pain in children aged one to 16 years”, Cochrane Database Syst Rev, pg. CD008408. 14. US, V.E., (1983), “History and development of prostaglandins”, Gen Pharmacol, pg. 3 – 6. 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkltn_nguyen_thi_thanh_khuong_kc_5282.pdf