Đứng trên thương trường, mọi doanh nghiệp đều phải tìm cách huy động vốn tối đa và
sử dụng vốn sao có hiệu quả nhất. Đây được coi là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa
sống còn đối với một doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một việc rất khó khăn cả
về lí luận lẫn thực tiễn bởi nó đòi hỏi tính tổng hợp phải cao, kết hợp phân tích qua
nhiều chỉ tiêu, đánh giá và so sánh giữa các kì báo cáo. Trong mỗi ngành sản xuất kinh
doanh có một đặc thù về chức năng nhiệm vụ, do đó khó có thể so sánh cùng nhau và
chỉ có thể đánh giá được dưới sự phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, sự tăng
trưởng của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần viễn thông FPT trong giai
đoạn 2013-2015 chưa thực sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn để sản xuất kinh
doanh. Về cơ bản, so sánh với trung bình ngành thì công ty cũng hoạt động tương đối
hiệu quả so với các đổi thủ cạnh tranh trong ngành
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần viễn thông FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SCĐ tăng
lên. Cụ thể lượng TSCĐ năm 2014 tăng 26,03% so với năm 2013; năm 2015 TSCĐ
tăng 41,54% so với năm 2014. Nguyên nhân có thể do công ty đang đầu tư thêm tài
sản, mua sắm thiết bị để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nếu căn cứ vào nguồn hình thành vốn thì vốn kinh doanh của công ty bao
gồm hai loại: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của
công ty được thể hiện trong bảng cơ cấu vốn dưới đây:
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
23
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
A. Nợ phải trả 1.582,49 2.775,65 5.207,85 1.193,16 75,40 2.432,20 87,63
I. Nợ ngắn hạn 1.582,31 2.775,55 5.207,44 1.193,24 75,41 2.431,9 87,62
1. Vay ngắn hạn - 698,80 1.660,68 - - 961,88 137,65
2. Phải trả cho người bán 479,83 754,72 1.104,56 274,89 57,29 349,84 46,35
3. Người mua trả tiền trước 70,57 78,41 4,34 7,84 11,11 (74,07) (94,46)
4. Thuế và các thuế phải nộp cho nhà nước 87,78 64,61 107,38 (23,17) (26,40) 42,77 66,20
5. Phải trả công nhân viên 3,07 9,33 5,08 6,26 203,91 (4,25) (45,55)
6. Chi phí phải trả 253,54 315,67 325,99 62,13 24,51 10,32 3,27
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 115,61 30,05 132,73 (85,56) (74,01) 102,68 341,70
8. Qũy khen phúc lợi 84,47 80,51 134,14 (3,96) (4,69) 53,63 66,61
9. Doanh thu chưa thực hiện 487.45 743.45 1.228,3 256 52,52 485,08 65,25
II. Nợ dài hạn 0,18 0,1 0,4 (0,08) (44,44) 0,3 300,00
B. Vốn chủ sở hữu 1.662,13 2.336,18 2,.55,97 674,05 40,55 419,79 17,97
I. Vốn chủ sở hữu 1.662,13 2.336,18 2.755,97 674,05 40,55 419,79 17,97
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0.00 0 0.00
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3.244,62 5.141,84 7.963,81 1.897,22 58,47 2.821,97 54,88
(Nguồn: Số liệu chi công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình sử dụng vốn của công ty trong giai 2013-
2015 biến động khá mạnh.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
24
Năm 2014, nợ phải trả của công ty là 2.775,65 tỷ đồng tăng 1.193,16 tỷ đồng
tương ứng tăng 75,4% so với năm 2013.
Nợ ngắn hạn: tăng lên 1.193,24 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 75,41%
nguyên nhân là do:
- Phải trả cho người bán tăng lên 274,89 tỷ đồng tương ứng tăng 57,29%. Đây
là khoản vốn khá lớn công ty có thể tranh thủ sử dụng mà không tốn chi phí vốn.
Ngoài ra, còn có những khoản mà công ty có thể đi chiếm dụng vốn từ các
khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước và các
khoản phải trả người lao động. Cụ thể:
+ Người mua trả tiền trước tăng lên 7,84 tỷ đồng tương ứng tăng 11,11%. Điều
này chứng tỏ, chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín của công ty ngày càng cao nên
khách hàng sẳn sàng trả tiền trước để sử dụng dịch vụ của công ty; cũng có thể do
chính sách bán hàng của công ty buộc người mua trả tiền trước.
+Thuế và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước giảm 23,17% so với năm 2013.
+Phải trả cho người lao động tăng lên 6,26 tỷ đồng tương ứng tăng tỷ lệ 6,26%
so với năm 2013. Nguyên nhân là do công ty chưa thanh toán hết tiền lương cho người
lao động vào cuối năm trước.
- Chi phí phải trả tăng lên 62,13 tỷ đồng tương ứng tăng theo tỷ lệ 24,51%
- Các khoản phải trả, phải nộp khác giảm 85,56 tỷ đồng tương ứng giảm
74,01%.
- Doanh thu chưa thực hiện tăng 256 tỷ đồng tương ứng tăng tỷ lệ 52,52%. Do
tăng tiền thu trước của khách hàng khi chưa sử dụng dịch vụ của công ty.
Nợ dài hạn: của công ty giảm xuống 0.08 tỷ đồng so với năm 2013. Nguyên
nhân là do công ty đã giảm các khoản vay và nợ dài hạn.
Nợ phải trả của năm 2015 tăng lên 2.432,20 tỷ đồng tương ứng tăng lên 87,63%
so với năm 2014.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
25
Nợ ngắn hạn: tăng 2.431,89 tỷ đồng tương ứng tăng tỷ lệ 87,62% so với năm
2014. Nguyên nhân chủ yếu là từ các khoản:
- Phải trả người bán tăng 349,84 tỷ đồng so với năm 2014. Khoản này đang có
xu hướng tăng chứng tỏ uy tín của công ty ngày càng hiệu quả.
- Vay ngắn hạn tăng lên 961,88 tỷ so với năm ngoái tương ứng tỷ lệ tăng
137,65%.
- Doanh thu chưa thực hiện tăng lên 485,08 tỷ tương ứng tăng 65,25%.
Nợ dài hạn: của công ty tăng lên 0,3 tỷ đồng tương ứng tăng lên 300%.
Năm 2014, vốn chủ sở hữu của công ty là 2.336,18 tỷ đồng tăng 674,05 tỷ đồng
tương ứng tăng 40,55% so với năm 2013. Năm 2015 nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục
tăng lên 419,7 tỷ đồng tương ứng 17,97%. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên
rất nhiều chứng tỏ công ty đáng chú trọng đến việc huy động thêm vốn chủ sở hữu.
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
2.3.2.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
Bảng 2.3: Suất sinh lợi ROA và ROE của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu 4.312,51 4.835,69 5.580,40 523,18 12,13 744,71 15,40
Bình quân tổng tài sản 2.891,74 4.193,23 6.552,82 1.301,49 45,01 2.359,59 56,27
Thu nhập ròng 769,44 763,03 882,07 (6,41) (0,83) 119,04 15,60
Bình quân vốn chủ sở hữu 1.436,08 1.872,10 2.561,07 436,02 30,36 688,97 36,80
ROE(%) 53,58 40,76 34,44 (12,82) (23,93) (6,32) (15,50)
ROA (%) 26,61 18,20 13,46 (8,41) (31,61) (4,74) (26,03)
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu 0,18 0,16 0,16 (0,02) (11,11) 0 0
Vòng quay tổng tài sản 149,13 115,32 85,16 (33,81) (22,67) (30,16) (26,15)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
26
Suất sinh lợi của tài sản (ROA):
26.61
18.20
13.46
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
7,000.00
2013 2014 2015
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
Bình quân tổng tài sản
Thu nhập ròng
ROA (%)
Sơ đồ 2.2: Suất sinh lợi ROA của công ty giai đoạn 2013-2015
Nhận xét:
Năm 2013: Suất sinh lời trên tài sản của công ty là 26,61%, có nghĩa là cứ mỗi
100 tỷ đồng tài sản công ty tạo ra được 26,61 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2014: Suất sinh lời trên tài sản của công ty giảm 8,41% (tương ứng
31,61% của năm 2013) còn 18,2%. Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng của tổng tài sản và
thu nhập ròng là nguyên nhân sự sụt giảm, cụ thể tổng tài sản của công ty tăng 45,01%
(1.301,49 tỷ đồng) trong khi thu nhập ròng tăng 0,83% (6,41 tỷ) so với năm 2013.
Năm 2015: ROA của công ty là 13,46%, giảm 4,74 % so với năm 2014 có
nghĩa là mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra được 13,46 đồng lợi nhuận sau thuế
và lãi. Tổng tài sản của công ty đã tăng 56,27% tương đương với 2.359,59 tỷ đồng
trong khi lợi nhuận ròng tăng với tốc độ nhỏ hơn (tăng 15,6%) đã dẫn đến sự sụt giảm
mạnh của ROA.
Qua bảng phân tích và biểu đồ, mặc dù suất sinh lời trên tài sản của công ty cổ
phần viễn thông FPT đang có xu hướng giảm nhưng ROA của công ty vẫn cao hơn so
với trung bình ngành là 10% (theo nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng tài chính của
ngành công nghệ viễn thông).
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
27
2.3.2.2 Suất sinh lợi vốn chủ sở hữu ROE
53.58
40.76
34.44
0.00
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
2013 2014 2015
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
Thu nhập ròng
Bình quân vốn chủ sở
hữu
ROE (%)
Sơ đồ 2.3: Suất sinh lợi ROE của công ty giai đoạn 2013-2015
Nhận xét:
Năm 2013: ROE của công ty là 53,58%, có nghĩa là cứ 100 tỷ đồng vốn chủ sở
hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho công ty là 53,58 tỷ đồng.
Năm 2014: ROE của công ty đang có xu hướng giảm và ở mức 40,76% giảm
12,82% so với năm 2013, lý do là thu nhập ròng giảm 0,83% tương ứng giảm 6,41 tỷ đồng
và bình quân vốn chủ sở hữu của công ty tăng 30,36% tương ứng tăng 436,02 tỷ đồng.
Năm 2015: ROE của công ty giảm 6,32% xuống mức 34,44 %. Nguyên nhân là
do năm 2015 thu nhập ròng của công ty tăng 15,65% so với năm 2014 trong khi bình
quân vốn chủ sở hữu lại tăng đến 36,8% (688,97 tỷ đồng).
Qua phân tích, tỷ lệ ROE của công ty có xu hướng giảm qua các năm, nhưng
vẫn cao hơn so với bình quân ngành là 18% (theo nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng
tài chính của ngành công nghệ viễn thông) . ROE giảm chứng tỏ lợi nhuận tạo ra từ
vốn chủ sở hửu chưa được hiệu quả. Lợi nhuận ròng của công ty giảm xuống vào năm
2014 (6,41%) và năm 2015 có tăng nhưng chưa đáng kể (15,4%). Nguyên nhân có thể
Trường Đại học Kinh tế Đại họ Huế
28
là do công ty đang có xu hướng gia gia tăng các khoản nợ vay, làm cho chi phí lãi vay
cao và dẫn đến làm giảm lợi nhuận ròng của công ty.
Phân tích Dupont
nhân
nhân
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ phân tích dupont.
Nhận xét:
Qua phân tích ta thấy năm 2014, ROE của công ty giảm 24,13% so với năm 2013
vì bình quân TTS trên bình quân VCSH tăng 11,23% không thể bù đắp được phần sụt
giảm của ROA là 31,79%. Năm 2015, ROE tiếp tục giảm 15,41%, nguyên nhân vẫn là do
ROA giảm mạnh đến 25,95%. Điều này cho thấy ROE của công ty chịu tác động giảm
của ROA. Trong đó, ROA giảm là do vòng quay tổng tài sản giảm 26,09%.
Do đó, để nâng cao suất sinh lời căn bản ROE công ty có thể tác động đến các
yếu tố là tỷ số bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu và ROA. Cụ thể:
- Tăng bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu: Tăng tỷ suất nợ trên tổng tài
sản. Nhưng tỷ số này tăng cũng có tác động xấu đến công ty, làm công ty mất khả năng tự
chủ về tài chính, khả năng vay nợ của công ty giảm và tăng rủi ro đối với nhà đầu tư.
ROA = 13,46% BQ TTS/ Bq VCSH = 2,56
Tỉ lệ lãi gộp = 15,84% Vòng quay TTS = 0,85
LN ròng = 882.07 tỷ Doanh thu = 5,567.74 tỷ BQ TTS = 6,552.82 tỷ
ROE= 34,45%
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
29
- Tăng ROA: công ty có thể tăng ROA khi tăng lãi gộp hoặc vòng quay tổng tài
sản. Tuy nhiên, cạnh tranh hạn chế khả năng thực hiện đồng thời cả 2 hướng trên. Do
vậy, công ty phải đánh đổi lãi gộp và vòng quay tổng tài sản.
2.3.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,18, con số này có ý nghĩa là, cứ
1 tỷ đồng doanh thu bao gồm 0,18 tỷ đồng lợi nhuận.
Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty giảm 0,02 lần xuống
mức 0,16 tương ứng giảm 11,11% so với năm 2013. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng
của công ty giảm 0,83% tương ứng giảm 6,41 tỷ đồng so với năm 2013.
Năm 2015, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty không có gì biến động
vẫn ở mức 0,16. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận
ròng của công ty không có sự chênh lệch nhiều. Cụ thể tốc độ tăng của doanh thu là
15,4% và lợi nhuận ròng là 15,6%.
Qua bảng phân tích, tỷ suất lợi nhuận của công ty đang có xu hướng giảm. Nhưng
theo nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng tài chính của ngành công nghệ viễn thông, tỷ suất
lợi nhuận của công ty vẫn cao hơn so với trung bình ngành là 0,06 (năm 2015).
2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
2.3.3.1 Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát
Bảng 2.4: Khả năng thanh toán tổng quát của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng nợ 1.582,49 2.775,65 5.207,85 1.193,16 75,40 2.432 87,63
Tổng tài sản 3.244,62 5.141,84 7.963,81 1.897,22 58,47 2.822 54,88
Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát 2,05 1,85 1,53 (0,2) (9,76) (0,32) (17,30)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
30
Nhận xét:
Qua bảng số liệu, tỷ số khả năng thanh toán tông quát của công ty này đang có
xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể:
Năm 2014, tỷ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty là 1,85 lần giảm 0,2
lần tương ứng giảm 9,76% so với 2013. Đến năm 2015, tỷ số này lại giảm 0,32 lần
tương ứng giảm 17,3%.
Nhìn chung qua 3 năm, về mặt lí thuyết thì hệ số khả năng thanh toán tổng quát
của công ty đều lớn hơn 1, có thể thấy công ty vẫn đảm bảo thanh toán tổng quát được
trong một chu kì kinh doanh. Nhưng để biết được tình hình khả năng thanh toán thực
tế của công ty như thế nào thì cần phải phân tích thêm các tỷ số thanh toán nữa.
2.3.3.2 Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (CR)
Bảng 2.5: Khả năng thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
± % ± %
Tài sản lưu
động
1.100,10 2.519,43 4.069,83 1.419,32 129,02 1.550,40 61,54
Nợ ngắn hạn 1.582,31 2.775,56 4.703,43 1.193,25 75,41 1.927,88 69,46
CR 0,70 0,91 0,87 0,21 30,56 (0,04) (4,67)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Khả năng thanh toán hiện hành của công ty cổ phần viễn thông của
là 0,7 có nghĩa là mỗi tỷ đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0,7 tỷ đồng
tài sản lưu động.
Năm 2014: Khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng lên so với năm
2013 là 0,21 lần, tương đương 30,56% lên mức 0,91 tỷ đồng tài sản lưu động đảm bảo
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
31
cho mỗi đồng nợ ngắn hạn. Tình hình khả năng thanh toán của công ty có cải thiện
nhưng chưa đáng kể.
Năm 2015: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành lại giảm xuống 0,04 lần tương
ứng giảm 4,67%. Lý do là tài sản lưu động của công ty năm 2015 tăng 1.550,40 tỷ
đồng (61,54%) so với năm 2014 nhưng tổng nợ ngắn hạn của năm 2015 cũng tăng đến
1.927,88 tỷ đồng (69,46%), ta có thể thấy rằng công ty đang tận dụng nợ để mua sắm
thêm hàng hóa phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty
chưa được đảm bảo qua 3 năm vì đều nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn
của công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Do đó
công ty cần phải cải thiện khả năng thanh khoản hiện thời của mình vì chỉ tiêu này
đang có xu hướng giảm dần và so với bình quân ngành năm 2015 là 1.39 ( theo nguồn
số liệu về chỉ số tăng trưởng tài chính ngành công nghệ viễn thông) thì tỷ số thanh
toán hiện thời của công ty là khá thấp.
2.3.3.3 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (QR)
Bảng 2.6: Khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
± % ± %
TSLĐ-HTK 981,52 2.254,85 3.564,24 1.273,33 129,73 1.309,39 58,07
Nợ ngắn hạn 1.582,31 2.775,56 4.703,43 1.193,25 75,41 1.927,88 69,46
QR 0,62 0,81 0,76 0,19 30,97 (0,05) (6,72)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
32
Nhận xét:
Năm 2013: Tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 0,62 cho biết cứ mỗi tỷ
đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có 0,62 tỷ đồng tài sản lưu động có khả năng
huy động ngay để thanh toán.
Năm 2014: Tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 0,81 tăng 0,19 lần (30,97%)
so với năm 2013, nguyên nhân là năm 2014 số nợ ngắn hạn của công ty tăng 1.193,25
tỷ đồng (75,41%) và giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản cao có tốc độ tăng
cao hơn nợ ngắn hạn là 129,73% (1.273,33 tỷ đồng).
Năm 2015: Tốc độ tăng trưởng của tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh
là 58,07% tương đương với 1.309,39 tỷ đồng trong khi tốc độ tăng của các khoản nợ
ngắn hạn là 69,46% tương đương 1.927,88 tỷ đồng. Điều này làm cho tỷ số thanh
khoản nhanh giảm 0,05 lần (6,72%) so với năm 2014 chỉ còn 0,76 lần, mỗi đồng nợ
ngắn hạn của công ty chỉ có 0,76 đồng tài sản lưu động có khả năng thanh toán nhanh
để đảm bảo cho thấy công ty hiện không đủ khả năng thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty cổ phần viễn thông FPT qua các năm đều bé
hơn 1, doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn và nhỏ hơn
bình quân ngành hiện là 1. Hơn nữa, tỷ số này đang có xu hướng giảm qua các năm, vì vậy
công ty cần có những biện pháp linh hoạt để cải thiện khả năng thanh toán của mình.
2.3.3.4 Tỷ số khả năng thanh toán tức thời:
Bảng 2.7: Khả năng thanh toán tức thời của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tiền và các khoản tương đương tiền 394,36 1.056.47 735,08 662,11 167,9 (321,39) (30,42)
Nợ ngắn hạn 1.582,31 2.775,56 4.703,43 1.193,25 75,41 1.927,88 69,46
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời 0,25 0,38 0,16 0,13 52 (0,22) (57,89)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
33
Nhận xét:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp cho ta biết tại một thời
điểm nhất định khi các chủ nợ đòi tiền cùng 1 lúc, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của công ty sẽ như thế nào. Qua bảng trên ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời
của công ty ở mức rất thấp. Năm 2013, tỷ số thanh toán tức thời của công ty là 0,25
nhưng qua năm 2014 tỷ số này lại tăng lên 0,38 tức tăng 0,13 lần tương ứng tăng 52%.
Qua năm 2015 tỷ số này là 0,16 giảm lần tương ứng giảm 52%. Nguyên nhân làm cho
tỷ số thanh toán tức thời qua 3 năm luôn nhỏ hơn 1 là do các khoản tiền và các khoản
tương đương tiền thấp hơn rất nhiều so với tổng nợ ngắn hạn của công ty, điều này làm
cho công ty gặp nhiều khó khăn trong công việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tại
thời điểm nhất định trong khoản chu kì kinh doanh.
Nhận xét chung về khả năng thanh toán của công ty:
Trong 3 năm qua tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang có
chiều hướng giảm do sự gia tăng các khoản nợ phải trả, các hệ số khả năng thanh toán
nhanh của công ty cũng ở mức thấp. Nhìn chung công ty cũng chưa chủ động được
trong việc thanh toán các khoản nợ của công ty nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân có thể do lượng tiền và các khoản tiền của công ty có xu hướng giảm
qua các năm trong khi đó các khoản phải thu của công ty tăng lên khá nhiều. Hàng tồn
kho lại tăng cao mà không có xu hướng giảm. Điều này gây khó khăn trong việc sản
xuất kinh doanh gây ứ đọng vốn. Công ty thiếu tiền hoạt động sản xuất kinh doanh và
các khoản nợ đang có xu hướng gia tăng qua từng năm. Do đó, ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của công ty. Công ty cần có những biện pháp khắc phục.
2.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Là một công ty kinh doanh thương mại, TSLĐ của công ty luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải
nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
34
2.3.4.1 Số vòng quay TSLĐ
Bảng 2.8: Vòng quay TSLĐ của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu 4.312,51 4.835,69 5.580,40 523,18 12,13 744,71 15,40
Bình quân tài sản
lưu động
1.025,49 1.809,76 3.294,63 784,27 76,48 1.484,87 82,05
Vòng quay tài sản
lưu động (vòng)
4,21 2,67 1,69 (1,53) (36,46) (0,98) (36,61)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Vòng quay TSLĐ của công ty là 4,21 có nghĩa là cứ 1 tỷ đồng tài
sản lưu động công ty tạo ra được 4,21 tỷ đồng doanh thu.
Năm 2014: Vòng quay TSLĐ của công ty giảm 1,53 vòng xuống mức 2,67
vòng, tương ứng giảm 36,46% so với năm 2013. Nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng
của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của bình quân tài sản lưu động. Cụ thể,
doanh thu năm 2014 là tăng 523,18 tỷ tương ứng 12,13% trong khi bình quân TSLĐ
lại tăng 784,27 tỷ, tương ứng 76,48% dẫn đến vòng quay TSLĐ giảm.
Năm 2015: Vòng quay TSLĐ tiếp tục giảm 0,98 vòng (36,61%) so với năm
2014 xuống mức 1,69 vòng, tương ứng với mỗi tỷ đồng TSLĐ công ty tạo ra được
1,69 tỷ đồng doanh thu.
Vòng quay TSLĐ của công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên
nhân là do tốc độ tăng TSLĐ của công ty cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh
thu. Có thể thấy việc quản lí TSLĐ của công ty chưa thực sự hiệu quả. Công ty cần có
những biện pháp khắc phục để tăng hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
35
2.3.4.2 Suất sinh lợi TSLĐ và suất hao phí TSLĐ
Bảng 2.9: Suất sinh lợi TSLĐ và suất hao phí TSLĐ của công ty năm 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
EBIT 969,73 945,51 1.107,07 (24,22) (2,50) 161,56 17,09
Tài sản lưu động 1100,10 2.519,43 4.069,83 1.419,32 129,02 1,550,40 61,54
Suất sinh lợi TSLĐ 0,88 0,38 0,27 (50,62) (57,43) (0,10) (27,52)
Suất hao phí TSLĐ 1,13 2,66 3,68 1,53 134,88 1,01 37,96
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Suất sinh lợi TSLĐ của công ty giảm dần qua từng năm. Năm 2013, cứ 1 tỷ
đồng tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,88 tỷ đồng lợi nhuận. Năm
2014 tạo ra 0,38 tỷ đồng và năm 2015 giảm xuống 0,27 tỷ đồng. Suất sinh lợi giảm
dần qua các năm là một dấu hiệu không tốt. Suất sinh lợi TSLĐ giảm qua các năm
đồng nghĩa với suất hao phí tăng lên. Năm 2013, để có được 1 tỷ đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay công ty phải đầu tư vào 1,13 tỷ đồng tài sản. Suất hao phí năm 2014
tăng lên 2,66 tỷ đồng tài sản mới tạo ra 1 tỷ đồng lợi nhuận và năm 2015 tăng mức cao
với 3,68 tỷ đồng mới đem lại 1 tỷ lợi nhuận cho công ty. Suất sinh lợi giảm TSLĐ và
suất hao phí TSLĐ tăng là do tốc độ tăng tài sản lưu động lớn hơn nhiều so với tốc độ
tăng của EBIT. Do cơ cấu trong tài sản lưu động của công ty chưa hợp lí. Lượng hàng
tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu
động. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
gây ứ đọng vốn. Công ty thiếu tiền hoạt động, lượng vay ngân hàng gia tăng thêm
khiến cho chi phí vốn cũng tăng cao và làm giảm mức độ tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Trong những năm tới, công ty cần có những biện pháp điều chỉnh sự không hợp lí để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trường Đại học Ki h ế Đại học Huế
36
2.3.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.3.5.1 Số vòng quay tài sản cố định
Bảng 2.10: Vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu 4.312,51 4.835,69 5.580,40 523,18 12,13 744,71 15,40
Bình quân tài sản cố định 1.623,57 2.097,92 2.626,08 474,35 29,22 528,16 25,18
Vòng quay tài sản cố định
(vòng)
2,66 2,30 2,12 (0,36) (13,22) (0,18) (7,81)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Vòng quay TSCĐ của công ty là 2,66 có nghĩa là với 1 tỷ đồng giá
trị TSCĐ công ty tạo ra được 2,66 tỷ đồng doanh thu.
Năm 2014: Tỷ số này là 2,3 vòng, giảm 13,22% tương đương với 0,36 vòng so
với năm 2013. Nguyên nhân tăng như vậy là do năm 2014 tổng doanh thu của công ty
tăng đến 523,18 tỷ đồng (12,13%) trong khi tài sản cố định lại tăng lên 474,35 tỷ đồng
(29,22%).
Năm 2015: Vòng quay TSCĐ của công ty không biến động nhiều, chỉ giảm
7,81% tương đương 0,18 vòng so với năm 2014, xuống mức 2,12 vòng. Sở dĩ tốc độ
tăng trưởng chậm lại như vậy là do năm 2015 công ty đầu tư một số vốn rất lớn vào
giá trị tài sản cố định vào việc xây dựng nâng cấp hạ tầng và hầu hết đều chưa hoàn
thành nên chưa thể tạo ra doanh thu tương ứng.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
37
2.3.5.2 Suất sinh lợi TSCĐ và suất hao phí TSCĐ:
Bảng 2.11: Suất sinh lợi TSCĐ và suất hao phí TSCĐ của công ty năm 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
EBIT 969,73 945,51 1.107,07 (24,22) (2,50) 161,56 17,09
Tài sản cố định 2.144,52 2.622,41 3.893,98 477,89 22,28 1.271,57 48,49
Suất sinh lợi 0,45 0,36 0,28 (0,09) (20,27) (0,08) (21,15)
Suất hao phí 2,21 2,77 3,52 0,56 25,42 0,74 26,82
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy: trong năm 2014, 2015 cùng với việc mua sắm thêm
nhiều tài sản cố định phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, giá trị
TSCĐ đã tăng lên đáng kể. Điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của
công ty. Năm 2013, suất sinh lợi TSCĐ của công ty là 0,45, nghĩa là cứ 1 tỷ đồng tài
sản đem vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,45 tỷ đồng EBIT. Năm 2014, tỷ số này là
0,36 giảm 0,09 tương ứng giảm 20,27%. Đến năm 2015, tỷ số này giảm xuống 0,28.
Ngược lại với suất sinh lợi TSCĐ thì suất hao phí TSCĐ lại tăng. Cụ thể, năm 2013
suất hao phí TSCĐ của công ty là 2,21. Năm 2014, suất hao phí TSCĐ đã tăng lên
0,56 tương ứng tăng 25,42 % so với năm 2013. Đến năm 2015 tỷ số này là 3,52 tăng
0,74 tương ứng tăng 26,82% so với năm 2014. Suất hao phí cũng có xu hướng tăng
qua các năm. Điều này, làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. Trong những
năm tới, công ty cần quan tâm, đầu tư hợp lí TSCĐ và thanh lí những TSCĐ không
còn hữu ích trong sản xuất kinh doanh để giảm bớt hao phí TSCĐ.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
38
2.3.6 Nhóm hệ số cơ cấu tài chính
2.3.6.1 Hệ số nợ
Bảng 2.12: Hệ số nợ của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Nợ phải trả 1.582,49 2.775,65 5.207,85 1.193,16 75,40 2.432 87,63
Tổng tài sản 3.244,62 5.141,84 7.963,81 1,897,22 58,47 2.822 54,88
Hệ số nợ 48,77 53,98 65,39 5,21 10,68 11,41 21,14
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty ở mức 48,77% , có nghĩa là
48,77% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ và nợ chiếm 48,77% trong tổng
nguồn vốn.
Năm 2014, tỷ lệ này khá ổn định, tăng lên 10,68% so với năm 2013 và ở mức
53,98%. Tổng nợ năm 2014 tăng 58,47% tương ứng 1.193,16 tỷ đồng và tổng tài sản
của công ty cũng tăng 58,47 % tương ứng 1.897,22 tỷ đồng.
Năm 2015, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tăng 21,14 % so với năm 2014 lên mức
65,39% cho thấy 65,39% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ. Tổng nợ của
công ty tăng 2432 tỷ đồng (87,63%) trong khi tổng tài sản tăng 2.822 tỷ đồng
(54,88%) cho thấy lượng tài sản đầu tư để mở rộng sản xuất trong năm 2015 của công
ty chủ yếu được huy động bằng nguồn vốn vay.
Nếu so sánh với bình quân ngành là 57% (theo số liệu về chỉ số tăng trưởng tài
chính cuả ngành công nghệ viễn thông) thì tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty khá
lớn, và ta thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng. Nhưng cũng không có nghĩa doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
39
đang gặp khó khăn trong hoạt động vì tỷ số này thường ở mức 50-70% và cao trong
những doanh nghiệp có vòng quay tài sản lớn, vòng quay tài sản của công ty (0,85
vòng) nhỏ hơn bình quân ngành 1,37 vòng.
2.3.6.2 Hệ số tài trợ
Bảng 2.13: Hệ số tài trợ của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Vốn chủ sở hữu 1.662,13 2.336,18 2.755,97 674,05 40,55 419,79 17,97
Tổng nguồn vốn 3,244.62 5,141.84 7,963.81 1,897.22 58.47 2,822 54.88
Hệ số tài trợ 0,51 0,45 0,35 0,06 10,12 0,1 22
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013, hệ số tài trợ của công ty là 0,51, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của
công ty chiếm 51% trong tổng nguồn vốn.
Năm 2014, hệ số tài trợ giảm 0,06 lần tương ứng giảm 0,12%. Do vốn chủ sở
hữu tăng 674,05 tỷ đồng (40,55%) trong khi tổng nguồn vốn lại tăng cao lên 1.897,22
tỷ đồng (58,47%).
Năm 2015, hệ số tài trợ tiếp tục giảm mạnh giảm 0,1 lần tương ứng giảm
0,22%.
Qua bảng số liệu, hệ số tài trợ của công ty giảm dần qua từng năm và thấp hơn
so với trung bình ngành là 0,43 (theo nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng tài chính của
ngành công nghệ viễn thông ). Hệ số tài trợ giảm chứng tỏ công ty ngày càng khó đảm
bảo về mặt tài chính và độc lập tài chính thấp.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
40
2.3.7 Nhóm chỉ số hoạt động
2.3.7.1 Số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.14: Vòng quay hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Gía vốn hàng bán 2.182,44 2.597,16 2.919,47 414,72 19,00 322,31 12,41
Bình quân giá trị tồn kho 100,76 191,58 385,08 90,82 90,13 193,50 101,00
Vòng quay hàng tồn kho
(vòng)
21,66 13,56 7,58 (8,10) (37,41) (5,98) (44,08)
Số ngày tồn kho(ngày) 17 27 47 10 59,77 20 78,81
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Vòng quay hàng tồn kho của công ty là 21,66 vòng có nghĩa là hàng tồn
kho luân chuyển 21,66 lần 1 năm để tạo ra doanh thu, tương đương mất 17 ngày 1 lần.
Năm 2014: Vòng quay hàng tồn kho là 13,56 vòng, giảm 8,1 vòng (37,41%) so
với năm 2013, tương ứng với số ngày tồn kho là 27 ngày. Điều này là do giá vốn hàng
bán năm 2013 tăng 414,72 tỷ (19%) trong khi bình quân giá trị hàng tồn kho của công
ty lại tăng hơn 90,82 tỷ (90,13%) so với năm 2013.
Năm 2015: Tỷ số hoạt động tồn kho biến động nhiều, vòng quay hàng tồn kho
giảm 5,98 vòng xuống còn 7,58 vòng, tương ứng số ngày tồn kho tăng 20 ngày lên 47
ngày so với năm 2014.
Qua phân tích cho thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm dần qua các
năm nhưng vẫn cao hơn so với trug bình ngành là 5,87 vòng (theo nguồn số liệu về chỉ
số tăng trưởng tài chính của ngành công nghệ viễn thông). Liên hệ với tỷ số khả năng
Trường Đại học Kinh tế Đại học H
ế
41
thanh khoản nhanh, ta có thể thấy do công ty giữ khá nhiều hàng tồn kho nên khả năng
thanh toán nhanh xuống thấp. Hàng tồn kho cao ảnh hưởng không tốt đến quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp do làm tốn thêm các khoản chi phí và gây ứ đọng vốn.
Công ty cần có biện pháp quản lí hàng tồn kho hợp lí để đảm bảo lượng hàng hóa đủ
trong lưu thông và dự trũ ở mức độ nhất định.
2.3.7.1 Vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.15: Vòng quay khoản phải thu của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu 4.312,51 4.835,69 5.580,40 523,18 12,13 744,71 15,40
Bình quân khoản phải thu 444,28 557,25 811,85 112,97 25,43 254,60 45,69
Vòng quay khoản phải thu 9,71 8,68 6,87 (1,03) (10,60) (1,80) (20,79)
Kỳ thu tiền bình quân 37 41 52 4 11,86 11 26,25
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và
ngược lại.
Năm 2013: Vòng quay khoản phải thu là 9,71, kỳ thu tiền bình quân là 37 có
nghĩa là công ty mất bình quân 37 ngày để có thể thu được một khoản phải thu.
Năm 2014: Vòng quay khoản phải thu là 8,68, giảm 1,03 vòng (10,60%) so với năm
2013 và số ngày công ty cần cho một khoản phải thu tăng 4 ngày, lên 41 ngày. Nguyên
nhân sự gia tăng là do tốc độ tăng trưởng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng các
khoản phải thu. Cụ thể là năm trong năm 2014 doanh thu tăng 523,18 tỷ tương đương
12,13% trong khi các khoản phải thu lại tăng 112,97 tỷ đồng tương ứng với 25,43%.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
42
Năm 2015: Vòng quay khoản phải thu giảm 1,8 vòng (20,79%) xuống 6,87
vòng, kỳ thu tiền bình quân tăng 11 ngày (26,25%) so với năm 2014, có nghĩa là các
khoản phải thu luân chuyển 6,87 lần để tạo ra doanh thu và công ty mất 52 ngày để thu
được một khoản phải thu. Nguyên nhân là năm 2015 doanh thu công ty tăng 15,4%
tương đương 744,71 tỷ đồng trong khi bình quân các khoản phải thu lại tăng 254,6 tỷ
đồng tương đương 45,69%.
So với vòng quay khoản phải thu trung bình ngành năm 2015 là 6,87 và kỳ thu
tiền bình quân là 52 ngày ta thấy khoản phải thu của công ty rất tốt và có xu hướng
giảm qua các năm, điều này cho thấy doanh nghiệp bán chịu hàng hóa hoặc thời hạn
bán chịu tương đối lớn. Công ty cần có những biện pháp thúc đẩy nhanh trong việc thu
hồi các khoản phải thu.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
43
2.4 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2015
Sự biến động kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.16: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 4,312.51 4,835.69 5,580.40 523.17 12.13 744.71 15.40
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 10.63 10.61 12.66 (0.02) (0.19) 2.05 19.32
3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 4,301.89 4,825.08 5,567.74 523.19 12.16 742.66 15.39
4. Giá vốn hàng bán 2,182.44 2,597.16 2,919.47 414.72 19.00 322.31 12.41
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 2,119.45 2,227.92 2,648.27 108.47 5.12 420.35 18.87
6. Doanh thu hoạt động tài chính 24.00 57.45 65.55 33.45 139.38 8.10 14.10
7. Chi phí tài chính 5.65 18.86 84.87 13.20 233.63 66.02 350.05
Trong đó: Chi phí lãi vay 1.12 15.12 66.73 13.99 1,249.11 51.61 341.34
8. Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết 0.00 (3.29) 0.00 (3.29) 0.00 3.29 (100.00)
9. Chi phí bán hàng 302.26 364.04 530.33 61.78 20.44 166.29 45.68
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 867.13 983.05 1,063.83 115.92 13.37 80.78 8.22
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 968.41 919.42 1,034.79 (48.99) (5.06) 118.66 12.91
12. Thu nhập khác 17.78 23.11 8.68 5.33 29.98 (14.42) (62.40)
13. Chi phí khác 17.58 8.84 3.12 (8.73) (49.66) (5.72) (64.71)
14. Lợi nhuận khác 0.20 14.26 5.56 14.06 7,030.00 (8.70) (61.01)
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 968.61 930.39 1,040.35 (38.22) (3.95) 109.95 11.82
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 228.28 188.95 235.04 (39.33) (17.23) 46.09 24.39
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (29.11) (21.59) (76.76) 7.52 (25.83) (55.17) 255.53
18. Lợi nhuận sau thuế TNDN 769.44 763.03 882.07 (6.41) (0.83) 119.04 15.60
- Lợi ích của cổ đông thiểu số 44.53 26.60 54.37 (17.93) (40.26) 27.77 104.40
- Lợi nhuận sau thế của cổ đông công ty mẹ 724.91 736.44 827.70 11.52 1.59 91.26 12.39
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7,273.00 5,911.00 5,956.00 (1.36) (0.02) 0.05 0.00
(Nguồn: Số liệu chi nhánh 3 năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
44
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy, các chỉ tiêu của công ty biến động rõ rệt và có xu
hướng tăng lên. Điều đó chứng tỏ quy mô doanh nghiệp đang được mở rộng vào năm
2014 và năm 2015. Cụ thể:
Về doanh thu thuần của công ty năm 2014 là 4.825,08 tỷ đồng tăng 523,19 tỷ
đồng tương ứng tăng 12,16% so với năm 2013, năm 2015 tăng thêm 742,66 tỷ đồng
tương ứng tăng 15,39% so với năm 2014. Doanh thu thuần của công ty qua các năm có
tăng nhưng tốc độ tăng còn thấp. Doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch
vụ tăng là do công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng quy mô hoạt động.
Về chi phí cấu thành nên giá trị sản xuất: giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ
của công ty năm 2014 tăng 414,72 tỷ đồng tương ứng tăng 19% so với năm 2013; năm
2015 giá vốn hàng bán tăng lên 322,21 tỷ đồng tương ứng tăng lên 12,41% so với năm
2014. Năm 2014, tốc độ tăng giá vốn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi
nhuận năm đó đạt được 763,03 tỷ đồng giảm 6,4 tỷ đồng so với năm 2013. Điều đó
chứng tỏ trong năm 2014, công ty chưa quản lí giá vốn đầu vào. Qua năm 2015, công
ty có sự cải thiện về quản lí giá vốn nhưng chưa thực sự hiệu quả. Doanh thu của công
ty tăng chủ yếu là do lượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ tăng. Tuy công tác quản lí chi
phí đã được quan tâm nhưng do quy mô kinh doanh mở rộng nên chi phí vẫn tăng cao.
Điều này được thể hiện trong công tác quản lí chi phí bán hàng và chi phí quản lí
doanh nghiệp. Chi phí bán hàng năm 2014 tăng 61,78 tỷ đồng tương ứng tăng 20,44%
so với năm 2013 và năm 2015 tăng 166,29 tỷ đồng tương ứng tăng 45,68%. Chi phí
quản lí doanh nghiệp năm 2014 tăng 115,92 tỷ đồng tương ứng tăng 13,37% so với
năm 2013 và năm 2015 tăng 80,78 tỷ đồng tương ứng tăng 8,22% so với năm 2014. Tỉ
lệ này thấp hơn so với năm 2014 (13,37%). Có thể thấy công ty đã cố gắng làm giảm
tốc độ tăng của chi phí quản lí doanh nghiệp nhưng vẫn còn cao. Ngoài ra, điều đáng
chú ý là năm 2015, chi phí tài chính tăng lên đáng kể so với năm 2013,2014. Năm
2015, chi phí tài chính của công ty là 84,87 tỷ đồng tăng 66,02 tỷ đồng so với năm
2014 tương ứng tăng theo tỷ lệ 350,05%. Tỉ lệ này tăng rất nhiều so với năm 2014
(233,63%). Nguyên nhân là do công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
45
cần huy động thêm nhiều vốn làm cho phí lãi vay tăng cao (từ 15,12 tỷ đồng năm 2014
tăng lên 66,73 tỷ đồng năm 2015). Công ty cần có những chính sách huy động vốn hợp
lí với chi phí vốn thấp.
Về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 là 763,03 tỷ đồng
giảm 6,41 tỷ đồng tương ứng giảm 0,83% so với năm 2013. Năm 2015, lợi nhuận của
công ty tăng 119,04 tỷ đồng tương ứng tăng 15,6% so với năm 2014. Lợi nhuận tăng
trưởng ở mức còn thấp. Có thể thấy, công ty đang hoạt động chưa thực hiệu quả.
Tóm lại, trong những năm vừa qua hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thật
sự hiệu quả. Đặc biệt là các chỉ số về suất sinh lời tài sản còn thấp cũng như suất hao
phí tài sản còn cao. Việc sử dụng tài sản của công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Công ty cần có cơ chế quản lí tài sản tốt hơn để tạo ra lợi nhuận cao và mang lại hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Từ đó, giúp công ty giành lợi thế cạnh tranh và tăng cao hơn
nữa so với ngành. Đối với một công ty hoạt động trong ngành công nghệ viễn thông là
một thử thách rất lớn, bởi vì cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, lĩnh vực công
nghệ luôn được các quốc gia quan tâm. Hơn nữa, ngày nay công nghệ thay đổi rất
nhanh chóng, nếu công ty không có những biện pháp tiếp cận hiện đại, thì sản phẩm,
dịch vụ của công ty không có sức cạnh tranh. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực
này, công ty sẽ phải nỗ lực hơn nữa để theo đuổi với tốc độ phát triển thế giới bằng
cách sử dụng hiệu quả nhất đồng vốn kinh doanh.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT
3.1 Định hướng phát triển trong thời gian tới của công ty
- Đẩy mạnh công tác cung cấp dịch vụ, chú trọng đầu tư mạng truyền dẫn bằng cáp
quang, mở rộng dung lượng truyền tải và đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống FTTH.
- Coi trọng đầu tư, ứng dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại vào truyền dẫn
để nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Phát triển thêm hệ thống hạ tầng, các trạm phát sóng mới ở khu vực cận
thành và các khu vực có nhiều tiềm năng.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện để nâng cao hơn nữa chất lượng đội
ngũ nhân viên của chi nhánh nhằm nâng cao năng suất lao động và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
- Tăng cường công tác kiểm ta, kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo tuân thủ chỉ
tiêu chất lượng dịch vụ mà Cục Quản lý Chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền
thông đưa ra.
- Tăng cường thêm nhân viên bảo trì dịch vụ và nâng cao chất lượng bảo trì
nhằm khắc phục, xử lý sự cố kịp thời.
- Tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng, giảm thiểu
các khiếu nại và tình trạng hủy hợp đồng trước 6 tháng.
- Tăng cường các hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu, đặc biệt là
quảng cáo, roadshows, đặt bàn lưu động, tham gia các diễn đàn công nghệ để thu hút
khách hàng, không ngừng củng cố và mở rộng thêm thị phần khách hàng, cạnh tranh
với các thương hiệu khác như VNPT, Viettel.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần
viễn thông FPT
Vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọng, là điều kiện tiền đề vật chất không thể
thiếu của các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động kinh
doanh, mỗi doanh nghiệp chỉ có một số vốn nhất định, một người chủ khôn ngoan sẽ
Trường Đại học Kinh tế Đại họ Huế
47
không bao giờ mạo hiểm bỏ tất cả vốn của mình vào kinh doanh mà phải chia sẻ rủi ro
cho người khác. Vì vậy ngoài khả năng tự tài trợ doanh nghiệp cần phải có phương
thức huy động vốn từ bên ngoài để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Dù vốn
sản xuất kinh doanh được huy dộng từ nguồn vốn nào thì nó cũng phục vụ cho mục
đích cuối cùng của công ty là tối đa hóa lợi nhuận. Và để đạt được điều này doanh
nghiệp cần phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả, tiết kiệm và hợp lí với chi phí sử dụng
vốn thấp nhất
- Xây dựng cơ cấu vốn hợp lí
Cơ cấu vốn tối ưu phải đảm bảo tình hình tài chính của công ty, nâng cao tính
tự chủ trong kinh doanh và quan trọng nhất phải góp phần tích cực nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có
chổ đứng vững chắc trên thị trường.
Một cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn có chi phí thấp nhất. Như vậy để xây dựng
một cơ cấu vốn tối ưu công ty cần phải thực hiện các biện pháp làm giảm chi phí vốn.
Cơ cấu vốn hiện nay của công ty (năm 2015) là 65,4% là nợ phải trả và 34,6% là vốn
chủ sở hữu. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 99,99% và nợ dài hạn chiếm 0,01%. Với cơ
cấu này làm cho chi phí sủ dụng vốn của công ty khá cao, giảm hiệu quả sử dụng vốn,
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, vốn chủ sở hữu chiếm khá nhỏ trong tổng
nguồn vốn, điều này khiến rủi ro kinh doanh tăng cao. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, công ty cần có các biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu vốn để giảm bớt chi phí
vốn cũng như giảm rủi ro kinh doanh của công ty. Có 2 cách để công ty điều chỉnh lại
cơ cấu vốn:
Tăng vốn chủ sở hữu cao hơn mức tăng nợ phải trả
Giam nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu.
Đối với một công ty như FPT đang trên đà phát triển với tốc độ cao thì việc tiến
hành mở rộng quy mô sản suất, mở rộng thị trường đang tiến hành hàng năm, nhu cầu
vốn của công ty thường rất cao nên việc giảm nợ phải trả thường không khả thi. Vì
vậy, công ty nên áp dụng vào cách thứ nhất là tăng vốn chủ sở hữu cao hơn mức tăng
nợ phải trả. Tăng cả nợ phải trả lẫn vốn chủ sở hữu để đảm bảo nhu cầu vốn, tuy nhiên
việc tăng vốn chủ sở hữu phải tăng cao hơn mức độ tăng của nợ phải trả. Đặc biệt nên
Trường Đại họ
Kinh tế Đại học Huế
48
tăng các khoản nợ có chi phí thấp như vốn từ các khoản tín dụng thương mại và hạn
chế vay các khoản tín dụng có chi phí vay cao. Cụ thể công ty có thể áp dụng một số
biện pháp sau:
- Tận dụng các nguồn vốn từ tín dụng thương mại
Đây chính là khoản nợ của doanh nghiệp chưa đến kì hạn thanh toán được hình
thành từ việc mua bán chịu, trả góp, trả chậm của doanh nghiệp. Các nguồn vốn tín
dụng từ công ty như phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả công nhân
viên, các khoản phải trả, phải nộp khác, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước. Đây
là các khoản công ty có thể sử dụng mà không phải trả chi phí sử dụng vốn hoặc nếu
có thì rất thấp. Vì vậy đây là phương pháp tài trợ linh hoạt, rẻ tiền trong kinh doanh và
tạo ra được nhiều mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền. Công ty nên tận dụng
nguồn vốn này. Hiện nay các khoản này đang chiếm khoản 17% khá nhỏ trong tổng
nguồn vốn. Công ty nên tích cực tận dụng triệt để nguồn vốn này.
- Sử dụng lợi nhuận tích lũy
Đây là phương pháp thường được các công ty sử dụng để huy động vốn. Vì khi
sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận tích lũy công ty sẽ không phải mất khoản phí nào khi
sử dụng vốn ra bên ngoài. Với lại sử dụng vốn từ nguồn này để tái đàu tư sẽ giúp công
ty chủ động linh hoạt hơn và không bị ràng buộc với bất cứ các điều kiện như khi sử
dụng vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
- Sử dụng vốn hiệu quả đang có
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí và tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Một số giải pháp nâng cao hiệu quae sử dụng vốn đang có:
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ: Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng
TSLĐ của công ty chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần có những biện pháp khắc phục.
Đối với vốn bằng tiền: Công ty nên tính toán nhu cầu vốn bằng tiền để đảm
bảo số vốn bằng tiền của công ty luôn đáp ứng được nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên
nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại,
nếu dự trữ tiền quá ít thì sẽ không đáp ứng nhu cầu thanh toán của công ty và có thể
ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Theo tính toán ở phía trên thì lượng vốn bằng tiền
của công ty còn khá thấp, khó đáp ứng được nhu cầu thanh toán của công ty. Công ty
Trường ại học Kinh tế Đại học Huế
49
cần tích cực tăng lượng vốn bằng tiền như thúc đẩy nhanh các khoản phải thu, thanh lí
các khoản mục hàng tồn kho
Đối với các khoản nợ phải thu: Trong năm 2015, các khoản phải thu tăng lên
rất nhanh chóng với tốc độ tăng 5,.63%. Chứng tỏ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty tốt. Tuy nhiên, việc công nợ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cũng khá cao
trong tài sản lưu động sẽ gây khó khăn cho công ty khi bị chiếm dụng vốn lớn. Điều
này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong những năm tới, công ty cần
có những biện pháp thu hồi các khoản nợ, tránh gây thất thoát vốn. Cần có những biện
pháp: Nghiên cứu từng khách hàng còn nợ, khả năng thanh toán của khách hàng để có
những biện pháp phù hợp. Chẳng hạn, đối với những khách hàng có khả năng thanh
toán thì áp dụng biện pháp thương lượng, thúc giục
Đối với hàng tồn kho: Qua những năm gần đây hàng tồn kho đang có xu
hướng tăng liên tục với tốc độ quá lớn. Năm 2014 lượng hàng tồn kho tăng 123,12%
và năm 2015 tăng 91,09%. Lượng hàng tồn kho tăng nhanh gây ứ đọng vốn cho công
ty. Vì vậy gây ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả TSLĐ. Đặc biệt, FPT là 1 công ty
kinh doanh thương mại thì hàng tồn kho chủ yếu là những hàng hóa mua về chưa tiêu
thụ được. Công ty cần có chính sách nhập hàng hợp lí, không nên để hàng tồn kho quá
lớn gây ứ đọng vốn, tăng chi phí cho công ty như chi phí lưu kho
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: TSCĐ của công ty trong những năm gần
đây nhanh. Chứng tỏ, công ty đang đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng ra thị
trường. Nhưng tình hình sử dụng TSCĐ của công ty chưa hiệu quả. Tài sản tăng cao
nhưng tốc độ tăng tài sản lại nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Công ty cần đầu tư hợp lí
tài sản, nâng cấp sửa chữa tài sản và thanh lí những tài sản không cần thiết.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
50
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, khẳng định chổ
đứng trên thương trường, mọi doanh nghiệp đều phải tìm cách huy động vốn tối đa và
sử dụng vốn sao có hiệu quả nhất. Đây được coi là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa
sống còn đối với một doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một việc rất khó khăn cả
về lí luận lẫn thực tiễn bởi nó đòi hỏi tính tổng hợp phải cao, kết hợp phân tích qua
nhiều chỉ tiêu, đánh giá và so sánh giữa các kì báo cáo. Trong mỗi ngành sản xuất kinh
doanh có một đặc thù về chức năng nhiệm vụ, do đó khó có thể so sánh cùng nhau và
chỉ có thể đánh giá được dưới sự phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, sự tăng
trưởng của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần viễn thông FPT trong giai
đoạn 2013-2015 chưa thực sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn để sản xuất kinh
doanh. Về cơ bản, so sánh với trung bình ngành thì công ty cũng hoạt động tương đối
hiệu quả so với các đổi thủ cạnh tranh trong ngành.
1.1 Kết quả đạt được
Khóa luận tốt nghiệp đã khái quát được cơ sở lý luận trong việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp thông qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả sủ dụng vốn.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu rõ và phân tích hiệu quả trong việc sử dụng vốn
của công ty giai đoạn 2013-2015 trên nhiều khía cạnh như sử dụng tài sản, huy động
vốn, tình hình khả năng thanh toán của công ty. Đây là cơ sở để đưa ra những mặt đạt
được cũng như một số tồn tại trong việc sử dụng vốn của công ty cổ phần viễn thông
FPT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của công ty.
1.2 Hạn chế
Quá trình phân tích vẫn chưa thực hiện một cách toàn diện và đi sâu trên tất cả
các phương diện. Do giới hạn về kiến thức, thời gian nghiên cứu nên không tránh khỏi
Trường Đại học Kin tế Đại học Huế
51
thiếu sót, sự đánh giá chỉ mới dừng lại ở xu thế biến động theo thời gian và chưa phân
tích sâu vào đề tài nghiên cứu.
2 Kiến nghị
2.1 Đối với Nhà nước
- Hoàn thiện chính sách pháp luật về các ngành cung cấp dịch vụ viễn thông nói
chung và Internet nói riêng để các doanh nghiệp có những cơ sở pháp lý rõ ràng hơn
trong hoạt động của mình.
- Phổ cập Internet nhiều hơn đến các trường học ở các vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích sử dụng Internet
nhất là đối với việc tiếp cận các công nghệ mới, hiện đại.
- Khuyến khích sử dụng chung cơ sở hạ tầng tiết kiệm chi phí, đảm bảo lợi ích
cho khách hàng và cộng đồng.
2.2 Kiến nghị đối với FPT Telecom
- Cải thiện cơ chế, bộ máy quản lý của doanh nghiệp để tạo ra được thông
thoáng nhất định và sự phối hợp ăn ý của các phòng ban và các trung tâm.
- Thường xuyên có các lớp tập huấn để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của doanh nghiệp.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản
lao động xã hội.
2. Chủ biên dịch thuật: Nguyễn Thị Cành, Quản trị tài chính, Nhà xuất bản lao
động xã hội.
3. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính -tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê
4. Phạm Thị Thảo (2010), Khóa luận tốt nghiệp “ Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH may Việt Hàn”.
5. Thái Tuấn Hưng (2011), Khóa luận tốt nghiệp “ Nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội”
Các trang web:
www.cophieu68.vn
www.tapchitaichinh.vn
www.chungta.vn
www.fpt.com.vn
..
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
s6
)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mymy_kl_9242.pdf